Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quan điểm

19/03/2017

Phong trào dân chủ Việt Nam đang ở đâu ?

Việt Hoàng

Có một sự thật đáng buồn đối với phong trào dân chủ Việt Nam đó là nhiều người dấn thân đấu tranh cho dân chủ nhưng kiến thức về dân chủ lại rất yếu kém. Họ can đảm, nhiệt tình, xông xáo nhưng lại không nắm vững về lý thuyết dân chủ, hay còn gọi một cách khác là thiếu "tư tưởng chính trị".

danchu1

Đấu tranh chống độc tài để xây dựng một xã hội dân chủ đa nguyên

Đấu tranh chính trị là gì ? Câu hỏi tưởng chừng rất giản dị nhưng không phải ai cũng biết câu trả lời. Mỗi người sẽ có cho mình một câu trả lời, nhưng dù thế nào thì cũng phải đồng ý với nhau một điều cơ bản và quan trọng nhất đó là : đấu tranh chính trị luôn luôn là sự tranh đấu giữa các tổ chức chính trị với nhau chứ không phải giữa các cá nhân.

Trên thế giới chưa có một người nào hoạt động chính trị thành công mà chỉ đứng một mình. Hoặc là họ phải tham gia vào một tổ chức nào đó, hoặc được một tổ chức chính trị nào đó ủng hộ, hoặc là họ phải thành lập một tổ chức mới nếu thấy không có tổ chức nào ưng ý. Tân tổng thống Mỹ Donald Trump, một người kinh doanh chứ không phải một chính trị gia chuyên nghiệp nhưng khi muốn ra tranh cử tổng thống Mỹ thì ông ta cũng phải gia nhập và trở thành đảng viên đảng Cộng Hòa trước đã.

Hành phải đi đôi với học. Học mà không hành thì không thể thành công, nhưng hành mà không học thì chắc chắn không đi đến đâu, và chỉ gây ra tai nạn cho mình và cho người khác. Một sinh viên trường Y chưa tốt nghiệp đã vội cầm dao mổ bệnh nhân thì hậu quả ra sao ai cũng có thể biết được. Thế nhưng với người Việt thì có một điều rất kỳ lạ là, trong lĩnh vực chính trị thì ai cũng cho rằng mình có thể làm chính trị mà không cần phải học.

Muốn dấn thân tranh đấu cho một Việt Nam dân chủ hay gì đó thì những người tranh đấu phải trang bị cho mình một số kiến thức tối thiểu về chính trị. Không có lý thuyết dẫn đường thì người dấn thân, hay đấu tranh sẽ lạc lối và không thể đi tới đích. Tất nhiên có lý thuyết rồi mà không "hành động" thì cũng không mang lại kết quả như ý muốn. Nhưng "hành động" là những gì thì không phải ai cũng đồng ý với nhau.

Đấu tranh chính trị bằng phương pháp bất bạo động mà phong trào dân chủ Việt Nam theo đuổi hiện nay khác với đấu tranh vũ trang bằng bạo lực cách mạng mà Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành trước đây. Đấu tranh chính trị bất bạo động là xu thế chung của thời đại và cũng là cách đấu tranh của tất cả các đảng phái chính trị dân chủ trên thế giới.

Trong bài viết "Dự án chính trị là cái gì và để làm gì ?" (1), chúng tôi đã đề cập đến vấn đề này : "Đấu tranh dân chủ là gì ? Đâu là bản chất và nguyên tắc của đấu tranh dân chủ ? Theo chúng tôi thì bản chất của cuộc đấu tranh dân chủ là : Mỗi một tổ chức chính trị sẽ đưa ra một ‘giải pháp chính trị’ mới (như là một giải pháp thay thế), với những khác biệt so với chính sách hiện hành, thuyết phục người dân đồng ý và sau đó là vận động tranh cử và dành chiến thắng trong các cuộc bầu cử công khai và minh bạch để trở thành đảng cầm quyền. Cuối cùng là thực thi những giải pháp đã đề nghị đó.

Đấu tranh dân chủ (thông thường) ở các nước đã có dân chủ là như vậy, tuy nhiên ở Việt Nam thì có khác, vì bị một lực lượng phản dân chủ là Đảng Cộng sản Việt Nam cấm đoán, bắt bớ và đàn áp, cho nên việc giới thiệu và giải thích các ‘giải pháp chính trị’ của các tổ chức dân chủ cũng như việc thuyết phục người dân Việt Nam chấp nhận giải pháp mới đó gặp rất nhiều khó khăn. Cho dù như vậy thì ‘nguyên tắc và bản chất’ của cuộc đấu tranh dân chủ là không thay đổi. Hầu hết những tổ chức dân chủ và những người đang đấu tranh cho dân chủ không hiểu điều này nên đã có không ít lời kêu gọi ‘phải hành động’. Hành động ở đây phải được hiểu là những hành động gây tiếng vang, gây chú ý, hay kêu gọi quần chúng nổi dậy, thậm chí bằng cả bạo lực…".

Nhiều người tuy không thích đảng cộng sản nhưng suy nghĩ và tư duy vẫn không nhiều thì ít vẫn bị tổ chức này ảnh hưởng. Nhiều người kêu gọi hành động, xuống đường ; nhiều người khác còn cho rằng đấu tranh là phải xuống đường, như kiểu đánh bạc là phải xuống tiền (tôi không hiểu tại sao lại ví việc đấu tranh dân chủ, một việc tốt, có mục đích với việc đánh bạc, một việc xấu và mang tính may rủi ?)… Theo nhận xét riêng, những người này không cho rằng "viết và nói" là hành động.

Thật ra viết và nói là hành động, không những thế còn là một hành động thực tiễn. Điều này có thể thấy được qua một số ngành nghề nghiệp, như giáo viên, luật sư, tư vấn, hoạt động chính trịTất cả đều dùng ngòi viết hay lời nói đ hành nghề. Đã ai thấy trong một nước văn minh luật sư, nhà giáo hay chính trị gia dùng nắm đấm hay gậy gộc đ "hành nghề" chưa ?

Viết và nói như vậy là "hành động", và đây là hành động khó khăn nhất trong các hành động của con người. Ai cũng có thể nói và viết, nhưng viết cái gì và nói như thế nào, đó là cả một nghệ thuật mà không phải ai một sớm một chiều có được. Lời nói và cách viết là cả một quá trình học tập và trau dồi liên tục đ trình bày, hay giải bày những suy nghĩ của mình một cách mạch lạc.

Có thể nói, viết và nói là những thành phẩm quan trọng nhất của trí tuệ con người, chúng là phương tiện giúp con người thể hiện những quyết định hành động và mang lại mọi sự thay đổi. Văn và nói là người. Chỉ nhìn cách viết văn hay nghe cách nói của người nào đó, chúng ta có thể biết được trình đ trí tuệ cũng như khả năng hành động của người đó.

Nói như vậy không có nghĩa là chúng tôi phản đối "hành động" của những người đấu tranh, những người trực diện đối đầu với bạo quyền, như xuống đuờng biểu tình chống bất công hay đòi dân chủMỗi người đều có khả năng riêng và cách thức riêng đ thực hiện những mục tiêu của đời mình. Mỗi người là một sản phẩm độc đáo, không ai giống ai. Thực hiện dân chủ hóa đất nước là nghĩa vụ và trách nhiệm chung của tất cả mọi người. Ai có khả năng gì thì hành động theo khả năng đấy. Điều quan trọng là chúng ta cần cảm thông, hiểu biết lẫn nhau đ có thể hỗ trợ cho nhau trong những lúc cần thiết. Ví dụ khi một người xuống đuờng biểu tình đòi tự do, dân chủ và bình đẳng cho Việt Nam, hay tranh đấu chống bất công, bảo vệ dân oan hay môi trường bị chính quyền đánh đập hay bắt giữ thì nhiệm vụ lương tâm của những người còn lại phải lên tiếng tố giác sự sai trái đó ra trước công luận trong và ngoài nước cũng như quốc tế. Chính qua những hành động đó mà lịch sử và nhân dân Việt Nam đánh giá và ghi nhận sự đóng góp cũng như sự dấn thân của mỗi người và mỗi tổ chức.

Nói tóm lại, những người đấu tranh thực hiện dân chủ cho Việt Nam không nên áy náy hay mặc cảm vì đã không "hành động" như những người khác. Đáng xấu hổ là những người không làm gì, không nói gì, cúi đầu cam chịu đ bạo quyền thao túng và chiếm đoạt đất nước làm của riêng.

Khi thời cơ đến, nghĩa là cuộc đấu tranh bước vào giai đoạn cuối cùng đ thực hiện tổng nổi dậy thì các tổ chức tranh đấu cần liên minh lại với nhau trong một mặt trận chung đ cùng phối hợp hành động. Muốn được thế, những cá nhân và tổ chức đấu tranh phải ngay từ bây giờ tìm hiểu nhau và trao đổi với nhau về những giá trị cơ bn nền tảng của cuộc đấu tranh đ có đồng thuận.

Gần đây đã có những gợi ý liên minh các tổ chức chính trị lại với nhau. Vấn đ là muốn có được liên minh đó, những cá nhân và tổ chức đấu tranh đó phải tự hoàn thiện, phải thành lập hay gia nhập vào những tổ chức có thực lực và có tầm vóc. Liên minh giống như một sự góp vốn thành lập công ty hay xí nghiệp, người không có vốn trí tuệ hay tài chính khó có thể kêu gọi người khác hợp tác với mình, ví đó là một bịp bợm.

Liên minh là cả một triết lý hành động. Nếu một tổ chức chưa đ số lượng và chất lượng thì hãy khoan nghĩ đến liên minh, vì đó chỉ là một cuộc "tảo hôn" giữa những đứa trẻ vị thành niên, chưa đ đ chín muồi đ sống chung với nhau. Liên minh hay kết hợp đó sẽ què quặc và không bền vững.

Một cách cụ thể, theo Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, lộ trình đ một tổ chức dân chủ đi đến thành công, phải trải qua 5 giai đoạn :

1. Xây dựng cơ sở tư tưởng và dự án chính trị ;

2. Xây dựng lực lượng và đội ngũ cán bộ nòng cốt ;

3. Xây dựng và kiểm điểm phương tiện ;

4. Xây dựng cơ sở quần chúng ;

5. Vận động quần chúng tiến công giành thắng lợi.

Đối với Tập Hợp, giai đoạn 1 vừa mới hoàn thành, nghĩa là xây dựng dựng lực lượng và đội ngũ cán bộ nòng cốt đã có cơ sở tư tưởng và dự án chính trị (Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2). Giai đoạn 2 vẫn đang tiến hành, truy tìm và đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt là một công tác lâu dài và bền bỉ vì không những cho hôm nay mà cả cho mai sau. Giai đoạn 3 và 4, xây dựng và kiểm điểm phương tiện và xây dựng cơ sở quần chúng chỉ được tiến hành khi giai đoạn 2 bước vào giai đoạn phát triển, nghĩa là có đ người và phương tiện đ thực hiện và phát triển nội dung dự án chính trị.

Có nhiều ý kiến cho rằng Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên vẫn chưa làm gì, nghĩa là không thấy Tập Hợp có những "hành động" gì cụ thể, như kêu gọi hay tham gia những cuộc biểu tình chống Formosa gây ô nhiễm môi trường… Đây không những là ưu tư chung của những người quan tâm đến tương lai đất nước mà còn là ưu tư chính của Tập Hợp. Đất nước lâm nguy thất phu hữu trách. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, Tập Hợp chỉ có thể ủng hộ mọi sáng kiến cũng như hành động báo động dư luận hay tố cáo sự đồng lõa của chính quyền cộng sản Việt Nam trong việc cấu kết và bao che những công ty gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường.

Phải thành thực thú nhận, Tập Hợp chưa đ người và phương tiện đ lãnh đạo hay hướng dẫn quần chúng vào lúc này. Khi giai đoạn 3 và 4 chưa chuẩn bị xong, kêu gọi hành động sẽ chỉ chuốc lấy thất bại. Nói như vậy không có nghĩa là bó tay, hành động của Tập Hợp là "nói và viết" tố cáo trước dư luận trong và ngoài nước thái đ hèn nhát và đồng lõa của chính quyền cộng sản Việt Nam và lên án những công ty gây ô nhiễm môi trường. Công tác điều tra những hành vi gây ô nhiễm môi trường và vi phạm nhân quyền tại Việt Nam vẫn được xúc tiến một cách đầy đ và liên tục, những hồ sơ này sẽ được trao lại cho những cấp lãnh đạo một nước Việt Nam dân chủ mai sau.

Chỉ khi nào 4 giai đoạn đầu được đánh giá là đã hội đ, giai đoạn 5 tự nhiên phải đến, vận động quần chúng tiến công giành thắng lợi cuối cùng, nghĩa là xây dựng một nước Việt Nam chấp nhận được cho ngày hôm nay và những thế hệ mai sau có thể tự hào.

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đang cố gắng và chuẩn bị cho 4 giai đoạn đầu, đây là những giai đoạn khó khăn, lâu dài và nhàm chán nhưng không thể không làm cho một cuộc cách mạng dân chủ đổi đời. Vận động tư tưởng là một công tác cơ bản của mọi cuộc đổi đời, nó phải luôn luôn đi trước và dẫn đường cho hành động tiếp theo. Nếu không cuộc chuẩn bị tư tưởng này thì cuộc cách mạng dân chủ nếu thành công sẽ lâm vào bế tắc, nó giống như một người đầy lạc quan bị bịt mắt đi trên một con đường gồ ghề và đầy cạm bẫy. Hình ảnh này không khác gì sự hồ hỡi của những người xuống đuờng trong mùa xuân rập đ rồi đất nước của họ rơi vào bất an và bạo loạn. Một cuộc cách mạng như thế không phải là hình ảnh mà Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên mong muốn.

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên là tổ chức nghiên cứu giải pháp dân chủ hóa cho Việt Nam. Những giải pháp đó được gói gọn trong tài liệu mang tên Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2, đó là tài liệu đúc kết những suy nghĩ và trao đổi kinh nghiệm của những thành viên trong suốt hơn 35 năm qua.

Một câu hỏi thường đặt ra cho Tập Hợp là tại sao đã xuất hiện từ hơn 35 năm qua mà Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên vẫn chưa có hành động cụ thể nào đ giành thắng lợi cuối cùng ?

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên chủ trương xây dựng một đất nước Việt Nam dân chủ đa nguyên trong tinh thần hòa giải hòa hợp dân tộc bằng phương pháp bất bạo đông. Chủ trương dân chủ đa nguyên có thể nói là chủ thuyết cơ bản của Tập Hợp đ thay thế chủ nghĩa cộng sản đang được Đảng Cộng sản Việt Nam áp đặt trên toàn cõi đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, Tập Hợp chưa đ người và phương tiện đ đưa chủ thuyết dân chủ đa nguyên vào sâu trong quần chúng, do đó chưa xây dựng được một đồng thuận dân tộc mạnh đ làm đối trọng với đảng cộng sản. Xây dựng đồng thuận là một công tác khó khăn vì văn hóa Khổng Mạnh vẫn còn nặng và bức tường bưng bít quá dầy.

Bất cứ cuộc cách mạng dân chủ nào cũng bắt đầu từ giới trí thức. Những người có khả năng suy nghĩ ở Việt Nam vẫn chưa dám vượt lên nỗi sợ hãi quan quyền nên phần lớn chọn giải pháp trùm chăn, số còn lại hùa theo giới quan quyền mặc dù biết chúng không coi mình ra gì. Vấn nạn của Việt Nam là chỗ đó. Chừng nào trí thức Việt Nam chưa dám ủng hộ lập trường dân chủ đa nguyên và tiếp tay truyền bá tư tưởng này sâu rộng trong quần chúng thì cuộc vận động cho dân chủ vẫn chưa thành công. Tổ chức nào chiến thắng trên mặt trận tư tưởng thì tổ chức đó sẽ giành thắng lợi sau cùng.

đây cũng xin nói thêm về một thành phần quan trọng trong xã hội Việt Nam, đó là những người đang làm việc trong guồng máy đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam. Họ là những cán bộ, đảng viên, công an và bộ đội, từ trung ương đến địa phương, từ đồng bằng đến cao nguyên, từ thành thị đến thôn quê. Một phần không nhỏ trong số 4 triệu rưỡi đảng và hơn 13 triệu người thân của họ đã nhận ra được sự bếtắc củachế đ và sự bất lực của Đảng Cộng sản Việt Nam và muốn thay đổi. Điều khiến họ phân vân và khó nghĩ đó là không biết làm thế nào đ thay đổi và thay đổi như thế nào ?

Một ước muốn thông thường là những người trí thức và đảng viên cộng sản còn ưu tư đến vận mệnh đất nước và tương lai của bản thân mình nên nhanh chóng rời bỏ con tàu sắp đắm đ thành lập một lực lượng chính trị mới. Sau đó tổ chức mới này tìm hiểu và liên minh với các tổ chức dân chủ đối lập khác đ cùng mở ra một sinh lộ mới cho dân tộc. Chính tập hợp mới này sẽ là những trụ cột trong chính quyền mới cũng như trong công cuộc kiến thiết lại đất nước.

Thời cơ dân chủ hóa đất nước đang trước mắt, nhưng phong trào dân chủ Việt Nam thay vì mạnh lên thì lại đi xuống. Nguyên nhân là vì các tổ chức cũng như những cá nhân tranh đấu cho dân chủ vẫn chưa hiểu được rằng đấu tranh phải có tổ chức và có một tư tưởng chính trị chỉ đạo. Nếu không có một tư tưởng dẫn đường thì phong trào dân chủ Việt Nam sẽ rơi vào bế tắc vì không biết phải làm gì. Chúng tôi cám ơn ông Tưởng Năng Tiến với bài viết "Nó rớt rồi sao ?" (2). Nếu muốn có một tương lai khác thì chúng ta phải chuẩn bị từ bây giờ chứ đừng đ nước đến chân mới nhảy.

Một vấn đ không bình thường khác của phong trào đấu tranh cho dân chủ tại Việt Nam hiện nay là những người dẫn đầu trong mọi cuộc đấu tranh đòi quyền lợi cho người dân lại là những tu sĩ chứ không phải những "tổ chức chính trị". Những công việc này vượt quá khả năng của những tu sĩ và chức năng của tôn giáo. Chúng ta cũng không nên lạm dụng nhiệt tâm của những tu sĩ và nhiệt tình của những người dân bị nạn.

Chống ô nhiễm môi trường phải là ưu tư hàng đầu của những tổ chức chính trị đối lập. Chống ô nhiễm là một công tác trường kỳ và rộng khắp. Tập Hợp ủng hộ những cuộc xuống đuờng đòi được bồi thường xứng đáng nhưng cũng cùng những tổ chức bạn vận động các cơ quan quốc tế lên án những vi phạm nhân quyền và môi trường tại Việt Nam.

Cho dù cố quyết tâm và có đường lối chỉ đạo rõ ràng nhưng chưa xây dựng được một lực lượng nhân sự nòng cốt có tầm vóc, ước muốn thay da đổi thịt dân chủ cho Việt Nam vẫn chỉ là ước mơ. Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên kêu gọi mọi người Việt Nam còn quan tâm đến tương lai đất nước hãy ủng hộ Tập Hợp và góp tay phổ biến đac của Tập Hợp là tài liệu Khai Sáng Kỷ Nguyên Thứ 2.

Việt Hoàng

(20/03/2017)

 ----------------------------

(1) https://thongluan2016.blogspot.com/2016/12/du-chinh-tri-la-cai-gi-va-e-lam-gi-viet.html

(2) http://thongluan2016.blogspot.com/2017/03/tuong-nang-tien-no-rot-roi-sao.html

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Việt Hoàng
Read 1174 times

2 comments

  • Comment Link nvh mercredi, 22 mars 2017 09:23 posted by nvh

    Chào cựu thành viên Tập Hợp, Cảm ơn anh đã góp ý về bài viết của Việt Hoàng. Những nhận định của anh phản ánh sự chua chát đồng thời vẽ lại bức tranh của cuộc tranh đấu thực hiện dân chủ cho Việt Nam. Sự chua chát vì cuộc đấu tranh cho dân chủ kéo dài quá lâu nhưng chưa thấy đâu là kết quả : "34 năm mới đi đên giai đoạn 2 thì 70 năm nữa mi đi đến giai đoạn 4, lúc đó Việt Nam đã thành một tỉnh của Tàu rồi". Nhận định của anh đúng, nếu không lay động được ý thức đấu tranh cho tự do và dân chủ của người Việt Nam thì tương lai Việt Nam có thể là như thế. Điều này cho thấy cuộc đấu tranh cho dân chủ còn rất gian nan và sự dấn thân của những người còn tin rằng có thể thay đổi được vận mệnh nước Việt Nam đòi hỏi kiên trì và sáng suốt. Anh dẫn thí dụ Macron ở Pháp, đúng là một thí dụ lý tưởng. Pháp là một quốc gia dân chủ từ lâu đời và tất cả những định chế của nước Pháp đêu đề cao và bảo vệ quyền thành lập tổ chức và quyền phát biểu, Emmmanuel Macron đã tranh thủ được thời cơ này và có thể sẽ là Tổng thống Pháp vào đầu tháng 5 tới. Nhưng thí dụ này không thể so sánh với Việt Nam, một nước vẫn còn đặt dưới sự lãnh đạo của một đảng cộng sản độc tài và "rất hung dữ". Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ, nếu không thì tội nghiệp cho những người dấn thân như chúng ta. Trung Quốc là một quốc gia lớn, được thế giới chú ý và giúp đỡ nhiều hơn Việt Nam nhưng có ai nghe thấy phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Trung Quốc phát triển ở đâu không ? Đấu tranh và sinh hoạt dân chủ là cả một văn hóa mà chúng ta phải thực tập và học hỏi liên tục. Phản ứng dễ dàng nhất là sau khi nhận thấy con đường đấu tranh còn dài và quỹ thời gian của mình đang bị thu ngắn lại thì bỏ cuộc, đây là một quyết định đầy nhân tính, vì ngoài sự quan tâm đến đất nước ai cũng còn phải lo cho gia đình và người thân. Nhưng trước khi hay sau khi bỏ cuộc thì đừng quay lại đả kích hay đánh phá những người đã từng là bạn của mình. Theo tôi, đay không phải là một thái độ fair play. Một phản ứng khác là lôi Nguyễn Gia Kiểng ra phê bình hay đả kích để giải thích cho sự ra đi của mình lại càng không fair play hơn nữa, ví quá dễ dàng. Đúng Nguyễn Gia Kiểng là thành viên sáng lập Tập Hợp, là người có những phát biểu và ý kiến mới, nhưng trong nội bộ Tập Hợp Nguyễn Gia Kiểng cũng chỉ là một thành viên những những thành viên khác. Việt Hoàng hay bất cứ ai trong Tập Hợp cũng đều có thể diễn giải lập trường của Tập Hợp như nhau. Trong bài viết này, những nhận định của Việt Hoàng phản ánh đúng thực trạng của Tập Hợp cũng như phong trào đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam. Con đường mà Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên theo đuổi là đúng, ánh sáng chỉ tỏa mạnh khi được nhiều người ủng hộ. Cuối cùng có một giá trị mà Tập Hợp luôn luôn tôn vinh và không thể nhân nhượng, đó là sự lương thiện. Tập Hợp chưa đủ người để thực hiện giai đoạn 5, giai đoạn 3 và 4 đang được xúc tiến. Đó là sự thật. Thân mến, Nguyễn Văn Huy

  • Comment Link Cựu thành viên TH lundi, 20 mars 2017 17:16 posted by Cựu thành viên TH

    Thật nực cười, một người không biết gì về chính trị như Việt Hoàng lại lên mặt dạy đời cho người khác về hoạt động tổ chức chính trị. 34 năm mới đi đến giai đoạn 2 thì 70 năm mới đi đến giai đoạn 4 chắc, lúc đó VN thành một tỉnh của Tàu hoàn toàn rồi, và còn bao nhiêu thành viên ngồi lại trong THDCDN hay đã bỏ đi hết? Ông Việt Hoàng xa xôi bận rộn làm ăn không nói làm gì. Ông Kiểng ngồi ngay Paris mà không chịu mở mắt nhìn Macron mới lập tổ chức chỉ mấy tháng là ứng cử luôn tổng thống, chứ đợi 70 năm thì còn chạy đua vào đâu? và sức đâu mà chạy đua. Thế này thì chả trách cộng sản cứ thắng hoài. Và mấy tổ chức như các vị, cộng sản nó cũng chẳng thèm cài nguời vào cho tốn phí, các người tự đánh nhau rồi tự chết, thế thôi.

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)