Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Mỹ ngưng cấp visa : Nỗi lo của các hãng công nghệ Mỹ và lao động nước ngoài (VOA, 27/06/2020)

Tuyên bố ca Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump ban hành ngày 22/6 ch th t đây ti cui năm 2020 ngưng cp visa cho người nước ngoài ti M làm vic, trong đó có visa H-1B dành cho lao đng tay ngh cao trong các lĩnh vc như khoa hc, kĩ sư, công ngh thông tin…

visa1

Visa vào Mỹ : nỗi ám ảnh của các hãng công nghệ Mỹ và lao động nước ngoài - Hình minh hoạ.

Chính quyền Trump nói quyết đnh này nhm bo v công ăn vic làm cho người dân M, giúp gii quyết cuc khng hong tht nghip gây ra bi đi dch Covid-19. T Time dn li mt quan chc cp cao ước tính vi nhng hn chế va công b, khong 525 ngàn công ăn việc làm s được dành cho th trường lao đng ni đa.

Lệnh cm áp dng cho các dng lao đng theo visa t H-1B (thường được các công ty công ngh M thuê mướn) và thân nhân ‘ăn theo’, visa H-2B dành cho công nhân mùa v trong các ngành ngh phi nông nghiệp, visa J-1 dành cho sinh viên trong các chương trình trao đi văn hoá, cho ti visa L-1 dành cho các giám đc, qun lý cao cp ca các tp đoàn đa quc.

Lệnh này min tr cho các lao đng trong lĩnh vc nông nghip và nhng nhân viên y tế đang hỗ tr đáp ng đi dch. Lao đng trong ngành chế biến thc phm vn chiếm khong 15% các visa H-2B cũng được min tr trong lnh cm này, gii chc n danh va k cho biết. Người lao đng các nước mun ti M làm vic là đi tượng b nhm mc tiêu, những công nhân nước ngoài đang làm vic trên đt M không b nh hưởng bi lnh cm này.

Cuộc thăm dò dư lun do t Washington Post kết hp vi trường Đi hc Maryland công b hi tháng trước cho thy 65% người dân M được hi ng h mt lnh cm tm thi tất cả các hình thc di cư trong khi đi dch din ra, trong khi t l phn đi là 34%.

Tờ Seattle Times dn li ông Mark Krikorian, giám đc điu hành Trung tâm Nghiên cu Di trú, gi lnh cm va ban hành là "mt thng li quan trng trước li ích ca các tập đoàn". Trong nhiu năm qua, ông Krikorian cũng như nhng người chng nhp cư ca đng Cng Hòa cho rng các chương trình dành cho lao đng nước ngoài vào Hoa Kỳ như H-1B to ra nhng l hng ln trong chính sách di trú khiến cơ hi cnh tranh vic làm của người dân M b thu hp, đi kèm vi mc thu nhp không được ci thin.

Luận đim này b mt s chính tr gia cũng như các đi công ty công ngh ca M phn đi mnh m. Thượng ngh sĩ Cng Hòa Lindsey Graham, mt đng minh thân cn ca ông Trump, hôm 22/04 tuyên b trên Twitter : "Nhng ai tin rng người di dân hợp pháp, c th là nhng người có visa làm vic, gây hi cho người lao đng M, là nhng người không hiu gì v nn kinh tế Hoa Kỳ".

Tập đoàn Amazon nói đây là mt quyết đnh "thin cn" ca chính quyn Trump. "Đón nhn nhng nhân tài sáng giá nht từ khp nơi trên thế gii chính là điu kin quan trng cho s phc hi kinh tế M. Chúng tôi s tiếp tc h tr nhng chương trình, cũng như nhng n lc bo v quyn li ca người nhp cư", Amazon cho biết. Trong năm tài khoá 2019, Amazon là công ty có số lượng đơn xin visa H-1B được chp thun cao nht c nước, vi 3.026 trường hp.

Quy định tm ngưng visa lao đng vào M s là mt đòn giáng mnh vào các đi công ty công ngh ca Hoa Kỳ, bi theo s liu thng kê mi đây ca B Lao Đng M, gn 80% h sơ H-1B là nhng người hot đng trong lĩnh vc công ngh thông tin.

"Cũng như rt nhiu người nhp cư làm vic trong lĩnh vc công ngh, cá nhân tôi thy khó mà đng tình vi quyết đnh này. Ngoài ra tôi còn là mt người tuyn dng và quyết đnh này nếu kéo dài thêm tới mc không th tuyn thêm được nhân lc dưới dng H1B cp mi thì s vô cùng nh hưởng ti công vic kinh doanh". Ông Trn Vit Hùng- Sáng lp viên công ty Got It, Inc, mt công ty khi nghip ca người Vit ti thung lũng Silicon, M, chia s.

Nhưng trong thi gian trước mt, theo ông Hùng, nh hưởng ca lnh đóng băng cp visa vào thi đim này chưa phi là ln do trong my tháng va qua mi người gn như không ra khi M vì lnh "shelter in place" (không ri nơi cư trú) và chính sách "work from home" (làm việc t nhà) ca các công ty công ngh.

Chia sẻ quan đim ca ông Hùng, lut sư di trú Khanh Phm t Texas cho rng trong tương lai gn s chưa có người nào b nh hưởng bi lnh cm này khi mà công tác xét duyt cp visa còn đình tr gia đi dịch Covid-19 vì các đi s quán và lãnh s quán M ti nhiu nơi trên thế gii chưa hoàn toàn m ca li. Thng kê ca B Ngoi giao Hoa Kỳ cho thy k t tháng Hai năm 2020, s lượng visa không đnh cư được cp đã gim ti 90%.

Tùng Phạm, mt kĩ sư lp trình hiện đang làm vic cho Amazon ti M, cho VOA biết lnh cm mi ban hành khiến nhiu đng nghip ca anh lo lng. Anh Tùng nói ti văn phòng ca anh, hơn phân na s nhân viên là lao đng nhp cư, đã hoc đang làm vic ti M theo din H-1B. Nhng người này đến t nhiu quc gia bao gm Châu Âu, n Đ, và c Vit Nam.

"Họ đu đã trong M nên không b nh hưởng bi sc lnh này, nhưng ai cũng lo lng không biết Tng thng Trump s làm gì tiếp theo, liu con đường t H-1B lên th xanh thường trú nhân ca họ có b nh hưởng trong tương lai hay không", anh Tùng chia s.

Visa H-1B, theo lời lut sư Khanh Phm, là chiếc cu ni đ người lao đng nước ngoài có th tr thành thường trú nhân sau thi gian chng t năng lc ti các công ty M.

Forbes dẫn s liu từ Cơ quan Di trú Nhp tch Hoa Kỳ (USCIS) cho biết, trong năm tài khoá 2019 có ti 21% h sơ H-1B b loi, so vi 6% ca năm 2015.

Anh H.D (nhân vật xin được phép giu tên) cũng là mt kĩ sư lp trình cho Amazon. Không may mn như Tùng Phm, h sơ xin H-1B của anh H.D không được chp nhn. Chia s vi VOA Tiếng Vit, anh H.D nói anh cm thy bun nhưng "vn may mn vì còn có nhiu la chn".

Một trong nhng la chn mà anh đang cân nhc đó là sang Canada làm vic. Công ty Amazon có hn mt văn phòng ti Canada dành cho nhng nhân viên không qua được vòng H-1B. Trong nhng năm gn đây, quc gia láng giềng này đang tn dng tt xu hướng tht cht di dân ca chính quyn Tng thng Trump đ thu hút lc lượng lao đng quc tế cht lượng cao, vi thi gian xét duyt h sơ nhanh hơn và t l t chi thp hơn M.

"Tôi không nghĩ là chính sách đóng băng H-1B sẽ giúp gii quyết vn đ tht nghip M trong ngành công ngh", ông Trn Vit Hùng – Sáng lp viên công ty Got It, Inc nói vi VOA Vit ng.

"Ngành công nghệ ca nước M hùng mnh như bây gi là kh năng thu hút nhân tài t khp nơi trên thế gii. Silicon Valley được to lên và phi trin nh s góp sc ca rt nhiu người nhp cư. Bt kỳ quyết đnh nào làm thay đi các giá tr đó đu có kh năng làm gim kh năng cnh tranh ca M và đ các nơi khác thu hút mt ngun nhân lc này", ông dn gii.

Đông Hải

********************

Mỹ hạn chế visa cho quan chức Trung Quốc do luật an ninh Hong Kong (BBC, 27/06/2020)

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho hay Washington đang thực hiện lệnh hạn chế cấp thị thực cho quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc chịu trách nhiệm phá hoại các quyền tự do ở Hong Kong.

visa2

Mike Pompeo không nêu tên các quan chức Trung Quốc bị Mỹ hạn chế cấp visa

Ông Pompeo cho biết lệnh trừng phạt này nhắm vào các quan chức Đảng cộng sản Trung Quốc "hiện tại và trước đây".

Ông nói rằng động thái này là nhằm thực hiện lời hứa của Tổng thống Donald Trump, trừng phạt Bắc Kinh do đề xuất luật an ninh có thể làm xói mòn quyền tự trị của Hong Kong.

Trung Quốc cho rằng quyết định của Mỹ là một "sai lầm" cần được rút lại.

Quyết định của Mỹ được đưa ra chỉ vài ngày trước một cuộc họp của quốc hội Trung Quốc.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân Trung Quốc sẽ thảo luận về luật mới này tại cuộc họp bắt đầu vào Chủ nhật.

Trung Quốc đã đề xuất luật an ninh quy định các hành động làm suy yếu chính quyền Bắc Kinh là tội hình sự ở Hong Kong, và có thể lần đầu tiên triển khai lực lượng an ninh của đại lục tới Hong Kong.

Động thái này đã làm dấy lên một làn sóng biểu tình mới chống Trung Quốc đại lục ở Hong Kong.

Tuyên bố của ông Pompeo hôm thứ Sáu không nêu tên các quan chức Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi lệnh hạn chế thị thực của Hoa Kỳ, được đưa ra sau một cuộc bỏ phiếu gần đây của Thượng viện Hoa Kỳ về việc trừng phạt các cá nhân làm suy yếu quyền tự trị của Hong Kong và các ngân hàng làm ăn với họ.

Phản ứng trước động thái này, Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho biết họ "kiên quyết phản đối quyết định sai trái của Mỹ".

Trong một tuyên bố được đăng trên Twitter, đại sứ quán nói thêm : "Chúng tôi kêu gọi phía Mỹ ngay lập tức sửa chữa sai lầm của mình, rút lại quyết định và ngừng can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc".

Tháng trước, ông Trump cũng nói rằng ông sẽ bắt đầu chấm dứt chế độ ưu đãi cho Hong Kong trong thương mại và du lịch, nhằm phản ứng kế hoạch của Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ cho biết Bắc Kinh đang thay thế "nguyên tắc đã hứa về một quốc gia, hai thể chế bằng quốc gia, một thể chế".

"Đây là một thảm kịch đối với Hong Kong... Trung Quốc đã bót nghẹt tự do của Hong Kong", ông nói thêm.

Quốc hội Trung Quốc đã ủng hộ nghị quyết về luật mới, hiện đã được chuyển tới lãnh đạo cấp cao của nước này.

Chính quyền Hong Kong luôn cần một luật an ninh, nhưng đã không thể thông qua luật này vì nó không được ủng hộ rộng rãi.

Trung Quốc hiện đang can thiệp để đảm bảo thành phố chắc chắn có một luật để đối phó với những gì Bắc Kinh coi là thách thức nghiêm trọng đối với chính quyền của mình.

Luật quy định tội hình sự với bất kỳ hành vi nào dưới đây :

* ly khai - tách khỏi Trung Quốc

* lật đổ - làm suy yếu quyền lực hoặc thẩm quyền của chính quyền trung ương

khủng bố - sử dụng bạo lực hoặc đe dọa người dân

* hoạt động của các lực lượng nước ngoài can thiệp vào Hong Kong.

Các chuyên gia nói rằng họ sợ luật này có thể khiến người dân bị trừng phạt vì chỉ trích Bắc Kinh - như xảy ra ở Trung Quốc đại lục.

Nguồn : BBC, 7/06/2020

Published in Quốc tế

Vùng biển Benham Rise : Quân đội Philippines đặt thêm mốc khẳng định chủ quyền (RFI, 01/04/2018)

Theo báo chí Philippines hôm nay, 01/04/2018, quân đội nước này chuẩn bị chiến dịch đặt thêm một mốc mới để khẳng định đặc quyền của Philippines đối với vùng biển chiến lược Benham Rise, rộng 13 triệu hecta, nằm sát với các eo biển nối thông Biển Đông và Thái Bình Dương. Nhiều nhà quan sát cho rằng khu vực này đang bị Trung Quốc dòm ngó.

qt1

Người nhái quân đội Philippines dựng cờ chủ quyền trên mỏm đá ngầm ở vùng Benham Rise (Ảnh chụp màn hình báo philstar.com) (Capture d'image @philstar.com)

Báo The Philippines Star cho hay mốc mới – gồm nhiều phao - sẽ được đặt cạnh một lá quốc kỳ của Philippines được dựng lên hồi năm ngoái, tại một trong những ngọn núi ngầm dưới biển cao nhất thế giới. Hoạt động đặt thêm mốc dưới biển dự kiến sẽ được tiến hành ngày 12/04.

Theo một quan chức Philippines, ngày 12/4 được chọn mang tính biểu tượng, bởi cũng ngày này 6 năm trước, Liên Hiệp Quốc chính thức công nhận Benham Rise nằm trong thềm lục địa và là khu vực đặc quyền kinh tế của Philippines. Tháng 5 năm ngoái, Manila quyết định đổi tên vùng biển này thành Philippines Rise.

Chiến dịch đặt mốc mới, nằm ở đông bắc đảo lớn Luzon của Philippines, do Quân khu Bắc Luzon thực hiện. Nhiều lực lượng thuộc hải quân, không quân và tuần duyên tham gia chiến dịch.

Ngày 15/2 Manila phản đối việc Bắc Kinh đặt tên cho một số thực thể ngầm dưới đáy biển thuộc vùng Benham Rise nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines, đồng thời khiếu nại lên Tổ Chức Thủy Văn Quốc tế về vấn đề này.

Trọng Thành

********************

Hoa Kỳ sẽ thắt chặt cấp thị thực nhập cảnh (RFI, 01/04/2018)

Sắp tới, việc xin thị thực nhập cảnh vào Mỹ đòi hỏi nhiều điều kiện hơn. Theo một dự thảo của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ được công bố ngày 30/03/2018, trong thời gian tới, chính quyền có thể yêu cầu những người xin thị thực nhập cảnh phải cung cấp nhiều thông tin cá nhân và đặc biệt là các hoạt động trên mạng xã hội.

qt2

Hành khách xếp hàng nhập cảnh tại sân bay Miami, Hoa Kỳ-AFP

Biện pháp này nhằm thực hiện lời hứa của Donald Trump trong lúc tranh cử tổng thống. Ngoài việc cấm nhập cảnh đối với công dân của một số nước, tổng thống Mỹ còn đòi phải có thẩm tra kỹ trước khi cấp thị thực. Dự án này của Bộ ngoại giao Mỹ được công bố để tham khảo ý kiến công chúng trong vòng 60 ngày trước khi được áp dụng.

Từ New York, thông tín viên RFI Gregoire Poutier cho biết thêm thông tin :

"Tháng 12/2015, một cuộc tranh cãi đã xẩy ra sau vụ nổ súng ở San Bernardino, California. Theo một số người, thì lẽ ra có thể ngăn chặn, không cho nhập cảnh cặp vợ chồng có tư tưởng Hồi Giáo cực đoan đã bắn chết 14 người. Trước đó, các hoạt động của hai hung thủ trên mạng xã hội dường như đã dấy lên nhiều nghi ngờ. Donald Trump đã tận dụng vụ này và mong muốn của ông là phải có kiểm tra kỹ lưỡng trước khi cấp thị thực nhập cảnh, giờ đây trở thành hiện thực.

Từ nay trở đi, người xin thị thực phải khai chi tiết các chuyến đi nước ngoài trong vòng năm năm qua và cung cấp một số tiền sử cá nhân, thậm chí của gia đình.

Đồng thời, đương sự cũng sẽ phải cung cấp các số điện thoại cũ, các địa chỉ thư điện tử và tất cả các tên sử dụng trên mạng xã hội. Trước đây, chỉ có những trường hợp được đánh giá là đặc biệt thì mới phải xem xét kỹ lưỡng và người ta tự hỏi về cách thức mà chính quyền Mỹ có thể phải xử lý khoảng 15 triệu hồ sơ mỗi năm. Bởi vì cho đến lúc này, thì dường như không ai tránh được biện pháp nói trên, trừ những người có hoạt động ngoại giao hoặc công vụ.

Trường hợp các nước được hưởng quy chế miễn trừ thị thực, ví dụ nước Pháp, thì không thấy được nói rõ một cách chính thức, trong lúc Donald Trump thường xuyên làm cho mọi người hiểu rằng ông coi Châu Âu là cái ổ của các phần tử Hồi Giáo cực đoan".

RFI tiếng Việt

********************

Urbi Orbi : Giáo hoàng kêu gọi chấm dứt chiến tranh hủy diệt ở Syria (RFI, 01/04/2018)

Giào hoàng Francis hôm nay 01/04/2018 tại Vatican đã kêu gọi chấm dứt "chiến tranh hủy diệt" ở Syria, và "hòa giải trên vùng đất thánh", cổ vũ đối thoại trên bán đảo Triều Tiên. Thông điệp lễ Phục Sinh của ngài được đưa ra trước khi làm thủ tục ban phép lành cho thành phố Roma và toàn thế giới (Urbi et Orbi).

qt3

Giáo hoàng Francis đọc thông điệp Urbi Orbi nhân lễ Phục Sinh, Vatican, ngày 01/04/2018 Reuters

Trước hàng chục ngàn tín đồ tại khu vực quảng trường Thánh Phêrô được giữ an ninh cao độ, người đứng đầu giáo hội Công giáo nêu ra "cuộc chiến tranh bất tận" ở Syria đã làm trên 350.000 người chết và hàng triệu người phải di tản. Giáo hoàng Francis bày tỏ hy vọng "ánh sáng từ Chúa Giêsu phục sinh soi rọi lương tâm các lãnh đạo chính trị và quân sự để cuộc thảm sát nhanh chóng kết thúc".

Ngài kêu gọi "hòa giải trên đất thánh", hai ngày sau cái chết của 16 người Palestine tại ranh giới Gaza và Israel, tỏ ý tiếc rằng cuộc xung đột đã gây tổn hại cho "những người không thể tự vệ". Giào hoàng cũng cổ vũ cho công cuộc đối thoại trên bán đảo Triều Tiên, cầu nguyện cho hòa bình tại Nam Sudan và Cộng hòa Dân chủ Congo.

Các giáo dân, khách du lịch và ngay cả các linh mục đến dự thánh lễ hôm nay đều phải xếp hàng dài dằng dặc để vào được quảng trường Thánh Phêrô, chịu kiểm tra túi xách và đi qua cửa kiểm soát như ở sân bay. Chính quyền Ý nhận định, dịp lễ Phục Sinh chất chứa nhiều rủi ro cho thủ đô Roma, đặc biệt là 120 quân thánh chiến người Ý có thể trà trộn vào luồng người nhập cư.

Quảng trường Thánh Phêrô hôm nay được trang trí bằng 50.000 đóa hoa, chủ yếu là hoa tuy-líp, nhưng cũng có hoa hồng và hoa lan, được Hà Lan trao tặng – một truyền thống có từ 32 năm qua. Năm ngoái, rừng hoa này đã bị những con chim mòng biển ở Roma xơi mất, nhưng năm nay người ta đã dùng đến kỹ thuật laser để xua đuổi trước khi thánh lễ bắt đầu.

Thụy My

****************

Các ngôi sao ca nhạc Hàn Quốc đến Bắc Triều Tiên trình diễn (RFI, 01/04/2018)

Lần đầu tiên kể từ năm 2005, có đến 160 nghệ sĩ Hàn Quốc đến Bình Nhưỡng tham gia trình diễn hai buổi. Chương trình mang tên "Mùa Xuân đến" bắt đầu từ hôm nay 01/04/2018, trong bối cảnh hòa dịu giữa hai nước Triều Tiên trước cuộc họp thượng đỉnh sắp tới.

qt4

Đoàn nghệ sĩ Hàn Quốc chụp ảnh chung trước khi lên đường tới Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên, ngày 31/03/2018 Reuters

Chiếc máy bay chở đoàn nghệ sĩ Hàn Quốc bay trên tuyến đường hàng không hiếm khi sử dụng, đã hạ cánh hôm qua xuống Bình Nhưỡng và được bộ trưởng Văn Hóa Bắc Triều Tiên Pak Chun Nam ra đón. Chủ Nhật 01/04, các nghệ sĩ Hàn Quốc biểu diễn tại nhà hát lớn ở Bình Nhưỡng, và đến thứ Ba 03/04 sẽ diễn chung với các đồng nghiệp Bắc Triều Tiên tại sân vận động Ryugyong Jong Ju Yong có 12.000 chỗ.

Từ Seoul, thông tín viên RFI Frédéric Ojardias cho biết thêm chi tiết :

"Đó là loại âm nhạc hiếm khi được nghe thấy ở các nhà hát Bắc Triều Tiên. Bản "Red Flavor" của nhóm nhạc Hàn Quốc Red Velvet là một trong những nhạc phẩm được trình diễn hôm nay tại Bình Nhưỡng, bởi năm nữ ca sĩ nổi tiếng là trang phục sexy. Đây thực sự là một cú sốc văn hóa, tại một nước Bắc Triều Tiên mà các bộ môn nghệ thuật bị chế độ kiểm soát, và giới trẻ phải lén lút nghe K-pop của Hàn Quốc.

Trên đường phố Seoul, một người dân cho biết : "Rất tốt khi miền Bắc và miền Nam có thể trao đổi văn hóa. Một ngày nào đó khi thống nhất, bên này có thể thông cảm với nếp văn hóa của bên kia hơn. Đúng là người Bắc Triều Tiên sẽ ngạc nhiên trước các buổi trình diễn âm nhạc này. Những ai đã biết qua về K-pop sẽ yêu thích hơn, nhưng những người vẫn nghi ngại về văn hóa của miền Nam chắc là không vui".

Một người khác nói : "Tôi rất thích sáng kiến này. Những trao đổi văn hóa bước đầu ấy sẽ giúp chúng ta có thể tranh luận tiếp theo về nhiều chủ đề khác về kinh tế xã hội".

Ca sĩ Psy, người trình diễn bài hát nổi tiếng Gangnam Style thì không được phép đến Bình Nhưỡng. Chính quyền Bắc Triều Tiên cho rằng phong cách của ông là dung tục".

Khởi động cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn

Cũng trong hôm nay, Hàn Quốc và Hoa Kỳ bắt đầu các cuộc tập trận chung thường niên một cách kín đáo hơn thường lệ. Cuộc tập trận Key Resolve và Foal Eagle vẫn diễn ra hàng năm vào mùa xuân, đã được dời lại để tránh trùng hợp với thời điểm Thế vận hội Pyeongchang. Lẽ ra kéo dài suốt cả tháng Tư, các cuộc tập trận này đã được rút ngắn đôi chút, và hai đồng minh Mỹ-Hàn tránh sử dụng một số vũ khí chiến lược.

Thượng đỉnh Moon – Un : Ưu tiên vũ khí hạt nhân, nhân quyền

Theo hãng tin NHK Nhật Bản, cố vấn đặc biệt của tổng thống Hàn Quốc, trong chuyến công du Tokyo hôm qua, 31/03/2018, khẳng định : Chủ đề ưu tiên trong cuộc thượng đỉnh Liên Triều, dự kiến ngày 27/04/2018, sẽ là "vũ khí hạt nhân, nhân quyền và vũ khí hóa học".

Theo cố vấn đặc biệt Moon Chung-In, các cuộc gặp cấp cao với Bắc Triều Tiên sẽ có kết quả nếu các cuộc đối thoại giữa hai bên trở thành các sự kiện nghiêm túc và thường xuyên.

Trong khi Hàn Quốc lạc quan về triển vọng phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, chính phủ Nhật Bản hôm nay công bố dự thảo về chính sách an ninh mới trong 5 năm tới của Tokyo, trong đó đe dọa lớn nhất đến từ chương trình hạt nhân và hỏa tiễn đạn đạo của Bắc Triều Tiên, cùng nguy cơ tàu thuyền Trung Quốc xâm nhập tại các khu vực tranh chấp ở biển Hoa Đông.

Thụy My

Published in Quốc tế