Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

lundi, 25 mars 2019 09:07

Lại sắp ‘đánh nhau lớn’ ?

‘Bàn nhân sự rồi, phải cảnh giác…’ - phát biểu của ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng vào cuối tháng 3 năm 2019 xảy đến trong bối cảnh chính trường Việt Nam lại bất chợt sôi sục hẳn lên với sự khởi động của một cái gì đó giống như bầu không khí xung đột nóng bỏng trước đại hội 12. Đó đây thấp thoáng hiện ra vài ba bài viết trên mạng xã hội nhằm đấu tố trong giới chóp bu cao cấp về tài sản, sân sau và thủ đoạn ‘chơi nhau’.

npt1

Có một khả năng là Nguyễn Phú Trọng sẽ chuyển giao quyền lực tổng bí thư cho một người thân tín (người đi sau bên trái Nguyễn Phú Trọng trong ảnh)

Rõ là các cơ quan đảng đang đẩy nhanh hơn tiến độ ‘quy hoạch cán bộ cấp chiến lược’ để chuẩn bị nhân sự cho đại hội 13 vào đầu năm 2021. 2019 là năm ‘bàn nhân sự’ cấp tỉnh thành, còn đến năm 2020 sẽ là năm quyết định vận mạng nhân sự chủ chốt của cấp trung ương, trong đó có Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị và đặc biệt là ‘tam trụ’ (thay cho ‘tứ trụ’ trước đây vì giờ đây một mình Nguyễn Phú Trọng ngồi đến hai ghế).

Chẳng khác gì thời tiền đại hội 12 (bắt đầu vào năm 2014 và đặc biệt là ‘đánh nhau lớn’ trong nguyên năm 2015), đơn thư tố cáo và bài biết ‘đâm dao sau lưng đồng chí’ với các tác giả nặc danh 100% và không rõ nguồn gốc đang chĩa mũi dùi sâu nhất vào Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng ban Tổ chức trung ương Phạm Minh Chính và thêm một số quan chức cao cấp khác.

Tình hình trên khiến nhiều người buộc phải nhung nhớ… Chân Dung Quyền Lực.

Vào cuối năm 2014, lần đầu tiên trang Chân Dung Quyền Lực xuất hiện và tạo nên một cơn địa chấn trong chính trường và chính giới Việt nam khi tấn công không thương tiếc, với nhiều chi tiết liên quan đến tài sản, sân sau và nhân thân ‘chính trị nội bộ’, đối với một số ủy viên bộ chính trị khi đó, đặc biệt là Nguyễn Xuân Phúc. Đến gần cuối năm 2015 khi sắp diễn ra đại hội 12, trang Chân Dung Quyền Lực tự nhiên biến mất theo đúng cái cách mà nó đã thình lình xuất hiện. Có lẽ ‘nhiệm vụ lịch sử’ của nó đã tạm hoàn thành vào lúc đó. 

Còn giờ đây, cuộc chiến quyền lực đã bắt đầu manh nha, và nếu không có gì thay đổi thì sự việc sẽ diễn ra theo đúng quy luật xung đột chính trị - lại một cuộc chạy đua sống mái vào các chức danh chủ chốt trong Bộ Chính trị và trong ‘tam trụ’, kể cả một cuộc vận động để điều chỉnh ‘tam trụ’ thành ‘Tứ trụ’ như cũ.

Từ khoảng cuối năm 2018, bắt đầu xuất hiện một thông tin ngoài lề đầy sốt nóng : có một khả năng là Nguyễn Phú Trọng sẽ chuyển giao quyền lực tổng bí thư cho một người thân tín, chẳng hạn như Trần Quốc Vượng, mà chỉ ngồi ghế chủ tịch nước. Và cùng với ‘nhân sự cấp chiến lược Trần Quốc Vượng’, còn một cái tên ‘chiến lược’ khác cũng được nêu ra như một phương án thay thế vị trí thủ tướng hiện thời : Vương Đình Huệ.

Theo dư luận, không phải ngẫu nhiên mà thời gian gần đây xuất hiện những đồn đoán về ‘Huệ sửa số liệu’ hay vụ chùa Ba Vàng ở Quảng Ninh mà bị xem là có liên quan đến phạm vi hoạt động của Phạm Minh Chính. Trong khi đó, quan chức được xem là đàn em thân tín của Nguyễn Xuân Phúc là Huỳnh Đức Thơ - chủ tịch Đà Nẵng và từng có thời được coi là bất khả xâm phạm dù bí thư Đà Nẵng khi đó là Nguyễn Xuân Anh phải rớt đài thảm thiết - cũng đang được đồn đoán là sẽ ‘vào lò’…

Thường Sơn

Nguồn : VNTB, 25/03/2019

Published in Diễn đàn

Nối tiếp nhiệm vụ ‘phản bác các luận điệu phản động’ mà rất có thể được một bàn tay ngầm trong đảng chỉ đạo và một ngân sách đính kèm, vào đầu năm 2019 các trang mạng nguyenphutrong.org, nguyenxuanphuc.org, tolam.org, nguyentandung.org… lại hùng hổ mở một đợt tấn công mới vào giới đấu tranh dân chủ nhân quyền, với quan điểm, luận điệu và bài viết rập khuôn mục ‘phòng chống diễn biến hòa bình’ trên các báo đảng Quân Đội Nhân dân, Nhân Dân, Công An Nhân Dân…

trang1

Trang đầu của nguyenphutrong.org (ngày 15/03/2019)

Một bằng chứng vi phạm nhân quyền

Các trang mạng trên (tạm gọi là trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ chứ không phải là ‘mạo danh lãnh đạo’ như cách hiểu của một số người) rất thường công kích, mạt sát không thương tiếc đối với những người đấu tranh cho dân chủ nhân quyền ở Việt Nam. Nhiều bài viết đăng trên các trang mạng này trong những năm qua để lại dấu ấn rất rõ rệt của giới dư luận viên - bao gồm dư luận viên của cơ quan công an và dư luận viên của cơ quan tuyên giáo đảng.

trang2

Trang đầu của nguyenxuanphuc.org (ngày 15/03/2019)

Những chiến dịch công kích nhân quyền của các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ đã cung cấp một bằng chứng không thể chối cãi về việc chính thể độc đảng độc trị ở Việt Nam vẫn khư khư ôm ấp chính sách đàn áp nhân quyền và dân chủ mà chưa có bất kỳ cải thiện nào theo yêu cầu của Hoa Kỳ và khối Liên Hiệp Châu Âu, liên quan đến việc triển khai CPTPP (Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương) và đang trong giai đoạn thu xếp ký kết EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Châu Âu - Việt Nam).

Không chỉ trở thành công cụ chuyên chính, hung hăng và cực đoan khi công kích dân chủ nhân quyền, càng về sau này cách viết bài và đăng tải tin tức của các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ còn mang hơi hướng làm thuê cho một hoặc một số nhóm lợi ích và kim tiền ở Việt Nam - liên quan đến những vấn đề xã hội nóng bỏng như BOT, môi trường…, lồng lộn tìm cách dập tắt những tiếng nói phản biện và phản kháng của người dân.

trang3

Trang đầu của tolam.org (ngày 15/03/2019)

‘Bảo kê’ bởi… Bộ Chính trị ?

Đặc điểm chung của các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ là có được nguồn tin tức nhanh hơn và sâu hơn so với khối báo chí nhà nước nói chung, thỉnh thoảng còn đăng cả những tin tức nội bộ trong ngành công an mà báo chí ngoài ngành này khó mà có được.

Trong những năm qua đã xuất hiện nhiều dư luận về việc các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ có nguồn gốc và sự tham gia của cơ quan an ninh Việt Nam, được tài trợ bởi một nhóm lợi ích nào đó trong đảng. Còn có tin trên mạng xã hội cho biết các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ đều có cùng một bàn tay đạo diễn, và bàn tay này thường họp với ‘ban biên tập’ tại một nhà hàng ở Hà Nội định kỳ hàng tháng.

Việc hệ thống các bài viết của những trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ cho thấy tỷ lệ bài tuyên truyền, trong đó rất nhiều bài tuyên truyền một chiều, cho ngành công an là cao, không khác gì báo Công An Nhân Dân.

Nhưng cho tới nay, bất chấp việc những trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ đã tồn tại trong một thời gian dài, không hề công khai ban biên tập nhưng lại thản nhiên mang danh nghĩa những quan chức chóp bu như ‘Tổng chủ’ Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng công an Tô Lâm, quan chức một thời là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, quan chức từng là chủ tịch nước nhưng đã chết là Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân…, và còn công khai cả khung nhuận bút, những trang mạng này vẫn không bị bất cứ chế tài hay xử phạt nào từ phía các cơ quan an ninh của bộ Công an và Bộ Thông tin và truyền thông, kể cả thời Trương Minh Tuấn còn làm bộ trưởng bộ này với biệt danh ‘sát thủ báo chí’.

trang4

Trang đầu của nguyenthikimngan.org (ngày 15/03/2019)

Từ sau khi Luật An ninh mạng được triển khai chính thức vào đầu năm 2019, người ta chỉ thấy luật này gia tăng siết bức đối với những tiếng nói bất đồng chính kiến và phản kháng xã hội trên mạng, nhưng không hề đả động đến các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’.

Với thực tế nền chính trị Việt Nam, mà bị nhiều người xem là đầy rẫy chất liệu mafia, nguồn cơn thật dễ hiểu là các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ chỉ có thể tồn tại được với điều kiện được một cấp rất cao - thậm chí cấp Bộ Chính trị - bảo đảm cho các hoạt động của chúng.

Công cuộc ‘đấu tranh tư tưởng có vùng cấm’ như thế đã khiến nhiều người nghi ngờ rằng liệu có thật Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân… không biết gì về những trang mạng vừa nặc danh vừa mạo danh này, hay biết nhưng vẫn ngầm che chắn và toa rập. Thậm chí có dư luận còn cho rằng chính những chóp bu đó của Việt Nam đứng đằng sau và ‘bảo kê’ cho những trang mạng này.

Có móc ngoặc với Chân Dung Quyền Lực ?

Không chỉ đánh phá nhân quyền, chủ đề mang tính đấu đá nội bộ cũng đã trở thành một nội dung chính của các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’.

trang5

Trang đầu của nguyentandung.org (ngày 15/03/2019)

Không thiếu dấu hiệu và biểu hiện cho thấy những trang mạng này nhiệt tình ủng hộ vài ba ủy viên bộ chính trị này, trong khi lại tìm cách nói xấu vài ba ủy viên bộ chính trị khác. Khoảng thời gian cuối năm 2015 và trước Đại hội 12 của đảng cầm quyền là một thời đoạn xung khắc và múa lưỡi nổi bật như thế.

Vào những năm 2014 và 2015, những trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ đã tung hô không tiếc lời Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc chạy đua giành chức tổng bí thư tại Đại hội 12, thậm chí còn cho rằng Dũng là ‘Putin Việt Nam’, trong khi đăng tải một số bài ‘dìm hàng’ Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh và Nguyễn Xuân Phúc.

Đó cũng là thời gian xuất hiện một quả bom tấn về đấu đá nội bộ : trang mạng Chân Dung Quyền Lực. Tuy không đến mức như Chân Dung Quyền Lực khi đăng tải rất nhiều chi tiết về tài sản cá nhân và nhóm lợi ích của một số quan chức chóp bu như Nguyễn Xuân Phúc, các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ tỏ ra không thích và tìm cách đánh lén những quan chức bên đảng như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và nhóm ‘thân đảng’ như Nguyễn Xuân Phúc.

Một dấu hỏi rất lớn : liệu có mối tương tác hữu cơ nào giữa các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ với Chân Dung Quyền Lực ?

Dấu hỏi trên có thể còn có giá trị cho đến ngày nay và cả trong tương lai không quá xa.

Phe cánh chính trị nào ?

Sau khi Nguyễn Tấn Dũng ‘không còn nữa’, các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ lại có một ‘chủ soái’ mới : Trần Đại Quang - từ một viên tướng bộ trưởng công an dời ghế về văn phòng chủ tịch nước. Trong suốt một thời gian khá dài, Trần Đại Quang đã được các trang mạng này tung hô và PR gần như Nguyễn Tấn Dũng, tuy giọng điệu có vẻ ‘hàng hai’ hơn khi bắt đầu ‘nâng hàng’ đối với những nhân vật mới nổi là Nguyễn Phú Trọng, Trần Quốc Vượng và cả Nguyễn Xuân Phúc.

trang6

Trang đầu của trandaiquang.org (ngày 15/03/2019)

Còn giờ đây, các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ vẫn ung dung tồn tại. Chỉ có sự khác biệt duy nhất là sau cái chết đột ngột và đầy nghi vấn của Trần Đại Quang vào tháng 9 năm 2018, trang trandaiquang.org cũng ‘chết’ theo.

Nhưng những trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ còn lại đã chẳng mấy tiếc thương kẻ đã quá cố mà có vẻ đã tìm ra những chủ mới sau Dũng và Quang : Lâm và có thể cả Trọng.

Tuy nhiên, chính trị chẳng có gì là vĩnh viễn, hay thói trở cờ quay ngoắt vẫn là một đặc tính muôn thuở của chủ nghĩa cơ hội cộng sản. ‘Phe cánh chính trị’ - một khái niệm đã trở nên đậm đặc và nổi bật trong nội bộ đảng kể từ năm 2012 khi bắt đầu diễn ra cuộc xung đột không khoan nhượng giữa Nguyễn Phú Trọng - Trương Tấn Sang với Nguyễn Tấn Dũng, đã và đang luôn đặt dấu hỏi với động cơ và hành xử của những nhóm quyền lực - lợi ích mới nổi lên sau Đại hội 12 : đó là những phe cánh chính trị nào ?

Theo đó, những trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’ cũng rất có thể nằm trong quỹ đạo phe cánh chính trị, quay quắt và sẵn sàng ‘đâm dao sau lưng’ khi có cơ hội.

Cơ hội đó sẽ đến một khi nổ ra ‘đảo chính cung đình’. Cơ hội đó sẽ thuộc về các trang mạng ‘đứng tên lãnh đạo’, dẫn dắt và hướng lái dư luận để phục vụ cho những nhân vật chính trị bất ngờ chiếm ghế khi đó. Cũng khi đó, những trang mạng này sẽ hiện nguyên hình với tên riêng chứ chẳng cần mượn danh lãnh đạo nào nữa.

Nếu trandaiquang.org mà còn phải ‘chết’ thì đến khi đó, chẳng có gì bảo đảm là nguyenphutrong.org và cả nguyenxuanphuc.org sẽ không chết theo. Chết theo đúng nghĩa đen.

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 15/03/2019

Published in Diễn đàn

Lời tòa soạn : Ngày 8/3/2019, Tạp Chí Đảng cộng sản Việt Nam cho đăng bài viết nói về sự suy thoái tư tưởng chính trị trong hàng ngũ đảng viên Đảng cộng sản do Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Quang Hồng, Trường Đại học Vinh biên soạn.

Bài viết phản ánh trung thực tình trạng bỏ đảng, xa đoàn và rời chính trị của đảng viên sau khi nghỉ hưu xin nghỉ sinh hoạt Đảng vì những lý do khác nhau trở thành phổ biến và là mối quan tâm, nếu không muốn nói là tiếng còi báo động, nỗi lo âu của Ban lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay. Gia nhập Đảng cộng sản Việt Nam ngày nay nếu không vì những quyền lợi vật chất do những chức vụ mà Đảng ban cho còn có gì để hấp dẫn giới trẻ lẫn người già ?

Nội dung những phân tích của ông Nguyễn Quang Hồng khá trung thực và khách quan. Chúng tôi cho đăng lại dưới đây nguyên văn bài viết để quý độc giả am tường.

Nguyễn Văn Huy

*********************

Sự suy thoái tư tưởng chính trị - Nhìn từ vấn đề cán bộ, đảng viên nghỉ hưu xin nghỉ sinh hoạt Đảng vì lý do sức khỏe

TCCSĐT - Trên cơ sở tiếp cận nguồn tài liệu của một số đảng bộ địa phương, bài viết đề cập vấn đề một số cán bộ, đảng viên sau khi nghỉ hưu lấy lý do sức khỏe để xin thôi không tham gia sinh hoạt Đảng. Từ đó, đề xuất đánh giá khách quan, toàn diện về một vấn đề xã hội đã và đang diễn ra, góp phần vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

suythoai1

Đảng viên tham gia ý kiến tại sinh hoạt chi bộ Khối Trung Yên, phường Hưng Dũng, thành phố Vinh. tỉnh Nghệ An - Nguồn : baonghean.vn

Khi tiếp cận các tài liệu, văn kiện này để phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy, chúng tôi thấy nổi lên một vấn đề rất đáng quan tâm.

Đó là từ năm 1991 đến năm 2017, có không ít cán bộ, đảng viên xin nghỉ sinh hoạt Đảng, sau khi nghỉ hưu vì lý do sức khỏe và một số lý do khác. Vấn đề này rất ít được các tài liệu, văn kiện Đại hội Đảng bộ các cấp đề cập tới, nếu có, cũng chỉ chiếm một tỷ lệ hết sức khiêm tốn, thậm chí có nhiều đảng bộ, từ năm 1991 đến năm 2017, không hề nhắc đến thực tế đó, cho dù, có việc một số cán bộ, đảng viên sau khi nhận quyết định nghỉ hưu được một vài năm đã vin vào lý do sức khỏe yếu để xin thôi sinh hoạt Đảng tại các chi bộ, đảng bộ địa phương nơi mình cư trú. Thật khó để xác định lý do sức khỏe mà những cán bộ, đảng viên này đưa ra là thật hay chỉ là một nguyên cớ thiếu tính thuyết phục đối với các cán bộ, đảng viên cùng sinh hoạt trong một chi bộ, đảng bộ, rộng hơn là với cộng đồng dân cư sống trên cùng một thôn, xóm, ngõ, ngách hay phường, xã... 

Cho dù trong Điều lệ Đảng và các văn bản hiện hành của Đảng không có điều khoản nào bắt buộc cán bộ, đảng viên, vì lý do sức khỏe, bệnh tật thường xuyên vẫn phải tham gia sinh hoạt Đảng, tuy nhiên, vấn đề cán bộ, đảng viên sau khi nghỉ hưu, lấy lý do vì sức khỏe yếu, ốm đau, bệnh tật hoặc một số lý do khác để xin nghỉ sinh hoạt Đảng ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước là một vấn đề lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống chính trị - xã hội đã diễn ra thời gian qua, cần được nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống, nhằm giải quyết vấn đề đã và đang đặt ra trong công tác xây dựng Đảng. Điều này càng trở nên cấp thiết hơn, khi mà Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trong nhiều năm qua đã, đang tiếp tục đẩy mạnh công cuộc chỉnh đốn Đảng, nhằm loại bỏ những cán bộ, đảng viên không đủ phẩm chất đạo đức, lập trường chính trị ra khỏi bộ máy tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, lấy lại niềm tin của đại bộ phận quần chúng nhân dân đối với Đảng. Do đó, tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực trạng một số ít cán bộ, đảng viên ở các chi bộ, đảng bộ trên khắp 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, lấy lý do sức khỏe không bảo đảm để xin nghỉ sinh hoạt Đảng trong suốt phần đời còn lại thực sự là một vấn đề bức thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn không chỉ trước mắt mà cả lâu dài.

suythoai2

Vấn đề đặt ra ở đây là : Liệu thực trạng cán bộ, đảng viên sau khi nghỉ hưu lấy lý do sức khỏe để xin nghỉ sinh hoạt Đảng, hay ra khỏi Đảng có phải là những biểu hiện cụ thể của sự suy thoái tư tưởng chính trị, trong từng cán bộ, đảng viên hay không ? Tuy số liệu thống kê chưa đầy đủ, nhưng thử hỏi : trong số hàng ngàn cán bộ, đảng viên xin nghỉ sinh hoạt Đảng ở tất cả các chi bộ, đảng bộ thuộc 63 tỉnh, thành phố của cả nước từ năm 1991 đến nay, tỷ lệ cán bộ, đảng viên vì ốm đau, bệnh tật thường xuyên, sức khỏe không cho phép để tham gia sinh hoạt Đảng tại các chi bộ, đảng bộ là bao nhiêu, hay lý do sức khỏe chỉ là một trong số ngàn lẻ lý do để họ xin nghỉ sinh hoạt Đảng ? 

Thực tế đó đã tồn tại nhiều năm qua nhưng các cấp ủy ở các địa phương vẫn chưa có các giải pháp, biện pháp cụ thể, hữu hiệu để có thể ngăn chặn, đẩy lùi. Điều đáng quan tâm là trong số đó, có cả những cán bộ, đảng viên, từng giữ cương vị này, cương vị khác trong hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng trước khi họ nghỉ hưu và điều kiện kinh tế gia đình thuộc vào diện hộ khá, hộ giàu, con cái thành đạt trong cuộc sống... 

Vậy, vì sao, thay vì gương mẫu tham gia sinh hoạt Đảng tại các chi bộ cơ sở nơi họ cư trú, tiếp tục cống hiến cho công cuộc xây dựng, phát triển quê hương, đất nước bằng những việc làm cụ thể, họ lại xin nghỉ sinh hoạt Đảng ? Động cơ, mục đích của số ít cán bộ, đảng viên này khi lấy lý do sức khỏe để xin nghỉ sinh hoạt Đảng là gì ? Và, liệu họ có nghĩ tới những ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đối với các chi bộ, đảng bộ và cộng đồng cư dân nơi họ sinh sống khi họ không còn đứng trong hàng ngũ của Đảng nữa hay không ? Đây có phải là một trong những biểu hiện cụ thể của sự suy thoái tư tưởng chính trị hay không ? Giải pháp nào để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng đó ?...

Từ thực tế trên, chúng tôi cho rằng cần phải tiến hành, khảo sát, nghiên cứu một cách toàn diện về thực trạng cán bộ, đảng viên xin nghỉ sinh hoạt Đảng nói chung và cán bộ, đảng viên nghỉ hưu lấy lý do sức khỏe để xin nghỉ sinh hoạt Đảng nói riêng trên phạm vi cả nước.

Cần xem xét một cách nghiêm túc, thẳng thắn vấn đề, cán bộ, đảng viên sau khi nghỉ hưu xin nghỉ sinh hoạt Đảng vì những lý do khác nhau, để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đồng thời đưa ra những giải pháp cụ thể, hữu hiệu, sát hợp với từng chi bộ, đảng bộ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thực trạng trên./.

PGS,TS. Nguyễn Quang Hồng

Trường Đại học Vinh

Nguồn : Tạp Chí Cộng Sản diện tử, 08/03/2019

Published in Diễn đàn

Sau 5 ngày, chốt canh chặn cuối cùng của lực lượng khẩu trang đã rút vào trưa ngày hôm qua 2/3, khi Kim Jong-un kết thúc chuyến thăm "hữu nghị" Việt Nam, rời Hà Nội về nước. Đó là chốt đặt ở trước nhà chị Dương Thị Tân, số 57/31 Phạm Ngọc Thạch, phường 6 quận 3, Hồ thành. Có điều rất trái khoáy là khi các chốt ở Hà Nội đã được dỡ bỏ giữa buổi chiều ngày 28 tháng 2, vào lúc tổng thống Mỹ chủ động kết thúc đàm phán bỏ về nước thì những người hoạt động xã hội dân sự (ở Hồ thành tiếp tục bị canh giữ thêm 2 ngày nữa. 

toi1

Lực lượng khẩu trang huyện Thanh Trì. Ảnh blog Nguyễn Tường Thụy

Như vậy chính quyền Hà Nội lo giới xã hội dân sự độc lập đi chào đón Donald J. Trump chứ không lo họ xuống đường phản đối Kim Jong-un, còn với chính quyền Hồ thành thì lo cả hai, trong khi địa điểm diễn ra 2 sự kiện lớn vừa qua lại ở Hà Nội, cách Hồ thành hơn 1700 km. 

Chuyện mỗi khi có sự kiện chính trị nào đó, công an rải qu    ân đi canh nhà giới xã hội dân sự không còn gì lạ, có điều đợt canh chặn này qui mô hơn cả trên một diện rộng. Sự quen thuộc đến mức từ công an cho đến nhân dân cho việc này là hết sức tự nhiên, như là nhiệm vụ, nằm trong chức năng của ngành công an. Ít ai trong ngành thấy đây là việc làm trái pháp luật cần đắn đo cân nhắc hoặc thấy xấu hổ khi ngồi rình rập trước cửa mỗi nhà suốt 24/24g. Thậm chí, có những tên còn tỏ ra hung hãn, có tên còn tự hào vì thấy mình có quyền với người khác. Những tên không sắc phục, không phân biệt được công an hay du côn, đến các gia đình ra lệnh mấy ngày tới ông/bà không được đi đâu. Dọa không được thì chúng cho 4, 5 tên đến một tiểu đội thậm chí cả trung đội canh vòng trong vòng ngoài. Chúng kê bàn sát cửa ra vào, pha trà uống nước, vứt mẩu thuốc lung tung trước cửa. Chưa yên tâm, chúng lấy dây thép buộc cửa, lấy những tảng bê tông phải 2 người khiêng chèn cửa, chặn cửa bằng xe máy, xe ba gác... Bà Lê Hiền Đức có lần đến nhà tôi, đếm được 7 tên sát canh cửa trước, 2 tên canh phía sau, nơi cỏ mọc um tùm và rãnh nước bốc lên mùi không mấy dễ chịu. Đó là vòng trong, còn vòng ngoài chưa tính. Qui mô đại đội thì chưa ghi nhận. 

Sau tết năm ngoái, anh ruột vợ tôi ở Lâm Đồng ra thăm em. Lúc ấy, tôi còn ở xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, chưa chuyển đến quận Thanh Xuân. Nhân tiện, tôi mời một số anh em quen biết đến nhà ăn cơm. Mới sáng sớm, công an và du côn đã nhung nhúc ngoài cửa không cho bất cứ ai vào nhà tôi, kể cả anh chúng tôi. Sau hàng xóm kể lại chúng có khoảng 40, 50 tên, lớp ngoài cùng còn được trang bị gậy gộc sẵn sàng đánh những ai muốn kháng cự. Chúng la hét, nhổ nước bọt, hắt nước bẩn vào nhà đe dọa. Quang cảnh thật là rùng rợn, "đầu trâu mặt ngựa ào ào như sôi". 

Nhiều lần, chúng huy động cả những nữ quái sồn sồn tuổi đã ngũ lục tuần, không biết moi ở đâu ra. Đám giặc cái này sẵn sàng gây sự với chủ nhà, la lối, xông vào cướp giật điện thoại làm náo loạn cả một đoạn phố. Bài này, công an huyện Thanh Trì thường áp dụng, không biết sáng kiến ô nhục này của đứa nào. Tất cả từ công an đến du côn, từ du côn nam đến du côn nữ đều đeo khẩu trang che đến tận mắt, tận mang tai, nếu có chụp được ảnh thì khi gặp lại cũng khó biết chúng đã từng làm những điều bẩn thỉu với mình. 

Đấy là nói về chuyện canh chặn, không cho đi lại và mới chỉ nói qua làm ví dụ. Giới hoạt động xã hội dân sự còn bị hại bằng nhiều cách khác ảnh hưởng đến cuộc sống như ép công ty đuổi việc, cấm chủ nhà cho trọ. Chuyện bố trí đón đường đánh cho nhừ tử không còn là chuyện hiếm, nhiều người bị đánh đến tàn phế như nhà báo Phạm Đoan Trang, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, người bất đồng chính kiến Đinh Văn Hải... Kinh hoàng nhất là vụ mục sư Nguyễn Trung Tôn, bị bắt cóc lên xe tại Cồn Sẻ. Chúng nhào đến đánh đập ông ngay khi bắt được, đánh suốt thời gian chở ông đến một khu rừng ở Hà Tĩnh. Ông bị đánh lê lết, bị lột hết tài sản kể cả quần áo rồi vứt đấy. Không chỉ đánh ngoài đường, chúng còn đánh những người hoạt động ngay trong đồn công an, cùm chân, đập vỡ đầu, máu me bê bết rồi vứt ra ngoài cổng, sống chết ra sao không cần biết. Không bút mực nào tả hết tội ác của chúng. 

Điều oái oăm là công an là lực lượng giữ gìn trật tự an ninh cho xã hội lại là lực lượng gây mất trật tự an ninh nhiều nhất. Là ngành trước hết bảo vệ pháp luật nhưng lại vi phạm pháp luật nhiều nhất. Sự lộng hành của ngành công an không phải những người đứng đầu đảng và nhà nước không biết. Họ biết cả nhưng làm ngơ cho công an lộng hành, thậm chí chỉ đạo cho công an vi phạm pháp luật. Trong khi có lúc, thủ tướng phải chỉ đạo đến vụ việc con con cụ thể thì không một trường hợp vi phạm pháp luật nào của công an về hành vi bạo ngược đối với xã hội dân sự được xử lý, mọi đơn từ tố cáo đều rơi vào im lặng. 

Sự vi phạm pháp luật của nhà cầm quyền đã nhờn tới mức, họ và kể cả nhiều người dân coi đó là chuyện cần thiết phải làm. Nó quen tới mức như lái xe đường dài, cứ đến trạm cảnh sát giao thông là lập tức đưa tiền, bất kể có chở quá tải hay có thiếu giấy tờ hoặc vi phạm gì không. Còn về phía người dân, nhiều người phải lùi sâu trong giới hạn pháp luật mong an toàn. Ví dụ, nhiều người không dám thực hiện quyền biểu tình vì lo bị vu cho tội gây rối trật tự công cộng, không dám biểu đạt chính kiến sợ bị vu cho tuyên truyền chống nhà nước. Tuy vậy, nếu nhà cầm quyền muốn, họ vẫn bị bắt tù như thường. Bằng chứng là hàng trăm người vô tội đã bị kết án do bị cáo buộc theo điều khoản liên quan đến chính trị. 

Một chế độ cũng ban hành pháp luật như ai nhưng nhà chức tranh lại vi phạm tới mức, bà Ngô Bá Thành phải lêu lên, ở Việt Nam có một rừng luật nhưng khi xét xử lại theo luật rừng. 

Pháp luật Việt Nam do nhà cầm quyền sinh ra. Vì vậy, lẽ ra họ phải tôn trọng pháp luật trước hết nhưng họ lại vi phạm pháp luật có hệ thống. Trong khi quyền con người bị vi phạm nghiêm trọng thì họ vẫn rêu rao ở Việt Nam, quyền con người được đảm bảo, Việt Nam dân chủ gấp vạn lần tư bản. Đừng có nói xã hội dân sự ở Việt Nam yếu, chỉ có một dúm người. Họ có "một dúm người" là vì bị đàn áp không thể phát triển được. Chỉ cần nhà cầm quyền tôn trọng một số quyền cơ bản thôi như quyền biểu tình, quyền tự do lập hội, tự do báo chí, tự do biểu đạt, tự do đi lại thì tình thế sẽ vô cùng khác. Hàng triệu người sẽ xuống đường. 

Nếu Đảng cộng sản Việt Nam tự tin, việc gì phải vi phạm luật pháp do chính mình đặt ra ? Một đất nước quen cai trị bằng bạo lực, lực lượng bảo vệ pháp luật liên minh với lưu manh côn đồ thì đất nước sẽ đi về đâu. 

Nếu Đảng cộng sản Việt Nam tự tin, có uy tín, nhân dân tuyệt đối tin cậy thì tôi thách họ tôn trọng pháp luật. Các ông/bà có dám không ? Nào ? 

Nguyễn Tường Thụy

Nguồn : RFA, 03/03/2019 (nguyentuongthuy's blog)

Published in Diễn đàn

"Các thế lực thù địch vẫn đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta ; chúng ra sức xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước ta, đánh thẳng vào hệ tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối chính trị của Đảng, kích động, chia rẽ nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng, Nhà nước với nhân dân, hòng làm tan rã Đảng ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong, hết sức thâm độc và nguy hiểm".

89nam1

Theo Nguyễn Phú Trọng, Internet một trong những thế thù địch - Nguồn : congankotum.gov.vn

Trên đây là đoạn có nội dung phản ảnh tâm trạng hoang mang cao độ nhất trong bài viết của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhân dịp kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2019) đã được phổ biến trên hệ thống báo-đài nhà nước.

Thù địch và diễn biến hòa bình

Nhưng "Các thế lực thù địch" là ai ? Chưa bao giờ ông Trọng hay Đảng cộng sản Việt Nam dám chỉ đích danh. Chỉ biết bấy lâu nay, mỗi khi nói đến tình trạng chống đảng từ trong ra ngoài, ngành Tuyên giáo do Ủy viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng đứng đầu thường cáo buộc có sự cấu kết trong-ngoài giữa "các phần tử phản động cực đoan người Việt ở nước ngoài" và "thành phần bất mãn, cơ hội" ở trong nước, nhưng không bao giờ nêu ra chứng cớ.

Lập luận này giống như kế hoạch tấn công của Tuyên giáo nhắm vào điều gọi là "diễn biến hòa bình mà cơ quan này cáo buộc là của các nước Tư bản chủ nghĩa do Mỹ cầm đầu. Theo lãnh đạo của Tuyên giáo, mục tiêu của diễn biến hòa bình là vận động và thúc đẩy các mầm mống chống đối để loại Đảng cộng sản ra khỏi chính quyền, như đã xẩy ra ở các nước xã hội chủ nghĩa và Nga trong giai đoạn 1989-1991.

Nhưng sự thật là đảng cầm quyền muốn dùng hai tấm "bình phong" này để phủ nhận là cả hai "thế lực" đều xuất phát từ nội bộ đảng cầm quyền. Tai hại hơn dự liệu, dù đã xây dựng và chỉnh đốn từ khóa đảng XI (2011-2016), nhưng trận cuồng phong "suy thoái tư tưởng chính trị", "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" nay không còn giới hạn trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên mà đã lây sang cả Quân đội và Cộng an, hai lực lượng rường cột bảo vệ đảng.

Chỉ thị theo dõi tư tưởng cán bộ, đảng viên, bộ đội, công an và nhân dân đã được học tập trong cả nước. Các biện pháp đề phòng, ngăn ngừa và phản ứng kịp thời, đặc biệt tại những "điểm nóng", đã được chỉ đạo từ trung ương xuống cơ sở.

Đó là lý do ông Nguyễn Phú Trọng đã thừa nhận trong bài viết : "Công tác xây dựng Đảng vẫn còn rất nhiều việc phải làm, nhất là việc đấu tranh chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ; những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ; tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xa dân…".

Để cứu đảng, ông Trọng khuyến cáo :

"Trong điều kiện Đảng ta là đảng cầm quyền, hoạt động trong môi trường phát triển kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập ; cán bộ, đảng viên giữ nhiều trọng trách, hằng ngày, hằng giờ tiếp xúc với hàng và tiền, gắn liền với lợi ích cá nhân, đối mặt với bao cám dỗ, với mặt trái của cơ chế thị trường, chúng ta càng phải chăm lo giữ vững bản chất cách mạng và tính tiên phong của Đảng. Nếu không nhận thức sâu sắc điều này, nếu cán bộ, đảng viên không tích cực và kiên trì rèn luyện thì rất dễ bị thoái hoá, biến chất. Vấn đề giữ vững bản chất của Đảng - là một Đảng Cộng sản, đảng cách mạng chân chính, hoạt động vì sự nghiệp của giai cấp công nhân, của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân là vấn đề hết sức cơ bản và quan trọng".

Viết ra tư tưởng giáo điều như nước chảy của mình như thế, nhưng người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam quên rằng sau lưng những chững ngôn ngữ tự bốc thơm mình như "đảng cách mạng chân chính, hoạt động vì sự nghiệp của giai cấp công nhân, của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân" là một chuỗi dài giả tạo và mạo nhận ?

Thành công hay thất bại ?

Trước hết, nếu "chân chính" thì hãy can đảm hỏi dân xem họ có đồng ý như thế không. Bởi vì chân chính phải có đạo lý dân tộc. Nhưng lịch sử đã chứng minh Đảng cộng sản Việt Nam, do ông Hồ Chí Minh thành lập và lãnh đạo từ 1930 đến khi ông qua đời năm 1969, và về sau là trách nhiệm của người người thừa kế, đã đẩy dân tộc vào 2 cuộc chiến tranh dài 30 năm (1945-1975) , gọi là chống Pháp giành độc lập (1945-1954) và chống Mỹ cứu nước (1954-1975).

Vậy có ai biết bao nhiêu xương máu của người Việt đã đổ ra để cho Đảng cộng sản Việt Nam giành được thắng lợi cuối cùng ngày 30/04/1975 bằng lương thực và vũ khí của khối cộng sản Nga-Tầu ? Và liệu chiến thắng trên chiến trường có bù đắp được những tổn thương vì chia rẽ vùng, miền và hận thù dân tộc vẫn đang dai dẳng đeo đuổi từ thế hệ này qua thế hệ khác ?

Theo ước tính của Thế giới, có khoảng từ 2 đến 4 triệu người Việt Nam đã bị thiệt mạng trong 2 cuộc chiến huynh đệ tương tàn do Đảng cộng sản Việt Nam chủ động. Tổn thất vật chất là vô kể, nhưng đỗ vỡ về tinh thần của dân tộc sẽ chẳng bao giờ có thể hàn gắn được chừng nào Đảng cộng sản Việt Nam vẫn tồn tại.

Đó là chưa kể đến tổn thất của hàng trăm ngàn con người và tài sản mà nhân dân Việt Nam phải gánh chịu trong hai cuộc chiến với Pol Pot-Khmer đỏ ở biên giới Tây Nam và trên lãnh thổ Campuchia (1975-1989) và với quân Trung Quốc ở biên giới phía bắc từ 1979 đến 1990.

Thêm vào đó, còn có ước tính mấy chục ngàn con người vô tội đã bỏ mình ở Biển Đông trên đường chạy trốn cộng sản để vượt biển tìm tự do, và gần 4 triệu người Việt khác đã phải sống lưu vọng trên thế giới từ sau ngày quân cộng sản chiếm miền Nam năm 1975.

Đó là lý do tại sao, từ mấy năm qua, vô số cán bộ, đảng viên đã phẫn nộ để "tự diễn biến" và "tự chuyển hóa" nhằm gửi một thông điệp cho lãnh đạo đảng. Trong nhiều trường hợp, lãnh đạo đảng nhìn nhận đã có rất nhiều đảng viên chán đảng, bỏ sinh hoạt đảng, tự ra khỏi đảng và công khai chống đường lối cai trị độc tài và độc tôn của đảng dựa trên nền tảng của Chủ nghĩa cộng sản vô thần, ngoại lai. Trong khi tầng lớp thanh niên, lớp người từng được hy vọng là kế thừa của đảng cũng đã chán đảng và tìm cách không gia nhập đảng, đoàn.

Đó là hậu quả nhãn tiền sau 89 năm Đảng cộng sản có mặt trên đất nước hiền hòa và nhân hậu Việt Nam.

Nhưng đối với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người cực kỳ giáo điều và cuồng tín chủ nghĩa cộng sản thì vẫn cứ nói bừa trong bài viết kỷ niệm 89 năm có đảng rằng :

"Thực tế gần một thế kỷ qua cho thấy, ở Việt Nam không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang, giành được hết thắng lợi này đến thành công khác".

Viết vung vít như thế nhưng ông Trọng có biết đảng của ông đang bị nhân dân lên án và nguyền rủa vì những hành động sai lầm đã gây thảm họa cho dân tộc nhường nào không ?

Do đó khi ông khoe Đảng cộng sản đã "hoạt động vì sự nghiệp của giai cấp công nhân, của dân tộc, vì lợi ích của nhân dân" là ông muốn che đi mặt trái của đồng tiền giả vì lịch sử đã chứng minh đảng chỉ biết lo cho quyền lợi của mình và luôn luôn đặt lợi ích của mình trên quyền lợi của dân tộc.

Nếu không thì lại sao lại cấm dân ra báo để độc quyền dư luận ? Không chấp nhận đảng đối lập để độc quyền cai trị. Không cho dân tự do ứng cử vào các chức vụ Đại biểu nhân dân mà chỉ duy trì chủ trương "đảng cử dân bầu" phản dân chủ ?

Kiên định cái gì ?

Và tại sao ông Nguyễn Phú Trọng lại kiên định Chủ nghĩa phá sản cộng sản ngoại lai và buộc cán bộ, đảng viên giữ các chức vụ lãnh đạo then chốt phải làm theo để đầy đọa dân tộc ?

Và vì ai mà ông kiện định "đổi mới nhưng không đổi màu", "hội nhập mà không hòa tan" để duy trì chủ trương "đổi mới kinh tế" nhưng "không đổi mới chính trị" y hệt như chính sách của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ?

Cụ thể ông nói :

"Đảng ta kiên định chỉnh đốn để đổi mới, xây dựng, chứ không phải "đổi màu", không làm thay đổi bản chất của một Đảng cách mạng chân chính. Đây là công việc rất quan trọng, cơ bản, lâu dài, đầy khó khăn, phức tạp, nhưng chúng ta phải kiên trì, kiên quyết làm, không lúc nào nghỉ ngơi, vì đây là nhân tố quyết định bảo đảm cho sự thành công, thắng lợi của cách mạng nước ta".

(Quân đội Nhân dân, 30/01/2019)

Do đó, sẽ chẳng ngạc nhiên khi thấy ông tự ca thành công về kinh tế trong năm 2018 là do biết đoàn kết trong đảng, và vì giữ được :

"Truyền thống trung thành vô hạn với lợi ích của dân tộc và giai cấp, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là truyền thống giữ vững độc lập, tự chủ về đường lối ; nắm vững, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin".

Nhưng cũng chính ông Trọng đã nói với tổ soạn thảo hiến pháp vào ngày 23/10/2013 rằng : "Đến hết thế kỷ này không biết đã có Chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa ?"

Sự hoài nghi của ông Trọng đã nói lên nhiều điều, trong đó quan trọng nhất là ông cũng lơ-tơ-mơ về cái đích mà chính đảng của ông đã định mốc cho toàn dân đi theo. Chẳng hạn như đảng cứ lải nhải mãi câu kinh kệ "chủ trương nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", nhưng Kinh tế cộng sản đã ngã gục trước Kinh tế tư bản từ lâu rồi.

Vì vậy ông quên viết khi kỷ niệm 89 năm có đảng là các nước láng giềng phồn thịnh Châu Á như Nam Hàn, Nhật Bản, Mã Lai Á, Tân Gia Ba, Thái Lan có cần phải theo Chủ nghĩa cộng sản đâu mà nhân dân họ vẫn hạnh phúc và kinh tế vẫn phát triển phồn thịnh ?

Bằng chứng như Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết tại buổi chia sẻ tầm nhìn 2019 ngày 30/01/2019 rằng :

"Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có thu nhập trung bình thấp, bình quân đầu người đứng 138/188 quốc gia và vùng lãnh thổ, tức chỉ ngang bằng GDP bình quân đầu người của Malaysia cách đây 20 năm, của Thái Lan cách đây 15 năm và Indonesia cách đây 10 năm".

Ông nói thêm :

"Đất nước ngày càng lớn mạnh nhưng so với quốc tế chưa thấm gì. Cách đây 40 năm Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan đều như Việt Nam, nhưng đến nay họ đi nhanh hơn và phát triển như vũ bão. Ta vẫn ở mức độ thường thường bậc trung".

(Tuổi Trẻ, 30/01/2019)

Trong khi đó ông Trọng khoe chủ trương "đốt lò" đẹp tham nhũng của ông đã đạt nhiều thành công như :

"Tính từ sau Đại hội XII của Đảng (tháng 1/2016) đến nay, trong vòng chưa đầy 3 năm, hơn 60 cán bộ cấp cao thuộc diện Trung ương quản lý đã bị xử lý kỷ luật, trong đó có 5 Ủy viên Trung ương Đảng đương nhiệm và 3 đồng chí trong số đó đã bị đưa ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương, thậm chí có 1 Ủy viên Bộ Chính trị đã bị khai trừ ra khỏi Đảng và lĩnh án 30 năm tù ; 11 đồng chí nguyên là Ủy viên Trung ương Đảng đã nghỉ hưu cũng bị xử lý kỷ luật. Đây là bước đột phá trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong bộ máy nhà nước và của toàn hệ thống chính trị, góp phần quan trọng củng cố lòng tin của các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng".

Nhưng vào ngày 29/01/2019, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International- TI) công bố Chỉ số cảm nhận tham nhũng (Corruption Perceptions Index – CPI) năm 2018, cho biết Việt Nam chỉ đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu.

Theo TI, các chỉ tiêu minh mục của Việt Nam năm 2018 giảm 2 điểm so với năm 2017. Điểm số CPI 2018 của Việt Nam được tính dựa trên cơ sở 8 nguồn dữ liệu là những khảo sát quốc tế độc lập, theo công bố của tổ chức Hướng tới Minh bạch (Towards Transparency-TT) cũng hôm 29/01, cơ quan đầu mối quốc gia của TI tại Việt Nam".

Tuy về mặt thống kê, việc giảm điểm này của Việt Nam được xem là không đáng kể, nhưng, xét trên thang điểm từ 0 – 100 của CPI, trong đó 0 là rất tham nhũng và 100 là rất trong sạch, thì tham nhũng trong khu vực công ở Việt Nam vẫn được xem là "rất nghiêm trọng", theo TT (VOA, 01/02/2019).

Vì tin của Tổ chức Minh bạch Quốc tế không có lợi cho lời khoe của ông Trọng nên báo đài nhà nước đã bị cấm không đăng.

Như vậy thì dân tin đảng "làm láo báo cáo hay", hay tin vào những người "nói thật mất lòng" khi câu hỏi 89 năm có Đảng được nêu lên thì mấy mươi năm nhân dân đã máu đổ thịt rơi ?

Phạm Trần

(06/02/2019)

Published in Diễn đàn

"Đảng vững mạnh, Đất nước phát triển, Dân tộc trường tồn" là tựa một bài báo được ký tên với chức danh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng. Các báo đều phải đăng bài viết này gọi là chào mừng "nhân dịp kỷ niệm 89 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2019)".


manh1

Tổng bí thư cho rằng hiện vẫn còn một bộ phận thanh niên giảm sút niềm tin, phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụng.

Toàn bài viết đều có gam màu hồng của tụng ca quanh chủ đề như tựa của bài báo. Xin được trao đổi cùng tác giả Nguyễn Phú Trọng vài ý.

Thứ nhứt, bài báo có đoạn viết : "Đặc biệt, công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực đã được Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo, chỉ đạo, làm nhiều lần, làm tích cực từ nhiều năm nay, nhưng thời gian gần đây càng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, được chỉ đạo thực hiện ráo riết, quyết liệt và đạt nhiều kết quả cụ thể, rõ rệt".

Chiều ngày 30/01/2019, tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên cựu Thứ trưởng Bộ Công an Trần Việt Tân nhận 36 tháng tù, còn ông Bùi Văn Thành lĩnh 30 tháng tù về "tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Nhân vật chính trong vụ án này là Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ "nhôm"). Mức án 36 tháng tù và 30 tháng tù và không kèm theo phần tuyên tịch biên tài sản có được do phạm tội, đã biến phiên tòa bỗng chốc là sân khấu hài kịch cho những lời hoa mỹ về công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng của ông chủ lò Nguyễn Phú Trọng. 

Điều đó còn cho thấy đảng cộng sản không hề vững mạnh theo nghĩa trong sạch, mà là vững mạnh trong lũng đoạn chính sách quốc gia.

Thứ hai, bài báo có câu khẳng định đầy tự tin : "Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay".

Việc ‘tự sướng’ ấy là đang tự huyễn hoặc để bốc thơm nhau. Bởi nếu có đủ tiềm lực – vị thế - uy tín, thì chắc chắn làm gì có chuyện phải chờ đợi từ 3 đến 5 năm sau khi Hiệp định CPTPP hiệu lực, Việt Nam mới có các tổ chức nghiệp đoàn độc lập, mới có quyền tự do lập hội. Và nếu thật sự có vị thế - uy tín, thì chắc chắn Hiệp định EVFTA đã nhận được cái gật đầu của Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội EU.

Chủ đề nhân quyền cho Việt Nam là bài toán mà EU vẫn chờ đợi đáp số cụ thể từ nhà cầm quyền Việt Nam, chứ không phải các mỹ từ ‘tiềm lực – vị thế - uy tín’ như bài báo ký tên Nguyễn Phú Trọng.

Thứ ba, bài báo tiếp tục tự tin khi cho rằng : "Thực tế gần một thế kỷ qua cho thấy, ở Việt Nam không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang, giành được hết thắng lợi này đến thành công khác".

Nếu thực sự có đủ bản lĩnh, thì đảng cộng sản Việt Nam đã chấp nhận những cuộc cạnh tranh công bằng trong quản trị quốc gia. Đàng này vẫn là độc đảng, vẫn tiếp tục trấn áp thô bạo bất kỳ ai đưa ra yêu cầu đa nguyên, đa đảng. Ngoài ra cách hiểu của đảng cộng sản trong việc "đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang, giành được hết thắng lợi này đến thành công khác", là chưa rõ khi mang so sánh với quốc gia nào khác. 

Bởi nền kinh tế liên tục có những thay đổi, thiếu sự ổn định suốt 44 năm qua, khiến mãi đến hôm nay Việt Nam vẫn là quốc gia có nền công nghiệp gia công bằng sức người là chính. Nhiều thương hiệu, nhãn hàng nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam như Bia Sài Gòn, kem đánh răng Hynos, Perlon, xà bông Cô Ba… đã thuộc về quyền sở hữu nước ngoài. Xe hơi La Dalat của Công ty Xe hơi Sài Gòn với mức nội địa hóa đến 40%, sản xuất từ năm 1970, đã bị bóp chết sau tháng 4/1975.

"Trong cách viết một bài báo, tôi cho rằng thật dại dột khi tự xác nhận là mình đã đến đỉnh, đến bến bờ vinh quang, vì sau đó thì dân tộc này sẽ từ trên đỉnh cao ấy, từ bến bờ vinh quang ấy, họ sẽ tuột xuống và trôi dạt về đâu ? Bến bờ vinh quang thì không thể có chuyện mỗi công dân Việt Nam khi vừa chào đời đã cùng gánh khoản nợ công cùng mọi người là gần 54,5 triệu đồng.

Những người làm nghề biên tập như chúng tôi khi nhận bài báo ký tên Nguyễn Phú Trọng viết để kỷ niệm ngày thành lập đảng 3/2/2019, đã nói với nhau rằng có lẽ tay thư ký báo chí muốn xỏ lá ông tổng bí thư. Ai từng phải đến dự mấy lớp học về tư tưởng Hồ Chí Minh, sẽ nhớ chuyện báo cáo viên cứ ra rả việc ông Hồ Chí Minh từng huấn thị về ‘Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính’. Như vậy, nếu đặt trong huấn thị ấy, không nhiều khả năng ‘Đảng vững mạnh’ như lời tựa của tác giả Nguyễn Phú Trọng". Biên tập viên Nguyễn Hồng Phúc, nhận xét.

Trúc Giang

Nguồn : VNTB, 03/02/2019

Published in Diễn đàn

Hàng năm cứ đến dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3 tháng 2, bộ máy tuyên truyền trong nước liên tục tung hô công lao của đảng trong việc dẫn dắt dân tộc đi tới tương lai tươi sáng.

dang1

Ảnh minh họa chụp bên ngoài Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình ở Hà Nội trước đây. AFP

Trong khi đó lâu nay, nhiều người từng lên tiếng cần phải xóa bỏ chế độ độc đảng và theo hướng dân chủ, đa nguyên, đa đảng thì mới có thê giúp đất nước phát triển được hết mọi tiềm năng và tránh khỏi bao trì trệ như lâu nay.

Cụ thể những ngày qua, trang thông tin của Đảng Cộng sản Việt Nam lặp lại rằng ngày 3/2/1930 là mốc son trong lịch sử của dân tộc với sự ra đời của Đảng. Cả dân tộc đoàn kết bền lòng nhờ sự lãnh đạo của Đảng và chủ nghĩa xã hội là đường lối đúng đắn, sáng tạo.

Không đồng tình, Nhà văn Phạm Đình Trọng, nguyên đại tá quân đội đã từ bỏ đảng, nhận xét :

"Từ khi đảng ra đời đã gây nhiều tội ác cho dân tộc, đã dìm dân tộc vào cuộc bạo loạn Xô viết Nghệ Tĩnh tháng 9 năm 1930, là khởi đầu của máu và nước mắt của dân tộc Việt Nam. Và suốt gần một thế kỷ, với việc đấu tranh gia cấp của đảng đã dìm dân tộc Việt Nam vào máu và lửa, đã bịt mọi con đường giải phóng dân tộc bằng đường lối hòa bình".

Trong khi đó thì vào ngày 1 tháng 2 năm 2019, khi trao đổi với Đài Á Châu Tự Do về vấn đề này, Thiếu tướng Lê Kế Lâm, nguyên Chuẩn Đô đốc Hải quân Việt Nam, lại thừa nhận :

"Cái lớn nhất là đảng giải phóng được dân tộc khỏi ách đô hộ, giành được độc lập, thống nhất đất nước. Dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc. Nếu không có chủ trương đổi mới thì không có tình hình kinh tế như hiện nay. Ngày xưa người Việt Nam khổ biết bao nhiêu, bây giờ tất nhiên chưa bằng được các nước, nhưng so với trước kia thì có thể cách nhau rất lớn, được tự do, mọi người được đi học, cuộc sống chưa được ấm no lắm nhưng so với trước kia thì khá hơn rất nhiều. Nhân dân được tự do làm ăn, người dân thấy cuộc sống có nhiều thay đổi tốt đẹp".

Tuy nhiên, Giáo sư Nguyễn Đình Cống thì cho rằng tuyên truyền của đảng thì luôn đề cao vai trò của đảng, quang vinh, tuyệt vời, vĩ đại… nhưng đánh giá của nhân dân thì cũng khác nhau, đặc biệt là giới trí thức, những người có hiểu biết. Riêng ông thì đảng chiến thắng được cuộc chiến tranh, chiếm được miền nam, thống nhất đất nước, nhưng chỉ thống nhất được lãnh thổ, chứ không thống nhất được lòng dân. Ông cho rằng trong mấy chục năm qua, đảng có những nhầm lẫn rất lớn :

"Đảng chủ trương theo đường lối cộng sản, chủ nghĩa Mác Lênin. Rồi họ đánh thắng Pháp, chiến thắng miền nam, họ nhầm tưởng rằng là nhờ chủ nghĩa Mác Lênin nên họ thắng, nên bây giờ họ kiên trì theo chủ nghĩa Mác Lênin. Tôi cho đó là nhầm lẫn rất lớn, là vì cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin là đấu tranh giai cấp, công hữu hóa… Không phải đảng cộng sản nhờ những cái ấy mà thắng lợi. Vì mỗi lần bày ra những chuyện đó là đảng đều thất bại đem lại tai họa cho dân tộc, ví dụ như cải cách ruộng đất. Nhầm là nhầm như thế nào, trong chiến tranh, nhờ là nhờ vào người dân, lòng yêu nước của dân, chứ không phải nhờ chủ nghĩa Mác Lênin".

Cơn quan ngôn luận của đảng cộng sản cho rằng, 89 năm qua kể từ ngày có đảng, là đảng đã lãnh đạo dân tộc Việt Nam giành độc lập, và theo đảng là đưa một chủ nghĩa tiến bộ là chủ nghĩa cộng sản, đến với dân tộc Việt Nam. Sự thật như thế nào ?

dang2

Ảnh minh họa chụp bên ngoài Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình ở Hà Nội trước đây. AFP

Trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986-1990 trở về sau, khi đất nước Việt Nam lâm vào tình trạng đói kém kiệt quệ, khi đó đảng phải mở cửa, cho phát triển kinh tế tư nhân, cho nước ngoài vào… thì theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống đó là sự sửa sai, chứ không phải đổi mới. Vì đảng bị buộc vào tình thế phải làm, mà dân làm chứ không phải đảng làm. Ông cho rằng, chẳng qua là trước đây đảng trói nông dân vào hợp tác xã, đảng phá nát nền công nghiệp và thương nghiệp của miền nam. Rồi bày trò ngăn sông cấm chợ làm cho dân đói. Bây giờ đảng mở trói cho người ta. Nhưng trước đây ai bắt đảng trói người ta ?

Khi làm cách mạng, ngay ông Hồ Chí Minh cũng nói là lập quyền dân, đưa lại quyền cho dân, tạo dựng dân chủ. Nhưng theo Giáo sư Nguyễn Đình Cống, chính đảng đã cướp quyền dân. Đảng bày ra trò bầu cử là ‘đảng cử, dân bầu’ nhưng thật ra là của đảng hết. Đảng đã tự đặt mình lên cao hơn chính phủ, cao hơn quốc hội… cao hơn tất cả. Đảng cướp quyền của dân, muốn làm gì thì làm. Ông cho rằng đấy là những nhận thức nhầm lẫn của đảng cộng sản hiện nay.

Khi tung hô chào mừng kỷ niệm 89 năm ngày thành lập đảng cộng sản Việt Nam, tờ báo, trang tin nào của nhà nước cũng chỉ kêu gọi trung thành với đảng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến" "tự chuyển hóa" trong nội bộ đảng viên, chứ không nhắc đến việc điều gì đã ngăn cản sự phát triển của đất nước. Đó cũng là câu hỏi được nhiều nhân sĩ trí thức yêu nước từng nêu lên : "Đa nguyên, đa đảng cần thiết cho sự phát triển hiện nay của Việt Nam như thế nào ?"

Liên quan câu hỏi này, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Mạc Văn Trang, một đảng viên đã từ bỏ đảng cho biết :

"Cái sự phát triển của xã hội loài người thì như chúng ta đều biết, nước nào đa nguyên, có đảng đối lập, tam quyền phân lập, thì họ sẽ phát triển nhanh và bề vững, dân trí, nhân quyền, nhân cách con người ngày càng được nâng cao. Ngược lại các nước độc tài toàn trị về hình thức ngắn hạn thì thấy có vẻ ổn định, nhưng về lâu dài thì không bền vũng được. Thứ hai là không có tự do thì làm gì có sáng tạo. Không được tự do suy nghĩ, tự do sáng tạo, tự do biểu đạt thì xã hội không thể phát triển được".

Chúng tôi cũng nêu câu hỏi này với Thiếu tướng Lê Kế Lâm và được ông cho biết :

"Cái đó thì chưa thể nói được, tùy theo sự phát triển của xã hội, trình độ nhân dân. Chứ bây giờ mà nói ra thì không thể được, cái chuyện đó là nằm trong chủ trương của lãnh đạo nhà nước Việt Nam. Nói ý kiến cá nhân thì không thể nói được những chuyện như thế".

Trong khi đó, nhà văn Phạm Đình Trọng thì cho rằng đa nguyên, đa đảng’ cần thiết cho phát triển hiện nay là điều đương nhiên. Nhưng sự cản trở lớn nhất cho sự phát triển của Việt Nam chính là sự tồn tại của đảng cộng sản, cản trở con đường đi tới của dân tộc. Theo ông, đa nguyên đa đảng là tất yếu phải có, phải đến, nhưng với sự tồn tại và độc tài của đảng cộng sản thì không thể có được. Bởi vì đa nguyên đa đảng cho người dân quyền chọn lựa đảng phái chính trị, thì đảng cộng sản đã cướp cái quyền đó thì không bao giờ có đa nguyên đa đảng cả.

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Mạc Văn Trang đề nghị giải pháp :

"Tôi nghĩ giải pháp bây giờ chỉ có Khai Dân Trí, Chấn Dân Khí, như cụ Phan Chu Trinh nói tức là người ta thấy được cuộc sống không chỉ sống ăn no mặc ấm, mà phải có nhân quyền, nhân cách, nhân phẩm. Con người được tự do suy nghĩ, tự do sáng tạo, tự do biểu đạt. Cái này thì phải dần dần, thì người dân mới có sự chuyển hóa, đặc biệt là thì thế hệ trẻ, người ta mới coi đó là giá trị thiêng liêng để đấu tranh bảo vệ".

Giáo sư Nguyễn Đình Cống đưa ra lời khuyên, nếu muốn phát triển phải thay đổi từ một đảng cách mạng thành một đảng chính trị thì mới tồn tại được. Chứ như hiện nay không những đảng sẽ đem tai họa cho đất nước mà sự tồn tại của đảng cũng khó bền vững.

Trung Khang

Nguồn : RFA, 01/02/2019

Published in Diễn đàn
samedi, 02 février 2019 21:33

Văn hóa rác

Trên thế giới có lẽ không một dân tộc nào yêu văn hóa hơn dân tộc Việt. Hai từ văn hóa đã xuống đường, len lỏi vào mọi ngóc ngách xã ấp, xóm làng, khóm phường, phố thị, đầu đường xó chợ. Nó chui vào tận góc bếp gầm chạn từng nhà, nhảy xổm lên chễm chệ ngồi trong các cửa quan quyền. Nó múa may trong các lễ hội, sinh hoạt giải trí, tôn giáo, chính trị.

vanhoa1

Nhà văn hóa ấp 1, xã Long Trị, thị xã Long Mỹ, vừa được xây dựng xong và đưa vào sử dụng… Ảnh minh họa

Người Việt như chưa bao giờ được tận hưởng khoái lạc văn hóa. Họ hít thở, ôm ấp, khóc cười, tự sướng với nó. Họ như chưa bao giờ được hãnh diện về văn hóa dân tộc. Nay họ được đánh thức dậy sau giấc ngủ dài. Văn hóa không chỉ được luận bàn trên báo chí hay trong các tài liệu, sách vở nghiên cứu bác học trên trời. Nó đi vào cuộc đời, sinh động như gánh xiếc, diêm dúa như phường chèo, phong phú như cỏ dại. Nào là tổ văn hóa, khóm văn hóa, phường văn hóa, nhà văn hóa, sở văn hóa, văn hóa ẩm thực, văn hóa giao thông, văn hóa thể thao, văn hóa đình chùa, văn hóa ứng xử, văn hóa Hà Nội, văn hóa nghìn năm Thăng Long…

Nó nhiều đến mức người ta quay cuồng, ngụp lặn trong cơn lốc văn hóa, không kịp tiêu hóa thích ứng và cũng không biết xã hội này đang vận hành theo mô hình văn hóa nào. Biện pháp tốt nhất là hồ hởi phấn khởi theo kiểu bầy đàn hay cứ sống theo kiếp vô sinh và cố chết nhẹ nhàng với nó. Nói khác, một kiếp nhân sinh đúng quy trình, sống theo bản năng và chết theo lý trí.

Có lẽ suốt dòng lịch sử dân tộc, chưa bao giờ văn hóa được hỗ trợ và định hướng mạnh mẽ như trong cái thời đại rực rỡ mang tên Hồ Chí Minh này. Hậu quả là một nền văn hóa bốc phét. Khởi đầu bốc phét có thể chỉ là tính đảng, dần trở thành thói quen chung của xã hội và tạo ra quán tính Việt đặc thù. Nhưng bốc phét là vỏ bọc của lường gạt và dối trá vì vậy nó bất cần luận chứng, đạo lý hay sự thật. Từ đó, dối trá đi vào mọi lãnh vực đời sống, là chìa khóa để thành công, là lá bùa hộ mệnh để tồn tại và người ta thoải mái sử dụng nó như lẽ tự nhiên.

vanhoa2

Một trong 10 phát ngôn ấn tượng của Thủ tướng tại hội nghị doanh nghiệp lần hai - Zing, 18/05/2017

Rất nhiều người đã lên tiếng báo động về vấn đề văn hóa đất Việt. Nào là giáo dục xuống cấp, con người tha hóa,vô cảm, bạo lực gia đình và xã hội, đạo đức suy đồi, tình người cạn kiệt… Người ta truy tìm nguyên nhân, vặn óc đề ra giải pháp, dùng hết khả năng viết lách để trình bày. Đáng tiếc là dù sau bao cố gắng, vấn đề không những vẫn nguyên vẹn mà mỗi lúc càng tệ hại hơn.

Có một thực tế người ta vẫn cố né tránh, không dám đề cập đến : đó là Đảng cộng sản Việt Nam, một đống rác lịch sử. Khi một đảng phái chính trị xây dựng trên sự dối trá và dối trá như căn bệnh truyền nhiễm lây sang cả một dân tộc thì văn hóa phải suy tàn. Mong chờ sự lương thiện, tử tế, tình người, sự công bằng, tính ngay thẳng thật thà, liêm sỉ, thượng tôn pháp luật… khi dối trá là nền tảng của chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, tín ngưỡng thì chẳng khác nào kẻ mộng du.

Vài câu chuyện có thật về văn hóa xứ người :

1. Nhân chuyến về thăm Việt Nam, đứa con trai 27 tuổi của người tôi quen được một người bạn ở Việt Nam đèo xe scooter đi hóng gió Sài Gòn. Đến ngã tư đèn đỏ, người bạn vẫn chạy và rẽ phải. Cảnh sát giao thông đã chận lại và đòi lập biên bản phạt tiền. Sau cuộc điều đình chớp nhoáng, số tiền phạt là 100 000 VND. Người bạn chỉ có 80 000 VND nên dở bài năn nỉ. Vừa ngay khi viên cảnh sát đồng ý, cậu "việt kiều yêu nước" buộc miệng nói : Không sao đâu, N. Có tiền trả mà !". Thế là vụ bôi trơn kết thúc tốt đẹp, tiền đầy đủ vào túi người đại diện pháp luật.

2. Luật pháp nước ngoài bắt buộc người ngồi trong xe ô tô phải choàng dây an toàn. Gia đình tôi quen có nuôi một chú chó cảnh, giống chihuahua. Theo luật, chủ xe cũng phải mua dây an toàn phụ dành riêng cho nó. Một hôm, cô con gái muốn chở thú cưng đi chơi nhưng không tìm thấy sợi dây. Gia đình bảo cô cứ bỏ chú cún vào xe chở đi không cần dây. Cô phản đối kịch liệt vì cho đó vừa nguy hiểm vừa phạm pháp. Cuối cùng, sau gần một tiếng đồng hồ lục tung trong nhà, cả hai có thể an vị ngồi trong xe với dây an toàn choàng vai.

3. Cô con gái gia đình tôi quen xin vào học một trường trung học cấp 3 nổi tiếng tại thủ đô. Nhà trường yêu cầu cô phải có địa chỉ thường trú ở thủ đô. Trong thời gian học cấp 2, cô sống cùng cha mẹ ở tỉnh ngoại thành, cách trường khoảng 18 km. Giải pháp đơn giản nhất là mượn tạm địa chỉ của người chú hiện đang sống ở thủ đô để xin học rồi mỗi ngày đi về bằng xe bus. Cô dứt khoát không bằng lòng vì cho đó là dối trá. Cuối cùng cha mẹ phải thuê riêng cho cô một căn hộ gần trường để đi học.

Cách suy nghĩ và hành xử của những đứa trẻ trong3 câu chuyện kể trên có thể, đối với một số người, bị cho là ngớ ngẩn, gàn dở hay buồn cười. Các chính trị gia phương Tây có lúc cũng từng bị chế giễu là ngây thơ. Họ sinh ra và lớn lên trong một xã hội tự do dân chủ và hưởng được một nền giáo dục lành mạnh. Vì vậy, họ không quen những giả dối, đểu cáng, mánh khoé lọc lừa. Mọi giải pháp vẫn sẽ bế tắc nếu thể chế chính trị này vẫn tồn tại. Vấn đề là ở thượng tầng, đầu mối của mọi rác rưởi văn hóa. Trong kinh tế, cái quan trọng đối với người dân là công ăn việc làm chứ không phải những con số GDP. Các lý thuyết kinh tế sẽ trở nên tầm phào nếu không đạt được kết quả cụ thể. Cũng vậy, tiếp tục ngồi vạch ra những vấn nạn văn hóa xã hội, tìm cách sửa đổi trên nền tảng của dối trá chính trị là vô tình tiếp tục tiếp tay cho bạo quyền. Nó chẳng có giá trị nào khác ngoài việc khoe khoang kiến thức hơn người và không khéo lại đi vào vết xe đổ của đường lối mị dân. Không ai tìm cách sửa chữa một căn nhà sắp sụp vì thiếu móng. Vẫn chưa đủ nếu chỉ có cái tâm. Phải can đảm nói l

ên sự thật. Nếu kẻ thù của người Tàu là người Tàu (theo Bá Dương) thì chính người Việt là kẻ thù của nhau. Nguy hiểm nhất là những kẻ đã nhận ra sự bất lực của chính mình, phải sử dụng dối trá và bạo lực hay bám víu ngoại bang để tìm lối thoát.

Hoàng Thủy Ngữ

(02/02/2019)

Published in Văn hóa
jeudi, 31 janvier 2019 09:47

Tư tưởng đảng viên ở đâu ?

Chưa bao giờ mà cả Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và một số lãnh đạo chủ chốt Bộ Chính trị đã phải cùng lượt lên tiếng báo động về nguy cơ suy thoái trong nội bộ, đồng thời khuyến cáo phải phòng ngừa "bị tác động, hướng lái chính sách theo giá trị "tự do, dân chủ" của các thế lực thù địch".

baodong1

Hội nghị tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Ngành Nội chính Đảng ngày 22/01/2019 tại Hà Nội. 

Hiện tượng này xuất phát từ các diễn văn, phát biểu và bài viết cuối năm 2018 về công tác xây dựng đảng và tuyên giáo-báo chí.

Nội dung bao gồm nhiều lĩnh vực, nhưng vẫn tồn tại đứng đầu là tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị trong cán bộ, đảng viên, kể cả những người đã nghỉ hưu và cựu chiến binh. Do đó cách dùng chữ trong diễn văn hay cách trình bày lần này gay gắt hơn.

Những câu chữ thường được sử dụng gồm : "không cho phép ai làm trái quan điểm, Cương lĩnh, đường lối của Đảng" ; "cần kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ; không để suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ ; tuyệt đối không được chủ quan và để bị động bất ngờ, đặc biệt đối với các địa bàn chiến lược, trọng điểm cũng như trong lĩnh vực diễn biến hòa bình…".

Nội chính - Ngoại nhập

Đứng đầu và nói nhiều vẫn chỉ một mình ông Trọng. Ông khuyến cáo cán bộ ngành Nội chính phải :

" Tham mưu kiểm tra, giám sát việc xây dựng, ban hành, thực thi pháp luật có đúng đường lối, quan điểm của Đảng không ? Có bị tác động, hướng lái chính sách theo giá trị "tự do, dân chủ" của các thế lực thù địch, chống đối không ?… Các đồng chí phải "gác gôn" cho Đảng trên lĩnh vực này, không cho phép ai làm trái Cương lĩnh, quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng".

(Diễn văn tại Hội nghị ngành Nội chính Đảng, ngày 22/01/2019, tại Hà Nội).

Theo phân công thì Ban Nội chính là cơ quan tham mưu của Ban Chấp hành trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực nội chính và phòng, chống tham nhũng.

Nếu Nội chính mà để cho đảng viên bị nhiễm trùng phản đảng từ bên ngoài, nhất là của "các thế lực thù địch" mà chính đảng cũng không biết từ đâu tới, hay do ai chủ động thì nguy to. Do đó, ông Trọng đã yêu cầu Nội chính phải :

"Nắm chắc tình hình, phối hợp tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết kịp thời các vấn đề nổi lên về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, nhất là về an ninh biên giới, an ninh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, an ninh tôn giáo, an ninh nông thôn ; hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động ; hoạt động của các loại tội phạm nguy hiểm ; những bức xúc, khiếu kiện đông người kéo dài, phức tạp... không để phát sinh "điểm nóng", bị động, bất ngờ".

Nhưng khi nói đến an ninh trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số là ông Trọng muốn ám chỉ đến những liên hệ không tốt với đảng của một số sắc tộc trên Tây Nguyên có gốc Lực lượng Fulro và vùng Tây bắc lãnh thổ Việt-Lào. Tại hai vùng lãnh thổ nhạy cảm này, người dân tộc Tây Nguyên vẫn thường là nạn nhân của kế hoạch chiếm đất có hệ thống của cán bộ, đảng viên người Kinh (thuần Việt). Trong khi "người dân tộc" sống giáp ranh với Lào, đặc biệt dân tộc H’Mông lại là nạn nhân của kỳ thị tôn giáo và tập quán nên hay xẩy ra những xung đột với chính quyền.

Về điều được gọi là "an ninh tôn giáo" và "điểm nóng" thì, tuy ông Trọng không nói ra nhưng ai cũng biết đảng luôn luôn muốn coi chừng để biết những người có đạo, hay công nhân lao động có trung thành với đảng không ?

Do đó, công tác gọi là "tôn giáo vận" và "công tác công đoàn" đã được giao cho Bộ Công an quản lý theo dõi chặt chẽ. Những người theo đạo Công giáo, đặc biệt tại hai Giáo phận Vinh và Hà Tĩnh (mới thành lập ngày 22/12/2018) ở miền Trung đã bị đặt vào khung "an ninh tôn giáo" để theo dõi, sau khi các tín đồ và một số linh mục lãnh đạo đã xuống đường chống Formosa trong vụ công ty này xả thải làm chết cá và hủy hoại môi trường biển trong khu vục 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế hồi tháng 04 năm 2016.

Ngoài ra quan hệ giữa Chính quyền cộng sản với Giáo hội Công giáo không tốt đẹp trong các vụ nhà nước chiếm đất Nhà Thờ đã xẩy ra tại Hà Nội (điển hình là vụ Thái Hà, đất Tòa Khâm Sứ), Sài Gòn (vụ Thủ Thiêm, Nhà dòng Chúa Cứu Thế), Vĩnh Long (dòng Thánh Phao Lô), Đan viện Thiên An (Huế) vẫn chưa được giải quyết ổn thỏa.

Đã có nhiều vụ Tu sĩ Công giáo và Phật giáo ngoài quốc doanh xuống đường đòi đất, chống thu hồi bất hợp pháp nhưng nhà nước vẫn chiếm và coi hành động hợp pháp của Tu sĩ có động lức liên quan đến "an ninh tôn giáo" cần phải theo dõi.

Quân đội - Công an

Đó là lý do tại sao trong vài năm vừa qua, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã bám sát Quân đội và Công an để bảo vệ chế độ.

Phát biểu tại Hội nghị Quân chính toàn quân ngày 10/1/2019, ông Trọng hô hào :

"Tập trung xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và Nhân dân. Chủ động, nhạy bén, kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch ; các biểu hiện cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, giảm sút niềm tin, mơ hồ, mất cảnh giác ; không để suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ. Tiếp tục đổi mới, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dân vận, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thắt chặt mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Quân đội với Nhân dân, củng cố vững chắc thế trận lòng dân, tăng thêm niềm tin yêu của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và Quân đội".

Ông Trọng nói đến "quan hệ máu thịt" giữa dân, quân và đảng, nhưng ông là người phải biết rõ dân đã chán đảng đến tận mang tai sau 44 năm thống nhất đất nước. Câu tuyên truyền ngày xưa "cán bộ đi trước, làng nước theo sau" đã bị nhân gian đổi thành "cán bộ ăn hết, làng nước trơ ra".

Trước đó, ngày 07/01/2019, ông Nguyễn Phú Trọng, trong tư cách Bí thư Quân ủy trung ương đã nói với lãnh đạo Quân đội :

"Trên nền tảng tư tưởng chiến lược, quân đội tiếp tục tập trung nghiên cứu, nắm chắc, đánh giá chính xác, dự báo đúng và sớm tình hình để chủ động tham mưu với Đảng, Nhà nước về nhiệm vụ quân sự quốc phòng, tuyệt đối không được chủ quan và để bị động bất ngờ, đặc biệt đối với các địa bàn chiến lược, trọng điểm cũng như trong lĩnh vực diễn biến hòa bình".

Nhưng "các địa bàn chiến lược, trọng điểm" là ở đâu ? Tại sao đã từ lâu không thấy ông Trọng nói gì đến tình hình Biển Đông, nơi Trung Quốc đang củng cố các vị trí quân sự tại 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa mà trước đây là các bãi và đá của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm từ ngày 14/03/1988. Đó là : Vành Khăn, Tư Nghĩa, Subi, Gaven, Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên.

Về lĩnh vực được gọi rất mơ hồ là "diễn biến hòa bình", ông Trọng vẫn lửng lơ không minh bạch định hình như bấy lâu nay, nhưng Hội đồng lý luận trung ương và Ban Tuyên giáo đảng đã nhiều lần lấy bài học khối Liên Xô tan rã năm 1991 là hệ qủa của "chiến lược chính trị của các nước tư bản chủ nghĩa chống lại chủ nghĩa xã hội". Chiến lược này, theo phía Việt Nam, không bằng tiếng súng mà qua đấu tranh không đổ máu của quần chúng, hay còn gọi là "cuộc cách mạng nhung" do khối các nước tư bản, đứng đầu là Hoa Kỳ, bảo trợ.

Đó là lý do tại sao Hội đồng Lý luận trung ương, Ban Tuyên giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tổng cục Chính trị Bộ Quốc phòng đã từ lâu đề cao chủ trương của Bộ Chính trị, cơ quan kiểm soát và lãnh đạo toàn diện đảng và nhà nước, buộc cán bộ, đảng viên phải kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh, và phải tuyệt đối trung thành với Đảng để chống lại "diễn biến hòa bình".

Theo quan điểm của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam, thì "diễn biến hòa bình" có mục đích tối hậu là loại đảng ra khỏi vai trò lãnh đạo với những kế hoạch :

- Đòi đa nguyên, đa đảng chính trị ;

- Đòi phi chính trị hóa Quân đội ;

- Phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lênin ngoại lai ;

- Xét lại con người và tư tưởng của Hồ Chí Minh ;

- Duyệt xét vai trò lịch sử đích thực của Đảng Cộng sản Việt Nam ;

- Đòi cho tư nhân ra báo để cạnh tranh, thao túng dư luận ;

- Đòi lập hội, công khai hoạt động của các Tổ chức xã hội dân sự ;

- Đòi quyền tự do biểu tình để gây bất ổn xã hội…

Vì vậy, dù hai quyền "lập hội" và "biểu tình" có ghi trong Điều 25 Hiến pháp năm 2013 (Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định) nhưng, Chính phủ và Quốc hội đã cố tình trì hoãn không đem ra thảo luận từ nhiều năm qua.

Cả hai dự Luật này đều có bàn tay soạn chung của các Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động, Liên đoàn Lao động Việt Nam v.v…

Nên biết, Hội đồng Lý luận trung ương, theo Bách khoa toàn thư mở là "cơ quan tham mưu cho Đảng Cộng sản Việt Nam về các vấn đề lý luận chính trị, chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa xã hội, định hướng và hoạch định các chính sách, chuẩn bị văn kiện cho Đại hội Đảng Toàn quốc".

Trong khi Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, người có bằng tiến sĩ Xây dựng đảng đã từng giữ chức Trưởng ban Tư tưởng-Văn hóa trung ương (Tuyên giáo sau này) và Phó Chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương nên ông được coi là người cực kỳ bảo thủ và là đệ tử trung thành của Chú nghĩa Cộng sản.

Đó là lý do tại sao ông đã nói với các tướng lãnh tại Hội nghị Quân ủy trung ương ngày 07/01/2019 rằng :

"Lực lượng quân đội phải đi đầu trong công tác đấu tranh, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, kiên quyết đập tan mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch và các phần tử xấu".

Sau Quân đội, ông Trọng còn nằm chức quantrọng khác là Ủy viên Thường vụ Đảng ủy Công an trung ương. Trong Hội nghị của Thường vụ Đảng ủy Công an trung ương ngày 28/11/2018 tại Hà Nội, ông Trọng đã ra lệnh Công an phải :

"Triển khai quyết liệt, giữ vững an ninh chính trị, không để hình thành tổ chức chính trị đối lập trong nội địa".

Ông cảnh giác mọi người rằng :

"Vẫn còn tiềm ẩn không ít nguy cơ, tuyệt nhiên không được chủ quan, không được ngủ quên trên vòng nguyệt quế, âm mưu chống phá của các thế lực thù địch còn lâu dài, suy thoái trong nội bộ còn âm ỉ, rồi tình trạng khiếu kiện đông người, vấn đề an ninh mạng… Cho nên, phải khẳng định rõ thành tựu to lớn, sự vững vàng, kiên định của lực lượng công an, vị trí, vai trò quan trọng của lực lượng công an ; đồng thời đấu tranh phản bác lại những tư tưởng, luận điệu xuyên tạc, hạ thấp uy tín của lực lượng công an".

Tuyên truyền ai nghe ?

Bằng chứng khác của tình trạng rối ren tư tưởng loạn cào cào đang làm đảng hoang mang tột độ đến từ Hội nghị Tuyên giáo toàn quốc ngày 29/12/2018.

Chỉ đạo Hội nghị là ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư. Nhưng ông Vượng cũng chỉ biết kêu gọi chung chung "đấu tranh chống "diễn biến hòa bình", ngăn chặn "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ…".

Đến phiên người đứng đầu ngành Tuyên giáo, Ủy viên Bộ Chính trị Võ Văn Thưởng lại hát theo để yêu cầu cán bộ Tuyên giáo phải :

"Tuyên truyền, kịp thời định hướng tư tưởng chính trị, dư luận xã hội, mở đường cho chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống. Thông tin kịp thời, có định hướng là điều kiện quan trọng để định hướng tư tưởng và dư luận, chủ động ngăn chặn và đấu tranh với những luồng thông tin, quan điểm sai trái, các luận điệu xuyên tạc, phản động ; thống nhất quan điểm về tầm quan trọng của cuộc đấu tranh trên không gian mạng hiện nay, từ đó xây dựng và phát triển mạnh mẽ lực lượng đấu tranh trên mặt trận này, ngăn chặn và triệt phá kịp thời mọi âm mưu chống phá của các thế lực thù địch ; chủ động, kịp thời định hướng thông tin chính thống đến người dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị".

Trước đó, chiều ngày 28/12/2018, báo chí Việt Nam cho biết :

"Ban Tuyên giáo trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và truyền thông và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019".

Tại đây, ông Thưởng nói :

"Thách thức từ mạng xã hội đối với báo chí là rất lớn, nhưng thách thức lớn hơn chính là tư tưởng, tâm thế thất bại, thua cuộc của người làm báo... Bên cạnh đó, thách thức lớn nhất đối với hoạt động báo chí hiện nay là có nguy cơ bị truyền thông xã hội "vượt mặt", mất vị trí độc quyền cũng như qua mặt về tốc độ trong việc cung cấp thông tin đến độc giả".

Cuối cùng, người cầm đầu ngành tuyên truyền lại vẫn như con gà chạy quẩn cối xay khi kêu gọi :

"Ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, góp phần tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh".

Ông Thưởng còn khuyến cáo cần :

"Nắm chắc tư tưởng, tình trạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trước những biến động khó lường của xã hội".

Cuối cùng, hãy nghe Thượng tướng Lương Cường, Bí thư trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị nói trước Hội nghị cán bộ chính trị toàn quân ngày 11/01/2019 về nhiệm vụ :

"Xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, kịp thời quán triệt quan điểm, tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc ; chủ động thông tin, tuyên truyền, định hướng tư tưởng, dư luận cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trước những vấn đề mới, phức tạp, nhạy cảm ; tích cực đấu tranh phòng, chống "diễn biến hòa bình", "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa và uy tín của Quân đội".

Tướng Cường yêu cầu các Chính ủy phải :

"Chủ động thông tin, tuyên truyền nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, đối ngoại quốc phòng, kịp thời định hướng tư tưởng, dư luận trong cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trước những sự kiện chính trị quan trọng ; tích cực đổi mới nội dung, hình thức đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng".

Như vậy, từ Đảng đến Quân đội, Công an và hai ngành tuyên truyền hàng đầu của đảng là Ban Tuyên giáo và Tổng cục Chính trị đều kêu gọi cán bộ đảng viên phải kiên định tư tưởng để giữ cho đảng không tan. Trong khi lãnh đạo Đảng lại nhìn đâu cũng chỉ thấy "các thế lực thù địch" thì tư tưởng đảng viên đang đi về đâu ?

Phạm Trần

(31/01/2019)

Published in Diễn đàn

Đảng cộng sản không biết hổ thẹn, than vãn Facebook không giúp bịt miệng dân !

Hôm 9/1/2019, Bộ Thông tin và truyền thông (Bộ Thông tin và truyền thông) đã than vãn "Facebook vi phạm rất nghiêm trọng luật pháp Việt Nam ". Luật pháp gì mà Facebook đã vi phạm ? Là luật rừng bởi Facebook không giúp nhà cầm quyền bịt mồm dân, dám để dân "nói xấu" đảng. Cụ thể, lãnh đạo Bộ Thông tin và truyền thông cho biết : "Chúng tôi yêu cầu gỡ bỏ các tài khoản nói xấu lãnh đạo trong vòng 48 tiếng nhưng họ chỉ gỡ sau vài tháng. Mới đây, Facebook đã gỡ 3.000 status nói xấu, gồm cả tài khoản nhưng sau đúng một năm khi Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu".

facebook1

"Chúng tôi yêu cầu gỡ bỏ các tài khoản nói xấu lãnh đạo trong vòng 48 tiếng nhưng họ chỉ gỡ sau vài tháng..." (Bộ Thông tin và truyền thông Việt Nam)

Đáp lại yêu cầu của Bộ Thông tin và truyền thông, Facebook đã trả lời rằng các bài viết không vi phạm "các tiêu chuẩn cộng đồng". Cũng nhờ Bộ Thông tin và truyền thông chỉ trích Facebook mà các nước khác được dịp nhìn rõ bộ mặt hoảng loạng và độc tài toàn trị của Đảng cộng sản. "Đảng ta" luôn khoác loác rằng nhân dân luôn tín nhiệm Đảng, nhưng sợ hãi đến bệnh hoạn vu khốngcác phê bìnhôn hòa của quốc dân là vi phạm "an ninh mạng". Đảng ta vỗ ngực tự nhận là "lực lượng anh hùng", nhưng lại sợ hãi "nói xấu".

Trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập tháng 9/1945, Hồ Chí Minh đã phát biểu rằng tất cả mọi người đều sinh ra bình đẳng, ai cũng có quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Quyền tự do tối thiểu của con người là được bày tỏ chính kiến. Chỉ vì sợ hãi và bất lực trước sự bày tỏ chính kiến ngày càng gia tăng của quốc dân, mà cường quyền đã sao chép luật an ninh mạng Trung Quốc, để dễ dàng kiểm soát và bóp nghẹt tự do của quốc dân.

Việt Nam hiện không có chiến tranh, nhưng đảng cộng sản phải hình thành và nuôi ăn một lực lượng quân đội khổng lồ, hơn mười ngàn người, không phải để chiến đấu chống quân địch ngoại bang, nhưng là để bịt miệng và tấn công chính đồng bào Việt Nam. Như Trung tướng Trần Độ, nguyên Ủy viên Trung ương đảng, kiêm Phó Chủ tịch quốc hội đã nhận xét như sau :

Nổi bật lên là một bộ máy độc đoán, độc tài toàn trị, đàn áp thẳng tay các ý kiến khác. Có một đội ngũ "lưỡi gỗ" rất đông đảo, chuyên "ngụy biện", "nói lấy được", "nói bừa bãi", "trắng trợn" bất chấp lẽ phải, đạo lý và cả luật pháp, và có lúc dùng nhiều thủ đoạn như "lưu manh".

Trong khi ấy, bộ máy đã tạo nên một xã hội không có tự do dân chủ, đầy tệ nạn tham nhũng, đầy tệ nạn xã hội, làm tất cả mọi người trong xã hội không lúc nào được yên tâm và thường xuyên lo lắng, sợ hãi… một Đảng cầm quyền xa rời nhân dân, cai trị nhân dân, bắt nhân dân phải sống hết thảy theo ý của Đảng : nhân dân bị tước hết mọi quyền tự do dân chủ. Tất cả quyền và lợi trong xã hội, thâu tóm trong tay Đảng và cụ thể là trong tay một nhóm đảng viên có địa vị ở các cấp.

(Nhật Ký Rồng Rắn)

Trong mắt của Bộ chính trị, "thế lực thù địch" là những con người quan tâm đến thực trạng đất nước, bày tỏ sự bất mãn trước một chế độ tham nhũng nghiêm trọng, và lên tiếng trước sự oan ức của đồng bào. Chóp bu cộng sản giáo điều hiện nay như những con ếch điên cuồng, "ngồi dưới đáy giếng", luôn trong tư thế sẵn sàng tấn công bất kỳ ai dám yêu cầu nhân quyền và mưu cầu hạnh phúc bằng các thủ đoạn bẩn thỉu và bạo lực. Có một quốc gia hạnh phúc và đáng sống nào như thế hay không ?

Luật an ninh mạng : chà đạp hiến pháp và nhân quyền

Mẫu số chung của các quy định trong luật an ninh mạng : "hoạt động chống Nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam". Chỉ xét riêng về luận điểm này, điều luật là rất tùy tiện, mơ hồ và vi hiến bởi Điều 2 Hiến pháp khẳng định : "Nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là do nhân dân làm chủ".

Nhà nước là do "nhân dân làm chủ". Vì thế, nhân dân hoàn toàn có quyền phản đối nếu toàn bộ chính quyền không làm tròn chức trách, tham nhũng không có giới hạn, hủy hoại tài nguyên đất nước và tha hóa đạo đức xã hội. Người chủ nào mà không có quyền lực sa thải nhân viên khi nhân viên đã được chứng minh là vi phạm luật pháp lẫn đạo đức ? Quyền lực cai trị của chính quyền đến từ nhân dân vì thế, mọi người dân đều có quyền tham gia và giám sát hoạt động của nhà nước và chính phủ.

Ở những quốc gia dân chủ, việc công dân bày tỏ chính kiến về các vấn đề của nhà nước luôn được khuyến khích và hoan nghênh. Trong chuyến viếng thăm Việt Nam năm 2015, Tổng thống Obama đã phát biểu : "Tôi nghe chỉ trích mỗi ngày… nhưng nhờ các cuộc tranh luận chỉ ra các khiếm khuyết của chính phủ đã tạo điều kiện cho mọi người đóng góp ý kiến, đã giúp nước Mỹ lớn mạnh, thịnh vượng và công bằng hơn".

Rõ ràng, các quy định của luật An ninh mạng là một sự chà đạp nhân quyền trắng trợn, thể hiện sự lạm quyền thô bạo của chính quyền cộng sản, nhằm đàn áp cũng như bóp nghẹt bất đồng chính kiến, duy trì quyền lực cai trị.

Thay lời kết : một đạo luật bất công thì không phải là luật

Một đặc điểm nổi bật về sự tiến hóa của con người chính là cảm giác ngượng ngùng, biết xấu hổ về những hành động sai trái của bản thân. Cảm giác biết xấu hổ là phổ cập hầu như ở mọi nền văn hóa và xã hội. Theo kết luận từ của các nhà khoa học , sự hổ thẹn là cần thiết cho các cá nhân trong xã hội hoặc đoàn thể duy trì sự gắn kết và phát triển. Tóm lại, sự hổ thẹn, tủi nhục hoặc ngượng ngùng giúp con người hành động đúng đắn vì lợi ích chung của xã hội hoặc đoàn thể, ngăn chặn các cá nhân gây ra các sai phạm để không bị loại khỏi xã hội.

Bất kỳ ai quan tâm thực trạng chính trị Việt Nam cũng dễ dàng nhận ra Đảng cộng sản, đặc biệt Ban tuyên giáo và Bộ chính trị, đã mất cảm giác biết hổ thẹn hoặc tủi nhục từ những năm 1945. Trong khi chính quyền ở các quốc gia dân chủ bảo đảm cho quốc dân những quyền tự do tối thiểu và bình đẳng trước pháp luật, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chỉ có một mối quan tâm duy nhất là duy trì quyền lực của chế độ và gia tăng quyền lợi cho các đảng viên.

Nhân dân tạo ra chính phủ vì thế họ có quyền đồng thuận tuân thủ hoặc phản đối các luật lệ mà chính phủ tạo ra. Nếu chính phủ tạo ra các luật lệ công bằng, bảo đảm nhân quyền thì nhân dân sẽ đồng ý tuân thủ các luật lệ đó. Ngược lại, nếu chính phủ tạo ra những luật lệ bất công, thì trách nhiệm của một người yêu nước là phản đối nó và kêu gọi thiết lập một chính phủ mới, chấp nhận đặt lợi ích của dân tộc lên trên hết và bảo đảm nhân quyền cho nhân dân.

Thánh Augustine từng nói : một đạo luật bất công thì không phải là luật. Martin Luther King cũng viết : chúng ta không chỉ có trách nhiệm pháp lý mà còn có trách nhiệm đạo đức để tuân thủ các đạo luật công bằng. Nhưng, chúng ta phải có trách nhiệm đạo đức để không tuân thủ các đạo luật bất công.

Nhà cầm quyền cộng sản nghĩ rằng luật an ninh mạng sẽ giúp họ kéo dài quyền lực cai trị, bằng cách bịt miệng người dân. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh rằng ngày càng có nhiều người dân trong nước vượt qua nỗi sợ, bày tỏ chính kiến, bỏ mặc điều luật an ninh mạng bất công. Nếu các đảng viên có đầu óc và lương tri, họ sẽ dễ dàng nhận ra chế độ cộng sản không có bất kỳ một lý do nào để tồn tại và phải được thay thế bằng thể chế dân chủ đa nguyên.

Edward Abbey nói : "Một người yêu nước phải luôn luôn sẵn sàng chống lại chính quyền để bảo vệ đất nước". Những ai đang khát khao thay đổi thực trạng lụn bại của đất nước để mang tới tương lai tươi sáng cho con cháu : hãy vượt qua nỗi sợ và khéo léo tìm đến nhau và liên kết với nhau. Khai sáng các giá trị dân chủ đúng đắn đến với càng nhiều người càng tốt.

Có hạt giống nào ngay sau khi gieo trồng là lập tức đâm hoa, kết trái hay không ? Muốn có hoa trái của sự thay đổi tốt đẹp cho tổ quốc, thì mỗi người phải dũng cảm "gieo hạt giống" thay đổivà kiên nhẫn chăm sóc nó. Nếu ai không dám dấn thân chính trị, thì đương nhiên sự thay đổi tích cực không thể có. Sự thay đổi bắt đầu từ chính mỗi người trong chúng ta.Vì thế, hãy can đảm thắp lên một ngọn nến cho một tương lai nhân quyền và dân chủ cho con cháu của chúng ta, chứ đừng nên dừng lại ở việc nguyền rủa bóng đêm cộng sản.

"Thắp lên một ngọn nến, chứ đừng chỉ nguyền rủa bóng đêm".

Mai V. Phạm

(14/01/2019)

Published in Quan điểm