Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Dân quân Kurdistan phản công quân đội Thổ Nhĩ Kỳ để bảo vệ đất ở Syria (RFI, 11/10/2019)

kurd1

Khói bốc lên từ thành phố Tall Abyad, miền đông bắc Syria, ngày 10/10/2019. Reuters/Murad Sezer

Ngày 11/10/2019, chiến dịch "Nguồn Hòa bình" do Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành nhắm vào lực lượngKurdistan bước sang ngày thứ ba. Bị cộng đồng quốc tế phản đối, nhưng tại Thổ Nhĩ Kỹ, cuộc tấn công do tổng thống Erdogan phát động lại được đa số người dân ủng hộ.

Trên thực địa, các cuộc giao tranh đã làm gần 70 người thiệt mạng, trong đó có 16 thường dân, cả Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Bộ Quốc Phòng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết một quân nhân nước này bị thiệt mạng ngày 10/10 và 3 quân nhân khác bị thương. Lực lượng Kurdistan SDF đã phản công và đẩy lùi lực lượng bổ sung người Syria của Thổ Nhĩ Kỳ khỏi một số khu vực bị chiếm trước đó.

Thông tín viên trong khu vực, Paul Khalifeh, tường trình :

"Lực lượng quân bổ sung người Syria của Thổ Nhĩ Kỳ (được gọi là "Quân đội dân tộc Kurdistan") do Ankara vũ trang và yểm trợ đã tràn qua hai khu vực ở biên giới : Ras al Ain ở tỉnh Raqqa (phía bắc Syria) và Tall Abyad, ở tỉnh Hassaké (đông bắc).

Lực lượng này đã chiếm được khoảng 12 làng ở hai vùng trên, phần lớn là người Ả Rập. Họ được các nhóm quân địa phương ủng hộ.

Khu vực Ras al Ain bị chính lực lượng chiến binh ngay tại Syria tấn công. Điều này khẳng định các thông tin được một số nguồn tin thân cận với chế độ Syria công bố trước đó, cho rằng rất nhiều chiến binh người Ả Rập thuộc Lực lượng Dân chủ Syria (FDS) gồm chủ yếu là người Kurdistan, đã đào tẩu.

Nhưng trong đêm thứ Năm (10/10), rạng sáng thứ Sáu (11/10), lực lượng Kurdistan đã phản công và chiếm lại được một phần đất bị mất ở Ras al Ain cũng như ở Tall Abyad, theo tổ chức Đài Quan sát Nhân quyền Syria và một số nguồn tin của chế độ Damas.

Các vụ tấn công đã khiến 60.000 người phải chạy lánh nạn, sơ tán đến thành phố Hassaké, thủ phủ của tỉnh cùng tên. Họ phải chen chúc nhau trong những chiếc xe tải nhỏ, giữa đống chăn đệm, bình ga và các túi bao bố, theo phóng sự của các phóng viên có mặt tại chỗ".

Thu Hằng

*********************

Thổ Nhĩ Kỳ đẩy mạnh chiến dịch tấn công người Kurd ở Syria (VOA, 11/10/2019)

Thổ Nhĩ Kỳ đy mnh chiến dch quân s tn công các lc lượng người Kurd, đng minh ca M, đông bc Syria hôm th Năm 10/10, bn pháo vào các th trn và oanh kích các các mc tiêu, khiến hàng ngàn người phi b nhà ca sơ tán.

kurd2

Quận đi Th Nhĩ Kỳ gn biên gii Th-Syria

Đài quan sát Nhân quyền Syria cho hay ít nhất 23 chiến binh ca các Lc lượng Dân ch Syria (SDF) do người Kurd lãnh đo và tám thường dân, trong đó có hai qun tr viên ca SDF, đã thit mng.

n 60.000 người đã sơ tán k t khi cuc tn công bt đu hôm 9/10, Đài quan sát cho biết thêm. Các th trn Ras al-Ain và Darbasiya, cách khong 60 km v phía đông ca biên gii, hu như không còn bóng người.

Tổng thng Th Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói vi Đng AK ca ông Ankara rng 109 chiến binh người Kurd đã b h sát trong hai ngày qua, trong khi người Kurd nói rng h đang chng li các cuc tn công.

Thổ Nhĩ Kỳ, nước thành viên NATO, nói h d đnh to ra mt khu vc an toàn đ hàng triu người t nn Syria tr v li quê hương ca h.

Nhưng các cường quc thế gii lo ngi chiến dch này có thể làm tăng cuc xung đt đã kéo dài 8 năm Syria, và có nguy cơ các tù nhân Nhà nước Hi giáo trn thoát khi các tri tù trong bi cnh hn lon này.

Published in Quốc tế

Cuộc tấn công người Kurdistan ở Syria của Ankara thử lửa quan hệ Nga - Thổ

Thứ Tư 09/10/2019, Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch quân sự nhắm vào người Kurdistan vùng đông bắc Syria. Đâu là hệ quả nhân đạo, chính trị và ngoại giao ?

syria1

Chiến binh Syria thân Thổ Nhĩ Kỳ tham gia cuộc tấn công nhắm vào người Kurdistan ở đông bắc Syria.Nazeer Al-khatib / AFP

Báo chí Pháp hôm nay tiếp tục có những bài nhận định. Trên trang nhất, Le Monde Le Figaro đồng loạt đưa tít lớn "Tại Syria, Trump phó mặc người Kurdistan cho Erdogan" và "Người Kurdistan bị bỏ rơi một mình chống Thổ Nhĩ Kỳ".

Hệ quả nhân đạo là điều hiển nhiên. Một lần nữa, thường dân lại biến thành "bia đỡ đạn" như bài xã luận của La Croix. Bởi vì, theo Libération, chỉ trong vòng có hai ngày, chiến dịch quân sự có tên gọi "Nguồn Hòa Bình" của ông Erdogan đã làm cho hàng chục người chết, hơn 60.000 người phải sơ tán.

Cộng đồng quốc tế hầu như bất lực. Bất chấp những lời chỉ trích, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ ngang nhiên thách thức và đe dọa Châu Âu "nếu các ngài cứ tiếp tục coi chiến dịch quân sự của chúng tôi như là một cuộc xâm lăng, chúng tôi sẽ mở cửa lùa 3,6 triệu di dân sang Châu Âu".

Một cuộc đánh cược chính trị rủi ro ?

Nhưng đây cũng là một "cuộc tấn công chống người Kurdistan đầy rủi ro của ông Erdogan". Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang đánh cược chính trị ! Le Figaro trích dẫn phân tích của một nhà chính trị học Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng "một lần nữa tại Thổ Nhĩ Kỳ, vấn đề quân sự được dùng phục vụ cho những lợi ích chính trị. Khi mở cuộc tấn công, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang tìm cách phá vỡ liên minh đối lập được hình thành trong kỳ bầu cử địa phương vừa qua và ông đánh bóng lại hình ảnh của mình vào lúc có sự chia rẽ trong nội bộ đảng AKP, theo Hồi giáo bảo thủ".

Hầu hết các đảng chính trị đều ủng hộ mục tiêu kép của ông Erdogan : Thứ nhất là ngăn cản người Kurdistan ở Rojava (Kurdistan - Syria) củng cố quyền tự trị và hợp nhất với người Kurdistan ở Thổ Nhĩ Kỳ để phôi thai một Nhà nước Kurdistan. Thứ hai là thiết lập một "vùng an toàn" dọc theo biên giới Thổ. Điều này cho phép tái định cư khoảng 3,5 triệu người tị nạn Syria.

Nếu như thắng lợi chính trị không có gì phải bàn cãi, thắng lợi này còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tiến quân. Nhà nghiên cứu người Thổ Nhĩ Kỳ, Emre Kursat Kaya, thuộc EDAM (Center for Economics and Foreign Policy Studies) nhận định "với chiến dịch Nguồn Hòa Bình", Thổ Nhĩ Kỳ áp dụng cùng một kiểu chiến thuật : Tăng cường oanh kích, rồi tấn công trên bộ cho phép khoanh vùng những thành phố chiến lược để rồi vây hãm những khu vực này.

Mục tiêu của chiến dịch này là nhằm cắt làm đôi hàng lang nối liền hai địa phận Kobané ở phía tây với Qamichli ở phía đông do lực lượng YPG người Kurdistan kiểm soát mà Thổ Nhĩ Kỳ liệt vào hàng "khủng bố".

Tuy nhiên, ông Emre Kursat Kaya cảnh báo tuy Thổ Nhĩ Kỳ chiếm ưu thế quân sự, nhưng "các chiến binh Kurdistan, dạn dày với chiến thuật du kích thành thị, có thể dành cho lính Thổ Nhĩ Kỳ nhiều bất ngờ tai hại và gây ra nhiều thiệt hại lớn".

"Nguồn Hòa Bình" thử lửa quan hệ "Putin - Erdogan"

Vẫn theo Le Figaro, chiến dịch quân sự này của Thổ Nhĩ Kỳ còn là dịp để "thử lửa" mức độ bền vững quan hệ giữa Ankara và Moskva.

Lịch sử lâu đời cho thấy quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hiếm khi nồng ấm. Các đời đế chế Nga và Thổ Nhĩ Kỳ nhiều lần giao chiến với nhau để tranh quyền thống trị vùng Balkan và kiểm soát lối vào những vùng biển nước ấm.

Mùa hè năm 2015, đối đầu Nga - Thổ tưởng chừng nổ ra sau vụ một tiêm kích Nga bị hai chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ. Không như mọi người nghĩ, quan hệ Ankara và Moskva bỗng nhiên được hâm nóng. Nguyên nhân vì đâu ? Theo Le Figaro, có nhiều lý do để giải thích : ảnh hưởng của phương Tây suy giảm, quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu cũng lạnh nhạt dần… nhất là sau cú đảo chính hụt hồi tháng 7/2016.

Nhưng theo phân tích của bà Oksana Antonenko, lãnh đạo cơ quan Control Risk tại Luân Đôn, chính cung cách lãnh đạo độc tài, chống lại phương Tây, cách hành động độc lập, nghĩ đến vận mệnh của đất nước là những điểm đã làm cho hai nhà lãnh đạo gần nhau hơn.

Kể từ năm 2016, liên minh Erdogan và Putin đã được đúc kết trên nhiều phương diện ngoại giao, kinh tế và an ninh mà đỉnh điểm là hợp đồng mua tên lửa S-400 của Nga gây bất hòa với NATO mà Thổ Nhĩ Kỳ cũng là một thành viên.

Theo phân tích của một nhà ngoại giao Pháp được Le Figaro trích dẫn "Giống như Putin, ông Erdogan muốn lật lại bàn cờ địa chính trị. Ông cho rằng thế giới đã thay đổi và các hiệp ước ký kết để xử lý đã lỗi thời. Ông cảm thấy bị kềm hãm, bị hụt hẫng. Ông ấy muốn biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một cường quốc toàn cầu chứ không chỉ là một tác nhân trong khu vực. Thời cựu ngoại trưởng Davitoglu, chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ là làm sao đạt được mục tiêu ʺzeroʺ vấn đề với láng giềng".

Còn về phía Nga thì sao ? Nhật báo cánh hữu trích phân tích của nhà địa chính trị học Sylvestre Mongrenier, viện Thomas More, cho rằng "nhìn từ phía Nga, việc tách Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi quỹ đạo của Mỹ là có lợi… Chính sách ngoại giao S-400 cho phép Vladimir Putin làm cho NATO bị chia rẽ và suy yếu thêm. Khi bắt tay với Putin, ông Erdogan đặt nghi vấn về mối liên hệ tin tưởng giữa các đồng minh".

Dù vậy, quan hệ Nga - Thổ không hẳn là "tròn trịa". Theo một nhà ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, quan hệ Putin - Erdogan có thể tóm tắt ngắn gọn theo kiểu "Anh cần tôi, tôi cũng cần anh". Giữa hai nước vẫn có những điểm bất đồng như trong hồ sơ Crimea, Syria và nhất là số phận của ông Bachar Al-Assad. Nga và Thổ Nhĩ Kỳ còn đối đầu nhau tại vùng Balkan và Kavkaz.

Vì thế, một nhà ngoại giao Pháp lưu ý : "Không nên đánh giá quá cao sự xích lại gần giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Chính quyền Ankara sẽ không từ bỏ những nền tảng cơ bản của mình. Họ không thể cho phép mình quay lưng lại với Hoa Kỳ và Châu Âu vì lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ gắn liền với phương Tây".

Những diễn tiến mới ở Syria sẽ chứng minh rõ cho mối quan hệ này. Liên minh giữa phương Tây và các lực lượng người Kurdistan mà Thổ Nhĩ Kỳ đang chống lại quả thật đã thúc đẩy tiến trình xích lại gần giữa Ankara và Moskva. Nhưng điện Kremlin đã khuyến nghị Thổ Nhĩ Kỳ nên suy nghĩ kỹ trước khi mở chiến dịch và "không nên phá hoại tiến trình xử lý cuộc khủng hoảng tại Syria".

Nước Nga, quốc gia duy nhất hiện nay có thể nói chuyện với nhiều nước khác trong khu vực, giờ tự cho mình vai trò trung gian giữa Thổ Nhĩ Kỳ và chế độ Damascus cũng như giữa người Kurdistan và Bachar Al-Assad. Đề xuất thương lượng này của Nga đã được người Kurdistan, sau khi bị Mỹ "đâm sau lưng", hoan nghênh và chấp nhận Nga như là nhà trung gian.

Liệu việc này có làm quan hệ Nga - Thổ nổi sóng ba đào hay không ? Hạ hồi phân giải. Nhưng có một điều chắc chắn là hòa bình đối với người dân Syria sẽ còn rất xa vời. Le Monde e sợ nếu "Ankara gởi chiến binh Syria thân Thổ Nhĩ Kỳ khao khát trả thù" thì cuộc chiến tại Syria sẽ chẳng biết hồi nào kết thúc.

Nước càng giàu, người dân càng béo phì

Cũng trên báo Le Figaro, nhưng trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng, nhật báo thiên hữu báo động "Thêm 50 triệu người béo phì từ năm 2010 tại các nước thuộc khối OCDE".

Hơn một nửa dân số các nước thuộc khối Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OCDE bị quá cân và gần một phần tư dân số bị béo phì. Gánh nặng y tế này đang đè nặng các nguồn ngân sách của 36 nước thành viên (trong đó có Pháp, Hoa Kỳ, Mexico hay Nhật Bản…). Đây là nội dung bản báo cáo của tổ chức được công bố ngày thứ Năm 10/10/2019.

Báo cáo nêu rõ, trong vòng có sáu năm 2010 - 2016, tỷ lệ người dân mắc chứng béo phì đã tăng từ 21% lên 24%, tương đương với khoảng thêm 50 triệu người. Hệ quả của việc thiếu các hoạt động thể thao và ăn uống kém an toàn. Tình trạng béo phì chỉ là bề nổi của hiện tượng, bên cạnh đó, báo cáo còn ghi nhận gia tăng trình trạng tăng huyết áp, cholestérol và tiểu đường.

Theo dự phóng của OCDE, hiện tượng béo phì gia tăng có thể làm cho 90 triệu người có nguy cơ tử vong sớm trong vòng 30 năm tới, tại những nước thuộc OCDE, khối G20 và Liên Hiệp Châu Âu. Tuổi thọ trung bình sẽ sụt giảm ba năm.

Dịch béo phì này không chỉ gây hại cho sức khỏe cộng đồng mà còn tổn hại đến nền kinh tế. Theo ước tính, hàng năm, các chứng bệnh như béo phì, quá cân và nhiều căn bệnh khác có liên quan chiếm đến 8,4% ngân sách y tế, tức khoảng 311 tỷ đô la.

Khi ngành dược tiếp tay làm thuốc giả

Lĩnh vực y tế công cũng là một chủ đề được Les Echos chú ý đến qua bài viết đề tựa "Hãy lên án tai tiếng vô nhân đạo các loại dược phẩm gây chết chóc".

Nhân loại khó mà tiêu diệt các loại dịch bệnh lây nhiễm. Hiện tượng thuốc giả và gây chết người đang bùng nổ, nhất là tại Châu Phi. Tại khu vực này, thuốc giả chiếm đến 30% lượng thuốc tiêu thụ làm hàng trăm ngàn người chết. Một báo cáo của Enact - một tổ chức do Liên Hiệp Châu Âu tài trợ - công bố hồi tháng 7/2019 cho biết thị trường thuốc giả chiếm đến 200 tỷ euro và ngành dược là ngành công nghiệp hàng nhái hàng đầu. Tổ chức Minh Bạch Thế Giới đưa ra con số cao hơn 300 tỷ, tức chiếm đến 6% tổng mức chi y tế thế giới.

Thuốc giả được tìm thấy trên mạng tại những công nghiệp phát triển, nhưng thị trường này tập trung chủ yếu tại các nước đang phát triển. Đứng đầu bảng các nước sản xuất thuốc giả là Trung Quốc, Ấn Độ, Paraguay, Pakistan.

Minh Anh

Published in Quốc tế

Hạt nhân Iran : Trump đẩy Trung Đông vào thế bất ổn

Donald Trump đã hứa và ông đã làm. Ngày 08/05/2018, tổng thống thứ 45 đã rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran mà 5 nước Hội Đồng Bảo An cùng với Đức đã đạt được vào năm 2015 tại Vienna, sau 12 năm đàm phán. Tất cả các nhật báo Pháp đều đưa tin "Trump rời thỏa thuận" trong số đề ngày 09/05.

iran1

Tổng thống Donald Trump trưng sắc lệnh xác định Hoa Kỳ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, ngày 08/05/2018. Reuters/Jonathan Ernst

Les Echos nhận định trên trang nhất "Cuộc đọ sức đáng lo ngại". Trong vòng ba đến sáu tháng nữa, Mỹ sẽ tái lập các biện pháp trừng phạt Iran. Libération tiếp tục chơi chữ khi đưa tựa "Trump dùng vũ khí nguyên tử diệt thỏa thuận hạt nhân với Iran".

Với ông Trump, đó là thỏa thuận tồi tệ nhất mà Hoa Kỳ từng ký kết. Với phương Tây, thỏa thuận hạt nhân với Iran là chưa đầy đủ, nhưng còn hơn là không có. Theo xã luận của Le Figaro, vũ khí nguyên tử tạo vị thế cường quốc cho quốc gia nắm giữ và bảo tồn quyền lực cho các nhà lãnh đạo. Số phận của Saddam Hussein và Mouammar Kadhafi đã khuyến khích Bắc Triều Tiên và Iran đi theo con đường hạt nhân.

Cám dỗ sở hữu vũ khí nguyên tử mạnh đến nỗi cộng đồng quốc tế phải triển khai mọi phương pháp để thuyết phục bất kỳ quốc gia nào có ý đồ phát triển từ bỏ con đường này. Đây chính là thành công tập thể của Hoa Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu, Nga và Trung Quốc. Xã luận của La Croix nhắc lại thỏa thuận ký cách đây 3 năm không phải là một văn bản hoàn hảo và chỉ buộc Iran tạm dừng tham vọng hạt nhân. Thay vì từng bước hoàn thiện thỏa thuận trên như Châu Âu vẫn đề xuất, Hoa Kỳ, được Israel ủng hộ, đã chọn cách cắt cầu.

Trung Đông trước hai mối đe dọa

Cả Le FigaroLes Echos đều đánh giá quyết định rút Hoa Kỳ khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran tác động đến sự ổn định của Trung Đông, mở ra thời kỳ bất ổn với hai mối đe dọa chính. Trong ngắn hạn, có thể là cuộc đối đầu giữa Iran và Israel. Trong dài hạn sẽ là một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân.

Trước hết, Israel và Iran từ lâu vẫn gián tiếp đối đầu nhau thông qua các lực lượng dân quân trong khu vực và hiện tại là trên chiến trường Syria, theo nhận định của Le Figaro trong bài "Chính phủ Israel duy trì bầu không khí cảnh giới". Sau khi tích cực tham gia cứu tổng thống Bachar al-Assad, Iran đang bị tình nghi tìm cách triển khai lâu dài quân đội trên lãnh thổ Syria. Cơ quan tình báo Israel khẳng định lực lượng quân sự Iran đã bắt đầu đưa các hệ thống phòng không, tên lửa tối tân, và chiến đấu cơ tự hành vào Syria.

Sau vụ đụng độ trực tiếp đầu tiên tại Syria vào ngày 10/02, Israel đã nhiều lần oanh kích vào các đoàn xe và kho vũ khí của lực lượng Hezbollah, được Iran hậu thuẫn. Tổng thống Nga bắt đầu lo ngại rằng căng thẳng leo thang giữa hai nước sẽ đe dọa đến sự ổn định của chế độ Syria. Chính trong bối cảnh này, ông Putin tiếp thủ tướng Benjamin Netanyahu ngày 09/05 tại Moskva.

"Trung Đông như một thùng thuốc súng, nơi mà mọi tia lửa nhỏ cũng có thể khơi mào một cuộc xung đột trong vùng và những căng thẳng mới giữa các cường quốc", đây là nhận định của Les Echos. Quyết định của tổng thống Trump trước mắt sẽ tăng cường quan hệ giữa hai đồng minh của Mỹ trong khu vực là Israel và Saudi Arabia.

Trong dài hạn sẽ là một cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân. Tại Trung Đông, Saudi Arabia từng đánh tiếng sẽ không ngồi yên trước mối đe dọa Iran. Về phần mình, "đối mặt với Washington, Tehran sẵn sàng với mọi khả năng có thể xảy ra", vẫn theo Le Figaro. Một mặt, Tehran đã cảnh báo khả năng khởi động lại chương trình hạt nhân, từng hoạt động trước khi ký kết thỏa thuận, và còn với nhịp độ nhanh hơn. Quyết định như vậy có thể sẽ mở đường cho việc nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử và sẽ kéo theo những mối đe dọa quân sự, kể cả từ phía Israel.

Mặt khác, Iran vẫn muốn nhanh chóng đàm phán với các bên tham gia ký kết còn lại để xem các đối tác này có thể cam đoan các lợi ích cho Iran sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân hay không. Theo Libération, việc khó khăn nhất đối với Châu Âu là thuyết phục Iran tiếp tục ở lại trong thỏa thuận, nhưng việc này lại cũng có nguy cơ gây căng thẳng với Hoa Kỳ. Phát biểu trên truyền hình tối 08/05, tổng thống Iran Rohani cảnh báo sẽ "chờ thêm vài tuần nữa trước khi áp dụng quyết định trên" (khởi động lại chương trình hạt nhân).

Kim Jong-un và Tập Cận Bình bí mật gặp nhau lần hai

Thời sự Châu Á rất hiếm trên các nhật báo Pháp, trừ sự kiện "Kim và Tập cho thấy đang xích lại gần nhau", được Le Figaro đề cập. Hai nhà lãnh đạo gặp nhau ngày 08/05 trước thượng đỉnh lịch sử giữa Kim Jong-un và Donald Trump.

Cùng với hình ảnh hai nhà lãnh đạo sánh bước bên bờ biển, Le Figaro nhận định "Kim Jong-un và Tập Cận Bình không rời nhau nữa". Cuộc đối thoại lần hai này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang tìm cách nắm lại vai trò trung tâm trong quá trình giải quyết khủng hoảng nguyên tử Bắc Triều Tiên và bảo vệ những lợi ích chiến lược ở trong vùng, còn Kim Jong-un thì tìm cách đa dạng các cơ hội ngoại giao.

Theo Tân Hoa Xã, lãnh đạo Bắc Triều Tiên nhắc lại mong muốn của ông là các bên liên quan phải có những biện pháp "tiến bộ" và "đồng nhất" để đạt được thỏa thuận phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên và thiết lập hòa bình lâu dài giữa miền Nam và miền Bắc. Nếu các bên liên quan "từ bỏ chính sách thù nghịch và đe dọa Bắc Triều Tiên", thì Bình Nhưỡng "không cần đến vũ khí nguyên tử".

Bằng việc xích gần hơn đến Seoul và Washington, Kim Jong-un có ý không phụ thuộc quá nhiều vào Bắc Kinh. Nhưng ông cũng khéo léo trấn an Tập Cận Bình là Trung Quốc sẽ không bị gạt ra bên lề trong cuộc đàm phán với Hoa Kỳ, đồng thời cũng phòng ngừa trường hợp cuộc họp thượng đỉnh với Donald Trump không đạt được kết quả mong muốn.

Cuối cùng, ông Kim Jong-un cũng hiểu rằng Bình Nhưỡng vẫn cần đến nước láng giềng khổng lồ để phát triển kinh tế, đồng thời để tác động đến việc giảm trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên.

Pháp vẫn tìm giải pháp cho khủng hoảng ngành đường sắt

Sau cuộc họp hôm 07/05 không đạt kết quả, các nghiệp đoàn ngành đường sắt Pháp tiếp tục họp với chính phủ vào chiều 09/05. Cuộc đình công, dù suy yếu, nhưng vẫn tiếp tục đến cuối tháng Năm.

Về vấn đề gánh bớt một phần khoản nợ khổng lồ của SNCF Reseau (hơn 46 tỉ euro), Chính phủ Pháp sẽ không thông báo bất kỳ điều gì cụ thể trước ngày 23/05, cũng là ngày Ủy ban Châu Âu chính thức đưa Pháp khỏi tiến trình "thắt lưng buộc bụng" áp dụng từ năm 2009 vì thâm hụt quá mức. Cũng trong ngày 23/05, Thượng Viện bắt đầu nghiên cứu, trong từng ủy ban, dự luật cải cách ngành đường sắt, trước khi bắt đầu công khai thảo luận từ ngày 29.

Cũng kể từ ngày 23/05, các nghiệp đoàn bắt đầu nghiên cứu lịch trình đàm phán về thỏa thuận tập thể của nhân viên đường sắt SNCF ngoài quy chế. Đây là một điểm quan trọng của dự luật cải cách. Còn theo chính phủ, việc chấm dứt tuyển nhân viên theo quy chế, áp dụng từ ngày 01/01/2020, sẽ giúp công ty SNCF tiết kiệm đến 100 triệu euro mỗi năm và trong vòng 10 năm.

Du lịch càng phát triển, Trái đất càng nóng lên

Năm 2017, ngành du lịch quốc tế đạt kết quả tốt nhất từ 7 năm qua, tăng thêm 7%. Tuy nhiên, theo một số nhà nghiên cứu Úc, Trung Quốc và Indonesia, được Le Monde trích dẫn, "việc ngành du lịch quốc tế phát triển lại làm trái đất nóng lên hơn".

Kết quả nghiên cứu được công bố ngày 07/05 trên tạp chí Nature Climate Change cho thấy khoảng 8% trong tổng số lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính là do du lịch đại trà, trong đó những chuyến du lịch nội địa là nguồn phát thải đáng kể khí CO2.

Đứng đầu vẫn là người Mỹ, phát thải khoảng 3/4 tổng lượng khí phát thải do du lịch, tiếp theo là người Trung Quốc ngày càng du lịch nhiều hơn. Ngoài ra, Đức, Ấn Độ, Mexico, Brazil, Canada, Nhật Bản, Nga và Anh Quốc đều nằm trong "top 10". Một số đảo quốc, được mệnh danh là "thiên đường hạ giới" như Maldives, Seychelles, Chypre…, phải đối mặt với tình trạng phát thải khí CO2 do phát triển kinh tế nhờ du lịch.

Pháp : Phụ nữ ngày càng nghiện rượu ?

"Tình trạng nghiện rượu ở phụ nữ" là hồ sơ trên trang nhất và năm trang "Sự kiện" của nhật báo Libération.

Phụ nữ ngày càng uống nhiều và thường xuyên hơn, thế nhưng các cơ quan hành chính dường như không có vẻ lo lắng, trong khi hậu quả của tình trạng nghiện rượu ở phụ nữ lại nghiêm trọng hơn ở nam giới. Họ dễ bị mắc bệnh xơ gan và ung thư hơn.

Với nhiều phụ nữ, nghiện rượu là một tội lỗi và họ cảm thấy xấu hổ khi bước chân vào phòng khám hoặc điều trị. Không có thống kê chính xác về số lượng phụ nữ nghiện rượu tại Pháp, nhưng theo thẩm định của giáo sư Reynaud, có khoảng 500.000 đến 1,5 triệu phụ nữ nghiện rượu. Điều đáng ngại là các cơ quan dịch tễ có thẩm quyền không ngừng nói là phải nhấn mạnh hơn đến việc phòng ngừa, tuy nhiên, không một thành viên nào trong chính phủ đề cập đến vấn đề này.

Liên hoan Phim quốc tế Cannes 2018 : Everybody knows thiếu thuyết phục

Trở lại sự kiện Liên hoan Phim quốc tế Cannes 2018, bộ phim Everybody knows của đạo diễn người Iran Farhadi, được chiếu tại lễ khai mạc, dường như không được đánh giá cao.

Le Figaro sử dụng chính tên gọi của bộ phim để nhận xét "Mọi người đều biết : Farhadi thua cuộc", dù hai nhân vật chính do cặp vợ chồng diễn viên nổi tiếng của Tây Ban Nha Penélope Cruz và Javier Bardem thủ vai. Theo nhật báo thiên hữu, đạo diễn Iran dường như đã đánh mất hương vị riêng từ khi ông sống lưu bạt.

La Croix đánh giá cao các cảnh quay và phong cảnh của bộ phim, nhưng cho rằng kịch bản lại không có gì mới, tạo cho người xem có cảm đã thấy ở đâu đó, và không có những đoạn cao trào như trong các tác phẩm trước đó của đạo diễn Iran.

Thu Hằng

Published in Quốc tế