Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Quan điểm

14/05/2018

Lương tâm và đạo đức nghề nghiệp của các luật sư đâu ?

Việt Văn

Cách đây không lâu, tôi có một cuộc trò chuyện với một trí thức lớn tuổi về chủ đề : Các luật sư bào chữa trong các vụ án chính trị tại Việt Nam đã làm tròn vai trò, trách nhiệm của mình chưa ?

luatsu1

Buộc luật sư tố giác là tước đi quyền được bào chữa - Ảnh PLO

Trong chủ đề trên, chúng tôi thảo luận về việc các luật sư có biết, hiểu rành về Hiến pháp, luật và quy trình tố tụng hay không ? Có biết các phiên tòa chính trị tại Việt Nam là các phiên tòa vi hiến hay không ? Nếu biết, các luật sư đã làm gì để bào chữa cho các bị cáo-là nạn nhân của tình trạng vi hiến của các phiên tòa ? Nếu không biết, các luật sư có xứng đáng hành nghề ? Nếu biết mà không nói, không làm gì thì có vi phạm đạo đức nghề nghiệp ?... Hàng loạt câu hỏi được đặt ra để làm rõ xung quanh chủ đề cần thảo luận.

Như mọi khi, tôi cố gắng đặt bản thân mình vào vị trí của các luật sư ở bối cảnh Việt Nam hiện tại để thấu hiểu họ và tìm cách bào chữa hòng cảm thông. Từ góc nhìn đó, tôi cho rằng :

1. Với sự học nhồi nhét như ở Việt Nam thì không có nhiều luật sư thật sự giỏi, hiểu biết một cách thuần thục về Hiến pháp, luật. Từ đó, khi nhận bào chữa trong một vụ án chính trị thì bản thân họ cũng mơ hồ không biết đó là một phiên tòa vi hiến.

2. Bên cạnh đó, họ bị ngăn chặn, khống chế, không được tiếp xúc với thân chủ cho đến khi kết thúc điều tra. Họ chỉ được đọc hồ sơ vụ án tại chỗ chứ không được sao chụp, đem tài liệu về nhà. Một vụ án từ mấy chục cho đến hàng trăm, nghìn trang mà chỉ được đọc tại chỗ không được sao chụp, đem về nghiên cứu thì họ chẳng thể nào nắm vững hết các tình tiết để bào chữa cho thân chủ mình.

3. Giả sử họ là những luật sư giỏi, họ hiểu rành về Hiến pháp và các bộ luật, điều khoản thì họ vẫn bị cản trở về nhiều mặt :

a. Bản năng sinh tồn. Họ sợ bị ảnh hưởng đến công ăn việc làm, gia đình, tính mạng nếu khẳng khái bào chữa trong các phiên tòa chính trị. Nỗi sợ đè nặng tâm trí họ lấn át đi khả năng lập luận.

b. Tâm lý án chính trị là án bỏ túi, mình chẳng thể làm gì hơn. Thật vậy, các án chính trị ở Việt Nam luôn là án đã được định sẵn để tống giam người có các hoạt động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, môi trường, chống tham nhũng, phản biện các chính sách của chính phủ... Các luật sư có mặt trong quá trình xét xử chỉ là vật trang trí, là vật để chính quyền tuyên truyền đây là một phiên tòa có công bằng và có dân chủ khi bị cáo chính trị có quyền có luật sư.

Sự thật thì mọi lý lẽ, lập luận, chứng cứ mà các luật sư đưa ra để bào chữa cho thân chủ của mình đều bị tòa bác bỏ, không đoái hoài hay nói đúng hơn là coi khinh dù các chứng cứ lập luận có đúng, có hay đến đâu chăng nữa. Người bị xét xử biết điều đó, gia đình biết điều đó, những người có nhận thức biết điều đó nên trong các phiên tòa chính trị, cho dù các luật sư không thắng kiện, thân chủ không được trả tự do, bị kêu án nặng thì các luật sư vẫn nhận được sự thông cảm, hầu như không ai trách cứ hay đánh giá năng lực của họ. Mặc nhiên thừa nhận án.

Có những vụ án chưa đưa ra xét xử, người ta đã đoán biết án bao nhiêu năm. Cái tâm lý cứ án chính trị là xác định đi tù này bao trùm lên tất cả. Với tâm lý như thế, sự cố gắng, nếu có, của các luật sư cũng không đạt ở mức cao nhất.

4. Và có một dạng luật sư nữa : Cố tìm thỏa thuận. Đây là dạng luật sư ngay từ đầu đã thay vì tìm cách bào chữa thì lại tìm cách thỏa thuận đ thân chủ nhận tội do viện kiểm sát đưa ra hòng nhận mức án thấp.

Trong loại án chính trị tại Việt Nam, trong các phiên tòa vi hiến, các bị cáo đều vô tội bởi Điều 25 Hiến pháp.

Điều 25 Hiến pháp đã quy định rất rõ như sau : "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định".

Chỉ cần dựa vào điều 25 Hiến pháp năm 2013, ta đã đ thấy các điều 258, 88, 79... của bộ luật hình sự là hết sức mơ hồ và các phiên tòa buộc tội theo các điều luật này là vi hiến, là chà đạp nghiêm trọng quyền con người, quyền công dân và chà đạp chính Hiến pháp.

Ấy thế mà có một số luật sư không khẳng định thân chủ mình vô tội, họ lại đưa ra các phương án đ thân chủ mình chọn lựa hình thức nhận tội, phản bội lại niềm tin và lý tưởng của bản thân đ được giảm án. Điều này không đúng cho dù có một số luật sư biện minh rằng họ làm điều tốt nhất cho thân chủ của họ.

Vị trí thức lớn tuổi, sau khi nghe tôi đưa ra các quan điểm và nhận xét thì ông chỉ nói : "Có thể thấu hiểu nhưng nếu cảm thông thì ta phải nghĩ làm sao về đạo đức nghề nghiệp ?".

Vâng, cho dù tôi đã cố gắng bào chữa cho các anh chị luật sư trên góc nhìn thấu hiểu và cố gắng cảm thông, nhưng tôi chịu chết vì không thể bỏ qua và tự đánh lừa bản thân mình rằng tôi không quan tâm đến khía cạnh đạo đức nghề nghiệp.

Qua các điểm 1, 2, 3, 4, 3a, 3bhay tôi có đưa ra thêm tỉ lý do nữa cũng không thể nào biện minh nỗi cho một điều duy nhất có ý nghĩa : đạo đức nghề nghiệp.

Làm bất cứ công việc nào cũng phải có đạo đức nghề nghiệp. Người nông dân trồng lúa, trồng rau có đạo đức nghề nghiệp sẽ không phun xịt thuốc bừa bãi. Người thầy cô giáo có đạo đức nghề nghiệp sẽ không ngủ gật hoặc không cố tình giảng bài qua loa trên lớp đ buộc các em phải đến nhà mình đóng tiền học thêm. Lãnh đạo, quan chức chính quyền các cấp có đạo đức thì biết làm tốt công việc của mình, không tham nhũng, không cấu kết, ăn không chừa thứ gì của dân. Nhà báo có đạo đức nghề nghiệp thì phải biết đưa tin trung thực chứ không viết theo sự chỉ đạo, thậm chí bẻ cong ngòi bút của mình đ phục vụ cho một nhóm người có quyền. Nhà văn có đạo đức sẽ biết phản ánh hiện thực xã hội qua trang sách chứ không phải viết những dòng thơ văn nịnh hót, tụng ca

Và luật sư có đạo đức nghề nghiệp phải biết lập luận đ bảo vệ sự vô tội của thân chủ, phải biết đấu tranh đ các quyền của luật sư đã được ghi trong các bộ luật được tôn trọng và nhân phẩm người luật sư không bị coi thường trước tòa.

Vì kém hiểu biết, vì bị ngăn chặn cản trở, vì nỗi sợ, vì sự lười nhác, vì lợi ích... thì dần dần các luật sư (cũng như các chuyên gia trong các ngành nghề khác) sẽ bị thoái hóa đạo đức. Cho đến một ngày họ tự hào, vênh váo, cho rằng mình giỏi, mình khôn ngoan về những điều sai mà mình làm ra thì họ sẽ hoàn toàn đánh mất đạo đức nghề nghiệp cũng như luân lý của một con người.

Hãy hình dung một xã hội mà có nhiều người không coi trọng đạo đức nghề nghiệp, đánh mất nó thì xã hội sẽ ra sao ?

Xã hội mà ta đang sống với tràn lan thực phẩm bẩn, bệnh viện trở thành nỗi kinh hoàng bởi nhiều bác sĩ vòi tiền, trường học trở thành nơi nhồi nhét và xuống cấp về giáo dục, môi trường kinh doanh đầy rẫy sự lật lọng tráo trở lừa gạt, nơi công quyền hống hách coi dân như cỏ rác, tòa án thì cậy quyền và ngồi xổm lên pháp luật, và luật sư -người được tin cậy, là nơi bấu víu của các bị cáo và gia đình- thì sẵn sàng buông xuôi hoặc khuyên bị cáo nhận những tội mà mình không phạm... thì còn gì là luân thường, đạo lý, và người dân phải sống và hành xử như thế nào ?! Tất cả chúng ta -những con người sống trong xã hội Việt Nam ngày hôm nay- đều là nạn nhân của sự vô đạo đức nghề nghiệp của tất cả.

Muốn thay đổi tầm vóc vĩ mô xã hội Việt Nam, chúng ta cần một dự án chính trị đúng đắn và khả thi cho từng giai đoạn và cho lâu dài. Trước mắt, chúng ta hãy tự nhìn lại mình và suy nghĩ, phải thay đổi chính mình đ qua đó thay đổi xã hội. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, với khả năng đang có, từ việc nhỏ đến việc lớn trước khi không còn cơ hội hay mọi việc trở nên quá muộn.

Việt Văn

(14/05/2018)

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Việt Văn
Read 1286 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)