Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Việt Nam

06/10/2019

Mỹ đầu tư nhà máy điện khí, Samsung rời Trung Quốc

Tổng hợp

Vì sao Việt Nam ‘nhiệt tình’ với dự án điện khí hóa lỏng của Mỹ ? (VNTB, 06/10/2019)

Giờ đây Việt Nam và cả nền chính trị độc tài của nó đang phải đối mặt với nguy cơ bị Trump biến thành ‘kẻ thù thương mại’...

dien1

Nhà máy nhiệt điện khí (ảnh minh họa).

Đầu tháng 10 năm 2019, một đoàn làm việc của Bộ Công thương Việt Nam đã lặng lẽ đến Washington, để sau đó công bố rằng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã trao đổi Biên bản ghi nhớ Hợp tác (MOU) về đối tác hợp tác năng lượng toàn diện. Cùng lúc, Bộ trưởng Công Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh thông báo là chính phủ Việt Nam vừa cấp phép cho Tập đoàn AES của Mỹ đầu tư 5 tỷ đôla vào dự án nhà máy điện khí hóa lỏng LNG đầu tiên tại Việt Nam.

dien2

Bộ Công thương Việt Nam đã lặng lẽ đến Washington, để sau đó công bố rằng Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã trao đổi Biên bản ghi nhớ Hợp tác (MOU) về đối tác hợp tác năng lượng toàn diện.

Vì sao Việt Nam ‘nhiệt tình’ cho Mỹ đầu tư 5 tỷ đôla vào nhà máy điện khí hóa lỏng như thế ?

Cử chỉ trên được xem là nhằm làm ‘hài hòa cán cân thương mại’ với Mỹ.

Đã từ lâu, Việt Nam là một trong những quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ làn sóng thặng dư thương mại với Mỹ.

Sau gần hai chục năm hoàng kim từ thời tổng thống George Bush, Bill Clinton đến Barak Obama và cả thời của Donald Trump, Việt Nam đã kích hoạt lượng xuất khẩu phi mã vào thị trường Hoa Kỳ và tăng vọt số suất siêu lên đến khoảng 160 lần so với năm 2001 - thời điểm mà Việt Nam mới ký với Mỹ Hiệp định thương mại song phương (BTA) đầu tiên.

Chỉ trong 3 năm gần đây, Việt Nam đã tạo được một lượng xuất siêu kỷ lục - lên đến hàng trăm tỷ USD - vào thị trường Mỹ.

Vào năm 2017, Việt Nam xuất sang Mỹ lượng hàng hóa tổng giá trị 41,6 tỷ USD nhưng chỉ nhập khẩu có 9,2 tỷ USD, nâng mức thặng dư thương mại lên con số 32,4 tỷ USD với Mỹ.

Đến năm 2018, Việt Nam đã đạt giá trị xuất siêu ở mức kỷ lục tới 35 tỷ USD, còn năm 2019 và dự kiến xuất siêu đến 38 - 40 tỷ USD vào thị trường Mỹ. 

Chỉ trong 7 tháng đầu năm 2019, thặng dư thương mại Việt - Mỹ đã lên con số 30 tỷ USD, cao hơn 39% so với trong cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của Cục điều tra dân số Mỹ. Sự chênh lệch quá lớn này càng củng cố một cách chắc chắn vị trí thứ 6 của Việt Nam trong số 16 quốc gia bị Donald Trump liệt vào danh sách ‘gây hại’ cho nền kinh tế Mỹ.

Nhưng khác hẳn với thời ‘êm ấm’ với Tổng thống Obama mà đã chẳng phải nhận đòn trừng phạt kinh tế nào, giờ đây Việt Nam và cả nền chính trị độc tài của nó đang phải đối mặt với nguy cơ bị Trump biến thành ‘kẻ thù thương mại’, và do đó phải gánh chịu những hậu quả khó lường về bức tường thuế quan, kiểm định hàng hóa cùng những biện pháp khác mà Trump phát nổ trong thời gian tới.

Vào tháng 6 năm 2019, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã nổi đóa và tặng cho Việt Nam một biệt danh mới : Việt Nam là "kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất" !

"Rất nhiều công ty đang dời sang Việt Nam, nhưng Việt Nam lợi dụng chúng ta còn tệ hơn cả Trung Quốc" và "Việt Nam gần như là kẻ lạm dụng tồi tệ nhất trong số tất cả mọi người" - Trump chỉ trích gay gắt và cáo buộc Việt Nam đang lợi dụng cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc để thúc đẩy xuất khẩu sang Mỹ.

Có thể cho rằng phát ngôn trên là góc cạnh và cứng rắn nhất từ trước tới giờ của Trump nhắm vào Việt Nam về vấn đề thâm hụt thương mại. Trong hơn hai năm rưỡi nắm quyền, Trump thường than phiền về thâm hụt mậu dịch của Mỹ trong quan hệ với nhiều nước và đang cố gắng thực hiện những biện pháp quyết liệt hơn để điều chỉnh tình trạng mất cân bằng thương mại.

Không chỉ dừng ở ‘kẻ làm dụng thương mại tồi tệ nhất’, Trump còn đe dọa sẽ đưa Việt Nam vào danh sách ‘các quốc gia thao túng tiền tệ’.

Một trong ba tiêu chí mà Mỹ sử dụng để đánh giá việc thao túng tiền tệ của một quốc gia là thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ ít nhất là 20 tỷ đô la.

Nếu bị xem là quốc gia lũng đoạn tiền tệ, cửa vào ‘kinh tế thị trường’ của chính thể độc đảng ở Việt Nam, vốn đã chẳng rộng mở gì, sẽ càng thêm hẹp lại. Khi đó, tương lai rất cận kề là theo lệnh của Tổng thống Trump, Đại diện Thương mại Mỹ sẽ nâng cao mức thuế suất đánh vào hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ - tương tự chiến dịch nâng thuế suất đến 25% của Mỹ đối với toàn bộ 500 tỷ USD giá trị hàng hóa của Trung Quốc vào thị trường Mỹ.

Minh Quân

******************

Nhiều hãng lớn bỏ Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư (Người Việt, 05/10/2019)

Rời Trung Quốc sang Việt Nam là chiến lược của nhiều công ty công nghệ khác, vì Trung Quốc đang bị mất lợi thế "công xưởng của toàn cầu".

sam1

Một nhà máy sản xuất của Samsung tại tỉnh Bắc Ninh. (Hình : Nhà Đầu Tư)

Báo VietnamNet ngày 5/10/2019, dẫn tin từ Reuters, cho biết nhiều "ông lớn" trong lĩnh vực sản xuất hàng công nghệ điện tử đã ào ạt rời khỏi Trung Quốc khi vấp phải những khó khăn cạnh tranh trong lúc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ngày càng khốc liệt hơn.

Trong bối cảnh này, Việt Nam nổi lên thay thế nhờ vào vị trí gần với Trung Quốc, giúp thuận lợi cho việc cung ứng linh kiện dễ dàng từ Trung Quốc. Bên cạnh đó chi phí lao động thấp, tay nghề công nhân khá cao cũng là một yếu tố quan trọng để các hãng công nghệ cân nhắc, lựa chọn Việt Nam làm nơi sản xuất các sản phẩm của mình.

Tin cho biết, sau khi đình chỉ một nhà máy vào cuối năm 2018, mới đây Tập đoàn Samsung Electronics của Nam Hàn đã chính thức ngừng sản xuất điện thoại di động tại Trung Quốc. Việc đóng cửa diễn ra sau khi hãng này cắt giảm sản xuất tại nhà máy ở thành phố Huệ Châu (tỉnh Quảng Đông) hồi tháng 6/2019, với lý do chi phí lao động tăng và suy thoái kinh tế tại quốc gia này.

Theo ông Park Sung-Soon, một nhà phân tích tại Cape Investment & Securities, người dân Trung Quốc thường mua điện thoại thông minh giá rẻ từ các thương hiệu nội địa, nếu chọn hàng cao cấp, thì họ lại chọn iPhone của Apple (Mỹ) hoặc Huawei. Do vậy, Samsung "có rất ít hy vọng để tăng trưởng doanh số tại Trung Quốc sau thời gian sụt giảm liên tục".

Tương tự, Hãng Sony (Nhật Bản) cũng cho biết họ sẽ đóng cửa nhà máy điện thoại thông minh ở Bắc Kinh, chuyển sản xuất mặt hàng này sang Thái Lan.

Theo tờ Nikkei Asian Review, tuy hãng Apple vẫn sản xuất các sản phẩm lớn tại Trung Quốc, nhưng họ cũng đang dự phòng kế hoạch cho những điểm sản xuất mới ngoài Trung Quốc.

Trước mắt, Goertek một trong những đối tác sản xuất tai nghe chính cho Apple sẽ đầu tư vào nhà máy sản xuất tai nghe AirPods (tai nghe không dây) thế hệ mới nhất của Apple tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất, một sản phẩm mà từ trước đến nay được sản xuất ở Trung Quốc.

sam2

Tập đoàn Foxconn đang mở rộng đầu tư, sản xuất tại tỉnh Bắc Ninh (Hình : BizLIVE)

Hiện Goertek có hai nhà máy lắp ráp tại Khu công nghiệp Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam). Trong thời gian gần đây, Goertek Việt Nam liên tục đăng tin tuyển công nhân để chuẩn bị cho dây chuyền lắp ráp AirPods mới nhất của Apple.

Trong khi đó, theo Bloomberg nhiều hãng công nghệ lớn khác cũng đang cân nhắc chuyển nhà máy sản xuất của mình từ Trung Quốc về Việt Nam, để tránh việc sản phẩm bị đánh thuế nhập cảng vào Mỹ khi mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn.

Chẳng hạn, hãng Inventec sản xuất máy tính HP và Dell dự định chuyển 30% công suất sản xuất máy tính xách tay ra khỏi Trung Quốc. Bên cạnh đó, Google cũng đang chuyển sản xuất điện thoại Pixel, thương hiệu điện thoại thông minh lớn thứ năm tại Mỹ sang Việt Nam, sớm nhất là vào mùa Thu này.

Ngoài ra, Google cũng có kế hoạch chuyển sản xuất phần lớn lượng phần cứng cho thị trường Mỹ từ Trung Quốc sang Việt Nam. Hãng Compal cũng bắt đầu sản xuất thiết bị kết nối mạng tại Việt Nam và cho biết có thể sẽ sản xuất thêm nhiều sản phẩm khác tại đây.

Cũng theo tin VietNamNet, Tập đoàn Foxconn Việt Nam đang nghiên cứu và xem xét đầu tư dự án Nhà máy Lắp Ráp Linh Kiện Màn Hình Tivi tại Khu công nghiệp Đông Mai (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam), với quy mô nhà xưởng rộng 10 hécta, có 3.000 công nhân, tổng mức đầu tư giai đoạn một là 40 triệu USD. (Tr.N)

*******************

Việt Nam cho phép tập đoàn Mỹ đầu tư nhà máy điện khí 5 tỷ USD (RFA, 04/10/2019)

Chính phủ Việt Nam vừa đồng ý cho Tập đoàn AES của Mỹ đầu tư vào dự án điện Sơn Mỹ 2 tại Bình Thuận theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) trị giá 5 tỷ USD. Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 4/10.

dien1

Chính phủ Việt Nam vừa đồng ý cho Tập đoàn AES của Mỹ đầu tư vào dự án điện Sơn Mỹ 2 tại Bình Thuận theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT) trị giá 5 tỷ USD. Truyền thông trong nước loan tin vừa nói hôm 4/10. Văn bản chấp thuận này được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh trao cho Tập đoàn AES nhân chuyến thăm, làm việc tại Mỹ. Courtesy moit.gov.vn

Văn bản chấp thuận này được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh trao cho Tập đoàn AES nhân chuyến thăm, làm việc tại Mỹ.

Tin cho biết hợp đồng xây dựng nhà máy điện này có tổng trị giá khoảng hơn 5 tỷ USD, khi đi vào vận hành sẽ tạo ra nhu cầu nhập khẩu khí hóa lỏng LNG từ Mỹ lên tới gần 2 tỷ USD mỗi năm. Theo Bộ Công Thương Việt Nam, dự án này sẽ góp phần hài hòa cán cân thương mại với Mỹ.

Dự án nhiệt điện khí Sơn Mỹ 2 nằm trong tổ hợp chuỗi dự án nhiệt điện Sơn Mỹ, gồm Sơn Mỹ 1, 2 và 3 tại tỉnh Bình Thuận có tổng công suất 4.000 MW. Ước tính mỗi năm nhà máy này tiêu thụ gần 0,6 triệu tấn LNG, dự kiến vận hành vào năm 2024.

Trước đó, vào ngày 30/9, đại diện Bộ Công thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã ký bản ghi nhớ đối tác hợp tác năng lượng toàn diện tại trụ sở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Tại lễ ký, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đánh giá Hoa Kỳ là thị trường khí hóa lỏng tiềm năng dồi dào để cung cấp cho Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.

Tập đoàn AES chuyên sản xuất, phân phối điện nổi tiếng thế giới. Tập đoàn này cũng đã hợp tác với Posco Energy của Hàn Quốc và China Investment Corporation của Trung Quốc đầu tư dự án Nhiệt điện Mông Dương 2 có công suất 1.200 MW, đã vận hành thương mại từ tháng 4 năm 2015.

Vào tháng 9 năm 2019, một dự án điện khí hơn 5 tỷ USD dự kiến hoàn thành vào 2025, cũng được Công ty Đầu tư và quản lý Quỹ Energy Capital Việt Nam đầu tư tại Bình Thuận. Dự án này có tổng công suất 3.200 MW, sẽ sử dụng nguyên liệu LNG nhập khẩu từ Mỹ.

**************

Samsung rời Trung Quốc : Tin tốt cho Việt Nam ? (VOA, 05/10/2019)

Việt Nam mc dù là ng viên hàng đu đ tiếp nhn dòng đu tư ca Samsung sau khi hãng Hàn Quc này trit thoái khi Trung Quc nhưng kh năng này không cao, mt nhà quan sát kinh tế nhn đnh vi VOA.

dien2

Nhà máy sản xut đin thoi thông minh ca Samsung tnh Thái Nguyên, Vit Nam

Hôm 2/10, Samsung, nhà sản xut đin thoi thông minh đng đu thế gii, thông báo h s đóng ca nhà máy cui cùng ca h Hu Châu, tnh Qung Đông, sau khi đã đóng ca nhà máy Thiên Tân hi cui năm 2018. Lý do h đưa ra là ‘cnh tranh ngày càng khc lit t các đi th cnh tranh Trung Quc’ ti th trường đin thoi thông minh ln nht thế gii.

Reuters dẫn truyn thông Hàn Quc cho biết Samsung có 6.000 lao đng và sn xut khong 63 triu chiếc đin thoi nhà máy Hu Châu vào năm 2017, trong tng s 394 chiếc mà hãng này sản xut các nhà máy trên toàn cu trong cùng năm, tc chiếm khong 16%.

Một phn do chiến tranh thương mi ?

Trao đổi vi VOA, GS-TS Khương Hu Lc, người đang ging dy chương trình MBA ti M và có nhiu năm kinh nghim làm giám đc tài chính cho các tp đoàn ln ca Hoa Kỳ, nói rng mc dù không nói ra nhưng ‘chiến tranh thương mi M-Trung chc chn là yếu tố rất quan trng’ trong quyết đnh di di này ca Samsung.

"Họ (Samsung) không biết chiến tranh thương mi kéo dài bao lâu, vì nếu có đình chiến đi na thì cũng s tái phát", ông nói.

Tuy nhiên, ông Lộc cũng nhìn nhn rng lý do chính cho vic di đi ca Samsung vì ‘thị trường Trung Quc 1,4 t người không còn béo b na’.

"Gần đây đin thoi thông minh ca Trung Quc rt r và cnh tranh nên s sn phm Samsung h bán ra th trường Trung Quc đã gim nhiu".

Hãng tin Reuters dẫn s liu t công ty nghiên cứu th trường Counterpoint cho biết th phn ca Samsung Trung Quc đã gim xung còn 1% t mc 15% cách nay 6 năm và phn th phn này h đã b mt vào nhng hãng ni đa ca Trung Quc như Huawei và Xiaomi vn đang phát trin rt nhanh chóng.

Theo ông Lộc phân tích thì th trường Trung Quc ‘ch yếu là tng lp trung lưu’ vn ‘không có kh năng tr t 800 đến 1.000 đô la M cho mt chiếc đin thoi thông minh’ nên nhng chiếc đin thoi giá r do các hãng Trung Quc sn xut vi giá ch tm 300-400 đô la Mỹ hp vi túi tin ca h hơn.

Ngoài ra, chính phủ Trung Quc ‘đã ym tr các công ty ca h rt nhiu (Huawei, Xiaomi, ZTE) đ cnh tranh vi các hãng nước ngoài. "Chính vì s ng h này ca chính ph Trung Quc đã làm cho nhng công ty như Samsung và Apple thấy không còn thun li khi sn xut Trung Quc na", ông nói.

"Nếu không có thuế quan (ca M) thì chuyn đâu còn có đó, nhng vin cnh b áp thuế đã khiến các hãng này phi tính đến di đi", ông Lc nói thêm.

Một yếu t na khiến các nhà đu tư vào Trung Quc cân nhc, theo ông Lc, là ‘môi trường lao đng Trung Quc không lý tưởng v lâu dài’.

"Giá lao động Trung Quc hin nay đã cao, khong 1/8 hay 1/10 so vi M do h thng phúc li xã hi đt đ", ông gii thích. "Tc đ lão hóa ca dân số Trung Quc ngày càng gia tăng và trong 20 năm na d đoán có đến 70% dân s Trung Quc trên 65 tui".

Ngoài Samsung, hãng Sony của Nht cũng cho biết h đóng ca nhà máy đin thoi thông minh Trung Quc đ chuyn mng sn xut này hoàn toàn sang Thái Lan.

Tuy nhiên Apple, vốn sn xut ch yếu Trung Quc, cho đến nay vn duy trì nhà máy Trung Quc bt chp nguy cơ b đánh thuế nhp khu vào M.

Ông Lộc gii thích rng do Trung Quc đã to ra mt ‘h thng chui cung ng chng cht rt thun li cho Apple sản xut vi 5 triu lao đng’ bên cnh thuế má, cơ s h tng đu thun li cho Apple cho nên nếu hãng này di đi s ‘tn hàng t đô la’ và ‘mt thi gian t 18-24 tháng’.

"Apple có cơ s sn xut gn như mt thành ph Thâm Quyến (tnh Qung Đông), thuê mướn trên 10.000 nhân công", Tiến sĩ Lc cho biết.

Tuy nhiên, ông dự đoán rng v lâu dài Apple s ‘gim bt sn xut Thâm Quyến’.

"Khi Apple thấy Samsung và Sony di đi và th trường béo b ca h Trung Quc không còn na cng vi him ha ca thuế quan thì tôi tiên đoán Apple s gim 50% mc sn xut ca h đ chuyn sang các quc gia khác", ông nói và cho biết mc dù vic chuyn đi này rt tn kém nhưng ‘v đường dài s đ hơn’.

Sẽ chuyn sang Vit Nam ?

Ngoài Trung Quốc, Samsung cũng có các nhà máy sản xut đin thoi thông minh Vit Nam và n Đ. Riêng Vit Nam, hãng này đã m nhà máy đu tiên tnh Bc Ninh hi năm 2009, tc là rt lâu trước khi chiến tranh thương mi xy ra, và sau đó m thêm nhà máy th hai tnh Thái Nguyên. Theo Financial Times, thì hiện gi gn mt na đin thoi thông minh ca Samsung được sn xut Vit Nam.

Năm ngoái, Samsung đã mở nhà máy sn xut đin thoi thông minh ln nht thế gii bang Uttar Pradesh ca n Đ đ tranh th th trường ngày càng m rng ca quc gia này.

Theo nhận đnh ca Tiến sĩ Khương Hu Lc, Vit Nam hin gi có nhiu li thế đ cho hãng Samsung chuyn thêm sn xut sang, đó là ‘lao đng giá r, nhiu k sư, cơ s h tng ngày càng thun li, nhng yêu cu v môi trường không gt gao’.

"Lao động có trình đ (skilled labor) ca Vit Nam my năm nay đã được nâng cao và không thua gì Trung Quc", ông cho biết.

Tuy nhiên, ông lập lun rng do Samsung đã duy trì sn xut gn mt na sn lượng Vit Nam ri nên ‘khó có kh năng h dn thêm nữa vào Vit Nam’ vì ‘him ha s cao’.

"Đại đa s các công ty không mun dn sn xut vào mt quc gia vì nếu có chuyn gì xy ra như bão lt, chính tr hay thuế quan thì s b thit hi nng", ông Lc, người có nhiu năm kinh nghim làm vic cho các tp đoàn lớn, cho biết. "H không mun dn hết trng trong mt r".

So sánh giữa Vit Nam và n Đ, ông cho rng n Đ có lc lượng lao đng r cũng như Vit Nam nhưng có trình đ k thut cao hơn lao đng Vit Nam. Ngược li, n Đ có khong cách đa lý xa hơn Việt Nam và phc tp v ngôn ng, văn hóa hơn.

"Hệ thng chính tr ca Vit Nam gn lin vi Trung Quc, nên đu tư vào Vit Nam có th b dính vào thuế quan trong tương lai", ông cnh báo.

Về kh năng Apple chuyn sn xut sang Vit Nam, ông Lc cho rng ‘tùy vào khả năng Vit Nam cung cp ngun nhân lc đ đ phc v cho Samsung ln Apple’ nhưng ‘nhiu kh năng Apple s di sang hai quc gia khác nhau’.

Về tác đng ca vic di di này đi vi Trung Quc, ông Lc cho rng nếu c Apple và Samsung đu di đi thì sẽ nh hưởng không ch hàng chc ngàn nhân công làm vic trc tiếp cho h mà còn hàng triu vic làm trong chui cung ng khng l cho hai hãng này Trung Quc.

"Nó cho thấy chiu hướng rt nguy him là các công ty công ngh đang ri khi Trung Quc. Hai công ty này ra đi thì còn bao nhiêu công ty nào khác na s ra đi", ông Lc nói.

Quay lại trang chủ
Read 440 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)