Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Phương Tây giao xe tăng cho Ukraine – thông điệp chính trị gửi tới Nga

Phương Tây giao xe tăng cho Ukraine và tình hình nhập cư ở Pháp là hai trong số những chủ đề được các tờ báo Pháp quan tâm nhất trong ngày 27/01/2023.

xetang1

Abrams M1 xe tăng hạng nặng của Mỹ tại căn cứ quân sự Fort Carson - Colorado Springs, Colorado, Hoa Kỳ. Ảnh ngày 29/11/2022. © AP / Christian Murcock

Trang nhất và xã luận nhật báo Le Monde chú ý đến việc Châu Âu và Hoa Kỳ tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine chống lại Nga.

Khi cam kết cung cấp xe tăng hạng nặng cho Ukraine hôm 25/01, Châu Âu và Hoa Kỳ rõ ràng đã "tiến thêm một bước" trong việc viện trợ quân sự cho Kiev. Các bên rất vất vả mới tìm được tiếng nói chung, chủ yếu do sự miễn cưỡng ban đầu của Berlin, khiến Washington cũng phải xuống nước hỗ trợ Ukraine, nhưng cam kết này trước hết là một thông điệp chính trị gửi tới Nga.

Ngay cả trước khi Đức và Hoa Kỳ quyết định gửi xe tăng cho Ukraine, tờ báo nhận định rằng đây là hậu quả từ những tính toán sai lầm của tổng thống Putin. Nga vẫn luôn cho rằng phương Tây nhu nhược và không quyết đoán. Mặc dù có bất đồng, các đồng minh của Kiev đã đạt được thỏa thuận trong hồ sơ này.

Trong khi quân đội Ukraine đang ở thế phòng thủ tại Donbass và lo lắng về một cuộc tấn công mới của Nga, trang bị cho quân đội Ukraine những chiếc xe tăng hạng nặng hiệu quả trên trận địa sẽ cho phép Kiev đứng vững trong khi vẫn bảo toàn được lực lượng của mình.

Những "bảo bối" này cũng có thể giúp Kiev tiếp tục phản công giống như hồi mùa thu năm 2022 và đó sẽ là một thảm họa đối với Moskva. Điều mà Ukraine cùng với các đồng minh muốn đạt được là giải phóng nhiều nhất có thể những vùng lãnh thổ bị Nga chinh phục bằng quân sự trong những ngày đầu của cuộc xâm lược.

Phải thừa nhận rằng không một nước nào, bao gồm cả Đức, có thể đoán trước được là vào buổi sáng ngày 24/02/2022, khi số phận của Ukraine như ngàn cân treo sợi tóc, Berlin sẽ chuyển giao cho Kiev những loại vũ khí tinh vi nhất trong kho vũ khí của mình. Nhưng Đức và đồng minh có thể làm khác được không ?

Tăng cường viện trợ cho Ukraine là hệ quả từ những hành động của điện Kremlin trên chiến trường. Trái ngược với cáo buộc của Moskva, hỗ trợ quân sự Ukraine không biến các đồng minh của Kiev trở thành những kẻ hiếu chiến, mà họ chỉ đang bảo vệ lẽ phải, giúp đỡ một quốc gia tự vệ trước những trận oanh kích của quân xâm lược.

Những thất bại mà Nga phải hứng chịu ở Ukraine hầu như chưa làm thay đổi tương quan lực lượng của hai bên. Do vậy, không giúp đỡ Ukraine với tất cả nguồn lực mà cuộc chiến tiêu hao này đòi hỏi sẽ khiến Kiev không sớm thì muộn phải hứng chịu thất bại. Việc gửi xe tăng Leopard và Abrams cho Ukraine ngụ ý rằng các đồng minh phương Tây quyết tâm không để cho điều đó xảy ra.

Hoa Kỳ duy trì đoàn kết với đồng minh

Đứng từ góc độ của Hoa Kỳ, Le Monde nhận định rằng việc Washington chấp nhận gửi vũ khí hạng nặng cho Ukraine không đơn giản chỉ là để hỗ trợ nước này. Về việc gửi xe tăng Abrams, tờ báo cho rằng thể hiện đoàn kết với các đồng minh là ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ, quan trọng hơn việc hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Chính lý do này đã thúc đẩy tổng thống Joe Biden, trái với ý kiến ban đầu của Lầu Năm Góc, chấp nhận chuyển giao 31 chiếc xe tăng Abrams cho Kiev. Nhưng theo một quan chức cấp cao Hoa Kỳ, những thiết bị quân sự này sẽ phải mất vài tháng mới có thể tới được tiền tuyến. Có khả năng chúng sẽ không tới được Ukraine vào năm 2023. Mặt khác, một chương trình đào tạo cho các binh lính Ukraine cần được tiến hành sớm nhất có thể.

Bất chấp những hạn chế nói trên cùng với lịch trình giao xe tăng không tương ứng với mức độ cấp bách của tình hình trên thực địa, Le Monde nhận định đây là một bước ngoặt thực sự sau nhiều tuần cân nhắc về mặt kỹ thuật và vận hành của xe tăng. Suy cho cùng, Hoa Kỳ tiếp viện Abrams cho Ukraine là điều không thể tưởng tượng được mới cách đây vài tháng.

Nga cáo buộc phương Tây trực tiếp tham gia chiến tranh Ukraine

Nhật báo kinh tế Les Echos thì chú ý đến việc Nga cáo buộc phương Tây trực tiếp tham gia vào xung đột ở Ukraine. Moskva đưa ra lập luận này sau khi các nước Châu Âu và Washington quyết định cung cấp xe tăng cho Kiev.

Trong bối cảnh Kiev kêu gọi đồng minh cung cấp cả máy bay chiến đấu và tên lửa tầm xa để có thể tấn công sâu vào các căn cứ quân sự của Nga, Hà Lan gần đây cho biết sẵn sàng cung cấp cho Kiev một số máy bay F-16 của họ. Đây là một chủ đề gây tranh cãi khi phải mất nhiều tháng mới có thể đào tạo một phi công quen lái máy bay Sukhoi lái được máy bay chiến đấu của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) và các máy bay này sẽ ít có khả năng phải đối đầu với những máy bay Nga vốn ít khi xâm phạm không phận Ukraine.

Tuy nhiên, theo nhiều nhà phân tích, chủ đề này sẽ không còn là cấm kỵ và có thể được đưa ra thảo luận trong phiên họp tiếp theo của các đồng minh vào tháng 2 tới tại căn cứ quân sự Ramstein của Mỹ trên lãnh thổ Đức

Nhập cư ở Pháp, chủ đề cấm kỵ

Một số cải cách như cải cách hưu bổng rất khó thực hiện vì vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của dư luận, thì những cải cách khác dường như có vẻ đơn giản hơn rất nhiều. Nhật báo thiên hữu Le Figaro dành trang nhất và bài xã luận ám chỉ đến những cải cách về nhập cư ở Pháp. Hợp pháp hay bất hợp pháp, tỷ lệ nhập cư ở Pháp lại phá kỷ lục vào năm ngoái, chưa kể đến dòng người di cư ồ ạt từ Ukraine. Từ nhiều thập kỷ qua, chủ đề này luôn gây lo lắng, nhưng vẫn không có gì thay đổi và mọi thứ thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn.

Trong bối cảnh này, gần như có thể khẳng định rằng dự luật về tị nạn và nhập cư được chính phủ trình bày vào mùa xuân tới một lần nữa sẽ không mang lại kết quả gì. Điều đó minh họa cho sự bất lực của chính quyền không dám nhìn thẳng vào sự thật. Để không làm phật lòng những "kẻ đạo đức giả", chính phủ tìm cách hợp pháp hóa những người không có giấy tờ làm trong các ngành nghề thiếu nhân lực, thay vì trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp.

Le Figaro cảm thấy ngao ngán khi nói về nước Pháp, một vùng đất tị nạn đón nhận tất cả những kẻ gặp khó khăn mạt hạng trên hành tinh. Tờ báo nhận định rằng nước Pháp nên lấy cảm hứng từ Đan Mạch để nhìn thấy "chân lý". Trong 20 năm qua, Copenhagen đã quyết định giảm mạnh dòng người di cư và áp dụng chính sách hội nhập rất khắt khe. Giờ đây, Đan Mạch là một thành viên của Liên Hiệp Châu Âu (EU), của khối Schengen và được cánh tả lãnh đạo. Vậy công thức của họ là gì ? Đơn giản là quyết tâm muốn đất nước tiến bộ.

Pháp rút quân khỏi Burkina Faso

Cũng về thời sự nước Pháp, nhật báo công giáo La Croix dành trang nhất và bài xã luận nói về chủ đề Paris tiếp tục rút quân khỏi khu vực Sahel. Sau Mali, đến lượt Burkina Faso muốn thoát khỏi ảnh hưởng ngoại giao và quân sự của Pháp. Chính quyền Ouagadougou đã xác nhận việc rút lui của 400 binh sĩ thuộc chiến dịch chống khủng bố Sabre, đóng quân ở vùng ngoại ô thủ đô và có phạm vi hoạt động bao trùm toàn bộ khu vực. Hôm qua, Paris tuyên bố triệu hồi đại sứ, một dấu hiệu cho thấy quan hệ giữa hai bên rất căng thẳng. Burkina Faso muốn đa dạng hóa các đối tác của mình và đặc biệt hướng tới Nga. Pháp ghi nhận điều này và không muốn đổ thêm dầu vào lửa.

Phong trào bài Pháp đang lan rộng trong cộng đồng người dân vùng Sahel, bị ảnh hưởng của tuyên truyền thân Nga. Đây không phải là điều mới mẻ. Vào những năm 1980, cựu tổng thống Burkina Faso Thomas Sankara đã kịch liệt lên án "chủ nghĩa thực dân Pháp". Ngày nay, sự bất an và khủng hoảng kinh tế xã hội đang "nuôi sống" lẫn nhau, và Pháp đóng vai trò vật tế thần, khi các hoạt động quân sự của Paris trên thực tế không mang lại hòa bình cho Burkina Faso.

Tuy nhiên, La Croix nhận định rằng việc Pháp rút quân không phải là giải pháp tối ưu. Tại Mali, Liên Hiệp Quốc lưu ý rằng việc Pháp rút quân khỏi Barkhane vào năm ngoái đã khiến bạo lực ở đó gia tăng. Cả Pháp, Châu Âu và các nước Châu Phi đều không muốn thấy Sahel biến thành một Somalia mới, với các cấu trúc nhà nước bị sụp đổ và sự chia cắt lãnh thổ. Điện Élysée cho biết họ đang chuẩn bị một chiến lược mới cho khu vực. Sẽ cần phải gia tăng an ninh và hỗ trợ phát triển để ngăn không cho tình hình trở nên xấu đi trên khắp Tây Phi.

Làn sóng thứ 9 của Covid-19 đã qua

Về lĩnh vực y tế, La Croix chú ý đến việc Pháp chưa bao giờ có mức độ lây nhiễm Covid-19 thấp như thời điểm hiện tại kể từ mùa hè năm 2020. Theo một ứng dụng theo dõi Covid, trung bình có 4.573 ca dương tính được ghi nhận mỗi ngày, giảm 25% so với tuần trước. Cùng thời điểm này vào năm ngoái, một kỷ lục mới về ca lây nhiễm đã được ghi nhận với hơn 500.000 trường hợp dương tính trong vòng 24 giờ. Giáo sư Antoine Flahault, giám đốc viện Y tế Toàn cầu ở Genève cho rằnglàn sóng th 9 đã phía sau.

Điều khiến các chuyên gia quan tâm là dịch bệnh thuyên giảm vào mùa đông, mùa mà virus rất dễ phát triển. Theo ông Flahault, rất khó đưa ra một kết luận cụ thể. Còn Yannick Simonin, nhà virus học tại đại học Montpellier, thì tin rằng làn sóng thứ 9 này ngắn hơn và ít nguy hiểm hơn phần lớn là nhờ tiêm chủng. Do đó, chúng ta có thể hy vọng rằng các đợt bùng phát dịch trong tương lai cũng sẽ ít dữ dội hơn.

Phan Minh

Additional Info

  • Author Phan Minh
Published in Quốc tế

Tập đoàn vũ khí Đức sẵn sàng cung cấp 139 xe tăng Leopard cho Ukraine

BBC, 24/01/2023

Trong lúc chính phủ Đức còn chần chừ chưa ra quyết định gửi xe tăng chiến trường Leopard cho Ukraine, tập đoàn vũ khí Rheinmetall, chuyên sản xuất loại xe tăng này, nói họ có thể cung cấp 139 chiếc cho Ukraine "nếu được yêu cầu".

xetang1

Xe tăng hạng nặng Leopard 2 của Đức - Ảnh minh họa

Một người phát ngôn cho Rheinmetall nói với đài RND ở Đức rằng ngay trong tháng 4 và tháng 5 năm nay, họ có thể chuyển sang cho Ukraine 29 chiếc Leopard loại 2A4, và có thể gửi thêm 22 chiếc cùng loại vào cuối năm nay hoặc đầu năm 2024.

Công ty Đức còn cho hay họ sẵn sàng chuyển cho Ukraine 88 chiếc Leopard 1, thế hệ cũ hơn loại mà Đức và Ba Lan dự tính trao cho Ukraine, theo Reuters.

Tuy thế, đến 24/01/2023, câu chuyện về xe tăng Đức "chuyển cho Ukraine" vẫn chưa ngã ngũ dù chính phủ Đức có dấu hiệu mềm mỏng hơn.

Một mặt, Đức nói chưa thể cung cấp Leopard 2 cho Ukraine nếu Hoa Kỳ không đồng ý. Mặt khác, Bộ trưởng Ngoại giao Đức, bà Annalena Baerbock vừa nói nếu Ba Lan chuyển xe tăng Leopard 2 của họ, vốn mua từ Đức, cho Ukraine, thì Berlin không phản đối.

Trước đó, Đức không đồng ý để Ba Lan đem xe tăng "Made in Germany" này cho Ukraine, viện cớ hợp đồng xuất khẩu xe tăng với Ba Lan không có điều khoản bán hay xuất khẩu tiếp cho bên thứ ba.

Chính phủ Ba Lan tỏ ra cứng rắn hơn và nói dù Đức đồng ý hay không thì họ sẽ vẫn chuyển xe tăng cho Ukraine.

Nay, sau phát biểu của bà Baerbock, Ba Lan nói sẽ xin phép Đức để đưa 14 chiếc Leopard 2 của mình cho Ukraine.

Đây là con số tượng trưng chứ không giúp Ukraine thay đổi cán cân lực lượng về thiết giáp với Nga.

Ukraine cần ít nhất 300 chiếc xe tăng chiến trường thì mới chống lại được một cuộc tấn công mới của Nga.

Trên toàn Châu Âu có chừng 2000 chiếc Leopard mà Đức bán ra cho các đồng minh, đối tác.

Leopard 2 là loại "battle tank" – xe tăng chiến trường, có khả năng tác chiến trên các bình nguyên trong những trận đấu tăng.

Giới quan sát quân sự tin rằng Leopard 2 với nòng pháo lớn và độ chính xác khi tác xạ từ xa, là "đối thủ nặng cân" để Ukraine chống lại tăng T-90 của Nga.

Nhu cầu xe tăng hạng nặng được Ukraine coi là "vấn đề sống còn" cho cuộc chiến chống lại quân Nga.

Tuy thế, Hoa Kỳ cũng chưa đồng ý cho Ukraine xe tăng Abrams vì lo ngại chiến tranh leo thang.

Estonia, Lithuania và Latvia vừa cùng lên tiếng yêu cầu Đức cung cấp xe tăng Leopard cho Ukraine "ngay lập tức".

Vì sao Ukraine muốn có xe tăng Leopard của Đức ?

Chris Partridge, nhà phân tích vũ khí của BBC :

Xe tăng Leopard 2 là vũ khí đẳng cấp thế giới được hơn chục quốc gia sử dụng.

Ukraine coi xe tăng là một phần quan trọng khác trong hệ thống phòng thủ chống lại quân đội Nga và loại xe tăng Leopard đã tham chiến ở Afghanistan và Syria.

Điều khiến loại xe tăng này đặc biệt hấp dẫn đối với Kyiv là gần 2/3 số lượng xe tăng Leopard được sản xuất vẫn ở Châu Âu. Vì vậy, trên thực tế việc đưa những chiếc Leopard vào cuộc chiến là điều tương đối đơn giản. Lý do này cũng khiến cho việc bảo trì và sửa chữa - những khía cạnh quan trọng của bất kỳ hệ thống vũ khí nào - cũng trở nên dễ dàng hơn.

Điểm cần chú ý trong tất cả những điều trên là Đức đang cung cấp cho Ukraine các hệ thống phòng không quan trọng, chẳng hạn như tên lửa phòng không IRIS-T và Patriot, cũng như các xe bọc thép.

Nguồn : BBC, 24/01/2023

***************************

Ba Lan sẵn sàng gửi xe tăng Leopard cho Ukraine mà không cần Đức chấp thuận

Phan Minh, RFI, 24/01/2023

Ba Lan hôm 23/01/2023 cho biết sẵn sàng giao xe tăng Leopard do Đức sản xuất tới Ukraine mà không cần hỏi ý kiến Berlin, trong bối cảnh Kiev liên tục yêu cầu các đồng minh cung cấp vũ khí hạng nặng.

xetang2

Một chiếc xe tăng Leopard tham gia tập trận ở Phần Lan ngày 04/05/2022. AP - Heikki Saukkomaa

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cho AFP biết là Vacxava sẵn sàng giao xe tăng cho Ukraine, ngay cả khi không nhận được sự chấp thuận từ phía Đức.

Trong khi nhiều quốc gia đã cam kết cung cấp khí tài quân sự cho Ukraine, thì thứ mà Kiev thực sự muốn nhận được là các loại vũ khí hiện đại và có hỏa lực mạnh hơn, đáng chú ý là xe tăng Leopard – được coi là chìa khóa để chọc thủng tuyến phòng thủ của kẻ thù. Ukraine vẫn đang sử dụng xe tăng thời Liên Xô, cho rằng sự thiếu quyết đoán của các đồng minh sẽ "giết thêm nhiều thường dân".

Mặc dù vẫn còn lưỡng lự trong việc giao xe tăng Leopard cho Ukraine, song hôm nay 24/01, tân bộ trưởng Quốc Phòng Đức Boris Pistorius khẳng định, Berlin là một trong những đồng minh nỗ lực nhất cùng với Washington trong việc hỗ trợ Ukraine và sẽ giúp Kiev giành chiến thắng trước Moskva.

Trong bối cảnh này, các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu (EU) đã đồng ý chi thêm 500 triệu euro để trang bị vũ khí cho Kiev và 45 triệu euro cho việc huấn luyện binh lính Ukraine trên lãnh thổ Liên Âu.

Quân đội Nga có một số bước tiến nhỏ tại miền nam

Về tình hình chiến sự tại chỗ, hãng tin Pháp AFP dẫn lời một lãnh đạo địa phương do quân chiếm đóng Nga dựng lên tại tỉnh miền nam Zaporijjia cho biết quân đội Nga có một số bước tiến nhỏ tại tại tỉnh này và một số nơi khác ở miền nam Ukraine. Tối hôm qua, bộ tổng tham mưu Quân Đội Ukraine cũng khẳng định nhiều cuộc giao tranh diễn ra gần Mali Chtcherbaky trong hai ngày 20 và 21/01. Còn theo chính quyền tỉnh Kherson của Ukraine, đạn pháo của Nga đã giết hại một thường dân.

Chiến sự cũng tiếp diễn tại khu vực xung quanh thị trấn Soledar, tỉnh Donetsk, mà phía Nga tuyên bố đã chiếm được từ hơn một tuần trước, nhưng Ukraine không thừa nhận thất bại.

Hôm qua, tại Berlin, tổng thư ký khối NATO Jens Stoltenberg nhận định ‘‘không có dấu hiệu nào’’ cho thấy Nga đã thay đổi các mục tiêu trong cuộc chiến Ukraine.

Phan Minh

***************************

Ukraine nói cn hàng trăm xe tăng đ giành li lãnh th

Reuters, VOA, 24/01/2023

Ukraine cn vài trăm xe tăng t các đng minh phương Tây đ tiến hành mt cuc phn công li lc lượng Nga nhm giành li lãnh th b chiếm đóng, Chánh văn phòng ca Tng thng Volodymyr Zelenskyy nói hôm 23/1.

xetang3

Ông Andriy Yermak - Chánh văn phòng ca Tng thng Ukraine Volodymyr Zelenskyy.

"Chúng tôi cn xe tăng, không phi 10-20 mà là vài trăm chiếc", ông Andriy Yermak viết trên ng dng Telegram. "Mc tiêu ca chúng tôi là giành li biên gii năm 1991 và trng pht k thù, nhng k s phi tr giá cho ti ác ca mình".

Kyiv đang yêu cu cung cp xe tăng, đc bit là loi xe tăng Leopard 2 do Đc sn xut, vn được nhiu thành viên NATO s dng và cn có s chp thun ca Berlin đ được tái xut sang Ukraine.

Th tướng Ba Lan hôm 23/1 cho biết chính ph ca ông s xin phép Đc chuyn xe tăng Leopard ti Ukraine và nước này đã lên kế hoch chuyn chúng cho dù Berlin có đng ý hay không.

Ngoi trưởng Đc hôm 22/1 nói rng Berlin s không cn đường nếu Ba Lan mun làm như vy. Theo cơ quan đăng ký vũ khí ca Liên Hip Quc năm 2019, Ba Lan có 247 xe tăng Leopard 2.

Nga đã chiếm mt vùng rng ln min đông và nam Ukraine, cũng như bán đo Crimea mà Moscow sáp nhp vào năm 2014.

Biên gii ch quyn ca Ukraine được thiết lp vào năm 1991, sau s sp đ ca Liên Xô. Kyiv coi vic quân Nga rút ra khi toàn b lãnh th ca mình là mt trong nhng điu kin chính đ chm dt cuc chiến đã kéo dài 11 tháng.

(Reuters)

Nguồn : VOA, 24/01/2023

Additional Info

  • Author BBC, Phan Minh, RFI, Reuters, VOA
Published in Quốc tế

Anh sẽ gửi xe tăng Challenger 2 tới Ukraine

Jonathan Beale & Jasmine Andersson, BBC, 15/01/2023

Thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết Vương quốc Anh sắp gửi xe tăng Challenger 2 tới Ukraine để hỗ trợ nỗ lực chiến đấu của nước này.

xetang1

Xe tăng Challenger 2 được sử dụng trong cuộc duyệt binh ở Anh

Ông đã nói chuyện với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một cuộc gọi hôm thứ Bảy, khi đó ông xác nhận sẽ gửi thiết bị và hệ thống pháo bổ sung, văn phòng thủ tướng Anh cho biết.

Văn phòng thủ tướng cho biết động thái này cho thấy "tham vọng tăng cường hỗ trợ của Vương quốc Anh".

Chính phủ sẽ cung cấp 14 xe tăng cho Ukraine.

Khoảng 30 chiếc AS90, loại pháo tự hành cỡ lớn, cũng dự kiến sẽ được chuyển giao.

Tổng thống Zelensky đã cảm ơn Vương quốc Anh, nói rằng quyết định gửi xe tăng "sẽ không chỉ tăng cường sức mạnh cho chúng tôi trên chiến trường, mà còn gửi tín hiệu đúng đắn tới các đối tác khác".

Ông cho biết sự hỗ trợ của Vương quốc Anh "luôn mạnh mẽ" và "bền vững".

Văn phòng thủ tướng Anh nói rằng trong suốt cuộc điện đàm, ông Sunak và ông Zelensky cũng đã thảo luận về những chiến thắng gần đây của Ukraine, cũng như "sự cần thiết phải nắm bắt thời điểm này cùng với sự tăng cường hỗ trợ ngoại giao và quân sự toàn cầu".

Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh một loạt cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga nhằm vào các thành phố trên khắp Ukraine hôm thứ Bảy (14/1), bao gồm cả ở Kiev, Kharkiv và Odesa.

Ít nhất 14 người đã thiệt mạng trong một cuộc pháo kích nhằm vào một khu chung cư ở phía đông thành phố Dnipro.

Ông Sunak cho biết Challengers, xe tăng chiến đấu chủ lực của Quân đội Anh, sẽ giúp lực lượng của Kiev "đẩy lùi quân đội Nga".

Được chế tạo vào cuối những năm 1990, xe tăng Challenger có tuổi đời hơn 20 năm, nhưng nó sẽ là loại xe tăng hiện đại nhất mà Ukraine sử dụng. Các xe tăng sẽ cung cấp cho Ukraine khả năng bảo vệ tốt hơn, và hỏa lực chính xác hơn.

Vương quốc Anh sẽ bắt đầu huấn luyện Lực lượng vũ trang Ukraine sử dụng xe tăng và súng trong những ngày tới.

Mặc dù chỉ riêng khoản quyên góp này không được coi là một yếu tố thay đổi cục diện chiến tranh, nhưng người ta hy vọng rằng động thái của Vương quốc Anh sẽ truyền cảm hứng cho các quốc gia khác quyên góp thiết bị hiện đại hơn để giúp đỡ Ukraine.

Chủ tịch Ủy ban Lựa chọn Quốc phòng Tobias Ellwood nói rằng ông hoan nghênh Vương quốc Anh "nghiêm túc về vũ khí nước này cung cấp cho Ukraine", nhưng sự hỗ trợ quốc tế đó là "quá chậm".

Ông nói với Chương trình BBC Breakfast : "Đó chính xác là những gì Nga muốn chúng tôi làm - tiếp tục do dự.

"Trừ khi chúng ta tiến lên và hỗ trợ Ukraine, Nga sẽ không bỏ đi - và điều đó có nghĩa là kẻ bắt nạt đã chiến thắng".

Ông nhấn mạnh rằng ông muốn thấy một nhà máy sản xuất vũ khí ở Đông Ba Lan, nơi sẽ cho phép Ukraine tự tìm được vũ khí cho mình trong dài hạn.

Hiện tại, Ba Lan có kế hoạch gửi 14 xe tăng Leopard do Đức sản xuất.

Nhưng xe tăng, vốn là nguồn cung lớn hơn và được sử dụng bởi một số quân đội Châu Âu, cần được Đức chấp thuận để xuất khẩu sang Ukraine.

Ukraine cũng hy vọng rằng Mỹ sẽ cung cấp một số xe tăng Abrams, mà sử dụng loại đạn tương tự như Leopard.

Đầu tháng này, Đức và Mỹ đã đồng ý tham gia cùng với Pháp gửi xe chiến đấu bọc thép tới Ukraine - một động thái được coi là tăng cường đáng kể năng lực quân sự của nước này trên chiến trường.

Phản ứng trước thông tin về xe tăng Challenger, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nói : "Như chúng tôi đã nói trước đây, nguồn cung cấp vũ khí là mục tiêu hợp pháp cho các cuộc tấn công của Nga".

Trước đó vào thứ Bảy, quân đội Nga tuyên bố họ đã chiếm được thị trấn khai thác muối Soledar sau một trận chiến dài, gọi đây là một bước "quan trọng" cho cuộc tấn công của họ.

Chiến thắng sẽ cho phép quân đội Nga tiến tới thành phố Bakhmut gần đó và cắt đứt lực lượng Ukraine ở đó, một phát ngôn viên cho biết.

Nhưng các quan chức Ukraine cho biết cuộc chiến giành Soledar vẫn đang diễn ra và cáo buộc Nga "làm nhiễu thông tin".

Jonathan Beale & Jasmine Andersson

**********************

Anh cấp tốc gửi 14 xe tăng hạng nặng đến Ukraine, kèm theo hàng chục đại bác

Trọng Nghĩa, RFI, 15/01/2023

Tiếp theo sau các quyết định của Pháp, Đức và Mỹ, ngày 14/01/2023 đến lượt Anh Quốc loan báo việc chi viện xe tăng cho Ukraine. Tuy nhiên, trái với các đồng minh, Luân Đôn sẽ cung cấp cho Kiev loại chiến xa hạng nặng, chứ không phải là các loại xe thiết giáp hạng nhẹ. Đây là lần đầu tiên một đồng minh phương Tây cung cấp xe tăng hạng nặng cho Ukraine.

xetang2

Ảnh minh họa : Xe tăng hạng nặng Challenger 2 của Quân đội Anh. Associated Press – Joerg Sarbach

Trong một thông báo, văn phòng của thủ tướng Anh Rishi Sunak cho biết là Luân Đôn sẽ viện trợ cho Kiev 14 chiến xa hạng nặng loại Challenger 2, cùng với 30 khẩu pháo tự hành AS90, do 5 xạ thủ vận hành. Các loại vũ khí này sẽ đến Ukraine, trong vài tuần lễ tới đây. Vương Quốc Anh cũng sẽ bắt đầu huấn luyện lực lượng Ukraine sử dụng xe tăng và các loại súng mới trong những ngày sắp đến.

Theo hãng tin Anh Reuters, thông báo viện trợ xe tăng hạng nặng cho Ukraine được thủ tướng Anh đưa ra sau một cuộc điện đàm với tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trước đó, trong đó ông Sunak nêu bật quyết tâm của Luân Đôn trong việc "tăng cường giúp đỡ Ukraine".

Đại sứ quán Nga tại Luân Đôn đã tố cáo quyết định của Anh, cho rằng hành động đó chỉ kéo dài cuộc xung đột, dẫn đến nhiều nạn nhân hơn, bao gồm cả thường dân, và là bằng chứng cho thấy "sự can dự ngày càng rõ ràng hơn của Luân Đôn vào cuộc chiến". Cơ quan đại diện ngoại giao của Nga tại Anh Quốc đồng thời đe dọa là xe tăng Challenger 2 sẽ trở thành "mục tiêu lớn chính đáng cho pháo binh Nga".

Challenger 2 - "Sát thủ" xe tăng

Theo Reuters, Challenger 2 là loại chiến xa được thiết kế để tấn công các xe tăng khác và đã phục vụ trong Quân Đội Anh từ năm 1994. Loại xe tăng này từng được triển khai ở Bosnia và Herzegovina, Kosovo và Irak. Quân Đội Anh hiện có gần 230 chiếc xe tăng Challenger 2.

Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược Ukraine cách nay gần một năm, các đồng minh Châu Âu của Kiev đã chuyển giao cho nước này gần 300 xe tăng từ thời Liên Xô được tân trang, nhưng chưa bao giờ cung cấp cho Ukraine loại xe tăng hạng nặng do phương Tây chế tạo, bất chấp yêu cầu nhiều lần từ Ukraine.

Mới đây, Pháp, Mỹ và Đức đã loan báo cung cấp xe tăng cho Ukraine, nhưng toàn bộ đều thuộc diện hạng nhẹ. Riêng Ba Lan tuyên bố sẽ bàn giao cho Ukraine một số chiến xa Leopard 2 do Đức chế tạo mà Quân Đội Ba Lan hiện có, một động thái đã buộc Berlin phải tính đến chuyện chính mình cũng viện trợ loại xe tăng hạng nặng này cho Ukraine.

Vấn đề tuy nhiên lại là thời hạn giao. Tập đoàn Rheinmetall chuyên sản xuất chiến xa Leopard 2 của Đức vào hôm nay, 15/01, khẳng định là họ không thể giao loại vũ khí này cho Ukraine trước năm 2024.

Trọng Nghĩa

Additional Info

  • Author Jonathan Beale, Jasmine Andersson, Trọng Nghĩa
Published in Quốc tế

Ba Lan sẵn sàng cấp xe tăng hạng nặng Leopard 2 cho Ukraine

Trọng Thành, RFI, 12/01/2023

Viện trợ quân sự của các đồng minh cho cuộc kháng chiến Ukraine có thêm một bước tiến mới. Hôm qua, 11/01/2023, Warszawa tuyên bố sẵn sàng chuyển cho Kiev xe tăng Leopard 2.

hangnang1

Một xe tăng Leopard 2 của Đức tham gia thao dượt tại Munster, gần Hanover, Đức, ngày 24/11/2022. AP - Philipp Schulze

Theo hãng tin Pháp AFP, tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tuyên bố : "Một đại đội tăng Leopard (gồm 14 chiến xa) sẽ được chuyển giao, trong khuôn khổ một liên minh đang hình thành". Tuyên bố của nguyên thủ Ba Lan được đưa ra trong cuộc họp báo chung với hai đồng nhiệm Ukraine và Litva tại thành phố Lviv, miền tây Ukraine.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đánh giá thông báo của đồng nhiệm Ba Lan là "rất tích cực", và nhấn mạnh Ukraine đang chờ "một quyết định chung" của các quốc gia liên quan đến chiến xa nói trên. Nguyên thủ Ukraine không nhắc trực tiếp đến Đức. Về nguyên tắc, việc chuyển giao cho Ukraine xe tăng Leopard 2, do Đức sản xuất, phải được chính quyền Berlin bật đèn xanh.

Áp lực gia tăng với chính phủ Đức

Hôm qua, trong cuộc hội kiến với đồng nhiệm Đức Annalena Baerbock ở thành phố Kharkiv (Ukraine), ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kouleba lấy làm tiếc là Đức chậm trễ trong việc ra quyết định : "Quyết định càng chậm, thì càng có thêm nhiều nạn nhân, càng có thêm nhiều thường dân thiệt mạng". Trên báo Đức Tages Spiegel, chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Quốc Hội Đức, Anton Hofreiter, nhấn mạnh là thủ tướng Đức cần đảm đương vai trò "phối hợp tổ chức cung cấp chiến xa" cho Ukraine "với lãnh đạo các nước phương Tây khác".

Hãng tin Đức DPA cho hay, thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson, trong một cuộc họp báo tại Stockholm hôm qua,, dự kiến vấn đề cấp xe Leopard 2 cho Ukraine "sẽ được làm rõ trong những tuần tới". Tương tự như Ba Lan, quân đội Thụy Điển cũng được trang bị chiến xa Leopard 2 của Đức.

Ukraine có thể thắng trong năm nay nếu được cấp tên lửa tầm xa 

Không chỉ chiến xa, quân đội Ukraine cần gấp tên lửa tầm xa. Trả lời AFP hôm qua, cố vấn của tổng thống Ukraine Mykhaïlo Podoliak khẳng định : "Chỉ có tên lửa tầm bắn xa hơn 100 cây số mới giúp chúng tôi tăng cường đáng kể tiến độ giải phóng các vùng đất bị chiếm đóng". Cố vấn của tổng thống Ukraine cũng cam kết các hỏa tiễn tầm xa nói trên sẽ không được sử dụng để tấn công vào các vùng lãnh thổ Nga.

Trọng Thành

*************************

Lính Ukraine được huấn luyện sử dụng tên lửa Patriot tại Mỹ

Phan Minh, RFI, 11/01/2023

Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ hôm 10/01/2023 cho biết sẽ huấn luyện binh sĩ Ukraine, ngay trên đất Mỹ, về cách vận hành và bảo trì hệ thống tên lửa phòng không Patriot mà Washington sẽ cung cấp cho Kiev. Theo phát ngôn viên Lầu Năm Góc, tướng Pat Ryder, khóa huấn luyện bắt đầu vào tuần tới tại bang Oklahoma, miền trung Hoa Kỳ. 

hangnang2

Hệ thống tên lửa phòng không "Patriot" tại một sân bay quân sự ở Schwesing, Đức, ngày 17/03/2022. AP - Axel Heimken

Từ Washington, thông tín viên Guillaume Naudin cho biết cụ thể :

Căn cứ Fort Sill ở bang Oklahoma, miền trung nước Mỹ, sẽ tiếp đón gần một trăm binh sĩ Ukraine. Tại đó, họ sẽ được huấn luyện cách sử dụng hệ thống phòng không tinh vi nhất trong hệ thống vũ khí của Mỹ. Hoa Kỳ đã quyết định cung cấp cho Ukraine loại vũ khí này sau các yêu cầu của Kiev và các cuộc tranh luận ở Washington diễn ra trong vòng nhiều tháng.

Về nguyên tắc, việc huấn luyện lính Mỹ sử dụng vũ khí này cũng mất khoảng một năm. Trong trường hợp này, do tình hình cấp bách và các cuộc tấn công gần như hàng ngày của Nga, Lầu Năm Góc sẽ cố gắng đẩy nhanh tiến độ huấn luyện. Từ nhiều tháng qua, các binh sĩ Ukraine đã chăm chỉ, tiếp thu tốt và nhạy bén trong việc học sử dụng các hệ thống vũ khí do Hoa Kỳ cung cấp. Bởi cho đến nay, hầu hết các khóa huấn luyện và đào tạo đều diễn ra trên lãnh thổ Đức.

Đây là lần đầu tiên kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, Hoa Kỳ sẽ huấn luyện binh lính Ukraine trên lãnh thổ của mình. Thêm một dấu hiệu cho thấy sự cam kết của Mỹ ủng hộ Ukraine, cùng với việc Washington cung cấp nhiều loại vũ khí ngày càng tinh vi cho Kiev. Đợt viện trợ gần đây nhất, bao gồm các xe bọc thép được trang bị vũ khí có trị giá lên tới hơn 3 tỷ đô la.

Phan Minh

***********************

Tăng viện trợ vũ khí cho Ukraine, phương Tây hy vọng chấm dứt nhanh chiến tranh

Anh Vũ, RFI, 10/01/2023

Cuộc chiến tranh tại Ukraine đã kéo dài gần một năm, giao tranh tiếp tục diễn ra ác liệt ở chiến trường miền Đông. Những ngày đầu năm 2023 này được ghi nhận bằng việc các đồng minh đồng loạt tăng tốc viện trợ vũ khí hạng nặng cho Ukraine, dấu hiệu cho thấy phương Tây đặt kỳ vọng Kiev tạo được bước ngoặt trên chiến trường để sớm kết thúc chiến tranh.

hangnang3

Ảnh minh họa xe tăng AMX-10 RC, không đề ngày được quân đội Pháp cung cấp hôm 05/01/2023. AP - Jeremy Bessat

Sau nhiều tháng trì hoãn, những ngày đầu năm này, lần lượt các nước Pháp, Mỹ, Anh và Đức thông báo mở rộng cung cấp các loại vụ khí như xe tăng, xe thiết giáp bộ binh cho Ukraine. Với Kiev, đây là bước ngoặt mới trong cuộc chiến chống xâm lược. Sau thông báo trên của các đồng minh, ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba đã vui mừng tuyên bố : "Thời kỳ của những giới hạn trong viện trợ vũ khí cho Ukraine đã qua".

Giới quan sát ở phương Tây nhận định động thái này là một bước thay đổi lớn trong hỗ trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine. Cho đến nay, Mỹ và Đức vẫn rất thận trọng trong việc gửi khí tài mà NATO sử dụng sang Ukraine vì lo ngại Nga xem đây là hành động leo thang căng thẳng và bị coi là bên tham chiến.

Nhật báo Le Figaro nhận định, với quyết định giao chiến xa cho Kiev, các nước phương Tây không còn chỉ bằng lòng với việc giúp quân đội Ukraine kháng cự với quân đội Nga mà còn cho phép Ukraine phản công giành lại các vùng lãnh thổ mà Nga đang chiếm đóng. Các đồng minh của Kiev dường như đặt cược vào một chiến thắng trên chiến trường để nhanh chóng kết thúc cuộc chiến trong năm nay.

Nếu kéo dài cuộc chiến tranh này, rõ ràng tương quan lực lượng hoàn toàn bất lợi cho Ukraine, mặt khác sự hỗ trợ quân sự của các nước phương Tây cũng sẽ suy giảm. Các đồng minh của Kiev lúc này hơn ai hết thấy cần phải kết thúc nhanh chóng cuộc chiến tranh này. Các nước trong Liên Hiệp Châu Âu không thể chịu được mãi tình trạng giá năng lượng tăng cao, lạm phát leo thang, dân chúng bất bình và xã hội mất ổn định. Tại Mỹ, dư luận ủng hộ hậu thuẫn quân sự cho Kiev cũng có chiều hướng suy giảm từ mùa hè vừa qua, đặc biệt với những thay đổi trên chính trường Mỹ gần đây.

Hơn nữa, kho vũ khí của các nước phương Tây cũng không phải là vô tận để đáp ứng nhu cầu của Kiev. Chính quyền Zelensky đã nhiều lần nói rằng nước này cần 600 đến 700 xe chiến đấu bộ binh cùng với 300 xe tăng từ phương Tây để có cơ hội chọc thủng hệ thộng phòng thủ kiên cố của Nga dọc tiền tuyến. Những nỗ lực tăng tốc viện trợ khí tài chiến đấu của phương Tây mới đây cho Kiev nếu tính về số lượng có lẽ chỉ là con số tượng trưng. 

Dù sao, giờ đây phương Tây thấy cần phải hành động nhanh hơn, sau một thời gian thăm dò tình hình trên chiến trường, thấy vũ khí phương Tây được quân đội Ukraine sử dụng tấn công Nga có hiệu quả nhất định. Bên cạnh đó, các giới chức phương Tây nhận thấy bất cứ thỏa thuận đình chiến tạm thời nào cũng có thể giúp Nga có thêm thời gian củng cố lực lượng và chuẩn bị cho các đợt tấn công tiếp theo.

Với vũ khí ngày càng uy lực từ phương Tây, hẳn là Ukraine sẽ có cơ hội lớn để phản công Nga trong thời gian tới. Các đồng minh hy vọng quân đội Kiev tạo được đột phát mới trên chiến trường. Kiev trông chờ vào vũ khí của phương Tây hy vọng lặp lại thành công trong chiến dịch phản công ở miền nam và đông nam đất nước hồi mùa thu năm ngoái. Nhưng nhiều chuyên gia quân sự cho rằng thành công của quân đội Ukraine trong năm 2022 một phần là nhờ những sai lầm chiến thuật của Nga, điều khó có thể lặp lại trong năm nay, khi quân đội Nga đã chuẩn bị cho cuộc chiến kéo dài tăng cường hệ thống phòng thủ trên khắp các mặt trận, mục tiêu là giữ đất tạo lợi thế trên bàn thương lượng nếu có.

Trong khi đó, thắng lợi của Ukraine lại hoàn toàn phụ thuộc vào yếu tố từ bên ngoài, trong đó có động lực và mức độ viện trợ vũ khí của phương Tây và cả những biến chuyển từ nước Nga của tổng thống Putin. Kremlin luôn cảnh báo việc phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine sẽ chỉ càng làm trầm trọng thêm cuộc chiến hiện nay, dẫn đến nhiều thương vong mới và có nguy cơ leo thang thành xung đột quân sự trực tiếp giữa Nga và NATO. 

Anh Vũ

Additional Info

  • Author Trọng Thành, Phan Minh, Anh Vũ
Published in Quốc tế