Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đàm phán Nga – Ukraine : Kế hoạch hòa bình 10 điểm hay 10 mục tiêu chiến tranh ?

Minh Anh, RFI, 24/11/2022

"Đàm phán hòa bình giữa Nga và Ukraine sẽ nảy sinh một khi mối tương quan lực lượng được nhận thấy là ổn định trên bình diện quân sự", nghĩa là đôi bên phải đạt được các mục tiêu của cuộc chiến. Nhưng sự kiên định lập trường này ở cả hai phía khiến Mỹ và các nước đồng minh tại Châu Âu lo lắng nguy cơ chiến tranh kéo dài đè nặng nền kinh tế đất nước.

zelensky2

Quân đội Ukraine pháo kích vào các vị trí của Nga tại vùng Donetsk, ngày 23/11/2022. AP - Roman Chop

10 yêu cầu và 100 chiếc tên lửa

Trang mạng tờ Politico ngày 18/11/2022 đặt câu hỏi : "Phải chăng đã đến lúc Ukraine nói chuyện với Nga ?", rồi tự trả lời là "Chưa". Tờ báo dẫn lời phát ngôn viên điện Kremlin ông Dmitri Peskov hôm 17/11, khẳng định : "Ukraine chưa muốn đàm phán". Bằng chứng là trước đó, ngày 15/11/2022, trong bài phát biểu dài hơn 20 phút qua video tại thượng đỉnh G20, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đưa ra một bản kế hoạch hòa bình gồm 10 điểm, trong đó có đòi hỏi toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và nhất là mở một Tòa án Đặc biệt xét xử các tội ác chiến tranh của Nga…

Không những bản kế hoạch này đã bị bác bỏ, mà quân đội Nga ngay trong cùng ngày, giữa lúc diễn ra thượng đỉnh G20, đã cho bắn vào lãnh thổ Ukraine đúng 100 tên lửa. Tổng thống Zelensky không ngần ngại ví rằng "Nga đáp trả cho mỗi một điều khoản bằng 10 quả tên lửa tương ứng".

Theo giới quan sát, sự việc cho thấy khả năng đàm phán lúc này dường như là "bất khả". Một mặt, phía Nga không cho thấy có biểu hiện nào muốn đàm phán với Ukraine, theo như giải thích từ cựu đại sứ Pháp Jean-Maurice Ripert, trên kênh truyền hình quốc tế Pháp France 24 ngày 15/11 :

"Thứ nhất là Vladimir Putin đã không đến dự thượng đỉnh G20 nhằm tìm kiếm cơ hội đàm phán cho tương lai của Ukraine. Nếu ông ấy cho rằng đây là chuyện nội bộ nước Nga thì lẽ ra ông ấy phải có mặt. Đúng lúc đích thân tổng thống Zelensky phải đưa ra các điều kiện để đàm phán, thảo luận thì Nga lại quyết định oanh kích các vùng Lviv, Kharkiv, và Kiev, giết chết thường dân và phá hủy các hạ tầng cơ sở. Điểm thứ ba là ông Peskov, phát ngôn viên nổi tiếng của điện Kremlin, trước đó khi đáp lời ông Zelensky, đã tuyên bố rằng Kherson vẫn thuộc về Nga bất chấp việc rút quân khỏi thành phố này. Rõ ràng là người ta không thấy có một chút tín hiệu nào là Nga sẵn sàng cho một cuộc đàm phán".

Kế hoạch hòa bình hay Mục tiêu chiến tranh ?

Mặt khác, bản kế hoạch hòa bình 10 điểm mà ông Zelensky trình bày, bị giới quan sát đánh giá là một kế hoạch hậu chiến, dành để đàm phán với phương Tây. Đối với tổng thống Ukraine, sẽ không có một thỏa thuận Minks 3 khi bán đảo Crimée giờ trở thành một trong số các điều kiện để đàm phán, trái với những gì diễn ra trong các thỏa thuận Minks 1 và 2.

Chuyên gia về Nga, Jean de Gliniasty, từng là đại sứ Pháp ở Nga, hiện là cộng tác viên tại Viện Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược (IRIS) lưu ý, thế giới mới chỉ ở điểm khởi đầu của một tiến trình hòa bình phức tạp. Nga từng thông báo sẵn sàng đàm phán vô điều kiện – nhưng Nga chưa sẵn sàng đưa lại vào đàm phán các vùng mà Nga đã chiếm, kể cả bán đảo Crimée, vốn dĩ đối với ông Putin mang một ý nghĩa biểu tượng chính trị cao, một lằn ranh đỏ không nên vượt qua.

Vẫn theo ông Jean de Gliniasty, kế hoạch 10 điểm của ông Zelensky mang dáng dấp của những mục tiêu chiến tranh hơn là cho hòa bình trong trước mắt. Những đòi hỏi mà Nga đánh giá chưa thể khởi động một cuộc đàm phán với Ukraine. Trên kênh truyền hình LCI, cựu đại sứ Pháp Jean de Gliniasty, giải thích tiếp như sau :

"Trên thực tế, Ukraine đang đà thắng quân sự do vậy họ không có lý do gì mà đàm phán trong khi chiến thắng trong tầm tay – điều này có thể là đúng mà cũng có thể sai. Bản kế hoạch này là một phần trong các cuộc vận động ngoại giao trong hậu trường vẫn còn rất sơ khởi, nhằm gây áp lực một chút đối với người dân Ukraine để họ chấp nhận đàm phán. Phát biểu của ông Zelensky tại G20, đã bị rất nhiều nước tham dự G20, chứ không riêng gì các nước phát triển đánh giá là khá cứng rắn. Bản kế hoạch 10 điểm của ông không phải là kế hoạch hòa bình. Đó là 10 mục tiêu chiến tranh. Ông ấy cũng không nói là kế hoạch hòa bình, mà chính là điều kiện chấm dứt chiến tranh".

Mặc cả ngầm thất bại, thời điểm chưa chín muồi ?

Một điểm đáng chú ý, là trong cuộc tranh luận này, kênh truyền hình LCI ngày 23/11/2022, thuật lại một thông tin từ các phóng viên báo Pravda tại Ukraine cho biết một ngày trước thượng đỉnh G20, một cuộc "mặc cả" hòa bình đã được ngầm đề nghị với tổng thống Nga Vladimir Putin từ một trong số các nước trung gian hòa giải nhưng không được nêu tên.

Thỏa thuận này đề nghị Nga trao trả toàn bộ các vùng lãnh thổ đã bị sáp nhập cho Ukraine, đổi lại, tạm thời "đóng băng" trong vòng 7 năm mọi đàm phán về bán đảo Crimée, tạm ngưng 7 năm về việc Ukraine xin gia nhập NATO. Đề nghị này còn dự trù Nga ngưng hoàn toàn mọi cuộc tấn công bằng tên lửa nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Nhưng ngay sau đó, Nga ồ ạt pháo kích Ukraine, đề nghị này xem như không còn nữa.

Trên kênh truyền hình LCI, tướng Nicolas Richoux, cựu chỉ huy lữ đoàn 7 thiết giáp, nhận định sự việc một lần nữa phản ảnh thời điểm cho một cuộc đàm phán hòa bình là chưa chín muồi.

"Trong những điều kiện hiện nay, tính đến những gì ông Vladimir Putin đã mất trên bình diện quân sự, mất một nửa số lính 100 ngàn quân, 1.500 chiến xa, một thiệt hại hết sức to lớn, người ta có thể nói là ông ấy mất đến 40% số xe tăng mà cả nước Nga đã có, thì rõ ràng người ta khó có thể hình dung ông ấy chấp nhận rút quân khỏi các vùng lãnh thổ chiếm đóng có được từ năm 2014, những tỉnh ly khai, những chiến lợi phẩm 2014. Tôi nghĩ rằng ông Putin khó thể chấp nhận việc những thiểu số thân Nga đó thoát khỏi chiếc bóng của Nga. Lẽ đương nhiên việc đặt những nền tảng cơ bản cho đàm phán là cần thiết, nhưng thời điểm lúc này chưa thuận lợi cho các cuộc thương lượng bởi vì cả hai bên đều chưa đạt được các mục tiêu chiến tranh của mình".

Một quan điểm cũng được cựu đại sứ Pháp Jean de Gliniasty đồng chia sẻ, khi nhận định "cuộc đàm phán chỉ sẽ nảy sinh khi nào mối tương quan lực lượng sẽ được cảm nhận như là ổn định giữa bên này và bên kia trên bình diện quân sự".

Nguy cơ chiến tranh kéo dài

Chỉ có điều việc cả Nga và Ukraine khăng khăng lập trường của mình khiến Hoa Kỳ và các đồng minh tại Châu Âu lo lắng. Thời gian gần đây, trong hậu trường, nhiều quan chức Mỹ và Châu Âu hối thúc Ukraine nên để ngỏ cánh cửa cho đàm phán dù vẫn tuyên bố rằng không tìm cách gây áp lực với Kiev.

Đáng chú ý là phát biểu của tướng Mark Milley, tổng tham mưu trưởng quân đội Hoa Kỳ. Một ngày sau khi Nga thông báo rút quân khỏi thành phố Kherson, tướng Mark Milley, trong cuộc trả lời phỏng vấn truyền hình ngày 10/11/2022, có tuyên bố rằng "Khi có một cơ hội đàm phán, khi hòa bình có thể với được, thì hãy nắm lấy. Hãy nắm bắt lấy thời điểm đó".

Theo tướng Milley một chiến thắng của Kiev trên chiến trường nhằm đánh bật Nga ra khỏi Ukraine dường như là khó thể. Tất cả những gì có thể được làm trên chiến trường trước khi mùa đông đến thì đã được thực hiện và giờ thì nên tập trung vào những gì giành được để tạo thế mạnh trên bàn đàm phán trước một nước Nga đã bị suy yếu.

Đương nhiên, luận điểm này của ông không làm phía Ukraine và phe "diều hâu" tại Mỹ hài lòng. Trước những phát biểu gây bối rối này, chính quyền Biden phải lên tiếng, xoa dịu mối lo Hoa Kỳ chuyển hướng. Cũng trong ngày 10/11 đó, Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ khẳng định "Hoa Kỳ không gây áp lực với Ukraine". Lầu Năm Góc thì thông báo cấp thêm 400 triệu đô la hỗ trợ quân sự.

Thế nhưng, ngày 07/11, tờ Wall Street Journal nói đến các cuộc trao đổi kín giữa Jake Sullivan và các nhân vật thân cận của tổng thống Nga Vladimir Putin từ nhiều tháng qua. Về mặt chính thức, là nhằm cảnh báo lẫn nhau rủi ro leo thang xung đột, chứ không phải thảo luận về việc giải quyết cuộc chiến tại Ukraine.

Trước đó ít ngày, báo Mỹ Washington Post còn tiết lộ, chính quyền Biden dường như đã đề nghị riêng với Ukraine, nên cho thấy nước này sẵn sàng đàm phán với Nga. Xin nhắc lại là trong tháng 9/2022, tổng thống Zelensky ký sắc lệnh không chấp nhận đàm phán với Moskva chừng nào Vladimir Putin vẫn tại quyền.

Nếu như theo đánh giá của ông Jean de Gliniasty, những thông tin này được ra là một phần trong chiến lược "đánh động", chứng tỏ có một sự "thay đổi trong lập trường của Mỹ, khi nghĩ rằng nên tập cho Ukraine bắt đầu quen dần với việc đàm phán", thì đây có lẽ cũng là một cách Washington "dò dẫm tìm kiếm một khả năng cho ngoại giao" chí ít là có được một thỏa thuận ngưng bắn, theo như phân tích từ ông Charles A. Kupchan, cựu cố vấn cho Barack Obama về các hồ sơ Châu Âu.

Hy sinh khát vọng làm thành viên NATO ?

Mỹ và Châu Âu bắt đầu cảm thấy "khó có thể" hậu thuẫn lâu dài do gánh nặng chiến tranh bắt đầu tác động đến nền kinh tế các nước phương Tây. Xung đột càng kéo dài thì mặt trận hậu thuẫn Kiev càng có nhiều nguy cơ bị sụp đổ cả trên bình diện quốc tế lẫn trong nội bộ các nước, đặc biệt Mỹ, vốn dĩ đi đầu trong việc hỗ trợ Ukraine, cả về tài chính lẫn quân sự.

Điều nghịch lý là phương Tây lo lắng cho một chiến thắng vang dội của Ukraine, vì điều cũng đồng nghĩa là một sự "sỉ nhục" cho ông Putin. Tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine để tái chiếm Crimée, vùng lãnh thổ có tính biểu tượng chính trị cao đối với ông Putin có nguy cơ dẫn đến những hành động trả đũa dữ dội như tấn công hạt nhân chẳng hạn. Tướng Mark Milley cảnh báo : Nga vẫn luôn có một sức mạnh chiến đấu phi thường bất chấp việc nếm mùi những thất bại. Và cuộc chiến Chechnya hẳn vẫn là một bài học kinh nghiệm qúy giá còn đó !

Dẫu sao vẫn còn có chút tia hy vọng, trang mạng Responsible Statecraft của Mỹ, nhà nghiên cứu Ted Snider, lưu ý đến một chi tiết trong bản kế hoạch 10 điểm của ông Zelensky : Trong số này, không một điểm nào nhắc đến việc xúc tiến nhanh hơn ứng viên gia nhập NATO. Một tín hiệu cho biết Ukraine rất có thể sẵn sàng từ bỏ khát vọng là thành viên của NATO ? Đây sẽ là một bước ngoặt ngoại giao trong dòng cuộc chiến Ukraine !

Minh Anh

Nguồn : RFI, 24/11/2022

***********************

Kế hoạch hòa bình gồm 10 điểm của tổng thống Ukraine

Minh Anh, RFI, 24/11/2022

Thứ Ba, ngày 15/11/2022, phát biểu tại thượng đỉnh G20 tổ chức ở Bali, Indonesia, tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi các lãnh đạo khối 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng cường vai trò lãnh đạo và ngăn chặn cuộc chiến do Nga phát động nhắm vào Ukraine, theo một kế hoạch hòa bình gồm 10 điểm do ông đề xuất.

zelesnky1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu qua video tại thượng đỉnh G20, Bali, Indonesia, ngày 15/11/2022. AFP – Ahmad Gharabli

Trang mạng Straits Times tóm lược nội dung 10 điểm của bản kế hoạch này. RFI tiếng Việt xin lược dịch giới thiệu.

1 – An toàn bức xạ và hạt nhân

Nga phải ngay lập tức rút hết toàn bộ binh sĩ khỏi lãnh thổ nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia. Nhà máy này ngay lập tức phải được chuyển giao dưới sự kiểm soát của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA) và nhân sự Ukraine. Kết nối bình thường từ nhà máy với mạng lưới điện phải được phục hồi ngay tức thì để không gì đe dọa đến sự ổn định của các lò phản ứng. Điều này cũng sẽ áp dụng tương tự cho những đe dọa điên cuồng về vũ khí hạt nhân từ các quan chức Nga. Ukraine không và không thể chấp nhận cho một hành động bắt chẹt hạt nhân.

2 – An ninh lương thực

Chúng tôi đã thực hiện sáng kiến "Grain From Ukraine" (tạm dịch là Ngũ cố từ Ukraine). Ukraine có thể xuất khẩu 45 triệu tấn lương thực năm nay. Và một quan trọng trong số này phải được cung cấp cho những người thống khổ nhất. Mỗi quốc gia có thể tham gia cùng chúng tôi với một sự đóng góp cụ thể và trở thành bên đồng sáng tạo chiến thắng chống nạn đói và khủng hoảng lương thực.

3 – An ninh năng lượng

Khoảng 40% các cơ sở năng lượng của Ukraine đã bị phá hủy bởi các cuộc oanh kích bằng tên lửa của Nga và drone Iran do quân chiếm đóng sử dụng. Mục tiêu kết hợp của hành động khủng bố này là nhằm ngăn chặn ngành xuất khẩu điện của Ukraine sang các nước láng giềng, điều có thể giúp họ ổn định đáng kể tình hình năng lượng và giảm giá cho người tiêu dùng. 

Những hạn chế về giá đối với các nguồn năng lượng Nga nên được đưa ra. Nếu Nga tìm cách tước đi khả năng dự đoán và ổn định giá cả của Ukraine, Châu Âu và toàn thể người tiêu dùng năng lượng trên thế giới, hành động đáp trả cho điều này là nên áp trần giá xuất khẩu năng lượng đối với Nga.

4 – Tù nhân và những người bị đưa đi

Tổng thống Ukraine yêu cầu phía Nga trao trả hàng nghìn công dân Ukraine – quân nhân và thường dân – đang bị Nga giam cầm và tra tấn, cũng như hàng trăm nghìn công dân khác đã bị cưỡng ép đưa đi, các tù nhân chính trị bị giam giữ ở Nga hay tại những vùng lãnh thổ tạm thời bị chiếm đóng, nhất là tại bán đảo Crimée. Volodymyr Zelensky đặc biệt kêu gọi Nga trao trả 11 ngàn trẻ em, mà Ukraine có danh sách, đã bị quân Nga tách rời cha mẹ và bắt đem về Nga.

5 – Hiến chương Liên Hiệp Quốc và sự toàn vẹn lãnh thổ Ukraine

Chúng ta phải khôi phục hiệu lực của luật pháp quốc tế - và điều đó là không thể thỏa hiệp với kẻ xâm lược. Bởi vì Hiến chương Liên Hiệp Quốc là không thể áp dụng từng phần, có chọn lọc hoặc tùy ý.

Nga phải tái khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trong khuôn khổ các nghị quyết xác đáng của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc và các tài liệu quốc tế ràng buộc hiện hành. Tất cả những điều này là không phụ thuộc vào đàm phán.

6 – Quân đội Nga và chiến sự

Nga phải rút hết toàn bộ quân đội và các lực lượng vũ trang khỏi lãnh thổ Ukraine. Quyền kiểm soát của Ukraine đối với toàn bộ đường biên giới với Nga phải được khôi phục. Điều này cho phép chấm dứt thật sự và hoàn toàn các hành động thù địch.

7 – Công lý

Thế giới nên tán thành việc lập một Tòa án Đặc biệt về tội ác xâm lược của Nga chống Ukraine và thiết lập một cơ chế quốc tế để bồi thường cho tất cả những thiệt hại do cuộc chiến này gây ra. Bồi thường thiệt hại bằng chính tài sản của Nga, bởi vì chính kẻ xâm lược phải làm mọi cách để hồi phục nền công lý do chính họ xâm phạm.

Ukraine đã đề xuất một nghị quyết tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc liên quan đến cơ chế bồi thường quốc tế cho những tổn thất do cuộc chiến của Nga gây ra. Văn bản này đã được thông qua. Ukraine đề nghị các nước thực hiện văn bản này.

Ukraine cũng đang chuẩn bị một nghị quyết thứ hai – về Tòa án Đặc biệt. Xin các vị hãy tham gia và ủng hộ văn bản này.

8 – Bảo vệ môi trường tức thì

Hàng triệu hecta rừng đã bị các cuộc oanh kích thiêu rụi. Gần 200 ngàn hecta đất đai của Ukraine đã ô nhiễm bom mìn chưa nổ. Ukraine cảm ơn tất cả các nước đã giúp đỡ đất nước rà phá bom mìn. Nhưng nhu cầu cấp thiết về số lượng các trang thiết bị và chuyên gia cho các hoạt động này ngày càng tăng. Kinh phí và công nghệ cũng cần thiết cho việc khôi phục các cơ sở xử lý nước.

9 – Ngăn ngừa leo thang

Ukraine không là thành viên của bất kỳ liên minh nào. Và Nga đã có thể phát động cuộc chiến này chính xác là vì Ukraine vẫn nằm trong vùng xám – giữa phe Châu Âu – Đại Tây Dương và chủ nghĩa đế quốc Nga.

Chúng ta nên tổ chức một hội nghị quốc tế để củng cố những yếu tố chính yếu cho cấu trúc an ninh hậu chiến tranh tại không gian Châu Âu – Đại Tây Dương, bao gồm cả những bảo đảm cho Ukraine. Kết luận chính của hội nghị là ký kết một Hiệp ước An ninh Kyiv. (Bản Hiệp ước An ninh Kyiv dài 9 trang đã được công bố hồi tháng 9/2022, kêu gọi các nước phương Tây cung cấp "các nguồn lực chính trị, tài chính, quân sự và ngoại giao" nhằm tăng cường khả năng phòng thủ cho Ukraine.)

10 – Công nhận chiến tranh kết thúc

Khi tất cả các biện pháp chống chiến tranh đã được thực hiện, khi công lý và an ninh bắt đầu được khôi phục, một văn bản xác nhận chiến tranh kết thúc nên được các bên ký kết. Các quốc gia sẵn sàng đưa ra sáng kiến về quyết định này hay quyết định khác đều có thể trở thành bên tham gia thỏa thuận.

Minh Anh

Published in Diễn đàn

Tổng thống Trump trình làng kế hoạch hòa bình Trung Đông (VOA, 29/01/2020)

Tổng thng Donald Trump ngày 28/1 đ ngh thành lp mt quc gia Palestine vi th đô ti đông Jerusalem, trong mt n lc đt được bước đt phá hòa bình vi Israel nhưng s khó thuyết phc người Palestine.

trungdong1

Tổng thng M Donald Trump và Th tướng Israel Benjamin Netanyahu ti cuc hp báo chung v kế hoch hòa bình Trung Đông ca Tng thng Trump ti Tòa Bch c ngày 28/1/2020.

Theo kế hoch hòa bình Trung Đông ca ông Trump được loan báo trong mt bui l ti Tòa Bch c vi s tham d ca Th tướng Israel Benjamin Netanyahu, Hoa Kỳ s công nhn các khu đnh cư ca Israel ti B Tây b Israel chiếm đóng.

Để đáp li, Israel s đng ý chp nhn ngưng trong 4 năm các hot đng định cư mi trong khi tư cách quc gia ca Palestine được thương thuyết.

"Ngày hôm nay, Israel đã bước mt bước ln v phía hòa bình", ông Trump nói thêm là ông đã gi thơ v đ ngh kế hoch hòa bình đến Tng thng Palestine Mahmoud Abbas.

"Đây là một ngày lịch s", ông Netanyahu nói, so sánh kế hoch hòa bình ca ông Trump vi vic cu Tng thng Harry Truman công nhn quc gia Israel vào năm 1948.

Tuy nhiên các nhà lãnh đạo Palestine đã bác b kế hoch hòa bình ngay c trước khi kế hoch này được công b, nói rằng chính quyn ông Trump thiên v Israel.

Sự vng mt ca Palestine khi ông Trump tuyên b kế hoch hòa bình chc chn s gây nên ch trích là kế hoch nghiêng v nhng nhu cu ca Israel hơn là ca h.

Những cuc đàm phán Israel-Palestine đ v vào năm 2014 và hiện chưa rõ kế hoch ca ông Trump s làm sng li nhng cuc tho lun này hay không.

Người Palestine t chi nói chuyn vi chính quyn ông Trump đ phn đi nhng chính sách thân Israel như là chuyn tòa đi s M t Tel Aviv đến Jerusalem.

Người Palestine mun đông Jerusalem là th đô ca mt quc gia tương lai ca h.

Các giới chc cao cp trong chính quyn ông Trump nói h d kiến kế hoch này thot đu s khơi mào nhng hoài nghi t Palestine nhưng hy vng là theo thi gian h s đng ý thương thuyết. Kế hoch đt ra nhng rào cn người Palestine cn vượt qua đ tr thành mt quc gia, mc tiêu h đã tìm kiếm lâu nay.

Vẫn còn đi xem Israel phn ng như thế nào, vì có nhng áp lc mà Th tướng cánh hu Netanyahu phi đi mt trong n lc tái cử ln th ba trong chưa đy mt năm.

Cả hai ông Trump và ông Netanyahu đu đang phi đi mt vi nhng thách thc trong nước. Ông Trump b H vin quyết đnh lun ti trong tháng trước và đang b x ti thượng vin v ti làm dng quyn hành.

Còn ông Netanyahu hôm 28/1 chính thức b truy t v ti tham nhũng, sau khi ông rút lui n lc đ được quc hi cho min tr không b xét x. C hai ông đu tuyên b không có làm điu gì sai trái.

Kế hoch ca M đưa ra nhng chi tiết nhm phá v bế tc lch s gia Israel và Palestine trong vài năm qua là kết qu t n lc 3 năm ca nhng c vn cao cp ca ông Trump trong đó có con r ca ông là Jared Kushner.

Các giới chc M nói ông Trump ng h mt d tho bn đ được đ ngh v hai quc gia. Quc gia Palestine sẽ ln gp đôi đt đai người Palestine hin đang kim soát và s được ni lin bng đường sá, cu cng và nhng đường hm.

Các nhà lãnh đạo Israel đng ý thương thuyết trên căn bn kế hoch ca ông Trump và đng ý bn đ, các gii chc nói. Israel đng ý về tình trng quc gia Palestine tùy thuc vào nhng dàn xếp an ninh đ bo v người Israel, các gii chc cho hay.

Israel cũng có những bước đ đm bo người Hi giáo được tiếp cn đn al-Aqsa Jerusalem và tôn trng vai trò ca Jordan đi vi các đa điểm thiêng.

Một gii chc M nói câu hi đi vi người Palestine là liu h s "ngi vào bàn và thương thuyết hay không ?"

cách quc gia ca Palestine s tùy thuc vào người Palestine có nhng bước t qun tr như tôn trng nhân quyn, t do báo chí và có những đnh chế minh bch và tin cy được, các gii chc nói.

Kế hoch ca ông Trump kêu gi người Palestine tr v quc gia tương lai Palestine ca h và thành lp mt "qu đn bù rng rãi", mt trong nhng gii chc này nói.

Về vic Israel gi li các khu định cư, mt gii chc M cho biết "Kế hoch căn c vào mt nguyên tc là mi người s không phi chuyn dch đ hoàn tt hòa bình... Nhưng kế hoch chm dt vic m rng nhng khu đnh cư trong tương lai được xem như thc tế nht".

Trước loan báo ca ông Trump, hàng ngàn người biu tình ti thành ph Gaza và quân đi Israel cng c các v trí gn mt đim nóng gia thành ph Ramallah ca Palestine và khu đnh cư Beit El ca người Israel ti B Tây.

Ngày 27/1, lãnh tụ Palestine, Abbas, nói ông s không đồng ý bt c tha thun nào không đm bo mt gii pháp hai quc gia. Công thc này là căn bn nhiu năm n lc hòa bình ca quc tế, theo đó Israel chung sng vi mt quc gia Palestine.

Theo Reuters

**********************

Trung Đông : Donald Trump công bố kế hoạch hòa bình thiên vị Israel (RFI, 29/01/2020)

Kế hoạch hòa bình Trung Đông của tổng thống Mỹ Donald Trump được long trọng loan báo vào ngày 28/01/2020 tại Washington. Người Palestine được quyền lập quốc với thủ đô là Đông Jerusalem và kèm thêm nhiều điều kiện. Trái lại, Israel được rất nhiều ưu đãi từ chủ quyền ở thung lũng sông Jordan cho đến các khu định cư gặm nhấm vùng canh tác của người Palestine.

trungdong2

Donald Trump và Benyamin Netanyahu trong buổi họp báo chung tại Nhà Trắng, Washington, ngày 28/01/2020 Reuters/Brendan McDermid

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet tường thuật :

Israel là ánh sáng trên thế giới, tổng thống Mỹ nhấn mạnh như thế. Đứng bên cạnh chủ nhân Nhà Trắng, thủ tướng Israel tươi cười rạng rỡ. Kế hoạch của Donald Trump được hoạch định để làm hài lòng Benjamin Netanyahu. Nguyên thủ Mỹ tuyên bố tiếp : Kế hoạch dầy 80 trang và chưa bao giờ có một đề nghị chi tiết đến như thế. Theo nhãn quan của tôi đây là một cơ hội tốt để hai bên cùng có lợi. Hôm nay, Israel bước một bước khổng lồ tiến đến hòa bình.

Donald Trump không đề cập đến những nét chính của điều mà ông gọi là một nước Palestine trong tương lai. Trái lại, ông nói rõ là Israel có thể vững tâm tiến tới với sự ủng hộ của Mỹ sáp nhập vùng thung lũng sông Jordan : Hoa Kỳ sẽ công nhận chủ quyền của Israel tại các vùng lãnh thổ mà theo nhãn quan của tôi là phần đất bất khả phân của nước Israel.

Còn đối với người Palestine, tổng thống Mỹ đưa ra một danh sách điều kiện để lập quốc. Ông trấn an : Tôi muốn hiệp định này là một hiệp định rất tốt cho người Palestine. Nó sẽ được như vậy…

Tổng thống Mỹ tin rằng kế hoạch của ông sẽ thành công. Benjamin Netanyahu cám ơn và chào mừng ngày lịch sử. Thế nhưng, ngay đài truyền hình Fox News, có tiếng thân Donald Trump dường như không chia sẻ mối lạc quan này. Fox News cắt ngang chương trình tường thuật buổi lễ tại Nhà Trắng để chuyển qua truyền hình vụ xử truất phế tại Thượng Viện.

Tú Anh

Published in Quốc tế