Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tính toán của Nga khi tìm cách hiện diện quân sự lớn hơn ở Biển Đông (GDVN, 05/01/2017)

bd1

Tư lệnh Hải quân Philippines Francisco Gabudao Jnr (trái) và Chuẩn Đô đốc Nga Eduard Mikhailov tại Manila, ảnh : SCMP.

Tính toán của Moscow trong việc gia tăng hiện diện quân sự tại Biển Đông đã được Chuẩn Đô đốc Mikhailov công khai một phần : bán vũ khí.

CNN ngày 5/1 đưa tin, hai tàu chiến Nga đến thăm Philippines tuần này trong lúc Moscow tìm kiếm vai trò lớn hơn ở Biển Đông đang tồn tại nhiều tranh chấp phức tạp.

Theo CNN, có nhiều thông tin khác nhau từ truyền thông Nga về bản chất thực sự trong chuyến viếng thăm Philippines của 2 tàu Hải quân Nga, tàu khu trục Đô đốc Tributs và tàu chở dầu Boris Butomato đến Manila hôm thứ Ba.

Hãng thông tấn Spunik News dẫn lời Phó Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương - Nga, Chuẩn Đô đốc Eduard Mikhailov cho biết, 2 tàu Hải quân Nga sẽ tiến hành tập trận chung với các lực lượng vũ trang Philippines với nội dung chống cướp biển, chống khủng bố.

Sputnik News đánh giá, chuyến thăm này là hoạt động chưa từng có giữa Hải quân Nga và đối tác Philippines.

Tuy nhiên tờ Russia Today lại cho biết, thủy quân lục chiến Nga dự kiến sẽ thảo luận và chia sẻ với đối tác Philippines về chiến thuật chống khủng bố, chống cướp biển trong khu vực, với mục tiêu tập trận chung trong tương lai.

Người phát ngôn Hải quân Philippines, ông Lued Lincuna thì khẳng định, sẽ không có cuộc tập trận chung nào giữa hải quân hai nước trong 5 ngày chiến hạm Nga ghé thăm Manila.

Đó chỉ là hoạt động đối ngoại quân sự tỏ thiện chí. Ý tưởng về một cuộc tập trận chung trong tương lai đang được thảo luận, ông Lued Lincuna cho biết.

Giáo sư Carl Schuster từ Đại học Hawaii Pacific, cựu Giám đốc điều hành Trung tâm Tình báo Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ nhận định :

Không có khả năng diễn ra bất kỳ cuộc tập trận chung nào giữa Hải quân Nga với đối tác Philippines. Bởi lẽ tàu hải quân Nga sử dụng một hệ thống tín hiệu riêng biệt, rất khó giao tiếp với hải quân các nước khác khi cùng hoạt động trong một khu vực.

Theo ông, hai hệ thống tàu hải quân khác nhau của Nga và Philippines khi hoạt động gần nhau có thể dẫn đến va chạm, nếu có bất kỳ sự cố nào về tín hiệu cơ động và tốc độ.

Báo Sputnik News dẫn lời Chuẩn Đô đóc Eduard Mikhailov cho biết, Nga đang tìm cách tăng cường sự can dự vào Biển Đông, nơi đang có những tranh chấp phức tạp.

Nga muốn có cuộc tập trận chung với không chỉ Philippines mà còn Trung Quốc và Malaysia. Tướng Mikhailov được Sputnik dẫn lời nói rằng :

"Duy trì sự tham dự của Nga cùng với các đối tác trong khu vực là rất quan trọng để đảm bảo sự ổn định ở Biển Đông, nơi tranh chấp chủ quyền lãnh thổ vẫn tiếp tục là nguồn cơn của những căng thẳng địa chính trị" [1].

Nga đang chào hàng vũ khí với Philippines

The Straits Times ngày 4/1 cho biết, hôm thứ Ba 3/1 Chuẩn Đô đốc Mikhailov nói với báo giới, Moscow đang quan tâm đến việc giới thiệu cho Philippines các loại vũ khí và công nghệ quân sự của Nga có thể giúp nước này củng cố năng lực phòng thủ.

"Chúng tôi có nhiều loại thiết bị quân sự có thể giới thiệu với các bạn, hoặc là ở đây, hoặc là trong tương lai, có thể ở trên biển và có thể trong các cuộc tập trận hay triển lãm quân sự.

Chúng tôi có thể giúp các bạn thỏa mãn mọi yêu cầu mà các bạn đang cần".

Ông cho biết thêm, Nga đang tìm kiếm hợp đồng bán vũ khí cho Philippines với quy mô tương tự các hợp đồng Nga bán vũ khí cho Indonesia.

Không quân Indonesia đang sử dụng chiến đấu cơ Su-30 và Su-27 do Nga chế tạo. Jakarta cũng đang đàm phán để mua 10 máy bay chiến đấu đa năng Su-355 của Nga.

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phái Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng đi Nga để tìm hiểu nguồn cung cấp vũ khí thay thế Hoa Kỳ.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho hay, Moscow đã đề nghị bán cho Manila tàu ngầm, máy bay do thám và súng trường bắn tỉa. Ông Duterte sẽ thăm Nga tháng Năm tới theo lời mời của Tổng thống Putin [2].

Nga tìm cách hiện diện quân sự lớn hơn ở Biển Đông

Với những thông tin nêu trên, người viết nhận thấy rằng chuyến cập cảng Manila của 2 tàu Hải quân Nga tuần này nhiều khả năng là hoạt động đối ngoại quân sự thông thường.

Tuy nhiên mục đích của nó là đặt nền móng, tìm kiếm những khả năng hợp tác, hiện diện quân sự sâu hơn của Nga ở Biển Đông trong tương lai.

Mục đích và tính toán của Moscow trong việc gia tăng hiện diện quân sự tại Biển Đông đã được Chuẩn Đô đốc Mikhailov công khai một phần : bán vũ khí.

Tuy nhiên theo cá nhân người viết, ngoài mục đích chính là bán vũ khí cho Philippines sau những tuyên bố của ông Rodrigo Duterte, rất có thể Biển Đông là lựa chọn tiếp theo của Nga trên bàn cờ địa chính trị quốc tế.

Bởi lẽ sau khi Nga đã chiếm thế thượng phong trong cuộc khủng hoảng Syria và Ukraine, Biển Đông sẽ là nơi Trung - Mỹ so găng trong những năm tới, có thể mang lại những cơ hội cho Nga, vừa bán vũ khí, vừa tìm kiếm tiếng nói và các lợi ích địa chính trị khác trong khu vực.

Đặc biệt là trong bối cảnh Mỹ sẽ tăng cường bố trí lực lượng chiến đấu cơ F-35, nâng cấp chiến đấu cơ F-22 ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường lực lượng ở khu vực này, Moscow không thể không tính đến việc hiệu chỉnh các nước cờ chiến lược.

Vì vậy nhiều khả năng Biển Đông sẽ tiếp tục là điểm nóng trong những năm tới với sự hiện diện của nhiều tay chơi là những siêu cường.

Hồng Thủy

Tài liệu tham khảo :

[1]http://edition.cnn.com/2017/01/03/asia/russia-philippines-exercises-south-china-sea/

[2]http://www.straitstimes.com/asia/se-asia/russia-keen-on-joint-exercises-in-south-china-sea

***************************

Nga ‘mời chào’ Philippines (VOA, 05/01/2017)

bd2

Tàu khu trục chống ngầm Đô đốc Tributs của Nga tại cảng ở thủ đô Manila (Philippines) Reuters

Đại s ca Nga ti Philippines hôm 4/1 cho biết Nga sn sàng cung cp cho Philippines vũ khí tinh vi bao gm máy bay và tàu ngm và nhm mc tiêu tr thành người bn thân thiết ca nước vn là đng minh truyn thng ca M trong khi Nga đa dng hóa quan h ngoi giao ca mình.

Phát biểu này được đưa ra trong bi cnh hai tàu chiến ca Nga đang có chuyến thăm bn ngày ti Manila trong tun này. Đây là liên lc chính thc đu tiên giữa hi quân hai nước.

Đại s Nga Igor Khovaev Anatolyevich nhân cơ hi này t chc mt cuc hp báo trên chiến hm chng tàu ngm ca Nga mang tên Đô đc Tributs. Ông nói Nga có mt lot vũ khí đ cung cp :

"Chúng tôi sẵn sàng cung cp nhng vũ khí nhỏ và nh, mt s máy bay, máy bay trc thăng, tàu ngm và nhiu, nhiu vũ khí khác na. Vũ khí tinh vi. Không phi vũ khí đã qua s dng".

Ông Khovaev nói thêm : "Nga có rất nhiu th đ cung cp nhưng mi th s được thc hin hoàn toàn phù hp vi lut pháp quốc tế".

Ông cho biết vn còn quá sm đ nói v phm vi hp tác quân s, nhưng trong mt phát biu rõ ràng nhc ti M ông nói nhng đng minh cũ không nên lo lng.

"Những đi tác truyn thng ca quý v không cn phi lo ngi v quan h quân s này... Nếu h lo ngi, thì có nghĩa là h cn phi gt b nhng khuôn sáo", ông nói.

Tổng thng Philippines Rodrigo Duterte đã đy tương lai ca mi quan h Philippines-M vào ch bt đnh vi nhng phát ngôn gin d nhm vào nước tng là cường quc thc dân cũ ca Philippines, gim quy mô quan h quân s vi M trong khi thc hin các bước để tăng cường quan h vi Trung Quc và Nga.

*********************

Giới hạn trong quan hệ quân sự Nga-Philippines (RFI, 05/01/2017)

bd3

Chiến hạm Nga ghé thăm Philippines. Ảnh ngày 03/01/2017. Reuters

Với việc hai tàu chiến Nga ghé cảng Manila, thông tin về khả năng Nga và Philippines tăng cường quan hệ quân sự liên tiếp được tung ra, từ việc Moskva sẵn sàng cung cấp vũ khí hiện đại cho Manila, đến tin Nga muốn tập trận chung với Philippines… câu hỏi được đặt ra là liệu quan hệ quốc phòng Nga-Philippines có thể tiến xa hay không ? Đâu là những cản lực cho đà phát triển này ?

Trong những ngày qua, với việc hai tàu chiến Nga ghé cảng Manila từ ngày 03/01/2017, thông tin về khả năng Nga và Philippines tăng cường quan hệ quân sự đã liên tiếp được tung ra, nào là việc Moskva sẵn sàng cung cấp vũ khí hiện đại cho Manila, từ máy bay, chiến hạm cho đến tàu ngầm, bên cạnh các loại vũ khí nhẹ, nào là Nga sẵn sàng tập trận chung với Philippines… thu hút chú ý của báo giới.

Câu hỏi kể trên được đặt ra vì lẽ trái với Việt Nam, Indonesia, thậm chí cả Malaysia, Philippines trong thời gian qua là nước hầu như không hề có quan hệ quốc phòng với Nga. Lý do cũng dễ hiểu : Manila cho đến nay là đồng minh kết ước của Hoa Kỳ, gắn bó với Washington bằng một Hiệp Ước Phòng Thủ Hỗ Tương, trang thiết bị và vũ khí đều do Mỹ cung cấp.

Chỉ mới từ tháng 6/2016, từ khi ông Rodrigo Duterte lên làm tổng thống Philippines, vấn đề liên minh với Nga, cả về quân sự lẫn quốc phòng, mới được đặt ra, trong bối cảnh ông Duterte muốn xa rời đồng minh Mỹ. Đối với tổng thống Putin, đề nghị hợp tác của ông Duterte đến thật đúng lúc.

Bị phương Tây cô lập, Nga rất muốn tăng cường hiện diện tại Châu Á-Thái Bình Dương, kể cả tại Đông Nam Á, nơi Nga đã có một đối tác truyền thống là Việt Nam. Moskva lại sẵn sàng chiều đãi Manila hơn nữa vì như vậy sẽ lôi kéo được một đồng minh của Mỹ về phía mình.

Thế nhưng, khả năng tăng cường quan hệ quân sự Nga-Philippines vẫn nằm dưới dạng lý thuyết, hay nói đúng hơn là nguyện vọng của cả hai bên, còn thực hiện đến đâu thì cần phải chờ xem, với dấu hiệu đầu tiên sẽ được ghi nhận khi tổng thống Philippines công du Nga trong thời gian sắp tới đây.

Theo giới quan sát, việc tăng cường quan hệ quân sự, quốc phòng Nga-Philippines hiện vấp phải giới hạn rất lớn về mặt kỹ thuật. Vũ khí mà Philippines quen sử dụng đến nay là vũ khí Mỹ và phương Tây, nay nếu trang bị thêm vũ khí của Nga, vấn đề tương tác giữa vũ khí mới và hiện có được đặt ra.

Mặt khác, còn vấn đề chi phí. Nga rất muốn bán tàu ngầm hay máy bay cho Philippines, nhưng liệu Manila có ngân sách để nâng cấp quân đội của mình hay không, khi biết rằng cho đến nay, hải quân Philippines chẳng hạn, chủ yếu dùng loại tàu cũ của Mỹ được tân trang.

Chuyên san Nhật Bản The Diplomat, ấn bản ngày 05/01/2017, đã nêu bật những vấn đề trên trong bài viết về quan hệ quân sự Nga - Philippines khi cho rằng có lẽ phía Manila nhận thức rất rõ các giới hạn kể trên khi chỉ bàn với Nga về các kế hoạch trao đổi nhân sự, kinh nghiệm, các cam kết, chứ không thấy nói gì về vấn đề mua vũ khí.

Một giới hạn khác được The Diplomat nêu bật liên quan đến lãnh vực chiến lược. Dẫu sao, đối với với ông Duterte, quan hệ với Nga không có ý nghĩa chiến lược quan trong bằng quan hệ với các láng giềng như Malaysia hay Indonesia, mà Duterte coi là thiết yếu trong việc giúp Philippines giải quyết các vấn đề an ninh như cướp biển.

Moskva cũng không nặng ký bằng Bắc Kinh hay Tokyo, hai nước có thể mang đến cho Philippines trợ giúp về kinh tế, hay cơ sơ hạ tầng, điều mà Moskva không làm được.

Tóm lại, sắp tới đây, người ta sẽ chứng kiến một bước nhảy vọt trong quan hệ quốc phòng Nga-Philippines, do việc cả hai đều bắt đầu từ con số không. Nhưng sau bước nhảy vọt đó, câu hỏi đặt ra là quan hệ sẽ tăng tiến ra sao.

Trọng Nghĩa

Published in Châu Á

Đây là nước đi tiền trạm, chuẩn bị cho những nước đi chiến lược mới, mà việc vô hiệu hoá các nước đi của Moscow mới là mục đích cuối cùng...

CNN ngày 3/1/2017 có bài viết nhận định rằng các vụ tấn công hôm Chủ nhật – ngày 1/1/2017 - là một phần cuộc nổi dậy của lực lượng Hồi giáo cực đoan trên toàn cầu.

Những kẻ khủng bố đã liên kết các cuộc tấn công từ Istanbul đến Berlin, Paris, Nice, Baghdad, Tel Aviv, Jakarta và nhiều nơi khác, với tư tưởng cực đoan – nền tảng tinh thần cho chủ thuyết của chúng.

Tuy nhiên, bài viết được hãng tin đăng tải còn cho rằng một yếu tố quan trọng mà dư luận xem thường, thậm chí bỏ qua, không quan tâm.

Đó là khi bọn khủng bố thực hiện các vụ tấn công ở các nước đang chìm trong chiến tranh hay bất ổn chính trị thì những sự hỗn loạn do chúng tạo ra đã được các chính quyền khai thác phục vụ cho lợi ích chiến lược của mình.

nga1

Sự thân thiện của cặp đôi Putin - Erdogan luôn là mầm hoạ với phương Tây

Và chính quyền Erdogan tại Thổ Nhĩ Kỳ, chính quyền Assad tại Syria bị cho là đang khai thác các hành động khủng bố cho mục đích chính trị của mình, vì vậy những hành động của Ankara cũng như Damascus chẳng khác gì nuôi dưỡng những kẻ khủng bố để có thể hưởng lợi từ những hành động vô luân của chúng.

Tại sao phương Tây lại có nhìn nhận như vậy ?

Gán ghép tấn công khủng bố với mưu đồ chính trị để nhổ "gai Erdogan" ?

Có thể thấy rằng, việc Tổng thống Erdogan hằn học với giới lãnh đạo các thành viên NATO trong việc chậm trễ thể hiện quan điểm với cuộc đảo chính quân sự lật đổ ông chứng tỏ giũa Thổ Nhĩ Kỳ với NATO đã "cơm không lành canh không ngọt".

Song khi Erdogan nghi ngờ phương Tây, mà trực tiếp là Washington – đứng sau lực lượng đảo chính thì sóng gió đã nổi lên.

Như người viết đã phân tích, dù Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên gánh nhiều trách nhiệm trong NATO nhưng vị thế và quyền lợi không hề tương xứng. Sự bất công này đã gây nên ức chế đối với Ankara.

Trong tình thế "tiến thoái lưỡng nan" không thể bỏ rơi liên minh mà cũng không có cách nào có thể "nhắc nhở" các đồng minh lớn về việc này, Erdogan đã phải gây ra "sự kiện 17 giây" với Mosocw, khi bắn rơi máy bay Nga, để đo lường trọng lượng với những người anh em.

Nhưng hơn 8 tháng diễn ra cuộc khủng hoảng Nga – Thổ, một mình Ankara phải ngậm đắng nuốt cay chịu thiệt hại bởi lệnh cấm vận của Moscow, đã chứng minh Thổ Nhĩ Kỳ chỉ đáng phận "làm em ăn thàm vác nặng mà thôi". Ankara dường như chỉ là quân cờ được các ông lớn trong NATO sử dụng vào mục đích riêng của họ.

Trước bối cảnh những vấn đề của Thổ Nhĩ Kỳ thì đồng minh không quan tâm, những vấn đề liên quan tới vị thế và vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ thì bị đồng minh phớt lờ, Erdogan đã quyết định hướng về Nga để tìm kiếm lợi ích cho Ankara. Và thư xin lỗi Putin đã nhanh chóng được Erdogan gửi tới Kremlin.

Khi cặp đôi Putin – Erdogan thúc đẩy quan hệ Moscow – Ankara thân thiện vượt thời gian thì Brussels đã nhận ra Erdogan chính thức trở thành cái gai trong mắt họ. Dù có thể không đứng sau cuộc đảo chính quân sự, song việc chậm trễ thể hiện quan điểm về cuộc đảo chính đã cho thấy các đồng minh không sẵn sàng bên cạnh nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ lúc nguy hiểm nhất.

Điều đó chẳng khác gì sự cảnh báo với quyền lực của Erdogan, vì vậy giới phân tích cho rằng việc nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ thanh trừng trên diện rộng sau đảo chính được xem là nhằm tránh hậu hoạ có thể đến từ chính các đồng minh. Ngày 20/12/2016 khi Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Nga gặp nhau tại Moscow để giải quyết các vấn đề ở Trung Đông, gạt hẳn Washington sang một bên, đã tạo ra "ngày ô nhục" thứ hai trong lịch sử với nước Mỹ.

Đây là mầm hoạ với Mỹ và phương Tây, song cũng đồng thời là cảnh báo tai hoạ với Erdogan. Khi Tổng thống Obama quyết định trừng phạt ngoại giao Nga vào những giờ phút cuối cùng của năm 2016 thì đó cũng được xem là lời nhắc nhở nghiêm khắc với Erdogan khi quan hệ Moscow – Ankara ngày càng gắn kết. Có thể nhận diện lúc này nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã là cái gai khó nhổ của Mỹ và phương Tây.

Như vậy, việc nhổ "gai Erdogan" có thể được xem là yêu cầu với các đồng minh, để tránh mầm hoạ biến thành hậu hoạ với NATO. Có lẽ gán ghép hành động tấn công của những kẻ khủng bố với mưu đồ chính trị của chính quyền Erdogan là cách nhổ gai tốt nhất.

Bởi khi đó Erdogan có thể bị quy tội, bị buộc tội ở cả trong và ngoài nước. Nếu nước đi đó thành công thì quyền lực của ông Erdogan sẽ chính thức bị tước bỏ.

Cột Assad với khủng bố để hợp pháp hoá việc tấn công Syria, xóa bàn cờ Nga đang tạo ra tại Trung Đông

Việc Mỹ không thể xuất hiện một cách hợp pháp tại Syria khiến cho Washington để mất vai trò đạo diễn ván cờ này vào tay Moscow.

Thực tế đó khiến cho Washington phải chịu nhiều bất lợi trong nước các đi của mình. Đặc biệt là việc dùng người Kurd vẽ lại bàn cờ chính trị tại Trung Đông có thêm rất nhiều trở ngại.

Dù IS dường như được dung túng từ mặt trận Mosul tại chiến trường Iraq chạy về biên giới Iraq – Syria củng cố lại lực lượng, thực hiện tấn công tái chiếm Palmyra từ tay Nga và quân đội Syria. Dù IS có làm chủ Palmyra thì việc tạo ra thế chủ động từ nước đi này là rất khó vì IS không thể có điểm chung với bất cứ lực lượng chính trị nào.

Do vậy, việc sử dụng IS cho các nước cờ chính trị là rất nguy hại, như cầm dao hai lưỡi và có thể dính đòn hồi mã thương của chính lực lượng này. Do vậy, tìm cách đẩy những "virus" giết người này vào tay đối thủ rồi từ đó hợp thức hoá việc tấn công cả hai là một nước đi có thể mang hiệu quả kép. Có thể nhận diện Moscow và chính quyền Assad đang đối mặt với nguy cơ ấy.

nga2

Sự ủng hộ của Tổng thống Putin dành cho chính quyền Assad luôn là điều khó chấp nhận với phương Tây

"Sự tăng cường của IS và các tổ chức thánh chiến cho phép Assad tự giới thiệu mình không phải là nhà hoạt động hòa bình, yêu chuộng tự do và trí thức dân chủ... Cuộc tấn công của những kẻ Hồi giáo cực đoan toàn cầu đã được thúc đẩy bởi chiến cuộc tại Syria. Nó khiến Châu Âu bất ổn, còn người dân ở Trung Đông thì bị mắc kẹt giữa các tổ chức khủng bố và các chính quyền sử dụng việc tấn công của chúng phục vụ cho lợi ích riêng và duy trì quyền lực của họ", theo CNN.

Như vậy, chiến cuộc tại Syria bị cho là nguyên nhân quan trọng khiến cho các cuộc tấn công khủng bố gia tăng trên toàn thế giới, còn chính quyền Assad thì bị xem là sử dụng hành động tấn công khủng bố cho những mục đích chính trị của mình.

Tác giả kịch bản đã tính toán chi tiết việc khơi dậy tinh thần của người dân Trung Đông đối với chính quyền bị xem khai thác hành động khủng bố này.

Trong khi đó, Moscow đứng về phía chính quyền Assad, đạo diễn ván cờ Syria xoay quanh chính quyền Assad. Điều này khiến cho việc Moscow, Ankara và Teheran cùng giải quyến ván cờ chính trị tại Trung Đông mà thiếu vắng Washington là hoàn toàn có thể bị vô hiệu.

Ván cờ mà Moscow sắp xếp tại Syria hoàn toàn có thể bị xoá bỏ khi chính quyền Assad bị cột với việc khai thác hành động khủng bố cho các mưu tính của mình.

Tóm lại, việc phương Tây gán ghép tấn công khủng bố với mưu đồ chính trị của Erdogan hay cột chính quyền Assad với nguyên nhân làm gia tăng khủng bố, làm lợi từ hành động tấn công khủng bố là nước đi tiền trạm, chuẩn bị cho những nước đi chiến lược mới, mà việc vô hiệu hoá các nước đi của Moscow tại khu vực Trung Đông mới là mục đích cuối cùng của các nước đi chiến lược đó.

Ngọc Việt

Nguồn : Đất Việt, 05/01/2017

Published in Quốc tế
Trang 2 đến 2