Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bộ Tư Pháp Nga ngày 05/12/2017 đã xếp 9 cơ quan truyền thông Mỹ vào danh sách các "cơ quan nước ngoài", một tên gọi gây nhiều tranh cãi. Hai trong số 9 cơ quan này gồm đài phát thanh VOA và Radio Free Europe/Radio Liberty, do Quốc hội Mỹ tài trợ.

nga1

Nga coi 9 cơ quan truyền thông Mỹ là "đặc vụ nước ngoài". Ảnh minh họa. Reuters/Maxim Shemetov

AFP cho biết đài phát thanh Tiếng Nói Hoa Kỳ Voice of America và đài phát thanh Châu Âu Tự Do Radio Free Europe/Radio Liberty do Quốc hội Mỹ tài trợ, 7 cơ quan truyền thông khác có liên quan bị xếp vào danh sách các tổ chức "thực hiện chức năng của đại diện nước ngoài".

Tại Nga, cụm từ này thường dùng để ám chỉ cơ quan "đặc vụ của nước ngoài".

Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ và đài phát thanh Châu Âu Tự Do là hai cơ quan truyền thông đầu tiên được chính quyền Moskva cảnh báo về nguy cơ bị xếp vào danh sách "đặc vụ của nước ngoài".

Hồi cuối tháng 11/2017, tổng thống Nga Vladimir Putin đã ban bố luật cho phép gọi tất cả các cơ quan truyền thông nước ngoài hoạt động tại Nga bằng một cái tên gây tranh cãi "cơ quan nước ngoài", dựa theo quyết định của bộ Tư Pháp Nga. Đây là hành động đáp trả của chính quyền Moskva sau khi bộ Tư pháp Mỹ yêu cầu kênh truyền hình Russia Today của Nga phải đăng ký dưới tên gọi đại diện nước ngoài tại Mỹ.

Luật mà tổng thống Nga ban hành bị tổ chức nhân quyền Human Rights Watch và Amnesty International chỉ trích gay gắt vì theo luật trên, các cơ quan truyền thông bị nhắm tới phải ghi rõ trên mọi tài liệu rằng họ là "cơ quan nước ngoài" và phải báo cáo về nguồn tài chính với nhà chức trách Nga.

Thùy Dương

Published in Quốc tế

Nga đề nghị nối lại liên lạc quân sự với Mỹ (VOA, 31/08/2017)

Nga và Mỹ nên tái lp các mi liên lc trc tiếp gia các lãnh đo quân s và chính sách ngoi giao, tân đi s Nga ti M Anatoly Antonov lên tiếng kêu gi ngày 30/8.

nato1

Tân đại s Nga ti M, Anatoly Antonov

"Đã tới lúc tái tc các cuc hp chung gia B trưởng Ngoi giao và B trưởng Quc phòng Mỹ-Nga theo th thc ‘hai cng hai’", ông Antonov thúc gic trong cuc phng vn đăng ti trên trang mng ca nht báo thương mi Kommersant.

Liên lạc quân s gia Moscow vi Washington b đóng băng t 2014 vì cuc khng hong Ukraine.

Đại s Nga cũng kêu gọi m các cuc hp gia lãnh đo Cơ quan An ninh Liên bang Nga, Cơ quan Tình báo nước ngoài ca Nga vi Cc Điu tra Liên bang M và Cơ quan Tình báo Trung ương M.

Một s hp tác gia Hi đng An ninh Nga và Hi đng An ninh Quc gia M cũng s giúp ích trong công cuộc chng khng b, các đe da trên mng và đóng góp cho s n đnh chiến lược, đi s Antonov phân tích.

Ông Antonov, cựu Th trưởng ngoi giao Nga, b Châu Âu áp đt các bin pháp chế tài vì vai trò ca ông trong cuc xung đt ti Ukraine.

Theo Reuters

***********************

Nga tập trận, Mỹ đưa phi cơ bảo vệ các nước Baltic (RFI, 30/08/2017)

Hai tuần trước cuộc tập trận của Nga tại vùng biên giới phía tây, giáp với các nước Baltic, Hoa Kỳ đưa nhiều chiến đấu cơ bảo vệ không phận các quốc gia thành viên NATO.

nato2

Một chiếc F-15C Eagle của Mỹ đến sân bay quân sự Siauliai, Litva, ngày 30/08/2017. Reuters

AFP dẫn nguồn tin của Bộ quốc phòng Litva hôm 29/08/2017 cho hay 7 máy bay tiêm kích F-15 của Mỹ đã hạ cánh tại sân bay quân sự Siaulia, để thay thế bốn phi cơ Ba Lan, tiếp tục nhiệm vụ tuần tra, được tiến hành từ bốn tháng nay.

Cơ quan tình báo Litva cảnh báo là cuộc tập trận, mang mã số Zapad-2017 mà Nga tổ chức cùng với Belarus, mô phỏng "một cuộc xung đột vũ trang với phương Tây". Theo Litva, sẽ có khoảng 100.000 quân tham gia vào cuộc tập trận quy mô lớn nói trên. Trong khi đó, thứ trưởng Bộ quốc phòng Belarus Alexandre Fomine, thì tuyên bố cuộc tập trận nhằm đối phó với kịch bản gây bất ổn đến từ một "liên minh các nước phía Tây".

Về phần mình, Nga bác bỏ các cáo buộc, và khẳng định đây chỉ là một cuộc tập trận "chống khủng bố", mang tính tự vệ thuần túy, và không nhằm vào một đối tượng cụ thể nào. Và số lượng binh sĩ tham gia chỉ là 12.700 người.

Kể từ năm 2004, tức từ khi gia nhập khối NATO, ba nước Baltic – Litva, Estonia và Latvia – thường xuyên yêu cầu NATO hỗ trợ bảo vệ không phận, do sự hiện diện của không quân Nga ngay sát vùng trời quốc gia. Theo Bộ quốc phòng Litva, hồi tuần trước, các phi công NATO đã bốn lần ngăn chặn máy bay Nga.

Để trấn an các nước Baltic trước đe dọa từ Nga, năm nay NATO triển khai thêm tại các nước này một tiểu đoàn đa quốc gia, với khoảng 1.000 binh sĩ.

Trọng Thành

Published in Quốc tế