Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Pháp "cần đoàn kết" trước khủng hoảng xã hội và khủng bố

Vụ khủng bố tại Strasbourg, cuộc khủng hoảng xã hội mà nước Pháp đang trải qua là hai chủ đề chính trên các nhật báo số ra ngày 13/12/2018. Nước Pháp, một lần nữa, trở thành mục tiêu tấn công của khủng bố Hồi giáo cực đoan, khi cuộc khủng hoảng xã hội Áo Vàng còn chưa chấm dứt.

khungbo1

Khu chợ Noël ở Strasbourg đóng cửa ngày 12/12/2018 sau vụ khủng bố tối 11/12. Reuters/Vincent Kessler

Nhiều tin đồn cho rằng đó là một âm mưu chính trị để dập tắt hẳn phong trào Áo Vàng, còn chưa hài lòng về những biện pháp nhượng bộ của chính phủ.

Với xã luận của nhật báo công giáo La Croix, đây là thời điểm toàn nước Pháp "phải đoàn kết", không phải là lúc cất lên những tiếng nói chỉ trích, cáo buộc chính sách an ninh của chính phủ, cảnh sát, tư pháp... mà theo họ là "không hiệu quả". Một sự kiện đau thương như vậy cần được phân tích kỹ lưỡng để rút ra bài học cần thiết, chứ không phải là công cụ để gây chia rẽ.

Từ bốn năm nay, người dân Pháp phải đối mặt với những cuộc tấn công ngay trên lãnh thổ, nhưng họ biết giữ bình tĩnh, dũng cảm đối mặt, không để những kẻ khủng bố hăm dọa. Họ đoàn kết để tiếp tục sống. "Cùng nhau", "đoàn kết" là những từ đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh khủng hoảng mà Pháp đang trải qua.

Xã luận của nhật báo thiên tả Libération cũng nhấn mạnh đến "đoàn kết dân tộc" trong bối cảnh hiện tại, vậy mà một bộ phận đối lập lại tranh thủ cơ hội để tấn công chính phủ, mà theo Libération, những lời chỉ trích này là "vô lý". Thực vậy, tình trạng khẩn cấp đã được ghi trong luật thông thường ; việc giam cứu những người bị liệt vào danh sách "S" - điều này hiện bị luật pháp, thậm chí là Hiến Pháp cấm - cần sự thay đổi thể chế quan trọng. Ngoài ra, phải nhấn mạnh rằng làm sao có thể giam giữ vô thời hạn khoảng 10.000 người, mà không có lý do tư pháp, mà chỉ xuất phát từ một hồ sơ mang tính "công cụ theo dõi", chứ không phải là một danh sách tội phạm. Đề xuất giam giữ những người trong danh sách "S" nhiều lần đã bị phản bác vì vi hiến.

Về phần người dân, thêm một lần nữa phẫn nộ, tiếp tục kháng cự ngay từ đầu vụ thảm sát. Nền Cộng Hòa chống cự và hành động. Thay lời kết luận, bài xã luận đặt câu hỏi : Vậy phải cổ vũ, củng cố cho việc này ? Hay gây chia rẽ ?

Strasbourg : Đêm kinh hoàng và câu hỏi về biện pháp an ninh

Trang nhất của Le Figaro là hình ảnh xe cứu thương và quân nhân Pháp trước một lối vào khu chợ Noel với hàng tựa : "Strasbourg : cú sốc và cuộc truy đuổi". Ít nhất 750 cảnh sát và hiến binh được huy động để truy tìm một thủ phạm, "Chérif Chekatt : một kẻ lưu manh đi theo Hồi giáo cực đoan, bị theo dõi trước khi ra tay hành động".

Nhật báo Libération "Thuật lại vụ tấn công : Đêm kinh hoàng tại Strasbourg" với năm trang phóng sự về "Lộ trình của kẻ tấn công ngay trung tâm thành phố", bắt đầu từ lúc 19h50 tối thứ Ba 11/12 và cuộc truy tìm "Chérif Chekatt, nghi phạm nằm trong danh sách "S" đầy tiền án tiền sự", ngay từ thời thiếu niên và nhiều lần bị án tù ở Pháp và ở Đức. "Sau vụ tấn công ở Strasbourg, chính phủ đối đầu với một mặt trận mới" là nhận định của nhật báo kinh tế Les Echos.

Libération cũng đặt câu hỏi về "An ninh ở trung tâm thành phố Strasbourg". Làm thế nào giải thích việc một người đàn ông dễ dàng mang vũ khí vào khu chợ Giáng Sinh trong khi biện pháp khám xét người và tư trang được áp dụng ở các lối vào.

Theo con số chính thức, để bảo vệ cho hội chợ Noel thu hút 2 triệu khách tham quan, hàng ngày có khoảng 260 nhân viên cảnh sát quốc gia, 50 cảnh sát của thành phố và vài chục quân nhân trong chiến dịch Sentinelle tuần tra. Dường như người dân Strasbourg cho rằng nguy cơ khủng bố đã giảm bớt, thêm vào đó là tâm lý đi đâu trong trung tâm thành phố cũng bị khám xét, nên lực lượng an ninh, được áp dụng từ năm 2015 để bảo vệ khu chợ, có vẻ đã được giảm nhẹ hơn so với những mùa Giáng Sinh trước. Một số nhiệm vụ thường do lực lượng cảnh sát đảm nhiệm đã được giao cho các công ty cung cấp dịch vụ an ninh tư nhân.

Trong bài viết "Khủng bố, chất vấn về sự cảnh giác", La Croix cũng đồng tình rằng "trong khi cường độ đe dọa có vẻ giảm đi, thì từ vài tháng nay, nhiều nhà quan sát cảnh báo về sự lơ là cảnh giác". Điều này được một nghị sĩ Châu Âu nêu lên trước Nghị Viện Châu Âu chỉ vài giờ trước khi xảy ra vụ nổ súng. Ông nói : "Xu hướng hiện nay là giảm nhẹ mối đe dọa vì một số tổ chức khủng bố chịu thất bại, nhưng đây có lẽ là một sai lầm nghiêm trọng".

Đúng là "cường độ nguy cơ khủng bố đã giảm bớt, căn cứ vào số âm mưu khủng bố bị phá vỡ : 17 vụ vào năm 2016, 20 vào năm 2017, 6 vào năm 2018", theo ông Sébastien Pietrasanta, một cố vấn về khủng bố. Tuy nhiên, vụ khủng bố ở Strasbourg nhắc lại rằng nguy cơ khủng bố vẫn tồn tại, dù đã thay đổi bản chất, từ giờ chủ yếu xuất phát từ bên trong nước Pháp, từ những tên tội phạm như Chérif Chekkat, dù khả năng một đội khủng bố từ nước ngoài thâm nhập vào Pháp vẫn còn đó.

An ninh : Tổng thống Macron lại hứng chỉ trích

Trang nhất của Le Monde dành nói về "Vụ tấn công ở Strasbourg : Nước Pháp lại bị chấn động". Phong trào Áo Vàng chưa chấm dứt, tổng thống "Macron lại bị cả cánh tả và cực tả chỉ trích" về chính sách an ninh của chính phủ, theo nhận định của Le Monde.

Vụ xả súng ở Strasbourg là vụ tấn công khủng bố thứ năm xảy ra trong nhiệm kỳ tổng thống của Macron và có thể là một trong những vụ đẫm máu nhất cùng với các vụ tấn công ở Carcassonne và Trèbes.

Thực vậy, cánh hữu, đại diện là chủ tịch đảng Những Người Cộng Hòa (Les Républicains), Laurent Wauquiez, và cực hữu, đại diện là bà Marine Le Pen, chủ tịch đảng Tập Hợp Quốc Gia (Rassemblement national) lại "làm dấy lên cuộc tranh luận về những người bị liệt vào danh sách "S" theo dõi đặc biệt". Cả hai yêu cầu nghiêm khắc hơn với những cá nhân trở nên cực đoan. Theo thống kê của Le Figaro, có 18 thành phần bị liệt vào danh sách theo dõi đặc biệt đã ra tay hành động từ năm 2012 đến năm 2018.

Biện pháp xoa dịu Áo Vàng : Từ thông báo đến thực hành

Theo dự kiến trước khi xảy ra vụ thảm sát ở Strasbourg, chính phủ dành cả sáng thứ Tư 12/12 cho việc bàn cách triển khai các biện pháp được tổng thống Pháp công bố để xoa dịu phong trào Áo Vàng. Theo xã luận của Le Monde, "trong bối cảnh này, khả năng của chính phủ trong việc theo đuổi các biện pháp cải cách, kể cả hồ sơ nhạy cảm là cải cách hưu trí, trở thành trọng tâm của các cuộc thảo luận".

Công việc khẩn cấp trước mắt của chính phủ là giải thích nội dung các biện pháp trên. Theo Le Monde, vì các biện pháp được đưa ra khá khẩn cấp, chưa được đánh giá trước và cách thực hiện chưa hẳn được xác định, nên chính phủ sẽ còn rất nhiều việc phải làm, đặc biệt về mặt tài chính.

Tiếp theo, các biện pháp được tổng thống thông báo sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của Nghị Viện. Le Monde đề cập đến "Những điểm còn mù mờ và lịch trình ngân sách bị đảo lộn trước các biện pháp tăng sức mua". Theo đó, chính phủ sẽ còn phải nêu chính xác các biện pháp tài chính để thực hiện những lời hứa của tổng thống, tiếp theo là chạy đua với thời gian để những điểm sửa đổi được đưa vào dự luật tài chính cho năm 2019 và thông qua dự luật này vào trước Giáng Sinh để các biện pháp có thể được áp dụng từ ngày 01/01/2019.

"Điện Elysée muốn các doanh nghiệp tham gia đóng góp cho phong trào Áo Vàng" là hàng tựa trên Le FigaroLes Echos. Tổng thống Macron đã tiếp nhiều chủ doanh nghiệp lớn, đại diện của giới chủ và yêu cầu họ thưởng tiền cho nhân viên dịp lễ cuối năm. Bộ trưởng kinh tế Pháp Bruno Le Maire không loại trừ khả năng "đề nghị" doanh nghiệp "nỗ lực lớn" để cùng chi trả cho kế hoạch Áo Vàng.

Brexit : Thủ tướng Theresa May thoát hiểm

Brexit là chủ đề thời sự lớn thứ hai được các nhật báo Pháp quan tâm. "Theresa May cứu được vị trí thủ tướng" là thông tin trên trang nhất của nhật báo kinh tế Les Echos. Tương tự, Le Figaro cho biết : "Theresa may thoát khỏi cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm của phe phản đối Liên Hiệp Châu Âu trong nội bộ đảng Bảo Thủ".

Chỉ một phần ba (117 người) nghị sĩ bảo thủ bỏ phiếu bất tín nhiệm, hai phần ba còn lại tiếp tục ủng hộ thủ tướng Anh trong cuộc bỏ phiếu nội bộ tối 12/12. Như vậy, bà May còn có một năm tạm thời lặng gió để tiếp tục điều hành chính phủ và thực hiện Brexit.

Trước cuộc bỏ phiếu, "bà May rơi vào tình cảnh tuyệt vọng, các đối thủ của bà thì rình rập phản công", theo nhận định của Le Monde. Bà phải hoãn đưa hồ sơ Brexit ra thảo luận ở Quốc hội, đi một vòng qua Bỉ, Đức, Hà Lan để tìm thêm chút nhượng bộ từ phía Liên Hiệp Châu Âu trong hồ sơ Brexit. Lãnh Công Đảng đối lập Jeremy Corbyn cho là "thủ tướng bỏ trốn" và chuyến đi của bà chỉ "mất thời gian và tốn tiền".

Nhật báo công giáo La Croix đánh giá cao "sự bền bỉ, khảng khái trong cơn bão Brexit của bà Theresa May" trong bài viết phác lại sự nghiệp từ khi bà lên làm thủ tướng Anh.

Hưu chiến thương mại Mỹ-Trung chỉ là hình thức

Thời sự Châu Á không được đề cập nhiều trên các nhật báo Pháp, trừ cuộc hưu chiến thương mại Mỹ-Trung. Theo mục "Nhìn từ nơi khác" của Le Monde, "giữa Trump và Tập, cuộc hưu chiến chỉ là hình thức".

Bài viết đặt một số câu hỏi : Các cuộc đàm phán sẽ đi đến đâu ? Kịch bản thứ nhất, Trung Quốc có thể mua nhiều hơn đậu nành của Mỹ ; như thế, tổng thống Trump có thể nói đến một chiến thắng lớn và vẫy cờ trắng. Có lẽ sẽ không có gì thay đổi cả, nhưng ít nhất hai bên có thể chấm dứt tung đòn ngoại giao và thương mại. Điều này đã xảy ra với Thỏa thuận Tự do Mậu dịch Bắc Mỹ.

Một giả thuyết khác : Trung Quốc có thể sẽ thông báo thay đổi sâu rộng nền kinh tế nước này, hoặc chính quyền Mỹ sẽ khẳng định là Bắc Kinh đã nói vậy. Trên thực tế, sẽ không có gì thay đổi đáng kể và Donald Trump, cuối cùng nhận ra điều đó và cuộc chiến thương mại tái diễn.

Vậy kịch bản nào có thể xảy ra ? Theo tác giả bài viết, điều này tùy thuộc vào tiến triển của tình hình kinh tế Hoa Kỳ. Nếu tăng trưởng tiếp tục như khi diễn ra các cuộc tái đàm phán thỏa thuận NAFTA, tổng thống Mỹ có thể chấp nhận một số nhượng bộ. Nhưng nếu xuất hiện dấu hiệu suy thoái, ông Trump sẽ chỉ ra một thủ phạm. Và người ta biết trước là ai !

Thu Hằng 

Published in Quốc tế

Khủng hoảng Pháp : Đối thoại Áo Vàng "Hồi 1"

Thủ phạm giết người tại Strasbourg bị bắn hạ, cuộc khủng hoảng Áo Vàng chuyển qua bước ngoặt mới với quyết định mở đối thoại của chính quyền là các chủ đề thời sự lớn trong nước của báo chí Pháp hôm nay, 14/12/2018.

aovang1

Một số trụ sở thị trấn và xã mở cửa lắng nghe người Áo Vàng ngày 08/12/2018. Trong ảnh, một tòa thị chính địa phương. Ảnh chụp màn hình

Les Echos báo động cuộc chiến chống biến đổi khí hậu có nguy cơ bị lỡ dở với tựa lớn trang nhất : "COP 24 : Sự thoái thác trách nhiệm toàn cầu về khí hậu".

Trước hết về vụ "Sát thủ Strasbourg bị cảnh sát bắn hạ". Theo Le Figaro, cái chết của hung thủ Chérif Chekatt đã được đón nhận với nhiều tràng vỗ tay dài của cư dân thành phố, phải sống trong nỗi lo sợ từ hai ngày nay. Le Figaro vui mừng : "Thế là hết cơn ác mộng, Strasbourg rốt cuộc đã trở lại bình yên. Nước Pháp thở phào sau một trận đánh mới thành công chống lại nạn Hồi giáo cực đoan", vẫn liên tục âm thầm đe dọa đất nước. Thị trưởng Strasbourg lập tức cho biết chợ Noel nổi tiếng của thành phố sẽ được mở cửa lại ngay từ sáng nay, 14/12.

Le Figaro trở lại với cuộc truy lùng người bị coi là "kẻ thù số một" của nước Pháp, kéo dài gần 48 giờ. Theo một số thông tin đầu tiên của cơ quan điều tra, thì một phụ nữ đã nhận dạng được kẻ giết người tại khu phố Neudorf. Hung thủ sau đó đã bị một tổ cảnh sát đường phố (Brigades spécialisées de terrain-BST) phát hiện khi đang đi bộ trên hè. Bị phát hiện, Chérif Chekatt đã nổ súng, và bị trúng đạn trả đũa của cảnh sát. Trên người hung thủ còn khẩu súng lục đã cũ, có thể chính là thứ vũ khí được sử dụng để reo rắc chết chóc hôm trước.

Ngay tối hôm qua, bình luận với Le Figaro, một sĩ quan cảnh sát cao cấp cho biết trên thực tế, lực lượng an ninh gần như nắm chắc đến 90% là hung thủ không thể trốn khỏi khu vực đã bị vây chặt, sau khi gây án. Với hồ sơ 27 lần phạm pháp, cơ quan an ninh nắm rõ nhân thân và tính cách của hung thủ, một phần tử trộm cướp vặt. Nhiều nguồn tin cũng cho biết thủ phạm sẽ khó có thể lẩn trốn được lâu dài, nhất là khi đã bị trúng thương và không có cơ sở hậu thuẫn.

"Dân chủ", "tranh luận" : Phương thức tốt nhất chống khủng bố

Khủng bố Hồi giáo là điều mà nhiều lần nước Pháp phải đối mặt trong những năm gần đây, nhưng điều khác thường là vụ tấn công nói trên xảy ra cùng lúc với cuộc khủng hoảng xã hội "Áo Vàng" chưa từng có, đang trong giai đoạn cao trào. Le Monde có bài phân tích : "Giới chính trị bị kẹt giữa hai mặt trận, phản kháng xã hội và chống khủng bố".

Trong lúc hung thủ vụ thảm sát Strasbourg chưa bị bắn hạ, lời kêu gọi người Áo Vàng không nên biểu tình vào thứ Bảy tới của chính phủ nhận được các phản ứng trái ngược nhau. Le Monde ví tình thế của giới chính trị Pháp trong bối cảnh hiện nay như thế "đi trên dây". Nếu tập trung quá vào vụ tấn công Strasbourg thì có thể bị lên án là có mưu đồ "làm lu mờ phong trào xã hội" đang diễn ra. Tuy nhiên, trong lúc, kẻ giết người còn đang lẩn trốn, liệu có quyền để biểu tình diễn ra, với nhiều hậu quả dự báo ? Bên cạnh đó có cả vấn đề : Liệu việc nối lại ngay lập tức các tranh luận chính trị về cuộc khủng hoảng xã hội hiện nay có xúc phạm đến nỗi đau của người dân Strasbourg ? Theo Le Monde rút cuộc, các lực lượng chính trị Pháp đã tìm được thỏa hiệp chưa từng có, để đối phó với tình huống chưa từng có này.

Le Monde ghi nhận một hiện tượng hiếm có : Đó là thủ tướng Pháp Edouard Philippe và lãnh đạo đảng đối lập cực tả Nước Pháp Bất Khuất, Jean-Luc Mélenchon, dường như đã "đứng về cùng một bên" trong thời điểm đầy thách thức này đối với nước Pháp.

Thủ tướng Philippe, trong cuộc đối thoại trực diện với chính trị gia đối lập, đã khẳng định : "Phương thức tốt nhất để cùng nhau chống lại chủ nghĩa khủng bố, thường là nên tiếp tục thực thi những điều mà chúng ta vốn tin tưởng : nền dân chủ, tranh luận, và cả tình huynh đệ nữa" (phát biểu của thủ tướng ngay lập tức đã được lãnh đạo đối lập Nước Pháp Bất Khuất vỗ tay hưởng ứng, cả nhóm nghị sĩ đối lập đứng dậy vỗ tay, khiến cả Quốc hội cùng đứng lên hoan nghênh).

Cụ thể là, chính phủ sẵn sàng tranh luận về kiến nghị bất tín nhiệm (do khủng hoảng Áo Vàng) mà ba đảng đối lập cánh tả đưa ra, theo đúng lịch trình dự kiến, chứ không thoái thác, vì lý do "đoàn kết quốc gia" có thể bị xâm phạm, trong bối cảnh báo động khủng bố cấp cao. Lãnh đạo đối lập nói trên cũng là người vừa tuyên bố ủng hộ chính phủ trong cuộc chiến chống khủng bố, nhưng cũng ủng hộ cuộc biểu tình của những người Áo Vàng.

Về phần mình, ngày hôm qua, người phát ngôn chính phủ Benjamin Grivaux cho biết hiện tại chính phủ "không quyết định cấm biểu tình vào ngày thứ Bảy", tuy nhiên theo ông, điều mà chính quyền mong muốn là không nên có biểu tình vào ngày này. Người phát ngôn chính phủ kêu gọi mỗi người Pháp hãy suy nghĩ về trách nhiệm của mình, trước việc có nên biểu tình hay không trong bối cảnh hiện nay, khi vụ thảm sát Strasbourg vừa diễn ra, trước dịp nghỉ lễ cuối năm, và trong lúc lực lượng an ninh đang phải rất vất vả đối phó trên nhiều mặt trận.

Nhà bình luận của Le Monde nhận xét là phản ứng của giới chính trị Pháp dường như rất tương hợp với nguyên tắc "cùng một lúc", một diễn đạt cửa miệng của tổng thống Macron vốn được nhiều người khen, nhưng không ít kẻ chê. Diễn đạt  này hàm ý là cần đáp ứng cùng lúc nhiều đòi hỏi, thậm chí trái ngược nhau, không nên nhất bên trọng, nhất bên khinh.

"Sổ góp ý" : Kinh nghiệm tiền Cách mạng 1789

Chính trong bối cảnh căng thẳng xã hội hiện nay, La Croix chào mừng cuộc "Đối thoại : hồi I" giữa phong trào Áo Vàng và chính quyền, với ghi nhận là chính phủ đã đo lường được các nguy cơ bạo lực mới do phẫn nộ xã hội, nên quyết định mở một cuộc đối thoại rộng lớn ngay từ ngày mai. Cùng lúc đó, các tòa thị chính địa phương bắt đầu mở các "cahiers de doléances" (tạm dịch là "sổ góp ý"), để thu nhận ý kiến của người dân.

Bài xã luận La Croix, mang tựa đề "Viết ra để được nghe", khen ngợi biện pháp mới đang bắt đầu được thực thi này. "Sổ góp ý" vốn là một hình thức chuyển đạt những nguyện vọng, thỉnh cầu từ người dân lên nhà vua, thông qua các đại diện chính quyền cấp dưới (trước Cách mạng Pháp 1789). Cho dù rõ ràng mang hơi hướng "gia trưởng", kinh nghiệm xưa đang được sử dụng trở lại này có thể coi là một giải pháp hữu hiệu trong tình hình hiện nay, khi cho phép đông đảo cư dân bày tỏ các phẫn nộ của mình lên trang giấy. Điều này chắc chắn tốt hơn nhiều so với một ngày thứ Bảy bạo lực nữa.

Tuy nhiên, theo La Croix, bên cạnh biện pháp này, chính phủ Pháp cần phải tiến hành "các đối thoại có chất lượng" trong cuộc thương lượng rộng lớn tại địa phương, theo chủ trương của chính tổng thống Pháp. Tài chính và môi trường là hai trong số các vấn đề chính cần được bàn bạc đến nơi đến chốn trong các cuộc thảo luận. La Croix khép lại bài xã luận, với cảnh báo : "chế độ quân chủ xưa kia đã tiêu vong, chính vì không lắng nghe các sổ thỉnh nguyện của người dân. Giờ đây thời thế đã thay đổi. Các cuốn sổ quý giá này không đòi hỏi điều gì khác hơn là các gánh nặng cần được toàn thể dân tộc chia sẻ. Tóm lại, chấm dứt mọi đặc quyền, đặc lợi".

Thương lượng toàn quốc thế nào mới thành công ?

Vẫn La Croix có bài phân tích "Trong những điều kiện nào, cuộc thương lượng toàn quốc có thể thành công ?", với rất nhiều đề xuất về các "phương pháp" tiến hành. Nhiều ý kiến cho rằng 3 tháng, như đề nghị của chính phủ, là quá ngắn để thực hiện được mục tiêu "xây dựng một khế ước xã hội mới", trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay.

Hiệp hội Démocratie ouverte (Nền dân chủ mở) gửi đến phủ tổng thống và phủ thủ tướng một kế hoạch ba giai đoạn, tổng cộng 6 tháng, để "thoát khỏi cuộc khủng hoảng bằng con đường dân chủ", lấy cảm hứng từ kinh nghiệm của Island và Estonia. Còn theo một thị trưởng ở tỉnh miền tây Côtes d’Armor, thì thảo luận nên được tiến hành theo nhịp độ hàng tuần và tại các khu vực có số lượng dân cư không vượt quá 60.000 người, để bảo đảm các đại diện dân cử có mối liên hệ trực tiếp và chặt chẽ với các công dân.

Biểu tình hồi V chỉ có lợi cho những kẻ phá phách

Về viễn cảnh người Áo Vàng xuống đường ngày mai thứ Bảy (15/12) hay không, Libération có bài "Áo Vàng : Do dự trên thực địa", cho thấy sự phân rẽ trong hàng ngũ của phong trào. Xã luận của Libération dự đoán, nếu xu thế biểu tình, với các bạo động đi kèm tiếp diễn, phong trào Áo Vàng sẽ mất đi uy tín trong xã hội, vốn coi đây là một phong trào bất bạo động, phi chính trị, với các yêu sách được đông đảo người dân ủng hộ. Theo Libération, biểu tình ngày thứ Bảy tới (còn được gọi là Hồi V) sẽ chỉ có lợi cho những kẻ cực đoan, phá phách, những người Áo Vàng nên biết dừng đúng lúc, trước khi mọi sự trở nên tồi tệ.

Báo chí Pháp tiếp tục có nhiều bài vở phân tích về các nguyên do sâu xa dẫn đến cuộc phản kháng Áo Vàng. La Croix ghi nhận có 5 cuộc khủng hoảng khác nhau trong cuộc khủng hoảng Áo Vàng, với loạt bài nhận định của 5 chuyên gia. Hôm nay, La Croix đăng tải bài cuối cùng trong loạt bài này, nói về cuộc khủng hoảng thứ năm do hậu quả của tiến trình phi công nghiệp hóa từ từ đang diễn ra tại phương Tây.

Bốn cuộc khủng hoảng trước là khủng hoảng về phương thức tái phân phối phúc lợi, khủng hoảng về truyền thông - thông tin, khủng hoảng về quan hệ xã hội (một bộ phận xã hội bị bỏ rơi, không được công nhận, và phong trào được coi là một cách thức để gây dựng các quan hệ xã hội) và khủng hoảng về đại diện chính trị.

Macron : Người Áo Vàng "đầu tiên"

Le Figaro có bài phân tích đáng chú ý của nhà triết học Gaspard Koenig mô tả nước Pháp hiện nay đang trong một biến đổi mang tính cách mạng. Bài viết mang tựa đề "Tocqueville đã mô tả những gì mà chúng ta đang sống".

Alexis de Tocqueville nổi tiếng với công trình nghiên cứu kinh điển "Chế độ cũ và Cách mạng" (1856). Theo nhà triết học Gaspard Koenig, "có một nghịch lý" là các cuộc cách mạng thường bùng nổ tại các xã hội đang tìm đường cải cách, và một phần lớn những yêu sách tại các bùng binh mà người Áo Vàng đang trấn giữ hiện nay là trùng khớp với các "chẩn đoán" về xã hội của phong trào "Tiến bước !" (En Marche !) của ứng cử viên tổng thống Macron cách nay hai năm. Điểm chung của phong trào Tiến bước ! tranh cử tổng thống (2016-2017) và phong trào Áo Vàng trên các bùng binh cuối năm 2018 này là "cả hai đều thoát khỏi các cấu trúc chính trị hay nghiệp đoàn truyền thống, cả hai đều tấn công, với lòng chân thành và cương quyết, chống lại các cấu trúc xơ cứng của xã hội Pháp".

Vào thời điểm đó, các thành viên phong trào của tổng thống Pháp tương lai đã gõ cửa hàng trăm ngàn nhà người dân Pháp để tiếp xúc, để tìm hiểu, và chắc chắc là họ đã hiểu được "những bế tắc" của đông đảo dân chúng trên thực địa. Xét theo nghĩa này, thì tổng thống Pháp Emmanuel Macron chính là người Áo Vàng "đầu tiên".

Tác giả bài viết nhấn mạnh là có ba bài học lớn có thể rút ra từ cuốn sách kinh điển của nhà chính trị học Pháp thế kỷ 19, trong đó có bài học về "tập trung quyền lực thái quá", và đây là "một bi kịch quốc gia". Nguyện vọng của những người Áo Vàng hiện nay là được chia sẻ quyền lực. Theo tác giả, "cần phải trao cho họ, và cùng với quyền lực là trách nhiệm đi kèm".

Thượng đỉnh Khí hậu COP 24 : Hành động hay tự sát ?

Khủng hoảng xã hội và nguy cơ khủng bố tại Pháp không che khuất được vấn đề khí hậu, thách thức số một của hành tinh. Nhiều báo Pháp hôm nay có tin bài về chủ đề này. Khí hậu là chủ đề trang nhất của Les Echos. Theo tờ báo kinh tế, sau gần hai tuần khai mạc, và chỉ còn ít giờ nữa kết thúc, hội nghị quan trọng hai năm một lần này vẫn chưa ra được một văn bản chắc chắn về các quy tắc hướng dẫn việc thực thi Thỏa thuận Paris 2015. Nỗ lực nhất tại hội nghị này là nhóm 11 nước Châu Âu, trong đó có Pháp, Đức, Tây Ban Nha, và 47 quốc gia thuộc nhóm các nước có nguy cơ bị tổn hại nhiều nhất do biến đổi khí hậu. Bị chỉ trích mạnh là nước Ba Lan chủ nhà, không thực hiện được vai trò dẫn dắt hội nghị. Nước Mỹ của tổng thống Trump thì bất hợp tác, còn Trung Quốc cũng tỏ ra không mấy nhiệt tình.

Bài "Hội nghị về khí hậu còn có cơ hội thành công hay không ?" của La Croix cho biết hội nghị khí hậu tại Ba Lan có thể kéo dài thêm hai ngày, cho đến Chủ Nhật. Áp lực gia tăng trong những ngày gần đây để buộc các nước đang chần chừ phải gia tăng cam kết giảm khí thải.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc một lần nữa rung chuông cảnh báo : "Bỏ lỡ cơ hội này sẽ làm hỏng mất cơ hội cuối cùng để ngăn chăn biến đổi khí hậu vượt tầm kiểm soát. Để như vậy sẽ không chỉ là phi đạo lý, mà còn là tự sát".

Trọng Thành

Hung thủ sau đó đã bị một tổ cảnh sát đường phố (Brigades spécialisées de terrain-BST) phát hiện khi đang đi bộ trên hè. Bị phát hiện, Chérif Chekatt đã nổ súng, và bị trúng đạn trả đũa của cảnh sát. Trên người hung thủ còn khẩu súng lục đã cũ, có thể chính là thứ vũ khí được sử dụng để reo rắc chết chóc hôm trước.

Published in Quốc tế
mercredi, 12 décembre 2018 15:49

Macron : khung cửa hẹp

Tổng thống Pháp hôm thứ Hai đã công bố một loạt những quyết định nhằm xoa dịu bất mãn, dập tắt ngọn lửa nổi loạn của những người Áo Vàng (Gilets Jaunes) đang làm tê liệt nước Pháp.

gilet1

Tổng thống Emmanuel Macron chuẩn bị phát biểu trước quốc dân Pháp - Ảnh minh họa

Trong 13 phút diễn văn, với con số người theo dõi kỷ lục : 23 triệu (trên dân số 66 triệu), chưa kể các đài phát thanh, các mạng lưới xã hội, Emmanuel Macron phải làm một việc cực kỳ khó là thuyết phục những người Áo Vàng là ông ta đã lắng nghe, đã hiểu và đáp ứng nguyện vọng, đòi hỏi của họ, đồng thời thuyết phục những người khác là chính phủ đã không thay đổi đường lối, vẫn còn đủ mạnh để quản trị nước Pháp và nhất là cải cách nước Pháp.

Người làm xiếc

"Người làm xiếc đi trên dây rất khó", nhưng không khó bằng Macron...

Trước hết, phải tỏ ra vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo.

Cứng rắn với những nhóm cực đoan, Macron tuyên bố sẽ không tha thứ những hành động bạo hành, đốt phá, lên án những chính trị gia cực tả hay cực hữu đã tìm mọi cơ hội đổ dầu vào lửa, đe dọa cả thể chế dân chủ.

Ôn hòa với những người biểu tình, Macron xin lỗi trong quá khứ đã có những thái độ, lời nói có thể khiến nhiều người cảm thấy bị xúc phạm.

Người ta nghĩ tới những câu tuyên bố của Macron, được các nhóm biểu tình không quên nhắc lại. Thí dụ, nói với một người trẻ than không kiếm ra việc làm : "Việc làm, chỉ việc băng qua đường là có" (ám chỉ việc hàng năm có 300.000 chỗ làm không kiếm ra người, vì là những việc nặng nhọc). Thí dụ : Nước Pháp đã bỏ ra "một đống tiền điên rồ (un fric de dingue) để làm việc xã hội mà không làm ai thỏa mãn (ám chỉ ngân sách 57% PIB dành cho các dịch vụ xã hội, trợ cấp đủ loại, một kỷ lục thế giới). Những câu nói, ở một nước khác, chắc chẳng ai để ý, ở Pháp đủ để đẩy nhiều người xuống đường.

Điều người ta chờ đợi hơn cả là những quyết định để thỏa mãn ít hay nhiều những người biểu tình rầm rộ từ gần một tháng nay.

Macron công bố 4 quyết định cụ thể, sẽ áp dụng ngay tháng tới :

- Tăng mức lương tối thiểu, gọi là SMIC, 100 euros (trên 110 dollars) mỗi tháng, dưới hình thức trợ cấp.

- Bỏ thuế cho tiền lương làm thêm giờ (overtime)

- Hủy tăng thuế an sinh tổng hợp cho những người về hưu có lợi tức dưới 2.000 euros/tháng

- Bỏ thuế đánh trên tiến thưởng cuối năm của các hãng xưởng dành cho nhân viên.

Đơn giản nhưng… phức tạp

Những biện pháp trên, nhìn từ xa, có vẻ đơn giản. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao không ban hành ngay khi có những đám biểu tình. Sự thực, với nước Pháp, cái gì cũng phức tạp. Với những biện pháp trên, người làm xiếc cũng phải tìm cách đu giây cho khỏi té.

1. Tăng lương tối thiểu

Trên lý thuyết, đây là chuyện nên làm. Ít nhất để khuyến khích dân kiếm việc làm, tránh trường hợp người ngồi chơi xơi nước, nhận đủ loại trợ cấp, có lợi tức gần như hay đôi khi nhiều hơn người đi làm lương SMIC.

Vấn đề là tăng SMIC sẽ khiến giá thành của các sản phẩm của Pháp đã cao, sẽ cao hơn nữa, rất khó cạnh tranh với những nước láng giềng, chưa kể hàng hóa Tàu, Ấn, Pakistan.. với hậu quả trước mắt là khoảng 30% các hãng sở nhỏ sẽ sa thải nhân viên hay phá sản.

Để tránh tình trạng đó, Macron quyết định nhà nước sẽ cáng đáng việc trả 100 euros đó, các hãng sở sẽ không phải trả một đồng xu nào. Một hình thức trợ cấp cho người có đồng lương nhỏ hơn là tăng lương.

2. Hủy việc tăng áp thuế

Biện pháp này, dành cho những người về hưu có lợi tức dưới 2.000 euros/tháng, sẽ làm dịu bớt sự bất mãn của những người cao tuổi. Vấn đề là những người lãnh tiền hưu trên 2.000 euros lại cảm thấy mình bị bỏ quên, và những người lãnh tiền hưu thấp càng thất vọng vì không được gì thêm, so với những người đi làm.

3. Hủy thuế trên lương "overtime"

Lương làm thêm là tiền lương, thường thường trả gấp 2 cho những giờ làm việc ngoài 35 giờ/tuần, hay hơn nữa, nếu làm việc ngày lễ hay cuối tuần sẽ không bị cắt xén, thuế má, chủ trả bao nhiêu, thợ lãnh đủ.

Ở Pháp, trên 1000 đồng tiền lương, chỉ trên dưới 700 rơi vào túi bạn, sau khi trừ các đóng góp cho xã hội, nhưng chủ hãng phải xuất trên dưới 1.300 với cùng một lý do. Sau đó mới tính chuyện đóng thuế, nếu lợi tức tới mức phải đóng thuế.

Biện pháp miễn thuế, miễn đóng góp xã hội được cả nhân viên lẫn các hãng xưởng hoan nghênh, dân ủng hộ. Vấn đề là ngân quỹ nhà nước sẽ thâm thủng hơn nữa. Nhất là nạn thất nghiệp sẽ gia tăng, hay ít nhất khó thuyên giảm, vì các hãng xưởng không tuyển người nữa, vì trả nhân viên làm "overtime " ít tốn kém hơn và đỡ nhức đầu với luật lao động, phải sa thải khi nhân viên nhiều hơn công việc

4. Bỏ thuế đánh trên tiền thưởng

Bỏ thuế đánh trên tiền thưởng sẽ khuyến khích các hãng sở hăng hái hơn trong việc tặng tiền thưởng cuối năm cho nhân viên, ít nhất 1.000 euros. Vấn đề là nhiều hãng nhỏ, hay gặp khó khăn, sẽ không thực hiện khuyến cáo này. Vẫn còn những bất công giữa những nhân viên làm cho các hãng sở nhỏ và yếu kém tài chánh, so với nhân viên các công ty lớn, ngoài tiền thưởng còn có lương tháng 13, 14, tiền chia lời (participation) và những lợi ích xã hội khác, v.v..

Tóm lại, bất cứ biện pháp gì cũng có những ngoại lệ, sẽ là mầm mống của những bất mãn sau này, ở một xứ theo "chủ nghĩa" bình đẳng (égalitarisme) như nước Pháp

Khung cửa hẹp

Dù quyết định gì, Macron cũng ở trong một khung cửa hẹp (mượn chữ của André Gide : La porte étroite).

1. Thứ nhất, trên phương diện Ngân sách

Những quyết định trên, Macron bắt buộc phải làm nếu không muốn nước Pháp càng ngày càng rối loạn. Nhất là đời sống càng ngày càng khó khăn của những người không theo kịp sự thay đổi của thời đại thế giới hóa là một thực tế. Nhưng các quyết định đó sẽ tốn cho ngân sách 10 tỉ Euros, hay đúng hơn từ 13 tới 15 tỉ nếu tính cả những số tiền mất mát vì "xóa thuế giảm nghèo". Có người nói : 13 phút (diễn văn), 13 tỉ.

Hiện nay, số lạm chi (déficit) của Pháp là 2,8% PIB. Nước Pháp khó hạn chế mức lạm chi dưới 3%, như đã ký kết với Liên Hiệp Châu Âu. Châu Âu đặt ra nguyên tắc này để các quốc gia thuộc Liên Hiệp phải thận trọng trong việc chi tiêu để tránh lạm phát. Những nước vi phạm quy uớc sẽ bị phạt nặng.

Với các biện pháp vừa ban hành, người ta xích lại gần con số 3,5 % trong năm tới.

Hơn cả chuyện tiền bạc, vấn đề uy tín. Macron vẫn có tham vọng lãnh đạo Châu Âu, từ khi bà Merkel gặp khó khăn ở Đức, Anh ra khỏi Liên Hiệp, Ý rơi vào tay những đảng dân túy.

Tham vọng đó ngày nay đã nguội với hình ảnh bạo động ở Paris, sẽ lạnh thêm nếu Pháp bất chấp Liên Hiệp, để mức lạm phát vượt quá 3%.

2. Thứ hai, trên phương diện Chính trị

Macron không thể làm khác hơn, nhưng uy tín đã bị sứt mẻ. Macron từ khi ra tranh cử, tới những ngày gần đây, vẫn chê những người tiền nhiệm không có can đảm cải cách nước Pháp. Chỉ vài nhóm xuống đường là nhượng bộ, chấp nhận mọi yêu sách, xếp những dự án cải cách vào ngăn kéo.

Macron vẫn chủ trương phải củng cố kinh tế trước, phải giải quyết nạn thất nghiệp trước, khi kinh tế lành mạnh, lúc đó nhà nước sẽ có phương tiện làm việc xã hội. Chính vì vậy, ngay khi nhậm chức, Macron đã giúp đỡ các hãng xưởng trước khi giúp đỡ các cá nhân. Chính vì vậy, Macron quyết định bãi bỏ thuế tài sản ISF để "những nhà giầu không bỏ nước ra đi", mang tiền bạc tới định cư ở những nước láng giềng.

ISF (Impôt de Solidarité sur la Fortune) là thuế duy nhất trên thế giới, đánh trên những người có tài sản hay bất động sản, sau khi đã nộp thuế lợi tức.

Các đảng đối lập không ngớt nhắc tới chuyện bỏ ISF và đã thành công trong việc gán cho Macron hình ảnh "Tổng Thống của nhà giầu".

Một lần nữa, người ta thấy cái lợi hại của các mạng xã hội.

Với quá khứ là cựu nhân viên cao cấp trong ngân hàng, với những câu tuyên bố vụng về, Macron trở thành một đối tượng căm hờn trên Facebook.

Macron lãnh đủ tất cả những bất mãn của mọi tầng lớp xã hội từ hàng nhiều thập niên. Điều đó giải thích tại sao đã có nhiều Gilets Jaunes đi theo những nhóm cực tả, cực hữu, những "casseurs" nhà nghề trong các hành động đốt phá. Dù đa số Gilets Jaunes là những người ôn hòa, nhiều người muốn mình hăng hơn người khác, có photo của mình ngoạn mục trên mạng

Macron không nhượng bộ, không tái lập ISF, dù hiểu rằng đó sẽ là một võ khí lợi hại của các phe đối lập, cực tả hay cực hữu, để thuyết phục những người bất mãn là tất cả những khó khăn của họ là vì Macron không muốn lấy tiền của người giầu.

Macron không muốn tái lập ISF để không muốn cho giới đầu tư tiếp tục nghĩ Pháp là nước không ổn định. Kinh tế xây dựng trên sự tin cẩn. Sẽ không ai muốn đầu tư, nếu chính phủ thay đổi chính sách mỗi sáng thứ Bẩy.

Yếu tố đó càng quan trọng hơn nữa đối với Macron trong giai đoạn ông ta đang tìm mọi cách để dụ những công ty lớn tới Pháp, khi họ đang và sẽ bỏ Anh Quốc, vì sợ hậu quả của Brexit.

Dòng sông không êm đềm

Câu hỏi đặt ra là Macron còn đủ uy tín, nghị lực và khả năng chính trị để cải cách nước Pháp hay không.

Macron đã thực hiện nhiều cải cách (hệ thống hỏa xa, chương trình giáo dục, luật lao động…) mà những người tiền nhiệm không dám đụng tới, nhưng trước mắt còn những cải cách gay go hơn nữa.

Thí dụ cải cách hệ thống hưu bổng, cực kỳ quan trọng trong một xứ càng ngày càng nhiều người về hưu. Nước Pháp có hàng chục chế độ hưu bổng, hành trăm "ngoại lệ" bất công, đôi khi kỳ cục, nhưng không chính quyền nào dám xóa tất cả để tạo một hệ thống hưu bổng duy nhất, hợp lý hơn, công bằng hơn, vì sợ dân đổ xuống đường để bảo vệ các ưu đãi, trên nguyên tắc chỉ có ở Pháp : nguyên tắc "ce qui est acquis est acquis" (những gì tôi đạt được, sẽ không ai lấy lại được). Cựu thủ tướng Michel Rocard nói : việc cải tổ hưu bổng sẽ làm đổ ít nhất 3 chính phủ.

Macron có phục hồi được uy tín hay không, điều đó tùy khả năng có thể thay đổi đời sống hàng ngày của người dân hay không.

Ba tuần lễ xáo trộn cho Macron một bài học : chính trị, không phải là lý thuyết, trước hết là những ưu tư hàng ngày.

Ngay sau khi đọc diễn văn, Macron đã triệu tập các chủ ngân hàng và thành công trong việc thuyết phục đã chấp thuận sẽ bãi bỏ tất cả dự án tăng lệ phí ngân hàng trong năm tới, 2019 ; và hạn chế tối đa 25 euros tiền phạt những người có vấn đề, như xài quá số tiền mình có. Tới nay, mỗi lần có vấn đề, ngân hàng lợi dụng để phạt nặng, càng nghèo càng bị phạt nặng, vì ngân hàng, muốn giữ khách sộp, chỉ châm chước cho những người có lợi tức cao.

Macron tuyên bố tất cả những tổng giám đốc các công ty có hoạt động, trụ sở ở Pháp sẽ phải đóng thuế ở Pháp

Chính phủ Pháp cho hay những công ty quốc tế làm ăn ở Pháp sẽ phải đóng thuế ở Pháp, đặc biệt là nhóm gọi là GAFA (Google, Amazon, Facebook, Apple) với lợi tức khổng lồ mà các nhóm Gilets Jaunes vẫn tố cáo.

Sự thực, muốn các nhóm này đóng đủ thuế, phải có một công ước quốc tế, chuyện không thể thực hiện được, nhất là với Donald Trump, vì tất cả những nhóm này đều là các công ty Mỹ. Hay ít nhất một thỏa hiệp giữa các nước Châu Âu, chuyện cũng không dễ, vì nước nào cũng hy vọng nếu GAFA bỏ một nước vì thuế má, sẽ chạy sang nước mình, mang theo dịch vụ và công ăn việc làm.

Tóm lại, con đường trước mặt Macron đầy chông gai, không phải là một dòng sông êm đềm, trừ khi muốn vay thêm nợ (nợ của Pháp hiện nay đã lên tới 99% PIB) để thỏa mãn đòi hỏi chính đáng hay không, của bá tánh. Hiện nay, Pháp vay nợ với tiền lời gần với zéro phần trăm ; chỉ cần một vài dấu hiệu bất ổn, tiền lời sẽ tăng lên. Như tiền lời ở Tây Ban Nha có lúc lên tới 10%, Hy Lạp 20%, trên nguyên tắc người ta chỉ cho nhà giầu vay tiền)

Nếu không vay nợ, tiền đâu để thanh toán các biện pháp đó, nếu không tăng thuế giới trung lưu, những người không đủ giầu để dọn nhà sang Thụy Sĩ, Luxembourg, Belgique, không đủ nghèo để lãnh trợ cấp đủ loại, không đủ đoàn kết để gây áp lực, để chặn đường, để đốt phá, lương lậu trên giấy trắng mực đen, khó che mặt sở thuế như rất nhiều giới khác.

Từ trước tới nay, bao giờ giới này cũng là con dê tế thần. Cái phiền cho Macron : đó chính là những cử tri đã đưa Macron vào Elysées.

Stop ou Encore ? Ngừng hay Tiếp tục ?

Chuyện trước mắt : các món quà Giáng sinh của Macron có dập tắt phong trào Gilets Jaunes hay không ? Sau diễn văn của Macron, đa số dân Pháp ủng hộ các biện pháp, mặc dù nhiều giới vẫn ấm ức thấy mình bị bỏ quên. 54 % nghĩ phong trào Áo Vàng nên tiếp tục, so với 70% những tuần trước.

Trong hàng ngũ Áo Vàng, hai khuynh hướng : những người muốn ngưng vì đã thỏa mãn một phần lớn các yêu sách ; một khuynh hướng, đa số là cử tri của các đảng cực ta hay cực hữu, muốn đi tới cùng, nghĩa là muốn Macron từ chức. Các lãnh tụ cực tả như Mélenchon, hay cực hữu, như Le Pen đều xúi những người biểu tình theo con đường này, để dồn Macron vào đường cùng, giải tán Quốc hội, bầu cử lại.

Trong số "Áo Vàng", nhiều người sẽ tiếc cái không khí huynh đệ bên ngọn lửa ở ngã tư đường. Có người nói đã tìm thấy một gia đình mới. Nhiều "lãnh tụ" địa phương, hôm trước vô danh, hôm sau xuất hiện mỗi ngày trên TV, trên mạng xã hội, hôm trước có vài ba người bạn, một sau có hàng trăm ngàn "friends", "followers" trên Facebook. Gilets Jaunes là một cuộc cách mạng facebook.

Phía chính phủ, người ta hy vọng những quyết định của Macron sẽ làm yên những người ôn hòa, những người thấy phong trào phản kháng đã có hậu quả đáng ngại tới các sinh hoạt kinh tế. Những người có cảm tình với Gilets Jaunes nhưng muốn đời sống bình thường trở lại. Những thương gia tham dự phong trào vì bất mãn về thuế má, đã thấy việc làm ăn buôn bán của họ bị đe dọa nghiêm trọng, nhất là trong những tuần lễ trước Giáng Sinh, trước những ngày lễ cuối năm là giai đoạn quan trọng nhất đối với thương gia.

Một yếu tố khác, là yếu tố thời sự. Giờ này, chuyện dư luận Pháp chú trọng nhất không phải là Gilets Jaunes, mà là chuyện thảm sát ở chợ Tết Strasbourg, ít nhất 3 người chết và hàng chục người bị thương, với nhiều dấu hiệu cho thấy đó là một cuộc khủng bố.

Nước Pháp sẽ đi về ngả nào ? Sẽ quay trở lại với "vieux monde " (thế giới cũ), sống như thế giới chưa hề thay đổi ; hay sẽ nhân cơ hội này, thay đổi toàn diện, đặt tất cả vấn đề lên bàn để cùng nhau giải quyết, như De Gaulle đã tâm sự với Raymond Aron : "Nước Pháp chỉ cải cách SAU những cuộc cách mạng".

Phải nghĩ gì về phong trào Áo Vàng ? Những người chống chỉ trích những đòi hỏi không giới hạn, nhất là những bạo hành làm tê liệt quốc gia. Những người ủng hộ trả lời : từ trước tới nay, những thay đổi xã hội đều là kết quả của đấu tranh.

Sự thực, như thông lệ, có lẽ nằm, hay đứng, ở giữa.

Par,is 12/12/2018

Từ Thức

Nguồn : tuthuc-paris-blog.com

Published in Diễn đàn
jeudi, 06 décembre 2018 23:36

Điểm báo Pháp - Phong trào Áo Vàng

Pháp : Phong trào Áo Vàng đẩy chính phủ vào thế tự mâu thuẫn

Cuộc khủng hoảng "Áo Vàng" tiếp diễn tại Pháp là chủ đề lớn của hầu hết các báo. "Macron hủy nhiều loại thuế và kêu gọi bình tĩnh" là tựa trang nhất Le Figaro. "Áo Vàng : Chính quyền bị những nỗi giận dữ chồng chất đe dọa" - tít chính của Le Monde. Libération nói đến những yêu sách kinh tế của người dân đang dồn chính quyền vào chân tường. Le Monde có bài xã luận : "Phản ứng lệch pha và những mâu thuẫn của chính quyền", nhằm lý giải nguyên do dẫn đến cuộc khủng hoảng chưa tìm thấy lối ra.

aovang1

Cuộc họp về "Chiến lược kinh tế Xanh" tại phủ tổng thống, Paris, ngày 27/11/2018. Trong ảnh, tổng thống Emmanuel Macron (G), thủ tướng Edouard Philippe (T) và bộ trưởng môi trường François de Rugy.Ian Langsdon/Pool via Reuters

Cách đây ba tuần, không có ai, ngay cả những người "Áo Vàng" (Gilets Jaunes), tưởng tượng được "quy mô, cường độ và tính chất bạo lực" của phong trào phản kháng đang làm chính phủ chao đảo. Không ai tưởng tượng được là "ngọn lửa nhỏ" của cuộc phản đối giá xăng dầu đã làm bùng cả một cuộc khủng hoảng xã hội và chính trị lớn, có thể so sánh với cuộc nổi dậy tháng Năm 1968 hay cuộc tổng bãi công mùa thu 1995.

Bài xã luận Le Monde nhấn mạnh đến những điểm tương đồng của cuộc khủng hoảng này với những lần trước. Đó là chính phủ luôn nhận thức ra vấn đề quá trễ. Ở mỗi giai đoạn khủng hoảng, chính phủ đều đánh giá thấp nguy cơ.

Sau đợt biểu tình thứ Bảy đầu tiên, thủ tướng Philippe liên tục nhắc lại là hoàn toàn không cần điều chỉnh gì về chính sách, và từ chối đề nghị hỗ trợ của CFDT, nghiệp đoàn hàng đầu nước Pháp. Sau ngày thứ Bảy lần thứ hai, tổng thống Macron đã buộc phải chấp nhận mở ra cuộc thương thuyết với những người Áo Vàng về các yêu sách của họ, nhưng phản ứng của tổng thống chỉ "thổi bùng lên nỗi giận dữ" của những người Áo Vàng, bởi họ cho rằng chính phủ coi những ám ảnh của người dân về cuộc sinh kế hàng ngày là "chuyện thứ yếu".

Sau lần biểu tình ngày thứ Bảy lần thứ ba, và bạo động dữ dội tại Paris và nhiều thành phố, thì chính quyền đã có "một cử chỉ đáng kể", đó là đình chỉ tăng giá xăng dầu – đặc biệt là giá diesel - trong 6 tháng, được coi là nguồn gốc của khủng hoảng, cùng một số biện pháp khác. Thế nhưng câu trả lời của chính phủ, có độ trễ đến ba tuần, bị đông đảo những người tự coi là phát ngôn cho phong trào, cùng các đảng phái đối lập, coi là "quá ít". Việc đình chỉ tăng giá xăng dầu, khiến ngân sách thâm hụt khoảng 2 tỉ euro, bị những người Áo Vàng coi là "của bố thí".

Bên cạnh phản ứng luôn luôn chậm trễ, các đề xuất được đưa ra đặt chính phủ vào thế tự mâu thuẫn với chính mình. Cụ thể là việc rời bỏ "thuế sinh thái" hủy hoại chính uy tín của tổng thống Macron, người vốn coi việc áp dụng không khoan nhượng các cam kết tranh cử là "chiến lược chính trị" chủ đạo.

Le Monde chỉ ra một mâu thuẫn khác về phương pháp. Đó là đối mặt với một phong trào mà sự phẫn nộ bùng lên mạnh hơn từng ngày, cùng với các đòi hỏi ngày càng nhiều hơn, tổng thống Macron đề xuất tiến hành các thảo luận phức tạp với sự tham gia của nhiều bên, một công việc đòi hỏi nhiều tuần lễ.

Tổng thống Pháp phải đối mặt với tình thế lưỡng nan : Im lặng thì sẽ bị cho là không còn làm chủ được tình hình, cất tiếng nói lại có thể khiến ông bị người dân càng thêm ghét bỏ. Le Monde hoài nghi là, với tất cả mâu thuẫn hiện nay, khó mà biết được là làm thế nào mà tổng thống và chính phủ có thể thoát hiểm.

Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược

Về phần mình, Le Figaro chỉ ra tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược giữa tổng thống và thủ tướng, bắt đầu bộc lộ trong bối cảnh chính phủ buộc phải có những phản ứng nhanh chóng.

Chiều 5/12, thủ tướng Philippe có mặt tại Quốc hội để trình bày đề xuất để ngỏ hai giải pháp, một trong hai giải pháp là thiết lập trở lại sắc thuế carbonne bị phản đối (sau 6 tháng đình hoãn) trong một số điều kiện nhất định. Trong lúc Quốc hội chuẩn bị bỏ phiếu đề xuất của thủ tướng, sau 5 giờ thảo luận, phủ tổng thống loan tin sẽ "từ bỏ" dự án tăng thuế này.

Đích thân tổng thống, không bàn bạc trước với thủ tướng, trực tiếp yêu cầu bộ trưởng Môi Trường François de Rugy, thông báo ngay lập tức quan điểm mới trực tiếp trên kênh thời sự BFMTV, một kênh truyền hình rất đông người coi. Bộ trưởng Môi Trường tuyên bố "hủy bỏ hoàn toàn" sắc thuế này trong năm 2019. Một người thân cận với tổng thống Pháp nhấn mạnh là tổng thống đã hiểu rằng việc chỉ thông báo hoãn tăng thuế sẽ bị người dân cho là"một biện pháp nửa vời".

"Bom nổ" tại phủ thủ tướng

Theo Le Figaro, can thiệp bất ngờ của tổng thống Macron như một "trái bom nổ tung" tại phủ thủ tướng. Tối hôm qua, ngay tức khắc, văn phòng thủ tướng lên tiếng khẳng định "phối hợp rất chặt với Điện Elysée, và giữa thủ tướng và tổng thống mọi việc hoàn toàn thông suốt". Về phần mình, phủ tổng thống Pháp cũng ra ngay một thông điệp tương tự.

Le Figaro ghi nhận là, tình trạng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược này chắc chắn "để lại những hệ quả sâu sắc", và hiện tại chưa rõ lý do vì sao Điện Elysée lại đột ngột có quyết định đơn phương như vậy.

Le Monde trong bài "Edouard Philippe hy vọng xua tan cơn giận (của dân chúng) và cứu được ghế" theo sát các diễn biến về phía chính phủ và ghi nhận là, thủ tướng Philippe, bị chỉ trích là quá cứng nhắc, từ đầu cuộc khủng hoảng đến nay, đã phải thừa nhận trước Quốc hội là bản thân đảng cầm quyền sẽ "phải có một số thay đổi".

Thủ tướng Philippe, trước các nghị sĩ đảng cầm quyền LRM, đã nói vui : cho dù ông "có phong cách cứng nhắc" thật, nhưng điều này "không cản trở việc lắng nghe" các công dân. Hai tuần trước, khi khủng hoảng mới bùng phát, nhiều nghị sĩ vẫn còn nhớ thủ tướng Pháp khi đó trách cứ các dân biểu đã không phản ứng cứng rắn hơn.

Thuế ISF : Biểu tượng của sự lúng túng

Sắc thuế đánh vào tài sản của những người có thu nhập cao nhất nước Pháp (ISF) được coi là một đầu mối chính của khủng hoảng. La Croix chạy trang nhất hàng tựa "Thuế ISF lại trở thành đối tượng tranh luận", với ghi nhận ngày càng có nhiều người phản kháng đòi chính phủ phải thiết lập lại sắc thuế này.

Về vấn đề này, Les Echos có bài "ISF, biểu tượng vĩnh cửu" ghi nhận cuộc đối đầu triệt để giữa lập trường của tổng thống Pháp và yêu sách của nhiều người Áo Vàng. Nếu như tổng thống Macron coi việc xóa bỏ sắc thuế này như một cải cách thuộc hàng quan trọng nhất trong nhiệm kỳ 5 năm của ông, thì nhiều người Áo Vàng lại coi đây là một sắc thuế tiêu biểu cho sự bất công xã hội.

Áp lực của phong trào phản kháng khiến một số bộ trưởng hôm qua tỏ ý muốn mở đối thoại để xét lại thuế ISF, phe đa số bắt đầu thảo luận về vấn đề này, tuy nhiên, ý định này ngay lập tức bị tổng thống bác bỏ. Theo Les Echos, thuế ISF một lần nữa trở thành "một biểu tượng" cho sự lúng túng của chính quyền.

Tổng thống tìm cách nối lại với người dân

Vẫn Le Figaro cho hay, sau khi liên tục để thủ tướng Philippe "trên tuyến đầu", theo một số nguồn tin từ Điện Elysée, không loại trừ tổng thống Macron sẽ sớm có phát biểu trực tiếp trước dân chúng. Trong bối cảnh "hết sức căng thẳng hiện nay", phủ tổng thống đang nỗ lực tìm cách nối lại các quan hệ trực tiếp với người dân Pháp.

Điện Elysée vừa tuyển mộ ông Nicolas Mouton, một cựu quan chức ngành đường sắt, người từng phụ trách "chiến lược về truyền thông xã hội" và "quan hệ khách hàng qua kỹ thuật số".

Báo kinh tế Les Echos ghi nhận, trước ngày biểu tình dự kiến của người "Áo Vàng" ngày thứ Bảy 8/12, khủng hoảng có nguy cơ lây lan. Nhiều tổ chức nghiệp đoàn đã thông báo ngày hành động, từ đây đến 13/12. Nhiều hiệp hội của nông dân, nhân viên ngành giao thông, học sinh sinh viên cũng kêu gọi biểu tình. Trước Quốc hội, thủ tướng Pháp trực tiếp kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức trung gian.

Cựu bộ trưởng Nội vụ lên tiếng

Về các nguyên nhân khác của cuộc khủng hoảng hiện nay, Le Monde có bài phỏng vấn đáng chú ý với cựu bộ trưởng Nội vụ Gérard Collombe, vừa từ chức cách nay ít tuần, ông vốn được coi là một trụ cột của chính phủ Pháp.

Cựu bộ trưởng nội vụ, 71 tuổi, thừa nhận là vị tổng thống trẻ tuổi Emmanuel Macron là một "người làm việc tận tụy, nắm rất chắc từng hồ sơ", nhưng điểm yếu của chính quyền Macron là thiếu đi nhiều chuyên gia kinh tế, nhà nghiên cứu, giảng viên đại học, từng có vai trò lớn trong giai đoạn tranh cử tổng thống, nay đa số bị loại. Sự vắng mặt của những người này càng khiến cho các quyết định của chính phủ mang tính áp đặt một chiều hơn.

Cựu bộ trưởng Nội vụ, kêu gọi tất cả đoàn kết để đối phó với tình trạng nghiêm trọng này, và điều khẩn thiết là chính quyền trung ương phải nỗ lực phối hợp với các tổ chức chính quyền cơ sở, các dân biểu địa phương, các tổ chức trung gian (như nghiệp đoàn, hiệp hội). Hướng đến một nước Pháp "phi tập trung hóa" cũng là điều nằm trong cương lĩnh tranh cử của phong trào Tiến Bước của ứng cử viên tổng thống Macron. Cựu bộ trưởng Gérard Collombe nay là thị trưởng Lyon, thành phố lớn thứ hai nước Pháp.

Tại Lyon, vào ngày thứ Bảy 8/12 tới, dự kiến sẽ diễn ra 3 cuộc tuần hành lớn. Một vì khí hậu, một cuộc biểu tình của những người Áo Vàng, và một cuộc diễu hành nhân ngày Lễ hội Ánh sáng, thu hút hàng triệu du khách hàng năm. Theo Radio France, thị trưởng Collombe tỏ ra tin tưởng là dịp Lễ hội Ánh sáng năm nay sẽ không bị bạo động ảnh hưởng, an ninh sẽ được đảm bảo. Lễ hội Ánh sáng Lyon thường niên chưa bao giờ bị hủy, kể cả sau các vụ khủng bố tại Paris năm 2015.

"Áo Vàng" vẫn là ẩn số

Cuộc phản kháng của phong trào Áo Vàng bùng phát trên khắp cả nước, nhưng đối với truyền thông, đây là vẫn là một phong trào xã hội đầy bí ẩn. Libération dành một hồ sơ chính để tìm cách lý giải những người Áo Vàng thực sự là ai, họ muốn gì ? Trong một bài viết khác, tờ Libération thiên tả tìm cách giải thích vì sao phong trào cho đến nay lại thu hút được sự ủng hộ đông đảo của xã hội.

Bế tắc của một xã hội

Về cội nguồn của phong trào Áo Vàng, xã luận tờ Le Figaro thiên hữu nhấn mạnh đến cuộc khủng hoảng về bản sắc và định hướng tương lai của toàn xã hội. Theo Le Figaro, đây không chỉ là vấn đề áp lực sinh kế hàng ngày của người Pháp (tức câu chuyện mà người Pháp gọi là "fin du mois"), mà ẩn đằng sau đó là sự bế tắc của cả một xã hội (điều mà Le Figaro gọi là "fin d’un monde"), trước làn sóng toàn cầu hóa dữ dội.

"Ông Macron có hiểu ông Áo Vàng ?"

Libération có bài nhận định của nhà triết học Jean-Luc Nancy với tựa đề là một câu hỏi : "Ông Macron liệu có hiểu được ông Áo Vàng ?". Đối với nhà triết học, ẩn đằng sau phong trào phản kháng rộng lớn, muôn hình muôn vẻ và khó hiểu này là nỗi hoài nghi phổ biến trong dân chúng về tương lai. Không phải là một tương lai xa xôi, mà là "ngày mai / demain" - tương lai ngay trước mắt. Khác hẳn với thế kỷ 20, giờ đây người ta hoài nghi về triển vọng tương lai sẽ tốt đẹp hơn. Mỗi tiến bộ công nghệ đều đem lại sự hoài nghi, kỷ nguyên kỹ thuật số đặt xã hội trước một tương lai khó lường.

Có một nghịch lý là, trong thế giới kỹ thuật số ngày càng tân kỳ mà thông tin truyền đi với vận tốc ngày càng lớn hơn, thì con người lại càng khó hiểu nhau hơn. Không còn một thứ ngôn ngữ chính trị chung, đạo lý chung, thẩm mỹ chung hay nhân sinh quan chung. Chính vì vậy, theo nhà triết học, mọi người cần "học lại" cách nói chuyện với nhau. Triết gia Pháp kêu gọi giới tinh hoa hãy ra khỏi tháp ngà và người dân đừng chỉ thét lên tiếng gào đau đớn.

Mỹ - Trung cạnh tranh và sự chậm chân của Liên Âu

Một dự án tương lai đúng hướng là điều rất cần thiết đối với không chỉ nước Pháp, mà cả Châu Âu. Le Figaro có một cuộc phỏng vấn kinh tế gia Pháp Christian Saint-Etienne, với tựa đề "Hoa Kỳ và Trung Quốc kiểm soát 2 tỉ dân mạng…".

Theo nhà kinh tế học, nước Pháp và Châu Âu nói chung đang đứng trước thách thức sống còn, phải đầu tư mạnh cho các công nghệ mũi nhọn, đặc biệt là công nghệ số, một lĩnh vực Liên Âu đang tụt hậu so với Hoa Kỳ và kể cả Trung Quốc. Kinh tế gia Saint-Etienne phê phán chính phủ Pháp đã không phối hợp với Đức để thúc đẩy Liên Âu trong lĩnh vực này. Theo ông, các nước Châu Âu trụ cột, gồm Pháp, Đức, Áo, khối Benelux (Bỉ - Hà Lan – Luxembourg), Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, cần lập một ngân sách khoảng 9.000 tỉ euro để có đủ tiềm lực lấp được khoảng cách với các đối thủ, trong lĩnh vực hạ tầng cơ sở và công nghệ mũi nhọn như 5G.

Trọng Thành

Published in Quốc tế
jeudi, 06 décembre 2018 17:37

Paris có cháy không ?

Với phong trào Gilets Jaunes (Áo Vàng), nước Pháp đang trải qua một khủng hoảng chính trị, xã hội nghiêm trọng. Nhưng mặc dù những hình ảnh bạo động ngoạn mục làm chấn động dư luận, nước Pháp chưa có nội chiến như một số médias ngoại quốc bình luận.

gilet1

Với phong trào Áo Vàng, nước Pháp đang trải qua một khủng hoảng chính trị, xã hội nghiêm trọng.

Nước Pháp cũng không phải là nước đói khổ, tuyệt vọng cùng cực như báo chí nhà nước Việt Nam đã không để lỡ cơ hội nhẩy vào, với thông điệp gởi dân Việt : ở đâu cũng có nghèo đói, bất công ; ở Việt Nam tốt hơn vì có kỷ luật, có ổn định.

Khủng hoảng chính trị

Phong trào Gilets Jaunes đã bùng nổ, lan tràn một cách bất ngờ. Khởi đầu là một phụ nữ làm một vidéo trên mạng, than phiền : chính phủ lại sắp tăng thuế xăng, nhớt. Và hô hào : phải làm một cái gì, anh em. Con số những người coi, chuyển vidéo lên tới một số kỷ lục. Phong trào Áo Vàng ra đời, lan rộng khắp nước Pháp

Gilets Jaunes là chiếc áo vàng, bắt buộc phải có trong xe cho mỗi người đi xe, để các tài xế khác có thể nhìn thấy, ngay cả ban đêm, trong trường hợp phải xuống xe giữa đường, để tránh tai nạn.

Người ta nghĩ đó cũng chỉ là một cuộc biểu tình, phản kháng như những cuộc biểu tình khác, diễn ra hầu như mỗi ngày trên nước Pháp, nơi biểu tình là môn thể thao quốc gia, rất được ưa chuộng, như football hay rugby. Sểnh ra là người ta biểu tình. Mỗi người, mỗi nhóm có một hay nhiều lý do để xuống đường. Nông dân biểu tình vì giá nông sản quá thấp, người tiêu thụ biểu tình vì giá thực phẩm quá cao. Nhóm này biểu tình vì nhà nước quá nhu nhược với di dân bất hợp pháp, nhóm khác biểu tình đòi phải đối xử nhân đạo hơn.

Chính phủ nghĩ phong trào Gilets Jaunes sẽ sớm nở tối tàn. Các chính đảng, các nghiệp đoàn án binh bất động, không muốn tham gia một phong trào hỗn tạp, vô tổ chức, không có yêu sách minh bạch, hay quá nhiều yêu sách, đôi khi mâu thuẫn nhau. Nhưng khi thấy phong trào áo vàng không những không tự tan như dự đoán, trái lại, còn dữ dội hơn, các đảng phái, phe nhóm vội nhẩy vào ăn có, mặc dù phong trào Gilets Jaunes bất cần các đảng phái, nghiệp đoàn. Gilets Jaunes trước hết là dấu hiệu mất niềm tin của dân Pháp đối với các cơ cấu xã hội không thể thiếu trong một chế độ dân chủ.

Đó là một phong trào dân sự tự phát, và được khắp nơi hưởng ứng. Cuộc biểu tình đầu tiên cách đây gần một tháng đã quy tụ gần 300 ngàn người. Những cuộc biểu tình sau đó ít người hơn, nhưng quyết liệt hơn, và nhất là càng ngày càng bạo động.

Phát động vì một quyết định của chính phủ sẽ tăng thuế xăng vài xu mỗi lít, Gilets Jaunes trở thành một phong trào đòi hỏi xét lại toàn bộ phương pháp quản trị nước Pháp, từ chính trị, tới kinh tế xã hội. Một phong trào quy tụ tất cả những ấm ức, những bất mãn, những lo ngại của một dân tộc đầy tiềm năng, nhưng mất tự tin trong thời đại toàn cầu.

Tăng thuế xăng, đúng lúc giá dầu lửa lên cao, là đổ dầu vào lửa. Chính phủ Pháp không nghĩ tới điều đó, vì thực ra giá xăng ở Pháp cao thật, nhưng vẫn thấp hơn nhiều nước Châu Âu, như Ý, Đức, Thụy Sĩ và một phần tiền thuế đó, gọi là taxe carbonne, sẽ dùng vào việc bảo vệ môi trường là điều đa số người Pháp vẫn đồng ý. Đó cũng là quyết định của Nicolas Hulot, bộ trưởng Môi trường có uy tín nhất trong chính phủ, vừa từ chức.

Những người ngồi ở Paris quyết định ngân sách quên rằng giá xăng nhớt là một vấn đề nóng, nhất là đối với những người sống ở các vùng hẻo lánh, phải dùng xe đi làm hay sinh sống.

Mặc dù nước Pháp có hệ thống xe lửa chằng chịt, hệ thống chuyên chở công cộng hữu hiệu, xe hơi vẫn còn là một yếu tố quan trọng. Người Pháp đã bất mãn vì trước đây, nhà nước khuyến khích dân mua xe chạy dầu cặn diesel với giá xe đắt hơn xe xài xăng, và giá diesel rẻ bằng nửa xăng thường. Sau đó, người ta khám phá ra xe diesel còn ô nhiễm hơn xe xài xăng thường, và chính phủ đã tăng giá diesel gần bằng xăng super.

Người dân có cảm tưởng bị lường gạt, mặc dầu nhà nước đã quyết định nhiều biện pháp để làm êm sự bất mãn đó, thí dụ trợ cấp tiền xăng cho những người phải dùng xe đi làm, cấp 4.000 euros cho những người có lợi tức thấp muốn thay xe, mua xe chạy điện.

Thuế xăng chỉ là một giọt nước làm tràn ly. Hay đúng hơn giọt xăng làm bùng ngọn lửa bất mãn đã âm ỉ từ lâu.

Những cuộc "cách mạng "thường thường khởi đầu bằng những chuyện nhỏ. Lần này là vài xu tiền thuế.

Trước đây, cuộc nổi loạn của sinh viên năm 1968, gọi là biến động "Mai 68", đã gây hỗn loạn, thay đổi cả đời sống, tư duy của người Pháp, và ảnh hưởng lan tràn khắp thế giới cho tới ngày nay, đã bắt đầu bằng một chuyện còn vớ vẩn hơn nữa : một nhóm sinh viên biểu tình phản đối chuyện cấm nam sinh vào thăm bạn gái, trong các khu nội trú của nữ sinh.

Phong trào Áo Vàng là sự bùng nổ của những bất mãn, ấm ức từ mọi từng lớp xã hội từ nhiều thập niên, tại một xứ ai cũng nghĩ phải cải cách, nhưng chưa hề có cải cách thực sự, vì ai cũng có lý do để chống lại những biện pháp cải cách khi đụng chạm tới mình.

Hai mươi phần trăm dân Pháp nghĩ "je suis Gilet Jaune" (tôi là áo vàng), 70 % ủng hộ phong trào. Áo vàng là chiếc áo mặc khi có tai nạn, để mọi người thấy mình (être vu), một cách hiện hữu của những người nghĩ mình bị bỏ quên. Rất nhiều người Pháp có cảm tưởng bị bỏ quên trong thời đại thế giới hóa.

Paris brûle-t-il ?

Báo chí Mỹ chạy tựa lớn "Paris is burning", một cách nhắc tới cái tựa cuốn phim nổi tiếng của René Clément,"Paris brûle-t-il ?" (Paris có cháy không ?). Quả thực, hình ảnh trên TV cho thấy một Paris hỗn loạn, xe bị đốt, nhà hàng bị đập phá, cướp bóc, những cảnh giao chiến dữ dội với cảnh sát của những người mang mặt nạ. Những hình ảnh đó vừa cũ, vừa lạ.

gilet2

"Paris is burning" - Ảnh minh họa

Cũ, bởi vì trong bất cứ cuộc biểu tình, hay "tụ tập đông người "nào, những "casseurs" (những kẻ phá hoại) cũng xuất hiện, trà trộn trong đám biểu tình để đốt phá, để giao chiến với nhân viên công lực.

Mới, bởi vì đây là lần đầu, những nhóm "casseurs "tấn công các công sở, nhất là Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe) ở trung tâm Paris, biểu tượng của nền Cộng hòa quốc gia Pháp, nơi cháy thường trực ngày đêm ngọn lửa tưởng niệm anh hùng vô danh, những người đã hy sinh cho nước Pháp.

Những "casseurs "đó là ai ?

Thứ nhất là những phần tử bất mãn, đa số đến từ các vùng ngoại ô nghèo, thừa nước đục thả câu để đốt phá và ăn cướp.

Thứ hai, nguy hiểm hơn, những nhóm cực đoan (ultra), từ cực hữu tới cực tả. Những nhóm này cũng lợi dụng bất cứ cơ hội nào để giao chiến với cảnh sát, để đập phá những cơ sở tiêu biểu cho "tư bản thống trị "như các siêu thị, các ngân hàng, các cơ sở hành chánh.

Những nhóm "anarchistes" (vô chính phủ) này có cơ sở tại hầu hết các nước Châu Âu.

Mục tiêu của họ là tiêu diệt thể chế dân chủ mà họ coi là một hình thức thống trị của tư bản. Mục tiêu của họ là tạo hỗn loạn để lật đổ trật tự sẵn có.

Những năm 60, 70, các nhóm cực tả đã gieo rắc kinh hoàng khắp Châu Âu : ám sát tổng giám đốc hãng Renault ở Pháp, ám sát các quan tòa và chủ ngân hàng ở Đức, bắt cóc và hạ sát thủ tướng Ý Aldo Moro ở Ý.

Bị thanh trừng, các nhóm này chui vào bóng tối ; những năm sau này, lợi dụng sự bất mãn của dân Châu Âu trước hiện tượng thế giới hóa, đã rục rịch hoạt động trở lại.

Bên cạnh, các nhóm cực hữu, bị lùng bắt sau cái chết của Hitler, cũng không bỏ qua cơ hội dân Châu Âu lo ngại trước nạn di dân, đã ra mặt trở lại, phát động các phong trào dân túy (populiste), nhiều nơi đã vào quốc hội hay nắm quyền.

Ở những nơi khác, như Ý, Pháp, Đức họ tích cực, len lỏi, xách động trong những cuộc biểu tình.

Cái mới ở Pháp, là trái với những cuộc biểu tình trước đây, có tổ chức, có lãnh đạo, những "casseurs" chỉ là những phần tử ngoài lề, xúm vào để đánh hôi, lần này họ đi hàng đầu. Nhất là khoảng 3.000 gilets jaunes, theo nguồn tin Cảnh sát, đã đi theo các "casseurs" để đập phá.

Nước Pháp nghèo đói ?

Đọc những bài của báo nhà nước ở Việt Nam, người ta có cảm tưởng nước Pháp là một nước nghèo đói, bất công còn hơn cả chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người dân thấp cổ bé miệng bị đàn áp trăm chiều. Tóm lại, thông điệp là người dân Việt Nam không nên than phiền, đụng đậy, vì nếu có cực khổ, thiếu thốn, có là nạn nhân của tham nhũng cướp đất, cướp nhà, họ cũng có cái may là sống trong một nước ổn định.

Với các "nhà báo" đó, xin nhắc lại là những đám biểu tình, đôi khi rối loạn ở Pháp, đáng tiếc thực, nhưng dù sao cũng là dấu hiệu của một xứ dân chủ, của một xứ người dân có quyền bày tỏ nguyện vọng, có tiếng nói.

Cảnh sát Pháp nhiều khi bất lực, chịu trận, vì họ không có quyền nổ súng. Chỉ có quyền bắn đạn cao su nếu tính mạng bị đe doạ. Cái lo sợ lớn nhất của chính phủ là học sinh, sinh viên nhẩy vào phong trào phản kháng. Chỉ một người trẻ thiệt mạng, chính phủ sẽ đổ. Cho tới nay, đã có 4 người thiệt mạng, nhưng không phải lỗi của cảnh sát.

Về cái "cơ cực" của dân Pháp, cũng nên biết đó là một trong những nước có đời sống cao nhất, có hệ thống an sinh tiến bộ nhất thế giới.

Dân Pháp, bất cứ làm nghề ngỗng gì, mỗi năm nghỉ ít nhân 5 tuần lễ để đi nghỉ hè. Ngoài lương bổng, có đủ loại trợ cấp cho người già, cho cha mẹ độc thân, người tàn tật, học sinh nghèo, người thất nghiệp… Mặc dù tỷ số thất nghiệp cao, có không dưới 300.000 công việc không kiếm ra người làm, vì dân Pháp chê việc tay chân, nặng nhọc. Người Pháp vẫn là người làm việc ít nhất, 35 giờ một tuần, và về hưu sớm nhất, 62 tuổi, nếu không phải 54, 55 như những người được hưởng quy chế đặc biệt, thí dụ nhân viên lái và điều khiển tàu điện trong ngành hỏa xa.

Người Pháp bất mãn, nổi loạn, không phải vì họ cũng nghèo khổ như người Việt, là nạn nhân của bạo hành, của tham nhũng như người Việt.

Họ bất mãn vì so sánh với những người Pháp khác, có đời sống cao hơn. Họ bất mãn vì nghĩ họ đáng có một đời sống sung túc hơn ở một xứ giầu có. Họ bất mãn vì có cảm tưởng với toàn cầu hóa đời sống của họ cành ngày càng khó khăn hơn, so sánh với thời Tây Phương còn độc quyền về kỹ nghệ, độc quyền sản xuất, độc quyền xuất cảng.

Đó là cái lo sợ bị xuống cấp (déclassement social) trong bực thang xã hội. Không liên hệ gì, không thể so sánh gì với thân phận của người dân một xứ độc tài, thuộc hàng nghèo đói nhất thế giới.

Khủng hoảng chính trị, xã hội

Như đã viết, phong trào Gilets Jaunes là một phong trào tự phát, không tổ chức, không lãnh đạo. Rất khó tiên đoán hiện tượng này sẽ diễn tiến thế nào.

Mặc dù Tổng thống Macron đã nhượng bộ, tuyên bố bãi bỏ việc tăng thuế xăng, bãi bỏ việc tăng giá dầu sưởi, như yêu sách khởi đầu của Gilets Jaunes, những nhóm này vẫn chưa bỏ cuộc.

Họ đưa những yêu sách khác, từ việc tăng lương, giảm thuế tới một loạt những đòi hỏi mâu thuẫn của đủ mọi giới. Thí dụ những người đi làm đòi tăng lương, thương gia đòi giảm thuế, trong khi muốn tăng lương cho người này, khó có cách nào khác hơn là đánh thuế những người khác.

Dù sao ông Tổng Thống 40 tuổi của Pháp đã trầy vi tróc vẩy trong vụ này. Đó có lẽ lá cái giá phải trả sau khi đã lên cầm quyền trước sự ngạc nhiên của mọi người, trong sự điêu tàn của chính trị Pháp. Emmanuel Macron đắc cử Tổng thống trước đây gần hai năm, làm tiêu tan những chính đảng từ tả sang hữu đã ngự trị chính trường Pháp từ một nửa thế kỷ.

Trong năm đầu, Macron đã cải tổ nước Pháp trên nhiều lãnh vực, từ hệ thống hỏa xa, hệ thống giáo dục, luật lao động v.v… là những lãnh vực không chính quyền nào dám đụng tới, sợ sẽ đẩy dân xuống đường.

Macron hành động gần như chỗ không người, vì trước mặt không còn đối lập. Các chính đảng đã tiêu tan, các nghiệp đoàn đã mất uy tín.

Có lẽ chính vì vậy mà nhiều khi Macron cho người ta cảm tưởng, qua những câu tuyên bố thiếu thận trọng, là người coi thường dư luận.

Các đảng phái đối lập, từ trái sang phải, đã thành công trong việc gán cho Macron hình ảnh "tổng thống của nhà giàu". Thí dụ, một trong những quyết định đầu tiên của Macron là bãi bỏ ISF (thuế gia sản, impôts sur la fortune).

Ở Pháp, người có lợi tức cao, ngoài thuế lợi tức, phải đóng thêm thuế gia sản, nếu có bất động sản đáng giá.

Đó là một trong những lời hứa của Macron khi tranh cử, với lập luận : ISF mang lại cho ngân sách quốc gia một số tiền không đáng kể, với hậu quả tai hại là những người có tiền, để tránh ISF, tiếp tục chạy qua sống ở những nước láng giềng ít thuế má hơn, như Thụy Sĩ, Bỉ, Luxembourg hay Anh Quốc, chỉ cách Paris 1,2 giờ máy bay hay TGV (xe lửa tốc hành). Với luật lệ Châu Âu, việc lưu hành người và tiền bạc giữa các nước thuộc Liên Hiệp Châu Âu hoàn toàn hợp pháp.

Macron nghĩ nên thực tế, nên giữ những người có tiền, có cơ sở kinh doanh ở lại, tiêu tiền và tạo công ăn việc làm tại chỗ. Nhưng trong chính trị, hình ảnh tượng trưng nhiều khi quan trọng hơn thực tế.

Mỗi lần có một nhóm than phiền gặp khó khăn kinh tế, thí dụ những người thất nghiệp không được tăng trợ cấp, những người già về hưu phải đóng góp thêm, công chức không được tăng lương, những nông dân gặp khó khăn vì cạnh tranh quốc tế, trong khi giá cả gia tăng, người ta, nhất là các đảng đối lập và các nghiệp đoàn không quên nhắc cho dân hay là Macron đã làm quà bạc tỉ cho những nhà giàu.

Phong trào Gilets Jaunes đã bắt đầu có ảnh hưởng lớn tới kinh tế Pháp.

Những cửa hàng, cơ sở, xe cộ bị đốt phá coi ngoạn mục thực trên màn ảnh TV, nhưng những tổn thất vài triệu hay vài chục triệu, không thấm thía gì với sự tai hại của một quôc gia tê liệt hàng tháng trời. Nhiều hãng xưởng, cơ sở thương mại đã nghĩ tới việc cho nhân viên nghỉ việc. Chỉ riêng kỹ nghệ lương thực, con số tổn thất trong ba tuần xáo trộn đã lên tới 15 tỉ euros.

Hậu quả chính trị còn nặng hơn nữa, ít nhất đối với Macron. Ông ta vẫn chê những người tiền nhiệm quá nhút nhát, không dám cải tổ nước Pháp, theo nhau áp dụng cái gọi là "politique du chéquier", mỗi lần có một đám biểu tình là lôi ngân phiếu (chéquier) ra ký, phân phát để yên thân, mặc dầu đó chỉ là tiền vay nợ, vì từ ba chục năm nay, ít khi nước Pháp có một ngân sách chi thu quân bình. Pháp là một trong nước mang nợ nhiều nhất trong các nước giàu có.

Yếu điểm của Macron

Trước sự bạo động và quyết tâm của phong trào Áo Vàng, trước áp lực của các lực lượng đối lập, Macron cuối cùng đã phải nhượng bộ, dù biết rằng đã nhượng bộ bước đầu, sẽ nhượng bộ bước sau. Kế hoạch cải tổ nước Pháp sẽ trở thành vạn nan, nếu không vô vọng. Macron có lẽ là chính khách hiếm hoi của Pháp thực sự muốn cải cách nưóc Pháp, nhưng đã phạm hai lỗi chính trị.

Thứ nhất, vì đã tay không, một sớm một chiều loại tất cả các đối thủ để trở thành Tổng thống, Macron đã coi thường đối lập, các tổ chức dân sự, các nghiệp đoàn là những yếu tố không thể thiếu trong một chế độ dân chủ. Nếu không có các tổ chức dân sự đại diện, sẽ phải đương đầu với sự hỗn loạn ngoài đường.

Mặt khác, cũng phải nhìn nhận các đảng phái, nghiệp đoàn của Pháp không có tinh thần trách nhiệm của một quốc gia dân chủ kiểu mẫu, thích chống đối hơn là thương lượng để tìm giải pháp.

Thứ hai, Macron không có kinh nghiệm chính trị, trước khi trở thành tổng thống chưa hề tranh cử, chưa hề lăn lộn với cử tri, và mặc dầu đã mang vào quốc hội đa số dân biểu, chưa có một hạ tầng cơ sở vững chắc, đủ để tiếp tay cho chính phủ. Các chính đảng nắm quyền lâu năm, một phần lớn vì họ có một hạ tầng cơ sở vững chắc trên toàn lãnh thổ.

Macron muốn cải tổ nước Pháp theo mô hình Thụy Điển, nhưng không có những điều kiện cơ chế, dân trí của Thụy Điển.

Tới giờ này, mặc dù Macron đã tuyên bố hủy bỏ việc tăng giá xăng nhớt, tình hình không êm dịu hơn. Trái lại, các nhóm xã hội khác nhẩy vào vòng chiến. Ngày thứ Bẩy 8/12 sẽ là ngày quyết định.

Học sinh đã bắt đầu làm náo loạn trong nhiều trường học, giới vận tải sẽ chận các tuyến giao thông làm tê liệt nước Pháp để đòi hạ giá xăng nhớt, hạ giá phí tổn xa lộ, nghiệp đoàn nông dân (mặc dù đã nhận những tài trợ khổng lồ) sẽ tham dự phong trào phản kháng. Các nghiệp đoàn CGT, Force Ouvrière, 2 trong 3 nghiệp đoàn lớn nhất kêu gọi đoàn viên xuống đường

Hàng ngàn Gilets Jaunes chủ trương bạo động, sẽ kéo về Paris thứ bẩy tới "với mục đích đốt phá và giết người", theo bộ trưởng Nội vụ Castaner. Chính quyền sẽ huy động 65.000 cảnh sát để ngăn chặn cuộc tấn công của "những nhóm võ trang" dự tính đổ về Paris cuối tuần này.

Trong không khí sôi sục đó, các đảng đối lập hối thúc Macron nhượng bộ, kể cả chủ tịch đảng Cộng hòa, hữu phái (LR, Les Républicains) trong khi đảng này vẫn đòi hỏi một chính sách thắt lưng buộc bụng để cứu vãn kinh tế, còn khắc khổ hơn cả chính sách Macron.

Các đảng cực tả, cực hữu đòi Macron từ chức, bầu lại, quên rằng nước Pháp là một nước dân chủ, và nhiệm kỳ của Tổng thống 5 năm.

Nhóm cực tả của Mélenchon mô tả xã hội Pháp như địa ngục, trong khi Mélenchon không ngớt ca ngợi xã hội chủ nghĩa Venezuela, và tiêu xài rộng rãi.

Macron và Thủ tướng Edouard Philippe, sau một thời gian cứng rắn, không có đường nào khác hơn là nhưọng bộ và kêu gọi những nhóm chống đối tới gặp chính phủ để thảo luận, thương lượng. Một vài đại diện Gilets Jaunes chấp nhận, một số khác đòi tranh đấu tới cùng, vài người cho hay đã nhận được những đe dọa tới tinh mạng từ các nhóm cực đoan nếu nhận lời thương lượng với nhà nước.

Thật khó tưởng tượng trong bối cảnh đó, những cuộc gặp gỡ sắp tới sẽ đưa tới kết quả khả quan. Làm cách nào thảo luận với một phong trào phản kháng sâu rộng nhưng không lãnh tụ, không tổ chức, không đại diện ? Thảo luận về cái gì, khi mỗi nhóm, mỗi khuynh hướng đưa một đòi hỏi khác nhau, hay hoàn toàn mâu thuẫn.

Lấy một vài thí dụ, để thấy ngay cả những đòi hỏi có vẻ hợp tình, hợp lý nhất cũng không dễ thực hiện :

Thí dụ 1 : Gilets Jaunes đòi hạn chế mức lương cao nhất 25.000 Euros (1 euros = 1,10 hay 1,20 US dollars) để tránh bất công. Quả thực là giám đốc các hãng lớn lãnh lương lớn một cách thô bạo : 10, 15, 20 triệu euros/năm. Hạn chế là phải, nhưng lương bổng của các hãng tư là do hội đồng quản trị của họ quyết định, không thuộc thẩm quyền của chính phủ. Lương các chủ hãng lớn ở Đức, Anh còn lớn hơn, chưa nói tới Hoa Kỳ. Nếu chính phủ một nước quyết định hạn chế lương bổng, các chủ hãng lớn sẽ di cư sang nước láng giềng, kéo theo cả nhân viên và công ăn, việc làm.

Thí dụ 2 : tăng trợ cấp cho người nghèo. Rất hay, nhưng lấy tiền đâu ra, khi các dịch vụ xã hội, trợ cấp, nhân đạo đủ loại ở Pháp đã cao nhất thế giới, chiếm 57% PIB, tổng sản lượng quốc gia, trong khi các nước khác, kể cả các nước xã hội kiểu mẫu ở Bắc Âu, dưới 45%.

Lấy tiền đâu ra, ngoài việc tăng thuế, nhưng thuế trực tiếp hay gián tiếp đủ loại ở Pháp cũng đã cao nhất thế giới, 48 % tổng số lợi tức. Và chính chuyện tăng thuế là nguyên nhân của phong trào Gilets Jaunes. Biểu ngữ chính của Gilets Jaunes là "Ras-le-bol fiscal "(Ớn tối cổ, thuế má)

Chưa đặt câu hỏi sẽ đánh thuế những ai. Hiện nay, ở Pháp, chỉ có 42% dân đóng thuế, những người khác được miễn vì lợi tức thấp. Đánh thuế nặng nhà giầu ? Trên thực tế, đa số những người có lợi tức cao, có gia sản lớn, những thể tháo gia hay nghệ sĩ hàng đầu đều có địa chỉ thuế ở Belgique, Thụy Sĩ.

Bao nhiêu thuế má đổ lên đầu một giai cấp, gọi là giai cấp trung lưu, những người đã bỏ ra trên dưới 10 năm học để có một nghề lương được coi là cao. Đánh thuế những người này dễ, vì lương bổng sở làm khai thẳng với sở thuế, và họ cũng là những người không xuống đường, không biểu tình vì không có tổ chức, không có nghiệp đoàn.

Ngay cả khi có ngân khoản, có nên tăng trợ cấp ? Nếu tiền trợ cấp đủ loại không thấp hơn lương tối thiểu, gọi là SMIC, như nhiều trường hợp hiện nay, người ta sẽ ngồi nhà hơn là đi làm lãnh lương tối thiểu.

Nếu tăng SMIC quá độ, giá thành của các sản phẩm Pháp đã cao, so với nhiều nước láng giềng, nhất là Đông Âu, chưa nói tới các nước nghèo, sẽ cao hơn nữa. Hàng hóa không cạnh tranh nổi, kinh tế sẽ khó khăn, thất nghiệp sẽ lan tràn, và sẽ có nhiều... biểu tình hơn nữa.

Cựu tổng thống Georges Pompidou nói nửa đùa, nửa thực : đừng kiếm giải pháp, bởi vì mỗi giải pháp sẽ đẻ ra 3, 4 vấn đề rắc rối hơn.

Nếu suy nghĩ xa hơn, phải giải thích thế nào về một phong trào, khởi đầu tưởng chỉ là chuyện lộn xộn hàng ngày dưới huyện, đã trở thành một phong trào sâu rộng, không có lối thoát ?

Phong trào Gilets Jaunes nói lên ít nhất 2 điều : thứ nhất, mô hình xã hội Pháp đã lỗi thời, không thể tiếp tục ; thứ hai, đó là một dấu hiệu cho thấy hiểm họa suy yếu của nền dân chủ tại các nước Tây Phương sẽ dẫn tới khủng hoảng, nếu không tìm ra giải pháp.

Một mô hình xã hội lỗi thời

Mô hình xã hội Pháp, ít nhất từ đệ nhị thế chiến, xây dựng trên 2 nguyên tắc : nguyên tắc, hay triết lý bình đẳng (égalitarisme) và nguyên tắc Nhà nước vạn năng (État-providence)

Đúng ra, từ Cách mạng 1789, giấc mơ thầm kín của người Pháp là một xã hội bình đẳng. Để thực hiện xã hội đó, Nhà nước cần một guồng máy trung ương vạn năng. Nhà nước có nhiệm vụ phân phát, thỏa mãn các nhu cầu vật chất của mỗi cá nhân, san bằng mọi bất công xã hội.

Mô hình đó tuyệt vời, khi nhà nước mạnh, khi kinh tế thịnh vượng, khi quốc gia độc quyền hay đứng đầu thế giới về kỹ nghệ, xuất cảng. Nhà nước có dư khả năng cấp phát, bù đắp, trợ cấp những phần tử yếu kém của xã hội, để không ai bị gạt ra lề đường.

Dần dần, dân trao cho nhà nước bổn phận, trách nhiệm phải lo cho mình. Mỗi khi có khó khăn, gõ cửa nhà nước. Nếu không được thỏa mãn, sẽ phản kháng, đình công, bãi thị cho tới khi được thỏa mãn. Mô hình đó đã bắt đầu gặp trở ngại từ khi có toàn cầu hóa.

Nước Pháp, cũng như các nước Tây Phương gặp khó khăn vì cạnh tranh thương mại, vấn đề di dân, nhưng trong khi các nước như Canada, Đức, Thụy Điển v.v. đã thắt lưng buộc bụng, chấp nhận một giai đoạn hy sinh để cải cách, nước Pháp vẫn chưa có cái can đảm đó. Dân vẫn tiếp tục coi nhà nước là État-providence, các chính quyền liên tiếp từ 40 năm nay vẫn tiếp tục những chính sách vá víu, tạm bợ để sống qua ngày, để khỏi thất cử. Nước Pháp năm nào cũng có bầu cử đủ loại, hậu quả là các chính đảng lo chuyện bầu bán hơn là chuyện cải cách.

Sự suy yếu của dân chủ

Điều nhận xét thứ hai, là hình thức dân chủ cổ điển, quyết định từ trên xuống dưới không còn thích hợp nữa. Người dân không chấp nhận đóng vai thụ động.

Những nước đã hiểu điều đó, đã áp dụng hình thức dân chủ hợp tác (démocratie participative), trong đó người dân trực tiếp tham dự vào việc quản trị quốc gia, như tại các nước Bắc Âu, thể chế dân chủ vẫn vững mạnh.

Ở những nơi khác, đã có hỗn loạn. Hậu quả là chính quyền rơi vào tay các nhóm mị dân như ở Áo, ở Hung, ở Ý, dẫn tới Brexit ở Anh.

Cả Châu Âu nín thở nhìn diễn biến những ngày sắp tới ở Paris, vì sau khi bà Merkel ở Đức quyết định rời chính trường, sau khi Ý rơi vào tay nhóm cực đoan, sau khi Anh quyết định ra khỏi Liện Hiệp Châu Âu, dù muốn hay không, Châu Âu vẫn trông chờ vào nước Pháp.

Chính phủ, các phe phái chính trị, và dân Pháp, có đủ khả năng, bình tĩnh, sáng suốt, tinh thần công dân, để đi tới một cuộc thảo luận tận gốc của mọi vấn đề, đáp ứng với thực tế của một thế giới đang chuyển mình, như chính phủ Pháp hứa hay không, vẫn là một câu hỏi lớn.

Tới giờ này, người ta vẫn không tiên đoán nổi những gì sẽ xẩy ra ở Pháp trong những ngày, tháng tới.

Paris 06/12/2018

Từ Thức

Nguồn : tuthuc-paris-blog.com

Published in Diễn đàn