Hơn 80 năm lịch sử thăng trầm, Vovinam Việt Võ đạo đã có sự phát triển vượt bậc và lan tỏa ra nhiều nơi trến thế giới, trở thành một môn võ được người hâm mộ võ thuật khắp thế giới yêu thích, luyện tập. Vovinam Việt Võ Đạo đã trở thành một môn thể thao được công nhận, đưa vào thi đấu ở các đại hội thể thao quốc tế.
Trong mối ưu tư làm sao để môn phái võ thuần Việt này được lan tỏa sâu rộng hơn, để bạn bè quốc tế hiểu được triết lý sống mang tinh thần nhân văn thượng võ qua Vovinam Việt Võ Đạo, đầu tháng Hai này, tại Pháp, Võ sư quốc tế Trần Nguyên Đạo đã hoàn thành và cho xuất bản tập 1 cuốn lịch sử Vovinam Việt Võ Đạo bằng tiếng Pháp – Histoire du Vovinam Viet Vo Dao.
Quyển 1 lịch sử Vovinam Việt Võ Đạo, dày 300 trang, với nhiều tư liệu ảnh, do Amazon xuất bản và phát hành, là công trình 10 năm nghiên cứu của võ sư Trần Nguyên Đạo và ông đã phải mất 10 tháng để chuyển ngữ sang tiếng Pháp.
Tập 1 của cuốn sách được chia thành 6 chương, ghi lại của quá trình phát triển đầy thăng trầm từ khi Vovinam Việt Võ Đạo ra đời cho đến năm 1975, cùng những đóng góp chung vai đấu cật của nhiều thế hệ võ sư, chưởng môn, theo bước chân mở đường của cố võ sư sáng tổ Nguyễn Lộc.
Cuốn sách cũng dành một phần cho các yếu tố lịch sử đặc biệt liên quan đến Vovinam Việt Võ Đạo như nguồn gốc của phù hiệu, nguồn gốc chức vụ Chưởng môn, tại sao phải trình luận án, nguồn gốc của các danh xưng "Vovinam" và "Vovinam-Việt Võ Đạo" và hệ thống tổ chức của Môn phái từ khi thành lập cho đến ngày nay.
Cuốn sách là một tư liệu quý giúp cho bạn bè quốc tế đã yêu mến Vovinam Việt Võ Đạo, hiểu sâu thêm tinh hoa võ cổ truyền Việt Nam, hiểu được về nền võ học của Vovinam-Việt Võ Đạo cũng như lịch sử của nó.
Đại võ sư Quốc tế Trần Nguyên Đạo là người em ruột của cố Võ sư Chưởng môn Trần Huy Phong, đã kế thừa và có công đưa Vovinam – Việt Võ Đạo ra thế giới tới hơn 20 quốc gia với hàng vạn môn sinh và võ sư. Với niềm đam mê và tâm huyết với võ cổ truyền Việt Nam, võ sư Trần Nguyên Đạo không chỉ là người đã tận tâm vì sự nghiệp phát triển Vovinam Việt Võ Đạo ở hải ngoại, mà ông còn đã dày công nghiên cứu và cho ra mắt nhiều tập sách có giá trị về võ thuật, võ học.
Nhân cuốn 1 Histoire du Vovinam Viet Vo Dao vừa phát hành, Chương trình thể thao RFI Tiếng Việt, có cuộc phỏng vấn võ sư Trần Nguyên Đạo :
Võ sư Trần Nguyên Đạo - Paris, Pháp
Trần Nguyên Đạo : "Một tổ chức quốc tế như Vovinam Việt Võ Đạo, nếu không có lịch sử không thể mang danh là một tập thể văn hóa võ đạo Việt Nam được. Vovinam Việt Võ Đạo đã có trên 46 năm hoạt động tại quốc ngoại. Chúng tôi đã phát triển tại trên dưới 20 quốc gia. Nhờ thế chúng tôi đã đào tạo được rất nhiều các võ sư và các nhân sự lãnh đạo người bản xứ. Nay họ đã vượt xa số lượng võ sư gốc Việt, thì đã đến lúc phải đi vào chiều sâu. Đó là mọi người phải biết chúng ta là ai, từ đâu tới, nguồn gốc tư tưởng và cốt lõi nền văn hóa võ thuật, võ đạo của chúng ta là gì ? Truyền thống mục đích và tôn chỉ của môn phái là gì ? Nắm bắt được những điều này thì họ mới có thể trả lời được những vấn đề của hiện tại và tương lai...".
Anh Vũ
Nguồn : RFI, 28/02/2021
Từ Quốc ngữ Hán/Nôm đến Quốc ngữ Latin được trải dài qua hơn 3 thế kỷ, (309 năm), nếu chúng ta đồng ý từ năm các giáo sĩ Bồ Đào Nha đến Việt Nam năm 1615, cho đến ngày toàn quyền Đông Dương Merlin ký quyết định đưa chữ Việt Latin vào dạy ở ba năm đầu cấp tiểu học năm 1924.
Một loại chữ mà ngày nay được công nhận chính thức là "Quốc Ngữ". Loại chữ này không do một ai hoặc một chính quyền nào hoặc một chế độ nào áp đặt, mà nó được chính dân tộc Việt Nam đón nhận ! Các chính quyền kể cả chế độ Quân chủ cũng như chế độ Bảo hộ đều phải chạy theo và công nhận nó.
Trong vòng 3 thế kỷ đó. Và với một chiều dài lịch sử như vậy ! Thì chắn chắn một điều là không thể chỉ do một người hoặc một biểu tượng nào đó "đại diện" để gọi là "người sáng lập" ra nó.
Lịch sử và trí tuệ con người chỉ có thể chấp nhận rằng : đây là một công trình đóng góp tập thể của nhiều người và qua nhiều thế hệ. Trong đó những người đóng góp lớn nhất, nổi bật nhất và có ý nghĩa nhất được kê khai theo thứ tự :
- Giáo sĩ Francisco de Pina
- Giáo sĩ Gaspar do Amaral
- Giáo sĩ António de Barbosa
- Giáo sĩ Alexandre de Rhodes
- Giáo sĩ Jean-Louis Taberd
- Nhà văn Trương Vĩnh Ký
- Nhà báo Huỳnh Tịnh Của
- Nhà khảo cứu Nguyễn Văn Vĩnh
Paris, tháng 11/2019.
Trần Nguyên Đạo
Kính mời quý độc giả mở và đọc phiên bản PDF sau đây :
Võ sư Trần Nguyên Đạo : Người giữ lửa cho Vovinam Việt Võ Đạo ở hải ngoại
Tuyệt kỹ đòn bay cao kẹp cổ nổi tiếng của Vovinam Việt Võ Đạo. Ảnh minh họa. Wikipedia
Trải qua thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, Vovinam Việt Võ Đạo đã vượt qua được các trở ngại địa lý, văn hóa , truyền bá khắp năm Châu và khẳng định được là một môn phái võ thuật kết tinh của nền võ học Việt Nam. Có được sự phát triển như ngày hôm nay của Vovinam Việt Võ Đạo là nhờ những đóng góp tận lực của các thế hệ võ sư, huấn luyện viên ở khắp nơi trên thế giới, những con người đầy nhiệt huyết muốn duy trì một tinh hoa văn hóa của dân tộc Việt.
Nếu như Việt Nam là đất tổ thì Pháp là xuất phát điểm, để từ đó Vovinam Việt Võ Đạo lan tỏa ra khắp Châu Âu rồi tiếp đó là các Châu lục khác. Người có đầu tiên đưa Vovinam Việt Võ Ðạo đến đất Pháp đó là giáo sư Phan Hoàng và người giữ lửa cho môn phái Vovinam Việt Võ Đạo tỏa sáng như ngày nay là võ sư Trần Nguyên Đạo, nguyên chủ tịch, tổng thư ký của Tổng Liên đoàn Vovinam Việt Võ Đạo Thế Giới trong nhiều nhiệm kỳ.
Ngoài sáu mươi tuổi, hơn 50 năm đi theo con đường của sáng tổ môn phái Nguyễn Lộc đã vạch ra từ cách đây gần 80 năm, võ sư Trần Nguyên Đạo là một trong những người đi tiên phong xây dựng nền móng và đưa Vovinam ra với thế giới từ đất Pháp.
Chương trình thể thao đầu năm 2017 của RFI dành cho cuộc phỏng vấn võ sư Trần Nguyên Đạo về những đóng góp của ông cho sự nghiệp phát triển và lan tỏa Vovinam Việt Võ Đạo :
PV. Võ sư Trần Nguyên Đạo
08/01/2017
Anh Vũ