Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mỹ thôi chế tài Tướng Venezuela trở mặt với Maduro (VOA, 08/05/2019)

Mỹ đang d b các chế tài kinh tế đi vi mt cu tướng lĩnh Venezuela tr mt vi Tng thng Nicolas Maduro trong một hành đng mà M hi vng s khiến các đng minh quân s khác ca ông Maduro theo bước, Phó Tng thng Mike Pence cho biết hôm th Ba.

vene1

Phó Tổng thng Mike Pence phát biu ti một hi ngh v Châu M ti B Ngoi giao M Washington, ngày 7 tháng 5, 2019.

Các chế tài s được d b đi vi Manuel Cristopher Figuera, cu giám đc cơ quan tình báo ca đt nước Nam M. Ông Figuera tuần trước đã ri b ông Maduro.

"Chúng tôi hi vọng hành đng mà nước chúng ta đang thc hin hôm nay s khuyến khích nhng người khác noi gương Tướng Cristopher Figuera và các thành viên ca quân đi cũng đã bước lên phía trước", ông Pence nói trong một bài phát biu trước Hi Châu M ti B Ngoi giao.

Bài phát biểu ca ông Pence ln đu tiên cho thy cách thc mà chính quyn Trump đnh s điu chnh li chiến lược ca mình sau cuc ni dy bt thành vào tun trước lãnh đo bi Juan Guaido, lãnh đạo phe đi lp được M và các nước phương Tây hu thun. Ông Guaido đã không lôi kéo được các sĩ quan quân đi cao cp t b ông Maduro trong mt n lc thuyết phc quân đi h b ông Maduro.

Ông Pence cảnh báo M sn sàng trn áp các thành viên ca tòa án tối cao Venezuela, vì điu mà ông gi là "công c chính tr" ca ông Maduro.

Bộ Tài chính đã chế tài ch tch pháp vin, Maikel Moreno, vào năm 2017 và by thành viên chính ca hi đng hiến pháp - và hin đang chun b chế tài 25 thành viên còn li ca tòa án, một quan chc chính quyn cao cp ca M nói vi Reuters.

Ông Pence cũng cam kết rng M s làm vic vi các quc gia và t chc cho vay v tài chính thương mi và tín dng đ to công ăn vic làm và chng nghèo Venezuela khi ông Maduro ri nhiệm sở, và tuyên b s gi mt quân y vin ti khu vc M Latin và Bin Caribe vì cuc khng hong Venezuela.

Tàu USNS Comfort sẽ được điu ti Trung M và Nam M vào tháng 6 trong mt s mnh kéo dài năm tháng đ giúp gim áp lc cho các nước đã nhn mt số lượng ln người dân chy khi Venezuela, Lu Năm Góc cho biết.

****************

Leopoldo Lopez được tự do, đối lập Venezuela thêm sức mạnh với hai thủ lĩnh ? (RFI, 06/05/2019)

"Chiến dịch Tự do", bị chính quyền Caracas gọi là "vụ đảo chính", diễn ra ngày 30/04/2019 đã không đạt được quy mô và kết quả theo lời kêu gọi của tổng thống lâm thời tự phong Juan Guiado. Tuy nhiên, nhà đối lập Leopoldo Lopez đã được nhiều quân nhân "đào ngũ" để đứng về phía phe đối lập, đưa ra khỏi ngôi nhà nơi ông bị giam tại gia.

vene2

Nhà đối lập Venezuela Leopoldo Lopez phát biểu trước đại sứ quán Tây Ban Nha nơi ông đang lưu trú với tư cách "khách mời", Caracas, ngày 02/05/2019. Reuters/Manaure Quintero NO RESALES. NO ARCHIVES

Leopoldo Lopez là cựu chủ tịch đảng Voluntad Popular, đảng của tổng thống lâm thời tự phong Juan Guaido và chiếm đa số ở Quốc hội. Leopoldo Lopez cũng là người đỡ đầu chính trị cho nghị sĩ trẻ Juan Guaido, vô danh trên trường quốc tế cho đến khi ông tuyên thệ trở thành tổng thống lâm thời trước người dân ở Caracas vào tháng Giêng 2019.

Ngay sáng 30/04, sau khi được đưa ra khỏi nhà, ông Lopez đã đăng trên mạng Twitter một bức ảnh chụp chung với Juan Guaido và kêu gọi "đấu tranh cho tự do". Nhưng kết quả không như mong muốn, thậm chí có thể nói là "thất bại" của "Chiến dịch Tự do", đã buộc ông phải trú trong sứ quán Tây Ban Nha, với tư cách là "khách mời". Trả lời báo giới, tránh nói về sự thiếu chuẩn bị của cuộc tổng biểu tình ngày 30/04, ông Lopez tuyên bố : "Ngày 30/04 chỉ là bước khởi đầu của một tiến trình không thể đảo ngược được"..., đồng thời hứa sẽ có thay đổi chính trị "trong những tuần tới".

Leopoldo Lopez : Nhà thương thuyết tương lai với chế độ Maduro ?

Ngoài việc có thể đóng vai trò nhà thương thuyết tương lai với chế độ, ông Leopoldo Lopez cũng đã tác động đến việc chuẩn bị cho cuộc tổng tuần hành ngày 30/04. "Tại Venezuela, phe đối lập đã xây dựng một chân dung huyền thoại quanh nhân vật Lopez… Hình ảnh của ông rất có trọng lượng ở trong nước, cũng như ở nước ngoài", theo đánh giá của ông Thomas Pasado, chuyên gia về chính trị Venezuela, đại học Paris VIII, khi trả lời France 24.

Cựu lãnh đạo đảng Voluntad Popular, từng là thị trưởng Chacao, nổi tiếng trong quá khứ về những hành động chống chế độ Chavez. Ông trở thành một trong những nhà đối lập mạnh mẽ, là "kẻ thù không đội trời chung" của chế độ Nicolas Maduro.

Hình ảnh của Lopez được một nhà nghiên cứu khác, Julien Robetier, phác họa lại với France 24 : "Năm 2014, trong loạt biểu tình đẫm máu "La Salida", Leopoldo Lopez đứng đầu cuộc chiến du kích thành thị, đứng đầu phe đối lập sẵn sàng lăn xả vào chiến trường". Chính vì vai trò thích xung đột đó, Leopoldo Lopez bị kết án hơn 13 năm tù và bị quản thúc tại gia từ năm 2017.

Nền kinh tế Venezuela ngày càng bị bóp nghẹt, đời sống người dân ngày càng khốn đốn vì các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Đường phố liệu sẽ theo nhà đối lập giầu có Lopez hay Guaido, nhà lãnh đạo xuất thân từ giai cấp bình dân ? Có thể "không ai trong hai người này", theo nhận định của nhà nghiên cứu Julien Rebotier, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS).

Ông giải thích : "Không nên đánh giá thấp những chia rẽ trong nội bộ phe đối lập với chính phủ. Một mặt, vẫn có những người chống Maduro ôn hòa hơn và họ nhận thấy trong đảng Voluntad Popular của Lopez và Guaido một phong trào quá cực đoan và không mang tính đại diện cho toàn bộ phe đối lập. Mặt khác, trong dân chúng bắt đầu xuất hiện dấu hiệu chán nản, mệt mỏi vì khủng hoảng kinh tế".

Đối với chế độ Maduro, việc nhà đối lập Lopez được tự do dường như nguy hiểm hơn tự do của Guaido. Chính quyền Maduro đã phát lệnh truy nã Lopez ngay ngày 30/04 sau khi ông được giải thoát. Chuyên gia Thomas Posado cho rằng nếu như nhà đối lập nổi tiếng Lopez đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị "Chiến dịch Tự do" ngày 30/04, "sắp tới ông sẽ chỉ là gương mặt biểu tượng. Do không thể ra khỏi sứ quán Tây Ban Nha, nên ông sẽ không thể sử dụng khả năng huy động của mình".

RFI tiếng Việt

Published in Quốc tế

Thủ lĩnh đối lập Venezuela về nước, thách thức Tổng thống Maduro (VOA, 27/02/2019)

Tổng thng t phong ca Venezuela, ông Juan Guaido, hôm 26/2, tuyên b s v nước trong tun này, mt đng thái được cho là tiếp tc thách thc Tng thng Nicolas Maduro.

venezuela1

Ông Guaido trong cuộc gặp với Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence hôm 25/2 ở Colombia.

Nhân vật được phn ln các quc gia phương Tây hu thun đã sang nước láng ging Colombia tun trước đ lãnh đo mt chiến dch đưa hàng cu tr nhân đo vào Venezuela nhưng bt thành.

Sau khi gặp các lãnh đo khu vc, trong đó có Phó Tng thng M Mike Pence Bogota, ông Guaido d kiến s quay li Venezuela trong nhng ngày ti, qua tuyến biên gii có an ninh lng lo, và tiếp tc các hot đng chính tr, công khai thách thc lnh cm của Tòa án Ti cao, theo Reuters.

"Tôi sẽ tr v Caracas trong tun này", ông Guaido nói trong cuc phng vn vi kênh NTN24 hôm 26/2. "Vai trò và nhim v ca tôi là Caracas dù có nhiu ri ro".

Các đại din ca ông Guaido t chi tiết l thi gian c th cũng như cách thc ông s tr v.

Trong một cuc phng vn vi kênh ABC News, phát sóng hôm 26/2, ông Maduro nói rằng s phn ca ông Guaido ph thuc vào h thng tư pháp.

"Ông ta không thể đến ri đi. Ông ta s phi đi mt vi công lý và lut pháp đã cm ông ta ri đt nước. Tôi s tôn trng lut pháp", Tng thng Maduro nói, theo Reuters.

Trong khi đó, ông Guaido cho biết rng nhóm ca công đã có chiến lược, trong trường hp ông b bt, dù không cho biết c th là gì.

"Một tù nhân thì không giúp ích được gì cho ai và mt tng thng lưu vong cũng vy, vì thế chúng tôi hin chưa rõ", ông nói.

******************

Lo âu, hy vọng ở Venezuela (BBC, 26/02/2019)

Sau một ngày cuối tuần đầy bạo lực, đây là thời gian để suy ngẫm. Và đưa ra kế hoạch B.

venezuela2

Một người biểu tình đứng trước vệ binh quốc gia Venezuela ở Cucuta, Colombia

Chính quyền Donald Trump đã ủng hộ ông Juan Guaidó rất nhiều từ khi ông tuyên bố là tổng thống lâm thời từ tháng trước.

Sau sự kiện hôm thứ Bảy, Guaidó cho biết ông đã quyết định chính thức yêu cầu cộng đồng quốc tế cân nhắc tất cả các lựa chọn.

Ngoại trưởng Mỹ, Mike Pompeo, đã chia sẻ trên tài khoản Twitter rằng Mỹ sẽ có "hành động chống lại những người phản đối sự khôi phục hòa bình của nền dân chủ Venezuela".

Gia đình bị chia cắt

Keddy Moreno hiện đang sống ở Petare - khu ổ chuột lớn nhất Venezuela, gần thủ đô Caracas. Keddy đã chuẩn bị tinh thần cho cuộc can thiệp quân sự, hay bất cứ điều gì có thể kết thúc những khó khăn mà bà đang phải trải qua hằng ngày.

Hai năm trước, con gái của bà đã rời Venezuela đi tìm việc ở Peru, chỉ sau khi làm mẹ được bốn tháng. Keddy bây giờ phải nuôi cháu ngoại một mình.

"Sự kiện cuối tuần vừa qua thật là bất công", Keddy nói về việc chính phủ ngăn viện trợ đến nước này.

"Tuy nhiên, nhìn theo hướng tích cực, sự kiện này cho chúng tôi thấy mọi thứ có thể thay đổi", Keddy nói thêm.

Keddy tin rằng Juan Guaidó là sự lựa chọn tốt nhất để đưa Venezuela tiến lên phía trước.

"Nếu ông ấy xuất hiện sớm hơn thì mọi thứ đã có thể thay đổi sớm hơn".

Can thiệp quân sự - tốt hay xấu ?

Cách không xa Petare, tại một khu ngoại ô giàu có ở thành phố Caracas, các gia đình đang tận hưởng những ngày cuối tuần đầy nắng trên đường vành đai Cota Mil nằm dọc theo phía Bắc thủ đô, dưới ngọn núi Avila nhìn ra đô thị.

Renni Pavolini, một kỹ sư dầu khí, đang tản bộ cùng chú chó của mình. Theo Renni, Venezuela cần sự can thiệp của Mỹ để có thể phế bỏ Tổng thống Maduro, bất chấp nhiều người lo ngại rằng điều đó có thể gây hại nhiều hơn là có lợi.

"Mỹ luôn luôn can thiệp", Renni nói khi đưa ra ví dụ về sự can thiệp của Mỹ đối với Việt Nam, Iraq và Cuba trong quá khứ.

"Nhưng nếu sự can thiệp của họ sẽ mang đến sự thay đổi lớn cho đất nước, tôi nghĩ đó là điều tốt".

Theo bà Margarita Lopez Maya, giáo sư một trường Đại học ở Caracas, dù tốt hay xấu thì Venezuela cũng không còn nhiều sự lựa chọn.

"Venezuela vẫn sẽ tiếp tục đặt cược để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này trong hòa bình, nhưng bản chất của chính quyền Maduro khiến điều này trở nên khó khăn", bà Margarita nói.

"Chúng tôi nhận thấy rằng chính quyền không hề quan tâm đến người dân Venezuela. Họ coi nhẹ sự tàn ác hay đàn áp đối với người dân. Họ không có bất kỳ sự lưỡng lự nào. Nếu cần giết, họ sẽ giết. Nếu cần bỏ đói, họ sẽ bỏ đói", bà Margarita nói thêm.

venezuela3

Người dân ở cả hai phía của cuộc tranh luận chính trị đều sợ can thiệp quân sự.

Nỗi sợ can thiệp quân sự

Nhưng người dân ở cả hai phía của cuộc tranh luận chính trị đều sợ can thiệp quân sự.

"Tôi nghĩ rằng nó sẽ phá hủy cơ sở hạ tầng vốn đã không lành lặn, sẽ tạo ra sự chia rẽ trong cộng đồng quốc tế, sẽ hoài nghi về tính hợp pháp của chính quyền mới, và sẽ tạo ra tiền lệ khủng khiếp cho khu vực", ông Benjamin Gedan, thuộc Trung tâm Wilson ở Washington nói.

"Can thiệp quân sự sẽ mang đến những rủi ro lớn và không cần thiết".

Thay vào đó, ông Gedan kêu gọi sự kiên nhẫn. Theo ông Gedan, các biện pháp trừng phạt đối với công ty dầu mỏ nhà nước PDVSA sẽ có hiệu lực vào thời gian tới và sẽ gây thêm áp lực lên chính phủ.

Một khi tiền hết, thì sự trung thành cũng sẽ biến mất.

Hòa bình ?

Hiện ông Maduro vẫn chưa bỏ cuộc. Ở trung tâm thủ đô Caracas vào cuối tuần này, chính phủ Venezuela sẽ tổ chức một buổi hòa nhạc nhân danh hòa bình. Thông qua các nghệ sĩ, chính quyền Venezuela muốn đưa ra thông điệp rằng họ không cần sự can thiệp của các nước khác trong việc khôi phục Venezuela.

"Điều chúng tôi muốn đó là cả thế giới sẽ chuyền lời đến Donald Trump, đến Mỹ, và các quốc gia muốn Venezuela bị chết ngẹn rằng chúng tôi là một nước tự do", Ezequiel Suarez, một người có mặt ở đám đông nói.

"Chúng tôi có thể tự quyết định tương lai mà chúng tôi xứng đáng có và muốn xây dựng".

Ở một tòa nhà gần đó, có một tấm áp phích khổng lồ in hình khuôn mặt Nicolás Maduro nhìn ra buổi hòa nhạc.

Trên tấm áp phích còn có dòng chữ "Tương lai thuộc về chúng tôi".

Nhưng liệu điều đó sẽ còn trong bao lâu ?

Published in Quốc tế

Đến lượt các cụ già xuống đường đòi "tương lai" cho con cháu (RFI, 13/05/2017)

Hàng nghìn cụ ông, cụ bà Venezuela đã tuần hành với ghế lăn và gậy chống, ngày hôm qua, 12/05/2017, tại thủ đô Caracas, để đòi tổng thống Maduro có biện pháp bảo đảm dược phẩm và thực phẩm cho các cháu. Biểu tình do đối lập tổ chức diễn ra ngay sau hôm bộ trưởng Y Tế bị sa thải, vì công bố các số liệu báo động về tình trạng trẻ tử vong rất cao.

vene1

Người già Venezuela biểu tình phản đối tổng thống Maduro tại thủ đô, ngày 12/05/2017. Ảnh : REUTERS/Christian Veron

Cuộc tuần hành của những người cao tuổi đã diễn ra tại phía đông thủ đô Caracas và nhiều thành phố khác trên khắp cả nước. Riêng tại Caracas, đoàn tuần hành bị an ninh ngăn không cho vào trung tâm thành phố.

Gilma Bernal, một người bà có ba cháu, không kìm được nước mắt khi, trả lời thông tín viên RFI Julien Gonzalez. Bà cho biết : "Tôi đến đây vì tất cả những anh hùng, các sinh viên, các thanh niên, đã ngã xuống trong các cuộc biểu tình. Họ ở lứa tuổi các cháu tôi. Trước kia, chúng tôi từng có một cuộc sống dễ chịu hơn nhiều, chúng tôi đã làm việc nhiều, nhưng chúng tôi đã có tất cả. Còn bây giờ, tôi phải xếp hàng để mua một thứ gì đó cho các cháu tôi, một bữa sáng, hay một bữa trưa. Với chính phủ này, các cháu tôi không có tương lai".

Carlos Danos, một nhân viên Nhà nước về hưu chia sẻ cùng một nỗi giận dữ và tình cảm bất lực : "chính quyền vừa tăng lương hưu 85.000 bolivar, nhưng khoản tiền này chỉ đủ để mua được một hộp trứng to, nửa cân pho mát". Theo ông, chế độ hưu trí tại Venezuela là "tồi tệ nhất hành tinh".

Để đáp trả cuộc tuần hành giận dữ này, chính quyền Venezuela đã tổ chức tại trung tâm thành phố một mít tinh lớn khác, cũng toàn do người hưu trí thân chính quyền tham gia.

Đợt biểu tình phản kháng tại Venezuela diễn ra từ đầu tháng 4. Một trong những dấu hiệu thể hiện sự lúng túng của chính quyền, đó là việc bộ Y Tế phải cung cấp số liệu về tử vong trẻ em, tăng hơn 30% giữa hai năm 2015 và 2016. Các nguyên nhân chính là viêm đường hô hấp, nhiễm trùng máu. Theo hiệp hội y tế Venezuela, các bệnh viện hiện chỉ được cấp 3% thuốc men cần thiết.

Hôm nay, tổ chức bảo vệ nhân quyền Foro Penal tố cáo tòa án quân sự của chính quyền Venezuela đã bỏ tù ít nhất 155 thường dân kể từ đầu cuộc phản kháng. Một quan chức cao cấp trong ngành tư pháp Venezuela hôm thứ Tư cũng lên án tình trạng chính quyền sử dụng tòa án quân sự để kết án những người biểu tình bị bắt.

Trọng Thành

************************

Người biểu tình Venezuela dùng 'bom phân' tấn công cảnh sát (Một Thế Giới, 11/05/2017)

vene2

Một nhóm biểu tình chống chính phủ Venezuela đang chuẩn bị bắn 'bom phân'

Những cuộc biểu tình chống và ủng hộ chính phủ tại Venezuela đã khiến tình hình nước này ngày càng hỗn loạn trong bối cảnh có thêm 2 người biểu tình thiệt mạng trong ngày 10/5.

Những người biểu tình chống chính phủ đã sử dụng một loại vũ khí mới chống lại lực lượng cảnh sát, đó là những chai lọ chứa đầy phân và được bắn đi bằng ná thun.

Những cuộc biểu tình lớn chống chính phủ Venezuela liên tục được tổ chức trong hơn 1 tháng qua. Số người thiệt mạng vì bạo động đã lên tới hàng chục người.

Trong cuộc đụng độ ngày 10/5, những người biểu tình chống chính phủ lên án sự khủng hoảng kinh tế tại Venezuela và yêu cầu lật đổ Tổng thống Nicolas Maduro, tiến hành bầu cử tổng thống mới.

Nhóm biểu tình phần đông là giới trẻ bịt mặt và trang bị vũ khí tự tạo. Họ tấn công lực lượng an ninh bằng những lọ thủy tinh chứa đầy phân trong khi lực lượng an ninh đáp trả bằng vòi rồng và hơi cay.

"Cút đi Maduro, ông là kẻ vô dụng", một thiếu niên bịt mặt trong đám đông biểu tình la lớn và ném phân vào nhân viên công quyền.

Những bài viết về việc chế tạo cocktail molotov hay "bom phân" được lan truyền một cách chóng mặt trên mạng xã hội ở Venezuela. 

Tuy nhiên, nhiều nhà hoạt động chống chính phủ Venezuela chỉ trích việc dùng "bom phân" tấn công vào nhân viên công vụ vì đây là một hành động "ngu ngốc". Nhiều nhà hoạt động cho rằng việc ném phân lung tung có thể làm lan truyền dịch bệnh, trong bối cảnh Venezuela thiếu thuốc và xà phòng diệt khuẩn.

Trong cuộc biểu tình hôm 10/5, Miguel Castillo (27 tuổi) và Anderson Dugarte (32 tuổi) đã bị giết trong đám đông hỗn loạn, theo Bộ Nội vụ Venezuela. Nhiều nhân chứng tại hiện trường nói rằng cả hai người trên bị bắn chết, nhưng không thể chỉ ra phe nào đã thực hiện hành động này.

Tính từ tháng 4 đến nay, có 39 người ở cả phe ủng hộ chính phủ, cảnh sát và phe chống chính phủ Venezuela thiệt mạng trong các cuộc biểu tình. Hàng trăm người khác bị thương hoặc bị lực lượng an ninh bắt giam và đưa ra xét xử ở tòa án binh.

Chính phủ Venezuela cáo buộc phe đối lập đang muốn lật đổ ông Maduro dưới sự giật dây từ Mỹ. Caracas cũng chỉ trích và cáo buộc phe đối lập sử dụng "vũ khí sinh học và hóa học" bằng cách ném "bom phân" trên phố.

Những người ủng hộ ông Maduro cũng đang kéo về thủ đô Caracas từ các tỉnh miền quê, nơi đảng của ông Hugo Chavez vẫn chiếm được cảm tình lớn từ người dân. Nhiều người biểu tình ủng hộ chính phủ mang theo hình của ông Chavez - vị Tổng thống quá cố mà họ ngưỡng mộ.

Tình hình an ninh tại Venezuela đang ở mức báo động cao khi nhiều vụ cướp bóc trắng trợn diễn ra trên khắp cả nước, đặc biệt vào ban đêm.

Ái Vi (theo al-Jazeera)

***********************

Bạo loạn leo thang, nhân dân nghèo đói (Người Tiêu Dùng, 11/05/2017)

Bạo loạn leo thang, người dân Venezuela lâm vào cảnh nghèo đói, thiếu thuốc men. Tổng thống Nicolas Maduro tiếp tục bị cáo buộc nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị.

Mới đây, Bộ Y tế Venezuela đã công bố số liệu về hàng nghìn cái chết của trẻ em tại quốc gia này trong vòng 6 tháng qua. Cụ thể, có 11.466 trẻ sơ sinh chết trong năm 2016, tăng 8.812 trường hợp so với trước đây. Ước tính chung tỷ lệ tử vong của trẻ dưới 1 tuổi tại Venezuela tăng 30%. Trong báo cáo nói trên, Bộ cũng khẳng định tỷ lệ tử vong của thai phụ người Venezuela tăng 2/3 so với cùng kì.

vene3

Thai phụ tại Venezuela không được chăm sóc (Ảnh : Caribbean News)

Ngoài ra, nguồn thông tin từ Reuter tiết lộ, đến nay nhiều bệnh viện tại Venezuela chỉ đáp ứng được 3% số lượng thuốc cần có để hoạt động bình thường và các trường hợp sốt rét đã lên đến 240.000 ca, tăng xấp xỉ 76% so với năm ngoái.

Theo đó, các số liệu chính thức của Venezuela đã bị ngừng công bố từ năm 2015, nhưng nhìn vào dữ liệu y tế của quốc gia trong thời gian dài, mọi người đều có thể nhìn nhận được thực trạng không mấy sáng sủa đất nước này. Dưới tác động của căng thẳng chính trị, khủng hoảng kinh tế, đói nghèo  và sự thiếu hụt y tế đang dần trở thành "điều hiển nhiên" tại quốc gia này.  

Bên cạnh đó, hôm thứ Tư vừa qua (11/5), cảnh sát Venezuela đã bắn hơi cay và súng nước vào nhóm biểu tình trước Tòa án Tối cao Caracas. Các tay súng đeo mặt nạ cũng nổ súng vào những người biểu tình ở những nơi khác tại thủ đô sau khi nhóm biểu tình phản ứng bằng cách ném bom lửa, và đất đá vào cảnh sát.

"Có một người đàn ông 27 tuổi bị giết trong cuộc diễu hành lần này và ít nhất một người khác chết hai ngày sau khi bị bắn vào đầu trong một cuộc biểu tình tại thành phố Merida" - ông Nestor Reverol, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Venezuela cho biết.

vene4

Căng thẳng chính trị tại Venezuela vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt (Ảnh : AFP)

Được biết, chính động thái yêu cầu cải cách hiến pháp và bầu cử sớm của Tổng thống Maduro là nguyên nhân của những cuộc bạo loạn lần này. Từ cuối tháng 4/2017. phe đối lập chính quyền Venezuela đã cáo buộc Tổng thống Nicolas Maduro là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị tại đây. Từ nửa đầu 5/2017, những cuộc biểu tình chống tổng thống đã tăng cao trên khắp đất nước, đẩy mạnh sự bất ổn xã hội tại Venezuela.

Đồng thời, về mặt kinh tế, theo Ngân hàng Thế giới (WB), đồng nội tệ tại Venezuela đang mất giá trầm trọng. Điều này kết hợp với việc kiểm soát quá chặt nền kinh tế đang khiến giá cả tại đây leo thang, đồng nghĩa với việc khả năng duy trì sinh nhai của người dân Venezuela đang suy giảm từng ngày.

Như Ý

(Theo AFP, 5/2017)

***********************

Bạo loạn gia tăng, tổng thống sẽ từ chức ? (Người Tiêu Dùng, 25/04/2017)

Sau lời kêu gọi bầu cử từ Tổng thống Maduro, bạo loạn tại Venezuela vẫn tiếp tục gia tăng.

Thứ hai vừa qua, người dân Venezuela một lần nữa chứng kiến cái chết của 3 thường dân trong các cuộc biểu tình. Trong đó, một người đàn ông thuộc nhóm người ủng hộ chính phủ bị giết trong vụ đụng độ. Người thứ hai thiệt mạng tại Merida và một người khác bị giết tại thị trấn Barinas - đến nay vẫn chưa rõ hai người này có thuộc nhóm người ủng hộ ông Maduro hay không. Đồng thời, cuộc giằng co gần nhất cũng khiến 5 người khác bị thương.

vene5

Cảnh sát Venezuela sau cuộc biểu tình hôm thứ hai (Ảnh : AFP)

"Hai chiếc xe tải của chính phủ đậu ở phía đông Caracas trên một xa lộ đầy những người biểu tình đeo mặt nạ. Tuy nhiên, các quan chức cảnh sát gần đó không can thiệp ngay lập tức" - Hãng tin AFP chia sẻ

Điều này chứng minh cả giới quan chức lẫn người dân Venezuela đều cảm thấy mệt mỏi với các cuộc tranh chấp. Một khảo sát gần đây của Venebarometro (hãng tham dò dư luận) cũng cho thấy 7 trên tổng số 10 người dân Venezuela không ủng hộ ông Maduro. Đây chính là tiền đề để phe đối lập đổ lỗi cho chính phủ về các vụ bạo lực chết người và kêu gọi một "cuộc đảo chính".

"Chúng tôi đang lâm vào thế đói nghèo, tôi còn không thể tìm thấy sữa cho đứa con 16 tháng tuổi của mình" - một người dân Venezuela trả lời phỏng vấn của Reuters

vene6

Người dân Venezuela biểu tình chống chính phủ hôm 24/4 (Ảnh : AFP)

Bên cạnh đó, sự nổi loạn trở lại của phe đối lập sau lời kêu của ông Maduro đã làm nảy sinh mối quan ngại từ quốc tế đối với nền kinh tế "bốc mùi" của quốc gia Nam Mỹ này. 

Như Ý

(Theo AFP, 4/2017

Published in Quốc tế