Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Chúng ta đang sống trong mùa World Cup nên gần như mọi chú ý và quan tâm của người Việt đều hướng về Qatar, nơi tổ chức World Cup 2022. Mặc dù World Cup mới bước vào vòng 1/8 nhưng nhiều kỷ lục đã được ghi nhận ví dụ việc đội tuyển Nhật Bản đã đánh bại 2 cường quốc bóng đá Châu Âu là đội tuyển Đức và Tây Ban Nha. Hàn Quốc cũng đã thắng Bồ Đào Nha để cùng với Nhật và Úc đi tiếp vào vòng 1/8.

Sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này đã làm lu mờ ít nhiều tình hình cuộc chiến đang ngày càng khốc liệt tại Ukraine, các cuộc biểu tình chống chính sách ‘Zero Covid’ của Tập Cận Bình tại Trung Quốc cũng như tình hình kinh tế - chính trị trên thế giới. Trong thời gian này các bài viết hay các cuộc thảo luận về chính trị chắc không được nhiều người quan tâm vì vậy xin chuyển sang một đề tài khác đó là ‘văn hóa khen chê’ của người Việt.

Đã là con người thì ai cũng thích được khen chứ không muốn bị chê. Tuy nhiên chính vì là con người nên không ai là không mắc phải sai lầm vì thế chuyện bị chê là rất bình thường và cần thiết. Có một câu thành ngữ rất hay đó là ‘người chê ta mà chê phải là thầy của ta, người khen ta mà khen phải thì là bạn ta, những kẻ vuốt ve nịnh bợ chính là kẻ thù của ta’. Khen - chê từ lâu đã được nâng lên thành một nghệ thuật đó là khen thế nào cho đúng để người được khen không thấy xấu hổ và chê thế nào để người bị chê không mất lòng và có thể tiếp nhận được sự thật.

Văn hóa của người Việt Nam, cụ thể là văn hóa Khổng giáo thì luôn chê nhiều hơn là khen. Người ta dễ dàng chê người khác dù đôi khi cái lỗi rất nhỏ trong khi đó lại rất tiết kiệm lời khen vì cho rằng sự khen ngợi sẽ làm cho người được khen trở nên kiêu căng. Người Việt chỉ khen những người đã thành công hoặc là đã… chết chứ không ai khen những người chưa thành công và đang còn sống. ‘Người thành công’ là người đã đạt được một thành tích cụ thể nào đó ví dụ như đã trở nên giàu có hoặc đã thành đạt trên con đường quan lộ bất chấp người đó thành công nhờ thủ đoạn hay vô đạo đức.

khenche-3

Người Việt chỉ khen những người đã thành công hoặc là đã… chết chứ không ai khen những người chưa thành công và đang còn sống. (Ảnh: Phan Chu Trinh, người hiện nay đang được ca ngợi hết lời nhưng lúc sinh thời ông không được nhiều người ủng hộ)

Trong lĩnh vực chính trị là rõ nét nhất, một tướng cướp mà giành được chính quyền, dù không có đạo đức và tàn nhẫn vẫn được ca tụng hết lời như Đinh Bộ Lĩnh hay anh em nhà Tây Sơn. Văn hóa Khổng giáo xem sự thành công là phải có kết quả ngay lập tức trước mắt chứ không phải là những người đã đóng góp cho sự thay đổi. Sự khen chê của người Việt hoàn toàn mang nặng cảm tính, tôn sùng kẻ mạnh chứ không phải vì tôn trọng lẽ phải và sự thật. Việc các vua chúa bắt các sử gia phải viết sử theo ý mình thay vì tôn trọng sự thật là một ví dụ.

Một ví dụ nữa là không ít trí thức Việt Nam trong cũng như ngoài đảng đã ca ngợi Đảng cộng sản không tiếc lời chỉ vì họ đang cầm quyền chứ không phải vì họ tài giỏi hay vì dân vì nước. Ngược lại, những người chê bai Đảng cộng sản Việt Nam cũng bất chấp sự thật. Họ luôn cho rằng Đảng cộng sản ngu dốt, vô học và bất tài. Cả người khen và chê đều quá lời. Sự thật thì việc Đảng cộng sản giành được chính quyền năm 1945 là hoàn toàn chính đáng vì họ đã có sự chuẩn bị để đón nhận cơ hội trong khi các tổ chức khác thì không. Họ đã tìm kiếm một ‘tư tưởng chính trị’ là chủ nghĩa cộng sản để dẫn đường cho các hoạt động. Họ cũng đã chú trọng việc xây dựng và đào tạo một ‘đội ngũ cán bộ nòng cốt’ bằng cách tuyển lựa những thanh niên ưu tú rồi gửi sang Nga và Trung Quốc để đào tạo. Sau đó nhờ vào một vận hội lớn là Thế chiến 2 kết thúc với sự thất bại của phe phát xít trong đó có Nhật Bản (lực lượng đang chiếm đóng Việt Nam) để vùng dậy và chiếm được quyền lãnh đạo Việt Nam.

Rõ ràng là nội dung và bản chất của chủ nghĩa cộng sản là sai trái, độc hại và hoang tưởng nhưng tiến trình hành động của Đảng cộng sản để dành được chiến thắng là hoàn toàn đúng. Điều này nhắc lại một lần nữa sự quan trọng của ‘tư tưởng chính trị’ và việc xây dựng một ‘đội ngũ cán bộ nòng cốt’ cho mọi tổ chức trước khi bắt tay vào các hành động cụ thể.

Một vấn đề nữa cũng gây ít nhiều tranh cãi trong phong trào dân chủ Việt Nam đó là nên hay không nên khen các tổ chức chính trị dân chủ đối lập và người lãnh đạo của tổ chức đó ? Có ý kiến cho rằng không nên vì việc khen ngợi đó giống với những gì cộng sản đã làm. Tốt hơn là để việc đó cho người khác, là một người không thuộc tổ chức lên tiếng thì khách quan hơn… Điều đó có đúng không ? Theo tôi thì điều đó hoàn toàn không đúng. Ai cũng biết là Đảng cộng sản đã đánh bóng, bịa đặt và tô vẽ một cách dối trá về người lãnh đạo của họ là ông Hồ, bất chấp sự thật. Chúng ta không thể làm như họ nhưng nếu chúng ta nói đúng sự thật, không thêm bớt thì đâu có gì là sai và không đúng ?

Bất cứ một cuộc cách mạng nào cũng cần có một tổ chức chính trị dẫn đường và lãnh đạo. Việc tôn vinh và xây dựng một khuôn mặt làm biểu tượng cho phong trào dân chủ là điều tất yếu. Có rất nhiều ví dụ như trường hợp bà Ang San Suu Kyi tại Myanmar, Mahatma Gandhi tại Ấn Độ, Lech Walesa tại Ba Lan, Nelson Mandela tại Nam Phi hay Vaclav Havel ở Tiệp Khắc… Phong trào dân chủ Việt Nam muốn thành công cũng phải có một tổ chức tiên phong dẫn đường và một khuôn mặt biểu tượng để đoàn kết và tập hợp mọi người lại với nhau.

dcsvn

Không phải cái gì Đảng cộng sản cũng sai. Việc họ đề cao vấn đề tư tưởng chính trị, tổ chức và đội ngũ nòng cốt là hoàn toàn đúng. Họ sai và thất bại vì tư tưởng cộng sản là hoang tưởng và độc hại chứ phương pháp hành động của họ hồi năm 1945 là hoàn toàn đúng.

Ý kiến để người ngoài đánh giá về một tổ chức nào đó cho khách quan cũng không ổn vì nếu người đó hoàn toàn không biết gì về tổ chức đó thì làm sao có thể đánh giá đúng về họ được ? Ví dụ trong trường hợp Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, nếu một người không biết gì về chúng tôi thì làm sao họ hiểu được những gì chúng tôi đã và đang làm. Nếu một người đã hiểu chúng tôi thì họ đã là chí hữu hoặc thân hữu của Tập Hợp. Muốn chính xác thì chúng tôi phải nói về chúng tôi trước và sau đó mọi người có thể đánh giá xem chúng tôi nói có đúng không, có tôn trọng sự thật và lẽ phải hay không, để rồi từ đó lên tiếng ủng hộ nếu chúng tôi đúng hoặc phê phán nếu chúng tôi sai.

Việc này cũng không có gì khó hiểu, nó cũng giống như trong các kỳ thi tài, từ các kỳ thi học sinh giỏi, thi ca hát, nghệ thuật hay bất cứ bộ môn nào thì ban giám khảo luôn phải là những người có trình độ chuyên môn cao nhất trong các lĩnh vực đó. Không ai mời một bác nông dân giỏi làm giám khảo cho các cuộc thi về thời trang, hội họa hay âm nhạc. Chính trị cũng vậy, đánh giá chính xác nhất về các tổ chức chính trị chính là… các tổ chức chính trị và những chính trị gia đã có thâm niên trong các tổ chức chính trị. Tại các nước dân chủ thì chính các đảng đối lập mới thường xuyên bóc phốt và chỉ ra những sai lầm của đảng cầm quyền chứ không phải người dân. Những người chưa từng tham gia vào các tổ chức chính trị thì không thể đánh giá đúng về các tổ chức chính trị. Điều này cũng giống như việc những người chưa kết hôn thì không thể biết chính xác cuộc sống hôn nhân là như thế nào và các ý kiến của họ về cuộc sống hôn nhân thường mang tính chủ quan và phiến diện.

Xin đính chính một hiểu lầm do thành kiến hoặc sự hời hợt của một số người Việt đó là khi chúng tôi nói rằng đấu tranh chính trị là phải có tổ chức thì một số người cho rằng chúng tôi muốn mọi người phải tham gia vào… Tập Hợp. Điều đó không đúng. Chúng tôi đã nhiều lần minh định, nếu những người dấn thân đấu tranh cho dân chủ chia sẻ với những giá trị của Tập Hợp thì cánh cửa của Tập Hợp luôn mở rộng chào đón tất cả mọi người còn nếu không thì họ nên thành lập các tổ chức chính trị mới. Tập Hợp không độc quyền chân lý và lẽ phải. Tập Hợp chỉ là một khuynh hướng chính trị để mọi người lựa chọn.

Ranh giới giữa sự tô vẽ, đánh bóng với sự nhìn nhận và tôn vinh những đóng góp của một cá nhân hay một tổ chức chính trị cho nền dân chủ Việt Nam dù mong manh nhưng không khó để nhận ra nếu chúng ta tôn trọng sự thật và lẽ phải. Với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay thì việc đi tìm sự thật rất đơn giản và dễ dàng. Nên dứt khoát nói không với sự dối trá và bịa đặt mà nên tôn vinh sự thật và lẽ phải. Sự động viên, khen ngợi chân tình của người dân đối với các tổ chức chính trị là một sự cổ vũ và khích lệ vô cùng lớn lao và quan trọng. Chúng sẽ giúp cho các cá nhân và tổ chức thêm tự tin và mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn trên con đường dân chủ hóa đất nước. Cũng nên tôn vinh và ghi nhận sự đóng góp và nỗ lực của những cá nhân xuất sắc ngay từ bây giờ thay vì chờ họ chết mới lên tiếng.

Thế giới đang thay đổi sâu sắc, một trật tự thế giới mới đang hình thành. Đây là một cơ hội lớn cho phong trào dân chủ Việt Nam không khác gì hồi năm 1945. Những người Việt Nam quan tâm đến đất nước không nên bỏ lỡ cơ hội này. Không nên khiêm tốn hoặc tự ti thái quá thì chúng ta mới có thể vượt lên chính mình để cùng nhau mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước, kỷ nguyên của dân chủ và tự do thật sự.

Việt Hoàng

(5/12/2022)

Published in Quan điểm

Suốt dòng lịch sử của Việt Nam, các triều đại phong kiến bị thay thế đều do các đại thần phản nghịch, võ tướng hay anh hùng hảo hán chủ trương và lật đổ. Chưa bao giờ giới sĩ phu (trí thức) có vai trò chủ động hay khởi xướng các cuộc thay đổi đó. Lịch sử (do bên thắng cuộc) viết lại đều có nội dung giống nhau là triều đại bị phế truất rất xấu xa, tàn ác và đáng bị lật đổ để thay thế bởi một triều đại mới tốt đẹp hơn. Tuy nhiên sự thật không phải hoàn toàn như vậy, triều đại mới cũng hành xử giống hệt như cũ và không có ai chính nghĩa hơn ai mà chỉ giản dị “thắng làm vua, thua làm giặc”.

Đảng cộng sản Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Sau khi tổ chức thành công cuộc nổi dậy giành chính quyền hồi tháng 8 năm 1945 thì họ cũng viết vào sách lịch sử và gọi sự kiện này là “cướp chính quyền”. Những gì xảy ra sau đó đến giờ đã cho chúng ta thấy rõ sự thật là Đảng cộng sản làm cuộc cách mạng đó là vì họ và cho họ chứ không phải cho người dân. Đảng cộng sản chỉ thay thế ách cai trị của thực dân Pháp bằng sự cai trị của họ, thậm chí còn dã man và hà khắc hơn. Đảng cộng sản xem họ như là một đội quân chiếm đóng người bản xứ chứ không xem mình là một thành phần của dân tộc Việt Nam. Khoảng 3 triệu đảng viên cộng sản còn đương chức nắm giữ toàn bộ quyền lực chính trị, kinh tế, văn hóa, tài nguyên của đất nước. Họ có suy nghĩ và lối sống hoàn toàn khác với 95 triệu người Việt Nam còn lại.

Việt Nam ngày nay dù có đủ mọi phương tiện hiện đại của thế giới như ô tô, điện thoại thông minh, mạng xã hội nhưng về chính trị thì đất nước ta vẫn đang ở thế kỷ 19. Các quyền tự do căn bản của công dân vẫn chưa có, mọi chỉ trích chính quyền đều bị trừng phạt với các bản án lên đến hàng chục năm tù. Câu hỏi chất vấn lương tâm của những người Việt Nam có hiểu biết là tại sao một chế độ phong kiến cải biên tồi dở, lạc hậu và kém cỏi như Đảng cộng sản vẫn còn tồn tại và kéo dài đến ngày hôm nay? Câu trả lời có nhiều, tùy theo mỗi người. Trong bài viết này tôi đưa ra câu trả lời là chúng ta vẫn chưa thoát ra được khỏi văn hóa tranh đấu nhân sĩ đã đeo bám chúng ta suốt chiều dài lịch sử.

vh-1

Người Việt Nam chúng ta vẫn chưa thoát khỏi văn hóa nhân sĩ đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi người. Một trường học ở Hà Nam, Trung Quốc bắt học sinh quì bái Khổng tử.

Nếu theo cách lý luận thông thường thì các chế độ không hợp lòng dân, tham lam độc ác ắt bị đào thải bởi một lực lượng tiến bộ hơn. Vậy tại sao Đảng cộng sản chưa bị thay thế? Câu trả lời là thế giới đã thay đổi nhưng văn hóa tranh đấu của người Việt Nam vẫn không thay đổi. Thời kỳ của những minh quân hay anh hùng áo vải, phất ngọn cờ đào đứng lên kêu gọi khởi nghĩa đã đi qua. Phương pháp đấu tranh vũ trang cũng đã hết thời. Cuộc tranh đấu ngày hôm nay rất khác và rất mới, nó chưa từng xảy ra trong lịch sử Việt Nam. Cuộc tranh đấu này không nhằm lật đổ chế độ để giành chính quyền hay thay thế chế độ này bằng một chế độ khác cũng na ná như vậy. Cuộc đấu tranh này là để mở ra một trang sử mới cho dân tộc: Trang sử của dân chủ, tự do và nhân phẩm cho mọi người Việt Nam. Những người làm chính trị trong tương lai không còn là tầng lớp quan lại đè đầu cưỡi cổ người dân mà là những người phục vụ cho một lý tưởng đẹp và quảng đại, là những người có đạo đức và kiến thức được người dân bầu chọn để lãnh đạo và điều hành đất nước.

Chính vì sự khác biệt đó mà cuộc cách mạng này bắt buộc phải do trí thức lãnh đạo và hướng dẫn. Phong trào dân chủ Việt Nam đang bị tắc nghẽn ở điểm này. Trí thức Việt Nam trong suốt dòng lịch sử luôn luôn là công cụ của chính quyền. Các sĩ phu ngày trước chỉ cố gắng tự mình học hỏi rồi đi thi, được đỗ đạt làm quan và được phục vụ cho các ông vua bà chúa. Họ không có văn hóa đấu tranh thay đổi chính quyền để thay đổi xã hội, mục tiêu của họ chỉ là làm thế nào để có danh giá và có địa vị xã hội cao hơn người khác. Do đó họ không thấy sự cần thiết phải kết hợp với nhau thành tổ chức để có sức mạnh của tổ chức, điều kiện bắt buộc để có thể đương đầu với chính quyền và áp đặt sự thay đổi.

Lối đấu tranh hiện nay của trí thức Việt Nam vẫn chưa thoát ra khỏi văn hóa tranh đấu cũ, đó là lối đấu tranh theo kiểu nhân sĩ. "Nhân sĩ" là một khái niệm của Nho giáo để chỉ những người "kẻ sĩ", nghĩa là những người có học, có chút tiếng tăm. Hoạt động chính trị kiểu nhân sĩ nghĩa là hoạt động với tư cách cá nhân, thỉnh thoảng ký tên vào một kiến nghị hay tham gia một hành động nhất thời chứ không dấn thân vào một tổ chức nào. Mục tiêu của các nhân sĩ là xây dựng uy tín cá nhân cho mình rồi chờ cơ hội để nắm hay tham gia vào chính quyền. Phương pháp hay văn hóa dấn thân của các nhân sĩ là “giải pháp cá nhân”. Họ chỉ lên tiếng trước những bất công của xã hội chứ không tìm cách giải quyết những bất công đó. Văn hóa nhân sĩ trái ngược với văn hóa tổ chức.

Ông Nguyễn Gia Kiểng từng nhận định, lối đấu tranh nhân sĩ để lại cho trí thức Việt Nam hai thương tật: Một là coi hoạt động chính trị là để làm quan, là tranh giành công danh cho riêng mình, bằng cố gắng cá nhân. Hai là tâm lý phục tùng chính quyền thay vì đấu tranh để thay đổi nó, ngay cả khi đó chỉ là một chính quyền tồi dở và thô bạo.

vh-2

Bổn phận của trí thức, ở đâu và thời nào cũng vậy đó là phải tranh đấu để thay đổi các chế độ bạo ngược và mang lại tự do dân chủ cho toàn dân.

Bổn phận của trí thức, ở đâu và thời nào cũng vậy đó là phải tranh đấu thay đổi các chế độ bạo ngược để mang lại tự do nhân phẩm cho người dân. Muốn thế thì phải có sức mạnh của một lực lượng dân chủ có đội ngũ và tầm vóc. Đấu tranh chính trị không bao giờ là đấu tranh cá nhân mà luôn luôn là đấu tranh có tổ chức. Các giải pháp cá nhân đều dẫn đến bế tắc và thất bại. Thà không đấu tranh còn hơn là đấu tranh kiểu nhân sĩ. Trí thức thực sự và dấn thân không thể ngụy biện rằng không làm gì được Đảng cộng sản đâu, ai làm được gì thì làm, ai lên tiếng được gì thì lên tiếng, như thế cũng là tốt rồi, không nên đòi hỏi này nọ...Những người tranh đấu mà có suy nghĩ như vậy có lẽ là vì lý tưởng dân chủ và lòng yêu nước không mạnh. Họ chỉ lên tiếng vì tức giận với chế độ cộng sản, hay tệ hơn nữa vì muốn có chút tiếng tăm cho bản thân. Việc trí thức Việt Nam cho rằng vì dân trí thấp nên chưa thể có dân chủ cũng là ngụy biện hoặc thiếu hiểu biết. Hầu hết các nước trên thế giới có dân chủ khi đa số người dân họ vẫn còn mù chữ. Họ thiết lập được dân chủ vì trí thức họ có kiến thức và quyết tâm.

Cuộc đấu tranh dân chủ hiện nay là rất mới vì nó khác hoàn toàn các cuộc thoán đoạt hay lật đổ trong lịch sử. Chính vì mới nên cuộc cách mạng này đòi hỏi một văn hóa tranh đấu mới đó là đấu tranh có tổ chức và trong khuôn khổ của tổ chức. Muốn kết hợp hoặc tham gia vào tổ chức thì phải có văn hóa tổ chức. Văn hóa tổ chức là những kiến thức, cách suy nghĩ và hành động khiến chúng ta, một mặt hiểu tầm quan trọng của tổ chức và cảm thấy có nhu cầu sinh hoạt trong tổ chức, và mặt khác suy nghĩ và hành xử một cách phù hợp để giữ gìn và phát triển tổ chức. Văn hóa tổ chức cũng là tiêu chuẩn để đánh giá mức độ văn minh và tiến hóa của một dân tộc.

Thay đổi một chính quyền tồi dở đã là khó, thay đổi văn hóa đã ăn sâu vào tâm hồn một dân tộc lại càng khó hơn. Cuộc cách mạng dân chủ mà Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên đề nghị đồng thời cũng là một cuộc cách mạng văn hóa. Sỡ dĩ chúng ta chưa thành công là vì chưa thay đổi được văn hóa chính trị. Cuộc tranh đấu này không yêu cầu trí thức Việt Nam phải hy sinh thân mình, xông pha nơi hòm tên mũi đạn, vào tù ra tội hay bày tỏ sự dũng cảm trong các phiên tòa do chính quyền dàn dựng mà chỉ cần trí thức dũng cảm với...chính bản thân mình. Sự dũng cảm đó là tôn trọng sự thật, lẽ phải và can đảm xét lại những giá trị cũ đã lỗi thời như danh tiếng hay những hào quang phù phiếm, vô nghĩa để ủng hộ cho những gì đúng đắn, nhân bản và văn minh. Trí thức phải vượt lên chính mình và lịch sử để trở thành người tự do, tự kiến tạo tương lai cho mình và cho cả dân tộc.

Nếu thực sự muốn đấu tranh vì dân chủ và tương lai thì trí thức Việt Nam cần học hỏi, nghiên cứu, suy nghĩ để hiểu rằng nếu không có tổ chức thì không thể nào chiến thắng được Đảng cộng sản. Việc xây dựng một tổ chức dân chủ có tầm vóc là điều bắt buộc phải làm và vô cùng khó khăn vì thế tất cả mọi người cần phải đóng góp và ủng hộ một cách nhiệt tình và chủ động. Trí thức không thể kêu gọi đoàn kết khi bản thân mình không đoàn kết, không tham gia và không ủng hộ cho tổ chức nào. Nên đoạn tuyệt với lối đấu tranh nhân sĩ và văn hóa nhân sĩ. “Đối thủ chính của cuộc vận động dân chủ không còn là chủ nghĩa cộng sản nữa, nó đã chết rồi, mà là chủ nghĩa nhân sĩ”. (1)

Việt Hoàng

(10/5/2021)

(1)  https://thongluan-rdp.org/quan-di-m/item/21372-nhin-l-i-cu-c-v-n-d-ng-dan-ch

Published in Quan điểm

"Quốc gia hưng vong, tht phu hu trách". Nước nhà hưng thnh hay suy vong, người thường trong xã hi cũng phi chu trách nhim.

quoc0

Nước nhà hưng thnh hay suy vong, người thường trong xã hi cũng phi chu trách nhim.

Thành ngữ này không rõ có t khi nào. Chc lâu lm, thi phong kiến. Nhưng người dân trong thi phong kiến hay quân ch có tiếng nói gì, có quyn hn gì, đ phi chu trách nhim v s hưng vong ca đt nước ?

Quan niệm này, theo tôi, là vô lý, bt công và thất sách. Kêu gi người dân có trách nhim vi nước nhà thì đúng đn, nhưng đt trách nhim lên h v s hưng vong là sai trái.

Quan niệm này ch phc v và cng c cho các chế đ đc tài.

Lãnh đạo (chính tr) quc gia nào phi chu trách nhim đi vi sự thành bại, hưng vong ca đt nước mình. Lãnh đo, trong mi đa ht, nói chung, phi can đm nhn lãnh trách nhim v mình khi có nhng quyết đnh sai lm.

Ngày nay chúng ta cần đt li vn đ, và đnh nghĩa li vai trò và trách nhim ca lãnh đo, nht là lãnh đạo quc gia. Nguyên tc căn bn là càng nm quyn lc trong tay, càng gi các vai trò quan trng và quyết đnh h trng, thì càng phi có trách nhim trước người liên h, người dân.

Lãnh đạo, trong mi đa ht, công hay tư, chính ph hay phi chính phủ, được trao phó, y quyn đ điu hành và quyết đnh các vn đ h trng. Do đó s thành bi, hưng vong, ca t chc hay quc gia là ch yếu nm ch lãnh đo có kh năng đ thc hin vai trò và trách nhim ca h hay không. Không thì phi t nhim, hoc người liên h phi có quyn đ ngăn chn s bt tài và phá hoi ca người đng đu.

Không xây dựng được văn hóa trách nhim gii trình này thì mi s thay đi, k c thay đi chế đ đc tài hin nay, cũng tr thành vô ích.

Mấu cht ca các vn đ h trọng của Vit Nam hôm nay, cũng như trong vài thp niên ti, theo tôi, là vn đ lãnh đo, là mc tiêu xây dng mt thế h lãnh đo mi xng đáng vi tim năng quc gia mình. Lãnh đo trung tng, và nht là lãnh đo thượng tng, trong mi đa ht quc gia, nhất là giáo dc, kinh tế, ngoi giao, quc phòng và chính tr.

n bn thp niên qua trên toàn nước và by thp niên ti min Bc, Đảng cộng sản Việt Nam thiết lp nn cai tr toàn din và tuyt đi. H cai tr bng bo lc, tuyên truyn và bưng bít, thay vì lãnh đạo. Tên gi là "cng hòa", và "xã hi ch nghĩa", nhưng quyn lc tp trung vào mt thiu s chóp bu không có ý đnh chia s quyn lc vi ai. Người dân vn không có tiếng nói hay quyn lc đáng k nào c.

Mặc du chế đ cm quyn thiếu chính nghĩa như thế, các t chc đi lp hoc đi kháng trong và ngoài nước, phn ln, nếu không phi là tt c, cũng gp khng hong lãnh đo. Khng hong lãnh đo đây là v c phm ln lượng. Vn chưa có nhng khuôn mt nào hay t chc nào có kh năng, uy tín và tài năng lãnh đạo đ quy t nhân tài/lc và xây dng thế liên minh cn thiết hu cân bng quyn lc và to thay đi.

Trong cuộc vn đng dân ch hin nay, và trong tiến trình dân ch hóa Vit Nam thi hu đc tài, lãnh đo đóng vai trò quyết đnh cho mọi s thành bi.

Có lẽ vì nhn thc lãnh đo quan trng như thế nên trước đây có nhiu người tng mong ước mt minh quân xut hin đ gii quyết vn đ ca Vit Nam. Theo tôi thì ước mong này thiếu thc tế. Nó s không bao gi xy ra.

- Th nht, thiên tài lãnh đạo không bao gi t nhiên xut hin c. H đu phi trãi qua quá trình luyn tp, thc tp, trao di và phát trin không ngng.

- Th hai, lãnh đo mt phn là do bn tính cá nhân, nhưng phn quan trng nht là do môi trường tác đng, do đào to và kinh nghiệm rèn luyn, cái không th thiếu.

- Th ba, lãnh đo tri lên, nht là trong môi trường hot đng, là do s tương tác và qua đó thuyết phc và chng minh được tài năng, tim năng và ý chí ca mình, ch không phi do áp đt. Thi nay không còn kiu cha truyền con ni, ngoi tr trường hp như Bc Hàn.

- Và sau cùng, dù là thiên tài lãnh đo thì mt cá nhân cũng không th kéo c mt con tàu có bn cht ù lì và bo th, không chu sn sàng thay đi chính mình trong hoàn cnh mi đ thay đi xã hi. Thiên tài lãnh đạo tài gii my cũng s bó tay trong hoàn cnh này. Trong lch s Vit Nam cũng như nhân loi, nhng người lãnh đo tài gii và thành công thường có mt đi ngũ xut sc không kém, b túc cho nhng thiếu sót hoc s đon ca nhau.

Một cách lý tưởng nht ca mt t chc, dù đó là chính quyn hay mt công ty kinh doanh đa quc, là lãnh đo có th thay thế bt c lúc nào. Mt khi có mnh hệ gì đến mt lãnh đo nào đó thì có người khác sn sàng thay thế gánh vác nhim v. Mt t chc có quan nim và có nhân sự sn sàng như thế mi tht s là t chc mnh. Còn mt t chc mà ph thuc quá nhiu vào mt hay vài cá nhân nào đó thì đó là t chc không linh đng và hiu qu, d rơi vào lòng lun qun và đc đoán.

quoc01

Tt c cn thành tht nhìn nhn rng vì chúng ta d, vì văn hóa chúng ta có vn đ, nên đt nước mi ra nông nổi này. Không thì bn thp niên na, nếu vn còn sng, chúng ta s tiếp tc hi ti sao đt nước vn không có gì đáng đ hãnh din, t hào.

Vấn đ khng hong lãnh đo, tht ra, là hiện tượng chung trên toàn cu hin nay, không riêng gì ca Vit Nam.

Lý do là vì làm lãnh đạo trong thi đi này khó. Rt khó. Rt khác vi nhng thp niên v trước. Và hoàn toàn khác vi mt thế k trước. Vì nhiu nguyên do, xin được lit kê vài đim sơ khởi đây.

Một, là vì tác đng ca thông tin, kiến thc và nhn thc quá nhanh và quá sâu rng. Xưa, người ta trông cy lãnh đo cung cp thông tin và kiến thc, và qua đó đường đi, nước bước. Nay, khi cn thông tin, trong mi lĩnh vc, người ta tìm đến Google hay các nguồn truyn thông khác. Nhanh, gn như tc khc, và mc đ chính xác và kh tín rt cao nếu biết ngun gc thông tin, biết chn lc và có suy nghĩ phê phán. Nhưng trong thi đi thông tin tràn ngp như thế này, nó d to cho người ta cm tưởng rằng h biết hết mi vn đ. Đc bit đi vi các t chc chính tr tranh đu cho mt Vit Nam dân ch, yếu t "kiến thc là quyn lc" này y quyn cho người nhn thông tin, trong khi gia gim nh hưởng ca người lãnh đo, mt tin l được đnh hình trước đây. Cũng t h qu này, người ta không thy có nhu cu đ gp mt nhau, trao đi và tho lun, hoc tranh lun, đ tìm mi tương đng và đim chung đ cùng làm vic như trước đây. Đây là th thách mà lãnh đo mi tng xã hi trong mi quc gia đu gặp phải hin nay.

Hai, tốc đ cnh tranh ngày gia tăng và mc đ ngày càng gây gt. Trước thc tế này, các t chc công cũng như tư, chính ph cũng như phi chính ph, cm quyn cũng như đi lp, đu phi chng t kh năng điu hành và qun lý đ tiếp tc lèo lái hướng đi ca t chc mình, đ tiếp tc được s tín nhim ca c đông hay ca người dân mình. Thay đi tr thành điu bình thường (the only constant is change) đ tn ti, và điu chc chn duy nht là s bt đnh (the only certainty is uncertainty). Lãnh đạo ngày nay vì thế có lm ri ro và bt an vì áp lc t mi phía. Đây cũng là mt trong các lý do mà ch nghĩa dân túy tri lên bi vì các nhà dân túy dám đưa ra các ha hn phn ln không đáp ng được nhưng li là điu người dân mun nghe, trong khi các lãnh đạo chính tr chân chính không dám ha hn điu gì trước tương lai bt đnh vì không biết có hoàn thành được không. Tóm li, mt trong các thách thc và cũng là yêu cu thiết yếu ca lãnh đo mi tng xã hi hin nay là kh năng đáp ng và qun lý thay đổi.

Trong khi đó, đối vi cng đng Vit Nam hi ngoi và các t chc đu tranh cho dân ch, tôi có cm tưởng như là mi s vn như cũ, cách thc làm vic vn như xưa, và cũng vì thế nên không nhng không nm bt được cơ hi đ ch đng mà phn ln b đng và phn ng. H không th lãnh đo hiu qu trong bi cnh hin nay vì thiếu kh năng và nhân s chuyên môn, thiếu hế hoch và kế sách đ điu hướng thay đi, và không nm bt được tình hung và cơ hi, k c cơ hi v khoa hc k thut, đ thay đổi. Phn ln có l nhìn thy tc đ thay đi liên tc như mi đe da.

Ba, trong mọi t chc, không ch đng thay đi thì s b bt buc thay đi ; và khi thế b đng, và không có kh năng lãnh đo đ tìm cách nm bt tình thế và thc thi kế hoch thay đi, t chc đó trước sau gì cũng b đào thi. Quy lut xã hi trước nay là thế. Ngay c đi vi các t chc mt thi thành công và uy tín. Trong trường hp Vit Nam, bao nhiêu t chc đu tranh trước đây gi này bt lc, có tiếng ch không có miếng. Có tm lòng hơn thc cht. Có mong mun và mc tiêu hơn là vin kiến, kế hoch, chiến lược và kiến thut. Nhng khó khăn khác là nhân s. Đu tranh chính tr luôn đòi hi tính chuyên môn, khác vi đu tranh cách mng cn lc là chính. Thêm vào đó, s người Vit trong và ngoài nước mong mun đem li thay đi cho Vit Nam và n lc đ thc hin điu này cũng ch là mt thiu s rt l loi và cô đơn, thiếu hun luyn và đào to v k năng mm và các kiến thc v chính tr. Nói chung là thiếu thn mi mt. Đó là chưa kể nhng người vn còn trông cy hay mơ tưởng Hoa Kỳ hay các thế lc ngoi bang can thip v dân ch hay nhân quyn cho Vit Nam. Đó là mt suy nghĩ vin vong, không thc tế chút nào, k c s kỳ vng vào nhng người như Donald Trump hay các chính sách và chủ trương "Làm cho Hoa Kỳ vĩ đi tr li".

Trong thời gian qua, tôi đã dành thi gian đ tìm hiu v lãnh đo. Lãnh đo mi tng xã hi, mi đa ht và mi quc gia, đu quan trng. Đi vi công vic có lương bng hn hoi, nhân viên sn sàng b vic vì cấp trên (boss) d. Trong cuc nghiên cu toàn cu trên 10 năm vi hơn 200 ngàn nhân viên và qun tr do t chO.C. Tanner Learning Group (White Paper) thực hin, 79 phn trăm nhng người b vic làm ca mình cho biết lý do là vì thiếu s ghi nhn n lc/đóng góp t cp trên (1). Ngay c khi chp nhn li làm vic thì ti Hoa Kỳ, khong 75 phn trăm nhân viên không hoàn toàn chú tâm (fully engaged) vào công việc ca mình. Cũng trong nghiên cu này thì người ta công nhn rng nhng người lãnh đo hiu qu, tài năng là nhng người biết đt đúng mc tiêu, biết truyn thông gii, to s tin tưởng/tín nhim và có trách nhim gii trình.

Đó là công việc có lương bng.

Còn việc "ăn cơm nhà vác ngà voi" thì li càng cn lãnh đo biết lng nghe, dám dn thân, trân quý ghi nhn s đóng góp ca mi thành viên, và có kh năng truyn sc sng và cm hng cho người khác v.v… Ti thiu là thế, chưa k các yếu t như tm nhìn, kh năng chiến lược và sc đng viên thuyết phc người khác. Nhưng tìm người có điu kin căn bn như thế đã là rt khó.

Không có lãnh đạo nên tình trng by lâu nay bát nháo, điu mà Đảng cộng sản Việt Nam không gì hài lòng và an tâm hơn. Phần ln các hot đng hin nay ri rc, tn mác, tùy hng và tùy tin. Vui, thích thì làm, không thì thôi, hoc ty chay ; t hơn thì ném bùn, chp mũ, vu khng v.v…

Tôi cũng dành thời gian quan sát, nht là qua mt s phương tin truyn thông xã hi, thì nhận thy rng nhiu người Vit, có l vì quá có lòng và quan tâm đến các vn đ Vit Nam, nên d nóng lòng và bt bình khi thy chuyn l ra phi lên tiếng mà người ta li vô tư. Vì thế nên d đi đến kết lun vi vàng, dán nhãn hiu người khác là "vô cảm", đẩy h v phía đi nghch, ty chay hoc bt cn.

Lãnh đạo hiu biết và chân chính đâu có ai dám coi thường người dân đến thế ! Nếu không thuyết phc được thì tìm cách khác, hoc nhn ra s bt tài ca mình, ch ai li đi chi đng lên như thế. Phn ln vì thiếu lãnh đo nên người ta hành đng cho cái li trước mt, bt k cái hu ra sao !

Nói chung, hầu như trong mi hot đng chính tr và đu tranh hin nay, thay vì vn dng tranh th và thuyết phc, người ta chi, mng đ hy vng người nghe nhn thc. Thay vì nhn thy cách làm ca mình không hiu qucần thay đi, và nhn trách nhim v phía mình, người ta vn mt mc cho mình đúng và có chính nghĩa. Thay vì tìm hiu tâm lý con người, nht là kiến thc v khoa hc thn kinh (neuroscience) đ vn dng các phương pháp thích hp và hiu qu, đ tìm ra phương thc ti ưu hu vn đng đa s người dân ng h các quyết đnh khó khăn nhưng chính đáng ca đt nước thay vì áp đt và áp bc, thì người ta vn ch yếu phn ng t trong tìm thc cách suy nghĩ và hành đng đã được đnh hình t lúc bé đến gi. T văn hóa đã thấm nhun, ăn sâu vào máu m và tim óc, và tác đng lên h mt cách vô thc t trước đến nay.

Muốn tht s thay đi Vit Nam, nhng người quan tâm và yêu nước cn phi thay đi chính mình trước. Tt c cn m mang hc hi các kiến thc khoa hc da trên các khám phá mới nht v con người. Tt c cn hc hi các văn hóa văn minh dân ch và các tm gương lãnh đo sáng ngi và thành công trên thế gii. Tt c cn thành tht nhìn nhn rng vì chúng ta d, vì văn hóa chúng ta có vn đ, nên đt nước mi ra nông nổi này. Không thì bn thp niên na, nếu vn còn sng, chúng ta s tiếp tc hi ti sao đt nước vn không có gì đáng đ hãnh din, t hào.

Tất c các vn đ này đu liên quan đến lãnh đo, đến quan nim ca người Vit v lãnh đo, đến vic bu chọn trực tiếp lãnh đo hin nay và tương lai, trong cng đng người Vit hi ngoi cũng như cho đt nước Vit Nam. Quan nim đúng đn s giúp người Vit tránh bu chn nhng lãnh đo bt tài, nhng nhà dân túy, m dân hay nhng người trí trá m ming ha hn dân chủ nhưng khi lên nm được quyn thì ch mun bóp nght các tiếng nói khác bit.

Tôi sẽ ln lược trình bày chi tiết các vn đ này trong các kỳ ti.

Úc Châu, 12/03/2019

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 13/03/2019

(1) What's missing ? Why can't we achieve optimal performance ?

 

Published in Diễn đàn