Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Việt Nam : Nắm cơ hội, sửa điểm yếu để thu hút doanh nghiệp rời Trung Quốc

Eric Mottet, RFI, 24/08/2020

Việt Nam được cho là một địa điểm lý tưởng đối với các doanh nghiệp di dời hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc sau khi cả thế giới chứng kiến cảnh chờ được phân phối thiết bị y tế, hay nẫng tay trên khẩu trang của nhau ngay trên đường băng ở Trung Quốc trong đợt dịch Covid-19, và tiếp theo là chiến dịch "ngoại giao khẩu trang" như ban ơn của Bắc Kinh.

nam1

Nhà máy Vsmart sản xuất máy trợ thở, thuộc tập đoàn Vingroup, ngoại ô Hà Nội, Việt Nam. Ảnh minh họa chụp ngày 03/08/2020.  Reuters - Kham

Hàng loạt quốc gia khuyến khích doanh nghiệp của họ chuyển hoạt động về nước hoặc đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Đầu tháng 08/2020, Samsung đóng cửa nhà máy sản xuất máy tính và điện thoại di động cuối cùng ở Trung Quốc và chuyển sang Việt Nam. Tương tự, hai tập đoàn tin học Đài Loan Pegatron và Inventec dự kiến mở nhiều nhà máy, Google tính sản xuất điện thoại thông minh giá rẻ, Microsoft sản xuất máy tính xách tay, Apple cũng có kế hoạch mở rộng hoạt động tại Việt Nam, 15 trên 30 doanh nghiệp Nhật Bản được hỗ trợ chi phí để ra khỏi Trung Quốc, đã chọn chuyển sang Việt Nam, tập trung chủ yếu vào sản xuất dụng cụ y tế…

Việt Nam có thể khai thác được lợi thế gì và phải cải thiện những điểm nào để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn, cũng như thu hút thêm đầu tư trực tiếp của nước ngoài ? RFI tiếng Việt phỏng vấn giáo sư Eric Mottet, Viện Quan hệ Quốc tế, đại học Québec ở Montréal (UQAM), Canada.

-------------------

nam2

Giáo sư Eric Mottet, Viện Quan hệ Quốc tế, đại học Québec ở Montréal (UQAM), Canada.  © RFI tiếng Việt / Eric Mottet

RFI :Dịch Covid-19 vừa cho thấy thế giới phụ thuộc quá lớn vào "công xưởng" Trung Quốc. Điều này dường như thúc đẩy nhiều doanh nghiệp quốc tế chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các nước lân cận, trong đó có Việt Nam. Xin giáo sư cho biết, so với Trung Quốc và các nước trong ASEAN, Việt Nam có tiềm năng gì ?

Eric Mottet : Việc nhiều nhà máy Châu Á, kể cả Trung Quốc, chuyển sang Việt Nam không phải là hiện tượng mới. Ngay đầu những năm 2010, nhiều nhà máy của Hàn Quốc và Đài Loan và một số nhà máy của Trung Quốc đã chuyển cơ sở đến Việt Nam. Nhưng hiện tượng này tăng tốc từ năm 2018 khi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt đầu và ngày càng gia tăng từ năm 2020 trong đợt dịch Covid-19. Chúng ta thấy các chuỗi sản xuất đang được tổ chức lại tại Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Hiện tại, sau Singapore, Việt Nam là nước thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nhiều nhất ở Đông Nam Á, cao hơn các nước Malaysia, Indonesia hoặc Thái Lan. Vốn đầu tư vào Việt Nam chủ yếu đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc và giờ đến lượt các công ty Mỹ vì các doanh nghiệp này bắt đầu rời Trung Quốc và chuyển đến Việt Nam.

Vậy Việt Nam có những lợi thế và tiềm năng gì để các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào ? Chúng ta đều biết những yếu tố thuận lợi đầu tiên như lực lượng lao động trẻ và đông đảo, giá nhân công trung bình thấp hơn 2 đến 3 lần so với Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam còn có nền kinh tế phát triển mạnh và là một trong những nước có tăng trưởng cao nhất trong vùng. Theo thẩm định, bất chấp đại dịch Covid-19, GDP của Việt Nam tăng 2-3%. Đây là một tỉ lệ đáng kể vì có rất ít nước trên thế giới có thể đạt mức tăng trưởng dương trong năm 2020.

Việt Nam cũng là nước có thị trường nội địa với tiềm năng lớn. Chính vì thế, tất cả các doanh nghiệp chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam đều hy vọng chinh phục được thị trường có 100 triệu dân, hiện vẫn chưa phát triển nhiều.

Một yếu tố khác, rất quan trọng, đó là Việt Nam đã ký hàng loạt hiệp định thương mại, xóa bỏ thuế quan, tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại với nhiều nước, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký năm 2018, Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) với Liên Hiệp Châu Âu bắt đầu có hiệu lực từ tháng 08/2020. Ngoài ra còn phải kể đến sự hỗ tương giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, nhiều thỏa thuận với Nhật Bản hoặc với Hàn Quốc đang được đàm phán.

Có thể nói Việt Nam có nền kinh tế rất mở. Theo tôi, Việt Nam có thể tận dụng được cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và có tiềm năng phát triển rất lớn ở Đông Nam Á.

RFI :Dịch Covid-19 đã đẩy cơ hội đến với Việt Nam nhanh hơn nhưng cũng có phần đột ngột. Liệu Việt Nam đã sẵn sàng để nắm bắt thời cơ này chưa ? Hà Nội phải đáp ứng những thách thức về cơ sở hạ tầng, chính trị, quy định về điều kiện lao động nào ?

Eric Mottet : Điều mà cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 cho thấy rõ, đó là các nước phương Tây phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc. Vì thế, chúng ta thấy hiện nay Hoa Kỳ và Nhật Bản khuyến khích các doanh nghiệp của họ rời Trung Quốc sang những nước khác, trong đó có Việt Nam. Hà Nội có rất nhiều cơ hội lớn và chính phủ hiểu rõ điều này.

Theo tôi, cơ hội mà Việt Nam có thể và sẽ nắm lấy, đó là trở thành nước đi đầu trong lĩnh vực sản xuất dụng cụ bảo hộ cá nhân, như khẩu trang, găng tay và các kiểu dụng cụ bảo hộ y tế. Việt Nam đã không lầm về điểm này : Chính phủ vừa mới thông báo kế hoạch phát triển ngành công nghiệp y tế, chăm sóc sức khỏe, tầm nhìn đến năm 2030. Dĩ nhiên mục đích là tăng xuất khẩu, nhưng cũng nhằm cải thiện nhu cầu ở trong nước.

Việt Nam có một mục tiêu rất rõ, được hình thành từ khi xảy ra dịch Covid-19, đó là biến sản xuất dụng cụ y tế thành một trong ba trụ cột của nền kinh tế Việt Nam ; hai lĩnh vực khác là ô tô và điện tử với hàng loạt tập đoàn lớn như Samsung, LG… sản xuất tại Việt Nam. Và Việt Nam có tham vọng trở thành một nhà sản xuất lớn, một giải pháp thay thế cho tất cả những gì liên quan đến dụng cụ y tế.

Tuy nhiên, vẫn có một số điểm nhỏ mà Việt Nam còn phải hoàn thiện. Cần nhắc lại là có khoảng 200 doanh nghiệp sản xuất dụng cụ y tế ở Việt Nam nhưng đó là những doanh nghiệp nhỏ, bị phân tán và điều này đặt ra vấn đề về khâu kiểm soát chất lượng vì dụng cụ y tế phải chịu rất nhiều quy định nghiêm ngặt, rất khó được cấp giấy chứng nhận, đặc biệt là nếu muốn xuất khẩu sang Liên Hiệp Châu Âu hoặc Hoa Kỳ. Đây là điểm đầu tiên cần phải lưu ý. Có nghĩa là phải có dây chuyền sản xuất đạt chất lượng cao hoặc phải cải thiện chất lượng để có thể xuất khẩu được loại mặt hàng đặc biệt này.

Tiếp theo, một số vấn đề vẫn tồn tại ở Việt Nam, đó là thiếu hạ tầng giao thông, thiếu công trình cảng biển để chuyên chở hàng ra khắp thế giới. Ví dụ, hiện tại giá vận chuyển một container từ Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh sang một nước nào đó trên thế giới cao gấp 2 đến 3 lần so với giá xuất một container tương tự từ Trung Quốc.

Ngoài ra còn phải nhắc đến vấn đề về năng lượng. Nếu họ muốn xây dựng các nhà máy sản xuất dụng cụ y tế quy mô lớn thì phải giải quyết được vấn đề thiếu năng lượng vẫn xảy ra ở Việt Nam và phải có được một chính sách năng lượng thực sự mà hiện vẫn còn thiếu.

Cuối cùng, chúng ta biết một số vấn đề khác ở Việt Nam, như tình trạng thiếu minh bạch, tham nhũng, hệ thống ngân hàng thiếu vững chắc… Đúng là Việt Nam hiện có một cơ hội rất lớn để thay thế Trung Quốc ở một số lĩnh vực kinh tế nhưng cũng còn nhiều vấn đề và trở ngại mà nước này phải vượt qua.

RFI : Đợt Covid-19 thứ hai ở Việt Nam lan rộng hơn và gây chết người hơn so với đợt thứ nhất. Liệu đây có phải là một trở ngại trong khi Việt Nam được coi là một điểm đến đáng tin cậy sau khi khống chế thành công đợt dịch đầu ?

Eric Mottet : Có điều thú vị là cả thế giới theo dõi cách xử lý dịch của Việt Nam và nhận thấy rằng chính phủ Việt Nam đã chuẩn bị rất kỹ để phòng ngừa Covid-19 vì đất nước đã có kinh nghiệm xử lý dịch SARS năm 2003. Chúng ta cũng thấy là chính phủ đã phản ứng rất nhanh chóng : ngay từ tháng Hai, ngừng tất cả các chuyến bay với Trung Quốc, đóng cửa trường học, đóng cửa biên giới với Trung Quốc và các nước láng giềng, triển khai hệ thống truy vết mọi tiếp xúc với người nhiễm Covid-19, áp dụng cách ly nghiêm ngặt. Nhờ đó, đợt dịch thứ nhất đã được xử lý rất tốt.

Nhưng đợt dịch thứ nhất cũng đặt ra một vấn đề : Chính phủ Việt Nam đã phản ứng quá nhanh, kể cả việc gần như đóng cửa hoàn toàn đất nước và điều này gây thiệt hại vô cùng lớn cho nền kinh tế. Trước khi xảy ra dịch Covid-19, Việt Nam hướng đến tăng trưởng khoảng 7% cho năm 2020 và hiện giờ kỳ vọng vào khoảng 2-3% nếu mọi chuyện ổn thỏa.

Nếu xảy ra đợt dịch thứ hai, tôi cho rằng chính phủ sẽ phản ứng bớt kịch liệt hơn, bớt nghiêm ngặt hơn và sẽ áp dụng biện pháp đóng cửa có chủ đích, cũng như làm mọi cách để duy trì hoạt động kinh tế. Tôi nghĩ là Việt Nam sẽ không lặp lại những sai lầm như trong đợt dịch thứ nhất, có nghĩa là sẽ áp dụng phong tỏa và giãn cách xã hội, vẫn nghiêm ngặt nhưng cục bộ, mà không tác động đến cả nước. Theo tôi, về mặt kinh tế, Việt Nam sẽ vượt qua nếu xảy ra một đợt dịch nghiêm trọng thứ hai ở trong nước.

RFI : Việt Nam ghi nhận thặng dư thương mại với Mỹ từ nhiều năm nay. Liệu việc các doanh nghiệp chuyển sang Việt Nam có thể sẽ là một nguồn để Washington gây sức ép thương mại với Hà Nội ?

Eric Mottet : Chúng ta thấy là thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ rất là lớn. Việt Nam là nguồn thâm hụt thương mại lớn thứ hai của Mỹ ở Châu Á và thứ 6 trên thế giới. Nếu cộng dồn, tổng thâm hụt tương đương khoảng 350 tỉ đô la, một khoản rất lớn. Chỉ tính riêng năm 2019, thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam đã là 56 tỉ đô la.

Cả Hà Nội lẫn Washington đều quan ngại. Đúng là có thể nói thặng dư thương mại của Việt Nam với Mỹ có thể gây rủi ro về chính trị cho Hà Nội. Điểm này được bộ Ngân Khố Hoa Kỳ xác nhận. Cứ 6 tháng một lần, cơ quan này lại làm báo cáo tổng kết và theo dõi những nước mà Mỹ bị thâm hụt thương mại. Bộ Ngân Khố Mỹ cũng giám sát xem những nước đó có thao túng tỉ giá hối đoái và tiền tệ nhằm tăng khả năng cạnh tranh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ. Và gần đây, Việt Nam đã bị nêu trong bản báo cáo của bộ Ngân Khố Hoa Kỳ.

Vì thế, một số người cho rằng sau Trung Quốc, có thể Việt Nam sẽ bị chính quyền Trump nhắm đến, ví dụ như lập hàng rào thuế quan, hoặc trừng phạt thuế… May mắn là hiện chưa có gì xảy ra mà ngược lại, nếu nhìn vào những tuyên bố, hay đúng hơn là những tin nhắn trên Twitter, của tổng thống Donald Trump, thì tạm thời Việt Nam chưa bị nhắm đến : thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam chưa phải là một vấn đề. Ngược lại, Việt Nam được coi là một nước cần quan tâm trong cuộc chiến chống Trung Quốc. Tại vì tổng thống Trump vẫn cho rằng việc rất nhiều doanh nghiệp Trung Quốc rời Trung Quốc sang Việt Nam là một điểm tốt, đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại với Bắc Kinh.

Nói tóm lại, tạm thời đây chưa phải là mối bận tâm cho chính phủ Việt Nam nhưng có lẽ không để thặng dư thương mại với Hoa Kỳ lên thành 400, 500 hay 600 tỉ đô la vì điều đó sẽ gây rắc rối cho chính quyền Việt Nam.

RFI tiếng Việt xin chân thành cảm ơn giáo sư Eric Mottet, Viện Quan hệ Quốc tế, đại học Québec ở Montréal (UQAM), Canada.

Thu Hằng thực hiện

Nguồn : RFI, 24/08/2020

**********************

Việt Nam trên tiến trình tìm cách giảm phụ thuộc vào Trung Quốc

Võ Hàn Lam, VNTB, 24/08/2020

Tiến trình này cụ thể ra sao thì đến nay vẫn chưa ai rõ ; thậm chí người ta còn hoài nghi việc ‘thoát Trung’ rất có thể chỉ là chiêu thức tuyên truyền, vì hai quốc gia có một điểm chung là đồng minh cộng sản.

nam3

Ấn Độ, Nhật Bản, Australia lập chuỗi cung ứng đối phó với Trung Quốc. Ảnh minh họa : Reuters

Nhật Bản, Ấn Độ và Úc đang hướng tới một nỗ lực ba bên mới nhằm đảm bảo chuỗi cung ứng toàn cầu và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc dự phòng trường hợp có một thảm họa khác như Covid-19 xảy ra trong tương lai. Chương trình này có tên là Sáng kiến phục hồi chuỗi cung ứng (Supply Chain Resilience Initiative - SCRI).

‘Thoát Trung’ từ đại dịch Covid-19

"Việc chỉ tập trung vào một thị trường duy nhất là Trung Quốc khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam lao đao mỗi khi việc xuất khẩu sang thị trường này gặp khó". Mẫu câu này rất quen thuộc và hầu như mùa nào, năm nào trên báo chí Việt Nam người ta cũng bắt gặp rất nhiều bài viết có câu từ như thế, và người ta lại yêu cầu cần mạnh mẽ ‘thoát Trung’ hơn nữa.

Đại dịch Covid-19 khiến nhiều quốc gia nhận diện rõ nguy cơ khi các chuỗi cung ứng của họ quá lệ thuộc vào Trung Quốc. Việt Nam càng thấm đòn, khi hàng loạt doanh nghiệp bị đình trệ sản xuất vì thiếu nguyên liệu và tắc đầu ra.

Trong quan hệ thương mại, về mặt sản xuất, có sự khác biệt rõ giữa hai nước : trong khi chi phí trung gian của Việt Nam có 8% đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc, Trung Quốc chỉ sử dụng 0,1% đầu vào là sản phẩm nhập khẩu từ Việt Nam. Điều này nói lên mức độ quan trọng tương đối của các sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc với nền sản xuất của Việt Nam, lớn hơn hẳn so với chiều ngược lại. Đây là sự phụ thuộc rất đáng chú ý.

Khi bàn chuyện về phương thức giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc, người dân có quyền hoài nghi về những giá trị đích thực từ các hiệp định thương mại gọi là "FTA thế hệ mới" mà Việt Nam đã ký kết (*). Hoài nghi vì người ta vẫn thấy rằng quanh đi, quẩn lại thì nền kinh tế của Việt Nam vẫn chịu chi phối của Trung Quốc ; thậm chí là chi phối luôn cả các quyết sách về điều hành quốc gia.

Sở dĩ có hoài nghi cho chuyện ‘thân Trung’ hơn là ‘thoát Trung’, vì cho đến nay người ta chưa thấy được vấn đề cải cách thể chế kinh tế ở Việt Nam ra sao trước những yêu cầu của các FTA mà Việt Nam đã ký kết.

Cải cách thể chế vẫn là từng bước dọ dẫm ?

Trước tiên, thể chế có thể được hiểu là những yếu tố tạo thành khung khổ trật tự cho các quan hệ của con người, định vị cơ chế thực thi và giới hạn của các quan hệ giữa các bên tham gia tương tác ; là ý chí chung của cộng đồng xã hội trong việc xác lập trật tự, những quy tắc, những ràng buộc và các chuẩn mực, giá trị chung được mọi người chia sẻ…

Cải cách thể chế kinh tế là một khái niệm chính trị học liên quan đến sự vận hành của nhà nước đối với mọi nền kinh tế sản xuất hàng hóa.

Một vấn đề mà lâu nay được nêu ra song vẫn chưa có bước tiến triển nào rõ rệt, đó là định vị lại vai trò của ba trụ cột trong một thể chế kinh tế thị trường hiện đại là : Thị trường, Nhà nước và Xã hội ; trong đó : (1) Thị trường giữ vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn lực ; (2) Nhà nước sử dụng các công cụ điều tiết nhằm khắc phục những bất cập của thị trường, thực hiện chức năng kiến tạo phát triển và chiến lược tăng trưởng bao trùm ; (3) Xã hội đóng vai trò phản biện và giám sát.

Một đơn cử để dễ hình dung : Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA).

Về cơ sở pháp lý để ký kết hiệp định, theo Điều 1.1 của Hiệp định này, việc thành lập khu vực thương mại tự do phù hợp với Điều XXIV GATT (General Agreement on Tariffs and Trade) và Điều V GATS (General Agreement on Trade in Services). Theo các quy định này, các cam kết trong EVFTA sẽ không được tạo thêm rào cản thương mại đối với các thành viên khác của WTO đồng thời phải dỡ bỏ gần như toàn bộ rào cản đối với thương mại nội khối.

Ngoài ra, lời nói đầu của EVFTA còn viện dẫn thêm các cơ sở pháp lý khác bao gồm Hiệp định khung về đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam – EU (PCA) năm 2012 ; Hiến chương Liên Hợp quốc 1945 ; Tuyên ngôn nhân quyền thế giới 1948 ; Hiệp định thành lập WTO và các hiệp định, thoả thuận song phương, khu vực và các hiệp định đa phương khác mà các bên là thành viên. Tuyên bố về những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 1998, mặc dù được viện dẫn trong Chương 13 của Hiệp định này, nhưng không được nhắc đến trong Lời nói đầu như một cơ sở pháp lý cho toàn Hiệp định.

Các nội dung liên quan đến lao động nói chung và quyền tự do lập hội nói riêng được quy định tại Chương 13 EVFTA về Thương mại và Phát triển bền vững. Các quy định tại chương này nhằm thúc đẩy phát triển bền vững thông qua việc tăng cường cải thiện các khía cạnh liên quan đến thương mại và đầu tư của các vấn đề môi trường và lao động.

Vì sao lại tiếp tục chờ đợi đến năm 2023 ?

EVFTA dẫn chiếu đến các quy định của Tuyên bố ILO về nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động năm 1998 (ILO Declaration on Fundamental Principles and Rights at Work).

Tuyên bố ILO xác định bốn nguyên tắc và quyền cơ bản của người lao động gồm quyền tự do lập hội và quyền thương lượng lao động tập thể, quyền tự do không bị cưỡng bức hay bắt buộc lao động, xoá bỏ một cách có hiệu quả lao động trẻ em, và quyền không bị phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp. Bốn quyền và nguyên tắc cơ bản này được thể hiện trong bốn cặp công ước của ILO gồm Công ước 87 và 98 về tự do lập hội và thương lượng lao động tập thể ; Công ước 29 và 105 về xoá bỏ lao động cưỡng bức và bắt buộc, công ước 138 và 182 về xoá bỏ lao động trẻ em, Công ước 100 và 111 về xoá bỏ phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp. EVFTA dẫn chiếu lại cả bốn nguyên tắc này.

Về quyền tự do lập hội, Điều 13.4 khoản 2 EVFTA quy định :

"2. Mỗi bên khẳng định các cam kết của mình, phù hợp với các nghĩa vụ trong ILO và Tuyên bố ILO về những nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động […], sẽ tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện có hiệu quả các nguyên tắc liên quan đến quyền cơ bản trong lao động, cụ thể là :

(a) quyền tự do hội họp và ghi nhận một cách có hiệu quả quyền thương lượng tập thể […]".

Như vậy, nếu Việt Nam mạnh mẽ trong ‘thoát Trung’ hơn nữa, thì có lẽ luật về quyền lập hội đã được rốt ráo thảo luận để sớm đi đến ban hành ; đặc biệt là đã sớm sửa lộ trình phê chuẩn Công ước 87 ngay trong năm 2020, hoặc muộn lắm cũng là trong năm 2021, ngay nhiệm kỳ mới của Quốc hội Việt Nam. Trong khi đó thì trên trang web của Bộ Lao động, thương binh và xã hội vẫn tiếp tục ghi rằng phải đến năm 2023, Quốc hội Việt Nam mới phê chuẩn Công ước 87.

Bánh ít chưa đi, thì bánh quy chưa lại – đó là luật chơi chung của các FTA thế hệ mới.

Võ Hàn Lam

Nguồn : VNTB, 24/08/2020

Chú thích :

(*) Hiệp định thương mại tự do (FTA – Free Trade Agreement) được hiểu là các hiệp định hợp tác kinh tế được ký giữa hai hay nhiều thành viên nhằm loại bỏ các rào cản với phần lớn hoạt động thương mại, đồng thời thúc đẩy trao đổi thương mại giữa các nước thành viên với nhau.

Additional Info

  • Author Eric Mottet, Võ Hàn Lam
Published in Diễn đàn

Virus corona : Bài học nhớ đời khi lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc

Con virus corona đang dạy cho những bài học đích đáng về việc để các mặt hàng thiết yếu phụ thuộc vào một quốc gia duy nhất. Ngay cả khi dịch Covid-19 sớm kết thúc, thế giới ngày càng lo ngại hơn về Trung Quốc. Rất ít công ty có thể hoàn toàn rời hẳn Hoa lục, nhưng ý định ra đi đang sôi sục, và hiện tượng này sẽ vẽ lại bản đồ chuỗi cung ứng ở Châu Á.

lethuoc1

Công nhân trên dây chuyền sản xuất trang bị bảo hộ đối phó với dịch virus corona tại quận Hãn Châu (Xinzhou), Vũ Hán, ngày 12/02/2020. China Daily via REUTERS

Trang bìa tuần báo L’Express kỳ này đăng ảnh Sylvain Tesson, nhà văn best-seller Pháp. L’Obs dành riêng một số báo 48 trang tưởng niệm Jean Daniel, người đồng sáng lập tuần báo, một nhà báo tự do, trí thức dấn thân và nhà văn nổi tiếng. Le Point lo ngại trước "Phe siêu cực tả, mối đe dọa mới", Courrier International dành chủ đề cho "Mafia mạnh nhất thế giới tại Ý", lực lượng Nrangheta. Trên trang nhất của The Economist là quả địa cầu với những con virus corona như những tiểu hành tinh bay quanh, khi nạn dịch "đã trở nên toàn cầu".

Các tập đoàn đa quốc gia chưa sẵn sàng đối phó với nạn dịch

Trong bài "Virus corona gây xáo trộn nền kinh tế thế giới", The Economist nhận định nạn dịch đã gây hậu quả nghiêm trọng đối với các chuỗi cung ứng, và rất ít công ty thực sự chuẩn bị đối mặt với những nguy cơ như vậy.

Điển hình là Apple, lệ thuộc cho đến nỗi hãng United Airlines hàng ngày đưa khoảng 50 nhà quản lý qua lại giữa Trung Quốc và California. Nhưng nay United và nhiều hãng hàng không đã ngưng các chuyến bay đến Trung Quốc, và chuỗi sản xuất của Foxconn đang thiếu nhân công, như vậy con virus khiến số iPhone được Apple đưa ra bán sẽ giảm 5 đến 10% trong quý này.

Cùng với tốc độ lan truyền, virus corona ngày càng tác động mạnh lên các hoạt động kinh tế. Du lịch đến và đi từ Trung Quốc giảm mạnh : khoảng 400.000 du khách Trung Quốc phải hủy chuyến đến Nhật, một tàu du lịch bị năm quốc gia từ chối. Hội chợ hàng không lẽ ra mang lại 250 triệu đô la cho Singapore, đã có đến 70 công ty từ chối tham gia trong đó có Lockheed Martin. Hội chợ viễn thông thế giới ở Barcelona bị hủy bỏ.

Hầu hết các tập đoàn đa quốc gia đều bị bất ngờ, tuy đây không phải là lần đầu chuỗi cung ứng tại Châu Á bị rối loạn. Trận sóng thần ở Nhật Bản và nạn lụt ở Thái Lan năm 2011, rồi mới đây là cuộc chiến tranh thương mại do tổng thống Donald Trump khởi động với Bắc Kinh đã cho thấy nguy cơ khi quá lệ thuộc vào Trung Quốc, tuy vậy lãnh đạo các tập đoàn liên quan vẫn chưa sẵn sàng đối phó với Covid-19.

Lao đao vì lệ thuộc quá nhiều

Có ba lý do khiến những tháng tới sẽ khó khăn hơn. Trước hết, là do chiến lược giảm giá thành, và lượng hàng dự trữ của một số công ty chỉ còn đủ vài tuần.

Thứ hai, nhiều tập đoàn ngày nay lệ thuộc vào các nhà máy Trung Quốc nhiều hơn thời dịch SARS : hồi đó Trung Quốc chỉ chiếm 4% GDP thế giới còn nay lên đến 16%. Trung Quốc chiếm 40% xuất khẩu toàn thế giới về dệt may, 26% đồ gỗ ; đồng thời tiêu thụ đến 20% khoáng sản toàn cầu. Từ 2003 đến nay, các nhà máy vùng duyên hải đã mở rộng đến vùng nội địa nghèo hơn, như Vũ Hán, sự dịch chuyển của công nhân khiến chuỗi sản xuất dễ tổn thương hơn. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp Trung Quốc nay không chỉ lắp ráp mà còn sản xuất.

Lý do thứ ba, Hồ Bắc là trái tim của "thung lũng sợi quang", với nhiều nhà sản xuất thiết bị cần thiết cho mạng lưới viễn thông, chiếm đến 25% số cáp quang. Một trong những nhà máy sản xuất chip hiện đại nhất Trung Quốc, làm ra bộ nhớ flash cho smartphone cũng đặt tại đây. Các lãnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất là điện tử, xe hơi do thiếu linh kiện.

Tất nhiên các tập đoàn muốn sản xuất lại càng sớm càng tốt, nhưng chưa biết đến bao giờ công nhân mới được phép trở lại nhà máy. Hơn nữa các khu cư xá công nhân bị quá tải : tại nhà máy Foxconn ở Thâm Quyến, nhân viên chen chúc 8 người một phòng, nếu con virus tái xuất, sẽ có nguy cơ lại bị đóng cửa. Ngay cả khi bắt đầu làm việc lại, việc vận chuyển rất khó khăn. Về lâu về dài, nạn dịch sẽ làm giảm bớt sự gắn bó của các tập đoàn đa quốc gia với Trung Quốc, sau thời gian dài tin rằng chuỗi sản xuất ở nước này là khả tín.

Bước ngoặt dịch chuyển sản xuất khỏi Hoa lục

Tương tự, Courrier International trích dịch bài viết của Nikkei Asian Review, theo đó các tập đoàn đa quốc gia sẽ tổ chức lại chuỗi cung ứng, và giải pháp tạm thời này rất có thể trở thành vĩnh viễn. Một số chuyên gia còn cho rằng việc này sẽ lại bản đồ sản xuất ở Châu Á nếu các công ty "một đi không trở lại".

Nhà sản xuất thiết bị cho ngành xây dựng Komatsu đang dịch chuyển sản xuất các bộ phận bằng kim khí và bó cáp từ Trung Quốc sang Nhật và Việt Nam, tương tự với Meiko Electronics. Daikin Industries muốn dời sản xuất máy lạnh sang Malaysia hay một nơi nào khác ngoài Vũ Hán. Nhà sản xuất trang phục thể thao Asics nghĩ đến việc chuyển từ Vũ Hán sang Việt Nam và Indonesia.

Tuy chỉ là tạm thời, nhưng theo chuyên gia Edward Alden thuộc think tank Council on Foreign Relations, đây sẽ là một bước ngoặt, trong khi nhiều công ty đã buộc phải đa dạng hóa nguồn cung vì tiền lương và giá thành ở Hoa lục tăng lên, đặc biệt là cuộc chiến thuế quan với Mỹ còn kéo dài.

Dan Alpert, giám đốc ngân hàng đầu tư Westwood Capital ở New York cho rằng Bắc Kinh sẽ để cho đồng nhân dân tệ sụt giá để hỗ trợ các nhà xuất khẩu Trung Quốc, khuyến khích các tập đoàn ngoại quốc quay lại. Nhưng như vậy Bắc Kinh sẽ gặp rắc rối với chính quyền Trump, "vì việc này rõ ràng vi phạm thỏa thuận giai đoạn 1".

Virus corona dạy bài học đích đáng khi phụ thuộc vào Trung Quốc

The Economistnhấn mạnh, "Covid-19 đang dạy những bài học nghiêm khắc về việc chuỗi cung ứng dựa hoàn toàn vào Trung Quốc".

Cho đến gần cuối tháng Giêng, chỉ có vài nhà lãnh đạo ngành dược phẩm, thanh tra an toàn dược và những con diều hâu kiên trì là lo âu trước việc phần lớn nguồn cung kháng sinh phụ thuộc vào một ít nhà máy tại Hoa lục, chủ yếu là một cụm nhà máy đặt tại Nội Mông. Rồi nạn dịch Covid-19 bùng phát, việc cách ly khiến nhiều cơ xưởng, hải cảng, và cả những thành phố bị phong tỏa tại Trung Quốc.

Các nhà lãnh đạo Bắc Kinh khẳng định đang chiến thắng con virus, nhờ đó các doanh nghiệp hàng đầu sẽ mở cửa trở lại. Một thắng lợi trước virus corona chủng mới một lần nữa chứng tỏ "ưu thế vượt trội nhờ sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc" - ông Tập Cận Bình tuyên bố trước 170.000 cán bộ trong hội nghị truyền hình hôm 23/2. Nhưng cho dù sự khoa trương này có trở thành sự thực đi chăng nữa, các chính phủ ngoại quốc và chủ doanh nghiệp không quên bài học đáng sợ : đối với một số mặt hàng thiết yếu, họ lệ thuộc vào một quốc gia duy nhất !

Trung Quốc đang thống trị về các hoạt chất (API) trong ngành dược. Nhà máy sản xuất penicilline cuối cùng của Mỹ đóng cửa vào năm 2004, và những nhà máy quốc doanh hoặc được nhà nước trợ giá của Trung Quốc mọc lên thay thế. Các công ty tư nhân nước ngoài tìm kiếm nguyên liệu giá rẻ, không quan tâm đến xuất xứ.

Một ủy ban của Quốc Hội Mỹ đã mở điều trần hồi tháng 7/2019 về mối đe dọa và cơ hội từ kỹ nghệ dược phẩm Trung Quốc. Một quan chức Bộ Quốc phòng đề nghị thử hình dung Bắc Kinh ngưng cung cấp những loại thuốc không thể thay thế cho quân đội, thí dụ về bệnh than. Một chiến lược gia lưu ý, sự lệ thuộc lẫn nhau trước đây được cho là hợp lý khi quan hệ Mỹ-Trung tốt đẹp, nhưng nay khi đôi bên không còn tin tưởng nhau, thì tình trạng phụ thuộc này thật đáng sợ.

Nguy cơ bị Bắc Kinh bắt chẹt khi xung đột chính trị

Đối với những nhân vật diều hâu như Peter Navarro, cuộc khủng hoảng virus corona đã được báo trước. Hôm 23/2 ông nhận xét trên kênh Fox News là nguồn cung những loại thuốc chính yếu ở quá xa, cần phải đưa sản xuất trở về nước Mỹ.

Joerg Wuttke, chủ tịch Phòng thương mại Châu Âu tại Trung Quốc cho biết sự thống trị của Bắc Kinh trong dược phẩm và thuốc trừ sâu là quan ngại chính mà ông nghe được trong những chuyến công du Berlin, Bruxelles và nhiều nơi khác. Người ta lo ngại Bắc Kinh sử dụng thế độc quyền để bắt chẹt khi có bất đồng chính trị, như đã từ chối xuất đất hiếm qua Nhật Bản năm 2012. Theo ông, thời kỳ toàn cầu hóa, tổ chức sản xuất ở bất kỳ nơi nào hiệu quả, nay đã qua rồi.

James McGregor, nhà tư vấn Mỹ đã nhìn thấy các doanh nghiệp bỏ nhiều trứng vào cùng một cái rổ Trung Quốc trong suốt một thập niên. Với giá nhân công tăng, thương chiến Mỹ-Trung và giờ đây là con virus corona, nhiều công ty kết luận cần đa dạng hóa nguồn cung, dù khó tìm được những nước có cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động thích ứng như Trung Quốc.

Một tác động khác từ virus thấy rõ ở dàn lãnh đạo. Các tập đoàn đa quốc gia ngày càng đưa người Trung Quốc (thường là được đào tạo ở phương Tây) vào bộ máy điều hành, và nạn dịch có thể khiến các nhà điều hành ngoại quốc còn ở lại sẽ ra đi. Ô nhiễm không khí, dân tộc chủ nghĩa, độc tài, virus… khiến không ít nhà quản lý người nước ngoài để gia đình về nước, sống một mình tại Hoa lục.

The Economist kết luận, ngay cả khi dịch Covid-19 sớm kết thúc, rõ ràng là thế giới ngày càng lo ngại hơn về Trung Quốc. Rất ít công ty có thể hoàn toàn rời hẳn Hoa lục, nhưng tâm lý muốn ra đi đang sôi sục.

Vũ Hán dối trá về số nạn nhân virus corona ngay từ đầu

Sự thiếu minh bạch của Bắc Kinh về dịch bệnh luôn là nghi vấn. Courrier International đặt câu hỏi "Thành phố Vũ Hán có nói dối về số người bị Covid-19 ?".

Hôm 23/2, Trường Giang Nhật Báo (Changjiang Ribao), nhật báo chính thức của thành phố Vũ Hán, đăng một bản tin tưởng niệm Xia Sisi, nữ y tá 29 tuổi vừa tử vong buổi sáng hôm đó. Tờ báo viết : "Ngày 14/2, Sisi đã chăm sóc một bệnh nhân vừa được xác nhận dương tính với virus corona". Nhưng Sở Y tế thành phố lại tuyên bố hôm đó không có ca nào.

Tạp chí kinh tế uy tín Tài Kinh (Caixin) ngày 20/2 đưa tin "11 người cao tuổi tại một nhà dưỡng lão đã chết". Hôm sau, chính quyền Vũ Hán bác bỏ, và còn dọa "lan truyền tin đồn trong thời kỳ dịch bệnh" có thể bị tù đến 7 năm. Cao Wenjiao, nhà báo của Tài Kinh không chịu thua, ngay sau đó cho công bố danh sách cụ thể những người tại cơ sở trên bị chết, tuổi, thời điểm và nguyên nhân tử vong. "Từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2020 có 19 người chết tại nhà dưỡng lão này, chỉ cách chợ hải sản Vũ Hán có vài trăm mét". Chính quyền thành phố lần này không cải chính.

Một điểm gây tranh cãi nữa là ca tử vong đầu tiên do virus corona xảy ra khi nào ? Theo Tân Hoa Xã, đến nửa đêm 10/1 "có 41 ca dương tính, trong đó có một người chết". Nhưng một tuần sau Tân Kinh báo tiết lộ "có đến 15 tử vong và 104 ca dương tính trước ngày 31/12/2019", và theo Hiệp hội y tế dự phòng Trung Quốc, "lây nhiễm từ người sang người đã diễn ra từ giữa tháng 12/2019".

Dịch bệnh do con người làm xáo trộn môi trường

Le Monde Diplomatique đặt vấn đề về mặt sinh thái. Phải chăng đã đến lúc tự hỏi vì sao các loại dịch bệnh liên tục xảy ra ?

Thủ phạm có phải là loài tê tê, dơi hay rắn ? Từ năm 1940, hàng trăm loại virus gây bệnh xuất hiện tại những vùng trước đây chưa bao giờ quan sát thấy. Đó là trường hợp của HIV, Ebola hay Zika, và 60% có xuất xứ từ động vật hoang dã. Nhưng thú hoang không có tội tình gì, hầu hết virus sống chung hòa bình với chúng. Nạn phá rừng, đô thị hóa và kỹ nghệ hóa đã giúp cho virus tiếp cận với con người, thích ứng với cơ thể chúng ta, và từ vô hại trở thành độc hại.

Virus Ebola là một minh chứng. Một nghiên cứu năm 2017 chứng minh virus này xuất hiện nơi nhiều loài dơi, chủ yếu tại Trung Phi và Tây Phi, nơi nhiều cây rừng bị đốn hạ. Dơi đành phải bay đến đậu trên những cây trong vườn nhà, ăn trái cây và lây bệnh cho người. Nhà dịch tễ học Larry Brilliant nói : "Không thể tránh được sự xuất hiện của virus, nhưng dịch bệnh thì được" - với điều kiện con người không làm xáo trộn thiên nhiên và cuộc sống của loài vật

Thụy My

Additional Info

  • Author RFI tiếng Việt
Published in Quốc tế

Công nghiệp quốc phòng : Mỹ muốn giảm lệ thuộc vào Trung Quốc

Trên trang nhất, báo kinh tế Les Echos có bài đáng chú ý nói về "Ngành công nghệ Mỹ đương đầu với gián điệp mạng Trung Quốc". Theo một điều tra của Bloomberg, chíp điện tử của Trung Quốc đã bí mật được cấy vào máy chủ của nhiều doanh nghiệp Mỹ. Tiết lộ trên cho thấy sự lệ thuộc của ngành công nghiệp, công nghệ của Hoa Kỳ vào các nhà sản xuất Trung Quốc, khiến công nghệ Mỹ dễ bị tổn thương.

chip1

Một vi mạch điện tử. Ảnh minh họa

Trong bài viết này, Les Echos cho biết các nhà báo của Bloomberg đã dựa trên 17 nguồn tin xin ẩn danh bên trong các cơ quan tình báo Mỹ và các tập đoàn khổng lồ về công nghệ. Theo đó, các con chíp điện tử nhỏ chỉ bằng hạt gạo đã bí mật được Trung Quốc cấy vào bên trong máy chủ của khoảng 30 doanh nghiệp Mỹ, trong đó có Apple và Amazon.

Bảo vệ toàn bộ các sản phẩm của Mỹ có nghĩa là không được dùng sản phẩm từ các nhà máy của Trung Quốc, điều này cũng có nghĩa là phải xem xét lại sự phân bố địa lý trong ngành công nghiệp. Sự xáo trộn lớn đó sẽ gây ra nhiều khó khăn, chi phí sản xuất cao kinh khủng khiến sự thay đổi đó rất khó có khả năng thực hiện được.

Còn trong bài viết trên trang Doanh nghiệp và Thị trường "Công nghiệp quốc phòng Mỹ muốn giảm lệ thuộc vào Trung Quốc", Les Echos cho biết theo một báo cáo của Lầu Năm Góc, ngành chế tạo vũ khí của Mỹ lệ thuộc ở "mức cao đáng ngạc nhiên" vào các nhà thầu của Trung Quốc. Đây là một mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

Báo cáo của Lầu Năm Góc cũng nhấn mạnh "Trung Quốc là nhà cung cấp duy nhất một số hóa chất đặc biệt trong ngành sản xuất đạn dược và tên lửa". Nếu Trung Quốc ngưng cung cấp hàng, toàn bộ chương trình của Bộ Quốc phòng Mỹ - từ chế tạo tên lửa đến vệ tinh và bệ phóng vệ tinh, tên lửa - đều bị đe dọa. Trong một số trường hợp, Lầu Năm Góc có thể sử dụng các nguyên vật liệu thay thế, nhưng chi phí phát triển các chương trình sẽ bị đội lên rất cao.

Một vấn đề đáng lo ngại khác là một số hệ thống vũ khí của Mỹ, có linh kiện điện tử được sản xuất ở nước ngoài, có thể dễ bị tấn công. Vấn đề là nhiều doanh nghiệp Mỹ đặt nhà máy tại Trung Quốc để giảm chi phí sản xuất. Đổi lại, theo Lầu Năm Góc, Bắc Kinh yêu cầu các doanh nghiệp Mỹ chuyển giao công nghệ. Điều này cũng có thể đe dọa nước Mỹ.

Vì thế, Bộ Quốc phòng Mỹ kêu gọi các doanh nghiệp phương Tây cân nhắc, xem xét lại các hoạt động tại Trung Quốc. Lầu Năm Góc cũng quyết định sẽ kiểm tra lại, với sự hỗ trợ của các cơ quan tình báo, mạng lưới cung cấp hàng hóa của các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nhạy cảm như hàng không vũ trụ và quốc phòng, để tìm ra các điểm yếu kém trong ngành sản xuất vũ khí của Mỹ.

Biến đổi khí hậu : Báo cáo của GIEC và ý thức của con người

Biến đổi khí hậu là đề tài được báo Libération quan tâm đưa lên trang nhất : "Khí hậu : bây giờ hoặc là không bao giờ". Hôm nay 08/10/2018 là ngày Nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu (GIEC-Groupe d'experts intergouvernemental sur l'évolution du climat hay IPCC-Intergovernmental Panel on Climate Change) công bố báo cáo đầu tiên về các hậu quả nghiêm trọng đối với hành tinh, nếu nhiệt độ Trái Đất tăng thêm quá 1,5 độ C.

Trong bài viết "Bản báo cáo lạnh người của GIEC", Libération cho biết báo cáo dài 250 trang của 80 tác giả tới từ 39 nước. Theo mục tiêu COP 21 đề ra, từ nay tới năm 2100, nhiệt độ Trái Đất chỉ tăng từ 1,5 đến 2 độ C. Tuy nhiên, các nhà khoa học ước tính nhiệt độ sẽ tăng 3 độ C chứ không phải 1,5 độ C, kéo theo những thảm họa không thể đảo ngược cho cả con người và nhiều loài sinh vật sống.

Nếu nhiệt độ Trái Đất tăng quá 1,5 độ C, mực nước biển sẽ tăng trong nhiều thế kỷ, nhiều vùng đất, nhất là các đảo nhỏ sẽ không kịp thích nghi, hệ sinh thái sẽ bị xáo trộn nhiều, các loài động vật không có khả năng di chuyển nhanh sẽ có tỉ lệ chết cao, đại dương sẽ bị axit hóa. Sự thay đổi khí hậu sẽ diễn ra ở mọi vùng đất, không phân biệt mức độ phát triển của xã hội, nhưng bị tác động mạnh nhất vẫn là các quốc gia nghèo nhất.

Một phần tư nhân loại sẽ sống ở những khu vực có nhiệt độ tăng quá 1,5 độ C so với mức trung bình, ít nhất trong một mùa trong năm. Ở Bắc bán cầu, các đợt nắng nóng sẽ ngày càng nhiều và với mức độ ngày càng cao. Khu vực Nam Âu có nguy cơ sa mạc hóa. Nguy cơ lũ lụt và hạn hán cũng ngày càng tăng, nhất là ở Nam Mỹ, Châu Âu và Châu Á. Các cơn bão nhiệt đới cũng ngày càng mạnh.

Libération cũng dành bài xã luận "Có ý thức" cho đề tài biến đổi khí hậu. Trong nhiều năm, các báo cáo của GIEC đều rơi vào "hố đen", nói cách khác là chúng trở nên vô hình. Thế giới vẫn tiếp tục không chút do dự trong cuộc chạy đua điên rồ về tăng trưởng và tiêu dùng vô độ.

Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi, nhận thức về cuộc khủng hoảng khí hậu trở nên sâu sắc hơn. Lý do ? Các hiệu ứng do biến đổi khí hậu là có thật. Phải điếc, mù hay vô cảm thì mới có thể không nhận ra điều đó. Các thông tin đáng lo ngại về sự biến đổi ở cả đại dương và đất liền được báo về từ mọi nơi trên Trái đất.

Báo cáo của GIEC cho thấy mọi chuyện đang rất nghiêm trọng, bởi vì lộ trình - để đạt mục tiêu cho tới cuối thế kỷ này nhiệt độ Trái Đất chỉ tăng thêm 1,5 độ C - đã chệch hướng. Tuy nhiên, mọi chuyện không phải đã hết hy vọng.

Theo Libération, đa phần công dân ý thức được rằng có một thảm kịch đang diễn ra, nhiều người cố tìm cách để cải thiện tình hình ở địa phương. Giới chính trị gia, trừ một số trường hợp như tổng thống Mỹ Donald Trump, đã hiểu nên tiếp tục cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Các nhà công nghiệp cũng bắt đầu ý thức được rằng chống biến đổi khí hậu cũng là một yêu cầu của người tiêu dùng. Giờ đây, điều quan trọng trong cuộc chiến của nhân loại là thuyết phục các nhà quản lý ngân sách, tài chính "tránh những việc không thể quản lý nổi" và "quản lý những điều không thể tránh khỏi".

Hãm hiếp phụ nữ : Vũ khí chiến tranh

Ra sạp sớm từ chiều thứ Bảy 06/10, báo Le Monde có bài xã luận đề tựa "Một giải thưởng Nobel chống vũ khí hãm hiếp". Le Monde nhận định không ai xứng đáng đoạt giải Nobel Hòa Bình 2018 hơn cô gái trẻ Nadia Murad và bác sĩ Denis Mukwege.

Khi quyết định trao giải Nobel Hòa Bình 2018 cho cô gái trẻ Nadia Murad, từng là nô lệ tình dục của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo và sau này là nhà đấu tranh chống bạo lực tình dục, và cho bác sĩ phụ khoa người Congo Denis Mukwege, người đã dành cả cuộc đời cứu chữa cho những phụ nữ từng bị hiếp dâm, Ủy ban Nobel cuối cùng đã tấn công nhắm vào một thảm họa, vốn chỉ bị coi là một tổn thất phụ đáng tiếc và đáng xấu hổ trong suốt một thời gian rất dài.

Mỗi người một cách, nhưng cả cô gái trẻ Nadia Murad và bác sĩ sản phụ khoa Denis Mukwege đều có chung một trận chiến, đều có chung lòng can đảm : đó là đấu tranh để các vụ hiếp dâm không còn bị xem là một hệ quả phụ không thể tránh khỏi trong các cuộc xung đột vũ trang mà là thực sự là một loại vũ khí chiến tranh. Và Ủy ban Nobel muốn nhấn mạnh đến cái gọi là vũ khí chiến tranh, khi quyết định trao giải Nobel Hòa Bình cho hai nhà tranh đấu.

Việc dùng bạo lực tình dục làm vũ khí chiến tranh cũng đã có từ lâu, không kém gì chính bản thân các cuộc xung đột : loại vũ khí răn đe, vô nhân đạo này đã được sử dụng trong Đệ Nhị Thế Chiến, ở Yougoslavia, Rwanda, hay mới đây là ở Syria và Miến Điện. Nhưng sự im lặng trong một thời gian quá dài khiến các thủ phạm không bị trừng phạt và cản trở công tác phòng ngừa nạn hiếp dâm trong các lực lượng vũ trang. Theo Le Monde, giải Nobel Hòa Bình năm nay sẽ góp phần phá vỡ sự im lặng đó.

Việc thông báo quyết định trao giải Nobel Hòa Bình năm nay trùng vào dịp tròn một năm phong trào chống bạo lực tình dục #Metoo ở phương Tây. So với mức độ tàn bạo mà phụ nữ ở các nước có chiến tranh phải hứng chịu, phong trào #Metoo có vẻ không đáng kể. Nhưng Le Monde kết luận, trong lĩnh vực đấu tranh chống bạo lực tình dục, không có gì là không đáng kể. Nền văn minh của chúng ta không thể hòa hợp với bạo lực tình dục, dù chỉ là với một cá nhân hay trên diện rộng.

Pháp : Đấu tranh chống bạo lực tình dục và các trở ngại

Nhân dịp một năm xảy ra vụ bê bối tình dục Weinstein, báo Le Monde chạy tựa trang nhất "#Metoo : Tư pháp và cảnh sát không có đủ phương tiện đối phó với bạo lực tình dục". Trong bài viết về cuộc đấu tranh chống bạo lực tình dục trên trang Nước Pháp, Le Monde cho biết số đơn kiện về các vụ hãm hiếp tại Pháp tăng mạnh.

Trung bình, mỗi năm ở Paris có 600 - 800 đơn kiện về các vụ hiếp dâm, nhưng trong vòng 8 tháng đầu năm 2018, con số này đã tăng 25%. Phong trào #MeToo được khởi xướng trên các mạng xã hội vào tháng 10/2017, sau khi nhiều ngôi sao Mỹ tố cáo nhà sản xuất phim Hollywood, Harvey Weinstein, hiếp dâm họ. Phong trào này đã có những hiệu ứng không thể phủ nhận ở Pháp. Hiệp hội nữ quyền chống hãm hiếp (CFCV) tồn tại từ 30 năm nay và trong những tháng sau vụ bê bối tình dục Harvey Weinstein, số cuộc gọi đến cho hiệp hội này đã tăng 30%.

Thế nhưng, Le Monde đặt câu hỏi tại sao trong 10 năm qua, số vụ xét xử về tội hiếp dâm lại giảm 40% và số vụ xét xử về bạo lực tình dục giảm 20% ? Các thẩm phán cũng rất ngạc nhiên về số liệu nói trên. Sự trái ngược, giữa hiện tượng số vụ đệ đơn kiện trong vòng một năm qua tăng (dấu hiệu cho thấy có sự biến chuyển sâu sắc trong xã hội) và việc số vụ xét xử trong 10 năm qua giảm, đặt ra nghi vấn về khả năng đấu tranh có hiệu quả của hệ thống tư pháp Pháp chống lại nạn bạo lực tình dục.

Các nhà điều tra, thẩm phán, nhà nghiên cứu đại học và cả các hiệp hội bảo vệ nạn nhân bị xâm hại tình dục đều khẳng định đó không phải là một vấn đề liên quan tới việc làm ra luật. Bộ luật hình sự của Pháp hiện khá hoàn chỉnh, đủ để xử lý mọi vụ việc hoặc hầu như mọi vụ việc.

Tuy nhiên, một cuộc điều tra và xét xử chỉ có thể được tiến hành, nếu cảnh sát nhận được đơn tố cáo. Vấn đề là theo Bộ Nội vụ Pháp, cứ 10 nạn nhân bị tấn công tình dục thì có đến 9 người không trình báo vì nhiều lý do : sợ gia đình tan nát, cuộc sống của họ bị thủ phạm kiểm soát… Ngoài ra, nhiều nạn nhân cảm thấy không được lắng nghe khi trình báo ở sở Cảnh sát.

Tuy nhiên, ông Philippe Conte, giám đốc Viện Tội phạm học và luật hình sự Paris cho rằng trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực cải cách trong đào tạo cảnh sát để họ có kỹ năng đón tiếp và lắng nghe tốt hơn khi các nạn nhân đến trình báo.

Le Monde cũng nêu lên nhiều lý do khiến các vụ xét xử gặp trở ngại, không đi đến cùng, chẳng hạn theo quy định tại nhiều nơi, băng ghi hình vidéo theo dõi chỉ được lưu trong vòng 15 ngày, sau đó sẽ bị xóa hoặc theo quy định, nếu nạn nhân không hồi đáp thư triệu tập của Tư pháp thì vụ xét xử sẽ phải ngưng lại …

Le Monde kết luận, trung bình hàng năm có 100.000 vụ cưỡng hiếp, nhưng chỉ có 14.000 đơn tố cáo và chỉ có 1.000 vụ được xét xử, và trước quy mô của hiện tượng này, một mình tư pháp không thể làm xuể.

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Nhng con s thng kê mà Cơ Quan Tin T Quc Tế (International Monetary Fund) mi đây va ph biến cho thy rng Trung Quc đã tr thành th trường xut cng ln nht ca Vit Nam vào 2017 thay thế v trí mà Hoa K đã chiếm gi trong 15 năm va qua. Điu này xác nhn s tin tưởng ca nhiu người rng Trung Quc không nhng nh hưởng mnh m ti ngoi thương ca Vit Nam mà còn c đến ni thương vì Vit Nam là mt nước nh so vi nước láng gingTrung Quc v dân s, din tích và kinh tế. Nhưng thc tế không phi hoàn toàn đúng như vy.

kinhte1

VND và USD - Hình minh ha.

Thương mi v hàng hóa

Vit Nam và Trung Quc bình thường hóa quan h vào cui năm 1991 sau cuc chiến biên gii 1979, Trung Quc đánh chiếm đo Gc Ma ca Vit Nam vào năm 1988 và Hi Ngh Thành Đô 1990. T đó buôn bán gia hai nước đã gia tăng nhanh chóng t 692 triu M Kim vào năm 1995 lên đến 66 t M kim vào 2015 là năm mà hin nay có đ s thng kê nht. Trong vài năm đu, tr giá hàng xut cng ca Vit Nam vượt tr giá hàng nhp cng t Trung Quc trung bình vào khong 41 triu M kim hàng năm. Tuy nhiên sáu năm sau cán cân thương mi hàng hóa ca Vit Nam đi vi Trung Quc đã tr nên thiếu ht, t 189 triu M kim vào 2001 lên ti 32,9 t M kim vào 2015, tăng 174 ln, không k s lượng hàng hóa trao đi bt hp pháp qua các vùng biên gii đc bit là nhng nơi gn các thành ph Mng Cái và Lng Sơn.

Vit Nam nhp cng t Trung Quc nguyên liu cho k ngh may mc (si và vi), dng c truyn thông và âm thanh, du ha và các sn phm chế to t du ha, máy móc và dng c công nghip, st và thép, qun áo và ph tùng, máy đin và dng c trong nhà, máy phát đin, xe c và nhng máy móc chế to riêng cho nhng ngành công nghip đc bit.

Hàng hóa ca Vit Nam xut cng sang Trung Quc gm than đá, than cc, than bánh, trái cây, rau, du ha và các sn phm chế to t du ha, nguyên liu dt và vi, dng c truyn thông và âm thanh, máy đin và dng c trong nhà, qung kim loi và kim loi phế thi, bn và g, máy móc văn phòng và điu hành s liu và giy dép.

mc đ vi mô, tình trng Vit Nam buôn bán vi Trung Quc xem ra còn tăm ti hơn. Vào khong 70-80% vt liu cho ngành dt vi, may qun áo, làm giy dép, b phn cho công ngh đin t và k sư nhp cng t Trung Quc. Nhng công nhip này s gp khó khăn ln lao trong trường hp hàng cung cp b gián đon bt ng. Ngoài ra, Vit Nam ch có th hưởng được thuế nhp cng ưu đãi khi ít nht 30% vt liu dùng đ chế to hàng xut cng ca Vit Nam phi được sn xut trong nước hoc ti các nước trong khi theo hip đnh thương mi.

Nhng con s trên cho thy Vit Nam ph thuc đáng k vào Trung Quc nhưng không cho thy toàn b tình trng thương mi gia hai nước. Nhìn t góc cnh toàn cu, người ta s thy mt bc tranh khác. Tht vy, theo Tng Cc Thng Kê Vit Nam tr giá tng s hàng hóa buôn bán ca Vit Nam vi thế gii là 327,8 t M kim vào 2015. Trong đó, s lượng hàng hóa buôn bán vi Trung Quc chiếm 20,1%, so vi 12,8 % đi vi Hip Hi Các nước Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations - ASEAN), 12,6% đi vi Hoa K, 12,6% đi vi Hip Hi Âu Châu (European Union), 11,1% đi vi Nam Hàn và 8,6% đi vi Nht. Ô. Lương Hoàng Thái, V Trưởng V Chính Sách Thương Mi Đa Biên thuc B Công Thương Vit Nam góp ý nhân có tin Trung Quc tr thành th trường xut khu ln nht ca Vit Nam k t 2017 chúng tôi mun gia tăng xut khu đến nhiu nước khác, ch không ch Trung Quc.

Vit Nam buôn bán hàng hóa nhiu nht vi Trung Quc vì hai lý do. Th nht, hàng Trung Quc r vì cht lượng thp, nhưng li hp vi túi tin ca người Vit. Th hai, hai nước sát cnh nhau. V thương mi hàng hóa Trung Quc là mt đi tác quan trng nhưng không ng tr Vit Nam. V lãnh vc đu tư trc tiếp nước ngoài cũng vy như người ta s thy sau đây.

Nhng ngun tài tr

Tính đến 31-12-2016, tng s vn đu tư nước ngoài đã được đăng ký và thuc nhng d án đang hot đng là 293,7 t M kim. Phn ca Trung Quc ch chiếm 3,6%, hơn con s ca Hoa K là 3,5%. Nam Hàn đu tư đáng k Vit Nam vi 50,5 t M kim (17,2%). Tiếp theo là Nht vi 42,4 t USD (14,4%), Singapore vi 38,3 t USD (13%), Đài Loan vi 31,9 t USD (10,9%) và Hng Kông 17 t USD (5,8%). Trung Quc có 1.562 d án đu tư trc tiếp, chiếm 6,9% ca tng s 22.594 d án đu tư nước ngoài Vit Nam. Như vy, Trung Quc ch gi vai trò rt khiêm nhường trong lãnh vc đu tư nước ngoài.

Theo s thng kê ca T Chc Hp Tác và Phát Trin Kinh Tế (Organization for Economic Cooperation and Development - OECD), Vit Nam đã nhn được tng s tin đã được gii ngân 5,5 t USD trong chương trình Tr Giúp Phát Trin Chính Thc (Official Development Assistance - ODA) trong khong thi gian 2000-2016. Đây là mt chương trình tài tr vi lãi sut thp và điu kin d dãi cho nhng nước nghèo. Quc gia đóng góp vn nhiu nht là Nht Bn. Tiếp theo là Nam Hàn, Pháp, Đc, Anh, Úc, Đan Mch, Thy Đin, Na Uy, Canada, và Hoa K.

Theo Trung Tâm AidData Phát Trin Chính Sách (AidData for Development Policy), mt cơ quan nghiên cu ti Đi Hc William & Mary, Vit Nam ch nhn được 4,3 t USD, tin tài tr t Trung Quc trong nhng năm 2000-2013 trong đó có 350 triu USD là tin ODA. S tin còn li là phn cho vay vi lãi xut và điu kin bình thường. Do đó, phn ca Trung Quc ch chiếm khong dưới 5% trong tng s n nước ngoài 91,2 t USD ca Vit Nam tính đến 31-12-2016. Trong khi đó, Trung Quc cho các nước Á Châu khác vay tin ODA nhiu hơn trong cùng mt thi gian : Campuchia 8,7 t USD, Nam Dương 9.3 t USD, Lào 12 t USD và Thái Lan 15 t USD. Miến Đin, mt nước bướng bnh, ch nhn được 2 t USD nhưng vn còn ln hơn phn dành cho Vit Nam.

Ô. Đinh Tiến Dũng, B Trưởng Tài Chánh ca Vit Nam, tường trình vi Quc Hi cách đây ít lâu rng Vit Nam vay tin ca Trung Quc đ thc hin các d án là không nhiu. Trong đó, đu tư vào th trường chng khoán ca Trung Quc ch chiếm 0,33% quy mô giá tr ca th trường chng khoán Vit Nam. Trung Quc có hai nhà đu tư ln đang đu tư vào hai tp đoàn và công ty, nhưng không có gì đáng lo ngi, vì đây đu là nhng nhà đu tư dài hn”.

Đu tư công cng

Điu mà Vit Nam phi lo ngi là nhng công ty ca Trung Quc đã d dàng thng nhng d án đu tư công cng ca Vit Nam qua th tc đu thu. Nhng công ty Trung Quc đã trúng thu và đã thc hin 90% hp đng v xây ct, k thut và chương trình thu mua ca nhà nước liên quan đến nhng nhà máy nhit đin, dùng nhân công và vt liu ca Trung Quc. Tương t như vy, 23 trong s 24 nhà máy xi măng ca Vit Nam do các nhà thu Trung Quc xây. Tình trng này làm cho người Vit tc gin.

Ô. Lê Hng Hip, mt nhà nghiên cu ti Vin Nghiên Cu Đông Nam Á (Institute for Southeast Asian Studies) nói rng Có hai lý do chính khiến cho nhng nhà thu k thut Trung Quc thng li ln ti Vit Nam. Th nht là khi cho vay vn ưu đãi các nhà thu Trung Quc đt mt s điu kin. Th hai là các nhà thu Trung Quc áp dng nhng chiến thut kinh doanh uyn chuyn. Tuy nhiên cn phi k đến lý do th ba là giá đu thu ca nhng công ty Trung Quc khá thp so vi nhng giá thu ca nhng công ty khác. Nhng điu kin đ được vay vn ưu đãi thường là Vit Nam phi dùng nhà thu Trung Quc, k thut, đ trang b, và dch v ca Trung Quc.

Ông Đng Ngc Tùng, mt đi biu Quc Hi, đã cht vn B Tài Chánh Vit Nam rng vì sao nhà thu Trung Quc thường xuyên không hoàn thành hp đng đúng hn, cht lượng các công trình không bo đm, giá thành các công trình thường tăng cao hơn d kiến, không s dng nhân công Vit Nam, song có ti 90% d án phát trin ngun đin và 80% d án phát trin h tng giao thông vn được giao cho các nhà thu Trung Quc ?”.

Nhiu thc mc tương tư như trên đã tng được báo chí, các cuc hi tho và các hi ngh thường xuyên mang ra bàn cãi, nhưng chưa được nhà nước Vit Nam tr li. Có mt vài lý do gây ra tình trng đu thu ba bãi này theo nhng ý kiến thâu thp t các bài báo ph biến trên Internet. Th nht là các cơ quan qun lý, đc bit là các cơ quan cp phép cho các d án đã không hoàn tt trách nhim kim tra vic thc hin các d án. Th hai, các nhà thu Trung Quc hi l nhng cơ quan qun lý d án đ được bao che. Do đó chính người Vit Nam làm hi chính đt nước ca h.

Nhng gii pháp kh thi

Vit Nam tham d vào nhng hip đnh thương mi quc tế giúp đa phương hóa th trường và giúp bt ph thuc vào Trung Quc. Vit Nam đã ký kết Hip Đnh Thương Mi Song Phương vi Hoa K (Bilateral Trade Agreement BTA) vào 2001. Ngoài ra, Vit Nam còn gia nhp hip đnh thương mi song phương vi mt s quc gia khác : Nht (2008), Chile (2012) và Nam Hàn (2015). V phương din đa phương, Vit Nam đã gia nhp ASEAN Free Trade Area (AFTA) vào 1992, T Chc Thương Mi Quc Tế (World Trade Organization WTO) vào 2007, Cng Đng Kinh Tế ASEAN (ASEAN Economic Community AEC) vào 2015 và Hip Đnh Thương Mi T Do Âu Á (Eurasian Economic Union Free Trade Agreement – EAEU FTA) vào 2017. Vit Nam hi vng hip ước Thương Mai T Do đa phương gia Liên Hip Âu Châu - Vit Nam (European Union Vietnam Free Trade Agreement EUV-FTA) s sm được phê chun. Vit Nam cũng đang ch đi đ hưởng nhng li ích ca hip ước Hp Tác Xuyên Thái Bình Dương Toàn Din và Lũy Tiến (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - CPTPP).

Trong mt nn kinh tế thế gii m, tt c nhng quc gia đu ph thuc ln vào nhau. Vit Nam không nên và s không bao gi tr nên hoàn toàn đc lp vi Trung Quc và ngược li bi vì hai nước sát cnh nhau và Trung Quc có mt nn kinh tế ln thư hai trên thế gii. Tuy nhiên, Vit Nam có th thâu hp cán cân thương mi thiếu ht vi Trung Quc bng cách ci t môi trường kinh doanh đ thu hút đu tư nước ngoài có cht lượng đ phát trin công nghip cao. Rt tiếc rng gn đây Lut An Ninh Mng được Quc Hi thông qua và nhng cuc biu tình ln ti nhiu thành ph t Bc vào Nam chng li lut này và d lut Đc Khu Kinh Tế đã làm cho môi trường kinh doanh giao đng, không phc vu cho mc tiêu này.

Áp lc ca n công và ngân sách thiếu ht gia tăng trong nhng năm va qua, ngoi tr 2017 có triu chng thuyên gim, chính ph Vit Nam đã đc bit c gng thi hành mt s bin pháp đ ci t nhng công ty quc doanh thua l hay yếu kém. Nếu vic này thành công s giúp Vit Nam ci thin kh năng cnh tranh vi hàng Trung Quc. Người ta còn nh rng chương trình ci thin nhng công ty quc doanh đã được bt đu bàn ti khong 20 năm trước đây, nhưng chưa bao gi được xúc tiến mt cách nghiêm chnh vì li ích ca các phe nhóm trong chánh quyn. Ci t có nghĩa là mt s viên chc s mt vic làm và quyn li.

Ti lúc này chánh quyn không còn la chn nào khác. Tư nhân hóa hoc gii th nhng công ty quc doanh thua l, thu nh b máy ca Đng cộng sản Việt Nam và b máy cai tr cng knh ca chính ph là nhng điu bt buc. Bán đt cho ngoi bang, mt gii pháp cu vãn cp thi cho ngân sách và n công, không phi là mt gii pháp có th la chn bi vì nó s đ thêm du vào la, to thêm ri lon, và s đt cháy nhng người cng sn Hà Ni như t báo The Economist nhn đnh.

Nguyn Quc Khi

Nguồn : VOA, 23/7/2018

Tham kho

1. BBC, “Tin Chính Ph Trung Quc Ti Vit Nam Bao Nhiêu ? October 12, 2017.

2. BBC, “Vén Màn Bí Mt Tin Vin Tr Trung Quc, October 11, 2017.

3. IMF, “Vietnam – Selected Issues,” July 2018.

4. IMF, “Vietnam – 2018 Article IV Consultation – Country Report No. 18/215,” July 2018.

5. Nguyen Dieu Tu Uyen, “China Overtakes U.S. as Top Export Market in one More Nation,” Bloomberg News, April 18, 2018.

6. Nguyn Quc Khi, Kinh tế Vit Nam : Làm sao đ Gim l thuc vào Trung Quc ? 4/7/2014.

7. The Economist, “Vietnam and China : Through a border darkly,” August 16, 2014.

8. Voice of Vietnam, “Trung Quc Tr Thanh Th Trường Xut Khu Ln Nht Ca Vit Nam, 19/4/2018.

9. Voice of Vietnam, “Economist Warns of Vietnam’s Over Dependence on China, “May 3, 2015.

Published in Diễn đàn