Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Đầu mùa tranh cử tổng thống Pháp : Không khí "uể oải" gây lo ngại

Mùa tranh cử tổng thống bắt đầu thu hút sự quan tâm của đa số các nhật báo Pháp. Tổng thống Macron lấy "điện hạt nhân làm chủ đề tranh cử" là hồ sơ trang nhất Le Monde. Nhật báo thiên hữu Le Figaro nói về "sự phân hóa" chưa từng thấy của cánh tả. La Croix có bài xã luận nhấn mạnh đến bầu không khí "uể oải" về chính trị của đông đảo cử tri Pháp, mà theo nhật báo công giáo là rất đáng lo ngại.

tranhcu01

Thẻ cử tri Pháp © Ludovic Marin/AFP

Bài xã luận của La Croix nhan đề "Không khí đờ đẫn ở Pháp" ghi nhận trước hết về bầu không khí khác thường lần này : "Cho dù tất cả các ứng viên chưa được chỉ định, thậm chí chưa tuyên bố chính thức, nhưng người ta đã dự cảm là cuộc tranh cử lần này sẽ không giống với bất cứ lần tranh cử nào. Hai mươi tháng kể từ đầu khủng hoảng y tế, đất nước vẫn còn chìm trong một trạng thái uể oải. Bất chấp việc các viện thăm dò liên tiếp tung ra các điều tra dư luận : 6 tháng trước cuộc bỏ phiếu, thái độ của cử tri Pháp dường như khó có thể thăm dò. Đông đảo cử tri bày tỏ trạng thái thờ ơ, nếu không phải là chán ghét. Rất nhiều người không còn tin tưởng vào khả năng chính trị có thể làm thay đổi được cuộc sống của họ. Nhiều người cho biết sẽ chỉ đưa ra quyết định vào phút cuối cùng". Các ghi nhận trên đây của La Croix dựa trên nhiều nhân chứng được nhật báo tiếp cận tại Reims, phóng sự tại Reims được đăng tải cũng trong số báo hôm nay.

Dễ bị tuyên truyền mỵ dân tác động

Vì sao trạng thái "đờ đẫn" của cử tri Pháp khiến La Croix lo ngại ? Nhật báo công giáo giải thích : "bởi điều này khiến xã hội Pháp trở nên dễ bị tác động bởi các tuyên truyền mỵ dân. Tại một đất nước, mà người dân đang trong tâm thế nhạy cảm, thì không gì dễ hơn là vuốt ve những nỗi lo sợ, thổi bùng lên những mặc cảm". La Croix nhấn mạnh đến hành xử của một số chính trị gia trong những ngày gần đây, dưới danh nghĩa là "nói thẳng, nói thật" đã không bỏ lỡ cơ hội để làm xáo động không khí chính trị bởi "những lời lẽ kích động", những đòi hỏi "viết lại lịch sử".

Chủ trương của La Croix là cần phải hành động kịp thời để "lấy lại tinh thần", với lời cảnh báo là, không thể "khắc phục được tình trạng ảo ảnh bị tan vỡ" bằng "các ảo ảnh" mới. Nhật báo công giáo đặc biệt chú ý đến tình hình chính trị Đức, với cuộc bầu cử Quốc hội, cho thấy : hoàn toàn "có thể ngăn chặn được các xu hướng cực đoan". La Croix khẳng định là hệ thống chính trị theo "chế độ tổng thống" (hay "tổng thống chế") của nước Pháp "không có lợi cho thái độ chừng mực" về chính trị, do ưu tiên quá mức bình diện cá nhân.

Theo La Croix, cuộc tranh cử tổng thống lần này lẽ dĩ nhiên là dịp để cử tri Pháp bày tỏ các bất đồng, "nhưng sẽ là thảm họa nếu để các thế lực cực đoan nhất áp đặt các chủ đề tranh luận". La Croix kêu gọi : "Giai đoạn đầy nguy cơ - mà xã hội Pháp đang bước vào - đòi hỏi ở mỗi người, trước hết là các ứng viên, các phương tiện truyền thông và các mạng internet, một tinh thần trách nhiệm cao".

"Lập chính phủ liên minh : Những người bạn Đức, xin đừng chậm trễ !"

Các đảng phái về đầu tại Đức tìm cách lập liên minh là chủ đề xã luận của nhất báo cánh trung Le Monde với tựa đề "Chính phủ liên minh : Những người bạn Đức, xin đừng chậm trễ!". Các thương thuyết thành lập chính phủ liên hiệp ba đảng tại Đức chính thức bắt đầu tại Berlin từ hôm qua, 07/10/2021, gần ba tuần sau cuộc bầu cử Quốc hội. Trước đó, hai đảng Xanh (về thứ ba) và đảng Tự do - Dân chủ FDP (về thứ tư) đã có nhiều tiếp xúc. Cả hai cho biết bắt đầu mở ra các thương lượng với đảng Xã hội - Dân chủ SPD (về đầu) từ thứ Tư 06/10.

Ba đảng nói trên cần phải đạt được một cương lĩnh chung cho phép hình thành liên minh thường được gọi là liên minh "Đèn Giao Thông", bởi màu biểu tượng của ba đảng trùng với màu của đèn tín hiệu giao thông (Đỏ : đảng Xã hội - Dân chủ ; Vàng : đảng Tự do - Dân chủ và Xanh : đảng Môi trường). Kết quả thương lượng lập chính phủ liên hiệp tại Đức được 26 thành viên Liên Âu khác nóng lòng trông đợi, đặc biệt là nước Pháp. Nếu nước Đức không nhanh chóng có chính phủ, thì toàn bộ ba tháng đầu năm 2021 của nhiệm kỳ Pháp làm chủ tịch luân phiên Liên Âu sẽ bị tê liệt. Sẽ khó có sáng kiến quan trọng nào được thông qua, nếu không có tiếng nói của Berlin.

Xã luận Le Monde nhắc lại bài học đắt giá năm 2017, khi nước Đức đã phải mất đến 5 tháng sau khi bầu cử mới thành lập được chính phủ liên hiệp (giữa liên đảng CDU/CSU do Merkel lãnh đạo và đảng Xã hội - Dân chủ). Chậm trễ lần này trong bối cảnh thế giới hiện nay chắc chắn sẽ phải trả giá đắt hơn, theo Le Monde. Nhật báo cánh trung nhấn mạnh là "nước Đức cần đến một luồng sinh khí mới sau 16 năm ngự trị của chủ thuyết Merkel. Các ý tưởng mới của đảng Xanh, và xung năng của hai đảng nhỏ (đảng Xanh - Grunen và đảng Tự do - Dân chủ), ít bị cùn mòn hơn là hai đảng lớn CDU và SPD, sẽ mang lại sự tươi mát cho một chính phủ, gần như chắc chắn sẽ do lãnh đạo đảng SPD, Olaf Scholz, cựu bộ trưởng Tài Chính của bà Merkel, làm thủ tướng".

Le Monde lưu ý với chính phủ liên hiệp tương lai của nước Đức, "chủ đề quan trọng số một" là tương lai của các quy tắc ngân sách chung, cần phải được nới lỏng, để khuyến khích chấn hưng kinh tế và đầu tư ào ạt cho lĩnh vực kinh tế xanh và kỹ thuật số. Và rất nhiều chủ đề khác cần đến đóng góp quan trọng của nước Đức. "Chúc may mắn !" và "Hãy khẩn trương" những người bạn Đức là thông điệp của Le Monde.  

Cánh tả phân hóa chưa từng có

Le Monde hôm nay cũng có nhiều bài khác về chính trị Đức, về các thương thuyết lập "liên minh chưa từng có" và "thái độ thực tế của đảng Xanh của Đức" có ảnh hưởng đến đảng Xanh tại Pháp. "Theo mô hình Đức, đảng Xanh tại Pháp cũng đang muốn tự khẳng định như một chính đảng tham gia cầm quyền" là ghi nhận của Le Monde.

Tuy nhiên, đảng Xanh và tất cả các đảng phái cánh tả khác không ở vị trí thuận lợi, theo các thăm dò dư luận là hồ sơ chính trang nhất của nhật báo thiên hữu Le Figaro. "2022 : bị chia rẽ, cánh tả lo sợ bị gạt ra bên lề" là tựa chính của Le Figaro. Theo thăm dò dư luận Odoxa-Backbone cho Le Figaro, cánh tả "chưa bao giờ suy yếu như hiện nay". Thêm một lần nữa, có thể sẽ không có ứng cử viên tổng thống cánh tả lọt vào vòng hai bầu cử tổng thống.

Le Figaro tổng hợp các thăm dò dư luận cho thấy toàn bộ cử tri thiên tả chỉ chiếm khoảng 25% số phiếu bầu, trong lúc có ít nhất 7 ứng cử viên cánh tả đã ra hoặc muốn ra tranh cử tổng thống. Nhật báo thiên hữu nhấn mạnh là trong số các ứng viên cánh tả chỉ có ứng viên đảng Xanh Yannick Jadot, vừa được đảng bầu chọn, là có khả năng trở thành người dẫn đầu các đảng phái cánh tả.

Không gian công : Nữ quyền và tượng đài Napoléon

Vẫn về chính trị Pháp, nhật báo thiên hữu Le Figaro đặc biệt quan tâm đến việc thành phố Rouen xóa bỏ tượng đài hoàng đế Napoléon đệ nhất. Thị trưởng thành phố Rouen quyết định tháo dỡ tượng đài hoàng đế Napoléon đệ nhất, để thay thế bằng tượng của cố luật sư Pháp gốc Tunisia, bà Gisèle Halimi, chính trị gia, nhà tranh đấu nữ quyền (tòa thị chính Rouen do liên minh hai đảng Xã hội và đảng Xanh lãnh đạo). Trang nhất Le Figaro đăng hình ảnh tượng Napoléon đệ nhất trên mình ngựa được cẩu ra khỏi vị trí tượng đài. Điều khiến nhật báo thiên hữu thêm bất bình là việc trước khi đặt tượng mới vào vị trí tượng Napoléon, chính quyền thành phố đã cho đặt một tượng Napoléon cỡ nhỏ cưỡi xe đạp đi rao hàng cho hãng Deliveroo, ngay chính trên bệ bức tượng được dỡ bỏ.

Bài xã luận của Le Figaro, nhan đề "Những hạng người tồi tệ", lên án "không khí say sưa phá hủy đang lan rộng", nhân danh chủ nghĩa nữ quyền mới và phi thực dân hóa, coi kẻ thủ cần loại bỏ hoàn toàn là các nhân vật lịch sử là "đàn ông da trắng", và mỗi cộng đồng thiểu số đang có xu hướng kêu gọi phục thù… Nhật báo thiên hữu yêu cầu "hãy mau chóng trả lại tượng Napoléon cho chúng tôi !". Le Figaro có bài phỏng vấn nhà triết học Bérénice Levet, chuyên gia về Hannah Arendt, với tựa đề "Thành phố đã trở thành sân khấu cho những ám ảnh về bản sắc".

Cũng Le Figaro trong bài "Những chệch hướng của chủ trương "nữ hóa" không gian công cộng tại Pháp", nhấn mạnh đến xu thế hành động nhằm giảm bớt sự thiên lệch trên bình diện biểu tượng giới tại nhiều thành phố ở Pháp từ nhiều năm nay. Theo cơ quan cấp bộ phụ trách bình đẳng giới ở Pháp, chỉ có 2% tên đường trên toàn quốc là nữ, trong ngân sách công dành cho các trò chơi của trẻ em, 75% dành cho trò chơi nam giới, 40% phụ nữ từ chối đến các địa điểm công cộng do có những hành động kỳ thị về giới tính.

Hàng không thế giới hướng đến zero khí thải

Khí hậu là chủ đề lớn của Les Echos hôm nay. Hồ sơ trang nhất của nhật báo kinh tế là "Khí hậu : Thách thức với hàng không zero khí thải". Hôm thứ Hai 04/10, khoảng 290 hãng hàng không thế giới họp tại Boston đã thông qua kế hoạch "Fly net zéro", nhằm đạt mục tiêu trung hòa về khí thải vào 2050. Mục tiêu mà các hãng hàng không thế giới đưa ra đầu tuần này là nhằm khiến cho ngành công nghiệp phát thải hàng đầu thế giới thực thi lộ trình của Thỏa thuận Khí hậu toàn cầu Paris 2015, giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 1,5°C so với thời tiền công nghiệp. Giảm phát thải 21 tỉ tấn CO2 (dự kiến theo mức phát thải hiện nay), trong lúc bảo đảm lượng khách tăng gấp đôi so với hiện nay (tức 10 tỉ lượt người/năm vào năm 2050) là thách thức khổng lồ với ngành hàng không.

Ngành hàng không dự kiến vẫn sử dụng nhiều xăng dầu vào năm 2050. Để hướng đến mục tiêu giảm phát thải, việc chế tạo "nhiên liệu hàng không bền vững" (SAF - Sustainable Aviation Fuel) được coi là chìa khóa thành công. Theo Les Echos, SAF cho phép hấp thu được đến 80% khí CO2 phát ra trong khi bay, giúp giảm được 65% lượng khí thải dự kiến. Sẽ có khoảng 499 tỉ tấn xăng SAF được sản xuất vào năm 2050, đủ đáp ứng 100% nhu cầu của hàng không.

Tác nhân thứ hai giúp giảm khoảng 20% lượng khí thải là nhờ hệ thống bù trừ và cất giữ CO2, do ngành hàng không chi trả. Phi cơ chạy bằng hydrogene cũng dự kiến mang lại 13% lượng cắt giảm khí thải. Việc khoảng 80% máy bay sẽ được thay vào năm 2040 cũng tiết kiệm được khoảng 15 đến 20% năng lượng. 

Cũng Les Echos có bài so sánh các nỗ lực của hai tập đoàn chế tạo máy bay Mỹ (Boeing) và Châu Âu (Airbus) trong việc cắt giảm khí thải, những điểm giống và khác.

Nhà báo bị bắt làm con tin ở Mali : Hàng chục thành phố Pháp kêu gọi trả tự do

Libération hôm nay dành chủ đề chính cho các vận động trả tự do cho nhà báo Olivier Dubois, cộng tác viên của báo, bị quân thánh chiến bắt làm con tin từ 6 tháng nay. Libération hoan nghênh việc 13 thành phố lớn tại Pháp hưởng ứng chiến dịch theo lời kêu gọi giải phóng nhà báo của Libération kể từ thứ Sáu 01/10. Olivier Dubois là cộng tác viên của Libération, Le Point Jeune Afrique (Thanh Niên Châu Phi), mất tích tại Mali. Sẽ có thêm 11 thành phố lớn khác tham gia vào chiến dịch này.

Cũng Libération cho biết, tại khu vực Sahel có hàng trăm người bị bắt làm con tin, tuyệt đại đa số là người Mali. Hơn 300 vụ bắt con tin từ 8 tháng nay, nhưng rất ít vụ được truyền thông nói đến.

Trọng Thành

Published in Quốc tế

Tranh cử tổng thống Pháp : Liên tiếp những bất ngờ ! (RFI, 01/12/2017)

Có lẽ chưa bao giờ chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp có nhiều bất ngờ và khó dự đoán như lần này với những diễn biến dồn dập đến chóng mặt.

phap1

Ứng cử viên Emmanuel Macron trong một cuộc vận động tranh cử tại Paris, ngày 5/11/2016. REUTERS/Jacky Naegelen

Chỉ mới cách đây vài tháng, dân Pháp vẫn còn nghĩ rằng bầu cử tổng thống năm 2017 sẽ là cuộc đối đầu giống như năm 2012, tức là giữa cựu tổng thống cánh hữu Nicolas Sarkozy với tổng thống Xã Hội mãn nhiệm François Hollande. Nhưng không ai ngờ là trong cuộc bầu cử sơ bộ bên cánh hữu, cựu thủ tướng François Fillon không chỉ đánh bại ông Sarkozy, mà còn hạ luôn cả thị trưởng Bordeaux Alain Juppé, nhân vật mà các cuộc thăm dò trước đó đều dự báo sẽ giành chiến thắng. Còn bên đảng Xã Hội, tổng thống Hollande cũng bất ngờ quyết định không tái tranh cử.

Do cánh tả vừa suy yếu vừa bị chia rẽ, khó mà vượt qua được vòng đầu, nên cho tới gần đây, theo nhiều dự báo, lọt vào vòng hai bầu cử tổng thống năm nay sẽ là ứng cử viên Fillon và đại diện của phe cực hữu Marine Le Pen.

Nhưng bây giờ, cơ may đắc cử của cựu thủ tướng Fillon đang bị đe dọa nghiêm trọng sau những tiết lộ của báo chí Pháp về vụ nay được mệnh danh là "Penelopegate", tức là vụ ông Fillon bị nghi đã tạo việc làm giả cho vợ con để lãnh tổng cộng gần một triệu euro. Đây chủ yếu là tiền mà mỗi nghị sĩ được cấp để mướn trợ lý, và như vậy là tiền của Nhà nước. Nếu lãnh tiền của Nhà nước mà không làm gì thì chẳng khác gì biển thủ công quỹ.

Trong thời gian tranh cử, ông Fillon đã xem sự liêm khiết là tiêu chuẩn hàng đầu của vị nguyên thủ quốc gia và cách đây vài ngày ông đã hứa sẽ không ứng cử tổng thống nữa nếu bị truy tố, một khả năng khó có thể xảy ra trong vài tháng tới. Nhưng ngay trong chính đảng Những Người Cộng Hòa (LR), ngày càng có nhiều người yêu cầu phải thay thế ông Fillon ngay lập tức, cho dù cuộc điều tra kết thúc ra sao.

Tình hình này liệu sẽ có lợi cho ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen, giúp cho bà giành được chiếc ghế tổng thống ? Đó là một câu hỏi lớn và điều đó tùy thuộc vào khả năng huy động cử tri của bà. Nhưng hiện giờ, bản thân bà Le Pen cũng đang bị cáo buộc về việc làm giả ở Nghị Viện Châu Âu, nơi bà là nghị sĩ. Nghị viện này đã yêu cầu lãnh đạo Mặt trận Quốc gia trả lại số tiền hơn 300 ngàn euro mà bà được cấp và bà sử dụng để trả lương hai trợ lý, nhưng hai người này không làm việc cho Nghị Viện Châu Âu, mà là cho đảng của bà.

Bên phía đảng Xã Hội, cũng đã có bất ngờ với việc cựu bộ trưởng Giáo Dục Benoît Hamon, một nhân vật thiên tả, giành quyền đại diện ra tranh cử tổng thống, đánh bại cựu thủ tướng Manuel Valls, nhân vật được xem là có triển vọng nhất. Nhưng cuộc bầu cử sơ bộ vừa qua đã khoét sâu thêm sự chia rẽ trong đảng Xã Hội, biểu hiện qua việc một số dân biểu đảng này từ chối ủng hộ ông Hamon, một số khác thì ngả theo phe của cựu bộ trưởng Kinh Tế Emmanuel Macron, 39 tuổi, nhân vật đã tự ra ứng cử và nay thu hút ngày càng nhiều cử tri không chỉ bên cánh tả, mà cả bên cánh trung và cánh hữu.

Vào lúc ông Fillon gặp rắc rối với pháp luật, cơ may của ông Macron càng gia tăng, thậm chí theo kết quả một cuộc thăm dò ý định bỏ phiếu vừa được công bố hôm nay, ông Macron nay qua mặt ông Fillon để lọt vào vòng hai bầu cử tổng thống cùng với ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen. Cũng theo thăm dò này, thì ở vòng hai, dù gặp đối thủ Macron hay Fillon, bà Le Pen đều bị đánh bại.

Tóm lại, bầu cử năm nay rất có thể sẽ gây bất ngờ lớn, với khả năng lần đầu tiên nước Pháp sẽ có một vị tổng thống trẻ, chỉ mới 39 tuổi, đó là Emmanuel Macron.

Thanh Phương

*************************

Pháp : Thêm tiết lộ gây khó cho ứng cử viên cánh hữu Fillon (RFI, 01/12/2017)

phap2

Ông François Fillon và bà Penelope Fillon trong một cuộc vận động tranh cử Paris, ngày 29/01/2017. REUTERS/Pascal Rossignol

Tờ tuần báo trào phúng, Le Canard Enchaîné, số ra hôm nay, 01/02/2017, tiết lộ rằng vợ của ứng cử viên cánh hữu François Fillon, bà Penelope Fillon, trên thực tế đã lãnh tổng cộng hơn 900 ngàn euro, tức gần gấp đôi số tiền đã được nêu trước đó.

Cho tới nay, ông Fillon vẫn bác bỏ những lời cáo buộc của tờ Le Canard Enchaîné cho rằng vợ của ông làm việc giả, tức là lãnh lương, nhưng trên thực tế không làm gì cả hoặc làm rất ít.

Theo Le Canard Enchaîné, vợ của ông Fillon đã nhận số tiền này trong cương vị trợ lý nghị sĩ và cộng tác viên một tạp chí văn học, đó là chưa kể khoản hơn 84 ngàn euro mà hai người con của cựu thủ tướng Pháp cũng đã nhận với tư cách trợ lý nghị sĩ trong khi họ còn là sinh viên.

Sự việc có vẻ ngày càng trầm trọng hơn, bởi vì theo nhiều nguồn tin từ Quốc Hội Pháp, hôm qua, các nhà điều tra đã đến tận văn phòng của ông Fillon ở Hạ Viện để khám xét. Đây là một việc hiếm khi xảy ra, bởi vì từ năm 1958 đến nay, chỉ có sáu lần các nhà điều tra khám xét ở Quốc hội Pháp. 

Thanh Phương

**************************

Tranh chức tổng thống Pháp: Ứng viên trung hữu gặp khó (BBC, 02/2/2017)

Bas du formulaire

phap3

Ứng cử viên Tổng thống cánh hữu François Fillon

Ứng viên tổng thống Pháp của phe trung hữu François Fillon đang chịu sức ép rút lui, dù vẫn còn dẫn đầu cuộc đua gần đây.

Ông gặp cáo buộc người vợ Penelope đã nhận nhiều tiền cho "việc làm giả tạo" suốt nhiều năm.

Đối thủ cực hữu Marine Le Pen nói ông Fillon đã mất niềm tin của cử tri.

Trong phe của ông cũng có chỉ trích.

Mới đây còn dẫn đầu trong thăm dò, nhưng nay ông Fillon đã tụt sau bà Le Pen và đối thủ Emmanuel Macron.

Tuần trước, tuần báo châm biếm Le Canard Enchaine cáo buộc rằng bà Penelope Fillon được trả 830.000 euro cho vị trí trợ lý của chồng trong quốc hội, và sau đó trợ lý cho người thay ông ở quốc hội, Marc Joulaud.

Tờ báo cũng nói bà được trả 100.000 euro thông qua một tạp chí văn học, có chủ sở hữu là bạn của chồng bà.

**************************

Marine Le Pen : Quá hạn chót Mặt trận Dân tộc Pháp phải trả nợ EU (BBC, 01/12/2017)

phap4

Bas du formulaire

phap5Marine Le Pen bác bỏ đã làm gì sai trái

Một thời hạn chót của Nghị viện Châu Âu để lãnh tụ đảng cực hữu của Pháp, bà Marine Le Pen, phải hoàn trả hơn 300.000 euro (tương đương 321.000 USD) mà Nghị viện nói là bà đã sử dụng sai, đã trôi qua.

Ứng viên Tổng thống Pháp có thời gian tới nửa đêm để thực hiện việc hoàn trả lại khoản tiền này nhưng bà nói bà không có ý định làm việc đó.

Nghị viện Châu Âu nói bà đã sử dụng tiền không đúng khi trả cho một trợ lý tại trụ sở của đảng Mặt trận Quốc gia (National Front) ở Paris.

Bà nói bà là nạn nhân của một hành động trả thù có động cơ chính trị.

Nếu bà không hoàn trả số tiền này Nghị viện nay có thể giữ lại tới một nửa lương và các khoản tiền trợ cấp khác của bà, mà theo những đối thủ của bà thì lên tới gần 11.000 euro một tháng.

Bà Le Pen là một trong những ứng viên hàng đầu trong cuộc tranh cử Tổng thống sẽ được tổ chức tại Pháp vào tháng Tư và tháng Năm tới đây. Nếu thắng cử, bà hứa hẹn sẽ tổ chức một dạng trưng cầu dân ý giống như của Anh về vị thế thành viên EU của Pháp.

Những cuộc thăm dò dư luận gợi ý cho thấy bà vào được vòng trong và có nhiều khả năng sẽ đối mặt với ứng viên phái bảo thủ, ông François Fillon, hoặc phái trung dung, ông Emmanuel Macron.

phap5

Bà Marine Le Pen là một trong những ứng viên hàng đầu trong cuộc tranh cử Tổng thống sẽ diễn ra tại Pháp vào tháng Tư-tháng Năm tới đây

"Tôi sẽ không chịu áp lực, một quyết định đơn phương được các đối thủ chính trị thực hiện... mà không có bằng chứng và không đợi có phán quyết của một tòa mà tôi đã đề nghị", bà nói với hãng tin Reuters hôm thứ Ba.

Số tiền Nghị viện Châu Âu muốn được hoàn trả đã được sử dụng để trả lương cho bà Catherine Griset, một bạn thân và cũng là giám đốc văn phòng của bà Le Pen.

Ngân quỹ được sử dụng với điều kiện bà Griset phải dùng phần lớn thời gian làm việc của mình ở Brussels hay Strasbourg.

Tuy nhiên Nghị viện Châu Âu nói phần lớn thời gian của bà lại được dùng để làm việc tại trụ sở của đảng Mặt trận Quốc gia ở Paris. Đảng này sẽ bị đòi một khoản tiền thứ hai 41.554 euro, tiền đã trả lương cho vệ sĩ của bà.

Bà Le Pen cũng muốn tách biệt vụ việc của mình khỏi cáo giác liên quan đến ứng viên phái Cộng hòa, François Fillon, người bác bỏ là vợ ông, bà Penelope Clarke, nhận 834.000 euro cho những công việc 'không có thật'.

Khi được hỏi liệu bà có hoàn trả số tiền không, bà Marine Le Pen nói với AFP : "Để trả lại tiền, tôi phải nhận được tiền trước đã nhưng tên tôi không phải là François Fillon".

Ngoài việc bà từ chối hoàn trả lại ngân quỹ, lãnh tụ cực hữu này có thể đang khó khăn về tài chính.

Đảng của bà đã không vay được tiền từ các ngân hàng của Pháp và đã không tìm kiếm nguồn tài chính từ nước ngoài.

Hồi năm 2014, đảng Mặt trận Quốc gia nhận một khoản tiền cho vay 9 triệu euro từ Ngân hàng First Czech-Russian và ngân hàng này đã bị phá sản hồi ăm ngoái.

Published in Quốc tế