Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vì sao Việt Nam ‘nhiệt tình’ với dự án điện khí hóa lỏng của Mỹ ? (VNTB, 06/10/2019)

Giờ đây Việt Nam và cả nền chính trị độc tài của nó đang phải đối mặt với nguy cơ bị Trump biến thành ‘kẻ thù thương mại’...

dien1

Nhà máy nhiệt điện khí (ảnh minh họa).

Đầu tháng 10 năm 2019, một đoàn làm việc của Bộ Công thương Việt Nam đã lặng lẽ đến Washington, để sau đó công bố rằng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã trao đổi Biên bản ghi nhớ Hợp tác (MOU) về đối tác hợp tác năng lượng toàn diện. Cùng lúc, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh thông báo là chính phủ Việt Nam vừa cấp phép cho Tập đoàn AES của Mỹ đầu tư 5 tỷ đôla vào dự án nhà máy điện khí hóa lỏng LNG đầu tiên tại Việt Nam.

dien2

Bộ Công thương Việt Nam đã lặng lẽ đến Washington, để sau đó công bố rằng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã trao đổi Biên bản ghi nhớ Hợp tác (MOU) về đối tác hợp tác năng lượng toàn diện.

Vì sao Việt Nam ‘nhiệt tình’ cho Mỹ đầu tư 5 tỷ đôla vào nhà máy điện khí hóa lỏng như thế ?

Cử chỉ trên được xem là nhằm làm ‘hài hòa cán cân thương mại’ với Mỹ.

Đã từ lâu, Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ làn sóng thặng dư thương mại với Mỹ.

Sau gần hai chục năm hoàng kim từ thời tổng thống George Bush, Bill Clinton đến Barak Obama và cả thời của Donald Trump, Việt Nam đã kích hoạt lượng xuất khẩu phi mã vào thị trường Hoa Kỳ và tăng vọt số suất siêu lên đến khoảng 160 lần so với năm 2001 - thời điểm mà Việt Nam mới ký với Mỹ Hiệp định thương mại song phương (BTA) đầu tiên.

Chỉ trong 3 năm gần đây, Việt Nam đã tạo được một lượng xuất siêu kỷ lục - lên đến hàng trăm tỷ USD - vào thị trường Mỹ.

Vào năm 2017, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa tổng giá trị 41,6 tỷ USD nhưng chỉ nhập khẩu có 9,2 tỷ USD, nâng mức thặng dư thương mại lên con số 32,4 tỷ USD với Mỹ.

Đến năm 2018, Việt Nam đã đạt giá trị xuất siêu ở mức kỷ lục tới 35 tỷ USD, còn năm 2019 và dự kiến xuất siêu đến 38 - 40 tỷ USD vào thị trường Mỹ. 

Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2019, thặng dư thương mại Việt - Mỹ đã lên con số 30 tỷ USD, cao hơn 39% so với trong cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của Cục điều tra dân số Mỹ. Sự chênh lệch quá lớn này càng củng cố một cách chắc chắn vị trí thứ 6 của Việt Nam trong số 16 quốc gia bị Donald Trump liệt vào danh sách ‘gây hại’ cho nền kinh tế Mỹ.

Nhưng khác hẳn với thời ‘êm ấm’ với Tổng thống Obama mà đã chẳng phải nhận đòn trừng phạt kinh tế nào, giờ đây Việt Nam và cả nền chính trị độc tài của nó đang phải đối mặt với nguy cơ bị Trump biến thành ‘kẻ thù thương mại’, và do đó phải gánh chịu những hậu quả khó lường về bức tường thuế quan, kiểm định hàng hóa cùng những biện pháp khác mà Trump phát nổ trong thời gian tới.

Vào tháng 6 năm 2019, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nổi đóa và tặng cho Việt Nam một biệt danh mới : Việt Nam là "kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất" !

"Rất nhiều công ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung Quốc" và "Việt Nam gần như là kẻ lạm dụng tồi tệ nhất trong số tất cả mọi người" - Trump chỉ trích gay gắt và cáo buộc Việt Nam đang lợi dụng cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc để thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ.

Có thể cho rằng phát ngôn trên là góc cạnh và cứng rắn nhất từ trước tới giờ của Trump nhắm vào Việt Nam về vấn đề thâm hụt thương mại. Trong hơn hai năm rưỡi nắm quyền, Trump thường than phiền về thâm hụt mậu dịch của Mỹ trong quan hệ với nhiều nước và đang cố gắng thực hiện những biện pháp quyết liệt hơn để điều chỉnh tình trạng mất cân bằng thương mại.

Không chỉ dừng ở ‘kẻ làm dụng thương mại tồi tệ nhất’, Trump còn đe dọa sẽ đưa Việt Nam vào danh sách ‘các quốc gia thao túng tiền tệ’.

Một trong ba tiêu chí mà Mỹ sử dụng để đánh giá việc thao túng tiền tệ của một quốc gia là thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất là 20 tỷ đô la.

Nếu bị xem là quốc gia lũng đoạn tiền tệ, cửa vào ‘kinh tế thị trường’ của chính thể độc đảng ở Việt Nam, vốn đã chẳng rộng mở gì, sẽ càng thêm hẹp lại. Khi đó, tương lai rất cận kề là theo lệnh của Tổng thống Trump, Đại diện Thương mại Mỹ sẽ nâng cao mức thuế suất đánh vào hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ - tương tự chiến dịch nâng thuế suất đến 25% của Mỹ đối với toàn bộ 500 tỷ USD giá trị hàng hóa của Trung Quốc vào thị trường Mỹ.

Minh Quân

******************

Nhiều hãng lớn bỏ Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư (Người Việt, 05/10/2019)

Rời Trung Quốc sang Việt Nam là chiến lược của nhiều công ty công nghệ khác, vì Trung Quốc đang bị mất lợi thế "công xưởng của toàn cầu".

sam1

Một nhà máy sản xuất của Samsung tại tỉnh Bắc Ninh. (Hình : Nhà Đầu Tư)

Báo VietnamNet ngày 5/10/2019, dẫn tin từ Reuters, cho biết nhiều "ông lớn" trong lĩnh vực sản xuất hàng công nghệ điện tử đã ào ạt rời khỏi Trung Quốc khi vấp phải những khó khăn cạnh tranh trong lúc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày càng khốc liệt hơn.

Trong bối cảnh này, Việt Nam nổi lên thay thế nhờ vào vị trí gần với Trung Quốc, giúp thuận lợi cho việc cung ứng linh kiện dễ dàng từ Trung Quốc. Bên cạnh đó chi phí lao động thấp, tay nghề công nhân khá cao cũng là một yếu tố quan trọng để các hãng công nghệ cân nhắc, lựa chọn Việt Nam làm nơi sản xuất các sản phẩm của mình.

Tin cho biết, sau khi đình chỉ một nhà máy vào cuối năm 2018, mới đây Tập đoàn Samsung Electronics của Nam Hàn đã chính thức ngừng sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc. Việc đóng cửa diễn ra sau khi hãng này cắt giảm sản xuất tại nhà máy ở thành phố Huệ Châu (tỉnh Quảng Đông) hồi tháng 6/2019, với lý do chi phí lao động tăng và suy thoái kinh tế tại quốc gia này.

Theo ông Park Sung-Soon, một nhà phân tích tại Cape Investment & Securities, người dân Trung Quốc thường mua điện thoại thông minh giá rẻ từ các thương hiệu nội địa, nếu chọn hàng cao cấp, thì họ lại chọn iPhone của Apple (Mỹ) hoặc Huawei. Do vậy, Samsung "có rất ít hy vọng để tăng trưởng doanh số tại Trung Quốc sau thời gian sụt giảm liên tục".

Tương tự, Hãng Sony (Nhật Bản) cũng cho biết họ sẽ đóng cửa nhà máy điện thoại thông minh ở Bắc Kinh, chuyển sản xuất mặt hàng này sang Thái Lan.

Theo tờ Nikkei Asian Review, tuy hãng Apple vẫn sản xuất các sản phẩm lớn tại Trung Quốc, nhưng họ cũng đang dự phòng kế hoạch cho những điểm sản xuất mới ngoài Trung Quốc.

Trước mắt, Goertek một trong những đối tác sản xuất tai nghe chính cho Apple sẽ đầu tư vào nhà máy sản xuất tai nghe AirPods (tai nghe không dây) thế hệ mới nhất của Apple tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất, một sản phẩm mà từ trước đến nay được sản xuất ở Trung Quốc.

sam2

Tập đoàn Foxconn đang mở rộng đầu tư, sản xuất tại tỉnh Bắc Ninh (Hình : BizLIVE)

Hiện Goertek có hai nhà máy lắp ráp tại Khu công nghiệp Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam). Trong thời gian gần đây, Goertek Việt Nam liên tục đăng tin tuyển công nhân để chuẩn bị cho dây chuyền lắp ráp AirPods mới nhất của Apple.

Trong khi đó, theo Bloomberg nhiều hãng công nghệ lớn khác cũng đang cân nhắc chuyển nhà máy sản xuất của mình từ Trung Quốc về Việt Nam, để tránh việc sản phẩm bị đánh thuế nhập cảng vào Mỹ khi mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn.

Chẳng hạn, hãng Inventec sản xuất máy tính HP và Dell dự định chuyển 30% công suất sản xuất máy tính xách tay ra khỏi Trung Quốc. Bên cạnh đó, Google cũng đang chuyển sản xuất điện thoại Pixel, thương hiệu điện thoại thông minh lớn thứ năm tại Mỹ sang Việt Nam, sớm nhất là vào mùa Thu này.

Ngoài ra, Google cũng có kế hoạch chuyển sản xuất phần lớn lượng phần cứng cho thị trường Mỹ từ Trung Quốc sang Việt Nam. Hãng Compal cũng bắt đầu sản xuất thiết bị kết nối mạng tại Việt Nam và cho biết có thể sẽ sản xuất thêm nhiều sản phẩm khác tại đây.

Cũng theo tin VietNamNet, Tập đoàn Foxconn Việt Nam đang nghiên cứu và xem xét đầu tư dự án Nhà máy Lắp Ráp Linh Kiện Màn Hình Tivi tại Khu công nghiệp Đông Mai (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam), với quy mô nhà xưởng rộng 10 hécta, có 3.000 công nhân, tổng mức đầu tư giai đoạn một là 40 triệu USD. (Tr.N)

*******************

Việt Nam cho phép tập đoàn Mỹ đầu tư nhà máy điện khí 5 tỷ USD (RFA, 04/10/2019)

Chính phủ Việt Nam vừa đồng ý cho Tập đoàn AES của Mỹ đầu tư vào dự án điện Sơn Mỹ 2 tại Bình Thuận theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) trị giá 5 tỷ USD. Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 4/10.

dien1

Chính phủ Việt Nam vừa đồng ý cho Tập đoàn AES của Mỹ đầu tư vào dự án điện Sơn Mỹ 2 tại Bình Thuận theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) trị giá 5 tỷ USD. Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 4/10. Văn bản chấp thuận này được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh trao cho Tập đoàn AES nhân chuyến thăm, làm việc tại Mỹ. Courtesy moit.gov.vn

Văn bản chấp thuận này được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh trao cho Tập đoàn AES nhân chuyến thăm, làm việc tại Mỹ.

Tin cho biết hợp đồng xây dựng nhà máy điện này có tổng trị giá khoảng hơn 5 tỷ USD, khi đi vào vận hành sẽ tạo ra nhu cầu nhập khẩu khí hóa lỏng LNG từ Mỹ lên tới gần 2 tỷ USD mỗi năm. Theo Bộ Công Thương Việt Nam, dự án này sẽ góp phần hài hòa cán cân thương mại với Mỹ.

Dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ 2 nằm trong tổ hợp chuỗi dự án nhiệt điện Sơn Mỹ, gồm Sơn Mỹ 1, 2 và 3 tại tỉnh Bình Thuận có tổng công suất 4.000 MW. Ước tính mỗi năm nhà máy này tiêu thụ gần 0,6 triệu tấn LNG, dự kiến vận hành vào năm 2024.

Trước đó, vào ngày 30/9, đại diện Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ký bản ghi nhớ đối tác hợp tác năng lượng toàn diện tại trụ sở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Tại lễ ký, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá Hoa Kỳ là thị trường khí hóa lỏng tiềm năng dồi dào để cung cấp cho Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.

Tập đoàn AES chuyên sản xuất, phân phối điện nổi tiếng thế giới. Tập đoàn này cũng đã hợp tác với Posco Energy của Hàn Quốc và China Investment Corporation của Trung Quốc đầu tư dự án Nhiệt điện Mông Dương 2 có công suất 1.200 MW, đã vận hành thương mại từ tháng 4 năm 2015.

Vào tháng 9 năm 2019, một dự án điện khí hơn 5 tỷ USD dự kiến hoàn thành vào 2025, cũng được Công ty Đầu tư và quản lý Quỹ Energy Capital Việt Nam đầu tư tại Bình Thuận. Dự án này có tổng công suất 3.200 MW, sẽ sử dụng nguyên liệu LNG nhập khẩu từ Mỹ.

**************

Samsung rời Trung Quốc : Tin tốt cho Việt Nam ? (VOA, 05/10/2019)

Việt Nam mc dù là ng viên hàng đu đ tiếp nhn dòng đu tư ca Samsung sau khi hãng Hàn Quc này trit thoái khi Trung Quc nhưng kh năng này không cao, mt nhà quan sát kinh tế nhn đnh vi VOA.

dien2

Nhà máy sản xut đin thoi thông minh ca Samsung tnh Thái Nguyên, Vit Nam

Hôm 2/10, Samsung, nhà sản xut đin thoi thông minh đng đu thế gii, thông báo h s đóng ca nhà máy cui cùng ca h Hu Châu, tnh Qung Đông, sau khi đã đóng ca nhà máy Thiên Tân hi cui năm 2018. Lý do h đưa ra là ‘cnh tranh ngày càng khc lit t các đi th cnh tranh Trung Quc’ ti th trường đin thoi thông minh ln nht thế gii.

Reuters dẫn truyn thông Hàn Quc cho biết Samsung có 6.000 lao đng và sn xut khong 63 triu chiếc đin thoi nhà máy Hu Châu vào năm 2017, trong tng s 394 chiếc mà hãng này sản xut các nhà máy trên toàn cu trong cùng năm, tc chiếm khong 16%.

Một phn do chiến tranh thương mi ?

Trao đổi vi VOA, GS-TS Khương Hu Lc, người đang ging dy chương trình MBA ti M và có nhiu năm kinh nghim làm giám đc tài chính cho các tp đoàn ln ca Hoa Kỳ, nói rng mc dù không nói ra nhưng ‘chiến tranh thương mi M-Trung chc chn là yếu tố rất quan trng’ trong quyết đnh di di này ca Samsung.

"Họ (Samsung) không biết chiến tranh thương mi kéo dài bao lâu, vì nếu có đình chiến đi na thì cũng s tái phát", ông nói.

Tuy nhiên, ông Lộc cũng nhìn nhn rng lý do chính cho vic di đi ca Samsung vì ‘thị trường Trung Quc 1,4 t người không còn béo b na’.

"Gần đây đin thoi thông minh ca Trung Quc rt r và cnh tranh nên s sn phm Samsung h bán ra th trường Trung Quc đã gim nhiu".

Hãng tin Reuters dẫn s liu t công ty nghiên cứu th trường Counterpoint cho biết th phn ca Samsung Trung Quc đã gim xung còn 1% t mc 15% cách nay 6 năm và phn th phn này h đã b mt vào nhng hãng ni đa ca Trung Quc như Huawei và Xiaomi vn đang phát trin rt nhanh chóng.

Theo ông Lộc phân tích thì th trường Trung Quc ‘ch yếu là tng lp trung lưu’ vn ‘không có kh năng tr t 800 đến 1.000 đô la M cho mt chiếc đin thoi thông minh’ nên nhng chiếc đin thoi giá r do các hãng Trung Quc sn xut vi giá ch tm 300-400 đô la Mỹ hp vi túi tin ca h hơn.

Ngoài ra, chính phủ Trung Quc ‘đã ym tr các công ty ca h rt nhiu (Huawei, Xiaomi, ZTE) đ cnh tranh vi các hãng nước ngoài. "Chính vì s ng h này ca chính ph Trung Quc đã làm cho nhng công ty như Samsung và Apple thấy không còn thun li khi sn xut Trung Quc na", ông nói.

"Nếu không có thuế quan (ca M) thì chuyn đâu còn có đó, nhng vin cnh b áp thuế đã khiến các hãng này phi tính đến di đi", ông Lc nói thêm.

Một yếu t na khiến các nhà đu tư vào Trung Quc cân nhc, theo ông Lc, là ‘môi trường lao đng Trung Quc không lý tưởng v lâu dài’.

"Giá lao động Trung Quc hin nay đã cao, khong 1/8 hay 1/10 so vi M do h thng phúc li xã hi đt đ", ông gii thích. "Tc đ lão hóa ca dân số Trung Quc ngày càng gia tăng và trong 20 năm na d đoán có đến 70% dân s Trung Quc trên 65 tui".

Ngoài Samsung, hãng Sony của Nht cũng cho biết h đóng ca nhà máy đin thoi thông minh Trung Quc đ chuyn mng sn xut này hoàn toàn sang Thái Lan.

Tuy nhiên Apple, vốn sn xut ch yếu Trung Quc, cho đến nay vn duy trì nhà máy Trung Quc bt chp nguy cơ b đánh thuế nhp khu vào M.

Ông Lộc gii thích rng do Trung Quc đã to ra mt ‘h thng chui cung ng chng cht rt thun li cho Apple sản xut vi 5 triu lao đng’ bên cnh thuế má, cơ s h tng đu thun li cho Apple cho nên nếu hãng này di đi s ‘tn hàng t đô la’ và ‘mt thi gian t 18-24 tháng’.

"Apple có cơ s sn xut gn như mt thành ph Thâm Quyến (tnh Qung Đông), thuê mướn trên 10.000 nhân công", Tiến sĩ Lc cho biết.

Tuy nhiên, ông dự đoán rng v lâu dài Apple s ‘gim bt sn xut Thâm Quyến’.

"Khi Apple thấy Samsung và Sony di đi và th trường béo b ca h Trung Quc không còn na cng vi him ha ca thuế quan thì tôi tiên đoán Apple s gim 50% mc sn xut ca h đ chuyn sang các quc gia khác", ông nói và cho biết mc dù vic chuyn đi này rt tn kém nhưng ‘v đường dài s đ hơn’.

Sẽ chuyn sang Vit Nam ?

Ngoài Trung Quốc, Samsung cũng có các nhà máy sản xut đin thoi thông minh Vit Nam và n Đ. Riêng Vit Nam, hãng này đã m nhà máy đu tiên tnh Bc Ninh hi năm 2009, tc là rt lâu trước khi chiến tranh thương mi xy ra, và sau đó m thêm nhà máy th hai tnh Thái Nguyên. Theo Financial Times, thì hiện gi gn mt na đin thoi thông minh ca Samsung được sn xut Vit Nam.

Năm ngoái, Samsung đã mở nhà máy sn xut đin thoi thông minh ln nht thế gii bang Uttar Pradesh ca n Đ đ tranh th th trường ngày càng m rng ca quc gia này.

Theo nhận đnh ca Tiến sĩ Khương Hu Lc, Vit Nam hin gi có nhiu li thế đ cho hãng Samsung chuyn thêm sn xut sang, đó là ‘lao đng giá r, nhiu k sư, cơ s h tng ngày càng thun li, nhng yêu cu v môi trường không gt gao’.

"Lao động có trình đ (skilled labor) ca Vit Nam my năm nay đã được nâng cao và không thua gì Trung Quc", ông cho biết.

Tuy nhiên, ông lập lun rng do Samsung đã duy trì sn xut gn mt na sn lượng Vit Nam ri nên ‘khó có kh năng h dn thêm nữa vào Vit Nam’ vì ‘him ha s cao’.

"Đại đa s các công ty không mun dn sn xut vào mt quc gia vì nếu có chuyn gì xy ra như bão lt, chính tr hay thuế quan thì s b thit hi nng", ông Lc, người có nhiu năm kinh nghim làm vic cho các tp đoàn lớn, cho biết. "H không mun dn hết trng trong mt r".

So sánh giữa Vit Nam và n Đ, ông cho rng n Đ có lc lượng lao đng r cũng như Vit Nam nhưng có trình đ k thut cao hơn lao đng Vit Nam. Ngược li, n Đ có khong cách đa lý xa hơn Việt Nam và phc tp v ngôn ng, văn hóa hơn.

"Hệ thng chính tr ca Vit Nam gn lin vi Trung Quc, nên đu tư vào Vit Nam có th b dính vào thuế quan trong tương lai", ông cnh báo.

Về kh năng Apple chuyn sn xut sang Vit Nam, ông Lc cho rng ‘tùy vào khả năng Vit Nam cung cp ngun nhân lc đ đ phc v cho Samsung ln Apple’ nhưng ‘nhiu kh năng Apple s di sang hai quc gia khác nhau’.

Về tác đng ca vic di di này đi vi Trung Quc, ông Lc cho rng nếu c Apple và Samsung đu di đi thì sẽ nh hưởng không ch hàng chc ngàn nhân công làm vic trc tiếp cho h mà còn hàng triu vic làm trong chui cung ng khng l cho hai hãng này Trung Quc.

"Nó cho thấy chiu hướng rt nguy him là các công ty công ngh đang ri khi Trung Quc. Hai công ty này ra đi thì còn bao nhiêu công ty nào khác na s ra đi", ông Lc nói.

Published in Việt Nam

Vì sao Samsung chọn Việt Nam làm "đất lành" ?

Chủ đề thời sự được quan tâm trên các tạp chí tuần này nhưng đề tài khá tản mạn, với ba nhân vật khác nhau nổi bật trên bìa các tuần báo lớn : Cựu tổng thống Pháp François Hollande trên tờ L'Obs, bà góa phụ Laeticia Hallyday trên Le Point, và đạo diễn Pháp Luc Besson trên L'Express. Riêng Courier International thì quan tâm đến vụ tai tiếng đang đeo bám Facebook, còn tuần báo Anh The Economist đặt trọng tâm trên nước Đức.

samsung1

Cho đến nay, Samsung đã đầu tư vào Việt Nam tổng cộng 17 tỷ đô la. Biển hiệu quảng cáo Samsung trên một phố ở Hà Nội. AFP /HOANG DINH Nam

Cũng The Economist có một bài viết rất thú vị về quan hệ chặt chẽ hai bên đều có lợi giữa tập đoàn Hàn Quốc Samsung với Việt Nam. Bài báo mang tựa : "Tại sao Samsung của Hàn Quốc lại là công ty lớn nhất tại Việt Nam ?", với ghi chú "nơi mà tập đoàn Hàn Quốc sản xuất đại bộ phận điện thoại thông minh của mình".

Bài báo trước tiên nêu bật vị trí quan trọng của Samsung tại Việt Nam qua một vài số liệu :

Cho đến nay, Samsung đã đầu tư vào Việt Nam tổng cộng 17 tỷ đô la, với những nhà máy làm ra gần 1/3 lượng sản phẩm mà tập đoàn Hàn Quốc xuất ra trên toàn thế giới.

Chi nhánh tại Việt Nam của Samsung đã trở nên tối quan trọng đối với Việt Nam vì là ông chủ sử dụng đến hơn 100.000 nhân viên, đạt được doanh số 58 tỷ đô la vào năm ngoái, vượt qua tập đoàn dầu khí Petro Việt Nam để trở thành tập đoàn lớn nhất nước, giúp Việt Nam chiếm vị trí nước xuất khẩu điện thoại thông minh thứ nhì của thế giới, chỉ đứng sau Trung Quốc.

Một mình Samsung đã chiếm gần một phần tư tổng xuất khẩu của Việt Nam trong năm ngoái, với trị giá lên đến 214 tỷ đô la Mỹ.

Một chi tiết thú vị được The Economist nêu bật : Nhà máy chính của Samsung ở Thái Nguyên, miền bắc Việt Nam, sử dụng hơn 60.000 người. Ba nhà ăn tập thể của nhà máy này cần đến khoảng 13 tấn gạo mỗi ngày. Đây là nhà máy có sản lượng điện thoại di động lớn hơn bất kỳ cơ sở sản xuất nào khác trên thế giới.

Samsung đã mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Nhờ tập đoàn Hàn Quốc, Thái Nguyên và tỉnh Bắc Ninh lân cận đã trở thành hai trong số những địa phương giàu nhất nước.

Nhà hàng, cửa hàng và khách sạn mọc lên như nấm quanh các khu công nghiệp Samsung. Số lượng các công ty Việt Nam được liệt kê là nhà cung cấp quan trọng cho Samsung đã tăng lên gấp bảy lần trong ba năm qua.

Và Samsung đã nghiễm nhiên trở thành nhà đầu tư Hàn Quốc lớn nhất tại Việt Nam. Trong số 108 tỷ đô la đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mà Việt Nam đã nhận được kể từ khi gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới vào năm 2007, một phần ba xuất xứ từ Hàn Quốc.

Ngoài Samsung, còn có LG, một chàng khổng lồ khác của Hàn Quốc, sản xuất màn hình truyền hình trong nhà máy trị giá 1,5 tỉ đô la tại cảng Hải Phòng, hay là Lotte, chủ nhân một dây chuyền siêu thị.

Việt Nam tốt hơn Trung Quốc

Đối với Samsung, Việt Nam là một lựa chọn hấp dẫn, thế vào chỗ của Trung Quốc.

Trước hết, Việt Nam có một lực lượng lao động trẻ, đông đảo và giá rẻ. Đấy từng là lợi thế của Trung Quốc, nhưng ngày nay thì công nhân Trung Quốc bình quân đã già hơn 7 tuổi so với Việt Nam, và lương lai đắt hơn gấp hai lần so với Việt Nam.

Lao động giá rẻ giúp Samsung hạ thấp chi phí sản xuất, tạo cho nhà sản xuất điện thoại thông minh Hàn Quốc một lợi thế cạnh tranh so với Apple. Trong lúc nhiều nước khác trong khu vực có xu hướng xuất khẩu nguyên liệu hoặc linh kiện sang Trung Quốc, để được lắp ráp thành sản phẩm, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thành phẩm hoàn chỉnh.

Việt Nam cũng là một hàng rào có giá trị, giúp tránh được cách hành xử thất thường của chính quyền Trung Quốc. Năm ngoái, chính phủ Trung Quốc tổ chức tẩy chay các công ty và sản phẩm của Hàn Quốc để trừng phạt chính quyền Seoul vì đã cho triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trên lãnh thổ Hàn Quốc.

Mặc dù hệ thống này nhằm mục đích bảo vệ chống lại một cuộc tấn công từ Triều Tiên, nhưng Bắc Kinh cho rằng nó có thể được dùng để làm suy yếu hệ thống phòng thủ của Trung Quốc. Cuộc tẩy chay, dù đã kết thúc, nhưng đã làm cho các nhà đầu tư Hàn Quốc lo ngại.

Trái lại, Việt Nam đang tự do hóa nền kinh tế để đón chào giới công nghiệp nước ngoài. Năm 2015, Việt Nam đã mở cửa 50 ngành công nghiệp cho nước ngoài và giảm nhẹ ràng buộc trong hàng trăm ngành khác.

Việt Nam đã bán đi phần lớn cổ phần của Sabeco, hãng sản xuất bia quốc doanh lớn nhất, cho một công ty nước ngoài vào năm ngoái.

Sự nhiệt tình của Việt Nam đối với các hiệp định thương mại tự do đã khiến cho Việt Nam trở nên đặc biệt hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Việt Nam cũng là một thành viên sáng lập của Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định thương mại đa phương bao gồm cả Úc, Canada và Nhật Bản. Việt Nam cũng sắp ký kết một hiệp định thương mại với Liên Hiệp Châu Âu. Thỏa thuận đã ký với Hàn Quốc vào năm 2015 đã giúp Việt Nam trở thành đối tác thương mại lớn thứ tư của Hàn Quốc.

Moon Jae-in, tổng thống Hàn Quốc, đã viếng thăm Việt Nam hồi tháng Ba, cùng với các đại diện của Samsung và nhiều công ty khác.

Đây là chuyến đi thứ hai của ông tới Việt Nam trong vòng chưa đầy một năm cầm quyền. Các cố vấn của tổng thống Hàn Quốc đã cho rằng Hàn Quốc không nên tự thỏa mãn với việc trở thành "con tôm giữa bầy cá voi" như Trung Quốc và Nhật Bản, mà trái lại phải trở thành một cường quốc khu vực bằng cách kết minh với các đồng minh nhỏ hơn.

Điều đó, theo họ, sẽ giúp Hàn Quốc trở thành một "con cá heo", làm chủ được vận mệnh của chính mình. Ít ra là tại Việt Nam, kế hoạch của Hàn Quốc đã như cá gặp nước.

Trung Quốc : Quân đội mới của Tập Cận Bình

Tạp chí L'Express chú ý đến Châu Á qua một bài nhận định về "Quân đội mới của ông Tập", tựa bài viết trên hai trang của phóng viên Romain Rosso, nêu bật sự kiện Trung Quốc tiếp tục công cuôc hiện đại hóa quân đội, và như thế cuộc so tài chiến lược với Mỹ đã được khởi động.

Bài viết bắt đầu bằng chuyến ghé cảng Đà Nẵng của tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson, kèm theo những trận đấu giao hữu bóng đá, basket, viếng thăm nạn nhân chất độc da cam mà quân đội Mỹ đã sử dụng trước đây.

Chuyến viếng thăm mang tính biểu tượng lịch sử này là để cho thấy sự xích lại gần nhau giữa hai kẻ thù năm xưa, mà chuyến thăm của tổng thống Obama đã đánh dấu một cách ngoạn mục năm 2016 khi bãi bỏ cấm vận vũ khí đối với Hà Nội.

Tuy nhiên, đối với tác giả bài viết, thông điệp nằm ở chỗ khác : Khi đưa hàng không mẫu hạm đến vùng biển Việt Nam, Hải quân Mỹ muốn chứng minh rằng họ đang trở lại vùng Biển Đông, một cử chỉ trấn an trong lúc mà Bắc Kinh gia tăng xây dựng đảo nhân tạo ở Hoàng Sa và Trường Sa trước sự quan ngại của Việt Nam, Malaysia hay Philippines.

Bài báo nhắc lại là vào đầu nhiệm kỳ của mình, tổng thống Mỹ Donald Trump bị chỉ trích là đã bỏ mặc vùng Biển Đông này do quá tập trung trên hồ sơ Bắc Triều Tiên, nhưng ngày nay thì Washington tạo cảm giác đã chỉnh lại tầm nhắm với các loạt trừng phạt thương mại, áp thuế đối với Trung Quốc.

Cuộc "chiến thương mại" với nền kinh tế thứ nhì của thế giới có lẽ còn che đậy một mục tiêu khác của Washington, đó là đối phó với Trung Quốc đã trở thành đối thủ cạnh tranh chiến lược của Mỹ trên toàn cầu.

Vào tháng Hai, đô đốc Harry B Harris, tư lệnh Mỹ ở Thái Bình Dương, đã đánh giá : "Việc Trung Quốc tăng cường ngoạn mục sức mạnh quân sự của họ có thể sắp là một thách thức đối với Mỹ trong mọi lãnh vực, hay là gần như thế".

Sau đó không lâu, tổng thống Mỹ đã đề cử một nhân vật diều hâu làm đại sứ Mỹ ở Úc, một nước cũng đang quan ngại về những tham vọng quân sự của Trung Quốc.

Trung Quốc : Ngân sách quân sự được nhân ba

Phía Trung Quốc thì từ một chục năm qua, ngân sách quân sự đã như thế được nhân lên gấp 3 lần. Theo số liệu của chính quyền Bắc Kinh, ngân sách trên đã lên đến 142 tỷ euro, đứng hàng thứ nhì hành tinh. Theo Viện Nghiên Cứu Hòa Bình ở Stockholm, năm 2016, ngân sách này đã vượt mức 175 tỷ euro, tức 1,9% GDP.

Dĩ nhiên Trung Quốc không phải là nước duy nhất ngốn tiền cho quân sự . Các quốc gia Trung Đông, Nga, Hàn Quốc, cả Mỹ cũng thế, và Trung Quốc, tuy đã nỗ lực, nhưng còn kém xa Mỹ mà ngân sách năm nay tương đương với 570 tỷ euro.

Việc tăng cường sức mạnh quân đội này nằm trong cao vọng của ông Tập Cận Bình, muốn cải tổ để quân đội Trung Quốc trở nên hiện đại, hùng mạnh mà đảng dễ kiểm soát. Điều đó nằm trong quan niệm xây dựng một nước Trung Quốc trù phú của ông Tập.

Theo bài viết, hiện nay quân đội Trung Quốc được cải tiến đáng kể. Trước tiên ông Tập đã sớm đánh vào tham nhũng trong quân đội, rút gọn bộ máy điều hành, tăng cường sự giám sát của Đảng. Trên bình diện năng lực, trang thiết bị, các phương tiện tin học, không gian, drone, thông minh nhân tạo, vũ khí siêu âm được phát triển nhanh. Để khuyến khích sự sáng tạo, việc phối hợp năng lực dân sự và quân sự đã trở thành quốc sách.

Trong lúc mà Trung Quốc gia tăng đầu tư ở nước ngoài thì phương tiện của Hải quân cũng được phát triển mạnh : Trong vòng bốn năm, 80 chiếc tàu đã được hạ thủy, trong đó có một tàu sân bay thứ 2.

Theo ông Alexandre Sheldon-Duplaix, chuyên gia hàng hải Châu Á, những tàu nói trên cho phép Trung Quốc bảo đảm an toàn cho tàu buôn của họ đi qua vịnh Aden, nơi có nhiều cướp biển. Có 3 chiếc tàu thường trực trên biển trong khu vực. Với căn cứ ở Djibouti, tàu Trung Quốc có thể đảm nhiệm nhiều việc hơn, từ chống hải tặc, giải thoát con tin, cho đến di tản người nếu cần…

Tàu hải quân Trung Quốc dần dà tăng cường sức khống chế ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, không ngừng gây căng thẳng với các nước chung quanh. Chuyên gia Alexandre Sheldon-Duplaix ghi nhận : "Nhiệm vụ chính của Hải quân Trung Quốc là đảm bảo chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Và Đài Loan là trọng tâm".

Sát nhập Đài Loan là mục tiêu lớn của ông Tập Cận Bình trong lúc Washington vẫn phớt lờ phản đối của Bắc Kinh để tỏ dấu hiệu quan hệ tốt hơn với đảo. Luật mới của Mỹ, Taiwan Travel Act, có hiệu lực vào tháng 3, cho phép các nhà ngoại giao cấp cao Mỹ Đài Loan thăm viếng lẫn nhau đã làm cho ông Tập Cận Bình phẫn nộ.

Tóm lại, theo tác giả bài báo, cạnh tranh Mỹ Trung chỉ mới bắt đầu thôi.

Facebook bổ nhào ?

Riêng Courrier International theo sát thời sự quốc tế với vụ tai tiếng Facebook, mỉa mai trong dòng tựa trang bìa : "Các chàng khổng lồ của mạng Internet : cuộc chơi đã tàn".

Tuần báo giải thích bên dưới một hình vẽ ngược chữ F trong logo của Facebook : "Cơn khủng hoảng mà Facebook đang trải qua đã lan ra toàn lãnh vực internet : Người dân và giới chính trị muốn nắm lại quyền kiểm soát".

Malaysia : Thanh niên thờ ơ trước cuộc bầu cử Quốc hội

Dành hồ sơ chính cho Facebook, nhưng Courrier International không quên châu Á, và đã quan tâm đến Malaysia, sắp bầu lại Quốc hội, "một cuộc bỏ phiếu mà giới trẻ tẩy chay".

Dưới tựa đề trên tạp chí nhắc lại : Năm 2013, bầu cử quốc hội đã động viên được tầng lớp công dân trẻ Malaysia. Ngày nay sự cứng ngắt của quyền lực chính trị, không lay chuyển từ hơn 60 năm qua, đã khiến họ xa rời phòng phiếu.

Courrier trích báo New Naratif, Oxford, ghi nhận : Gần đến ngày bầu cử 19/05, sự thờ ơ của thanh niên đến tuổi đi bầu và chưa ghi danh trên danh sách bỏ phiếu đang làm giới chính trị lo âu.

Theo Ủy ban Bầu cử, số thanh niên trên, trong thế hệ sinh giữa 1980 và 2000, chiếm 2/3 số 3,8 triệu cử tri Malaysia chưa ghi tên trên danh sách bầu cử. Tại một đất nước mà cử tri khoảng 17 triệu, thì số thanh niên này rất quan trọng. Cho nên hiện có cả một chiến dịch vận động họ đi bỏ phiếu . Câu giải thích thường được ra về sự không hứng thú bỏ phiếu này là "không có thời gian, đi bỏ phiếu hay không thì cũng vậy thôi".

Trong khi đó thì ai cũng nhớ là nhân cuộc bầu cử năm 2013, thanh niên tham gia đông đảo, và lần đầu tiên liên minh cầm quyền của đảng Barisan National, từ khi giành độc lập 1957, bị thua trong cuộc bỏ phiếu của người dân, chỉ được 47% số phiếu, thấp nhất chưa từng thấy, nhưng với những thủ đoạn chồng chéo đã chiếm được 60% số 222 ghế dân biểu Quốc hội.

Trước tình hình này khôi phục lòng tin của thanh niên đối với chính trị không dễ.

Cựu tổng thống Pháp Hollande chỉ trích người kế nhiệm

Như nói ở trên, ba tuần báo lớn của Pháp đã chọn ba nhân vật khác nhau để đưa lên trang bìa. Trước tiên là tuần báo L'Obs, với chân dung cựu tổng thống Pháp François Hollande nổi bật trên trang bìa, và lời chỉ trích nhắm vào người kế nhiệm được tóm lược thành tựa : "Macron đào sâu thêm hố bất bình đẳng".

L'Obs đã giải thích ngay lựa chọn của mình bằng ghi chú bên dưới : Nhân dịp cho ra mắt quyển sách mới của ông : "Những bài học về quyền lực – Leçons du pouvoir", François Hollande đã dành cho tuần báo Pháp một bài phỏng vấn độc quyền. Nhân dịp này, L'Obs đã ghi nhận một số tiết lộ mới chứa đựng trong quyển sách có thể gọi là hồi ký của cựu tổng thống Pháp.

Đối với tuần báo Pháp, François Hollande không thuộc mẫu người hay tự trách mình. Thế nhưng, trong suốt quyển sách, cựu tổng thống đã nhiều lần tỏ ý hối tiếc về một sô điều đã làm, mà trước tiên hết là đã "nói quá nhiều". Trả lời phỏng vấn, ông công nhận : "Tôi đã nhận thức được rằng việc nói quá nhiều, thay vì giúp tôi gần gụi hơn với người dân, thì đã đẩy họ lánh xa tôi… Khi lúc nào cũng xông vào nhà người khác, kết cục sẽ là bị người ta đóng cửa không cho vào…".

Một trong những tiếc nuối mang tính chất rất thời sự của ông François Hollande là đã không tấn công Syria vào năm 2013. Ông nói "Giá mà chúng ta can thiệp vào Syria vào mùa hè 2013, thì phong trào đối lập có lẽ đã giành được lợi thế, và Daesh sẽ không ngự trị tại đấy".

Đánh giá của cựu tổng thống Pháp về các lãnh đạo khác cũng rất đáng chú ý : "Tổng thống Nga Putin là người chỉ tôn trọng sức mạnh…", cựu tổng thống Mỹ Obama thì đã khiến ông thất vọng não nề khi lùi bước giờ chót trên vấn đề Syria vào năm 2013, còn đương kim tổng thống Mỹ Donald Trump mà ông chỉ tiếp xúc hai lần qua điện thoại thì là một con người "có vấn đề".

Bà vợ góa của Johnny Hallyday phản công

Một nhân vật khác nổi bật trên trang bìa Le Point là Laeticia Hallyday, đã mượn một cuộc phỏng vấn dài 14 trang báo với để kể về cuộc sống của bà từ ngày gặp gỡ đầu tiên với thần tượng nhạc rock Pháp, Johnny Hallyday, những tình tiết ít biết khi hai người bên nhau, cho đến những tháng cuối cùng khi Johnny lâm bệnh rồi qua đời.

Le Point rất hãnh diện là đã có được bài phỏng vấn mà chủ nhiệm tạp chí đánh giá là một "tài liệu lịch sử", về danh ca quá cố, được phản ánh qua tựa đề ngắn gọn trên trang bìa "Đó là Johnny Hallyday".

Có điều là trong bối cảnh bà đang bị hai người con lớn của Johnny Hallyday là David Hallyday và Laura Smet kiện ra tòa để đòi quyền thừa kế gia sản của Johnny, và không ngần ngại tung chiến dịch mô tả bà như là một người nham hiểm đã âm mưu thâu tóm trọn tài sản của cha họ, bài phỏng vấn cũng là dịp để Laeticia phản công.

Trả lời Le Point, bà vợ góa của Johnny Hallyday không ngần ngại nêu bật thái độ vô tâm của hai người con lớn của Johnny đối với cha mình : "Sau khi được tin cha mình lâm bệnh, phải 6 tháng sau David mới ghé thăm, còn Laura là 4 tháng. Tôi không muốn phán xét họ, họ có lẽ có lý do riêng… nhưng đối với Johnny thì thật là đau đớn khi biết được qua mạng xã hội là con trai mình có ghé qua Los Angeles, hay sau đó là Paris, mà không hề báo".

Luc Besson, người tài xế của loạt phim Taxi từ 1 đến 5

Tuần báo Pháp L'Express đã dành trang bìa của mình để quảng cáo cho chuyên mục mới của mình được đặt tên là "Ký sự của L'Express – Le Récit de L'Express", với hồ sơ đầu tiên nói về đạo diễn điện ảnh Pháp Luc Besson với một tựa đề rất dễ gây ngộ nhận : "Luc Besson Taxi Driver" bên trên chân dung của đạo diễn, bên cạnh hình một chiếc xe tắc xi.

Luc Besson không có dính dáng gì đến bộ phim Taxi Driver của đạo diễn Mỹ Martin Scorcese, ra mắt năm 1976 và được đánh giá là một kiệt tác điện ảnh của mọi thời đại. L'Express mượn từ 'taxi driver' với đơn thuần nghĩa 'tài xế tắc xi', ngụ ý nói đến loạt phim Taxi nổi tiếng mà Luc Besson viết kịch bản và sản xuất – tức là đã lái - từ năm 1998 đến nay đã ra được 4 tập, với Taxi 5 vừa ra mắt khán giả.

Taxi được đánh giá là bộ phim "nhiều hồi" nổi tiếng nhất của Pháp, đã chinh phục được đến 28 triệu khán giả, lần nào được chiếu lại trên truyền hình cũng đều ăn khách, và Taxi 5 mới ra mắt tuần trước cũng đã vươn lên đứng đầu danh sách phim chiếu rạp được nhiều người xem nhất. Hồ sơ của L'Express đã điểm lại quá trình hình thành loạt phim Taxi đầy gian truân mà Luc Besson và các cộng tác viên đã trải qua.

Mai Vân

Published in Quốc tế