Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chính trị trí thức và Chính trị gia trí thức

Vào ngày giáp Tết Nguyên Đán năm Quý Mão, 22/01/2023, tác giả Việt Hoàng khẳng định với độc giả Thông Luận qua đề tài : "Chúng ta có quyền tin vào tương lai đất nước", trong đó có nhận định chính xác rất thú vị như sau : "Thực tế nước Nga đã thất bại trong việc chuyển hóa đất nước về dân chủ do thiếu vắng một tầng lớp "trí thức chính trị" (1). Nhận định này gợi ý về một vấn đề rất cần tìm hiểu cho thực trạng đất nước Việt Nam hiện nay : "Trí thức chính trị".

trithuc1

"Chính trị gia trí thức" được định hình là những người có tầm nhìn viễn kiến, có tư tưởng chính trị phù hợp với hoàn cảnh riêng trong quốc gia của họ nhưng vẫn phù hợp với thời đại văn minh của loài người. Ảnh minh họa Cây ô liu, biểu tượng của suy tư và trí thức của Hy Lạp

Nhưng cái khó là một quốc gia làm thế nào để xây dựng được một đội ngũ trí thức chính trị trong một môi trường chính trị trí thức, dù là nước dân chủ hay nước cộng hòa. Muốn thế điều kiện cần là phải có một số đông "chính trị gia trí thức" / "nhà chính trị trí thức" được định hình là những người có tầm nhìn viễn kiến, có tư tưởng chính trị phù hợp với hoàn cảnh riêng trong quốc gia của họ nhưng vẫn phù hợp với thời đại văn minh của loài người.

Vậy thì đặc tính ‘hòa hợp và hòa giải’ không thể thiếu trong môi trường chính trị trí thức cũng như trong tư tưởng của nhà chính trị trí thức. ‘Hòa’ () là đặt những thứ khác nhau vào cùng một chỗ với nhau, mà chính trị trí thức có thể làm được - theo ngôn ngữ hiện thời là đa nguyên tức hàm ý của hòa hợp và không cực đoan. Nói khác đi ‘hòa hợp hòa giải’ là điều hòa những thứ bất đồng để đạt đến thống nhất hài hòa, chứ không phải triệt tiêu bản sắc của các tổ chức thành viên riêng biệt hay các cá nhân riêng biệt. Có thể diễn tả ‘Hòa hợp Hòa giải’ bằng cách tạm mượn câu nói "Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa", trích từ sách Luận Ngữ. Dùng câu này để mô tả ý nghĩa của ‘Hòa hợp Hòa giải’ theo thời buổi hiện nay thì ‘quân tử’ ví như nhà chính trị trí thức có thể đối xử với nhau rất hài hòa, nhưng họ có thể có những tm nhìn/ý kiến khác nhau, anh có đạo lý của anh, tôi có đạo lý của tôi, nhưng không vì cách nhìn chúng ta khác nhau mà trở thành đối địch. ‘Tiểu nhân’ ví như các chính trị gia cực đoan, xôi thịt, ngu dốt hay thiển cận thì không như vậy, họ ‘đồng nhi bất hòa’, ý kiến đưa ra có vẻ nhất trí nhưng thực chất là lục đục với nhau. Sở dĩ loại chính trị gia kém cỏi này có thể giả vờ hòa hợp ý kiến cho giống với chính trị gia trí thức là vì muốn đạt được mục đích chính trị, kinh tế, hoặc lợi ích cá nhân nào đó. Nhật Bản là một quốc gia tôn trọng sự hòa hợp. Khi người Nhật kết thúc một cuộc giao tiếp, họ hay nói : Yoroshiku onegaishimasu (しくおいします), thường được hiểu là ‘xin nhờ giúp đỡ’. Nhưng nội hàm sâu sắc hơn của câu nói này được giải thích từ ý nghĩa mong muốn hòa hợp, mong muốn hợp tác. 

Những ý tưởng định nghĩa trên tự nó đã đánh giá các nhà chính trị cộng sản (cộng sản Tàu hay cộng sản Việt) không thể là những "chính trị gia trí thức", dù họ sở hữu nhiều bằng cấp từ phương Tây hay từ nhà nước cộng sản Việt Nam. Dĩ nhiên chính trị gia khoa bảng không nhất thiết là "chính trị gia trí thức" theo định nghĩa nói trên.

Không thể thừa nhận các chính trị gia cộng sản Việt Nam là chính trị gia trí thức, bởi vì :

- Họ cổ vũ và hành động cực đoan theo một chủ thuyết Mác-Lê đã lỗi thời gần một thế kỷ, đã được được chứng minh là hoan tưởng, phi thực và phản lô-gic.

- Họ tuyên truyền không đúng với sự thật của môi trường chính trị độc tài toàn trị và chính sách nhà nước theo "chủ nghĩa xã hội" của chính họ. Thực tế là không ai có thể minh định xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội cụ thể như thế nào, kể cả chính họ.

- Riêng đối với Đảng cộng sản Việt Nam thì nền "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" là một nền kinh tế kỳ lạ chưa từng được nghiên cứu hàn lâm và áp dụng vào thực tế ờ bất cứ nơi nào trên thế giới. Thế thì nên gọi họ là chính trị gia loại nào thì tùy nhận định cá nhân của mỗi người, nhưng chắc chắn họ tuyệt đối không là chính trị gia trí thức.

Thêm nữa, để minh họa cho ý tưởng phân biệt chính trị gia khoa bảng và chính trị gia trí thức cần phải thừa nhận nội các Trần Trọng Kim (3/1945 – 9/1945) bao gồm 90% các chính trị gia khoa bảng, kể cả sử gia Trần Trọng Kim, nên chỉ tồn tại hơn 6 tháng dù đang nắm trong tay thời cơ vàng để cứu nước. Chỉ cần chính phủ Trần Trọng Kim có đa số bộ trưởng là chính trị gia trí thức thì chính phủ này đã không trao quyền cho đám người tự nhận là "cướp chính quyền" do Hồ Chí Minh cầm đầu. Không trao quyền cho một nhóm cực đoan chính trị nhỏ và yếu hơn quyền lực nội trị của chính phủ Trần Trọng Kim lúc bấy giờ thì lịch sử Việt Nam đã tránh được con đường đi qua chính thể cộng sản và cực quyền toàn trị suốt hơn 70 năm qua. Như thế, chính trị gia khoa bảng chưa hẳn là chính trị gia trí thức nhưng ngược lại thì một chính trị gia trí thức cũng có thể là nhà khoa bảng hoặc không cần phải có bằng cấp khoa bảng, nhưng điều kiện cần thiết nhất là có tầm nhìn, tri thức, trí tuệ và tư tưởng chính trị phù hợp với thời đại hiện hành.

Gần với thời điểm hiện tại và trước khi hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu xuất chính, chúng ta phải thừa nhận nhà chính trị trí thức Phan Tây Hồ (Phan Chu Trinh, 1872-1926) là tiêu biểu nhất cho tư tưởng và ý thức "chính trị trí thức".

trithuc2

Nhà chính trị trí thức Phan Tây Hồ (Phan Chu Trinh, 1872-1926)

Phan Chu Trinh là một tấm gương sáng trong phong trào duy tân đầu thế kỷ 20. Là một nhà nho khoa bảng trong cả hai lãnh vực Cựu học và tri thức Tây học, cụ Phan đã thực tâm yêu nước nồng nàn và có nhiều suy nghĩ trí thức và tiến bộ. Có thể xem ông là người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước tiến bộ đầu thế kỷ 20. Vào thời đó, tư tưởng "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" của dự án vận động duy tân, hay còn được gọi là "Phong trào Duy tân"hay "Phong trào Duy tân bắt rễ ở Trung Kỳ", là một cuộc vận động cải cách ở miền Trung Việt Nam, do Phan Châu Trinh (1872 -1926) phát động năm 1906. Cho đến năm 1908 thì phong trào lan rộng khắp Việt Nam và kết thúc sau khi bị thực dân Pháp đàn áp và cụ Phan mệnh chung vào năm 1926, ở tuổi 54. Tuy vậy sau 1954, chế độ Đệ I Cộng hòa tại Miền Nam Việt Nam đã mô phỏng và thực hiện một số sách lược trong dự án Canh Tân Việt Nam của cụ Phan suốt 9 năm dài 1954-1963.

Phong trào Duy tân chủ trương bất bạo động, khôi phục đất nước bằng con đường nâng cao dân trí, cải tổ xã hội về mọi mặt, trong đó có kinh tế, giáo dục và văn hóa, với các hoạt động thực tiễn như là mở mang kinh tế, lập các nhà buôn lớn để tự lực, mở trường dạy học hiện đại : dạy quốc ngữ, bỏ lối học khoa bảng từ chương, thêm khoa học và ngoại ngữ cũng như hướng đến nền chính trị dân chủ.

Phong trào Duy tân bao gồm tất cả các hoạt động ấy, nhưng nó biểu lộ những sắc thái và khả năng khác nhau của từng địa phương và không phải bao giờ cũng đi theo đường thẳng nhất định, nên khi dân trí lên cao lại thiếu lãnh đạo liền bột phát thành Dân biến. Dân biến cúp tóc (Tân Văn hóa), xin xâu (Dân quyền) là một diễn trình tích cực, sôi động của Phong trào khi đi sâu vào quần chúng thực tế. Phong trào đi từ các nông hội, học hội ở các tỉnh Miền Trung theo con đường thương mãi rất phát đạt từ Phan Thiết tới Quảng Nam tới Nghệ Tĩnh, tiếp theo tới miền Bắc mở Đông Kinh Nghĩa Thục, các hội buôn rồi từ đó phát triển vào Nam là một Phong trào không chỉ nặng về kinh tế, giáo dục, văn hóa mà còn cả chính trị mà kết quả là vụ nhân dân nổi lên chống thuế. Có thể gọi Phong trào này là toàn diện, là thực sự Duy tân theo bóng cờ Dân quyền, chứ không phải chỉ là những vá víu cải lương. Những nhân vật của Phong trào đã phục vụ bằng tâm huyết, bằng tinh thần cách mạng để quyết tâm "làm mới con người", "làm mới xã hội". Từ đầu thế kỷ đến 1945, chưa hề có một phong trào thứ hai có tính cách toàn diện và phát triển rộng ra khắp ba kỳ như Phong trào Duy tân này (2).

Lần theo dấu vết lịch sử Việt Nam từ 1945 lùi thêm về trước, chúng ta thừa nhận nhân vật lịch sử Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) là một "chính trị gia trí thức" của Việt Nam vào thế kỷ 19 với dự án Canh tân đất nước phù hợp với một nền chính trị trí thức để giải quyết vấn nạn thực dân và phong kiến Khổng giáo (3). "Chính trị gia trí thức" Nguyễn Trường Tộ thất bại vì Việt Nam vào thời đó chưa có được một tập hợp đông đảo "chính trị gia trí thức" để tạo được một thế lực mạnh thúc đẩy cho công cuộc canh tân của mình.

trithuc3

Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) là một "chính trị gia trí thức" của Việt Nam vào thế kỷ 19 với dự án Canh tân đất nước. Ảnh minh họa Sĩ phu Việt Nam đầu thế kỷ 20

Lùi về thế kỷ 16, chúng ta tìm ra một "chính trị gia trí thức" khác là Đào Duy Từ (1572- 1634), quân sư của chúa Nguyễn Phúc Nguyên vào thời "Lê mạt Nguyễn sơ". Ông Đào Duy Từ đã soạn ra cuốn sách Hổ Trướng Khu Cơ để hướng dẫn quân sĩ cách bày binh bố trận, cách sử dụng và chế tác các loại vũ khí. Về kinh tế, chính trị ông đã giúp chúa Nguyễn xác định rõ chính sách ruộng đất, luật lệ thuế khóa, chấn chỉnh phong tục, nếp sống của quan lại, binh sĩ và dân cư. Đây chính là một nền tảng Chính trị trí thức vào thời đó, do nhà chính trị trí thức xuất thân từ quần chúng bình dân và không liên quan gì đến khoa bảng vào thời đó (4).

trithuc4

Đào Duy Từ (1572- 1634), quân sư của chúa Nguyễn Phúc Nguyên vào thời "Lê mạt Nguyễn sơ".

Nhà hậu Lê (1428-1789) kéo dài hơn 350 năm còn có một "chính trị gia trí thức" lỗi lạc của lịch sử 5000 năm văn hiến Việt Nam : Quân sư Nguyễn Trãi (1380-1442), người khai sáng và xây dựng triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam (5). Nguyễn Trãi là một thiên tài nhiều mặt hiếm có. Đại Cáo Bình Ngô tuy viết bằng chữ Hán nhưng xứng đáng là áng "Hùng văn muôn thuở". Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tập thơ tiếng Việt (chữ Nôm) sớm nhất có giá trị lớn còn lại đến ngày nay. Nguyễn Trãi đã góp phần xây đắp nền móng vững chãi cho văn học dân tộc. Nguyễn Trãi - Bậc đại anh hùng dân tộc, nhân vật toàn tài số 1 của lịch sử Việt Nam. Ở Nguyễn Trãi có 1 nhà chính trị, 1 nhà quân sự, 1 nhà ngoại giao, 1 nhà văn, 1 nhà thơ mang tầm cỡ kiệt xuất vĩ đại. Đây là một chính trị gia trí thức kiệt xuất vào bậc nhất trong số các nhà chính trị trí thức trong quá trình lịch sử 5000 năm của Việt Nam. Năm 1980, Nguyễn Trãi được tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới và tổ chức kỷ niệm 600 năm sinh nhật của ông. Đây chính là một "chính trị gia trí thức" lỗi lạc đã đóng vai trò lãnh đạo hửu hiệu một xã hội Việt Nam mới ngay sau khi lật đổ thực dân Tàu. Nguyễn Trãi đã gửi hàng chục bức thư khẳng định rõ tính chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427), tinh thần nhân đạo của nhân dân, khẳng định sự thất bại tất yếu của quân xâm lược, làm cho giặc hoang mang, tự biết con đường duy nhất là phải chịu hòa mà rút về, do đó Đông Quan lấy được không mất một mũi tên. Đánh giá về Nguyễn Trãi, Phan Huy Chú viết : "Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi có sức mạnh của mười vạn quân". Cho đến tận ngày hôm nay, tư tưởng dân sinh dân quyền của Nguyễn Trãi vẫn còn giá trị ứng dụng phần nào trong bối cảnh chính trị trí thức của thế kỷ 21 này. Tư tưởng xây dựng một chế độ mới dân chủ, bình đẳng của Nguyễn Trãi hơn bao giờ hết nên đươc phát huy cao nhất trong điều kiện hiện tại để người dân được quyền tham gia vào mọi hoạt động xây dựng đất nước.

trithuc5

Quân sư Nguyễn Trãi (1380-1442), người khai sáng và xây dựng triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam

Sau Nguyễn Trãi chúng ta cũng tìm thấy một chính trị gia trí thức khoa bảng khác vào thời kỳ Lê mạc là Ngô Thời Nhiệm (Ngô Thì Nhậm). Thật vậy, trước khi ra lệnh xuất quân ra Bắc, đại phá quân Thanh, Vua Quang Trung đã suy tính trước : "Quân Thanh sau khi thua, tất lấy làm xấu hổ, quyết không muốn hòa hiếu. Nhưng, hai nước đánh nhau, cũng không phải là phúc cho dân. Nên nay, chỉ có người nào khéo về giấy tờ (giỏi thương lượng, đàm phán), mới có thể ngăn được họa binh đao. Việc ấy, cần nhà ngươi (Ngô Thì Nhậm) chủ trương lấy" ! Cuối cùng, sự việc diễn ra đúng như vậy. Sự kiện này cho thấy Ngô Thì Nhậm đúng là một nhà chính trị trí thức dưới thời Nguyễn Tây Sơn (6) và (7).

trithuc6

Một chính trị gia trí thức khoa bảng khác thời Lê mạc là Ngô Thời Nhiệm (Ngô Thì Nhậm).

Chính trị gia trí thức Việt Nam kể từ 1975

Xét đến môi trường chính trị Việt Nam từ 1945 đến hiện tại thì sự cần thiết của một tầng lớp chính trị gia trí thức rõ ràng là một ưu tiên cao nhất cho quốc nội và hải ngoại.

Tại quốc nội hiện nay thì các nhà chính trị cộng sản thuộc chế độ toàn trị độc đảng không được công nhận là chính trị gia trí thức vì các lý do sau đây :

1. Họ bị Đảng cộng sản Việt Nam tẩy não toàn diện để trờ thành những con người xã hội chủ nghĩa tuyệt đối trung thành với chủ thuyết lạc hậu, cực đoan và phong kiến Mác-Lê-Mao-Hồ, vốn đã bị đào thải từ hơn 40 năm trước (1980) ra khỏi nền văn minh nhân loại kể từ đầu thế kỷ 21 này. Hiếm hoi có vài thành phần chóp bu của Đảng cộng sản Việt Nam thức tỉnh muốn quay về với môi trường chính trị trí thức (dân chủ, tự do, nhân quyền) thì lập tức bị chính cái đảng quái gở này triệt tiêu ngay lập tức, như Nguyễn Mạnh Tường, Phan Khôi, nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm, Trần Xuân Bách, Nguyễn Hộ, Trần Độ, Hoàng Minh Chính, v.v… Ngay sau 1975, Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Trương Như Tảng, Trịnh Đình Thảo và Dương Quỳnh Hoa bị cô lập, sau đó 10 năm là Trần Văn Trà, Nguyễn Hộ rồi đến Nguyễn Hà Phan và nạn nhân cuối cùng cuộc đấu đá Nam-Bắc của Đảng cộng sản Việt Nam là Võ Văn Kiệt.

2. Chính trị gia của Đảng cộng sản Việt Nam đã không đủ tầm nhìn để hành động kịp thời theo 3 cuộc biến đổi lịch sử của đất nước mà mọi người đã chứng kiến qua 3 mốc điểm sau :

a. Năm 1975 sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam cai trị toàn cõi Việt Nam và đã làm cho đất nước nghèo đói, người dân phải ăn độn, ngoại giao bị cô lập bên ngoài các nước văn minh tiến bộ, suốt 11 năm từ 1975 đến 1986. Những thất bại trong mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, giá lương tiền của hàng chục triệu người, được điều tiết theo ý chí chủ quan nhưng lại thiếu hiểu biết về quy luật thị trường. Kinh tế đất nước đã rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, lạm phát tăng hàng ngày, đồng bằng với đất đai phì nhiêu mà dân thiếu gạo ăn.

b. Năm 1986, Đảng cộng sản Việt Nam bị buộc phải thay đổi hay "đổi mới" (renovation), sau khi Liên Xô đã đi vào lụn bại và sắp tàn. Nhờ   ổi mới" nông dân (80% dân số) có thể lựa chọn ở trong hợp tác xã hoặc ra ngoài làm ăn cá thể và được làm chủ ruộng đồng củamì nh nên Việt Nam đã trở thành nước xuất gạo nhất nhì thế giới từ năm 2010. Nhưng công cuộc đổi mới này chẳng có gì là mới vì chính trị thì vẫn độc tài, độc đảng và toàn trị, kinh tế thì hoang tưởng với chính sách "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" rất hn loạn và phi tri thức.

c. Năm 2000 thì thế giới chuyển biến, đi vào thời kỳ toàn cầu hóa kinh tế, trong khi đó chế độ cộng sản Việt Nam chỉ biết lợi dụng yếu tố nhân công rẻ để chiêu dụ đầu tư quốc tế thay canh tấn đất nước để hội nhập vào toàn cu hóa kiến tạo một nền kinh tế bền vững (sustainable) cho Việt Nam, như Singapore, Đại Hàn, Đài Loan đã thực hiện thành công. Tuy yếu tố nhân công rẻ - dưới nhãn quan đầu tư ngoại quốc vào Việt Nam có đem lại cho người dân Việt Nam thu nhập khá và thoát ách nghèo đóiồng thời tạo một ra một bộ mặt mới cho Việt Nam, nhưng bản chất của nền "kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" vẫn không bền vững nên tệ nạn tham nhũng, lợi ích nhóm, bong bóng nhà đất, chứng khoán, ngân hàng và đầu tư đang trong tình trạng giao động và mất kiểm soát kể từ 5 năm qua (2018-2023 này).

Kể từ năm 2000, khi có của ăn của để đôi chút, người dân nghĩ đến đi ra ngoài xem thế giới họ sống ra sao. Khi đó, 70 triệu người Việt dù không có đủ tiền mua vé máy bay đi ra nước ngoài nhưng họ có thể du lịch qua "thế giới ảo" Internet. Đó chính là thế giới thông tin World Wide Web và giấc mơ Internet cho Việt Nam.

Trước năm 1997, Đảng cộng sản Việt Nam đã sợ hãi "thông tin trung thực từ Internet vào Việt Nam sẽ lật tẩy tuyên truyền một chiều kiểu tuyên giáo đảng và kéo người dân ra khỏi tình trạng lạc hậu về tư tưởng".

Sau khi trì hoãn cả chục năm và cuối cùng vào năm 1997, chính quyền cộng sản Việt Nam đành phải chấp nhận nối mạng vào Internet, nhưng vẫn tìm cách kiểm duyệt những tri thức độc lập ngoài luồng chủ thuyết Mác Lê Mao Hồ. Internet chính là đòn bẩy cho kinh tế đất nước, là "cái cày" của người dân trong "đồng ruộng" toàn cầu hóa. Đưa Internet đến từng người dân giống như ta   đã   trả lại ruộng đất cho nông dân thuở trước. Họ tự biết làm thế nào để tạo ra sản phẩm trên "đồng ruộng tri thức" ấy để xuất khẩu loại "gạo" mới.

Hơn 30 năm qua, nhờ vào Internet, dù bị hạn chế, nước Việt Nam đã phát triển mạnh hơn bao giờ hết với nhịp độ tăng trưởng 7-8% năm cho tới thời kỳ dịch Vũ Hán 2019 lan ra toàn cầu.

trithuc7

Năm 1997, chính quyền cộng sản Việt Nam phải đành chấp nhận nối mạng vào Internet, nhưng vẫn tìm cách kiểm duyệt những tri thức độc lập ngoài luồng

Ba sự kiện trên đều xảy ra cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Bây giờ nhân loại đã sang thế kỷ 21 được hơn hai thập kỷ với nhiều kỳ vọng thay đổi nhưng nước cộng sản Việt Nam vẫn chưa có một thành tựu IT nào đáng kể trên "đồng ruộng trí thức" ấy để xuất khẩu. Đó chính là vì suốt 3 thời kỳ a,b,c nói trên thành phần chính trị gia trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam không hề có một người nào là chính trị gia trí thức.

Cách đây 30-40 năm, những nhà lãnh đạo Singapore, Hàn Quốc hay Đài Loan đã quan niệm IT và Internet là cách thức phát triển cho họ nên không ngạc nhiên thấy đất nước người ta đã "hóa rồng" từ lâu. Thiết nghĩ, chính khách thời nay cần có hiểu biết về xu hướng công nghệ, có tầm nhìn xa vài thập kỷ và đặt lợi ích của cả dân tộc lên trên lợi ích của đảng phái, bằng không IT Việt Nam mãi mãi dừng lại trong các bài phát biểu chung chung của các chính trị gia thiếu tri thức của cộng sản Việt Nam. Vì vậy chính sách "đổi mới" có từ gần nửa thế kỷ qua vẫn còn nguyên giá trị : đất nước đang cần sự đổi mới về công nghệ trong tư duy lãnh đạo cộng sản Việt Nam.

Thế giới đã đi rất xa về công nghệ. Việt Nam cũng đã có nhiều tiến bộ với hạ tầng Internet thuộc loại tốt trong khu vực, người dùng cũng nhạy bén, mới đây ChatGPT (AI chatbot) đã được người dân trong nước rầm rộ dùng thử, dù Việt Nam chưa chính thức có dịch vụ này. Hơn một nửa dân số có tài khoản mạng xã hội, nên Internet đã phủ sóng ngang như lưới điện về nông thôn, nhưng lợi thế này không được các lãnh đạo trung ương của Đảng cộng sản Việt Nam biết cách tận dụng cho kinh tế bền vững. Ngược lại, họ chỉ tạo ra các cơ chế phá hoại như Lực lượng 47, Dư Luận Viên, An Ninh Mạng của Bộ Quốc phòng và của Bộ Công an…

Để có ngành IT thành mũi nhọn thì chiến lược phát triển lâu dài mới có thể thành công. Trong công nghệ, sao chép, bắt chước, đi tắt đón đầu mà lãnh đạo cộng sản Việt Nam hay rêu rao thì cũng chỉ là những giải pháp vá víu và lạc hậu trong thời đại Internet đang minh bạch hóa thông tin toàn cầu. Cổ nhân đã dạy "Hiền tài là nguyên khí quốc gia". Thời đại toàn cầu hóa thì chất xám quyết định quốc gia nào sẽ tiến lên và ai là người tụt hậu. Nếu không có chính sách ưu đãi nhân tài và tạo điều kiện để hiền tài phát triển thì nguyên khí sẽ bay đi. Chuyện muôn thuở "đất lành chim đậu", một quy luật tự nhiên của dòng chảy chất xám từ quê ra tỉnh, từ miền núi xuống đồng bằng, từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ quốc gia này sang quốc gia khác. Đảng cộng sản Việt Nam chỉ đầu tư vào những chính trị gia đảng viên "hồng hơn chuyên" thì làm sao có được hiền tài (chính trị gia trí thức).

Tại Việt Nam ngày nay, nền tảng công nghệ đã tốt, thế hệ trẻ kiến thức không kém ai, đất nước cũng ổn định, nhưng rõ ràng thiếu cái gì đó mà IT xứ này chưa có sản phẩm nào nổi tiếng, chưa cần nói đến AI hay ChatGPT. Hay là môi trường phát triển có gì đó không ổn ? Người có trình độ nhìn vào sẽ tự thấy mình cần "hòa nhập cho giống" hay lắc đầu bỏ đi, cả hai giải pháp đều hỏng, để rồi nước mình mãi đi sau, về sau. Bế tắc chính yếu là Đảng cộng sản Việt Nam không hề có bất cứ chính trị gia trí thức nào trong suốt quá trình cướp quyền cai trị một nửa nước Việt Nam trước 1975 và toàn cõi Việt Nam từ 1975 đến nay.

Thực trạng Việt Nam ngày nay

Cuối năm 2022, tự điển Collins bổ sung một từ mới là "permacrise" (khủng hoảng thường trực), do 2 từ Permanent và Crise ghép lại, rất đáng suy nghĩ cho hiện trạng của chế độ cộng sản Việt Nam kể từ năm này. Năm 2022 kết thúc với một số biến cố vẫn đang tiếp diễn theo chiều hướng nguy hiểm, cực đoan và có thể đẩy nhân loại vào thảm họa thế chiến hoặc chiến tranh nguyên tử. Những biến cố đó là Cuộc chiến tranh xâm lăng Ukraine, do siêu cường nguyên tử liên bang Nga tự cho mình cái quyền tự do khởi động chiến tranh xâm chiếm lãnh thổ của quốc gia láng giềng, và Biến thể mới Omicron của dịch bệnh Vũ Hán Covid-19 đang ngập tràn Trung Quốc giết chết hơn 1 triệu người tính tới đầu năm 2022.

- Liên bang Nga xâm lăng Ukraine chính là một tiền lệ nguy hiểm cho các nước nhỏ, đặc biệt là Việt Nam khi luật pháp quốc tế đã bị vi phạm và khi vũ lực trở thành tiếng nói quyết định trong quan hệ giữa các nước. Chiến tranh tại Ukraine đã kéo dài hơn một năm và đã sát hại hơn một trăm ngàn người và gây thương tật cho hàng trăm ngàn người khác ; nhiều làng mạc và thành phố của Ukraine đã bị quân Nga và lính đánh thuê Wagner tàn phá thành bình địa. Trước mắt là hơn chục triệu người Ukraine mất nhà cửa, tài sản gia đình và kế sinh nhai. Nhân loại khắp nơi đều cảm thấy ngậm ngùi cho số kiếp của dân tộc Ukraine. Hậu quả của chiến tranh xâm lăng Ukraine cho thấy Quốc tế và Liên Hiệp Quốc, Công pháp quốc tế, Nền tảng của trật tự và hòa bình thế giới đã thất bại khi không ngăn cản được chiến tranh xâm lăng ngay trong đầu thập kỷ 21 của thế kỷ 21. Trách nhiệm chính của thất bại này có thể quy cho các nhà lãnh đạo của các siêu cường, các định chế quốc tế lớn, và các tôn giáo lớn đã không gìn giữ được hòa bình cho các nước nhỏ. Thêm nữa là cuộc chiến đó cũng đem đến bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu, đẩy giá nhiên liệu, giá lương thực và các sản phẩm thiết yếu lên cao rất đột ngột, khiến cho cuộc sống hàng tỷ người trên thế giới phải khốn đốn. Hiện trạng thế giới lâm vào tình trạng giống như một quốc gia vô chính phủ khi sánh với tình trạng khủng khoảng của nước Somalia trước đây.

- Biến thể mới dịch bệnh Covid-19, Omicron, đã giết chết gần 1 triệu người Trung Quốc chỉ trong thời gian 1 tháng (thống kê này bị cộng sản Tàu giấu kín, nhưng vẫn bị Internet xới tung lên) vào cuối 2022 vừa qua là một nguy cơ cho Việt Nam vì giao thông biên giới giữa hai bên đã hầu như mở cửa hoan toàn.

Tại Việt Nam, năm 2022 kết thúc với nhiều bất ổn về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng, giáo dục, nhân quyền và tôn giáo, sau khi đại dịch Vũ Hán-19 đã tạm thời lắng dịu (8).

Trước nhất là kinh tế suy trầm, thị trường nhân dụng khó khăn khi hàng loạt công ty, xí nghiệp, hãng xưởng đóng cửa, dẫn đến việc hàng trăm ngàn công nhân bị mất việc, nhất là những tháng cuối năm 2022. Nguyên do chính là vì chóp bu cộng sản Việt Nam tham nhũng, loại trừ lẫn nhau, đấu đá tranh dành quyền lực và chức vụ làm cho các nhà đầu tư quốc tế nãn chí nên đã kìm hảm tốc độ tham gia giúp Việt Nam trở thành một trong các nước sản xuất hàng hóa cho thế giới. Trong khi tại quốc nội, các tập đoàn đầu tư quốc doanh hoặc tư doanh sân sau của các cấp trung ương Đảng cộng sản Việt Nam gây khủng khoảng bất động sản (nhà và đất) và tín dụng ngân hàng làm cho hàng trăm nghìn gia đình mất sạch tài sản tiết kiệm cả đời.

Một đất nước mà tham nhũng tràn lan như vậy thì đi đâu về đâu, người dân biết dựa vào đâu để có niềm tin vào ngày mai. Một đất nước không còn lý tưởng, không còn sự tử tế, đất nước đó sẽ về đâu ?

trithuc8

Dàn lãnh đạo cộng sản Việt Nam với rất nhiều tai tiếng tham nhũng.

Các nhóm lợi ích từ trung ương đến xã thôn thì tranh nhau lạm dụng tiền thuế trong ngân sách quốc gia. Chế độ cầm quyền độc đảng cộng sản Việt Nam thì vẫn bất lực hoặc âm thầm hổ trợ cho các thế lực lợi ích nhóm thao túng quốc gia, tạo nên sự bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng khi tài sản của giới siêu giàu chiếm 90% nguồn lực đất nước. Còn lại hơn 99 triệu người Việt trung lưu và người nghèo chỉ sở hửu 10% nguồn lực quốc gia còn lại. Di lụy từ hai con số cách biệt 10% và 90% này đang đẩy xã hội tiến dần vào tình trạng động loạn và mất kiểm soát theo quy luật tự nhiên. Hơn nữa, sinh hoạt chính trị của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam càng ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc nhiều hơn, làm cho kinh tế càng phụ thuộc Trung Quốc nhiều hơn. Nền chính trị độc tài cộng sản kiểu Việt Nam và Trung Quốc là nền chính trị độc hại, vì nó làm ngu dân, đồng thời làm người dân mất tự do. Kinh tế phụ thuộc sâu vào Trung Quốc thì hàng hóa kém phẩm chất và thực phẩm độc hại sẽ chiếm lĩnh thị trường.

Hiện tình, chế độ cộng sản Việt Nam đang đối diện với một tương lai đất nước đầy bất trắc vì tứ cố vô thân trên trường quốc tế, ngoại trừ Nga và Trung Quốc là 2 đồng minh và đồng chí cực quyền toàn trị thân thiết. Các quốc gia giàu có và văn minh thì chỉ bang giao kinh tế với chế độ cộng sản Việt Nam để vun quén lợi nhuận chứ không thật lòng là những nước bạn. Do đó chính quyền cộng sản Việt Nam đang đối mặt với thực trạng một quốc gia yếu kém cả về kinh tế lẫn quốc phòng, nhưng nhà cầm quyền vẫn không thức tỉnh để cùng toàn dân tìm giải pháp tốt hầu bảo vệ quốc gia, thăng tiến xã hội, chấn hưng đất nước, đặt nền móng lâu dài cho xã tắc. Họ vẫn tiếp tục dị ứng với các giá trị phổ cập của nhân loại là tự do, dân chủ, nhân quyền và đã bắt giam hơn 300 nhà bất đồng chính kiến và người yêu nước trong 2 năm 2021 và 2022. Vì vậy quốc tế thấy rất rõ là chế độ độc tài cộng sản toàn trị Việt Nam đã khóa mọi con đường cởi mở, mọi cánh cửa đối thoại, gạt ra ngoài mọi ý kiến đóng góp để dân chủ hóa đất nước, đưa đất nước hội nhập thế giới văn minh, làm cho Việt Nam bị cô lập trong một môi trường thế giới đầy thiên la địa võng của những tranh chấp địa chiến lược.

Về mặt xã hội, chế độ cộng sản toàn trị tại Việt Nam đã làm cho đạo đức xã hội suy đồi, giới trẻ mất phương hướng lập thân lập nghiệp, trở thành những con người vô cảm, chỉ biết có mình, sống vị kỷ và thực dụng. Giá trị truyền thống dân tộc bị lãng quên, tinh thần yêu nước bị xuyên tạc thành tiêu chuần quái gở "yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội ! Mê tín dị đoan được khuyến khích để làm băng hoại các tôn giáo có ảnh hưởng lớn trong việc duy trì đạo đức xã hội. "Nói một đằng làm một nẻo" là chủ trương xuyên suốt của Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền. Nhiều chính trị gia quốc tế đã không hy vọng gì vào sự thay đổi của Đảng cộng sản Việt Nam vì đảng này vẫn chưa bao giờ nhìn nhận có sự khác biệt về tư tưởng chính trị giữa ngưới Việt trong và ngoài Đảng, trong nước và hải ngoại. Chính vì thế chúng ta có thể kết luận rằng "Đảng cộng sản Việt Nam không hề có "chính trị gia trí thức" và cũng không mong muốn thực hiện một môi trường "chính trị trí thức"

trithuc9

Chính quyền cộng sản Việt Nam đang đối mặt với thực trạng một quốc gia yếu kém cả về kinh tế lẫn quốc phòng

Giải pháp cho Việt Nam

Đứng trước hiện tình đất nước và hiện trạng xã hội đang suy vong như vậy, giải pháp cho tình hình Việt Nam sẽ phải :

- là mô hình chính trị trí thức để có thể hòa giải với người dân, tôn trọng người dân đúng với quyền lực và phẩm giá của người chủ đất nước trong tinh thần tự do dân chủ và nhân quyền.

- là đối thoại trên tinh thần chân thật và tương kính với thành phần trí thức yêu nước, thành phần bất đồng chính kiến và các thành phần của xã hội dân sự, trong và ngoài nước, hầu cùng nhau tìm đối sách để Việt Nam có thể trường tồn trong một thế giới đang có khuynh hướng trừ bỏ độc tài để nâng cấp và phát triển nền văn minh dân chủ thêm lên.

- là thành tâm và thiện chí thỉnh cầu các nhà lãnh đạo tôn giáo đứng ra khôi phục đạo đức xã hội và nguyên khí quốc gia trên tinh thần và những giá trị nhân bản và thiện lương. Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải nhìn nhận rằng giá trị và tinh thần tam giáo đồng nguyên đã góp phần trong việc vệ quốc và hưng quốc trong lịch sử thì ngày nay với tinh thần ấy cộng với tinh thần bác ái Kyto giáo nói chung sẽ là giải pháp cho nền đạo đức hiện tại và tương lai bên trong nước Việt Nam.

Hiện trạng nói trên của Việt Nam ngày nay cho thấy tầng lớp chính trị gia trí thức là vô cùng cần thiết để đẩy mạnh cuộc cách mạng chính trị trong ôn hòa và bất bạo động song song với công công cuộc phát triển một môi trường"chính trị trí thức"thay cho môi trường "chính trị phi trí thức" của Việt Nam suốt hơn 80 năm qua. Câu hỏi đặt ra là đã có "chính trị gia trí thức" xuất hiện trong và ngoài nước Việt Nam hay chưa ?

Theo tôi, câu trả lời là có và rất cụ thể như sau :

- Trong nước có tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức và tù nhân lương tâm Phạm Đoan Trang hiện đang bị giam cầm trong nhà tù của cộng sản Việt Nam là những thí dụ tiêu biểu của "chính trị gia trí thức" tại quốc nội. Bởi vì ông Trần Huỳnh Duy Thức sẵn sàng chấp nhận cái chết khi biết rằng khó mà thuyết phục một nhà cầm quyền như Việt Nam biết thượng tôn pháp luật một cách đơn giản theo cung cách nhân loại văn minh. Điều an ủi là giữa lúc nhiễu nhương như hiện cảnh tổ quốc vẫn còn có những người từ chối sống béo tốt, và sẵn sàng hy sinh tính mệnh vì lẽ phải như ông Trần Huỳnh Duy Thức. Thêm nữa, là dù quê hương đang rơi vào hoàn cảnh bi đát đến thế nào chăng nữa thì đất nước này vẫn còn có những chính trị gia trí thức như ông Trần Huỳnh Duy Thức đã hết lòng vì dân tộc, chứ không chỉ thuần là một nhóm trí thức trùm chăn hay một đám cơ hội ăn theo. Còn nhà báo trí thức Phạm Đoan Trang thì đã từ chối sang Mỹ để ở lại Việt Nam đồng hành cùng dân tộc cho con đường tự do dân chủ Việt Nam. Cũng còn có các "chính trị gia trí thức" khác đang ở ngoài nhà tù của chế độ cộng sản Việt Nam mà nếu tinh ý quan sát sẽ dễ dàng nhận ra, nhưng không nên nêu danh tánh công khai để tránh cho họ bị công an và an ninh của chế độ cộng sản Việt Nam đàn áp. Hơn nữa, lớp trẻ khá đông trong nước từ 30 đến 50 tuổi, bao gồm rất nhiều nhân tố có trí tuệ, tầm nhìn, dũng khí và không chấp nhận bị Đảng cộng sản Việt Nam nhồi sọ, đã đang và sẽ là một tập hợp có tiềm năng sản sinh ra một số đông "chính trị gia trí thức" trẻ.

- Tại hải ngoại, tầng lớp chính trị gia Việt Nam thuộc môi trường chính trị "phi trí thức"cũ (trước năm 2000) chỉ còn lại rất ít và bị cách ly với đồng bào quốc nội suốt 48 năm qua. Trong số người còn lại rất ít đó, có một số nhân tố rất ít ở lứa tuổi 70 đến 80 có thể xếp vào tầng lớp "chính trị gia trí thức và vì rất ít nên họ chỉ đóng vai xúc tác. Kỳ vọng lớn đang là thế hệ thứ 2 tức con cháu người Việt tỵ nạn cộng sản tại Âu-Mỹ đã và đang trưởng thành về kiến thức, về chính trị và về mứt độ dấn thân. Nhưng quan trọng hơn là những hoạt động yêu nước đa dạng tại hải ngoại của tầng lớp chính trị gia Việt Nam thuộc môi trường chính trị "phi trí thức"cũ là một kho tàng kinh nghiệm cho các "chính trị gia trí thức" trẻ đang tiếp nối công cuộc đấu tranh chọn lọc để rút tỉa các bài học thích hợp cho hiện trạng Việt Nam.

Kết luận

Như vậy, để tóm tắt các tiêu chuẩn định hình được chính trị gia trí thức / nhà chính trị trí thức, chúng ta cần xem xét 3 yếu tố sau :

- Có kiến thức về chính trị quá khứ và hiện tại của quốc gia và quốc tế ;

- Có tầm nhìn và nắm bắt được những đặc điểm cần có cho một môi trường chính trị trí thức trong tương lai gần và xa của quốc gia, phù hợp với xu thế văn minh đang diễn tiến của nhân loại ;

- Có tư tưởng chính trị, dự án chính trị và chương trình hành động, hướng đến một nền tảng chính trị trí thức và tuyệt đối tôn trọng nhân quyền và tự do dân chủ của công dân.

Hiện trạng Việt Nam ngày nay và xu thế kỷ nguyên mới trên toàn cầu đang diễn tiến nhanh chóng do trí thông minh nhân tạo (Artificial Intelligence / AI) và mạng Internet thúc đẩy, cho thấy sự xuất hiện công khai, ôn hòa và đông đảo của một tầng lớp chính trị gia trí thức trong nước và hải ngoại là cần thiết và cấp bách. Cần thiết và cấp bách bởi vì, so với vận hội lịch sử xuất hiện vào tháng 3/1945 thì giờ đây một vận hội mới đang tiến tới Việt Nam theo làn sóng dân chủ 4.0, tương tự với làn sóng "thoát ách thực dân" đã tiến vào Việt Nam vào dịp tháng 3/1945 đó. Tiếc rằng Nội các Trần Trọng Kim của "Đế quốc Việt Nam" thời đó dù có đại đa số chính trị gia khoa bảng và yêu nước, nhưng không gồm đủ nhiều chính trị gia trí thức / nhà chính trị trí thức ; đến nỗi đã đánh mất chủ quyền toàn dân và chủ quyền quốc gia vào tay một nhóm tay sai Cộng sản Quốc tế yếu kém hơn chính phủ Trần Trọng Kim nhiều lần, vào tháng 8/1945 ô nhục đó.

Việt Nam hiện có một đội ngủ giáo sư tiến sĩ đông đúc (không phải những cấp lãnh đạo mua bằng cấp và chức vụ, hay dùng bằng cấp giả của chế độ cộng sản Việt Nam), nhưng không bao giờ lên tiếng về những vấn đề chính trị và xã hội của đất nước, nên đội ngủ này không phải là một tấng lớp chính trị gia trí thức. Ngược lại một người công nhân hay nông dân mà có hiểu biết và thái đội rõ ràng trên các vấn đề chính trị - xã hội thì đó là một trí thức chính trị. Trí thức chính trị không liên quan gì đến bằng cấp và tư cách trí thức chính trị chỉ đặt ra với những người có quan tâm đến chính trị và xã hội.

Hơn nữa, Đảng cộng sản Việt Nam từ sau cuộc "Cách mạng tháng 8" (1945) chỉ là một bộ phận của phong trào quốc tế cộng sản (Đệ tam Quốc tế cộng sản) - vốn đã bị đào thải sau năm 1991 khi đầu tàu của phong trào này là Liên Xô tự sụp đổ - được xem như là một giải pháp quốc tế cộng sản cho vùng Đông Dương bao gồm ba nước Việt, Miên, Lào. Giải pháp này trong suốt gần một thế kỷ qua đã tự chứng minh rằng nó không mang lại bất cứ tính chất trí thức nào cho giới "chính trị trí thức", bởi vì cốt tủy của phong trào quốc tế cộng sản là "liên minh Công Nông" chứ không phải trí thức. Ngày nay ai cũng biết tư tưởng Mác-Lênin là sai lầm và độc hại nhưng hơn nửa sau thế kỷ trước nó đã lôi kéo được sự ủng hộ của nông dân Việt Nam và nông dân Trung Quốc, vốn là những người có bản chất thật thà nhưng ít học và hủ lậu. Cho dù Đảng cộng sản Việt Nam đã thêm từ ngữ "Trí" vào liên minh này để cho ra một sản phẩm mới là liên minh "Công Nông Trí" của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam kể từ năm 1986. Nhưng, như đã chứng minh ở phần trên, chế độ cộng sản Việt Nam không hề có "Trí" trong nền sinh hoạt chính trị xã hội chủ nghĩa, mà thực sự chỉ có sự lạm phát thành hần khoa bảng xã hội chủ nghĩa.

Với tất cả những bối cảnh khó khăn tại quốc nội, trên trường quốc tế, và chính trong nội bộ Đảng cộng sản Việt Nam, chế độ cộng sản Việt Nam rõ ràng không phải là cơ chế đủ khả năng giải quyết hiện trạng bế tắt của Việt Nam, Đảng cộng sản Việt Nam do đó không còn lý do gì để tồn tại.

Đảng cộng sản Việt Nam ngày nay chỉ là một phiên chợ chiều nho nhỏ của quá khứ độc tài toàn trị nên bắt buộc phải ra đi, trong khi lý tưởng Dân Chủ Đa Nguyên đang là làn sóng dân chủ thứ tư 4.0, hào hùng hơn cả làn sóng dân chủ 3.0 của thế kỷ 20, đang được chuyên chở bởi trào lưu tiến hóa khá mạnh của thế giới đến một tương lai dân chủ, tự do và nhân quyền cho nhân loại. Nelson Mandela từng tóm tắt lại thành một nguyên tắc rất cô đọng mà súc tích như sau : "Hãy để sự lựa chọn của bạn phản ánh niềm hi vọng của bạn, chứ không phải nỗi sợ hãi của bạn".

Vì các l trên, Việt Nam đang cấp thiết cần đến sự xuất hiện của một môi trường "trí thức chính trị", và chính trị gia trí thức để có thể chuyển đối nền móng chính trị phong kiến Khổng giáo hơn ngàn năm qua thành một mô hình mới - nền "chính trị trí thức" - hội nhập vào kỷ nguyên mới của thế giới trong thế kỷ 21 này (9).

Môi trường "trí thức chính trị" đó phù hợp với kỷ nguyên tự do - dân chủ - nhân quyền của nhân loại, hiện đang hé mở sau hơn một năm liên bang độc tài toàn trị Nga gây cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine.

Đan Tâm

(15/06/2023)

Tham khảo :

1. Việt Hoàng, Chúng ta có quyền tin vào tương lai đất nước, Thông Luận, 22/01/2023.

2. Nguyễn Văn Xuân, Phong trào Duy Tân, Nhà xuất bản Lá Bối, 1969.

3. "Từ Fukuzawa Yukichi nhìn về Nguyễn Trường Tộ", Tia Sáng, 23/06/2010.

4. Văn Như Tước, Đào Duy Từ - một nhân tài đặc biệt của quê hương Thanh Hóa, txnghison.thanhhoa.gov.vn, 01/12/2020

 và https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%C3%A0o_Duy_T%E1%BB%AB .

5. Chiem Nguyen, The Thoughts of Nguyen Trai – A Vietnamese State's Man in the 15th Century, ResearchGate.net, December 2017.

6. Trần Ngọc Ánh, "Đại Nam chính biên liệt truyện" ghi lại (nguyên văn), 2009 ; "Ngoại giao Tây Sơn – Những tư tưởng đặc sắc và bài học lịch sử", Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 1 (30), 2009.

7. Trần Chí Trung, Bản sắc ngoại giao Việt Nam : Một vài suy ngẫm nhìn từ lịch sử dân tộc, Nghiên Cứu Quốc Tế, 29/08/2021.

8. Nguyễn Gia Kiểng, Đảng cộng sản Việt Nam bước vào tuổi 94, ngoan cố tới cùng ?, Thông Luận, 03/02/2023

9. Việt Hoàng, Đất nước đang cần gấp một tầng lớp trí thức chính trị, Thông Luận, 16/02/2023.

Published in Tư liệu

'Trí thức chính trị' là ai ? Theo chúng tôi thì có vài tiêu chí để nhận diện một trí thức chính trị :

- Có kiến thức về chính trị.

- Có thái độ rõ ràng trước những bất công trong xã hội.

- Có ý chí, quyết tâm và sẵn sàng trả giá vì tương lai đất nước.

Như vậy, 'trí thức chính trị' khác với 'trí thức khoa bảng', là những người có bằng cấp cao trong một lĩnh vực nào đó. Trí thức chính trị là một khái niệm, một thái độ. Theo ông Nguyễn Gia Kiểng thì 'Trí thức phải là người phản kháng hoặc sẵn sàng phản kháng. Không thể khác, chức năng của trí thức là cải thiện và đổi mới, nghĩa là phản bác cái hiện có để cổ võ cho cái phải có hoặc nên có…' (Trí thức là một khái niệm chính trị).

Một giáo sư hay tiến sĩ nhưng không bao giờ lên tiếng về những vấn đề chính trị và xã hội của đất nước thì đó không phải là một trí thức chính trị. Ngược lại một người công nhân hay nông dân mà có hiểu biết và thái đội rõ ràng trên các vấn đề chính trị - xã hội thì đó là một trí thức chính trị. Trí thức chính trị không liên quan gì đến bằng cấp và tư cách trí thức chỉ đặt ra với những người có quan tâm đến chính trị và xã hội. Nếu chúng ta đồng ý với nhau như vậy thì Việt Nam có quá ít trí thức chính trị. Ngay cả trong giới những người được xem là 'trí thức dấn thân' lại chia thành hai 'trường phái'.

Một số người chọn cách tranh đấu theo lối nhân sĩ, tức là một mình, không tham gia và ủng hộ cho bất cứ tổ chức nào. Nếu trong một đất nước đã có dân chủ thì lối tranh đấu nhân sĩ là bình thường nhưng trong hoàn cảnh Việt Nam hiện chưa có dân chủ thì lối đấu tranh này hại nhiều hơn lợi. Thứ nhất nó làm phân tán sự chú ý của dư luận dành cho những kết hợp nghiêm túc. Thứ hai, nó khuyến khích cho những 'giải pháp cá nhân', nó làm cho người dân không ý thức được tầm quan trọng của sự kết hợp. Trí thức nhân sĩ không thể kêu gọi đoàn kết khi bản thân họ đứng một mình. Trường phái thứ hai là những người tranh đấu có tổ chức, có tư tưởng chính trị và một lộ trình tranh đấu cụ thể, như Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (Tập Hợp).

phongchong1

Văn hóa Khổng giáo xuất phát từ Trung Quốc, muốn 'thoát Trung' thì trí thức Việt Nam phải đoạn tuyệt với thứ văn hóa nô lệ đó.

Sỡ dĩ Việt Nam chưa có tầng lớp trí thức chính trị vì đó là di sản lịch sử của chúng ta. Tầng lớp sĩ phu (trí thức) ngày xưa sinh ra chỉ để phục vụ vô điều kiện cho vua chúa chứ không phải để phục vụ nhân dân, càng không phải để thay đổi xã hội. Sau khi chế độ phong kiến kết thúc thì nước ta lại rơi vào chủ nghĩa cộng sản mà bản chất của nó cũng là một chế độ phong kiến có cải biên. Văn hóa Khổng giáo sinh ra các trí thức nhân sĩ, là những người không bao giờ kết hợp với ai, không phục ai và đương nhiên là không thể làm việc chung được với ai. Họ lên tiếng phê phán và chỉ trích chính quyền, đôi khi rất gay gắt nhưng họ không đưa ra được bất cứ giải pháp nào cho đất nước. Họ có thể bị chính quyền bỏ tù và rồi sau khi ra tù họ cũng không làm được gì hơn.

Dù rất kính trọng người anh hùng Nguyễn Thái Học nhưng đã đến lúc trí thức Việt Nam phải nói không với lối đấu tranh theo kiểu 'không thành công cũng thành nhân'. Không nên xem việc 'đi tù' như là một thành tích và như thế là 'hoàn thành trách nhiệm' với tổ quốc…

Dù có ghét Đảng cộng sản đến mấy thì cũng nên học cách tranh đấu của họ. Cách đây 93 năm họ đã biết thành lập tổ chức và tranh đấu trong khuôn khổ của tổ chức. Họ cũng hiểu được tầm quan trọng của 'tư tưởng chính trị' và một 'dự án chính trị'. Ngày nay ai cũng hiểu tư tưởng Mác-Lênin là sai lầm và độc hại nhưng gần một thế kỷ trước nó đã lôi kéo được sự ủng hộ của rất nhiều người, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên cả thế giới. Một lý do cũng rất quan trọng khiến Đảng cộng sản phát triển nhanh trong giai đoạn đầu là họ có… nhiều tiền, trong khi các tổ chức chính trị khác thì không. Tất nhiên là tiền đó do Liên Xô cung cấp. Nên nhớ Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập và ra đời như là một phân bộ của quốc tế cộng sản (Đệ tam Quốc tế) chứ không phải một phong trào đấu tranh cho độc lập Việt Nam (Mời xem lại bài : Đảng cộng sản Việt Nam bước vào tuổi 94, ngoan cố đến cùng ?).

Một lý do nữa khiến Việt Nam chưa có tầng lớp trí thức chính trị vì người Việt Nam không chịu học hỏi về chính trị. Tụt hậu về chính trị của người Việt Nam là rất nghiêm trọng. Đến giờ, nhiều trí thức vẫn xem chính trị là thủ đoạn, gian manh và nhơ bẩn… Họ không hiểu rằng 'chính trị là việc nước, là việc chung, là đạo đức ứng dụng vào xã hội'. Cũng vì thiếu kiến thức chính trị nên nhiều người không hiểu đấu tranh chính trị luôn là đấu tranh có tổ chức và giữa các tổ chức với nhau chứ không phải giữa các cá nhân. Chính vì không hiểu nên nhiều người không ủng hộ cho bất cứ tổ chức nào và họ cũng không thấy được tầm quan trọng của tư tưởng chính trị cũng như một dự án chính trị…

Thực tế không phải chỉ mỗi Việt Nam là thiếu vắng tầng lớp trí thức chính trị. Ngay cả hai siêu cường là Nga và Trung Quốc cũng không có tầng lớp này. Tôn Trung Sơn và Tưởng Giới Thạch đã thất bại trước người nông dân Mao Trạch Đông và văn hóa Khổng giáo. Nước Nga đã thất bại trong việc chuyển hóa về dân chủ sau khi Liên Xô tan rã cũng vì thiếu vắng tầng lớp trí thức chính trị. Các nước Châu Phi dù được độc lập từ lâu và không bị đảng cộng sản cai trị vẫn không thể phát triển. Nhiều nước Nam Mỹ hay khu vực Châu Á cũng thế. Chính tầng lớp trí thức chính trị là nhân tố quyết định cho sự phát triển của mỗi quốc gia. Kiến thức chính trị rất khó chứ không dễ như nhiều người nghĩ. Nếu dễ thì trên thế giới đã không có nước nghèo - nước giàu, nước phát triển - nước tụt hậu.

npt1

Đảng cộng sản Việt Nam không phải là một tai họa từ trên trời rơi xuống, nó là một sản phẩm của văn hóa và lịch sử Việt Nam. Một dân tộc không ít thì nhiều cũng xứng đáng với số phận của nó.

Việt Nam nghèo khổ và tụt hậu như ngày hôm nay là có lý do. Đảng cộng sản Việt Nam không phải là một tai họa từ trên trời rơi xuống, nó là một sản phẩm của văn hóa và lịch sử Việt Nam. Một dân tộc không ít thì nhiều cũng xứng đáng với số phận của nó. Cho dù mai này không còn đảng cộng sản nữa thì cũng không có gì đảm bảo là Việt Nam sẽ phát triển và có dân chủ như nhiều người mong muốn. Tất cả phụ thuộc vào tầng lớp trí thức chính trị Việt Nam. Tầng lớp này cũng không phải tự nhiên mà có, đầu tiên phải có một 'nhà tư tưởng chính trị' khai sáng và mở đường. Đó là một người uyên bác về chính trị và đi trước thời đại, trước dân tộc mình. Nhà tư tưởng chính trị sẽ là ngọn hải đăng soi sáng, chỉ đường và khai sáng cho trí thức. Sau khi có tầng lớp trí thức chính trị rồi thì mới tính đến chuyện 'khai dân trí' cho người dân. Điều này cũng giống như trong các công ty lớn, khi muốn mở một nhà máy mới thì đầu tiên họ phải tuyển chọn và đào tạo là những người quản lý (manager) trước, sau đó mới tuyển công nhân.

Điều đáng mừng cho Việt Nam là chúng ta đã và đang bắt đầu hình thành một tầng lớp trí thức chính trị với hạt nhân là Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên. Tất cả những ai thật sự quan tâm đến chính trị đều thấy rõ chúng tôi là một tổ chức có tư tưởng chính trị, có dự án chính trị và một đội ngũ nhân sự chính trị. Chúng tôi may mắn có một người lãnh đạo đồng thời cũng là một nhà tư tưởng chính trị uyên bác, đó là ông Nguyễn Gia Kiểng. Chúng tôi chưa nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và cần thiết của trí thức Việt Nam vì cách thức tranh đấu của chúng tôi khá mới và không giống với 'truyền thống dân tộc'. Chúng tôi đã đi trước đồng bào mình khá xa… Dù vậy chúng tôi tin rằng cái gì đúng thì sớm muộn cũng sẽ được đón nhận. Tập Hợp là tổ chức có nhiều trí thức chính trị nhất hiện nay và nhiều bạn trẻ Việt Nam đang nhập cuộc cùng chúng tôi. Tập Hợp là tổ chức chính trị đã thay đổi hoàn toàn văn hóa và tư duy chính trị cho người Việt. Sự thực là chúng ta đã tiến những bước rất lớn về tư tưởng chính trị trong vài thập niên qua.

Có một điều không biết nên vui hay buồn đó là những người đọc nhiều nhất và hiểu kỹ Tập Hợp nhất chính là… cán bộ, đảng viên Đảng cộng sản. Nhiều quan chức cấp cao phát biểu không khác gì anh em Tập Hợp, ví dụ ông Võ Văn Thưởng từng nói 'người dân có quyền làm những gì luật pháp không cấm' hay 'chúng ta không sợ đối thoại hay tranh luận… vì đó là cơ sở để hình thành chân lý'. Ngay cả công trình đường cao tốc xuyên Việt đang thi công do chính người Việt đảm nhận cũng là đề nghị của Tập Hợp. Tất nhiên chúng tôi biết Đảng cộng sản luôn nói và làm khác nhau. Nhưng dù gì thì họ đã cầm quyền hơn 70 năm nên họ cũng biết ai là ai. Họ nghiên cứu rất kỹ về Tập Hợp và Tập Hợp cũng nghiên cứu rất kỹ về họ. Đảng cộng sản tìm hiểu kỹ về Tập Hợp vì họ quan tâm đến tương lai của chính họ. Tập Hợp không xem Đảng cộng sản là kẻ thù. Tập Hợp luôn xem tất cả mọi người Việt Nam là đồng bào, là anh em dù đó là các đảng viên cộng sản hay bất cứ ai. Tập Hợp không có kẻ thù và sẽ không làm hại bất cứ ai. Tinh thần của Tập Hợp là hòa giải, bao dung và liên đới. Tập Hợp tôn trọng mọi sự khác biệt và sẽ luôn dành cho mọi người Việt Nam một chỗ đứng như nhau.

Tập Hợp không hy vọng gì vào sự thay đổi của Đảng cộng sản mà chúng tôi đặt niềm tin vào sự dấn thân và trưởng thành của tầng lớp trí thức chính trị Việt Nam. Đảng cộng sản sẽ phải qua đi và tương lai của Việt Nam phải là dân chủ. Đất nước đang cần gấp một tầng lớp trí thức chính trị thật sự có hiểu biết và một tấm lòng để kiến thiết lại quê hương. Về kiến thức chính trị, Tập Hợp đã cung cấp khá đầy đủ, vấn đề còn lại chỉ là 'tình cảm và ý chí'.

Khi nào trí thức Việt Nam nhập cuộc thì ngày đó thay đổi nhất định sẽ tới.

Việt Hoàng

(16/02/2023)

Published in Quan điểm

Từ Châu Mỹ tới Châu Âu, những thể chế dân chủ vốn được người ta ngưỡng mộ dường như sắp ngập trong rắc rối. Các nhà kinh tế lỗi lạc nhất thốt lên rằng cách biệt giàu nghèo đang ở mức lớn chưa từng thấy trong lịch sử. Đúng vậy. Nhưng cuộc khủng hoảng của các nền dân chủ hiện nay không chỉ giới hạn ở vấn đề kinh tế. Tờ The Washington Post vừa giới thiệu với đọc giả của họ slogan mới : Democracy Dies in Darkness - Nền dân chủ chết trong bóng tối. Nó là một cuộc khủng hoảng của nền dân chủ, trong đó khái niệm quốc gia đang bị xét lại.

Để dễ hình dung, chúng ta hãy cùng nhau xem qua một vài nơi mà cuộc khủng hoảng này đang thể hiện hoặc dữ dội hoặc âm thầm, hoặc âm thầm nhưng nhức nhối.

Trước nay, người ta chỉ định nghĩa quốc gia như là một lãnh thổ với một chủng tộc sinh sống, nhưng không xem nó như là một không gian liên đới và do đó ít ai nghĩ rằng một khi cách biệt giàu nghèo quá lớn do không có chính sách tái phân phối lợi tức hợp lý thì dù chẳng có nghèo đói, quốc gia vẫn khủng hoảng. Khủng hoảng đó là khủng hoảng liên đới nhưng cũng là khủng hoảng khái niệm quốc gia : Người ta tự hỏi liệu nhóm người giàu gấp 100 lần mình, sống cách biệt với mình có phải là đồng bào của mình không ? Nếu không, vậy tại sao họ ở trong quốc gia này ? Hay quốc gia này không còn là của mình? Người ta không thấy mối liên đới, không thấy tình đồng bào trong nhau nữa.

VN0

"Khái niệm quốc gia" đang bị chất vấn gay gắt trên toàn thế giới.

Trước hết là nước Pháp. Ông tổng thống Macron, thần Jupiter của chúng ta (như ông đã tự ví mình) người vốn đang được xem là thiên tài, đã bãi bỏ thuế người giàu, với mục đích chính đáng là ngăn họ bỏ Pháp sang sống ở các thiên đường thuế làm GDP Pháp suy yếu. Thế là dân Pháp chia làm hai loại, một loại vẫn sống cuộc sống bình thường, một loại thì dường như chỉ còn mỗi công việc là dựng chướng ngại vật và hét lên "Macron là tổng thống của người giàu!". Loại người thứ hai đập phá suốt nửa năm qua và có rất nhiều người trong loại người thứ nhất ủng hộ những hành động đó, dù ông Macron đã cố xoa dịu họ. Có lẽ các bạn nào rành rẽ về Pháp sẽ cười rằng "Có gì mới ? Không biểu tình không phải người Pháp !". Nếu vậy, chúng ta sẽ vượt Đại Tây Dương qua Châu Mỹ.

Hai nước vốn rất phồn thịnh là Mỹ và Chile đang lâm vào khủng hoảng.

Về nước Mỹ, có thể một số bạn đọc cho rằng tôi đang nói chuyện tào lao, nước Mỹ lúc nào chẳng vậy, họ vẫn giàu mạnh đó thôi. Nhưng với một số bạn đọc biết rõ nước Mỹ của mấy chục năm trước thì hẳn phải ngậm ngùi mà than rằng : Những người Mỹ tử tế, sẵn sàng giúp đỡ bất cứ ai một cách nhiệt tình nhất đâu rồi ? Thưa các bạn, nước Mỹ hào hiệp đó nay chỉ còn hiện diện nơi một số ít các bạn Mỹ thôi, vì rằng ngày xưa người ta tới nhà thờ để rửa tội, còn ngày nay người ta tự rửa tội cho mình bằng những lời lẽ ngụy biện. Có thể các bạn không để ý nhưng những người hầu của Chúa ngày càng không được tin tưởng ở trời Tây, các nhà thờ ngày càng vắng vẻ. Và nếu tôi đã không tin vào Chúa hay bất cứ vĩ nhân nào tương tự, thì tại sao tôi phải giúp đỡ tha nhân ? Đã không còn tin vào ông Jesus bác ái nữa, thì mâu thuẫn xã hội sẽ tự nhiên tăng lên, nhất là khi người ta chỉ còn tin vào ông Adam Smith : Cứ để các tác nhân kinh tế tự tìm lấy cách làm việc rồi đâu sẽ vào đó, sẽ có một bàn tay vô hình an bài tất cả một cách tốt đẹp.

Bạn đã nhận ra rồi phải không ? Cái phép mầu an bài tất cả mà Adam Smith gọi là bàn tay vô hình đó chính là lòng bác ái của văn hóa Thiên Chúa giáo. Bàn tay đó đã mất rồi, không còn ai giúp đỡ những người kém may mắn nữa và "cứ để họ làm" đồng nghĩa với "cứ để nó chết".

Người ta đã đặt niềm tin vào ông Barack Obama, tin rằng ông sẽ sửa chữa xã hội này như ông tự giới thiệu lý tưởng của mình là "The change we need" - Sự thay đổi mà ta cần. Nhưng sau khi nhậm chức, ông hốt hoảng khi đứng trước khủng hoảng kinh tế và quá bận rộn với hậu quả từ cuộc rút quân hấp tấp và tai hại của mình khỏi Iraq, nên sự thay đổi đã không đủ và không xứng đáng là điều người ta cần. Obama sau hai nhiệm kỳ không thực hiện được những lý tưởng mà mình rao giảng. Đối với đa số đã bỏ phiếu cho ông, ông là một nỗi thất vọng, nhưng đối với nhiều người nằm trong cái thiểu số đã chống lại ông thì ông không chỉ là một nỗi thất vọng mà còn là một tên ngoại lai có bố là người Châu Phi tự nhiên được làm tổng thống của một nước do người da trắng gầy dựng… Đã không nghe lời dạy bác ái của Chúa thì tại sao họ phải chấp nhận người da đen ?

Trường hợp Chile cũng tương tự, nhưng chắc ở mức độ trầm trọng hơn. Chile không phải bận tâm với vai trò cảnh sát thế giới như Mỹ và Chile cũng có nhiều chính khách quan tâm tới liên đới xã hội. Thế nhưng những cải cách của họ tỏ ra không đủ. Người ta cố cải cách giáo dục công nhưng học sinh, sinh viên biểu tình và nói rằng chất lượng của giáo dục công quá tồi.

Kinh tế vẫn tăng trưởng, nhưng kinh tế có thêm 10 đồng thì hết 6 đồng vào tay người giàu. Người ta không chỉ nổi giận vì không có bánh mì mà người ta còn nổi giận vì phải ăn trưa bằng bánh mì trong khi một số "đồng bào" ăn sáng bằng beefsteak bê và trứng cá hồi.

Cơ thể Mỹ phản ứng trước căn bệnh "bất công xã hội" bằng cách bầu cho Donald Trump, một người da trắng chống lại hệ thống và trật tự cũ và chống bằng những ngôn từ rất thô thiển. Còn gì phù hợp hơn ông để thể hiện cơn giận của họ ? Chile phản ứng còn dữ dội hơn bằng những cuộc nổi loạn theo đúng nghĩa đen.

Nhưng cuộc khủng hoảng khái niệm quốc gia không chỉ có thế. Nó còn có những thể hiện khác ở những nơi khác.

Estonia, Latvia là những nước tuy không giàu nhưng đã thực hiện tái phân phối lợi tức rất thành công. Con người ở đây rất hạnh phúc, họ không có nhiều tiền, nhưng họ có cả tự do và công bằng. Tuy vậy hai nước này lại có một vấn đề : người Nga. Không phải người Nga ở nước Nga, mà là người Nga sống ngay trên lãnh thổ của họ : người Estonia và Latvia gốc Nga. Người gốc Nga chiếm tới 1/4 dân số của Estonia và Latvia. Trong quá khứ, các chính quyền Nga kế tiếp nhau đã bách hại rất nhiều người Estonia và người Latvia. Cả chính quyền lẫn dân chúng ở đây đều không ưa người gốc Nga, dù hầu hết người gốc Nga trẻ sống theo văn hóa bản địa và đại đa số người gốc Nga không thích chuyện quay về Nga sống.

Điều này nghĩa là có tới 1/4 dân số Estonia và Latvia gặp khó khăn trong cuộc sống : thanh thiếu niên thì không có nhiều cơ hội giáo dục còn người lớn thì khó tìm được việc làm. Rất nhiều người gốc Nga trẻ bỏ đi sang các nước EU khác, làm cho nguồn lao động ở đây đã ít càng ít hơn. Do bị kỳ thị, người gốc Nga tự thu mình lại và thường từ chối áp đặt việc học tiếng bản địa ở trường của họ. Chính quyền Nga cũng dựa vào cớ này để gây sự với Estonia và Latvia. Tuy vậy 2 chính quyền Estonia và Latvia vẫn nhất quyết không thay đổi thái độ với người gốc Nga. Họ không xem người gốc Nga là những công dân mà họ có nghĩa vụ phải phục vụ bình đẳng như những công dân khác, mà là những kẻ ngoại lai đáng lý ra nên đi về Nga mà uống rượu Vodka rồi đập phá. Quốc gia đối với họ là lãnh thổ với một chủng tộc thuần nhất.

Chúng ta hiểu cho sự uất ức của người Estonia và người Latvia trong quá khứ, nhưng chính họ cũng nên hiểu rằng người gốc Nga sống trên lãnh thổ của họ không có lý do gì để hỗ trợ Putin quấy phá họ, trừ lý do bị kỳ thị. Ở đây, người gốc Nga được an toàn hơn và một số người còn có quyền tự do bầu cử, ứng cử, điều mà nhà nước Putin không thể và càng không muốn cho họ.

Nhật, xã hội giàu nhất nhì thế giới, đang thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng. Thủ tướng Abe Shinzo gọi đây là một tai họa quốc gia nhưng họ lại không mặn mà lắm với ý tưởng cho phép người nước ngoài nhập cư dễ dãi. Thời gian gần đây họ kêu gọi người gốc Nhật ở Châu Mỹ quay về giúp đỡ quê hương. Nhưng lời kêu gọi của họ bị bỏ lơ, bởi vì chính quyền Nhật yêu cầu công dân của mình chỉ có duy nhất quốc tịch Nhật. Có thể cuộc sống ở Châu Mỹ không tuyệt vời như cuộc sống ở Nhật, nhưng người ta khó mà rời bỏ các mối quan hệ ở đó để tới sống ở một môi trường mới. Vấn đề cũng là vì Nhật quan niệm quốc gia là một lãnh thổ với một chủng tộc thuần nhất.

Tại sao không cởi mở đón nhận sự cống hiến từ những người mới ? Dĩ nhiên người nhập cư có thể đem tới những vấn đề mới. Nhưng nước Mỹ trước đây (không phải nước Mỹ bây giờ) đã luôn dang tay đón nhận bất cứ người nào yêu tự do tới với nó. Và từ một nơi hoang vu chưa đầy 3 triệu dân hỗn tạp, nơi mà các vua chúa Châu Âu dành để đày ải người ta, nó đã trở thành cường quốc số 1 thế giới.

Nước Đức hùng cường, vốn đầy viễn kiến mà cũng có chút rắc rối : người gốc Đức ở vùng Đông Phổ xưa hiện thuộc Nga, thay vì ở lại giữ Đông Phổ cho Đức, cũng như làm tai mắt và vùng ảnh hưởng của Đức ở Nga, thì lại vượt đường xa về Đức sống vì chính quyền Đức cũng không cho phép công dân của mình có 2 quốc tịch.

Cuộc khủng hoảng này cũng là một nguyên nhân dẫn tới thảm kịch của người Kurd. Trong 4 nước Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iraq, Iran, người Kurd chiếm từ 10 tới 15% dân số và họ đòi hỏi mỗi nước một vùng tự trị cho họ. Không nước nào chịu cả, và người Kurd nổi loạn. Họ lập một chính quyền riêng ở Bắc Iraq, lập lực lượng quân sự chống chính quyền Syria, Iran và chính quyền Erdogan ở Thổ Nhĩ Kỳ. Erdogan xua quân tấn công người Kurd ngay sau khi quân Mỹ - đồng minh của quân Kurd - rút đi. Erdogan không tin rằng một vùng Kurd tự trị có thể tồn tại hòa bình bên trong Thổ Nhĩ Kỳ khi mà hai dân tộc Thổ và Kurd trong quá khứ đã có nhiều xung đột.

Chúng ta đang sống trong một cuộc chuyển hóa lớn, không chỉ ở Việt Nam, mà còn trên toàn thế giới. Không có tuần nào mà không có một cuộc thảo luận trong các think tank, giữa các trí thức về cuộc khủng hoảng khái niệm quốc gia hiện nay. Khái niệm quốc gia đang bị xét lại dữ dội. Ở một số nước nó thể hiện như là cuộc khủng hoảng liên đới xã hội, với những người rất tức giận vì bị gạt ra bên lề xã hội và sẵn sàng bầu cho những chính trị gia dân túy nhất, là những người hứa hẹn đưa đất nước về thời kỳ cách đây vài chục năm, lúc mà, theo họ, quốc gia vẫn còn là của họ. Ở một số nước nó là cuộc khủng hoảng căn cước, trong đó những cộng đồng thiểu số sau khi đã ổn định được vật chất bắt đầu nói : "Các ông luôn nói rằng phải vì dân tộc mình thì tại sao chúng tôi không được quyền đòi cho dân tộc của chúng tôi một mảnh đất riêng ?".

Ở một số nước nữa thì nó là một cuộc khủng hoảng trong đó có một nhóm rất đông người đòi tách quốc gia khỏi một định chế khu vực, dù chỉ cần suy nghĩ kỹ và nhìn vào thực tế thì ai cũng thấy là việc đó hại nhiều hơn lợi trong thời đại mà cô lập là chết này. Vương quốc Anh là ví dụ điển hình nhất. Người ta cho rằng quốc gia nên tránh những định chế khu vực để giữ toàn vẹn bản thể, quyền tự quyết của mình.

Nhìn xa hơn nữa, chúng ta thấy cả thế giới đang loay hoay giải quyết những vấn đề ngày một nhiều hơn do những tập đoàn đa quốc gia sinh ra. Nhưng làm sao từng quốc gia có thể giải quyết vấn đề do những thực thể có tầm vóc đa quốc gia tạo ra, nếu chúng ta không có một định chế quốc tế chặt chẽ hơn, nhiều quyền lực hơn Liên Hiệp Quốc hiện nay – một định chế lỏng lẻo được lập nên chỉ để ngăn chặn thế chiến 3 bùng nổ ?

Nền dân chủ đang khủng hoảng và lan ra toàn thế giới, ảnh hưởng tới cả những nơi không có dân chủ. Nó thể hiện như là cuộc khủng hoảng nhân quyền ở những nơi như Syria, Ai Cập, Venezuela, Chad, Ethiopia, Trung Quốc, Việt Nam… Người dân ở những nước này có thể được nhồi vào đầu óc hàng ngày rằng phải yêu nước và cống hiến cho "đất nước", từ nhỏ tới lớn, tới mức hai chữ yêu nước trở thành phản xạ của họ và họ luôn nói rằng mình yêu nước thậm chí khẳng định rằng mọi người đều yêu nước. Nhưng họ lại ngày đêm tìm cách trốn khỏi quốc gia của họ, nơi mà thực tế chỉ là vùng lộng hành của một hoặc một số người. Đôi chân của họ tố cáo họ với người khác và trái tim họ tố cáo họ với lương tâm, rằng họ không yêu nước, vì nước không đáng để họ yêu. Khi người ta có thể đi chui sang Anh trồng cần sa, bất chấp nguy cơ tù tội, thậm chí mất mạng, để tìm cho mình và gia đình mình một tương lai tốt hơn, thì quốc gia trở thành một thứ đáng ghét, vô trách nhiệm hơn là đáng yêu. Quốc gia và nhà nước đồng hóa với nhau, cùng biến thành một kẻ ngang ngược, tuyên bố rằng : "Đây là đất của tao nên nó phải do tao quản lý theo ý riêng và chỉ vì tao".

Tình hình tệ thật nhưng chúng ta có quyền lạc quan, vì trong lịch sử đã có hai lần nền dân chủ gặp khủng hoảng, và khi dân chủ thể hiện khả năng đặc biệt của nó - khả năng tự điều chỉnh, thì nó sẽ trở nên mạnh mẽ, tới mức gây ra cả một làn sóng dân chủ lan ra khắp nơi và làm sụp đổ nhiều chế độ độc tài.

Thập niên 1930 xảy ra cuộc Đại Suy Thoái, do sự lộng hành của giới tài phiệt và nạn đầu cơ, đã làm đảo lộn đời sống ở các nước thuộc khối dân chủ. Cuộc khủng hoảng này không chỉ tàn phá kinh tế của khối dân chủ phương Tây (hãy cứ tạm gọi như vậy dù lúc này rất nhiều nước phương Tây chưa hẳn là dân chủ), hai phong trào dân túy đã lợi dụng tình trạng này để đả kích nền dân chủ và khuếch trương thế lực trên khắp thế giới.

Phong trào sô-vanh đã đưa đảng Quốc Xã ở Đức, đảng Phát-Xít ở Ý và Taisei Yokusankai ở Nhật lên cầm quyền trong mỗi nước. Phong trào cộng sản cũng đã động viên được rất nhiều người trên khắp thế giới trong giai đoạn này.

Trong hoàn cảnh đó, nhiều nhà tư tưởng đã đề ra phương hướng cải tổ nền dân chủ : Nhà nước phải chủ động đầu tư cho những chương trình phúc lợi xã hội, không thể chỉ trông đợi vào lòng tốt của người giàu được. Người ta gọi những ý tưởng đó là kinh tế học Keynes, theo tên của John Maynard Keynes, người nổi bật nhất trong số những nhà tư tưởng đó.

Nhờ cuộc canh tân này mà các nền dân chủ đã lấy lại sức sống và cả một làn sóng dân chủ đã tràn tới làm sụp đổ ba chế độ cực đoan nhất của phong trào sô-vanh. Nhật, Ý và một nửa nước Đức trở thành những nước dân chủ. Làn sóng này còn giúp cho bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Phổ Cập ra đời và buộc các chế độ ở phương Tây phải từ bỏ chính sách thực dân để trở thành những chế độ thực sự tôn trọng con người, những nhà nước dân chủ thực sự.

Đến đầu thập niên 1970, các nền dân chủ lại gặp bế tắc. Các cơ quan nhà nước trở nên cồng kềnh và còn can thiệp quá mức vào xã hội do học thuyết Keynes đã bị đẩy tới mức cực đoan.

Lần này tới lượt những nhà tư tưởng theo trường phái laissez-faire lên tiếng, nổi bật nhất là Hayek và Friedman. Họ chỉ ra rằng các nền dân chủ cần đề cao vai trò của xã hội dân sự, nhà nước cần rút về sau để chỉ đóng vai trò hỗ trợ, khuyến khích các hoạt động của công dân.

Cuộc cải tổ này đã đem tới một sức mạnh to lớn cho các nền dân chủ, một làn sóng dân chủ cũng theo đó trào dâng. Tàn dư của phong trào sô-vanh như chế độ Salazar (Bồ Đào Nha), chế độ Franco (Tây Ban Nha), những chế độ độc tài cánh hữu được dựng lên để chống cộng trong Chiến tranh lạnh, và sau đó là hầu hết những chế độ cộng sản bị làn sóng này cuốn đi. Nhiều chế độ độc tài sụp đổ và rất nhiều nước đã có được dân chủ. Nền dân chủ bị bóp nghẹt ở Hàn Quốc và Philippines cũng được cứu vãn.

Và lần này chúng ta lại đang chứng kiến nền dân chủ gặp khủng hoảng. Cuộc khủng hoảng này đã kéo dài hơn hai lần trước. Lý do thứ nhất là bởi vì trong hai cuộc khủng hoảng trước, luôn có những thế lực dân túy, hoặc sô-vanh hoặc cộng sản, liên tục đả kích dân chủ làm dấy lên vô số tranh luận. Chính trong các cuộc tranh luận này mà giải pháp được tìm thấy. Lần này các thế lực dân túy cũ hoặc đã chết, hoặc đã mất hết niềm tin vào lý thuyết của mình, các thế lực dân túy mới thì chỉ nổi lên gần đây. Lý do thứ hai, quan trọng hơn, là vì cuộc khủng hoảng này thật sự lớn hơn, đòi hỏi xét lại những giá trị căn bản hơn hai cuộc khủng hoảng trước.

Thế giới cần có một khái niệm quốc gia mới. Quốc gia mới cần được định nghĩa không phải đơn giản chỉ như một chủng tộc thuần nhất trên một lãnh thổ, mà như một tình cảm, một đồng thuận, một không gian liên đới và một dự án tương lai chung. Để quốc gia có thể thay đổi như vậy thì đại diện của quốc gia - nhà nước - cần phải thay đổi. Chúng ta cần biến những nhà nước kiểu cũ, nhà nước toàn quyền, những nation-state, bằng những nhà nước đa nguyên.

Đã có những dấu hiệu tích cực đầu tiên. Các cuộc thảo luận gần đây đều đi tới kết luận rằng quốc gia cần được định nghĩa lại như là một không gian mang tính liên đới hơn. Họ còn đi tới một kết luận nữa là nhà nước nên hỗ trợ cho các hoạt động tình nguyện của xã hội dân sự, thay vì dựa vào những cơ quan phúc lợi nhà nước để duy trì liên đới xã hội.

Cuộc chuyển hóa này đang gia tốc và nó không phải thứ gì khác hơn là một làn sóng dân chủ mới, làn sóng dân chủ thứ tư.

Nó buộc những quốc gia chưa có dân chủ phải có dân chủ. Nó yêu cầu những quốc gia đã có dân chủ phải cải tiến nền dân chủ của mình theo hướng liên đới hơn.

Vì cuộc chuyển hóa này cũng là cuộc xét lại khái niệm quốc gia, nên quốc gia nào không chịu thay đổi, quốc gia đó sẽ dần dần mất hết vai trò của mình trên thế giới, thậm chí bị xóa bỏ.

Việt Nam có thể bị xóa sổ trên bản đồ thế giới không ? Tôi tin là không. Và tôi có cơ sở để tin. Một người chưa tới 25 tuổi, chưa từng được học ở bất cứ một trường học của một nước tiên tiến nào như tôi có thể dành thì giờ để vác tù và hàng tổng (theo cách nói ngày xưa của người Việt). Quan trọng hơn, tôi đã tìm thấy và kết hợp với nhiều người khác cũng như mình, cùng nhau xây dựng một lực lượng mà chúng tôi gọi là "trí thức chính trị" để cùng nhau gánh vác việc nước. Giới trẻ luôn là cơn gió thổi chiếc lá khô rơi xuống đất, hoặc là giọt nước làm tràn ly nước đầy. Đó là cơ sở để tôi tin rằng quốc gia Việt Nam sẽ không bị xóa bỏ và sẽ có một chỗ đứng xứng đáng trên thế giới trong tương lai.

Quốc gia Việt Nam mới này phải là một dự án tương lai chung. Vậy thì bạn ơi, tại sao không tham gia dự án của chúng ta ?

Yến Vương

(24/11/2019)

Published in Quan điểm