Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ảnh hưởng ngoại giao : Đối đầu âm ỉ giữa Trung Quốc và Nhật Bản

Thanh Hà, RFI, 23/03/2023

Trung Quốc và Nhật Bản hiện đang gia tăng ảnh hưởng ngoại giao với các vùng ngoài khu vực Châu Á : Chủ tịch Trung Quốc mang kế "hoạch hòa bình cho Ukraine" đến Moskva. Thủ tướng Nhật Bản bất ngờ viếng thăm Kiev. Trước đó, Bắc Kinh khẳng định vai trò trung gian hòa giải Iran và Saudi Arabia, Tokyo công bố "Kế hoạch Nhật Bản" cho vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, thắt chặt bang giao với Ấn Độ, gạt bỏ những hiềm khích quá khứ để khôi phục hợp tác với Hàn Quốc.

ngoaigiao1

Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Tôn Vệ Đông (Sun Weidong) gặp ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 22/02/2023. AP - Issei Kato

Cuộc đối đầu Mỹ Trung thu hút chú ý của công luận quốc tế, truyền thông chỉ quan tâm đến sự kiện ông Tập Cận Bình đến Moskva mà quên mất rằng các hoạt động ngoại giao của Nhật Bản đang "năng động hơn bao giờ hết". Bắc Kinh và Tokyo đang lao vào một cuộc tranh giành ảnh hưởng trên sân khấu ngoại giao quốc tế. Sau khi làm nhịp cầu giữa Iran và Saudi Arabia, hai nước Hồi Giáo thù nghịch trong vùng Trung Đông, ông Tập Cận Bình lập tức lên đường sang Moskva để thắt chặt "bang giao vô bờ bến" với tổng thống Vladimir Putin và tập trung vào xung đột Ukraine, với dụng ý con đường dẫn đến hòa bình phải đi qua Bắc Kinh.

Giống như trong hồ sơ Iran-Saudi Arabia, Trung Quốc cũng sẽ là một nhà hòa giải "trung thực" và đáng tin cậy của các bên. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định tầm quan trọng về mặt chiến lược trong bang giao "mật thiết" và "không có giới hạn" giữa Bắc Kinh với Moskva. Trung Quốc và Nga hàm ý cùng nhau xây dựng một trật tự thế giới mới, thách thức vai trò của Hoa Kỳ.

Vai trò ngoại giao của Nhật ?

Về phía Nhật Bản, một đồng minh thân thiết của Mỹ tại Đông Á, thủ tướng Fumio Kishida vừa kết thúc chuyến thăm New Delhi đã đến Butcha và thủ đô Kiev của Ukraine bằng tàu hỏa. Từ sau Thế Chiến Thứ Hai, ông là lãnh đạo Nhật Bản đầu tiên viếng thăm một quốc gia đang trong có xung đột. Tháng trước, Tokyo thông báo viện trợ 5,5 tỷ đô la cho Ukraine. Từng đứng đầu ngành ngoại giao Nhật Bản, thủ tướng Kishida liên tục cảnh báo rằng "chiến tranh Ukraine ngày hôm nay" là kịch bản báo trước những gì sẽ xảy ra "tại Đông Á sau này".

Nhà nghiên cứu Guillaume Figueroa, Đại học Cambridge trên báo The Diplomat (ngày 22/03/2023) ghi nhận thái độ của chính quyền Tokyo trên vấn đề Ukraine khác hẳn với những tuyên bố về thế trung lập của Bắc Kinh. Ông Kishida cũng không để họ Tập độc quyền dùng đòn ngoại giao và kinh tế để áp đặt tiếng nói trên hồ sơ Ukraine. Hơn nữa, vẫn theo tác giả bài tham luận trên The Diplomat, Nhật Bản không hài lòng khi thấy Bắc Kinh thành công trong vai trò trung gian để Teheran và Riyad nối lại đối thoại. Trong quá khứ, Tokyo từng đứng ra đảm nhiệm vai trò nhưng đã không mấy thành công.

Cuộc đua tranh giành ảnh hưởng

Ngoài ra, thủ tướng Kishida đến Kiev ngay sau khi ông vừa kết thúc chuyến công du Ấn Độ, một quốc gia có tranh chấp biên giới với Trung Quốc. Nhật Bản, Ấn Độ tuy lệ thuộc vào Trung Quốc về thương mại và kinh tế nhưng có cùng một mục đích kiềm tỏa Bắc Kinh. New Delhi và Tokyo còn là hai thành viên trong Bộ Tứ QUAD cùng với Mỹ và Úc.

Trước chặng dừng ở New Delhi và đối thoại với đồng cấp Narendra Modi, thủ tướng Fumio Kishida vừa tiếp tổng thống Hàn Quốc tại Tokyo và đôi bên đồng ý sang trang quá khứ lịch sử để đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại. Yếu tố địa chính trị đã thúc đẩy Seoul và Tokyo nâng bang giao lên tầm cao mới. Trung Quốc là yếu tố gắn kết Nhật Hàn. Cả hai cùng lo ngại trước đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên. Nhật Bản và Hàn Quốc cùng chuẩn bị đối phó với kịch bản Bắc Kinh thôn tính Đài Loan. Cả hai cùng muốn ngăn chặn Trung Quốc bành trướng khẳng định chủ quyền ở Biển Đông và Hoa Đông. 

Nhật Bản, Ấn Độ và Hàn Quốc là ba cường quốc trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương và cả ba đều rất thận trọng trước những tham vọng bá quyền của Trung Quốc. Cũng chính trong cuộc đua tranh giành ảnh hưởng với Bắc Kinh và nhất là để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc mà Tokyo vừa mở rộng quan hệ ngoại giao với các nước trong vùng, và đã quyết định tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng trước ngưỡng 2027. 

Cuối cùng, Guillaume Figueroa, Đại học Cambridge, nêu lên một khả năng : Dù không răm rắp nghe theo Washington, nhưng chính sách đối ngoại của Nhật luôn chịu ảnh hưởng của Mỹ, đối tác quan trọng nhất của Tokyo cả về an ninh lẫn ngoại giao. Có lẽ một trong những lý do khiến thủ tướng Kishida hối hả đến Kiev lần này đó là Hoa Kỳ không muốn để cho Trung Quốc đóng vai trò trung gian, lợi dụng "tình bạn vô bờ bến" với Moskva để giải quyết xung đột Ukraine.

Thanh Hà

Nguồn : RFI, 23/03/2023

**********************

Cuộc tấn công ngoại giao Trung Quốc đặt ra thách thức cho Mỹ

Anh Vũ, RFI, 22/03/2023

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc chuyến thăm Moskva, để gặp tổng thống Vladimir Putin khẳng định mối quan hệ Nga-Trung "không giới hạn", đồng thời cũng là dịp để Bắc Kinh khẳng định vị thế trong các hồ sơ quốc tế như một "cường quốc có trách nhiệm".

ngoaigiao2

Tổng thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại điện Kremlin, Moskva, Nga ngày 21/03/2023. AFP – Grigory Sysoyev

Chuyến đi của lãnh đạo Trung Quốc được giới quan sát tập trung chú ý vào kế hoạch hòa bình cho Ukraine sẽ được triển khai thế nào. Dù không mấy ai hy vọng chuyến công du của ông Tập sẽ tạo được bước đột phá trong giải quyết xung đột tại Ukraine. Nhưng Washington theo dõi với mối lo ngại những bước đi ngoại giao mới đây sẽ giúp Bắc Kinh tạo được uy tín trên trường quốc tế.

Những tuần qua, Trung Quốc liên tiếp đưa ra những sáng kiến lớn về vấn đề an ninh toàn cầu, ngày càng tỏ ra tích cực can dự và các hồ sơ nóng của thế giới. Hôm 21/02 vừa rồi, Bắc Kinh giới thiệu dự án hòa bình lớn có tên gọi "sáng kiến cho an ninh toàn cầu". Tài liệu kêu gọi ủng hộ giải quyết các điểm nóng của thế giới, cụ thể, hiện nay là cuộc khủng hoảng Ukraine, thông qua đối thoại và đàm phán. Trước chuyến đi của ông Tập Cận Bình tới Moskva, hôm 10/03, tại Bắc Kinh, Trung Quốc tổ chức thành công cuộc hòa giải, tái lập quan hệ giữa Iran và Saudi Arabia, sau 7 năm là đối thủ kình địch nhau trong khu vực Trung Cận Đông, nơi từ nhiều thập kỷ qua, Hoa Kỳ vẫn là quốc gia điều hành chủ yếu bàn cờ địa chính trị.

Giới quan sát đã nhận thấy những nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc trong khu vực này không chỉ là lợi ích kinh tế qua các hợp đồng dầu mỏ, hay bán vũ khí cho các nước được Trung Quốc giúp mang lại sự ổn định, mà còn đạt mục tiêu rộng hơn, thu hẹp sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên trường quốc tế.

Riêng với hồ sơ Ukraine, từ đầu cuộc chiến tranh xâm lược của Nga, Hoa Kỳ và các nước phương Tây vẫn tự tin là vẫn đang làm chủ cuộc chơi. Giờ đây, Washington tỏ nghi ngại bản kế hoạch hòa bình 12 điểm cho Ukraine, sẽ có thể dẫn đến việc ngừng bắn, tạo cơ hội cho Nga có thời gian củng cố lại lực lượng đã bị cuộc kháng cự của Ukraine từ hơn một năm nay làm tiêu hao đáng kể. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tuyên bố : "Thế giới không nên bị lòe bịp bởi một ý đồ chiến thuật nào đó của Nga được Trung Quốc ủng hộ để làm bế tắc cuộc chiến tranh theo điều kiện của họ".

Nhưng nhiều giới chức và chuyên gia Mỹ đã khẳng định, ngoại giao của Trung Quốc không nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh này mà chỉ là để cố gắng thay đổi cách nhìn nhận về Trung Quốc. Ông Robert Daly, giám đốc Viện Kissinger thuộc Center Wilson của Mỹ, được AFP trích dẫn, nhận định : "Tập Cận Bình muốn được nhìn nhận và coi trọng như là một con người hòa bình, ông ta quan tâm đến điều này nhiều hơn là kiến tạo điều gì đặc biệt để đạt đước hòa bình ở Ukraine. Đó mới chính là thông điệp".

Ngay sau khi đắc cử tổng thống Hoa Kỳ, ông Joe Biden đã tuyên bố hùng hồn rằng nước Mỹ đang trở lại dẫn dắt thế giới. Washington ngày càng thuyết phục được các đồng minh phương Tây coi Trung Quốc như là mối đe dọa toàn cầu. Quan điểm này càng được phát triển rộng ở Châu Âu sau khi gần đây, Washington khẳng định Bắc Kinh đang dự định cung cấp vũ khí cho Nga.

Chuyên gia Daly cho rằng việc Tập Cận Bình thể hiện mình là một nhà trung gian hòa giải sẽ tạo một hiệu ứng nhất định ở Châu Âu, đặc biệt ở nhiều nước đang phát triển không mấy đồng tình với điểm duy trì trật tự thế giới dựa trên các luật lệ do Mỹ đặt ra.

Theo chuyên gia Daly, ông Tập không chú trọng vào hòa bình hay ngừng bắn ở Ukraine. Những gì ông ta làm chỉ là để chứng tỏ ông có qua tâm đến hòa bình, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nước khác.

Trong khi ngoại trưởng Mỹ, Antony Blinken nhìn nhận việc Iran và Saudi Arabia hòa hợp là "điều tốt", dù là dưới bàn tay của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc chỉ nhảy vào cuộc chơi ở những nơi có chọn lọc. Iran và Arập Xê Út là những nước mà Hoa Kỳ đều bất lực không thể điều khiển được. 

Còn theo bà Tôn Vân (Yun Sun), giám đốc chương trình nghiên cứu về Trung Quốc tại Stimson Center (Mỹ), "thỏa thuận Iran-Saudi Arabia đã khiến nhiều người ở Hoa Kỳ khó chịu". Chuyên gia này giải thích thêm, Trung Quốc đã rời bỏ dần với chính sách ngoại giao "chiến lang" được triển khai từ nhiều năm qua. "Nhưng vấn đề là để xem liệu Trung Quốc có khả năng đề xuất một trật tự thế giới mới, tôi không cho là như vậy", bà Tôn Vân nhấn mạnh.

Evan Feigenbaum, cựu quan chức Hoa Kỳ hiện đang làm việc tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, nhận định chính sách ngoại giao của Trung Quốc hiện nay chỉ có thể giúp ích, nếu không muốn nói là rất nhiều, ở Châu Âu – nhưng không có chuyện thắng Hoa Kỳ.

"Bắc Kinh hiểu Washington sẽ coi bất kỳ hoạt động ngoại giao nào của Trung Quốc chỉ là biểu diễn, nhưng người Mỹ không phải là khán giả của Trung Quốc, vì vậy Bắc Kinh có thể không quan tâm lắm đến những gì Washington nghĩ", chuyên gia Evan Feigenbaum bình luận.

Anh Vũ

Nguồn : RFI, 22/03/2023

Additional Info

  • Author Thanh Hà, Anh Vũ
Published in Quốc tế

Washington tiếp tục giám sát các nước xuất siêu vào Mỹ, nhất là Đức (RFI, 15/04/2017)

Trong bản báo cáo về tỷ giá ngoại hối đầu tiên dưới thời tổng thống Donald Trump công bố hôm qua, 14/04/2017, bộ Tài Chính Mỹ xác định rằng các đối tác thương mại lớn của Mỹ đều không phải là nước thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn đưa Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Đức và Thụy Sĩ vào danh sách cần theo dõi về tỷ giá ngoại hối.

ngoaigiao1

Trụ sở bộ Thương Mại Mỹ tại Washington DC. Ảnh : Wikipedia

Theo nhận định của thông tín viên RFI Jean-Louis Pourtet tại Washington, điểm đáng chú ý là trong bản báo cáo này, chính quyền Trump đã nhẹ tay hẳn với Trung Quốc, trong lúc vẫn gay gắt với Đức.

Chỉ mới gần đây thôi, ông Trump còn cáo buộc Bắc Kinh thao túng đồng tiền và hạ giá đồng nhân dân tệ để làm cho xuất khẩu của mình hấp dẫn hơn, tạo ra một thâm hụt khổng lồ trong cán cân thương mại của Mỹ đối với Trung Quốc. Nhưng kể từ cuộc họp Donald Trump-Tập Cận Bình tại Hoa Kỳ vào tuần trước, mọi thứ đã thay đổi.

"Trong báo cáo định kỳ sáu tháng một lần về tỷ giá hối đoái, bộ Tài Chính Mỹ đã tha cho Trung Quốc khi viết rằng không có đủ các tiêu chí để liệt nước này vào diện các quốc gia thao túng tỷ giá. 

Báo cáo đã ghi nhận quyết định của Trung Quốc cho thả nổi đồng nhân dân tệ tùy theo nhu cầu thị trường, và hy vọng rằng bước chuyển đó mang tính chất bền vững chứ không phải là thoáng qua.

Washington cũng kêu gọi Bắc Kinh mở cửa thị trường rộng rãi hơn cho các sản phẩm của Mỹ, và tỏ ý lo ngại về sự tồn tại của mức thâm thủng mậu dịch với Trung Quốc đã lên đến 347 tỷ đô la vào năm ngoái 2016.

Tuy nhiên tổng thống Trump sẽ sẵn sàng hạ giọng trong các tuyên bố của mình để đánh đổi lấy sự giúp đỡ từ phía Trung Quốc trên vấn đề Bắc Triều Tiên.

Nếu dịu giọng với Trung Quốc, bộ Tài Chính Mỹ vẫn có lời lẽ gay gắt với Đức, nước có thặng dư thương mại khoảng 65 tỷ đô la với Mỹ.

Hoa Kỳ đang muốn, giống như thời Obama – nhưng không thành công - là Đức phải kích thích thị trường nội địa của mình bằng cách nới lỏng chính sách thắt lưng buộc bụng, để cho phép người Đức mua sắm nhiều hơn".

Trọng Nghĩa

****************

Quan hệ Mỹ-Trung không căng thẳng (VOA, 15/04/2017)

Trong hai ngày 6 và 7/4/2017 vừa qua, Tng thng Donald Trump đã đón tiếp Ch tch Trung Quc Tp Cn Bình ti khu ngh mát Mar-a-Lago min nam Florida để tho lun v quan h hai nước.

ngoaigiao2

Tổng Thng Donald Trump (trái) và Ch Tịch Tập Cn Bình, ti Mar-a-Lago, Florida, 7 tháng Tư.

Chính sách của Hoa Kỳ đi vi Trung Quc trong bn năm ti s thay đi ra sao thì vn còn là nhng phng đoán, vì Tng thng Trump không xut thân t chính trường mà t thương trường nên cách ông thương lượng vi lãnh đạo thế gii tht khó tiên đoán.

Ông Trump đã nhiều ln phát biu bày t bt đng vi chính sách giao thương gia Hoa Kỳ và Trung Quc được thi hành trước nay và đã thng thn ch trích mi quan h mu dch hai nước như hin nay là không có li cho nước M.

Trong lúc vận đng tranh c, nhiu ln ng c viên Donald Trump đã nói thng ra là Trung Quc không chơi mt cách bình đng vi M trên thương trường.

Nhưng ông Trump không ch phàn nàn v mi quan h thương mi bt bình đng gia M vi Trung Quc, mà còn nhắm đến mt s nước khác trong đó có Nht, Canada, Mexico, Vit Nam v.v… và nhn đnh rng nhng nước này cũng đã lm dng M trong quan h thương mi.

Khi vừa nhm chc, Tng thng Trump đã ký sc lnh rút M ra khi Hip đnh Hp tác Thương mi xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership - TPP) mà Hoa Kỳ và 11 nước ven Thái Bình Dương đã thương tho trong nhiu năm mi đt được.

Trong khi đó Trung Quốc cũng đang mun thành hình mt liên minh kinh tế qua hip đnh thương mi RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership) gồm các nước trong khi ASEAN cùng vi Trung Quc, Nht, Nam Hàn, Úc, n Đ, Tân Tây Lan đ hp tác và thúc đy phát trin kinh tế trong khu vc Châu Á.

Vì thế hi đàm gia Tng thng Trump và Ch tch Tp là s kin rt quan trng vì Hoa Kỳ và Trung Quc là hai quc gia có nn kinh tế ln nht thế gii.

Hiện nay cán cân thương mi M-Trung mi năm chênh lch càng cao, đến vài trăm t đôla và Hoa Kỳ luôn nhập khu t Trung Quc nhiu hơn là xut khu. Năm ngoái mc chênh lch giao thương hai nước lên đến hơn $350 t.

Làm sao giảm s thng dư nhp khu và đưa công vic tr li Hoa Kỳ thì đó là mt bài toán kinh tế phc tp và khó khăn cho Tng thng Trump.

Quan hệ thương mi gia Hoa Kỳ và Trung Quc được m ra t thi Tng thng Richard Nixon, sau chuyến đi Bc Kinh vào tháng 2/1972. K t đó bàn c khu vc được sp xếp li.

Cuộc chiến tranh Đông Dương gây căng thng cho quan h M-Trung t thp niên 1950 được kết thúc vào năm 1975, đưa đến mt nước Vit Nam thng nht và toàn vùng Đông Dương dưới chế đ cng sn.

Không còn muốn can thip quân s vào Đông Á, Washington m ra quan h ngoi giao vi Bc Kinh năm 1979 và đt trng tâm phát trin thương mi vi các quốc gia trong vùng.

n đnh đ buôn bán là đnh hướng cho chính sách ngoi giao M trong bn thp niên qua.

Phát triển thương mi tăng nhanh nht là t thi Tng thng Bill Clinton vi chính sách kinh tế toàn cu hóa, ct gim sn xut ni đa, nhiu công ty Mỹ di chuyn qua Trung Quc, Đông Nam Á. Vi gn hai t người, Trung Quc và khi ASEAN đã tr thành trung tâm gia công cho các công ty M, t may mc, đ gia dng cho ti linh kin, máy móc đin t.

Quan hệ thương mi M-Trung đã chng cht đến đ những mi tương quan khác đu tr thành th yếu. Quyn li ca Hoa Kỳ trên đt Trung Quc cũng chính là quyn li thương mi mà các công ti M đang được hưởng. Sn xut nhanh vi giá thành r cho th trường tiêu th ca dân M và toàn cu.

Từ ba thp niên qua, có những lúc quan h hai nước căng thng, nhưng được gii quyết ôn hòa và không làm suy gim trao đi thương mi.

Năm 1989, ngay sau khi xảy ra biến c đàn áp sinh viên đòi dân ch Qung trường Thiên An Môn khiến hàng nghìn người chết, dù Tng thng George W.H. Bush (Cha) cho phép những sinh viên Trung Quc du hc được chính thc li M t nn, cùng lúc ông Bush âm thm gi C vn An ninh Quc gia Brent Scowcroft đến Bc Kinh đ bo đm vi lãnh đo Trung Quc là quan h hai nước không thay đi.

Năm 1996 căng thẳng trong quan h M-Trung lên cao khi Đài Loan t chc bu c và vn đ đc lp ca đo này được ng c viên Lý Đăng Huy ng h. Trước ngày bu c, Bc Kinh bn ha tin v phía Đài Loan, mt đng minh không chính thc ca M, như là mt hành động cnh báo người dân Đài Loan v nhng la chn trong cuc bu c. Bc Kinh luôn coi Đài Loan là mt tnh ca Trung Quc.

Trước hành đng khiêu khích quân s đó đi vi Đài Loan, Tng thng Bill Clinton đã ra lnh đưa hàng không mu hm vào vùng eo bin ngăn cách Trung Quc vi Đài Loan đ cnh cáo Bc Kinh không nên phiêu lưu quân s vi bn ca Hoa Kỳ. Cuc khng hong sau đó đã được gii quyết ôn hòa.

Tháng 4/2001, dưới thi Tng thng George W. Bush (con) đã có s c máy bay trinh thám ca Hi quân Mỹ va chm vi chiến đu cơ Trung Quc trên không phn gn đo Hi Nam gây t vong cho phi công Trung Quc. Các chiến đu cơ ca Trung Quc đã ép buc phi cơ M đáp xung đo và 24 lính M gm phi hành đoàn cùng chuyên viên b bt và thm vn.

Sự kin này đã gây căng thẳng cho hai quc gia, nhưng cũng được gii quyết ôn hòa sau khi nhng quân nhân M ký tên vào mt thư xin li và được th. Bc Kinh không cho máy bay trinh thám ca M ct cánh tr v mà phi được tháo g tng phn mi được đem v.

Dưới thi Tổng thng Barack Obama, trước nhng ý đ bành trướng nh hưởng trong khu vc Đông Á ca Trung Quc nên đã có chính sách xoay trc, sau đi thành tái quân bình nh hưởng ca M trong vùng, đc bit là khu vc bin Đông Á t Nht xung đến Singapore.

Nhưng lãnh đạo M cũng ch đưa ra chính sách trung lp trong các tranh chp gia các nước trong khu vc liên quan đến ch quyn bin đo.

Trong khi Trung Quốc m rng tm kim soát trong vùng bin Đông bng cách cho bi đp nhng đo đã chiếm được Hoàng Sa và Trường Sa, Hoa Kỳ ch lên tiếng cương quyết bo v t do không lưu và hi lưu trong khu vc theo lut pháp và thông l quc tế đã có t trước đến nay.

Với Tng thng Donald Trump, sau khi đc c ông đã có cuc đin đàm vi Tng thng Đài Loan Thái Anh Văn. Sự kin này làm Bc Kinh tc gin vì điu đó vi phm chính sách mt nước Trung Hoa mà Hoa Kỳ đã tha nhn. Sau đó Tng thng Trump cũng đã phi xác nhn quan đim ca ông là đng ý vi chính sách ca Hoa Kỳ v mt nước Trung Hoa.

Với nhng căng thng giữa hai nước đã có trong quá kh, và cách gii quyết đ tránh làm tăng xung đt thì tht khó cho M và Trung Quc rơi vào hoàn cnh phi đi đu vi nhau qua chiến tranh. Vì ngày nay nếu có chiến tranh gia hai nước, dù chiến tranh kinh tế hay v mt quân sự, thiệt hi s rt nng cho c hai quc gia.

*************************

Chính sách của Nga tại Syria và Afghanistan xung đột với Mỹ (VOA, 15/04/2017)

Những cuc tho lun đa quc gia v vin nh an ninh ca Afghanistan và hòa gii quc gia, vòng th ba k t tháng 12 năm ngoái, đã bt đu vào ngày th Sáu 14 tháng 4 ti Moscow.

ngoaigiao3

Biệt đng Afghanistan tun tra ti làng Pandola gn nơi lc lượng M đánh bom thuc qun Achin, đông Kabul ngày 14/4/2017.

Có 11 nước tham gia tho lun trong đó có Afghanistan, Trung Quc, Iran, Pakistan và n Đ. Các quc gia thuc Liên bang Sô Viết cũ ti Trung Á được mi tham d ln đu tiên.

Hoa Kỳ cũng được mi tham gia các cuc tho lun ti Moscow nhưng Washington không tham dự cho rng Hoa Kỳ không được thông báo trước v ngh trình và không rõ v đng cơ ca hi ngh.

Chỉ vài ngày sau v đón tiếp lnh nht Ngoi trưởng Rex Tillerson ti đin Kremlin theo đó Nga t chi ngưng ng h Tng thng Syria Bashar al-Assad, hai nước Nga M cũng xung đt v cách thc chng li Nhà nước Hi Giáo ti Afghanistan.

Chính sách ngày càng hung hăng của Nga ti Syria và Afghanistan xung đt vi nhng mc tiêu ca M, nhưng các nhà phân tích nói c hai nước đu cn có mt trong mt cuc thương thuyết hòa bình.

Ông Victor Mizin thuộc Vin Quc gia Moscow v Quan h Đi ngoi nói vi Đài VOA "tôi nghĩ rõ ràng là ngay c đi vi chính quyn ca tng thng Trump, nếu không có s hp tác ca Nga thì không th tiến ti hay đt được kết qu có ý nghĩa nào cả- dù ti Syria hay Afghanistan."

Tuy nhiên một s nhà phân tích khác nhn mnh là s hp tác có th xy ra ngay c khi Hoa Kỳ và Nga vn gi vng lp trường riêng v mt s vn đ.

Ông Dmitry Verkhoturov thuộc Trung tâm Nghiên cu Afghanistan Hiện đi nói vi Đài VOA "Chc chn là luôn luôn có ch cho s hp tác ti Syria ln Afghanistan. Nhưng theo quan đim ca tôi, yếu t chính ca s hp tác này là c hai bên Nga và M nên công nhn h tương quyn ca mt quan đim đc lp, lp trường đc lp, và mt chính sách đc lp."

Ông Charles Kupchan, cựu giám đc v Châu Âu S v trong Hi đng An ninh Quc gia ca chính quyn Obama nói Tòa Bch c ca ông Trump vn còn tìm kiếm ch đng liên quan đến các mi quan h vi Nga.

Với kinh nghim 3 năm phc v trong tư cách là mt ph tá đc bit ca Tng thng Barack Obama, ông Kupchan nói n đnh các mi quan h vi Nga là mt vic khó khăn.

Ngày thứ Năm 13 tháng 4 Hoa Kỳ đã th mt qu bom khng l không phi bom ht nhân xung mt khu vc phc hp ca Nhà nước Hi Giáo ti tnh Nangarhar min đông Afghanistan.

***********************

n 90 người chết trong vụ Mỹ ném bom khổng lồ ở Afghanistan (VOA, 15/04/2017)

Các quan chức Afghanistan nói rng s lượng nhng k ch chiến được cho là đã b h sát bi mt qu bom khng l ca M ném xung hôm th Năm đã tăng gn gp ba ln.

ngoaigiao4

Một nhân viên cnh sát Afghanistan đng ti mt ngôi nhà b phá hy gn đa điểm M ném bom huyn Kachin, tnh Nangarhar, Afghanistan, ngày 15 tháng 4, 2017.

Giới chc cho biết có ít nht 92 k ch chiến đã chết trong v n - tăng lên t con s 36 người được báo cáo hôm th Sáu. Khu vc này vn đang được dn dp, vì vy s người chết có th tăng lên.

Không có chỉ du cho thy bt c thường dân hay nhân viên quân đi nào nm trong s nhng người chết.

Tổng thng Ashraf Ghani cho biết lc lượng Afghanistan và Mỹ đã phi hp cht ch trong v ném bom, tuy nhiên người tin nhim ca ông đã lên án mnh m v tn công này và M.

Cựu Tng thng Afghanistan Hamid Karzai hôm th By nói rng ông đang phát đng mt chiến dch nhm buc M phi ri khi đt nước của ông vì đã th th vũ khí được gi là "m ca mi loi bom" lên đt ca Afghanistan, gi đây là mt hành đng "man r" nhm mc đích th nghim "mt th vũ khí hy dit hàng lot mi" hơn là nhm mc tiêu vào nhng k ch chiến Nhà nước Hi giáo.

Phủ tổng thng Afghanistan đáp li ch trích hôm th By trên tài khon Twitter chính thc ca h. "Mi người Afghanistan đu có quyn nói lên suy nghĩ ca h, đây là mt đt nước ca t do ngôn lun."

Lực lượng M th qu bom khng l GBU-43 dài 9 mét nng khoảng 10 tn xung huyn Achin ca tnh Nangarhar hôm th Năm. Cuc tn công được mô t là mt phn trong chiến dch nhm tiêu dit nhóm Nhà nước Hi giáo Tnh Khorasan, chi nhánh đa phương ca IS.

Tướng John Nicholson, ch huy quân đi M ti Afghanistan, hôm thứ Sáu nói rng các lc lượng ca ông đã điu phi cuc tn công vi chính ph Afghanistan, "như chúng tôi đã làm k t khi bt đu các hot đng này vào đu tháng Ba."

Ông Nicholson nói tình hình trên thực đa to cơ s chính đáng cho vic s dng vũ khí này, là loại vũ khí phi ht nhân mnh nht mà quân đi M tng s dng.

***********************

Ngoại giao Mỹ : Quan điểm của Donald Trump quay ngoặt 180° (RFI, 14/04/2017)

Từ chủ trương đối với NATO, cho đến lập trường đối với Trung Quốc hay là Nga, trong những ngày qua, chính tổng thống Mỹ Donald Trump đã biểu thị những quan điểm đối nghịch hoàn toàn với những gì ông đã hô hào trong thời gian qua hơn một năm qua. Ngày 13/04/2017, hãng tin Pháp AFP đã trích dẫn giới quan sát cho rằng đó là những dấu hiệu phản ánh đà "bình thường hóa" đường lối ngoại giao của Hoa Kỳ.

ngoaigiao1

Tổng thống Mỹ Donald Trump (T) họp báo chung với tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (T), tại Nhà Trắng, ngày 12/04/2017.REUTERS/Jonathan Ernst

Thay đổi được AFP đánh giá là "hoành tráng" nhất liên quan đến Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO. Trong suốt chiến dịch vận động tranh cử, và nhiều tuần lễ đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống, ông Donald Trump đã liên tục mệnh danh NATO là một khối đã "lỗi thời", bao gồm các đồng minh chủ yếu là Châu Âu chuyên ăn bám vào Mỹ, cho nên cần bị buộc phải chia sẻ "gánh nặng tài chính" với Washington bằng cách gia tăng chi tiêu quân sự.

Thế nhưng, hôm 12/04 vừa qua, tại một cuộc họp báo với tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg, ông đã thay đổi hẳn thái độ, và công khai rút lại từ ngữ "lỗi thời" từng khiến cho NATO bực bội : "Tôi từng nói (là NATO) lỗi thời, nhưng (giờ đây NATO) không còn lỗi thời nữa".

Tuy nhiên, tổng thống Mỹ vẫn yêu cầu là toàn bộ 28% thành viên NATO phải nâng chí phí quân sự của mình lên mức tối thiểu là 2% GDP, một yêu cầu vốn đã được toàn khối đồng ý từ lâu.

Dẫu sao thì thay đổi đánh giá 180° của tổng thống Mỹ trên tính chất gọi là "lỗi thời" của NATO đã dự báo tốt cho chuyến công du Châu Âu đầu tiên của ông Trump trong tư cách chủ nhân Nhà Trắng sẽ đưa ông đến Bruxelles ngày 25/05 tới đây để tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh NATO.

Thay đổi cũng đáng chú ý không kém là lập trường đối với Trung Quốc, nước đã bị ông Donald Trump tố cáo thậm tệ là một kẻ "thao túng ngoại hối", ghìm giá đồng nhân dân tệ để gây hại cho nước Mỹ. Ông Trump đồng thời tuyên bố sẵn sàng trừng phạt thương mại Bắc Kinh bằng cách áp thuế cao trên hàng nhập từ Trung Quốc. Một trong những tuyên bố gây sốc của ông Trump là sẽ ký ngay lệnh quy định Trung Quốc là nước lũng đoạn ngoại tệ ngay ngày đầu tiên nhậm chức.

Thế nhưng mới đây, trong cuộc phỏng vấn ngày 12/04 dành cho nhật báo tài chánh Mỹ Wall Street Journal, ông Trump đã cho rằng Trung Quốc không hề phá giá đồng tiền của họ trong thời gian qua, và xác định rõ ràng : "Không, họ (tức là Trung Quốc) không phải những kẻ thao túng tiền tệ". Dĩ nhiên là lệnh quy định rằng Trung Quốc là quốc gia lũng đoạn ngoại tệ mà ứng cử viên Trump từng hứa ban hành đã không hề xuất hiện.

Thay đổi lập trường đối với Nga cũng được ghi nhận trong bối cảnh là trước đây ông Donald Trump không hề che giấu ý muốn xích lại gần Mátxcơva hơn, không ngừng khen ngợi tổng thống Nga Putin mà ông cho là một lãnh đạo "mạnh" và "thông minh".

Thế nhưng mới đây ông đã bớt hẳn những tuyên bố phấn khởi về Nga, thậm chí vào hôm qua, 14/04, ông còn nhấn mạnh rằng ông không hề "quen biết" ông Putin, rằng quan hệ giữa hai bên "có lẽ đang ở mức xấu nhất từ trước đến nay", và khả năng hòa giải khó thực hiện.

Đối với phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer, thay đổi quan điểm của ông Trump không có gì là lạ vì "bối cảnh đã thay đổi". Nhận định này tương ứng với một lập luận rất phổ biến là một khi đã ngồi vào Phòng Bầu Dục tại Nhà Trắng, bất kỳ một tổng thống Mỹ nào cũng nhìn sự việc bằng một con mắt khác.

Ngòa i ra, theo AFP, thay đổi quan điểm 180° của ông Trump cũng một phần bắt nguồn từ việc giàn cố vấn thân cận của ông đã thay đổi, với những nhân vật cực đoan như Steve Bannon, Mike Flynn và KT McFarland đã bị gạt ra, thay vào bằng tướng McMaster có cái nhìn truyền thống hơn.

Trong lãnh vực kinh tế, sự vươn lên của các nhân vật chuộng toàn cầu hóa trong chính quyền Trump cũng không xa lạ gì với thay đổi lập trường của tân tổng thống Mỹ. Trong số này phải kể đến ba người : Con gái Ivanka, và con rể Jared Kushner của ông Trump, cũng như là cố vấn kinh tế hàng đầu Gary Cohn.

Trọng Nghĩa

**********************

Nga tổ chức hội nghị quốc tế về Afghanistan, Mỹ không tham gia (RFI, 14/04/2017)

Hôm 14/04/2017, một hội nghị quốc tế về hòa bình cho Afghanistan diễn ra tại Moskva. Ngoài Nga và Afghanistan, bốn khách mời là Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Iran. Moskva đã gửi lời mời, nhưng Washington không hồi đáp. Hội nghị trước đó do Nga tổ chức cũng tại Moskva ngày 15/02/2017. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn mới đây về khu vực Trung Á, tổng thống Nga Vladimir Putin giải thích về mối quan tâm mới đối với Afghanistan của Moskva.

ngoaigiao2

Ngoại trưởng Nga Sergueï Lavrov và đồng nhiệm Afghanistan Salahuddin Rabbani. Ảnh chụp tại Moskva, ngày 7/02/2017. Kirill KUDRYAVTSEV / AFP

Thông tín viên Muriel Pompone tường trình từ Moskva :

"Người Nga đang trở lại Afghanistan. Tuy nhiên 30 năm sau, không phải là với các chiến xa, mà là với các nhà ngoại giao. Đối với Moskva, việc lập lại ổn định tại Afghanistan là điều cần thiết, để ngăn chặn nạn buôn lậu và nguy cơ khủng bố đối với Nga, thông qua khu vực Trung Á. Ổn định chỉ có thể trở lại với sự hòa giải giữa các thế lực tại Afghanistan. 

Quan điểm của tổng thống Nga là cần phải tiếp xúc với tất cả các lực lượng nào chấp nhận ba nguyên tắc. Đó là tôn trọng Hiến Pháp, giải trừ vũ khí, hòa giải quốc gia. Moskva không loại trừ Taliban. 

Theo đại sứ Nga tại Kabul, Alexandre Mantiytskiy, mới đây Nga đã tiến hành đối thoại với Taliban. Theo Moskva, cho dù có tham vọng chính trị ở quy mô quốc gia, nhưng lực lượng Taliban không theo đường lối độc tài như Daesh, và có thể là một thành trì chống lại các lực lượng khủng bố trong khu vực. Trong khi đó, một cựu thủ lĩnh Taliban khẳng định đã có các tiếp xúc với Nga và Trung Quốc từ ba năm nay. 

Moskva đồng thời cũng phát triển quan hệ với chính quyền Afghanistan. Ngày 17/03 vừa qua, lãnh đạo ngoại giao Nga đã gặp cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Afghanistan. Nga cũng muốn các nước khác tham gia vào tiến trình này, đặc biệt là các nước trong khu vực. Trung Quốc, Iran hay Pakistan là những nước có nhu cầu như vậy, nhân danh cuộc chiến chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, nhân tố gây bất ổn quốc gia".

Washington lo ngại Moskva can dự vào Afghanistan với việc hậu thuẫn cho lực lượng Taliban trong cuộc chiến chống lại quân đội chính phủ và liên quân quốc tế. Cuối tháng 3/2017, một tướng lĩnh cao cấp Mỹ, ông Curtis Scaparrotti, tư lệnh các lực lượng NATO tại châu Âu, nêu nghi vấn Nga cung cấp vũ khí cho Taliban.

Về tình hình tại chỗ, chính quyền Afghanistan đang chờ đợi một đợt phản công lớn mùa xuân của Taliban, sau khi hàng loạt các nỗ lực thương thuyết giữa Kabul và quân nổi dậy không thành công. Theo AFP, ngày 23/03 vừa qua, Taliban đã giành được thêm một huyện thuộc tỉnh Helmand, ở miền nam, ngay trước khi đợt phản công lớn mùa xuân hàng năm bắt đầu.

Trọng Thành

Published in Quốc tế