Thư gởi các sinh viên mà thầy chưa được gặp
Thầy chào các bạn,
Thầy muốn bắt đầu lá thư này bằng một lời : xin lỗi của một cá nhân thuộc thế hệ đã làm thầy, dù hiện nay ở bất cứ thành phần nào, địa vị gì, bất kể trong quá khứ đã đứng trên chiến tuyến nào… xin lỗi các bạn trẻ vì đã để lại cho các bạn một Việt vận -vận nước của Việt tộc- như hiện nay. Một thảm trạng trong tay bạo quyền công an trị, tà quyền tham nhũng trị, ma quyền tham tiền trị mà trước mắt là chân trời tối sẫm của mất nước tan nòi trước Tàu tặc… Chưa gặp nhau nên thầy chưa quen với các bạn, nhưng thầy muốn bắt đầu lá thư này bằng lời xin lỗi này (lời đây xin một chút này làm tin).
Nếu các bạn đã đọc các đầu sách trong bộ luận, thì đây là đoạn đường của hơn 30 năm nghiên cứu về Việt vận của Việt tộc -thời vận nổi trôi của dân tộc mình- của 30 công trình điền dã, điều tra, khảo sát về Việt Nam học do nhà xuất bản Les Indes savantes phát hành, mà thầy đã tập hợp và công bố qua Facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa). Lá thư này đánh dấu không những một chặng đường học thuật của khoa học xã hội nhân văn, mà còn là thời điểm để người trí thức nhìn lại phía sau để thấy rõ phía trước. Thấy lương tri để thấu lương tâm, để nhìn lại lương thiện của chính mình, để được tiếp tục làm người trong nghĩa của nhân (sống lâu mới biết lòng người có nhân). Mà nhân đây là nhân tâm, nhân từ, nhân nghĩa biết dụng nhân tính, nhân lý, nhân vị để thăng hoa trong nhân tri, nhân trí làm nền cho nhân bản, nhân văn để con người sống với nhân phẩm bằng chính nhân quyền của mình, giữa nhân sinh, nhân thế, nhân loại luôn phải chịu đựng những thử thách của vận nước, những thăng trầm của giống nòi. Đó là câu chuyện của lá thư này : Việt vận của Việt tộc sẽ đi về đâu ? Đi về hướng lên với tiến bộ vì văn minh, hay xuống vực của tha hóa, đồi trụy, đồng hóa, nô lệ trong cảnh nước mất nhà tan ?
Thời giờ của chúng ta ngày càng ít, mà nhu cầu cuộc sống hiện nay của các bạn thì ngày càng nhiều, các bạn không cần đọc hết 60 đầu sách của thầy, mà bây giờ chúng ta chỉ ngồi lại với nhau qua trung gian của lá thư này, bằng công trình Thức luận, để chúng ta lập được đối thoại với nhau trong những ngày tháng tới. Thức luận có thư mục lập trên các điền dã, khảo sát, điều tra, nghiên cứu về các chủ đề :
h Tri thức nhân quyền - từ ý thức công dân tới nhận thức dân chủ.
h Tri thức công bằng - từ ý thức dân chủ tới nhận thức công dân.
h Tri thức dân chủ - từ ý thức nhân quyền tới nhận thức đa nguyên.
h Tri thức xã hội dân sự - từ ý thức an sinh xã hội tới nhận thức chính quyền xã hội.
h Tri thức lao động - từ tri thức cần lao tới lao động sáng tạo.
Đi cùng với một lá thư, tựa đề là : Người hay ngợm : chọn lựa nhân vị để chọn lọc nhân cách, gởi tới : Chủ tịch nước, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam ; Chủ tịch quốc hội ; Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ; Bộ trưởng Bộ Công an ; Trưởng ban Tuyên giáo Đảng cộng sản Việt Nam. Và khi các bạn đã có công trình Thức luận, từ dữ kiện tới chứng tích, từ phân tích tới giải thích, từ giải luận tới lập luận, thì chúng ta có thể đi ngay, đi thẳng vào nội dung của chủ đề này : Việt vận của Việt tộc.
Chúng ta hãy cùng nhau bắt đầu tâm niệm bằng : hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhân thức, tỉnh thức) để nhận ra hệ nhân (nhân lý, nhân tính, nhân tri, nhân trí, nhân bản, nhân văn, nhân tâm, nhân từ, nhân nghĩa, nhân phẩm) làm nên nhân quyền của chúng ta. Từ đó, tự tìm cho mình một nhân sinh quan đẹp của chủ thể Việt có bổn phận với đồng bào, có trách nhiệm với đất nước bằng chủ quyết để chủ động. Rồi tìm cho mình một thế giới quan tốt biết thương đồng bào gần nhưng cũng yêu đồng loại xa trong một nhân loại rộng. Mà không quên nhận ra một vũ trụ quan lành có nhân tri biết bảo vệ môi trường, có nhân trí biết bảo đảm môi sinh.
Mất hồn !
Tâm trạng làm nên tâm lý của một người phải thốt lên là mình bị : mất hồn ! tức là người đó đang bị hốt hoảng tới thất thần, mất sắc, nhạt diện… ngạc nhiên tới cùng cực, sửng sốt tột độ. Các bạn ơi, đó là tâm trạng, tâm lý làm nên tâm nạn của thầy và nhiều đồng bào của thế hệ thầy. Chỉ không đầy nửa thế kỷ, từ sau 1975 ngày hết chiến tranh mà cũng là ngày số phận dân tộc nằm trong tay của ít nhất ba loại quyền lực bất nhân thất đức của bạo quyền công an trị, tà quyền tham nhũng trị, ma quyền tham tiền trị. Không mất hồn sao được khi thấy :
h Bạo quyền công an trị biến những đồng bào yêu nước, trọng dân chủ, quý nhân quyền thành những tù nhân lương tâm, với những nhà tù đầy những đứa con tin yêu của Việt tộc.
h Tà quyền tham nhũng trị liên minh với xã hội đen, tức là bọn côn đồ, du đảng, lưu manh cùng đến cưỡng chế để cướp đất của dân lành, một sớm một chiều biến họ thành dân oan.
h Ma quyền tham tiền trị của bọn sân sau, dùng ô dù của bạo quyền và tham quyền chống lưng cho chúng để trộm, cắp, cướp, giật đất đai của dân để làm giầu, vô loài với tên gọi là trọc phú, sống trong biệt thự, biệt dinh, biệt phủ, đã đẩy dân oan vào thảm cảnh màn trời chiếu đất, với thảm trạng đầu đường xó chợ.
Chưa hết, bạo quyền công an trị, tà quyền tham nhũng trị, ma quyền tham tiền trị sống và đối xử với nhau trong quan hệ giết người cướp của, trong phản xạ của thanh toán để thành trừng lẫn nhau, để thêm vào lý lịch âm binh của chúng hai tâm loạn sau :
hCực quyền, một loại quyền lực của cực đoan, nơi mà cực đoán làm nên độc đoán, một loại quyền lực tuyệt đối, chúng gọi nhau là đồng chí nhưng đối xử với nhau như tử thù trong không gian lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Chúng đạo đức giả với nhau bằng khẩu Phật tâm xà khi gặp nhau, nhưng sống với nhau thâm ý không đội trời chung với nhau.
hCuồng quyền, một loại quyền lực của các hành tác tự cuồng giận tới cuồng điên sẵn sàng giết đồng bào, đồng loại, kể cả đồng chí lương thiện của chúng như vụ hành quyết xã Đồng Tâm, thôn Hoài để hành sát cụ Lê Đình Kình là đồng chí với hơn nửa thế kỷ tuổi đảng của chúng.
Không mất hồn sao được khi hiện trạng bạo quyền, tà quyền, ma quyền, cực quyền, cuồng quyền nó đã phản lại giáo lý của tổ tiên Việt : người trong một nước phải thương nhau cùng, một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, máu chảy tới đâu ruột đau tới đó, thương người như thể thương thân… để ăn ở có hậu của giáo lý đường mòn nhân nghĩa chẳng mòn. Chúng phản lại luôn tiến bộ của nhân sinh có văn minh của dân chủ, văn hiến của nhân quyền, mà các quốc gia láng giềng : Nhật Bản, Hàn quốc, Đài Loan, Singapour đã thực hiện được, mà Tây Âu và Bắc Mỹ đã được hưởng từ nhiều thế kỷ qua.
Các thanh niên, các sinh viên của Việt tộc hãy liên kết hai hệ : hệ liêm (liêm khiết, liêm chính, liêm sỉ) song hành cùng hệ công (công bằng, công lý, công tâm) để nhận rõ chân dung diện mạo bọn âm binh này, mà cùng lúc biết tự bảo vệ mình.
Mất vía !
Mất vía sau khi bị mất hồn ; khi mất hồn thì coi như bị mất sắc, mất diện, còn mất vía là mất đi nội lực của hồn, sung lực của tâm, tức là mất đi từ nội công bên trong, tới bản lĩnh bên ngoài, khi ta phải thấy :
h Xuất khẩu lao động Việt hằng triệu qua các quốc gia láng giềng, trai thì làm lao nô, gái thì làm nô tỳ, phải vùi dập nhân phẩm của chính mình để nhận kiếp nô lệ xứ người. Lúc bị sỉ nhục, lúc bị tra tấn, lúc bị trục xuất, lúc bị cướp nội tạng, có ngày đi mà không biết ngày về lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
h Cờ gian bạc lận do chính các tướng công an tổ chức ngay trong sào huyệt của Bộ Công an, được hối lộ hàng nghìn nghìn tỷ đồng, để khi trước tòa thì khóc lóc rồi thố lộ là : đầu mình bé nhưng tham vọng (vì tiền) thì lớn. Nhân cách các tướng công an này nhỏ hơn hạt bụi đường, không đánh giặc để bảo vệ biên cương, bờ cõi của đất nước mà chỉ biết vơ vét trong lén lút qua bài bạc.
h Lãnh đạo tham nhũng là các bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, sau khi đã nhận các chức vụ về tuyên truyền để ngu dân hóa đồng bào bằng giáo ngữ đạo đức giả của tuyên huấn. Bọn này nhận hối lộ hàng triệu mỹ kim, nhưng có đứa lại đổ lên đầu chính con gái của mình là đang giữ tiền tham ô cho mình. Tư cách bộ trưởng sao mà đốn mạt như vậy, quá thấp so với người phải ăn xin ngoài đường có liêm sỉ của kẻ phải đi xin, chớ không bao giờ chấp nhận kiếp ăn cắp.
Có đồng bào nào của chúng ta không mất vía trước bi nạn này không ? Chúng ta mất vía là chuyện bình thường của tâm lý có nhân lý trước các hành vi phản đạo đức, chúng ta càng mất-cạn-vía khi chúng ta đi sâu vào điền dã, khảo sát, điều tra, nghiên cứu ngay trong tâm địa của các lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam :
h Xuất khẩu lao động thì chúng còn vơ vét được qua các đường dây mà chính chúng tổ chức, chớ chuyện trọng hiền tài, quý nguyên khí quốc gia thì chúng rất sợ. Chỉ vì chúng mất ăn mất ngủ trước nhân tri của tuổi trẻ, trước nhân trí của sinh viên. Chúng tìm mọi cách để khử, trừ, tiêu, diệt hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức , nhân thức, tỉnh thức) của thanh niên, của sinh viên. Vì hệ thức đã đe dọa và sẽ tẩy xóa đi hệ bất (bất tín, bất tài, bất nhân) của chúng.
h Cờ gian bạc lận thì chúng còn tiếp tục lừa đảo để vơ vét trong bất chính, chớ liêm chính để có liêm sỉ thì không hề có trong bản chất cướp ngày là quan của chúng. Hệ liêm (liêm chính, liêm khiết, liêm sỉ) không có chỗ đứng ghế ngồi trong nhân cách của chúng, trong hệ tham (tham quyền, tham quan, tham ô, tham nhũng, tham tiền) của chúng.
h Lãnh đạo tham nhũng sẵn sàng biến dân lành thành dân đen rồi dân oan, chúng sống trong biệt thự, biệt dinh, biệt phủ với thẻ xanh, quốc tịch ngoại, và chúng đã giấu của cải trộm, cắp, cướp, giật được ở nước ngoài rồi, chỉ chờ khi Tàu tặc bắt đầu xâm lược để đồng hóa Việt tộc là chúng cao bay xa chạy qua phương Tây, bằng con đường tà nghiệp trong điếm lộ của chúng.
Không mất vía sao được, khi chủ tâm với ý đồ của bạo quyền, tà quyền, ma quyền, cực quyền, cuồng quyền là khử, trừ, hủy, diệt :
h Cần lao Việt, đã có trong lao động biết hiệu quả của thức khuya dậy sớm, hiểu hiệu năng của một nắng hai sương, thấu được kết quả của ăn bữa sáng lo bữa tối, để nhận ra an cư lạc nghiệp trên nền của trong ấm ngoài êm.
h Thông minh Việt đã có trong bản lĩnh giữ nước Việt, có trong nội công lập quốc Việt, thắng bất cứ bạo quốc ngoại xâm nào có thâm ý chiếm đoạt đất Việt, đồng hóa Việt tộc.
h Sáng tạo Việt đã có trong thành công tại học đường, thành tài trong nghệ nghiệp, thành đạt trong kinh tế, thành tựu trong xã hội khi có được điều kiện hay, đẹp, tốt, lành để thành người. Chuyện này thấy rất rõ trong cuộc sống của Việt kiều tại phương Tây, khi có điều kiện như mọi người, thì sẽ thành danh không thua ai.
Không kiêu căng tự phụ hơn người để rơi vào họa vô minh của khinh người ; cũng không mặc cảm tự ti để sa với nạn vô tri của nhục kiếp, luôn sáng suốt để bảo vệ nhân phẩm, nên phải luôn tỉnh táo để bảo vệ nhân quyền cho mình, cho đồng bào mình.Các thanh niên, các sinh viên của Việt tộc hãy liên kết hai hệ : hệ thông (thông minh, thông thạo, thông thái) song lứa cùng hệ sáng (sáng kiến, sáng lập, sáng tạo) để thay đổi nhân kiếp Việt hiện nay. Gạt bỏ đi môt hệ thống toàn trị độc đảng của quan giàu nước yếu, làm ra hệ lụy của nước nghèo dân khổ, để lập lại quy trình bình thường của nhân lý có nhân tri theo hướng thăng hoa của nước giầu dân mạnh.
Mất thần
Khi mất thần rồi thì không nhận ra mình là ai ? Tại sao mình phải làm thợ, làm công cho các quốc gia láng giềng, mà chính mình biết là họ không hơn mình về : thể lực trong lao động giỏi, trí lực trong học tập tốt, tâm lực trong sáng tạo hay. Không mất thần sao được khi :
h Đọc bằng tiếng Việt các bảng hiệu tại các nơi buôn bán là tại các quốc gia láng giềng : cấm trộm ; từ bao giờ người Việt bị các nước láng giềng xem là kẻ cắp ?
h Trong ánh nhìn của công dân các nước láng giềng thì phụ nữ Việt bị xem thường vì bị nghi ngờ là gái điếm ; từ bao giờ phụ nữ Việt trong các quốc gia này lại bị khinh rẻ như vậy ? Khi chúng ta biết rành rõ là phụ nữ Việt không thua kém từ tài tới đức bất cứ phụ nữ nào trong thế giới này.
h Khi các nhân công Việt sinh sống và lao động tại các nước láng giềng, thì công dân các nước láng giềng thì họ nhìn như các loại người làm chui sống lậu ; từ bao giờ người Việt bị các nước láng giềng xem là kẻ sống lậu ?
Mất thần sau khi mất hồn, mất vía để ngày ngày tiếp tục sống nhưng mất thêm hồn, mất thêm vía, mất thêm thần khi mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình không còn là đất sống ! Hiện nay, con dân Việt phải đánh đổi cả mạng sống của mình, để mất mạng trong thùng xe đông lạnh, với danh hiệu "thùng nhân" ! Vậy mà, con dân Việt vẫn ngày ngày tiếp tục trốn chạy bạo quyền độc đảng, tà quyền tham nhũng, ma quyền tham tiền bằng cách thu thân dồn kiếp trong các hành lý du lịch : nhân kiếp Việt là đây sao ? Không mất thần sao được khi mọi công dân Việt trong nước hiện nay đang sống dưới một chế độ toàn trị độc đảng mà Đảng cộng sản Việt Nam :
h Ngồi xổm lên Hiến pháp, với một tổng bí thư đảng biết chiếm luôn chức chủ tịch nước để tuyên bố một điều vi hiến nhất là điều lệ của Đảng cộng sản Việt Nam cao hơn Hiến pháp ; đó là hình ảnh của Mã Giám Sinh đểu cáng trong thô lậu : "Ghế trên ngồi tót sổ sàng".
h Ngồi trên đầu Tư pháp, từ tòa án tới thẩm phán, chỉ là công cụ một cách thô thiển chỉ để phục vụ tư lợi của Đảng cộng sản Việt Nam, làm công cụ ở vị thế thấp hèn buộc cáo trạng hàng chục năm lao lý với các công dân yêu nước đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền. Cùng lúc thì xử nhẹ, xử giảm, xử tha cho các đồng chí của họ là những tội phạm đã làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng, chính là tiền thuế của dân, với những luận điệu lập lờ đánh lận con đen phản công lý, của loại Sở Khanh, tà ngôn trong gian ngữ : "Nói lời rồi lại nuốt lời như chơi".
h Ngồi trên lưng Lập pháp, ngay tại Quốc hội với đại đa số đại biểu là đảng viên có mặt để nhắm mắt-cúi đầu-khoanh tay-quỳ gối, bỏ phiếu để biển lận thay cho Đảng cộng sản Việt Nam, với thói âm binh của mua chức bán quyền. Dùng tiền để mua ghế đại biểu, cùng lúc đã có quốc tịch ngoại, không ngần ngại khi làm sân sau, khi làm ô dù, khi chống lưng cho bạo quyền công an trị lập luật an ninh mạng, khi thì phục vụ tà quyền lập ra luật đặc khu để bán nước. Đây là hành tác của Tú Bà : "Đưa người cửa trước, đón người cửa sau".
Các thanh niên, các sinh viên của Việt tộc hãy giữ cho bằng được hai hệ : hệ liêm (liêm chính, liêm khiết, liêm sỉ) sánh đôi cùng hệ lương (lương thiện, lương tâm, lương tri) để xây dựng lại con người Việt bằng đạo đức Việt an cư lạc nghiệp bằng giáo lý ăn hiền ở lành.
Mất tri
Mất tri là mất đi sự hiểu biết về dân tộc, về xã hội, về đất nước mà nơi mà mình đang dung thân dụng võ ; khi vô tri đã làm nên hậu nạn là vô minh, vắng tri nên lãng trí là điều sẽ đến, mà rổng trí thì trống tâm. Hãy hình tượng hóa biểu hiện của mất tri, tức là bụi đời ngay trong tri lực, nên sẽ trở thành oan hồn ngay trong tư duy của mình. Mất tri vì một chế độ toàn trị nhưng vô tri, độc tài trong bất nhân thất đức đã cướp đi mọi sự hiểu biết của mình, mà quá trình mất tri hiển hiện hằng ngày trước mắt ta :
h Buôn bằng bán cấp, với học giả-thi giả-điểm giả-bằng giả, cả một hệ thống lãnh đạo bằng giả từ thứ trưởng tới bộ trưởng, mua học vị, để buôn học hàm nhưng không hề có học lực. Tráo trở nhận bằng cấp của học thuật nhưng chưa bao giờ học thật, luồn lách trong học đường bằng chui rúc trong học gian, nhận bằng cao học nhưng không biết giáo khoa, giáo trình, giáo án chuyên ngành cao học của mình là gì ? Nhận bằng tiến sĩ nhưng không biết chuyên môn của mình có nền tảng trên chuyên khoa gì, nên luôn tránh hội thảo, lách hội luận, chuồn hội nghị, không hề trực diện với sách đèn, mà chỉ biết chui nhủi bằng mua gian bán lận.
h Buôn chức bán quyền, bằng liên minh âm binh của quan hệ-tiền tệ-hậu duệ luôn tìm mọi cách để truy, hủy, diệt, khử trí tuệ. Luôn có phản ứng luật rừng trước lý trí của khoa học, luôn có phản xạ lách luật trước đạo lý của công bằng, lấy bôi trơn thay cho đối nhân đàng hoàng, lấy lót tay thay cho xử thế tử tế. Trơ trẽn nên trâng tráo, tà quyền trong lơ láo để gian tráo trong quan hệ giữa người với người, chưa hề học tôn sư trọng đạo để được học làm người, nên dễ dàng tráo trở trong lừa thầy phản bạn.
h Buôn thần bán thánh, với sư công an, sư quốc doanh, sư đảng viên, không có Phật học làm nên Phật lực, nên trọn kiếp chỉ là ma tăng, mượn cửa chùa để làm điều phạm pháp. Quỷ dữ vờn chánh điện, để vơ vét bằng mê tín dị đoan, nhởn nhơ trong tà đạo để múa may trong oan gia trái chủ ; không xứng đáng làm phật tử, mà giả hiệu hòa thượng, giả danh đại đức. Không dám đối thoại với kẻ chân tu về Phật đức, không dám đối luận với cư sĩ về Phật luận, giả xuất gia để hiện hình là mục súc trong quỷ giới. Khi bị hỏi về tu tâm, tu đức hay tu tuệ thì trả lời là tu tham, tu sân, tu si…
Không mất tri sao được khi ba loại âm binh này đã lập nên liên minh tà trị của chúng để củng cố và duy trì :
h Hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn).
h Hệ tham (tham quyền, tham quan, tham ô, tham nhũng, tham tiền).
h Hệ bất (bất tín, bất trung, bất tài, bất lương, bất nhân).
Từ buôn bằng bán cấp tới buôn chức bán quyền chỉ một bước, nên từ buôn thần bán thánh tới buôn dân bán nước cũngchỉ một bước, tất cả bọn này là cá mè một lứa, vì chúng có cùng một bản chất là phản dân hại nước, có cùng một nội chất của sâu dân mọt nước.Các thanh niên, các sinh viên của Việt tộc hãy liêm kết hai hệ :hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhân thức, tỉnh thức) song đôi cùng hệ luận (lýluận, lập luận, giải luận, diễn luận, trao luận) để nhận rõ chân ma diện tà rồi vạch mặt chỉ tên giống vô loài mạt vận này để đưa chúng ra khỏi nhân sinh Việt.
Mất đức
Khi bị mất đức là mất đi đạo đức làm người ngay trong quan hệ xã hội, sinh hoạt xã hội và đời sống xã hội. Đạo đức này không trên trời rơi xuống, không từ dưới đất trồi lên, nó xuất hiện với văn minh của dân chủ, với văn hiến của nhân quyền, đó là quyền được chọn lựa đạo lý hay, đẹp, tốt, lành cùng lúc nhận ra luân lý sống có bổn phận với đồng bào, với đồng loại, có trách nhiệm với đất nước, với quê hương. Nên đạo đức tới từ một sự chọn lựa ngay thượng nguồn, chọn lựa để có quyết định chế tác ra thỏa ước của mỗi người đồng ý sống chung, lao động chung để có tương lai chung. Chính thỏa ước này giờ đã thành công ước xã hội (Rousseau) đã cho xuất hiện nhận định về nhân quyền là quyền tự do công nhận (Montesquieu) rồi ký nhận quyền làm người (Voltaire) ngay trong quan hệ xã hội.
Nhưng hiện nay trong xã hội Việt thì ngược lại, dân tộc bị cai trị bởi một chế độ toàn trị độc đảng áp đặt độc quyền trị qua đàn áp của công an trị, Đảng cộng sản Việt Nam không được dân tộc bầu ra. Độc đảng này không đủ liêm chính để có liêm sỉ mà tổ chức tự do đầu phiếu trên nguyên tác đa nguyên của dân chủ. Mà thảm trạng hiện nay là cả một dân tộc phải sống chung để nhận chịu một số phận không do mình chọn lựa, không do mình quyết định ; mà do kẻ mạnh, kẻ chủ, kẻ ác quyết định thay mình thì đây là chuyện bất nhân thất đức mà thầy tạm gọi là mất đức. Hệ lụy mất đức xảy ra hằng ngày trước mắt chúng ta :
h Quan chức đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam biển thủ hàng nghìn tỷ thì chỉ tù vài năm, còn kẻ đói ăn cắp một con chó trong làng thì bị dân làng đánh đập dã man tới chết, đây có phải là chuyện mất đức không ?
Mèo tha miếng mỡ xôn xao
Hổ tha con lợn bảo nào thấy chi.
h Quan chức đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam biển lận hàng nghìn tỷ thì chỉ bị kỷ luật đảng, mà pháp luật không được ngó ngàng tới, trong khi một hai thanh niên vì đói phải trộm thức ăn ngoài chợ, thì tòa án xử nhiều năm tù, đây có phải là chuyện mất đức không ?
Mèo tha miếng mỡ thì la
Cọp tha con lợn cả nhà im hơi.
h Quan chức đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam biển lận hàng nghìn tỷ thì chỉ dời vị tráo nhiệm, đổi từ chỗ này qua chỗ khác, còn một thầy giáo dạy cho học sinh một bài hát yêu nước, thương nòi thì bị tòa án nhận lệnh của lãnh đạo mà xử hơn mười năm tù, đây có phải là chuyện mất đức không ?
Hùm tha con lợn không sao
Mèo tha miếng thịt, rễu vào rễu ra.
Một chế độ đẩy xã hội bị rơi vào nhân biệt : sự phân biệt giữa người với người, giữa đồng bào với nhau, vì lãnh đạo của chế độ độc đảng đã đi trên tà lộ chống nhân quyền ! Vì nhân quyền luôn là nền để tạo nên sự công bằng giữa các cá nhân. Công bằng này không chấp nhận sự khác biệt để làm ra sự tách biệt, để dân tộc phải gánh chịu :
hsự phân biệt, kẻ giàu ở trên người nghèo ở dưới ;
hsự phân loại, kẻ gian giàu bóc lột người lành nghèo ;
hsự phân hóa, kẻ gian mạnh tha hóa người nghèo yếu ;
hsự phân cực, kẻ gian mạnh đàn áp người nghèo yếu.
Khi chính trị học, xã hội học và triết học cùng nhau phân tích về bất công tạo ra bất bình đẳng, thì luật học đã có mặt cùng công pháp quốc tế được Liên Hiệp Quốc bảo trợ nơi đây nhân quyền là :
hQuyền được làm người mà không là nạn nhân, cũng không là thủ phạm của bất cứ bất công nào, của bất cứ bất nhân thất đức nào.
hQuyền được làm người với nội chất của nhân phẩm, khi công lý biết giới hạn ích kỷ, vị kỷ, tư lợi, tư hữu, vì giá trị của nhân quyền là vô giá, nó cao, sâu, xa, rộng hơn phạm trù bình thường -nếu không nói là tầm thường- của ích kỷ, vị kỷ, tư lợi, tư hữu…
hQuyền được làm người chính là sức mạnh của hoài bão vì nhân lý, nhân tri, nhân trí, của hoài vọng vì nhân bản, nhân văn, nhân vị, tạo ra được tính thuyết phục làm nên sự đồng cảm, đồng lòng để cùng nhau bảo vệ giá trị của nhân phẩm.
Trước bất công hiện nay trong xã hội Việt, dưới bạo quyền công an trị, dưới tà quyền tham nhũng trị, dưới ma quyền tham tiện trị, thì các thanh niên Việt, sinh viên Việt, nên cùng lúc có hai hành tác đạo đức :
h Hành tác có ! của hội nhập bằng trí thức để có một lý tưởng chung là bảo vệ nhân phẩm, đây là câu chuyện rất rõ nét trong triết học khai sáng của Monstesquieu, Rousseau, Voltaire… Quyền được làm người được thực hiện trong đòi hỏi công bằng, trong đấu tranh vì tự do, một nhân quyền có chân trời của công lý, khi con người biết trả lời là : có mặt vì có công lý !
h Hành tác không ! là quyền được làm người khi nhân sinh đứng trước bất công, thì con người biết trả lời ngược lại là : không ! Vì bất công không chấp nhận được ! vì nó bất nhân thất đức ! Nên sẽ bất tuân trước bạo quyền, cụ thể là sẽ bất chấp mọi tà quyền để mạnh mẽ trả lời : không ! không chấp nhận bất công !
Mất tuệ
Lý trí tỉnh táo làm nên trí tuệ sáng suốt, cả hai hợp lực để làm nên tuệ giác, sự giác ngộ của nhân tri, có cảnh giác của nhân trí về quyền làm người trong tự do, công bằng, bác ái. Liên minh của lý trí-trí tuệ-tuệ giác, không hề mơ hồ cũng không hề trừu tượng, cả ba có sức mạnh giúp ta nhận ra hai chuyện ngay trong đời sống :
Quyền được làm người song lứa với luật bảo vệ người chính là chủ lực của tuệ giác. Khi nhận ra được hai mệnh đề trong cùng một mệnh để chung tên là nhân quyền. Thì nhân quyền vừa là cơ hội đối thoại giữa các dân tộc khác nhau, giữa các văn hóa và văn minh khác nhau có thể đối luận được với nhau qua quyền được làm người,luật bảo vệ người. Vừa là cơ hội tiến bộ của mọi dân tộc khác nhau, của mọi văn hóa và văn minh dù khác nhau, nhưng biết lấy nhân vị, nhân bản, nhân văn làm nội lực cho nhân quyền. Đây là hình ảnh của con người đi về phía cao của ánh sáng ; đủ sức bước tới, bước lên, có tay trái cầm đèn soi đường, có tay phải cầm cán cân của công lý.
Câu chuyện nhân quyền là tự truyện về mức độ làm nên trình độ, khi ta có bác ái với lòng trắc ẩn chia ngọt sẻ bùi với tha nhân, chia sẻ niềm đau nỗi khổ với đồng bào, với đồng loại thì chữ nhân của nhân loại sẽ có được tầm vóc cao, kích thước rộng, nội công mạnh, bản lĩnh lớn hơn hẳn ích kỷ, vị kỷ, tư lợi, tư hữu… Vì kẻ chỉ biết ích kỷ, vị kỷ, tư lợi, tư hữu thì có thể làm người nhưng chưa chắc đã được thành nhân. Vì nhân đây có gốc rễ, cội, nguồn của nhân tâm, nhân từ, nhân đạo, nhân nghĩa, nhân bản làm nên sung lực trong lý luận rồi hùng lực ngay trong đấu vì nhân quyền. Tại đây, nhân quyết là không gian tri thức trong đó có chủ quyết để chủ động đấu tranh vì công bằng mà chống bất công, nên nhân quyền vừa là hành động của hiện tại, vừa là hoài bão của tương lai, vừa là quy trình đấu tranh hằng ngày, vừa là chân trời trước mắt.
Nếu ngoài đường góc phố, con người Việt đã bị tha hóa bởi bạo quyền, tà quyền, ma quyền, cực quyền, cuồng quyền vô luân làm nên con người Việt vô cảm vì vô minh của ai chết mặc ai, vô giác vì vô tri của bây chết mặc bây, tức là đã bị mất tuệ. Thì cũng chính xã hội Việt ngày nay, vẫn còn không nhiều ngoài đường trên phố, nhưng không ít qua các cá nhân thiện nguyện của thương người như thể thương thân, hội đoàn nhân đạo của máu chảy tới đâu ruột đau tới đó.
Các bạn thanh niên, các bạn sinh viên hãy đặt nhân phẩm của các bạn vào ngã tư của tu duy, và vận dụng hai quyền lực làm nên nội chất của nhân quyền : hoài bão đi tìm công bằng để lập nên công lý, song hành cùng sự chối từ bất công, để gạt bỏ đi hệ vô (vô cảm, vô tri, vô minh, vô giác) chỉ vì hệ này rất vô luân vì bất nhân ? Các bạn cứ đi xa hơn nữa để nhận ra chân dung diện mạo của nhân quyền có trong năng lượng đôi làm nên năng lực đôi : biết trả lời cómặt vì công lý, vì đã biết trả lời không trước bất công trong nhân kiếp. Hãy sẵn sàng trả lời có ! để đấu tranh vì công lý, và luôn sẵn sàng trả lời không ! để tranh đấu chống bất công.
Tỉnh thức !
Các bạn thanh niên, các bạn sinh viên, các đứa con tin yêu của Việt tộc,
Sau khi có kiến thức, tri thức, ý thức và nhận thức, các bạn cần phải tỉnh thức trước họa Tàu tà, trong đó có sự vận hành của quỷ dữ liên kết với âm binh qua Tàu tặc đã chiếm biển, đảo của Việt tộc. Với Tàu họa của nhiễm ô từ bốc xít Tây Nguyên tới Formosa đã diệt ngư trường của miền Trung mà không quên các nhà máy nhiệt điện than đang thiêu diệt ngay trong buồng phổi, ngay trong nội tạng của mỗi người Việt. Cùng Tàu nạn của thực phẩm bẩn với hóa chất độc, song hành cùng Tàu hoạn với buôn người cùng buôn ma túy, giết người trên đất việt rồi bắt có người Việt để cướp nội tạng... Đây là ngoại xâm hiện nay đang trước mặt, trước mắt các bạn, đã và đang được nội xâm mở cửa để có mặt trên mọi vùng miền của đất nước, trong hang cùng ngõ hẻm của mọi thành phố Việt. Các bạn sẽ không nhận ra chân dung ngoại xâm của Tàu tà (Tàu tặc, Tàu họa, Tàu nạn, Tàu hoạn) nếu các bạn không nhận ra hình tướng của nội xâm của :
Các bạn thanh niên, các bạn sinh viên, các đứa con tin yêu của Việt tộc, Đừng sai định đề về ngoại xâm để đừng sai lẫn định luận về nội xâm, để không bị sai định nghĩa : Việt tộc là sắc tộc như thế nào ? Thưa các bạn, Việt sử thì rất rõ ràng và rành mạch : Việt tộc là một dũng tộc biết thắng mọi ngoại xâm bằng sự dũng cảm của chính mình, Việt tộc là một minh tộc biết thắng mọi nội xâm bằng sự thông minh của chính mình !
Thầy xin chào chào các bạn, dù chưa được gặp nhau nhưng chúng ta vẩn có thể gặp nhau qua một lá thư, qua tâm tưởng giữa những người có tri thức bằng một ca từ của nhạc sĩ Phạm Duy : "Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi".
Nếu không sống cùng một giòng sinh mệnh với dân tộc của mình, thì chưa chắc là trí thức đâu các bạn ạ.
Tình Ca - Nhạc : Phạm Duy , Ca sĩ : Mai Hương & Thái Thanh
Thay kết
Thức
Tôi thức suốt…
Tôi thức suốt với kiến thức về bạo quyền công an trị, giết người trong đồn công an, tra tấn tù nhân lương tâm đang bị bỏ tù vì yêu dân chủ, quý nhân quyền, trọng tự do.
Tôi thức suốt với tri thức về tà quyền tham nhũng trị, bọn cướp ngày là quan, một sớm một chiều biến dân lành thành dân oan, kêu oan trong màng trời chiếu đất, gào oán nơi đầu đường xó chợ.
Tôi thức suốt với ý thức về ma quyền tham tiền trị, làm sân sau để vơ vét của cải, thành trọc phú nhờ nạo vét tài nguyên của đất nước, buôn thần bán thánh nơi cửa phật, âm binh với thẻ xanh, quốc tịch ngoại.
Tôi thức suốt với nhận thức về cuồng quyền cỏng rắn cắn gà nhà từ Ải Nam Quan tới Thác Bản Giốc, phản dân hại nước từ Hoàng Sa tới Trường Sa, mang voi dày mã tổ từ Bô Xít Tây Nguyên tới Vũng Áng Hà Tĩnh.
Tôi thức suốt để luôn tỉnh thức về Tàu quyền, đại dịch với tâm địa của Tàu tặc chiếm đất, biển, đảo của Việt tộc ; Tàu họa với Formosa, Tàu họa với nhiệt điện than ; Tàu họan với thực phẩm bẩn, hóa chất độc ; Tàu nạn buôn ma túy, giết người cướp nội tạng ; Tàu tà xiết cổ Đảng cộng sản Việt Nam với những mật nghị bắt phải gọi chúng bằng cha.
Tôi thức suốt trước ghềnh thác dang phân cực đất nước tôi, đang phân hóa đồng bào tôi, đang phân chia giòng sinh mệnh của gióng nòi tôi !
Tôi thức suốt…
Lê Hữu Khóa
(01/05/2020)
---------------------
Lê Hữu Khóa
- Giáo sư Đại học Lille
- Giám đốc Anthropol-Asie
- Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á
- Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc
- Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris
- Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á
- Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.
Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.
Cách đây không lâu, tôi có một cuộc trò chuyện với một trí thức lớn tuổi về chủ đề : Các luật sư bào chữa trong các vụ án chính trị tại Việt Nam đã làm tròn vai trò, trách nhiệm của mình chưa ?
Buộc luật sư tố giác là tước đi quyền được bào chữa - Ảnh PLO
Trong chủ đề trên, chúng tôi thảo luận về việc các luật sư có biết, hiểu rành về Hiến pháp, luật và quy trình tố tụng hay không ? Có biết các phiên tòa chính trị tại Việt Nam là các phiên tòa vi hiến hay không ? Nếu biết, các luật sư đã làm gì để bào chữa cho các bị cáo-là nạn nhân của tình trạng vi hiến của các phiên tòa ? Nếu không biết, các luật sư có xứng đáng hành nghề ? Nếu biết mà không nói, không làm gì thì có vi phạm đạo đức nghề nghiệp ?... Hàng loạt câu hỏi được đặt ra để làm rõ xung quanh chủ đề cần thảo luận.
Như mọi khi, tôi cố gắng đặt bản thân mình vào vị trí của các luật sư ở bối cảnh Việt Nam hiện tại để thấu hiểu họ và tìm cách bào chữa hòng cảm thông. Từ góc nhìn đó, tôi cho rằng :
1. Với sự học nhồi nhét như ở Việt Nam thì không có nhiều luật sư thật sự giỏi, hiểu biết một cách thuần thục về Hiến pháp, luật. Từ đó, khi nhận bào chữa trong một vụ án chính trị thì bản thân họ cũng mơ hồ không biết đó là một phiên tòa vi hiến.
2. Bên cạnh đó, họ bị ngăn chặn, khống chế, không được tiếp xúc với thân chủ cho đến khi kết thúc điều tra. Họ chỉ được đọc hồ sơ vụ án tại chỗ chứ không được sao chụp, đem tài liệu về nhà. Một vụ án từ mấy chục cho đến hàng trăm, nghìn trang mà chỉ được đọc tại chỗ không được sao chụp, đem về nghiên cứu thì họ chẳng thể nào nắm vững hết các tình tiết để bào chữa cho thân chủ mình.
3. Giả sử họ là những luật sư giỏi, họ hiểu rành về Hiến pháp và các bộ luật, điều khoản thì họ vẫn bị cản trở về nhiều mặt :
a. Bản năng sinh tồn. Họ sợ bị ảnh hưởng đến công ăn việc làm, gia đình, tính mạng nếu khẳng khái bào chữa trong các phiên tòa chính trị. Nỗi sợ đè nặng tâm trí họ lấn át đi khả năng lập luận.
b. Tâm lý án chính trị là án bỏ túi, mình chẳng thể làm gì hơn. Thật vậy, các án chính trị ở Việt Nam luôn là án đã được định sẵn để tống giam người có các hoạt động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, môi trường, chống tham nhũng, phản biện các chính sách của chính phủ... Các luật sư có mặt trong quá trình xét xử chỉ là vật trang trí, là vật để chính quyền tuyên truyền đây là một phiên tòa có công bằng và có dân chủ khi bị cáo chính trị có quyền có luật sư.
Sự thật thì mọi lý lẽ, lập luận, chứng cứ mà các luật sư đưa ra để bào chữa cho thân chủ của mình đều bị tòa bác bỏ, không đoái hoài hay nói đúng hơn là coi khinh dù các chứng cứ lập luận có đúng, có hay đến đâu chăng nữa. Người bị xét xử biết điều đó, gia đình biết điều đó, những người có nhận thức biết điều đó nên trong các phiên tòa chính trị, cho dù các luật sư không thắng kiện, thân chủ không được trả tự do, bị kêu án nặng thì các luật sư vẫn nhận được sự thông cảm, hầu như không ai trách cứ hay đánh giá năng lực của họ. Mặc nhiên thừa nhận án.
Có những vụ án chưa đưa ra xét xử, người ta đã đoán biết án bao nhiêu năm. Cái tâm lý cứ án chính trị là xác định đi tù này bao trùm lên tất cả. Với tâm lý như thế, sự cố gắng, nếu có, của các luật sư cũng không đạt ở mức cao nhất.
4. Và có một dạng luật sư nữa : Cố tìm thỏa thuận. Đây là dạng luật sư ngay từ đầu đã thay vì tìm cách bào chữa thì lại tìm cách thỏa thuận để thân chủ nhận tội do viện kiểm sát đưa ra hòng nhận mức án thấp.
Trong loại án chính trị tại Việt Nam, trong các phiên tòa vi hiến, các bị cáo đều vô tội bởi Điều 25 Hiến pháp.
Điều 25 Hiến pháp đã quy định rất rõ như sau : "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".
Chỉ cần dựa vào điều 25 Hiến pháp năm 2013, ta đã đủ thấy các điều 258, 88, 79... của bộ luật hình sự là hết sức mơ hồ và các phiên tòa buộc tội theo các điều luật này là vi hiến, là chà đạp nghiêm trọng quyền con người, quyền công dân và chà đạp chính Hiến pháp.
Ấy thế mà có một số luật sư không khẳng định thân chủ mình vô tội, họ lại đưa ra các phương án để thân chủ mình chọn lựa hình thức nhận tội, phản bội lại niềm tin và lý tưởng của bản thân để được giảm án. Điều này không đúng cho dù có một số luật sư biện minh rằng họ làm điều tốt nhất cho thân chủ của họ.
Vị trí thức lớn tuổi, sau khi nghe tôi đưa ra các quan điểm và nhận xét thì ông chỉ nói : "Có thể thấu hiểu nhưng nếu cảm thông thì ta phải nghĩ làm sao về đạo đức nghề nghiệp ?".
Vâng, cho dù tôi đã cố gắng bào chữa cho các anh chị luật sư trên góc nhìn thấu hiểu và cố gắng cảm thông, nhưng tôi chịu chết vì không thể bỏ qua và tự đánh lừa bản thân mình rằng tôi không quan tâm đến khía cạnh đạo đức nghề nghiệp.
Qua các điểm 1, 2, 3, 4, 3a, 3b… hay tôi có đưa ra thêm tỉ lý do nữa cũng không thể nào biện minh nỗi cho một điều duy nhất có ý nghĩa : đạo đức nghề nghiệp.
Làm bất cứ công việc nào cũng phải có đạo đức nghề nghiệp. Người nông dân trồng lúa, trồng rau có đạo đức nghề nghiệp sẽ không phun xịt thuốc bừa bãi. Người thầy cô giáo có đạo đức nghề nghiệp sẽ không ngủ gật hoặc không cố tình giảng bài qua loa trên lớp để buộc các em phải đến nhà mình đóng tiền học thêm. Lãnh đạo, quan chức chính quyền các cấp có đạo đức thì biết làm tốt công việc của mình, không tham nhũng, không cấu kết, ăn không chừa thứ gì của dân. Nhà báo có đạo đức nghề nghiệp thì phải biết đưa tin trung thực chứ không viết theo sự chỉ đạo, thậm chí bẻ cong ngòi bút của mình để phục vụ cho một nhóm người có quyền. Nhà văn có đạo đức sẽ biết phản ánh hiện thực xã hội qua trang sách chứ không phải viết những dòng thơ văn nịnh hót, tụng ca…
Và luật sư có đạo đức nghề nghiệp phải biết lập luận để bảo vệ sự vô tội của thân chủ, phải biết đấu tranh để các quyền của luật sư đã được ghi trong các bộ luật được tôn trọng và nhân phẩm người luật sư không bị coi thường trước tòa.
Vì kém hiểu biết, vì bị ngăn chặn cản trở, vì nỗi sợ, vì sự lười nhác, vì lợi ích... thì dần dần các luật sư (cũng như các chuyên gia trong các ngành nghề khác) sẽ bị thoái hóa đạo đức. Cho đến một ngày họ tự hào, vênh váo, cho rằng mình giỏi, mình khôn ngoan về những điều sai mà mình làm ra thì họ sẽ hoàn toàn đánh mất đạo đức nghề nghiệp cũng như luân lý của một con người.
Hãy hình dung một xã hội mà có nhiều người không coi trọng đạo đức nghề nghiệp, đánh mất nó thì xã hội sẽ ra sao ?
Xã hội mà ta đang sống với tràn lan thực phẩm bẩn, bệnh viện trở thành nỗi kinh hoàng bởi nhiều bác sĩ vòi tiền, trường học trở thành nơi nhồi nhét và xuống cấp về giáo dục, môi trường kinh doanh đầy rẫy sự lật lọng tráo trở lừa gạt, nơi công quyền hống hách coi dân như cỏ rác, tòa án thì cậy quyền và ngồi xổm lên pháp luật, và luật sư -người được tin cậy, là nơi bấu víu của các bị cáo và gia đình- thì sẵn sàng buông xuôi hoặc khuyên bị cáo nhận những tội mà mình không phạm... thì còn gì là luân thường, đạo lý, và người dân phải sống và hành xử như thế nào ?! Tất cả chúng ta -những con người sống trong xã hội Việt Nam ngày hôm nay- đều là nạn nhân của sự vô đạo đức nghề nghiệp của tất cả.
Muốn thay đổi ở tầm vóc vĩ mô xã hội Việt Nam, chúng ta cần một dự án chính trị đúng đắn và khả thi cho từng giai đoạn và cho lâu dài. Trước mắt, chúng ta hãy tự nhìn lại mình và suy nghĩ, phải thay đổi chính mình để qua đó thay đổi xã hội. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, với khả năng đang có, từ việc nhỏ đến việc lớn trước khi không còn cơ hội hay mọi việc trở nên quá muộn.
Việt Văn
(14/05/2018)
"Politics is too important to be left to the politicians"
(Chính trị quá quan trọng để không thể phó mặc cho chính trị gia)
John F. Kennedy, Jr.
Tại sao nhiều người Việt Nam không dám quan tâm đến chính trị ?
Vì họ cho rằng 'làm chính trị' là môt công việc quá ư nguy hiểm. Vì không hiểu chính trị là gì, hiểu sai lệch nên rất nhiều người Việt cho rằng chính trị là thủ đoạn, mưu mô, tranh đoạt, chẳng có gì hay ho. Họ sai.
Đứng lên 'làm chính trị' để trút bỏ ách cai trị và giành lại quyền quản trị đất nước, để chuyển đổi thể chế chính trị độc tài về hướng dân chủ. Ảnh minh họa Tổng thống Obama
'Làm chính trị' là nghề của một số người (ví dụ như 'làm báo') mà công việc chính của họ là cạnh tranh quyền lực để chấp chính. "Chính trị" là công việc chung của đất nước, "tranh giành" quyền lực là để thực thi một dự án chính trị chứ không phải để tham nhũng, "vinh thân phì gia". Đất nước không phải là chiến lợi phẩm để chia chác. Làm chính trị là để phục vụ xã hội, để cống hiến chứ không phải chia chác bổng lộc.
Những người trăn trở và ưu tư với đất nước có thể thành lập tổ chức, tham gia tổ chức, đưa ra các dự án chính trị tốt hơn so với kế hoạch chính trị hiện hành của chính phủ để cạnh tranh và vận động người dân ủng hộ nhằm tạo sức ép buộc chính phủ phải thay đổi từ chính sách cho đến nhượng hoặc từ bỏ quyền chấp chính hoặc bầu cử tự do.
'Quan tâm đến chính trị’ là trách nhiệm của mỗi công dân có ý thức xã hội. Chính trị gắn liền với đời sống từ chén cơm, manh áo đến triết lý giáo dục, các giá trị đạo đức, văn hóa và phương cách quản trị xã hội. Mọi chính sách của chính phủ đều liên quan đến đời sống người dân, chúng quá quan trọng nên người dân không thể "để cho đảng và nhà nước lo".
Đảng cộng sản Việt Nam cố tình dùng chính sách ngu dân, làm cho dân xa lánh chính trị và xem đó là một lãnh vực nguy hiểm. Kèm theo đó là một chính sách mị dân : "để cho đảng và nhà nước lo" quá lâu nên đa số người dân hiện nay thờ ơ, vô cảm với chính trị, nghĩa là thờ ơ, vô cảm với đời sống của chính mình, họ không biết rằng quan tâm đến chính trị là một trách nhiệm công dân. Khi có quan tâm đến chính trị thì người dân mới có thể "thể hiện thái độ chính trị".
Như trên đã viết, chính trị là đời sống, mỗi chính sách của chính phủ đều rất quan trọng với người dân nên khi chính sách đó sai lầm, chỉ phục vụ cho lợi ích của nhóm cầm quyền và sân sau, thì người dân phải thể hiện thái độ chính trị bằng cách phản đối thông qua lá phiếu, biểu tình, phát ngôn đòi thay đổi chính sách, đòi quan chức từ chức, bãi bỏ quốc hội, chính phủ, thay đổi chính quyền..
Nếu người dân không quan tâm đến chính trị thì sẽ không biết các chính sách của chính phủ đúng hay sai và không biết mình có quyền và trách nhiệm thể hiện thái độ chính trị.
Khi người dân biết quan tâm đến chính trị và thể hiện thái độ chính trị thì chính quyền khó có thể làm sai vì luôn bị giám sát. Với một nhà nước độc tài toàn trị như Việt Nam thì chính quyền rất sợ hãi khi người dân quan tâm đến chính trị.
Lý do là vì một khi người ta thực sự quan tâm đến chính trị thì bộ mặt thật của chế độ sẽ hiện ra : bất tài, gian trá, tham lam vô độ, hèn nhát với giặc và tàn ác với dân.
Một khi người dân thấy được bộ mặt thật của chế độ độc tài cộng sản thì một số có thể sẽ đứng lên 'làm chính trị' để trút bỏ ách cai trị và giành lại quyền quản trị đất nước, để chuyển đổi thể chế chính trị độc tài về hướng dân chủ.
Quan tâm đến chính trị, như vậy, không chỉ là quyền lợi mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp trí thức tinh hoa.
Việt Văn
(7/5/2018)