Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Theo báo cáo thường niên mà tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) của Pháp công bố hôm 14/12/2022, tính đến ngày 01/12/2022, trên thế giới có tổng cộng 533 nhà báo bị giam giữ trong tù. Con số các nhà báo bị bỏ tù như vậy đã tăng 13,4% trong vòng 1 năm. Số nhà báo bị giết hại là 57, tăng 18% so với năm trước. Đây là những kỷ lục mới đáng buồn đối với tự do báo chí.

nhabao1

Người biểu tình cầm tấm biển có dòng chữ "báo chí không phải là tội ác" trong một cuộc biểu tình ủng hộ tự do báo chí ở Berlin, Đức. © Britta Pedersen/DPA/AFP via Getty Images

Phát ngôn viên RSF, Pauline Ades-Mevel, nhận định "chưa bao giờ RSF thấy số nhà báo bị cầm tù cao đến như vậy". Điều này khẳng định rằng các chế độ chuyên chế vẫn tiếp tục bỏ tù, thậm chí không qua xét xử, các nhà báo "làm phiền" chế độ. Chỉ hơn 1/3 số nhà báo bị xét xử trước khi bị bỏ tù và ngày càng có nhiều nhà báo nữ bị cầm tù. Đối với RSF, tình hình rất đáng lo ngại.

Với 39 nhà báo bị giam giữ, Việt Nam cùng với Trung Quốc (110), Miến Điện (62), Iran (47) và Bélarus (31) là những nước bị tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới xếp vào danh sách các "nhà tù lớn nhất thế giới". Hơn một nửa số nhà báo hiện bị giam giữ trong tù là ở các nước nói trên. Báo cáo của RSF cũng cho biết số nhà báo bị cầm tù tại Việt Nam đã tăng gần gấp đôi sau 5 năm.

Theo RSF, Iran đã "trở thành một trong những chốn ngục tù tệ nhất đối với các nhà báo" do Iran trấn áp người biểu tình và các nhà báo đưa tin về phong trào đấu tranh chống chế độ Hồi Giáo Teheran trong những tháng qua. Về Trung Quốc, dù vẫn dẫn đầu danh sách các nước bỏ tù nhà báo, nhưng số nhà báo bị giam giữ đã giảm nhẹ.

Về số nhà báo bị giết hại, con số năm vừa qua đã tăng thêm 18%, lên thành 57 người. Số nhà báo, phóng viên hiện vẫn bị bắt làm con tin là 65, đơn cử trường hợp nhà báo Pháp Olivier Dubois, bị một nhóm khủng bố Hồi Giáo trực thuộc Al-Qaeda giữ làm con tin từ 20 tháng nay. Ngoài ra, RSF cũng ghi nhận 49 nhà báo bị mất tích.

Thùy Dương 

Additional Info

  • Author Thùy Dương
Published in Quốc tế

Là một nhà báo, điều quý nhất, đáng trân trọng nhất là sự thật, trung thực và khách quan, từ 04 năm qua, và có lẽ là thêm nhiều năm nữa, tôi muốn vén màn bí mật : ai và tổ chức nào đã gây áp lực lên Hội nhà báo Việt Nam để hội này khai trừ tôi ?

nhabao1

Tác giả bài viết (trái) trong buổi thắp nến tưởng niệm 32 nhà báo người Philippines bị sát hại tại Mindanao, miền Nam Philippines vào ngày 23/11/2009.

Báo chí đúng nghĩa là phải tuân thủ phương châm "Tất cả chỉ là tin tức - không thiên vị hoặc là sợ hãi". Ở Việt Nam, từ lâu báo chí đã trở thành phương tiện tuyền truyền của đảng cầm quyền và chính quyền, trở thành cái loa phát ngôn của đảng và chính quyền. Khi báo chí đưa tin không trung thực, không được viết về những góc khuất của cuộc sống, báo chí đã vô tình tiếp tay cho chính quyền gieo rắc sự ngu muội vào dân chúng. Thông Tin Để Tiến Bộ là mục tiêu hướng đến của báo chí, còn nếu thông tin bị bóp méo, không thông tin về những góc khuất cần được thông tin, báo chí đã dẫn dắt công chúng đi vào con đường tăm tối và nô lệ.

Là một nhà báo chuyên nghiệp, nhưng đã từ lâu lắm rồi tôi không còn thuộc về báo chí cách mạng Việt Nam dù tôi vẫn là hội viên của Hội nhà báo Việt Nam. Vào một năm nào đó đã quá xa xôi, tôi tự nhận ra mình đã thoát ra phỉnh phờ và dối trá để đến với thế giới báo chí đúng nghĩa. Tôi không viết, và tôi từ chối viết những điều mà hệ thống tuyên giáo và cảnh sát tư tưởng muốn tôi viết. 

Vào ngày 04/07/2014, tôi đã trở thành hội viên của Hội nhà báo độc lập Việt Nam - một chức xã hội dân sự thể hiện khát vọng tự do báo chí, khát vọng một nền báo chí độc lập với đảng phải và chính quyền... Ngay lập tức, Hội nhà báo Việt Nam - nơi mà tôi đang còn là hội viên, đã gây áp lực mạnh mẽ để tôi rút lui khỏi Hội nhà báo độc lập Việt Nam. Bất cứ người nào của Hội nhà báo Việt Nam đến gặp tôi, hoặc gọi điện thoại cho tôi để khuyên tôi rút tôi đều kiên quyết : "Lẽ ra tôi phải đi trên con đường này - con đường báo chí độc lập từ lâu lắm rồi".

Không thuyết phục được tôi rời bỏ Hội nhà báo độc lập Việt Nam, chi hội nhà báo Bà Rịa-Vũng Tàu nơi tôi sinh hoạt vào tháng 7/2014 đã tiến hành khai trừ tôi khỏi hội này mà không có bất cứ thông báo nào cho tôi.

Tôi không buồn khi bị Hội nhà báo Việt Nam khai trừ, thậm chí tôi còn có cảm xúc vui mừng vì cho rằng, mình đã thực sự- đã chính thức không cùng đồng hành cùng những nhà báo chỉ biết tuân theo.

Tôi muốn biết sự thật rằng, ai ở trong Hội nhà báo Việt Nam, và còn ai khác nữa đã chỉ đạo khai trừ tôi ra khỏi Hội nhà báo Việt Nam- một hội đoàn lẽ ra là một tổ chức xã hội dân sự chứ không phải là hội đoàn nghề nghiệp- chính trị. Tôi hỏi nhà báo Phạm Quốc Toàn- nguyên tổng biên tập báo Bà Rịa-Vũng Tàu, nguyên phó chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam mấy lần, ông chỉ cười mà không trả lời. Tôi hỏi nhà báo Lê Đình Quế, nguyên tổng biên tập báo Bà Rịa-Vũng Tàu kiêm phó chủ tịch Hội nhà báo Bà Rịa-Vũng Tàu mấy lần, ông cũng chẳng trả lời.

Vào tháng 5/2018 vừa qua, tại Bệnh viện Lê Lợi ở Vũng Tàu, tôi tình cờ gặp nhà báo Nguyễn Thị Minh Hà, nguyên Phó tổng biên tập báo Bà Rịa-Vũng Tàu, nguyên chủ tịch Hội nhà báo Bà Rịa-Vũng Tàu, và cũng là đồng nghiệp thân thiết của tôi trong nhiều năm trời. Chị có vẻ e ngại khi vô tình gặp lại tôi. Nhưng trước thái độ lịch sự, cởi mở và thân thiện của tôi, sự e ngại của chị đã nhanh chóng biến mất. Tôi lại tìm đến bí mật mà tôi chưa được biết. Tôi nhỏ nhẹ hỏi nhà báo Nguyễn Thị Minh Hà : "Chị có thể cho em biết, những ai và tổ chức nào đã gây áp lực để Hội nhà báo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khai trừ em ra khỏi hội ?".

Nhà báo Nguyễn Thị Minh Hà bối rối trước câu hỏi của tôi. Khuôn mặt chị, ánh mặt chị thoáng vẻ buồn. Sau đó, chị trả lời tôi, giọng nhỏ nhẹ : "Áp lực lớn lắm, em ạ. Từ trên xuống cũng có. Từ dưới lên cũng có. Chị xin lỗi em nhé !". Tôi không muốn hỏi chị thêm nữa, vì biết mình sẽ không nhận được câu trả lời mong muốn, dù hiểu rằng, câu trả lời của nhà báo Nguyễn Thị Minh Hà là câu trả lời của một con người trung thực. Tôi nhỏ nhẹ nói với chị : "Chị ạ, chị không có lỗi gì khi khai trừ em cả. Tất cả chúng ta đều là nạn nhân !".

Là một nhà báo, điều quý nhất, đáng trân trọng nhất là sự thật, trung thực và khách quan, từ 04 năm qua, và có lẽ là thêm nhiều năm nữa, tôi muốn vén màn bí mật : ai và tổ chức nào đã gây áp lực lên Hội nhà báo Việt Nam để hội này khai trừ tôi ?

Bao giờ tôi được biết sự thật ? Có lẽ sẽ không lâu lắm đâu khi mà những mầm mống của hoa tự do đang đâm chồi nảy lộc, những rác rưởi và bọt bèo của những điều xưa cũ đang nhanh chóng lụi tàn đi, vữa vụn đi….

Chu Vĩnh Hải

Nguồn : VNTB, 25/06/2018

Published in Diễn đàn
mercredi, 28 décembre 2016 10:38

Khi nhà báo phải làm đúng ý đảng

 

nhabao1

Các phóng viên tham dự một cuộc họp báo về các hoạt động tìm kiếm người mất tích chuyến bay Malaysia Airlines 370 ở đảo Phú Quốc vào ngày 12 Tháng 3 năm 2014. AFP photo

Hội Nhà Báo Việt Nam hôm 16 tháng 12 công bố 10 qui định đạo đức nghề nghiệp mà người làm báo phải cam kết và có trách nhiệm thực hiện, sẽ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2017.

Qui định mâu thuẫn với đạo đức nhà báo

Buổi họp báo chiều ngày 16 tháng 12 do Hội Nhà Báo Việt Nam tổ chức để thông báo chương trình hành động của hội đối với Nghị Quyết Trung Ương IV khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.

Đây cũng là dịp để Hội Nhà Báo Việt Nam công bố 10 điều qui định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, trong đó điều thứ nhất là trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân, góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Điều thứ mười của bản qui định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo là phải cam kết thực hiện những qui định đã nêu ra vì đó là bổn phận, nguyên tắc hành nghề, lương tâm và trách nhiệm của báo chí trong nước.

Đây là những qui định về đạo đức nghề nghiệp mà xem ra lại mâu thuẫn với đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, là nhận xét của ông Trần Ngọc Quang, nay là một nhà báo độc lập, từng làm cho báo của Bộ Y Tế và báo đảng thuộc tình đảng bộ Phú Yên :

Cái này là qui định của một hội nhà báo đang ăn lương của đảng cộng sản. Làm báo theo cái lối o bế như vậy nó mâu thuẫn với đạo đức nghề nghiệp, làm báo là những cái cần ăng ten của xã hội, phải dự báo được cho toàn xã hội những cái nhạy cảm nhất. Đó là sự phát hiện của tất cả những cái gì mà nó trái với đạo lý, trái với chân lý. Còn nếu cứ làm theo một cách chỉ đạo, làm báo theo cái lối đó thì tất cả đều qua kiểm duyệt hết. Hội Nhà Báo Việt Nam nằm trong một số những tổ chức mà đảng lập ra, làm báo mà lại là đảng viên cộng sản thì đấy là việc họ qui định với họ. Người ta không thích nghe nói thẳng nói thật vì nó trật lỗ tai, nói thẳng với đảng góp ý với đảng thì đảng không nghe, đấy là bi kịch của một đất nước.

Đối với ông Bùi Văn Bồng, nguyên trưởng đại diện báo Quân Đội Nhân Dân vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, những điều bó buộc như làm báo vì lợi ích của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân, phải thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích, nội qui, qui chế của cơ quan báo chí nơi công tác, không xuyên tạc, không gây chia rẽ kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc vân vân... mà Hội Nhà Báo Việt Nam công bố, cũng quá nặng tính tuyên truyền hơn là những qui định hay nguyên tắc nghề nghiệp :

Không có gì mới, bởi vì trong các trường dạy làm bào của đảng người làm báo phải tuân thủ đường lối chính sách của đảng rồi mới đi vào tu nghiệp tức là đi vào chuyên môn. Thế còn bây giờ họ gắn với cái "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" thì lại còn đi ngược với chủ nghĩa Mác. Trong khi triết học Mác nói tự thân vận động là nỗ lực chủ quan của mỗi con người, là cần thiết trong cuộc sống con người và rõ ràng là tư tưởng thì không thể cố định được mà phải có diễn biến, con người sống là phải có chuyển hóa, chuyển đổi, đổi mới.

Không cho cá nhân tự thân để mà đưa ra một cách sống hay một lối sống hay cách diễn đạt tư tưởng gì cả mà cứ phải áp đặt từ trên xuống dưới, đưa vào một khuôn phép chung chung theo tôi rất vô nghĩa. Một nhà báo luôn luôn phải tôn trọng sự thật, phản ánh đúng sự thật khách quan, đúng thực tế cuộc sống. Cái thứ hai nhà báo phải có quan điểm tư tưởng để tự chủ nêu ra những vấn đề mà không chịu sự áp đặt náo khác. Đó là quyền tự do báo chí, tự do tư tưởng, tự do hành nghề của nhà báo. Định hướng, áp đặt là vi phạm nguyên tắc của báo chí mà chính đảng cũng đã vạch ra tức là phát huy tự do tư tưởng.

Không thể kiểm soát báo mạng

 

Nhà báo Bùi Văn Bồng còn chỉ trích rằng những qui định đạo đức nghề nghiệp mà Hội Nhà Báo Việt Nam nêu ra qua Luật Báo Chí 2016 đang khoanh hẹp dần tự do của người làm báo, đưa người làm báo vào một cái rọ quản lý tư tưởng không hơn không kém.

VIETNAM-INTERNET-RIGHTS

Người dân sử dụng điện thoại cầm tay, iPad lướt web trong một quán cà phê ở Hà Nội ngày 23 tháng bảy năm 2014. AFP photo

Không ngạc nhiên mà chỉ thấy buồn cười là suy nghĩ của nhà báo Võ Văn Tạo, từng cộng tác với nhiều tờ báo lớn trong nước như Tuổi Trẻ, Thương Mại, Nông Thôn Ngày Nay, VietnamNet, Lao Động, Kinh Tế Sài Gòn, hiện nay là thành viên của Văn Đoàn Độc Lập, một tổ chức xã hội dân sự trong nước :

Ở các nước khác tiêu chuẩn đầu tiên và cốt lõi của nghề báo là trung thực, khách quan, công bằng. Việt Nam thì khác, buộc phải trung thành với đảng với chủ nghĩa xã hội, những cái thứ mà lâu nay nó đã cũ rích rồi. không hợp với xu thế phát triển của nhân loại văn minh. Điểm lại thì hệ thống cộng sản bao giờ cũng coi trọng công tác tuyên truyền, báo chí theo quan niệm của đảng chỉ là công cụ tuyên truyền của đảng thôi chứ không phải là báo chí theo chuẩn mực chung của thế giới được. Thế thì tại sao phải ra những qui định trong lúc này ?

Những năm gần đây, mặc dù bị kềm kẹp như thế, nhưng đội ngũ anh em làm báo cũng cố gắng vùng vẫy trong mức độ nào đó, khi có điều kiện thì người ta cũng cố gắng làm cái gì mà lương tâm người ta nghĩ là tốt. Những bài báo đó có thể không đúng ý đảng nhưng nếu xét về mặt chuyên nghiệp về mặt ích nước lợi dân thì có.

Trước tình hình đó thì họ rất hoảng hốt và tôi nghĩ việc ban hành 10 qui định về đạo đức của người làm báo Việt Nam nhằm mục đích một lần nữa xiết chặt công tác tuyên truyền nhằm bảo vệ vị trí độc tôn của đảng cộng sản đang cai trị đất nước lâu dài.

Báo chí trong nước đưa tin 10 qui định về đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam đã được thống nhất và đồng loạt thông qua trong hội nghị lần thứ năm Ban Chấp Hành Hội Nhà Báo Việt Nam ngày 15 tháng Mười Hai, tiếp đó được Hội Nhà Báo Công Bố trong buổi họp ngày 16 với quyết định phải học tập, quán triệt và thực hiện. Theo nhà báo độc lập Trần Ngọc Quang, ban hành là một chuyện, thành công hay không lại là một chuyện khác vì công nghệ thông tin đã thay đổi nhiều :

Qui chế này cũng chỉ là điều vớt vát, bây giờ công nghệ thông tin đã thay đổi rồi, hệ thống báo viết báo giấy còn tồn tại mấy trăm tờ như vậy là gánh nặng cho ngân sách thôi. Bây giờ người ta đọc báo mạng, có trình độ hay không có trình độ, cầm điện thoại là có thể đọc báo rồi. Kiểm soát báo mạng là khó, cả một hệ thống kỹ thuật để kiểm soát báo mạng là không kiểm soát được.

Được biết Ban Kiểm Tra Hội Nhà Báo Việt Nam là đơn vị có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc triển khai và thực hiện 10 qui định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, sẽ có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2017 tới đây.

 

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Published in Việt Nam