Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Ông Pompeo nói Mỹ phải thách thức Đảng cộng sản Trung Quốc

BBC, 31/10/2019

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo hôm 31/10 lại dấn thêm một bước trong các phát biểu gần đây vốn đã gay gắt của Hoa Kỳ nhắm vào Đảng cộng sản cầm quyền Trung Quốc, rằng họ tập trung vào việc thống trị quốc tế và cần phải bị thách thức, theo Reuters.

my1

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh năm 2018

Trích đoạn phát biểu của Tổng thống Trump tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc

Phát biểu của ông Pompeo được đưa ra ngay cả khi chính quyền Trump cho biết họ vẫn dự kiến sẽ ký kết giai đoạn thỏa thuận đầu tiên để chấm dứt cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh vào tháng tới, bất chấp việc Chile rút khỏi vị trí chủ nhà hội nghị APEC - nơi các quan chức Mỹ hy vọng sẽ diễn ra lễ ký kết.

Lặp lại bài phát biểu tuần trước của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence chỉ trích Trung Quốc về nhân quyền, thương mại và chiến thuật mở rộng ảnh hưởng toàn cầu, ông Pompeo nói rằng Hoa Kỳ từ lâu đã trân trọng tình bạn với người dân Trung Quốc, nhưng nói thêm :

"Chính phủ cộng sản ở Trung Quốc ngày nay không giống với người dân Trung Quốc. Họ đang tiếp cận và sử dụng các phương pháp thách thức toàn bộ Hoa Kỳ, thế giới và chúng ta, và tất cả chúng ta cần phải đối đầu với những thách thức này."..

"Sẽ không thực tế nếu bỏ qua những khác biệt cơ bản giữa hai hệ thống của chúng ta và tác động của sự khác biệt trong các hệ thống đó đối với an ninh quốc gia Mỹ", ông Pomp Pompeo phát biểu trong buổi tiệc tối tại Viện Hudson ở New York.

Ông nói rằng Tổng thống Donald Trump, người đang có kế hoạch ra tranh cử vào năm tới, đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về Trung Quốc ngay từ ngày đầu cầm quyền.

"Ngày nay, chúng ta cuối cùng cũng nhận ra Đảng cộng sản thực sự có thái độ thù nghịch với Hoa Kỳ và các giá trị của chúng ta tới mức độ nào... và chúng ta có thể nhận ra điều này nhờ sự lãnh đạo của Tổng thống Trump".

Ông Pompeo cho biết ông sẽ có một loạt các bài phát biểu trong những tháng tới về các ý thức hệ và giá trị cạnh tranh, bao gồm các phát biểu về chiến dịch ảnh hưởng toàn cầu của các cơ quan tình báo của Đảng cộng sản Trung Quốc và các hoạt động kinh tế "không công bằng và ăn cướp" của Bắc Kinh.

"Đảng cộng sản Trung Quốc là một Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lênin tập trung vào 'đấu tranh' và thống trị quốc tế - chúng ta chỉ cần lắng nghe những gì các nhà lãnh đạo của họ nói", ông nói.

Ông Pompeo cho biết ông cũng sẽ nói về việc xây dựng năng lực quân sự của Trung Quốc "vượt xa những gì nước này cần để tự vệ".

Ông Pompeo nói rằng Hoa Kỳ không tìm kiếm sự đối đầu với Trung Quốc và muốn thấy một hệ thống thị trường cạnh tranh, minh bạch, có lợi cho cả hai bên. Ông nói rằng những bước đầu tiên để đạt được điều này có thể được nhìn thấy trong giai đoạn một của thỏa thuận thương mại, gần như đã được ký kết.

"Tôi rất lạc quan rằng chúng ta sẽ đạt được điều đó. Đó là một điều tốt, một nơi mà chúng ta có thể làm việc cùng nhau", ông nói. "Tôi nghĩ điều này sẽ cho thấy chúng ta có thể đạt tới một điểm chung".

Hôm thứ Ba 29/10, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc đã phản ứng lại việc Mỹ chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Bắc Kinh, nói rằng điều này không 'có lợi' cho các cuộc đàm phán thương mại giữa Bắc Kinh và Washington.

*******************

Mỹ bác yêu cầu áp trừng phạt của Trung Quốc trước WTO

VOA, 29/10/2019

Hoa Kỳ hôm thứ Hai 28/10 bác yêu cầu của Trung Quốc đòi áp thuế phạt đối với lượng hàng hóa trị giá 2,4 tỷ USD của Mỹ nhằm đáp trả việc Hoa Kỳ không tuân thủ phán quyết của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), và như thế đưa vụ tranh chấp lên tòa án trọng tài, một quan chức về thương mại của Geneva cho biết.

my1

Tư liệu : Tổng thống Trump bắt tay Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc gặp bên lề Hội nghị G-20 ở Osaka, Nhật Bản. Hai nước đang đối đầu trong một cuộc tranh chấp thương mại, đe dọa đẩy kinh tế thế giới vào suy thoái. (AP Photo/Susan Walsh, File)

Hồi tháng 7, các thẩm phán của Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO nói Hoa Kỳ đã không hoàn toàn tuân thủ phán quyết của WTO về thuế quan áp dụng trên các mặt hàng do Trung Quốc sản xuất như tấm pin mặt trời, tháp gió và xi lanh thép. Các thẩm phán nói Bắc Kinh có thể áp dụng các biện pháp trả đũa nếu Washington không gỡ bỏ các sắc thuế quan đó.

Hôm 28/10 Washington thách thức phán quyết vừa kể tại Cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương Mại Thế giới. Quan chức thương mại trong cuộc cho hay, Washington phản đối số tiền 2,4 tỷ USD mà Trung Quốc đòi được đền bù, và như vậy, đưa vụ tranh chấp lên tòa án trọng tài WTO để định đoạt số tiền trừng phạt.

Vụ kiện đã khởi sự từ thời cựu Tổng thống Barack Obama nêu bật những khiếu nại liên tục của Tòa Bạch Ốc về Tổ chức Thương Mại Thế giới – WTO.

Published in Quốc tế

Mỹ-EU sát cánh tại WTO về vấn đề Trung Quốc (VOA, 09/04/2019)

Lãnh đạo Châu Âu trước đây không đt nng vn đ vi chính sách thương mi Trung Quc đ tm mc như l ra h nên làm, nhưng Hoa Kỳ và liên hip Châu Âu gi đây đang làm vic sát cánh với nhau ti T chc Thương mi Thế gii xoay quanh các chính sách kinh tế phi th trường ca Trung Quc, gii chc thương mi hàng đu ca M, Clete Willems, cho biết ngày 8/4.

mytrung1

Một chiếc túi LV gi được mua t mt trang mng ca Trung Quc được phơi bày trước báo gii bên ngoài mt ca hiu Louis Vuitton ti Maryland, M.

Nguồn tin này cho hay Hoa Kỳ và EU mun làm vic vi nhau trên các d án chung cung cp nhng gii pháp th trường thay thế cho các sáng kiến do nhà nước dn đu vn có nhiu rào cn ràng buc.

Trong tháng này, Trung Quốc t chc thượng đnh ln hai cho sáng kiến Vành đai Con đường vi vin kiến kết ni Trung Quc vi Châu Á, Châu Âu, và hơn thế na vi chi tiêu khng l cho cơ s h tng nhưng M không gi gii chc cp cao tham d s kin này.

Washington nói họ xem sáng kiến này là cách bành trướng s nh hưởng ca Bc Kinh ra hi ngoi và tăng gánh nng n nn không bn vững cho các nước thu nhp thp.

******************

Đàm phán thương mại Mỹ-Trung : Có tiến bộ nhưng còn chông gai (VOA, 09/04/2019)

Giới chc Hoa Kỳ "chưa hài lòng" v tt c mi vn đ đang tn đng trên con đường tiến ti mt tha thun chm dứt thương chiến M-Trung dù có đt tiến b trong các cuc đàm phán vi Trung Quc hi tun trước, mt gii chc cp cao ca Tòa Bch c cho Reuters biết ngày 8/4.

mytrung2

Thành viên phái đoàn thương mi M Clete Willems ri khách sn đ đến hp vi gii chc Trung Quc Bc Kinh hôm 13/2/19.

Mỹ và Trung Quc rơi vào cuc chiến thuế quan ăn miếng tr miếng t tháng 7 năm ngoái, làm ảnh hưởng ti các th trường tài chính toàn cu và các chui cung ng thế gii, gây thit hi cho c hai nn kinh tế ln nht thế gii hàng t đô la.

Mỹ đang hi thúc Trung Quc thay đi đ gii quyết nhng quan ngi lâu nay v vic Bc Kinh tr cp công nghiệp, buc doanh nghip nước ngoài phi chuyn giao công ngh và lơi lng trong vic bo v quyn s hu trí tu.

Hai bên kết thúc vòng đàm phán mi nht ti Washington vào tun trước và s ni li các cuc tho lun trong tun này.

"Chúng tôi đang đạt tiến bộ trong nhiu vn đ và có nhiu chuyn chúng tôi chưa hài lòng", ông Clete Willems, gii chc thương mi hàng đu ca Tòa Bch c, cho biết.

Ông không nêu cụ th nhng vn đ chưa được gii ta.

Tuy nhiên, ông cho biết Trung Quc và Hoa Kỳ đã nht trí về mt cơ cu thc thi mà qua đó Washington có quyn tr đũa Bc Kinh nếu Trung Quc không tôn trng nhng điu khon trong tha thun.

Tuần trước, Tng thng M Donald Trump loan báo có th đôi bên s đt được mt thun trong vòng 1 tháng ti.

*****************

Mỹ đề xuất áp thuế lên 11 tỷ đô la hàng EU (BBC, 09/04/2019)

Mỹ đang xem xét áp thêm thuế lên hàng hóa trị giá khoảng 11 tỷ đô la từ Liên Hiệp Châu Âu để đáp trả các khoản trợ cấp của EU cho Airbus.

mytrung3

Các mặt hàng từ rượu, phô mai đến máy bay của EU có thể bị Mỹ đánh thêm thuế (Ảnh minh họa)

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã nhận định rằng các khoản trợ cấp này có tác động xấu đến Mỹ.

EU và Mỹ đã kiện lẫn nhau trong hơn một thập kỷ qua về việc hai bên viện trợ bất hợp pháp cho các hãng máy bay Boeing và Airbus nhằm giành lợi thế trong kinh doanh máy bay trên toàn cầu.

Máy bay và phô mai là một trong những sản phẩm có thể bị áp thuế, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) cho biết.

Chính quyền Trump đã 'chiến đấu' trên nhiều mặt trận thương mại trong thời gian qua.

Động thái này sẽ đánh dấu sự leo thang trong căng thẳng thương mại giữa Mỹ và EU.

USTR cho biết giá trị của hàng hóa dự kiến bị áp thuế sẽ được WTO xem xét và dự kiến đưa ra quyết định trong một vài tháng tới.

Một danh sách sơ bộ các hàng hóa dự kiến bị đánh thuế đã được ban hành để tham khảo ý kiến công chúng, bao gồm một loạt các mặt hàng, từ máy bay trực thăng đến rượu vang.

"Vụ việc đã được xem xét về pháp lý trong 14 năm qua và đã đến lúc phải hành động. Chúng tôi đang chuẩn bị để phản ứng ngay lập tức khi WTO đưa ra kết luận về các biện pháp đối phó của Mỹ", Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Robert Lighthizer nói.

"Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là đạt được thỏa thuận với EU để chấm dứt tất cả các khoản trợ cấp không phù hợp đối với máy bay dân dụng lớn. Khi EU chấm dứt các khoản trợ cấp có hại này, Mỹ có thể dỡ bỏ các khoản thuế bổ sung".

Chuyện gì đã xảy ra ?

Gói thuế quan mới mà Hoa Kỳ đề xuất có thể được áp dụng cùng với các mức thuế hiện có đối với các sản phẩm Châu Âu.

Năm ngoái, Mỹ đã bắt đầu thu thuế đối với việc thép và nhôm nhập khẩu từ các đồng minh quan trọng bao gồm EU.

EU đã áp dụng mức thuế trả đũa đối với hàng hóa trị giá 2,8 tỷ euro của Mỹ vào tháng 6 đối với các sản phẩm như rượu whisky, bourbon, xe máy và nước cam.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa sẽ áp thuế đối với ô tô nhập khẩu từ EU, nếu cả hai bên không thể đạt được thỏa thuận thương mại.

Mỹ hiện đang đàm phán một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, nhưng các gói thuế quan mà hai nước đánh lên hàng hóa của nhau đã đè nặng lên nền kinh tế toàn cầu trong năm nay.

Published in Quốc tế

Trung Quốc lừa Mỹ và Châu Âu ở WTO như thế nào ?

"Trung Quốc đã lừa Mỹ và Châu Âu như thế nào ở Tổ chức Thương mại Thế giới ?". 

*wto1

Phát ngôn viên Phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước Trung Quốc giới thiệu văn bản "Trung Quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới" trong một hội nghị ngày 28/06/2018 tại Bắc Kinh. Reuters/Stringer

Đây là câu hỏi lớn được nhật báo kinh tế Les Echos đặt ra trong chuyên mục "Ý kiến & Bình luận" trong số ra ngày 09/07/2018.

Năm 2001, khi Trung Quốc được kết nạp vào định chế này, cả Hoa Kỳ lẫn Liên Hiệp Châu Âu ngây thơ tin rằng Trung Quốc sẽ hướng đến nền kinh tế thị trường, phi tập trung và tôn trọng các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO. Thị trường hơn 1 tỉ dân Trung Quốc chuộng hàng Mỹ và Châu Âu sẽ được mở rộng.

Sau gần 20 năm, Mỹ và Châu Âu mới tỉnh ngộ, thấy mình bị lừa. Cả hai đang trả giá vì quá ngây thơ trước thực tế của thế giới Trung Hoa, theo nhận định của bài viết trên Les Echos.

Những lời hứa, cam kết rất chặt chẽ mà tổng thống Mỹ Bill Clinton khẳng định nhận được từ phía Bắc Kinh, càng thúc ông nhiệt tình ủng hộ ứng viên Trung Quốc năm 1999. Tuy nhiên, từ khi chính thức được kết nạp, những lời hứa đó trở thành vô nghĩa vì Trung Quốc đi theo một hướng hoàn toàn khác của định chế vì "WTO hướng đến việc tạo điều kiện cho thương mại giữa các nền kinh tế thị trường, trong đó vai trò của Nhà nước bị hạn chế".

Năm 2001, Trung Quốc đứng trước một thách thức lớn vì nền kinh tế nước này chủ yếu dựa vào lĩnh vực công và các doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Phương Tây đưa ra thời hạn 15 năm để Bắc Kinh cổ phần hóa và tự do hóa các doanh nghiệp quốc doanh. Nếu không, toàn bộ hệ thống của WTO sẽ gặp nguy. Lời cảnh báo đang trở thành hiện thực !

Thực vậy, nền kinh tế Trung Quốc hiện nay được đánh dấu với việc tăng cường quyền lực của chủ tịch Tập Cận Bình, một chế độ ngày càng chuyên quyền, Nhà nước có mặt khắp nơi trong lĩnh vực kinh tế, trợ cấp rộng rãi và sự tồn tại dai dẳng của các doanh nghiệp nhà nước. Thực tế này khác hoàn toàn với tiêu chuẩn của phương Tây. Và điều này cũng giải thích tại sao vào năm 2016, Washington và Bruxelles đã từ chối việc công nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường, như từng hứa năm 2001.

Sai lầm đầu tiên của phương Tây là nghĩ rằng tại Trung Quốc, tư bản nhà nước có thể sẽ nhường chỗ cho tư bản thị trường và Bắc Kinh sẽ chấp nhận những giá trị dân chủ của phương Tây. Tuy nhiên, Bắc Kinh lại cho rằng mô hình phương Tây đã lỗi thời.

Một điểm khác biệt nữa là phương Tây và Trung Quốc không có chung "khái niệm thời gian". Một doanh nghiệp phương Tây có thể sẽ không đầu tư vào một dự án không mang lại lợi nhuận tức thì. Tuy nhiên, Trung Quốc lại không chú trọng vào lợi nhuận trước mắt nếu như cần đến lợi ích chiến lược lâu dài. Điều này cũng giải thích tại sao Bắc Kinh lại tác động đến nền kinh tế.

Một ví dụ cụ thể chứng tỏ kinh tế thế giới mất cân đối và sản xuất dư thừa chính là cách Trung Quốc sản xuất không tuân theo nguyên tắc của thị trường. Từ năm 2001, Bắc Kinh triển khai nhiều chương trình hỗ trợ có quy mô lớn đối với các ngành công nghiệp thép, thủy tinh, giấy và thiết bị trong lĩnh vực sản xuất ô tô. Bà Elvire Fabry, chuyên gia thuộc Viện Jacques Delors (Pháp), thẩm định "doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm gần 40% các tập đoàn công nghiệp chính của Trung Quốc và chiếm đến 80-90% thị phần trong các ngành công nghiệp chiến lược".

Trả lời Le Monde hồi tháng 06/2018 về sự ngây thơ của phương Tây, ông Pascal Lamy, cựu tổng giám đốc của WTO, cho rằng "lẽ ra chúng ta phải điều chỉnh tốt hơn ở hai điểm : trợ cấp của Nhà nước cho các doanh nghiệp và sự thâm nhập vào thị trường công ngay khi Trung Quốc phát triển nhanh chóng".

Chiến lược "Made in China 2025" gây lo ngại

Vẫn theo Les Echos, kế hoạch "Made in China 2025" phản ánh rõ cách làm của Trung Quốc và đi ngược hoàn toàn với quy luật của nền kinh tế thị trường : "Chính phủ can thiệp có hệ thống vào thị trường nhà nước để tạo điện kiện thuận lợi, dễ dàng cho việc các doanh nghiệp Trung Quốc thống trị nền kinh tế".

Les Echos kết luận, đã đến lúc phải xem lại sự cân đối trong quan hệ thương mại và cải cách quy định của WTO. Có lẽ Bruxelles và Washington cũng phải mời Bắc Kinh ngồi lại vào bàn đàm phán.

Hạt nhân : Bắc Triều Tiên lên giọng

Hạt nhân Bắc Triều Tiên là chủ đề được Le Figaro quan tâm. Ngay sau cuộc đàm phàn thứ nhất với ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, "Bình Nhưỡng đã lên giọng" tố cáo "các phương pháp gangster" của chính quyền Mỹ.

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Bắc Triều Tiên lên án những yêu cầu "đơn phương", cảnh cáo Hoa Kỳ về "sai lầm không tránh được" liên quan đến mục tiêu "phi hạt nhân hóa hoàn toàn, kiểm chứng được và không thể đảo ngược" của Washington. Ngoại trưởng Mỹ cũng đáp trả ngay lập tức tại Tokyo : "Nếu đó là những yêu cầu của bọn gangster thì cả thế giới là gangster vì Hội đồng Bảo an hoàn toàn nhất trí về những việc cần làm" đối với Bắc Triều Tiên.

Le Figaro cho biết các cuộc đàm phán song phương rất tế nhị. Phía Mỹ chỉ trích chế độ Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục chương trình hạt nhân căn cứ vào ảnh vệ tinh chụp gần đây. Bắc Triều Tiên đòi được nương tay ngay lập tức trong khi Washington yêu cầu Bình Nhưỡng giao đầu đạn hạt nhân và phi hạt nhân hóa trước đã.

Đằng sau những phát biểu cứng rắn, "cả hai lãnh đạo có một lợi ích chung là khai thác vấn đề hạt nhân Bắc Triều Tiên phục vụ kế hoạch trong nước", theo đánh giá của chuyên gia Cheong Seong-chang của Viện Sejong ở Seoul. Phía tổng thống Mỹ cần quảng bá thành công ngoại giao trong bối cảnh bầu cử bán phần Nghị Viện. Phía lãnh đạo Kim Jong-un cần sự giảm nhẹ trừng phạt của quốc tế để thúc đẩy nền kinh tế bấp bênh và tiếp tục duy trì quyền lực.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chính thức thâu tóm quyền lực

Thời sự quốc tế được chú ý với sự kiện "tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan chính thức thâu tóm quyền lực" ngày hôm nay, như nhận định của nhật báo kinh tế Les Echos, sau khi thắng ngay từ vòng 1 cuộc bầu cử tổng thống và nghị viện trước thời hạn. "Tại Thổ Nhĩ Kỳ, thêm một đợt thanh trừng mới trước khả năng dỡ bỏ tình trạng khẩn cấp", theo thông tin của La Croix, với hơn 18.000 công chức bị sa thải.

Trong khi đó, "phe đối lập bị chia rẽ vì thất bại trước Erdogan" là bài viết trên Le Monde. Liên minh tình thế hình thành từ các phe đối lập, Cộng Hòa, dân túy và phe Hồi giáo, ngừng hoạt động. Phe dân túy Thổ Nhĩ Kỳ không loại trừ khả năng liên kết với đảng cầm quyền AKP của tổng thống Erdogan.

Luân Đôn chọn "Brexit mềm"

Hạn chế tự do đi lại của công dân để lấy lại quyền kiểm soát chính sách nhập cư nhưng không giới hạn lưu thông hàng hòa để tiếp tục trao đổi thương mại với Liên Hiệp Châu Âu nhằm hạn chế thiệt hại mà các doanh nghiệp Anh có thể bị liên đới. Ngày 06/07/2018, Luân Đôn đã chọn con đường "soft Brexit", theo thông tin của Les Echos. Còn với Le Monde, thủ tướng May buộc chính phủ theo "Brexit mềm".

Cụ thể, theo thông cáo sau buổi họp nội các, chính phủ Anh đề xuất "hình thành vùng tự do trao đổi giữa Anh Quốc và Liên Hiệp Châu Âu với các quy định chung về tài sản công nghiệp và nông phẩm". Tuy nhiên, đề xuất của chính phủ đã bị phe đối lập Công Đảng và nhiều lãnh đạo doanh nghiệp chỉ trích gay gắt suốt cuối tuần qua. Vấn đề ở chỗ Bruxelles sẽ chào đón đề xuất của chính phủ Anh như thế nào ?

Trang nhất : Tổng thống Pháp tìm hơi thở mới

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đọc bài diễn văn thường niên trước Quốc hội lưỡng viện ngày 09/07 tại điện Versailles là sự kiện được các báo chú ý trên trang nhất.

Le Monde cho rằng "Trước Nghị Viện, Macron tìm đà tiến mới". Le Figaro có cùng nhận định : "Đang gặp khó khăn, Macron muốn tìm hơi thở mới". Libération đăng chân dung ông Macron trên trang nhất với hàng tựa "Tình trạng thất sủng" vì tổng thống Pháp ngày càng bị chỉ trích vì cách điều hành quân chủ và tỉ lệ tín nhiệm sụt giảm, dù vẫn được 1/3 dân Pháp ủng hộ

Theo nhận định của Le Monde, đây cũng là dịp để tổng thống Pháp trấn an phe đa số, mà trong nội bộ đang có nhiều tiếng nói yêu cầu tập trung đến mảng xã hội, trong khi ông Macron giữ ý định thiên về cánh hữu nhằm chia rẽ đối lập. Ngoài ra, ông Macron cũng nhấn mạnh đến những cải cách đang được tiến hành, trình bày tầm nhìn về hiện trạng của nước Pháp, của Châu Âu và đưa ra các triển vọng phát triển.

Sau bài diễn văn, sẽ có tranh luận nhưng không bỏ phiếu. Chính điều này khiến một bộ phận nghị sĩ lên án cách điều hành "theo kiểu quân chủ".

World Cup 2018 : "Những con Quỷ đỏ" đấu với "Gà trống Gaulois"

Hai nước láng giềng Pháp và Bỉ sẽ đối đầu nhau trong khuôn khổ bán kết Cúp Bóng đá thế giới vào ngày 10/07. Một trận đấu được Le Monde so sánh là "ngày hội xóm giềng". Vương Quốc Bỉ vẫn là một đối thủ khó nhằn của đội tuyển Pháp kể từ năm 1904.

Một trận đấu hứa hẹn gay cấn vì theo Libération, hiện Bỉ đang có "những tài năng của mọi con Quỷ đỏ". Đội tuyển Bỉ đã đạt được trình độ như mong đợi và huấn luyện viên Roberto Martinez đã thành công trong việc để những con quỷ đơn độc cùng đoàn kết thi đấu.

Thu Hằng

Published in Quốc tế
mercredi, 24 janvier 2018 21:05

Mâu thuẫn mậu dịch

Hôm Thứ Sáu 19 tháng Một, văn phòng Đại sứ Thương mại Hoa Kỳ đã đệ nạp Quốc hội Mỹ hai báo cáo đáng chú ý về kinh tế của Trung Quốc và Liên bang Nga. Thứ nhất, Hoa Kỳ đã sai lầm khi chấp nhận cho Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm 2001 và thứ hai, sau khi được gia nhập WTO vào năm 2012, Liên bang Nga không tôn trọng những cam kết với Hoa Kỳ và các thành viên khác của WTO. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về các mâu thuẫn nói trên….

mau1

Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Zhong Shan phát biểu tại hội nghị Bộ trưởng lần thứ 11 của WTO tại Buenos Aires, Argentina hôm 11/12/2017 -  AFP

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, hàng năm Đại sứ Thương mại thuộc Hành pháp Hoa Kỳ phải đệ nạp Quốc hội một báo cáo về tình hình giao dịch với Trung Quốc và Liên bang Nga sau khi Hoa Kỳ chấp thuận cho hai quốc gia này gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Năm nay, báo cáo của Đại sứ Thương mại Mỹ lại có lời kết án nghiêm khắc về hai nền kinh tế này cho nên Nguyên Lam xin đề nghị ông phân tích cho thính giả của chúng ta cùng biết…

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Tôi xin được nói về bối cảnh trước, rồi đi vào nội dung của đề tài. Sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, người ta có nhận thức đầy thiên kiến và sai lầm về Chính quyền Trump. Thí dụ như ông đắc cử nhờ Liên bang Nga, hoặc vì là doanh gia thiếu kinh nghiệm chính trị và quân sự mà chỉ có phản ứng con buôn nên dễ dàng thỏa hiệp với Trung Quốc. Sự thật lại trái ngược chứ không đơn giản như vậy. Đành rằng ông Trump có phong thái kỳ lạ đến bất thường, nhưng ông ý thức được nhiều thay đổi bất lợi cho nước Mỹ từ nhiều thập niên và mời những người giỏi hơn mình trong từng lĩnh vực tham gia nội các và ban tham mưu. Các nhân vật này rà soát lại từng vấn đề và góp ý với Tổng thống về chiến lược đối phó. Vì vậy, bên dưới những nhiễu âm náo loạn là sự nghiên cứu sâu xa về đối sách cho tương lai. Phúc trình vừa qua của Đại sứ Thương mại Hoa Kỳ với Ủy ban Tài chính Thượng viện và Ủy ban Chuẩn chi Hạ viện là một điển hình, nhưng cần tham khảo với một phúc trình xuất hiện cùng ngày 19 của Tổng trưởng Quốc phòng Jim Mattis. Hai tài liệu này bổ sung cho nhau và giải thích được khá nhiều chuyện kinh tế chính trị.

Nguyên Lam : Ông nhắc đến một báo cáo của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, thưa ông, tài liệu ấy có những gì soi sáng được nội dung của mâu thuẫn kinh tế với Trung Quốc và Liên bang Nga ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Dư luận quá chú ý vào vụ khủng hoảng giả tạo của Thượng viện Hoa Kỳ khiến một phần của bộ máy liên bang tạm ngưng hoạt động trong ba ngày nên chưa đánh giá đúng chiến lược mới của Chính quyền Trump do ông thông báo từ hôm 18 tháng trước, nay được các bộ phận quốc phòng và thương mại khai triển. Về quốc phòng, Hoa Kỳ duyệt lại cái trật tự tạm bợ trong 25 năm sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc với sự sụp đổ của Liên bang Xô viết và minh danh nêu tên hai cường quốc đang muốn cạnh tranh và đe dọa quyền lợi cùng an ninh của nước Mỹ, đó là Trung Quốc và Liên bang Nga. Sau đó mới là hai chế độ hung đồ đang đe dọa an ninh của thế giới là Bắc Hàn và Iran.

Khi minh định đối thủ như vậy, Hoa Kỳ tất nhiên có đối sách, đó là kết hợp chiến lược toàn diện bao trùm lên các lĩnh vực ngoại giao, thông tin, kinh tế tài chính, tình báo, v.v. và sau cùng là quân sự. Trong bối cảnh đó, phúc trình của Đại sứ Thương mại mới nêu rõ âm mưu của Trung Quốc và Nga sau khi gia nhập tổ chức WTO nhằm trục lợi bất chính chứ không tuân thủ các giá trị phổ biến mà mọi thành viên đều cố áp dụng. Bây giờ ta mới nói về báo cáo thương mại này.

Nguyên Lam : Nếu Nguyên Lam hiểu không lầm thì báo cáo thương mại này là một phần của các lượng định mới mà Chính quyền Donald Trump đã tiến hành từ một năm qua. Ông thấy nội dung của phúc trình này có những gì đáng chú ý ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Về Trung Quốc, Hoa Kỳ không chỉ sai lầm khi chấp nhận xứ này vào tổ chức WTO từ năm 2001 mà còn tiếp tục sai khi nâng cấp đối thoại với Bắc Kinh vào các năm 2003, 2006, 2009, mãi cho tới gần đây là 2015. Đáng lẽ, sau khi được tham gia WTO, Trung Quốc phải theo cam kết ban đầu mà cải sửa cả trăm luật lệ, quy định hay biện pháp kinh tế tài chính cho phù hợp với yêu cầu của WTO. Một cách cụ thể thì phải tuân thủ quy luật kinh tế tự do và hạn chế việc can thiệp của nhà nước, nhất là chấm dứt vai trò chủ đạo của hệ thống kinh tế quốc doanh. Bắc Kinh không thi hành những cam kết đó và sau kỳ hạn 15 năm thì vẫn chưa đủ tiêu chuẩn để có quy chế kinh tế thị trường. Đã vậy, lợi dụng kẽ hở trong luật lệ của tổ chức WTO, vốn được hoàn thành cho các nền kinh tế tự do chứ không cho loại kinh tế có chỉ đạo như của Trung Quốc, Bắc Kinh còn sáng tạo ra nhiều biện pháp luồn lách ngay từ đầu, từ năm 2001. Trò luồn lách ấy không chỉ tiếp tục mà còn tinh vi hơn trong năm năm qua. Mục tiêu vẫn là để can thiệp vào kinh tế, thu hẹp quyền tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp ngoại quốc khi xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ hay khi đầu tư vào Trung Quốc.

Nguyên Lam : Đó là về Trung Quốc, thưa ông, còn về Liên bang Nga thì sao ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga đã xin gia nhập hệ thống kinh tế tự do từ năm 1993 và mất 19 năm mới được nhận vào tổ chức WTO vào tháng Tám năm 2012. Trong gần hai chục năm học tập và đàm phán nước Nga có cơ hội hiểu biết những yêu cầu của tổ chức WTO. Nhưng hơn năm năm sau khi được gia nhập, Liên bang Nga cho thấy là không có ý định tuân thủ những cam kết với Hoa Kỳ và các thành viên khác của WTO và Hoa Kỳ cũng đã lầm khi cho Nga gia nhập nếu xứ này không muốn tôn trọng quy luật chung. Báo cáo của Đại sứ Thương mại Hoa Kỳ nhấn mạnh đến một số trường hợp cụ thể, trong các lĩnh vực thuế quan, canh nông hay an toàn vệ sinh nhằm cản trở việc xuất cảng của Mỹ vào thị trường Nga. Dù nạn vi phạm của Liên bang Nga không nghiêm trọng bằng của Trung Quốc, việc Hoa Kỳ minh danh tố cáo xứ này cũng là điều đáng cho Việt Nam phải quan tâm.

Nguyên Lam : Trở lại chuyện Trung Quốc, dù sao cũng là nền kinh tế có sản lượng hạng thứ nhì của thế giới, Hoa Kỳ sẽ có những biện pháp gì ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Từ khi nhậm chức vào đầu năm 2017, ông Trump đã hai lần trực tiếp gặp lãnh tụ Tập Cận Bình của Bắc Kinh, tại Florida rồi Đà Nẵng, và phái bộ đôi bên đã có nhiều cuộc đàm phán về các mâu thuẫn kinh tế, nhất là về chính sách của Trung Quốc trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ nhằm ăn cắp kiến năng kỹ thuật của các doanh nghiệp Hoa Kỳ. Nhưng phía Hoa Kỳ thất vọng nặng nề cho nên mới có phúc trình nghiêm khắc như vậy. Trong tương lai, có lẽ nước Mỹ sẽ trả đũa theo ba hướng khác nhau. Thứ nhất là khiếu nại trong khuôn khổ của tổ chức WTO dù không có nhiều hy vọng thành công vì bản chất của định chế này. Thứ hai là căn cứ trên hệ thống luật lệ Hoa Kỳ, đặc biệt là hai đạo luật thương mại năm 1974 và 1977 mà áp dụng biện pháp trừng phạt. Thứ ba là có thể thi hành chiến lược gọi là "khó người khó ta – dễ người dễ ta" là áp dụng chính sách kỳ thị và lý tài của Bắc Kinh cho các doanh nghiệp Trung Quốc muốn làm ăn với Hoa Kỳ. Trong khi đó, Mỹ vẫn công khai yêu cầu Bắc Kinh phải cải cách cơ chế kinh tế cho tự do và đấy mới là cái chết !

Nguyên Lam : Nguyên Lam hơi ngạc nhiên là vì sao ông cho rằng lời yêu cầu đó lại là cái chết ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Lãnh đạo Bắc Kinh vốn có lắm mưu và trong kinh tế thì vẫn chủ trương "ăn của địch để đánh địch" vì coi Hoa Kỳ là địch thủ. Điều bất ngờ cho họ là sai lầm trong chiến lược phát triển lại gieo họa lớn. Chiến lược của họ là dốc sức đầu tư vào hạ tầng cơ sở và khu vực chế biến để tìm đà tăng trưởng cao và sản xuất dư thì bán ra ngoài với giá rẻ và đạt xuất siêu, nghĩa là thặng dư mậu dịch. Khi giao dịch với các nước thì chỉ muốn chiếm lợi thể bất chính nên mới bị Hoa Kỳ đả kích. Nhưng hậu quả của chiến lược đó trở thành rõ rệt từ mươi năm nay, đó là tình trạng vay mượn thả giàn và một núi nợ quá cao. Điều tai hại nằm trong cơ chế kinh tế chính trị của xứ này là hệ thống doanh nghiệp nhà nước và các cấp chính quyền địa phương đã phóng tay vay mượn mà không biết làm sao thanh toán. Đấy là các nhóm quyền lợi toa rập và cấu kết mà còn cản trở nỗ lực cải cách của trung ương. Bây giờ, việc trả nợ sẽ làm giảm đà tăng trưởng và thành vấn đề nghiêm trọng cho Tập Cận Bình vì kinh tế Trung Quốc sẽ sa sút như kinh tế Nhật trong 25 năm qua mà xã hội thì không ổn định như xã hội Nhật…

Đúng lúc này, các định chế tài chính và kinh tế gia lại khuyến cáo Bắc Kinh phải tiến hành cải cách theo quy luật tự do để phân bố đầu tư vào nơi có hiệu năng cao nhất thay vì áp dụng chính sách duy ý chí của nhà nước. Đây là giải pháp đúng cho một bài toán sai. Bài toán sai vì cơ cấu kinh tế Trung Quốc không cân đối, cơ chế chính trị thì đầy tham nhũng, giới đầu tư chỉ muốn tẩu tán tài sản trong khi nhà nước cố bơm tiền cho các công ty quốc doanh khỏi phá sản. Nếu áp dụng quy luật thị trường thì xứ này lập tức bị khủng hoảng. Tập Cận Bình phải thâu tóm quyền lực về trung ương để giải quyết được gánh nợ thì mới hy vọng thoát hiểm. Giới chức kinh tế tài chính trong Chính quyền Trump không thể không biết về hoàn cảnh ngặt nghèo đó của lãnh đạo Bắc Kinh mà vẫn cứ gây sức ép về cải tổ theo quy luật thị trường, có thể là để đẩy Trung Quốc vào bờ vực !

Nguyên Lam : Ông vừa đưa ra một phân tích khá lạ kỳ. Thứ nhất, Trung Quốc tự mang họa vì sai lầm về chiến lược kinh tế nên đã chất lên một núi nợ nguy hiểm. Thứ hai, ưu tiên của lãnh đạo Bắc Kinh là giải quyết khối nợ đó đồng thời phá vỡ các thế lực tham ô và cấu kết ở bên trong. Đúng lúc đó, Hoa Kỳ kết án Bắc Kinh là gian manh khai thác lợi thế của tổ chức WTO để đòi trả đũa và yêu cầu họ phải tiến hành cải cách theo quy luật thị trường. Xứ này chưa hề áp dụng quy luật thị trường và bây giờ đang gặp hoàn cảnh ngặt nghèo khó xử nên tiến thoái gì thì cũng bị rủi ro. Thưa ông, có phải sự thể là éo le như vậy không ?

Nguyễn-Xuân Nghĩa : Cô tóm lược vấn đề rất đúng. Hoa Kỳ phơi bày bản chất của chế độ mà có lẽ các khối kinh tế khác, kể cả Âu Châu, cũng đã thấy sau khi làm ăn buôn bán với Trung Quốc. Từ đó Chính quyền Trump vạch ra hai ngả. Một là sẽ gặp mâu thuẫn lớn về mậu dịch với Hoa Kỳ, là điều nan giải cho một nền kinh tế vẫn còn lệ thuộc vào ngoại thương và xuất khẩu. Hai là cải cách theo quy luật tự do như các thành viên khác của tổ chức WTO thì lại càng chóng chết ! Nói tóm tắt thì Trung Quốc đến hồi trả nợ, theo cả nghĩa trắng lẫn nghĩa đen…

Nguyên Lam : Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do cùng Nguyên Lam xin cảm tạ kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về bài phân tích lý thú kỳ này.

Nguyên Lam thực hiện

Nguồn : RFA, 24/01/2018

Published in Diễn đàn