Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hạ Viện Mỹ công bố bản khai thuế của cựu Tổng thống Donald Trump

Thùy Dương, RFI, 31/12/2022

Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hạ Viện Mỹ hôm 30/12/2022, đã công bố hồ sơ khai thuế của cựu tổng thống Donald Trump sau một cuộc chiến pháp lý dài. Hồ sơ bao gồm hàng nghìn trang và dữ liệu liên quan đến thuế của cựu tổng thống, vợ con ông và các doanh nghiệp gia đình ông, những điều mà cựu tổng thống đã cố gắng giữ bí mật trong nhiều năm.

thue1

Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump tại Mar- a- Lago ngày 08/11/2022. © AP/Andrew Harnik

Từ New York, thông tín viên Loubna Anaki gửi về bài tường trình :

"Các tài liệu được công khai liên quan đến giai đoạn 2015- 2020, chủ yếu là thời kỳ Donald Trump ở Nhà Trắng.

Một số chi tiết đã bị rò rỉ, chẳng hạn những tài liệu này cho thấy cựu tổng thống Mỹ chỉ trả hơn một triệu đô la tiền thuế trong nhiệm kỳ tổng thống. Ông Trump chỉ trả 750 đô la thuế vào năm 2017 và không một đồng tiền thuế nào trong năm 2020.

Và chính con số 0 này là điều thú vị đối với nhiều chuyên gia, bởi nó chứng tỏ nhà tỷ phú đã khai báo thâm hụt tài chính rất nhiều. Điều này trái ngược với hình ảnh doanh nhân thành đạt mà ông quảng bá.

Ai cũng biết được rằng dù đã hứa sẽ quyên góp toàn bộ khoản tiền lương tổng thống cho các tổ chức thiện nguyện, nhưng ông Trump lại giữ toàn bộ cho mình trong năm 2020.

Cựu tổng thống Mỹ đã có phản ứng, tố cáo đảng Dân Chủ lạm dụng quyền lực. Ông cảnh báo rằng điều này sẽ "đào sâu hố chia rẽ đất nước và sẽ phản tác dụng, chống lại" đảng Dân Chủ.

Người ta còn biết rằng ngay cả trước khi các tài liệu này được công bố, một số dân biểu đảng Cộng Hòa đã cảnh báo về một tiền lệ nguy hiểm. Còn vài ngày nữa đảng Cộng Hòa mới lên nắm quyền kiểm soát Hạ Viện, nhưng một số người đã bắt đầu kêu gọi tiến hành kiểm toán tài chính đối với ông Joe Biden.

Nhưng vì tổng thống thuộc đảng Dân Chủ đã công khai tài chính, nên các thành viên đảng Cộng Hòa nói rằng họ có thể nhắm mục tiêu vào thân nhân của tổng thống, nhất là công việc kinh doanh của con trai ông, Hunter Biden".

Thùy Dương

**************************

Ủy ban Hạ viện Mỹ công bố hồ sơ khai thuế mà Trump cố giữ bí mật

VOA, 31/12/2022

Các ngh sĩ Đng Dân ch trong Quc hi M ngày th Sáu công b h sơ khai thuế sáu năm ca Donald Trump cho công chúng. Đây là nhng tài liu mà cu tng thng này t lâu đã tìm cách gi bí mt.

khaithue1

Các bn khai thuế ca cu Tng thng Donald Trump cho năm thuế 2020 được chp hình vào ngày 30/12/2022.

Mt y ban H vin M do phe Dân ch kim soát công b các bn khai thuế t năm 2015 đến năm 2020 ca ông Trump, vi mt s thông tin nhn dng cá nhân được bôi đen. Vic công b kết thúc cuc chiến kéo dài nhiu năm gia cu tng thng Đng Cng hòa và các nhà lp pháp Đng Dân ch mà ch mi được Tòa án Ti cao Hoa K gii quyết vào tháng trước.

Các d liu thuế ca ông Trump gi đây s được các nhà báo, các chuyên gia thuế đc lp và nhng người khác khai thác trit đ trong khi ông đang chun b cho cuc bu c tng thng năm 2024 và có th làm sáng t s giàu có ca ông Trump, hot đng kinh doanh ca ông và cách thc mà ông gim khon tin đóng thuế ca mình.

Gn 6.000 trang h sơ bao gm hơn 2.700 trang khai thuế cá nhân ca ông Trump và phu nhân Melania Trump, cng vi hơn 3.000 trang khai thuế t các doanh nghip ca ông.

Các h sơ cho thy thu nhp và khon đóng thuế ca ông Trump dao đng đáng k t năm 2015 đến năm 2020, trong ln tranh c tng thng đu tiên và nhim kì tiếp theo ca ông. Ông và v ông đã khai các khon khu tr và thua l ln, đng thi np ít hoc không np thuế thu nhp trong mt s năm đó.

Ông Trump, mt doanh nhân nm gi chc v công c ln đu tiên khi bước vào Nhà Trng năm 2017, là ng c viên tng thng đu tiên trong nhiu thp niên không chu công b h sơ khai thuế ca mình. Ông cũng đã kin y ban đ c gng gi kín nhng h sơ này nhưng tòa án ti cao ca M đưa ra phán quyết có li cho y ban.

Trong nhng phát hin được tiết l vào tun trước, y ban cho biết S Thuế v, cơ quan chính ph liên bang đc trách thu thuế, đã vi phm các quy tc ca chính h khi không kim toán ông Trump ba trong s bn năm khi ông còn là tng thng.

Trong mt phát biu, ông Trump nói : "Phe Dân ch l ra không nên làm điu đó, Tòa án Ti cao l ra không nên chp thun chuyn đó, và nó s dn đến nhng điu khng khiếp cho rt nhiu người".

"S chia r ln M gi đây s tr nên ti t hơn nhiu. Phe Dân ch Cc đoan Cánh t đã vũ khí hóa mi th, nhưng hãy nh rng, đó là con đường hai chiu nguy him !" ông nói.

Vic công b h sơ thuế là cú giáng mi nht nhm vào ông Trump, 76 tui, người đã b H vin do phe Dân ch lãnh đo lun ti hai ln, nhưng c hai ln đu được Thượng vin M gii ti và hin đang đi mt vi nhiu rc ri pháp lý khi ông tái tranh c tng thng vào năm 2024.

Đu tháng này, mt y ban H vin điu tra v tn công ngày 6 tháng 1 năm 2021 vào Đin Capitol tr s Quc hi M do nhng người ng h ông thc hin đã yêu cu các công t viên liên bang truy t ông bn ti vì vai trò ca ông trong cuc bo lon chết người.

Additional Info

  • Author VOA tiếng Việt
Published in Quốc tế

Tòa án tối cao Mỹ cho phép New York đòi Donald Trump nộp bản khai thuế (RFI, 10/07/2020)

Một thất bại đối với tổng thống Donald Trump : Tòa án Tối cao Hoa Kỳ ngày 09/07/2020 quyết định rằng công tố viên New York có quyền đòi hỏi bản khai thuế của ông Trump.

toaan1

Trụ sở Tòa án Tối cao Mỹ tại Washington ngày 03/05/2020. Reuters - Will Dunham

Tuy nhiên cơ quan tư pháp cao nhất nước Mỹ vẫn tạm thời ngăn không cho Hạ Viện tiếp cận các tài liệu về tài chính của ông chủ Nhà Trắng.

Yêu cầu của công tố viên Cyrus Vance được đưa ra trong khuôn khổ cuộc điều tra về vụ một nữ diễn viên phim khiêu dâm nhận tiền để giữ im lặng về quan hệ với ông Trump trước đó.

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường trình :

 "Không có một công dân nào và ngay cả tổng thống có thể tránh né việc cung cấp các tài liệu trong trường hợp bị điều tra hình sự" - Tòa án Tối cao quyết định như trên. Nhưng cơ quan tư pháp tối cao của nước Mỹ vẫn cho phép ông Donald Trump phản biện trước tòa, việc này có thể kéo dài nhiều tháng. Tuy nhiên tổng thống vẫn đòi hỏi phải được quyền miễn trừ toàn bộ. Ông tức giận, tố cáo một quyết định mang ý đồ chính trị.

Ông Donald Trump tuyên bố : "Đó là một cuộc săn đuổi phù thủy mang tính chính trị, chưa từng thấy bao giờ. Một cuộc săn phù thủy đơn thuần, một trò dàn dựng hoàn toàn chính trị. Trò săn phù thủy này vẫn tiếp tục, và nó đã bắt đầu từ trước khi tôi đặt chân vào đây, khi Obama, Biden và những người khác dọ thám chiến dịch tranh cử của tôi một cách bất hợp pháp".

Trong phán quyết thứ nhì, tòa tối cao không chấp nhận đòi hỏi của Hạ Viện do phe Dân Chủ chiếm đa số - yêu cầu tổng thống Donald Trump phải cung cấp các bản khai thuế - mà chuyển xuống các tòa án cấp thấp hơn. Như vậy các bí mật về tài chính của ông Donald Trump chắc chắn sẽ không bị tiết lộ trước kỳ bầu cử tổng thống.

Joe Biden hứa bơm 700 tỉ đô la vào nền kinh tế nếu đắc cử

Trong khi đó đối thủ của ông Trump hôm qua trình bày một kế hoạch tái thúc đẩy đầy tham vọng với 700 tỉ đô la. Cựu phó tổng thống Joe Biden, đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò, muốn tung cú đòn lớn sau ba tháng chật vật với chiến dịch tranh cử trong đại dịch.

Kế hoạch "Build Back Better" (Tái thiết tốt hơn) của Biden dành 400 tỉ đô la để mua sản phẩm và thiết bị nhằm hiện đại hóa hạ tầng, tái lập kho dự trữ để bảo đảm an toàn ; và 300 tỉ đô la cho nghiên cứu phát triển, sáng tạo công nghệ. Chương trình này hy vọng giúp 18 triệu người thất nghiệp vì dịch virus corona tìm được chỗ làm, đồng thời tạo thêm 5 triệu việc làm mới nhờ đầu tư công ồ ạt trong 4 năm.

Ông bảo đảm tiền từ ngân sách Nhà nước sẽ được dùng để mua hàng Mỹ và hỗ trợ công ăn việc làm của người Mỹ. Để tài trợ cho kế hoạch và giữ chân sản xuất tại Mỹ, Joe Biden dự kiến tăng gấp đôi thuế lợi tức với các công ty đặt ở nước ngoài. Đưa sản xuất trở về nước, chống lại thương mại bất công với Mỹ : Joe Biden sử dụng cùng một lý lẽ đã giúp Donald Trump chiến thắng năm 2016, nhưng theo Biden thì ông Trump "là một người tệ hại để lãnh đạo đất nước".

Thụy My

*******************

Covid-19 : Châu Mỹ lún sâu vào vực thẳm (RFI, 10/07/2020)

Thêm hơn 65.000 ca lây nhiễm virus corona trong một ngày tại Mỹ, hệ thống y tế tại Panama "vỡ trận", quyền tổng thống Bolivia dương tính với Covid-19.

toaan2

Hệ thống bệnh viện ở Panama được cho là bị "vỡ trận". Một khoa hồi sức cấp cứu tại bệnh viện Dr. Arnulfo Arias Madrid Hospital, Panama ngày 04/07/2020. AFP - LUIS ACOSTA

Tính đến 8 giờ 30 tối ngày 09/07/2020, Mỹ ghi nhận thêm 65.500 ca dương tính với virus corona và 1.000 bệnh nhân tử vong, theo thẩm định của đại học Johns Hopkins. Trên toàn quốc, nước Mỹ đã có tổng cộng 3,11 triệu người bị nhiễm.

Bác sĩ Anthony Fauci, cố vấn y tế của Nhà Trắng, nói đến "tình trạng rất khó khăn" của nước Mỹ trước dịch Covid-19. Ông mạnh mẽ chỉ trích các biện pháp dỡ bỏ phong tỏa bất cẩn, và các quyết định "xem thường tất cả những khuyến nghị". Trả lời báo The Hill qua cầu truyền hình, giám đốc Viện Dị ứng và Các bệnh truyền nhiễm quốc gia Hoa Kỳ cho rằng "các bang phải tạm ngừng tiến trình xóa bỏ các biện pháp phong tỏa" và điều đó không có nghĩa là phải "đóng cửa hoàn toàn" các sinh hoạt trên toàn quốc.

Mặc dù số ca nhiễm virus corona tại Mỹ tăng lên từ kỷ lục này đến kỷ lục khác, tổng thống Trump cho đến hôm 09/7 vẫn khẳng định là tình hình đã khả quan hơn và số bệnh nhân tăng mạnh nhờ Mỹ cho xét nghiệm ồ ạt.

Nam Mỹ ʺvỡ trậnʺ

Sát cạnh với Hoa Kỳ, hôm 09/07/2020 cũng là ngày Mêhicô có số bệnh nhân cao nhất từ đầu mùa dịch với thêm 7.280 ca được phát hiện trong một ngày. Trên tổng số 127 triệu dân, Mêhicô sắp chạm ngưỡng 290.000 ca nhiễm và đã có 33.526 người tử vong. Mêhicô đứng thứ 5 trên thế giới về thiệt hại nhân mạng.

Trong khi đó hệ thống y tế Panama đã bị quá tải. Với vỏn vẹn 4 triệu dân, quốc gia này có lúc đã ghi nhận thêm hơn 1.000 ca dương tính với virus corona trong một ngày. Bác sĩ David Villalobos, giám đốc khoa cấp cứu tại thủ đô Panama báo động "hệ thống y tế nước này đã hoàn toàn sụp đổ. Không còn một bệnh viện nào ở thủ đô có thể đón nhận thêm bệnh nhân".

Tại La Paz, quyền tổng thống Bolivia bà Jeanine Anez ngày 09/07/2020 cho biết bị nhiễm Covid-19, hiện tại sức khỏe vẫn tốt. Ba thành viên trong nội các cũng đã bị nhiễm bệnh. Sau tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro, bà Jeanine Anez là lãnh đạo Nam Mỹ thứ nhì dương tính với virus corona chủng mới. Brazil tính đến ngày 10/07/2020 đã có hơn 69.000 bệnh nhân tử vong và hơn 1,75 triệu người bị nhiễm virus corona.

Thanh Hà

*********************

Virus corona : Số ca nhiễm tại Mỹ vượt ngưỡng 3 triệu (RFI, 09/07/2020)

Dịch virus corona tiếp tục lây lan ngoài tầm kiểm soát của chính quyền Mỹ. Đã có hơn 60 nghìn ca nhiễm Covid-19 trong vòng 24 giờ, nâng tổng số ca nhiễm từ đầu dịch vượt qua ngưỡng 3 triệu người. Tổng số các ca tử vong là 132.000 người. Trên đây là thống kê do hãng tin Reuters thực hiện cuối ngày 08/07/2020, trên cơ sở những dữ liệu chính thức.

toaan3

Người dân đeo khẩu trang xếp hàng trước một thương xá, tại Edgewater, New Jersey, Hoa Kỳ ngày 08/07/2020. Reuters - Mike Segar

Theo số liệu báo cáo của các bang, 42 bang trên 50 bang của Hoa Kỳ có số ca nhiễm mới hàng ngày tăng. Riêng các bang như Tennessee và Utah có số ca nhiễm hàng ngày bùng phát mạnh. Trong khi đó, tổng thống Donald Trump tiếp tục vận động tranh cử với các cuộc mít tinh lớn. Đại diện cơ quan y tế của Tulsa (bang Oklahoma) cho rằng dường như cuộc tập hợp vận động tranh cử của tổng thống tại thành phố này hồi tháng trước đã góp phần làm gia tăng số ca nhiễm mới trong những ngày qua.

Ngày 08/07, hai trường đại học danh tiếng của Mỹ Harvard và Massachusetts Institute of Technology (MIT) cho biết sẽ khởi kiện việc bộ An Ninh Nội Địa dự kiến trục xuất khỏi Hoa Kỳ các sinh viên nước ngoài phải theo học từ xa toàn bộ chương trình vào năm học tới.

Thông tín viên RFI tại Washington, Anne Corpet, giải thích :

"Để bảo đảm visa sinh viên không cấp cho những người đến Mỹ chỉ để tìm việc làm, luật bắt buộc các sinh viên nước ngoài phải trực tiếp dự các khóa học đã đăng ký. Ngoại lệ được chấp nhận cho sáu tháng đầu năm nay vì dịch Covid-19, nhưng chính phủ chiếu theo luật trên dự kiến trục xuất tất cả các sinh viên theo học toàn bộ từ xa vào đầu năm học tới. Harvard và MIT cho rằng đã được thông báo quá trễ và gọi đây là quyết định độc ác.

Leo Fresco, luật sư chuyên về di dân, lý giải : Thí dụ bạn là người Trung Quốc hay Ấn Độ, là sinh viên, vì lý do y tế, bạn phải giữ cách ly, làm sao bạn có thể rời khỏi Mỹ, đi bằng máy bay mà không bị đau ốm ? Có nhiều vấn đề tiềm ẩn và vì lẽ đó mà có chuyện kiện cáo. Các trường đại học phàn nàn là không có ngoại lệ nào được dự kiến khi họ được thông báo rằng tất cả các sinh viên theo học từ xa sẽ phải rời khỏi nước Mỹ.

Thách thức còn là vấn đề tài chính của các trường đại học Mỹ. Các sinh viên nước ngoài thường phải trả học phí rất cao và sự có mặt của họ góp phần đáng kể cho ngân sách của các trường ở Mỹ. Riêng ở Harvard và MIT đã có 9.000 sinh viên nước ngoài trên tổng số hơn một triệu ở cả nước Mỹ".

Anh Vũ

Additional Info

  • Author RFI tổng hợp
Published in Quốc tế