Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hai Bộ trưởng bị chất vấn về 5 dự án đường sắt đô thị bị đội vốn trên 80.000 tỷ (RFA, 15/08/2019)

Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư bị truy trách nhiệm về 5 dự án đường sắt đô thị bị đội vốn tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra ngày 15/8.

doivon1

Bảng hướng dẫn các trạm dừng của đường sắt Cát Linh - Hà Đông - RFA

Báo trong nước loan tin trong cùng ngày.

Trong buổi họp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật Phan Thái Bình nêu lên thực trạng chậm tiến độ, bị đội vốn khi triển khai 5 dự án đường sắt sử dụng vốn vay ODA tại Hà Nội và Sài Gòn.

Từ đó, ông Bình yêu cầu Bộ trưởng Tài chính giải thích để xem trách nhiệm thuộc về bên nào, đồng thời cần thêm Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư bổ sung thêm thông tin về vấn đề này.

Trả lời câu hỏi ông Bình đưa ra, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đánh giá trách nhiệm trước hết do các chủ đầu tư vì đã giao dự toán và kế hoạch chậm khiến giải ngân chậm. Thêm vào đó, quá trình điều chỉnh dự án, giải phóng mặt bằng, bố trí vốn đối ứng cũng kéo dài tiến độ dự án.

Bên cạnh đó, ông Dũng cho rằng trách nhiệm cũng thuộc về các bộ ngành liên quan trong quá trình xem xét, phê duyệt, triển khai dự án.

Ngoài ra, Bộ trưởng Tài chính nhận định các dự án đầu tư công đang bị cách quản lý chồng chéo bởi các ban ngành. Theo Luật quản lý nợ công sửa đổi, Bộ Tài chính chỉ được giao đàm phán, ký kết các hiệp định trong khi Bộ Kế hoạch & Đầu tư lại nhận trách nhiệm phân bổ, chủ trương đầu tư…

Còn theo Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nguyên nhân các dự án đường sắt chậm tiến độ do "năng lực tư vấn, quản lý chưa theo kịp với dự án đường sắt đô thị đầu tiên Việt Nam thực hiện".

Thống kê từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư đưa ra cho thấy 5 dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh hiện đang đội vốn hơn 81.000 tỷ đồng. Trong đó, 2 dự án ở Thành phố Hồ Chí Minh là tuyến số 1 Bến Thành – Suối Tiên và tuyến số 2 Bến Thành – Tham Lương tăng vốn đầu tư so với phê duyệt ban đầu nhiều nhất, hơn 51.700 tỷ đồng. Trong khi đó, tại Hà Nội, 3 dự án Nhổn – Ga Hà Nội ; Cát Linh – Hà Đông ; và Yên Viên – Ngọc Hồi bị đội vốn gần 30.000 tỷ đồng.

*****************

Hàng chục ngàn máy tính ở Việt Nam có nguy cơ bị tấn công (RFA, 15/08/2019)

Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và truyền thông) cho biết, theo thống kê sơ bộ, hiện có hơn 22.000 máy tính ở Việt Nam có nguy cơ bị tấn công bởi lỗ hổng trong dịch vụ Remote Desktop do mở cổng Remote Desktop Protocol (TCP 3389). Báo chí trong nước đồng loạt loan tin hôm 15/8/2019.

doivon2

Một người dân Hà Nội đang sử dụng laptop trong quán cà phê có kết nối internet. AFP

Cụ thể, hiện có hai lỗ hổng, điểm yếu an toàn thông tin mới được công bố, tồn tại trong dịch vụ truy cập máy tính từ xa (Remote Desktop Services) của Hệ điều hành Windows là CVE-2019-1181 và CVE-2019-1182.

Hai lỗ hổng này cho phép tấn công từ xa để cài cắm mã độc và kiểm soát hệ thống. Khi đã có 1 máy trong mạng bị cài cắm mã độc thì các máy khác trong cùng vùng mạng cũng có thể bị khai thác và cài cắm mã độc một cách tự động.

Các lỗ hổng này Microsoft đã phát hành bản vá ngày 13/8/2019. Ngoài ra còn một số lỗ hổng khác trên dịch vụ Remote Desktop (CVE-2019-1222, CVE-2019-1223, CVE-2019-1224, CVE-2019-1225, CVE-2019-1226) cũng cho phép thực thi mã lệnh đã được Microsoft công bố và phát hành bản vá.

Các phiên bản bị ảnh hưởng là Windows 10, Windows 7 SP1, Windows Server 2008 R2 SP1, Windows Server 2012, Windows 8.1, Windows Server 2012 R2. Trong đó, Windows 10 hiện là phiên bản hệ điều hành máy tính phổ biến nhất thế giới.

Tờ VietnamNet hướng dẫn cho người dùng cách vá lỗ hổng tự động bằng cách bật sẵn chế độ cập nhật tự động. Người dùng cũng có thể cập nhật bằng tay bằng cách vào Setting > Update & Security > Windows Update.

Cục An toàn thông tin cũng kêu gọi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần thực hiện cập nhật bản vá ngay cho các điểm yếu lỗ hổng này để bảo đảm an toàn thông tin và phòng, chống các cuộc tấn công nguy hiểm. Đặc biệt nên hạn chế tối đa việc mở cổng dịch vụ Remote Desktop.

Published in Việt Nam

Tin tặc Trung Quốc chiếm dữ liệu về tên lửa chống hạm của Hải Quân Mỹ (RFI, 09/06/2018)

Báo Washington Post ngày 08/06/2018 tiết lộ Hải Quân Mỹ vừa bị đánh cắp hàng loạt dữ liệu mật về tàu ngầm và cả kế hoạch phát triển hỏa tiễn chống hạm mới. Thủ phạm là các tin tặc làm việc cho bộ An Ninh Quốc Gia Trung Quốc, có cơ sở tại tỉnh Quảng Đông.

hacker1

Lầu Năm Góc, trụ sở bộ Quốc Phòng Mỹ. Ảnh minh họa. Wikimedia/CC 2.0/David B. Gleason

Nhật báo Washington Post dẫn lời các nhà điều tra Hoa Kỳ, theo đó các vụ tấn công của tin tặc Trung Quốc diễn ra trong tháng Giêng và tháng Hai 2018. Đích nhắm là một nhà thầu làm việc cho Naval Undersea Warfare Center, một trung tâm phụ trách nghiên cứu và phát triển các vũ khí trên tàu ngầm của Hải Quân Mỹ.

Tin tặc đã đánh cắp tổng cộng 614 gigabyte dữ liệu, bao gồm các hệ thống mã hóa và một dự án rất ít được biết đến mang bí số "Sea Dragon". Đây là một dự án được khởi sự từ năm 2012, có mục tiêu áp dụng các công nghệ quân sự mới.

Theo yêu cầu của Hải Quân Mỹ, báo Washington Post không đưa ra các thông tin chi tiết về loại tên lửa chống hạm mới, mà chỉ cho biết đây là một tên lửa siêu thanh, có thể bắn từ tàu ngầm.

Theo các chuyên gia, hiện tại quân đội Hoa Kỳ ở thế thượng phong do có được đội tàu ngầm, có khả năng tấn công hạt nhân, cùng nhiều chiến hạm trang bị hỏa tiễn liên lục địa mang đầu đạn hạt nhân. Trung Quốc và Nga đang cố bắt kịp. Tin tặc Trung Quốc liên tục tìm cách thâm nhập vào hệ thống tin học của quân đội Mỹ để đánh cắp thông tin.

Mới đây, Lầu Năm Góc đã phải thừa nhận là Bắc Kinh đã chiếm đoạt được nhiều thông tin quan trọng về chiến đấu cơ tàng hình F-35 thế hệ mới, cũng như hệ thống tên lửa đánh chặn Patriot.

Thông tin mà Washington Post vừa loan tải có nguy cơ khiến quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh, vốn đã tồi tệ, càng thêm căng thẳng. Cùng với các nỗ lực quân sự hóa Biển Đông, hoạt động táo tợn của tin tặc Trung Quốc là lý do khiến bộ Quốc Phòng Mỹ hủy bỏ kế hoạch mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận hải quân quốc tế lớn thường niên RIMPAC hồi cuối tháng 5/2018

Trọng Thành

*********************

Tin tặc Trung Quốc đánh cắp dữ liệu mật về chiến tranh dưới mặt biển của Mỹ (CaliToday, 08/06/2018)

Theo các giới chức Mỹ, tin tặc của chính phủ Trung Quốc đã xâm nhập các máy điện toán của một nhà thầu Hải quân, đánh cắp một số lượng lớn dữ liệu quan trọng liên quan đến chiến tranh dưới mặt biển, bao gồm các kế hoạch bí mật để phát triển hệ thống hỏa tiễn đạn đạo chống tàu siêu âm được sử dụng trên các tàu ngầm của Mỹ vào năm 2020.

hacker2

Hải quân Mỹ đang mở một cuộc điều tra về sự vi phạm với sự hỗ trợ của FBI - Ảnh minh họa Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh - Photo Credit : WP

Các vi phạm xảy ra vào tháng Giêng và tháng Hai, các viên chức cho biết, với điều kiện giấu tên tiết lộ, một cuộc thảo luận điều tra đang diễn ra. Các tin tặc nhắm vào một nhà thầu làm việc cho Trung tâm Chiến tranh Hải quân dưới mặt biển, một tổ chức quân sự có trụ sở tại Newport, R., tiến hành nghiên cứu và phát triển cho tàu ngầm và vũ khí dưới nước.

Các viên chức không tiết lộ tên nhà thầu.

Số lượng bị lấy trộm là 614 gigabyte tài liệu liên quan đến một dự án tổ chức chặt chẽ được gọi là Sea Dragon, cũng như tín hiệu và dữ liệu phản ứng, thông tin hệ thống mật mã chiến tranh điện tử của đơn vị phát triển tàu ngầm.

Washington Post đã đồng ý giữ lại một số chi tiết về dự án hỏa tiễn đạn đạo bị xâm phạm theo yêu cầu của Hải quân, cho rằng việc đưa tin của họ có thể gây hại cho nền an ninh quốc gia.

Dữ liệu bị đánh cắp là một tài liệu rất nhạy cảm mặc dù trện trang mạng không có tên của nhà thầu. Các viên chức cho biết các dữ liệu này khi tổng hợp, có thể được coi là một tài liệu quan trọng, một thực tế làm dấy lên lo ngại về khả năng của Hải quân trong việc giám sát các nhà thầu được giao nhiệm vụ phát triển vũ khí tối tân.

Việc vi phạm này là một phần trong nỗ lực lâu dài của Trung Quốc nhằm phá hại quân sự Hoa Kỳ trên lãnh vực kỷ thuật và giúp Trung Quốc trở thành cường quốc ở Châu Á. Tin tức được đưa ra khi chính quyền Tổng thống Trump đang tìm cách bảo đảm sự ủng hộ của Bắc Kinh trong việc thuyết phục Bắc Hàn từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, ngay cả khi có sự căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong các vấn đề thương mại và quốc phòng.

Hải quân đang mở một cuộc điều tra về sự vi phạm với sự hỗ trợ của FBI, các viên chức cho biết. Trong khi đó FBI từ chối bình luận.

Hôm thứ Sáu, văn phòng tổng thanh tra của Ngũ Giác Đài nói rằng Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đã yêu cầu họ xem xét các vấn đề an ninh trang mạng các mật mã của nhà thầu liên quan đến vấn này.

Phát ngôn viên Hải quân Chỉ huy Trưởng Bill Speaks cho biết : "Có các biện pháp tại chỗ yêu cầu các công ty thông báo cho chính phủ khi xảy ra ‘sự kiện tin tặc trang mạng’ có tác động bất lợi hoặc tiềm ẩn trên trang mạng của họ chứa thông tin chưa được kiểm soát".

Ông Bill Speaker nói thêm "vấn đề không thích hợp để thảo luận thêm chi tiết tại thời điểm này".

Nhìn chung, các chi tiết về hàng trăm hệ thống cơ khí và nhu liệu điện toán đã bị xâm nhập – một sự xâm nhập quan trọng trong một lĩnh vực chiến tranh mà Trung Quốc đã xác định là ưu tiên, để xây dựng khả năng của riêng mình và thách thức của Hoa Kỳ.

"Sự kiện này rất đáng lo ngại", cựu Thượng nghị sĩ Jim Talent (R-Mo.), một thành viên của Ủy ban Thẩm định Kinh tế và An ninh của Hoa Kỳ, cho biết. "Nhưng đó là một phần những gì người Trung Quốc đang làm. Họ hoàn toàn tập trung vào việc nâng cao công kỷ nghệ vũ khí thông qua tất cả các loại phương tiện. Điều đó bao gồm ăn cắp bí mật từ các nhà thầu quốc phòng của chúng ta".

Ngọc Thạch

(theo Washington Post)

**************************

Trung Quốc đánh cắp dữ kiện của hải quân Mỹ (VOA, 09/06/2018)

Vụ tn công xy ra trong hai tháng đu năm nay, các gii chc cho biết khi nói v cuc điu tra ca hi quân vi s h tr ca FBI.

hacker3

Chính phủ Trung Quc tn công tin tc máy tính ca mt nhân viên hp đng ca hi quân M và đánh cp mt lượng ln d kin nhy cm v cách thc vn hành mt cuc chiến tranh dưới lòng bin, k c kế hoch dùng phi đn siêu thanh chng tàu trên các tàu ngm M, Reuters ngày 8/6 dn tin Washington Post thut li các gii chc n danh.

Cục Điu tra Liên bang FBI không hi đáp yêu cầu bình lun v tin này.

Các tin tặc nhm mc tiêu mt nhân viên hp đng làm vic cho Trung tâm ca Hi quân ph trách Chiến tranh Dưới bin có tr s ti Newport, Rhode Island.

Tài liệu b xâm nhp bao gm 614 gigabytes liên h ti mt d án gi là Rồng Biển cũng như các d liu v tín hiu và cm biến, thông tin liên quan ti các h thng d liu mã hóa và thư vin chiến tranh đin t thuc đơn v tàu ngm Hi quân.

Washington Post/Reuters

Published in Quốc tế