Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Không có Mỹ, 11 nước thành viên đồng ý duy trì TPP (RFI, 21/05/2017)

Các nước thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương đồng ý nghiên cứu các phương thức để duy trì TPP dù Hoa Kỳ quyết định rút khỏi hiệp định. Bộ trưởng New Zealand và Mexico hôm nay 21/05/2017 thông báo như trên sau phiên họp Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) cấp Bộ trưởng diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam.

tpp1

Các nước tham gia TPP trước khi Hoa Kỳ rút ra khỏi hiệp định này - DR

Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Thương mại New Zealand, Todd MacClay, cho hay các thành viên còn lại trong hiệp định TPP "tập trung nghiên cứu các phương thức hòng thúc đẩy hiệp định. Các nước này sẽ gửi đề xuất vào tháng 11 tới". Đây cũng là phát biểu của Bộ trưởng Kinh tế Mexico Ildefonso Guajardo.

Theo Reuters, Hoa Kỳ vẫn kiên quyết không quay lại hiệp định TPP và khẳng định "không gì có thể thay đổi được quyết định này", theo phát biểu của Trưởng đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Robert Lighthizer, trong một buổi họp báo khác, cũng tại Hà Nội. Washington ưu tiên các hiệp định song phương với các nước trong vùng, vì theo ông Robert Lighthizer, "đối với Hòa Kỳ, đàm phán song phương có lợi hơn là đàm phán đa phương".

Để có hiệu lực, hiệp định TPP phải được các nước thành viên phê chuẩn từ giờ đến tháng 03/2018. Hiện mới có Nhật Bản và New Zealand thông qua. Một trong những khó khăn hiện nay là phải thuyết phục Việt Nam và Malaysia tiếp tục ở lại, do mục tiêu chính tham gia TPP của hai nước này là muốn thâm nhập vào thị trường Mỹ.

Thu Hằng

*****************

Các nước cố giữ TPP không có Mỹ (VOA, 21/05/2017)

tpp2

Quanh cảnh sau mt phiên hp 11 nước TPP, Hà Ni, Vit Nam, 21/5/2017

Nhật Bn và các thành viên khác ca Hip đnh Đi tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã đng ý hôm Ch nht tiếp tc theo đui hip đnh thương mi này mà không có Hoa Kỳ tham gia. Cùng lúc, chính sách "nước M trước hết" ca ông Trump đã to ra căng thng tại hội ngh ca các nước Châu Á-Thái Bình Dương.

Những xáo trn trong các cuc đàm phán thương mi toàn cu đã th hin hết ra ti mt hi ngh ca Din đàn Hp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC), hi ngh đã không th nht trí v tuyên b chung sau khi Hoa Kỳ phản đi li văn nói v t do thương mi và chng ch nghĩa bo h.

Hội ngh Hà Ni, Vit Nam, là hi ngh thương mi toàn cu ln nht k t khi Tng thng M Donald Trump phê phán trt t cũ, lp lun rng các hip đnh thương mi t do đa phương làm mt nhiu vic làm ca M và ông mun đt được các hip đnh mi.

Bên lề hi ngh APEC, 11 quc gia còn li ca TPP đã đng ý tìm cách đ h có th tiếp tc thc hin hip đnh mà không có đt nước nm vai trò lãnh đo là Hoa Kỳ, h phn nào hy vng Washington s xem xét li vic ri khi hip đnh.

Đại din Thương mi mi ca Hoa Kỳ Robert Lighthizer nói không có chuyện quay tr li.

Ông Lighthizer, 69 tuổi, tng là nhà đàm phán thương mi thi Tng thng Reagan, nói trong mt cuc hp báo : "Tôi tin rng sau này s có mt lot tha thun song phương vi các đi tác trong khu vc này. Đàm phán song phương tt hơn cho Hoa Kỳ".

Mặc dù các thành viên TPP vn duy trì hip đnh thương mi này, h thiếu mt cam kết hết lòng đi vi vic thúc đy ngay lp tc mt hip đnh mà các thành viên cũng xem nó như là mt cách đ kim chế mt Trung Quốc đang ngày càng chiếm ưu thế.

Một trong nhng thách thc ln nht là gi li được Vit Nam và Malaysia, hai nước đã đăng ký tham gia TPP và ha s thc hin nhng ci cách ln đ được tiếp cn tt hơn vi Hoa Kỳ.

Lượng thương mi gia các nước còn li ch bng mt phn tư so vi mc ca trường hp gi s Hoa Kỳ vn trong TPP.

Các quan chức ca các quc gia TPP s gp li nhau ti Nht Bn vào tháng 7 và đưa ra các đ xut trong tháng 11, B trưởng Thương mi New Zealand Todd McClay cho biết.

Chủ nghĩa bảo h

Những lo ngi v ch nghĩa bo h đã tăng lên dưới thi Tng thng Trump. Thêm vào đó, vic các nước Châu Á-Thái Bình Dương không th nht trí v tuyên b chung đã không giúp ích gì cho vic ngăn chn nhng lo ngi đó.

Hoa Kỳ đã chống li li văn đã được 20 quc gia APEC khác đng ý. Đó là lời văn ng h t do thương mi và phn đi ch nghĩa bo h, các quan chc ti các hi ngh cho biết.

Một tuyên b ca v ch ta Vit Nam ti hi ngh đưa ra "cam kết thúc đy t do hóa thương mi và đu tư".

Tuy nhiên, thông cáo duy nhất t tt c các thành viên là mt "Tuyên b Hành đng" không có cam kết như vy. Tuyên b đ cp đến các ch đ như tăng trưởng bn vng, các doanh nghip nh và hp tác k thut.

Sự bt đng này cũng tương t như nhng gì đã xy ra ti các hi ngh G20 và hi nghị lãnh đo tài chính ca G7, đó các tuyên b đã được điu chnh đ phù hp vi chương trình ngh s mi ca Hoa Kỳ.

Giải thích v s phn đi ca Hoa Kỳ đi vi vic s dng thut ng bo h mu dch, Đi din Thương mi M Lighthizer nói thut ng này đang bị nhm ln vi các bước thc s cn thiết đ thúc đy thương mi t do.

Ông nói : "Quan điểm ca chúng tôi là chúng tôi mun thương mi t do, chúng tôi mun thương mi công bng, chúng tôi mun có mt h thng dn đến hiu qu th trường ln hơn trên toàn thế gii".

(theo Reuters)

*******************

11 nước đồng ý tiếp tục thực hiện TPP không có Mỹ (RFA, 21/05/2017)

SOCIOS DE ASIA PACÍFICO REITERAN COMPROMISO

11 nước thành viên TPP, ngoại trừ Hoa Kỳ, họp tại Chile hôm 15/3/2017. AFP photo

Bộ trưởng Thương mại 11 nước tham gia Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP đồng ý tiếp tục đàm phán để thực hiện bản hiệp định, cho dù phía Hoa Kỳ vẫn nhất quyết không tham gia trở lại.

Điều này được Bộ trưởng Thương mại Todd McClay của New Zealand thông báo trong cuộc họp báo tại Hà Nội hồi trưa nay, sau cuộc gặp của 11 nước tham gia TPP.

Ông McClay nói rằng các quốc gia đồng ý "tiếp tục triển khai TPP", trong một vài tháng tới "sẽ có những hành động cụ thể" để đi đến mục tiêu TPP sẽ đem lại lợi ích cho người dân cũng như các doanh nghiệp, theo đúng ước muốn đã đề ra ngay từ ngày đầu là không bảo hộ mậu dịch, mở cửa thị trường và thúc đẩy thương mại toàn cầu.

Tại cuộc họp, các nước tham gia TPP cũng bàn thảo tới việc mở rộng để các quốc gia khác tham gia, nhưng những tin tức bên lề cho thấy điều này chỉ thành hình sau khi hoàn tất các cuộc thương thảo cho bản hiệp định đang có giữa 11 nước thành viên.

Tin này được nói tới vì từng có e ngại cho rằng Việt Nam và Malaysia có thể đòi hỏi phải sửa lại một số điều khoản đã nhượng bộ trước đây để 2 nước thuận lợi khi đưa hàng xuất khẩu vào Mỹ.

Bây giờ khi Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định, có thể Việt Nam và Malaysia thấy những nhượng bộ đó trở thành không cần thiết.

Hoa Kỳ không quay lưng với khu vực

Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP thành hình sau nhiều vòng đàm phán của 12 nước, trong đó có Hoa Kỳ và được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính phủ Barack Obama.

Chỉ ít ngày sau khi nhậm chức, Tổng Thống Donald Trump ký sắc lệnh rút khỏi hiệp định, lấy lý do TPP không đem lại lợi ích gì cho Hoa Kỳ, không giúp Mỹ phát triển kinh tế mà lại khiến công nhân Mỹ mất việc làm.

Do đó, TTP hiện giờ được gọi là TPP 11 (vì chỉ còn 11 nước) hoặc TPP trừ 1 (vì không còn Hoa Kỳ).

Hiện có mặt tại Hà Nội để dự cuộc họp cấp Bộ trưởng thương mại APEC, ông Robert Lighthizer, Đại Diện Thương Mại Mỹ khẳng định Hoa Kỳ không thay đổi quan điểm và quyết định đối với TPP, nhắc lại "vì TPP không đáp ứng lợi ích của nước Mỹ" nhưng nói thêm "điều đó không có nghĩa là chúng tôi quay lưng lại với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương".

******************

Vận động hình thành một hiệp định mới thay TPP (RFA, 24/01/2017)

tpp4

Đại diện 12 nước tham gia đàm phán TPP tại Atlanta, Mỹ ngày 5/10/2015 AFP

Ít giờ đồng hồ sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump ký sắc lệnh rút khỏi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, một số nhà lãnh đạo những cường quốc Châu Á lên tiếng cho hay sẽ mở cuộc vận động để hình thành một bản hiệp định mới, bất kể có sự tham gia của Hoa Kỳ hay không.

Thủ Tướng Úc, ông Malcolm Turnbull nói đã bàn thảo với các nhà lãnh đạo của New Zealand, Nhật Bản và Singapore về ý kiến này.

Những nước mà Thủ tướng Úc nhắc đến đều là thành viên quan trọng của TPP.

Tại Tokyo, Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng nhắc lại tầm quan trọng của TPP, gọi đây là bản hiệp định mẫu mực mà những khu vực kinh tế khác có thể noi theo, kể cả các nước Châu Âu.

Ông Abe cũng nói sẽ sớm gặp Tổng thống Trump, với hy vọng thuyết phục nhà lãnh đạo Mỹ nghĩ lại về bản hiệp định này.

Tại Malaysia, Bộ trưởng Thương mại nước này là ông Ong Ka Chuan nói rằng các nước tham gia TPP sẽ gặp nhau để thảo luận bước đi kế tiếp.

Ngay từ khi còn vận động tranh cử, ông Trump đã cam kết sẽ rút khỏi TPP, gọi bản hiệp định thương mại này là thảm họa của nước Mỹ, vì không giúp phát triển thêm về kinh tế, lại khiến công nhân Hoa Kỳ mất việc làm.

Published in Quốc tế