Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng một lần nữa kêu gọi xây dựng quân đội tuyệt đối trung thành với đảng, với đất nước và nhân dân…

fidelité1

Ảnh minh họa chụp ngày 7 tháng 12 năm 2018 tại Hà Nội. AFP

"Trung với đảng, Hiếu với dân"

Tại Hội nghị Quân chính toàn quân hôm 10 tháng 1 năm 2019, do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức tại Hà Nội để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng năm 2018. Ông Nguyễn Phú Trọng kêu gọi phải tập trung xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tuyệt đối trung thành với đảng, với đất nước và nhân dân ; kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ; không mất cảnh giác để suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong quân đội.

Như vậy, một lần nữa, Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Bí thư Quân ủy Trung ương Nguyễn Phú Trọng lại kêu gọi lực lượng vũ trang Việt Nam sẽ phải tiếp tục trung thành với đảng và bảo vệ chế độ độc tài toàn trị này.

Ông Lê Kế Lâm, nguyên Chuẩn Đô đốc hải quân Việt Nam, khi trả lời Đài Á Châu Tự Do trước đây đã nhận định :

"Hiến pháp quy định quân đội phải trung thành với tổ quốc với nhân dân. Nhưng khi mà đảng cầm quyền người ta lãnh đạo, thì vì đảng cộng sản Việt Nam xây dựng nên lực lượng vũ trang hiện nay cho nên họ yêu cầu quân đội phải trung thành với tổ quốc là trên hết và sau đó họ yêu cầu phải trung thành với đảng. Tôi nghĩ là điều này cũng tự nhiên thôi, vì một đảng cầm quyền mà họ xây dựng nên quân đội, thế thì họ lãnh đạo tuyệt đối đối với quân đội, yêu cầu quân đội phải trung thành với đảng đó".

Nhìn lại lịch sử, vào ngày 26 tháng 5 năm 1946, khi đến dự lễ khai giảng khóa đầu tiên của Trường Sĩ quan Lục quân Sơn Tây hay còn được biết đến với tên gọi Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn, ông Hồ Chí Minh đã trao tặng lá cờ đỏ thêu sáu chữ vàng "Trung với nước, Hiếu với dân".

Liên tục sau đó nhiều năm, khẩu hiệu "Trung với nước, Hiếu với dân" luôn gắn với lực lượng vũ trang Việt Nam. Tuy nhiên không hiểu từ khi nào, khẩu hiệu "Trung với nước, Hiếu với dân" lại trở thành "Trung với đảng, Hiếu với dân".

fidelité2

Ảnh minh họa chụp ngày 9 tháng 11 năm 2018 tại Hà Nội. PHOTO : AFP

Trao đổi với Đài Á Châu Tự Do, nhà báo Võ Văn Tạo, một cựu chiến binh, một cựu học viên trường Sĩ quan Lục quân Sơn Tây, nhớ lại :

"Tôi nhập ngũ vào tháng 8 năm 1971, lúc đó người Mỹ chưa rút khỏi miền nam Việt Nam, vào tháng 2 năm 1973 tôi rời chiến trường Quảng Trị ra học ở trường Sĩ quan Lục quân. Khi đó, ở phòng truyền thống của trường vẫn còn treo cái cờ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tặng trường Sĩ quan Lục quân vào năm 1946, lúc đó tên cũ là trường Võ bị Lục Quân Trần Quốc Tuấn. Chữ vẫn rành mạch ‘quân đội ta trung với nước hiếu với dân’ chứ không phải trung với đảng, đến năm 1973 khi tôi ra thì vẫn còn cờ đó. Không hiểu vì sao sau này, họ biến tấu khác đi, lái ra. Và tôi cũng không rõ ai là người khởi xướng chuyện sửa, xuyên tạc câu nói của Hồ Chí Minh đối với quân đội".

Tuy nhiên, Tiến sĩ, Bác sĩ Đinh Đức Long, nguyên Trung tá quân đội nhân dân Việt Nam, lại cho rằng chính ông Hồ Chí Minh đã sửa khẩu hiệu này :

"Cái này nó có lịch sử hết, vào tháng 5 năm 1946, khi ông Hồ Chí Minh thăm trường Lục quân Trần Quốc Tuấn, thì ông ấy tặng lá cờ ghi 6 chữ là quân đội ta trung với nước, hiếu với dân. Thế nhưng 18 năm sau đó, nhân dịp 22 tháng 12 năm 1964, ông Hồ Chí Minh viết trên báo Nhân Dân đăng ngày 23 tháng 12 là ‘quân đội ta trung với đảng, hiếu với dân’. Cũng ông Hồ Chí Minh, có nghĩa là gì, khi chưa giành chính quyền thì ông ấy dương ngọn cờ yêu nước, nhưng khi có chính quyền rồi, giành một nửa nước rồi, thì ông ấy dương ngọn cờ yêu đảng. Chính ông ấy tự mâu thuẫn với mình, thể hiện là một con người tráo trở. Lịch sử có ghi hết".

"Đảng không đại diện cho lợi ích của tổ quốc"

Cho đến sau này, một lần hiếm hoi vào tháng 7 năm 2015, nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi phát biểu tại Đại hội toàn quân ở Hà Nội đã bỏ chữ "đảng", ông nói quân đội phải tuyệt đối trung thành với tổ quốc, dân tộc và hiến pháp. Vào thời điểm đó, câu nói của ông đã gây chú ý cho dư luận.

Tuy nhiên nhiều lần tham dự Hội nghị Quân chính toàn quân từ trước đến nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn khẳng định vai trò của lực lượng vũ trang là phải luôn trung thành với đảng là trước tiên.

Thực tế cho thấy dù là ông Nguyễn Tấn Dũng hay Nguyễn Phú Trọng hay một vị lãnh đạo nào khác, thì cũng chỉ là sử dụng cách nói khác nhau thôi.

Nhà văn Phạm Đình Trọng, nguyên đại tá quân đội đã từ bỏ đảng, cho biết ý kiến của mình :

"Hồi 18 tuổi, tôi nhập ngũ thì tôi cũng được học 10 lời thề danh dự quân đội, và lời đầu tiên là tuyệt đối trung thành với đảng. Lúc đấy tôi còn nhỏ và xu thế lúc đó là đảng cộng sản vừa mới thắng lợi trận Điện Biên Phủ, và mọi người còn tin tưởng đó là một đảng chân chính, một đảng của lẽ phải, của nhân dân. Khi đó hàng tuần chúng tôi đều chào cờ và đọc lời thề, và lời đầu tiên là trung thành với đảng, và trong giáo dục quân đội hay công an thì luôn luôn là như vậy trong suốt bao nhiêu năm qua".

Lực lượng vũ trang của Việt Nam bao gồm quân đội và công an, là lực lượng có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, an ninh, quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Trong khi đó, đảng phái chỉ là tập hợp của những người có chung một lý tưởng, không đại diện cho lợi ích của tổ quốc và tuyệt đại đa số dân chúng.

Liên quan vấn đề này, Nhà văn Phạm Đình Trọng đưa ra nhận định :

"Quân đội là để bảo vệ đất nước, và phải trung thành với đất nước, chứ đảng phái chỉ là một tổ chức chính trị trong rất nhiều tổ chức chính trị, quân đội không thể trung thành với một đảng phái được. Đảng cộng sản Việt Nam dù là một đảng duy nhất thì cũng là tổ chức chính trị, là nhất thời, tổ quốc và nhân dân mới là vĩnh cửu, là mãi mãi. Không thể trung với tổ chức chính trị của một nhóm người, đảng phái là một nhóm người".

Theo ông, dù đảng cộng sản đang cầm quyền, nhưng cũng chỉ có 4 triệu đảng viên thôi, và họ cũng sẽ chỉ nắm quyền trong một thời gian nào đấy thôi, chứ không phải là mãi mãi. Vì thế ông cho rằng, quân đội trung thành với một đảng phái dù là đảng cầm quyền cũng là một điều sai trái, một điều không thể chấp nhận.

Trung Khang

Nguồn : RFA, 11/01/2019

Published in Diễn đàn
dimanche, 17 septembre 2017 08:50

Lòng trung thành hiếm có

Người Việt Nam có nhiều đức tính thường được nhắc đến như là cần cù, nhẫn nại, hiếu học nhưng tính "trung thành" thì hầu như không bao giờ nghe ai nhắc đến như là một đức tính của người Việt Nam.

trungthanh0

Không bao giờ nghe ai nhắc đến "trung thành" như là một đức tính của người Việt Nam

Lịch sử Việt Nam không thiếu điển tích, trường hợp bầy tôi giết vua, trung thần bị vua giết, bạn bè, gia đình lừa gạt lẫn nhau. Nhiều cuộc đảo chánh, truất phế đã xảy ra trong miền Nam Việt Nam từ 1954 đến năm 1975 mà nhiều người còn sống hôm nay đã là nhân chứng và còn nhớ.

Người Việt Nam vẫn trung thành trong nhiều trường hợp đến khi phải phản bội. Là người Việt, đụng chạm với đời trong một thời gian, nghiệm ra thực cảnh là lòng trung thành hiếm thấy nên mọi người tự cảnh giác với mọi người và xã hội vẫn hoạt động bình thường trong tinh thần biết người biết ta.

Tuy nhiên có một ngoại lệ nổi bật. Đảng Cộng sản Việt Nam luôn rất mực trung thành với Trung Quốc trải qua nhiều thập niên, xuyên qua hai thế kỷ, qua nhiều thế hệ, nhiều đời lãnh tụ, và bất chấp mọi thăng trầm kinh tế, chính trị và xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam xua dân tộc vào chiến tranh vì lòng trung thành với Trung Quốc. Khi Trung Quốc thực hiện xâm lăng biển đảo của Việt Nam Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn trung thành với Bắc Kinh.

CHINA-BEIJING-XI JINPING-VIETNAM-NGUYEN PHU TRONG-TALKS (CN)

Đảng Cộng sản Việt Nam luôn rất mực trung thành với Trung Quốc

Thường người dân Việt Nam không tin những gì cộng sản Việt Nam nói nhưng lời hứa "không ở hai lòng" của đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh năm 2013 hoàn toàn có thể tin được. Thực tế chứng minh rằng họ thành thật. Trung Quốc đang nắm nhiều quyền lực kinh tế và chính trị của Việt Nam. Chẳng những chủ quyền ngoài biển đã mất mà chủ quyền trên đất liền cũng bị xâm hại. Mọi lời nói hay hành động chống lại Trung Quốc đều bị cấm đoán và đàn áp là một biện minh hùng hồn cho lòng trung thành của Đảng Cộng sản Việt Nam với Trung Quốc.

Chúng ta hãy giải mã động lực nào khiến cho Đảng Cộng sản Việt Nam luôn trung thành với Trung Quốc đến nổi phải bị dân chúng chửi rủa nhục nhã vẫn trung thành là sao ? Một là vì quyền lợi cá nhân. Họ phải trung thành để hưởng lợi. Xét ra Trung Quốc không phải là nước thích cho tiền thuộc hạ. Vài ngàn kilo cá, hải sản, nông sản của Việt Nam Trung Quốc vẫn cướp kia mà. Có cơ sở để tin rằng chính nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải mang tiền, vàng, tài nguyên và gái đẹp nộp cho Trung Quốc như các triều đại vua chúa ngày xưa nộp cống cho thiên triều Minh, Thanh. Bất trung với Trung Quốc Đảng Cộng sản Việt Nam có thể chọn con đường không làm nàng hầu, họ sẽ có vị trí cao hơn và thành công nhiều hơn về cả ba lãnh vực danh dự, tiền và quyền. Họ không làm thế.

Lý do nào khác khiến Đảng Cộng sản Việt Nam chọn con đường trung thành với Trung Quốc bất chấp sĩ diện ? Có thể họ muốn bảo vệ chủ nghĩa mác-lênin và cộng sản. Nhưng trên thực tế chủ nghĩa này cũng đã không còn nữa. Nó đã bị khai tử trên 20 năm tại những quốc gia sản sinh ra nó. Chính người cộng sản Việt Nam cũng không còn ai tin vào chủ nghĩa mác-lênin. Vậy thì cũng không phải lý do muốn bảo vệ chủ nghĩa.

Lịch sử Việt Nam vẫn ghi rõ những trường hợp bất trung trong một khía cạnh nào đó lại được khen một cách gián tiếp là biết "thời cơ" và khôn ngoan quyền biến. Chúng ta chỉ chê trách những kẻ phản bội nếu kẻ ấy giết chết người sa cơ ngã ngựa. Ngoại lệ Đảng Cộng sản Việt Nam tuyệt đối trung thành với nước Trung Quốc xâm lăng quê hương, cướp biển đảo, giết hại giống nòi, làm nhục tổ tiên thì là "động cơ" gì đây ?

Không còn kết luận nào khác là tập thể Đảng Cộng sản Việt Nam là những người NGU.

Úc, 17/09/2017

Võ Thanh Liêm

Published in Quan điểm