Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Vì sao Phương Tây và Pháp nhất thiết phải tấn công Syria ? (RFI, 11/04/2018)

Trong những ngày qua, giọng điệu của Mỹ và các nước phương Tây, đối với chế độ Syria càng lúc càng đanh thép, đặc biệt là của Pháp và Hoa Kỳ ; hai vị tổng thống Macron và Trump đã nhiều lần điện đàm về khả năng tấn công Syria, để trừng phạt chính quyền Damascus về tội vẫn dùng vũ khí hóa học bị nghiêm cấm giết hại thường dân.

putin1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (T) và nguyên thủ Mỹ Donald Trump, tại thượng đỉnh G7, Hamburg, Đức, ngày 07/07/2017 Reuters/John MACDOUGALL,POOL

Câu hỏi mà giới quan sát đặt ra là vì sao Phương Tây, và đặc biệt là Pháp nhất thiết trừng phạt chế độ của tổng thống Bashar al-Assad.

Theo nhận định chung, ngoài các lý do nhân đạo - không thể để người dân Syria vô tội bị sát hại một cách nhẫn tâm - còn có những nguyên do địa chính trị.

Một trong những lý do có thể được nêu lên đó là bài học rút ra từ trường hợp Bắc Triều Tiên, một nước được cho là từ lâu đã lao vào tiến trình chế tạo bom nguyên tử, thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt mà ngày nay, trên nguyên tắc chỉ có 5 thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc được quyền sở hữu.

Tuy nhiên, phương Tây và Hoa Kỳ đã chần chờ không can thiệp dứt khoát, để cho ngày nay, Bắc Triều Tiên có thể được xem là đã sở hữu bom nguyên tử, trở thành một mối đe dọa khiến cho các nước khác ngần ngại khi nuôi ý định dùng võ lực đối với nước này.

Trong trường hợp của Syria, mối nguy không phải là hạt nhân mà là vũ khí hóa học, nhưng nếu quả thực là chế độ Damascus lại dùng đến vũ khí này, thì rõ ràng là họ đã coi thường cộng đồng quốc tế vì trước đây đã từng cam kết tiêu hủy 100% kho vũ khí hóa học của mình. Nếu phương Tây tiếp tục không làm gì, thì rõ ràng là tạo điều kiện cho nước này trở thành một phần tử khó trị

Bên cạnh nguyên nhân xa đó, còn có một nguyên nhân rất gần, khiến cho phương Tây, và nhất là nước Pháp nhất thiết trừng phạt chế độ Damascus, nếu cuộc điều tra xác nhận việc họ đã dùng đến vũ khí hóa học ở Đông Ghouta.

Chỉ mới đây thôi, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã vạch ra lằn ranh đỏ về vũ khí hóa học mà theo ông, chế độ al Assad không thể vượt qua. Ông từng tuyên bố : "Khi đặt ra lằn ranh đỏ mà không thể kiểm soát chúng một cách nghiêm khắc, thì đó là một sự yếu kém. Mà sự yếu kém thì không phải là một lựa chọn của tôi".

Đối với chuyên gia François Heisbourg, chủ tịch Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tại Luân Đôn, chính vì đã đặt ra lằn ranh đỏ đó mà ông Macron sẽ không thể lùi bước. Trả lời phỏng vấn của RFI, ông Heisbourg xác định :

Chúng ta đang ở trong một trường hợp mà tổng thống Pháp phải đối diện với lằn ranh đỏ do chính ông vẽ ra cách nay khoảng 1 năm.

Và theo tôi, ông ấy sẽ phải trả giá khá đắt nếu không thực hiện những điều cần phải làm trong trường hợp như thế này.

Cũng theo chuyên gia Heisbourg, tổng thống Macron ngày nay không muốn phạm phải sai lầm của cựu tổng thống Mỹ Barack Obama vào năm 2013, cũng vạch ra lằn ranh đỏ với Syria, để rồi lại lùi bước vào giờ chót, khiến cho uy tín của Mỹ tại vùng Trung Cận Đông bị suy sụp, không ngóc lên trở lại được.

Tổng thống Obama khi ấy cùng với các đồng minh của Mỹ, cũng đã vạch ra một lằn ranh đỏ, và phải nhắc lại là lúc ấy cả Nga cũng đồng ý. Nhưng rồi khi bị bắt buộc phải ra lệnh tấn công, ông Obama đã thay đổi ý kiến, 4 giờ trước lúc các phi cơ Mỹ và Pháp cất cánh khởi động chiến dịch tấn công.

Uy tín của chính quyền Obama tại vùng Cận Đông bị suy sụp từ đó trở đi, và vị thế của nước Mỹ trong vùng không bao giờ khôi phục lại được. Tổng thống Macron, theo tôi, sẽ không muốn đi theo vết xe đổ của tổng thống Obama tại vùng Trung Đông.

Ý định đánh Syria để trừng phạt tội dùng vũ khí hóa học giết dân đã có, vấn đề là phải chờ có thêm những bằng chứng chắc chắn về vai trò thực thụ của chế độ al Assad. Paris nói riêng, và các thủ đô phương Tây khác có lẽ vẫn không quên bài học Iraq, khi Hoa Kỳ tung ra những cáo buộc nhắm vào Saddam Husein để biện minh cho quyết định đánh Iraq, những cáo buộc mà sau này được biết là không xác thực.

Trọng Nghĩa

*******************

Lại vượt lằn ranh đỏ, Assad gánh lấy nguy cơ bị phương Tây tấn công (RFI, 11/04/2018)

Năm năm sau vụ tấn công hóa học ở Syria, một lần nữa bộ ba Mỹ-Pháp-Anh lại đứng trước cùng một thách thức. Washington, Paris, và Luân Đôn - dù có lặng lẽ hơn - hứa hẹn sẽ trả đũa thích đáng vụ tấn công hôm 07/04/2018 ở Douma, thuộc Đông Ghouta làm 48 người thiệt mạng trong đó có nhiều trẻ em. Đây là thủ phủ cuối cùng của phe nổi dậy ở gần Damascus, bị chế độ Assad và các đồng minh liên tục oanh kích.

putin2

Khu trục hạm hỏa tiễn dẫn đường USS Porter oanh kích vào Syria từ Đại Tây Dương, ngày 7/04/2017, theo lệnh tổng thống Mỹ Donald Trump. AFP/US Navy/ Ford Williams

Ngày 31/08/2013, dự định tấn công vào Syria đã bị bỏ rơi, sau khi Anh không tham gia, Barack Obama vào phút chót quyết định ngoảnh mặt làm ngơ, trong khi các phi cơ Pháp đã sẵn sàng cất cánh. Paris cảm thấy hết sức cay đắng trước thái độ của chính quyền Mỹ lúc ấy.

Nay thì một lần nữa "lằn ranh đỏ" về vũ khí hóa học đã bị vượt qua, ở Douma, cho đến nỗi phản ứng quân sự lần này dường như khó thể tránh khỏi. Pháp và Mỹ không còn nghi ngờ gì về việc sử dụng chất độc thần kinh, và nguồn gốc của vụ tấn công. Washington hứa hẹn sẽ có "những quyết định quan trọng", điện Elysée nêu ra việc "trả đũa". Hai tổng thống Emmanuel Macron và Donald Trump đã điện đàm với nhau hai lần từ sau vụ tấn công trên, cả hai hy vọng "cộng đồng quốc tế có phản ứng cứng rắn".

Pháp đã "điểm mặt chỉ tên" Nga. Nathalie Loiseau, bộ trưởng phụ trách các vấn đề Châu Âu đặt câu hỏi : "Trách nhiệm của Nga đến đâu ? Không có chiếc máy bay nào của Syria có thể cất cánh nếu Nga không được thông báo". Thủ tướng Pháp Edouard Philippe khẳng định : "Các đồng minh của chế độ Assad đặc biệt có trách nhiệm trong vụ thảm sát".

Theo nhận định của báo Le Figaro, nếu hai tổng thống Pháp-Mỹ một lần nữa lại để cho Damascus vượt qua "lằn ranh đỏ", thì sẽ bị mất uy tín nặng nề, và gián tiếp khuyến khích gia tăng vũ khí hóa học trên thế giới, bật đèn xanh cho bọn tội phạm chiến tranh. Bản thân chế độ Syria cũng đã chuẩn bị cho việc bị không kích : quân đội được đặt trong tình trạng báo động tại các sân bay và căn cứ quân sự.

Tờ báo đặt câu hỏi, liệu tổng thống Mỹ Donald Trump - mà tính bất định vốn là cung cách lãnh đạo của ông, và tuần trước đã loan báo ý định rút quân khỏi Syria - có từ bỏ ý định tấn công như ông Obama trước đây, và điều này có ảnh hưởng gì đến quyết tâm của tổng thống Pháp ?

Khác với người tiền nhiệm François Hollande vốn trông cậy nhiều vào sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, mà không ngờ rằng Obama lại trở mặt ; Emmanuel Macron đã từng nêu ra khả năng Pháp hành động một mình. Ông cho biết nước Pháp sẽ buộc tôn trọng "lằn ranh đỏ", cho dù phải đơn độc tấn công. Vào lúc ông Macron tuyên bố như vậy hôm 12/3, một số tướng lãnh tỏ ra nghi ngại. Nhưng tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, tướng François Lecointre khẳng định, trong trường hợp cần thiết, Paris có thể tự không kích Syria.

Vấn đề còn lại là những mục tiêu nào sẽ được chọn lựa. Hồi tháng 4/2017, tổng thống Mỹ Donald Trump - có lẽ muốn sửa chữa những sai lầm của Barack Obama - chỉ cho bắn hỏa tiễn vào một căn cứ quân sự Syria. Tuy vậy chế độ Damascus vẫn tiếp tục dùng đến vũ khí hóa học.

Nếu Mỹ, Pháp, Anh ý thức được hậu quả của sự vắng mặt hồi tháng 8/2013 - vừa bị mất uy tín, vừa khiến cho tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo sinh sôi nảy nở - thì bộ ba này vẫn lo ngại nguy cơ leo thang chiến tranh. Bởi vì tình hình Syria trên thực địa đã thay đổi rất nhiều kể từ năm 2013 đến nay.

Năm 2015, sự can thiệp quân sự của Nga và Iran đã giúp Bachar al-Assad đảo ngược tình hình, nắm được thế thượng phong so với phe nổi dậy. Nga đang khống chế bầu trời Syria, là trở ngại đáng kể cho các phi cơ Mỹ, Pháp, Anh ; và còn phải kể đến Iran, Thổ Nhĩ Kỳ.

Trung Đông quả thực là thùng thuốc súng, nơi các nhân tố đầy quyết tâm và đôi khi nguy hiểm đối đầu với nhau. Như một nhà ngoại giao đã nhận định : "Tại Iraq, người ta đã oanh kích và đổ quân vào, đây là một thảm họa. Tại Libya, người ta đã oanh kích nhưng không đưa quân đến, tuy vậy vẫn là một thảm họa. Còn tại Syria, chúng ta chưa không kích và cũng chưa đổ quân, nhưng vẫn là một thảm họa".

Các phi cơ Rafale đã sẵn sàng ở Saint-Dizier

Riêng về phía Pháp, các kế hoạch hành động chi tiết đã được giới tướng lãnh trình lên tổng thống Emmanuel Macron.

Các chuyên gia nhận định, một khi được bật đèn xanh cho không kích, đội hình sẽ xuất phát từ một sân bay trên đất Pháp - có thể là căn cứ Không quân Saint-Dizier - chứ không phải từ các căn cứ của Pháp ở Cận Đông như Jordan hay Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Những nước này không muốn liên can đến các chiến dịch cụ thể như vậy đối với láng giềng Syria.

Cũng tại căn cứ Saint-Dizier mà hồi tháng 8/2013, Không quân Pháp sẵn sàng oanh kích Syria sau vụ tấn công hóa học. Những phi cơ Rafale, mỗi chiếc mang theo hai hỏa tiễn hành trình Scalp có tầm bắn hàng trăm cây số, cần được tiếp liệu ba lần trước khi đến được lãnh thổ Syria.

Hải quân Pháp cũng có thể tham gia : chiến hạm đa chức năng Aquitaine cách đây vài ngày đã được nhìn thấy ở phía đông Địa Trung Hải. Đây là một trong những chiến hạm tối tân nhất của Pháp, được trang bị các hỏa tiễn hành trình trên biển (MdCN), vốn chưa bao giờ được sử dụng đến. Những hỏa tiễn này có khả năng đánh phủ đầu nhanh chóng ở khoảng cách trên 1.000 km, và cũng có thể phối hợp với các hỏa tiễn của Không quân.

Pháp có thể không cần liên minh, mà đơn độc không kích, hoặc phối hợp với Mỹ. Trong trường hợp thứ hai vốn có nhiều khả năng xảy ra nhất, Pháp và Mỹ cùng tấn công, hoặc tấn công riêng rẽ nhưng có kết hợp, vào các mục tiêu đã được phân chia.

Theo tướng Không quân Pháp Jean-Patrick Gaviard, các trung tâm chỉ huy của đôi bên phải phối hợp thật chặt chẽ. Nếu trước đây các cuộc không kích hàng ngày ở Iraq và Syria được điều phối từ căn cứ Al Udeid ở Qatar, thì nay được chỉ đạo ở cấp cao nhất, bằng điện thoại giữa hai tổng thống Emmanuel Macron và Donald Trump.

Trong giai đoạn quyết định này, việc trao đổi tin tức tình báo và quản lý bay là tối cần thiết đối với các đồng minh. Không quân Mỹ có thể triển khai các phi cơ tiêm kích F-22 để bảo vệ các oanh tạc cơ làm nhiệm vụ, cũng như các máy bay gây nhiễu như trường hợp ở Kosovo trước đây.

Tất nhiên là việc không kích chứa đầy những rủi ro, khi phi cơ phải tiến gần mục tiêu trong một môi trường thù địch. Tại Syria, Nga bố trí các hỏa tiễn địa-không hiện đại, nhất là S-400. Hồi tháng Giêng, một chiếc F-16 của Israel đã bị phòng không Syria bắn rơi.

Sự hiện diện quân sự của Nga tại Syria là yếu tố hết sức nhạy cảm. Reuters hôm nay cho biết, đại sứ Nga tại Liban đã đe dọa bắn rơi tất cả các tên lửa của Mỹ nhắm vào Syria. Theo một nguồn tin quân sự được Le Figaro trích dẫn, các mục tiêu không kích được chọn lựa theo tiêu chí nằm cách xa các địa điểm đóng quân của Nga.

Thụy My

*********************

Các hãng hàng không đổi đường bay vì sợ Mỹ oanh kích Syria (VOA, 12/04/2018)

Một s hãng hàng không ln hôm 11/4 đi tuyến bay sau khi cơ quan kim soát không lưu ca châu Âu Eurocontrol cảnh báo máy bay đi qua khu vc phía đông ca Đa Trung Hi phi thn trng vì có nguy cơ xy ra các cuc không kích nhm vào Syria, theo Reuters.

putin4

Bản đồ Syria và bố trí các tàu chiến của Mỹ trong vụ tấn công căn cứ không quân Shayrat hôm 07/04/2017.

Trang tin quân sự South Front cho biết, giới chức quân sự Anh được cho là đang lên kế hoạch tham chiến cùng Mỹ tấn công Syria khi Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Hoàng gia Anh được "bật đèn xanh" phác thảo ngay lập tức một chiến dịch quân sự chống lại chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Bà May khẳng định Tổng thống Assad và các bên hậu thuẫn, trong đó có Nga "sẽ phải chịu trách nhiệm" nếu vụ tấn công bằng khí độc tại thị trấn Douma do phiến quân kiểm soát được xác thực.

"Chúng ta phải khẩn trương điều tra chính xác việc gì đã diễn ra vào thứ Bảy (ngày 7/4) vừa qua tại Douma, Syria, nơi hàng chục người đã bị giết chết trong vụ tấn công hóa học", Thủ tướng Anh cho hay.

Cuối tuần trước, khi xuất hiện những báo cáo đầu tiên cho rằng Quân đội Syria đã sử dụng vũ khí hóa học tấn công phiến quân ở Douma, bà May đã từ chối việc can dự vào Syria bằng hành động quân sự.

Tuy nhiên dường như đến thời điểm này mọi thứ đã khác. Trong khi Washington đang cân nhắc các kịch bản về khả năng tấn công Syria, trong đó có phương án mạnh nhất là tung một đòn tấn công tổng lực thì Anh dường như cũng có kế hoạch tham chiến, sát cánh cùng đồng minh thân thiết.

Sáng nay, Mỹ đã điều một lực lượng hải quân hùng hậu gồm tàu chiến, máy bay áp sát bờ biển Syria sẵn sàng cho một cuộc tập kích đường không vào các mục tiêu quân sự của Syria.

Trong cuộc họp với nội các chính phủ ngày hôm qua (9/4), Tổng thống Trump đã tuyên bố ông sẽ đưa ra quyết định đáp trả các cáo buộc về vụ tấn công hóa học ở thành phố Douma, Đông Ghouta, Syria trong vòng 24 đến 48 giờ tới.

Và tới thời điểm này, dù chưa phát lệnh tấn công nhưng hải quân Mỹ, trong đó có tàu khu trục tên lửa U.S.S. Donald Cook đang áp sát bở biển Syria.

Trước tình hình hết sức căng thẳng, khi mà tàu chiến Mỹ áp sát bờ biển Syria chừng 100km, Hạm đội Biển Đen của Nga đã được lệnh chuyển cấp báo động, sẵn sàng chiến đấu cao.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, Hạm đội Biển Đen hiện đã ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao nhằm đối phó với hành động phiêu lưu quân sự của Mỹ có thể diễn ra. Hiện chưa có thông tin chi tiết hơn về vấn đề này.

putin5

Hạm đội Biển Đen của Nga đã được lệnh chuyển cấp báo động, sẵn sàng chiến đấu cao.

Al-Masdar News cho biết, ngoài tàu khu trục USS Donald Cook đang lởn vởn ngoài khơi Syria, Hạm đội 6 của Mỹ được cho là cũng sẵn sàng tham chiến một khi Tổng thống Donald Trump phát lệnh tấn công.

Với thành phấn chính là đội tàu khu trục Aegis thuộc lớp Arleigh Burke gồm 5 chiếc USS-Mahan, USS-Ramage, USS-Gravely, USS-Barry và USS-Stout, ước tính, cùng lúc Mỹ đang có sẵn trong tay khoảng trên dưới 500 quả tên lửa hành trình Tomahawk sẵn sàng khai hỏa bất kỳ thời điểm nào.

Pháp được cho là cũng sẽ tham chiến cùng Anh, Mỹ tấn công Syria.

Lực lượng phòng không - không quân Nga ở Syria cũng đã ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Tại căn cứ không quân Khmeimim hiện nay đang có 8 chiếc máy bay ném bom Su-24M, 7 chiếc cường kích Su-25, 12 chiếc Su-30SM và 4 chiếc máy bay ném bom tiền tuyến đa năng Su-34.

Kênh NBC cho biết, Nga đã bắt đầu triển khai các hệ thống tác chiến điện tử để chặn tín hiệu từ các máy bay không người lái trinh sát của Mỹ và đồng minh nhằm chọc "mù mắt", không cho đối phương cập nhật thông tin về các mục tiêu có thể bị tấn công. Như vậy, Nga đã chính thức làm gián đoạn thu thập thông tin tình báo.

Có tin các tàu chiến của Trung Quốc đang hoạt động ở biển Địa Trung Hải cũng đã triển khai theo dõi sát diễn biến căng thẳng ở khu vực này.

Trong một diễn biến khác, cuộc tấn công vào căn cứ không quân T-4 đã làm 7 quân nhân Iran thiệt mạng và Iran tuyên bố sẽ đáp trả cuộc tấn công mới nhất của Israel tại Syria.

********************

Nga và Mỹ lại đối đầu gay gắt tại Hội Đồng Bảo An về vũ khí học ở Syria (RFI, 11/04/2018)

Đúng như dự kiến, trong cuộc họp ngày hôm qua 10/04/2018 tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc để bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết của Mỹ về Syria, Nga lại dùng đến quyền phủ quyết để bác bỏ. Và cũng như vậy, hai dự thảo nghị quyết của Nga cũng bị Mỹ và các đồng minh ngăn chặn.

putin6

Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vassily Nebenzia trong cuộc họp của Hội Đồng Bảo An về Syria, New York, ngày 10/04/2018. Reuters/Brendan McDermid

Đối với thông tín viên RFI, Marie Bourreau tại New York, một lần nữa Nga và Mỹ lại đối đầu với nhau một cách gay gắt tại Hội Đồng Bảo An.

"Hoa Kỳ đã yêu cầu tổ chức khẩn cấp một cuộc bỏ phiếu để thúc đẩy lại cơ chế điều tra quốc tế và không thiên vị về trách nhiệm trong các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học. Sau phủ quyết của Nga, đại sứ Mỹ Nikki Haley tố cáo gay gắt rằng "Nga đã phá hoại tính đáng tin cậy của Hội Đồng Bảo An" và "lịch sử sẽ ghi nhớ ngày mà Nga đã chọn bênh vực một con quái vật hơn là sự sống còn của dân tộc Syria".

Nhưng tầm quan trọng của nghị quyết này là ở chỗ khác và đại sứ Nga Vassily Nebenzia đã nhấn mạnh : "Phương Tây đề nghị bỏ phiếu dự thảo nghị quyết này dù biết chắc là sẽ bị phủ quyết" và "họ có thể biện minh cho việc đánh trả ở Syria". Đại sứ Nga đã lên án trước điều ông cho là "một cuộc phiêu lưu quân sự và không hợp pháp".

Đại sứ Pháp Delattre, thì cho đây là một cuộc can thiệp chính đáng trước nguy cơ chế độ Damascus phổ biến vũ khí hóa học. Ông nói : Để việc sử dụng vũ khí hóa học trở nên bình thường, là thả hung thần phổ biến vũ khí tiêu diệt hàng loạt ra khỏi chiếc lọ, đe dọa sự sống còn của chúng ta, và chúng ta sẽ phải trả giá. Đó là điều mà chúng tôi không thể chấp nhận".

Tuy nhiên Nga đã cảnh báo : Trong trường hợp phương Tây đánh trả thì sẽ có những hệ quả rất nghiêm trọng cho cả khu vực.

Tổ chức cấm vũ khí hóa học-OIAC, hôm qua 10/04 thông báo "sắp" gởi chuyên gia đến Syria để điều tra về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm thứ Bảy tuần qua ở Douma, Đông Ghouta. Để thực hiện điều được cho là "tìm ra sự thật", chế độ Damascus, hôm qua, đã mời tổ chức OIAC cử phái đoàn đến điều tra.

Mai Vân

***********************

Quân đội Syria lo sợ Mỹ không kích sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học (VOA, 11/04/2018)

Quân đội chính ph Syria và các lc lượng đng minh ca nước này được đt trong tình trng báo đng vi các bin pháp phòng nga ti các căn c quân s và đn bt trong khu vc do Damascus kim soát trên c đt nước hôm 10/4 vì lo s M s oanh kích sau vụ tấn công bng vũ khí hóa hc Syria, theo các nhà quan sát sát chiến tranh.

putin7

Cảnh tượng sau một trận không kích của liên minh do Mỹ dẫn đầu tại Kobani, Syria, tháng 10/2014.

Các biện pháp được đt ra vào lúc mt quan chc cp cao ca Iran ti thăm Damscus cnh báo rng cuc không kích ca Israel nhm vào mt căn c không quân ca Syria hôm 9/4 làm một số người Iran thit mng "s không th b qua được".

quan thông tn bán chính thc Tasnim ca Iran cho biết có 7 người Iran chết trong v tn công này. Hãng tin này nói rng các nn nhân đã được chuyn ti th đô Tehran ca Iran, và tang l s được tổ chức ti quê hương ca các nn nhân.

Nga và quân đội Syria cáo buc Israel đã thc hin cuc không kích rng sáng 9/4, giết chết 14 người. Chưa có bình lun nào t phía Israel v cuc tn công nhm vào căn c không quân T4 Homs, mt tnh min trung ca Syria.

Cuộc tn công b tình nghi s dng khí đc xy ra ti mt th trn do quân ni dy chiếm đóng Douma, nằm phía đông ca Damascus, và cuc không kích theo cáo buc là do đng minh Israel ca M thc hin hôm 9/4 làm cho tình hình Trung Đông càng thêm căng thng, cùng mi kh năng M s đáp li v tn công bng vũ khí hóa hc.

Ali Akbar Velayati, phụ của lãnh t ti cao Iran, đã đưa ra li cnh báo mnh m ti th đô Syria hôm 10/4, theo tìn ca hãng tin IRNA Syria.

Iran là một trong nhng nước ng h Tng thng Bashar al-Assad mnh m nht, và Tehran đã gi hàng ngàn tay súng được Iran hu thun tới hỗ tr các lc lượng ca chính quyn ông Assad.

Tổng thng Donald Trump đã đe dọa s tn công Syria, và th giáng tr "mnh m" cuc tn công bng vũ khí hóa hc hôm 7/4 nhm vào thường dân Douma, cũng như cnh báo rng Nga - hay bt kỳ nước nào khác có dính líu - sẽ phi "tr giá".

putin8

Một trẻ em được điều trị ở một bệnh viện ở Douma của Syria sau vụ tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 7/4/2018.

Các nhà hoạt đng đi lp Syria cho biết 40 người đã chết trong cuc tn công hóa hc vào ti ngày 7/4 Douma, thành trì còn li cui cùng ca phiến quân bên ngoài Damascus. Phe đi lp đ li cho lc lượng ca Assad v v tn công. Chính ph Syria và những người ng h Nga kiên quyết ph nhn nhng cáo buc này.

Tổng thư ký Liên Hip Quc Antonio Guterres nói hôm 10/4 ông phn n trước vic s dng vũ khí hóa hc rõ ràng ca Syria đi vi thường dân. Nếu được xác đnh, vic s dng vũ khí như vy là vi phm lut pháp quc tế -- nhà lãnh đo LHQ nói trong mt tuyên b.

Ông Guterres cũng nói rằng ông tái khng đnh s ng h ca ông đi vi cuc điu tra v v tn công s dng vũ khí hóa hc này.

Tại Moscow, mt nhà lp pháp cao cp ca Nga cho biết nước ông sẵn sàng giúp sp xếp chuyến thăm trong tun này ca các chuyên gia t cơ quan giám sát vũ khí hóa hc quc tế, T chc Cm Vũ khí Hóa hc (OPCW), đến nơi xy ra cuc tn công bng khí đc Syria .

**************

Can thiệp vào Syria : Giải pháp quân sự nào cho Paris ? (RFI, 10/04/2018)

Hoa Kỳ và Pháp cam kết sẽ có hành động "đáp trả mạnh mẽ" nhắm vào chế độ Damascus, bị nghi ngờ dùng chất hóa học tấn công phe nổi dậy. Trong trường hợp quyết định can thiệp quân sự vào Syria, nước Pháp sẽ có những giải pháp quân sự nào ? Libération số ra ngày 10/04/2018 giải thích.

putin9

Chiến đấu cơ Rafale của không quân Pháp. AFP PHOTO / ECPAD

Theo nhật báo, trong trường hợp này, Paris rất có thể sẽ sử dụng các căn cứ không quân của mình trong khu vực. Tuy nhiên, Pháp cũng thể phớt lờ vai trò chủ chốt của Mỹ và Nga trong khu vực, như nhận định của chuyên gia Corentin Brustlein, thuộc Trung tâm nghiên cứu an ninh, Viện Quan Hệ Quốc Tế Pháp.

Nguy cơ Hoa Kỳ và Pháp cùng phối hợp trả đũa quân sự trước các nghi ngờ Damascus tấn công vũ khí hóa học là cao. Paris lần này có thể không lo ngại đồng minh Mỹ quay lưng như vào năm 2013, dưới thời tổng thống Barack Obama. Vấn đề hiện nay chính là sự hiện diện ngày càng nhiều của Nga tại Syria.

Ông Corentin Brustlein nhận định : "Lính Nga ngày càng đông tại Syria, họ đã triển khai các hệ thống phòng không ngày càng kiên cố, như S-300 và S-400 (phiên bản hoàn thiện nhất của hệ thống tên lửa tầm xa). Những hệ thống này có thể bao phủ cả một vùng rộng lớn vượt ra khỏi cả biên giới Syria".

Còn nhớ lại vụ chiến đấu cơ F-16 của Israel bị bắn hạ vào ngày 10/02/2018 sau khi đã không kích một căn cứ quân sự của Syria. Nếu cuộc điều tra của quân đội kết luận là "lỗi kỹ thuật"của viên phi công, được cho là ưu tiên hoàn thành nhiệm vụ hơn là phòng vệ, nhiều nghi vấn vẫn còn hiện hữu về nguồn gốc chính xác các tên lửa là của Nga hay là Syria ?

Trong đợt không kích mới được cho là do Israel thực hiện trong đêm Chủ Nhật 08/04 rạng sáng thứ Hai 09/04 vào cùng một cơ sở quân sự, 5 trong số 8 tên lửa đã bị chặn, theo như thông báo của Bộ quốc phòng Nga.

Tuy nhiên, theo ông Corentin Brustlein, vẫn còn một điểm chính cần làm sáng tỏ : "Những hệ thống phòng không Nga và Syria có tạo thành một bộ có liên kết và kết nối hay không. Còn nếu những hệ thống này tách rời ra, đúng là có nhiều giải pháp để tấn công chúng".

Nhiều kịch bản đang được Paris nhắm đến. Giải pháp thứ nhất có vẻ khả thi nhất là điều chiến đấu cơ Rafale có trang bị tên lửa hành trình Scalp. Tầm bắn trên 250 km cho phép các phi công nằm ngoài vùng phòng không của Syria.

Trong trường hợp này, tiêm kích của Pháp có thể cất cánh từ hai căn cứ quân sự trong khu vực : Jordan và các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Hai nơi này đã từng được Paris sử dụng trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo. Tuy nhiên, Paris cũng cần đến sự chấp thuận của các nước có liên quan.

Chọn lựa thứ hai là Rafale có thể cất cánh từ nước Pháp. Do chiếc hàng không mẫu hạm Charles-de-Gaulle đang trong giai đoạn tu sửa ở Toulon, nên việc tiếp liệu cho Rafale phải được thực hiện nhiều lần. Điều này đòi hỏi một sự phối hợp hành động phức tạp hơn và tốn nhiều thời gian hơn, nhất là trong trường hợp Pháp đơn phương hành động.

Nhìn từ góc độ tác chiến, một tấn công Mỹ - Pháp có lẽ sẽ làm cho nhiệm vụ của phía Pháp đơn giản hơn và làm tăng cơ hội đánh trúng mục tiêu nhiều hơn. Ông Corentin Brustlein giải thích :

"Tầu ngầm của Mỹ có thể bắn tên lửa hành trình, có tầm bắn xa hơn tên lửa Scalp của Pháp. Những tên lửa này có thể được các chiến đấu cơ điện tử hỗ trợ nhằm làm nhiễu hệ thống ra-đa, dù rằng không chắc là công nghệ đó có thể vận hành được với loại S-400".

Vẫn theo ông Corentin Brustlein, gia tăng cường độ bắn tên lửa cũng cho phép "quấy nhiễu"hệ thống phòng không, giúp tên lửa có thể đi vào lãnh thổ dễ dàng.

Tuy nhiên, ông Corentin Brustlein lưu ý về phản ứng không rõ ràng của Nga, trong trường hợp Pháp - Mỹ phối hợp tấn công. Liberation nhắc lại trong vụ oanh kích của Mỹ năm 2017, Moskva đã được báo kịp thời để di tản số quân được triển khai tại chỗ.

Minh Anh

*********************

Nga dọa sẽ bắn hạ bất cứ tên lửa nào Mỹ phóng vào Syria (VOA, 11/04/2018)

Đại s Nga ti Lebanon Alexander Zasypkin hôm 11/4 cnh báo quân đi Nga có quyn bn hbt cứ tên lửa nào và phá hy đ đim phóng tên la đó trong trường hp M bn tên la vào Syria.

putin10

Máy bay chiến đu Nga ti căn c Hmeymim, Syria.

Hãng tin NBC News trích lời Đi s Zasypkin trong bui phng vn vi kênh truyn hình al-Manar ca Lebanon nhn mnh : "Các lc lượng Nga s chng li bt c cuc tn công nào ca M vào lãnh th Syria, bng vic đánh chn tên la và nơi phóng ca chúng".

Ông Zasypkin cho biết ông ch nhc li li đe da này theo ch đo ca Tng thng Nga Vladimir Putin và Tng tham mưu trưởng quân đi Nga Valery Gerasimov.

Trước đó, ngày 11/4 Phó Ch tch y ban Quc phòng Thượng vin Nga Yevgeny Serebrennikov nói vi hãng tin Sputnik rằng Moscow s đáp tr ngay lp tc nếu các lc lượng quân s ca Nga Syria b tn công.

Nhà ngoại giao Nga đưa ra tuyên b này sau khi Washington cnh báo s có kế hoch tn công mnh m Syria sau khi có cáo buc chính quyn nước này s dng vũ khí hóa học ti thành ph Douma.

 

Published in Quốc tế

Hồ sơ Kurdistan tại Syria : Tổng thống Pháp đang thách thức Thổ Nhĩ Kỳ ? (RFI, 06/04/2018)

Quan hệ Pháp – Thổ Nhĩ Kỳ đã trở nên căng thẳng những ngày gần đây sau một tuyên bố của đại diện người Kurdistan tại Pháp cho rằng Paris cam kết ủng hộ người Kurdistan tại Syria. Mặc dù lời khẳng định trên đã được Paris bác bỏ nhưng vẫn không làm cho Ankara nguôi giận.

syrie1

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (P) và đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sau buổi họp báo chung tại điện Elysée, Paris, ngày 05/01/2018. LUDOVIC MARIN / POOL / AFP

Câu hỏi đặt ra : Pháp có quan điểm như thế nào về vấn đề người Kurdistan tại Syria hiện đang trong gọng kềm của Thổ Nhĩ Kỳ ? Phải chăng Ankara đang dọa dẫm Paris khi cho công bố bản đồ các vị trí quân sự của Pháp ?

Mọi sự bắt đầu vào ngày thứ Năm 29/03/2018. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã tiếp một phái đoàn Lực Lượng Dân Chủ Syria (FDS), liên minh Ả Rập – Kurdistan, luôn trên tuyến đầu trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo, nhưng đang là mục tiêu tấn công quân sự của Ankara. Tại buổi họp, ông Macron trấn an họ rằng "nước Pháp ủng hộ" người Kurdistan.

Thế nhưng, sau buổi tiếp kiến, bà Asiya Abdellah, một đại diện Kurdistan còn khẳng định rằng Paris sẽ gởi thêm binh lính đến Manbij. Đây cũng là nơi mà tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan nhiều lần thông báo có ý định mở rộng tấn công sau khi đã chiếm được thị xã Afrin.

Phủ tổng thống Pháp ngày hôm sau thứ Sáu 30/03 đã bác bỏ tuyên bố trên, khẳng định rằng nước Pháp không có dự kiến một "chiến dịch quân sự mới nào ở phía bắc Syrie ngoài khuôn khổ liên quân quốc tế". Lực lượng đặc nhiệm Pháp hiện có đồn trú tại Syria, nhưng nước Pháp rất kín tiếng về sự hiện diện này cũng như là quân số được triển khai.

Trong vai trò trung gian hòa giải, tổng thống Emmanuel Macron cũng mong muốn rằng "một cuộc đối thoại có thể được thiết lập giữa FDS và Thổ Nhĩ Kỳ với sự hỗ trợ của Pháp và cộng đồng quốc tế". Thế nhưng, ý tưởng này đã bị tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ phản ứng dữ dội, lên án nước Pháp có một lập trường "hoàn toàn lệch lạc".

Để hiểu rõ hơn quan điểm của nước Pháp, kênh truyền hình France 24 đặt câu hỏi với ông Olivier Piot, phóng viên và tác giả tập sách "Dân tộc Kurdistan, nền tảng của Trung Đông", do nhà xuất bản Les petits matins phát hành.

RFI : Nước Pháp có lợi ích gì khi ủng hộ người Kurdistan tại Syria, thậm chí có nguy cơ làm cho Thổ Nhĩ Kỳ tức giận ?

Olivier Piot : Thông qua vị tổng thống của mình, nước Pháp đang hiểu rằng Hoa Kỳ chuẩn bị rời khỏi khu vực này và đó là một yếu tố mới, bởi vì cho đến tận tháng Giêng vừa qua, cựu ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (bị sa thải ngày 13/03) luôn luôn khẳng định rằng cuộc chiến chống tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo – Daesh – chưa kết thúc, rằng Washington sẽ còn hiện diện trong khu vực này nhiều năm nữa. Thế nhưng, các tuyên bố gần đây của Donald Trump cho thấy Hoa Kỳ dự tính một cách nghiêm túc rút ra khỏi vùng này.

Sự hiện diện của phương Tây, vào thời điểm vấn đề tái thiết Syria được đặt ra, sẽ phụ thuộc phần nào vào ý định của nước Pháp. Tổng thống Macron hiểu được điều này và đã quyết định đưa ra một tín hiệu, nếu như không sáng sủa dễ hiểu thì ít ra cũng rõ ràng, hướng tới người Kurdistan ở Syria, để nói với họ rằng nước Pháp sẽ luôn luôn ở bên cạnh họ. Vấn đề còn lại là bằng cách nào, chúng ta sẽ thấy trong những ngày tới. Nếu bây giờ, Paris bỏ rơi người Kurdistan, điều đó có nghĩa là Pháp sẽ từ bỏ khả năng có một giải pháp thay thế trong việc tái thiết Syria và tiến trình này sẽ do Bachar Al Assad thực hiện.

RFI : Quan hệ giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu căng thẳng. Vậy khả năng hành động của Emmanuel Macron trong hồ sơ này ra sao ?

Emmanuel Macron đang vượt qua một nấc trong tương quan lực lượng đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Cho đến lúc này, tổng thống Pháp chỉ tuyên bố là quan ngại, cảnh báo tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan là nên chú ý tới sự ổn định của vùng. Thế nhưng, giờ đây, người ta thấy rõ mục tiêu của Ankara là chiếm lĩnh 900 km đường biên giới ở phía bắc Syria, như vậy là tới tận thành phố Qamishli, và như tuyên bố của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, là để quét sạch những tên khủng bố ở khu vực này.

Hoa Kỳ đã không có phản ứng gì nhiều, còn nước Pháp, cho đến lúc này, không thể hiện thái độ rõ ràng. Recep Tayyip Erdogan là người quen có những tuyên bố mạnh mẽ và đối mặt với ông ta, thì lại không có những đáp trả tương tự. Đây không phải là lần đầu tiên ông ta đe dọa các lãnh đạo phương Tây. Mọi việc còn chưa rõ ràng từng chi tiết nhưng Emmanuel Macron bắt đầu tỏ thái độ cứng rắn hơn với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.

RFI : Liệu nước Pháp có thể đi đến mức dự tính can thiệp quân sự để bảo vệ người Kurdistan ở Syria ?

Qua việc ủng hộ người Kurdistan, nước Pháp muốn chứng tỏ sự hiện diện trong khu vực, bảo vệ những giá trị của mình, nhân danh lịch sử nước Pháp và điều này có thể cho phép Pháp có vai trò hơn trong tương lai trong tiến trình tái thiết khu vực này.

Tôi nghĩ là tổng thống Pháp đang vạch ra những nét đầu tiên trong cái gọi là lằn ranh đỏ nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ và bước đầu tiên trên lằn ranh đỏ không được phép vượt qua là thành phố Manbij. Chúng ta đang ở trong tình thế mà các vận động ngoại giao sẽ không thể đáp ứng được hết và rất nhanh chóng, trên thực địa, chúng ta sẽ đứng trước những thách thức quân sự. Vào thời điểm đó, nước Pháp sẽ có những lựa chọn, nếu còn muốn có vai trò trong khu vực.

RFI : Công bố bản đồ vị trí quân sự đối phương : Biện pháp trả đũa "quen thuộc" của Ankara

Trong một hành động được cho đe dọa Paris, chính quyền Ankara ngày 30/03/2018 đã để cho hãng thông tấn Anadolu công bố bản đồ các vị trí của quân đội Pháp ở bắc Syria trên trang mạng Internet ngay sau tuyên bố của Paris ủng hộ người Kurdistan.

Bản đồ cho thấy rõ các điểm có sự hiện diện của quân đội Pháp tại Syria. Theo đó, Pháp có đến 5 cơ sở quân sự, chủ yếu nằm ở phía bắc, tại những vùng do Lực Lượng Dân Chủ Syria (FDS) kiểm soát. Tổng số binh sĩ có mặt tại cơ sở này là gần 70 quân nhân hiện đang tác chiến tại đông bắc Syria.

Nếu đúng như thế, thì những thông tin do hãng Anadolu công bố là gần như là rất nhạy cảm và rất có thể xem như đó là một hình thức cảnh cáo của Ankara đối với Paris. Nhưng vì do không thể kiểm chứng được độ chính xác, France 24 đã quyết định không đăng bản đồ cũng như các chi tiết do hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp.

Kênh France 24 nhắc lại vào tháng 6/2016, bộ quốc phòng của Pháp đã nhìn nhận có sự hiện diện của đội đặc nhiệm Pháp tại Syria "để cố vấn cho FDS chống lại Daesh", chủ yếu là tại Manbij, nhưng Paris không nêu rõ chi tiết về địa điểm cũng như là quân số.

Đây không phải là lần đầu tiên Thổ Nhĩ Kỳ có hành động dọa dẫm kiểu này. Tháng 5/2017, quan hệ Washington và Ankara xuống cấp do việc Hoa Kỳ chính thức giao vũ khí Mỹ cho các chiến binh Kurdistan Syria, trong khuôn khổ chiến dịch tái chiếm thủ phủ Raqqa từ tay quân thánh chiến.

Tình hình còn trở nên căng thẳng hơn khi vào tháng 7/2017, trong vòng nhiều tuần, hãng thông tấn Anadolu cho công bố những gì mà hãng này cho là bản đồ vị trí 10 căn cứ quân sự Mỹ, cũng tại Manbij. Hãng thông tấn này còn cho là có sự hiện diện của 75 lính Pháp, tập trung chủ yếu tại một căn cứ gần với thành phố Raqqa. Lầu Năm Góc thời điểm đó đã từ chối bình luận về những thông tin trên.

RFI tiếng Việt

*******************

Nga-Iran-Thổ Nhĩ Kỳ họp thượng đỉnh tại Ankara, bàn về Syria (RFI, 04/04/2018)

Hôm 04/04/2018, lãnh đạo ba nước Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran gặp nhau tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, với chủ đề chính là Syria. Thổ Nhĩ Kỳ muốn nhân cuộc thượng đỉnh để thuyết phục Nga và Iran về chiến dịch tấn công các vùng do lực lượng Kurdistan kiểm soát, dọc biên giới đông bắc, được liên quân quốc tế chống Daech hậu thuẫn.

syrie1

Ảnh minh họa : Tổng thống Vladimir Putin (P) và đồng nhiệm Recep Tayyip Erdogan trước cuộc họp tại Ankara, ngày 03/04/2018. Reuters

Thông tín viên Alexandre Billette tường trình từ Istanbul :

"Nếu như người ta ít trông đợi là thượng đỉnh thứ Tư này ở Ankara sẽ đưa ra các tuyên bố quan trọng, thì đối với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, đây là một cuộc họp có ý nghĩa biểu tượng cao. Sau chiến dịch tiến chiếm thị xã Afrin, miền tây bắc Syria, giờ đây, Thổ Nhĩ Kỳ muốn được thừa nhận là một tác nhân chủ chốt tại Syria.

Điều mà chắc chắn tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ muốn Nga và Iran chấp nhận, đó là để Ankara tiếp tục chiến dịch quân sự nhắm vào lực lượng dân quân người Kurdistan ở vùng biên giới đông bắc, đặc biệt tại thị xã Manjib, nơi nhiều đơn vị đặc nhiệm Pháp và Mỹ đang đồn trú.

Chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ không hẳn đã phù hợp với lợi ích của Nga và Iran, các đồng minh của chế độ Assad. Ngược lại, Moskva và Tehran ắt hẳn không cảm thấy khó chịu khi thấy các đồng minh NATO không tìm được thỏa hiệp. Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh như Mỹ và Pháp có thể sẽ đối đầu nhau tại thị xã đông bắc Manbij.

Trong ván cờ phức tạp đang diễn ra này, cần chờ xem tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chấp nhận đánh đổi gì trong thượng đỉnh hôm nay, nếu chiến dịch quân sự tại Syria của Ankara được Nga và Iran bật đèn xanh".

Như một dấu hiệu tỏ thiện chí với Thổ Nhĩ Kỳ trước thượng đỉnh, hôm 03/04, Moskva thông báo sẽ cung cấp một hệ thống tên lửa chống tên lửa S-400, "nhanh chóng hơn" dự kiến, cụ thể là ngay vào năm tới, thay vì vào năm 2020. Khối NATO – mà Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên - phản đối hợp đồng mua bán tên lửa nói trên.

Trọng Thành

********************

Tương lai vùng đông bắc Syria : Thổ Nhĩ Kỳ và Nga khó đạt đồng thuận (RFI, 04/04/2018)

Nga và Iran - hai đồng minh chủ yếu của chế độ Syria Bachar al-Assad - và Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia ủng hộ nhiều nhóm nổi dậy Syria chống Damascus - có cuộc họp thượng đỉnh ở Ankara, hôm nay, 04/04/2018. Tuy khác biệt rất lớn trong lập trường với chế độ Damascus, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga hy vọng tìm được thỏa hiệp để khẳng định vị thế thống lĩnh cuộc chơi tại Syria, trong bối cảnh vai trò của Hoa Kỳ và các đồng minh tại Syria ngày càng mờ nhạt.

syrie2

Các tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan (G), Iran Hassan Rouhani (T) và Nga Vladimir Putin (P) trước cuộc họp thượng đỉnh về Syria tại Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 4/4/2018.Kayhan Ozer/Presidential Palace/Handout via Reuters

Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, Ankara và Moskva khó đạt đồng thuận về tương lai vùng đông bắc Syria, khu vực hiện nằm dưới sự kiểm soát của người Kurdistan - được phương Tây hậu thuẫn - mà Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị mở chiến dịch tấn công.

Trước hết cần nhấn mạnh : Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran là ba quốc gia chủ xướng tiến trình Astana, nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho Syria, bên ngoài khuôn khổ Liên Hiệp Quốc. Tiến trình được khởi sự từ tháng Giêng năm 2017. Tiến trình này đã đạt được một thỏa thuận ban đầu về việc lập "bốn vùng giảm căng thẳng" cho phép xuống thang quân sự tại một số khu vực, nhưng việc tìm một giải pháp chính trị cho xung đột Syria hiện vẫn dậm chân tại chỗ.

Tiến trình Astana bế tắc

Cuộc thượng đỉnh ba bên gần nhất, ngày 22/11/2017, tại Sotchi, Nga, thất bại. Sáng kiến tổ chức hội nghị giữa chính quyền Syria và đối lập tại Sochi, hồi tháng Giêng 2018, được Nga bảo trợ, bị đối lập Syria - được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn - tẩy chay. Tình trạng dậm chân tại chỗ bắt nguồn từ các lợi ích mâu thuẫn giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran.

Trong lúc ảnh hưởng của phương Tây trên chiến trường Syria ngày càng thu hẹp, Nga-Iran cũng như Thổ Nhĩ Kỳ gia tăng các hoạt động quân sự, để giành vị thế thượng phong. Cho đến nay, với sự hậu thuẫn của Moskva và Tehran, chế độ Bachar al-Assad đã chiếm lại được hơn một nửa lãnh thổ Syria. Về phần mình, Ankara khẳng định, với sự hậu thuẫn của lực lượng nổi dậy, đã "bình định" được 2.000 km² tại vùng biên giới miền bắc Syria, trong thời gian từ tháng 8/2016 đến tháng 3/2017.

Theo nhà phân tích Elisabeth Teoman, Institute for study of war (ISW), có trụ sở tại Hoa Kỳ, trong thế trận tại Syria, dù có yếu hơn Nga và Iran, việc Ankara mở rộng khu vực kiểm soát tại miền bắc Syria sẽ giúp Thổ Nhĩ Kỳ tăng cường vị thế trong liên minh tình thế tay ba với Nga và Iran.

Sau khi chiếm được thị xã Afrin, miền tây bắc Syria, từ tay lực lượng Kurdistan, Thổ Nhĩ Kỳ muốn mở rộng chiến dịch tấn công sang khu vực đông bắc, trước hết là thị xã Manjib, đang được các lực lượng đặc nhiệm Mỹ và Pháp trấn giữ. Trong cuộc thượng đỉnh Nga-Thổ-Iran hôm nay, đây sẽ là một chủ đề trọng tâm.

"Xâm phạm lãnh thổ Syria" : Điều không thể biện minh

Theo bà Jana Jabbour, một chuyên gia về Thổ Nhĩ Kỳ tại Học viện Chính Trị Paris Sciences Po, để đánh đổi việc chấp nhận để Thổ Nhĩ Kỳ mở chiến dịch tại miền đông bắc, Nga và Iran chắc chắn sẽ đòi Ankara sử dụng ảnh hưởng đối với nhiều nhóm đối lập, để buộc họ phải ngồi vào bàn đàm phán với chính quyền Syria.

Đàm phán hứa hẹn không dễ dàng. Theo hãng thông tấn Nhà nước Iran, trước cuộc họp này, tối hôm qua tại Ankara, ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Jarif đã nhấn mạnh là "không có bất cứ lý do nào có thể biện minh cho việc xâm phạm toàn vẹn lãnh thổ của Syria". Điều này đồng nghĩa với việc phủ nhận tính hợp pháp của chiến dịch quân sự dự kiến của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhiều chuyên gia cho rằng việc Nga và Iran khai thác các căng thẳng trong nội bộ giữa hai thành viên NATO, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, có thể dẫn đến một số thỏa hiệp nhất định, nhưng thượng đỉnh tay ba Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran hôm nay khó đi đến được "các kết quả cụ thể". Theo ông Aron Lund, chuyên gia viện tư vấn Mỹ Century Foundation, Nga chắc chắn sẽ "hướng sự giận dữ" của Thổ Nhĩ Kỳ nhắm vào phía Mỹ. Nga và Iran cũng có thể khuyến khích Thổ Nhĩ Kỳ "ưu tiên các chiến dịch gây nguy hiểm cho lực lượng Mỹ", như "cắt đường tiếp liệu cho quân Mỹ". Nhưng ba bên sẽ khó đi xa hơn.

Điểm nóng Idleb

Chuyên gia Aron Lund lưu ý là "tình hình Syria hiện tại rất phức tạp", cho dù Thổ, Mỹ, Nga có nỗ lực rất nhiều, đồng thuận thực sự giữa ba bên là khó. Bên cạnh vấn đề đông bắc Syria, số phận của Idleb, tỉnh tây bắc Syria, cũng là một chủ đề gai góc khác trong quan hệ liên minh tay ba tình thế Thổ-Nga-Iran.

Phần lớn tỉnh Idleb hiện nay do quân thánh chiến được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, kiểm soát. Theo chuyên gia Elisabeth Teoman, Institut for study of war, bất cứ một cuộc tấn công nào của quân chính phủ Damascus vào tỉnh này cũng sẽ gây căng thẳng cho quan hệ Moskva- Ankara, thậm chí "chặn đứng" quan hệ hợp tác Nga-Thổ Nhĩ Kỳ.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Iraq chiếm một khu phố ở tây Mosul (VOA, 26/02/2017)

iraq1

Khói bay lên từ các trn giao tranh gia phiến quân IS và quân đi Iraq, ngoi ô thành ph Mosul, 25/02/2017.

Một tư lnh cp cao cho biết cnh sát quân s Iraq đã chiếm gi mt khu ph phía tây thành ph Mosul gia lúc có các cuc đng đ ác lit vi các phiến quân Nhà nước Hi giáo.

Các lực lượng Iraq, được yểm tr đường không bi liên quân quc tế do M dn đu, trước đó đã kim sóat phía đông Mosul.

Thiếu Tướng Haider al-Maturi thuc Sư đoàn Bit kích Cnh sát Liên bang cho biết quân Iraq đã tiến vào khu ph Tayaran sáng Ch Nht và hin nay khu ph này "hoàn toàn thuộc quyn kim sóat ca h".

Ông Maturi cho biết các phiến quân Nhà nước Hi giáo đã thc hin ít nht 10 v tn công bng bom xe t sát, trong đó 9 v đã n trước khi ti mc tiêu. V th 10 đã giết chết 2 cnh sát và làm b thương 5 người.

Trung tá Abdulamir al-Mohammadawi cho biết mt s đơn v tinh nhu trước đây đã chiếm li sân bay Mosul hin đang di chuyn v phía bc, hướng đến trung tâm thành ph, nơi h d đnh chiếm li lãnh s quán Th Nhĩ Kỳ và các tòa nhà chính ph khác.

Ông al-Mohammadawi cho biết các binh sĩ đang gp s kháng c ngày càng tăng khi di chuyn sâu hơn vào thành ph, nơi b lc lượng IS chiếm gi và đang s dng các ngôi nhà đông đúc dân cư làm lá chn sng.

Đợt tiến công này được thc hin sau khi quân chng khng bố đã tái kim sóat sân bay Mosul, khu vc tng b IS kim sóat k t năm 2014.

**********************

Iraq : Phát hiện hố chôn 4.000 binh sĩ bị IS sát hại ở Mosul (Tin Tức, 26/02/2017)

Thi thể 4.000 nạn nhân của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã bị chôn trong một hố sụt trên sa mạc của Iraq. Theo tờ Telegraph, đây là ngôi mộ tập thể lớn nhất Iraq.

iraq2

Binh sĩ Iraq kiểm tra một ngôi mộ tập thể ở Hamam al-Alil năm 2016. Ảnh : AFP

Hố chôn ở gần đường cao tốc nối từ thủ đô Baghdad tới thành phố Mosul, cách Mosul 8 km.

Các nhân chứng và cảnh sát cũng như các tổ chức nhân quyền cho biết IS đã sát hại và quăng xác hàng nghìn lính Iraq vào hố sụt này sau khi chúng chiếm được Mosul cách đây ba năm.

Đa số bị bắn và ném xuống hố. Một dân làng 40 tuổi tên Mahmoud cho biết : "IS lùa nạn nhân tới Khasfa trên các đoàn xe buýt, xe tải. Họ bị trói tay và bịt mắt. Họ bị đưa tới hố và bắn vào sau đầu". Người này cho biết thêm là các tay súng khủng bố đều bịt mặt.

Đầu tuần trước, tờ Telegraph cho biết đã cử phóng viên tới hố chôn các thi thể ở Khasfa sau khi nửa phía Tây Mosul được binh sĩ Iraq chiếm lại.

Thành phố Mosul đã nằm dưới quyền kiểm sóat của IS từ năm 2014 và cuộc tấn công chiếm lại Mosul được phát động từ tháng 10/2016. Hôm 24/2, lực lượng Iraq đã chiếm được sân bay Mosul.

Trong những năm qua, IS đã thực hiện một chiến dịch săn tìm và sát hại cảnh sát, binh lính và ném họ vào các ngôi mộ tập thể trên sa mạc.

Tổ chức Giám sát Nhân quyền cho biết trong tháng 11/2016, IS đã hành quyết ít nhất 300 cảnh sát và chôn xác trong một ngôi mộ tập thể cách Mosul 30 km.

Một ngôi mộ tập thể khác gồm 100 thi thể bị chặt đầu đã được phát hiện hồi tháng 11/2016 tại một ngôi trường ngay bên ngoài Mosul.

Thùy Dương (theo RT)

******************

Syria : Tư lệnh Mỹ vùng Trung Đông bí mật thị sát chiến trường (RFI, 26/02/2017)

iraq3

Các trận không kích nhắm vào khu phố Waer nằm trong tay phe nổi dậy tại Homs. Hình ảnh trích từ một đoạn video trên mạng xã hội. Social Media/ via REUTERS TV

Tướng Joseph Votel, tư lệnh hành quân của quân đội Mỹ tại Trung Đông, đã đến thăm ban lãnh đạo Lực Lượng Dân Chủ Syria (SDF-Syrian Democratic Forces, FDS-Forces Démocratiques syriennes) 24 giờ trước. Theo thông tin được tiết lộ ngày 26/02/2017, phe nổi dậy gồm người Ả Rập và Kurdistan-Syria được Washington hứa cấp thêm vũ khí nặng và rất có thể, Hoa Kỳ sẽ đưa thêm biệt kích vào chiến trường Syria.

Đây là lần đầu tiên từ khi Donald Trump nhậm chức tổng thống Mỹ, tư lệnh bộ chỉ huy chiến trường Trung Đông (Centcom) bí mật thị sát khu vực miền bắc Syria. Trong bốn giờ đồng hồ, tướng Joseph Votel đã thảo luận với ban lãnh đạo lực lượng võ trang Kurdistan-Syria và các cố vấn quân sự Mỹ.

Sự kiện này được tổ chức đối lập võ trang chống Daech lẫn chế độ Damascus xem là tín hiệu tiếp tục được tân chính phủ Mỹ ủng hộ. Lực lượng SDF đang gặp khó khăn trong chiến dịch đánh chiếm Raqa, thủ phủ tự phong của Daech, vì thiếu vũ khí và vì có sự nghi kỵ của Thổ Nhĩ Kỳ.

Cuối tháng Giêng, SDF nhận được xe bọc thép của Mỹ và lời cam kết của chính quyền Donald Trump ủng hộ cuộc chiến chống tổ chức thánh chiến Daesh. Lược thuật về cuộc gặp gỡ với tướng Joseph Votel, phát ngôn viên của SDF, Talal Sello, cho biết nhận được lời hứa cung cấp thêm đại pháo trong tương lai.

Trong khi đó, trung tá John Thomas, một sĩ quan trong đoàn của tướng Votel cho biết ông không đề cập đến các loại vũ khí sẽ cung cấp mà chỉ tuyên bố thông hiểu "nhu cầu" của lực lượng võ trang Kurdistan-Syria (SDF).

Theo AFP, hai ngày trước khi bí mật sang Syria, tướng Votel có chia sẻ với một số phóng viên về nhu cầu gửi thêm quân Mỹ đến Syria cho dù vẫn đặt trọng tâm vào lực lượng của dân địa phương.

Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh trọng yếu của Mỹ tại Trung Đông, không mấy thiện cảm với SDF và tuyên bố bằng mọi cách không cho sắc dân Kurdistan lợi dụng cuộc chiến chống thánh chiến để thành lập quốc gia.

Damascus trả thù vụ khủng bố sát hại hàng loạt sĩ quan an ninh

Mặt Trận Fateh al-Cham, hậu thân của al-Qaeda ở Syria, tự nhận là tác giả loạt khủng bố tự sát, tấn công thẳng vào cơ quan an ninh tình báo tại Homs ngày 25/02/2017, giết chết 40 người, trong đó có hai tướng lãnh. Để trả thù, Damascus cho máy bay oanh kích sát hại ít nhất 13 thường dân.

Từ Beyrouth, thông tín viên trong khu vực Paul Khalifeh cho biết chi tiết :

"Chỉ huy trưởng an ninh quân đội Syria tại tỉnh Homs là một trong những nạn nhân của vụ khủng bố tự sát. Tướng Hassan Daaboul, một sĩ quan thân cận của tổng thống Bachar al-Assad, bị tử thương, vào lúc đang thanh tra những vụ khủng bố xảy ra vài phút trước đó. Một trong các tay thánh chiến có nhiệm vụ đặc biệt hạ sát viên tướng này.

Trích dẫn một nguồn tin an ninh Syria, cơ quan truyền thông Nga Sputnik cho biết nhiều sĩ quan cao cấp khác trong đó có tướng Ibrahim Darwich, chỉ huy trưởng công an tỉnh Homs, cũng bị giết trong vụ khủng bố này.

Đây là loạt khủng bố đẫm máu nhất tấn công vào bộ máy an ninh Syria từ sau vụ ám sát bộ trưởng quốc phòng Daoud Rajiha cùng với ba tướng lãnh trong đó có Assef Chaoukat, người anh rể của tổng thống Syria, hồi tháng 7 năm 2012.

Để trả thù thiệt hại nặng nề hôm thứ Bảy 25/02, không quân Syria oanh kích vào khu phố Waer, một vùng ngoại ô của Homs, nơi cư trú của khoảng 100.000 dân còn nằm ngoài bàn tay kiểm soát của chính phủ Damascus. Một phát ngôn viên quân đội Syria khẳng định máy bay nhắm vào vị trí của thánh chiến. Ba người chết và khoảng 50 người bị thương.

Khoảng một chục thường dân bị tử thương trong các đợt oanh kích vùng phụ cận thủ đô Damascus và ở tỉnh Idleb".

Tú Anh

Published in Quốc tế