Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tháng bẩy 2018, thời tiết nóng cực độ, làng báo lề phải của Việt Nam lại càng nóng hơn khi 2 tở báo Tuổi Trẻ Online và Việt Nam Net bị bộ Bốn Tê xử phạt nặng nề vì “dám” đưa tin về một câu nói của ông chủ tịch nước Trần Đại Quang về luật biểu tình. Cùng lúc đó ở Mỹ, nơi làng báo tự do bị một số người Việt Nam “cầm chuông” gọi là thiên tả hay thổ tả gì đó cũng bị tổng thống Donald Trump độp một phát ra trò.

trump1

Chuyện là cuối tuần vừa qua Donald Trump một lần nữa tấn công báo chí , ông khi tìm cách trừng phạt những phóng viên, ký giả – những người thường đặt các câu hỏi có tính cách móc họng, khó trả lời cho ông – không được vào tham dự các cuộc họp của Nhà Trắng.

Theo một số các cựu viên chức cùng những người đương nhiệm trong chính phủ, hành động trả thù những ký giả, phóng viên báo chí của ông Donald Trump nhằm mục đích ngăn chặn không cho những tin tức bất lợi cho ông lọt ra ngoài.

Trong nhiệm kỳ của mình từ khi nhậm chức, ông Donald Trump đã nhiều lần tuôn ra những giận dữ, bực tức với các cộng sự viên trong Nhà Trắng vì họ đã để cho các ký giả đặt những câu hỏi mà theo ông Trump là thiếu lễ phép, không tôn trọng ông. Do đó ông đã ra lệnh cho họ phải có biện pháp để chống lại chuyện đó.

Theo lời Trump, những phóng viên này đã hét lên những câu hỏi tồi tệ nhất. Ông đã hỏi hỏi cộng sự viên : - Tại sao chúng ta lại để cho họ vào đây, đặt những câu hỏi như vậy ? Lời người viết : ”Tưởng đâu chỉ ở VN mới có chuyện bịt miệng báo chí. Ai dè ở Mỹ dưới thời hào kiệt Donald Trump cũng chẳng khá gì hơn”.

Cho đến hiện nay, nhân viên của Nhà Trắng cho biết, các trợ lý cao cấp, gần gủi Trump đã phản đối, không thi hành nhiều chỉ thị (miệng) của Donald Trump. Họ thuyết phục ông Trump rằng việc thực hiện các chỉ thị đó chỉ có tác dụng ngược và làm tăng thêm sự căng thẳng trong mối quan hệ vốn dĩ đã tệ hại, không tốt đẹp giữa Nhà Trắng và giới truyền thông.

Tuy nhiên trong ngày thứ tư vừa qua, tham mưu phó Nhà Trắng Bill Shine và thư ký báo chí Sarah Huckabee Sanders đã thực hiện chỉ thị của Trump, ngăn chận phóng viên Kaitlan Collins, của CNN, không cho vào tham dự sự kiện truyền thông mở của Trump trong Rose Garden vì họ phản đối câu hỏi của cô về ông.

Sự việc này cho thấy, Donald Trump đã tiến thêm một bước trong việc tìm cách cản trở truyền thông, bịt miệng báo chí. Việc ngăn cản Kaitlan Collins, không cho vào tham dự buổi họp truyền thông chứng tỏ ý định trừng phạt, cảnh cáo các phóng viên gây bất lợi cho Trump. Hành động đó ngay lập tức đã làm nổ ra một cuộc biểu tình, phản đối trên khắp các phương tiện truyền thông, kể cả đài Fox News, mạng yêu thích của Trump và ông chủ cũ Bill Shine.

Lầ đầu tiên trong lịch sử báo chí, truyền thông nước Mỹ, một phóng viên bị chặn không được tham dự một sinh hoạt báo chí của Nhà Trắng. Điều nay thật ra không lạ, trong quá khứ Donald Trump đã nhiều lần từng gọi Báo clà ktcủa nhân dân.

Trở lại vấn đề. Kaitlan Collins cho biết, cô không được tham dự buổi sinh hoạt ngày 25/07/2018 vì các quan chức trong Nhà Trắng đã phản đối câu hỏi của cô đặt ra cho ông Trump trước đó.

Trong lúc đó thư ký báo chí Nhà Trắng, Sarah Huckabee Sanders tìm cách bào chữa cho hành động này, khen ngợi ông Trump là tổng thống dễ tiếp cận nhất trong lịch sử hiện đại. Sanders nói rằng ông Trump tiếp xúc với báo chí, giải đáp thắc mắc của họ 3 lần nhiều hơn các tổng thống tiền nhiệm. Bà Sanders nói tiếp : “Chúng tôi sẽ tiếp tục như vậy ở nhiều nơi và ở những thời điểm thích hợp”. Bà Sander là người đã bị từ chối phục vụ ở một nhà hàng.

Olivier Knox, chủ tịch Hiệp hội Phóng viên Nhà Trắng, cho biết sẽ tận dụng mọi phương thức để chống lại bất kỳ nỗ lực nào của Trump nhằm mục đích ngăn chận, giảm thiểu sự tự do của các phóng viên xúc phạm ông.

Trong một tuyên bố mới đây, Olivier Knox nói rằng : -"Để phù hợp với tinh thần của Tu chính án đầu tiên (The first Amendment), các phóng viên chung quanh Nhà Trắng cần được tự do trong công việc của họ mà không bị ngăn trở, đe dọa bởi một sự trả thù nào từ phía chính phủ". "Hiệp hội phóng viên Nhà Trắng sẽ theo đuổi sứ mệnh của mình, thay mặt cho khả năng của các phương tiện truyền thông tự do và độc lập để đúc kết tiến trình hoạt động của tổng thống Mỹ".

Donald Trump thường biểu lộ sự giận dữ, cau có khi hành động, cách cư xử, lời nói của mình bị báo chí, truyền thông chỉ trích, lên án, đánh giá tiêu cực. Gần như ngày nào, Donald Trump cũng lên mạng Twitter gửi tin nhắn để càm ràm, xỉa xói những ai phê bình ông. Trump cũng công khai dự tính cắt giảm, ngăn chận sự tiếp cận của báo chí đối với mình.

Nhắc lại một vài chuyện cũ liên quan đến truyền thông, báo chí trước và sau khi Trump đắc cử tổng thống thứ 45 trong lịch sử Mỹ. Ngày 09/05/2018, Trump đã đưa câu hỏi trên mạng Twitter như sau : “Tại sao chúng ta cứ phải cực khổ, làm việc mệt nhọc với truyền thông khi nó đã bị suy thoái ?”.

Ngoài ra, trong chiến dịch tranh cử của mình, Donald Trump đã cấm một số các phóng viên của khoảng một chục cơ quan truyền thông, trong đó đáng kể là The Washington Post, Politico và BuzzFeed đi theo tham dự các cuộc vận động tranh cử của mình. Tuy nhiên, những phóng viên bị cấm vẫn tiếp tục bám theo cuộc tranh cử, nơi những phóng viên khác có được giấy mời và vé máy bay thượng hạng (business class).

Lệnh cấm quái đản, lần đầu tiên trong cuộc tranh cử tổng thống của một đảng phái lớn – Đảng Cộng Hòa – đã được rút lại vào tháng 9/2016 trong cuộc bầu cử quốc hội Mỹ.

Năm 2015, Donald Trump có nói với báo Time rằng : Nếu đắc cử tổng thống, ông vẫn cho phép các phóng viên mà ông cảm thấy đã đối xử không công bằng với ông được tiếp tục hoạt động trong Nhà Trắng, nhưng điều đó không có nghĩa là ông sẽ tốt đối với họ.

Trump đã từng tuyên bố : "Tôi là người, hễ thích là làm. Nếu ai đó không tốt với tôi, tôi sẽ không đối xử tốt với họ”.

Giới chức tòa Nhà Trắng cho biết, trên cương vị tổng thống, Trump không loại bỏ bất kỳ tin tức nào nói về mình, những tin tức được đưa vào phòng báo chí Nhà Trắng – một tổ chức công cộng, không phải một phòng sở tư nhân – Nhưng trong suốt hơn 18 tháng cầm quyền, Trump luôn thảo luận riêng với các trợ lý, tìm cách trả thù cá nhân, nhỏ nhen, những phóng viên đã đưa tin xấu hay bình luận tiêu cực về ông.

Hai trong số những người đã khiến Trump tức giận, căm thù nhất là Jim Acosta, trưởng nhóm phóng viên trong Nhà Trắng của CNN và April Ryan trưởng phòng phát thanh đô thị của Washington Post, các quan chức cho biết. Họ đã đặt các câu hỏi khiến Trump rối trí, không trả lời được.

Khi bị hỏi khó không thể trả lời, Trump thường giận dữ, đẩy các câu hỏi qua cho Sarah Huckabee Sanders và các nhân viên báo chí khác, các câu mà những người này đã được biết nhưng không thể trả lời.

Một cựu giới chức trong Nhà Trắng cho biết, đằng sau những cánh cửa đóng kín, Trump thường hỏi các cộng sự viên : ”Có điều gì chúng ta không thể làm ? ». Trump đã ra lệnh (miệng ! tất nhiên) cho các trợ lý thu hồi giấy phép vào Nhà Trắng của một số phóng viên, ngăn chận họ tham dự các sự kiện do Nhà Trắng tổ chức sắp tới cùng với những hình phạt khác. Giới chức này cho biết thêm, không rõ đó thật sự là lệnh hay Trump chỉ nói xả hơi cho đỡ bực tức.

Trong quá khứ, nhiều trường hợp các cố vấn hàng đầu, kể cả Sarah Huckabee Sanders, giám đốc truyền thông Hop Hick đã cố gắng thuyết phục Trump không nên hành động như vậy. Điều đó chỉ gây thêm chú ý của dư luận đến những câu hỏi mà Trump không thể trả lời. Cách tốt nhất là lờ nó đi.

Giới chức Nhà Trắng cũng cho biết, Trump quan tâm đến âm điệu, cách đặt câu hỏi nhiều hơn nội dung thật sự của câu hỏi, nhất là khi câu hỏi được đặt ra trước sự tham dự của các chính trị gia nước ngoài.

Đầu tháng bẩy, như báo The Post đã loan tin, Trump càm ràm với các trợ lý về câu hỏi của phóng viên Jonathan Lemire của Associated Press đặt ra tại cuộc họp báo Helsinki của ông với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Lemire hỏi : “Liệu Trump có muốn - khi cả thế giới đang xem - tố cáo sự can thiệp của Nga trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016”. Donald Trump đã bối rối và sau đó phàn nàn với những trợ lý, tại sao lại là Lemire, mà không là một người có thể đặt câu hỏi thoải mái, nhẹ nhàng để dễ trả lời ?. Các trợ lý nói rằng, bất cứ nhà báo nào cũng sẽ hỏi một câu hỏi tương tự, khó khăn như vậy trong buổi họp thượng đỉnh.

Sự việc xẩy ra cho Kaitlan Collins vào ngày thứ tư 25/07/2018 là một cái tát vào mặt truyền thông tự do của Mỹ. Collins là phóng viên của Poolreporter, nhóm đại diện cho 5 mạng lưới đưa tin truyền hình lớn nhất trong Văn Phòng Bầu Dục của Nhà Trắng. Nhóm này kết hợp các nguồn để bổ túc cho nhau những tin tức mới nhất trong ngày.

Trước đó, trong buổi họp giữa Donald Trump và Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy Ban Âu Châu, Collins đã đặt câu hỏi : “Liệu Tổng thống có cảm thấy bị phản bội bởi Michael Cohen không, Cohen đã bí mật ghi lại cuộc nói chuyện của tổng thống và cuốn băng bị tịch thu ?". Câu hỏi khiến Trump điên tiết và để tâm thù ghét Collins.

Collins sau đó nói trên CNN : "Đó là những câu hỏi mà bất kỳ phóng viên nào cũng sẽ hỏi ông Trump, nếu có dịp. Tôi ở đó trong cương vị của một poolreporter, đại diện cho tất cả các mạng và do đó đặt các câu hỏi trong ngày như thường lệ".

Đã nhiều lần các trợ lý của Donald Trump đã giải thích rằng việc trả thù phóng viên của Nhà Trắng sẽ chỉ làm cho họ nổi tiếng hơn, nhanh chóng trở thành các ngôi sao, ngoài ra người dân sẽ khinh thường nội các, tổng thống dễ dàng trở thành tâm điểm của sự dè biu, chê bai.

Đó chính là những gì mà Acosta, phóng viên thường xuyên gặp rắc rối với Trump, đã nhận được từ Donald Trump những món quà ngoài sự mong đợi.

Trong dịp qua Anh, gặp gỡ nữ thủ tướng Theresa May, Trump đã khai hỏa vào Acosta khi anh cố gắng đặt câu hỏi trong cuộc họp báo chung của Trump với bà Theresa May.

Viên đạn được bắn ra là : “Tôi không có câu hỏi từ CNN”, Trump nói : “CNN là tin giả”.

Trump sau đó kêu gọi John Roberts của Fox News, nói rằng, "Hãy đi đến một mạng lưới thực sự. John, đi thôi”.

Acosta tỉnh như ruồi, trả lời : “Ồ, chúng tôi cũng là một mạng lưới thực sự ! Thưa Ngài !"
.

Thạch Đạt Lang

(29/07/2018)

Additional Info

  • Author Thạch Đạt Lang
Published in Quan điểm

Bắt đầu từ ngày 01/06/2018, đối với Liên Hiệp Châu Âu (EU), chính phủ Mỹ sẽ áp dụng sắc thuế đặc biệt trên 2 mặt hàng nhôm và thép nhập cảng vào Mỹ.

thep1

Không còn ai hi vọng có thể tránh được một cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Châu Âu.

Mặc dù có những cố gắng thương thảo với bộ trưởng thương mại Mỹ Wilbur Ross vào giờ phút chót, cuối cùng quyết định cũng vẫn là của ông Donald Trump. Cho đến giờ phút này, không mấy ai còn hi vọng có thể tránh được một cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Châu Âu.

Chuyện gì sẽ xẩy ra sau ngày 01/06/2018 ? Viễn cảnh không mấy tốt đẹp về kinh tế, chẳng những chỉ riêng cho Châu Âu, bởi nước Mỹ cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề từ những biện pháp trả đũa của EU.

Ngày 31/05/2018 là ngày cuối cùng Châu Âu được miễn thuế đặc biệt đánh lên thép (25%) và nhôm (10%) nhập cảng vào Mỹ. Ủy viên thương mại của quôc hội Châu Âu, bà Cecilia Malmström đã bày tỏ sự thất vọng ở Straßburg : "- Thực tế mà nói, chúng ta không thể hi vọng điều gì. Mỹ bằng cách nào đó sẽ giới hạn sự nhập cảng của Châu Âu vào Mỹ.

Ngay cả dân biểu đặc trách thương mại EU Bernd Lange (đảng SPD của Đức) thấy ít có cơ hội cho một thỏa thuận giữa EU và Mỹ. Ông nói với đài truyền hình SWR : "Tổng thống Mỹ Donald Trump không phải là người có thể thuyết phục".

Tất cả những người tham gia cuộc họp bên lề của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tại Paris, Malmström, Bộ trưởng Kinh tế Liên bang Đức Peter Altmaier (CDU) Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Wilbur Ross để thảo luận về tranh chấp thương mại đều biết rằng Tổng thống Donald Trump luôn là người quyết định cuối cùng và chưa bao giờ nghe lời cố vấn, khuyên nhủ của ai. Họp cho có vậy thôi.

Đầu tháng 05/2018, Liên minh EU thông báo cho Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO World Trade Organisation) là họ đã chuẩn bị, sẵn sàng những biện pháp trả đủa trong trường hợp chiến tranh thương mại xẩy ra. Theo đó, từ ngày 20/06/2018, một số các mặt hàng của Mỹ như rượu whisky, bơ đậu phộng, xe gắn máy, quần jean… sẽ bị đánh thuế đặc biệt như một sự phản công. Số lượng này lên đến 1,6 tỷ đô la (1,4 tỷ euro), theo tài liệu do Liên minh châu Âu đệ trình.

Theo sự ước tính của Tở Thương Mại (Handelsblatt), Đức là nước sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong Liên Minh Châu Âu khi bị áp đặt sắc thuế trừng phạt vì Mỹ là nước nhập cảng thép cuộn nhiều nhất ngoài EU với khối lượng cả triệu tấn mỗi năm. Việc áp đặt sắc thuế đặc biệt lên thép và nhôm, theo nhận định báo này, Donald Trump muốn đẩy bật thép của EU ra khỏi thị trường Mỹ.

Với chủ trương America First, Donald Trump - bằng cách áp đặt thuế đặc biệt - tìm cách thúc đẩy nền kinh tế quốc dân để tạo ra việc làm cho người Mỹ, nhưng do thiếu hiểu biết lại mang tâm lý của một trọc phú, Trumpkhông biết rằng, hiện naymuốn phát triển nền kinh tế đất nước không chỉ đơn thuần, co cụm sản xuất và tiêu thụ trong một quốc gia. Sự phát triển kinh tế liên hệ với rất nhiều yếu tố từ địa chính trị đến chất lượng sản phẩm, nguyên liệu, giá cả, mức độ tiêu thụ, tâm lý người tiêu dùng…

Lý luận rằng việc áp đặt sắc thuế đặc biệt lên thép, nhôm chỉ có mục đích đem về cho nước Mỹ nhiều công việc đã bị cướp di do sự cạnh tranh bất chính của các nước khác trong nhiều chục năm qua chỉ là lý luận dùng khuynh hướng dân túy của một kẻ hoàn toàn không hiểu biết gì về kinh tế, chính trị.

Nhiều chuyên gia kinh tế thuộc cả 2 đảng Cộng Hòa và Dân Chủ, các giáo sư kinh tế nổi tiếng trong các trường đại học danh giá của Mỹ đã lên tiếng cảnh báo Trump không nên khai mào cuộc chiến thương mại, nhưng vốn là kẻ ngoan cố, đầu lừa, Trump chỉ thích làm theo ý mình, bất kể hậu quả.

Khi chiến tranh thương mại bùng nổ, những nước liên hệ chắc chắn sẽ có những biện pháp thích hợp để đối phó, những biện pháp không riêng gì các nước EU lo ngại mà ngay cả những doanh nghiệp của Mỹ cũng đang rất lo lắng. Các mặt hàng xuất cảng của Mỹ sẽ bị đánh thuế nặng tương ứng, xuất cảng chắc chắn sẽ giảm, sản xuất sẽ bị đình trệ kéo theo nhiều phản ứng dây chuyền không lường trước được.

Bộ trưởng thương mại của Trung Quốc cho biết, Trung Quốc đủ sức và biết cách bảo vệ các quyền lợi cốt lõi của mình. Ấn Độ cũng đã gửi tới WTO danh sách 165 mặt hàng nhập cảng từ Mỹ sẽ bị đánh thuế lại. Nhật Bản cũng thông báo quyền sử dụng những biện pháp tương xứng để trả đủa sắc thuế đặc biệt của Mỹ.

Cuộc chiến thương mại sắp bùng nổ khiến các chuyên gia nhớ lại cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Cộng Đồng Kinh Tế Châu Âu (EWG – Europäische Wirschaft Gemeinschaft) năm 1964 được gọi là Chiến Tranh Gà (Chiken War). Chiến Tranh Gà xẩy ra khi Cộng Đồng Kinh Tế Châu Âu đánh thuế cao thịt gà nhập cảng của Mỹ, Mỹ phản ứng bằng cách nâng mức thuế của các loại rượu Cognac của Pháp, xe Volkswagen của Đức…

Các nhà sản xuất rượu, xe, thịt gà... bắt buộc phải tìm cách cân bằng mức thuế quan bằng cách tăng giá sản phẩm, hậu quả là hàng hóa bán ra giảm sút, sản xuất đình đọng, nhân công thất nghiệp...Cuối cùng thì mọi bên đều bị thiệt hai.

Bên cạnh chiến tranh thương mại về thép, nhôm với Châu Âu, chiến tranh thương mại giữa Mỹ-Trung Quốc vừa nguội đi - khi con gái Trump Ivanka nhận được giấy phép sản xuất thêm chục mặt hàng nữa ở Trung Quốc - đang có nguy cơ bùng nổ trở lại khi Mỹ tuyên bố sẽ tìm cách tận thu 50 tỉ Mỹ Kim hàng hóa nhập cảng của Tầu vào Mỹ như trước đây.

Mỹ đồng thời thông báo sẽ giảm thời hạn nhập cảnh công dân Tầu vào Mỹ theo từng loại visa. Thời gian cư trú sẽ được cứu xét từng trường hợp cụ thể, lâu nhất là một năm cho những người đang chuẩn bị làm luận án tiến sĩ trong các ngành Robotic và hàng không.

Ai nên khôn không khốn một lần ?

Thạch Đạt Lang

(01/06/2018)

Additional Info

  • Author Thạch Đạt Lang
Published in Quan điểm

Tin mới nhất cho hay, ông Donald Trump, tổng thống Mỹ đã quyết định hủy bỏ cuộc gặp gỡ với lãnh đạo tối cao Bắc Hàn Kim Jong-un. Trong một lá thư đề ngày 24/05/2018 gửi cho lãnh đạo Bắc Hàn, được Tòa Bạch Ốc phổ biến ngày 24/05/2018, ông Donald Trump viết như sau :

Kính gửi ngài chủ tịch Ủy Ban lãnh đạo Cộng Hòa Nhân Dân Bắc Hàn

Thưa Chủ tịch kính mến !

"Chúng tôi vô cùng cảm kích ông đã bỏ nhiều thời gian, sự kiên nhẫn, cố gắng với lòng kính trọng sự thảo luận và đàm phán của chúng tacho cuộc gặp gỡ sắp tới vào ngày 12/06/2018 ở Singapore. Chúng tôi được thông báo rằng cuộc gặp gỡ này do phía Bắc hàn đề nghị, nhưng điều đó hoàn toàn không quan trọng đối với chúng tôi.

Thật là đáng buồn, căn cứ vào bản tuyên bố đầy giận dữ, bày tỏ sự thù hận công khai mới đây của ông, tôi thấy rằng vào thời điểm này, cuộc gặp gỡ được chuẩn bị lâu dài với ông không còn thích hợp nữa.

Hãy vui lòng diễn giải lá thư này với thế giới rằng cuộc gặp gỡ ở Singapore tốt đẹp cho hai phía Mỹ-Bắc Hàn nhưng gây thiệt hại cho thế giới sẽ không xẩy ra.

Ông nói về khả năng vũ khí nguyên tử của ông nhưng của chúng tôi mạnh và hùng hậu đến độ tôi cầu nguyện Chúa sẽ không bao giờ phải dùng đến chúng.

Tôi rất ngạc nhiên khi đối thoại đã được dựng lên giữa tôi và ông và cuối cùng chỉ có đối thoại nói lên tất cả. Đã có những ngày tôi rất mong muốn, nôn nóng được gặp gỡ ông. Rất cám ơn ông vừa qua đã trả tự do cho 3 người Mỹ để họ đoàn tụ với gia đình. Đó là một hành động rất đẹp, đáng trân trọng.

Nếu ông thay đổi ý kiến về những vấn đề quan trọng trong cuộc gặp gỡ, xin đừng ngần ngại gọi hay viết cho tôi. Thế giới và Bắc Hàn rõ ràng đã mất đi một cơ hội để giữ gìn hòa bình, thịnh vượng, sung túc lâu dài. Cơ hội bị mất đi này là khoảnh khắc đáng buồn cho lịch sử.

Kính thư

Donald Trump

Nội dung là thư này cho thấy rõ ràng, việc ông Donald Trump hủy bỏ cuộc gặp gỡ là hoàn toàn do lỗi của phía Bắc Hàn, ông Kim Jong-un. Chưa biết Bắc hàn sẽ phản ứng ra sao. Ván bài Poker giữa Trump-Kim-Tập vẫn còn tiếp tục.

thu1

Nguyên bản lá thư đề ngày 24/05/2018 gửi cho lãnh đạo Bắc Hàn, được Tòa Bạch Ốc phổ biến ngày 24/05/2018

Thạch Đạt Lang

(25/05/2018)

Additional Info

  • Author Thạch Đạt Lang
Published in Quan điểm

Trong thời gian vài năm gần đây, hai chữ Dân Túy được nói đến nhiều trên báo chí, phương tiện truyền thông như một chủ nghĩa hay một khuynh hướng chính trị, nhất là từ khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống thứ 45 của Mỹ với khẩu hiệu America first.

dantuy1

Donald Trump đắc cử tổng thống thứ 45 của Mỹ với khẩu hiệu America first

Nhiều người hiểu lầm rằng Dân Túy (Populismus) là một chủ nghĩa. Thật ra đó không phải là một chủ nghĩa, một tư tưởng, hay chủ thuyết gì mới lạ. Đúng ra đó chỉ là một chiêu bài dùng để vận động tranh cử hay làm một cuộc cách mạng (bạo động hoặc bất bạo động) mà mục đích là đạt được quyền lực cai trị.

Khởi thủy, từ tiếng Latin (Populus) có nghĩa là người dân, ở đây được hiểu là đa số thuộc giai cấp bị trị, tương phản với chính quyền. Chính vì thế, trong bài diễn văn nhậm chức tổng thống của mình, ông Donald Trump tuyên bố rằng từ ngày ông bước chân vào tòa Bạch Ốc, quyền lực sẽ được trao trả lại cho nhân dân, người dân sẽ tự quyết định số phận của mình. Sự thật ra sao thì người dân Mỹ đã rõ.

Dân túy không phải là một học thuyết hay chủ nghĩa bởi không có nền tảng căn bản được hệ thống hóa thành tư tưởng, không có sự nghiên cứu về tiến triển của xã hội, suy nghiệm về tiến trình phát triển của nhân loại qua các thời kỳ văn minh hay các chế dộ cai trị.

Dân túy chỉ là một khuynh hướng chính trị, một phong trào nhất thời, trong giai đoạn xã hội mất ổn định, kinh tế suy thoái... được các chính trị gia lợi dụng, tuyên truyền kích động quần chúng bằng cách đề cao chủng tộc, công bằng xã hội, quyền hạn, phúc lợi người dân, bài trừ tham nhũng, hối lộ…

Lịch sử đã chứng minh khi khuynh hướng dân túy trong một nước bộc phát mạnh mẽ, chiến tranh giữa các quốc gia là điều khó tránh. Hitler, Hirohito, Mussolini... là những thí dụ điển hình trong quá khứ dùng dân túy để thực hiện tham vọng của mình, hiện tại Donald Trump. Putin, Tập Cận Bình cũng đang dùng khuynh hướng dân túy để nắm giữ quyền lực.

Chữ dân túy vì thế được dùng để nói đến các chính trị gia có khuynh hướng mị dân, chỉ tuyên bố, hứa hẹn những lời sáo rỗng, những chính sách, kế hoạch mà họ biết rõ không thể thực hiện - mục đích chỉ để lôi kéo sự đồng tình, ủng hộ của dư luận, của dân chúng vì đi đúng vào tâm lý quần chúng – bởi những kế hoạch, chính sách đó thiếu hẳn nền tảng căn bản về pháp lý cũng như về lý luận chính trị.

Tuy nhiên ở những quốc gia theo thể chế tự do dân chủ, khuynh hướng dân túy khó lòng phát triển mạnh vì cơ chế quyền lực được cân bằng với thể chế tam quyền phân lập và tự do báo chí. Những diễn tiến chính trị ở Mỹ cho thấy dù ông Donald Trump công khai hay ngấm ngầm dùng dân túy để khuynh đảo xã hội cũng khó lòng đạt được thành công.

Ở các nước độc tài hay cộng sản như Nga, Trung Quốc, Việt Nam... các lãnh đạo dùng dân túy trong mục đích bắt vít vào ghế quyền lực của mình. Hãy nhìn vào công cuộc chống tham nhũng hiện nay ở Việt Nam, người ta dễ dàng nhận ra ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chính là đại diện cho "chủ nghĩa dân túy" rõ ràng nhất. Ông Trọng đánh đúng vào tâm lý người dân đang khao khát một biến cố nào đó có thể thay đổi thực trạng xã hội Việt Nam hiện nay.

dantuy2

Nguyễn Phú Trọng với khẩu hiệu "lò nóng lên rồi"…

Trong tình trạng suy thoái nặng nề về kinh tế, môi trường bị ô nhiễm nặng nề khắp nơi, xã hội mất an ninh, văn hóa suy đồi, y tế, giáo dục tan hoang vì tham nhũng, hối lộ, cửa quyền của cán bộ, đảng viên chế độ cộng sản từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc, việc khởi xướng đánh tham nhũng bằng cách bắt giam, điều tra, kết án, cách chức hàng loạt đảng viên, cán bộ, lãnh đạo cao cấp, kể cả một ủy viên bộ chính trị là Đinh La Thăng làm nức lòng nhiều người.

Việc làm và bản thân của ông Trọng được luật sư Trần Đình Triển ca tụng, khen ngợi, nâng lên thành hào kiệt. Đi xa hơn nữa, vụ 15.000 dân oan mất đất ở Thủ Thiêm, khiếu nại hơn 16 năm dài không có kết quả, chẳng hiểu tại sao, tự nhiên được lệnh ai đó khui ra, báo chí đồng loạt lên tiếng. Ông Nguyễn Phú Trọng được ông Lưu Trọng Văn, bơm cạch cạch, thổi lên tận mây xanh, gọi là "Ngài" vì tiếng kêu thét vang trời của 15.000 dân oan trong suốt 16 năm không ai nghe thấy, giờ mới lọt đến tai "Ngài" Nguyễn Phú Trọng.

Tuy nhiên, "ngài" nghe rồi lại để đó, chưa kịp làm gì đã có ai đó gửi tin nhắn, yêu cầu làng báo im lặng giùm một chút. Thế là tiếng kêu thét của 15.000 dân oan vừa vang lên đến thiên đình liền tắt ngủm. Không khó để nhận ra ai là người gửi tin nhắn yêu cầu các tờ báo, phương tiện truyền thông im lặng. Ngoài Ban tuyên giáo của ông Võ Văn Thưởng, còn ai trồng khoai đất này ?

Có thể do lo sợ việc sử dụng khuynh hướng dân túy lan tràn trong nội bộ của đảng, đồng thời cũng để dằn mặt các đối thủ chính trị đang ngắm nghía địa vị, chỗ ngồi của mình, trưởng ban tuyên giáo của đảng cộng sản, Võ Văn Thưởng viết bài Chủ nghĩa Dân túy và những cảnh báo đối với Việt Nam  đăng trên báo SGGP ngày thứ ba 15/05/2018 dù trước đó một năm, Thưởng từng tuyên bố :

"Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý"...

Thật ra chẳng cần là trí thức, có học, có bằng cấp kỹ sư, tiến sĩ, giáo sư, phó giáo sư... linh tinh các cái, chỉ cần có cái đầu tỉnh táo, để ý, nhận xét, ai cũng có thể nhận ra là Đảng cộng sản Việt Nam chưa bao giờ muốn đối thoại với dân hay có chủ trương, chính sách, đường lối nào phục vụ nhu cầu, quyền lợi chính đáng của người dân. Cứ nhìn, đọc những lời thề của quân đội : "Trung với đảng, hiếu với dân" hay của công an : "Công an nhân dân, còn đảng còn mình" thì rõ.

Tất cả chỉ vì sự tồn tại, sống còn của đảng. Dân có thể bị đồng hóa, nước có thể bị nô lệ nhưng đảng phải tồn tại, vững bền. Còn tin vào những tuyên bố mị dân, những chiến dịch thanh trừng tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng, còn gửi kiến nghị để xin xỏ chuyện này, chuyện kia, còn hân hoan, thích thú nhìn một vài tên hay vài chục tên lãnh đạo cộng sản bị bắt giam, kết án, vào tù... thì đừng trách một sáng ngủ dậy thấy ở đầu phố, tiếng loa vang vang những bản nhạc Tầu.

Thạch Đạt Lang

(21/05/2018)

Additional Info

  • Author Thạch Đạt Lang
Published in Quan điểm

Đọc một status trên facebook của blogger Nguyễn Thị Bích Ngà nói về tranh luận và hệ quy chiếu, người viết thấy đa số người Việt vẫn thường lầm lẫn giữa hai khái niệm Tranh Luận và Thảo Luận.

Giải thích về nghĩa chữ Tranh Luận, Bích Ngà dẫn tự điển Hán-Việt của Thiều Chửu và quan niệm rằng tranh luận là để học hỏi, mở rộng kiến thức...

thaoluan1

Thảo luận không có nghĩa là Ban lãnh đạo Đảng nói, cấp thừa hành nghe - Ảnh minh họa.

Trong status của mình, Bích Ngà nói về hệ Quy Chiếu trong tranh luận như sau.

Trích : "Nghĩa là hai người cùng nói về một vấn đề nhưng với hai góc nhìn về sự việc hoàn toàn khác nhau. Người ta làm một ví dụ : Đặt một quả bóng hai màu đen trắng lên bàn. Nửa phải màu đen, nửa trái màu trắng. Gọi hai người đến đứng bên phải và trái quả bóng và bảo họ nhận xét quả bóng màu gì. Người đứng bên phải quả bóng bảo quả bóng màu đen, người đứng bên trái bảo quả bóng màu trắng. Họ có thể cãi nhau đến sáng, bên nào cũng có lý đúng và lý sai. Là bởi họ không cùng một hệ quy chiếu".

Một blogger khác, bạn Quang Phan cũng đặt câu hỏi : Tranh Luận là gì ? Bạn Quang lý luận không sai nhưng lạc đề. Trong tranh luận, vấn đề đầu tiên được đặt ra là mục đích cuộc tranh luận là gì, sau đó là hệ quy chiếu. Thí dụ : Cuộc tranh luận của hai ứng cử viên tổng thống giữa 2 đảng Cộng hòa và Dân chủ về vấn đề "Làm thế nào để tăng trưởng kinh tế, giảm thất nghiệp". Tất nhiên mọi chuyện, trên nguyên tắc, sẽ chỉ bàn đến những số liệu, dữ kiện trong quá khứ, thành quả hay thất bại của các đời tổng thống trước, sau đó nói đến chính sách, kế hoạch mà hai đảng đưa ra.

Mục đích của cuộc tranh luận này, tất nhiên để giành phiếu cử tri và hai ứng viên có quyền khích bác, chê bai, chế nhạo, diễu cợt... đối phương. Hệ quy chiếu sẽ là các chính sách, kế hoạch như giảm thuế cho tầng lớp nào để đẩy mạnh sản xuất, tăng đầu tư, tăng lương cho công nhân hay giảm tiền lời nhà băng, điều nào có lợi hơn… ?

Cuộc tranh luận sẽ không đi đến đâu khi một ứng viên chỉ tấn công cá nhân, nói xấu, bới móc nhắm vào đời tư, vào chuyện trai gái, ăn chơi hay bằng cấp... của đối phương thay vì nói đến các trì trệ kinh tế mà đất nước đang gặp cùng những biện pháp, chính sách mà chính phủ trong tương lai (hứa) sẽ thực hiện khi trở thành tổng thống.

Nhưng vì mục đích chính là để giành phiếu cử tri nên mọi chiến thuật, dù bẩn thỉu, đê tiện đều được sử dụng tối đa nhằm đánh bại đối phương, việc giữ đúng hệ quy chiếu là chỉ nói đến vấn đề kinh tế không còn giá trị. Cử tri là quần chúng, đa số sẽ dễ tin vào những vấn đề giật gân, gây sốc hơn là quan tâm đến vấn đề chính sách thuế nào sẽ được áp dụng, làm sao để kềm hãm lạm phát...

Nếu kém bản lãnh, ứng viên còn lại sẽ bị khích động, mất bình tĩnh, sa đà vào những chuyện ruồi bu, tìm cách chứng minh những điều đối phương tiết lộ chỉ là vu khống mà quên đi mục đích chính là trình bày những sách lược về kinh tế khi đắc cử tổng thống sẽ được thực hiện.

Thảo luận khác với tranh luận vì thảo luận là bàn bạc, tìm sự đồng thuận giữa những ý kiến khác nhau, tức là mổ xẻ những ý kiến khác biệt để lấy quyết định chung. Thảo luận một biện pháp tốt nhất để giải quyết các vấn đề đang bị tồn đọng.

Hai bạn Bích Ngà và Quang Phan đều đúng vì mỗi người đặt cho mình một hệ quy chiếu riêng, ngay từ khi định nghĩa thế nào là Tranh Luận. Khi quan niệm khác nhau về nghĩa của tranh luận thì có cãi tới tết ma-rốc cũng chẳng đi đến đâu.

Theo thiển ý của tôi, trước khi tranh luận cần đặt mục đích cho rõ rệt, tranh luận để làm gì ?

Nếu để học hỏi lẫn nhau, nâng tầm hiểu biết, tập lý luận, mở mang kiến thức thì định nghĩa của Bích Ngà chẳng có gì sai và việc đặt hệ quy chiếu cho thống nhất là hợp lý.

Còn định nghĩa như bạn Quang Phan dù hơi khác (chút đỉnh) cũng đúng. Mục đích các cuộc tranh luận theo Quang Phan là giành phần thắng, cần đè bẹp đối thủ bằng tiểu xảo hay thủ đoạn như gài độ, khích bác, tấn công cá nhân, khiến đối phương mất bình tĩnh, phẫn nộ, không kiểm soát được bản thân, lý luận sẽ rối loạn... Khi địch thủ bình tĩnh, né được các ngón đòn phủ đầu thì lúc đó mới cần đến kiến thức để (bắt đầu) tranh luận.

Nếu đã từng xem những cuộc tranh luận giữa các ứng viên tổng thống Mỹ (nhất là cặp Donald Trump-Hillary Clinton) thì quan niệm của Quang Phan về Tranh Luận đúng hết sẩy con cào cào. Mục đích của các cuộc tranh luận này là giành phiếu cử tri nên tất cả các đòn tung ra dù có bẩn thỉu, tệ hại đi nữa thì cứu cánh sẽ biện minh cho phương tiện.

Tuy nhiên, bạn Quang Phan sai khi nói đến thí dụ đi Sứ để biện luận ý nghĩa chữ Tranh Luận. Đi Sứ cho đất nước là đi điều đình (negotiate), không phải đi tranh luận (debate). Khi đi Sứ, người đi Sứ cần sự khôn ngoan, kiến thức, sự mềm dẻo, kinh nghiệm, khả năng đàm phán, hiểu biết đối phương, hiểu biết mình, biết tiến, lùi đúng lúc... Hoàn toàn không thể áp dụng biện pháp dùng tiểu xảo, khích bác hay sắc bén về lý luận để đạt phần thắng.

Còn thảo luận hoàn toàn có nghĩa khác với tranh luận. Thảo luận là trình bày ý kiến, nhận định khác nhau để tìm giải pháp tốt nhất cho một vấn đề, vì thế không cần phải nói đến hệ quy chiếu hay tranh giành hơn thua ở đây. Sau các cuộc thảo luận cần phải có được kết quả, một sự đồng thuận cho vấn đề được đặt ra, đôi khi cần sự biểu quyết.

Bây giờ trước những vấn đề của đất nước, dân tộc, chúng ta cần thảo luận hay tranh luận ?

Thạch Đạt Lang

(7/5/2018)

Additional Info

  • Author Thạch Đạt Lang
Published in Quan điểm

LTS : Một nhược điểm lớn của những người tranh đấu cho dân chủ Việt Nam đó là sự nhầm lẫn giữa cứu cánh, tức mục tiêu cuối cùng với phương tiện. Chính sự nhầm lẫn đó đã khiến phong trào dân chủ không thể lớn mạnh và phát triển. Cụ thể là cho đến tận bây giờ đối lập dân chủ vẫn chưa có được một tổ chức nào lớn mạnh và có đủ tầm vóc để làm đối trọng buộc Đảng cộng sản Việt Nam thay đổi về hướng dân chủ. Trí thức Việt Nam vẫn chưa hiểu là nếu chỉ đấu tranh trên phương diện cá nhân, nghĩa là kiểu nhân sĩ, thì không bao giờ đạt được mục tiêu cuối cùng, tức là một nước Việt Nam dân chủ. Xin giới thiệu cùng độc giả bài viết của tác giả Thạch Đạt Lang dù đã viết cách đây hai năm nhưng vẫn còn nguyên tính thời sự.

Việt Hoàng

*******************

Trước hết, chân thành cám ơn cô Từ Huy đã gợi cảm hứng cho tôi làm việc trở lại. Hơn hai tuần lễ vừa qua, tôi thật sự chán nản, buồn bã, muốn buông bỏ tất cả khi hàng ngày đọc tin tức ở Việt Nam, những tin tức đầy bi quan, đen tối cho vận mệnh, tương lai dân tộc, đất nước trong tất cả các lãnh vực từ văn hóa đến giáo dục, kinh tế, môi trường...

muctieu1

Ở đâu có ước muốn, ở đó có con đường

Tôi cảm thấy mình thật sự bất lực, ngay cả trong những việc nhỏ nhặt nhất như giúp đỡ nạn nhân bị lũ lụt ở Hà Tĩnh, Quảng Bình. Liên lạc với một hai người quen biết có chút ảnh hưởng, tiếng tăm trong nước để đóng góp, họ khuyên hãy chờ vì công tác cứu trợ đang gặp khó khăn do chính quyền gây khó dễ, thế rồi có thể vì lý do sức khỏe, không thấy họ liên lạc lại.

Có một điểm đầu tiên trước khi đi vào phần chính của bài. Tôi không đồng ý với nhận định tự cho mình thuộc cộng đồng trong nước của cô Từ Huy.

Tiếng Anh có một câu như sau : "Where there is a will, there is a way", có nghĩa rằng "Ở đâu có ước muốn, ở đó có con đường".

Do đó, việc cô Từ Huy nhận mình không thuộc cộng đồng người Việt hải ngoại là không đúng, khi đóng góp ý kiến, bài vở về những vấn đề liên quan đến cộng đồng, cô đã là một thành viên của cộng đồng, dù sống ở đâu. Tuy nhiên khi đặt mình ra khỏi cộng đồng, cô có thể quan sát chính xác, tường tận, rõ ràng hơn tình trạng những sinh hoạt, diễn biến trong cộng đồng đó.

Trở lại vấn đề, bài viết trước của tôi nhận định Về Một Liên Minh Chính Trị của người Việt hải ngoại của cô, tôi đã không nói hết những suy nghĩ của mình. Gần đây nhất, tôi tham dự hai buổi họp chỉ để thành lập ban tổ chức đại hội cho một dịp họp mặt với khoảng 500 người cho tháng 6 sang năm. Buổi họp mặt đầu chưa đến 10 người, kéo dài gần 2 tiếng không đi đến kết quả vì đối chọi nhau trên nguyên tắc làm việc, cãi nhau qua lại, đề nghị họp lần thứ hai. Lần thứ hai, kéo dài cũng gần hai tiếng với chừng đó người, may là lập ra được ban tổ chức đại hội.

Tôi thật sự chán ngán vì dường như mọi người không đặt trong tâm là tổ chức đại hội cho thành công tốt đẹp, mỹ mãn mà người nào cũng muốn mọi chuyện, từ việc đưa đón, thuê khách sạn cho người từ xa tới, tiền đại hội, đại hội, picnic ra sao... phải được làm theo ý mình. Hầu hết những người tham dự buổi họp (trừ tôi) đều là những trí thức ra đi từ miền Nam như bác sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư... người trẻ nhất 52 tuổi, là cô giáo trung học ở Mỹ. Đa số những người tham dự - tôi không nói là tất cả - dường như lầm lẫn giữa mục tiêu và phương tiện. Tranh luận với nhau rất nhiều, rất mất thời gian về những việc nhỏ rất dễ giải quyết nếu chịu lắng nghe và tôn trọng nhau.

Từ chuyện nhỏ luận ra chuyện lớn. Trong cộng đồng người Việt hải ngoại, các tổ chức, đảng phái, hội đoàn không liên minh được với nhau vì đã không có cùng mục tiêu cuối cùng : Tranh đấu cho tự do, dân chủ cho đất nước, dân tộc Việt Nam. Các đảng phái, tổ chức, xã hội dân sự... đã lầm lẫn khi đặt mục tiêu của mình lên trên mục mục tiêu cuối cùng là một nước Việt Nam độc lập, tự do, không cộng sản.

Hơn thế nữa, ranh giới giữa hai khái niệm phương tiện và mục đích đôi khi trừu tượng, dễ đan kẽ, lẫn lộn với nhau. Đó chính là điều mà Đảng cộng sản Việt Nam đã khôn ngoan, khéo léo lợi dụng tối đa để có thể thống trị 71 năm ở miền Bắc và 41 năm trên cả nước và tiếp tục cho đến ngày hôm nay.

Khi cần đánh đuổi thực dân Pháp cũng như xâm chiếm miền Nam, Đảng cộng sản Việt Nam dùng khái niệm chống Pháp, chống Mỹ, thống nhất đất nước làm mục tiêu, Đảng cộng sản Việt Nam lúc đó được coi như phương tiện để lãnh đạo, thi hành cuộc chiến. Sau khi thống nhất được đất nước bằng vũ lực, sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng cộng sản Việt Nam trở thành mục đích, độc lập tự do, dân chủ trở thành phương tiện cho đảng cai trị người dân theo lý luận của họ. Ngày hôm nay người cộng sản Việt Nam luôn tâm niệm rằng "Thà mất nước chứ không mất đảng", từ đó dẫn đến hậu quả là đất nước bị khủng hoảng về mọi mặt từ kinh tế, giáo dục đến văn hóa, y tế, môi trường…

Với cộng đồng người Việt hải ngoại, nếu chịu khó suy nghĩ sâu xa để thấy rằng, tranh đấu để lập lại một nền cộng hòa mà biểu tượng là lá cờ vàng ba sọc đỏ ở miền Nam trước đây cũng không đi ra ngoài mục tiêu cuối cùng là thể chế dân chủ, tự do cho cả nước Việt Nam, do đó cờ vàng chỉ nên là phương tiện chứ không nên là mục đích. Đã là phương tiện thì chỉ nên dùng khi cần thiết, cũng không nên bài xích, tẩy chay những người cùng mục tiêu tối hậu nhưng không cùng phương tiện như mình.

Một nước Việt Nam độc lập, tự do với tam quyền phân lập, bắt buộc sẽ phải tôn trọng nhân quyền, tự do báo chí, tự do ngôn luận, lập hội, lập đảng phái, công đoàn độc lập, công nhận quyền sỡ hữu đất đai của người dân…Nhận định như vậy để thấy rằng các phong trào đòi hỏi công đoàn độc lâp, tự do báo chí, nhân quyền,..sẽ chỉ là những phương tiện tranh đấu cho mục đích cuối cùng là một nước Việt Nam độc lập, tự do, dân chủ. Hiểu được đâu là nguyên nhân chính khiến cho các đảng phái, tổ chức xã hội dân sự không liên minh được với nhau, mọi người sẽ dễ dàng vượt qua được chính mình để ngồi lại với nhau đặt ra mục tiêu chung.

Một việc gần đây nhất liên hệ đến sự lầm lẫn nói trên là những người lãnh đạo trong phong trào đòi công ty Formosa bồi thường thiệt hại và rời khỏi Việt Nam đã dùng cờ Thiên Chúa giáo trong cuộc biểu tình trước khu công nghiệp Formosa ở Kỳ Anh vào ngày 02/10/2016. Ai dám khẳng định rằng 100% dân số ở bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế đều theo đạo Thiên Chúa ? Hành động dương cờ Thiên Chúa giáo trong lúc biểu tình đã vô tình tách rời giáo dân ra khỏi cộng đồng dân tộc. Chẳng biết những người lãnh đạo giáo dân ở các giáo xứ miền Bắc-Trung phần có ý thức được điều này không ?

Một chuyện khác nữa là việc hai bà Cấn Thị Thêu, Trần Ngọc Anh được Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam trao giải thưởng Nhân Quyền 2016 cũng vấp phải một số chống đối của các nhà văn, nhà báo trong và ngoài nước. Những người chống lại kết quả trao giải Nhân Quyền năm 2016 lập luận rằng hai bà Thêu, Ngọc Anh không xứng đáng nhận giải vì chỉ tranh đấu cho dân oan mất đất tức chỉ tranh đấu cho "nhân quyền về kinh tế", thấp hơn "nhân quyền đích thực" một bậc. Họ cho rằng người xứng đáng được giải nhân quyền 2016 hơn hai bà Thêu, Ngọc Anh là nhà báo Phạm Đoan Trang hoặc Nguyễn Anh Tuấn (1).

Trong số những người phản đối kết quả trao giải Nhân quyền Việt Nam 2016 có bà Tạ Phong Tần, một tù nhân lương tâm nổi tiếng trong và ngoài nước, cũng từng đoạt giải Nhân quyền Việt Nam năm 2012, tuyên bố sẽ trả lại giải và sẽ không tiếp tục tham gia hoạt động cho Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam nữa.

Việc bà Tần cùng các nhà văn, nhà báo... phản đối kết quả trao giải Nhân quyền Việt Nam 2016 là chuyện nhỏ, nhưng sẽ trở thành chuyện lớn nếu ai cũng xử sự như bà Tần. Bà Tần đã lầm lẫn giữa mục tiêu và phương tiện. Bà Tần cùng những người phản đối có thể gửi thư cho ủy ban chấm giải, phân tích sự việc, đề nghị tránh bất công cho lần sau, nhưng tuyên bố trả lại giải, từ bỏ hoạt động là hành động giận dỗi không nên có của một người có bề dầy đấu tranh cho tự do, dân chủ đáng kính phục như bà Tần. Việc làm đó có thể làm giảm giá trị của bà Tần mà ngay cả Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cũng bị mất uy tín.

Tôi nêu lên sự việc không phải để phản đối quyết định của bà Tạ Phong Tần hay các linh mục lãnh đạo giáo dân trong các cuộc biểu tình chống Formosa. Họ có toàn quyền hành động, xử sự theo suy nghĩ của mình. Thế nhưng lầm lẫn giữa mục tiêu và phương tiện sẽ gây ra những trở ngại, mâu thuẫn, đối kháng với nhau dẫn đến tình trạng không thể hợp tác, liên minh trong mục tiêu chung cuối cùng : Tranh đấu cho một nước Việt Nam dân chủ, tự do thật sự với một chế độ có tam quyền phân lập rõ ràng cùng với nền tự do báo chí.

Tôi chưa biết quan niệm về mục tiêu của cô Tiến sĩ Từ Huy là gì, nhưng hi vọng sẽ không ngoài mục tiêu cuối cùng mà tôi nói đến trong bài.

Thạch Đạt Lang

(29/11/2016)

Chú thích :

(1) https://hr4vn.wordpress.com/…/…/10/giainhanquyenvietnam2016/

******************

Mục tiêu nào cho Việt Nam ?

Nguyễn Thị Từ Huy, RFA, 27/11/2016

Thực sự, câu chuyện về việc "không thể" hình thành một liên minh chính trị của người Việt hải ngoại rất đáng được suy nghĩ và cắt nghĩa, trong mục đích nhằm giải quyết vấn đề, để tiến tới chỗ có thể bàn tới các giải pháp cho việc này.

Bởi vì theo quan sát của cá nhân tôi, mong muốn tạo liên kết để hình thành các tổ chức mạnh là một mong muốn có thực và tồn tại ở nhiều người. Và mong muốn đó không hề là ảo tưởng, mà có thể thực hiện được, trong một điều kiện quá thuận lợi mà các nước dân chủ trao tặng cho người Việt hải ngoại. Nếu điều kiện khách quan là hoàn toàn thuận lợi, vậy thì lực cản chính nằm ở đâu ? Câu trả lời không phải là quá khó : nằm ở chính cộng đồng người Việt, hoặc nói cách khác, nằm trong chính mỗi người.

Việc nhận thức về lực cản này là bước đầu tiên cần phải làm, nếu quả thực những người mong muốn liên kết có nhu cầu đi tới hành động thực sự chứ không chỉ dừng lại ở mong muốn. Dĩ nhiên, bước thứ hai, sau khi phân tích các nguyên nhân tạo nên lực cản, là tiến hành các thao tác cụ thể của việc thành lập liên minh. Nhưng các thao tác cụ thể chỉ có thể thực hiện được, khi đã vượt qua bước thứ nhất.

Chân thành cảm ơn ông Thạch Đạt Lang, trong bài phản hồi bài báo của tôi, đã cho biết một số nguyên nhân tạo ra tình trạng chia rẽ trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Những phân tích thẳng thắn như phân tích của ông Thạch Đạt Lang là hết sức cần thiết, và rất có ý nghĩa.

Trong bài ông Thạch Đạt Lang có đề cập đến những người có tâm và có tầm đã lặng lẽ rút khỏi các hoạt động vì cảm thấy không thể làm thay đổi thực tế. Hy vọng ông cảm thấy rằng lúc này đây đã là thời điểm mà những người đó cần tập hợp lại với nhau để thể hiện tâm và tầm của mình.

Công việc phân tích và nhận thức các nguyên nhân của sự chia rẽ chỉ có hiệu quả khi mà chính bản thân những người trong cuộc tiến hành các phân tích này. Tôi không phải là "người trong cuộc", vì tôi không thuộc về cộng đồng người Việt hải ngoại, tôi không có tất cả các kinh nghiệm của người Việt hải ngoại. Tôi ra nước ngoài chỉ trong một thời gian ngắn và chỉ để đi học. Về cơ bản, tôi thuộc về cộng đồng trong nước. Nói điều này để xác định vị thế một cách rõ ràng, vì điều này là hết sức cần thiết trong quá trình nhận thức, cũng như hành động. Từ vị thế của một người không thuộc cộng đồng người Việt hải ngoại, tôi xin đóng góp một điểm mà tôi quan sát được, mà theo tôi, điểm này có thể là một trong những nguyên nhân chính khiến việc hình thành một liên minh không những khó khăn mà trong mắt nhiều người còn là "không thể".

Điều khó khăn có lẽ nằm ở chỗ cuộc đấu tranh không có một mục tiêu chung. Ít nhất có thể nhận thấy một số mục tiêu chính sau đây : có những người Việt hải ngoại đấu tranh vì mục đích dân chủ hóa Việt Nam, có những người đấu tranh để khôi phục lại lá cờ vàng hay nói cách khác là để khôi phục chế độ Việt Nam Cộng hòa trước 75, có những người hoạt động vì mục đích từ thiện, giúp đỡ những người nghèo hay các nạn nhân của hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam, có những người hoạt động một cách hợp pháp (theo pháp luật Việt Nam) cho quá trình giúp Việt Nam hội nhập quốc tế.

Với các mục tiêu khác nhau như vậy, người Việt hải ngoại tập hợp lại thành các nhóm nhỏ và đi theo những con đường nhỏ của mình. Các mục tiêu này không giúp liên kết mà trái lại trên thực tế trở thành loại trừ lẫn nhau, theo nghĩa là khiến cho các nhóm không thể nào hợp tác được với nhau. Giờ đây, nếu muốn hình thành một liên minh, hoặc thành lập một tổ chức đủ lớn để thu hút sự tham gia đông đảo, người Việt hải ngoại cần tiến tới xác định một mục tiêu chung. Từ mục tiêu chung này mới có thể thống nhất trên một số phương pháp chung.

Tôi sẽ dừng lại ở đây, tạm thời chưa đưa ra quan niệm của tôi về mục tiêu này. Hy vọng rằng bài viết mang tính chất đặt vấn đề này của tôi có thể gặp được một sự quan tâm chung, để mọi người cùng thảo luận. Có thể từ chỗ thảo luận chung sẽ đi tới chỗ hình thành những nỗ lực chung cho Việt Nam, bởi vì chúng ta chỉ có một Việt Nam mà thôi.

Paris, 27/11/2016

Nguyễn Thị Từ Huy

Nguồn : RFA, 27/11/2016, (nguyenthituhuy's blog)

Additional Info

  • Author Thạch Đạt Lang
Published in Quan điểm

LTS : Bài viết này của ông Thạch Đạt Lang được viết cách đây gần hai năm, tuy nhiên nội dung vẫn còn nguyên tính thời sự. Phong trào dân chủ Việt Nam không thể nào buộc đảng cộng sản ngồi vào bàn đàm phán hay đối thoại về bất cứ việc gì nếu không có tổ chức và thực lực. Các cá nhân không thể có chính danh đại diện cho phong trào dân chủ mà chỉ có các tổ chức đối lập dân chủ. Tham gia hoặc ủng hộ cho các tổ chức đối lập dân chủ là góp phần tăng thêm tầm vóc của lực lượng đối lập dân chủ đồng thời cũng là bổn phận quan trọng của những người trí thức và tất cả những ai còn ưu tư lo lắng cho vận mệnh của đất nước.

Việt Hoàng

******************

Từ lúc đọc bài "Đối thoại và Lòng tin" (1) của Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy, phần I đăng ngày 31/08/2016, tôi đã định viết lên nhận định và cảm nghĩ của mình về bài viết, nhưng thấy cuối bài ghi "còn tiếp" nên tôi chờ đợi đọc hết những gì tiến sĩ Từ Huy muốn bày tỏ rồi mới nêu lên ý kiến.

Đến nay, bài thứ III, khi tác giả Từ Huy kết thúc loạt bài của mình với câu : "Dĩ nhiên quý vị hoàn toàn có quyền không đồng tình với tôi. Nhưng khi đi tìm lý do để đồng tình hay không, mong quý vị hãy đặt lợi ích quốc gia, tương lai dân tộc và số phận nhân dân thành một trong những lập luận quan trọng nhất của quý vị".

doithoai1

…chỉ có một biến động quốc tế ở tầm mức to lớn, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia ở Đông Nam Á mới có hi vọng thay đổi tương lại đất nước Việt Nam, không bị Bắc thuộc lần thứ ba.

Tôi thấy đã đến lúc mình có thể nói ra suy nghĩ, nhận định về vấn đề Đối Thoại, phần Lòng Tin xin để một dịp khác.

Tôi không phải là nhà văn, nhà báo, cũng không hề nghiên cứu về chính trị hoặc nhân văn, xã hội, không hề tham dự một khóa đào tạo nào về viết văn, những kỹ thuật săn tin, làm phóng viên, ký giả... Viết đối với tôi chỉ đơn thuần là một cách làm giảm áp lực đè nặng trong suy nghĩ, ưu tư của mình về những vấn đề của cộng đồng Người Việt Hải ngoại, của đất nước, dân tộc…

Không thể phủ nhận rằng Tiến sĩ Từ Huy đã có những bài viết nghiên cứu về chính trị rất có giá trị. Những bài phân tích tình hình đất nước, nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam, về thực trạng xã hội cùng những ưu tư, lo lắng cho tương lại dân tộc, vận mệnh quốc gia chứng tỏ một công trình nghiên cứu sâu rộng, những suy nghĩ chín chắn với những tình cảm nồng nàn, thiết tha dành cho đất nước, dân tộc Việt Nam.

Những điều Từ Huy nêu lên trong ba bài viết "Đối thoại và Lòng tin" (1) không có gì để tranh luận, tất cả đều đúng, nhưng đem đặt thành một câu hỏi như phần cuối bài trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay tôi thấy không thích hợp, có vẻ viễn tưởng vì những nguyên nhân sau :

1. Người Việt Nam không hoặc chưa có khả năng đối thoại. Ngay cả những người có học, có bằng cấp, sống đã lâu trong một môi trường dân chủ, tự do, đòi hỏi sự đối thoại trong sinh hoạt hàng ngày, cũng rất ít người hiểu đối thoại là gì. Bởi vì muốn đối thoại, người ta phải biết lắng nghe, sau khi lắng nghe phải suy nghĩ, tìm hiểu, so sánh sự khác biệt giữa các ý kiến rồi đúc kết lại, đưa ra nhận định chung. Từ đó mới đưa đến biểu quyết.

Quan sát những buổi họp của các tổ chức, cộng đồng người Việt hải ngoại... dễ dàng nhận thấy các ý kiến về một mục đích, kế hoạch nào đó được đưa ra, thường có tính đối chọi nhau nhiều hơn là tìm cách dung hòa. Khi đã đưa đến biểu quyết theo tinh thần dân chủ, quyết định thường bị phe lép vế không phục. Phe thiểu số nhiều lúc không phản đối ngay tại buổi họp nhưng sau đó tìm cách phá thối hay tách ra, thành lập một hội đoàn, tổ chức tương tự và dùng những cái tên giống hệt nhau. Hơn nữa trong rất nhiều buổi họp, một ý kiến đưa ra không hợp với cảm tính của đám đông rất dễ bị đả đảo thay vì họ cần im lặng suy nghĩ, tìm những điểm tương đồng để đi đến một giải pháp tốt đẹp.

Trước đây, cũng trên trang Anh Ba Sàm tôi có viết một bài với tựa đề "40 năm ta đã trưởng thành ?" nhận định về cá tính của người Việt Nam trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Cộng đồng người Việt hải ngoại ở Mỹ là cộng đồng đông nhất với 1.724.508 người (thống kê năm 2013), do đó cũng là cộng đồng tiêu biểu để đánh giá về sự phát triển. Nhìn vào những sinh hoạt cộng đồng người Việt ở Mỹ, dễ dàng nhận thấy sự chia rẽ, manh mún, thiếu hẳn sự đoàn kết cần thiết để trở thanh một cộng đồng mạnh mẽ so với các cộng đồng khác.

2. Chế độ cộng sản Ba Lan không được thành lập bởi phong trào giải phóng đất nước. Dân tộc Ba Lan bị áp đặt chủ nghĩa cộng sản bởi hồng quân Xô Viết vào năm 1945, khi chế độ quốc xã của Hitler bị đánh bật khỏi Ba Lan, Hồng quân Liên Xô ồ ạt tiến vào thủ đô Warsaw và thành lập chính phủ Ba Lan dưới quyền kiểm soát của họ. Vì chế độ không hình thành bởi người dân Ba Lan nên mầm mống chống đối Liên Xô của hầu hết những người trong chế độ lúc nào cũng âm ỉ trong lòng, nhưng vì sự sống còn của bản thân, gia đình, họ đành cam tâm nhẫn nhục, im lặng cho qua ngày, chờ cơ hội, bản thân tướng W. Jaruzelski là một thí dụ cụ thể.

Ở cương vị của mình, Jaruzelski nhận ra sự sụp đổ của Liên bang Xô viết sớm hơn người khác, vì thế ông lên tiếng ủng hộ hội nghị bàn tròn để tìm đường đưa đất nước nhanh chóng thoát khỏi sự kềm kẹp của Liên Xô. Cũng chính nhờ điểm này mà ông đã được bầu làm Tổng thống Ba Lan trước khi có bản hiến pháp mới vào năm 1990. Hơn nữa, ngay cả khi chế độ cộng sản Liên Xô chưa có dấu hiệu sụp đổ rõ rệt, người dân Ba Lan cũng được hưởng nhiều tự do hơn người dân Việt Nam. Người viết đã từng mời hai người quen từ Ba Lan qua Đức chơi vào năm 1987-1988. Sau khi đến Đức họ chạy qua Pháp xin tị nạn chính trị.

Dân tộc Ba Lan sở dĩ thành công trong hội nghị bàn tròn ngày 19/07/1989 là nhờ có Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan hoạt động hữu hiệu với cả chục triệu thành viên từ thập niên 80. Ba Lan cũng là một nước có nền công nghiệp phát triển, giai cấp công nhân ý thức được quyền lợi của mình nên có tinh thần đoàn kết cao, dễ dàng kết hợp thành tổ chức thống nhất hơn người công nhân Việt Nam, đa số vốn gốc nông dân, bản tính ích kỷ, không nhìn xa, không chịu hi sinh một chút quyền lợi bản thân nhỏ nhoi để chiến đấu, đòi hỏi quyền lợi nhiều hơn, lâu dài, chắc chắn hơn.

Dân tộc Việt Nam không may mắn như người dân Ba Lan. Chế độ cộng sản Việt Nam hình thành bởi sự tự nguyện du nhập chế độ cộng sản của ông Hồ Chí Minh. Do đó hầu hết cán bộ, đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam đều trở nên những kẻ cuồng tín cộng với sự tuyên truyền, tiêm nhiễm vào đầu óc từ lúc còn thơ, lòng sùng kính lãnh tụ là ông Hồ Chí Minh, điều mà dân Ba Lan không có.

3. Do bị Pháp đô hộ gần một thế kỷ, ước mơ thoát vòng nô lệ của dân tộc Việt Nam đã bị lợi dụng cho mưu đồ cá nhân ông Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam. Xâm chiếm miền Nam bằng bạo lực, ông Hồ Chí Minh và đảng cộng sản đã kích động gây chia rẽ, hận thù giữa người miền Nam với người miền Bắc, giữa Phật giáo và Thiên chúa giáo, giữa các giai cấp khác nhau trong xã hội... để dễ bề thao túng, cướp lấy chính quyền.

Sau hơn 71 năm cai trị ở miền Bắc, 41 năm ở miền Nam, dùng tuyên truyền dối trá, bạo lực, nhà tù, chế độ cộng sản Việt Nam đã thuần hóa được dân chúng, tạo nên quan niệm sống từ trong tâm thức là thờ ơ, vô cảm với xã hội, tê liệt trong phản kháng với những biến động của đất nước, hoặc chỉ hành động theo sự điều khiển, giật dây của chính quyền, của chế độ. Đảng cộng sản Việt Nam vì thế mặc tình thao túng, khuynh đảo xã hội từ kinh tế đến văn hóa, từ ngoại giao đến đối nội, quốc phòng... Chỉ một số ít người yêu nước ý thức được sự tồn vong của dân tộc, đất nước, tìm cách phản kháng, chống đối với phương pháp bất bạo động thì bị đàn áp, giam giữ, đe dọa, khủng bố một cách dã man từ trong trứng nước.

Bài viết của tiến sĩ Từ Huy phần I có nói đến lời đề xuất của ông giáo sư Chu Hảo, kêu gọi một cuộc Đối thoại giữa chính quyền, đại diện các mạng xã hội, đại diện nhân dân vì tình hình đất nước đã khẩn cấp lắm rồi, không thể chờ đợi thêm được nữa.

Tôi không dám nghi ngờ tấm lòng yêu nước của ông Chu Hảo hay của bà Từ Huy nhưng quả thật thấy lời kêu gọi này giống như một đứa trẻ đang van xin ông bố đừng uống rượu say xỉn, cờ bạc, đánh vợ, chửi con nữa, hãy nói chuyện với chúng con, nhà đã hết gạo rồi, con và các em đang đói, đồ đạc trong nhà không còn gì để bán, chủ nợ đang chửi bới, hăm dọa đốt nhà ồn ào trước cửa... nhưng ông bố vẫn đang say sưa cười đùa, vui vẻ nhậu nhẹt với tên hàng xóm to lớn, mạnh khỏe, giàu có, vừa tiếp tế rượu, đồ nhắm, vừa dúi tiền vào túi ông bố.

Hơn thế nữa, nhân sự được đề nghị đối thoại trong bài của ông Chu Hảo về phía quần chúng không hợp lý bởi họ là những nhân sĩ, trí thức, không là những người trực tiếp đấu tranh cho tự do, dân chủ của đất nước. Như thế, giả sử Đảng cộng sản Việt Nam đồng ý tổ chức một cuộc đối thoại thì ai sẽ là người đại diện cho các tổ chức, mạng xã hội dân sự, cho người dân trong tình trạng các tổ chức dân sự đều bất hợp pháp dưới mắt chính quyền ? Tôi không rõ nhân sự được đề nghị trong bài của ông Chu Hảo gồm những ai nhưng chắc chắn không có những khuôn mặt hoàn toàn đối lập với chính quyền đã từng bị tù tội, giam hãm, tra tấn, đánh đập...

Trong tình trạng phân tán, chia rẽ, không ai phục ai thì ai có thể là những đại diện để đi đối thoại với chế độ cộng sản cầm quyền ? Đó là chưa kể có những khuôn mặt nổi bật trong mạng xã hội dân sự, có bề dầy trong thành tích đấu tranh, tù tội nhưng đời sống riêng tư bê bối như trai gái, rượu chè, tiền bạc lem nhem... chẳng hạn, liệu họ có được mọi người chấp nhận, tha thứ để họ hoàn thành nhiệm vụ được giao phó không ?

4. Cuối cùng là nhu cầu đối thoại của Đảng cộng sản Việt Nam. Những chỉ dấu và những biến cố liên tiếp xẩy ra gần đây như vụ án mạng Yên Bái, vụ Trịnh Xuân Thanh phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang bỏ trốn vì làm thất thoát 3.200 tỉ VNĐ bị truy nã quốc tế, việc san bằng chùa Liên Trì... chứng tỏ cộng sản Hà Nội chưa bao giờ nhận ra họ đang có nhu cầu cần phải đối thoại. Họ chỉ có một nhu cầu là giữ sự tồn tại của Đảng cộng sản Việt Nam bằng mọi giá, kể cả bán nước, làm nô lệ cho Trung Quốc.

Việc một cá nhân lãnh đạo cao cấp nào đó trong Đảng cộng sản Việt Nam đầy đủ tư cách đứng ra đảm nhận vai trò như Jaruzelski ở Ba Lan chỉ có thể là một ước mơ đẹp nhưng sẽ không bao giờ xẩy ra. Do biết rằng không thể xẩy ra nên tôi... bỏ phiếu trắng. Không ai có thể biết mình có nên lượm đồng tiền rơi trên mặt đường khi chưa thấy nó.

Với hiểu biết hạn hẹp, kiến văn ít ỏi, nghèo nàn, sự nhận định thiếu bao quát của mình, tôi thấy chỉ có một biến động quốc tế ở tầm mức to lớn, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia ở Đông Nam Á mới có hi vọng thay đổi tương lại đất nước Việt Nam, không bị Bắc thuộc lần thứ ba.

Thạch Đạt Lang

(20/09/2016)

Chú thích (1) :

- http://www.rfavietnam.com/node/3421

- http://www.rfavietnam.com/node/3425

- http://www.rfavietnam.com/node/3451

Additional Info

  • Author Thạch Đạt Lang
Published in Quan điểm
mardi, 01 mai 2018 10:53

Rác Đức - Rác Việt

Sáng sớm mùa hè. Đi khám mắt định kỳ hàng năm. Ngồi chờ ở phòng đợi không biết làm gì, tiện tay cầm tờ Der Spiegel (Tấm Gương) lên đọc. Lật vài trang, thấy một bài nói về vấn đề "xử lý" rác ở nước Đức. Đọc vừa xong, đến lượt vào khám.

Bài báo tương đối khá dài, chỉ nêu ra những vấn đề chính để so sánh với chuyện rác ở Việt Nam. Nước Đức có khoảng 82,5 triệu dân (tháng 12/2016) với diện tích 357.853 km². Về diện tích lớn hơn Việt Nam không nhiều (331.690 km²) nhưng dân số ít hơn (95,4 triệu – 2017).

Mỗi người dân Đức thải ra trung bình gần nửa tấn rác đủ loại hàng năm, từ chai nhựa, lọ thủy tinh, giấy gói, bao bì plastic, thức ăn thừa... đến máy móc, đồ điện, computer, laptop, battery, pin…

Tổng số lượng rác này chất lên các xe vận tải lớn nối đuôi nhau sẽ dài chừng... 50.000 km, hơn một vòng chu vi trái đất thôi, đâu có nhiều nhặn gì mấy, nhưng người dân Đức vốn lo xa, nhìn rộng nên lập ra kế hoạch "xử lý" rác, điều mà hơn 40 năm trước ít ai nghĩ tới, rác chỉ được đem đốt.

rac1

Rác ở Đức được phân thành nhiều loại và những thùng rác phân loại này được để khắp nơi để người bỏ rác

Hiện nay, rác ở Đức được phân thành nhiều loại, người dân được hướng dẫn, trẻ em được giáo dục từ tiểu học cách chia rác, loại nào có thể tái chế như bao bì nylon, chai nhựa plastic, thủy tinh, giấy carton, giấy kim loại, pin, bình điện xe hơi, xe gắn máy... loại nào có thể phân hủy bằng vi sinh như thức ăn thừa, cây cối, bông hoa tàn héo… trở thành năng lượng (khí biomethan cho máy điện, hơi đốt) và phân bón (mủn)…

Riêng các xí nghiệp sản xuất (rác công nghiệp) phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt hơn rất nhiều, thường xuyên bị thanh tra, kiểm soát. Vi phạm quy định sẽ bị phạt rất nặng, bị đóng cửa, ra tòa... tùy theo mức độ. Hiện nay, tại mỗi siêu thị, tiệm bán máy móc, đồ điện... đều có nơi thu gom pin cũ các loại. Muốn mua một bình điện cho ô tô, hoặc phải đem bình điện cũ lại hoặc phải trả thêm 15 euro. Số tiền này sẽ được hoàn trả khi giao bình điện cũ cho tiệm buôn.

Về việc phân loại rác. Mỗi thùng chứa rác có những ký hiệu, màu sắc khác nhau để người dân thực hiện đúng theo yêu cầu của chính phủ như : Màu xanh lá cây dành cho sách báo cũ, tờ rơi quảng cáo, bao bì bằng giấy, thùng, bưu kiện bằng carton... Màu vàng cho rác có thể tái chế (Recycle) như chai nhựa, lọ, hộp bằng plastic, hộp sữa bằng giấy cứng lót nhôm, đồ hộp, vật dụng gia đình bằng kim loại... Màu xám cho các loại rác bẩn không thể tái chế như tả trẻ em, băng vệ sinh, quần áo cũ, rách... Màu xám trên nắp có chữ BIO cho thức ăn thừa, rau cải, bông hoa, cây cối héo, vỏ chuối, vỏ cam, bã cà phê… tất cả những loại vi sinh vật có thể phân hủy.

Tổng doanh thu của ngành chế biến rác của Đức năm 2014 là 45 tỷ euro, bằng 1/4 tổng sản lượng quốc gia GDP của Việt Nam năm 2016.

rac2

Ở Việt Nam phần lớn rác thải vẫn chưa được phân loại tại nguồn. Ảnh : Hoàng Minh

Từ chuyện giải quyết vấn đề rác ở xứ người, quay nhìn về Việt Nam, thấy sự khác biệt rất xa. Số lượng rác ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập với thế giới không thua kém gì nước Đức, nhưng cách giải quyết (ngó bộ) khác nhau môt trời một vực. Tại sao ? Có nhiều nguyên nhân, xin liệt kê những nguyên nhân chính :

1. Chế độ cộng sản không quan tâm đúng mức vấn đề "xử lý" rác, không lưu tâm đến môi trường sống nên không có chính sách giáo dục, hướng dẫn dân chúng trong chuyện giảm thiểu số lượng rác thải ra, không có kế hoạch, chính sách "xử lý", tái chế rác thành năng lượng một cách quy mô. Dù tại một số tỉnh, thành phố đã có nhà máy đốt hay biến chế rác thành nhiên liệu, năng lượng nhưng chỉ "xử lý" được một phần nhỏ khối lượng rác thải ra hàng ngày.

2. Người dân không có ý thức vệ sinh, xã hội, cộng đồng... vứt rác bừa bãi. Rác ra khỏi nhà là xong, đi đâu là chuyện của thiên hạ. Còn có thối, có bốc mùi thì... cùng nhau ngửi, không phải mình ta. Thu gom, phân loại, tái chế rác là một vấn đề gây nhức nhối khi chế độ thiếu tầm nhìn, người dân thiếu giáo dục, ý thức.

3. Rác công nghiệp và rác bệnh viện – loại rác cần phải xử lý theo đúng quy trình nghêm ngặt nhất - tàn phá môi trường nặng nề, gây ô nhiễm, ung thư và nhiều căn bệnh khác cho người dân thì chế độ vì ngu dốt, thiển cẩn, hám lợi, tham nhũng nên bỏ mặc cho các doanh nghiệp "xử lý" sao cũng được.

Nói chung, ngoài một khối lượng nhỏ rác được tái chế bởi các doanh nghiệp, nhà máy nhỏ, thu, mua rác từ đội quân riêng rẽ nhưng hùng hậu, sống nhờ bới rác ở những thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng… còn lại chỉ đem đốt, đào hố chôn, thải, đổ ra biển, ra sông hay chất đống cho tự phân hủy.

Nhưng chuyện đốt cũng gây ra nhiều vấn đề bởi những loại rác như chai, lọ, bao bì bằng plastic, nylon không thể cháy thành tro than, phải giải quyết ra sao? Hoặc các loại tro than độc hại không thể chôn xuống đất sẽ được "xử lý" như thế nào ? Khuynh hướng hiện tại là... cứ đổ đống ra đó như nhiệt điện Vĩnh Tân đang làm hoặc chôn ngầm xuống dưới đất, khi nào bị phát giác sẽ tính sau. Ô nhiễm môi trường, gây ung thư cho dân chúng quanh vùng không là chuyện phải quan tâm, lo lắng.

Tuy nhiên, tất cả các loại rác kể trên, dù có nguy hiểm, nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân đến đâu đi nữa cũng không thể sánh bằng một loại rác khác nguy hiểm, gây tác hại nặng nề, lâu dài, ảnh hưởng nhiều thế hệ, không do sinh hoạt con người thải ra mà do lịch sử nhân loại hình thành. Đó là Rác Cộng Sản. Ông Nguyễn Phú Trọng, "hào kiệt thời nhà Sản" đang tìm cách đốt, ông gọi là củi nhưng đúng hơn phải gọi đó là rác.

rac2

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng : Công tác cán bộ còn nhiều khe hở, tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém ; chưa có cơ chế để kiểm soát quyền lực, chống chạy chức, chạy quyền một cách hiệu quả (19/01/2018)

Loại rác này nhiều vô kể, hiện diện khắp nơi, trên tất cả các miền đất nước. Nó có từ thôn, khóm, phường, xã, quận lên đến trung ương, nội các chính phủ, quốc hội... và giống như Phạm Nhan, đốt, dẹp chỗ này, nó xuất hiện chỗ khác. Loại rác này, một số nước khác trên thế giới ở Đông Âu cũng từng phải chịu đựng nhưng nhờ người dân quyết tâm dọn dẹp nên đã sạch sẽ, không còn thấy xuất hiện nữa.

"Hào kiệt" Nguyễn Phú Trọng cũng đang ra sức đốt và quạt lò liên tục. Nhưng phương pháp đốt các loại rác này của ông ngó bộ không hữu hiệu cho lắm mà tốn kém tiền thuế của dân cũng bộn. Nghe nói chỉ riêng vụ hốt đóng rác Trịnh Xuân Thanh từ Đức về để làm mồi tốn khoảng 20 triệu euro.

Hơn nữa, ông Trọng chỉ đốt những loại rác rưởi mà "ngài" không thích, không vừa mũi. Những loại rác thấy thơm, hợp mũi, vừa mắt thì ông chừa lại, như rác của nhà máy luyện thép Formosa, Bauxite Tây Nguyên, nhà máy Nhiệt Điện Vĩnh Tân, Bột Ngọt Vedan, Sheng Tectiles, Thuộc Da Hào Dương... Những loại rác này có gây ung thư cho dân, làm ô nhiễm, tàn phá môi trường nặng nề thì không phải do lỗi của ông, lỗi Đảng cộng sản Việt Nam và chế độ, chẳng qua do sức đề kháng của dân Việt Nam kém nên... ráng chịu thôi.

Các loại rác này ông Nguyễn Phú Trọng không đụng đến – có thể vì lý do, chính loại rác này chống lưng cho ông, ông đang ngập ngụa trong đống rác này hoặc vì nó nóng quá, rờ vào phỏng tay - "xử lý" nó, không chừng đang sống ông có thể đột ngột chuyển sang từ trần, mà không chỉ riêng ông, cả cái bộ sậu gọi là Đảng cộng sản Việt Nam cũng dễ tiêu luôn. Muốn đốt loại rác này, Nguyễn Phú Trọng cần có hậu thuẫn của người dân nhưng vốn dĩ, ông và Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi dân là những con vịt để vặt lông nên đời nào ông quan tâm, kêu gọi họ hỗ trợ.

Các loại rác trên đã biến cả nước trở thành một bãi rác khổng lồ. Người phải sống chung với quá nhiều loại rác. Nếu người dân Việt Nam không mạnh dạn, chung tay với nhau, cương quyết và nhanh chóng dọn dẹp, đốt cho cháy hết thì chẳng bao lâu nữa người sẽ không còn đất sống mà phải nhường chỗ cho rác.

Thạch Đạt Lang

(01/05/2018

Published in Diễn đàn
mercredi, 25 avril 2018 20:05

Mất tiền

Buổi sáng Chủ Nhật, một ngày đẹp trời. Đến thăm người bạn gái lâu ngày không gặp, vừa lúc cô xách giỏ đi chợ về, hai tay xách hai giỏ khá nặng, mặt mày hớn hở, tươi rói.

tien1

Nộp thuế để lãnh đạo xài hoang phí. Nguồn ảnh : Internet

Thấy tôi còn ngồi trên xe, cô cười :

– Chào anh ! Anh dắt xe vào nhà đi ! Lâu quá mới gặp ! Anh khỏe không ? Ăn uống gì chưa ? Ở lại chơi với em, em nấu cơm trưa anh ăn nhen ?

Tôi bước xuống, dắt xe vào trong, nhìn cô :

– Cám ơn em ! Đi chợ về có chuyện gì vui mà mặt mày hớn hở thế ? Gặp người yêu à ?

Cô bật cười lớn :

– Dạ không ! Em mất tiền.

Câu trả lời của cô khiến tôi ngạc nhiên :

– Trời ! Mất tiền mà cô cười vui như vừa hẹn hò, gặp gỡ người yêu ! Mất nhiều không, không tiếc à ?

– Dạ ! Cũng nhiều anh ! Năm trăm ngàn. Lương em có 8 triệu một tháng.

Tôi lắc đầu, nhìn cô :

– Mất 1/16 thu nhập hàng tháng, cô không tiếc, còn cười được. Hay thật !

Cô tròn mắt nhìn tôi, nụ cười vẫn không tắt trên môi, ngạc nhiên :

– Ủa ? Chứ hổng lẽ bắt em phải khóc mếu máo, than thở, buồn rầu… mới thấy em biểu lộ đúng cảm xúc ?

Chưa kịp tìm câu trả lời, cô liến thoắng nói tiếp :

– Em cũng tiếc chứ ! Đồng tiền do mồ hôi, nước mắt mình làm ra, không tiếc sao được, anh ? Nhưng tiếc là một chuyện, buồn bã hay khóc lóc có lấy lại được tiền không ? Hôm nay đi chợ em quên mang kính. Trước khi vào hàng thịt, em có coi lại tiền, thấy còn hai tờ 500.000, vài tờ 20.000 VNĐ.

Mua thịt hết 40.000, xong bước qua hàng rau, lựa rau vài phút, trả tiền, thấy chỉ còn có một tờ 500.000. Trở lại chị hàng thịt hỏi có đưa lầm không, chị nói không và mở hết túi đựng tiền cho em coi, chứng minh là không có tờ 500.000 nào trong số tiền của chị. Rồi chợt nhớ ra điều gì đó, chị vội vã đuổi theo một khách hàng vừa đi khỏi đó độ 50 m, trao đổi gì với người đó vài câu nhưng rồi quay trở lại lắc đầu.

Cô ngừng lại vài giây rồi tiếp :

– Em thấy chị hàng thịt hành xử như vậy là đủ, nó chứng tỏ được chị không gian dối. Mất tiền thì em tiếc nhưng cách xử thế của chị khiến em vui, nên cười. Trong xã hội hỗn loạn hiện nay, vẫn còn nhiều người dân lương thiện, thật thà, sẵn sàng chứng minh sự trong sạch, thẳng thắn của họ. So với cách hành xử, những phát biểu của quan chức, cán bộ, đảng viên dưới chế độ cộng sản Việt Nam hiện nay, khác nhau một trời một vực.

Đặt hai giỏ đi chợ lên bàn, lấy ra những thực phẩm đã mua, sắp xếp bỏ vào tủ lạnh, cô quay nhìn tôi :

– Anh thử nghĩ có đúng không ? Tiền mất hôm nay là do em lơ đãng, quên mang kính, lần sau cẩn thận, sẽ không mất nữa. Còn có những số tiền mà em, anh, và hơn 90 triệu người dân Việt Nam khác dù cẩn thận hay không, vẫn mất như thường. Không chỉ mất một lần mà mất hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng, hàng năm… mất đau đớn, mất một cách tủi nhục, uất ức.

Biết mất mà không có cách nào ngăn chận, lấy lại mới đau. Bởi vì chúng nó lấy công khai tiền của mình để bảo vệ chúng nó bằng mỹ từ Thuế. Tại sao nộp thuế không phải để xây dựng đất nước, xây dựng hạ tầng cơ sở, phát triển kinh tế, tăng cường quốc phòng, bảo vệ biển, đảo, biên giới… mà lại xây dựng, bảo vệ đảng ? Đảng cộng sản Việt Nam là ai mà đứng trên dân tộc, đất nước ? Láo xược, mất dạy đến thế là cùng.

Ở các nước khác, có ăn bánh mới trả tiền, còn tại Việt Nam, tại sao chúng nó bắt người dân phải trả tiền những cái bánh mà họ không ăn, như thuế BOT, thuế xăng dầu, thuế môi trường và hàng trăm, hàng ngàn thứ vô lý khác. Những số tiền thuế đó chạy đi đâu nếu không phải là một phần chạy vào túi chúng nó và các tư bản đỏ, còn lại được đem đi vung vãi, phung phí khắp nơi bằng những công trình bịp bợm như tượng đài, viện bảo tàng tội ác, kỷ niệm… hay dùng để thanh toán, trừ khử, tiêu diệt lẫn nhau ?

Ai trả tiền bệnh viện, bác sĩ, tiền di chuyển cho Nguyễn Bá Thanh qua Mỹ chữa bệnh, ai thanh toán chi phí trong việc đưa gián điệp qua Đức bắt Trịnh Xuân Thanh ? Chi phí cho vụ kiện thế kỷ bộn tiền bồi thường cho Trịnh Vĩnh Bình lấy từ đâu ra… ? Tất cả đều từ những số tiền còm cõi của người dân vừa đau đớn, vừa căm giận giao nộp cho chúng nó. Sắp tới này chúng nó lại vung tay phung phí số tiền cướp được của người dân vào cái lễ kỷ niệm ăn cướp thành công ngày 30/04/1975.

Hơn thế nữa đến lúc thiếu tiền, những kẻ lấy tiền của em, của anh, của người dân còn trơ trẽn, mặt dạn, mày dầy kêu gọi chúng ta phải đồng cam, cộng khổ với chúng nó để trả nợ công. Thế mà chúng tự xưng là "chính phủ kiến tạo". Chúng nó chỉ giỏi phá hoại chứ kiến tạo cái gì ? Coi dân như những con vịt để chúng vặt lông, khinh thị hiểu biết của dân như rác, muốn nói gì thì nói. Ai lên tiếng phản biện, lập tức vu khống, chụp mũ, ghép tội lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích nhà nước, lợi ích công cộng.

Quen thói côn đồ hành xử với dân, đem ra áp dụng với quốc tế, bị đấm vỡ mặt không chừa. Anh còn nhớ vụ Vietnam Airlines thời kỳ Phạm Xuân Hiển là tổng giám đốc, bị luật sư người Ý Maurizio Liberati kiện ra tòa Paris và qua hai phiên tòa sơ và phúc thẩm, Hiển và Vietnam Airlines phải cay đắng xuất ra 5,2 triệu Euro để trả cho Liberati không ? Tổ sư chúng nó ! Tiền của dân chứ của cha ông chúng nó đâu mà chúng nó coi thường luật pháp quốc tế để phung phí vậy ?

Nhục quốc thể. Đã thế lại không chịu học cách cư xử cho văn minh, tôn trọng công pháp quốc tế để bị thêm vụ Trịnh Vĩnh Bình. Vụ này mới lớn, tiền đòi bồi thường lên đến cả tỉ đô la Mỹ. Số tiền đó là 1/200 tổng sản lượng của 93 triệu dân năm 2016, là thu nhập bình quân của 500.000 người dân Việt Nam trong một năm.

Mất những số tiền đó mới đau, mới xót xa, giận dữ, chứ mất như em ngày hôm nay có gì đáng kể so với cái mất của cả một dân tộc ? Nhịn ăn, nhịn tiêu môt chút thôi, rồi cố gắng đi làm cũng kiếm lại được. Còn những số tiền mất không đòi được kia lấy gì bù đắp ? Có bắt những đứa công khai tham nhũng, ăn cướp của anh, của em, của dân trả lại được không ?

Chúng ta bị mất tiền một cách cực kỳ vô lý, mất hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng, năm này qua năm khác đã mấy chục năm qua nhưng có bao nhiêu người lên tiếng phản đối để đòi lại ? Quá ít ! Có nhiều đồng tiền thấy trước bị mất mà không sao ngăn chận được. Mất một cách oan uổng, thấy trước mắt mà không làm sao tránh được, mất trong giận dữ, căm phẫn, không nói thành lời.

Tôi ngồi im lặng, lắng nghe cô bạn nói một hơi dài. Cô bạn không buồn khi mất tiền cũng có lý.

Thạch Đạt Lang

Nguồn : Tiếng Dân, 25/4/2018

Published in Diễn đàn
jeudi, 12 avril 2018 08:10

Về một bài báo bị gỡ

Tối ngày 09/04/2018, báo Vietnamnet có đăng một bài với tựa đề : Con gái cô giáo làm thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không anh ?" giành học bổng lớn (*)Bài báo này không may chết yểu, chẳng biết bị bệnh hoạn gì nên chỉ trong một thời gian vài tiếng đồng hồ, không còn thấy trên trang Vietnamnet.

bigo1

Trường đại học dành riêng cho nữ sinh viên, Smith College ở Northhampton, tiểu bang Massachusetts, Mỹ.

Chuyện các bài báo vừa mới đẻ đã bị đột tử, chưa kịp làm khai sinh, biến mất sau khi xuất hiện trong một thời gian ngắn cấp kỳ, từ vài chục phút đến 2-3 tiếng, không phải là chuyện lạ dưới chế độ cộng sản Việt Nam - chế độ luôn tự hào là dân chủ gấp triệu lần nền dân chủ các nước tư bản, tự do khác trên thế giới - nơi báo chí, truyền thông không bao giờ bị kiểm duyệt.

Tuy nhiên lần này, sự biến mất của bài báo nói trên có điểm lạ lùng. Thông thường, chỉ những bài báo có tính nhạy cảm, có yếu tố xỏ xiên bôi nhọ, cạnh khóe lãnh đạo, nói "xấu chế" độ hay "vô tình" tiết lộ bí mật quốc gia, phương hại đến an ninh quốc phòng hoặc ảnh hưởng đến tình hữu nghị Việt - Trung… mới nhanh chóng bị bóp mũi cho chết ngạt, nhưng bài báo đăng trên VietnamNet chỉ loan tin sự thành công của một học sinh lớp 12, chuyên sâu về tiếng Anh giành được học bổng toàn phần 4 năm của trường đại học dành riêng cho nữ sinh viên, Smith College ở Northhampton, tiểu bang Massachusetts, Mỹ.

Bài báo đáng lẽ, theo cách nói của "Chủ tịch hội nhà văn… nô" Hữu Thỉnh, phải được "nhân rộng" trên bình diện quốc gia - chứ không phải chỉ quanh quẩn trên bàn nhậu với một vài chai bia, hai ba món nhắm - để nói lên tính ưu việt của chế độ ta, dưới sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của ông Tổng Trọng, đặc biệt là của "ngài" Bộ trưởng Bộ giáo dục Phùng Xuân Nhạ.

Nữ sinh Phan Thị Minh Phương, đúng ra như thông lệ trước đây, phải được ồn ào ca tụng, phải đi gặp gỡ các lãnh đạo Bộ Giáo dục và đào tạo như Phùng Xuân Nhạ hoặc cao hơn Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Phú Trọng… để báo cáo, cám ơn, chụp hình, nhận bằng khen các cái… Báo chí phải xúm xít vào bơm cạch cạch, khen tặng hệ thống giáo dục tiên tiến của chế độ ta. Nếu…

Nếu… Phương là con của một đảng viên, cán bộ trung kiên nào đó của chế độ, không cần là lãnh đạo trung ương, chỉ cần cấp phường, xã hay quận, huyện thôi, chắc chắn báo chí sẽ hồ hởi, hân hoan, hí hửng đưa tin với những lời có cánh đại loại như :

"Ngoài những tham gia hoạt động xã hội, đoàn thể… em đã cố gắng thức khuya, dậy sớm, tự tìm tòi, học hỏi thêm Anh văn với những người bạn, người thầy, cô… để đạt được kết quả sáng chói, vinh dự to lớn ngày hôm nay. Thành quả của em là do sự cố gắng không ngừng nghỉ, vượt qua những trở ngại, khó khăn theo đúng lời bác Hồ đã dạy".

Bên cạnh đó, có thể có thêm những hình ảnh được dàn dựng như Phương đang tham gia công tác dạy kèm trẻ em, trồng cây nhớ ơn Bác, dọn dẹp vệ sinh đường phố…

Tiếc thay ! Phan Thị Minh Phương đã không có được sự "hãnh diện, vinh quang" sáng chói nói trên vì Phương "chẳng may" là con gái của Trần Thị Lam, cô giáo người Hà Tĩnh nổi tiếng với bài thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không anh", bài thơ khiến cô Trần Thị Lam suýt bị "mất dạy, vào tù" vì tội dám cà khịa với chế độ, trình bày thực trạng dân trí của dân tộc, cũng như sự tha hóa, suy đồi, lạc hậu của xã hội Việt Nam dưới sự cai trị của chế độ cộng sản hơn 72 năm với những lời thơ đơn giản, ngắn gọn.

Ca tụng thành quả của Phan Thị Minh Phương có khác nào ca tụng con cái bọn phản động, bọn dân chủ thường xuyên "chỉ trích, nói xấu" đất nước, chê bai, giễu cợt lãnh đạo…, điều mà đảng, chế độ, chính quyền ta vốn rất ư nhạy cảm, dị ứng ? Đó là chưa kể những người chưa biết đến bài thơ nói trên của cô giáo Lam, đọc bài báo đó, người đọc có thể tò mò đi tìm đọc, xem bài thơ nói gì thì… Ô hô ! Ai tai !

Vậy cũng tốt thôi. Minh Phương đỡ phải tốn thời gian cùng bố mẹ mầy mò ra Hà Nội "báo công" học hành với bác Hồ đang nằm nghỉ trong quan tài lộng kiếng, đồng thời bác cũng được thanh thản, yên bình, quanh quẩn trong 4 bức tường lạnh lẽo, cô đơn, không bị quấy rầy lai rai bởi lũ con cháu nhiều chuyện.

Thạch Đạt Lang

(12/04/2018)

*********************

(*) Hà Tĩnh : Con gái cô giáo làm thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không anh ?" giành học bổng lớn

VietNamNet, 09/04/2018

Nữ sinh Phan Thị Minh Phương (lớp 12 Anh 1 Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh), cũng là con gái của cô giáo từng được nhiều người biết đến Trần Thị Lam, vừa  xuất sắc giành được học bổng trị giá 6,2 tỷ đồng từ Trường Đại học Smith College (Hoa Kỳ).

Chia sẻ với PV, cô nữ sinh chuyên Anh cho biết em cảm thấy rất vui với kết quả vừa đạt được cho những nỗ lực của bản thân mình.

"Hôm đó, em đã dậy từ rất sớm đề ngồi đợi tin báo kết quả trước khi đến trường. Khi thấy thư chúc mừng gửi đến từ nhà trường em vỡ òa trong sung sướng và chạy ngay đến khoe với mẹ", Minh Phương kể.

congai1

Phan Thị Minh Phương (lớp 12 Anh 1 Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh). Ảnh : VNN

Mẹ và cũng là bạn đồng hành trong quá trình học tập với Minh Phương chính là cô giáo Trần Thị Lam, được biết đến là tác giả của bài thơ "Đất nước mình ngộ quá phải không anh ?" từng gây xôn xao cộng đồng mạng.

Chị Trần Thị Lam nhớ lại :

"Tôi cảm nhận rõ niềm vui trong đôi mắt con gái nhưng con không bộc lộ một cách ồn ào mà bình tĩnh như tính cách thường ngày. Khi biết tin cả nhà rất mừng bởi con ấp ủ ước mơ được du học, tiếp cận các nền giáo dục trên thế giới từ ngày mới lên lớp 10".

Ngày trước, dù biết niềm mơ ước của con, nhưng xác định điều kiện gia đình không đủ kinh tế để có thể cho con du học bằng hình thức tự túc, vợ chồng chị Lam thường chia sẻ rằng nếu có ước muốn thì chỉ bằng cách con phải tự nỗ lực.

Thế rồi, em tự mình lên kế hoạch, ôn thi và tự tìm kiếm các thông tin các trường để apply.

Trước Đại học Smith College, Minh Phương cũng nhận được thư đồng ý của 2 trường khác nhưng mức học bổng hỗ trợ tài chính thấp hơn. Nhưng lần này là mức học bổng 6,2 tỷ cho 4 năm học với trường đại học mà cô bạn ưng ý nhất.

congai2

Mẹ Trần Thị Lam là người luôn đồng hành trong quá trình học tập và cũng khơi nguồn đam mê đọc sách cho Minh Phương. Ảnh : Báo Hà Tĩnh.

Thực tế, khả năng của Minh Phương cũng được bạn bè và thầy cô biết đến từ trước khi sở hữu thành tích học tập đáng nể :

Thủ khoa đầu vào khối chuyên Anh trong kỳ thi tuyển sinh vào Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh năm học 2015-2016 ; huy chương vàng IOE quốc gia môn Tiếng Anh năm lớp 11 ; giải nhất học sinh giỏi tỉnh từ lớp 9 đến lớp 12 ; 2 năm liền lớp 11 và 12 đều thi học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh và đạt giải Khuyến khích và giải Ba ; IELTS : 8.0 ; SAT: 1530/1600…

Minh Phương cho rằng, ngoài thành tích học tập thì bài luận và hoạt động ngoại khóa là những yếu tố rất quan trọng khiến em gây được ấn tượng tốt với các nhà tuyển sinh. Từ niềm đam mê đọc sách, em đã viết những bài luận về những quyển sách mà mình đã đọc để gửi tới các trường đại học.

Niềm say mê đọc sách và rồi thành quả có được ngày hôm nay, Minh Phương cho rằng cũng một phần xuất phát từ chính người mẹ của mình.

"Khi con còn nhỏ, tôi thường có thói quen đọc sách cho con nghe vào buổi tối và mỗi sáng thức dậy bằng những mẩu chuyện. Có thể nói khởi đầu và kết thúc mỗi ngày là những trang sách. Lúc nhỏ chủ yếu là truyện thiếu nhi, cổ tích, sau này khi tự đọc được thì con bắt đầu tự tìm sách và lên cấp 2, 3 thì con có gu của riêng mình", chị Lam kể.

congai3

Gia đình cô giáo Trần Thị Lam và nữ sinh Phan Thị Minh Phương (lớp 12 Anh 1 Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh). Ảnh : VNN

Minh Phương luôn nhất quán trong suy nghĩ bản thân rằng không cần cố gắng thay đổi cá tính, thiên hướng của bản thân mà đầu tư phát triển thế mạnh cá nhân để tìm kiếm một ngôi trường thật sự phù hợp.

"Con từng nói với tôi rằng cho con thử sức năm nay và nếu chưa được thì sẽ tiếp tục theo đuổi cho kỳ được. Là mẹ, tôi ủng hộ con tuyệt đối và khuyến khích con theo đuổi đam mê. Tôi vẫn luôn động viên rằng nếu thất bại thì về với mẹ và rồi con đã thành công", chị Lam tâm sự.

Nói về Minh Phương, thầy Lê Phi Hùng, Hiệu phó Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh đánh giá :

"Là một học sinh chuyên Anh có năng lực khi là thủ khoa đầu vào khối chuyên Anh trong kỳ thi tuyển sinh vào trường và rất chăm chỉ. Những năm gần đây, nhà trường liên tiếp có học sinh giành được các suất học bổng cao của các trường đại học uy tín trên thế giới, nhưng Minh Phương là một trong những học sinh đặc biệt khi vừa tham gia đội tuyển quốc gia vừa lặng lẽ tìm kiếm các cơ hội học bổng. Em là cô gái điềm đạm được các thầy cô trong trường đánh giá rất cao. Đặc biệt cô giáo Lam là người luôn quan tâm sâu sát và động viên con".

Thời gian tới, Minh Phương sẽ tập trung hoàn tất chương trình học phổ thông và chuẩn bị cho kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia và sẽ lên đường sang Mỹ vào tháng 8. Cô nữ sinh Hà Tĩnh quyết định theo học chuyên ngành Vật lý và Khoa học máy tính trong 4 năm tại ngôi trường Đại học được xếp hạng thứ 12 trong khối LAC của Mỹ.

Thanh Hùng

Published in Diễn đàn