Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Dù vẫn còn một ít kết quả chưa được công bố và cuộc tái bầu cử runoff thứ nhì cho chiếc ghế Thượng viện tại tiểu bang Georgia vào đầu tháng12 tới, cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022 tại Hoa Kỳ xem như đã kết thúc. Nếu làn sóng đỏ của phía Cộng hòa không có được kết quả như dự đoán hay theo mong đợi từ đảng này thì ngược lại, việc đảng Dân chủ  thắng thêm chiếc ghế Thượng Viện cùng các ghế Thống đốc tiểu bang trước tình trạng lạm phát gia tăng và tổng thống đương nhiệm bị sụt giảm mức ủng hộ là một cuộc ngược dòng đáng kể.

midterms1

Sinh viên tình nguyện giúp đỡ tại một sạp khuyến khích bỏ phiếu trong khuôn viên trường Đại học Central Florida ở Orlando, Florida [John Raoux/AP Photo]

Chiến thắng này phải được ghi công cho những cử tri trẻ thuộc thế hệ Z đã dành những lá phiếu của họ cho phía Dân chủ, dẫn đến thắng lợi của đảng này.

Các định nghĩa về "Generation Z" (ngắn gọn là Gen Z) xem những thanh thiếu niên sinh từ những năm cuối thập niên 1990s hay đầu thế kỷ 21. Chính xác hơn theo tổ chức Pew Research Center là những em sinh từ 1997-2012 , tức trong độ tuổi từ 10-25 hiện nay là thuộc thế hệ này. Một phần nhóm này là những cử tri bắt đầu đủ tuổi bỏ phiếu theo luật định từ cuộc bầu cử tổng thống Mỹ từ năm 2016 cho đến nay. 

Đây là nhóm cử tri có tỉ lệ tham gia bầu cử thấp nhất, trung bình chỉ trên dưới 30% các cử tri đủ điều kiện thuộc nhóm này. Tuy nhiên cử tri nhóm Gen Z này chiếm khoảng 12% tổng số cử tri chung đã tham gia bỏ phiếu nên tính ra số phiếu thật sự thì cũng khoảng trên dưới 10 triệu lá phiếu trong cuộc bầu cử năm nay, đủ để làm thay đổi cán cân chính trị và quyền lực của chính trường nước Mỹ. 

Các thăm dò hậu bầu cử năm nay cho thấy nhóm cử tri này đã bỏ phiếu áp đảo cho phía đảng Dân chủ tại Hoa Kỳ, dù có sút giảm đôi chút so với đôi cuộc bầu cử trước, tuy nhiên họ đã góp phần giúp cho các ứng viên Dân chủ chiến thắng tại một số cuộc tranh đua không thể dự đoán trước kết quả vì tỉ lệ cách biệt chỉ là những lá phiếu rất nhỏ. 

Tại Pennsylvania, thế hệ Z và một số cử tri thuộc nhóm Thế hệ Thiên niên kỷ (Generation Millennial hay Gen Y, sinh từ 1981-1996 ) đầu tiên, nhóm dưới 30 tuổi đã bỏ phiếu áp đảo cho ứng cử viên John Fetterman của đảng Dân chủ với tỉ lệ 70% so với chỉ 28% cho ứng viên Mehmet Oz của Cộng hòa, theo CIRCLE tường trình. Các số liệu về những cuộc tranh đua đầy khó khăn giữa hai đảng như tại Arizona, Nevada, Winscosin... cũng có sự góp sức của Gen Z vào kết quả chung cuộc. Nhìn chung, các cuộc thăm dò hậu bầu cử cho biết đã có 63 % cử tri nhóm dưới 30 tuổi đã bỏ phiếu cho các ứng viên đảng Dân chủ.

Lá phiếu của họ đã giúp đưa đại diện đầu tiên của Gen Z vào Quốc hội Hoa Kỳ nói riêng với tân dân biểu Hạ Viện Maxwell Frost trong nhiệm kỳ tới. Frost, 25 tuổi đã thắng cử tại Florida sẽ là dân biểu trẻ nhất tại Quốc hội Hoa Kỳ nhiệm kỳ tới, tròn 25 tuổi để được vào Quốc hội theo luật định. 

midterms0

Nhóm Gen Z này nhìn nhận vấn đề xã hội một các bình đẳng và khoáng đạt hơn trong các vấn đề chủng tộc, di dân, giới tính, phá thai...

Tại sao Gen Z ủng hộ các chính sách của các ứng viên đảng Dân chủ ?

Là những cử tri trẻ, nhóm Gen Z này nhìn nhận vấn đề xã hội một các bình đẳng và khoáng đạt hơn trong các vấn đề chủng tộc, di dân, giới tính, phá thai... Họ được giáo dục để nhận thức sự quan trọng của nền tảng khoa học kỹ thuật nên khó dành lá phiếu của mình cho những ứng viên phủ nhận khoa học, xem nhẹ vấn đề biến đổi khí hậu, dịch bịnh, thuốc chủng ngừa. Họ không muốn thấy một xã hội bạo lực, vốn xảy ra những vụ bắn người hàng loạt trong trường học, nên muốn súng đạn được kiểm soát. Họ muốn có những người đại diện có phẩm cách và hâm mộ những người có lý tưởng và mang tinh thần phục vụ. Đó là một vài lý do có thể kể ra chưa đầy đủ.

Mặt khác, nhóm Gen Z nghiêng về đảng Cộng hòa dù đi theo các nguyên tắc và giá trị thuộc đảng Cộng hòa nhưng họ cởi mở, ôn hòa và không bảo thủ hay cực đoan như các thế hệ trước. Nhóm này cũng có thể bỏ phiếu cho ứng viên mà họ cảm thấy xứng đáng hơn là chỉ bỏ phiếu theo liên đới đảng phái.  

Ngay sau cuộc bầu cử, một số chính khách đảng Cộng hòa lẫn một số nhà truyền thông cánh hữu đã nhận ra điều này nên đòi phải nâng độ tuổi cử tri lên 21 tuổi. Thậm chí một nhà dẫn chương trình truyền thanh là Peter Schiff còn đòi tăng đến 28 tuổi. 

Những người này lý luận rằng nhóm Gen Z "bị tẩy não", chưa thật sự ra đời, chưa đối diện những khó khăn thật sự của đời sống để có thể thấu đáo những ảnh hưởng chính trị đến cuộc sống của họ. Tất nhiên đây chỉ là những phản ứng, suy nghĩ nhất thời của những người đưa ra vì hiến pháp Hoa Kỳ quy định độ tuổi cử tri là 18 tuổi.

Để hiểu hơn về thế hệ này có đủ chín chắn hay chưa thì có thể xem qua vài khảo sát từ Ủy ban Dân số Hoa Kỳ. Theo các khảo sát này, đây là thế hệ có học vấn cao hơn các thế hệ trước và tỉ lệ ghi danh vào đại học sau trung học cũng cao hơn. Thăm dò Deloitte Global 2021 còn cho thấy nhóm này đóng góp từ thiện, tham gia vào các hoạt động thiện nguyện và dự phần xã hội dù ngoài đời hay trên mạng xã hội với một tỉ lệ khá cao, trên 50%. Trong đó đến 30% nhóm này cho biết họ đã từng tham gia vào các cuộc tuần hành, biểu tình phản đối những vấn đề liên quan đến bất bình đẳng xã hội, nhân quyền, môi trường.  

Họ cũng là nguồn nhân công năng động, có học vấn và chuyên môn cho thị trường lao động Hoa Kỳ, đồng thời là tương lai của nước Mỹ.

Dân biểu Trâm Nguyễn, Phó Chủ tịch Ủy ban Phát triển Việc làm và Nhân công tại Quốc hội Massachusetts và là một dân biểu đảng Dân chủ vừa tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba bày tỏ rằng, bà rất phấn khích khi nhìn thấy Gen Z dự phần nhiều hơn. Bà hy vọng khi một nửa còn lại của nhóm này chính thức đủ tuổi bầu cử thì ảnh hưởng từ nhóm này đến chính trị Hoa Kỳ còn sẽ gia tăng hơn. 

Bà cũng cho biết rằng, bà cùng các nhân viên vẫn luôn gắn kết cùng Gen Z và sẽ tiếp tục thực hiện điều này trong nhiệm kỳ tới khi đang hợp tác cùng các tổ chức công dân, đến nhiều trường học địa phương nói chuyện với học sinh về các vấn đề công dân, cũng như mang ý định sẽ mở rộng các cuộc thuyết trình về tầm quan trọng của các cuộc bầu cử và sự tham gia vào chính trường đến các sinh viên đại học.

Trong khi mọi lá phiếu đều bình đẳng và có giá trị như nhau thì điều không thể phủ nhận là sự ủng hộ của giới trẻ Gen Z đã giúp đảng Dân chủ chiến thắng. 

Có lẽ những nhà chiến lược của hai đảng sẽ có những kế hoạch để thu hút nhóm cử tri này về mình trong các cuộc bầu cử tương lai tại Hoa Kỳ thay cho việc giới hạn ảnh hưởng của họ.

Nhã Duy 

(20/11/2022)

Published in Diễn đàn

Mỹ : Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ bắt đầu với thách thức chính trị đối với Joe Biden

Thùy Dương, RFI, 08/11/2022

Ngày 08/11/2022, cả nước Mỹ chính thức bước vào các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ để bầu lại toàn bộ Hạ Viện, 1/3 thượng Viện và một số cơ quan chính quyền địa phương. Đây là kỳ bầu cử được cho là có tác động lớn đến cách thức lãnh đạo chính phủ của tổng thống Joe Biden trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ. Vả lại, cuộc bỏ phiếu này cũng tác động đến tương lai chính trị của cựu tổng thống Donald Trump.

baucu01

Người dân bỏ phiếu sớm tại Trung Tâm Westside Skill, ngày 31/10/2022, tại Baltimore, Hoa Kỳ. AP - Julio Cortez

Theo AFP, 7 giờ sáng, giờ địa phương, trên khắp nước Mỹ các phòng phiếu đã mở cửa để cử tri trực tiếp thực hiện quyền công dân của mình tại các địa điểm bỏ phiếu.

Theo truyền thống ở Hoa Kỳ, cuộc bầu cử chính thức mở ra vào ngày thứ Ba tuần đầu tiên của tháng 11. Tuy nhiên một số lượng lớn cử tri đã bỏ phiếu sớm nhiều ngày qua bưu điện, hoặc các phòng phiếu mở cửa cách nay nhiều ngày. Nếu như thách thức chủ yếu là giành đa số ở hai viện Quốc Hội thì cuộc bầu cử này còn ẩn chứa một nguy cơ khác là tranh cãi về kết quả bầu cử.  

Thông tín viên Guillaume Naudin, từ Washington tường trình :

Hơn 42 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu sớm, hoặc qua bưu điện, hoặc trực tiếp đến bỏ phiếu bầu vào các thùng được chuẩn bị sẵn hay tại những điểm bầu cử đã mở cửa từ nhiều ngày trước, tùy theo một số bang. Đó là việc làm quen thuộc nhưng cũng có thể gây tranh cãi.

Ít nhất tại ba bang, trong đó có những bang quyết định, đảng Cộng Hòa đã nộp khiếu nại yêu cầu một số phiếu bầu không được tính. Phiếu bầu qua bưu điện thực ra vẫn nổi tiếng là có lợi cho cho phe Dân chủ. Một số người của phe Cộng hòa, những người vẫn khẳng định cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 là gian lận, đã cho biết sẽ không thừa nhận kết quả nếu họ không thắng.

Cần phải nói, nhìn chung các kỳ bầu cử giữa kỳ thường có kết quả bất lợi cho tổng thống đương nhiệm. Sau cú bứt phá hồi mùa hè liên quan đến hủy luật nạo phá thai, phe Dân chủ dường như đang gặp bất lợi. Phe Cộng hòa đã thành công khi đặt chủ để tranh cử vào lạm phát và tội phạm. Có vẻ như họ đang giành ưu thế. Nhưng ở tỷ lệ nào thì hôm nay các cử tri sẽ quyết định.

Cuộc vận động tranh cử ở hai phe Dân chủ và Cộng hòa diễn ra cho đến tận ngày hôm qua, với hai cuộc mít tinh lớn của tổng thống đương nhiệm Joe Biden tại bang Maryland và cựu tổng thống Donald Trump ở Ohio. Trong khi ông Joe Biden kêu gọi cử tri bằng lá phiếu của mình bảo vệ nền dân chủ thì Donald Trump úp mở sẽ ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ sắp tới vào năm 2024. Ông hứa hẹn sẽ có thông báo quan trong vào ngày 15/11 tới.

Thùy Dương

**************************

Bầu cử giữa kỳ Mỹ : Arizona, bang chiến lược đối với cả hai đảng ?

Minh Anh, RFI, 08/11/2022

Cùng với Ohio, Georgia và Pennsylvania, bang Arizona nằm trong số bốn bang được theo dõi sát sao trong cuộc bầu cử giữa kỳ. Chính tại bang này, những nhân vật, chính khách hàng đầu, như đệ nhất phu nhân Jill Biden, cựu tổng thống Barack Obama, cựu tổng thống Donald Trump đã lần lượt ghé qua để hậu thuẫn các ứng viên của mình.

>baucu1

Một người bỏ lá phiếu vào thùng thư ở Mesa, Arizona, Hoa Kỳ, ngày 07/11/2022. AP - Matt York

Chính tại bang này, chính xác tại quận Maricopa, ở Phoenix, một trong những điểm bỏ phiếu mà ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 đã tuyên bố là kết quả đã bị gian lận. 

Từ Phoenix, đặc phái viên đài RFI, Thomas Harms giải thích : 

"Tại bang Arizona vào năm 2020, Joe Biden đã hơn Donald Trump 10.000 lá phiếu, tức nhỉnh hơn có 0,3%. Do vậy, phe Cộng hòa muốn phục thù, và có ý định biến bang này thành hậu cứ. Trong vòng 70 năm, bang này chỉ có hai lần bỏ phiếu cho đảng Dân chủ chiếm đa số. 

Cuộc chiến hiện nay do bà Kari Lake tiến hành. Cựu phóng viên kênh truyền hình Fox New trong vòng hai thập niên giờ là phát ngôn viên cho phe chống tiêm ngừa, chống đeo khẩu trang, chống phá thai. Bà được ví như là một "Trump" phái nữ và hy vọng trở thành thống đốc bang. 

Kari Lake phản đối kết quả cuộc bầu cử năm 2020, và không cho biết có chấp nhận kết quả cuộc bỏ phiếu giữa kỳ lần này hay không. 

Một cuộc bỏ phiếu khác cũng được chính quyền ở Washington theo dõi kỹ, đó là chiếc ghế thượng nghị sĩ. Ứng viên đảng Dân chủ Mark Kelly, một phi hành gia, từng trúng cử năm 2020 với chỉ hơn 80 ngàn phiếu, sau khi thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain qua đời. Nếu ông Kelly thất cử, đa số ở Thượng Viện ngay lập tức nghiêng về phía đảng Cộng hòa. 

Và một cuộc bầu cử nhỏ khác cần phải theo dõi tại bang Arizona, đó chính là chiếc ghế tổng chưởng lý (người đứng đầu cơ quan Tư Pháp của bang). Vị trí này có ý nghĩa chiến lược cho cuộc bầu cử vì tổng chưởng lý có quyền phản đối kết quả bầu cử. Tuy nhiên, ứng viên đảng Cộng hòa, Abe Hamadeh vẫn luôn khẳng định rằng cuộc bầu cử năm 2020 đã bị đánh cắp. Vị trí này rất có thể có một tiếng nói quan trọng cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2024".

Minh Anh

****************************

Tài phit Nga tha nhn can thip bu c M

Reuters, VOA, 08/11/2022

Doanh nhân Nga Yevgeny Prigozhin ngày 7/11 tuyên b đã can thip vào các cuc bu c M và s tiếp tc làm như vy trong tương lai. Đây là s tha nhn đu tiên như vy t mt nhân vt b Washington nêu tên là âm mưu gây nh hưởng đến chính tr M.

baucu2

Tỷ phú người Nga Yevgeny Prigozhin. Ảnh: AP

Trong bình lun đăng bi dch v báo chí ca công ty Concord ca ông trên trang VKontakte ca Nga tương đương Facebook, ông Prigozhin nói : "Chúng tôi đã can thip (trong các cuc bu c Hoa K), chúng tôi đang can thip và chúng tôi s tiếp tc can thip mt cách cn thn, chính xác, t m theo cách riêng ca mình vì chúng tôi biết cách làm".

Phát biu ca đng minh thân cn vi Tng thng Nga Vladimir Putin được đưa ra trước thm cuc bu c gia k M, đáp yêu cu bình lun t mt trang tin ca Nga.

Ông Prigozhin nói : "Trong quá trình phu thut chính xác, chúng tôi s loi b c thn và gan cùng mt lúc", nhưng không gii thích rõ v nhn xét khó hiu này.

Ông Prigozhin là nhân vt thường được gi là u bếp ca ông Putin" vì công ty cung cp thc phm ca ông điu hành các hp đng vi Đin Kremlin. Ông đã chính thc b cáo buc tài tr cho các t chc gây ri trên mng có tr s ti Nga nhm tìm cách nh hưởng đến chính tr Hoa K.

Vào tháng 7, B Ngoi giao Hoa K đã treo thưởng lên ti 10 triu đô la cho thông tin v ông Prigozhin liên quan đến "can thip vào cuc bu c ca Hoa K". Ông ta b Hoa K, Anh và Liên hip Châu Âu chế tài.

Prigozhin, người tng ngi tù 9 năm thi Liên Xô vì ti trm cướp và các ti danh khác trước khi bt đu kinh doanh trong nhng năm 1990, lâu nay không xut hin rm r. Nhưng năm nay, ông đã lên tiếng nhiu hơn, bao gm c vic ch trích các hot đng ca các tướng lĩnh Nga Ukraine.

Vào tháng 10, sau cuc phn công thành công ca Ukraine khu vc Kharkiv, ông Prigozhin kêu gi tước huy chương các ch huy quân s ca Nga và y h ra trn vi vũ khí tn công và đôi chân trn".

Công ty Wagner

Vào tháng 9, ông tha nhn đã thành lp công ty đánh thuê Wagner liên kết vi Đin Kremlin, đang hot đng Syria, Châu Phi và Ukraine. Ông Prigozhin trước đó đã kin các nhà báo vì đã đưa tin rng ông có liên h vi Wagner.

Th sáu tun trước, Wagner đã m mt trung tâm công ngh quc phòng St Petersburg, mt bước tiến xa hơn ca ông Prigozhin đ làm ni bt các uy tín quân s ca ông.

Moscow không giu giếm s kin rng h mun Hoa K chm dt h tr quân s cho Ukraine và gây áp lc buc Kyiv phi đt được mt tha thun hòa bình vi Nga hu dn đến nhượng b lãnh th.

Trong lúc truyn thông nhà nước Nga đã dành s khinh mit đi vi Tng thng Joe Biden và Đng Dân ch v mi th, t h sơ kinh tế đến chính sách Ukraine, các chuyên gia chính sách đi ngoi thân cn vi Đin Kremlin không cho rng cuc bu c gia nhim k ngày 8/11 ti M s nghiêng v phía có li cho Nga.

Mc dù mt s đng viên Cng hòa M phn đi vic tiếp tc vin tr quân s cho Ukraine, nhưng quan đim t Moscow là vin tr s tiếp tc đ vào bt k ông Biden có mt quyn kim soát Quc hi hay không.

Ông Fyodor Lukyanov, biên tp viên ca tp chí Nga trong các Vn đ Toàn cu, nói vi cng thông tin trc tuyến rbc.ru rng : "Quc hi cũ s ngi đến tháng 1 và s thông qua mt gói vin tr quân s khá nghiêm túc (vin tr quân s cho Ukraine) trước khi kết thúc".

"Khi đó, nhiu kh năng s có các cuc đàm phán phc tp và kéo dài hơn (v vin tr). Có l vin tr như vy s ít thường xuyên hơn mt chút. Nhưng v cơ bn quan đim đng thun là Nga nên b làm suy yếu càng nhiu càng tt bng cách h tr Ukraine".

Bình lun v nhng âm mưu tung tin tht thit ca Nga nhm gây nh hưởng cuc bu c M, ông Sam Greene, giáo sư chính tr Nga ti Đi hc King London, cho biết ông nghĩ mc tiêu là c gng đnh hình chương trình ngh s v Ukraine mà đng Cng hòa ca M s theo đui sau cuc b phiếu.

Ông Greene viết trên Twitter : "(Mc đích là) khiến căn c (Đng Cng hòa) kêu gi rút bt s ng h ca Hoa K đi vi Ukraine".

Nhưng ông cho rng đó là mt yêu cu khó thc hin vì Đng Cng hòa thiếu quan đim hp nht v cuc chiến Ukraine.

"Mt na mun ch trích mnh m ông Biden vì ng h Ukraine, na còn li là vì cho rng chưa ng h đ cho Ukraine", ông Greene nói.

Nguồn : VOA, 08/11/2022

***************************

Mỹ : Bóng dáng cuộc đấu tay đôi Biden-Trump trong cuộc bầu cử giữa kỳ

Anh Vũ, RFI, 07/11/2022

Chiến dịch vận động bầu cử giữa nhiệm kỳ 2022 tại Hoa Kỳ được ghi dấu ấn bằng sự xuất hiện bất bình thường của cựu tổng thống Donald Trump cũng như của tổng thống đương nhiệm Joe Biden. Cuộc bỏ phiếu lần này giống như một cuộc trưng cầu dân ý kép cho hai ông Biden-Trump.

baucu3

Ảnh ghép : Hai đối thủ cựu tổng thống Donald Trump và đương kim tổng thống Mỹ Joe Biden. AP

Có một chút không khí của năm 2020 ở năm 2022 này. Ngày 08/11 tới, nước Mỹ sẽ bước vào cuộc bầu cử giữa kỳ : Đây là cuộc bầu cử lập pháp và một số cơ quan chính quyền địa phương, cho phép tổng kết đánh giá kết quả nửa đầu nhiệm kỳ của tổng thống đương quyền. Tuy nhiên, trong số các chủ đề xuất hiện trên trang nhất báo chí Mỹ, không ít vấn đề liên quan đến Donald Trump cũng như là Joe Biden được đặt ra.

Theo thông lệ, một khi đã rời khỏi căn phòng Bầu Dục ở Nhà Trắng rồi thì các cựu nguyên thủ Mỹ vẫn thường khá im hơi lặng tiếng. Họ thường thích các kỳ nghỉ dưới ánh mặt trời, các hội nghị được trả tiền hậu hĩnh hay lo lập thư viện tổng thống hơn là các ồn ào chính trị ở Washington.

Từ khi thất bại trong kỳ bầu cử 2020 mà ông cũng chưa hề thừa nhận, vị tỷ phú tổng thống Donald Trump đã rút vào im lặng nhưng là chỉ trên Twitter và Facebook. Ông vẫn tiếp tục huy động người ủng hộ mình qua các thông cáo báo chí trên mạng xã hội riêng Truth Social. Ông Donald Trump để rộng cửa ra ứng cử vào Nhà Trắng năm 2024. Ông liên tiếp tham dự các cuộc mít tinh, tung hô những nhân vật ông ủng hộ đang nhắm tới những chiếc ghế trong Quốc hội.

Kỳ bầu cử này, ông Trump vận động cho nhiều ứng viên ủng hộ thuyết âm mưu cho rằng ông bị đánh cắp chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống, như trường hợp nhà văn J.D Vance. Trái lại, một số người từ chối theo cuộc chơi của ông thì bị thất bại ngay từ cuộc bầu bán sơ bộ trong đảng, như dân biểu đảng Cộng hòa của bang Wyoming, bà Liz Cheney.

Nhưng dù ông Trump không muốn để người ta nói về mình cũng không được. Từ mùa hè này, các vụ việc liên quan đến ông tích tụ thêm. Vụ FBI khám tư dinh Mar-a-Largo ở Florida, thu giữ các thùng tài liệu xếp hạng bí mật quốc phòng của Nhà Trắng. Từ đó đến giờ, cuộc chiến của các luật sư giữa Donald Trump và bộ Tư Pháp diễn ra gay gắt.

Nhưng rắc rối pháp lý của ông vẫn không dừng lại ở đó. Chưởng lý bang New York, bà Letticia James hôm 21/09 đã thông báo các vụ kiện dân sự chống lại Donald Trump và một vài người con của ông trong một điều tra về thuế của công ty Trump Organization.

Cuối cùng, ủy ban điều tra của Quốc hội về vụ tấn công điện Capitol hôm 06 tháng Giêng 2021 đã mở phiên điều trần trực tiếp hôm 13/10. Sự kiện này đã gợi lại cho người dân dân Mỹ những ý đồ đảo chính của vị cựu tổng thống của họ.

Vậy nhưng ông Trump vẫn khăng khăng. Bị gọi ra trình diện trước ủy ban, Donald Trump ngay ngày hôm sau đã trả lời bằng một thông cáo gay gắt rằng : "Với hàng trăm triệu đô la chi cho cái việc mà nhiều người coi là trò hề và cuộc truy cùng diệt tận (…) các vị đã không dành dù chỉ là một chốc lát để xem xét gian lận bầu cử ồ ạt đã xảy ra trong cuộc bầu cử tổng thống 2020 (…)".

Trong khi sự chú ý tập trung vào Donald Trump với những phát ngôn lạc điệu và những cáo buộc không chứng cứ thì việc soi xét kết quả của Joe Biden bị đẩy xuống hàng thứ 2. Chuyên gia chính trị Mỹ J. Miles Coleman, thuộc Đại học Virginira bình luận : "Người ta thường hay nói về các kỳ bầu cử giữa kỳ như là một cuộc trưng cầu dân ý đối với tổng thống đương nhiệm. Một cách logic thì như vậy sẽ có hại cho phe Dân chủ vì ông Joe Biden không phải là một tổng thống được lòng dân".

Tỷ lệ tín nhiệm của dân chúng đối với tổng thống Mỹ hiện nay chỉ đạt khoảng 42,5%, sau khi bị rơi xuống 37% trong mùa hè qua. Nhưng theo chuyên gia J. Miles Coleman, sự xuất hiện quá nhiều của Donald Trump có thể sẽ lại "cứu" phe Dân chủ : "Ông Trump càng xen nhiều vào cuộc bầu cử này, thì ông càng nhắc lại cho các cử tri dao động lý do tại sao họ đã bỏ phiếu cho Biden".

Có hay không cơ sóng Cộng hòa ? 

Nhưng cuộc bầu cử giữa kỳ này cũng được nhìn nhận như là một cuộc trưng cầu dân ý cho cả hai ông Trump và Biden. Doug Schwart, giám đốc viện thăm dò dư luận của Đại học Quinnipiac nhận xét đó là điều khá bất thường của các kỳ bầu cử giữa kỳ. "Theo truyền thống thì kết quả bầu cử giống như một phán xét về hiệu quả của chính quyền Joe Biden và đảng của ông. Nhưng điều đó đã thay đổi, bởi nhiều cử tri trong đầu vẫn nghĩ đến Donald Trump. Cách đây 6 tháng, phần lớn các nhà quan sát chính trị dự báo sẽ có một đợt sóng lớn của phe Cộng hòa hệt như người ta đã thấy sau hai năm Donald Trump hay Barack Obama lên cầm quyền. Giờ đây, những nhà quan sát đó nhận thấy làn sóng có thể sẽ không lớn đến như dự báo, dù vẫn có".

Cuối cùng các nhà phân tích nhận định phe Dân chủ vẫn còn cơ hội giữ được một đa số sít sao ở Thượng Viện. Hiệu ứng "Trump" đối với kỳ bầu cử giữa kỳ có thể tác động đến cuộc bầu cử sơ bộ trong đảng Cộng hòa chọn ứng viên tranh cử tổng thống 2024, theo ông Miles Coleman.

Dân chủ, con dao hai lưỡi

Joe Biden và ê-kíp của ông nắm rõ cơ hội này. Trong khi phe Cộng hòa cố gắng quy trách nhiệm cho Joe Biden về tình trạng lạm phát chưa từng có hoành hành ở Mỹ cũng như phần còn lại của thế giới, đương kim tổng thống Mỹ vận động tranh cử bằng chủ đề cứu vớt nền dân chủ. Hôm 01/09, ông Biden đã khẳng định : "không có chỗ cho bạo lực chính trị" trong một cuộc mít tinh ở Philadelphia, nơi đã ra đời tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp Mỹ.

Có điều chủ đề dân chủ là con dao hai lưỡi. Trước tiên, vì đó không phải là chủ đề ưu tiên của cử tri Mỹ lúc này. "Lạm phát và nạo phá thai chắc chắn mới là những thách thức lớn hơn", ông Miles Coleman khẳng định. Theo ông, mỗi người nhìn nhận theo cách khác nhau cụm từ. Ông phân tích :

"Một viện thăm dò dư luận đã hỏi cử tri rằng những đe dọa nền dân chủ có phải là chủ đề quan trọng hay không ? Hai phần ba trong số họ, thuộc mọi đảng phái, trả lời có. Nhưng thực tế các diễn giải khá rộng. Nếu các vị theo đảng Dân chủ, bạn sẽ nghĩ ngay tới vụ tấn công điện Capitol hôm 06/11/2021 hay đến Donald Trump và những hành vi manh nha độc đoán của ông ta. Nếu là người của Cộng hòa, bạn nghĩ ngay tới gian lận bầu cử".

Phe Dân chủ biết rõ là họ không thể thuyết phục được những người ủng hộ nhiệt thành Donald Trump. Nhưng để giữ được cơ may ở Thượng Viện, họ chủ yếu nhắm tới các cử tri độc lập, ôn hòa, những người vẫn thường chuyển phe này sang phe khác qua tùy theo các kỳ bầu cử và đó là những người mà nhắc đến hình ảnh của Donald Trump là làm họ phát ngấy. Cho dù những người này rất không hài lòng về chính sách của Joe Biden và về tình trạng lạm phát phi mã, nhưng nhắc lại vụ tấn công ngày 06 tháng Giêng có thể sẽ khiến họ không bỏ phiếu cho Cộng hòa. Phe Dân chủ sẽ có câu trả lời sau ngày 08/11 tới.

(Nguồn : france24.com)

Anh Vũ

*************************

Bầu cử giữa kỳ Mỹ : Biden và Trump vận động ở New York và Florida

Thu Hằng, RFI, 07/11/2022

Tại Mỹ, tổng thống Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump tiếp tục lên tuyến đầu trong ngày cuối cùng vận động bầu cử giữa kỳ ngày 08/11/2022, với kết quả được dự báo rất sít sao. Trước đó, ông Joe Biden đã đến New York, còn cựu tổng thống Donald Trump vận động ở bang Florida hôm 06/11. 

baucu4

Ảnh minh họa : Trụ sở Quốc hội Hoa Kỳ, Điện Capitol tại Washington, ngày 04/11/2022. AP - J. Scott Applewhite

Theo kết quả nhiều cuộc thăm dò, được Reuters trích dẫn, đảng Cộng hòa có thể kiểm soát Hạ Viện, còn Thượng Viện vẫn chưa rõ. Chỉ cần kiểm soát được một viện ở Quốc hội, đảng Cộng hòa có thể cản trở chương trình nghị sự của tổng thống Dân chủ Joe Biden và khởi động các cuộc điều tra có khả năng gây bất lợi. 

Ngoài bầu cử lập pháp, cử tri Hoa Kỳ còn tham gia nhiều cuộc bầu cử tại địa phương. Thông tín viên RFI Guillaume Naudin tại Washington giải thích những thách thức trong cuộc bầu cử giữa kỳ lần này : 

"Một phần lớn Nghị Viện sẽ được bầu lại. Trước tiên là toàn bộ 435 ghế ở Hạ Viện tại điện Capitol ở Washington, tiếp theo là 35 trên 100 ghế ở Thượng Viện. Các cuộc vận động được cho là mang tính quyết định ở các bang Pennsylvania, Ohio, Arizona hay Gieorgia. Việc chiếm được đa số có thể chỉ phụ thuộc vào một trong những cuộc bầu cử ở những nơi này. Đảng Dân chủ hiện chiếm đa số ở Thượng Viện và Hạ Viện nhưng với tỉ lệ rất sát sao. Vì thế, cuộc bầu cử lần này cho phép phác họa không gian chính trị trong hai năm tới, cho đến kỳ bầu cử tổng thống năm 2024. 

Ngoài ra, kỳ bầu cử lần này còn bầu ra thống đốc của 36 bang và lãnh thổ. Đây là điểm quan trọng bởi vì đời sống chính trị ở Hoa Kỳ rất phi tập trung : Các thống đốc có nhiều quyền lực lớn, một số người là những gương mặt nổi bật trên phạm vi quốc gia và có tham vọng tranh cử tổng thống. 

Tiếp theo, phải chú ý đến cuộc bầu cử vào các vị trí tổng thư ký bang. Trong nhiều trường hợp, chính họ là người xác nhận kết quả bầu cử tổng thống. Một số ứng viên là người theo ông Donald Trump từ chối kết quả bầu cử, khẳng định là cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 đã bị đánh cắp. Đặc biệt là nhiều người cho biết sẽ không thừa nhận kết quả bầu cử lần này, cũng như năm 2024 nếu kết quả đó không phù hợp với họ. Điều này sẽ đặt ra vấn đề thực sự về dân chủ trong tương lai. 

Cuối cùng, cử tri Mỹ cũng sẽ bầu ra các dân biểu địa phương, cảnh sát trưởng và cho ý kiến về các cuộc trưng cầu dân ý địa phương, hiện có 4 cuộc trưng cầu dân ý về quyền nạo phá thai. Tóm lại là có rất nhiều điểm cần theo dõi trong kỳ bầu cử lần này". 

Thu Hằng

**************************

Obama cnh báo v không khí chính tr 'nguy him' trước bu c gia kì

VOA, 06/11/2022

Cu Tng thng Barack Obama cnh báo v nhng chia r đang góp phn to nên "bu không khí nguy him" trong chính trường M khi ông vn đng cho các ng c viên Đng Dân ch vào ngày th By, ba ngày trước cuc bu c gia kì s xác đnh quyn kim soát Quc hi.

baucu5

Cu Tng thng M Barack Obama vn đng trên sân khu cho John Fetterman (phi), ng c viên Đng Dân ch tranh c ghế Thượng vin Hoa K đi din bang Pennsylvania, Pittsburgh, Pennsylvania, M, ngày 5/11/2022.

Nhng tên tui ln nht trong chính gii ca đng Dân ch và đng Cng hòa - ông Obama, Tng thng Joe Biden và người tin nhim Donald Trump - có mt ti bang Pennsylvania ngày th By vi hi vng xoay chuyn tình thế trong cuc đua h trng vào Thượng vin M gia ng c viên đng Dân ch John Fetterman và bác sĩ ni tiếng Mehmet Oz ca đng Cng hòa.

Phát biu trước nhng người ng h trung tâm thành ph Pittsburgh, ông Obama nói cuc tn công có đng cơ chính tr nhm vào Paul Pelosi, chng ca Ch tch H vin theo đng Dân ch, Nancy Pelosi, là sn phm ca nhng li l thù hn.

"Thói quen chà đp các đi th chính tr, nói nhng điu điên r, nó to ra mt bu không khí nguy him", ông Obama nói, không trc tiếp nhc ti đến nhng người theo đng Cng hòa. "Có nhng chính tr gia ra sc không phi đ gn kết mi người li vi nhau mà đ kích đng s chia r và khiến chúng ta tc gin và s hãi ln nhau ch vì li ích ca riêng h".

Phe Cng hòa cho rng phe Dân ch cũng tham gia vào bo lc chính tr, dn ra các cuc biu tình chng kì th chng tc rng khp đã làm rung chuyn đt nước vào năm 2020. H ch trích phe Dân ch không tp trung vào lm phát và ti phm, hai trong s các mi quan tâm chính ca c tri, theo hu hết cuc thăm dò ý kiến.

Trong mt dòng tin đăng trên Twitter sáng ngày th By, ông Oz ch trích ông Fetterman và ông Biden không h tr đy đ ngành năng lượng trong nước và cam kết s chng lm phát nếu đc c.

"Trong tư cách Thượng ngh sĩ tiếp theo ca quý v, tôi s tp trung vào các vn đ quan trng đi vi c tri tt c các cng đng, bao gm c h giá đi vi mi th, t khí đt đến hàng tp hóa", ông viết.

Cuc đua vào Thượng vin Pennsylvania là mt trong ba cuc tranh c h trng, cùng vi Georgia và Nevada, s quyết đnh liu phe Dân ch có gi được thế đa s hết sc sít sao ca h trong Thượng vin hay không, cũng như quyn chun thun nhng người được ông Biden đ c vào các chc v t Ni các ca ông lên ti Tòa án Ti cao.

Các chuyên gia d báo bu c phi đng phái và các cuc thăm dò cho thy phe Cng hòa có nhiu cơ may giành quyn kim soát H vin, trong khi Thượng vin vn thế bt phân thng bi. Kim soát dù ch mt vin cũng s cho phe Cng hòa quyn ngăn chn ch trương lp pháp ca ông Biden và khi đng các cuc điu tra có th gây tn hi.

Nguồn : VOA, 06/11/2022

Published in Diễn đàn
vendredi, 09 novembre 2018 08:59

Buồn vui sau bầu cử giữa nhiệm kỳ

Cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump đã trôi qua, kết quả chính thức chưa có vì còn một số tiểu bang chưa đếm phiếu xong. Tuy nhiên kết quả sơ khởi cho thấy, đảng Dân Chủ đã giành lại được đa số ở Hạ Viện với 224 ghế (tổng số ghế ở hạ viện là 435, từ 218 trở đi là đa số), đảng Cộng Hòa hiện chỉ được 198 ghế, do đó có lấy được tất cả 13 ghế còn lại thì cũng chỉ mới có 211 – kém Dân Chủ 13 ghế.

cacuong1

Cho dù hạ viện đã mất vào tay đảng Dân Chủ, tổng thống Trump vẫn coi kết quả bầu cử là một chiến thắng vĩ đại của đảng Cộng Hòa

Ở thượng viện cũng có một số thay đổi, 35 ghế được bầu lại, đảng Dân Chủ mất 2 ghế, còn lại 45, 4 ghế còn đang kiểm phiếu. Cho dù Dân Chủ nhận được cả 4 ghế này thi vẫn còn thua Cộng Hòa 2 ghế. Thượng viện do đó vẫn thuộc quyền kiểm soát của đảng Cộng Hòa. Kết quả mới nhất, Dân Chủ có thêm 1 ghế ở thượng viện là 46, Cộng Hòa đã có đa số là 51.

Cho dù hạ viện đã mất vào tay đảng Dân Chủ, tổng thống Trump vẫn coi kết quả bầu cử là một chiến thắng vĩ đại của đảng Cộng Hòa (tremendous success). Cũng đúng thôi ! Cà cuống chết đến đít vẫn còn cay.

Cuộc đếm phiếu còn một vài hôm nữa mới kết thúc, nhưng kết quả coi như đã xong. Cường độ vận động bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa của những người Việt ca ngợi, ủng hộ ông Trump, đảng Cộng Hòa với đủ mọi hình thức kích động, kêu gọi từ photoshop gắn chữ vào miệng các nhân vật nổi tiếng đến nguyền rủa, chửi bới ai không bỏ phiếu cho đảng Cộng Hòa là thân cộng, không yêu nước, bỏ lỡ cơ hội giúp Việt Nam thoát khỏi tay Trung Quốc... gần như đã chấm dứt hoàn toàn, chỉ còn rải rác một vài bình luận yếu ớt, chỉ trích, mỉa mai những người đã bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ.

Chiến thắng của đảng Dân Chủ giành lại được quyền kiểm soát hạ viện, đem đến niềm vui cho những người đã bỏ phiếu cho đảng Dân Chủ, những người tin tưởng vào sự cân bằng quyền lực giữa 3 nhánh Hành Pháp, Tư Pháp, Lập Pháp và quyền tự do truyền thông, tự do báo chí, đồng thời cũng là nỗi buồn, sự tiếc nuối của những người kỳ vọng vào đảng Cộng Hòa và Donald Trump sẽ thâu tóm được quyền lực của cả 3 nhánh, tiêu diệt quyền lực thứ tư, tạo nên một thể chế chính trị không còn truyền thông, báo chí tự do mà họ thường phỉ báng, nhục mạ là truyền thông thiên tả, truyền thông thổ tả, thân cộng, tay sai của China...

Riêng phần ông Trump, với bản tính hung hăng, miệng nhanh hơn não, kèn cựa từng lời ăn, tiếng nói với bất cứ ai, sẽ còn tiếp tục là đề tài cho hai phe Tả-Hữu người Mỹ gốc Việt choảng nhau bằng nước bọt trên mạng xã hội Facebook, Twitter, báo online…

Để giúp các bác đã ủng hộ, vận động hết công suất cho đảng Cộng Hòa và Donald Trump đỡ buồn, xin đưa một tin tức khác lý thú hơn. Đúng vào ngày bầu cử, con gái ông Trump, cô Ivanka nhận được món quà quý giá của Tập Cận Bình. Đó là thêm 16 mặt hàng của Trump Trademarks được cấp giấy phép sản xuất ở China.

Rõ ràng đây là dấu hiệu không thể che giấu, khỏa lấp, Trung Quốc đã thua nặng nề trong cuộc chiến thương mại nên đành phải chấp nhận "xuống nước" với Trump sau cuộc điện đàm vừa qua giữa 2 người vào ngày thứ năm tuần trước 01/11/2018. Cuộc nói chuyện mà ông Trump diễn tả là rất tốt.

Ngoài ra còn một tin phấn khởi nữa là hãng Boeing đã hoàn tất cơ xưởng sản xuất Boeing 737 ở China. Viêc lắp ráp sẽ bắt đầu vào tháng 12/2018. Trong tương lai người dân Mỹ sẽ hân hoan đi du lịch rẻ nhờ giá thành chế tạo phi cơ thấp.

Một chuyện khác cũng cần phải nói là những ngày sắp tới, khi cuộc chiến giữa 2 phe Tả-Hữu của người Việt trên Facebook, Twitter, báo mạng online... đã chấm dứt thì mặt trận bảo vệ nước Mỹ chống lại đoàn quân "xâm lược, bệnh hoạn, cướp bóc, khủng bố..." xuất phát từ Honduras sẽ hiện thực, rõ ràng hơn.

Theo lời kêu gọi của Donald Trump, "nhiều toán quân thành lập từ quần chúng tự phát đã hình thành nhiều nơi ở Texas với đầy đủ vũ khí, đạn dược từ M4 đến M16, shotgun.. đang chờ lệnh xuất quân".

Đó là chuyện mới thật nghiêm trọng, đáng quan tâm. Với những người Mỹ da trắng nặng đầu óc kỳ thị, luôn đề cao chủng tộc White Supremacist thì người Mễ, người Honduras, người Việt Nam, Tầu, Ấn Độ... đều là người thuộc chủng tộc hạ đẳng cần phải loại bỏ, diệt trừ. Những người Việt ở Mỹ từng ủng hộ Trump liệu có can đảm đến gần những người này ?

Tuy nhiên, những nông dân, chủ các nông trại ở các vùng gần, sát biên giới dù lo ngại đoàn di dân có thể gây tác hại, ảnh hưởng đến hoa màu, tài sản của họ nhưng đa số không chấp nhận sự hiện diện của "quần chúng tự phát".

Điều này trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ, phát ngôn của một số người Mỹ gốc Việt trên Facebook, cho rằng những phát ngôn của ông Donald Trump không sai khi ra lệnh cho quân đội được phép nố súng vào đoàn di dân nếu những người này tấn công họ bằng gạch đá.

Một facebooker Việt Nam quen thuộc với cộng đồng mạng, gốc miền Bắc du học ở Ba Lan, khi di dân qua Mỹ, được nhập quốc tịch đã chụp hình khoe trên FB, bênh vực, bào chữa cho tuyên bố của Trump, lý luận rằng : "Ông Trump không sai ! Luật pháp Mỹ cho phép bắn vào người lạ khi xâm nhập tư gia người khác không xin phép". Người này ở Mỹ đã lâu, đã là dân Mỹ nhưng vẫn chưa đủ kiến thức để phân biệt được đâu là tư gia, tài sản cá nhân và biên giới chia cắt lãnh thổ của 2 nước không có chiến tranh.

Ngoài ra, một tin mới nhất cho biết Donald Trump đã yêu cầu bộ trưởng tư pháp Jeff Sessions từ chức. Khi Hạ viện thuộc quyền kiểm soát của đảng Dân Chủ, những bê bối, lem nhem về tài chánh cũng như những liên hệ với người Nga của Trump sẽ bị khui ra. Trump đang xoắn về chuyện này nên vội vã yêu cầu Jeff Sessions từ chức để đưa người thân cận của mình vào hầu có thể ngăn cản cuộc điều tra chắc chắn sẽ có của Hạ viện.

Jeff Sessions vốn dĩ là một cái gai trong mắt Trump sau khi tự ý rút lui, không tham gia cuộc điều tra sự liên hệ giữa Trump và người Nga, Trump vốn đã muốn cách chức Sessions từ lâu nhưng không có lý do chính đáng, giờ là dịp để yêu cầu Sessions từ chức. Nếu Sessions ngoan cố không ra đi, chắc chắn Trump sẽ phải cách chức Sessions, điều này sẽ làm căng thẳng thêm nội bộ đảng Cộng Hòa. Nếu Jeff Sessions ra đi thì ủy viên công tố đặc biệt Robert Mueller chắc chắn cũng phải rời khỏi chức vụ.

Trở lại vấn đề. Kết quả bầu cử coi như đã xong, những người Việt Nam ở Mỹ từng kêu gọi, dùng thủ thuật photoshop... để vận động cho đảng Cộng Hòa, ủng hộ Donald Trump có bao giờ suy nghĩ, tìm hiểu về kết quả này ? Họ có nhận ra rằng người Mỹ nhanh chóng thấy được sai lầm của họ hơn người Việt khi bỏ phiếu cho ông Trump năm 2016, hay lại cho là những người bỏ phiếu cho Dân Chủ lấy lại quyền kiểm soát ở Hạ viện kỳ này bị truyền thông thổ tả lèo lái, định hướng ?

Những người Việt Nam trong nước ủng hộ Trump, đảng Cộng Hòa không đáng trách vì họ không có đầy đủ thông tin, dữ kiện, facts, data... Đáng trách là những người ở hải ngoại, không ít là trí thức, bác sĩ, luật sư, kỹ sư... có đầy đủ phương tiện, báo chí, truyền thông để tìm hiểu sự thật, đâu là tin tức, đâu là fake news, đâu là sự thật định hướng (alternative fact)... nhưng không làm, chỉ thích nghe những điều thuận tai, vừa mắt.

Món quà Ivanka Trump mới nhận từ Tập Cận Bình cộng với hàng trăm mặt hàng mang nhãn hiệu Trump đã sản xuất ở China, dẫy khách sạn, casino mang tên Trump, việc hãng Boeing chuẩn bị lắp ráp Boeing 737 vào đầu tháng 12, có làm cho những người đang kỳ vọng Donald Trump - dùng chiến tranh thương mại đánh sập kinh tế Trung Quốc rồi cộng sản Việt Nam sẽ sụp đổ theo - sáng mắt ra không ?

Thạch Đạt Lang

(09/11/2018)

Published in Quan điểm