Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quan điểm

26/08/2021

Kế hoạch phòng chống dịch đang gặp thách thức lớn

Kỷ Nguyên

Tình hình dịch Covid-19 vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với trung bình hơn 10.000 ca nhiễm mỗi ngày và xu hướng vẫn tăng không những ở “tâm dịch” Sài Gòn mà còn nhiều tỉnh thành khác. Việt Nam vẫn đang có tỉ lệ tiêm chủng đủ 2 mũi cực thấp (chưa tới 1,9% dân số) cùng bối cảnh nguồn cung vắc-xin tiếp tục khan hiếm khiến triển vọng đạt mục tiêu miễn dịch cộng đồng theo kế hoạch trở nên ảm đạm, cùng với đó là nhiều thách thức lớn.

Thách thức từ biến chủng Delta

So với năm 2020 và đầu năm 2021 thì trong hơn 3 tháng trở lại đây, tình hình dịch thế giới và cả Việt Nam đã thay đổi rất nhiều bởi những làn sóng lây nhiễm đến từ các chủng virus biến đổi. Đại dịch covid-19 tiếp tục diễn biến khó lường với làn sóng lây nhiễm từ biến chủng Delta, có khả năng lây nhiễm gấp 2 lần các chủng trước đó và tác động lên sức khỏe của chủng này không những đối với những người chưa tiêm (lây nhiễm) mà còn với những người đã tiêm đầy đủ 2 mũi vắc-xin (lây nhiễm đột phá). Hàng loạt những báo cáo từ các nước có tỉ lệ tiêm chủng cao như Mỹ, Anh cho thấy điều đó. Tỉ lệ miễn dịch cộng đồng từ kỳ vọng trước đó là 60 đến 70% dân số được chích ngừa, nay có thể sẽ phải nâng lên trên 90%. Các biện pháp an toàn như khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và hạn chế tụ tập đông người ở không gian kín đang được các nước có tỉ lệ tiêm chủng cao áp dụng trở lại.

Sẽ cần nhiều vắc-xin hơn so với kế hoạch ban đầu, điều này đặt ra một thách thức lớn cho cơ chế COVAX đối với nhu cầu của hơn 90 nước trung bình nghèo (trong đó có Việt Nam) về nguồn cung vắc-xin. Thông tin bất lợi liên quan đến sự suy giảm kháng thể ở những loại vắc-xin (mRNA) cũng khiến nguồn cung vắc-xin trở nên khan hiếm hơn khi các “nước giàu” như Israel và gần đây nhất là Mỹ, Pháp, Anh quyết định tiêm mũi tăng cường (mũi vắc-xin thứ 3) cho những người trên 60 tuổi.

Với các biến chủng trước đó, tỉ lệ trẻ em dưới 18 tuổi nhiễm covid-19 ít và không gây ra nhiều nguy hiểm nhưng đến chủng Delta thì đã khác, độ tuổi trung bình trẻ em nhiễm và có triệu chứng phức tạp ngày một nhỏ lại, từ 16 tuổi xuống còn 5 tuổi (theo một báo cáo điển hình của Trung tâm y tế Ochsner, Louisiana, Hoa Kỳ), điều này cho thấy biến thể Delta đang tấn công sang cả trẻ em (nhóm tuổi có tỉ lệ tiêm chủng thấp nhất) ở nhiều độ tuổi.

Hiện nay chỉ có duy nhất hãng BioNTech là có vắc-xin Pfizer dành cho trẻ em được cấp phép để tiêm cho độ tuổi từ 12-18, như vậy trẻ em độ tuổi dưới 12 vẫn là đối tượng hiện chưa thể được bảo vệ bởi vắc-xin. Thử nghiệm lâm sàng của vắc-xin Moderna cho các độ tuổi dưới 12 phải đến năm 2023 mới hoàn tất để được thẩm định và cấp phép. Như vậy, ngay lúc này cần có những biện pháp hữu hiệu trong thời gian dài cho trẻ em như: khẩu trang chuyên dụng phù hợp cho trẻ nhỏ; sự phối hợp của cha mẹ và dịch vụ y tế đối với trẻ cả ở trong nhà lẫn mỗi trường bên ngoài như nhà trường; tăng cường hệ miễn dịch.

vacxin-1

Hiện nay chỉ có duy nhất hãng BioNTech là có vắc-xin Pfizer dành cho trẻ em được cấp phép để tiêm cho độ tuổi từ 12-18.

Thách thức từ thất bại của hệ thống chống dịch

Làn sóng dịch bùng phát ở Sài Gòn trong hơn 3 tháng qua cũng đến từ biến thể Delta này, tuy nhiên cho đến nay chính quyền vẫn đang áp dụng “Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2021” được ban hành từ ngày 6/2/2021 khiến công tác phòng chống dịch không theo kịp những thay đổi của tình thế. Kế hoạch tiếp nhận, bảo quản vắc-xin cũng đang gặp vấn đề lớn vì hệ thống tủ lạnh chuyên dụng bảo quản vắc-xin thiếu trầm trọng ở nhiều chủng loại, vấn đề này đã được nhận diện từ đầu năm trong kế hoạch tiếp nhận, bảo quản, phân phối và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 giai đoạn 2021 - 2022 do COVAX Facility hỗ trợ. C th:

- Loại Bảo quản từ 2-8 độ C: cần tối thiểu thêm 2.197 tủ để đáp ứng cho các xã vùng sâu vùng xa.

- Loại bảo quản âm từ -25 độ C đến -15 độ C có kết luận: còn hạn chế và cần phải bổ sung.

- Loại bảo quản âm sâu (-80 độ C đến -70 độ C): Công ty C phn vc-xin Vit Nam (VNVC) có sn kho bo qun được 3 triu liu. (Hin M đã h tr thêm 77 t loi này vi 63 t loi nh cho 63 tnh thành và 14 tủ loại lớn cấp cho cơ quan chức năng để bảo quản vắc-xin).

Hàng loạt các thay đổi về quyết định cũng như công văn chống dịch trong thời gian qua đã thể hiện sự lúng túng của chính quyền, trong bối cảnh không có sự chuẩn bị về kế hoạch chống dịch mới. Điều này là hậu quả của sự thiếu quan sát và đánh giá diễn biến làn sóng dịch từ biến thể Delta cũng như tâm lý chủ quan do những thành quả chống dịch trước đó. Hệ thống y tế vốn được xem là thảm họa trước khi có đại dịch nay đã sụp đổ hoàn toàn là điều tất yếu.

Thiếu đồng bộ và mâu thuẫn của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương khiến người dân phải trả những cái giá rất đắt về nhân mạng, bên cạnh đó còn khủng khoảng thiếu thốn thực phẩm vì chính sách phong tỏa cực đoan. Cả người nhiễm virus lẫn bệnh nhân mắc các bệnh nguy hiểm khác không được tiếp cận dịch vụ y tế thường quy, hàng vạn người đối mặt nhiều hiểm nguy trên đường về quê tránh dịch, hàng ngàn người cùng cực vô gia cư bị bỏ mặt sống chết.

Những tiết lộ mới nhất từ cuộc họp của Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang trong cuộc họp giao ban ngày 16/8 cho thấy, số lượng người chết vì Covid-19 ở Sài Gòn rất cao với tỉ lệ tử vong ở tầng điều trị đặc biệt lên đến 94,2%, quân đội đang phải chuẩn bị 10 hecta đất với 5.000 huyệt đã được đào và 5 hecta dành riêng cho việc “chôn tập thể” vì 20 lò hỏa táng chạy hết công suất vẫn không kịp. 22/30 container lạnh đã được sử dụng và sẽ thiếu do lượng người chết đang gia tăng nhanh. Những con số kinh hoàng đó cho thấy một thảm họa nhân đạo không tránh khỏi cho người dân các tỉnh miền Nam và đặc biệt là Sài Gòn đã và đang diễn ra.

Để phòng chống đại dịch hiệu quả cần đạt được hai yếu tố: ngăn chặn sự lây nhiễm của dịch và đảm bảo tính mạng, đời sống tối thiểu cho người dân. Chính quyền hiện nay mải mê chạy theo mục tiêu kiềm chế đại dịch không những đã thất bại trong làn sóng dịch lần này mà còn trực tiếp cản trở và làm trầm trọng thêm khó khăn kinh tế cho người dân. Cuộc sống càng khó khăn, người dân sẽ càng mất kiên nhẫn và sẽ gây bất lợi cho các biện pháp chống dịch của chính quyền, đã có những sự chống đối nhất định và nguy cơ ngày càng mạnh mẽ hơn.

vacxin-2

Để đại dịch sớm kết thúc thì phải tăng cường tiêm chủng vắc-xin cho người dân và điều trị cho những người nhiễm bệnh. Bên cạnh đó cần đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho người dân.

Những góp ý cho kế hoạch phòng dịch và tiêm chủng vắc-xin

Thông tin mỗi ngày về sự đổi thay của tình hình dịch bệnh đến từ các nước có tỉ lệ tiêm chủng cao cho thấy, đạt miễn dịch cộng đồng thông qua vắc-xin vẫn là biện pháp quan trọng để ngăn chặn đại dịch Covid-19. Các công ty dược đang chạy đua với thời gian để sớm có được các loại thuốc đặc trị virus.

Một điều cần được nhấn mạnh: thế giới sẽ phải đương đầu với dịch và làm quen với việc sống chung với sự tồn tại lâu dài của corona virus, kể cả sau khi đạt được miễn dịch cộng đồng. Vì vậy, với hệ thống y tế hiện nay, nước ta cần một sự đầu tư mạnh mẽ cho y tế về mọi mặt ngay từ bây giờ và liên tục. Sinh mạng con người là quan trọng nhất. Liên tục tham vấn cùng các chuyên gia của WHO cũng như các định chế lớn như UNICEF để cập nhật những biện pháp và hướng xử lý kịp thời, tranh thủ sự giúp đỡ của họ nhằm tối đa khả năng tiếp cận với nguồn cung về thiết bị y tế. Những thay đổi cần có ngay lúc này:

- Kinh nghiệm của các nước có tỉ lệ tiêm chủng cao cùng đánh giá của các chuyên gia dịch tể cho thấy mục tiêu trong kế hoạch tiêm chủng cần phải nâng tỉ lệ miễn dịch cộng đồng lên 90% dân số.

- Chính quyền phải thực hiện quyết liệt hai vấn đề dưới đây, với nhận thức sự nguy hại vô cùng lớn của đại dịch này đối với sự ổn vững của đất nước:

1- Mạnh tay trong việc kiểm soát các hành động tư lợi chiếm đoạt quyền tiêm vắc-xin, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng làm thất bại kế hoạch tiêm chủng. Việt Nam vẫn phải phụ thuộc vào cơ chế COVAX để có nguồn cung vắc-xin quý giá, nên việc tuân thủ các khuyến nghị về thứ tự đối tượng ưu tiên được tiêm cần được tôn trọng và thực thi: nhân viên y tế tuyến đầu (nhân sự y tế công lẫn tư nhân), nhân viên công tác xã hội, người cao tuổi và những người có bệnh lý nền.

2- Giải ngân số tiền “Ủng hộ Quỹ vắc-xin Covid-19” vào các gói hỗ trợ và cần chặt chẽ trong công tác kiểm soát và phân bổ tiền cứu trợ. Tránh các hành động trục lợi và tham ô nặng nề như đã diễn ra trong 2 năm qua, với hậu quả là phần lớn tiền hỗ trợ thất thoát vào các tầng lớp của bộ máy công quyền. Tiền đến tay người dân rất ít và gây nên những bức xúc như “lên tivi nhận”.

- Khẩn cấp thành lập một cơ quan Đặc nhiệm phòng chống dịch với nhiều quyền quyết định. Đội ngũ này gồm các chuyên gia dịch tễ và sức khỏe y tế cộng đồng, mời chuyên gia đặc trách của WHO tham gia vào ban cố vấn để làm trung tâm điều hành chống dịch. Thiết lập dữ liệu hệ thống thông tin theo dõi và báo cáo tiến độ tiêm chủng, dữ liệu phải đồng bộ từ bộ y tế đến địa phương để tránh sự bất nhất về dữ liệu vắc-xin như vừa diễn ra giữa chính quyền Sài Gòn và Bộ y tế. Lắng nghe một cách cầu thị các phản biện xã hội, trong đó có các chuyên gia không những ở lĩnh vực y tế mà còn những lĩnh vực khác.

- Cần trao cho các địa phương quyền chủ động lên kế hoạch chống dịch tương ứng với tiềm lực và tình hình dịch cụ thể. Chính quyền trung ương chỉ lên kế hoạch phân bổ vắc-xin; huy động và chuẩn bị nguồn lực từ nhân sự chuyên môn, thiết bị y tế và công tác hậu cần để phân bổ dựa trên nhu cầu cụ thể của từng tỉnh thành địa phương.

- Trẻ em đang đối diện với nhiều hiểm họa: việc áp dụng các biện pháp phong tỏa kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận hệ thống y tế thiết yếu của trẻ cả về dịch vụ y tế thường quy và sức khỏe tinh thần. Những mâu thuẫn của người lớn có thể ảnh hưởng lớn đến tâm lý của trẻ. Đại dịch diễn biến phức tạp trong bối cảnh hệ thống y tế đã vỡ trận khiến số lượng người tử vong tăng, những mất mát này không những gây tổn thất to lớn về nhân mạng người dân mà còn là gánh nặng lên mỗi gia đình. Vấn đề tâm lý của trẻ em trước những mất mát này cần được quan tâm, tránh để lại những vết thương trong tâm hồn của trẻ về lâu dài sau này.

Bộ y tế cần duy trì và tranh thủ sự giúp đỡ của UNICEF đối với các chiến dịch bảo vệ trẻ em trong đợt dịch cả về chuyên gia, thiết bị y tế thuốc men cho đến quyền tiếp cận vắc-xin dành cho trẻ em dưới 12 tuổi trong thời gian sắp tới. Dừng ngay các kế hoạch khai giảng trong khi chưa đánh giá hết được nguy cơ lây nhiễm và mức độ ảnh hưởng của virus chủng Delta đến sức khỏe của trẻ em.

- Phân bổ vắc-xin cần nhận thức rõ “những vùng tâm dịch đang chạy đua với thời gian”, từ kết quả thử nghiệm đến báo cáo tác dụng của vắc-xin trong giai đoạn tiêm 1 mũi lẫn 2 mũi, tôi có đề xuất như sau: những điểm nóng về dịch như Sài Gòn, Bình Dương, Long An v.v. (tùy theo diễn biến cụ thể ở các tỉnh khác nữa) sẽ ưu tiên được phân phối loại vắc-xin có thời gian hiệu nghiệm nhanh và thời gian tiêm giữa 2 mũi ngắn như Pfizer (tiêm mũi thứ 2 chỉ 3 tuần sau mũi thứ 1) và Moderna (tiêm mũi thứ 2 chỉ 4 tuần sau mũi thứ 1). Vắc-xin AstraZeneca (tiêm mũi thứ 2 sau 8-12 tuần, sau mũi thứ 1) sẽ điều phối cho các địa phương khác có số lượng ca nhiễm ít hơn.

Trong bối cảnh lượng vắc-xin đã về quá ít và ngày càng khan hiếm như hiện nay, việc phân bổ vắc-xin cần chú trọng công tác triển khai có tính toán: mật độ dân cư các địa phương, công tác hậu cần từ phương tiện bảo quản, vận chuyển đến nhân sự được đào tạo để tối ưu tốc độ tiêm chủng. Sắp xếp đối tượng tiêm theo thứ tự ưu tiên được quy định bởi cơ chế COVAX Facility.

- Giãn cách xã hội cần có cách làm khoa học như ở các nước văn minh đã áp dụng, vừa hiệu quả trong việc giảm sự lây lan của virus vừa đảm bảo điều kiện duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất của người dân. Các hoạt động như đi chợ/siêu thị, cung cấp các mặt hàng và dịch vụ thiết yếu cần được duy trì, chính quyền chỉ bảo vệ chứ không ngăn cản các hoạt động sống còn đó.

Một điểm thuận lợi cho kế hoạch tiêm chủng cộng đồng là người dân dường như ý thức rất tốt về vai trò của vắc-xin trong việc ngăn ngừa và bảo vệ bản thân họ cũng như cộng đồng trước đại dịch, tỉ lệ sẵn sàng tiêm vắc-xin ở Việt Nam rất cao (67% muốn được tiêm và 24% có khuynh hướng sẽ tiêm vắc-xin).

Đại dịch sẽ tiếp tục diễn biến khó lường, một chính quyền cầu thị và biết lắng nghe các chuyên gia để thích ứng với mọi tình huống sẽ giúp giảm thiểu được thiệt hại cả về nhân mạng lẫn kinh tế. Kế hoạch chống dịch phải luôn cập nhật thông tin từ WHO để có điều chỉnh hợp lý trước những biến đổi ngày càng nguy hiểm của virus mà chủng AY3 (đột biến của biến thể Delta) được xem là nguy hiểm khôn lường, đang nổi lên đe dọa.

Tình hình dịch đang ngày càng xấu đi trong khi nguy cơ lớn hơn vẫn đang ập tới. Ngay lúc này, những thay đổi tích cực cũng cần phải chạy đua với thời gian.

Kỷ Nguyên

(26/8/2021)

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Kỷ Nguyên
Read 1104 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)