Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tàu sân bay Mỹ thăm Việt Nam : Thông điệp kép gởi đến Trung Quốc

Trọng Nghĩa, RFI, 04/03/2020

Trong thời gian gần đây, thông tin về khả năng hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Theodore Roosevelt (CVN71) ghé thăm Việt Nam đã được báo chí nhiều lần gợi lên.

uss1

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) quá cảnh Thái Bình Dương ngày 01/03/2020. U.S. Navy

Theo trang tin của Học Viện Hải Quân Mỹ USNI, vào hôm qua, 03/03/2020, chính đô đốc Phil Davidson, tư lệnh lực lượng Mỹ tại khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương đã xác nhận tin này.

Theo kế hoạch, chiếc tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ sẽ ghé thăm Đà Nẵng kể từ ngày mai, 05/03 cho đến ngày 08/03. Đây là lần thứ hai một hàng không mẫu hạm Mỹ đến thăm Việt Nam từ năm 1975 đến nay. Lần đầu tiên là vào năm 2018 với chiếc USS Carl Vinson.

Theo các nhà quan sát, chuyến thăm này diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng quyết đoán hơn trong việc áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên gần như toàn bộ Biển Đông, không ngần ngại xâm phạm vùng biển của các láng giềng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, cũng như sẵn sàng sách nhiễu tàu thuyền và máy bay Mỹ trong một chủ trương lâu dài là đuổi lực lượng Mỹ ra khỏi khu vực.

Trong tình hình đó giới quan sát cho rằng khi Hoa Kỳ cho tàu sân bay đến thăm Việt Nam, và khi Hà Nội chấp nhận đón tàu Mỹ, cả hai bên đều muốn gởi đi một thông điệp cứng rắn về phía Trung Quốc.

Trong một bài phân tích về chuyến thăm Việt Nam của chiếc hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt công bố hôm 02/03, giáo sư Carl Thayer chuyên gia về Việt Nam và Biển Đông thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc cho rằng về phía Mỹ, ý nghĩa của sự kiện này chính là bắn đi một tín hiệu theo đó Mỹ quyết tâm duy trì vị thế cường quốc Hải Quân hàng đầu tại khu vực Tây Thái Bình Dương và Biển Đông.

Theo giáo sư Thayer, "Hoa Kỳ, trong nhiều tài liệu về đường lối chiến lược, đã xác định Trung Quốc là một đối thủ và kẻ cạnh tranh. Vào năm 2019, Mỹ đã gằn giọng và gọi Trung Quốc là kẻ bức hiếp và bắt nạt nước khác tại Biển Đông. Chuyến thăm Đà Nẵng của hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt là một trong ba vế trong chiến lược quân sự của Mỹ : Hải Quân liên tục hiện diện tuần tra, oanh tạc cơ liên tục hiện diện tuần tra và các chuyến tuần tra vì tự do hàng hải".

Giáo sư Thayer nhận định : "Chính sách Mỹ cũng xác định Việt Nam là một đối tác chiến lược ưu tiên và chuyến thăm của hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt chứng tỏ cam kết của Mỹ đối với khu vực, và sự hiện diện của con tàu này trên Biển Đông được Việt Nam hoan nghênh".

Về phía Việt Nam, giáo sư Thayer trước hết ghi nhận thái độ rõ ràng là dè dặt của Việt Nam khi được phía Mỹ đề nghị đón tiếp một chiếc tàu sân bay thứ hai vào tháng Tư năm 2019. Thái độ này đã biến mất sau khi Việt Nam bị Trung Quốc chèn ép trong nhiều tháng trời trong vụ Bãi Tư Chính.

Chuyên gia Thayer ghi nhận là đèn xanh cho chuyến thăm của chiếc USS Theodore Roosevelt đã được Việt Nam bật lên vào năm ngoái, sau cuộc đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng biển gần Bãi Tư Chính. Chuyến thăm minh họa cụ thể cho một chính sách quan trọng ghi trong Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 theo đó Việt Nam "sẽ xem xét phát triển quan hệ quân sự và quốc phòng cần thiết, phù hợp với các quốc gia khác".

Cũng theo ông Thayer, khi đón tàu sân bay Mỹ, Việt Nam muốn cho thấy thái độ ủng hộ sự hiện diện của Hải Quân Mỹ tại vùng Biển Đông, một quan điểm hoàn toàn đi ngược lại lập trường của Trung Quốc, không muốn Hoa Kỳ có mặt trong khu vực.

Trọng Nghĩa

Nguồn : RFI, 04/03/2020

********************

Hàng không mẫu hạm Mỹ Theodore Roosevelt thăm Đà Nẵng : Tín hiệu gì cho Việt Nam và Trung Quốc ?

Mỹ Hằng, BBC, 03/03/2020

Ý kiến rằng hàng không mẫu hạm Mỹ thăm Việt Nam vào 5/3 cho thấy Mỹ xác quyết sự hiện diện trên Biển Đông, bất chấp động thái mới của Philippines, đồng thời đề cao vai trò của Việt Nam.

theo1

USS Theodore Roosevelt trên đường tới cảng Singapore năm 2015

Chuyến thăm thứ hai của hàng không mẫu hạm Mỹ tới Việt Nam diễn ra ngay sau khi Tổng thống Philippines cho hay đã chính thức thông báo với Mỹ về khả năng chấm dứt Thỏa thuận Thăm viếng Quân sự (VFA), được ký từ năm 1988.

Quyết định này của Philippines làm dấy lên lo ngại của các nước trong khu vực Đông Nam Á về sự thiếu vắng hiện diện quân sự của Mỹ trên Biển Đông trong khi Trung Quốc ngày càng lấn lướt.

Trong tình huống này, chuyến thăm của tàu Mỹ tới Việt Nam đang gửi đi những thông điệp gì ?

Đề cao vai trò của Việt Nam

theo2

USS Theodore Roosevelt - Ảnh minh họa

Trả lời BBC qua email ngày 3/3, Giáo sư Carl Thayer từ Australia cho hay :

"Washington sẽ đàm phán riêng với Philippines để ngăn chặn việc chấm dứt VFA. Thỏa thuận này cung cấp cơ sở pháp lý cho việc triển khai tạm thời các lực lượng quân sự của Hoa Kỳ tại Philippines. Tàu sân bay Mỹ và các tàu chiến lớn khác thường xuyên đến Philippines.''

"Nhiều khả năng Việt Nam chấp thuận chuyến thăm của hàng không mẫu hạm Mỹ trước khi có động thái nói trên của Philippines. Nhưng nếu quan hệ với Philippines xấu đi đến mức VFA bị chấm dứt, thì điều này sẽ nâng cao tầm quan trọng của việc Hoa Kỳ tiếp cận các cảng tại Việt Nam một cách thường xuyên nhằm củng cố sự hiện diện của họ trên Biển Đông".

"Điều này đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi chính sách cho phép tàu nước ngoài cập cảng mỗi năm. Hoa Kỳ sẽ tăng cường nỗ lực vận động hành lang với Việt Nam để bảo đảm mục tiêu này". Giáo sư Carl Thayer nhận định.

"Thật không may, việc Thượng đỉnh ASEAN-Mỹ dự kiến diễn ra giữa tháng Ba đã bị hoãn. Như vậy là mất đi cơ hội để Tổng thống Donald Trump nêu ra vấn đề này một cách riêng tư với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, người dự kiến sẽ tham dự cuộc họp này".

"Các tài liệu về chính sách của Hoa Kỳ cũng xác định Việt Nam là đối tác chiến lược ưu tiên. Chuyến thăm của USS Theodore Roosevelt là một minh chứng cho cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực và sự hiện diện của nó ở Biển Đông được Việt Nam hoan nghênh".

Nhắc lại chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson năm 2018, ông Carl Thayer cho rằng chuyến thăm thứ hai này của USS Theodore Roosevelt diễn ra sau cuộc đối đầu giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Bãi Tư Chính đã "nhấn mạnh một tuyên bố quan trọng trong Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 rằng Việt Nam sẽ xem xét phát triển quan hệ quân sự và quốc phòng phù hợp và cần thiết với các quốc gia khác".

Tín hiệu tới Trung Quốc

theo3

USS Theodore Roosevelt - Ảnh minh họa

Cũng theo Giáo sư Carl Thayer, trong hàng loạt tài liệu chính sách chiến lược, Hoa Kỳ đã xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chính. Năm 2019, Hoa Kỳ gay gắt hơn, cáo buộc Trung Quốc bắt nạt và đe dọa ở Biển Đông.

Chuyến thăm Đà Nẵng của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt cho thấy Hoa Kỳ đang thực hiện một trong ba mũi nhọn trong chiến lược quân sự của Hoa Kỳ, bao gồm : hiện diện thường xuyên của tầu tuần tra hải quân Mỹ, hiện diện thường xuyên của máy bay ném bom, và tự do hoạt động hàng hải, vẫn theo Giáo sư Carl Thayer.

"Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương Hoa Kỳ có chính sách lâu dài là tiến hành các cuộc tuần tra thường xuyên và liên tục ở Biển Đông. Chuyến thăm của USS Theodore Roosevelt là một ví dụ rằng chính sách này đang được thực hiện".

"Hoa Kỳ đang chứng minh rằng họ sẽ bay và đưa tàu tới khu vực Biển Đông nơi luật pháp quốc tế cho phép. Đây là một thách thức trực tiếp đối với Trung Quốc nhằm tìm cách đẩy các quốc gia nước ngoài ra khỏi vùng biển nằm trong đường yêu sách đường chín đoạn do họ tự vạch ra", Giáo sư Carl Thayer phân tích.

Kế hoạch của USS Theodore Roosevelt tại Việt Nam

theo4

USS Theodore Roosevelt - Ảnh minh họa

"Hướng dẫn báo chí do Bộ Ngoại giao Việt Nam ban hành vào cuối tháng Hai cho thấy Việt Nam muốn chuyến thăm sắp tới giữ ở mức ít chú ý". Giáo sư Carl Thayer cho BBC hay.

Ông đơn cử việc hướng dẫn báo chí gửi đến các phóng viên tại Việt Nam chỉ đề cập đến chuyến thăm của tàu hải quân Hoa Kỳ chứ không nói là tàu sân bay".

Hướng dẫn này cũng viết rằng các phóng viên ''được mời đến nghe các tuyên bố ngắn và đặt câu hỏi tại một cuộc họp báo nhanh" vào ngày 5/3, và "Thông tin về chuyến thăm này không được công bố cho đến khi có thông báo mới".

Theo trang Kienthuc.vn, USS Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ cùng đội hộ tống bao gồm một tuần dương hạm và năm khu trục hạm đang thực hiện hành trình vượt Thái Bình Dương, sẽ cập cảng Đà Nẵng từ 5-9/3/2020.

Trong chuyến thăm lần này, ngoài biên đội tàu sân bay USS Theodore Roosevelt còn có liên đội máy bay số 11 của Không quân Hải quân Mỹ.

Đội tàu hộ tống trong biên đội của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt bao gồm một tuần dương hạm lớp Ticonderoga - lớp tuần dương hạm duy nhất Mỹ đang sử dụng.

Trang này, trong bài viết hôm 3/3 cho hay thêm rằng : "Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đang làm việc với Bộ ngoại giao Việt Nam để chuẩn bị cho chuyến thăm, quyết định cuối cùng nằm ở chúng ta và vẫn chưa được đưa ra chính thức".

Đây là chuyến viếng thăm thứ hai của một tuần dương mẫu hạm thuộc Hải quân Hoa Kỳ tới Đà Năng, Việt Nam.

Năm 2018, hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng, trở thành mẫu hạm đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ ghé Việt Nam kể từ khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt năm 1975.

Mỹ Hằng

Nguồn : BBC, 03/03/2020

*********************

Tàu sân bay Mỹ thăm Đà Nẵng : sức ép lên Việt Nam trong việc thay đổi chính sách với các cường quốc

RFA, 03/03/2020

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Theodore Roosevelt sẽ thăm cảng Tiên Sa, Đà Nẵng vào ngày 5 tháng 3, đánh dấu lần thứ hai kể từ sau kết thúc chiến tranh Việt Nam năm 1975 tàu sân bay Mỹ đến Việt Nam. Chuyến thăm được đánh giá là một chỉ dấu cho thấy cam kết của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Thái Bình Dương nhằm đối phó với Trung Quốc, đồng thời cũng gây sức ép lên Việt Nam trong việc điều chỉnh chính sách cho phép tàu chiến nước ngoài đến thăm hữu nghị.

uss1

Hình minh họa. Hình do Hải quân Mỹ cung cấp hôm 4/8/2019 : Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) và đội tàu hộ tống ở Thái Bình Dương hôm 31/7/2019 - AFP

Theo trang tin của Học viện Hải quân Mỹ (USNI News), vào ngày 2/3, đội tàu tấn công Theodore Roosevelt đã tiến vào Biển Đông sau khi rời cảng ở San Diego, California hôm 17/1 vừa qua.

Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc trong bài phân tích của mình trên blog cá nhân viết :

"Hoa Kỳ trong các tài liệu về chính sách chiến lược khác nhau của mình đã xác định Trung Quốc là một đối thủ cạnh tranh. Trong năm 2019, Hoa Kỳ đã gia tăng mức độ trong các lời nói của mình và nêu thẳng tên Trung Quốc vì bắt nạt và đe dọa ở Biển Đông. Chuyến thăm tới Đà Nẵng của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt là một trong 3 mũi của chiến lược quân sự Mỹ. Đó là tiếp tục hiện diện tuần tra hải quân, tiếp tục hiện diện tuần tra của máy bay ném bom, và tuần tra tự do hàng hải".

Hồi tháng 3 năm 2018, tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson đã lần đầu tiên thực hiện chuyến thăm hữu nghị tới Đà Nẵng kể từ năm 1975.

Cho đến lúc này Việt Nam vẫn duy trì chính sách chỉ cho tàu hải quân của các nước đến thăm hữu nghị cảng của Việt Nam một năm một lần. Điều này không áp dụng với cảng Quốc tế Cam Ranh vì Việt Nam vẫn xác định cảng Cam Ranh là cảng dân sự.

Chuyến thăm của tàu USS Theodore Roosevelt đến Việt Nam lần này đã được phía Mỹ đề nghị với Việt Nam từ tháng 4 năm 2019. Theo Giáo sư Carl Thayer, phía Việt Nam đã miễn cưỡng chấp nhận vì lo ngại phản ứng từ phía Trung Quốc.

"Phía Hoa Kỳ đã vận động Việt Nam cho một chuyến thăm hàng năm của tàu sân bay từ tháng 4 năm 2019. Việt Nam đã miễn cưỡng chấp nhận chuyến thăm hàng năm của tàu hàng không mẫu hạm Mỹ vì sự nhạy cảm trong phản ứng tiêu cực có thể có từ phía Trung Quốc. Tuy nhiên Việt Nam cũng quan ngại về Đạo luật chống lại kẻ thù của Mỹ qua cấm vận (CAATSA) và Mỹ áp lực đòi Việt Nam giảm việc mua vũ khí quân sự từ phía Nga, nếu không sẽ phải chịu cấm vận".

Hồi tháng 7 năm 2018, Ủy ban Quân vụ Hạ viện và Thượng viện Mỹ đã đồng ý miễn trừ Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam khỏi luật CAATSA vì mua thiết bị quân sự từ Nga theo đề nghị từ phía Bộ trưởng Quốc hòng Mỹ Jim Mattis, nhằm giúp xây dựng quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với các nước trong khu vực.

Chuyến thăm của tàu Mỹ diễn ra vào khi quan hệ giữa Mỹ và đồng minh Philippines đang căng thẳng với việc Manila dọa chấm dứt Hiệp định các lực lượng thăm viếng (VFA) giữa hai nước. Hiệp định cho phép Mỹ triển khai quân tạm thời tới Philippines. Theo Hiệp định, các tàu sân bay và tàu chiến của mỹ thường xuyên tới Philippines. Nếu Hiệp định thực sự bị chấm dứt, Mỹ sẽ có thể phải đề nghị Việt Nam thay đổi chính sách chỉ cho tàu chiến nước ngoài đến thăm hữu nghị cảng 1 lần một năm.

"Nếu quan hệ với Mỹ xấu đi đến mức VFA bị chấm dứt, điều này sẽ làm tăng tầm quan trọng đối với việc tàu Mỹ đến các cảng Việt Nam thường xuyên. Điều này sẽ đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi chính sách cho tàu nước ngoài đến thăm cảng một lần một năm. Hoa Kỳ sẽ gia tăng các nỗ lực vận động Việt Nam để đạt được mục tiêu này", Giáo sư Carl Thayer viết.

Trung Quốc hiện là nước đòi chủ quyền phần lớn khu vực Biển Đông qua đường đứt khúc 9 đoạn mà nước này tự vẽ ra trên biển. Các nước trong khu vực cũng đòi chủ quyền ở Biển Đông bao gồm Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei, và Đài Loan.

Từ năm 2014 đến nay Trung Quốc đa gia tăng việc xây lấp các đảo nhân tạo ở Biển Đông và triển khai vũ khí ra đây, bất chấp phản ứng từ các nước.

Trong nhiều tuần từ tháng 5 năm 2019 đến tháng 10 năm 2019, Trung Quốc cũng gia tăng sức ép lên các nước trong khu vực bao gồm Việt Nam, Malaysia bằng cách gửi nhiều tàu hải cảnh, dân quân biển đến các khu vực đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước, quấy nhiễu hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí. Hoa Kỳ đã gọi đây là hành động bắt nạt các nước khác của Trung Quốc.

Theo Giáo sư Carl Thayer, với việc gửi tàu USS Theodore Roosevelt tới Việt Nam, "Hoa Kỳ đang cho thấy rằng Mỹ sẽ cho máy bay và tàu chiến đi qua bất cứ khu vực nào ở Biển Đông được luật quốc tế cho phép. Đây là một thách thức trực tiếp với Trung Quốc, nước đang tìm cách ngăn cản các quốc gia khác vào vùng nước nằm trong đường đứt khúc 9 đoạn".

Nguồn : RFA, 03/03/2020

*******************

Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt sẽ cập cảng Đà Nẵng đầu tháng 3

Quốc Tuấn, SBTN, 01/03/2020

Theo một nguồn tin  riêng của SBTN, mẫu hạm USS Theodore Roosevelt (CVN-71), thuộc Hạm Đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, sẽ ghé thăm Đà Nẵng vào thứ Sáu ngày 06/3/2020 với mục tiêu tăng cường quan hệ quốc phòng Việt-Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông.

uus1

Mẫu hạm Theodore Roosevelt (Hình : Anthony J. Rivera_US Navy)

Phía Hải quân Hoa Kỳ sẽ tổ chức một buổi tiệc trên mẫu hạm vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày và khách mời là nhiều viên chức cao cấp của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, Hải quân Việt Nam và đại diện truyền thông.

Đây là chuyến viếng thăm thứ hai của một mẫu hạm thuộc Hải quân Hoa Kỳ tới thành phố lớn nhất miền Trung Việt Nam. Hai năm trước, mẫu hạm USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng, trở thành mẫu hạm đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ ghé Việt Nam kể từ khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt năm 1975.

Nguồn tin không nói rõ mẫu hạm Roosevelt sẽ lưu lại Đà Nẵng bao lâu hoặc có ghé nơi nào khác trước hoặc sau đó hay không.

USS Theodore Roosevelt là mẫu hạm thế hệ Nimitz thứ tư, chạy bằng năng lượng nguyên tử, của Hải quân Hoa Kỳ. Mẫu hạm được đặt tên "Roosevelt" để vinh danh vị tổng thống thứ 26 của Mỹ.

USS Theodore Roosevelt có chiều dài 332,8 mét, rộng 76,8 mét, trọng tải tối đa 104.600 tấn, chở được 90 phi cơ và trực thăng, với khoảng 5.700 quân nhân. Chiến hạm có tốc độ 30 hải lý/giờ. Căn cứ nhà hiện nay của CVN-71 là San Diego, California.

Quốc Tuấn 

******************

Mẫu hạm Theodore Roosevelt của Mỹ thăm Đà Nẵng đầu Tháng Ba

Người Việt, 29/02/2020

Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt (CVN-71), thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, sẽ ghé thăm Đà Nẵng vào ngày thứ Sáu 6/3, theo nội dung một thư mời mà nhật báo Người Việt đọc được hôm thứ Bảy 29/2.

uss2

Mẫu hạm Theodore Roosevelt. (Hình : Anthony J. Rivera/US Navy)

Theo nội dung thư mời, sẽ có một buổi tiệc được tổ chức trên mẫu hạm vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày.

Đây sẽ là lần thứ nhì một mẫu hạm của Mỹ ghé thăm thành phố lớn nhất miền Trung Việt Nam, đúng hai năm sau.

Lần trước, mẫu hạm USS Carl Vinson cặp cảng Đà Nẵng vào ngày 5/3/2018, và đó là lần đầu tiên một mẫu hạm Mỹ ghé Việt Nam kể từ khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt năm 1975.

Chuyến thăm của CVN-71 lần này vào dịp 25 năm Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao và là năm thứ 45 cuộc chiến Việt Nam kết thúc.

Hiện chưa biết mẫu hạm Roosevelt sẽ lưu lại Đà Nẵng bao lâu hoặc có ghé nơi nào khác trước hoặc sau đó hay không.

USS Theodore Roosevelt là mẫu hạm thế hệ Nimitz thứ tư, chạy bằng năng lượng nguyên tử, của Hải quân Hoa Kỳ.

Mẫu hạm được đặt tên "Roosevelt" để vinh danh vị tổng thống thứ 26 của Mỹ.

Ngoài ra, đây cũng là tàu chiến thứ tư mang tên ông Roosevelt, trong đó ba chiếc mang tên đầy đủ, và một chiếc chỉ mang tên họ của ông.

Thêm vào đó, còn có ba chiếc khác mang tên "Roosevelt" để vinh danh một số thành viên gia đình Roosevelt.

CVN-71 do Newport News Shipbuilding Co. chế tạo năm 1980, chạy thử năm 1984, và bắt đầu vận hành chính thức năm 1986.

Cuộc chiến đầu tiên mà USS Theodore Roosevelt tham dự là Cuộc Hành Quân Bão Sa Mạc năm 1991.

USS Theodore Roosevelt có chiều dài 332,8 mét, rộng 76,8 mét, trọng tải tối đa 104.600 tấn, chở được 90 máy bay và trực thăng, có khoảng 5.700 quân nhân, và có tốc độ 30 hải lý/giờ (56 km/giờ hoặc 35 dặm/giờ).

Căn cứ nhà hiện nay của CVN-71 là San Diego, California, cách vùng Little Saigon, nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất hải ngoại, chừng 90 dặm (140 km). 

Đ.D.

******************

USS Theodore Roosevelt, số hiệu CVN-71, của Mỹ sẽ có chuyến thăm tới thành phố Đà Nẵng, Việt Nam từ ngày 4/3 đến 9/3, theo nguồn tin của Đài Á Châu Tự Do.

Nguồn : RFA, 01/03/2020

*******************

Siêu hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đến Đà Nẵng ngày 4/3, tàu sân bay này có gì ?

Nguồn : VoteTV, 01/03/2020

Published in Diễn đàn

Các cuộc tuần tra trên Biển Đông của các nước phương Tây dường như nay không còn hiệu quả, ngoài việc chọc tức Tập Cận Bình và dân Trung Quốc, bởi chính Hoa Kỳ đã lên tiếng khẳng định rằng Trung Quốc đã hoàn tất chương trình trang bị hỏa tiễn chống hạm tại bảy căn cứ "bồi đắp trái phép" ở Trường Sa.

bd1

Tàu khu trục USS Decatur (DDG-73) của Mỹ suýt va chạm tàu Trung Quốc trên Biển Đông hồi đầu tháng 10

Trung Quốc ngày nay phải chăng đã trở thành hổ dữ ?

Vậy sự chuẩn bị của Phương Tây nay ra sao ?

Nước Pháp

Giới quan sát tình hình thế giới hơi ngạc nhiên khi nghe Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly vừa qua tuyên bố rằng Pháp sẽ gửi hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle đến Biển Đông với lực lượng mạnh chưa từng có vào tháng 01/2019.

Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle vừa hoàn tất chương trình tu chỉnh định kỳ vào năm 2017, sẽ thực hiện chuyến tuần tra trên biển đầu tiên bằng toàn bộ khả năng tác chiến với gần 40 tiêm kích Rafale M.

Rafale M là chiến đấu cơ đa năng có tầm tác chiến bao trùm hơn 3.000 km và là loại chiến đấu cơ ngoại quốc dủy nhất được phép hoạt động trên các hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ.

bd2

Hàng không mẫu hạm Charles de Gaulle lần đầu tiên cho thấy tiêm kích Rafale hôm 5/1/2001

Charles de Gaulle cũng là hàng không mẫu hạm dủy nhất của đồng minh nhận mọi loại chiến đấu cơ Mỹ tính từ F18 C/D đáp xuống và bay đi an toàn trong giới hạn 80 lượt cất cánh/ngày.

Charles de Gaulle có lịch sử hoạt động khá ấn tượng và là một trong những hàng không mẫu hạm tham chiến nhiều nhất trên thế giới.

Năm 2001, tàu lần đầu tham chiến trong chiến dịch Tự do Bền vững do Mỹ dẫn đầu chống lại Taliban. Trong đợt triển khai đầu tiên này, Charles de Gaulle đã thực hiện 770 phi vụ chiến đấu.

Chiếc tàu cũng đạt kỷ lục về tác chiến trên toàn thế giới, qua mặt cả các hàng không mẫu hạm Mỹ về số lượng tham chiến và số lượng bay và đáp, vì đã tham gia trực tiếp vào cuộc chiến Libya với hơn 1.400 phi vụ trên bầu trời Địa Trung Hải và Libya.

Anh Quốc

Hai hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth R08 và HMS Prince of Wales R09 sẽ được điều đến Biển Đông.

Hai hàng không mẫu hạm này chỉ có thể tiếp nhận máy bay F35 hoặc các drone không người lái.

Cho đến nay, Lockheed-Martin chỉ mới giao cho Anh quốc 15 chiếc F35, và mới chỉ có 4 chiếc đầu tiên đã thực sự bay về Anh từ tháng 6/2018.

Anh phải chờ đến 2021 mới thật sự có thể triển khai sức mạnh của HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales ra biển lớn.

Tủy nhiên, theo South Morning China Post thì Anh và Úc, tháng 7 vừa qua, đã phác thảo kế hoạch chung đưa HMS Queen Elizabeth đến Biển Đông vào đầu năm 2019 để có thể yểm trợ hỏa lực và làm bãi đáp hỗ trợ cho các F35 của Nhật và Mỹ khi cần thiết.

bd3

Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth R08 cập cảng New York hôm 19/10/2018

Các nước khác

Hải quân Ấn Độ sẽ điều hàng không mẫu hạm Vikrant vào Biển Đông.

Vikrant thuộc lớp STOL (Short Take off, Vertical Landing) sẽ đi vào hoạt động năm 2019 nhưng chỉ thích hợp với máy bay Nga như Mig-29, Su-25 và Su-27. Nếu tham chiến trên Biển Đông, nó sẽ phải hoạt động độc lập.

Nhật sẽ đưa tàu chở trực thăng Izumo vào Biển Đông.

Ta thấy với kế hoạch này thì Charles de Gaulle của Pháp là cánh tay đắc lực dủy nhất trong phe đồng minh của Mỹ trên mọi vùng biển trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Á-Thái Bình Dương.

Chiếc mẫu hạm nguyên tử Charles de Gaulle có gần 2000 thủy thủ cộng với 700 nhân viên bay, hoàn toàn độc lập về hỏa lực tác chiến trong vòng 50 ngày, trừ thực phẩm cho thủy thủ đoàn là phải cung ứng thường xuyên.

bd4

Tàu chở trực thăng Izumo của Nhật Bản ở cảng Yokosuka

Từ khi được đưa vào hoạt động năm 2001, đây là lần đầu tiên Charles de Gaulle đi thật xa với dàn hỏa lực mạnh chưa từng có, một đội tàu chiến yểm trợ gồm các tàu chống ngầm và soái hạm Mistral.

Về phía Mỹ, ngày 24/11 vừa qua, hàng không mẫu hạm nguyên tử USS Ronald Reagan đã cập cảng Hong Kong và hiện có mặt trong vùng thay cho chiếc Carl Vinson phải trở về San Diego để sửa chữa định kỳ.

Để hiểu Phương Tây và Mỹ đang tính toán gì tại đây, ta cần xem các động thái của Nga và Trung Quốc.

Sự chuẩn bị lực lượng của Trung Quốc và Nga

Chắc chắn là Trung Quốc không dại dột gì trông cậy vào lực lượng hải quân với dủy nhất một hàng không mẫu hạm Liêu Ninh hiện có, kém cả hiệu quả và hỏa lực cũng như thiếu kinh nghiêm tác chiến trầm trọng so với phương tây.

Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh được mua lại của Ukraine. Tủy nhiên, Trung Quốc đã thử nghiệm hàng không mẫu hạm Type-001A đóng mới trong nước và đang chế tạo tàu sân bay thế hệ mới của Trung Quốc Type 002, truyền thông nước này đưa tin.

Trung Quốc cũng không thể trông đợi gì ở đồng minh dủy nhất nhưng hay chỉ chờ cơ hội để đâm sau lưng họ.

Hơn nữa, chỉ số kinh tế hiện nay của Nga cho thấy Nga đang ở mức tương đương với Tây Ban Nha tại Châu Âu và thua xa Pháp và Đức, nghĩa là thuộc về khối các quốc gia nghèo.

bd5

Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh cùng tàu và máy bay chiến đấu tham gia tập trận trên Biển Đông, 4/2018

Với hơn 56 chiếc tàu ngầm động cơ diesel và năm tàu ngầm hạt nhân, liệu Trung Quốc đủ tự tin về sức mạnh quân sự tại Biển Đông, Biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan ?

Nếu sau các cuộc gặp gỡ Tập - Trump, bàn cờ chính trị vẫn tồi tệ, Mỹ không chịu nhượng Trung Quốc trên Biển Đông, hay ngăn cản Một Vành đai, Một Con đường hoặc cố ý tiếp tay cho bà Thái Anh Văn hướng Đài Loan về phía độc lập trước ngày bầu cử lại tổng thống năm 2020, thì sức mạnh quân sự của Trung Quốc trên biển sẽ được thể hiện như thế nào ?

Câu nói đùa "thận trọng như quân đội Pháp", ý nói quân đội Pháp nhát, bởi vì Pháp đã học nhiều bài học qủy giá khi đánh nhau với những kẻ yếu hơn họ.

Cuộc chiến Điện Biên Phủ là một ví dụ. Tình hình cũng có phần trùng hợp với những gì đang diễn ra trên Biển Đông hiện nay.

Đôi lúc, chúng ta có nghe nói đến một loại vũ khí gần như vô địch nhưng ít ai biết rõ, đó là bom xung điện từ (Electromagnetic Pulse - EMP).

Thật ra, tất cả các nước tiên tiến đều đã nghiên cứu để có những hiểu biết cơ bản về loại bom EMP, nhưng Nga mới là nước đã thử nghiệm thành công đầu tiên bom "ép phê EMP", còn gọi là E-bom, do công trình nghiên cứu 60 năm về trước của nhà bác học Andrei Sakharov và các cộng sự Athshuler, Voitenko và Bichenko.

Pháp đã hai lần thử nghiệm sức mạnh của EMP khi cho nổ bom hạt nhân trên tầm cao 100 km ở Polynésie Français.

Mỹ từ năm 1960 đã có hơn 10 lần thử nghiệm, họ kích hoạt một bom hạt nhân từ không gian 400 km, bắn đi từ đảo Johnson gần Hawaii và họ biết rất rõ cách có thể xóa sổ một lực lượng hùng hậu trên biển hay một số vệ tinh tình báo làm cho đối phương trở nên mù lòa trong cuộc chiến.

Dủy chỉ có lực lượng tầu ngầm là có thể thoát khỏi tầm tấn công của bom EMP.

Dường như hiện tại Trung Quốc đang sủy nghĩ nhiều về con đường này khi liên tục tìm cách tập bắn hạ các vệ tinh của chính họ, trên biển và trên đất liền và phát triển các thiết bị ngầm như xây dựng một Vạn lý Trường thành dưới lòng Biển Đông.

Chưa biết "mèo nào cắn mỉu nào" khi cuộc chiến thật sự xảy ra, nhưng chắc chắn kẻ chiến thắng sẽ là kẻ thống trị thế giới trong thế kỷ 21.

Trước đó thì mọi đồn đoán về sức mạnh cũng chỉ là lời đồn đoán mà thôi.

Tác giả,  cựu kỹ sư về công nghệ quốc phòng Pháp Sagem, hiện đang sinh sống tại Paris.

Published in Diễn đàn

Hàng không mẫu hạm, sức mạnh thống trị đại dương thế kỷ 21

Le Figarohôm nay đặt vấn đề "Vai trò địa chính trị mới của các hàng không mẫu hạm là gì ?". Những chiếc tàu sân bay đang quay lại với đại dương, không gian chiến lược mà nhiều Nhà nước đang bày tỏ tham vọng hơn bao giờ hết.

uss1

Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson - Uy lực 'pháo đài nổi' trên biển tới Đà Nẵng, Việt Nam ngày 05/03/2018. ZingNews

1. Vì sao hàng không mẫu hạm lại trở thành mốt ?

Trước đây người ta cho rằng chúng quá nặng nề chậm chạp, quá đắt tiền, và dễ tổn thương trước các lại vũ khí hiện đại chống hạm. Nhưng ngày nay, cơn sốt hàng không mẫu hạm lại trở nên mạnh mẽ nhất kể từ sau Đệ nhị Thế chiến. Nhà nghiên cứu Jean-Sylvestre Mongrenier của Viện Thomas More giải thích : "Hồi trước hàng không mẫu hạm được coi là lực lượng hỗ trợ, nhưng nay lại trở thành ưu thế chính của Hải quân".

Hoa Kỳ đang thống trị lãnh vực này. Hải quân Mỹ là lực lượng duy nhất có thể gởi hàng không mẫu hạm đến bất kỳ đại dương nào trên hành tinh, đã khai trương chiếc tàu sân bay thứ 11 là USS Gerald Ford. Anh sau một thời gian khựng lại, đã khẳng định vị trí trong câu lạc bộ khép kín này với hai chiếc Queen Elizabeth và Prince of Galles. Tây Ban Nha, Ý, Úc, Nhật cũng sở hữu tàu chở máy bay. Nhưng phương Tây không độc quyền.

Vào lúc tương quan lực lượng thế giới đang thay đổi, Trung Quốc, Nga, Ấn Độ ngày càng quan tâm đến công cụ đầy mãnh lực này. "Trong số các khuôn mặt mới, có những nhân tố bạo lực, không tôn trọng quan hệ quốc tế" - đô đốc Coldefy, chủ nhiệm tạp chí Quốc phòng lo ngại. Từ nhiều năm qua, biển cả đã trở thành nơi phô trương sức mạnh. Tháng Ba vừa qua, lần đầu tiên một hàng không mẫu hạm Mỹ đã đến thăm cảng Đà Nẵng của Việt Nam ; còn các tàu chiến Trung Quốc và tàu ngầm Nga nay phiêu lưu đến tận Địa Trung Hải, gần các bờ biển Châu Âu.

2. Hàng không mẫu hạm trong thế kỷ 21 có tác dụng gì ?

Theo Le Figaro, tàu sân bay cùng với hạm đội của mình giúp Hải quân một nước thay đổi được thế cờ. Hỏa lực khủng khiếp của chúng giúp giáng được những đòn đầu tiên, tính cơ động giúp nắm vững được chiến trường cả trên biển và trên bộ, không phải lệ thuộc vào các thủ thuật ngoại giao rắc rối cũng như hậu cần. Henri Kissinger từng gọi hàng không mẫu hạm là "công cụ ngoại giao 100.000 tấn".

Đô đốc Coldefy nhận định : "Hàng không mẫu hạm không thay thế được các trận đánh trên đất liền, nhưng là chỗ dựa địa chính trị độc lập". Đô đốc Anh Keith Blount nhắc nhở : "Trong lịch sử, ngay cả đồng minh thân cận nhất cũng có thể không hỗ trợ chúng ta khi xảy ra xung đột".

3. Các tàu sân bay Trung Quốc có phải là mối đe dọa ?

Từ nhiều năm qua luôn diễn ra căng thẳng tại Biển Đông, Bắc Kinh và Hà Nội tranh chấp chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Le Figaro nhận xét, Trung Quốc khổng lồ mà bóng đen đầy đe dọa bao trùm lên tất cả các láng giềng, tạo ra một "chuỗi ngọc trai" cho đến tận Ấn Độ Dương, dựng lên các tiền đồn, căn cứ quân sự ở khắp nơi. Trung Quốc quay lại với các trận hải chiến, qua việc đánh đắm các tàu của Việt Nam, đóng các con tàu bọc thép, dành ngân sách ngày càng lớn cho việc hiện đại hóa hải quân.

Bắc Kinh đã bắt đầu đóng chiếc tàu sân bay thứ ba trong số từ bốn đến sáu chiếc dự kiến. Bên cạnh đó còn chi hàng trăm triệu đô la để chế tạo các hỏa tiễn chống hạm, nhằm đẩy Hải quân Mỹ ra xa khỏi Biển Đông. Nhưng mối đe dọa Trung Quốc không chỉ nhắm vào Hoa Kỳ, mà liên quan đến tất cả các nước trong khu vực, nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Các nước Châu Âu cũng lo ngại trước sự hiện diện ngày càng lớn của các chiến hạm Trung Quốc trên biển.

4. Sự tăng cường năng lực của Hải quân Nga có ý nghĩa gì ?

Từ cuộc khủng hoảng Syria cho đến việc sáp nhập Crimea, Hải quân Nga là trung tâm của một loạt sự kiện, nhằm tái lập vị trí "cường quốc biển" ; trong đó tàu sân bay Amiral-Kuznetsov cùng với các tàu ngầm nguyên tử là một trong những thế mạnh chủ chốt. Moskva đang mơ sau khi Kuznetsov về hưu, có được một hàng không mẫu hạm 100.000 tấn cạnh tranh được với Mỹ. Tuy nhiên theo nhà nghiên cứu Alexandre Sheldon-Duplaix : "Nga muốn có tiếng nói trên Đại Tây Dương, nhưng lại không có khả năng thay thế chiếc Kuznetsov".

5. Pháp có cần thêm hàng không mẫu hạm thứ hai hay không ?

Tất cả các cuộc xung đột địa chính trị mà Pháp có can dự đều chứng tỏ giá trị chiến lược của chiếc Charles-De-Gaulle. Từ Afghanistan đến vùng Gulf of Persia, sang Libya, Syria, sức mạnh của hàng không mẫu hạm giúp Pháp tăng thêm ảnh hưởng trong các liên minh.

Nhưng nếu không có người kế nhiệm, sau khi chiếc Charles-De-Gaulle "về hưu" vào khoảng năm 2040, thế mạnh quân sự và ngoại giao của Paris sẽ giảm sút. Để đối phó với sức mạnh đang lên của các nước ngoài phương Tây, Hải quân Pháp đang đòi hỏi đóng thêm hàng không mẫu hạm thứ hai, tuy nhiên tài chính vẫn là vấn đề đau đầu.

Vây hãm, vũ khí chiến thuật đáng sợ

Cũng về quân sự, Le Monde nhận định "Vây hãm, loại vũ khí đáng sợ". Bachar al-Assad và các đồng minh luôn dùng chiến thuật này để bóp nghẹt quân nổi dậy và thường dân Syria. Được sử dụng từ thời cổ đại, lần đầu tiên chiến thuật vây hãm bị coi là "tội ác chống nhân loại" sau trận chiến Sarajevo.

Một trong những cuộc bao vây nổi tiếng nhất là cuộc chiến thành Troy vào thế kỷ thứ 7 trước công nguyên, đã được Homère kể lại trong tác phẩm Iliade. Cuộc vây hãm dài nhất trong lịch sử, theo nhiều sử gia, diễn ra tại Hissarlik (Thổ Nhĩ Kỳ) vào thế kỷ thứ 7, kéo dài đến 23 năm ! Thành Constantinople, nay là Istanbul, là thành phố bị bao vây nhiều lần nhất, đến 30 lần trong 1.000 năm qua.

Nhìn chung, nạn đói đóng vai trò quyết định trong chiến thắng. Trong trận bao vây Paris 1870-1871, hết thực phẩm, người dân phải ăn đến thịt chuột, và khi không còn con chuột nào để ăn, không còn ai chống cự được nữa. Chiến thuật vây hãm cho đến nay vẫn rất giá trị, đối với các lực lượng quân sự phi nhân.

Macron-Salman, hai nhà lãnh đạo trẻ chủ trương cải cách

Chuyến thăm Pháp của thái tử Saudi Arabia là đề tài được nhiều báo Pháp chú ý nhất hôm nay. Le Monde chạy tựa trang nhất "Mohammed Ben Salman, những bí mật của một ông hoàng". Tờ báo dành năm trang để thuật lại sự thăng tiến của vị thái tử trẻ, phân tích quan hệ ngoại giao và kinh tế với Pháp, vấn đề nhân quyền và tương lai của vương quốc Ả Rập lâu nay nổi tiếng là có luật Hồi giáo nghiêm khắc.

Le Figarocho rằng ông Mohammed Ben Salman (thường được gọi tắt là MBS) "đến Paris với bàn tay trắng". Một "hiệp ước đối tác chiến lược" mới sẽ được ký kết, nhưng số lượng hợp đồng kinh tế thì thấp hơn rất nhiều so với những gì đã ký với Hoa Kỳ và Anh quốc, và đa số chỉ là những bản ghi nhớ không mang tính ràng buộc.

Từ mười năm qua, Pháp không có được hợp đồng quan trọng nào với Saudi Arabia, trong khi Paris luôn ủng hộ Riyad trong hồ sơ nguyên tử Iran hay cuộc chiến ở Yemen. Vương quốc này nay chú trọng đến quan hệ với Mỹ từ sau khi ông Donald Trump đắc cử, và Châu Á, thậm chí với Nga, thay vì Pháp.

Cả hai nhà lãnh đạo Macron và Salman đều là những nhà cải cách trẻ tuổi. MBS có đội ngũ cố vấn là những nhà kỹ trị trẻ, đã tạo nên những thay đổi trong bộ máy chính quyền, cũng như nới rộng các quyền cho phụ nữ. Liệu lần này "ma thuật" Macron có hiệu nghiệm đối với MBS hay không, hồi sau rồi sẽ rõ.

Còn theo Les Echos, Saudi Arabia là một thử thách đầy rủi ro cho tổng thống Pháp, bởi vì Paris không thể đóng sập cánh cửa đối với kẻ thù chính của Riyad là Tehran. Dù vậy cũng cần phải khuyến khích vị thái tử trẻ nói không với Hồi giáo cực đoan, và cải tổ không chỉ kinh tế mà cả trong lãnh vực xã hội.

Cựu tổng thống Brazil, tù nhân được ưu đãi

Nhìn sang Châu Mỹ la-tinh, thông tín viên Le Figaro tả lại sự kiện "Người hùng của người nghèo", Luiz Inacio Lula da Silva hôm Chủ nhật đã chấp nhận vào tù, tại trụ sở cảnh sát Curitiba, miền nam Brazil. Trước đó cựu tổng thống đã thách thức tư pháp trong suốt hai ngày đầy náo động.

Rốt cuộc ông Lula đã đến nộp mình cho cảnh sát vào cuối giờ chiều thứ Bảy 7/4. Vị cựu tổng thống rời ghế với tỉ lệ tín nhiệm kỷ lục sau hai nhiệm kỳ (2003-2010) được dành cho một chiếc giường nhỏ, trong xà lim rộng 15 mét vuông ở tầng trên cùng trụ sở cảnh sát bang Parana, có phòng tắm riêng - một ưu đãi trong khi các nhà tù Brazil bị quá tải. Một điều mỉa mai : hàng xóm của ông Lula là một cựu bộ trưởng thuộc đảng của ông, và doanh nhân đã xây tặng cho ông căn hộ - khiến ông phải lãnh án vì tham nhũng.

Lula còn phải ở tù bao lâu ? Theo kịch bản lạc quan nhất, ông có thể được trả tự do vào thứ Tư tới nếu 11 thẩm phán Tối cao Pháp viện chấp nhận cho tại ngoại. Tuy nhiên ông Lula còn bị khởi tố trong sáu vụ khác, trong đó có một vụ có thể được đưa ra xử vào cuối tháng Năm.

Đường sắt đình công : Tựa chính báo Pháp

Về nội tình nước Pháp, cuộc đình công của ngành đường sắt lại tiếp diễn hôm nay. Libération đăng ảnh một nhân viên tập đoàn hỏa xa Pháp SNCF đình công, cầm chiếc loa với vẻ mặt cương quyết. Tờ báo thiên tả nhận định, những cuộc thương lượng dậm chân tại chỗ, chính quyền không khoan nhượng, các nghiệp đoàn quyết dấn tới : cuộc xung đột có nguy cơ kéo dài.

Cũng về chủ đề này, nhật báo kinh tế Les Echos chạy tựa "SNCF : Macron sẵn sàng tung ra cuộc chiến công luận". "Đình công SNCF, chính quyền vẫn không suy suyển" - tựa của Le Figaro. Dự thảo cải cách được trình bày tại Quốc hội hôm nay, và tổng thống Macron sẽ phát biểu trên đài truyền hình vào thứ Năm tới để tìm cách thuyết phục.

Riêng nhật báo công giáo La Croix chạy tít "Người Công giáo gặp gỡ Macron" : Tối nay giáo hội tập hợp 400 nhân vật trong cuộc đối thoại chưa từng thấy vớitổng thống Pháp.

Thụy My

Published in Quốc tế

Ngày 24/8, tại hãng đóng tàu Newport News Shipbuilding đt bang Virginia, M, d kiến din ra l khi công đóng tàu sân bay USS Enterprise, còn gi là CVN-80. Trước đó, hôm 21/7, Tng thng Trump đã thc hin nghi l chính thc đưa vào s dng tàu sân bay USS Gerald R. Ford. Đồng thi, đến cui tháng 8, quá trình đóng tàu sân bay USS Kennedy đã đt hơn 30%.

tgd1

Tàu USS Gerald R. Ford đã được Hi quân M chính thc đưa vào s dng (nh do Hi quân công b tháng 4/2017)

Cả ba con tàu k trên đu là hàng không mu hm lp Ford, lp tàu hin đi nht ca M và trên thế gii hin nay.

Đáng chú ý, vị tng giám đc điu hành chương trình đóng tàu sân bay mi ca M là mt ph n gc Vit, bà Giao Phan. An Tôn ca Ban Vit ng VOA phng vn bà v chương trình này và vai trò ca bà. Xin mi quý v theo dõi.

VOA : Xin bà cho biết hàng không mu hm USS Gerald Ford có nhng đc điểm gì nh đó tàu này tiên tiến hơn và mnh hơn so vi các lp hàng không mu hm trước đây ?

Giao Phan : Có thể nói tàu Gerald Ford, còn gi là CVN-78, là hàng không mu hm ti tân nht trên thế gii hin nay.

Tôi chỉ đ cp đến 5 th quan trng nht làm cho chiếc Ford này ni bt mà chưa mt quc gia nào khác trên thế gii có th làm được.

Thứ nht, ngoi tr Hoa Kỳ, chưa có mt quc gia nào trên thế gii có loi hàng không mu hm có h thng giúp máy bay ct cánh bng đin t - electro-magnetic aircraft launch system, gọi tt là EMALS ; và mt h thng hãm đà ti tân khi máy bay đáp li - advanced arresting gears, gi tt là AAG.

Cả hai h thng này thay cho h thng cũ chy bng hơi nước, nên giúp cho vic ct cánh cũng như h cánh được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Thứ hai là tàu được xây dng theo thiết kế mi nht chưa tng có trong vòng 40 năm qua. Chiếc Ford là hàng không mu hm đu tiên có h thng phát năng lượng ti cao nht, ti tân nht, có kh năng sn xut mt ngun lc đin gp 3 ln so vi loại Nimitz.

Vì lý do này, các chuyên viên xây dựng chiến hm mi có th loi b được h thng phát đin bng hơi nước thường được s dng trong quá kh và có chi phí bo trì cao.

Thứ ba, đ giúp tàu Ford có th hoàn thành nhiu phi v trong mt ngày hơn loại hàng không mu hm Nimitz, hay nói cách khác là có kh năng chiến đu vũ bão hơn các chiến hm khác, chúng tôi có mt s sáng kiến v phi đo.

Thí dụ như thay đi kích thước và v trí ca nhng khu vc trên phi đo bng cách ct bt s thang máy di chuyển máy bay, t 4 xung 3. Hoc là có thang máy chuyn vn khí gii đ có th di chuyn vũ khí t nhà kho đến khu máy bay đu và phi đo. Điu đó, cách di chuyn cũng làm cho nhanh hơn.

Một điu na chúng tôi hc phương pháp áp dng trong nhng cuc đua xe drift car, thì tập trung mi hot đng tiếp vn và h tr máy bay ngoài phi đo đ làm sao cho máy bay được di chuyn nhanh hơn.

Thứ tư là intergrated warfare system - h thng tác chiến hp nht - bao gm nhng k thut ti tân nht. Có radar 3 chiều, 3-dimension, rồi h thng thông tin, ri kim soát và ch huy đ có th nâng cao kh năng chiến đu được hu hiu hơn.

Cuối cùng, mt cái rt quan trng na là chúng tôi không quên chăm sóc cho hàng ngàn thy th làm vic ngày đêm trên chiến hm. Nên hệ thống máy lnh cũng ti tân được trang b trên chiếc Ford đ thy th có th có mt nơi ăn cho thoi mái, có th hít th không khí trong lành mà không b hi môi trường.

Với tt c s thay đi mi m này, chiến hm Ford có th hot đng hu hiu hơn, với ít nhân lực hơn.

So với chiếc Nimitz, chúng tôi tiết kim được 600 người vì bo trì và sa cha cũng gim. Điu này giúp cho ngân qu quc gia ca M có th tiết kim được khong 4 t đôla trong vòng 50 năm là thi gian hot đng ca chiếc Ford.

VOA : Xin hỏi bà tng nhân lc d kiến trên tàu Ford là bao nhiêu nghìn người so vi tàu lp Nimitz ?

Giao Phan : Khoảng 4.600, tng cng là va thy th ln air wing [đi ngũ nhân lc ca các hot đng bay].

Như chiếc Nimitz thì có khong 3.290 người [là thy th], thì chiếc Ford ch có 2.600 thôi.

Rồi cái air wing, chiếc Nimitz có khong 2.270 người, thì chiếc Ford khong 1.758.

VOA : Hiện nay, không có nước nào trên thế gii có th sánh ngang Hi quân M, và có th trong 1 thp k na cũng không có nước nào sánh bng được, ngay c khi nước M ch dùng các hàng không mu hm lp Nimitz. Vy, ti sao nước M li cn phi xây dng lp hàng không mu hm mi ?

Giao Phan : Câu hỏi này hay lm. Hàng không mu hạm là trng tâm ca vic tăng cường sc mnh ca Hi quân Hoa Kỳ trong thế k ti.

Tàu Gerald Ford được xây dng tht ti tân đ đi phó nhng th thách hin nay, hay nhng th thách mà chúng ta không biết trước.

Tôi cũng muốn nhc li Nimitz là loi được chế to trong thp niên 50 hay 60 [ca thế k trước]. Loi đó đã phc v tt và có kh năng điu khin máy bay kiu xưa ln hin nay.

Nhưng Hi quân Hoa Kỳ nhn thy Nimitz s không được ci tiến đ đi phó vi nhng th thách đòi hi trong tương lai.

Có một thí d là mình đi mua mt chiếc xe hơi cách đây 20 năm. Mình có săn sóc, bo trì rt tt, có hư gì thì mình sa, nhưng mà cái xe ca mình cũng là chiếc xe nghe cassette, ri dùng loa đ nghe âm thanh stereo thường thôi.

Bây giờ ai cũng mun nghe CD, ri dùng bluetooth đ nói chuyn không cm đin thoi xách tay, ri mun có máy navigation [ch đường trên bn đ đin t] thng trên xe mà không phi cm bn đ giy như xưa.

Thì dù xe mà tốt cách my mình cũng phi đi qua xe hoàn toàn mi đ có nhng tiện nghi như vy. Thì tàu lp Ford cái concept [khái nim] cũng ging như vy.

Tổng Tham mưu trưởng Hi quân Hoa Kỳ, ông John Richardson, đã tuyên b rng "Nhng li thế Hi quân Hoa Kỳ đang có hin nay t Thế chiến II s nhanh chóng biến mt nếu chúng ta không quyết tâm tn dng trit đ các tiến b tuyt đnh v k thut. Chúng ta không th ch 10 năm hay 15 năm sau, mà phi bt đu áp dng các sáng kiến ngay t bây gi. Chúng ta phi có chiến hm có nhiu kh năng v tác chiến, cn phi có h thng thám thính tối tân hơn, đn dược phi bn xa hơn, có các vũ khí, năng lượng đ Hi quân Hoa Kỳ tiếp tc gi v trí hàng đu thế gii".

VOA : Lớp hàng không mu hm mi này s có vai trò như thế nào trong vic th hin sc mnh ca M trên thế gii ?

Giao Phan : Hàng không mẫu hm như mt thành ph riêng ngoài bin c. Mi hàng không mu hm ra đi mang theo không ch nhng phn lc cơ, trc thăng, mà còn mang theo c các b phn phòng b vi nó. Tàu có th hot đng đc lp t hi phn quc tế.

Hàng không mẫu hm có th giúp các v tư lnh ti cao ca Hoa Kỳ có mt vũ khí tuyt đnh. H có th ra lnh cho nhiu phi v. Máy bay s được phóng ra liên tc, như Hoa Kỳ đã tng làm trong cuc chiến Iraq, khi mà chiếc CVN-75 Carl Vinson th bom xung Iraq.

Lúc đó, Hoa Kỳ không có nhiều căn cứ không quân Trung Đông, nhưng nh có hàng không mu hm, không quân Hoa Kỳ vn có th tung ra nhng v tn công đáng k t nhng hàng không mu hm.

Để biu dương sc mnh không quân trên thế gii mà không cn phi xin phép mt quc gia nào khác c, không cần xin phép đ h cánh trên lãnh th, hay là s dng không phn ca quc gia đó. Nói tóm li, đây là mt cách đ phô trương quyn lc ca Hoa Kỳ.

Nhưng còn mt đim na mà tôi mun nói là ngoài tác chiến, còn có mt nhim v khác là h tr các vic cứu nn nhân đo.

Chúng ta thấy gn đây các hàng không mu hm đã có mt trong vic cu dân Haiti lênh đênh trên bin, hay cu giúp các vùng đt b tai ha khác.

VOA : Là Tổng Giám đc Điu hành chương trình v hàng không mu hm ca Hi quân M, xin bà cho biết trong công vic giám sát vic đóng con tàu rt vĩ đi này, có nhng th thách gì ln nht mà bà đã tri qua ? Và vi thành tu là con tàu này đã ra khơi, đã được bàn giao cho Hi quân M, bà thy có điu gì bà hãnh din nht trong d án này ?

Giao Phan : Tôi làm cho Program Executive Office-Aircraft Carrier, tạm dch là Cơ quan Điu hành Chương trình Hàng không Mu hm. Đây là mt cơ quan trong Hi quân Hoa Kỳ.

quan ca tôi đm nhim tt c các vic liên quan đến hàng không mu hm, t A ti Z. Từ lp kế hoch, thiết kế, xây dng, bo trì, sa cha, tóm li, t đu chí cui.

Người lãnh đo cơ quan ca tôi là mt v tướng 2 sao ca Hi quân là Đ đc Brian Antonio. Tôi là v phó ca v này, đng v trí th hai, là quan chc dân s cao cp nht trong t chc, vi chc v tm dch là Tng Giám đc Điu hành. Chúng tôi có ngân sách 40 t đôla đ điu hành.

Thử thách khó khăn nhất đi vi tôi trên đon đường dài my năm qua là làm sao có th xây được mt chiến hm ti tân nht trên thế gii vi nhng h thng công ngh và máy móc mà vn gi được trong ngân qu được n đnh, mà phi bàn giao cho quân đi Hoa Kỳ đúng kỳ hn.

Hàng ngàn người làm vic vi nhau trong mt thi gian lâu, áp dng các k ngh ti tân nht đ thành hình mt chiếc tàu, chúng tôi phi đem ra khơi chy th coi máy móc chy có đúng như mình thiết kế không. Chúng tôi rt là mng là tàu thành công trên mi khía cạnh.

Máy chạy tt. Mi đây, máy bay được phóng ra và đáp li trên tàu vi dàn phóng đin t EMALS và AAG, đem li kết qu rt là m mãn như được mong đi.

Cho nên tôi rất hãnh din vi s chăm ch, tn ty, kiên nhn và bn b ca các nhân viên trong quân đội ln dân s, t k sư cho đến người th xây tàu trong my năm qua.

Tất c hi sinh rt nhiu v đi sng gia đình đ có kết qu m mãn như ngày hôm nay.

Còn riêng bản thân tôi, tôi cm thy rt hãnh din và được vinh d tham gia trong vic xây dng hàng không mu hm Gerald Ford.

Đây là một cơ hi cho tôi tr ơn Hoa Kỳ, nht là Tng thng Ford, vì tng thng này đã to cơ hi cho gia đình chúng tôi được vào M hơn 40 năm trước đây, năm 1975 đó.

Hàng không mẫu hm đi din cho Hoa Kỳ, là nơi cung cp nim hy vng và to cơ hi cho nhng người thiếu thn, không có điu kin.

Gia đình tôi qua Mỹ khi đó ch có vài trăm đôla trong túi. Cha m tôi phi làm mi công vic lao đng đ nuôi 9 người con đ hc hành thành tài.

duyên li đưa đy cho tôi phc v quân đi M, li được làm trong ngành chế to hàng không mu hm.

Cách đây 40 năm, cha tôi và bác tôi được hàng không mu hm Midway cu qua đây.

Ngày nay cách trả ơn quý báu nht là chiếc tàu Ford này tôi giúp đ thành hình, s tiếp tc tác chiến hay làm vic cu tr nhân đạo như ngày xưa giúp gia đình tôi. I’m very proud of that [Tôi rt t hào v điu đó].

VOA : Xin cảm ơn bà đã dành thi gian tr li đài chúng tôi !

An Tôn

Nguồn : VOA, 23/08/2017

Ghi thêm :

quan Điều hành Chương trình Hàng không Mu hm gm :

- Cơ quan lp kế hoch, thiết kế và xây dng nhng hàng không mu hm mi (hin là các tàu lp Ford)

- Cơ quan chuyên trách bo trì, sa cha nhng hàng không mu hm đang hot đng

- Cơ quan v lp kế hoch, điu hành vic bo trì và sa cha khi chiến hm đt 25 tui (Theo thiết kế, hàng không mu hm hot đng 50 năm. Nhưng đt 25 năm hot đng, tàu được đưa vào khô đ thay nhiên liu nguyên t, sa cha, hin đi tt c máy móc và hệ thng, đ tàu hot đng thêm 25 đến 50 năm na).

Trách nhiệm ca bà Giao Phan :

Bảo đm kh năng nhân viên trong cơ quan được tn dng trit đ, các nhu cu ca h được đy đ ; tuyển dng, hun luyn, giúp đ tt c nhân viên.

Giúp Đề đc Antonio lãnh đo mi hot đng ca tt c các giám đc điu hành chương trình ; h tr mi công vic, t ngân sách do giám đc tài chính chuyn giao, cho ti giao tiếp vi Quc hi và công chúng.

Điều khin mi chương trình hot đng, giúp đ các giám đc điu hành gii quyết nhng công vic phc tp.

Tiểu s bà Giao Phan

8/2013 đến nay : Tổng Giám đốc Điều hành, Cơ quan Điều hành Chương trình Hàng không Mẫu hạm, Hải quân Hoa Kỳ

11/2007-7/2013 : Phó Giám đốc, Các Chương trình Mua sắm Trang thiết bị, Tuần duyên Hoa Kỳ

2006-2007 : Phó Giám đốc Điều hành, Chương trình Hàng không Mẫu hạm Đang Hoạt động

2004-2006 : Trợ lý Giám đốc Điều hành về đóng hàng không mẫu hạm mới thuộc lớp Nimitz

Trước đó, bà là Giám đốc chuyên trách Hàng không Mẫu hạm và Tàu Đổ bộ, thuộc Văn phòng Trợ lý Bộ trưởng Hải quân (chuyên trách Nghiên cứu, Phát triển và Mua sắm Trang thiết bị)

Bà từng là Giám đốc về Hệ thống Điện tử cho Chương trình Tàu ngầm Tấn công Nhanh Seawolf

Bà Giao Phan bắt đầu sự nghiệp dân sự trong Hải quân Hoa Kỳ từ năm 1984 và được khen thưởng nhiều lần

Bà có bằng cử nhân kỹ sư công chính của Đại học Công nghệ Virginia năm 1981, bằng thạc sĩ quản lý của Viện Công nghệ Florida năm 1997

Published in Văn hóa

Mỹ lần đầu chạy thử nghiệm tàu sân bay không đối thủ (Tin Tức, 06/04/2017)

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78) – chiếc tàu sân bay tương lai đầu tiên của Mỹ sau 40 năm - cuối cùng sẽ được ra khơi chạy thử nghiệm lần đầu trong tuần này.

vukhi1

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford (CVN-78).

Theo tờ Business Insider, Hải quân Mỹ cho biết tàu cùng thủy thủ đoàn sẽ sớm chạy thử nghiệm trong tuần để kiểm tra các hoạt động cơ bản nhất.

Tàu sân bay USS Gerald R. Ford hứa hẹn sẽ mang đến cho Hải quân Mỹ một sức mạnh vô địch trong việc hỗ trợ máy bay xuất kích và hạ cánh, phát hiện quân địch và phát sinh gấp 3 lần năng lượng thông thường để đối phó với dàn vũ khí tương lai, cụ thể như súng laser năng lượng hay súng điện từ railgun.

Chiếc tàu sân bay thế hệ mới này của Hải quân Mỹ được khởi công xây dựng từ năm 2009 và có chi phí xây dựng lên tới 13 tỷ USD. Tàu sân bay khổng lồ này có thể chở hơn 4.500 người và trọng lượng lên đến khoảng 100.000 tấn. USS Gerald R. Ford sẽ là chiếc đầu tiên của lớp tàu sân bay mới được xây dựng thuộc chương trình trị giá 40 tỷ USD và sẽ là một trong 9 tàu mới mà Hải quân Mỹ được bổ sung năm nay, trong đó có 4 tàu chiến đấu ven biển, 2 tàu khu trục và 2 tàu ngầm.

Sean Stackley – cựu trợ lý bộ trưởng Hải quân phụ trách nghiên cứu, phát triển – tuyên bố : "Đây là chiếc tàu sân bay đầu tiên được xây dựng trong 40 năm. Có rất nhiều hệ thống tối tân hiện đại mới mà không có được ở bất kỳ nơi nào trên thế giới".

Viện Hải quân Mỹ cho biết con tàu sẽ chính thức được đưa vào sử dụng vào cuối năm nay.

Hồng Hạnh

*********************

Mỹ trình làng siêu phẩm SUAS mới (Đất Việt, 06/04/2017)

Hiện nay các máy bay không người lái được các cường quốc quân sự hàng đầu thế giới ưu tiên phát triển, và SUAS đang làm hâm nóng cuộc đua với Nga.

Ngày 5/4, trên cổng thông tin navyrecognition.com đã thông báo rằng, trong cuộc triển lãm Sea-Air-Space năm 2017 do Hải quân Mỹ tổ chức, đang diễn ra ở Washington, DC, công ty General Atomics Aeronautical Systems đã trưng bày nguyên mẫu hoàn chỉnh máy bay không người lái Small Unmanned Aircraft System (SUAS), được phát phát triển trong dự án Gremlins.

vukhi2

Máy bay không người lái khi cần sẽ biến thành những quả tên lửa thực sự tiêu diệt mục tiêu. (ảnh : SUAS trong dự án Gremlins)

Dự án này tập trung nghiên cứu, phát triển và tạo ra các loại máy bay không người lái kích thước nhỏ, không quá đắt. Chúng có thể được trang bị trên các loại máy bay chiến đấu và có thể cất cánh được từ trên các máy bay.

Theo nguồn tin từ General Atomics, loại máy bay không người lái mới này có thể được trang bị cho máy bay vận tải quân sự mới C-130, máy bay không người lái MQ-9B, máy bay ném bom B-52, B-1, máy bay chiến đấu F-16, F-15E, F-18 và các máy bay khác.

Máy bay không người lái này có thể hoạt động liên tục hơn 1 giờ và vượt qua hơn 550 km. Nguyên mẫu mới này sẽ được phát triển và trang bị các loại cảm biến và các mô đun khác nhau dễ lắp ghép. Điều này cho phép máy bay thực hiện các chức năng chiến đấu trên chiến trường tùy theo điều kiện thực tế.

Theo thông tin từ đại diện Cơ quan quản lý dự án quốc phòng cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ, dự án Gremlins sẽ bảo đảm bảo vệ các máy bay vận tải quân sự và máy bay ném bom, cũng như thực hiện việc thăm dò hoặc mang theo các loại vũ khí bổ sung cho các máy bay chiến đấu.

Theo các nhà thiết kế, máy bay không người lái mới sẽ được trang bị loại tên lửa thông minh có thể tự động tiêu diệt mục tiêu khi tiếp cận gần đối phương hoặc khi đối phương tiếp cận. Chúng có đủ khả năng tiêu diệt mục tiêu hoàn toàn trong khoảng cách bảo đảm an toàn cho chúng.

Hiện nay máy bay không người lái đang được Mỹ và nhiều nước khác ưu tiên phát triển – ngoài việc bảo đảm trinh sát, thu thập thông tin và thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm, bản thân máy bay không người lái sẽ biến thành những quả tên lửa thực sự tiêu diệt mục tiêu hiệu quả.

Ngoài sự án này, Mỹ đang hướng tới việc máy bay chiến đấu thế hệ 6 với phiên bản không người lái trang bị cho Hải quân và Không quân Mỹ. Thậm chí Mỹ còn lên kế hoạch phổ biến trang bị các loại máy bay không người lái và không lâu nữa bầu trời Mỹ sẽ "ngập" máy bay không người lái.

Đây là mục đích nhằm giám sát toàn nước Mỹ bảo đảm an ninh quốc gia. Tuy nhiên kế hoạch này vấp phải sự phản đối của nhiều chuyên gia vì sẽ gây ảnh hưởng cho các chuyến bay thương mại và hơn nữa ảnh hưởng đến tự do cá nhân của người dân Mỹ.

Những dự án mới về việc phát triển máy bay không người lái của Mỹ tiếp tục hâm nóng cuộc cạnh tranh phát triển dòng thiết bị bay mới này với Nga.

Lưu ý rằng, Nga đang làm một trong những quốc gia ưu tiên phát triển và sử dụng máy bay không người lái, họ đã và đang thử nghiệm nhiều loại thiết bị này ở chiến trường Syria và đang lên kế hoạch phát triển phiên bản máy bay thế hệ thứ 6 không người lái giống như Mỹ.

Nguyễn Giang

**********************

Mỹ có thể đã "âm thầm" vô hiệu hóa tên lửa Triều Tiên (Dân Trí, 06/04/2017)

Báo Telegraph của Anh dẫn lời chuyên gia cho rằng, rất có thể vụ phóng tên lửa thất bại hôm qua của Triều Tiên là do sự can thiệp của Mỹ.

vukhi3

(Ảnh minh họa : Getty)

Sáng sớm qua 5/4, Triều Tiên được cho là đã phóng một tên lửa đạn đạo Scud từ khu vực Simpo, thuộc vùng duyên hải phía đông của nước này. Tuy nhiên, giới quân sự Hàn Quốc và Mỹ cho rằng, vụ phóng dường như đã thất bại, tên lửa có thể đã rơi xuống vùng biển khoảng 9 phút sau khi rời bệ phóng.

Lance Gatling, chuyên gia phân tích quốc phòng tại Tokyo, cho rằng vụ phóng thất bại có thể là do có sự can thiệp của Mỹ. Mỹ được cho là theo đuổi một chương trình phá hủy các vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên kể từ năm 2014. Chương trình này nhằm ngăn chặn tiến trình thử nghiệm và phát triển vũ khí của Bình Nhưỡng.

"Một vụ phóng tên lửa hoàn toàn có thể gặp nhiều vấn đề khác nhau, nhưng không loại trừ khả năng do sự can thiệp bên ngoài đến hệ thống điều khiển nội bộ. Có thể chuỗi cung linh kiện tên lửa của Triều Tiên đã bị can thiệp mà họ không hề hay biết", ông Gatling nói với Telegraph.

Vụ phóng tên lửa hôm qua của Triều Tiên là vụ phóng thất bại thứ hai trong vòng hơn 2 tuần. Trong lần thử trước, tên lửa được cho là phát nổ ngay khi rời bệ phóng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố, Mỹ sẽ tự đối phó với Triều Tiên mà không cần đến Trung Quốc. Trong cuộc điện đàm hôm qua với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngay sau tin tức về vụ thử tên lửa Triều tiên, ông Trump cũng nhấn mạnh, Mỹ sẽ tiếp tục tăng cường khả năng ngăn chặn mối đe dọa từ Bình Nhưỡng và bảo vệ đồng minh.

Hồi tháng trước, trong chuyến thăm Hàn Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cũng tuyên bố, Mỹ để ngỏ mọi khả năng đối phó với Triều Tiên, trong đó không loại trừ các biện pháp quân sự.

Minh Phương

Theo Independent

Published in Quốc tế

Mỹ sắp xếp lại lực lượng tại Nhật Bản (Tin Tức, 05/01/2017)

Quân đội Mỹ sẽ bắt đầu tái bố trí những máy bay ở trên tàu sân bay từ căn cứ ở Tây Nam thủ đô Tokyo tới một căn cứ nằm ở miền Tây Nhật Bản trong nửa cuối năm 2017.

uss1

Tàu sân bay USS Ronald Reagan đỗ tại căn cứ hải quân Yokosuka.

Theo kế hoạch sắp xếp lại lực lượng Mỹ tại Nhật Bản, khoảng 60 máy bay, trong đó có những chiến đấu cơ F/A-18 và máy bay cảnh báo sớm E-2C, được di dời từ căn cứ Atsugi của Hải quân Mỹ tại tỉnh Kanagawa tới căn cứ ở Iwakuni của Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ tại tỉnh Yamaguchi.

Việc di dời này sẽ giải quyết vấn đề tiếng ồn tại căn cứ Atsugi, vốn nằm trong một khu đô thị. Hải quân Mỹ cho biết việc tái bố trí các máy bay trên sẽ được hoàn thành theo đúng tiến độ vốn đã được nhất trí giữa Chính phủ Mỹ và Chính phủ Nhật Bản.

Khi quá trình này hoàn tất, số lượng quân nhân Mỹ và gia đình của những người này sẽ đạt hơn 10.000 người tại thành phố Iwakuni, chiếm khoảng 10% dân số thành phố này. Khoảng 60 tới 70 máy bay hiện được bố trí tại căn cứ ở Iwakuni và các máy bay F-35 cũng sẽ được triển khai tại đây.

TTXVN/Tin Tức

******************

Tàu Kuznetsov bỏ về nước khi nhiệm vụ còn dang dở (Đất Việt, 05/01/2017)

Nga tuyên bố, tàu Kuznetsov chỉ về nước khi diệt xong khủng bố tại Syria, tuy nhiên khi nhiệm vụ còn dang dở chiếc tàu này vội vã về nước nằm ụ.

Theo Interfax ngày 3/1, biên đội tàu sân bay gồm Đô đốc Kuznetsov, tàu tuần dương hạt nhân Peter Đại đế cùng các tàu khu trục săn ngầm và hậu cần khác sẽ rời vùng biển Syria để quay về căn cứ của Hạm đội Phương Bắc tại Severomorsk ngay trong tháng 1/2017 (Murmansk, phía bắc nước Nga).

Theo kế hoạch, để trở về căn cứ tại Severomorsk, biên đội tàu sân bay của Nga vẫn sẽ đi qua eo biển Manche. Tuy nhiên, hiện Anh chưa có phản ứng chính thức nào trước kế hoạch trở về của biên đội tàu Nga.

uss2

Hình ảnh không mấy ấn tượng của tàu sân bay Kuznetsov.

Việc Nga bất ngờ tuyên bố rút tàu sân bay về nước là thông tin khá bất ngờ bởi trước đó, khi Kuznetsov nhận nhiệm vụ tấn công khủng bố tại Syria hồi cuối năm 2016, thông tấn Interfax dẫn nguồn Hải quân Nga khẳng định, chỉ khi nào diệt xong khủng bố con tàu này mới trở về cảng chính.

Tuy nhiên, do hàng loạt sự cố gặp phải chỉ trong một thời gian ngắn triển khai ngoài khơi Syria, con tàu này đã được Hải quân Nga đưa về nước. Theo Đô đốc Viktor Kravchenko, ngay khi về căn cứ chính, con tàu sẽ được đưa lên ụ để sửa chữa toàn bộ. Quá trình này có thể phải kéo dài đến hết năm 2018.

Đội tàu sân bay Nga rời căn cứ sang Syria từ ngày 15/10/2016. Vào ngày 15/11/2016, máy bay từ tàu sân bay Kuznetsov lần đầu tiên cất cánh oanh tạc các căn cứ của quân khủng bố ở Syria, và đây cũng là lần đầu tiên tàu sân bay Nga thực chiến.

Dù chỉ được triển khai trong thời gian ngắn nhưng đã liên tiếp xảy ra 2 sự cố rơi máy bay do có liên quan đến lỗi của tàu Kuznetsov. Vụ đầu tiên xảy ra với chiếc MiG-29K trong tốp 3 chiếc khi quay về tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov thì chiếc thứ 2 làm đứt cáp hãm đà khiến chiếc MiG-29K thứ 3 không hạ cánh được và rơi xuống biển.

Vụ thứ hai cách vụ đầu khoảng 3 tuần. Vào ngày 3/12, một chiếc Su-33 bị rơi xuống biển khi cố đáp xuống tàu sân bay Kuznetsov lần thứ hai sau lần đầu không thành công. Lý do là sợi dây cáp mới thay lại bị đứt. May mắn là phi công kịp nhảy dù và chỉ bị thương nhẹ.

Tuấn Hưng

Published in Quốc tế