Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Qua việc bắt giữ 2 nhân vật nổi tiếng là nhà báo Huy Đức và luật sư Trần Đình Triển – hai con người dù có những ý kiến, bài viết phản biện sắc sảo trước mọi vấn đề của đất nước, xã hội, nhưng vẫn được xem như người trong hệ thống, phản biện để góp phần xây dựng đảng, xây dựng đất nước tốt đẹp hơn chứ không phải là người của "các tổ chức, thế lực thù địch" ; và việc "quản lý" sư Minh Tuệ – một người tu hành không quan tâm đến chính trị và vì vô tính mà trở thành nổi tiếng chứ không muốn thế, nhà nước cộng sản Việt Nam đã cho người dân trong nước và thế giới thấy rõ một điều :

Trước mắt, sẽ không có một sự khoan dung, đổi mới nào về chính trị cả. Tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo sẽ càng bị siết chặt, tình hình nhân quyền sẽ càng tệ hại đi ở Việt Nam.

doimoi1

Hình ảnh những tù nhân lương tâm nổi tiếng bị bắt và giam giữ tại Việt Nam. Ảnh : BDF

Thực tế cho thấy Việt Nam càng "mở cửa" làm ăn với thế giới, càng đa phương hóa trong chính sách ngoại giao thì đối nội càng gia tăng ngăn chặn, đàn áp mọi tiếng nói phản biện, mọi cá nhân, tổ chức có thể có ảnh hưởng với đám đông. Những năm gần đây tình hình càng tệ hơn. Nhà cầm quyền đã "bắt nguội, bắt vét, truy cùng diệt tận" cả những nhà bất đồng chính kiến, những nhà hoạt đã tạm ngừng hoạt động một thời gian vì những lý do cá nhân như bận việc gia đình, sức khỏe… như kỹ sư, blogger Nguyễn Lân Thắng, kỹ sư, nhà hoạt động Trần Bang, cựu admin của trang Facebook Nhật ký yêu nước Phan Tất Thành v.v… Không chỉ giới blogger, nhà báo, luật sư nhân quyền, mà cả những nhà hoạt động môi trưởng, những người ở trong hệ thống như ông Lưu Bình Nhưỡng (Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội), ông Nguyễn Văn Bình (Vụ trưởng Vụ pháp chế thuộc Bộ Lao động Thương binh Xã hội), ông Vũ Minh Tiến (Trưởng ban Pháp chế và Chính sách của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam)… Và mới đây nhất, như vừa nói, là nhà báo Huy Đức và luật sư Trần Đình Triển.

Tại sao lại như vậy ?

Có nhiều lý do để không gian tự do vốn đã vô cùng chật hẹp đối với người dân Việt Nam, nay càng bị siết chặt hơn. Ngoài nỗi ám ảnh thường trực của đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam về các "thế lực thù địch", về "diễn biến hòa bình", thì tình trạng bất ổn, khủng hoảng chính trị ở thượng tầng với những cuộc đấu đá, triệt hạ lẫn nhau vô cùng khốc liệt đã không còn che giấu được ai, là một lý do. Khi thượng tầng càng bất ổn, thì nhà cẩm quyền càng phải gia tăng đàn áp để giữ vững chế độ.

Thứ hai, yếu tố phe nhóm, địa phương trong những cuộc tranh giành quyền lực khiến không chỉ các doanh nghiệp "sân sau" thuộc về phe này, phe khác, mà cả những cá nhân vô tình được sự ủng hộ của một phe nào đó, cũng sẽ bị phe khác "ngứa mắt" triệt luôn. Và nếu theo cách lý giải đó thì nhà báo Huy Đức, suốt một thời gian dài được cho là ủng hộ ông Nguyễn Phú Trọng (cho tới hai bài viết mới nhất, chỉ trích cả ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, lẫn ông Tân Chủ tịch nước Tô Lâm) có thể bị ông Tô Lâm lệnh cho Bộ Công an bắt ; hoặc theo người khác thì cả hai ông Huy Đức và Trần Đình Triển đều gốc Hà Tĩnh, mà nội bộ "cung đình" thì có các cuộc đầu đá giữa phe Nghệ An-Hà Tĩnh với phe Hưng Yên, nên các ông bị vạ lây ? (Nhân tiện, không biết có quốc gia nào khác như Việt Nam hay Trung Quốc, mà yếu tố phe nhóm địa phương trong tranh giành quyền lực lại mạnh đến vậy ?).

Chúng ta không có câu trả lời chính xác. Như từ bao nhiêu năm nay vẫn vậy, Đảng cộng sản Việt Nam che giấu mọi thông tin từ nội trị cho tới ngoại giao, người dân chỉ có thể suy đoán mà thôi.

Nguyên nhân thứ ba khiến nhà cầm quyền Việt Nam ngày càng mạnh tay đàn áp, chà đạp nhân quyền là bởi vì không có sức ép nào đáng kể từ cả quốc tế cho tới công luận trong nước. Và chính vì vậy họ cứ ngang nhiên, công khai ngồi xổm lên luật pháp trong nước, luật pháp quốc tế.

Với những trí thức nổi tiếng như nhà báo Huy Đức, luật sư Trần Đình Triển, bắt họ có khi còn là để có những đầu mối dẫn đến người khác, chúng ta biết Huy Đức là người có quan hệ rộng, và trong suốt quá trình làm báo anh có rất nhiều tư liệu liên quan đến bao nhiêu người. Hay có khi chỉ là để chứng tỏ quyền lực mạnh đang lên của một cá nhân, một nhóm nào đó.

Dù không phải là bi quan nhưng với việc gán cho hai người tội danh "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo Điều 331 Bộ luật Hình sự, dự đoán là bản án sẽ không dưới 5 năm.

Chuyện nhà báo Huy Đức, luật sư Trần Đình Triển bị bắt là như vậy, còn chuyện sư Minh Tuệ, cũng không có gì lạ nếu nhìn lại chính sách đàn áp tôn giáo xuyên suốt bao nhiêu năm của Đảng cộng sản. Bất cứ một cá nhân, tổ chức nào muốn nằm bên ngoài hệ thống tôn giáo quốc doanh do nhà nước kiểm soát chặt chẽ thì đều không được phép, huống chi sư Minh Tuệ, dù chỉ xuất hiện trên mạng xã hội một tháng nay nhưng sức ảnh hưởng, lan tỏa lại mạnh mẽ không ngờ, khiến nhà cầm quyền phải dẹp ngay.

Trong một chế độ độc tài toàn trị như ở Việt Nam, tuyệt đối không có chỗ cho các đảng phái đối lập, những tiếng nói phản biện, hay bất cứ một thần tượng nào ngoài ông Hồ Chí Minh. Bất cứ ai có thể có ảnh hưởng tới đám đông là phải bị dập, bất cứ ai đứng ngoài hệ thống là không được phép. Đơn giản như vậy.

Nhưng đối với sư Minh Tuệ, có mấy điều khiến những chúng ta có thể tạm yên tâm :

Sư Minh Tuệ chỉ là một cá nhân tự tu tập, không thuộc về bất cứ tổ chức giáo hội nào, sư là người sinh ra và lớn lên dưới chế độ này, từng là bộ đội, công chức cán bộ của chế độ, sư không quan tâm đến chính trị, chuyện thế sự v.v… Hoàn toàn khác với những trường hơp như Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, hòa thượng Thích Quảng Độ, và những người thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất – một tổ chức Phật giáo được thành lập từ năm 1964 và không chấp nhận chịu sự kiểm soát của Đảng cộng sản Việt Nam. Các ngài như Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, hòa thượng Thích Quảng Độ, Thiền sư Lê Mạnh Thát là những người có kiến thức, trí tuệ cao vời về Phật học, triết học nhưng đồng thời cũng là những người rất hiểu rõ chế độ độc tài cộng sản là gì, và không bao giờ chấp nhận thỏa hiệp trước cường quyền, vì vậy đảng và nhà nước cộng sản phải tìm mọi cách để cô lập, kết án tù hàng chục năm, thậm chí họ từng kết án tử hình Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ và thiền sư Lê Mạnh Thát… Nhưng còn sư Minh Tuệ thì không quan tâm đến chính trị, có lẽ trước mắt nếu người dân không bu quanh, không đưa tin liên tục, không ngưỡng mộ quá mức mà chỉ chắp tay đứng bên đường chào khi sư đi qua thì có lẽ nhà cầm quyền sẽ để cho sư Minh Tuệ tiếp tục bộ hành dưới sự "quản lý" của họ, còn nếu lại có chuyện ồn ào vây quanh thì họ lại tách sư ra, đưa về lại một chỗ, hoặc sư lại phải "ẩn tu" (như tình hình mới nhất ngày 14/6) nhưng chuyện tù đày trước mắt chắc là không có.

Muôn vàn thủ đoạn, biện pháp để ngăn chặn, tiêu diệt

Gần tám thập niên cầm quyền ở miền Bắc và gần nửa thế kỷ độc quyền lãnh đạo trên toàn quốc, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam có muôn vàn biện pháp, thủ đoạn để ngăn chặn từ xa mọi mầm mống phản kháng, mọi khát khao thay đổi, mọi hình ảnh, biểu tượng, ảnh hưởng tốt đẹp có thể tạo ra sự liên tưởng, so sánh, đối chiếu với sự sai lầm, tổi dở của đảng và cái hệ thống nhà nước xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta đã thấy, bất cứ khi nào bắt một người có liên quan đến yếu tố chính trị thì nhà cầm quyền cô lập người đó suốt trong thời gian tạm giam cho đến khi ra tòa không cho tiếp xúc với bạn bè, người thân để bẻ gãy ý chí của người đó, tầm thường hóa, kể cả bôi nhọ, vu khống người bị bắt với những tội danh hình sự… Còn đối với các nhân vật tôn giáo thì cũng cô lập khỏi tín đồ, bình thường hóa, tầm thường hóa họ. Việc báo đài nhà nước liên tục nêu tục danh sư Minh Tuệ, nhắc đi nhắc lại việc sư không phải là một tu sĩ của bất cứ chùa nào, bắt sư lăn tay làm căn cước công dân…đều nằm trong thủ đoạn này. Nếu ai có xem cái video do công an Gia Lai đưa lên về việc sư Minh Tuệ đến nhận Căn cước công dân thì hiểu. Công an liên tục gọi tên công dân Lê Anh Tú, nhắc đến việc có Căn cước công dân thì có lợi ra sao, tức là nhằm giải thiêng, bình thường hóa, rằng đây chỉ là một công dân đi lang thang không có giấy tờ nay được nhà nước cấp giấy tờ cho. Cũng trong video đó, nét mặt sư Minh Tuệ không hề tỏ ra vui vẻ gì như công an nói, bởi vì với sư, một người đã từng có Chứng minh nhân dân, có công ăn việc làm, cha mẹ nhà cửa rộng rãi khang trang, nhưng đã bỏ hết để đi tu thì cần gì một cái thẻ Căn cước công dân nữa ?

Thậm chí có ý kiến bên dưới cái video được đưa lên mạng này cũng nói rằng "Ngài có lần nói "thế danh con bỏ rồi, không hỏi thế danh con nữa" !

Bên cạnh đó, báo chí nhà nước mấy ngày nay cũng liên tục có những đòn đáp trả dư luận trong ngoài nước về 2 vụ việc trên. Với trường hợp Huy Đức, báo quốc doanh nhấn mạnh ông từng là nhà báo nhưng đã bị cho thôi việc, không còn là nhà báo nữa, cũng giống như sư Minh Tuệ không phải là tu sĩ vì không thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Tất cả những điều này rất khôi hài và vô nghĩa, Bởi vì là một nhà báo hay không là dựa trên năng lực, kiến thức, nghiệp vụ của người đó, chất lượng của những bài báo người đó viết chứ không phải dựa trên việc có còn làm việc trong một tòa soạn, có thẻ nhà báo hay không ; biết bao nhiêu nhà báo có thẻ mà từ nặng lực, tay nghề, cho tới lương tâm nhà báo là vứt đi, như trường hợp cô phóng viên VTV đưa tin vụ Đồng Tâm theo quan điểm của nhà cầm quyền và làm 2 cái video lắp ghép, dối trá về sư Minh Tuệ bị dân mạng chỉ ra bao nhiêu sơ hở. Cũng như vậy có là tu sĩ, nhà sư hay không trong mắt phật tử là do phẩm hạnh, đạo đức, trí huệ của nhà sư đó chứ không phải là do thuộc về một tổ chức phật giáo hay không ; biết bao nhiêu người gọi là sư mà tham lam sân si trần tục, sống một cuộc sống phủ phê hưởng lạc, miệng rao giảng những lời nhảm nhí, góp phần làm băng hoại nền phật giáo Việt Nam, làm ngu dân người Việt Nam…Một vài nhân vật ma tăng này mấy hôm nay cũng liên tục lên tiếng chê bai sư Minh Tuệ, chỉ trích nặng nề truyền thông ngoài lề và mạng xã hội vì đã lật mặt họ là những giả sư như thế nào…

Bất chấp việc báo đài của nhà nước nói sư Minh Tuệ "tự nguyện" ẩn tu hoặc trong video clip của VTV nói rằng "khi đi hết các địa phương trên cả nước thì ông sẽ dừng chân ở một nơi nào đấy, hoặc khi nào thuận lợi vài năm mới đi một lần chứ không phải lúc nào cũng bộ hành…", sư Minh Tuệ không hề khẳng định sẽ ẩn tu. Bởi vì như sư đã từng nhiều lần nói ước nguyện của sư là được tiếp tục thực hành tu tập theo hạnh đầu đà, đi bộ hành khất thực từ nơi này sang nơi khác cho đến chết. Trả lời phỏng vấn báo Người Lao Động ngày 10/6, sư cho biết từ ngày 10/6 lại đi khất thực, vì nếu chỉ ngồi một chỗ nhận cơm nước do gia đình đem đến là không đúng với lối tu khắc khổ của hạnh đầu đà.

Một điều ai cũng thấy là sự xuất hiện của sư Minh Tuệ đã có những ảnh hưởng tích cực cho xã hội, giúp nhiều người dân nhận chân đâu là một vị chân tu, đâu là những ma tăng, thấy rõ hơn sự biến tướng, biến chất của Phật giáo Việt Nam khi bị chính trị hóa, thương mại hóa suốt một thời gian dài. Và cũng từ việc dư luận lên tiếng so sánh, chỉ trích mà "đại đức" Thích Nhuận Đức, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã bị cấm thuyết giảng dưới mọi hình thức trong một năm vì liên quan đến những video thuyết giảng bị cho là phản cảm ; "thượng tọa" Thích Chân Quang thì bị Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị thẩm tra và báo cáo về các phát ngôn, việc làm và thuyết giảng lan truyền trên mạng xã hội thời gian qua, vì bị cho là "không đúng với giáo lý, giáo luật, truyền thống văn hóa của Phật giáo và lịch sử của dân tộc Việt Nam ; sửa đổi giới cấm trong chứng điệp quy y Tam bảo của Phật giáo"… Rõ ràng là những nhân vật này hay như Thích Trúc Thái Minh, Thích Nhật Từ đều có những hành vi, lời nói không phù hợp với một người tu hành suốt một thời gian dài, nhưng chính nhờ sự xuất hiện của sư Minh Tuệ và phản ứng của dư luận mà Ban Tôn giáo chính phủ, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã phải làm những việc chấn chỉnh này.

Tuy nhiên, việc chấn chỉnh một vài nhà sư sẽ không thay đổi được gì, cũng như việc thanh lọc Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ không thể thực hiện được khi không có tự do tôn giáo, bản thân Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì từ lâu đã trở thành một tổ chức độc quyền về phật giáo, bị chính trị hóa, thương mại hóa thành ra lệch lạc, biến tướng, suy thoái như vậy.

Khủng hoảng chính trị, có hy vọng gì cho Việt Nam ?

Khi phải sống quá lâu trong một chế độ độc tài và không nhìn thấy lối thoát, nhiều người trong chúng ta có tâm lý hy vọng vào một sự thay đổi từ bên ngoài hoặc từ trên xuống. Nhớ lại giai đoạn trước đây với ông cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, từng có quan điểm cho rằng ông Dũng và phe ông Dũng có vẻ thân với phương Tây, con gái ông Nguyễn Tấn Dũng lại lấy con trai của một viên chức Việt Nam Cộng Hòa, trong khi phe ông Nguyễn Phú Trọng bị cho là thân Tàu. Vì vậy nên ủng hộ ông Dũng để khi ông ấy nắm được quyền lực, sẽ làm những cuộc cải cách, thay đổi. Kết cục như chúng ta thấy trong suốt thời gian ông Dũng làm Thủ tướng, Chính phủ của ông tuy có đưa Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, mở cửa thị trường nhưng lạm dụng quyền lực, tham nhũng nặng nề, đã tạo ra những tập đoàn kinh tế Nhà nước tham nhũng, làm ăn thất bại như Vinashin, Vinalines… để lại phía sau những khoản nợ công lớn, thâm hụt ngân sách ngày càng tăng, rồi đại dự án Bôxít Tây Nguyên lợi ít, hại nhiều, đã ngốn của Nhà nước những nguồn lực lớn v.v…

Khi ông Nguyễn Phú Trọng mới nhậm chức, cũng vô số lời khen ngợi, có những bài báo gọi ông Nguyễn Phú Trọng là kẻ sĩ Hà Nội, là người cộng sản cuối cùng, người "đốt lò" vĩ đại…và kêu gọi người dân ủng hộ công cuộc "đốt lò" chống tham nhũng của ông Trọng. Kết cục như thế nào ?

Tham nhũng càng hoành hành ở mức độ ngày càng lớn, trở thành những đại án, siêu đại án. Bản thân ông Trọng còn giữ chức vụ Trưởng Tiểu ban Nhân sự nhưng việc chọn người của ông đã chứng tỏ sự sai lầm khi hàng loạt quan chức lãnh đạo cấp cao do chính ông chọn lựa đều bị khui ra có tham nhũng, vi phạm pháp luật và phải từ chức. Rồi việc ông cứ lập đi lập lại yêu cầu về đạo đức cách mạng, dùng đức trị thay cho pháp trị càng không hiệu quả.

Bây giờ lại có những ý kiến về Tô Lâm như thể một người mạnh tay quét sạch các quan tham, rằng nếu ông Tô Lâm có quyền lực cao hơn, thậm chí có thể nhập cả hai chức vụ Tổng Bí thư và Chủ tịch nước làm một, thì có thể sẽ chuyển đổi từ mô hình độc tài cộng sản, độc tài tập thể thành độc tài cá nhân, nhà nước công an trị, hay thậm chí theo hướng dân chủ hóa ?

Thực tế Việt Nam cho thấy trong quá trình lâu dài tranh giành và bám giữ quyền lực, những người cộng sản không chỉ tiêu diệt các đảng phái đối lập, những người bất đồng chính kiến mà cũng tiêu diệt cả những người ưu tú có khuynh hướng cởi mở, tiến bộ trong đảng. Từ tướng Trần Độ, nhà ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch… trước kia cho tới mới đây Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng là một khuôn mặt sáng sủa, có trình độ… Rốt cuộc, những kẻ chiến thắng trong những cuộc tranh giành quyền lực này hoặc là những người theo chủ nghĩa Mác Lenin giáo điều – những người thuộc bên tuyên giáo, hoặc bên công an. Họ chỉ tập trung vào việc bảo vệ chế độ hơn là đi theo con đường dân chủ hóa. Mà cho dù có muốn, họ cũng không làm được. Không một ai trong số những quan chức lãnh đạo cao cấp hiện nay có đủ uy tín, tầm nhìn xa, kiến thức rộng, có lòng yêu nước thương dân, biết đặt quyền lợi của đất nước, dân tộc lên trên quyền lợi của đàng, của phe nhóm. Còn nếu trở thành độc tài cá nhân, công an trị thì chẳng có gì tốt đẹp hơn.

Vận mệnh Việt Nam vì vậy không thể trông chờ từ phương Tây, từ sự sụp đổ của Trung Cộng, từ sự nghĩ lại thay đổi của các quan chức lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam. Sức ép phải từ người dân. Mỗi người làm hết sức việc của mình. Cộng với thời cơ đến có khi bất ngờ.

Điều lạc quan, đáng hy vọng là người dân Việt Nam bây giờ nhờ có internet đã nhận được nhiều thông tin đa chiều hơn, họ không còn hoàn toàn tin vào những lời nói của đảng và nhà nước, họ cũng nhìn thấy hiên tình xã hội, đất nước, nạn tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo, sự bất công, không có tự do dân chủ ra sao. Người dân khát khao sự tử tế – từ một vị chân tu cho tới những quan chức trung thực ; khát khao được sống trong một xã hội văn minh, nhân bản, luật pháp công bằng, con người được tự do, được tham gia góp ý, phản biện những chính sách của nhà nước, được là người chủ thật sự của đất nước chứ không phải bị gạt ra ngoài lề chỉ đứng nhìn những tấn tuồng chèo trên sân khấu chịnh trị như lâu nay. Và khi cơ hội đến chắc chắn đa số người dân sẽ muốn biến sự khát khao ấy thành hiện thực.

Song Chi

Nguồn : RFA, 13/06/2024

Additional Info

  • Author Song Chi
Published in Quan điểm
jeudi, 13 juin 2019 23:25

Đổi mới chính trị ?

Sau Đại hội 6 (1986) bác sĩ Nguyễn Khắc Viện vô Sài Gòn "trú đông" và xuống Mỹ Tho chơi với tôi cả tuần lễ. Ông nói : Đại hội 6 chỉ mới được 50% ! Tôi hỏi vì sao ? Ông giải thích : Chỉ đổi mới về kinh tế mà không đổi mới về chính trị thì nền kinh tế đất nước sẽ do bọn mafia điều hành. 

doimoi0

Bây giờ thì đã nhãn tiền : Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì nền kinh tế ấy trong tay bọn mafia – được gọi bằng cái tên mỹ miều : Nhóm lợi ích !

Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không ? 

Các nhóm lợi ích tranh giành, xâu xé nền kinh tế của đất nước. Tham nhũng "nhìn đâu cũng thấy, sờ đâu cũng có" như chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thừa nhận. Vì thế, tại Hội nghị Trung ương 10 vừa qua, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu câu hỏi hắc búa cho các Uỷ viên Trung ương ngồi dưới hội trường : Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không ? 

Câu hỏi "động trời", quá nhạy cảm, quá nghiêm trọng với một đảng toàn trị… nên sau đó, ông Tổng bí thư lại "hạ nhiệt", và kết luận : Đổi mới chính trị là đổi mới hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy, nhân sự phương thức, lề lối làm việc. 

Đã đề cập đến "đổi mới chính trị" thì trước hết phải xét nội hàm của từ ngữ "chính trị" là gì, để từ đó biết cần phải làm gì và không lấn cấn, do dự trong nhận thức và sau đó là hành động quyết tâm đổi mới, đổi mới triệt để, đem lại phát triển và bền vững cho đất nước, hạnh phúc cho dân tộc, trong đó có hạnh phúc của người cộng sản…

Sách Từ điển Tiếng Việt trang 180 (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1988) định nghĩa chính trị như sau : Những hoạt động của một giai cấp, một chính đảng, một tập đoàn xã hội nhằm giành và duy trì quyền điều khiển bộ máy nhà nước. 

Sách Từ điển Petit Larousse của Pháp ở trang 797 định nghĩa politique (chính trị) như sau : Relatif au gouvernement d’un Etat : institution politique. Tạm dịch : Thuộc về quyền lực của một nhà nước là thể chế chính trị. 

Thiên hạ từ Đông sang Tây người ta chỉ định nghĩa từ chính trị (politique) một cách chung chung như thế. Vậy mà chính trị đã làm điên đảo xã hội loài người từ cổ xưa đến hôm nay, làm đổ biết bao máu, gây ra biết bao cuộc chém giết, chiến tranh… Và cho đến tận hôm nay, nó vẫn là sự ám ảnh, sự đối đầu bao trùm lên cuộc sống con người ở các châu lục. Nào hội nghị thượng đỉnh này, nào khối liên kết kia, v.v. và v.v.

Viết đến đây tôi bỗng nhớ đến đại văn hào của nước Pháp Alphonse Daudet (1840-1897), ông căm ghét chính trị đến tột cùng : "Ôi, chính trị, ta căm thù ngươi. Ta căm thù ngươi, bởi vì ngươi thô tục, bất công, gây hận thù, om sòm và ba hoa ; bởi vì ngươi là kẻ thù của nghệ thuật và lao động ; bởi vì ngươi là chiêu bài cho đủ điều ngu ngốc, cho mọi thứ tham vọng, và cho mọi chuyện lười nhác. Mù quáng và mê muội, ngươi chia rẽ những trái tim đôn hậu sinh ra để gắn kết với nhau, trái lại, ngươi gắn kết những con người hoàn toàn trái ngược với nhau. Ngươi là kẻ phá hoại ghê gớm lương tâm con người, ngươi tạo thói quen dối trá, mưu mẹo, và nhờ có ngươi, những con người tử tế trở thành bạn hữu của những phường ranh ma miễn sao chúng nằm cùng bè cánh".

Đáp lại những lời chỉ trích, phỉ nhổ dài dòng của văn hào Daudet về chính trị, thì nhà báo, nhà thơ, nhà chính trị nổi tiếng Pháp Charles Maurras (1868-1952), là bạn thân của con trai văn hào Daudet, đã tuyên bố đanh thép và nhanh như một tia chớp: Chính trị trên hết ! 

Vì sao người ta lại nói trái ngược hoàn toàn với nhau như thế về chính trị ? Đó là vì từ chính trị luôn đi liền với từ thể chế (institution). "Thể chế chính trị cũng có ba bảy hạng, cũng như người ba bảy đấng, vật ba bảy loài" (Phạm Quỳnh). Thể chế chính trị tốt đẹp, tiến bộ thì duy trì quyền điều khiển nhà nước một cách dân chủ, thượng tôn pháp luật, người dân được đối xử bình đẳng, đất nước phát triển bền vững. Thể chế chính trị bảo thủ, độc tài thì điều khiển bộ máy nhà nước bằng các thủ đoạn dối trá, đàn áp, chỉ phục vụ cho lợi ích các phe nhóm, chà đạp lên pháp luật và quyền con người, đất nước tan rã, đạo đức xã hội suy đồi…

Hãy lấy đất nước Triều Tiên làm ví dụ rõ rệt nhất, dễ nhận ra nhất. Thể chế độc tài cha truyền con nối ở miền Bắc thì cả thế giới xa lánh, cô lập, nhân dân đói khổ. Thể chế dân chủ, tổng thống phạm pháp cũng phải đứng trước vành móng ngựa thì một nửa đất nước phía Nam của Triều Tiên có tên là Hàn Quốc đang đứng thứ 9 trên bảng xếp hạng thế giới về phát triển mọi mặt kinh tế, xã hội. Venezuela cũng đang là một ví dụ nóng bỏng về thể chế chính trị. 

Với người làm chính trị (politicien) thì nhân loại tiến bộ cũng đã phân loại từ lâu rồi. Một tổng bí thư như ông Nông Đức Mạnh, do thể chế chính trị độc đảng sinh ra, đi đâu cũng hỏi "Trồng cây gì ? Nuôi con gì ?" thì người ta đã có tên gọi là một "anh hề chính trị" (polichinelle de la politique !). Một tổng thống láu tôm láu cá, nhỏ nhen và độc tài như Putin thì người ta gọi là "anh con buôn chính trị" (politicaillerie).

Ở Hội nghị trung ương 10 vừa qua, politicien Nguyễn Phú Trọng nêu câu hỏi mà hơn 30 năm trước bác sĩ Nguyễn Khắc Viện đã nêu vấn đề về đổi mới chính trị : Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không ? Sau đó, ông "chỉ cho là" : Đổi mới hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy, phương thức, lề lối làm việc. 

Như vậy, có thể hiểu là, ông chỉ yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị, chứ không đổi mới chế độ (thể chế) chính trị độc đảng, toàn trị đang cầm quyền.

Vậy hệ thống ấy là gì ? 

Các thành viên của Hội nghị trung ương 10 phải vắt óc ra mà tìm hiểu, mà bàn về yêu cầu đổi mới "hệ thống chính trị" của Tổng bí thư, cùng các nội dung khác như: tổ chức bộ máy, nhân sự, phương thức, lề lối làm việc (!). 

… Là một người quan sát ngoài đảng, tôi chăm chú nhìn những gương mặt các uỷ viên trung ương, thành viên Bộ Chính trị ngồi dưới hội trường mà… thất vọng ! Những gương mặt ăn chơi như Trần Tuấn Anh, những cái "đầu rỗng" mà tôi từng biết kia… thì làm sao trả lời được những vấn đề, những câu hỏi hóc búa mà Tổng bí thư đặt ra !

Có lẽ, trong lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam chưa có khúc quanh nào "gắt" bằng lúc này, kể cả thời chiến tranh máu lửa, thời bao cấp trước đó. 

Ông Tổng bí thư muốn đổi mới chính trị nhưng không muốn mất quyền cai trị độc tôn của Đảng cộng sản ở Việt Nam. Nên mới có những ngôn từ mập mờ "đổi mới hệ thống chính trị"… Người ta lại phải lật Từ điển Tiếng Việt để xem định nghĩa "hệ thống" là gì ?

Ở trang 456 của Từ điển Tiếng Việt, từ "hệ thống" được định nghĩa : "Tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ… Tập hợp những tư tưởng, quy tắc, nguyên tắc liên kết với nhau một cách logic, làm thành một thể thống nhất…". 

Vậy là ông Tổng bí thư muốn đổi mới cả "những tư tưởng, quy tắc, nguyên tắc liên kết với nhau một cách logic". Khó quá ! Chắc chắn các thành viên của Ban chấp hành trung ương gần 200 vị ngồi dưới hội trường… chịu thôi! Vì trí tuệ của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay không nằm trong Ban chấp hành trung ương, do cách đề cử và bầu bán ở các đại hội đảng trước đó. 

Trước đại hội đảng lần thứ 10, ông Võ Văn Kiệt đã viết trên báo Sài Gòn Giải Phóng (đại ý) như sau : Số phận của Đảng phải do đại hội quyết định, chứ không phải số phận của đại hội lại do Ban chấp hành trước quyết định!

Ý kiến của Võ Văn Kiệt là một đột phá mang tính cách mạng về tổ chức của đảng, vô cùng sáng suốt. Nhưng không ai nghe cả nên mới dẫn đến tình cảnh hôm nay. 

Nhưng Đảng cộng sản có 4 triệu đảng viên cơ mà ? Trí tuệ của đảng có thể đang nằm trong số các đảng viên đó. 

Thật bất ngờ, gần đây dư luận xã hội chú ý đến một bài viết, nói đúng hơn là một tham luận, một công trình nghiên cứu mang tiêu đề "Đại hội 13 của Đảng cộng sản Việt Nam: Đổi mới toàn diện để Việt Nam có thể trở thành một nước phát triển vào năm 2030" của Phó giáo sư, Tiến sĩ Vũ Trọng Khải. Tác giả nói rõ không phải là uỷ viên Ban chấp hành trung ương Đảng, nhưng "xin mạn phép góp vài lời". 

Bài của ông Vũ Trọng Khải vừa xuất hiện trên các trang mạng đã gây chú ý đặc biệt và có nhiều comment khen chê trái ngược nhau. Tác giả Vũ Trọng Khải đã trả lời hầu hết các câu hỏi đã được nêu ra của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một cách cụ thể và còn đưa ra các giải pháp về chính trị, kinh tế, giáo dục đào tạo rất cụ thể, có bài bản. 

Dù đảng có nghe "góp vài lời" của đảng viên Vũ Trọng Khải hay không là chuyện khác. Nhưng người đã nêu câu hỏi thì chắc chắn muốn nghe câu trả lời. Dù nghe xong bỏ ngoài tai, lại là chuyện khác !

Đừng có ai quên rằng, số phận của dân tộc này gắn với số phận của đảng. Và ngược lại, số phận của đảng cũng gắn với số phận của dân tộc này. Trên cỗ xe số phận đó, đảng đang là người cầm lái. Người cầm lái quyết định sẽ bẻ lái đi ra đường lớn của nhân loại hay lao thẳng xuống vực thẳm !

Và hiện nay cỗ xe đang vào khúc quanh "gắt" nhất. Hành khách trên cỗ xe số phận đó đang bàn tán, tranh cãi… để nhận đường. Nhưng chắc chắn không có ai muốn xe lao xuống vực (!). Cả hành khách trên xe và người lái xe chịu trách nhiệm chung về số phận của cỗ xe. 

Lịch sử bao giờ cũng công bằng và nghiêm khắc như thế! Và "Lịch sử thường đi những lối bất ngờ" (Tố Hữu) !

Lê Phú Khải

Nguồn : VNTB, 13/06/2019

Published in Diễn đàn

Gần đây có hai sự kiện đáng để chúng ta suy ngẫm :

  1. Thủ tướng Lý Hiển Long tuyên bố Hà Nội "xâm lược" và "chiếm đóng" Campuchia ; và

doimoi1

 Đại tá Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Từ Huấn được vinh thăng Phó Đề đố

Phép thử lòng tin chiến lược…

Ngày 15/11/2018, bế mạc Thượng đỉnh ASEAN thường niên tại Singapore, Thủ tướng Lý Hiển Long chia sẻ đã đến lúc ASEAN phải chọn giữa Mỹ-Trung.

ASEAN hình thành với 5 nước nhỏ vào năm 1967 nhằm chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản, Hà Nội chính là nỗi đe dọa của các nước này.

Chuyện tưởng chừng mọi người đều biết nhưng lời phát biểu của Thủ tướng Lý Hiển Long : Việt Nam "xâm lược" và "chiếm đóng" Campuchia, đụng phản ứng dữ dội của phía Hà Nội.

Điều này cho thấy Hà Nội đã hòa hợp trở thành một thành viên ASEAN, nhưng chưa muốn nhìn nhận và hòa giải với quá khứ lịch sử.

Như thế sự đoàn kết ASEAN khó có thể được duy trì khi phải chọn giữa Mỹ-Trung, chuyện đối đầu hay phong tỏa lẫn nhau sẽ dễ dàng xảy ra.

Như một phép thử lòng tin, Thủ tướng Lý Hiển Long một chính trị gia lão luyện, nhìn xa trông rộng, mới 3 lần nhắc thẳng chuyện cũ, đáng buồn Hà Nội chưa nhận ra vấn đề.

Năm 2013, cũng tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, báo chí ca ngợi cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng về bài phát biểu xây dựng "lòng tin chiến lược" trong Khối ASEAN.

Nhưng thực tế cho thấy Hà Nội chưa hòa giải, chưa chấp nhận sự thật để tạo niềm tin với các quốc gia khác, chiến lược như vậy chỉ là lời nói đầu môi.

Hà Nội sa bẫy và sa lầy…

Phản ứng của phía Hà Nội còn cho thấy họ chưa học được bài học đã sa vào bẫy của Trung Quốc và sa lầy tại Campuchia.

Thời nội chiến Bắc Nam, Hà Nội cũng đã từng đu dây giữa hai nước đàn anh Liên Xô và Trung Quốc, nhưng cuối cùng phải phụ thuộc vào Nga.

Có bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã gởi hằng chục ngàn cố vấn sang Campuchia trong thời gian 1975-79 để đối đầu với Việt Nam. Họ tham mưu Khmer đỏ quấy rối biên giới Việt Nam và cố vấn cho Khmer đỏ rút quân về biên giới Thái Lan để Việt Nam sa vào bẫy và sa lầy tại Campuchia.

Nhiều quốc gia cấm giao thương với Việt Nam và cô lập Việt Nam. Liên Hiệp Quốc liên tục làm áp lực để Hà Nội rút quân.

10 năm dân Việt phải gánh chịu khó khăn phục vụ chiến tranh. Thanh niên thiếu nữ Việt phải ra chiến trường làm nghĩa vụ quốc tế và nhiều người đã chết hay bị thương trên đất Campuchia, Lào và cả ở Thái Lan.

Khi Khối Cộng sản Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, Hà Nội lại quay về với Bắc Kinh ký kết Hiệp ước Thành Đô 1990, rút quân khỏi Campuchia và chịu ảnh hưởng của Trung Quốc từ đó đến nay.

Quan điểm Việt Nam "xâm lược" và "chiếm đóng" Campuchia được hình thành từ thực tế và đã trở thành một quá khứ lịch sử.

Hà Nội dễ dàng mang quân chiếm lãnh thổ Campuchia nhưng không lấy được lòng dân.

Đa số dân Campuchia xem Việt Nam là đội quân "xâm lược" với tham vọng bá chủ Đông Dương, hằng triệu người Campuchia phải bỏ nước ra đi.

Hà Nội cũng đã thống nhất Bắc-Nam, nhưng sau 44 năm cai trị vẫn chưa thống nhất được lòng dân, hòa hợp nhưng không hòa giải.

Hà Nội theo Mỹ ?

Việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tay giương cao cờ Mỹ ngay giữa thủ đô Hà Nội, việc các phái đoàn Mỹ-Việt liên tục viếng thăm nhau, việc Mỹ viện trợ cho Hà Nội, bán vũ khí và mở rộng giao thương cũng chỉ là những dấu hiệu hòa hợp hay hợp tác.

Còn hòa giải lịch sử và hòa giải ý thức hệ tự do và cộng sản vẫn chưa được tiến hành.

Mỹ vẫn công khai xem Việt Nam là một quốc gia cộng sản, đàn áp tự do nhân quyền, một quốc gia phi thị trường phụ thuộc vào Trung Quốc.

Chiến tranh nếu xảy ra và giả sử Hà Nội có đứng về phía Hoa Kỳ, Việt Nam lại một lần nữa bị động, sụp bẫy, sa lầy để trở thành bãi chiến trường như đã xảy ra trong chiến tranh lạnh Mỹ-Tàu-Nga trước đây.

Quá khứ đau thương…

Vào Tết Mậu Thân 1968, Chuẩn tướng Tư lệnh Cảnh sát Quốc gia Nguyễn Ngọc Loan dùng súng ngắn bắn vào đầu một tù binh cộng sản mặc thường phục hai tay đang bị trói.

Cuộc xử tử tù binh Bảy Lốp nhanh chóng được nhiếp ảnh gia Eddie Adams chụp lại và hình ảnh được phổ biến cho thấy sự tàn khốc chiến tranh Việt Nam.

Hình xử tử tù binh Bảy Lốp được phe cộng sản và phản chiến sử dụng gây phẫn nộ dư luận và dẫn đến chiến thắng của cộng sản Bắc Việt 30/4/1975.

Nhưng ít ai biết chính tù binh Bảy Lốp,Nguyễn Văn Lém, trước đó vài giờ đã xử tử cả gia đình Trung tá thiết giáp Nguyễn Tuấn vì ông từ chối không cộng tác với cộng sản.

Ông Tuấn bị chặt đầu, vợ ông bà Từ Thị Như Tùng và sáu người con bị bắn bằng tiểu liên, nhỏ nhất mới 2 tuổi, chỉ một bé trai lên 6 tuổi may mắn được cứu sống.

Trong lễ kỷ niệm 55 năm ngày Đồng minh tham chiến tại Việt Nam, Đại tá Hải quân Nguyễn Từ Huấn xác nhận ông chính là cậu bé 6 tuổi được cứu sống trong khi toàn thể gia đình bị cộng sản xử tử.

Ông Huấn cho biết gia nhập Quân đội Hoa Kỳ để theo con đường cha cố Đại tá Nguyễn Tuấn, tiếp tục góp phần cho một Việt Nam tự do.

Ông cho biết chính nhờ công của các chiến binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mà cộng sản đã bị ngăn chặn ở Việt Nam và bị giải thể tại Đông Âu và Liên Xô.

Ngày nay cộng sản chỉ còn tồn tại vài nơi và ông tin ngày chiến thắng đã cận kề.

Như vậy hậu duệ Việt Nam Cộng Hòa có được 4 vị tướng hiện dịch trong Quân Lực Hoa Kỳ.

Cùng lúc là tin chuẩn tướng Lục Quân Lập Thể Flora được đề cử thăng cấp thiếu tướng.

Với người Việt Nam Cộng Hòa thì 30/4/1975 là ngày miền Bắc xâm chiếm miền Nam. Hà Nội đã thống nhất Bắc-Nam, nhưng chưa hòa giải, chưa thống nhất được lòng dân.

Trên 2 triệu người bỏ nước ra đi, ½ triệu người chết trên đường tìm tự do là phản kháng tiêu biểu nhất của người dân.

Người Việt hải ngoại nay đã hội nhập vào và đã có khả năng ảnh hưởng đến chính trị các quốc gia tự do. Ở Mỹ đã có dân biểu trong Quốc Hội cả liên bang lẫn tiểu bang.

Tổng thu nhập GDP của người Việt hải ngoại ước tính hơn cả GDP của toàn Khối ASEAN, chưa kể đến khối tài sản mà họ tư hữu.

Nhiều người có trình độ khoa học kỹ thuật, chuyên môn cao, có kinh nghiệm làm việc ở các quốc gia tân tiến và có tấm lòng mong ước ngày Việt Nam tự do để góp phần phục hưng đất nước.

Miền Nam mến yêu…

Miền Nam trước đây là miền đất tự do dân chủ, chính sách cải cách ruộng đất đã hoàn tất, quyền tư hữu ruộng vườn đã thuộc về nông dân.

Sau 30/4/1975, người miền Nam trở thành người bị trị, quyền tự do ứng cử và bầu cử bị tước đoạt, tài sản, nhà cửa, đất đai, ruộng vườn bị chiếm đoạt.

Miền Tây vựa lúa miền Nam, giàu có biết bao, ngày nay dân không đủ sống phải tha hương cầu thực…

Đổi mới chính trị để hòa giải dân tộc…

Sức mạnh của một quốc gia dựa trên lòng dân đồng thuận.

Sự đồng thuận chỉ có thể có khi tiếng nói mọi công dân được tôn trọng và chỗ đứng mọi người đều ngang nhau, một xã hội tự do, dân chủ, thượng tôn luật pháp.

44 năm đã quá đủ để chứng minh chế độ cộng sản chọn sai đường không mang lại đồng thuận dân tộc.

Tham nhũng cường hào ác bá tràn ngập khắp nơi.

Dân nghèo khó, quan chức giàu có, đất nước kiệt quệ.

Đã đến lúc Hà Nội phải trao trả các quyền tự do cho dân, trả lại tư hữu ruộng đất cho dân, chuyển đổi từ một thể chế cộng sản sang một thể chế tự do, dân chủ.

Thay đổi thể chế chính trị, Hà Nội cũng chứng tỏ đã hòa giải với khuynh hướng cải cách ngay trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.

Chính Ủy viên Bộ Chính Trị đảng Cộng sản ông Trần Xuân Bách vào năm 1989 đã cố vấn cho Bộ Chính Trị như sau :

"Có nước tự cho mình không cần đổi mới, đã bị bục vỡ.

"Có nước coi đổi mới kinh tế phải làm nhanh, còn đổi mới chính trị thì chầm chậm cũng bục chuyện.

"Có nước chỉ đổi mới kinh tế, không đổi mới chính trị, đã bục to.

"Có nước làm cả hai, nhưng không nhịp nhàng, gặp khó khăn.

"Hai lãnh vực này phải nhịp nhàng, không chân trước chân sau, không tấp tểnh đi một chân."

Đổi mới kinh tế như hòa hợp, còn đổi mới chính trị chính là hòa giải

Lẽ ra đổi mới chính trị phải làm trước, người dân phải được quyền quyết định con đường phát triển và quyền giám sát việc nhà nước quản trị quốc gia.

Đến nay hòa giải vẫn chưa được tiến hành, đổi mới chính trị vẫn bị đình trệ.

Ông Trần Xuân Bách từng là Phó Chính ủy Bộ chỉ huy tối cao cuộc tấn công vào Campuchia và sau đó làm trưởng Ban B68 chỉ huy bộ máy hành chính của Campuchia nên chắc đã hiểu rõ những thảm bại của dân tộc trong cuộc chiến tại Campuchia.

Trước đe dọa bành trướng và chiến tranh của Bắc Kinh, việc cải cách chính trị, hòa giải và tìm đồng thuận dân tộc là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng.

Chưa quá trễ để đảng Cộng sản thay đổi thể chế, giảm thiểu đau thương và thiệt hại cho dân tộc.

Melbourne, Úc Đại Lợi, 13/06/2019

Nguyễn Quang Duy

Mời xem lời phát biểu của Đại tá Hải quân Hoa Kỳ Nguyễn Từ Huấn :

https://www.facebook.com/chieutim001/videos/10156520065941242/UzpfSTEyODEwMjczMjE6MTAyMTk4ODQwNjM3MTM1OTI/

Published in Diễn đàn

Sự hin din ca hai chuyên đ "dân s" và "chăm sóc sc khe nhân dân" trong ngh trình Hi nghị trung ương 6 có th cho thy quyết tâm ln không khí "chng tham nhũng" ti kỳ hp kéo dài c tun l này b pha loãng đến thế nào.

npt2

Ông Nguyễn Phú Trọng "chùn tay" tại Hội nghị trung ương 6 ?

Đinh La Thăng "tạm thoát" ?

Sát thời đim khai mc Hi ngh trung ương 6 vào ngày 4/10/2017, không có mt thông tin chính thc nào v "h Đinh La Thăng", trong khi nhân vt được "nht chung quyn lc vào lng" cùng vi ông Thăng là Nguyn Văn Bình - y viên b chính tr, Trưởng ban Kinh tế trung ương - còn được dn đu mt phái đoàn sang Cng hòa liên bang Nga vi mc đích và ni dung làm vic rt mông lung.

npt1

Đinh La Thăng có th được xem là "tm thoát".

Thay cho những cái tên Đinh La Thăng và Nguyn Văn Bình, có v chiến dch nhm to ra mt s đo ln ln v nhân s cp cao ca Tổng bí thư Nguyn Phú Trng ch gói gn cái tên nh bé : Nguyn Xuân Anh, Bí thư thành y Đà Nng.

Đinh La Thăng, cũng bởi thế, có th được xem là "tm thoát".

Những chi tiết có th to ra n tượng là ch trước Hi ngh trung ương 6 vài tun l, nhân vt này đã bị mt cp nào đó bt đèn xanh đ lut sư ca Nguyn Xuân Sơn - người va lãnh án t hình trong v án Hà Văn Thm ca Ngân hàng Đi Dương - tung ra mt văn bn chng minh rõ s ch đo ca Đinh La Thăng khi còn là Ch tch Hi đng thành viên Tp đoàn Dầu khí quc gia (PViệt Nam) v yêu cu các đơn v thành viên m tài khon và giao dch vi ngân hàng Đi Dương.

Kết thúc phiên tòa x Hà Văn Thm, Hi đng xét x còn đ ngh cơ quan điu tra làm rõ trách nhim ca người ch đo gi 800 t đng ca PViệt Nam vào Ngân hàng Đại Dương đ sau đó s tin này hoàn toàn biến mt. Báo chí nhà nước đã n ào đưa tin v v vic này, thm chí mt s t báo đã bt đu đng chm đến cái tên Đinh La Thăng theo quan đim được bt đèn xanh v "không có vùng cm".

"Không có Đinh La Thăng" tại Hi ngh trung ương 6 li có th khiến Huy Đc - mt blogger và là người tung ra nhiu nht các bài viết công kích, lên án nhng du hiu tham nhũng ca ông Thăng - rt không tha mãn khi cho ti gi Đinh La Thăng vn chưa b cơ quan cnh sát điều tra thuc B Công an khi t.

Còn ông Nguyễn Phú Trng đang tính toán gì vi trường hp Đinh La Thăng ? Phi chăng ông Trng mun "đ dành" Đinh La Thăng cho sau này, cho Hi ngh trung ương 7 ?

Hay Tổng bí thư Trng không đ lc đ "x" Đinh La Thăng, dù ông Trọng đã thành công khá trn vn trong chiến dch "đy" Đinh La Thăng khi B Chính tr ti Hi ngh trung ương 5 vào tháng 5/2017 ?

Khối đi th không ngang tm

Giả thiết "không đ lc" là có th có cơ s. T đu năm 2017 đến nay, và đc bit t sau vụ "bt cóc Trnh Xuân Thanh", v thế chính tr ca Nguyn Phú Trng có th được xem là không còn đi th ngang tm, cũng như hàng lot v bt b gii đi gia ngân hàng và du khí được đy mnh hơn hn thi gian trước khi "Thanh v". Tuy thế, thái đ chm chạp truyn thng ca các cơ quan thanh tra và điu tra vn có th là mt rào cn ln đi vi nhng ch đo ca tng bí thư trong các v án đã được "quy hoch", dù ông Trng đã có thâm niên đến mt năm tri trong Thường v đng y công an trung ương, tính từ thi đim tháng 10/2016. Đơn c như v "MobiFone mua AVG" mà cho ti nay, bt chp ch đo ca ông Trng, bn kết lun thanh tra ca Thanh tra chính ph vn chưa được công b.

Nhưng nhng đi th chính tr hin thi ca ông Trng - tuy không ngang tm nng li chiếm s đông - chc chn đã không th b qua v vic bit ph ca giám đc S Tài nguyên môi trường Yên Bái là Phm S Quý, khi cho ti nay cũng chưa được Thanh tra chính ph công b kết lun, cho dù v vic này gây phn n ln trong c nước.

Cũng còn những cái tên khác như Võ Kim C - cu bí thư Hà Tĩnh và là mt trong nhng "ti phm" tiếp tay cho nhà máy Formosa gây ra nn ô nhim khng khiếp đi vi bin 4 tnh min Trung, và Nguyn Th Kim Tiến - nhân vt có bit danh "Kim Tiêm" mà t năm 2014 đến nay, đc bit vi v dính líu trách nhim đ cho Công ty Pharma nhp thuc ung thư gi mà đã gây oán thán ln phn n ghê gm t dư lun xã hi. C hai cái tên này đu chưa b h hn gì. Còn trên phương din ni b, hu qu tai hi đi vi Tng bí thư Trng là nhiu dư lun cho rng s dĩ nhng v vic Phm S Quý, Võ Kim C, Nguyn Th Kim Tiến vn còn trong vòng an toàn là do được tng bí thư "bo bc".

Có thể, s châm chích ca các đi th chính tr không ngang tm v nhng v vic trên đã khiến ông Trọng chùn tay trước Đinh La Thăng.

Điều được gi là "thành công" ca ông Trng ti Hi ngh trung ương 6 cũng bi thế không hn trn vn là "ra mt cho Hi ngh 6".

"Rửa mt" không trn vn

Cách đây đúng 5 năm, cũng vào tháng Mười năm 2012, đã din ra một hi ngh trung ương cũng vi s th t là 6 - mt rn v công khai đu tiên trong ni b đng cm quyn Vit Nam. Ti hi ngh đó, liên minh Nguyn Phú Trng- Trương Tn Sang nhm k lut "đng chí X" rt cuc đã b đến 2/3 Ban chp hành trung ương phủ quyết. Cũng ti hi ngh trung ương đó, ln đu tiên ông Trng không cm ni nước mt khi đc bài phát biu bế mc hi ngh. Ni đau quá ln…

Năm năm sau, Nguyễn Phú Trng phn nào h hê, bt đu t v cu b trưởng công thương Vũ Huy Hoàng : cách chc như thế đã đ đau chưa ?

2017 có thể được xem là năm "thng li ln 2" ca Nguyn Phú Trng, sau "thng li ln 1" ti đi hi 12 vào đu năm 2016 khi ông Trng đt được kỳ tích "bt c ai tr Dũng".

Nếu Hi ngh trung ương 5 vào năm 2017 mang du n loi được Đinh La Thăng - người được đn đoán "thân" vi Nguyn Tn Dũng, thì Hi ngh trung ương 6 cùng năm cũng cho ra rìa mt y viên trung ương là Nguyn Xuân Anh - người được đn đoán là "thân" vi Trn Đi Quang - Ch tch nước.

Sau những "thành tích" đó, còn lại là "đi mi chính tr" ca Hi ngh trung ương 6.

Có thể cho rng đây là ln đu tiên Tng bí thư Trng không còn quá e dè khi đ cp đến cm ti mi chính tr", trong khi nhng năm trước ông ch thp thoáng nói vi mi".

Nhưng li hoàn toàn không rõ nghĩa của "đi mi chính tr" là thế nào - tương t cm t lê thê "hoàn hin th chế kinh tế th trường xã hi ch nghĩa" ca ông Trng mà chng làm cho ai hiu ra sao.

"Đổi mi chính tr" Hi ngh trung ương 6 còn xa mi mi tiếp cn được "đi mi ln 1" ca c tng bí thư Nguyn Văn Linh ba chc năm v trước, cho dù "đi mi ln 1" rt cuc cũng ch "dit rui".

Trong thực tế, Hi ngh trung ương 6, ngoài nhng vài chuyên đ "làm màu" như dân s và chăm sóc sc khe nhân dân, ch còn bàn đến việc "tinh gn b máy đng" và "tinh gin biên chế", đt ra mc tiêu cc kỳ khó khăn là làm sao gim được 10% trong tng s 2,5 triu công chc viên chc nhà nước, k c phi tính toán b ban 3 ch đo "Ba Tây" - Tây Bc, Tây Nguyên và Tây Nam B

Nguồn cơn ln nht vn là nguy cơ rng rut và cn kit ngân sách. Ăn cho lm mà làm ít hoc chng làm gì thì đến núi cũng l.

Nhưng Vit Nam li là đnh lut bù tr thu nhp và tài sn. Ngân sách và dân sinh cn kit và khn qun là thế, nhưng hàng núi tài sản vn dch chuyn sang gii quan chc và cht cao ngút tri.

Cho tới nay, không có bt kỳ phn hi nào t chính Nguyn Phú Trng v căn bnh kinh niên "ch phát hin 5 trường hp k khai không trung thc trong s hơn mt triu công chc kê khai tài sn". Cũng chng còn thy ai nhc đến ch trương "kim tra tài sn 1000 cán b" ca ông Trng trong Hi ngh trung ương 6 kỳ này…

Cuối cùng là cuc chiến ni b. Có th xem Hi ngh trung ương 6 là cuc hp m màn chính thc cho chiến dch "nht th hóa" cùng những xáo trn chưa tng có v nhân s đu tnh và k c nhân s "t tr" trong ít nht 2 năm ti.

Chiến dch trên được h tr đc lc bi mt quy đnh v "luân chuyn cán b" do Tng bí thư Nguyn Phú Trng ký ban hành vào ngày 7/10/2017, mà theo đó có thể được người đi hiu như "không làm được vic thì luân chuyn", "không chu đi thì luân chuyn", "không ăn cánh cũng đương nhiên b luân chuyn".

Phạm Chí Dũng

Nguồn : VOA, 12/10/2017

Published in Diễn đàn