Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Quan chức Mỹ : Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc bị chìm trong năm nay

Một quan chức quốc phòng cấp cao của Hoa Kỳ cho biết hôm 26/9 rằng tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân mới nhất của Trung Quốc đã bị chìm trong thời gian trước đây của năm nay, một sự việc có thể khiến Bắc Kinh mất mặt khi họ tìm cách tăng năng lực quân sự của đất nước, theo Reuters.

taungam0

Ảnh minh họa tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc.

Trung Quốc hiện có lực lượng hải quân lớn nhất thế giới, với hơn 370 tàu và đã bắt tay sản xuất tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới.

Một quan chức quốc phòng cấp cao của Hoa Kỳ, phát biểu với điều kiện không nêu tên, cho biết tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên thuộc lớp mới của Trung Quốc đã bị chìm dọc theo một cầu tàu vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 6.

Một phát ngôn viên của đại sứ quán Trung Quốc tại Washington nói họ không có thông tin nào để cung cấp về việc này.

"Chúng tôi không nắm về tình hình mà quý vị đã đề cập và hiện không có thông tin nào để cung cấp", quan chức Trung Quốc nói.

Quan chức Mỹ nêu trên nói rằng không rõ nguyên nhân gì đã khiến tàu bị chìm hoặc liệu tàu có chứa nhiên liệu hạt nhân vào thời điểm đó hay không.

"Ngoài những nghi vấn hiển nhiên về tiêu chuẩn đào tạo và chất lượng trang thiết bị, vụ việc còn đặt ra những nghi vấn sâu hơn về trách nhiệm giải trình nội bộ và sự giám sát của PLA [Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc] đối với ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc - vốn từ lâu đã bị tham nhũng hoành hành", quan chức Mỹ nhận xét.

"Không có gì ngạc nhiên khi Hải quân PLA cố gắng che giấu" vụ chìm tàu, vị quan chức này nói thêm.

Phát biểu tại Đài Bắc hôm 27/9, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Wellington Koo cho biết chính quyền "nắm bắt được tình hình thông qua nhiều phương pháp tình báo và do thám", nhưng ông không giải thích thêm.

Tin tức về tàu ngầm Trung Quốc được tờ Wall Street Journal đưa tin đầu tiên.

Một loạt hình ảnh vệ tinh từ Planet Labs từ tháng 6 dường như cho thấy cần cẩu tại xưởng đóng tàu Vũ Xương, nơi tàu ngầm lẽ ra đã neo đậu.

Theo báo cáo của Lầu Năm Góc về quân đội Trung Quốc, tính đến năm 2022, Trung Quốc có 6 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân, 6 tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân và 48 tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ diesel. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết lực lượng tàu ngầm đó dự kiến sẽ tăng lên 65 chiếc vào năm 2025 và 80 chiếc vào năm 2035.

Hôm 25/9, Trung Quốc nói họ đã thực hiện thành công một vụ phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hiếm hoi vào Thái Bình Dương, một động thái có khả năng làm dấy lên mối quan ngại của quốc tế về sự gia tăng lực lượng hạt nhân của nước này.

Hoa Kỳ và Trung Quốc đã tổ chức các cuộc đàm thoại cấp chỉ huy chiến khu lần đầu tiên vào đầu tháng này, giữa lúc có các nỗ lực ổn định quan hệ quân sự và tránh hiểu lầm, đặc biệt là ở các điểm nóng trong khu vực như Biển Đông.

Reuters

Additional Info

  • Author Reuters
Published in Châu Á

Sau tai nạn tàu ngầm, Trung Quốc yêu cầu Mỹ chấm dứt hoạt động tuần tra tự do hàng hải

RFA, 21/10/2021

Trung Quc đang yêu cu M chm dt các hot đng tun tra t do hàng hi Bin Đông đng thi cho rng M đã mc mt "sai lm ngu ngc" khi mt tàu ngm chy bng năng lượng ht nhân ca nước này va phi mt vt th không xác đnh ti Bin Đông hi đu tháng 10.

taungam1

Ảnh chụp tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường USS Lake Champlain ngày 8/10/2021 khi tàu này đi qua khu vực Biển Đông cùng với tàu sân ay USS Carl Vinson trong một cuộc diễn tập chung với Hải quân Hoàng Gia Úc. Ảnh : Hải quân Mỹ

Đây là phn ng mi nht và mnh m nht ca Trung Quc v v tai nn hôm mng 2 tháng 10 mà quân đi M đã công khai mt vài ngày sau khi xy ra. Gii quan sát cho rng li l cng rn này có th là s đáp tr ca Trung Quc trước mt tha thun quc phòng gia M, Anh và Australia được công b gn đây.

Điu này cũng din ra trùng vi thi đim mt y ban Thượng vin M tán thành mt đo lut trng pht các cá nhân và các doanh nghip có liên quan ti các hot đng ca Trung Quc trong vùng Bin Đông đang có tranh chp.

Vào hôm th Ba tun này, ti Bc Kinh, mtphát ngôn viên B Quc phòng Trung Quc lên tiếng trong mt tuyên b ca b này rng "Trung Quc vô cùng quan ngi" v v va chm hôm mng 2 tháng 10 ca tàu ngm USS Connecticut (SSN-22) khi tàu này đang tiến hành hot đng ln dưới bin.

Thượng tá Tan Kefei được dn li nói rng "là bên có trách nhim, M có nghĩa v và trách nhim phi cung cp thêm thông tin v bi cnh ca v vic".

Ông này cũng yêu cu M dng các hot đng do thám áp sát vùng bin và vùng tri lân cn cũng như các hot đng được gi là tun tra t do hàng hi (FONOPs) mà hi quân M đã và đang thc hin.

Theo Lu Năm Góc, quân đi M s dng FONOPs đ thách thc li "nhng yêu sách hàng hi thái quá" ca mt s quc gia trên thế gii, trong đó có Trung Quc.

Lu Năm Góc cũng va nói rng "chng nào vn còn tn ti nhng hn chế v các quyn và t do hàng hi và hàng không vượt qua thm quyn cho phép bi lut pháp quc tế thì M vn s tiếp tc thách thc nhng yêu sách ch quyn hàng hi trái pháp lut như vy".

 ‘Nguyên nhân sâu xa’

Người phát ngôn b Quc phòng Trung Quc nói rng "T lâu, dưới cái tên t do hàng hi và hàng không, quân đi M thường xuyên phái đến các tàu sân bay, máy bay ném bom chiến lược, tàu ngm ht nhân và các h thng vũ khí tiên tiến khác đ phô trương sc mnh và gây ri Bin Đông".

taungam2

Tàu ngm USS Connecticut ti Yokusaka, Nht Bn ngày 31/7/2021. nh Hi quân M

Ông cũng nói rng các hot đng này "đã đe da an ninh khu vc cũng như làm trm trng thêm nhng căng thng trong khu vc" và các hot đng này "chính là nguyên nhân và tác hi sâu xa ca v vic này".

Ông Tan Kefei nhc li tuyên b ca Trung Quc rng M "c tình trì hoãn và che giu các chi tiết v v vic" và nói rng cách ng x này "có th d dàng dn ti nhng hiu lm và tính toán sai".

B Quc phòng M đã bác b cáo buc này. Hm đi Thái Bình Dương ca M đã ra thông cáo báo chí v v vic này vào n gày 7/10, tc là 05 ngày sau khi tàu ngm USS Connecticut va vào vt th không rõ trong khi hot đng ti "vùng bin quc tế thuc khu vc n Đ Dương và Thái Bình Dương". Thông cáo cũng cho biết đã không xy ra thương tt nguy him ti tính mng thy th đoàn và "khu vc dn đng ht nhân và các khoang tàu đã không b nh hưởng và vn hot đng hoàn toàn bình thường".

Tun qua, t Thi báo Hoàn cu, mt nhánh ca t Nhân dân nht báo cơ quan ngôn lun ca Đảng cộng sản Trung Quc - đã dn li mt s chuyên gia Trung Quc cho rng tàu USS Connecticut có th đã mc "mt sai lm ngu ngc" khi hot đng dưới bin.

Li Jie, mt trong s các chuyên gia này, đã suy đoán rng tàu ngm ca M đã không th chuyn sang chế đ "thy âm ch đng" mt chế đ cn thiết trong din tp tn công hoc khi đang điu hướng trong khu vc có đa hình phc tp. Chuyên gia này cũng cho rng M cm thy xu h đ nói v sai lm này.

Tàu USS Connecticut hin đang được giám đnh và sa cha sơ b ti căn c Hi quân ti lãnh th Guam thuc khu vc Thái Bình Dương ca M trong khi hi quân M tiến hành điu tra nguyên nhân v vic.

Thông tin chi tiết v vt th đã gây ra v va chm vn còn rt ít. Các chuyên gia nói rng đó có th là mt con tàu đm hoc mt chiếc container b chìm hoc thm chí có th là mt vt th di đng.

Đo lut trng pht

Trong mt phát biu vào hôm th Ba, b Quc phòng Trung Quc cũng đã đ cp ti tuyên b AUKUS (mt tha thun an ninh ba bên gia Úc, Anh và M) mt đng thái được nhiu người nhìn nhn là mt bin pháp chng li s gia tăng sc mnh quân s ca Trung Quc trong khu vc.

Tha thun AUKUS s to cơ hi cho Australia phát trin đi tàu chy bng ht nhân trong tương lai. Ông Tan Kefei, người phát ngôn B Quc phòng Trung Quc gi đây là mt s vi phm tinh thn ca Hip ước Không ph biến Vũ khí ht nhân (NPT) và cho rng tha thun này có th châm ngòi cho mt cuc chy đua vũ trang trong khu vc.

Cũng trong ngày th Ba, ti Washington, các nhà lp pháp M đã có bước đi riêng nhm đáp li cái mà h cho là mi đe da ngày càng gia tăng t Trung Quc.

y ban Đi ngoi Thượng vin M đã xúc tiến mt d lut áp đt các bin pháp trng pht đi vi các cá nhân và th nhân Trung Quc có liên quan đến các hot đng tranh chp lãnh th ca Trung Quc Bin Đông và Bin Hoa Đông.Đo lut trng pht Bin Đông và Bin Hoa Đông năm 2021 s được đ trình đ toàn b Thượng vin phê chun.

Vn còn mt s bước đ d lut này có th được ký kết tr thành lut. D lut này có th s đòi hi Tng thng M áp đt các bin pháp trng pht như t chi visa nhp cnh, phong ta tài sn đi vi các cá nhân và th nhân Trung Quc có liên quan ti các tranh chp lãnh th trong hai vùng bin này.

D lut này cũng s cm các th nhân M đu tư hoc bo him cho các d án có liên quan ti các th nhân b trng pht do có dính líu ti các hot đng tranh chp lãnh th ca Trung Quc trong hai vùng bin nói trên.

Ông Marco Rubio, Thượng ngh sĩ Đng Cng hòa, mt người luôn ch trích Trung Quc đng thi là người bo tr d lut, cho biết d lut này s là mt công c b sung đi đu vi Bc Kinh khi nước này tiếp tc nhng n lc khng đnh quyn kim soát bt hp pháp đi vi các vùng lãnh hi Bin Đông và Bin Hoa Đông".

**********************

Việt Nam lên tiếng vụ tàu ngầm Mỹ bị hư hại khi ở Biển Đông

RFA, 21/10/2021

Người Phát ngôn BNgoi giao Vit NamLê Th Thu Hnghôm 21/10 lên tiếng sau khi được hi v vtàu ngm ht nhân MUSS Connecticutva chm vi mt vt th l và b hư hi khi hot đng Bin Đông hôm 2/10.

taungam3

Tàu ngầm tấn công lớp Seawolf USS Connecticut (SSN 22) rời Căn cứ Hải quân Kitsap-Bremerton đến Bremerton, Washington vào ngày 27 tháng 5 năm 2021. AFP

Truyn thông Nhà nước vào ngày 21/10 cho biết, bà Lê Th Thu Hnglp lirngmi hot đng trên bin cn tuân thCông ước Liên hp quc v Lut Bin năm 1982 và các quy đnh khác, đóng góp tích cc, thiết thc vào hòa bình, n đnh, an ninh và an toàn Bin Đông.

Trước đó, truyn thông Hoa K đưa tin theo ngun ca Hi quân nước này cho biết,tàu ngm ht nhân MUSS Connecticut đã va chm vi mt vt th khu vcn Đ Dương-Thái Bình Dươnghôm 2/10 khiến 11 thy th b thương nh.

Hm đi Thái Bình Dương thuc Hi quân Mkhng đnh không có thương tích nào nguy him đến tính mng các thy th sau v va chm và lò phn ng ht nhân ca tàu không b nh hưởng.

Ngay sau có tin v v va chm, Trung Quc hôm 8/10 lên tiếng yêu cu Hoa K gii thích và nói rng vic không cung cp thông tin đy đ là vô trách nhim và bày t lo ngi nguy cơ rò r ht nhân.

USS Connecticut là mt trong ba tàu ngm tn công lp Sea Wolf ra mt cui Chiến tranh Lnh, được thiết kế đ săn đui các tàu ngm mnh nht ca Liên Xô.

Additional Info

  • Author RFA tiếng Việt,
Published in Quốc tế

Trung Quốc hung hăng tìm cách chiếm đoạt công nghệ Pháp

Nhân chuyến công du của tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Bắc Kinh và Thượng Hải tuần tới, Le Figaro có bài phỏng vấn nhà báo Antoine Izambard của tạp chí Challenge, tác giả cuốn sách "Pháp-Trung Quốc, mối liên hệ nguy hiểm". Ông Izambard khẳng định : "Trung Quốc là quốc gia hung hăng nhất với các doanh nghiệp của chúng ta (Pháp)".

snle0

Một tàu ngầm nguyên tử trang bị hỏa tiễn đạn đạo của Pháp, vũ khí công nghệ mà Trung Quốc rất thèm muốn. Marine Nationale/Wikipedia

Gián điệp, con đường nhanh nhất để rút ngắn khoảng cách công nghệ

Tin tặc, các biện pháp gián điệp truyền thống, mua lại công ty, tài trợ cho các trung tâm nghiên cứu… Bắc Kinh liên tục tấn công vào lãnh thổ Pháp với mục đích chiếm lĩnh ngôi vị hàng đầu về công nghệ trên thế giới mà Hoa Kỳ đang giữ, mà gần đây nhất tập đoàn viễn thông Hoa Vi (Huawei) đã khiến tình báo Pháp phải chú ý.

Theo nhà báo Antoine Izambard, trong chuyến đi này hai nguyên thủ Pháp-Trung Quốc sẽ cố gắng có cùng tiếng nói trong những chủ đề lớn như khí hậu hay chiến tranh thương mại, nhiều hợp đồng kinh tế sẽ được ký kết. Còn lại thì không nên chờ đợi nhiều. Hồi tháng Ba khi ông Tập Cận Bình đến Pháp, tổng thống Macron đã mời thủ tướng Đức Angela Merkel và chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker cùng tiếp khách, để chứng tỏ một Liên Hiệp Châu Âu đoàn kết trước Trung Quốc. Nhưng lần này ông Macron sẽ tỏ ra hòa dịu hơn.

Trả lời câu hỏi, phải chăng sức mạnh của Trung Quốc dựa trên gián điệp, ông Izambard cho rằng chưa hẳn thế. Từ thập niên 70, GDP của Trung Quốc cứ mỗi bảy năm lại tăng gấp đôi, và với chiến lược "Made in China 2025", những lãnh vực chủ chốt như tự động hóa, hàng không, công nghệ sinh học sẽ được sản xuất trong nước 70%. Tuy nhiên cũng không sai khi nói gián điệp đóng góp phần nào trong việc nhanh chóng rút ngắn khoảng cách. Nhiều tổ chức và doanh nghiệp Pháp đã là nạn nhân của tin tặc Trung Quốc, theo một báo cáo của Ban tổng bí thư quốc phòng và an ninh quốc gia (Secrétariat général de la Défense et de la Sécurité nationale - SGDSN).

Những vụ kết hôn dị chủng ở thành phố tàu ngầm nguyên tử Pháp

Trong những năm gần đây, tình báo Pháp đã phát hiện nhiều trường hợp gián điệp ở các tập đoàn lớn nhất của Pháp (CAC 40), và cả các công ty vừa và nhỏ, các start-up. Mặt khác, SGDSN ghi nhận số lượng kết hôn tăng rất cao giữa các quân nhân Pháp và phụ nữ Trung Quốc ở Brest. Thành phố có căn cứ tàu ngầm nguyên tử (sous-marin nucléaire lanceur d'engins - SNLE) này dần dà trở thành nơi ưa thích của gián điệp người Hoa. Năm 2016, tập đoàn Weidong Cloud Education (Vĩ Đông Vân Giáo Dục), đứng hàng đầu về dạy học qua internet ở Trung Quốc, đã mua lại Demos, một trong các doanh nghiệp chủ chốt của Pháp trong việc đào tạo chuyên tu và luyện thi vào các trường quân sự.

Các cơ quan tình báo Pháp tỏ ra cảnh giác, nhờ đó Nhà nước đã ngăn một chi nhánh Trung Quốc góp vốn vào Alcatel Submarine Networks (ASN), công ty chiến lược chuyên sản xuất cáp ngầm dưới đáy biển dùng làm đường truyền internet. Tuy nhiên thường là những tính toán chính trị chiến thắng, các nhà lãnh đạo lo ngại bị trả đũa về kinh tế và ngoại giao. Nghị định Montebourg năm 2014 về các dự án đầu tư nhạy cảm chưa bao giờ được áp dụng.

Chính khách Pháp và mạng lưới vận động hành lang cho Bắc Kinh

Bên cạnh đó, có hẳn một mạng lưới lobby rất mạnh cho Bắc Kinh. Một số chính khách Pháp như cựu thủ tướng Jean-Pierre Raffarin có chân trong những tổ chức công cũng như tư, cựu ngoại trưởng Laurent Fabius đã cực lực ủng hộ tỉ phú Mã Vân (Jack Ma, chủ nhân Alibaba) lập cơ sở hậu cần tại Pháp, dù nhiều người trong chính quyền Pháp phản đối. Cédric Villani (người cùng đoạt giải toán học với giáo sư Ngô Bảo Châu), ứng cử viên chức đô trưởng Paris cũng rất ủng hộ Hoa Vi. Ông này làm chủ tịch quỹ đóng góp cho Viện Henri-Poincaré, trong đó Hoa Vi là một trong những nhà tài trợ chính.

Riêng về Hoa Vi, cho đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy tập đoàn này đánh cắp dữ liệu chuyển về cho nhà nước Trung Quốc. Tuy nhiên công ty này có chế độ cổ phần rất mập mờ, và có mối quan hệ rất rõ với chế độ Bắc Kinh. Hơn nữa việc giao phó phần lớn mạng lưới viễn thông cho tập đoàn này chứa đựng nhiều rủi ro. Thay vì đối đầu như Mỹ, Pháp chọn cách tăng cường sức mạnh cho cơ quan an ninh mạng (Agence nationale de la sécurité des systèmes d'information - ANSSI) để giám sát.

Đặc biệt việc Hoa Vi dòm ngó các cơ sở công nghiệp và đại học Pháp khiến Paris rất lo ngại. Những năm gần đây tập đoàn Trung Quốc đã ký kết hợp tác với các phòng thí nghiệm và cơ quan nghiên cứu. Nhà nước Pháp đã cấm hợp tác trong lãnh vực nhạy cảm là 5G, và nhìn chung, rất lo Hoa Vi tìm cách cuỗm các kết quả nghiên cứu của Pháp thông qua các quan hệ đối tác bất bình đẳng.  

Vụ 39 di dân thiệt mạng : Gánh nặng nợ nần cho gia đình các nạn nhân người Việt

Về vụ 39 di dân bị chết trong xe tải tại Anh, trong đó có nhiều người Việt Nam, La Croix dẫn lời một người Việt tại Pháp nói rằng có quen ba đồng hương Hà Tĩnh trong số các nạn nhân.

Vùng quê nghèo Hà Tĩnh là nơi cách đây 5 năm từng xảy ra thảm họa môi trường từ công ty Formosa. Do 80% dân làng sống về nghề biển, thu nhập bị sút giảm nghiêm trọng, cả ngàn thanh niên đã tìm đường ra nước ngoài kiếm sống. Trong một gia đình có bốn, năm con, có ít nhất một người con tìm cách ra đi, vì có ít việc cho người trẻ và học phí đắt đỏ.

Ngoài các nước láng giềng Châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Châu Âu là điểm đến mơ ước, nhưng gia đình phải cầm cố nhà cửa, vay mượn để có được khoảng 40.000 euro cho chuyến vượt biên. Người kể chuyện chỉ cho biết họ là Nguyễn, nhận định vì sĩ diện, chính phủ Việt Nam sẽ chỉ trợ cấp một ít cho thân nhân các nạn nhân. Nợ nần đè nặng trên vai, những gia đình này sẽ buộc lòng phải gởi những người con khác đi theo con đường vô định đầy rủi ro này.

Đảng Dân chủ Mỹ tìm kiếm ứng cử viên và… chương trình hành động

Nhìn sang Hoa Kỳ, Le Figaro nói về việc "Đảng Dân chủ tìm kiếm một ứng cử viên… và một chương trình".

Ứng cử viên được coi là hàng đầu, cựu phó tổng thống Joe Biden đang gián tiếp dính líu vào xì-căng-đan Ukraine, không mấy thuyết phục trong các cuộc tranh luận, và lại gây quỹ chưa đủ - một yếu tố quan trọng trong cuộc vận động tranh cử rất tốn kém.

Các đối thủ chính, thượng nghị sĩ Elizabeth Warren và Bernie Sanders chinh phục được cánh tả của phe Dân chủ, nhưng chủ trương của họ gây lo ngại cho cánh trung. Đặc biệt là đề nghị bảo hiểm y tế cho toàn dân, tăng thuế, ở Châu Âu là bình thường, nhưng đối với người Mỹ bị coi là cực đoan. Những tập đoàn lớn xưa nay đóng góp nhiều cho đảng Dân chủ cũng tỏ ra nghi kỵ. Hơn nữa, tất cả đều trên 70 tuổi, tạo cảm tưởng không có gì mới mẻ.

Cho đến nay, đảng Dân chủ chưa đưa ra được một đường hướng nào mới ngoài việc cố gắng hạ bệ ông Donald Trump. Cử tri cảm thấy từ ba năm nay Dân chủ tập trung năng lượng vào việc đấu tranh với ông Trump trong nghị trường, thay vì tập hợp quần chúng để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tới.

Diệt Baghdadi, nhưng Trump không khỏa lấp được việc phản bội người Kurdistan

Cũng liên quan đến nước Mỹ, tác giả Alain Frachon trên Le Monde có bài viết "Trump, người Kurdistan và al-Baghdadi".

Ông Donald Trump trông cậy vào thành công trước tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS, Daesh) để làm người ta quên đi sự phản bội của ông đối với người Kurdistan. Nhưng tổng thống Mỹ không xóa đi được sự thật là nếu không có người Kurdistan, thì Mỹ không thể nào tiêu diệt được thủ lãnh Daesh là Abu Bakr al-Baghdadi.

Không có họ, thì không có được chiến thắng ở Kobane, không cứu được người Yezidi ở Raqqa. Tác giả phẫn nộ kết luận, không có 11.000 người Kurdistan đã hy sinh mạng sống, thì ông Trump không thể mừng chiến thắng trước Daesh, nhưng Donald Trump đã cám ơn họ theo kiểu của ông : giao họ cho những phe thánh chiến khác.

Tàn quân thánh chiến trong nhà tù Kurdistan ở Syria

Tại Syria, bài phóng sự của Le Monde mô tả cảnh tượng hàng trăm quân thánh chiến bị thương hay hấp hối trong một nhà tù do dân quân Kurdistan quản lý.

Người Kurdistan cho biết đó là những kẻ ngoan cố nhất vì ở lại vùng đất cuối cùng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo cho đến phút chót. Giờ đây không một nước nào muốn nhận họ, không một ai đoái hoài đến họ. Dân quân Kurdistan buộc lòng phải lãnh "món nợ" này. Người phụ trách nhà tù nói với phóng viên Le Monde, chính người Kurdistan phải tổ chức ra địa điểm giam giữ này, trên một trường đại học bỏ hoang. Người Mỹ chỉ cung cấp các bộ áo liền quần (combinaison) cho tù nhân.

Đó là những bộ trang phục màu cam mà quân thánh chiến từng mặc cho con tin trong các video để mỉa mai nhà tù Guantanamo của Mỹ. Các nạn nhân bị sát hại hết sức dã man : bị cắt cổ, trấn nước, thiêu sống, buộc phải bò bốn chân như chó, bị bắn bằng rốc-kết trước camera… Khi được quản giáo Kurdistan phân phát đồng phục loại này, những người tù thánh chiến này ngỡ rằng ngày tàn của mình đã đến, sẽ bị hành hình như các con tin trước đây.

Tang lễ : Hỏa táng, địa táng hay nghĩa trang rừng ?

Nhân ngày lễ Các Thánh, các báo Pháp có những bài viết xung quanh chủ đề cái chết và tang lễ.

Hiện nay nhiều người Pháp bắt đầu có xu hướng chọn hỏa táng thay vì chôn cất. Bên cạnh đó còn chớm nở khuynh hướng chọn các nghĩa trang thiên nhiên. Quan tài, vật liệu khâm liệm không được sử dụng những loại không tiêu hủy được, bia mộ bằng đá vôi chứ không phải granit hay bê-tông, và người quá cố được tưởng niệm bằng cách trồng cây.

Tại Đức, ngày càng có nhiều "nghĩa trang rừng" : không quan tài, chỉ được chôn những hũ tro cốt dưới một gốc cây trong rừng, với cái giá rất phải chăng là 500 euro (cho cá nhân), 2.500 euro (cho gia đình) so với cách mai táng thông thường phải từ 5.000 đến 8.000 euro. Tuy nhiên cũng có ý kiến lo ngại nguy cơ kim loại nặng trong tro cốt sẽ làm hại cho rừng.

Tính cách cá nhân ngày càng đậm nét. Một công ty mai táng cho biết đã từng tổ chức tang lễ trong hầm rượu, quan tài được khắc những chùm nho cho người quá cố là nhà sản xuất rượu vang. Một đám tang khác ở Berry dùng xe ngựa kéo, đám khác lại chuộng… xe bò. Tại các thành phố cảng, linh cữu thường có các tay nắm bằng dây thừng để tưởng nhớ người thủy thủ đã từ giã cõi đời.

Với gần 600.000 người qua đời tại Pháp mỗi năm, thị trường của ngành mai táng lên đến 2,5 tỉ euro. Riêng Giáo hội Công giáo từ năm 2003 đã lập ra dịch vụ tang lễ tại 10 thành phố với mục đích phục vụ cho niềm tin tôn giáo chứ không nhằm cạnh tranh.

Đường sắt đình công, trợ cấp thất nghiệp : Tựa chính báo Pháp

Hôm nay, ngày nghỉ lễ Các Thánh Nam Nữ (Toussaint), chỉ có ba nhật báo ra mắt, với các tựa chính tập trung vào lãnh vực xã hội.

Le Figarochạy tựa "Các nghiệp đoàn Công ty Đường sắt Pháp (SNCF) trông cậy vào chiến lược phong tỏa". Tân tổng giám đốc Jean-Pierre Farandou nhậm chức hôm nay trong bối cảnh căng thẳng : liên tục có những hoạt động phản đối cải cách hưu bổng, trước khi bước vào cuộc đình công lớn ngày 5/12 tới. Cũng về SNCF, nhật báo thiên tả Libération cho rằng "Lãnh đạo mới, nhưng sự bất bình vẫn y nguyên" ; còn Le Monde quan tâm đến "Các quy định trợ cấp thất nghiệp ngày càng bị siết chặt".

Thụy My

Published in Quốc tế