Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Hình nh hàng ngàn nn dân, k c người già, tr con lũ lượt ri khi Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng 15 tháng 8, sau khi chính quyn nơi này quyết đnh kéo dài thi gian cô lp thêm mt tháng (1), cung cp thêm bng chng, chng minh nhng tuyên b rn rng ca h thng chính tr, h thng công quyn t trung ương ti đa phương ti Vit Nam ch là "chót lưỡi, đu môi". Nguyên nhân dn ti đt di tn th hai khi đô th sm ut, năng đng nht Vit Nam trong vòng chưa đy mt tháng vn là tuyt vng.

dan1

Hàng ngàn nn dân, k c người già, tr con lũ lượt ri khi Thành phố Hồ Chí Minh vào sáng 15 tháng 8

Đt dch Covid-19 th tư ti Vit Nam sp tròn bn tháng. Thành phố Hồ Chí Minh t cô lp và b cô lp sp tròn ba tháng. H tr ch , phân phát thc phm, thm chí giúp đ thuc men, thiết b tr th, ch yếu vn ph thuc vào t tâm. Nhng người kit qu sm nht, bi quan nht đã ra đi trước, gi ti lượt nhng người tng lc quan hơn vì có th cm c lâu hơn. Cư dân các đa phương khác tìm ti Thành phố Hồ Chí Minh còn có ch lánh nn. Còn cư dân Thành phố Hồ Chí Minh có th chy đi đâu ?

Nếu được tr giúp ngay t đu v chn nương thân, miếng ăn, yên tâm vì s được cp cu kp thi, thích đáng khi chng may b nhim Covid-19, chc chn không có đt di tn th hai như va thy ! Tuy nhiên các chính sách h tr, gói cu tr, k c cu tr được xem là táo bo chưa tng có (2) vn đang đâu đó! Tr cp tin, tr cp thc phm còn hiếm thì mơ gì đến tr cp giúp an cư cho c người thuê nhà ln người có nhà cho thuê, dù nhiu người tiếng là ch nhà tr nhưng đang là con n ca nhiu nơi vì vay đu tư ! Hết h thng chính tr ti h thng công quyn dõng dc tuyên b: "Không b ai li phía sau" nhưng không cho ai thiếu tin đin, tin nước, phí vin thông (Internet, đin thoi) Nhng dch v thiết yếu vi dân sinh vn thu đúng, thu đ không đ sót đng nào ! Làm sao đ sng - gi không còn là câu hi ca riêng nhng thành phn xưa nay vn được xem là yếu thế trong xã hi Vit Nam, đó là trăn tr chung ca t t c các gii khi nn móng bo đm kh năng hi phc (vn liếng, nhân lc) đã tan hoang !

***

Đi dch đã bày ra cho mi cá nhân và tng gii cm nhn tường tn thế nào là "tài tình, sáng sut" và "ưu vit" ca h thng chính tr, h thng công quyn Vit Nam.

Trong 18 tháng tính t khi Covid-19 lan rng trên toàn cu, nhng h thng này không hc được gì hu ích. Vì Chiến lược phòng, chng dch vn ch xoay quanh "truy vết, cách ly, cô lpvà không thèm bn tâm v vaccinenên Th tướng tiếp tc hô hào "đi tng ngõ, gõ tng nhà, rà tng đi tượng" - ging như thưở thúc ép đng bào đ cao cnh giác vi k thù hu hình, cho đến khi thc tế chng minhChiến lược phòng, chng dch y đã khiến thm ha gia tăng mc đ thit hi c v nhân mng ln tài sn.

Gi, Th tướng tiếp tc phát đngPhong trào đc bit "C nước đoàn kết, chung sc, đng lòng thi đua phòng, chng và chiến thng đi dch Covid-19(3).

C nước có bao gm các viên chc lãnh đo h thng chính tr, h thng công quyn t trung ương đến đa phương không ?

Nếu có, chng l đoàn kết, chung sc, đng lòng thi đua phòng, chng và chiến thng đi dch Covid-19s tính c nhng trường hp như Thanh Hóa: Gia đi dch, t chc hi ngh chn mu xây dng qun th tượng đài "Con tàu tp kết" tr giá 255 t đng mà theo d kiến, s khi công vào quý ti (4) ? Hay tính c nhng trường hp như Ngh An: Gia lúc dân chúng qun qui vì thiếu thn, bnh tt, mt mát vn t chc hi ngh bàn vic xây dng Thác chín tng, tr giá 1.625 t đ tôn vinh thân mu ông H Chí Minh (5).

Có cnđoàn kết, chung sc, đng lòng thi đua phòng, chng và chiến thng đi dch Covid-19đ t trên xung dưới, t Nam ra Bc không nhng hn lon, mà còn góp phn gia tăng lây nhim Covid-19 vì thc thi kim soát "thc phm, hàng hóa thiết yếu", vì "giy đi dường phi có UBND phường nơi làm vic xác nhn", vì "khai báo di biến đng dân cư" ? Đoàn kết, chung sc, đng lòng thi đua như thế rõ ràng không thphòng, chngnói gì đếnchiến thng đi dch Covid-19 !

Khi đoàn kết, chung sc, đng lòng vn ch là trút gian nan, mt mát lên đu lê dân, ch là ha hão và hô hào suông, làm gì cũng sai, phi sa thì điu đó có khác gì thi đua t đào h chôn th chế. Cho đến gi, c chiến lược ln cách thc phòng, chng đi dch Covid-19 ch mi cho thy h thng chính tr, h thng công quyn ti Vit Nam va bt tài, va bt nhân. Nhiu viên chc hu trách t trung ương đến đa phương đã kém ci, vô trách nhim li huênh hoang, không biết s hu ha !

Trân Văn

VOA, 16/08/2021

Chú thích

(1) https://www.youtube.com/watch?v=Gy7Cx4-q4pk&ab_channel=Vnews24h

(2) https://tuoitre.vn/cham-nhat-7-10-ngay-nguoi-dan-se-nhan-duoc-ho-tro-tu-goi-26-000-ti-20210707171348344.htm

(3) https://baotintuc.vn/chinh-tri/thu-tuong-phat-dong-phong-trao-thi-dua-dac-biet-20210814131129217.htm

(4) https://vnexpress.net/thanh-hoa-chon-mau-xay-tuong-dai-khu-luu-niem-255-ty-dong-4299756.html

(5) https://nhadautu.vn/nghe-an-thong-nhat-y-tuong-du-an-thac-9-tang-cua-tt-group-o-nam-dan-d56198.html

Published in Diễn đàn

Thuật ng "New Normal" – sự bình thường… mi - xuất hin sau đt suy thoái toàn cu hi cui thp niên 2000 (1), va được nhiu người cùng lp li sau khi Covid-19 bùng phát thành đi dch. Covid-19 đã to ra vô s yếu t bt thường và biến tt c nhng yếu t bt thường y tr thành bình thường, mt kibình thường… mkhác xa nếp thường.

new1

Một nhân viên y tế ti bnh vin Daegu, Nam Hàn. Hình minh họa.

Thân hữu ca người viết bài này va có mt chuyến đi dài và người viết bài này tóm lược câu chuyn anh mi k nhm phác ha mt s đường nét csự bình thường… mi, nay đã vượt ra khi phm vi mt quc gia…

***

Sau ba năm sống Đc, cui tun va qua, gia đình tôi chuyn sang Nam Hàn. Chuyn c vài năm li thay đi nơi cư trú mt ln, chuyn t vùng này sang vùng khác, thm chí t quc gia này sang quc gia khác đã tr thành điu bình thường đi vi quân nhân Mỹ và gia đình của h. Gia đình tôi cũng thế. Tuy nhiên ln này, tri nghim và cm giác ca chúng tôi khác hn nhng ln trước !

Chúng tôi rời Đc bng mt chuyến bay ca Korean Air, khi hành t phi trường Frankfurt. Dù là th by và sinh hot ti Đc đã được xem như bình thường do c s ca b nhim Covid-19, ln s ca t vong đu gim đáng k nhưng hôm y, lượng khách lui ti phi trường quc tế xưa nay vn ni tiếng vì đông đúc này, ch ging như phi trường nơi xa xôi, ho lánh nào đó vào thi đim khc nghiệt nht ca mùa… Đông.

Từ khi Covid-19 tr thành đi dch, tôi đã được xem khá nhiu nh, video clip gii thiu nhng phi trường vng hoe nhưng vn cm thy bt ng khi mt phi trường như Frankfurt li yên tĩnh đến thế. Korean Air dùng mt Boeing 777-300ER để thc hin chuyến bay đưa khách t Frankfurt đến Seoul và bt ng kế tiếp là chiếc phi cơ khong 290 ghế này ch bán được chng… 40 vé !

***

Tuy số ca b nhim Covid-19 ti Đc đã gim t vài ngàn mi ngày xung khong 200/ngày và s người chết do Covid-19 chỉ còn mt, hai người mi ngày, có nhng ngày may mn, chng ai thit mng nhưng người Đc vn hết sc k lưỡng trong vic phòng nga lây nhim. Mi người vn b buc phi mang khu trang, phi gi khong cách cn thiết nơi công cng.

Một tun trước ngày gia đình tôi sang Nam Hàn, cng đng M Kaiserslautern – vùng tp trung hàng chc căn c quân s ca M - rúng đng trước tin : Nhân dp Quc khánh M (4 tháng 7), mt ph n M đã thuê mt apartment ri dùng mng xã hi, mi đng bào đến liên hoan. Không may cho cô là có tới 300 người đáp ng, apartment cô thuê không đ ch cha, khách tràn ra c công viên gn đó trò chuyn, chơi đùa… Cnh sát Đc đã cùng quân cnh M gii tán bui liên hoan vì t tp quá 150 người và không bo đm yêu cu gi khong cách. Người ph n đng ra t chc cuc gp g đang đi din vi khon tin pht có th lên ti 25.000 Euros (2)...

Kể như thế đ có th hình dung người Đc nghiêm cn như thế nào trong vic phòng nga Covid-19 bùng phát tr li thành mt đt dch mi trên diện rng. Song dường như người Đc vn… không k lưỡng bng người Nam Hàn ! Ch cn bước qua ca chiếc phi cơ ca Korean Air là có th cm nhn ngay điu đó : Tt c tiếp viên đu mang PPE (Personal Protective Equipment – trang b bo v cá nhân – áo bc toàn thân, mũ trùm đu, kính che mt, găng tay). Tuy tiếp viên Korean Air vn thế - rt lch s, tn tình – nhưng ngi gia mt nhóm mang PPE di chuyn ti lui, bn khó tránh được s liên tưởng bn đang gia mt… dch và chính bn là n ha cho người khác !

Cảm giác y rõ hơn khi phi cơ tiếp đt... Bên trong phi trường Incheon, s người mang PPE còn… đông hơn nhiu ln ! Nhng người đu tiên tiếp xúc vi khách đến Nam Hàn không phi là đi din lc lương biên phòng – kim tra nhp cnh như ngày xưa mà là những nhân viên mang… PPE. Yêu cu đu tiên đi vi tt c mi người – c công dân Nam Hàn ln khách ngoi quc - là ti và kích hot mt ng dng trên đin thoi ca bn đ người ta theo dõi s di chuyn ca chính bn sau khi nhp cnh, đng thi cũng là để gi thông báo, liên lc vi bn nếu có ai trên chuyến bay nhim Covid-19…

Bạn không th t chi thc hin yêu cu va k vì ti phi trường Frankfurt, mun lên phi cơ ti Nam Hàn, bn phi ký cam kết thc hin các yêu cu phòng dch ca Nam Hàn. Ti – kích hoạt ng dng va đ cp là điu kin tiên quyết đ bn được phng vn xem bn đến t đâu ? Vài tun qua đã đi nhng đâu ? Vào Nam Hàn s đâu ?.. Bn phi qua ba chng như thế đ kim tra thân nhit và đin thêm chng ba, bn t khai, nhn li năm, bảy hướng dn cho cùng mt mc đích, kim soát – hn chế ti đa kh năng bn b nhim Covid-19 và tr thành ngun tán phát Covid-19...

Sau đó bạn mi được gp đi din biên phòng đ hoàn tt th tc nhp cnh ri ly hành lý ký gi và cũng khác vi ngày xưa, bạn chưa th bước ra ngoài đ v nhà. Chng cui cùng vn là… tái ng nhng người mang PPE, h s hi thăm và hướng dn bn vào ch đã được căng dây - khoanh vùng cho nhng người như bn ngi ch được đón. Ai đón cũng được nhưng phi có người đón đ bn không đi lung tung mà đi thẳng v nhà hoc nơi bn đã cam kết vi gii hu trách Nam Hàn là bn s t cách ly trong 14 ngày.

***

Tuy không nhiều nhưng vn có quân nhân M và thân nhân đến Nam Hàn qua phi trường Incheon và đó là lý do quân đi M t chc đón người ca mình ngay ti phi trường... Ly xong hành lý, gia đình tôi cũng được đưa vào ch dành riêng cho nhng người đến Nam Hàn theo lnh điu đng ca quân đi M đã được căng dây – khoanh vùng. Có mt nhà hàng cách ch này chng bn mét nhưng chúng tôi không được vào đó đ chn loi thc ăn mình mun, đói hay khát s được cung cp thc phm, nước ung đã chun b sn. Khong cách ti nhà v sinh cũng ch chng bn mét nhưng chúng tôi không th t đi mà phi có người đi kèm...

Tất nhiên là chúng tôi cm thấy khó chu nhưng ngm cho đến cùng, điu đó là cn thiết và hp lý. Chưa xét nghim làm sao biết chính mình có b nhim Covid-19 hay không (?), cũng vì vy không th đ nhng người va nhp cnh tùy tin ra vào nhng nơi công cng vì có th gieo rc mầm bệnh cho nhng người khác đ h làm nhng người khác na nhim Covid-19…

Gia đình tôi vẫn đang b cách ly. Apartment mà gia đình tôi cư trú trong khu cách ly đy đ tin nghi nhưng vn rt khó đ quen vi vic c ngày ch ti lui trong phm vi vài chc mét vuông. Ba ngày sau khi có kết qu âm tính vi Covid-19, chúng tôi mi được ra ngoài 45 phút/ngày nhưng ch có th bước ra khi ca nếu kết qu đo thân nhit vào lúc đó bình thường. Đi ra, đi vào đu có người đi kèm. bên ngoài cũng ch được ti lui trong khu vực đã xác đnh trên sơ đ và có người giám sát !

Đóng ở Nam Hàn nên quân đi M tuân th cht ch các qui đnh phòng nga Covid-19 do Nam Hàn đ ra. Nam Hàn tng làm thế gii choáng váng khi s ca b nhim Covid-19 tăng vt như pháo thăng thiên. Giờ thì mỗi ngày, s ca b nhim Covid-19 Nam Hàn ch khong 30 người/ngày và khong 60% đến 70% s ca nhim Covid-19 là khách nhp cnh (3). Đó chính là kết qu nhãn tin ca vic đt đnh - thc hin nghiêm ngt nhiu bin pháp, thiết lp mt trt t mi và chấp nhsự bình thường… mi !

***

Chẳng riêng tôi, đa s nhng người tôi gp khi được ra ngoài đi do 45 phút/ngày cùng nhn xét rng ging như đang b… tù. Khi Covid-19 tr thành đi dch, ai cũng đã tng nghe, tng biết nhng thông tin, câu chuyn về cách ly, tự cách ly nhưng tôi tin, chng ai cm thy thoi mái, hài lòng khi chính mình tr thành đi tượng b cách ly và b giám sát nghiêm ngt đ không vô tình gieo rc cho nhiu người theo cp s nhân. Sự bình thường… mi cũng vậy. Sự bình thường… mi ở thi đim này do đi dch khác rt xa s bình thường mi hi cui thp niên 2000 do suy thoái kinh tế toàn cu.

Văn minh đã đưa nhân loi tiến nhng bước rt dài trong vic xác đnh hàng lot gii pháp đ nâng cao – bo v t do cá nhân. Các bin pháp đ thiết lsự bình thường… mvô hiệu hóa nhiu gii pháp và mi cá nhân b đy vào tình thế va phi t b, va phi thc hin nhng bin pháp mà cách nay vài tháng còn b xem là quái g, không th chp nhn. Covid-19 đã làm được điu khó tưởng, mi cá nhân phi t điu chnh, phi chp nhn s bình thường… mi vì li ích ca chính mình và vì người khác. Thiếu tôn trng mt trong hai đu ging như m ca mi đi ha quay li !

Trân Văn

Nguồn : VOA, 16/07/2020

Chú thích

(1) https://en.wikipedia.org/wiki/New_normal_(Economic)

(2) https://www.stripes.com/news/american-faces-big-fine-for-hosting-kaiserslautern-july-4-party-that-broke-coronavirus-rules-1.636524

(3) http://world.kbs.co.kr/service/news_view.htm?lang=v&Seq_Code=46404

Published in Diễn đàn

Lời giới thiệu : Gần 500 độc giả đã tham gia hội thảo trực tuyến với Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright về chủ đề "Dịch bệnh Covid-19 : Tác động và chính sách ứng phó của Chính phủ". Đây là hội thảo trực tuyến mở đầu cho chuỗi hội thảo chính sách liên quan đến chủ đề Covid-19 của các giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright diễn ra trong tháng 4 và tháng 5. 

Với vai trò của một trường giảng dạy và nghiên cứu chính sách công hàng đầu ở Việt Nam, các giảng viên của trường Chính sách công và Quản lý Fulbright luôn theo dõi chặt chẽ các diễn biến của dịch Covid-19, có các phản biện, phân tích chuyên sâu để kịp thời đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp.

cov0

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright

Đại dịch tác động nghiêm trọng đến kinh tế Việt Nam

Mở đầu bài thuyết trình, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh đưa ra bức tranh toàn cảnh về tác động của đại dịch ở góc độ toàn cầu. Bằng các phân tích và dẫn chứng số liệu đến thời điểm này, có thể khẳng định rằng đây là cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử thế giới cận đại.

Theo ông, mặc dù Covid là khủng hoảng toàn cầu nhưng tác động của nó lớn đến đâu sẽ phụ thuộc vào bối cảnh và phản ứng cụ thể của mỗi quốc gia. Trong từng quốc gia, mức độ tác động của đại dịch và khả năng điều chỉnh, thích nghi của mỗi ngành nghề cũng khác nhau.

Với quy mô kinh tế nhỏ và có độ mở thuộc hàng cao nhất thế giới hiện nay, không có gì ngạc nhiên khi bất kỳ một biến động nào bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng ngay lập tức và nghiêm trọng đến Việt Nam. Sự phụ thuộc ngày càng lớn của Việt Nam vào đầu tư nước ngoài (khu vực FDI chiếm tới hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, gần 50% tổng sản lượng công nghiệp) khiến nền kinh tế càng dễ tổn thương trước các cú sốc bên ngoài.

Không những vậy, các ngành công nghiệp chế biến – chế tạo của Việt Nam còn lệ thuộc nặng nề vào nguồn cung nguyên vật liệu bên ngoài do sự yếu kém của các ngành công nghiệp phụ trợ. Đặc thù ở Việt Nam là để xuất khẩu thì doanh nghiệp phải nhập khẩu rất nhiều. Bởi vậy, khi các chuỗi cung ứng toàn cầu bị ngưng trệ vì dịch bệnh, các doanh nghiệp chật vật sản xuất cầm chừng khi nguồn nguyên liệu đầu vào dần cạn kiệt.

Mặt khác, cơ cấu kinh tế hiện tại của Việt Nam cũng khiến cho tác động của Covid-19 trở nên nghiêm trọng hơn. Tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế tương đối cao, trong khi đây lại là ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất của dịch bệnh và suy thoái kinh tế.

Tác động nghiêm trọng của Covid-19 được phản ánh rõ nét trong số liệu thống kê quý 1. Theo đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 3,82%, sụt giảm gần một nửa so với cùng kỳ năm ngoái. Cả sản xuất công nghiệp và bán lẻ tiêu dùng đều giảm mạnh với chỉ số sản xuất công nghiệp chỉ bằng 50% so với năm 2018.

cov1

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chỉ còn 0.5%, mức tăng thấp kỉ lục, trong khi nhập khẩu âm gần 2%, cho thấy các doanh nghiệp đang cạn kiệt nguyên liệu đầu vào để sản xuất. Dự báo tốc độ tăng trưởng xuất khẩu quý 2 còn thấp hơn nữa khi các nền kinh tế lớn, đồng thời là những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, mới thực sự ngấm đòn Covid-19 (xem biểu đồ).

cov2

Về vốn đầu tư nước ngoài, đây cũng là năm duy nhất mà cả tốc độ vốn đăng kí và tốc độ vốn thực hiện đều giảm mạnh (tương ứng âm 20.9% và âm 6.6%).

cov3

Đặc biệt, các doanh nghiệp – trụ cột của nền kinh tế chịu cú sốc mạnh. Số doanh nghiệp mới thành lập tăng 4.4% nhưng quy mô về vốn và lao động đều giảm, trong đó lao động giảm tới gần một phần tư so với quý I năm 2019. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp tạm dừng hoạt động để nghe ngóng tình hình, hoặc chờ giải thể tăng vọt đến 26%.

Khảo sát nhanh của Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân đầu tháng 3 vừa qua đối với 1200 doanh nghiệp cho biết nếu như dịch kéo dài 6 tháng thì 60% doanh nghiệp sẽ bị giảm trên 50% doanh thu, gần 30% doanh nghiệp giảm từ 20 đến 50%. Nói cách khác, khoảng 90% doanh nghiệp được khảo sát có mức giảm doanh thu nghiêm trọng và 74% doanh nghiệp đứng trước nguy cơ phá sản, giải thể.

cov4

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cảnh báo, nếu không có sự can thiệp hiệu quả, hiệu lực và kịp thời của Chính phủ, một số ngành kinh tế và nhiều doanh nghiệp có thể đổ vỡ, kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng về tăng trưởng, việc làm, cũng như nhiều hệ lụy xã hội tiêu cực khác.

Chính sách ứng phó với đại dịch

Trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu cấp bách đối với từng quốc gia cũng như toàn thế giới là phải phản ứng nhanh nhất và hiệu lực nhất với tất cả các nguồn lực có thể có để ngăn chặn khủng hoảng y tế trở thành khủng hoảng kinh tế và thậm chí trở thành khủng hoảng tài chính và nợ công, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh nhấn mạnh.

Tuy nhiên, khi các quốc gia thực hiện chiến lược ngăn chặn dịch bệnh, một mặt giúp giảm tình trạng lây nhiễm, nhưng đồng thời khiến kinh tế suy giảm trầm trọng hơn khi các hoạt động sản xuất, kinh doanh và chuỗi cung ứng, phân phối bị ngừng trệ do các biện pháp ngăn chặn, phong tỏa. Suy thoái kinh tế là cái giá không thể tránh khỏi khi chống dịch.

cov5

Nhấn mạnh đây là bài toán đánh đổi mà mọi quốc gia phải chấp nhận, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh khuyến cáo: Không nên chạy theo GDP mà xao lãng mục tiêu chống dịch. Những dự đoán gần đây của các tổ chức quốc tế như của ADB cho rằng Việt Nam có thể đạt tốc độ tăng trưởng 4,8% trong năm nay là quá lạc quan, theo nhận định của ông.

"Giữ tốc độ tăng trưởng không phải là mục tiêu chính yếu lúc này. Mục tiêu tối thượng là làm thế nào bảo toàn lực lượng để có thể chuẩn bị nền tảng hồi phục khi bước ra khỏi khủng hoảng. Lực lượng ở đây là sự sống của người dân, sức khỏe của doanh nghiệp, của hệ thống ngân hàng – tài chính và niềm tin của người dân đối với Nhà nước.

Nếu vì tiếc một vài điểm % tăng trưởng GDP mà xem nhẹ hay chấm dứt các biện pháp chống dịch quá sớm thì chúng ta có thể phải trả giá đắt", Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cảnh báo.

Hệ thống các chính sách can thiệp của Chính phủ để ứng phó với tác hại của Covid-19, do vậy phải đáp ứng năm mục tiêu: (1) Hạ thấp đường cong nhiễm dịch, (2) bảo vệ sức khỏe doanh nghiệp, (3) củng cố niềm tin xã hội, (4) bồi đắp nền tảng phục hồi, (5) hạn chế di hại tương lai.

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh đặc biệt lưu ý đến tầm quan trọng của mục tiêu "bồi đắp nền tảng phục hồi" và "hạn chế di hại tương lai". Bởi lẽ, "cuộc khủng hoảng nào rồi cũng qua đi. Vấn đề là chúng ta sẽ ra khỏi khủng hoảng trong trạng thái như thế nào, điêu tàn hay với tâm thế đã có một số nền tảng nhất định để phục hồi nền kinh tế, giống như đại bàng hồi sinh từ đống tro tàn", chuyên gia đến từ Đại học Fulbright đặt vấn đề.

Do đó, nếu các chính sách đưa ra chỉ giải quyết các vấn đề ngay trước mắt mà thiếu tầm nhìn cho tương lai thì không những không bồi đắp được các nền tảng để phục hồi mà thậm chí còn có thể tạo ra những hệ lụy khó khắc phục về sau.

Chẳng hạn, nếu không cân nhắc kĩ, những chính sách đưa ra trong thời kì khủng hoảng có thể quá đà, hoặc tạo ra những "rủi ro đạo đức" (moral hazard) hay "lựa chọn ngược" (adverse selection) khi một bên có nhiều lợi thế tiếp cận thông tin và chính sách hơn các nhóm còn lại. Hậu quả là tạo ra những nhóm lợi ích hay thể chế mà sau khi khủng hoảng qua đi sẽ cản trở năng lực phục hồi và phát triển lành mạnh của nền kinh tế, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cảnh báo.

Kiến nghị tạm dừng xuất khẩu gạo gần đây của Bộ Công thương được đưa ra thảo luận như một dẫn chứng về hiện tượng phản ứng chính sách quá đà có thể gây thiệt hại lâu dài. Trong khi sản lượng lúa gạo của Việt Nam vẫn đang ổn định, chỉ thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái, dư sức để vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa đảm bảo xuất khẩu gạo thì chúng ta lại bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu gạo với giá cao.

"Đó là chưa kể như vậy chúng ta rất bất công đối với khu vực nông nghiệp –  nông dân – nông thôn, vốn luôn là bệ đỡ của nền kinh tế Việt Nam khi rơi vào khủng hoảng. Thực tế vừa qua, rất nhiều người mất việc ở đô thị quay về nông thôn nương náu. Nếu không xuất khẩu được gạo, nông thôn sẽ bị quá tải, gánh nặng chồng chất thêm lên vai người nông dân vốn đã chịu nhiều khó khăn do thời tiết cực đoan, hạn mặn vừa qua. Nếu chúng ta không giúp được gì cho nông dân thì cũng không nên tước đi lợi ích của họ", Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh nhắc lại bài học bỏ lỡ xuất khẩu gạo giá cao từng xảy ra thời kì khủng hoảng 2008-2009.

Can thiệp có chọn lọc bởi nguồn lực là hữu hạn

Bên cạnh việc xác lập mục tiêu rõ ràng và phù hợp, các chính sách đưa ra phải đảm bảo ba nguyên tắc: can thiệp có mục tiêu, kịp thời và có thời hiệu rõ ràng.

Một là, can thiệp chính sách phải có mục tiêu. Đại dịch Covid-19 tác động đến nhiều lĩnh vực, ngành nghề và nhóm đối tượng, nhưng các nguồn lực của nhà nước, từ tài chính đến hành chính và năng lực thực thi đều có hạn. Không một nhà nước nào có thể can thiệp đại trà mà phải xác lập ưu tiên để can thiệp có chọn lọc. Tiến sĩ Tự Anh lấy ví dụ nhóm chính sách mục tiêu phải hướng đến hỗ trợ người dân, người lao động và người sản xuất, hướng đến các ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất của đại dịch, như ngành du lịch, lưu trú, ăn uống, ngành công nghiệp chế biến – chế tạo cũng như hỗ trợ các loại hình, quy mô doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều nhất của đại dịch. Tương tự, đối với địa phương, chính sách của chính quyền trung ương phải dành nguồn lực nhiều nhất về ngân sách và các biện pháp hỗ trợ khác cho những nơi như Hà Nôi và Thành phố Hồ Chí Minh đang ở tuyến đầu trong mặt trận ngăn chặn dịch Covid-19.

Hai là, khi khủng hoảng xảy ra thì tính kịp thời và tốc độ có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh cơ chế dẫn truyền chính sách của Việt Nam tương đối chậm và hiệu lực tương đối thấp, cản trở tính hiệu lực và sức mạnh của các chính sách. Điều đó có nghĩa là các chính sách phải nhanh và mạnh hơn bình thường thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của thực tế.

Bởi vậy, trong một chừng mực nhất định, chúng ta phải chấp nhận đánh đổi giữa tốc độ với hiệu quả và công bằng. Chẳng hạn như chúng ta cố gắng hạn chế hiện tượng trục lợi chính sách nhưng cũng phải chấp nhận ở mức độ nào đó câu chuyện một số nhóm được hưởng lợi từ chính sách nhiều hơn những nhóm còn lại.

Ba là, mặc dù trong thời kì khủng hoảng, nhiều chính sách, quyết định của nhà nước buộc phải sử dụng đến biện pháp hành chính, nhưng vẫn phải dựa vào và tuân theo quy luật thị trường bất kỳ khi nào có thể, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh lưu ý.

Ngoài ra, các chính sách cấp cứu có tính tình thế cần có thời hiệu rõ ràng. Ví dụ, nếu chính sách đưa ra để ứng phó với tình huống dịch kéo dài hai quý thì phải đặt thời hiệu chính sách là hai quý. Trong trường hợp dịch kéo dài hơn thì ra quyết định kéo dài hiệu lực của chính sách bởi "nếu không đặt ra thời hiệu rõ ràng thì các chính sách dễ có nguy cơ đi quá đà và bị trục lợi."

Dồn sức cho mặt trận y tế và trợ cấp cho các nhóm thiệt thòi

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh phân tích kỹ các chính sách tài khóa, tiền tệ và đầu tư công – những công cụ chính sách chủ công để chống suy thoái.

Về chính sách tài khóa, ông cho rằng, chi tiêu công quan trọng nhất hiện nay là cho y tế và phòng dịch. Nếu cú sốc y tế không được chặn đứng, chắc chắn sẽ dẫn tới cú sốc kinh tế. Nếu như chúng ta chấp nhận suy giảm kinh tế tạm thời thì còn có sức để chống dịch lâu dài và có thể hồi phục kinh tế sau này. Còn nếu mặt trận y tế thất bại thì chắc chắn sẽ dẫn tới thất bại kinh tế, tài chính và thậm chí các khủng hoảng khác.

Mặt khác, cần có chính sách miễn, giảm, hoãn, giãn thuế (VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp CIT) cho các doanh nghiệp chịu tác động nghiệm trọng của dịch Covid 19. Miễn, giảm, hoãn, giãn các khoản phí cho doanh nghiệp và người lao động như bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp, công đoàn…

"Cần tăng chi tiêu cho các chính sách an sinh, trợ cấp xã hội và các dịch vụ xã hội cơ bản. Nếu Chính phủ không hỗ trợ cho lực lượng lớn những người nghèo, cận nghèo thì họ sẽ trở nên bần cùng hóa, dẫn đến những rủi ro bất ổn về mặt xã hội", vị chuyên gia này khuyến cáo.

Trong nhiều hình thức trợ cấp xã hội, Chính phủ có thể cân nhắc hỗ trợ người dân bằng cách khấu trừ trực tiếp trên hóa đơn điện, nước – các tiện ích cơ bản, chẳng hạn một khoản cố định 100 nghìn đồng/tháng/hóa đơn tiền điện của một hộ gia đình. So với trợ cấp theo tỷ lệ phần trăm (ví dụ 10% như đề xuất hiện nay), trợ cấp một khoản cố định hàng tháng sẽ hỗ trợ được nhiều nhất cho người nghèo mà không làm tăng gánh nặng ngân sách.

Về chính sách tiền tệ, theo quan điểm của Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, quan trọng nhất là đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thương mại, qua đó hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp chịu tác động bởi dịch.

"Rất nhiều khuyến nghị nói chúng ta phải giảm lãi suất. Đề xuất này không sai. Vấn đề là chúng ta đã nói đến chuyện giảm lãi suất cả mấy năm nay mà không làm được. Bây giờ muốn giảm lãi suất, Ngân hàng Nhà nước buộc phải dùng biện pháp hành chính và không phải là giải pháp bền vững. Hơn nữa, nếu giảm lãi suất mà doanh nghiệp không tiếp cận được tín dụng thì thà để họ tiếp cận được tín dụng với lãi suất cao hơn. Bởi vậy, ưu tiên hàng đầu là hỗ trợ thanh khoản chứ không phải giảm mặt bằng lãi suất" – ông nhấn mạnh.

Ngoài ra, có thể cho phép cơ cấu lại các khoản nợ của doanh nghiệp và vay tiêu dùng, như giãn tiến độ, hoãn trả nợ, không đưa vào danh sách nợ xấu vì đây là rủi ro từ trên trời rơi xuống, không phải là lỗi của doanh nghiệp và người dân.

Về tỉ giá, Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cho rằng Việt Nam nên mạnh dạn và linh hoạt trong điều chỉnh tỉ giá để giữ lợi thế xuất khẩu vì tất cả các quốc gia khác đều đã điều chỉnh tỉ giá giảm sâu.

Đầu tư nghiên cứu và chế tạo vắc-xin nhằm làm chủ "đường cong miễn dịch"

Về chính sách đầu tư công, Nhà nước cần đầu tư vào việc nghiên cứu, chế tạo và sản xuất vắc – xin chống Covid-19 thay vì trông chờ vào thị trường và lòng tốt của người khác. "Nếu chúng ta làm được điều này thì chúng ta sẽ làm chủ đường cong miễn dịch chứ không chỉ là đường cong nhiễm dịch".

Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh cũng lưu ý các chính sách đầu tư công cần nhắm vào hai mục tiêu : vừa kích thích kinh tế, vừa giúp bồi dưỡng năng lực khi hồi phục. Theo đó, các ngành công nghệ thông tin và truyền thông (5G), năng lượng tái tạo, các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng mà hiên nay do thiếu vốn nên ngưng trệ, chậm tiến độ, các nền tảng giáo dục trực tuyến, khám bệnh từ xa, thanh toán không dùng tiền mặt, thương mại điện tử…nên được xem là các ưu tiên đầu tư.

Tuy nhiên, mọi chính sách vĩ mô, dù tốt đến đâu nhưng nếu không gây dựng được niềm tin của người dân thì chính sách cũng không có tác dụng. Đây vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội lớn cho Chính phủ.

"Một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ là phải xây dựng được niềm tin rằng Chính phủ đã hành động kịp thời, hành động hiệu quả vì lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Khi đó, Chính phủ sẽ ra khỏi cuộc khủng hoảng này với một trạng thái tự tin và những chính sách sau này của Chính phủ sẽ có hiệu lực hơn rất nhiều", giám đốc Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright nhấn mạnh.

Vũ Thành Tự An

Nguồn : Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, 13/04/2020

Published in Diễn đàn

Vào mùa thu năm 1347, bọ chét từ chuột khiến bệnh dịch hạch tràn vào nước Ý qua một vài con tàu đến từ Biển Đen. Trong bốn năm tiếp theo, đại dịch xé nát Châu Âu và Trung Đông. Sự hoảng loạn lan rộng khi các hạch bạch huyết ở nách và háng nạn nhân sưng lên thành cục, mụn nước đen bao phủ khắp cơ thể, sốt tăng vọt và các cơ quan nội tạng ngừng hoạt động. Có lẽ một phần ba dân số Châu Âu đã chết.

giau1

Biểu tượng Tử thần đen đến từ Đức vào những năm 1600. Cái chết đen là một trong những đại dịch tàn khốc nhất trong lịch sử loài người. Ảnh Bridgeman Images

Tác phẩm "Decameron" của Giovanni Boccaccio ghi lại một cảnh mà ông chứng kiến tận mắt : "Khi tất cả các huyệt mộ đã kín chỗ, người ta đào những cái hố khổng lồ ở sân nhà thờ, hàng trăm người mới chết được ném xuống đó, chen sát nhau thành từng lớp như hàng trên tàu". Còn theo Agnolo di Tura đến từ Siena, "quá nhiều người chết đến nỗi tất cả đều tin rằng ngày tận thế đã tới".

Và đó chỉ mới là sự khởi đầu. Bệnh dịch đã quay trở lại chỉ một thập niên sau đó và các đợt bùng phát lâu lâu tiếp diễn trong một thế kỷ rưỡi, làm dân số nhiều thế hệ giảm liên tiếp. Nhà sử học người Ả Rập Ibn Khaldun đã viết : "Vì bệnh dịch hạch khủng khiếp này tàn phá các quốc gia và khiến dân số giảm, toàn bộ thế giới nơi có con người sinh sống đã thay đổi".

Những người giàu nhận thấy một số thay đổi này rất đáng báo động. Theo lời của một nhà biên niên sử người Anh khuyết danh, thì "sự thiếu hụt lao động xảy ra sau đó khiến người nghèo cũng kén chọn việc làm, và hiếm khi có thể được thuyết phục làm việc cho các gia đình giàu có với mức lương cao gấp ba lần bình thường". Những chủ sử dụng lao động có ảnh hưởng, chẳng hạn như các địa chủ lớn, đã vận động triều đình Anh thông qua Pháp lệnh Lao động, qua đó thông báo cho người lao động rằng họ "phải chấp nhận việc làm được trao" với mức lương khiêm tốn như trước đây.

Nhưng khi những đợt dịch hạch liên tiếp thu hẹp lực lượng lao động, những người làm thuê và tá điền "không thèm đoái hoài tới mệnh lệnh của nhà vua", như lời phàn nàn của giáo sĩ Augustinian Henry Knighton. "Bất cứ ai muốn thuê họ cũng đều phải chấp nhận các yêu cầu của họ, nếu không những vựa trái cây và ngô sẽ không có người thu hoạch và người ta phải nương theo sự kiêu ngạo và tham lam của người làm thuê".

Do sự thay đổi trong cán cân giữa người lao động và tư bản, giờ đây chúng ta biết được qua các nghiên cứu gian khổ của các nhà sử học kinh tế, rằng thu nhập thực tế của những người lao động không có kỹ năng đã tăng gấp đôi trên khắp Châu Âu trong vài thập niên. Theo hồ sơ thuế còn tồn tại trong kho lưu trữ của nhiều thành phố ở Ý, tình trạng bất bình đẳng về tài sản ở hầu hết các nơi này đã giảm mạnh. Ở Anh, các công nhân đã ăn uống tốt hơn so với trước khi có bệnh dịch hạch và thậm chí còn mặc những bộ đồ lông thú sang trọng trước thường chỉ dành riêng cho người giàu. Đồng thời, tiền mướn lao động cao hơn và địa tô thấp hơn đã vắt kiệt các địa chủ, khiến nhiều người trong số họ không giữ được các đặc quyền mà họ thừa hưởng. Chẳng bao lâu sau, số lãnh chúa và hiệp sĩ giảm dần, với số tài sản nhỏ hơn so với trước khi bệnh dịch hạch xảy ra lần đầu tiên.

Nhưng những kết cục này không phải ngẫu nhiên. Trong nhiều thế kỷ và thậm chí là thiên niên kỷ, các đại dịch và các cú sốc nghiêm trọng khác đã định hình các ưu tiên chính trị và quá trình ra quyết định của những nhà cai trị. Các lựa chọn chính sách diễn ra vì đại dịch đã định hình việc bất bình đẳng thu nhập tăng hay giảm sau những tai họa đó. Và lịch sử dạy chúng ta rằng những lựa chọn này có thể thay đổi xã hội theo những cách rất khác nhau.

Nhìn vào các ghi chép lịch sử trên khắp Châu Âu vào cuối thời Trung cổ, chúng ta thấy rằng giới tinh hoa không dễ dàng từ bỏ đặc quyền, ngay cả khi đối mặt những áp lực cực độ sau mỗi đại dịch. Trong cuộc Đại nổi dậy của nông dân Anh năm 1381, một trong những yêu cầu của người làm công là quyền tự do đàm phán hợp đồng lao động. Giới quý tộc và những binh lính có vũ trang của họ đã dập tắt cuộc nổi dậy bằng vũ lực nhằm ép buộc người dân chấp nhận duy trì trật tự cũ. Nhưng các vết tích cuối cùng của sự ràng buộc phong kiến ​​đã sớm phai mờ. Công nhân có thể đòi tiền lương cao hơn, và giới địa chủ cùng chủ lao động đã phải cạnh tranh nhau để tuyển được những lao động khan hiếm.

Tuy nhiên, ở những nơi khác, sự đàn áp vẫn tiếp diễn. Tại Đông Âu vào cuối thời trung cổ, từ Phổ và Ba Lan cho đến Nga, giới quý tộc đã thông đồng với nhau để áp đặt chế độ nông nô lên nông dân và kiềm chế một lực lượng lao động ngày càng suy giảm. Điều này đã thay đổi một viễn cảnh kinh tế về dài hạn trên toàn khu vực : Lao động tự do và các thành phố thịnh vượng đã thúc đẩy quá trình hiện đại hóa ở Tây Âu, còn khu vực ngoại vi phía đông tụt hậu lại phía sau.

Xa hơn về phía nam, những chiến binh Mamluk của Ai Cập, một chế độ cai trị của những kẻ chinh phục đến từ nước ngoài gốc Thổ, đã duy trì một mặt trận thống nhất để giữ quyền kiểm soát chặt chẽ đối với đất đai và tiếp tục bóc lột nông dân. Họ buộc những người nông dân ngày càng suy giảm về số lượng phải trả các khoản địa tô, bằng tiền mặt và hiện vật, như trước khi xảy ra bệnh dịch. Chiến lược này đã khiến nền kinh tế rơi vào khó khăn khi nông dân nổi dậy hoặc từ bỏ những cánh đồng của họ.

Nhưng trong đa phần các trường hợp, đàn áp đã thất bại. Đại dịch hạch được biết đến đầu tiên ở Châu Âu và Trung Đông, bắt đầu từ năm 541, là ví dụ sớm nhất được biết tới. Tương tự như Pháp lệnh Lao động của Anh 800 năm sau, hoàng đế Justinian của đế chế Byzantine đã đàn áp những lao động khan hiếm, những người "đòi tiền lương gấp đôi, gấp ba, vi phạm các phong tục cổ xưa" và cấm họ "nuông theo sự tham lam ghê tởm" khi đòi tiền lương theo giá thị trường cho sức lao động của họ. Tình trạng tăng gấp đôi hoặc gấp ba tiền lương thực tế được ghi lại trên các tài liệu bằng giấy cói từ tỉnh Byzantine của Ai Cập cho thấy rõ ràng người ta không thèm để ý tới sắc lệnh của ông.

Ở Châu Mỹ, các thực dân Tây Ban Nha phải đối mặt với những thách thức tương tự. Trong đại dịch khủng khiếp nhất lịch sử, nổ ra ngay khi Columbus đổ bộ vào vùng biển Caribbe, bệnh đậu mùa và bệnh sởi đã tàn phá các xã hội người da đỏ bản địa trên khắp Tây Bán cầu. Sự xâm nhập của những kẻ chinh phục Tây Ban Nha đã được đẩy nhanh bởi sự tàn phá này, và họ nhanh chóng giành được những vùng đất khổng lồ và cả làng đầy nông dân. Trong một thời gian, việc thực thi các biện pháp kiểm soát tiền lương hà khắc của Phó vương thuộc địa Tân Tây Ban Nha đã khiến người làm công không gặt hái được bất kỳ lợi ích nào từ tình trạng khan hiếm lao động ngày càng tăng. Nhưng khi thị trường lao động cuối cùng đã được mở cửa sau năm 1600, tiền lương thực tế ở miền trung Mexico đã tăng gấp ba lần.

Không câu chuyện nào trong số này có một kết thúc có hậu cho đông đảo người dân. Khi số lượng dân số phục hồi sau các đại dịch thời Justinian, dịch Cái chết đen và trận đại dịch ở Châu Mỹ, tiền lương lại giảm và giới tinh hoa giành lại quyền kiểm soát chặt chẽ. Các thuộc địa Mỹ Latinh tiếp tục chứng kiến những tình trạng bất bình đẳng lớn nhất từng được lịch sử ghi nhận. Trong hầu hết các xã hội Châu Âu, sự chênh lệch về thu nhập và tài sản đã tăng lên trong bốn thế kỷ cho đến trước Thế chiến I. Chỉ đến lúc đó, một làn sóng lớn của những biến động thảm khốc mới phá hủy trật tự trước đó, và bất bình đẳng kinh tế giảm xuống mức thấp chưa từng thấy từ sau đại dịch Cái chết đen, nếu không phải là thời đế chế La Mã sụp đổ.

Nếu tìm kiếm bài học quá khứ cho đại dịch hiện tại của chúng ta, chúng ta phải cảnh giác với những sự so sánh hời hợt. Ngay cả trong trường hợp xấu nhất, Covid-19 sẽ giết chết một phần dân số thế giới nhỏ hơn rất nhiều so với bất kỳ thảm họa nào trước đây, và nó sẽ tác động tới lực lượng lao động hiện tại và thế hệ tiếp theo thậm chí còn ít hơn. Lao động sẽ không trở nên khan hiếm đến mức làm tiền lương tăng, và giá trị bất động sản cũng sẽ không giảm mạnh. Và nền kinh tế của chúng ta giờ cũng không còn phụ thuộc vào đất nông nghiệp và lao động thủ công.

Tuy nhiên, bài học quan trọng nhất của lịch sử vẫn còn đúng cho đến ngày nay. Đó là tác động của bất kỳ đại dịch nào cũng vượt ra ngoài số người chết hay sự suy giảm thương mại. Ngày nay, nước Mỹ phải đối mặt với sự lựa chọn cơ bản giữa bảo vệ nguyên trạng và tiến hành những thay đổi tiến bộ. Cuộc khủng hoảng hiện nay có thể thúc đẩy những cải cách về phân phối lại thu nhập gần giống với những cải cách được kích hoạt bởi cuộc Đại Suy thoái và Thế chiến II, trừ khi các nhóm lợi ích hiện hữu quá hùng mạnh không thể vượt qua.

Walter Scheidel

Nguyên tác "Why the Wealthy Fear Pandemics ", The New York Times, 09/04/2020.

Trần Hùng biên dịch

Nguồn : Nghiên cứu quốc tế, 11/04/2020

Walter Scheidel, giáo sư lịch sử tại Đại học Stanford, là tác giả của cuốn The Great Leveler : Violence and the History of Inequality From the Stone Age to the Twenty-First Century .

 

Published in Diễn đàn

Virus corona : Nỗi lo đại dịch bao trùm

Dịch Covid-19 ngày càng lan rộng là chủ đề dĩ nhiên không thể thiếu vắng trên các tuần báo ra đầu tháng 3 năm 2020 được L’Express, L’Obs, Courrier International và The Economist dành cho trang bìa. Các báo nói chung đều thể hiện thái độ lo âu trước nguy cơ đại dịch Covid-19 bùng lên trên thế giới. Duy nhất có tờ Le Point làm khác, chú ý nhiều hơn đến cái nhìn từ bên ngoài về nước Pháp.

tuthan1

Bức ảnh mô phỏng một tờ affiche cho bộ phim hồi hộp kinh điển nổi tiếng của đạo diễn Alfred Hitchkock, với Cary Grant thủ vai chính. Tựa đề tiếng Anh của phim là North by Northwest

Về dịch Covid-19 đang hoành hành, L’Express trong hàng tựa trang bìa chỉ nêu ra một câu hỏi đơn giản : "Tình hình có thể đi đến đâu", nhưng bên trong đã dành 7 trang cho hồ sơ đặc biệt để nêu lên "những kịch bản của giới khoa học : Từ ‘sự hoảng loạn trước con virus corona’ đến đại dịch".

Ảnh trang bìa của L’Express phản ảnh đúng tâm trạng lo âu và khẩn trương hiện nay, với hình vẽ một con virus corona như đang đuổi theo một người đang chạy hụt hơi ở phía trước. Đối với những ai thường xem phim, đây chính là một bức ảnh mô phỏng một tờ affiche cho bộ phim hồi hộp kinh điển nổi tiếng của đạo diễn Alfred Hitchkock, với Cary Grant thủ vai chính. Tựa đề tiếng Anh của phim là North by Northwest (Bắc Tây Bắc) nhưng trong tiếng Pháp đã được đặt lại thành La Mort aux trousses, nghĩa là "Tử thần rượt đuổi".

Thách thức không nhỏ

L’Express nhìn thấy trước tiên là con virus gây ra dịch Covid-19 sẽ còn tồn tại lâu dài, và tác hại đến đâu còn tùy thuộc vào thái độ giới lãnh đạo, và nhất là tùy thuộc vào mỗi người chúng ta. Tạp chí công nhận là thách thức không nhỏ.

Đối với L’Express, chắc chắn là đến một lúc nào đó nạn dịch sẽ chậm lại, và những dây chuyền truyền nhiễm sẽ được chặn lại, và hành tinh có thể thở phào. Thế nhưng trong khi chờ đợi thì thế giới đang trong tình trạng lâm chiến chống con virus của dịch Covid-19, với số tử vong đã vượt xa nạn dịch Sars trong những năm 2002-2003 (774 người chết).

Điểm khác hiện nay giữa Sars và Covid-19 là quy mô lây lan. Nếu trước đây Sars chỉ hoành hành ở một số ít quốc gia, chủ yếu ở Châu Á, cũng như ở Canada và vài nước ở Châu Đại Dương, thì hiện nay, với dịch Covid-19, theo bà Sylvie Briand thuộc Tổ chức Y tế Thế giới : "Không một nước nào có thể tránh khỏi".

Tạp chí nhắc lại rằng quả thật là không có ngày nào mà không có một ca mới xuất hiện trên thế giới, và mỗi ổ dịch đều gây bất ngờ cho giới khoa học và chính trị. Thử hỏi là có điểm chung nào giữa trường hợp ở Hàn Quốc mà tình hình lây nhiễm liên quan đến một giáo phái Thiên Chúa giáo, nơi một tín đồ đã truyền virus cho hàng trăm tín đồ khác, với tình hình Iran mà những ca tử vong bùng nổ, hay tình hình Ý, nước bị nặng nhất ở Châu Âu ?

Theo L’Express, Tổ chức Y tế Thế giới từng hy vọng giới hạn nạn dịch nhưng thời kỳ ngăn chặn có lẽ đã qua rồi, vì như nhân định của bác sĩ Pháp Daniel Lévy-Bruhl, chuyên gia bộ Y tế Pháp đặc trách việc vạch ra các kịch bản diễn tiến của dịch bệnh, thì virus vừa sẽ lây lan đến nhiều nước khác, vừa tăng thêm cường độ tại những nơi đã bị nhiễm.

Và như đánh giá của chuyên gia Marc Baguelin, thuộc trường Imperial College ở Luân Đôn, "đến một lúc nào đó, sẽ có từ 1/3 đến một nửa nhân loại bị nhiễm Covid-19".

Còn nhiều ẩn số

Câu hỏi đặt ra là tác hại thực sự của mối đe dọa mới này sẽ là như thế nào ? L’Express nhìn thấy ở giai đoạn hiện nay có rất nhiều ẩn số :

Khả năng lây nhiễm của Covid-19 rất cao, cao hơn bệnh cúm thường. Nếu không bị ngăn chặn, một người nhiểm virus corona có thể lây bệnh cho từ 2 đến 3 người khác, trong khi virus cúm chỉ lây cho 1,5 người. Và còn có những người "siêu lây nhiễm", một hiện tượng không hề thấy với virus cúm.

Ngoài ra, còn có vấn đề những người không lộ ra triệu chứng, sức lây nhiễm của họ ra sao, hay vấn đề các ca tử vong, tỷ lệ như thế nào, tất cả những vấn đề đó vẫn đang được thảo luận sôi nổi trong giới khoa học.

Tổ chức Y tế Thế giới nêu lên con số 80% trường hợp nhẹ, 11% trường hợp nặng, 5% bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch và từ 2% đến 5% tử vong. Học Viện Imperial College ở Luân Đôn thì nói đến tỷ lệ 1% tử vong, trong lúc chuyên san y khoa Anh Quốc New England Journal of Medicine, nêu tỷ lệ rất thấp là 0,1%.

Thế nhưng đối với L’Express, kể cả khi tỷ lệ tử vong ở mức thấp nhất, nếu tính trên toàn cầu thì con số người chết vẫn sẽ rất quan trọng.

Virus corona : Pháp đã sẵn sàng thử nghiệm lâm sàng điều trị

Trong bầu không khi đầy lo âu như kể trên, L’Express đã làm lóe lên một tia hy vọng : Tại Pháp, các cuộc thử nghiệm lâm sàng cách chữa trị bệnh Covid-19 có thể bắt đầu nay mai, tuần này hoặc vào tuần sau.

Tờ báo trích dẫn bác sĩ Yazdan Yazdanpanah, khoa bệnh truyền nhiễm của bệnh viện Bichat, Paris, đồng thời là một chuyên gia bên cạnh Tổ chức Y tế Thế giới, cho biết rằng : "Thủ tục tiến hành đã xong, giờ đây chỉ chờ được phép đúng theo quy định, và công việc sẽ được xúc tiến nhanh".

Theo tạp chí thì giới khoa học đã chuẩn bị khả năng này ngay sau khi có thông báo về dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc. Nhiều mạng nghiên cứu tại Pháp và Châu Âu đã được huy động trong sự phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới để tránh việc mỗi nơi làm một nẻo.

Giáo sư vi trùng học Herman Goosens tại Bỉ, điều phối viên của mạng lưới Prepare của Châu Âu xác nhận : "Hàng trăm cơ sở ở Châu Âu đã được kết nối, các thủ tục thu thập dữ liệu bệnh nhân và thực hiện các nghiên cứu đã được hài hòa… vấn đề còn lại chỉ là chọn thuốc".

Tại Pháp, các bộ y tế và nghiên cứu đã tháo khoán các ngân sách cần thiết.

Tuần báo Le Point cũng chú ý đến các liệu pháp có thể chống Covid-19, trong lúc cả thế giới lao vào tìm cách chữa trị. Trong 4 trang, tạp chí trước tiên nói đến những ê-kíp đang duyệt lại kỹ càng những phân tử có sẵn với hy vọng tìm được đáp án nhanh chóng hơn là bắt đầu từ số không.

Đối phó ra sao với con virus corona

Tạp chí Courrier International cũng chạy một tựa trang bìa về Covid-19 : "Đối phó thế nào với con coronavirus", bên cạnh hình vẽ một người mang khẩu trang che kín đến tận trán. Tờ báo ghi nhận : "Từ Paris đến Seoul, các chính quyền đang nỗ lực tổ chức đối phó".

Theo tờ báo, tại Pháp, Hàn Quốc, Đức, ở khắp nơi trên thế giới, các giới chức y tế đều đang ra sức tổ chức và tiến hành công cuộc phòng chống dịch Covid-19, huy động mọi loại phương tiện.

Courrier International đã liệt kê, nào là cô lập chặt chẽ các phòng cách ly trong các bệnh viện, đặt mua khẩu trang với khối lượng lớn, nào là huấn luyện nhân viên y tế về cách phát hiện triệu chứng, phát triển các loại xét nghiệm có kết quả nhanh chóng…

Thế nhưng, vấn đề là không phải nơi nào cũng có đầy đủ phương tiện, cũng phản ứng nhanh chóng như nhau, và nhất là đều quyết tâm như nhau. Hai ví dụ tiêu cực được Courrier International ghi nhận là tại Iran và tại Trung Quốc.

Tạp chí Pháp đã trích dẫn các báo và trang web Âu Á để ghi nhận những nơi làm tốt, như ở Pháp chẳng hạn. Courrier International đã trích dịch một bài phóng sự trên tờ báo Đức Die Zeit (xuất bản ở Hambourg), cho biết là phóng viên của báo này đã đến thăm bệnh viên lớn tại thành phố Nice, miền Nam nước Pháp vào cuối tháng 2, và đã không che giấu sự ngạc nhiên.

Tờ báo Đức đã khen ngợi cách chuẩn bị, cho thấy là bệnh viện Pháp đã sẵn sàng đối phó với con virus corona, và các bác sĩ biết cách trấn an các bệnh nhân đang rất lo âu.

Nhưng không phải nơi nào cũng thế. Courrier International đã trích dịch trên trang mạng IranWire ở Luân Đôn, ghi nhận lời chứng của giới y sĩ Iran chỉ trích rất nặng nề chính quyền Tehran ở Iran, thoạt đầu đã không chỉ làm ngơ mà còn phủ nhận sự tồn tại của dịch Covid-19, thậm chí nói dối, để dẫn đến thảm họa.

Theo lời giới y sĩ tại Iran, số liệu thống kê mà chính quyền đưa ra hoàn toàn sai sự thât, và dẫn đến việc Iran không có được kế hoạch đúng đắn để chống dịch bệnh. Còn những bác sĩ nào báo động về nguy cơ thì bị đe dọa.

Họ e ngại nếu tình hình này tiếp diễn thì trong những tháng tới đây thảm họa Covid-19 ở Iran sẽ làm hàng chục ngàn người thiệt mạng chỉ riêng ở thủ đô Tehran, một điều còn nguy hại hơn là ở Trung Quốc.

Toàn bộ chính phủ phải nổ lực, phối hợp hành động

Tuần báo Anh The Economist cũng dành trang bìa cho dịch Covid-19, để khuyến cáo các chính phủ về cách chuẩn bị đối phó với tình trạng dịch bệnh lan rộng.

Đối với The Economist, đại dịch covid-19 kéo theo nguy cơ khủng hoảng vừa y tế, vừa kinh tế, do đó cần phải chữa trị cả hai mảng này.

Theo tạp chí Anh, ở bất cứ nơi nào bị dịch bệnh hoành hành, việc ngăn chặn đà lây lan và giảm thiểu tác hại của con virus không chỉ cần đến bác sĩ và đội ngũ y tế mà còn đòi hỏi một nỗ lực của toàn bộ chính phủ, phối hợp hành động để bảo vệ người dân và các doanh nghiệp mà chuỗi cung ứng bị gián đoạn.

The Economist cho rằng nếu làm được như vậy, thì nỗi lo âu và dịch bệnh tự khắc tiêu tan.

Nỗi sợ hãi dịch bệnh có từ ngàn xưa

L’Obs trên trang bìa nói đến "nỗi sợ hãi ghê gớm về dịch bệnh", bên trên hình một người đàn ông mặc áo choàng đen dài và rộng, đội nón đen, nhưng đeo khẩu trang trắng, dưới bầu trời u ám và khung cảnh hoang vu.

Tạp chí dành 12 trang, trích lời một nhà sử học về các dịch bênh, nhắc lại là người ta vẫn giữ trong ký ức tập thể những đại dịch chết người, như dịch hạch thời Trung Cổ, dịch "cúm Tây Ban Nha" vào năm 1918, và gần đây hơn là cúm gia cầm Sars ở Hồng Kông, hay dịch Ebola ở Châu Phi

Đây là những nạn dịch xảy ra vào những thời điểm khác nhau nhưng mỗi khi được nhắc đến "đều làm dấy lên nỗi sợ hãi nhưng pha lẫn một sức thu hút giống như cảm nhận choáng váng của con người trước sự linh thiêng".

"Những người tin tưởng vào nước Pháp"

Như nói trên Le Point tuần này không dành trang bìa cho dịch Covid-19, mà chú ý đến hình ảnh nước Pháp trong mắt người nước ngoài, chạy tựa trang bìa "Những người tin tưởng vào nước Pháp" và hóm hỉnh chú thích bên cạnh (bất chấp công đoàn CGT).

Trong một hồ sơ dài 17 trang, tạp chí Pháp đã đặc biệt nêu bật đánh giá của cựu thủ tướng Đức Gerhard Schroeder trong một bài phỏng vấn dành độc quyền cho Le Point.

Vị cựu thủ tướng Đức tỏ ý rất tin tưởng vào chính sách hiện hành tại Pháp và đã nói rất thẳng thẳn : "Tổng thống Macron, cá nhân tôi chưa bao giờ gặp riêng ông ấy, nhưng (tôi thấy) ông ấy đã dấn thân vào việc cải cách chế độ hưu bổng tại Pháp. Vào thời hiện tại thì đây là một ý rất tốt. Hơn nữa người ta đã thấy những cải cách đầu tiên của ông đã thúc đẩy trở lại tăng trưởng. Còn ở nước Đức của chúng tôi, thì ngược lại. Từ năm 2010 không có gì thay đổi thực sự".

Đối với Le Point, nước Mỹ cũng có thái độ tin tưởng vào Pháp. Không chỉ nơi giới đầu tư mà cả nơi các nhà hảo tâm. Trả lời Le Point, bà Laurence des Cars, người đứng đầu viện bảo tàng Orsay tại Paris tiết lộ rằng cơ sở của bà sẽ nhận được 20 triệu euros từ một nhà hảo tâm Mỹ không muốn nêu tên. Bà còn cho biết là viện bảo tàng này đón 700.000 khách Mỹ đến xem mỗi năm.

Kim Jong-un sẽ không còn được ăn Nutella ?

Tạp chí L’Express dưới một tựa đề hóm hỉnh tiết lộ một thông tin ít ai chú ý liên quan đến Bắc Triều Tiên : "Phải chăng Kim Jong-un sắp không còn được ăn Nutella nữa ?"

Tạp chí Pháp ghi nhận là tại đại sứ quán Bắc Triều Tiên ở Berlin, có cả một đường dây cung cấp món ngon vật lạ cho tầng lớp ưu tú tại Bình Nhưỡng. Nhưng nguồn này đã bị cắt.

Phóng viên của L’Express giải thích là một nửa đại sứ quán Bắc Triều Tiên to lớn tại Berlin đã được cắt cho một chủ khách sạn Đức thuê làm một nhà trọ cho giới trẻ. Việc này bắt đầu từ năm 2007, và quán trọ thanh niên này rất được biết đến tại Berlin.

Theo thông tin của cơ quan phản gián Đức, tiền thuê mà chủ khách sạn người Đức trả là 38.000 euro mỗi tháng. Một phần số tiền này được dành cho việc mua nào là Nutella, shampoing, rượu bia… chuyển về Bình Nhưỡng. Theo báo chí Đức, điều hành đường dây mua hàng này là "Phòng 39" ở Bình Nhưỡng, một đơn vị bí mật chuyên trách mua các mặt hàng phương Tây mà các lãnh đạo Bắc Triều Tiên rất ưa chuộng.

Chính quyền Đức đã từng nhắm mắt trên hoạt động này của đại sứ quán Bắc Triều Tiên trong một thời gian dài, nhưng nghị quyết năm 2016 của Liên Hiệp Quốc trừng phạt Bắc Triều Tiên đã buộc chính quyền Đức phải đưa ra biện pháp.

Nghị quyết 2321 của Hội đồng Bảo an nói rõ là bất động sản của Bắc Triều Tiên chỉ được sử dụng cho hoạt động ngoại giao hay lãnh sự. Sau những vụ kiện cáo kéo dài 3 năm, người chủ khách sạn Đức đã bị buộc phải rời đại sứ quán Bắc Triều Tiên.

Phóng viên L’Express cũng giải thích rằng không riêng gì ở Berlin, mà hầu như ở mọi nơi, sứ quán Bắc Triều Tiên đều có các đường dây mua sắm như thế. Tại Bulgaria hay Ba Lan, sứ quán Bắc Triều Tiên thường cho thuê chỗ dùng để tổ chức những buổi tiếp tân lớn, hay sử dụng làm hộp thư cho những công ty bình phong.

Mai Vân

Published in Quốc tế

Hơn 60 tỉnh thành Việt Nam tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến hết tháng 2 (RFA, 15/02/2020)

Đã có 62 tỉnh thành của Việt Nam quyết định kéo dài thời gian nghỉ học cho học sinh đến cuối tháng 2 để phòng dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Covid 19 gây ra lây lan.

nghihoc

Hình minh hoạ. Học sinh đeo khẩu trang đến lơp ở một trường cấp 2 Định Công, Hà Nội hôm 31/1/2020 - AP

Truyền thông trong nước hôm 15/2 cho biết, tiếp theo công văn hoả tốc của Bộ Giáo dục và Đào tạo vào đêm ngày 14/2 đề nghị lãnh đạo các tỉnh, thành phố xem xét kéo dài thời gian nghỉ học cho học sinh đến hết tháng 2, một loạt UBND các địa phương đã ra công văn hoả tốc về quyết định mới.

Dịch viêm phổi cấp xuất phát từ Trung Quốc hiện đã lây lan ra hàng chục nước trên thế giới với số người bị nhiễm bệnh tính đến ngày 15/2 là hơn 67.000 người và hơn 1.500 người chết. Việt Nam đã xác định 16 ca dương tính với virus Covid 19. Một xã ở tỉnh Vĩnh Phúc bị phong toả vì có nhiều người bị xác định dương tính với virus.

Trước tình hình dịch bệnh lây lan nhanh, giới chức các địa phương ở Việt Nam đã quyết định kéo dài thời gian nghỉ tết cho học sinh đến sau ngày 3/2. Vào hôm 14/2, nhiều tỉnh thành đã quyết định cho học sinh đi học lại vào tuần tới sau khi tiến hành khử trùng trường lớp. Tuy nhiên, quyết định này đã vấp phải sự phản đối của người dân vì lo ngại dịch bệnh vẫn tiếp tục lây lan mà chưa được kiểm soát.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết do việc học sinh phải nghỉ học kéo dài vì dịch bệnh, niên học 2019 - 2020 sẽ phải kéo dài hơn từ 2 đến 3 tuần so với các niên học khác.

*******************

Virus corona : Tranh cãi tại Việt Nam về việc cho học sinh trở lại trường (RFI, 14/02/2020)

Tại Việt Nam đang có nhiều tranh cãi gay gắt về việc có nên cho học sinh trở lại trường vào ngày thứ Hai tới, 17/02/2020, hay không, sau nhiều ngày học sinh phải nghỉ học để tránh lây nhiễm virus corona mới, nay có tên chính thức là Covid-19.

hocsinh1

Một trường tiểu học ở Hà Nội đóng cửa do dịch virus Covid-19, ngày 03/02/2020 Nhac NGUYEN / AFP

Theo báo chí trong nước, hôm qua, 13/02/2020, sở Giáo Dục và Đào Tạo thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị chính quyền thành phố cho học sinh đi học lại từ ngày 17/02, sau khi nghỉ vì dịch bệnh Covid-19. Nhưng nhiều phụ huynh đã yêu cầu tiếp tục cho học sinh nghỉ học qua thời gian ủ bệnh, mà nay được biết là có thể lên tới 24 ngày.

Trước tình hình này, chính phủ Việt Nam hiện chưa có một lập trường dứt khoát. Theo báo chí trong nước nước, sáng nay, 14/02, trong cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19, phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã tuyên bố : "Không nên cho đi học trở lại, nếu học sinh vẫn lo sợ bị lây nhiễm ở trường".

Tại Việt Nam, hiện đã có tổng cộng 16 ca lây nhiễm Covid-19, chủ yếu tập trung ở tỉnh Vĩnh Phúc, nơi xã Sơn Lôi, với hơn 10 ngàn dân, đã bị cách ly trong 20 ngày, kể từ hôm qua, 13/02, để ngăn chận sự lây lan của dịch bệnh. Một "đoàn công tác đặc biệt", do Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 thành lập, hôm qua đã đến tỉnh Vĩnh Phúc để phối hợp việc phòng chống. 

Nhiều giáo phận hủy các chuyến hành hương

Dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đến sinh hoạt tôn giáo ở Việt Nam. Theo hãng tin UCA News hôm nay, do lo ngại dịch Covid-19, nhiều giáo phận ở Việt Nam đã hủy các chuyến đi hành hương, kể cả chuyến hành hương viếng Cha Phanxicô Trương Bửu Diệp ở miền Tây. Theo dự kiến, hàng trăm ngàn người, bao gồm cả những người không phải là giáo dân, sẽ đến viếng Nhà thờ Cha Diệp, còn được gọi là nhà thờ Tắc Sậy, ở Bạc Liêu, nhân lễ giỗ vị linh mục này vào những ngày 11 và 12/03. Cha Diệp được xem như một vị thánh vì sự linh thiêng đối với những ai tin tưởng cầu nguyện linh mục này. Nhưng ngày 12/02 vừa qua, giám mục Giáo phận Cần Thơ Stêphanô Tri Bửu Thiên đã ra thông cáo hủy bỏ chuyến hành hương này.

Formula One sẽ bị ảnh hưởng ?

Dịch virus corona có nguy cơ ảnh hưởng đến sự kiện thể thao đang rất được chờ đợi ở Việt Nam đó là cuộc đua xe Công thức một ( Formula One ), theo dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 05/04/2020 tại Hà Nội.

Theo nhật báo The Times của Anh hôm nay, do dịch Covid-19 đang hoành hành tại Trung Quốc và đã lan sang Việt Nam, êkíp của Formula One đã bắt đầu tỏ vẻ lo ngại về việc đến Việt Nam để chuẩn bị cho cuộc đua này.

Hôm qua, ông Zak Brown, giám đốc điều hành của đội đua McLaren, một trong những đội sẽ tham gia Forrmula One ở Việt Nam, cho biết họ đang theo dõi sát tình hình dịch bệnh ở Việt Nam. Ông Zak Brown cũng nói rằng đội đua của ông sẽ không buộc bất kỳ nhân viên nào phải đi Việt Nam.

Thanh Phương

********************

Ba mươi tỉnh/thành tại Việt Nam quyết định cho học sinh đi học trong tình hình dịch Covid-19 (RFA, 14/02/2020)

30 tỉnh, thành phố tại Việt Nam đã quyết định cho học sinh trở lại trường từ ngày 17/2, sau đợt nghỉ để phòng dịch virus Covid-19.

hocsinh2

Hình minh họa. Giáo viên và học sinh đeo khẩu trang trong lớp ở trường cấp hai Định Công, Hà Nội, hôm 31/1/2020 AP

Đó là số liệu báo trong nước cho biết theo thống kê đến ngày 14/2/2020. Tuy nhiên, tỉnh Vĩnh Phúc, nơi hiện có 11 người bị xác định nhiễm virus corona Covid-19 sẽ tiếp tục cho học sinh nghỉ đến ngày 22/2.

Các tỉnh, thành quyết định cho học sinh quay trở lại trường là : Thừa Thiên-Huế, Phú Yên, Long An, Tiền Giang, Quảng Nam, Cà Mau, Đồng Nai, Sóc Trăng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Tây Ninh, Hậu Giang, Bình Phước, Cần Thơ, Hà Nam, Đà Nẵng, Yên Bái, Hà Tĩnh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, An Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tuyên Quang, Hòa Bình, Hưng Yên, Điện Biên, Kiên Giang, Lào Cai, Nam Định.

Ngoài ra, nhiều trường Đại học cũng đã có quyết định cho sinh viên trở lại trường từ 17/2 như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh...

Tuy nhiên, một số trường cao đẳng và đại học vẫn tiếp túc cho sinh viên nghỉ thêm một tuần hoặc nghỉ tới đầu tháng 3 như Học viện Tòa án, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Cao Thắng.

Vào sáng ngày 14 tháng 2, tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ Đạo Quốc gia Phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do virus Covid-19 gây nên, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, cho biết ông đã yêu cầu Bộ Giáo dục- Đào tạo khẩn trương có hướng dẫn chi tiết, dễ hiểu để các cấp, nhà trường, giáo viên, học sinh, phụ huynh thực hiện những biện pháp bảo đảm an toàn sức khỏe khi học sinh đến lớp.

********************

Đến trường hay ở nhà để phòng, ngừa dịch Covid-19 ? (RFA, 12/02/2020)

Học sinh đi học lại là hợp lý ?

Bộ Y tế, vào ngày 8/2 đã gửi công văn đến Bộ Giáo dục-Đào tạo với nội dung là học sinh có thể đi học lại tại các địa phương không có dịch bệnh virus corona (Covid-19), sau khi đã tiêu độc, khử trùng lớp học, vệ sinh bàn ghế…Đồng thời hướng dẫn cho học sinh, phụ huynh và giáo viên cách thức phòng bệnh và ngăn ngừa lây nhiễm, không để lây lan trong trường học.

hocsinh3

Ảnh minh họa : Học sinh đến trường trong dịch bệnh virus corona. Courtesy : vov.vn

Đến ngày 12/2, truyền thông trong nước dẫn nguồn từ Sở Giáo dục-Đào tạo tỉnh Khánh Hòa, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh thông báo học sinh đi học trở lại từ ngày 17/2.

Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, Giám đốc Ban Đảm bảo chất lượng giáo dục, Phó Chủ tịch Ban Đảm bảo chất lượng giáo dục, Tập đoàn giáo dục Nguyễn Hoàng vào tối hôm 12/2 lên tiếng với RFA rằng đợt cho học sinh nghỉ học ngay sau khi Việt Nam công bố dịch bệnh virus corona là điều cần thiết, tuy nhiên kéo dài thời gian nghỉ học không phải là một giải pháp. Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh nhấn mạnh :

"Thông tin phải đầy đủ và những khu vực nào thật sự có mầm móng dịch bệnh thì phải có kiểm soát tốt. Quan trọng là phải kiểm soát được, chứ không phải chỉ nghỉ học là xong. Quan trọng hơn là nhà trường phải chuẩn bị tốt trong khi cho học sinh đi học, chẳng hạn như chuyện giáo dục cho học sinh biết tự bảo vệ…là rất cần thiết".

Thầy giáo Đỗ Việt Khoa, từ Hà Nội cho rằng thông báo của Bộ Y tế là hợp lý, thế nhưng ở những nơi có dịch bệnh thì vẫn cần cho học sinh tiếp tục nghỉ :

"Căn cứ vào tình hình thực tế vừa rồi thì ổ dịch lớn nhất ở Việt Nam là tỉnh Vĩnh Phúc, sau đó là thành phố Hồ Chí Minh và một vài tỉnh nơi có nhiều người Trung Quốc xuất hiện như Đà Nẵng, Khánh Hòa… Những nơi này theo tôi thì nên tiếp tục cho học sinh nghỉ học. Còn như Hà Nội chưa có một trường hợp nào phát dịch và các tỉnh lân cận như Nam Hà, Ninh Bình, hay như ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên chưa có (dịch bệnh) mà nếu tiếp tục cho học sinh nghỉ tiếp ở các địa phương thì sẽ gặp khó trong chuyện kết thúc chương trình. Vì vậy những địa phương ấy cho học sinh đi học lại cũng là hợp lý".

Lo lắng của phụ huynh

Trong cùng ngày một số địa phương ra thông báo cho học sinh đi học lại kể từ ngày 17/2, Đài RFA trao đổi với các phụ huynh và được họ cho biết rằng họ rất mong mỏi con cháu được nhanh chóng việc học hành sau đợt nghỉ quá dài ngày từ Tết Nguyên đán đến giờ. Thế nhưng, chúng tôi ghi nhận đa số phụ huynh đều tỏ ra lo lắng khi học sinh đến trường trở lại. Bà Ninh, một phụ huynh ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai cho biết :

"Trường mời phụ huynh vào thông báo là dự định sẽ cho các cháu đi học lại vào thứ Hai tuần sau. Nhưng diễn biến của bệnh dịch chưa giảm được nên chúng tôi rất lo lắng. Cho nên chúng tôi đề nghị với nhà trường rằng nếu có chỉ thị toàn quốc đi học lại hết thì chúng tôi mới yên tâm cho con đi học, còn như vậy thì chúng tôi không đồng ý. Đại diện tổ trưởng phụ huynh, chúng tôi họp có ý kiến như vậy. Trường nói rằng sẽ kiến nghị lên cấp trên ; nếu được thì sẽ thông báo cho học sinh nghỉ tiếp theo toàn quốc, còn không thì cho các cháu đến trường nhưng sẽ có biện pháp phòng, chống và sẽ phát khẩu trang. Tuy nhiên, phụ huynh chúng tôi vẫn rất lo lắng và chưa muốn cho các cháu đi học".

hocsinh4

Phun thuốc khử khuẩn tại một trường học ở Việt Nam. Courtesy : vov.vn

Cô Ba, một phụ huynh có hai con trai đang học tiểu học và trung học cơ sở ở quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ rằng bản thân cô cùng với nhiều phụ huynh khác đang rất lo ngại khi các cháu trở lại trường và họ cho rằng một giải pháp trong thời điểm bệnh dịch diễn biến phức tạp, qua trường hợp mới nhất có một bệnh nhi ở Vĩnh Phúc lây nhiễm trực tiếp từ người sang người, thì học trực tuyến là an toàn hơn hết. Cô Ba nói :

"Tôi thấy cho nghỉ rồi học online hay gửi bài ôn tập cho học sinh thì sẽ tốt hơn, chứ tới trường thì cũng lo sợ".

Trước sự lo lắng và kiến nghị của phụ huynh về giải pháp học trực tuyến, Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh cho rằng hiện tại ở Việt Nam chưa thể thực hiện ngay được phương pháp này.

"Ý tưởng là không sai, nhưng tôi nghĩ là bị đột ngột như vậy thì các trường cũng không có chuẩn bị. Tức là cho tự học, học ở nhà thì cha mẹ có thực sự giúp được không ? Thứ hai nữa là giao bài cho học sinh học trong thời gian như thế nào thì tôi thấy cũng cần có một sự chuẩn bị. Tôi nghĩ ở Việt Nam hiện nay trong trường chưa có dạy cho các em biết tự học nhiều, chủ yếu là nghe thầy giảng và về làm theo đúng những gì thầy yêu cầu. Bây giờ nếu học trực tuyến thì những bài giảng đã có sẵn chưa ?"

Chuyên gia y tế nói gì ?

Bác sĩ Lê Văn Dũng, từng làm việc tại Y tế Dự phòng, ngay sau khi Việt Nam công bố dịch bệnh virus corona đã khẳng định với RFA công tác vệ sinh phòng, chống lây nhiễm virus corona tại các nơi công cộng và trường học là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, ông cho rằng trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện tại thì không nên mở trường học.

Vào tối ngày 12/2, Bác sĩ Lê Văn Dũng giải thích quan điểm của ông với RFA :

"Tổ chức Y tế Thế giới ban bố tình trạng toàn cầu. Trung Quốc thì vẫn theo chiều hướng tăng lên từng ngày, vẫn chưa thấy đỉnh của dịch bệnh. Số lượng chết, số mới mắc bệnh, số bị nhiễm, số lượng nguy kịch vẫn tăng lên đều và tăng theo tỷ lệ lũy tiến dần, không có chiều hướng giảm. Trong khi đó, Việt Nam là ổ dịch lớn thứ hai trên thế giới rồi".

Bác sĩ Lê Văn Dũng nhắc đến trường hợp bệnh nhi 3 tháng tuổi bị nhiễm virus corona ở Vĩnh Phúc là một minh chứng cho tình trạng bệnh dịch diễn biến càng phức tạp và phải chờ cho đến khi đỉnh của dịch bệnh được chính thức thông báo đã xảy ra và mức độ lây nhiễm có tỷ lệ giảm đáng kể thì khi đó mới cân nhắc đến việc mở cửa trường học đón học sinh trở lại. Bác sĩ Lê Văn Dũng phân tích thêm :

"Đi học một lớp học từ sáng đến trưa rồi từ trưa đến chiều với mấy chục học sinh ở trong lớp, trong một cái phòng kín như thế. Nếu một học sinh bị thì chỉ trong một ngày cả lớp bị. Cho nên phải nhìn thấy mức độ nguy hiểm như thế để bảo vệ sức khỏe con cái mình, chứ còn chuyện học ở Việt Nam có tận 3 tháng hè và kể cả có nghỉ đến 6 tháng thì đến năm học sau phải học thêm 1,2 tháng nữa thì chẳng có vấn đề gì. Việc đấy xử lý được".

Trả lời câu hỏi của RFA liên quan thông tin có 7 ca được điều trị khỏi bệnh trong số 15 trường hợp nhiễm virus corona ở Việt Nam có phải là kết quả lạc quan hay không, Bác sĩ Lê Văn Dũng khẳng định rằng "không nói lên được điều gì gọi là khả quan". Bác sĩ Lê Văn Dũng tiếp lời :

"Bởi vì bệnh này là virus, không có vaccine, không có thuốc điều trị đặc hiệu thì chữa trị kiểu gì ? Đó là nằm trong quy trình diễn biến tự nhiên. Tức là tỷ lê tử vong chẳng hạn là 20% thì trong số 10 người nhiễm bệnh có 2 người tử vong và 8 người tự khỏi bệnh vì người ta tự miễn dịch do sức đề kháng của người ta tốt".

Bác sĩ Lê Văn Dũng và một vài chuyên gia y tế Đài Châu Á Tự Do tiếp xúc được đều cho rằng Chính phủ Việt Nam phải rất thận trọng trước quyết định cho học sinh đi học trở lại trong lúc này.

******************

Virus corona : Gần 2.000 người nhập cảnh bị cách ly tại Sài Gòn (RFI, 12/02/2020)

Trước nạn dịch virus corona xuất phát từ Vũ Hán, vừa có tên chính thức là Covid-19, Việt Nam theo dõi chặt chẽ những người từ vùng dịch đến. Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, đến ngày 12/02/2020 có 1.957 người nhập cảnh đang được giám sát.

hocsinh5

Khu cách ly virus corona tại bệnh viện Chợ Rẫy, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam. Ảnh chụp ngày 23/01/2020 Bach Duong / AFP

Riêng tại Công ty Pouyuen ở quận Bình Tân có 86 người bị cách ly (trong đó có 79 người Trung Quốc, 6 người Đài Loan, 1 người Việt Nam), và chưa người nào có triệu chứng bất thường.

Về phần hai bệnh nhân đầu tiên người Trung Quốc ở Chợ Rẫy đã được xuất viện. Như vậy trong số 15 trường hợp dương tính tại Việt Nam đã có 6 người được coi là chữa khỏi.

Vĩnh Phúc, nơi có 8 công nhân đi tập huấn hai tháng ở Vũ Hán trở về, là nơi tập trung nhiều ca nhất với 10 người bị lây nhiễm. Trong đó có trường hợp cháu bé ba tháng tuổi bị dương tính qua bà ngoại lây nhiễm từ người quen là công nhân từ Vũ Hán về. Hiện nay 38 học sinh ở Vĩnh Phúc có biểu hiện ho, khó thở đang được theo dõi.

Báo chí trong nước cho biết nhiều trường đại học cho sinh viên tiếp tục nghỉ sau Tết, có trường cho nghỉ đến đầu tháng Ba.

Trong nỗ lực đối phó dịch bệnh, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phê duyệt đề tài cấp nhà nước về việc bổ sung thuốc trị HIV trong điều trị nhiễm virus corona. Công thức Lopinavir/Ritonavir thường được dùng để điều trị và phòng ngừa nhiễm AIDS (SIDA) sẽ được nhóm nghiên cứu thử nghiệm trong 4 tuần để đánh giá hiệu quả về lâm sàng.

Về mặt kinh tế, theo Reuters, thiệt hại ước tính đối với hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines khoảng 430 triệu đô la do các đường bay với Trung Quốc bị ngưng. Cơ quan hàng không dân dụng cho biết lệnh cấm ảnh hưởng đến 400.000 hành khách mỗi tháng ; ba hãng Vietnam Airlines, Vietjet Aviation và Jetstar Pacific có khoảng 72 tuyến bay nối Việt Nam và Trung Quốc.

Xuất khẩu thủy sản trong tháng Giêng giảm 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 644 triệu đô la. Hiệp hội Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết nhiều công ty xuất cá tra, cá ngừ và tôm vẫn chưa được chi trả vì các ngân hàng Trung Quốc chưa hoạt động trở lại. Chính quyền vận động giảm phí lưu kho, xúc tiến tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Trên lãnh vực du lịch, chiếc tàu du lịch Diamond Princess của Nhật hôm nay 12/02/2020 đã phát hiện tổng cộng 176 người bị nhiễm virus corona, đến hôm nay vẫn bị cách ly tại cảng Yokohama. Tàu này từng ghé cảng Quảng Ninh và Huế của Việt Nam, một số khách đã lên bờ du ngoạn. Có 21 hướng dẫn viên người Việt đã tiếp xúc các hành khách trên tàu, nhưng đến nay vẫn chưa bị cách ly.

Trả lời RFI Việt ngữ, ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch hội đồng thành viên công ty du lịch Lửa Việt ở Thành phố Hồ Chí Minh tỏ ra lo lắng về việc này.

Thụy My

******************

‘Cách ly tại nhà’ do nghi nhiễm nCoV có hiệu quả ? (RFA, 11/02/2020)

Ca nhiễm viêm phổi lạ do virus corona mới (nCoV) gây ra tại Việt Nam được Bộ Y tế thông báo vào sáng 11/2 là ca nhiễm thứ 15 trong cả nước và là ca thứ 10 tại tỉnh Vĩnh Phúc. Vùng dịch Vĩnh Phúc đang trở thành tâm điểm khi lãnh đạo tỉnh này cho truyền thông biết có gần 300 người đã tiếp xúc gần với bệnh nhân nhiễm nCoV.

hocsinh6

Hình minh họa. Một phụ nữ bế một đứa trẻ xuống sân bay Vân Đồn, sau khi về từ Vũ Hán hôm 10/2/2020 AFP

Hiện nhiều người nghi nhiễm bệnh đã được cách ly, tuy nhiên vẫn có nhiều người đang tự cách ly tại nhà.

Trường hợp thứ 15 mắc nCoV tại Việt Nam là một bé gái tên N.G.L., 3 tháng tuổi ở xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, là cháu ngoại của bệnh nhân P.T.B., cũng dương tính với nCov, là mẹ của bệnh nhân N.T.D. - 1 trong 8 người về từ Vũ Hán. Đây là trường hợp bệnh nhân nhiễm nCoV nhỏ tuổi nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm này.

Thực tế qua những con số

Để tìm hiểu kỹ hơn về biện pháp cách ly mà Vĩnh Phúc đang áp dụng, hôm 11/2 chúng tôi đã liên lạc ông Đoàn Thanh Bình, Chánh văn phòng Sở y tế Vĩnh Phúc và được ông cho biết như sau :

"Cách ly tại cơ sở cách ly trung tâm tôi đang theo dõi đây, cách ly tại cơ sở y tế là 88 người… Nghi nhiễm thì đang quản lý dạng tiếp xúc gần thì có hơn 100 ca, hiện đang quản lý ở nhà… đến ngày mai mới có số liệu chốt hôm nay…".

Đối chiếu số liệu ông Bình vừa cho biết, chúng tôi đã tìm thêm thông tin từ cổng thông tin điện tử của Sở y tế tỉnh Vĩnh Phúc. Tại đây, bảng tin cập nhật mới nhất là vào 15 giờ chiều ngày 10/02/2020, có ghi tổng số trường hợp được theo dõi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc vì virus nCoV là 311 trường hợp. Trong đó, 249 người có liên quan với các trường hợp dương tính với virus Corona, đang cách ly tại nhà, tức là cách ly ở cộng đồng. Và có hơn 500 trường hợp tiếp xúc gần với người dương tính nCoV.

Nghĩa là số người nghi lây nhiễm tại Vĩnh Phúc tương đối cao so với các địa phương khác và có nhiều khả năng tiếp tục tăng. Trong khi đó, cách đây một ngày, tỉnh này công bố chỉ mới lắp đặt bệnh viện dã chiến 300 giường bệnh. Liệu việc ứng phó với nCoV của "ổ dịch" Vĩnh Phúc có thực sự ổn. Tìm hiểu sâu hơn về chuyên môn đối với vấn đề này, RFA đã liên lạc với bác sĩ Đinh Đức Long, một đảng viên đảng cộng sản đã từ bỏ đảng, hôm 11/2 đưa ra nhận xét :

"Theo tôi cách ly là nên cách ly rồi, còn cách ly ở đâu thì tùy trường hợp cụ thể, Vĩnh Phúc theo tôi hiểu số người nhiễm bệnh cũng còn ít nên cách ly tại nhà cũng là việc tốt thôi. Nếu vào trung tâm lại còn dễ lây hơn, mục đích chỉ là làm thế nào để ít tiếp xúc nhất với những người xung quanh, ở nhà cô lập tại chỗ cũng là cách tốt, như vậy người ta khỏi đi lại. Miền bắc thì tôi nghĩ Vĩnh Phúc chắc chắn là ổ dịch rồi".

Theo bác sĩ Đinh Đức Long thì ngay cả việc cách ly tại nhà cũng phải tuân thủ nguyên tắc "cô lập tại chỗ".

Cũng với vấn đề này, RFA hôm 11/2 đã liên lạc bác sĩ Tô Quang Định, chuyên khoa hô hấp và được ông cho biết thêm :

"Cái đó còn tùy, nếu dạng virus nhẹ thì cách ly tại nhà, còn nhiễm trùng như hô hấp, viêm phổi nặng hay lao thì phải cách ly ở bệnh viện chứ không được ở nhà. Còn với virus corona, quan trọng nhất là phải cách ly tuyệt đối, đang là nghi ngờ thì phải cách ly 14 ngày, như đài báo đã nêu. Mà đã cách ly thì tuyệt đối không thể ra khỏi khu vực cách ly, hạn chế tối đa, không thể ra ngoài. Nói chung là phải nội bất xuất, ngoại bất nhập trong cái làng ở Vĩnh Phúc mà có người bị nhiễm bệnh".

Có nên đóng cửa địa lý ?

Với câu hỏi, liệu có cần 'đóng cửa' vùng dịch corona ở Vĩnh Phúc như các thành phố ở Trung Quốc ? Bác sĩ Đinh Đức Long cho rằng, nếu không có bệnh thì cho người ta đi lại bình thường chứ, còn người bệnh thì khi đã cô lập được tuyệt đối thì tốt. Ông nói tiếp :

"Ví dụ một nhà cách ly bị vây, gác xung quanh không cho tiếp xúc thì làm sao mầm bệnh phát tán được, cái chính là cô lập được không để mầm bệnh lây lan. Còn những người không bệnh thì vẫn sinh hoạt bình thường, chả ảnh hưởng gì cả, vì nếu chỉ mấy người bệnh thì chỉ cô lập những người ấy, chứ đâu cô lập cả tỉnh, cái đấy là thừa, vì những người khác có bị đâu ? Vì mầm bệnh phải có nguồn bệnh lây ra, nguồn bệnh đã cô lập thì sao phát tán được, dù là F1, F2 hay F3 thì cũng đã bị bệnh rồi, vì vậy nếu cô lập được nguồn bệnh rồi thì cần gì phải cô lập cả tỉnh".

Trả lời báo chí trong nước hôm 11/02/2020, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, thuộc Bộ Y tế cho biết, tình hình dịch ở Vĩnh Phúc không chỉ có bệnh nhân ‘xâm nhập’ mà đã có sự lây lan trong cộng đồng. Công tác phòng chống dịch tại tỉnh này cần phải quyết liệt hơn nữa, cần phải áp dụng những biện pháp mạnh hơn nữa.

Theo ông Trần Đắc Phu, phải biết bệnh nhân này đã đi đến đâu, đã tiếp xúc với những ai, kể cả huyện khác, tỉnh khác nếu có, để thông báo cho chính quyền sở tại điều tra những người tiếp xúc. Ông cho rằng, phải nắm được tất cả các trường hợp đã tiếp xúc với bệnh nhân để cách ly.

Tuy nhiên theo ông Phu, việc cách ly tại nhà đòi hỏi cán bộ thực hiện phải làm có trách nhiệm và quyết liệt, đồng thời người dân cần có ý thức tuân thủ. Nếu một trong hai yếu tố đó không được đảm bảo thì việc cách ly gần như không có ý nghĩa.

Published in Việt Nam