Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Trung Quốc chỉ sau hai tuần giữ cương vị mới. Mười bốn thỏa thuận ký kết trong dịp này, cùng với các thỏa thuận trước đây, có tầm ảnh hưởng không chỉ đối với quan hệ song phương.

viettrung1

Ông Tập Cận Bình và ông Tô Lâm duyệt đội quân danh dự tại lễ đón tại Đại sảnh đường nhân dân Bắc Kinh ngày 19/8/2024.

Tuyên bố chung Việt – Trung ngày 20/8 viết : "Vào thời đại mới, hai bên sẽ không quên nguyện ước hữu nghị ban đầu, khắc ghi sứ mệnh chung, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và thúc đẩy hiện đại hóa phù hợp với tình hình mỗi nước…" [1].

Đoạn trích dẫn khiến độc giả nhớ lại lời tiên tri của Karl Marx : "Tất cả những gì vững chắc sẽ tiêu tan như mây khói ; tất cả những gì thiêng liêng đều bị phỉ báng, và rốt cuộc, mọi người đều buộc phải nhìn nhận những điều kiện thực tế của đời sống và mối quan hệ giữa họ với nhau bằng con mắt tỉnh táo" [The Communist Manifesto]. Thật bất ngờ, trích dẫn này từ "Tuyên ngôn Cộng sản" cũng được lấy làm đề tựa cho tác phẩm "Age of Revolutions" của Fareed Zakaria, học giả - nhà báo Mỹ nổi tiếng gốc Ấn Độ, và cuốn "Thời đại của các cuộc cách mạng" ấy đang là tác phẩm bán chạy nhất hiện nay, theo The New York Times (2). Còn việc Đảng cộng sảnTrung Quốc đã chào đón tân Tổng bí thư – Chủ tịch nước Tô Lâm bằng 21 loạt đại bác, và xem Việt Nam là ưu tiên trong "ngoại giao láng giềng" của Trung Quốc, lại là câu chuyện không mấy bất ngờ. Tương tự, cũng chẳng bất ngờ tý nào khi chiều ngược lại, ông Tô Lâm coi hợp tác với Trung Quốc là "lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Hà Nội".

Sáng 19/8, theo Mạng truyền hình toàn cầu Trung Quốc, tại Đại sảnh đường nhân dân ở Bắc Kinh, Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tập Cận Bình cam kết với Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm, Trung Quốc sẵn sàng duy trì liên lạc chiến lược chặt chẽ và trao đổi cấp cao với Việt Nam, kiên quyết ủng hộ lẫn nhau, tích cực tìm cách mở rộng sức mạnh giữa "Sáng kiến Vành đai - Con đường" [BRI] và chiến lược "Hai hành lang, Một vành đai kinh tế", đẩy nhanh "kết nối cứng", là cơ sở hạ tầng đường sắt, đường cao tốc và cảng biển ; và tăng cường "kết nối mềm", là hải quan thông minh, xây dựng chuỗi cung ứng và công nghiệp an toàn và ổn định [3]. Báo Nhân Dân của Đảng cộng sản Việt Nam có phóng sự khá chi tiết về lễ đón chính thức và hội đàm cấp cao, tại đó Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm đã đề nghị Trung Quốc hỗ trợ vốn vay ưu đãi, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, đầu tư chất lượng vào các công trình cơ sở hạ tầng giao thông trọng điểm của Việt Nam ; tăng cường hợp tác đầu tư vào các lĩnh vực Trung Quốc có nhiều ưu thế như kinh tế xanh, kinh tế số. Việt Nam cũng đã chốt lại cam kết của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tập Cận Bình sẵn sàng tăng cường nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam, mở rộng các văn phòng xúc tiến thương mại tại Trung Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng nông sản chất lượng cao của Việt Nam tiếp cận thị trường Trung Quốc [4].

Theo Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn, chuyến thăm của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm là hoạt động đối ngoại đặc biệt quan trọng giữa hai nước trong năm nay. Trong khuôn khổ chuyến thăm, hai bên đã đi sâu bàn thảo về xây dựng "Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt – Trung". Hai bên đã ký kết 14 thỏa thuận là nhằm bổ sung vào hàng chục thỏa thuận đã ký năm ngoái khi ông Tập đến thăm Hà Nội. Có nhiều văn kiện hợp tác trong các lĩnh vực kiểm nghiệm – kiểm dịch, hải quan, y tế, truyền thông, hợp tác địa phương, dân sinh. Tại các cuộc trao đổi, hai bên đã đạt nhận thức chung rộng rãi về việc tăng cường hơn nữa quan hệ Việt – Trung theo "Định hướng 6 hơn" [tức Lục phương châm], cụ thể hóa các nhận thức chung và các thỏa thuận từ trước đến nay [5]. Tuy nhiên, theo tập quán bất thành văn, những gì phản ánh qua phân tích của giới học giả và chuyển tải qua truyền thông chỉ thể hiện phần nào tinh thần của cuộc hội đàm cấp cao giữa những người đứng đầu Đảng và Nhà nước mỗi bên. Ông Tập và ông Lâm gặp nhau trong bối cảnh tình hình khu vực và thế giới đang thực sự ở "giữa mùa giông bão". Vì vậy, giới quan sát tin rằng, hai vị Đảng trưởng không thể né tránh những vấn đề trong nội trị và quan hệ quốc tế của cả hai bên.

Tầm bao quát của 14 thỏa thuận nói trên phần nào phản ánh quan hệ Việt – Trung bước vào giai đoạn mới. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất, cũng như thị trường nhập khẩu lớn nhất và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Các tuyến đường sắt kết nối được cho là rất thiết yếu đối với chuỗi cung ứng, khi ngày càng có nhiều nhà sản xuất Trung Quốc chuyển hướng một số hoạt động xuất khẩu sang Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Tuy nhiên, việc Việt Nam từ nay trở thành một bộ phận trong chiến lược BRI có thể trở thành "mối bận tâm" của Hoa Kỳ và phương Tây. Bởi vì, BRI cùng với "Sáng kiến phát triển toàn cầu" lâu nay đã trở thành mô thức "Đồng thuận Bắc Kinh" – tăng trưởng dựa vào vai trò của nhà nước – hoàn toàn đối nghịch với "Đồng thuận Washington" là mô hình phát triển kinh tế dựa trên thị trường tự do và nền chính trị dân chủ, pháp quyền [6]. Hơn nữa, ở đây không chỉ liên quan đến mô hình phát triển, mà đó còn là nguồn gốc xung đột giữa hai trật tự thế giới : Không gian "Ấn Thái Dương tự do và rộng mở" [FOIP] đối chọi lại không gian "Vành đai con đường" [BRI] trên toàn cầu. Cho dù gần đây, Bắc Kinh đã buộc phải điều chỉnh quy mô trên thế giới đối với BRI.

Trở lại với chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu (Trung Quốc) Vu Hướng Đông nhấn mạnh, đây là dịp để các lãnh đao hai nước hội đàm trực tiếp, cùng lên kế hoạch nhằm thúc đẩy hơn nữa xây dựng "Cộng đồng chia sẻ tương lai Trung – Việt" có ý nghĩa chiến lược đi vào chiều sâu, thực chất… (7). Tuy nhiên, hình ảnh hai vị Nguyên thủ thưởng thức trà lần này không thấy toát lên cái không khí "trà dư tửu hậu" như thời ông Trọng sang Bắc Kinh lần trước (8). Và giới quan sát vẫn thấy khó nắm bắt được, đâu là điểm nhấn thực sự trong nghị trình ba ngày của chuyến công du được cho là khá vội vã, chỉ sau có hai tuần Tô Đại tướng được bầu vào cương vụ Tổng bí thư. Dường như chưa có một Tổng bí thư Việt Nam nào sang thăm Trung Quốc gấp gáp như chuyến công du vừa qua. Tham gia BRI bằng cách nối với "Hai hành lang, một vành đai", nhưng làm sao để không "mắc bẫy nợ" như các nước láng giềng là bài học không dễ nuốt [9]. Chưa nói, việc củng cố vị thế trong nước của ông Tô Lâm vẫn còn thời sự lúc này. Hy vọng Đại tướng Tô Lâm học tập được kinh nghiệm của ông Tập trong việc hạ bệ nhóm Giang-Chu-Bạc thế nào cũng là vấn đề đáng tham khảo, chứ không chỉ tập trung vào những câu chuyện "đầu môi chót lưỡi" dành cho truyền thông.

Hoa Kỳ và Liên Âu đang quan sát mọi động thái ngoại giao của Việt Nam lúc này. Theo các nguồn tin chưa tiện tiết lộ danh tính, ông Tô Lâm đã nhận được lời mời từ chính phủ Mỹ. Một cuộc gặp gỡ chính thức giữa tân Tổng bí thư - Chủ tịch nước với Tổng thống Joe Biden đang được lên kế hoạch dịp ông Tô Lâm sang New York dự Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân Ban Đối ngoại và Bộ Ngoại giao thiết kế chuyến sang Bắc Kinh của Tô Đại tướng sớm như vầy để kịp về chuẩn bị cho mùa "Ngoại giao Nguyên thủ" tại Liên hợp quốc vào tháng 9 tới đây. Thách thức lớn nhất của Tô Lâm là giữ cho "điểm tiếp nối" đừng đứt gẫy giữa tính liên tục và sự chuyển giao. Nếu nhấn quá nhiều về "tính liên tục", hóa ra ông là chính khách may mắn ? Nếu xuất hiện trước thế giới như biểu tượng của "sự chuyển giao", Tô Đại tướng dễ trở thành mục tiêu chỉ trích từ nội bộ. Đặc biệt là bộ phận vẫn chưa giác ngộ điều Marx cảnh tỉnh gần 200 năm trước : "Tất cả những gì vững chắc sẽ tiêu tan như mây khói ; tất cả những gì thiêng liêng sẽ bị phỉ báng, và rốt cuộc, mọi người đều buộc phải nhìn nhận những điều kiện thực tế của đời sống và mối quan hệ giữa họ với nhau bằng con mắt tỉnh táo".

Đinh Hoàng Thắng

Nguồn : VOA, 22/08/2024

Tham khảo :

(1) https://www.vietnamplus.vn/toan-van-tuyen-bo-chung-viet-nam-trung-quoc-post971575.vnp

(2) https://tapchidantri.org/download/734/

(3) https://news.cgtn.com/news/2024-08-19/Xi-Jinping-holds-talks-with-Vietnam-s-top-leader-To-Lam-in-Beijing-1wbIAtL0WNG/p.html

(4) https://nhandan.vn/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-hoi-dam-voi-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-trung-quoc-tap-can-binh-post825631.html

(5) https://www.vietnamplus.vn/chuyen-tham-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-thanh-cong-moi-phuong-dien-post971528.vnp

(6) https://kinhtetrunguong.vn/web/guest/thong-tin-quoc-te/khong-phai-xung-dot-my-trung-trat-tu-the-gioi-moi-se-duoc-qu.html

(7) https://baoquocte.vn/hoc-gia-trung-quoc-neu-bat-3-y-nghia-lon-trong-chuyen-tham-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-283172.html

(8) https://tuoitre.vn/ong-tap-can-binh-moi-tra-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-20240819160357281.htm

(9) https://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-antg/mo-xe-bri-tu-cau-chuyen-sri-lanka-i659987/

Additional Info

  • Author Đinh Hoàng Thắng
Published in Quan điểm

"Huệ Vương" chỉ là đảo cách viết, tên trước họ sau, nhưng cách đảo ngược ấy muốn gợi lên sự hanh thông cho con đường phía trước của vị đứng đầu nhánh lập pháp ? Sau năm ngày thăm Trung Quốc của ông Huệ (từ 7 đến 12/4), người Việt Nam vẫn chờ đợi sự tương hợp giữa lời nói và việc làm của Bắc Kinh.

viettrung1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch huốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ bắt tay tại Hà Nội hôm 13/12/2023 - AFP

----------------------------

Tại cuộc gặp gỡ hữu nghị nhân dân Việt – Trung chiều 9/4, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước "núi liền núi, sông liền sông, sớm sớm nghe tiếng gà gáy cùng"... Nhiều người lo lắng khi ông Huệ trích đoạn từ bài ca "đi cùng năm tháng" ấy ; may mà ông dừng lại, không "hát" tiếp "…chung một Biển Đông, mối tình hữu nghị sáng như rạng đông…" (1). Chắc là ông Huệ đã tiếp thu lời khuyên của Tập Chủ tịch nói với ông trước đấy một hôm tại Đại lễ đường, "người anh em Việt Nam nên sử dụng ‘trí tuệ chính trị’ trong việc quản lý các mối quan hệ với Bắc Kinh" (2). Ông Huệ đã dừng lại thật đúng lúc. Tuy nhiên, theo logic thông thường, đối với đợt công du dài ngày như vừa qua, ít nhất, phải chờ đến thời điểm gần cuối chuyến đi, mới có thể lấy cảm hứng để chia sẻ các trải nghiệm. Đằng này, chỉ mới một ngày sau khi đến Bắc Kinh, ông Huệ đã hồ hởi : "…hai bên đã xác lập định vị mới, nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, nhất trí xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam – Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược với nội hàm "6 hơn" (3).

Đáng chú ý, trong buổi tiếp ông Huệ ngày đầu tiên, trước cả khi lễ đón chính thức được bắt đầu tại Đại lễ đường nhân dân, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình đã nhắc lại việc lãnh đạo cao nhất hai đảng, hai nước đã nhất trí xây dựng "cộng đồng chia sẻ tương lai" có ý nghĩa chiến lược, rộng mở cho quan hệ song phương với sáu phương hướng lớn (Việt Nam gọi là "sáu hơn", Trung Quốc gọi là "Lục cá canh") : tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác quốc phòng - an ninh thực chất hơn, hợp tác thực chất sâu sắc hơn, nền tảng xã hội vững chắc hơn, phối hợp đa phương chặt chẽ hơn, bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn, đóng góp tích cực cho hòa bình, phát triển của khu vực và thế giới. Ông Tập cam kết, sẵn sàng tăng cường trao đổi kinh nghiệm có được trong quản lý đảng và đất nước, tạo điều kiện để phối hợp giữa "Sáng kiến Vành đai và Con đường" với chiến lược "Hai hành lang và Một vành đai kinh tế", đồng thời tăng cường giao lưu giữa giới trẻ, giữa các địa phương và thành phố kết nghĩa (4).

Theo truyền thông quốc tế, báo chí Việt Nam và Trung Quốc thuật lại các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo Trung Quốc với ông Huệ với các chi tiết khác nhau khá cơ bản. Bình luận của VOA ngày 12/4 cho hay, truyền thông chính thống của Việt Nam nói chung, đặc biệt, trang điện tử "Người đại biểu Nhân dân", tờ báo chính thức của Quốc hội Việt Nam nói riêng, đã bỏ qua một cách cố ý các phát biểu mang tính "huấn thị" của Tập Chủ tịch về "minh triết chính trị", về "hệ thống xã hội chủ nghĩa" cũng như về "sự nghiệp xã hội chủ nghĩa toàn cầu" mà hai Đảng và hai nước cần đóng góp. Ngay cả trước đó, báo chí Việt Nam cũng "đánh bài lờ" các thâm ý mà Ngoại trưởng Vương Nghị truyền đạt cho Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn và Trưởng ban Đối ngoại Lê Hoài Trung rằng, Việt Nam "cần cảnh giác trước các âm mưu ‘kết bè kéo cánh’ và không nên tham gia ‘các khối’ để chống lại nước khác [ở đây được hiểu là Trung Quốc] trong khu vực" (5). Và theo dư luận báo lề trái, có vẻ như chuyến đi của ông Vương Đình Huệ đến Trung Quốc dù là để thắt chặt các mối quan hệ giữa hai Đảng cộng sản, nhưng thực sự số phận chính trị của ông cũng nằm trong cuộc đối thoại ngoại giao được cho là mang tính "sống còn" trong giai đoạn tới đây đối với ông.

Nhân chuyến công du của ông Huệ, tờ Global Times, phó bản của tờ Nhân dân Nhật báo, đã gộp chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam với sự có mặt của Ngoại trưởng Nga Lavrov và một số đoàn quốc tế khác trong một xã luận. Sự giao lưu quốc tế này, theo xã luận của Ban biên tập, "tức là việc hợp tác với Trung Quốc bao gồm nhiều cuộc thảo luận, hiểu biết lẫn nhau và kết quả rõ ràng. Người Trung Quốc rất thực dụng trong cách tiếp cận khách đến nhà, và nếu ủng hộ hay phản đối điều gì đó, chúng tôi luôn hướng đến những hành động và tâm lý nhất định, chứ không bao giờ nhắm mục tiêu vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào, hoặc gán cho họ là kẻ thù. Vì vậy, vòng bạn bè của chúng tôi ngày càng lớn mạnh và "ai đến [Trung Quốc] đều là khách" (6). Phải chăng đây là triết lý đối ngoại mới "Thân, Thành, Huệ, Dung" (thân thiện, chân thành, cùng có lợi, bao dung) để thay thế "ngoại giao chiến lang" khét tiếng một thời ? Hãy chờ hành động trên thực địa của Trung Quốc ở Biển Đông và trong giao lưu với các tỉnh biên giới phía Bắc, người Việt Nam sẽ có dịp trải nghiệm sự tương hợp giữa lời nói và việc làm của Bắc Kinh.

Đón ông Huệ trở lại Hà Nội hôm 12/4 là bản Thông cáo báo chí về việc "Huệ Vương" – đảo cách viết, tên trước họ sau để gợi lên sự hanh thông cho con đường phía trước của vị đứng đầu nhánh lập pháp – "kết thúc tốt đẹp" chuyến thăm chính thức Trung Quốc (7). Nhưng rõ ràng, văn bản ngoại giao sáo rỗng từ đầu đến cuối ấy có lẽ chẳng mấy ai quan tâm. Ngược lại cư dân mạng đang lên "cơn sốt" về bài thơ "Lặng lẽ hoa Tràm" xuất hiện từ mấy ngày trước trên tờ VietnamNet vừa được ai đó ra lệnh dỡ xuống đúng ngày Vương Chủ tịch về đến sân bay Nội Bài. Thật ra, như Thoibao.de bình luận, đây chỉ là một bài thơ vô thưởng vô phạt, không ám chỉ ai, và lại càng không liên quan đến chính trị. Nhưng chính vì nó bị gỡ, nên mới được cộng đồng mạng thổi bùng lên như một đám cháy ! Tin đồn không rõ nguồn và khó kiểm chứng. Tuy nhiên, việc tin đồn nổi lên cùng lúc với "người bị dính tin đồn" đang trong vòng đấu quyền lực ở cung đình, thì lại trở thành "tin khả tín". Bởi người dân đã quá rành khi các phe cánh ở Ba Đình lợi dụng mạng xã hội để hạ uy tín lẫn nhau, của các "đại thần" trong triều đình Cộng sản lâu nay (8).

Trần Hiếu Chân

Nguồn : RFA, 14/04/2024

Tham khảo :

(1) https://bcdcnt.net/bai-hat/viet-nam-trung-hoa-5756.html

(2) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3gv6199j7eo

(3) https://dantri.com.vn/xa-hoi/chu-tich-quoc-hoi-vuong-dinh-hue-chia-se-y-nghia-chuyen-tham-trung-quoc-20240409192818285.htm

(4) https://www.bbc.com/vietnamese/articles/c3gv6199j7eo

(5) https://www.voatiengviet.com/a/bang-giao-viet-trung-co-ti%CC%81ch-moi-di%CC%A3ch-nen-tuo%CC%80ng-/7566283.html

(6) https://www.globaltimes.cn/page/202404/1310378.shtml

(7) https://quochoi.vn/tintuc/Pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?ItemID=86190

(8) https://thoibao.de/blog/2024/04/12/hoa-hue-duc-da-tu-thu-hoa-tram-la-hoa-cua-chu-tich-quoc-hoi

Additional Info

  • Author Trần Hiếu Chân
Published in Quan điểm

Không ai chọn được láng ging, nhưng ai cũng có quyn chn cách chơi vi láng ging ca mình.

viettrung2

Ông Trọng tiếp ông Tp ti Hà Ni.

"Quan hệ hu ngh" Toracanxi - Hopantomola

Những ai hâm m Aziz Nesin, nhà văn trào phúng ni tiếng thế giới người Th Nhĩ Kỳ, hn đu biết đến câu chuyn "Quan hệ hu ngh" của ông. Ni dung câu chuyn là v mi quan h gia Toracanxi và Hopantomola, hai quc gia láng ging có mi thâm thù với nhau và luôn trong tình trng sn sàng chiến tranh.

Căm ghét và thù địch là cm xúc chi phi nhng gì mà th tướng Toracanxi và quc vương Hopantomola cùng ni các ca h dành cho nhau. Th tướng Phoxica thì ch ước ao làm sao tóm được "thng súc sinh khốn nn" Madragan IV đ "moi gan hn ra", còn vua Madragan IV thì th s lt da k thù ngay lp tc nếu cái "thng Phoxica khn kiếp" y rơi vào tay ông.

Tuy nhiên, đó là thái độ mà c hai bên đu che du k bên trong, và ch thoi mái bc l giữa bốn bc tường ca phòng hp ni các ti th đô mi nước. Còn bên ngoài, b ngoi giao hai nước vn dùng nhng m t cao đp nht trên thế gian khi mô t mi quan h ca h.

Hai bên đều tn dng mi cơ hi, t dp sinh nht đa cháu ni quc vương Hopantomola cho đến s kin con trai út th tướng Toracanxi mc răng, đ trao cho nhau nhng thông đip ngoi giao thm tình hu ngh nht có th.

Tuy nhiên, cứ sau mi bc đin, gung máy chiến tranh ca mi bên li được nhn thêm mt bước.

Và cơn mưa nhng li chúc tụng qua li đó ch chm dt vào đúng "đim nút" ca câu chuyn : lnh tn công k thù ca quc vương Hopantomola chưa kp trin khai thì th tướng Phoxica đã chơi bài "tiên th h vi cường", cho quân đi Toracanxi khai ho trước !

"Mối tình hu ngh" Việt - Trung

Bề ngoài thì mi quan h gia Vit Nam và Trung Quc cũng không khác "quan h hu ngh" gia hai quc gia Toracanxi và Hopantomola là my.

Trong khi hàng ngàn năm qua, Trung Quốc chưa bao gi t b dã tâm thôn tính di đt phương Nam hình ch S thì hầu hết người Vit cũng coi quc gia láng ging phương Bc "va to xác, va xu bng" là k thù truyn kiếp ca dân tc. (Không ch nhng lãnh t như Mao Trch Đông hay Tp Cn Bình mi mang cung vng bá ch thiên h, mà ngay c đám du khách Tàu lếch thếch đến Vit Nam cũng đã coi di đt phương Nam này như là phn lãnh th m rng ca h.)

Tuy nhiên, trên phương din ngoi giao thì mi chuyn li khác.

"Sắc thái ch đo" trong nhng "thông đip ngoi giao" mà Toracanxi và Hopantomola gi cho nhau cũng được th hin trong các bn tuyên b chung gia Vit Nam và Trung Quc mi khi lãnh đo cp cao bên này sang thăm bên kia. Quan trng hơn, bên cnh vic vch ra phương hướng cho mi quan h gia hai nước, các bn tuyên b chung Vit - Trung còn nêu lên những ni dung hp tác c th, nhm hin thc hoá phương hướng quan h đó.

Cả Toracanxi ln Hopantomola đu coi các thông đip ngoi giao ca đi phương là vô giá tr, bi không nhng hai bên đu "đi guc trong bng" nhau, mà điều ct yếu là ni các mi bên đu luôn đng lòng coi phía bên kia là k thù ca dân tc mình.

Tương t, Bc Kinh chưa bao gi coi trng nhng gì h đã ký kết vi Hà Ni, bi cho dù trong ni b h có th đu đá tranh giành quyn lc mt cách quyết liệt, thậm chí mt mt mt còn, song mt khi vn đ Vit Nam được nêu ra thì gia h hu như không có s khác bit nào. Lý do tht đơn gin : h cùng chia s dòng máu "h Bành" vn đã chy trong huyết qun Hán tc t ngàn xưa đến nay.

Tuy nhiên, về phn mình, Hà Nội li không được như vy. Trong khi hu hết người Vit đu nhìn v phương Bc vi ánh mt đy ng vc, cnh giác thì trong ban lãnh đo cộng sản Việt Nam li luôn có nhng k hoc đã b Trung Nam Hi kim soát, thao túng, hoc đã b đng Yuan làm cho m mt. Vì thế, Hà Ni luôn b chia r trong chính sách đi phó vi Trung Quc, k luôn chc ch cơ hi đ nut chng không ch toàn b Bin Đông mà c Vit Nam.

Trong bối cnh đó, các bn tuyên b chung Vit - Trung không nhng hoàn toàn không phi là m giy ln, mà ngược li, còn tim n nhng him ho khôn lường vi vn mnh dân tc. Nó vn dĩ đã nguy him nếu người ký kết b Bc Kinh dt mũi thì li càng nguy him nếu người thc hin b đi phương khng chế, thao túng.

Và tình thế Vit Nam hin nay

Kể t khi Nguyn Văn Linh đưa Vit Nam vào qu đo Đi Hán vi câu phát ngôn bt h "Dù bành trướng thế nào Trung Quc cũng là mt nước xã hi ch nghĩa", các đi Tổng bí thư ca Đng cộng sản Việt Nam đu hoc t nguyn làm tay sai cho Bc Kinh (Nguyn Văn Linh và Đ Mười) hoc b Trung Nam Hải khng chế, thao túng ri biến thành tay sai theo cách này hay cách khác (Lê Kh Phiêu, Nông Đức Mạnh và Nguyễn Phú Trng).

Trong hệ thng chính tr Vit Nam, mc dù Tổng bí thư là nhà lãnh đo ti cao, nhưng quyn hành pháp li gn như nm trn trong tay Th tướng Chính ph. Nghĩa là, tuy trong mi quan h vi Trung Quc, Tổng bí thư là người có tiếng nói quyết đnh v đường li, phương hướng, song vic trin khai đường li, phương hướng đó, cũng như vic hin thc hoá nhng tho thun hp tác c th trong các bn tuyên b chung gia lãnh đo hai nước, li chu nh hưởng rt ln, thm chí trong nhiu trường hp là quyết đnh, bi lp trường ca người đng đu b máy hành pháp.

Nếu các bn tuyên b chung Vit - Trung xưa nay luôn được Hà Ni thc hin đúng thì có thể nói Vit Nam đã tr thành "mt b phn không th chi cãi ca Trung Quc" t lâu. Tuy nhiên trên thc tế, điu đó đã không xy ra, mà lý do ch yếu là : ngoài mt s người trong ban lãnh đo Vit Nam (B Chính tr) không b Bc Kinh dt mũi, trong các đi th tướng k t sau Hi ngh Thành Đô đến nay (Võ Văn Kit, Phan Văn Khi, Nguyn Tn Dũng và Nguyn Xuân Phúc – ít nht là ti thi đim này) thì ch duy nhNguyễn Tn Dũng là b Trung Nam Hi khng chế, thao túng. (Giai đoạn Nguyn Tn Dũng làm Th tướng cũng là giai đon mà Việt Nam b "Hán hoá" nng n nht, đặc bit là trên phương din kinh tế.)

Điều này gii thích ti sao mc dù trong bTuyên bố chung Việt - Trung ngày 3/12/2001 nhân chuyến thăm Trung Quc ca Nông Đc Mnh đã nêu rõ là hai bên "nht trí s tích cc thúc đy các doanh nghip hp tác lâu dài trên d án bauxite nhôm Đc Nông", nhưng cũng phi đến khi "đng chí X" lên thay Phan Văn Khi thì người đng đu chính ph Vit Nam mới qu quyết rng vic khai thác bauxite ti Tây Nguyên là "ch trương ln ca Đng và Nhà nước", trong khi Nông Đc Mnh vn là Tổng bí thư.

Sau khi Chủ tch nước Trn Đi Quang (thủ lĩnh nhóm chng Tàu trong b máy kể t gia năm 2013 đến nay) b tht thế vì dính líu đến v Trnh Xuân Thanh đào thoát khỏi Vit Nam, Th tướng Nguyn Xuân Phúc đã rng đường hơn trong cuc chy đua đến ngôi v s 1, song đng thi ông cũng chông chênh hơn trong cuc chiến chng li "nhóm li ích Tàu" trong b máy do cặp bài trùng Hoàng Trung Hi - Nguyn Phú Trng cầm đu, vi s hu thun hết mình ca Bc Kinh.

Hy vọng là người đng đu chính ph Vit Nam hin nay sẽ không "sp by" vì tham vọng quyn lc ca mình, đ ri chưa kp hin thc hoá gic mơ Tổng bí thư thì đã tr thành con ri trong tay các ông ch Trung Nam Hi, nhng k vn là "bc thy" thiên h v mưu ma chước qu. Nếu điu đó xy ra, đt nước s li đng trước nhng him ho khôn lường.

Lê Anh Hùng

Nguồn : VOA, 15/11/2017

Published in Diễn đàn