Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Người Miến Điện quyết đấu đến cùng chống độc tài quân sự

Thế giới vẫn chưa thể ra khỏi đại dịch Covid-19, các nước từ Châu Âu, sang Châu Mỹ vẫn loay hoay đối phó với khủng hoảng kép : dịch bệnh và kinh tế, trong khi đó người dân ngày thêm bất bình với chính quyền. Người Miến Điện vẫn kiên trì xuống đường chống chế độ độc tài quân sự đến cùng, bất chấp đe dọa sẽ có đổ máu. Liên Hiệp Châu Âu trả đũa ngoại giao Nga. Đó là những tin tức thời sự nổi bật trên các trang báo Pháp ra hôm nay.

nguoi1

Biểu tình chống đảo chính quân sự, đòi thả Aung San Suu Kyi, Rangoon, Miến Điện, ngày 22/02/2021. Reuters - Stringer

Trước hết đến với trang báo Le Monde. Cuộc đảo chính tại Miến Điện vẫn được tờ báo chú ý theo dõi đặc biệt với bài viết mang tựa đề : "Nỗi phẫn nộ không dập tắt được của người Miến Điện". Le Monde cho thấy tình hình Miến Điện suốt cả tháng nay vẫn sôi sục. Bất chấp đe dọa của tập đoàn quân sự, lên nắm quyền từ sau cuộc đảo chính hôm 01/2, hàng trăm nghìn người dân vẫn tuần hành liên tiếp những ngày qua ở hầu hết các thành phố lớn của đất nước đòi trả lại cho họ nền dân chủ.

Dù đã có 2 người biểu tình ở Mandalay chết vì đạn của cảnh sát, mặc cho chính quyền quân sự hứa suông sẽ cho tổ chức bầu cử lại "tự do và công bằng", người Miến Điện vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh chống chế độ quân sự đến cùng.

Ở bên ngoài, Le Monde cho hay, hàng loạt nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Anh, Đức, Pháp đều lên án mạnh mẽ chính quyền sử dụng vũ lực với người biểu tình. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres cũng yêu cầu chính quyền quân sự Miến Điện chấm dứt ngay việc trấn áp người biểu tình bằng vũ lực. Trong khi đó chính quyền quân sự phản ứng lại bằng tố cáo các nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của họ. Miến Điện giờ đây không còn là công việc của người Miến Điện mà là hồ sơ lớn được quốc tế quan tâm.

Algeria : Phong trào phản kháng hồi sinh

Trong khi đó nhật báo Libération đặc biệt chú ý đến những biến động chính trị xã hội tại Algeria bắt đầu bùng phát trở lại. Tờ báo ghi nhận, "sau một năm tạm nghỉ, thứ Hai này người Algeria trở lại phong trào phản kháng chính quyền trên khắp các thành phố lớn. Đây là dấu hiệu cho thấy sự thất bại của chính phủ của tổng thống Tebboune", được bầu lên sau khi nhà độc tài Bouteflika bị dân chúng phẫn nộ lật đổ năm 2019. Chính quyền Algeria thực sự lúng túng, bất lực trước sự phản kháng của đường phố, khi người dân thấy không có sự thay đổi thực sự nào từ một năm nay.

Châu Âu đáp trả Nga bằng trừng phạt có mục tiêu mờ nhạt

Một chủ đề quốc tế khác về quan hệ giữa Liên Hiệp Châu Âu và Nga cũng liên quan đến các cuộc biểu tình chống chính quyền được Le Figaro chú ý qua bài viết   "Đối mặt với Nga, Liên Hiệp Châu Âu đưa ra các trừng phạt tối thiểu".

Le Figaro cho biết, từ sau chuyến đi thất bại của lãnh đạo ngoại giao Châu Âu, Josep Borrell, đến Moskva mới đây, ngoại trưởng 27 nước thành viên hôm qua (22/02) đã họp tại Bruxelles xem xét các biện pháp đáp trả Nga. Trên nguyên tắc, các nước thành viên đồng ý trừng phạt thêm Nga vì vụ bỏ tù nhà đối lập Alexei Navalny. Tuy nhiên, Le Figaro nhận thấy các trừng phạt mới với Nga cũng chỉ mang tính tượng trưng, nhắm vào 4 quan chức Nga được cho đã can dự chính vào việc bắt giữ, kết án tù đối với Navalny.

Tờ báo cho biết thêm cũng tại cuộc họp này, các ngoại trưởng Liên Âu đã chuẩn bị mở đường cho các trừng phạt giới tướng lĩnh Miến Điện làm đảo chính vừa qua. Các trừng phạt vẫn như thông lệ là cấm nhập cảnh, phong tỏa tài sản với những đối tượng bị nhắm tới. Không có chuyện động chạm tới các thỏa thuận thương mại đã có giữa Châu Âu và Miến Điện. Cùng ngày hôm qua, Châu Âu cũng thông báo danh sách 19 quan chức chính quyền Maduro ở Venezuela bị trừng phạt với hình thức tương tự.

Rõ ràng là các biện pháp trừng phạt chỉ mang tính tượng trưng chính trị, không có hiệu quả. Đối với nước lớn như Nga, đôi khi trừng phạt lại phản tác dụng, khi mà các nước Châu Âu vẫn thừa nhận là có lợi ích với Nga và "cần phải giữ các tiếp xúc, đối thoại với Moskva, vì Châu Âu vẫn cần Nga trong nhiều hồ sơ xung đột quốc tế", như ngoại trưởng Đức, Heiko Maas đã nhấn mạnh.

Trừng phạt kiểu Châu Âu có hiệu quả ?

Cũng nhân việc ngoại giao Châu Âu đưa ra một loạt các trừng phạt nhắm vào một số cá nhân ở nhiều nước khác nhau vì vi phạm nhân quyền, nhật báo La Croix đặt vấn đề tranh luận : "Những trừng phạt nhắm cụ thể vào các lãnh đạo có hiệu quả không ?".

Tờ báo đưa ý kiến của 2 chuyên gia. Ông Olivier Dorgans, luật sư chuyên về các trừng phạt kinh tế của văn phòng luật Hughes Hubbard, cho rằng các trừng phạt kinh tế nhắm vào cá nhân cụ thể là có hiệu quả, vì nó trực tiếp đánh vào tài sản của cá nhân hay tổ chức, dù việc thực hiện còn nhiều trở ngại. Với Châu Âu, đó là trở ngại của quy định nhất trí hoàn toàn của 27 thành viên. Thí dụ như Pháp và các nước Bắc Âu luôn thống nhất với Đức, nhưng Đức lại là nước xuất khẩu rất lớn nên luôn thận trọng trong việc trừng phạt, nhất là khi các đối tượng là kiều dân Trung Quốc.

Trong khi đó chuyên gia Clara Portela, nhà nghiên cứu Viện An Ninh Liên Âu cho rằng hiệu quả hay không phụ thuộc vào mục tiêu của trừng phạt. Việc đưa các cá nhân hay thực thể vào danh sách đen thì không thể mang lại kết quả. Trừng phạt có mục tiêu cụ thể là cách để nói rằng "chúng tôi không có vấn đề với các nước, mà chỉ có vấn đề với các cá nhân". Nhưng đây là điều rất khó xác định. Trừng phạt có mục tiệu chỉ có hiệu quả như một cảnh cáo. Chuyên gia Portela nhấn mạnh, trong bối cảnh đàn áp biểu tình dân chủ như ở Belarus hay Nga, trừng phạt cá nhân có trách nhiệm không thể có hiệu quả, trong ngắn hạn. Các đối tượng bị trừng phạt không bao giờ thay đổi thái độ. Đó chỉ là cách để bảo vệ những người đối lập chính trị, chứng tỏ có quan tâm đến họ. Các trừng phạt như vậy cũng có thể được sử dụng sau đó trong thương lượng. Nói tóm lại, theo chuyên gia, trừng phạt chỉ là một công cụ để phối hợp với các hành động khác, cần thực hiện trong khuôn khổ chính sách nhất quán và phải hợp tác với các tác nhân khác thì mới có hiệu quả.

Covid 19 làm mất uy tín của chính giới

Chuyển qua chủ đề xử lý khủng hoảng dịch Covid 19. Trang nhất báo Le Monde chạy tựa lớn :  "Châu Âu : Các lãnh đạo đối mặt với  tâm trạng chán nản của dư luận".

Tờ báo ghi nhận một thực tế là hơn một năm vật lộn chống chọi với dịch Covid-19, ở nhiều nước Châu Âu như Pháp, Đức, Anh hay Ý, giờ đây xuất hiện ngày càng nhiều tâm lý ngờ vực chính phủ, thể hiện tâm trạng chán nản của dư luận, theo một thăm dò về niềm tin vào chính trị được thực hiện ở các quốc gia nêu trên.

Theo Le Monde, từ khi đại dịch đổ vào Châu lục, đã hơn một năm nay, chính phủ các nước cố gắng hết sức để chống chọi cùng lúc cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế, đưa ra hết các biện pháp có thể. Nhưng theo một cuộc thăm dò dư luận do Viện OpinionWay tiến hành thì tâm trạng của người dân các nước Pháp, Đức, Anh và Ý hiện hết sức chán chường, đặc biệt là cách xử lý khủng hoảng dịch của các chính phủ. Họ chỉ trích các chính phủ nhiều hơn, đồng thời tỏ lo lắng về các hậu quả kinh tế trong tương lai.

Trong số đó, dân Pháp có tâm lý ngờ vực chính trị đông hơn hẳn so với các láng giềng : 41% người được hỏi cho biết họ thực sự chán nản chính phủ, 34% tỏ lo âu với tình hình hiện nay. Chỉ có 37% người Pháp cho rằng chính phủ đã xử lý tốt đại dịch.

Trong khi đó ở Đức, đang bị làn sóng dịch thứ hai dữ dội, số người tử vong lên đến 40 nghìn, nhưng uy tín của thủ tướng Angela Merkel cũng như niềm tin vào thể chế chính quyền trong dân chúng không bị ảnh hưởng mấy. 56% người Đức khẳng định chính phủ đã hành động đúng trong khủng hoảng dịch, và 52% người Ý vẫn tin vào chính phủ, một tỷ lệ tương tự được ghi nhận ở Anh.

Ngờ vực chính trị như là một đặc thù của Pháp. Theo Le Monde, số liệu điều tra này là một lời cảnh báo với chính quyền của tổng thống Emmanuel Macron, khi mà chỉ còn hơn một năm nữa đến kỳ bầu cử tổng thống Pháp.

Mối lo tiền ảo thành tiền thật

Đến với nhật báo công giáo La Croix trong hồ sơ chính  "sự đột phá của đồng bitcoin", như tựa lớn trang nhất tờ báo. La Croix quan tâm đến việc đồng tiền ảo được tạo ra cách đây 12 năm nhằm né tránh hệ thống tài chính truyền thống, giờ đây Bitcoin đang hấp dẫn đông đảo các nhà đầu tư lớn khiến nhiều quốc gia lo ngại.

Tờ báo ghi nhận : Từ lâu nay vẫn bị coi là "đồng tiền phạm pháp" nhằm tránh né sự kiểm soát, giờ tiền ảo Bitcoin ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư, kể cả các ngân hàng lớn.  Điều đó đã đẩy giá trị của đồng tiền ảo tăng chóng mặt trong thời gian ngắn gần đây. Nhưng quả thực, theo tờ báo, khó có thể xác định được tính chất của Bitcoin, chỉ là một sáng tạo công nghệ hay là đồng tiền thực sự.

Rất nhiều câu hỏi đang được đặt ra trong sự đột phá của đồng tiền ảo, khi mà Bitcoin không chỉ lớn về giá trị mà còn ngày xâm nhập sâu rộng vào thị trường tài chính thế giới. Hiện có 100 triệu người trên thế giới sở hữu đồng Bitcoin. Gần đây liên tục có các tập đoàn công nghiệp tài chính đầu tư lớn vào Bitcoin, trong khi mà đồng tiền ảo này vẫn nằm ngoài sự kiểm soát hay điều tiết của hệ thống tài chính truyền thống của thế giới.  

Bên cạnh đó, trên trang khoa học, La Croix cũng chú ý đến một trong những tiến bộ của công nghệ đang là thời thượng là trí thông minh nhân tạo (AI). Tờ báo lo lắng trí tuệ nhân tạo giờ đang có khả năng tạo ra những cỗ máy ngày càng giống với con người, sẽ làm đảo lộn mối quan hệ của con người và đâu sẽ là hệ quả cho tương lai không xa của con người ?

Anh Vũ

Published in Châu Á

Cô Mya Thwet Thwet Khine đi biu tình ngày 9 tháng Hai Naypyitaw, th đô nước Myanmar. Cô b bn trúng đu. Ngày 18 tháng Giêng, cô qua đi trong bnh vin.

myanmar1

Tưởng nim thiếu n Mya Thwet Thwet Khine ti Mandalay, Myanmar, 19 tháng Hai.

Thường cnh sát Myanmar không bn vào dân biu tình. Có l vì h không mun bn vào đám đông vi nhng v sư mc áo màu đ. Cô Mya Thwet Thwet Khine s tr thành mt biu tượng cho phong trào đòi tái lp chế đ t do dân ch.

Dân Myanmar vn tiếp tc xung đường khp nước chng cuc đo chính Myanmar hôm đu tháng. Không th đoán được Tướng Min Aung Hlaing, tng tư lnh quân đi s đàn áp nhng người dân phn đi bt bo đng hay không ! Năm 2012, các ông tướng đã rút lui, tr li quyn t do bu c cho dân.

Dân Myanmar vn rt hin lành, không ham bo đng. Có th vì hin lành quá cho nên h đã nhn nhc chu đng chế đ quân phit gn na thế k. Nhưng cái chết ca mt thiếu n s thay đi. Khi tc nước v b, người ta có th phn ng quyết lit hơn.

Nhng người biu tình đòi dân ch hu hết là thanh niên. Các v sư đi biu tình cũng thuc gii tr. H không khác gì nhng chàng trai mang biu ng đi bên cnh, vì các x này các thanh niên đến tui đu vào tu trong chùa, mt năm sau li tr v đi thế tc.

Khác vi gii tr thi trước 2011, khi chế đ quân phit còn vng vàng, các thanh niên bây gi có mng truyn thông mi đ liên lc và c đng nhau. Đi sng kinh tế cũng thay đi t khi được m ca giao thương vi thế gii và đu tư t bên ngoài đ vào. Trước đây mười năm, ch có mt h thng email ; mua nhng cái SIM cards đ gn vào đin thoi phi tn $1,000 đô la. Bây gi r như bt c nơi nào, và các sinh viên đu dùng Facebook. Mt tng lp trung lưu đã xut hin. Sau năm, by năm được t do đi b phiếu chn người cai tr mình, chc dân Miến Đin không còn nhn nhc cúi đu trước bo lc na.

Phi thú nhn rng, lòng tôi rt mm yếu khi nói đến dân Miến Đin. Hi tr, tôi đc cun Đường Thành Công ca Baden Powell, người sáng lp phong trào Hướng Đo t thi 1930. Trong li m đu cun sách, Powell viết v dân Miến Đin, thi đó gi là x Burma. Ông nói chưa thy dân tc nào sng hnh phúc như dân Miến Đin. H sng nghèo, rt nghèo, nhưng hnh phúc.

Tôi mi thăm x Myanmar ba ln. Ln th nht, chuyến đi đã b không thăm Golden Rock, ngôi tháp trên tng đá dát vàng núi Kyaiktiyo. Ln th nhì, đi mt mình, tôi quyết đnh phi ti đa đim ni danh này.

Tôi nh mt anh lái taxi đưa ra bến xe đò, nói tên Kyaiktiyo Zedi dân Miến Đin đu biết. T Yangon phi đi qua đêm, lái xe phi mt khong 5 gi. Anh taxi bo đi ti bến xe thì xa quá, anh s đưa tôi ti mt ngã tư gn hơn ; các xe đò đu dng li đón khách đó. Mt lát, ti mt ngã tư rt tp np, anh taxi cho tôi xung. Tôi không hiu ti sao anh không ch tôi đi xa hơn, được nhiu tin hơn !

Nhưng làm sao tôi biết chiếc xe đò nào s đi Kyaiktiyo ? Trên xe h ch viết tên bng ch Miến Đin, mà tôi thì mù ch ! Anh taxi cũng biết, nên anh nói chuyn vi mt người đàn ông bán hàng bên đường. Người này s ch cho tôi biết khi nào có chuyến xe đi Kyaiktiyo qua ch này. Anh đưa đng h lên, ra hiu cho tôi biết khong 10 gi s có xe đi qua. Ông bán hàng cười cười, nói my câu gì đó vi tôi, ri vy tay bo anh taxi c đi, s phn tôi đã có ông lo.

Tôi đng đi t khong 9 gi ti. Mi ln thy chiếc xe đò đi qua li nhìn ông ch quán, ra hiu hi xe này đi Kyaiktiyo không. Không phi, li đi. Sau chng 15 phút, ông bán hàng ch cái ghế bo tôi ngi cho đ mi chân. Cái ghế rt thp, ngi xung phi co hai đu gi li, coi b mi chân hơn.

Cái "quán" ch có ba bn cái ghế thp, mt cái bàn bng plastic cao ti đu gi, mt bếp lò, và cái t kiếng bày thc ăn. Ch thy mt khách hàng đang ngi ăn cơm đĩa, tr tin, chưa đến mt đô la M. Ông ch quán bưng cho tôi ly nước trà loãng. Ti 10 gi vn không thy chiếc xe đi Kyaiktiyo nào. Ông ch quán nhn nhác nhìn tng chiếc xe đò chy qua. Coi b ông có v st rut ch chiếc xe đò còn hơn tôi. Tôi đng lên ngóng vi ông.

Mt cu bé, chc là con trai, lôi tay b, ch xung mt bàn. Nhìn thy đng tin kp dưới cái ly tôi mi ung nước, ông rút ra tr li. Tôi t chi. Hai người ging co mt hi, sau cùng tôi chu thua. Ti 10 gi 30, ông nói my câu bng tiếng Miến Đin, tôi không hiu, ri chy ra đu ngã tư. Trong khong mười lăm phút ông chy đi ri chy v, my ln. Ln chót quay li, ông cười hn h, dt tay lôi tôi đi. Băng qua ngã tư, ông dn ti mt chiếc xe đò, ch tay, cười, nói, tôi hiu là "Xe này ! Nó đy" ri đy tôi lên xe. Ông nói my câu vi người tài xế trước khi cười chào tôi và b đi. Chiếc xe đò ti Kyaiktiyo lúc 5 gi sáng.

Tôi không bao gi quên tm lòng tt ca người "ch quán" này. Không quen biết gì nhau c. Gp mt ln và biết rng sut đi s không gp li. Nhưng ông ta vn săn sóc, giúp đ mt người l. Như lo cho mt người thân.

myanmar00

Cô Mya Thwet Thwet Khine đã biu tình chng đc tài quân phit chính vì cô mun được sng hnh phúc. Ti nghip quá ! Cô b bn hai ngày trước sinh nht 20 tui !

Người Miến Đin nghèo, có l nghèo nht vùng Đông Nam Á. Người ch quán này chc mi bui ti bán được chng 5 đô la ! Không biết li lãi bao nhiêu. Ông ta nghèo, quá nghèo. Li tc my đô la mt ngày. Nhưng my ngàn đng kyat tr cho ly nước trà ông cũng không nhn. Nếu mt đa tr M có ba chc cái áo thì đa con ông chc ch có vài ba cái. Mt thanh niên ln lên M tính toán đ làm ch mt chiếc xe hơi. Myanmar ước mong có mt cái xe đp. Nhưng mt người làm ch 30 cái áo và đi xe hơi có chc hnh phúc hơn mt người đi xe đp và ch có ba cái áo thay đi hay không ?

Người Miến Đin nghèo tht, nhưng tôi không thy ai có v kh. Chc vì h không tham, nghĩa là không lo tin bc nhiu quá. Anh Chương, mt người bn ca tôi M, k có ba anh vào khu mua sm Myanmar, đi mt hi thy mình đã mt chiếc iPhone, không biết b đâu. Khi Chương đang ngi ăn trưa thì mt cô bé gái chng 15 tui chy đến, reo lên vui mng khi nhìn thy anh. Cô đưa cho anh cái iPhone. Chương b quên cái đin thoi ca tim qun áo, cô bán hàng phi đi tìm anh đ tr li.

Mt dân tc vi nhng con người như thế rt xng đáng sng hnh phúc.

Sau khi đã nếm mùi dân ch trong by, tám năm, người dân Miến Đin s thy rt khó sng hnh phúc nếu mt t do. Nht là nhng thanh niên được ln lên trong mt xã hi ci m, ri bt đu được dùng quyn t do b phiếu. Cô Mya Thwet Thwet Khine đã biu tình chng đc tài quân phit chính vì cô mun được sng hnh phúc. Ti nghip quá ! Cô b bn hai ngày trước sinh nht 20 tui !

Ngô Nhân Dụng

Nguồn : VOA, 21/02/2021

Published in Diễn đàn

Miến Đin : Dân ch mong manh

Phạm Phú Khải, VOA, 16/02/2021

Cuc đo chánh ca quân đi Miến Đin vào ngày 1 tháng Hai cho thy dân ch là cái gì đó rt mong manh. Xây dng dân ch thì va khó khăn va mt nhiu thi gian. Còn phá đ dân ch thì li vô cùng d dàng, và có khi ch qua mt đêm.

miendien1

Biu tình ngi chng đo chính quân s ti bên ngoài tòa đi s Hoa K ti Yangon, Myanmar, 16 tháng Hai.

Mt phn, là vì tuy Miến Đin đã chuyn sang dân ch t đc tài quân phit, nhưng quân đi vn nm khá nhiu quyn lc trong tay. Đúng ra là lâu nay, quân đi vn nm cái cán. Hiến pháp Miến dành đc quyn cho quân đi, còn gi là Tatmadaw, 25 phn trăm ghế Quốc hội, đ đ Tatmadaw ngăn cn mi kh năng tu chính hiến pháp. Tng Tư Lnh quân đi có th s dng đc quyn trong các tình hung bt thường, k c vic gii tán chính quyn dân s và Quốc hội, và cai tr trc tiếp mt khi tng thng ban hành lnh khn cp quc gia. Vì vy, nó chng khác gì np sn đn cho quân đi bn vào thành trì dân ch khi cn.

Phn khác, dân ch Miến Đin vn còn non tr, ch dưới 10 năm qua. Mun dân ch vng vàng, nó cn mt thi gian đ dài đ tâm thc dân ch bám sâu vào lòng dân. Khi tam quyn phân lp, truyn thông, các đnh chế, xã hi dân s và công dân thy được nhng điu hay ca dân ch, và tin tưởng và thc hành dân ch, nó s dn dn đi vào tim thc và cung cách hành x. Nói khác đi, dân ch ch có th vng bn khi gc r dân ch bám sâu vào mi đa ht và mi hot đng ca người dân. Tr thành văn hóa chính tr chi phi hành x ca phn ln công dân.

C hai yếu t trên là nguyên do mà cuc đo chánh ca quân đi Miến luôn có nguy cơ sm mun gì cũng có th xy ra.

Qua cuc đo chánh này, chúng ta càng thy rõ mt điu : dân ch qu tht rt mong manh. Nó có th tn vài chc năm, đến vài trăm năm, đ có th xây dng mt cách kiên c. Nhưng ngay c thế, chưa có gì bo đm rng nó s tiếp tc đng vng lâu dài, nếu không có s quan tâm c gng ca đi đa s người dân. Cuc đo chánh ti Miến cũngnhc nh cho chúng ta rng, qung bá các giá tr cp tiến, dân ch, là mt tiến trình chm chp, đy tht thường và lm bt đnh.

Đin hình là nn dân ch M, b dài hơn 230 năm, vy mà ngày 6 tháng Giêng va qua, và trong sut hai tháng trước đó, nó cũng b thách thc đến tn gc r. Cũng may, nhiu thành phn trong c ba ngành tư pháp, lp pháp và hành pháp đu c gng làm nhng gì có th đ trung thành và tuân th vi hiến pháp, không phi vi cá nhân hay đng phái nào, nên nn dân ch M còn đng vng được.

Hàng trăm ngàn người Miến đã xung đườngbiu tình liên tiếp trong nhng ngày qua đ phn đi cuc đo chánh ca Tatmadaw. Các t chc nhân quyn nhưHuman Rights Watch và Amnesty International cho biết, cnh sát đã bn vào người biu tình, và bt hơn 300 người cho đến hôm nay.

Tân Tng thng M Joe Biden mnh mlên án cuc đo chánh này. Ông yêu cu tr t do cho các nhà lãnh đo dân s, và ban hành lnh chế tài lên gii lãnh đo quân s, k c Tng tư Lnh tướng Min Aung Hlaing. Ông Biden cũng cho biết, M s kim soát cht ch xut cng ca Miến, đóng băng tài sn ca thành phn chu trách nhim vi cuc đo chánh vitr giá 1 t đô la, nhưng tiếp tc duy trì s ng h cho các nhóm xã hi dân s.

Liu hành đng cng rn ca chính quyn M có đ mnh đ gây áp lc buc quân phit Miến Tatmadaw chùn bước hay không ?

Không có gì chc c, bi vì nh hưởng ca M ti Miến hin nay rt gii hn, nht là so vi Trung Quc. nh hưởng ca Trung Quc vi Miến còn hơn c M cng vi Liên hip Âu Châu vì thương mi, đu tư và quan h gn cht ti nước này.Thương mi gia Miến và Trung Quc so ra còn ln hơn gp 10 ln so vi M (năm 2019, 17 t vi Trung Quc so vi 1,4 t vi M). Lý do khác na là, do ch trương ca chính quyn Trump trong 4 năm qua vì "M là trên hết", và cũng do chính quyn Obama khi quyết đnhg b tt c các bin pháp chế tài lên quân phit Miến khi h ha hn chuyn đi dân ch.

Chính quyn Biden có nhiu lý do chính đáng đ bày t thái đ cng rn và làm tt c nhng gì có th đ to áp lc lên Tatmadaw. Trước hết là vì cuc đo chánh ca quân phit Miến nhc nh chính quyn Biden v s thách thc đi vi nn dân ch M. Trong đó, lý do Tatmadaw đo chánh là cáo buc gian ln bu c như xy ra ti M. Hơn na, Biden ha hn ưu tiên đi vi các vn đ nhân quyn và dân ch trên toàn cu, tr li các chính sách ca M t xưa đến nay, ngoi tr 4 năm dưới thi Trump. Nếu Biden không có chiến lược hn hoi và không cam kết theo đui đi vi s kin xy ra ti Miến, thì Biden s mt uy tín và nhng gì chính quyn Biden mun làm v sau này s khó khăn hơn nhiu. Sau cùng, đây là mt th thách, nhưng cũng là cơ hi tt, đ xây dngthế liên minh dân ch mà Biden ha hn trước cuc bu c M là s đi đu và thách thc các nhà nước đc tài. Ông Biden mnh mtuyên b rng, M s đng lên bo v dân ch bt c nơi nào nó b tn công.

Thc tế là M không th nào thành công nếu hành đng mt mình. nh hưởng ca M ti Miến nói riêng và Châu Á nói chung, hin nay đã suy gim nhiu. Hơn na, M đang phi đi phó vi các vn đ quan trng và cp bách trong nước : kinh tế ; đi dch Covid-19 ; và lòng dân chia r. Chính sách ngoi giao ca tân chính ph Biden, nếu không thiết kế cn thn và k lưỡng, đ ri va tn kém, va kéo dài và không hiu qu, thì hàng lot các ưu tiên và chiến lược khác s b nh hưởng dây chuyn.

Hin nay, các nước như Trung Quc, Nht, n Đ và các quc gia Đông Nam Á đang có các mi bang giao và thương mi vi Miến. Th thách hin nay đi vi chính quyn Biden là thuyết phc các đng minh ca mình, ít nht là Nht, n và Singapore, đng ý vi nhau trên quan đim chung là cn có mt phn ng mnh, đ to ti đa áp lc lên Tatmadaw. M cũng cn làm vic cht ch vi Anh và Liên hip Âu Châu, cũng như dùng din đàn Liên Hip Quc, và Hi Đng Bo An, đ đưa ra các chính sách cng rn hơn vi Tatmadaw. Nhưng cn tr ln nht ti din đàn Liên Hip Quc là Trung Quc và Nga, vì c hai nước này có mi quan h gn gũi vi quân phit Miến.

Chính vì vy, thế c kế tiếp ca chính quyn Biden đi vi Tatmadaw trong s hin hu và nh hưởng ln lao ca Trung Quc, và phn nào đó, ca Nga, ti Miến là điu đáng theo dõi trong nhng ngày tháng ti.

Phạm Phú Khải

Nguồn : VOA, 16/02/2021

*******************

Biểu tình chống đảo chính trên internet

Anh Vũ, RFI, 18/02/2021

Song song với các cuộc biểu tình liên tiếp từ 14 ngày qua tại các thành phố lớn trên khắp đất nước Miến Điện, cuộc đấu tranh phản đối đảo chính còn diễn ra trên mạng internet. Chính quyền quân sự cắt internet, những người phản kháng đáp trả bằng cách tấn công vào các trang mạng của chính phủ.

miendien1

Một người biểu tình giương cao biểu ngữ phản đối đảo chính, tại Naypyitaw, Miến Điện, ngày 18/02/2021 Reuters - Stringer

Hôm 18/02/2021, các tin tặc đã tấn công vào các trang internet của chính phủ do giới quân nhân quản lý. Trong số đó có các trang của Ngân hàng Trung ương, trang tuyên truyền của quân đối, kênh truyền hình Nhà nước MRTV và nhiều cơ quan quản lý của chính phủ khác.

Trên Facebook, một nhóm tin tặc thề",chiến đấu vì công lý cho Miến Điện" và coi hành động của họ là cuộc biểu tình chống chính quyền quân sự trên mạng bên cạnh các cuộc xuống đường của hàng trăm nghìn người dân.

Những ngày qua nỗi phẫn nộ của người dân Miến Điện quay sang Trung Quốc, tố cáo nước này đã giúp chính quyền quân sự cắt mạng internet. Qua kênh ngoại giao, Bắc Kinh đã phủ nhận hoàn toàn không can dự vào cuộc chính biến tại Miến Điện.

Thông tín viên RFI tại Bắc Kinh Zhifan Liu tường trình :

Các cáo buộc liên quan đến việc Bắc Kinh can dự vào cuộc đảo chính quân sự là hoàn toàn vô nghĩa và không có căn cứ, theo đại sứ Trung Quốc tại Miến Điện. Ông Trần Hải (Cheng Hai) quả quyết rằng Trung Quốc đã duy trì mối quan hệ thân thiện với quân đội cũng như với chính phủ dân sự trước đây.

Đại diện ngoại giao Trung Quốc lên tiếng saukhi có những tin đồn tố cáo chế độ cộng sản Bắc Kinh đã đứng sau vụ lật đổ chính phủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo. Phong trào bất tuân dân sự cũng tố cáo Bắc Kinh giúp quân đội Miến Điện cắt internet trong nước. Tuần qua đã có nhiều người biểu tình phản đối trước đại sứ quán Trung Quốc ở Rangoon.

Sau hôm đảo chính quân sự 01/02, truyền thông Trung Quốc đã đồng thanh nói rằng đó là cuộc cải tổ chính phủ quan trọng. Tuy nhiên, ông Tập Cận Bình từng có mối quan hệ tốt với bà Aung San Suu Kyi, người đã chấp nhận tham gia vào dự án hạ tầng cơ sở do chủ tịch Trung Quốc khởi xướng",Con đường tơ lụa mới".

Trong lúc hình ảnh của Trung Quốc đang xấu đi nhiều trên trường quốc tế với các tranh cãi xung quanh cuộc khủng hoảng y tế, vấn đề dân chủ Hồng Kông hay nhân quyền ở Tân Cương, Bắc Kinh giờ đây đang cố gắng giữ khoảng cách với chế độ độc tài quân sự Miến Điện. 

Anh Vũ

Nguồn : RFI, 18/02/2021

*********************

Đảo chính Myanmar đẩy báo chí vào thế khó

Bùi Thư, BBC, 17/02/2021

Các nhà báo tại Myanmar hiện đang phải đối mặt với sự đe dọa tính mạng đến từ quân đội, một hoàn cảnh gợi nhắc tới thời kỳ đen tối dưới chế độ quân sự trước đây.

miendien3

Ye Naing Moe, người sáng lập Trường Báo chí Yangon, nói với BBC News Tiếng Việt hôm 16/2 rằng các nhà báo đang gặp nguy hiểm khi tường thuật về biểu tình chống đảo chính. Ông lo ngại sẽ sớm có máu đổ trên đường phố như đã từng chứng kiến trước đây trong lịch sử Myanmar.

Trong các cuộc biểu tình phản đối đảo chính diễn ra liên tiếp những ngày qua, năm nhà báo đã bị bắt giữ và đã được trả tự do sau đó.

'Họ phá bỏ mọi luật lệ'

Báo chí Myanmar từ nhiều năm qua đã ở trong một hoàn cảnh đặc biệt, hầu như không giống bất kỳ nơi nào trên thế giới. Khác với Việt Nam, đất nước này vẫn có báo chí tư nhân dưới thời chính quyền quân sự. Tuy nhiên, chưa bao giờ các nhà báo được tự do làm đúng chức trách của mình, ngay cả khi Tổng thống Thein Sein bãi bỏ chế độ kiểm duyệt của chính phủ vào năm 2012, trong một bước đi được coi là chuyển tiếp sang chính quyền dân sự.

Sau khi đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử năm 2015 và một chính phủ dân chủ chớm hình thành, báo chí bắt đầu có một không gian rộng lớn hơn, dù vẫn còn nhiều hạn chế so với thời chính phủ quân sự của Than Shwe nắm quyền. Chúng ta bắt đầu thấy một vài ngôi sao sáng trong nền báo chí Myanmar, chẳng hạn tờ Frontier Myanmar với tiếng nói độc lập mạnh mẽ. Giờ đây, sau cuộc đảo chính quân sự vào đầu năm 2021, theo nhiều nhà báo, ác mộng xưa đã quay trở lại.

Nhiều nhà báo nói với BBC họ quan ngại cho an toàn của mình trong bối cảnh quân đội nắm quyền thông qua cuộc đảo chính. Họ dẫn ra các vụ bắt bớ ở Myitkyina và việc áp dụng dự luật an ninh mạng hà khắc  của chính quyền nhằm vào việc kiểm duyệt nội dung trên truyền thông xã hội và bắt các công ty cung cấp thông tin người dùng khi có yêu cầu của nhà chức trách.

Một nhà báo đang làm việc cho tòa sạn địa phương ở Myanmar, xin giấu tên, chia sẻ với BBC:

"Hiện tại tình hình đang rất rối ren, các nhà báo đang sợ bản thân mình là đích ngắm của quân đội. Còn những người làm việc cho các hãng thông tấn nước ngoài thì được trang bị và tập huấn để đưa tin về biểu tình, đảo chính nhiều hơn các phóng viên địa phương. Hầu hết chúng tôi không có các dụng cụ như mũ bảo hiểm, kính chống hơi cay, băng đeo nhà báo".

Nhà báo Bertil Lintner, người đang sống tại Thái Lan và là tác giả nhiều cuốn sách về Myanmar, nói với BBC News Tiếng Việt hôm 16/2 rằng các nhà báo ở Myanmar hiện không còn an toàn nữa.

"Không ai bị cảnh sát hoặc quân đội giam giữ mà an toàn được", ông nói.

Một nhà báo giấu tên ở Myanmar nói với BBC hôm 16/2 :

"Tình huống hiện rất khó khăn. Chúng tôi cảm thấy bầu không khí nặng nề, dự cảm rồi cảnh sát sẽ đến gõ cửa giống như cách họ làm đối với những người biểu tình : bố ráp vào ban đêm. Bây giờ người dân đang bảo vệ và cảnh báo nhau, thay phiên canh gác khi thấy cảnh sát đến, họ sẽ đập xoong chảo để báo hiệu. Tôi cũng từng sợ hãi, nhưng tôi thấy được an ủi khi sống trong cộng đồng những người hàng xóm láng giếng của mình".

miendien0

Người dân hóa trang trong nhiều trang phục thu hút để thể hiện bất đồng

Là người từng bị quân đội cáo buộc tội danh phỉ báng, nhà báo này nói thêm :

"Dù trước giờ chúng tôi không hoàn toàn có được tự do báo chí nhưng bây giờ, nhà báo lâm vào hiểm nguy hơn trước. Ít nhất dưới chính phủ của bà Aung San Suu Kyi, chúng tôi còn được luật pháp bảo vệ. Tôi được quyền mời luật sư và có Hội đồng báo chí đứng ra hòa giải và sau đó quân đội đã rút đơn kiện. Nhưng với chính quyền đảo chính hiện tại của quân đội, họ đã sẵn sàng lật đổ một chính phủ được dân cử thì luật pháp là gì. Họ tự cho mình quyền bắt bớ, khám xét và giam giữ trong hơn 24 giờ mà không cần xin lệnh của tòa án, vốn theo luật phải có lệnh của tòa".

"Như vậy, họ có thể phá bỏ mọi luật lệ nên chúng tôi không còn cảm thấy được bảo vệ trước pháp luật. Chưa kể, chúng tôi đang ở thế tiến thoái lưỡng nan là Bộ Thông tin và truyền thông yêu cầu các nhà báo không mô tả việc tiếp quản của quân đội là một cuộc đảo chính. Nhưng nếu làm theo, chúng tôi sẽ như một kẻ phản trắc đối với người dân, những người biểu tình", ông nhận xét.

Nhà báo này cho rằng dự luật an ninh mạng cũng nhằm vào giới phóng viên và nhà hoạt động. Ông cho biết đã có 28 cơ quan báo chí ở Myanmar ra tuyên bố chung phản đối dự luật này.

"Ở những nơi như Myitkyina và thậm chí cả thành phố chính Yangon, quân đội tấn công thẳng vào các nhà báo khi họ đưa tin về các cuộc biểu tình, dù chúng tôi có đeo thẻ và băng tay nhà báo", người này nói thêm.

Chưa bao giờ có tự do

Nền báo chí ở Myanmar, trên thực tế, ngay cả dưới thời của chính phủ dân cử NLD, cũng không hoàn toàn có tự do. Không ít nhà báo đã bị bắt giữ, bị đe dọa trong giai đoạn ngắn ngủi mà chính quyền dân cử điều hành đất nước.

Một sự thật trớ trêu là nhà tù Insein, nơi từng giam giữ bà Suu Kyi vì bà dám đấu tranh cho tự do dân chủ thời quân đội cầm quyền, cũng chính là nơi giam cầm các nhà báo Wa Lone và Kyaw Soe Oo của Reuters. Cả hai đều là những người truy tìm sự thật về việc thanh trừng người Rohingya của quân đội Tatmadaw. Họ bị kết án 7 năm với tội danh vi phạm đạo luật bí mật của nhà nước ngay dưới thời của bà Suu Kyi.

miendien4

Wa Lone và Kyaw Soe Oo được trả tự do cùng với hàng ngàn tù nhân khác năm 2019

Trường hợp của hai nhà báo trên được xem là phép thử với tự do báo chí ở Myanmar. Người ta chỉ trích bà Suu Kyi - người đã được trao giải Nobel Hòa bình và là người đồng hành cùng báo chí trong những năm trời bà bị giam cầm tại nhà - đã quay lưng lại với họ và cáo buộc họ với tội danh vi phạm đạo luật bí mật nhà nước ngay cả trước khi phán quyết được tuyên.

Cả hai nhà báo đều đươc thả tự do vào tháng 5/2019. Nhưng trước đó, chính phủ của bà Aung San Suu Kyi đã để họ ngồi tù trong 18 tháng.

Nhà báo Bertil Lintner bình luận :

"Việc bắt giữ các nhà báo thực sự là thất bại của chính phủ bà Aung San Suu Kyi trong công cuộc củng cố nền dân chủ. Một khi ở vị trí mà quyền lực của chính phủ còn hạn chế, bà hóa ra là người khá độc đoán. Nhưng ngay cả như vậy, hầu hết mọi người đều xem bà ấy là 'lá chắn' duy nhất có thể bảo vệ họ khỏi sự tái thiết lập chế độ quân sự toàn trị. Nhưng dù thế nào thì bây giờ điều đó đã xảy ra".

Nhà báo kiêm người tập huấn báo chí, Ye Naing Moe, nói với BBC :

"Chính phủ của bà Aung San Suu Kyi không phải là chính thể đấu tranh cho tự do báo chí. Ở mức độ nào đó, họ bào mòn quyền của báo chí độc lập trong nước nhưng tính ra thì họ hơn hẳn chính phủ USDP - do các cựu tướng lĩnh lãnh đạo - ở các khía cạnh như chống tham nhũng, ngân sách công và mọi người đều biết điều đó. Tôi hy vọng bây giờ các nhà lãnh đạo của NLD sẽ nhận ra vai trò của báo chí và xã hội dân sự trong nước quan trọng như thế nào".

Dù không phải là một nền báo chí tự do, nhưng các nhà báo Myanmar vẫn nỗ lực duy trì sự độc lập của mình ở mức cao nhất có thể. Khác với báo chí Việt Nam vốn thường làm theo chỉ đạo của chính quyền, hàng loạt nhà báo và cơ quan báo chí Myanmar đã lên án cuộc đảo chính năm 2021 của quân đội, bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc bất tuân dân sự của người dân.

Đồng thời, ông Moe cũng lo ngại sẽ sớm thấy cảnh đổ máu trên đường phố như trong quá khứ : "Tôi nghĩ người dân sẽ không lùi bước cho đến khi yêu cầu của họ được đáp ứng. Và tôi không nghĩ quân đội sẽ nhượng bộ. Cộng đồng quốc tế nên làm gì đó trước khi có cảnh máu đổ. Chúng ta không nên phí hoài mạng sống của thế hệ trẻ lần nào nữa".

Bùi Thư

Nguồn : BBC, 17/02/2021

*********************

Hàng chục ngàn người lại xuống đường chống chính quyền quân sự

Thanh Phương, RFI, 17/02/2021

Phong trào biểu tình chống chính quyền quân sự tiếp diễn hôm 17/02/2021, tại Miến Điện với hàng chục ngàn người lại xuống đường mặc dù có nguy cơ bạo lực leo thang. Báo cáo viên của Liên Hiệp Quốc đã nhận được thông tin về việc triển khai quân đội tại Rangoon.

miendien5

Các nhà sư tham gia tuần hành chống cuộc đảo chính của quân đội, Rangoon, Miến Điện, ngày 16/02/2021. Reuters - Stringer

Theo hãng tin AFP, hàng chục ngàn người đã tập hợp trước ngôi chùa nổi tiếng Sule ở trung tâm thủ đô kinh tế của Miến Điện, theo lời kêu gọi biểu tình hôm nay để đòi phe quân sự trao lại quyền hành và trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi.

Nhằm ngăn cản việc triển khai quân đội, những người biểu tình đã phong tỏa nhiều trục lộ bằng xe và xe tải, lấy cớ là những xe này bị hỏng. Hiện giờ chưa có sự hiện diện đáng kể các binh lính và xe thiết giáp trên đường phố.

Tuy nhiên, báo cáo viên của Liên Hiệp Quốc Tom Andrews lo ngại bạo lực leo thang sau khi ông nhận được thông tin là các binh sĩ", từ những vùng ngoại vi Rangoon", đã được di chuyển đến thành phố này. Ông Andrews cho biết cảm thấy", khiếp sợ", bởi vì trong quá khứ", những vụ di chuyển quân như vậy vẫn mở màn cho các vụ sát hại, mất tích và bắt giam hàng loạt".

Trong khi đó, cũng theo AFP, tại thủ đô Naypyidaw, nơi bà Aung San Suu Kyi đang bị quản thúc tại gia, các công chức, nông dân, thanh niên tham gia tuần hành rất đông đảo, với những tiếng hô khẩu hiệu", Hãy giúp chúng tôi cứu Miến Điện".

Mặc dù quân đội đàn áp dữ dội, thậm chí dùng cả đạn thật để bắn vào người biểu tình, vẫn có những lời kêu gọi bất phục tùng dân sự. Giới bác sĩ, giáo viên, nhân viên không lưu, nhân viên hỏa xa vẫn tham gia đình công phản đối cuộc đảo chính quân sự.

Theo một tổ chức phi chính phủ chuyên hỗ trợ các tù chính trị ở Miến Điện, kể từ ngày 01/02 đã có hơn 450 người, bao gồm các lãnh đạo chính trị, công chức, nhà hoạt động, sinh viên, bị bắt giữ.

Cho tới nay, các tướng lãnh Miến Điện vẫn phớt lờ những lời lên án của quốc tế và vẫn bất chấp các trừng phạt mà Hoa Kỳ loan báo, nhất là vì tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, họ vẫn có sự ủng hộ của Trung Quốc và Nga. Đối với hai thành viên thường trực này của Hội đồng Bảo an, khủng hoảng hiện nay là", chuyện nội bộ", của Miến Điện. Hôm qua, Washington đã một lần nữa kêu gọi quân đội Miến Điện trả tự do cho những người đang bị giam và", tái lập chính phủ được bầu một cách dân chủ".

Thanh Phương

Nguồn : RFI, 17/02/2021

********************

Aung San Suu Kyi bị cáo buộc thêm tội ‘phạm luật xử lý thiên tai’

Thu Hằng, RFI, 16/02/2021

Ngày 16/02/2021, bà Aung San Suu Kyi bị buộc thêm tội thứ hai", vi phạm luật xử lý thiên tai". Tập đoàn quân sự tìm mọi cách để kéo dài thời gian giam giữ nhà lãnh đạo Miến Điện, bị bắt từ ngày 01/02 và dập tắt phong trào bất tuân dân sự chống đảo chính. Tuy nhiên, các cuộc tuần hành ôn hòa vẫn diễn ra.

miendien6

Người biểu tình giương áp phích hình bà Aung San Suu Kyi tại thủ đô Naypyitaw, Miến Điện, ngày 15/02/2021  via Reuters - China Stringer Network

Tập đoàn quân sự tiếp tục tấn công vào phương tiện truyền thông của người biểu tình. Mạng internet lại bị cắt gần như hoàn toàn trên cả nước trong đêm 16/02. Đây là lần thứ tư và là đêm thứ hai liên tiếp, mạng internet bị cắt kể từ khi quân đội đảo chính.

Thông tín viên Juliette Verlin tường trình từ Rangoon :

"Sáng nay 16/02, Miến Điện có internet trở lại vào lúc 9 giờ. Đây là đêm thứ hai liên tiếp, nước này bị cắt internet và cũng là đêm yên ổn thứ hai kể từ khi tập đoàn quân sự liên tục gia tăng các vụ bắt giữ vào ban đêm.

Tuy nhiên, người dân vẫn đề cao cảnh giác. Su, một người dân ở trung tâm thành phố, giúp tổ chức gác đêm trong khu dân cư. Hàng đêm, cô bố trí khoảng 10 người ở mỗi lối vào phố cô ở, còn em trai cô gõ xoong nồi nếu thấy cảnh sát hoặc người lạ tìm cách thâm nhập.

Một người lái taxi tên Nay kể lại rằng ông đã gác đêm buổi đầu tiên ngày hôm qua tại nơi ông sinh sống ở phía bắc thành phố và may là mọi việc đều tốt đẹp. Nhìn chung, đối với người dân Miến Điện, việc tuần tra chống cảnh sát hiện diễn ra ổn thỏa và giúp họ được nghỉ ngơi ban đêm sau một ngày dài biểu tình.

Nhưng có rất nhiều tin đồn là nhiều cựu tù nhân được trả tự do, nghiện ngập, sẽ được quân đội trả tiền để đi đốt phá và gây hỗn loạn vào ban đêm. Những tin đồn này được lan truyền trên các mạng xã hội, có thể thấy một vài đoạn video trên mạng Facebook. Thế nhưng, hiện vẫn khó kiểm chứng và nhận dạng được những người xuất hiện trong những đoạn video đó.

Trong khi biểu tình ôn hòa trở thành thói quen ở Rangoon, thì những diễn biến vào ban đêm khiến người dân Miến Điện căng thẳng hơn cả".

Liên Hiệp Quốc lên án tập đoàn quân sự Miến Điện cắt internet

Trong cuộc điện đàm ngày 15/02 với phó tư lệnh quân đội Miến Điện Soe Win, bà Christine Schraner Brugener, đặc phái viên Liên Hiệp Quốc về Miến Điện lên án biện pháp của quân đội phá hoại", những nguyên tắc dân chủ cơ bản". Ngoài ra, việc cắt internet cũng ảnh hưởng đến", những lĩnh vực quan trọng, trong đó có ngân hàng".

"Cuộc đấu tranh vì dân chủ, vì một Nhà nước pháp quyền", của người dân Miến Điện sẽ được Pháp tiếp tục ủng hộ, theo thông cáo ngày 15/02 của một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Pháp.

Phong trào biểu tình ôn hòa tiếp tục ngày thứ 11 liên tiếp. Tại Rangoon, vài trăm người lại xuống đường đòi", "Trả lại các nhà lãnh đạo cho chúng tôi", hoặc", Hãy cho chúng tôi hy vọng". Nhiều luật sư, giáo viên, nhân viên kiểm soát không lưu, nhân viên đường sắt… cũng đình công để ủng hộ phong trào bất tuân dân sự.

Ngày 15/02, cảnh sát đã bao vây và lục soát trụ sở của đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ (LND) của bà Aung San Suu Kyi. Nhiều vụ xô xát với cảnh sát đã xảy ra, một số phóng viên bị đánh. Cảnh sát bắt vài trăm người ở thủ đô Naypyidaw, trong đó có khoảng 20 sinh viên, nhưng cuối ngày đã thả một số người.

Thu Hằng

Nguồn : RFI, 16/02/2021

Published in Diễn đàn

Miến Điện đảo chính, Trung Quốc bắt cá hai tay

Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều vào mối quan hệ với bà Aung San Suu Kyi trong những năm gần đây. Đảo chính nổ ra, Trung Quốc bắt cá hai tay : ủng hộ quân đội Miến Điện, nhưng cũng không đóng hẳn cánh cửa với bà cựu cố vấn, phòng khi bà quay lại được.

daichinh1

Trung Quốc được cho là sẽ ủng hộ bất kỳ chính phủ nào lên nắm quyền ở Myanmar - Ảnh minh họa Tập Cận Bình - Aung San Suu Kyi - Min Aung Hlaing

L’Expresstuần này phân tích "Miến Điện : Sau vụ đảo chính, Trung Quốc duy trì nhiều phương án". Tờ báo chú ý đến sự kiện ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp tướng Min Aung Hlaing tại thủ đô Miến Điện mới đây. Liệu ông có biết vị tướng sắp về hưu ba tuần nữa sẽ đảo chính, và bắt giữ bà Aung San Suu Kyi hay không ? Một dấu hiệu mang tính cảnh báo : tướng Min khi gặp ông Vương đã phàn nàn về cuộc bầu cử "gian lận".

Mặc cho phương Tây phản đối, Trung Quốc vẫn chặn một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nhân danh chủ trương "không can thiệp vào chuyện nội bộ" của nước khác. Báo chí Hoa lục thì tuyên truyền rằng cuộc đảo chính chỉ là "một sự cải tổ nội các" quan trọng của Miến Điện.

Trung Quốc đầu tư nhiều vào quan hệ với bà Aung San Suu Kyi

Dù vậy Bắc Kinh không thực sự vui mừng khi giai đoạn dân chủ ngắn ngủi bị khép lại. Aaron Connelly, nhà nghiên cứu của International Institut for Strategic Studies (IISS) ở Singapore cho biết : "Tuy duy trì liên lạc với các tướng lãnh, Bắc Kinh đã đầu tư rất nhiều vào mối quan hệ với bà Aung San Suu Kyi trong những năm gần đây". Năm 2016 khi vừa lên nắm quyền, bà đã dành chuyến công du đầu tiên cho Trung Quốc ; còn ông Tập Cận Bình chính thức thăm Miến Điện tháng Giêng 2020, chuyến công du cuối cùng trước khi đại dịch bùng nổ.

Bắc Kinh lăng xê "hành lang kinh tế" đại quy mô trong khuôn khổ "Con đường tơ lụa", gồm một đường ống dẫn khí và đường ống dẫn dầu nối Vân Nam với một cảng nước sâu ở vùng Vịnh Bengal. Những công trình quan trọng này giúp đưa dầu khí đến Hoa lục mà không cần đi que eo biển Malacca, giữa Malaysia và Indonesia.

Giải Nobel hòa bình xích lại rất gần với Bắc Kinh, dù chế độ cộng sản đã ủng hộ tập đoàn quân sự khi bà bị quản thúc đến năm 2010. Cuộc khủng hoảng Rohingya năm 2017 là một bước ngoặt. Sau khi bênh vực quân đội trước cáo buộc "ý đồ diệt chủng" của Liên Hiệp Quốc, "Lady" quay sang với láng giềng Trung Quốc, vốn không hề lên án Miến Điện.

Bắc Kinh khôn khéo thích ứng, tuy quân đội Miến Điện nghi kỵ

Nghịch lý là Bắc Kinh phải lo âu hơn đối với những nhà lãnh đạo mới : quân đội tự coi là người bảo vệ chủ quyền quốc gia, không muốn lệ thuộc vào Trung Quốc – đối tác thương mại lớn nhất và là nhà đầu tư thứ nhì vào Miến Điện. Quan hệ trở nên căng thẳng vào năm 2011, khi các tướng lãnh cho ngưng một dự án đập thủy điện khổng lồ của Trung Quốc và hai lần tiếp đón tổng thống Mỹ Barack Obama, năm 2012 và 2014.

Tình trạng căng thẳng sau đó vẫn tiếp diễn. Tatmadaw (quân đội Miến Điện) năm ngoái còn tố cáo Bắc Kinh vũ trang cho các nhóm sắc tộc nổi dậy ở miền bắc. Trong bối cảnh nghi kỵ này, các tướng lãnh sẽ phải cố gắng đa dạng hóa về ngoại giao, và theo chuyên gia Connelly, Nhật Bản cũng như Ấn Độ sẽ không cắt đứt cầu nối với Miến Điện hay trừng phạt, vì những lợi ích chiến lược và kinh tế.

Về phía Bắc Kinh luôn quan sát diễn biến tình hình và sức bật của phong trào phản kháng Miến Điện. Tôn Vận (Sun Yun), đồng giám đốc chương trình Châu Á của Stimson Center, một think tank ở Washington bình luận : "Vụ đảo chính là tin xấu cho Trung Quốc, chiến lược khu vực của họ đòi hỏi sự ổn định chính trị và môi trường thuận lợi cho đầu tư". Nhưng cũng như từ 1949, Trung Quốc cộng sản luôn biết thích ứng với các ông chủ mới. Nếu quân đội ngự trị được lâu dài, Bắc Kinh sẽ cố tỏ ra thân thiện, nhưng cũng không đóng hẳn cánh cửa với giả thiết bà Aung San Suu Kyi quay lại.

Quân đội đảo chính do không thương lượng được ?

Vẫn về Miến Điện, bài viết "Một tương lai cũng giống như quá khứ", của báo Nhật Nikkei AsiađượcCourrier International dịch lại, nhận định với cuộc đảo chính ngày 01/02, tiến trình chuyển đổi dân chủ khởi đầu năm 2011 nay hoàn toàn bị chôn vùi. Liệu có thể tránh được việc quay lại với những năm dài u ám ?

Theo tờ báo, biến cố này là kết quả của sự sụp đổ lòng tin, không còn liên lạc giữa quân đội và đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (LND) của bà Aung San Suu Kyi. Cho rằng đối tác dân sự đã lợi dụng quá nhiều thỏa thuận phân chia quyền lực, các tướng lãnh quyết định thay đổi luật chơi.

Lý do của sự rạn nứt này vẫn chưa rõ. Nhiều nguồn tin nói rằng tướng Min Aung Hlaing muốn trở thành tổng thống sau cuộc bầu cử tháng 11, còn bà Suu Kyi vẫn là cố vấn nhà nước – chức vụ được đo ni đóng giày vì một điều khoản Hiến Pháp cấm bà làm tổng thống. Một số yếu tố khác cũng có thể làm cho các vị tướng bực tức. Nhất là LND từ chối không muốn thường xuyên họp Hội đồng Quốc phòng An ninh Quốc gia, hay tổ chức bầu cử vào cuối 2020 tại bang Arakan (nơi một bộ phận người Rohingya sinh sống), dù Nhật đã làm trung gian giữa quân đội và đại diện quân đội Arakan. Khó thể biết được bà Aung San Suu Kyi và LND lẽ ra có thể tránh được vụ đảo chính hay không, và đã phải trả giá ra sao.

Tương lai cũng giống như quá khứ : Mèo lại hoàn mèo !

Trong suốt hai thập niên, cộng đồng quốc tế đã cố gắng dùng củ cà rốt và nhất là cây gậy trừng phạt để làm quân đội Miến Điện thay đổi thái độ, nhưng tác động chỉ hạn chế. Nếu các tướng lãnh rốt cuộc đã chấp nhận phân chia quyền lực, đó là vì họ muốn đối phó với ảnh hưởng kinh tế ngày càng lớn của Trung Quốc. Với biến cố vừa rồi, Tatmadaw chừng như sẵn sàng từ bỏ những lợi ích ngoại giao, thương mại và tài chính trong mười năm qua để nắm lại quyền kiểm soát trong nước.

Một số người lo ngại những cuộc biểu tình sẽ bị đàn áp như hồi năm 1988 hay "Cuộc cách mạng màu nghệ" của giới sư sãi năm 2007. Quân đội sẽ điều những binh lính tinh nhuệ đến đập tan, và hiện một số khuôn mặt chính khách cũng như xã hội dân sự đã bị bắt. Vụ đảo chính năm 1962 được biện minh bằng việc ngăn ngừa ly khai, năm 1988 để tái lập trật tự, còn nay với lý do gian lận bầu cử.

Có điều Miến Điện ngày nay không còn giống thời trước : dân chúng thường xuyên dùng mạng xã hội, các công ty nước ngoài hiện diện trong lãnh vực viễn thông và hàng tiêu dùng, giai cấp trung lưu mới nổi hiểu được lợi ích của việc mở cửa đất nước. Vụ đảo chính này cộng với sự cô lập do đại dịch, gây lo ngại Miến Điện sẽ quay lại với quá khứ. Mèo lại hoàn mèo.

Hán hóa Tây Tạng : Tẩy não trẻ em, ảnh Tập và Mao thay cho Đạt Lai Lạt Ma

Về Trung Quốc, The Economistnhận xét "Cũng như Tân Cương, Trung Quốc đang siết chặt móng vuốt lên Tây Tạng". Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh gia tăng nỗ lực nhằm loại hẳn Đạt Lai Lạt Ma ra khỏi đời sống tinh thần của người dân Tây Tạng, đòi hỏi họ phải dành trọn tình yêu cho Tập Cận Bình và Đảng cộng sản Trung Quốc.

Quá trình Hán hóa này gợi lại chiến dịch tương tự tại Tân Cương láng giềng để diệt trừ đạo Hồi mà 12 triệu người Duy Ngô Nhĩ đang theo. Tại cả hai khu tự trị, đảng không chỉ tấn công vào tôn giáo mà cả truyền thống văn hóa lâu đời của mỗi dân tộc. Tuy Bắc Kinh có nhẹ tay hơn so với việc tống hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ vào trại cải tạo, nhưng chủ trương Hán hóa không thay đổi. Trong nhà trường, người ta nhấn mạnh đến "giáo dục ái quốc", tiếng quan thoại thay thế tiếng Tây Tạng tại đa số các lớp học. Các mạng lưới điềm chỉ viên báo cáo tin tức cho Nhà nước, điện thoại thông minh bị nghe lén.

Cũng như người Duy Ngô Nhĩ không còn được sang thánh địa Mecca hành hương, từ khi Tập Cận Bình lên ngôi năm 2012, người Tây Tạng bị cấm sang Ấn Độ để nghe những buổi giảng kinh của Đạt Lai Lạt Ma. Dân Tây Tạng vẫn được dùng WeChat, nhưng đăng ảnh nhà lãnh đạo tinh thần có nguy cơ bị lãnh án tù. Tháng 12 vừa rồi, Lhundup Dorjee, một người chăn cừu 30 tuổi đã bị tuyên án một năm tù giam vì đăng lên WeChat lời chúc Tết của Đạt Lai Lạt Ma, với cáo buộc "chia rẽ quốc gia".

Trong những năm 2000, nhiều người Tây Tạng còn giữ hình Đạt Lai Lạt Ma trong nhà, nay nhiều người treo ảnh Tập Cận Bình và Mao Trạch Đông. Những bức ảnh này được cán bộ phân phát cùng với quà tặng như gạo, quần áo hay tiền bạc, nếu từ chối có thể bị trả thù. Tập Cận Bình còn đòi hỏi phải giảng dạy chủ nghĩa ái quốc nhiều hơn nữa, đảng phải "gieo những hạt giống tình yêu Trung Quốc vào sâu thẳm trái tim của mỗi trẻ vị thành niên".

Liệu Navalny có thể làm thay đổi nước Nga ?

Hồ sơ củaL’Obsnói về việc chọn ngành của sinh viên trong thời kỳ dịch bệnh, Le Point lo lắng về nợ công của nước Pháp, không biết sẽ trụ được bao lâu.L’Express dành số đặc biệt cho nhà báo, nhà văn gây tranh cãi Eric Zemmour mà tờ báo cho là có tham vọng trở thành tổng thống Pháp. Riêng Courrier Internationalnhìn sang nước Nga, đăng hình vẽ một bức tượng mang khuôn mặt của nhà đối lập Alexei Navalny đang giơ cao chiếc búa trên trang bìa, với hàng tựa lớn "Navalny có thể làm thay đổi nước Nga hay không ?"

Nhà đấu tranh đã dám trở về nước, sau khi suýt chết vì bị đầu độc. Ông bị kết án ba năm rưỡi tù giam, nhưng dường như Navalny đều đã tính đến. Ngay sau khi ông bị bắt, ê-kíp Quỹ chống tham nhũng của Navalny đã tung ra video về cung điện bí mật hết sức hoành tráng của Putin bên bờ Hắc Hải, chỉ trong 24 giờ đã thu hút được 21 triệu lượt xem. Những hình ảnh đàn áp hàng chục ngàn người biểu tình đòi trả tự do cho Navalny lan nhanh trên thế giới.

Hồ sơ của Courrier International điểm qua những bài viết khác nhau. Tuần báo bảo thủ Expert phê phán nhà ly khai không có chương trình hành động thực sự. Theo tuần báo này, Navalny đã độc chiếm phong trào phản kháng tại Nga khiến các khuynh hướng khác khó thể nổi lên. Nhật báo Vedomosticho rằng Navalny phải nắm cho được phong trào, biết kích thích giới tinh hoa ly khai mới có hy vọng đạt mục đích.

Một nhà cựu đấu tranh Nga khi trả lời Novaia Gazeta nhận xét phe Navalny đã thành công rất lớn, vấn đề là xem Putin sẽ phản ứng ra sao, thỏa hiệp hay đàn áp tiếp ? Daily Telegraphnhận định "Putin phải đối mặt với sự nổi dậy chính trị nghiêm trọng nhất" và có nguy cơ lại bị trừng phạt. Nhật báo Anh giải thích "Vô hiệu hóa Navalny nay khó khăn hơn nhiều cho ông Putin, và có lẽ ông sẽ hối hận vì đã ham hố đầu tư vào một ốc đảo lộng lẫy đập vào mắt người khác như thế".

Một thế giới đa cực, kẻ mạnh áp đặt luật chơi

Xã luận của L’Obsnói về "Một sự vô trật tự mới của thế giới" với tình trạng "mạnh được yếu thua", mà nước Nga của Putin và Miến Điện của các tướng lãnh là những ví dụ mới nhất.

Việc nhà đối lập Alexei Navalny lãnh án tù và người biểu tình bị đàn áp không làm ai ngạc nhiên. Nhưng điện Kremlin còn độc địa hơn khi lăng nhục người đứng đầu ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu. Ông Josep Borrell tuy biết trước rằng sẽ thất bại trong việc thuyết phục Nga trả tự do cho Navalny, nhưng không thể nào ngờ được một sự đối đầu như vậy. Navalny lại bị triệu tập ra tòa đúng vào ngày ông đến, bị buộc phải xem một phim về bạo lực cảnh sát ở Châu Âu, và chỉ vài phút sau cuộc họp báo thì ba đại sứ Châu Âu bị trục xuất. Đó không phải là một sự chối từ, mà là một cái tát !

Tại Miến Điện, các tướng lãnh đã khép lại giai đoạn dân chủ khi lại quản thúc bà Aung San Suu Kyi và ra lệnh thiết quân luật. Châu Âu và Hoa Kỳ đe dọa tái lập trừng phạt, nhưng Trung Quốc đã ngăn cản Liên Hiệp Quốc đi xa hơn từ "quan ngại".

Bài học đã rõ, ván cờ đã thay đổi với sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự trở lại của Nga. Joe Biden tuyên bố trong bài diễn văn đầu tiên về chính sách đối ngoại ngày 05/02 "America is back", nhưng liệu ông thực sự có đủ phương tiện, và nước Mỹ liệu còn muốn làm "sen đầm quốc tế" ?

Thế giới từ lưỡng cực (Hoa Kỳ-Liên Xô) đã trở thành đơn cực với Mỹ làm bá chủ sau khi bức tường Berlin sụp đổ, và giờ thành đa cực. Nhưng tình trạng hỗn loạn trong những năm vừa qua, mà Donald Trump chỉ là biểu tượng hơn là người chịu trách nhiệm, cho thấy còn xa mới đạt được một trật tự thế giới mới ổn định, và các nhà độc tài tập sự đang hưởng lợi.

Thụy My

Published in Châu Á

Bối cảnh

Cuộc đảo chính diễn ra vào lúc 4 giờ sáng theo giờ địa phương, phe quân đội đột nhập vào trụ sở chính quyền bắt giữ tổng thống Win Myint và cố vấn nhà nước, lãnh đạo tinh thần của phong trào dân chủ Myanmar, bà Aung San Suu Kyi. Người dân Miến Điện thức dậy với một tâm trạng hoang mang và hoảng sợ. Kênh truyền hình nhà nước phát sóng nội dung tuyên truyền của quân đội, kèm theo tin quân đội sẽ tiếp quản chính quyền trong vòng 1 năm để chấm dứt "tình trạng khẩn cấp". Myint Swe, người giữ chức vụ phó tổng thống dưới sự hậu thuẫn của quân đội được bổ nhiệm làm quyền tổng thống. Lúc này, người ta ý thức rằng đây thực sự là một cuộc đảo chính.

Cuộc đảo chính này là kết quả của những cuộc đàm phán thất bại giữ phe quân đội và đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (National League for Democracy-NLD). Trước đó, phe quân đội và chính đảng thân quân đội, Liên hiệp đoàn kết và phát triển (Union Solidarity and Development Party-USDP), đã liên tiếp đưa ra những cáo buộc vô căn cứ là cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái là gian lận và yêu cầu phải hoãn "triệu tập quốc hội mới cho đến khi những cáo buộc này được giải quyết". Những người dân Miến Điện ngoài 40 đều trải qua thời kỳ 50 năm sống trong chế độ độc tài quân sự (Tatmadaw) và 4 cuộc đảo chính, họ hiểu rõ sự trở lại của chính quyền quân sự sẽ ảnh hưởng thế nào đến cuộc sống của họ và đất nước Myanmar. Những ngày đầu năm mới, họ vẫn nói về những dự định cá nhân như xây cất, làm ăn mua sắm với mọi niềm hy vọng của một đất nước đang phát triển từng ngày, họ nói về viễn cảnh đầu tư nước ngoài, kinh doanh phát triển tại Myanmar trong những năm tới. Nhưng giờ đây, hy vọng đã biến mất để nhường chỗ cho một viễn cảnh màu xám.

Trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái, NLD đã giành được 80% số phiếu, tăng 2% so với cuộc bầu cử hồi năm 2015. Đại đa số người dân đều đồng ý rằng Liên minh quốc gia vì dân chủ là đảng đại diện cho tiến trình dân chủ hóa cho Myanmar, do vậy họ đã dồn hết phiếu để giúp đảng này dành một chiến thắng áp đảo. 2% tăng thêm có lẽ là sự vào cuộc của những sinh viên đại học đến tuổi đi bầu cử tại đây mà tuyệt đại đa số họ đều mong muốn đoạn tuyệt với quá khứ độc tài để đất nước đi lên dân chủ. Hầu như các đảng địa phương (ethnic parties) đều không giành được ghế nào. Đảng USDP của phe quân đội chỉ đủ phiếu để có được 6 ghế trong quốc hội (+ 25% số ghế nhượng cho quân đội theo Hiến pháp). Dù thế, sự hiện diện của quân đội trong Quốc hội không thể ngăn cản được tiến trình mở cửa, dân chủ hóa diễn ra từng ngày tại Myanmar.

MYANMAR-POLITICS/

Bác sĩ, nhân viên y tế Myanmar tổ chức đình công…

Động cơ nào đằng sau cuộc đảo chính ?

Đầu tiên phải khẳng định rằng, phe quân đội tại Myanmar không có một triển vọng nào để tiếp tục nắm quyền. Vì nhìn nhận ra sự tuyệt vọng của chính mình nên họ đã có sự chuyển hướng đột ngột vào năm 2015, khi trả tự do cho lãnh tụ tinh thần của phong trào dân chủ Myanmar sau hàng chục năm bị câu lưu tại nhà riêng. Cùng thời điểm đó, các chính đảng được phép hoạt động tự do và cuộc bầu cử công khai, bán tự do đầu tiên được diễn ra.

Tuy vậy, những tướng lĩnh quân sự có toan tính riêng của họ. Họ nghĩ rằng đảng USDP mà họ lập ra sẽ thắng trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên với ảnh hưởng và tiềm lực mà phía quân đội sở hữu. Tuy nhiên, đây là một nhận định sai lầm của các tướng lĩnh quân đội. Người dân đã bầu cho những đại diện của dân chủ và cự tuyệt với lực lượng do quân đội dựng lên - những kẻ đã lãnh đạo đất nước một cách thô bạo, đàn áp đối lập bằng cách bắt bớ, bỏ tù và giết hại, những người đã làm cho đất nước Miến Điện thua kém so với các nước trong khu vực dù có mọi tiềm năng cũng như tài nguyên phong phú.

Tuy nhiên, những tướng lĩnh quân đội dường như đã dự phòng trường hợp xấu nhất sẽ xảy đến. Họ đã lập ra một bản Hiến pháp cho phép phe quân đội mà theo họ là "người cha của dân tộc" - đại diện cho sức mạnh và tinh thần dân tộc - nắm giữ 25% phiếu không qua bầu cử và nhiều đặc quyền khác. Và để thay đổi Hiến pháp để loại bỏ ảnh hưởng của quân đội ra khỏi chính trị và kinh tế thì cần phải có trên 75% phiếu thuận. Như vậy, xem như phe quân đội sẽ tạm thời bảo vệ được chỗ đứng của mình trong vòng 5 năm tới.

Phe quân đội tin rằng có một chính quyền dân sự sẽ giúp cho đầu tư nước ngoài và dòng tiền đi thẳng vào các tập đoàn quân sự. Bên cạnh đó, với một bộ máy đồ sộ và tay chân khắp nơi, họ vẫn sẽ là một thiểu số quyền thế trên đất nước Myanmar (cohabitation). Tuy nhiên, đây cũng lại là một tính toán hết sức sai lầm. Đất nước Myanmar khi đã mở cửa, chỉ cần một phần thoát khỏi sự kìm kẹp của chế độ quân sự thì xã hội sẽ đi lên rất nhanh. Trong những năm qua đất nước này đã phát triển với một tốc độ chóng mặt. Đất nước Myanmar đón một làn gió mới, trở nên tươi đẹp và trẻ trung, đối lập hoàn toàn với bộ mặt già nua, lạc hậu của các tướng lãnh quân sự. Cộng đồng quốc tế, các tổ chức nhân quyền và báo giới, các tổ chức xã hội dân sự địa phương đã làm những phóng sự trực tiếp phơi bày, tố giác tội ác của Tatmadaw và sự lũng đạo của các tập đoàn quân sự (all open to scrutiny), mà chính gần đây các vi phạm nhân quyền của tập đoàn Mytel, được Viettel sở hữu 49% cổ phần, đã bị phơi bày trước ánh sáng.

Cán cân quyền lực (the balance shift of power) đang chuyển hướng về phía những người dân và ngày càng chứng tỏ phe quân đội không còn là một thiểu số có quyền làm chủ đất nước này nữa. Một động cơ của cuộc đảo chính mà ít nhà quan sát chính trị nào để ý là thống lãnh quân đội Min Aung Hlaing năm nay đã 64 tuổi. Ông ta sẽ phải nghỉ hưu vào tuổi 65 theo thông lệ và để lại khoảng trống quyền lực, sự hoảng loạn và tuyệt vọng cho phe quân đội. Có lẽ phe quân đội cảm nhận được tình thế tuyệt vọng của họ và một sự triệt thoái tất yếu khỏi chính trường và khối kinh tế (economic sphere). Và sự bối rối đó chính là động lực cho cuộc đảo chính này.

burma2

Giới lãnh đạo quân đội Myanmar ngày càng tuyệt vọng khi biết phải rút lui khỏi chính trường vì thế họ đã ra tay... Ảnh minh họa : Tổng tư lệnh quân đội, tướng Min Aung Hlaing

 

Myanmar trong những ngày hậu đảo chính

Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra là phe quân đội sẽ cầm quyền được bao lâu ? Thế giới ngày nay đã đạt tới một trình độ tư tưởng chính trị chung khá cao, dân chủ đã tiến xa tới mức mà người ta không còn chấp nhận mọi chế độ độc tài, trong đó có chế độ độc tài quân sự. Thời đại của họ đã chấm dứt. Một mặt, họ bị thế giới cô lập nhưng một mặt cũng không thể đóng cửa Myanmar để rơi vào cảnh cấm vận một lần nữa. Đất nước Myanmar ngày nay đã không còn là đất nước mà họ có thể tự do đàn áp, tùy tiện sinh sát như 10 năm về trước. Họ sẽ phải đối mặt với những vấn đề phức tạp để lại do đại dịch mà tự thân một chính quyền độc tài không có lời giải.

Người ta nói rằng nếu muốn nhìn thấy tương lai của một quốc gia, thì hãy nhìn vào những đứa trẻ của quốc gia đó. UNICEF xếp hạng Myanmar là một trong những quốc gia tệ nhất để một đứa trẻ có thể được sinh ra. Đây cũng là quốc gia mà điều kiện người lao động thiếu đảm bảo, bấp bênh nhất và là một quốc gia nghèo đói nhất trong khu vực. Người dân nhìn thấy dân chủ như một ánh sáng giúp họ có một tương lai khá hơn so với thực tại. Người trẻ nhìn thấy dân chủ như một cơ hội hòa nhập, bắt kịp với thế giới và các nước trong khu vực. Vậy mà nay có hội đó đã bị phe quân đội tước đoạt.

Sinh viên Miến Điện đã vượt qua rào cản văn hóa thỏa hiệp, cam chịu của thế hệ trước (conformism) để trực tiếp bày tỏ sự phẫn nộ của mình trên mạng xã hội. Họ đã biết bày tỏ sự phẫn nộ của mình, biết lên tiếng và nhập cuộc trong những thời điểm quan trọng của dân tộc. Hầu như tại thời điểm này, không một người trẻ nào im lặng và đứng ngoài cuộc trong vụ đảo chính này. Giới công chức (civil servants) đã đồng loạt bãi công, không chịu phục vụ dưới chính quyền quân sự không chính đáng. Cuộc đảo chính như vô tình phá vỡ bức tường để biến những người Miến Điện vốn hiền lành, nhu mì và ngần ngại thể hiện chính kiến (submissive) của văn hóa Phật giáo Tiểu thừa thành những công dân có trách nhiệm, có mong muốn được hòa nhập với thế giới dân chủ.

Cuộc đảo chính đã tạo ra sự phẫn nộ của những con người vừa thoát ra khỏi xiềng xích của chế độ độc tài, bắt đầu làm chủ đất nước lại một lần nữa, trước khi bị tước đoạt bởi một lực lượng chiếm đóng. Đây là một dịp làm sôi động không khí nhập cuộc (participatory democracy) của người dân Myanmar, đặc biệt là lớp trẻ. Phe quân đội Myanmar sẽ nhanh chóng nhận ra đây là một hành động ngu xuẩn vì họ đã phá bỏ bức tường (bulwark) rào cản văn hóa mà lâu nay vẫn bảo vệ sự sống còn của họ. Trong một thời gian ngắn, họ buộc phải bước xuống vũ đài chính trị trước khi có cơ hội mong manh trở về làm một phần của dân tộc, cơ hội hòa giải với người dân Myanmar sau những tội ác mà họ gây ra không còn nữa.

Một lý do để chúng ta có thể lạc quan rằng quân đội Myanmar sẽ sớm thất bại là dường như lần này họ chi câu lưu những lãnh đạo lớn của NLD để cướp chính quyền. Cũng có thể quân đội sẽ kết án bà Suu Kyi vài năm tù với một cáo buộc vu vơ nào đó. Mục đích là loại bà Suu Kyi, không cho phép bà ra tranh cử với tư cách là đảng viên của NLD. Có lẽ họ sẽ không kết án các thành viên cấp trung và cấp thấp trong đảng NLD. Họ tuyên bố chế độ quân quản này sẽ chỉ kéo dài 1 năm cho đến khi có một cuộc bầu cử mới và các đảng phái vẫn được tự do hoạt động. Bi kịch của họ dù có trong tay vũ khí nhưng họ sẽ không thể hành xử tùy tiện như trước kia. Khẩu hiệu "It’s not 1988, we’re smarter now" (Đây không phải năm 1988, chúng tôi giờ đã thông minh rồi) được các bạn trẻ Myanmar chia sẻ trên Facebook.

burma3

Sinh viên Myanmar động viên nhau không xuống đường biểu tình để quân đội có cơ hội siết chặt an ninh và đàn áp, tuy nhiên họ đã cùng nhau tạo lên một phong trào phản đối lớn trên mạng xã hội…

Liên minh quốc gia vì dân chủ cần xét lại

Dù vậy, cuộc đảo chính trên cũng có những ảnh hưởng nhất định, ít nhất với đà phát triển hiện tại của Myanmar. Cộng đồng quốc tế và giới đầu tư sẽ mất niềm tin vào tiến trình dân chủ hóa của Myanmar, sự kiện này vạch trần những bất ổn, mong manh của khuynh hướng dân chủ hóa tại Myanmar mà trước nay họ vẫn đánh giá khá ổn định. Một câu hỏi được đặt ra là cuộc đảo chính này đã có tránh được không? Và Liên minh quốc gia vì dân chủ cần làm gì trong những ngày sắp tới ?

Dân chủ trước hết là một ước vọng của loài người hướng tới một xã hội tự do hơn, nhân văn và cởi mở hơn. Nó cần phải được chuyên chở trong một dự án chính trị, một giấc mơ chung, hay một truyện thuyết đổi đời cho cả dân tộc. Các giá trị dân chủ phải được khái quát hóa thành một thứ gì đó để mọi người dân cùng có thể chia sẻ.

Nhưng đảng NLD đã sai lầm khi đã lấy hình ảnh của một cá nhân, ở đây là bà Aung san Suu Kyi (the personification of democracy) thay cho một dự án chính trị. Họ coi sự hiện diện khắp nơi (omnipresent) của bà là con đường duy nhất để đưa Myanmar đi lên con đường dân chủ. Cũng nhờ đó mà nhiều thành phần trong phe quân đội vẫn nuôi mộng tưởng rằng một ngày nào đó bản thân họ cũng khai sinh ra được một hình tượng như bà Suu Kyi.

Chính vì không có một dự án chính trị vạch ra một lộ trình dân chủ rõ ràng, đại đa số những tướng lãnh quân đội tuy hiểu rằng thời đại của họ đang chấm dứt nhưng vẫn nuôi mộng tiến hóa trở thành một lực lượng quyền thế mới có ảnh hưởng lấn át cả về chính trị lẫn kinh tế. Đây cũng là một bài học để nhắc nhở những người đấu tranh dân chủ Việt Nam rằng hình ảnh một cá nhân không thể thay thế một dự án chính trị và câu chuyện của một cá nhân dù có đẹp đẽ, bóng bẩy tới mức nào đi nữa cũng không thể thay thế một truyện thuyết chung cho cả dân tộc.

Để trở thành một lực lượng cầm quyền sáng suốt, những người dân chủ, người hoạt động chính trị cần có một hệ giá trị nền tảng và đạo đức chính trị một cách rõ ràng. Trong nhiều phát ngôn, hành động của bà Aung San Suu Kyi, chúng ta không khỏi thất vọng khi bà nhầm lẫn về những giá trị quan trọng. Trong quá trình chuyển hóa về dân chủ dưới hình thức bất bạo động luôn cần những nhượng bộ, thỏa hiệp giữa các tổ chức chính trị, giữa đảng cầm quyền và đối lập. Tuy nhiên, thứ không thể thỏa hiệp là lẽ phải, sự thật và các giá trị nền tảng.

Để lấy lòng quân đội, bà Aung San Suu Kyi đã phủ nhận tội ác của quân đội với người Rohingya và cho đó là chuyện "không có thật". Bà cho rằng sự chỉ trích của quốc tế đang làm đổ vỡ quá trình "hòa giải tại Myanmar". Bà đã hoàn toàn sai khi nghĩ rằng hòa giải là phủ nhận sự thật, là chối bỏ sự đàn áp và dung túng cho những người có tội. Bà đã sai lầm khi cho rằng có thể đánh đổi công lý và phẩm giá của người Rohingya để "hòa giải" với quân đội. Trong nhiều trường hợp, bà đã tỏ ra vô trách nhiệm vì không giải thích cho người dân rằng những nhà hoạt động, xã hội dân sự là một phần của dân chủ. Không có gì sai khi các nhà hoạt động xã hội giám sát (overseeing/oversight role) chính quyền. Bà đã để mặc cho một bộ phận quần chúng còn nặng tâm lý dân tộc hẹp hòi tấn công những người hoạt động xã hội dân sự, những tiếng nói chỉ trích chính quyền.

Gần đây, trong một bài phát biểu của bà (truyền thông quốc tế gọi là the speech of the garden), bà Aung San Suu Kyi đã ví Myanmar là một khu vườn tươi đẹp, đầy hoa lá và vì vẻ đẹp của nó nên rất nhiều thế lực ngoại bang dòm ngó. Khu vườn đó phải có tường rào, phải được bảo vệ từ những thế lực chống phá từ bên ngoài… Bà nói vậy để nhằm giải thích với quần chúng trước những lời chỉ trích, chất vấn của báo đài phương Tây về trách nhiệm của bà trong vụ đàn áp người Rohingya.

Bà Aung San Suu Kyi đã không phân biệt được ai là bạn và ai là thù. Cộng đồng quốc tế, những người bà gọi là "thế lực thù địch" thực tế là những người mong muốn dân chủ, công lý cho người dân Myanmar và các sắc tộc. Họ (các thế lực thù địch đó) là những người bạn luôn đồng hành với bà trong hành trình dân chủ hóa đất nước và đã góp phần giúp bà chiến thắng. Chính những kẻ thao túng Tatmadaw mới là những người đang phá hoại nền dân chủ Myanmar, đáng tiếc thay, bà lại ra sức bảo vệ, bao biện cho họ.

NLD đã có thể làm khác đi. Họ đã có thể nhân cơ hội này để nhấn mạnh hòa giải dân tộc, nêu cao khát vọng chấm dứt các cuộc xung đột sắc tộc trên tinh thần xem họ là những đồng bào cùng một dân tộc. Đáng tiếc là những người dân chủ Myanmar đã hành động một cách cơ hội, vẽ lên một bức tranh người Rohingya là một lực lượng phiến quân chống phá, không thực sự là người Myanmar đúng nghĩa.

Bà Aung San Suu Kyi có thể mở ra một cuộc tố giác đám tướng lĩnh quân đội và một bộ phận tăng ni cổ xúy khuynh hướng dân tộc, tôn giáo hẹp hòi. Thay vào đó, NLD lại để cho Tatmadaw thắng thế và không phải chịu trách nhiệm trước bất cứ một tòa án nào. Nếu NLD xem Rohingya như một cuộc khủng hoảng quốc gia, lẽ ra họ đã có thể lớn mạnh hơn, vươn lên sau cuộc khủng hoảng. Nhưng họ đã trốn tránh khủng hoảng, coi đó không phải là chuyện của dân tộc Miến Điện, để rồi quân đội thắng thế. Có thể hiểu kết cục hôm nay là một sự trả giá lớn cho những chuỗi hành động sai lầm mà họ mắc phải trong suốt thời gian cầm quyền.

burma4

Hình ảnh một cá nhân không thể thay thế một dự án chính trị và câu chuyện của một cá nhân dù có đẹp đẽ, bóng bẩy tới mức nào đi nữa cũng không thể thay thế một truyện thuyết chung cho cả dân tộc.

Vấn đề thực sự còn xa hơn cuộc đảo chính

Tuy nhiên, chúng ta có mọi lý do để lạc quan với tiến trình dân chủ hóa tại Myanmar. Như đã trình bày ở trên, phe quân đội sẽ thất bại hoàn toàn sau cuộc đảo chính này. NLD và bản thân bà Aung San Suu Kyi cần tận dụng khoảng thời gian không nắm quyền ngắn ngủi này để tổ chức lại lực lượng và thảo luận để học từ những sai lầm. Cuộc đảo chính sẽ qua đi và lực lượng dân chủ Myanmar trong trung hạn họ sẽ cảm nhận rõ ràng hơn sự thiếu vắng một dự án chính trị cho đất nước, họ sẽ nhận ra sự thiếu vắng tư tưởng chính trị tai hại đến mức nào.

Trong một viễn cảnh không xa, bà Aung San Suu Kyi sẽ buộc phải rời khỏi chính trường vì tuổi cao sức yếu để lại một khoảng trống quyền lực lớn trong nội bộ đảng. Bà là con của anh hùng dân tộc, đã có công đấu tranh dân chủ cho Myanmar nên được người dân rất mến mộ và coi như người mẹ của dân tộc. Tuy nhiên, hình ảnh này sẽ lùi vào quá khứ, ngay cả sự nhập cuộc hăng hái của lớp trẻ Myanmar cũng sẽ qua đi trong một tương lai không xa để lại chỗ cho những bất mãn vì có những ước vọng, kỳ vọng của họ và người dân không thành hiện thực.

Bên cạnh những lạc quan hiện tại, vẫn có những bức tranh màu xám như nhiều người trẻ Myanmar, khi được hỏi về cảm nhận tương lai đất nước của họ, đã trả lời rằng "người giàu sẽ ngày càng giàu lên và người nghèo sẽ ngày càng nghèo đi". Mối bận tâm này là có cơ sở, khi thiếu vắng tư tưởng chính trị, lực lượng cầm quyền chỉ còn biết phó mặc cho những thế lực tài phiệt và "bàn tay vô hình" của nền kinh tế tự do mà thôi.

Đầu tư nước ngoài quả thật đã thay đổi bộ mặt hai thành phố lớn của Myanmar là Yangon mà Mandalay. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận lớn người dân Miến Điện bị bỏ lại so với đồng bào của họ. Người ta vẫn nói về cuộc sống khổ cực, độc hại và không có an sinh xã hội của những người công nhân đãi vàng, đào mỏ đá quý tại Shan State dưới sự kìm kẹp của phiến quân địa phương hoặc các tập đoàn quân đội. Những vùng như Chin và Rakhine vẫn còn mức đói nghèo trên 50%. Dân chủ sẽ làm mức sống của những người dân nơi đây cải thiện đáng kể, nhưng người dân tại những nơi nghèo đòi, thua thiệt không chỉ cần bắt kịp mức sống với những đô thị giàu có, mà còn cần phải bắt kịp về trình độ văn hóa, cơ hội được hội nhập với thế giới nữa.

Phải có chính sách nào để đẩy mạnh dân trí của Myanmar trong khi nền giáo dục nước này vẫn còn quá lạc hậu, chưa bắt kịp được với thế giới bên ngoài ? Phải làm thế nào để lãnh đạo một đất nước rộng lớn khi mà những người lãnh đạo trong đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ hiện nay chỉ có tầm nhìn giới hạn xoay quanh một vài góc thành thị rất nhỏ, với những con người, văn hóa lối sống rất tiêu biểu mà họ nhìn thấy ở Yangon và Mandalay mà thôi ?

Các cuộc đàm phán, hòa giải giữa NLD với đại diện các sắc tộc thiểu số vẫn đang bế tắc, do đó họ phải có một lối diễn giải phù hợp, thông qua những góc nhìn mới về lịch sử và văn hóa với những cuộc thảo luận tầm quốc gia để có được những chính sách phát triển toàn diện, để các sắc tộc ở đây có thể cùng chung sống như là một dân tộc chung, một tương lai chung. Myanmar sẽ không thể tồn tại như là một quốc gia đúng nghĩa nếu họ bị lãnh đạo bởi một lực lượng chính trị mà chỉ xem Myanmar như là quốc gia của người Miến/Burman đa số. Suy nghĩ đó cũng tệ và hẹp hòi như việc chính quyền quân đội coi quốc gia này là của riêng họ và coi Myanmar là một quốc gia riêng biệt, có quyền đứng ngoài, cô lập với phần còn lại của thế giới.

Những vấn đề trên tuy rất khó để người dân chủ Myanmar có lời giải trong tức khắc. Nhưng có một lý do khiến chúng ta yên tâm rằng họ là những con người tuyệt đối lương thiện. Sự lương thiện sẽ là ánh sáng giúp họ tìm đến chân lý, là con đường riêng cho dân tộc mình. Họ có mọi lý do để lạc quan khi bước vào một kỷ nguyên mới, sau đại dịch Covid-19.

burma5

Phong trào sinh viên tại Thái Lan và cuộc đảo chính ở Miến Điện là những tín hiệu báo động những ngày tháng đầy biến động đang đến với Đông Nam Á

Nhiều người cho rằng cuộc đảo chính này là một bước lùi của phong trào dân chủ. Tôi và các anh em trong Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên tất nhiên không chia sẻ với nhận định này. Vấn đề lớn của thế giới hiện nay là phong trào dân túy. Xu hướng phản dân chủ này được khai sinh ra ngay tại chính các nước dân chủ, tuy nhiên chúng đã được chặn đứng với sự thất bại của Donald Trump.

Hiện nay thế giới đang đứng trước một thời điểm thuận lợi hơn bao giờ hết để chào đón sự trở lại của làn sóng dân chủ thứ tư. Những căng thẳng gần đây tại Biển Đông giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, phong trào sinh viên tại Thái Lan và cuộc đảo chính ở Miến Điện là những tín hiệu báo động những ngày tháng đầy biến động đang đến với Đông Nam Á và rộng hơn là Châu Á, nơi mà phần lớn những đất nước tại đây vẫn sống trong cảnh độc tài, cô lập và tẻ nhạt.

Thế giới ngày nay đã nhận ra rằng toàn cầu hóa, hội nhập và hòa bình chỉ là một giấc mơ nếu vẫn còn các chế độ độc tài. Chế độ độc tài cá nhân tại các nước Trung Á hay khối thuộc Liên Xô cũ, chế độ độc tài quân sự tại Thái Lan và Myanmar hay các nước Châu Phi, chế độ đảng trị độc tài tại Việt Nam và Trung Quốc sẽ không còn đất sống. Thời đại của họ đã chấm dứt.

Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên sẽ phấn đấu để trở thành một lực lượng chính trị của dân tộc Việt Nam, chúng tôi sẽ cố gắng cùng với người dân Việt Nam mở ra một kỷ nguyên mới, một tương lai mới cho đất nước. Cùng nhau chúng ta sẽ viết lên một giấc mơ, một căn cước chung mà mọi người dân Việt Nam với 54 bản sắc khác nhau và mọi giai tầng xã hội trên khắp đất nước, đều có thể chia sẻ và tự hào. Chúng tôi luôn cố gắng để trở thành một đối lập có trách nhiệm và là một lực lượng chính trị có bản lĩnh và tầm nhìn.

Tập Hợp dân Chủ Đa Nguyên sẽ phấn đấu vì dân tộc Việt Nam, vì các giá trị tiến bộ, dân chủ đa nguyên trong bất cứ hoàn cảnh nào. Tuy nhiên đây sẽ là một chặng đường dài và gian khổ ngay cả khi thắng lợi của dân chủ đã đến rất gần. Chúng tôi cần sự đồng hành và mong muốn nhìn thấy sự nhập cuộc của trí thức, những người đấu tranh dân chủ Việt Nam. Nếu chúng ta đồng hành cùng nhau trong thời gian tới thì Việt Nam nhất định sẽ là một điểm sáng của dân chủ và là một nguồn cảm hứng để các nước láng giềng, anh em trong khu vực cùng hòa nhập vào làn sóng dân chủ tất yếu này.

Nguyễn Việt Anh (Rye Nguyễn)

(03/02/2021)

Published in Quan điểm