Kiểm điểm lại những chặng đường đã qua nhân dịp kỷ niệm 45 năm người Việt hải ngoại
Những hình ảnh dưới đây tóm lược một phần lịch sử của người Việt ở hải ngoại mà các tổ chức cựu quân nhân có ảnh hưởng lớn trong sinh hoạt công đồng Việt ở khắp nơi.
Nhìn về quá khứ để rút kinh nghiệm cho tương lai. Ảo tưởng đưa đến sai lầm. Chỉ có sự sáng suốt mới giúp chúng ta đi đúng hướng.
Kết luận là quyền của mỗi người. Nhưng theo nhận xét của tôi lịch sử của người Việt xa quê hương buồn nhiều hơn vui. Một vài sĩ quan được thăng cấp, một số ông tướng mới ra đời sau 1975 là những màn hài kịch cười ra nước mắt.
Phục hồi Hiệp Định Paris 1973 để tái lập Việt Nam Cộng Hòa và rồi đòi Trung Quốc trả lại Hoàng Sa và Trường Sa là một chuyện hoang tưởng. Không ít người Viêt mắc bệnh này như các ông Lâm Chấn Thọ, Lê Trọng Quát, Trần Thanh Hiệp, Lý Tòng Bá, Nguyễn Văn Chức (cựu thiếu tướng), Nguyễn Ngọc Bích, Hồ Văn Sinh, Phan Văn Song và nhóm Việt Thức của Lưu Nguyễn Đạt … Rất tiếc họ có ăn học mà không biết cách phòng ngừa bệnh hoang tưởng.
Cho tới nay hải ngoại có tới sáu chính phủ lưu vong : Đào Minh Quân, Nguyễn Hữu Chánh - Nguyễn Khánh, Nguyễn Bá Cẩn - Nguyễn Văn Chức, Nguyễn Ngọc Bích - Hồ Văn Sinh, Lê Trọng Quát và Trần Dần. Một phường bát nháo. Quốc tế không biết ủng hộ ai. Khi Trump đánh Việt cộng sập, dân không biết chọn ai.
Ông Trần Quang Khôi có thể là một tướng thiết giáp giỏi, về lãnh vực này tôi xin miễn bàn vì không là nghề của tôi, nhưng khi ông tuyên bố Tổng thống Trump là vụ cứu tinh của Việt Nam, sẽ đánh sập Tầu cộng và Việt cộng chứng tỏ ông là một người khá ấu trĩ về chính trị.
Chiến tranh thương mại làm cho kinh tế của cả hai quốc gia Trung Quốc và Hoa Kỳ khốn đốn. Khu vực nông nghiệp của Hoa Kỳ sập tiệm. Khu vực kỹ nghệ của Hoa Kỳ rơi vào tình trạng co cụm. Người tiêu thụ Mỹ phải trả hầu hết thuế nhập cảng hàng Trung Quốc chứ không phải các công ty Trung Quốc. Chính ông Trump là người muốn tìm lối thoát ra khỏi bế tắc của cuộc chiến thương mại với Trung Quốc bằng giải pháp "giai đoạn I". Hi vọng ông Trần Quang Khôi chỉ cần sống thêm vài năm nữa để chính mắt ông nhìn thấy kết quả.
Đại tướng Douglas MacArthur từng nới "Người lính già không bao giờ chết. Họ chỉ phai mờ dần". Trong số những người lính này, nhiều người đã vĩnh viễn ra đi, chỉ còn lại hai người chính còn sống là ông Võ Đại Tôn và ông Trần Quang Khôi. Chúng ta không biết những nhân vật này có cơ may nhìn thấy thành quả hay nhận biết thất bại của họ hay không. Nhưng lịch sử sẽ phê phán họ.
Nguyễn Quốc Khải
(23/02/2020)