Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Gián điệp Nga hoành hành tại Thụy Sĩ

Nằm trong loạt bài điều tra về cung cách nước Nga thời ông Putin mở rộng mạng lưới gây ảnh hưởng ra thế giới, bài viết cuối của Le Monde mang tựa đề "Những nụ hôn từ Genève", dựa theo tựa tập thứ năm bộ tiểu thuyết gián điệp về James Bond của nhà văn Anh Ian Fleming "Những nụ hôn từ nước Nga". Bài báo nói về hoạt động của các điệp viên Nga dưới vỏ bọc ngoại giao ở Thụy Sĩ.

spy1

Các điệp viên Nga dưới vỏ bọc ngoại giao ở Thụy Sĩ - Reuters - Ảnh minh họa

Hacker hoạt động ngay trên thực địa

Evgueni Serebriakov là chỉ huy phó đơn vị 26165 của tình báo quân đội Nga (GRU), mũi nhọn về gián điệp mạng, vũ khí ưa thích của điện Kremlin. Thay vì dán chặt vào máy tính, nhân viên tình báo này tích cực hoạt động trên thực địa với tư cách nhà ngoại giao. Luôn đi đôi với một điệp viên khác là Alexei Morenets, cả hai không ngần ngại du hành khắp nơi từ Brazil, Hoa Kỳ đến Malaysia với tên tuổi thật.

Ngày 19/09/2016, Serebriakov và Morenets có mặt tại Lausanne, trong một khách sạn lớn, nơi lưu trú của nhiều thành viên tham dự hội nghị Cơ quan chống doping quốc tế (AMA). Vào thời điểm đó, Nga đang bị chỉ trích gay gắt về doping. Một báo cáo điều tra của luật gia Canada Richard McLaren đã gây tiếng vang lớn, ngoài ra còn một báo cáo khác sắp công bố về việc tổ chức doping trong bóng đá Nga. Nhiệm vụ của hai điệp viên là tiếp cận với địch thủ - AMA - để xâm nhập vào hệ thống.

Do không tấn công được từ xa vì được bảo vệ nghiêm ngặt, tin tặc đôi khi phải đến tận nơi, lợi dụng sự yếu kém về an ninh của hệ thống wifi tại các khách sạn, trung tâm hội nghị. Con mồi của hai điệp viên Nga hôm đó là một viên chức của Trung tâm đạo đức thể thao Canada (CCES), một tổ chức cứng rắn với Nga. Serebriakov và Morenets đã cài được nhiều loại virus : Gamefish, X-agent, X-tunnel, Remcomsvc… vào máy tính xách tay của viên chức này. Nhờ đó họ xâm nhập được vào máy chủ của CCES ở Canada, khoảng 100 tài liệu mật liên quan đến báo cáo McLaren bị lọt vào tay GRU.

Đánh cắp các tài liệu tố cáo Nga doping và đầu độc

Đến tháng 3/2017, Serebriakov quay lại Lausanne nhân một hội nghị chuyên đề của AMA tại Swiss Tech Convention Center, một trong những trung tâm high-tech lớn nhất thế giới.

Trước gần 700 chuyên gia chống doping tham dự, luật gia Richard McLaren cho biết cụ thể cách thức gian lận của Nga trong Thế vận hội mùa đông Sotchi năm 2014. Những mẫu nước tiểu dương tính biến mất trong phòng thí nghiệm qua một lỗ đục trên tường từ văn phòng tình báo Nga bên cạnh, và bị thay thế bằng mẫu nước tiểu "sạch".

"Ngựa quen đường cũ", cặp Serebriakov & Morenets lại ở cùng khách sạn với các thành viên và xâm nhập bằng wifi. Nhưng lần này, tư pháp Thụy Sĩ đã tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự đối với họ, còn một nhân vật thứ ba là nhà ngoại giao Nga tại Thụy Sĩ đã kịp cao chạy xa bay.

Tuy nhiên không phải ở Thụy Sĩ, mà tại Hà Lan, cặp điệp viên trên đã phải dừng bước. Hôm 13/04/2018 ở La Haye, tình báo Hà Lan bắt quả tang Serebriakov & Morenets cùng với hai đồng nghiệp trong một chiếc xe hơi chứa đầy các thiết bị tấn công tin học, đậu trước trụ sở Tổ chức Cấm vũ khí hóa học (OIAC theo tiếng Pháp, OPCW theo tiếng Anh). OIAC thảo luận về vũ khí hóa học ở Syria, nơi mà Nga đóng vai trò trung tâm. Tổ chức này cũng dự kiến bàn về vụ cựu điệp viên GRU Serguei Skripal bị đầu độc ở Salisbury (Anh).

Ngoại giao đoàn Nga tại Thụy Sĩ đầy gián điệp

Vụ bắt giữ này là kết quả sự phối hợp giữa tình báo nhiều nước phương Tây. Các thiết bị tịch thu cho thấy GRU định xâm nhập phòng thí nghiệm liên bang Spiez - nơi OIAC và AMA thường sử dụng - và nhiều bằng chứng khác. Báo cáo năm 2018 của cơ quan tình báo Thụy Sĩ (SRC) nhấn mạnh có đến 1/4, thậm chí 1/3 ngoại giao đoàn Nga tại nước này là gián điệp.

Tình báo Nga hoành hành cho đến nỗi chính quyền Thụy Sĩ vốn luôn trung lập đã phải lên tiếng. Trong Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York, ngoại trưởng Thụy Sĩ Ignazio Cassis chỉ trích thẳng thừng đồng nhiệm Serguei Lavrov, mà không hề dành vài phút cho công thức ngoại giao. Ông Cassis cũng gởi giám đốc tình báo SRC đến Moskva để nói chuyện tay đôi với các đồng nhiệm Nga.

Ngoài việc dỡ bỏ tư cách miễn trừ ngoại giao của cặp Serebriakov & Morenets, triệu tập đại sứ Nga, Thụy Sĩ trong năm 2018 còn từ chối đề nghị cấp quy chế ngoại giao đến năm lần – một sự kiện hiếm hoi. Tuy vậy Thụy Sĩ vẫn duy trì đối thoại với Nga. Đất nước nhỏ bé này khó thể vừa truy lùng các nhà ngoại giao giả mạo, lại vừa là trung tâm thương thuyết quốc tế. Chỉ riêng tại Genève, đã có gần 29.000 nhà ngoại giao và viên chức quốc tế đăng ký – một cộng đồng chi ra đến 6 tỉ quan Thụy Sĩ (5,34 tỉ euro) – và mỗi ngày đều có sự kiện diễn ra.

Chiến lược lobby của Nga cho Nord Stream 2 tại Đức

Cũng liên quan đến Nga, đặc phái viên Le Figaro tại Đức ghi nhận về "Nord Stream 2 : Đường ống dẫn khí Nga và hệ thống lobby ở Đức". Dự án giúp tập đoàn Gazprom của Nga vận chuyển khí đốt sang Châu Âu mà không cần đi qua lãnh thổ Ukraine vẫn đang tiến triển, nhưng tiếp tục gây chia rẽ các nước Châu Âu đồng thời khiến Hoa Kỳ tức giận.

Nord Stream 2 là hai đường ống dẫn khí chạy song song với Nord Stream 1 dưới đáy biển Baltic, giúp Gazprom tăng sản lượng khí đốt bán cho Châu Âu thêm 55 tỉ mét khối mỗi năm. Dự án khổng lồ 8 tỉ euro do Gazprom góp phân nửa vốn, còn lại là năm công ty Châu Âu. Theo người phụ trách truyền thông của Nord Stream 2, dự án này rất hiệu quả về kinh tế và tôn trọng môi trường hơn đường ống chạy qua Ukraine.

Tuy nhiên nhà báo Jens Hovsgaard của Đan Mạch trong cuốn sách "Khí đốt, tiền bạc và lòng tham : Đức đã gây nguy hiểm cho tương lai Châu Âu như thế nào" tố cáo các áp lực chính trị, cũng như việc Gazprom dùng tiền để dập tắt những chỉ trích. Chẳng hạn một chuyên gia Thụy Điển sau khi phê phán Nord Stream 2 đã được Nga tài trợ nghiên cứu, và thế là những đả kích chấm dứt. Matthias Warnig, giám đốc Nord Stream 1, cựu nhân viên tình báo Đông Đức nhận xét đó là "phương pháp cây gậy và củ cà rốt thường dùng của KGB".

Tại Đức, người Nga huy động các phương tiện quy mô để bênh vực dự án, có hẳn chiến lược lobby địa phương và cấp quốc gia. Lợi dụng cảm tình sẵn có với Nga ở khu vực Đông Đức cũ, Gazprom tác động vào chính quyền bang Mecklenburg-Vorpommern (Mecklembourg-Poméranie-Occidentale). Cựu thủ tướng Gerhard Schröider, sau khi thất cử năm 2005 đã trở thành chủ tịch hội đồng quản trị Nord Stream 2, và nhờ mối quan hệ rộng lớn có sẵn, ông đã mở cánh cửa nước Đức cho dự án.

Thủ tướng Angela Merkel vốn thực dụng, đã bị thuyết phục trong lúc bà vừa quyết định ngưng sử dụng năng lượng nguyên tử. Trong nhiều năm liên tục bà luôn khẳng định Nord Stream 2 "là một dự án kinh tế", nhưng nay trước căng thẳng tăng cao giữa Nga và phương Tây, bị cô lập tại Châu Âu, bị các nước kể cả Pháp chỉ trích, bà Merkel rốt cuộc đã nhìn nhận tầm vóc "chính trị" của công trình này.

Thượng đỉnh EU-Trung Quốc : Bắc Kinh dịu giọng vì đang khốn đốn với Mỹ

Về quan hệ Liên Hiệp Châu Âu – Trung Quốc, hội nghị thượng đỉnh tại Bruxelles hôm 09/04/2019 được dự báo gay gắt hơn những lần trước. Les Echos nhận định đây là một thượng đỉnh "trên căn bản đối địch ngày càng rõ".

Châu Âu đòi hỏi cải cách các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để tránh cạnh tranh bất chính của Trung Quốc (trợ cấp trá hình, cưỡng bức chuyển giao công nghệ…). Đồng thời nhanh chóng hoàn tất thỏa ước đầu tư để tạo điều kiện cho các công ty Châu Âu tại Hoa lục. Về yêu sách thứ nhất, Châu Âu trông cậy vào lời đe dọa của Mỹ để thúc ép Bắc Kinh chấp nhận một cuộc chơi bình đẳng hơn.

Ngay trước khi đến Bruxelles, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã cố gắng cải chính là không muốn chia rẽ Châu Âu với dự án "Con đường tơ lụa mới". Theo Les Echos, đang khốn đốn vì cuộc chiến tranh thương mại với Hoa Kỳ, Trung Quốc không muốn mở thêm một mặt trận mới với Châu Âu.

Bầu cử Israel tập trung cho chủ đề an ninh

Cải cách thuế khóa ở Pháp và cuộc bầu cử ở Israel là hai chủ đề chính của các báo Pháp hôm nay. Le Figaro chạy tít "Tranh luận toàn quốc : Thủ tướng Edouard Philippe tuyên bố tình trạng khẩn cấp về thuế khóa". Les Echos dùng câu nói của ông Philippe làm tựa đề "Chúng ta phải trả lời về tình trạng sưu cao thuế nặng".

"Bầu cử Israel : Bibi hoặc không Bibi", đó là tựa lớn của Libération. Le Monde nhận xét "Israel : Khẩu hiệu tranh cử quá lố của ông Netanyahou", còn La Croix ghi nhận "Israel, cuộc bầu cử tập trung cho chủ đề an ninh". Các ứng cử viên đã bỏ qua các chủ đề như bất bình đẳng xã hội hay tiến trình hòa bình. Trong trường hợp chiến tranh, các chuyên gia ước lượng mỗi ngày Hezbollah sẽ bắn sang đất Israel hàng ngàn hỏa tiễn. Người Do Thái cảm thấy mối đe dọa đến từ khắp nơi : Hamas, Iran… dưới nhiều dạng thức khác nhau, từ tấn công bằng dao, bằng xe hơi gài chất nổ cho đến súng trường, hỏa tiễn tầm xa…

Đương kim thủ tướng Benjamin Netanyahou (thường được gọi bằng biệt danh "Bibi") có nhiều triển vọng nhất, cho dù đang gặp rắc rối với tư pháp trên ba hồ sơ "gian lận, lạm dụng tín nhiệm và tham nhũng", mà theo ông là do giới tinh hoa muốn quấy nhiễu.

Le Figaro nói về "Mười ba năm cầm quyền đã làm thay đổi Israel". Kinh tế tăng trưởng thường xuyên, tỉ lệ thất nghiệp dưới 4%, đất nước trở thành quốc gia start-up với trên 6.000 công ty khởi nghiệp, dỡ bỏ tối đa những giới hạn về các khu định cư… Le Figaro cho rằng dù kết quả bầu cử hôm nay như thế nào đi nữa, ông Netanyahou vẫn gây dấu ấn sâu đậm trong lịch sử Nhà nước Do Thái.

Thụy My

Published in Quốc tế

Mỹ cung cấp nguồn lực cho NATO để chống tin tặc Nga (RFI, 05/10/2018)

cyber1

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis tại trụ sở NATO ngày 04/10/2018. Reuters/Francois Lenoir

Phát biểu trước báo chí tại Bruxelles, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, James Mattis giải thích Washington đang theo gương các thành viên khác đã cam kết cung cấp "nguồn lực tin học" cho NATO. Ông trích dẫn các nước như Anh, Đan Mạch, Hà Lan và Estonia.

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã loan báo quyết định trên trong khuôn khổ cuộc họp các bộ trưởng Quốc Phòng NATO.

Quyết định của Mỹ được loan báo đúng vào hôm Nga bị NATO và Liên Hiệp Châu Âu cực lực lên án là đã tiến hành các cuộc tấn công mạng quy mô lớn, cũng như "các chiến dịch thông tin thất thiệt trên quy mô lớn".

Cơ quan tình báo quân đội GRU đặc biệt bị Mỹ, Anh và Hà Lan đồng loạt vạch mặt chỉ tên, điều mà Moskva đã kiên quyết phủ nhận.

Từ  Moskva, thông tín viên Jean-Didier Revoin tường trình :

"Bất chấp các hình ảnh do Hà Lan công bố, Nga vẫn kiên quyết phủ nhận việc đã cho nhân viên cơ quan tình báo quân đội GRU tìm cách thâm nhập vào hệ thống máy tính của Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hóa Học.

Nga cũng phủ nhận cáo buộc của Anh Quốc về việc tấn công vào máy chủ của đảng Dân Chủ Mỹ hoặc của Cơ Quan Chống Doping Thế Giới.

Bộ Ngoại Giao Nga đã tố cáo một "chiến dịch bắt nguồn từ bệnh nhìn đâu cũng thấy gián điệp Nga", và tỏ vẻ ngạc nhiên trước việc các tiết lộ được tung ra vài ngày trước một cuộc họp của Tổ Chức Cấm Vũ Khí Hóa Học vốn sẽ thông qua việc tăng thêm quyền hạn cho tổ chức này.

Bà Maria Zakharova, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Nga đã mỉa mai về trí tưởng tượng phong phú của người Anh, trong lúc Alexander Yakovenko, đại sứ Nga tại Anh Quốc, thì không quên nhấn mạnh đến tính chất có phối hợp của những lời tố cáo đến từ Hà Lan, Anh Quốc và Mỹ.

Theo đại sứ Nga thì đó là một hành động có tổ chức để làm mất uy tín Nga vào lúc diễn ra một cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng NATO tại Bruxelles.

Vấn đề hiện nay là trung tâm quốc gia về an ninh mạng của nước Anh vẫn không thể chắc chắn một cách hoàn toàn. Cơ quan này vẫn cho rằng "có một khả năng rất cao" theo đó tình báo quân đội Nga GRU "gần như chắc chắn là thủ phạm" vụ tấn công vào các máy chủ của Đảng Dân Chủ Hoa Kỳ năm 2016".

Trọng Nghĩa

****************

Tấn công tin học : Mức độ lợi hại của tình báo quân đội Nga (RFI, 05/10/2018)

Từ Canada đến Úc, từ NATO đến Liên Hiệp Châu Âu trong tuần đều quy trách nhiệm cho cơ quan tình báo quân đội Nga GRU đứng đằng sau các vụ tấn công quy mô nhắm vào nhiều cơ quan quốc tế, "đe dọa các nền dân chủ phương Tây".

cyber2

Bộ Quốc Phòng Hà Lan phát tán hình ảnh 4 điệp viên Nga bị bắt quả tang. Ảnh chụp tại phi trường Schiphol tháng 4/2018. DUTCH DEFENSE MINISTRY / AFP

Mỹ khởi tố 7 nhân viên tình báo Nga với tội danh "âm mưu tấn công tin học". Hà Lan trục xuất 4 nhân viên tình báo Nga bị bắt quả tang tại La Haye đang đột nhập vào hệ thống tin học của Tổ Chức Chống Vũ Khí Hóa Học.

Phương Tây căn cứ vào những bằng chứng nào để cáo buộc cơ quan tình báo quân đội Nga, được coi là cánh tay nối dài của điện Kremlin ? Tại sao tất cả những thông tin nhậy cảm nói trên được tung ra ở thời điểm này ? GRU là một cơ quan như thế nào, quyền hạn đến đâu ?

Về câu hỏi thứ nhất, tư pháp Mỹ ngày 04/10/2018 thông báo khởi tố 7 nhân viên tình báo Nga, tất cả đều trực thuộc GRU và hiện đang sống tại Nga. Những người này bị cáo buộc âm mưu tấn công hệ thống tin học, đánh cắp dữ liệu của Cơ Quan Phòng Chống Doping Thế Giới (WADA), trụ sở đặt tại thành phố Montréal, Canada. Mục tiêu đề ra nhằm làm phương hại đến cơ quan đã tố cáo Nhà nước Nga khuyến khích các vận động viên sử dụng thuốc kích thích tăng cường thể lực, nâng cao thành tích.

Bộ Ngoại giao Canada trong thông cáo ngày 04/10/2018 ghi nhận "có nhiều khả năng GRU có liên quan" đến đợt tấn công nhắm vào WADA và trung tâm đặc trách chống doping của Canada, CCES.

Bộ tư pháp Hoa Kỳ nói rõ : trong thời gian từ tháng 12/2014 đến tháng 5/2018, tức là cho tới rất gần đây, máy tính của WADA đã nhiều lần bị thâm nhập. Chính quyền Ottawa nhắc lại : năm 2016, Cơ Quan Phòng Chống Doping Thế Giới, một tổ chức quốc tế độc lập, tiết lộ bị một nhóm tin tặc mang tên Fancy Bear/APT28 đột nhập, đánh cắp và phát tán "nhiều thông tin mật liên quan đến các vận động viên". Những thông tin này bị đánh cắp từ trang mạng của WADA.

Nhiều chi tiết như trong truyện trinh thám

Hoa Kỳ gắn liền vụ tấn công nhắm vào Cơ Quan Phòng Chống Doping Thế Giới với vụ Tổ Chức Chống Vũ Khí Hóa Học (OPCW), trụ sở tại La Haye, Hà Lan bị tin tặc hồi tháng 4/2018. Amsterdam vừa quyết định trục xuất bốn nghi can đã bị bắt quả tang trong một chiếc xe, đậu gần trụ sở của OPCW. Trong xe có trang bị máy móc để nghe lén và đột nhập vào hệ thống tin học của Tổ Chức Chống Vũ Khí Hóa Học. Tháng 4/2018 là thời điểm tổ chức OPCW điều tra hai hồ sơ quan trọng, một liên quan tới vụ cựu điệp viên Nga, Sergueï Skripal và con gái bị đầu độc tại Salisbury, miền tây nam Anh Quốc, và một liên hệ tới nghi ngờ về trách nhiệm của chính quyền Moskva trong một vụ tấn công hóa học tại Douma, Syria.

Họp báo tại Amsterdam hôm 04/10/2018 bộ trưởng Quốc Phòng Hà Lan, bà Ank Bijleved cho biết thêm trong hoàn cảnh nào đã lột mặt nạ được nhân viên tình báo Nga, nhưng dường như không kết nối giữa hai vụ tấn công nhắm vào Cơ Quan Phòng Chống Doping ở Montréal với vụ nhắm vào Tổ Chức Chống Vũ Khí Hóa Học ở La Haye.

Bộ trưởng Quốc Phòng Hà Lan lưu ý về mức độ nghiêm trọng và đáng lo ngại của vụ việc, vì thông thường, chính quyền không mấy khi thông báo ầm ĩ với báo giới về các hoạt động phản gián. Nhưng lần này, các nhà điều tra Hà Lan hợp tác với các đối tác Anh, đã phát hiện nhiều chi tiết như trong một bộ phim trinh thám.

Người ta đã tìm thấy trong chiếc xe có nhiệm vụ thâm nhập tổ chức OPCW một máy tính cá nhân, nhiều điện thoại di động, một hóa đơn thanh toán tiền taxi mà điểm xuất phát là từ trụ sở của cơ quan tình báo quân đội Nga, gần phi trường Moskva. Các nhân viên tình báo Nga, mang hộ chiếu ngoại giao, đã đáp máy bay tới phi trường Schiphol – Amsterdam ngày 10/04/2018. Ngày hôm sau, bốn người này đã thuê một chiếc xe Citroën C3 và họ đã đến quan sát tình hình gần trụ sở Tổ Chức Chống Vũ Khí Hóa Học ở thành phố La Haye. Đến ngày 13/04/2018 họ đỗ xe tại một khách sạn sát cạnh trụ sở của OPCW và đã chụp nhiều ảnh. Trong hộp xe có nhiều trang thiết bị điện tử và máy móc cho phép thâm nhập vào mạng wifi của Tổ Chức Chống Vũ Khí Hóa Học. Thậm chí nhóm này có luôn cả mật mã để truy cập vào wifi của OPCW.

Khám xét máy tính được phát hiện, các nhà điều tra tìm thấy là máy được kết nối với nhiều đường dây ở Brazil, Thụy Sĩ và Malaysia. Bốn người bị phát hiện trong chiếc xe gần trụ sở OPCW dự trù sau La Haye sẽ tiếp tục sang Thụy Sĩ, đến viện bào chế tại Spiez, nơi OPCW phân tích mẩu các vũ khí hóa học.

Còn đối với Malaysia thì các tài liệu trong máy tính bị tịch thu cho thấy, có nhiều cuộc trao đổi dính líu trực tiếp đến chuyến bay MH17 bị bắn rơi tại miền đông Ukraina ngày 17/07/2017. 298 hành khách và phi hành đoàn tử vong. Nhiều nạn nhân mang quốc tịch Hà Lan. Chiếc MH17 nối liền Amsterdam với Kuala Lumpur. Điều tra về tai họa này cho thấy chiếc máy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines mang số MH17 bị trúng tên lửa của Nga.

Thực hư về GRU

Vậy phải chăng đây là lần đầu tiên tình báo quân đội Nga, mà đứng đằng sau là điện Kremlin, bị bắt quả tang như vậy ? Ở đây đặt ra thêm một nghi vấn bởi vì GRU nổi tiếng là làm ăn có hiệu quả, hoạt động trong vòng bí mật và không bao giờ để lại dấu vết khi ra tay.

Ngay sau vụ hai cha con cựu điệp viên người Nga, Sergueï và Ioulia Skripal bị mưu sát bằng độc tố novitchok trên lãnh thổ Anh hôm 04/03/2018, Luân Đôn đã lập tức quy trách nhiệm cho Moskva. Căn cứ vào giải thích của Amsterdam, chính từ vụ ám sát hụt này, mẩu độc tố novitchok được chuyển tới Tổ Chức Chống Vũ Khí Hóa Học. Từ đó, lộ ra vụ trụ sở OPCW bị theo dõi vào tháng 4/2018.

Cần nhắc lại GRU là một cơ quan tình báo của bên quân đội. Được thành lập từ năm 1918, dưới chế độ Liên Xô, cơ quan này luôn được coi là một đối thủ của mật vụ KGB, một thời được đặt trong tay Vladimir Putin. Lãnh đạo GRU từ năm 2016 là tướng Igor Korobov. Nhân vật này nằm trong danh sách những cá nhân bị Hoa Kỳ trừng phạt.

GRU nổi tiếng là có một mạng lưới nhân viên tình báo ở hải ngoại rất rộng rãi và có cả nhiều đơn vị lính tinh nhuệ. Kể từ khi KGB bị "giải tán", có một sự cạnh tranh giữa các cơ quan mật vụ Nga và từ đó GRU mới được nhắc tới nhiều hơn.

Hiện tại GRU đang bị cáo buộc ít nhất trong gần một chục vụ gồm : âm mưu sát hại hai cha con cựu điệp viên Skripal. Sergueï Skripal từng phục vụ GRU ; vụ tấn công tin học Cơ Quan Phòng Chống Doping Thế Giới, trụ sở OPCW và các đợt tấn công nhắm vào phi trường Odessa, Ukraina hay vụ tấn công nhắm vào đảng Dân Chủ Mỹ trước bầu cử tổng thống Hoa Kỳ 2016... . Hồi tháng 6/2017 khi hàng trăm ngàn máy vi tính của các tập đoàn lớn trên thế giới bị tê liệt vì một vụ cyberattack, phương Tây cũng nghi ngờ có bàn tay của tình báo quân sự Nga.

Tại Syria, nhiều nhà quan sát đã phát hiện một số các "cố vấn" quân đội Nga bên cạnh các lực lượng của Damas. Cũng tình báo quân đội Nga được cho là đã đóng một vai trò "trọng yếu" trong vụ Moskva thôn tính Crimée hồi tháng 3/2014.

Lùi xa hơn về quá khứ, thì từ các cuộc xung đột ở Tchetchenia 1994/1996 và 1999/2009, đến Gruzia (2008) hay Afghanistan (1979/1989) đều có bóng dáng của GRU.

Cuối cùng về câu hỏi tại sao tình báo quân đội Nga lại bị tố cáo vào thời điểm này ? Nhiều tiếng nói cho rằng, đây là một hình thức để phương Tây cảnh cáo Nga của Vladimir Putin vài tuần trước bầu cử giữa kỳ tại Mỹ. Có điều như chính Vladimir Putin từng ghi nhận có hai nghề xưa như trái đất : một là nghề bán chôn nuôi miệng, hai là tình báo.

Các hoạt động dọ thám không là độc quyền của bất kỳ một chế độ nào. Báo chí thường phơi bày ra ánh sáng những vụ tấn công tin học khi thì được cho là do Nga giật dây, lúc thì hướng về phía Trung Quốc hay Bắc Triều Tiên... Nhưng trong quá khứ, đã nhiều lần quan hệ giữa các đồng minh thân thiết nhất bị sứt mẻ vì các vụ nghe trộm điện thoại, như là Hoa Kỳ từng nghe lén điện thoại của thủ tướng Đức. Bên cạnh việc phát hiện tác giả các đợt tấn công mạng, có lẽ là tăng cường khả năng phòng thủ là thượng sách.

Thanh Hà

Published in Quốc tế

Đại s Hoa Kỳ ti Nga phn ng vic Moscow buc 9 hãng truyn thông được chính ph M tài tr phi đăng ký nhân viên làm vic Nga là "các đip viên nước ngoài". Nhà ngoi giao Hoa Kỳ nói rng việc ép đăng ký như vy là "vượt xa" quá mc mà chính ph M yêu cu hãng truyn thông Nga RT phi đăng ký tương t cho nhân viên ca h M.

mynga1

Đại s Hoa Kỳ ti Nga Jon Huntsman.

Đại s Jon Huntsman hôm th Sáu 17/11 nói trong chuyến thăm Văn phòng ca Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA và Đài Âu Châu T do rng phn ng ca Nga không "cân xng chút nào", đng thái ca Moscow nhm đt ra các quy đnh cho cơ quan thông tn báo chí, mà nếu được thực hin, s khiến "các cơ quan truyn thông M hu như không th hot đng được" Nga.

Ông Huntsman cho biết Đo lut đăng ký đip viên nước ngoài (FARA) đã ra đi 8 thp niên qua, trong đó hãng RT đã đăng ký nhân viên ca h là đip viên nước ngoài, nhằm mc đích thúc đy tính minh bch, nhưng không hn chế hot đng ca hãng tin này ti Hoa Kỳ.

Nga hôm 16/5 đã nêu tên 9 cơ quan báo chí được chính ph M bo tr, trong đó có Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), trong danh sách nhiu kh năng s b coi là "đip viên nước ngoài".

Theo Reuters, một lut mi đã nhanh chóng được đưa ra ti Quc hi Nga đ tr đũa điu Moscow nói là áp lc không chp nhn được ca M lên truyn thông Nga.

Hạ vin Nga hôm 14/11 đã thông qua d lut cho phép Moscow buc truyn thông nước ngoài phi đăng ký công vic là "đip viên nước ngoài" Nga và phi tiết l các ngun ngân qu.

B Tư pháp Nga hôm 16/11 công b danh sách 9 cơ quan báo chí được chính ph M bo tr có th b nh hưởng bi s thay đi trong tương lai gn này.

Bộ này cho biết đã viết thông báo cho các t chc này, trong đó có Đài Tiếng nói Hoa Kỳ.

Reuters dn li Giám đc VOA Amanda Bennett nói rng đài s vn cam kết tiếp tc cung cp các thông tin đc lp ti khán gi toàn cu.

Các quan chc tình báo M cáo buc Kremlin sử dng các t chc truyn thông nhà nước Nga tác đng ti các c tri M.

Tun trước, Washington yêu cu hãng truyn hình RT phi đăng ký công vic là "đip viên nước ngoài" cho chi nhánh ca cơ quan này Mỹ.

Published in Quốc tế