Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Tư liệu

15/09/2020

Tạo Luận 4 : Diễn luận

Lê Hữu Khóa

Diễn luận

tao1

Diễn luận đưa lý luận ra khỏi nẻo ngựa quen đường cũ, diễn luận đưa lập luận ra xa chốn ta về ta tắm ao ta ; diễn luận đưa giải luận ra ngoài cõi chợ ngày, cơm bữa để được nhìn rộng hơn, thấy xa hơn, thấu sâu hơn mọi sự kiện để nắm sự cố mà gầy dựng lại sự luận.

tao3

Luận thuyết về sự thật

Platon, mang tới cho chúng ta một định nghĩa : sự thật là sự định hình của chân lý, rồi nó trở thành bất di bất dịch, nó sẽ không thay đổi, sẽ không chuyển hóa, để được mọi người nhận như một giá trị vừa hiển nhiên, vừa vĩnh hằng.

Augustin, đề nghị định nghĩa : sự thật được tìm ra bởi thiện ý như là một ý chí muốn nhập nội vào sự thật để hiểu tới nơi tới chốn sự thật. Tại đây, khi ý chí dựa vào thiện ý đã trở thành ý lực thì ý lực này chính là thể lực của niềm tin, và cái tin này cũng là bước đầu của trí tuệ, giúp ta khởi hành trên lộ trình đi tìm ra cái lý để hiểu cái thật. Cả hai cái tin, cái lý sẽ tìm ra cái thật, nơi mà cái tin chọn cái lý để tạo nền tảng để đón cái thật được tới.

Descartes, một triết gia lấy thượng nguồn là duy lý để đi tìm cái đang ẩn sâu trong cái lý, khi ông xem sự thật khi được tung ra như một loại ánh sáng có sức sáng vô song tới để khai phá ý chí của con người muốn biết tận gốc rễ của cái thật. Chính độ sáng mãnh liệt này làm ngời cái thật được hiện hữu tròn đầy rồi hiện hình trọn vẹn giữa nhân sinh. Pascal, một nhà toán học lỗi lạc, nhưng cũng biết gởi niềm tin mình vào thượng đế, lại chọn một con đường khác khi ông đề nghị ta phân tích sự thật như một nghệ thuật sống mà con người biết tự thuyết phục mình trước cái hiển nhiên vì nó rõ ràng trong tuyệt đối, đó chính là sự thật. Mà muốn tới sự thật này thì phải biết yêu cái thật để thấu cái thật. Ông chắc chắn một điều là cái yêu đi tìm cái thật làm nên cái biết, cái hiểu về cái thật.

Kant, có niềm tin sâu sắc về thượng đế đã chế tác ra muôn loài, nhưng cũng chính triết gia này lại đề nghị là không có niềm tin nào vô điều kiện cả, ông khuyên ta hãy đến với sự thật với sự thành thật học để hiểu. Khi ta có thiện chí để học, có công cụ của tri thức đúng để tìm ra kiến thức mới và đúng về sự thật, thì sẽ hiểu mọi điều kiện cần thiết để nhìn, để thấy, để nhận và để hiểu ra sự thật.

Flaubert, phân tích sự thật của con người qua vụ lợi để bảo vệ tư lợi của mình, nên sự thật trong xã hội xuất hiện với sự xung đột về quyền lợi, nơi mà mỗi tư lợi bám vào chỗ đứng của nó, cùng lúc muốn lớn ra và đe dọa các tư lợi khác. Đã giàu rồi thì muốn giàu hơn, đứng núi này trông núi nọ cao hơn, và nói theo cách của Flaubert : quyền lực này không thể yêu quyền lực kia, chúng sinh hoạt trong xã hội để vô hiệu nhau, và nếu có điều kiện là chúng hủy diệt nhau, mọi thỏa thuận về quyền lợi đều tạm thời, mọi liên minh về quyền lực đều chóng chày, thay đổi liên hồi như nắng sớm mưa chiều.

Husserl, cha đẻ của hiện tượng luận đưa ra luận thuyết sự liên đới của các chủ quan để cùng công nhận là cái biết đã mở cửa cho cái thật xuất hiện, để sự thật tới như một chân lý có rễ sâu, gốc chắc mà không ai bứng được. Để cụ thể hóa luận thuyết này, ông khẳng định là : sự thật đã có từ lâu, đã có sẵn, đã có trước câu hỏi sự thật là gì ? Chính cái biết là chìa khóa để mở ra không gian của sự thật để cái thật được nhập nội vào cái biết.

Heidegger, môn sinh của Husserl và là triết gia sắc nhọn nhất về các lý luận hiện tượng học, khi ông tin rằng luôn có một bản thể nội tại giúp ta nhận ra sự thật, khi chủ thể muốn tìm ra sự thật, thì chủ thể phải là chủ thể mở : mở để sống, mở để nhận, mở để biết, mở để đón sự thật, để được sống thật, sống đúng, với hai bản thể : bản thể của chủ thể song hành cùng bản thể của sự thật. Tại sao lại dùng cụm từ bản thể ? Vì bản thể bên trong không phải là sự giới thiệu tên tuổi bên ngoài, tức là gặp sự vật rồi đặt tên cho sự vật đó, mà không biết nội chất và sự vận hành của sự vật này.

Char, là thi sĩ hàng đầu của thi ca Pháp trong thế kỷ XX, mà cũng là bạn tri thức tâm giao của Heidegger, có tặng cho triết gia này một bài thơ khi ông ví sự thật như diễn biến linh hoạt của mùa thu, đã vượt hạ để chuyển mình mà vào đông : "Mùa thu sao luôn nhanh hơn cái cào đất của người làm vườn", chỉ vì trí tuệ của con người thường chậm hơn sự vận hành của thiên nhiên đang trùm phủ lên nó.

Foucault, khi nối các định đề của triết học với các thực trạng của xã hội mà con người đang sống, thì đứa con tin yêu của triết học cận đại và xã hội học đương đại này đã đặt sự thật vào giữa tri thức quyền lực. Như vậy, sự thật luôn bị chi phối bởi hai cực này, ông tin là sự thật không vô tư và không vô điều kiện, vì cả hai tri thức và quyền lực đều không vô điều kiện.

Ta có thể chọn chọn bốn phân tích sau : phân tích chiều ngang, đây là loại chỉ biết thô tục qua bạo động vì họ không được giáo dục về đạo lý, luân lý, đạo đức, vì Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo họ chỉ dạy họ bạo lý, tà lý, vô đức. Phân tích chiều cao, đây là loại chỉ biết buộc tội bằng bạo lực vì họ không được giáo dục về hệ lương (lương tâm, lương tri, lương thiện) và hệ liêm (liêm chính, liêm sỉ, liêm khiết). Phân tích chiều sâu, đây là loại chỉ biết thóa mạ bằng vô minh, làm nên loại người vô tri, vô giác, nên rất vô cảm trước các chủ thể đại diện cho hệ lương và hệ liêm như con và các sinh viên, thanh niên, mọi thành phần xã hội trong tháng 6 năm 2016 đã đầy đủ bổn phận công dân trước họa "buôn dân bán nước" của tập đoàn tội phạm đang cai trị nước ta. Phân tích chiều rộng, qua lịch sử : con và các người đã xuống đường trong năm tháng đó là : những đứa con tin yêu của Việt tộc ! Mà trong lịch sử Việt tộc đã là một dũng tộc đánh thắng bao lần ngoại xâm phương Bắc ; là một minh tộc, biết thắng Tàu tặc trong lịch sử bằng chính sự thông minh của mình : Ngô Quyền, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung [1].

Phương pháp luận của hiện tượng học trực quan của mắt thấy tai nghe, từ thượng nguồn của các chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam đề ra cho tới hiện tượng học trực diện trước các hậu quả, các hệ lụy mà Việt tộc đang phải gánh chịu hiện nay. Mà Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo tức là nó chính là chủ mưu trong quá trình vô học hóa toàn xã hội, nó cũng là đầu nậu một ý thức hệ dựa vào tuyên truyền trị, nó là đầu cơ bằng ngụy tạo qua các chính sách lấy ngu dân trị vừa làm phương tiện, vừa là cứu cánh. Hậu quả giờ đây đã rõ, từ một quê hương gấm vóc giờ đã thành một đất nước cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm từ nguồn nước tới không khí loại hàng đầu trên thế giới ; từ một dân tộc thông minh bây giờ đã thành lao nô cho các nước láng giềng, cho Tàu tặc không những cướp đất, biển, đảo, mà còn thao túng kinh tế Việt, giăng bẫy thương mại Việt và đang bóc lột nhân công Việt ngay trên đất Việt…

Lý thuyết luận của hiện tượng học lý trí, đề nghị sử dụng lý thuyết để phê bình lý thuyết, vận dụng chủ thuyết để phê bình chủ thuyết, tận dụng luận thuyết để phê bình luận thuyết, ở đây không có chỗ đứng ghế ngồi cho hệ độc (độc quyền, độc trị, độc tài, độc tôn, độc đảng) kiểu cả vú lập miệng em. Không gian của lý thuyết luận này có gốc, rễ, cội, nguồn của hệ đa của đa tài, đa dũng, đa năng, đa hiệu làm nên từ đa thức, đa tri, đa trí ; có chỗ dựa là đa nguyên. Chính đây mới là không gian của phương trình sự thật-chân lý : so ra mới biết ngắn dài. Nơi mà phản diện của hệ vô (vô minh, vô tri, vô giác, vô cảm, vô tâm) chính là hệ thức (kiến thức, tri thức, ý thức, nhận thức, tâm thức) có trí lực của hệ thông (thông minh, thông thạo, thông thái), có luận lực của hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng lập, sáng tạo).

Khoa học luận của hiện tượng học nhận thức, biết phân tích để giải thích các hậu quả, hậu nạn tới từ các chính sách tuyên truyền ngu dân mang thực chất vô học-vô hậu. Cấu trúc của khoa học luận này tuân thủ bốn công đoạn của khoa học xã hội thực nghiệm qua nghiên cứu, điều tra, khảo sát, điền dã thực địa, nơi mà dữ kiện mang theo chứng từ, chứng tích, chứng nhân để lập lại sự thật, để dựng lại chân lý.

tao2

Tri thức luận tổng quan

Khi phân tích, phân định, phân loại, phân giải các chính sách tuyên truyền trị, ngu dân trị, vô học trị gây ra hậu quả và hậu nạn vô học-vô hậu, ngay trong hệ vô (vô minh, vô tri, vô giác, vô cảm, vô tâm) thì khoa học luận sẽ sử dụng hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) để thấy-cho-thấu từ nội dung tới nội hàm của hệ quả (kết quả, hệ quả, hậu quả) mà không quên nhân quả của câu chuyện vô học về tri thức làm ra vô hậu không tương lai. Tại đây, hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức) vừa là phương pháp luận nòng cốt, vừa là khoa học cốt lõi, để xây dựng lý thuyết luận chủ đạo, từ đó cho ra đời các tri thức luận sau đây :

Tri thức luận lịch sử, những kiến thức căn bản của thế kỷ XVIII làm nên ít nhất năm cuộc cách mạng : khoa học, kỹ thuật, tri thức, dân chủ, nhân quyền trong đó hai định luận về công bằngcông lý là những hằng số không chỉ có phương Tây, cụ thể là Tây Âu và Bắc Mỹ được thụ hưởng mà các hằng số này đã trở thành sở hữu của nhân loại, nếu nhân loại đó muốn nhân sinh sống bằng tiến bộ, muốn nhân thế sống trong văn minh. Hậu quả của vốn vô học trong não bộ lãnh đạo đã tạo ra quá trình vô học hóa ngay trong chính sách tuyên truyền ngu dân áp đặt lên hệ thống giáo dục quốc gia từ đó tạo ra bao thế hệ học sinh và sinh viên : vô kiến thức tiến bộ, vô tri thức văn minh. Rồi sau đó các học sinh và sinh viên này khi trưởng thành không hiểu được chức năng của tri thức để có được vai trò của các công dân biết đóng góp vào tiến bộ xã hội, vào văn minh của dân tộc.

Tri thức luận giáo dục, từ khám phá tới ứng dụng vào đời sống, vào xã hội, vào định chế và vào cơ chế, thì các tiến bộ tạo nên đời sống văn minh tới từ năm cuộc cách mạng : khoa học, kỹ thuật, tri thức, dân chủ, nhân quyền biết bảo vệ và bảo đảm về công bằngcông lý, thì các tiến bộ và văn minh này phải được đưa vào hệ thống giáo dục. Một hệ thống giáo dục quốc gia, có giáo lý, giáo luận dựa trên tiến bộ, có giáo khoa, giáo án dựa trên văn minh đã có mặt trong giáo trình của trung học phổ thông dành cho học sinh tuổi thiếu niên tại các quốc gia có văn minh dân chủ, có văn hiến nhân quyền. Nếu hệ thống giáo dục quốc gia hiện nay tại Việt Nam không giáo lý, giáo luận dựa trên tiến bộ, có giáo khoa, giáo án dựa trên văn minh mà chỉ mượn hệ thống giáo dục để áp đặt tuyên truyền trị, ngu dân trị, vô học trị, thì sẽ không tránh khỏi hậu quả của vô học, sẽ không tránh được hệ quả và hệ lụy của vô hậu (vì vô tri thức nên vô tương lai).

Tri thức luận chính sách, của một chế độ độc đảng toàn trị vận dụng tuyên truyền trị, để độc đảng được độc quyền, độc trị, độc tài, độc tôn mà đi ngược lại văn minh dân chủ, có văn hiến nhân quyền, thì tuyên truyền trị là anh em sinh đôi với ngu dân trị. Mà hậu quả ngu dân trị trước hết là tự tha hóa dân tộc của mình, kế đó là tự nô lệ hóa cho ngoại bang, và cuối cùng là tự đồng hóa từ trí thức tới giống nòi, cụ thể là trao thân gởi phận cho ngoại bang. Nghịch lý của mọi chính sách tuyên truyền trị, ngu dân trị, vô học trị tới từ tập đoàn lảnh đạo chính là các tác giả của độc đảng, các tác nhân của toàn trị, thì chính các chính sách này tự vô học hóa từ não trạng tới não bộ của họ. Nhưng thảm họa thì thật lớn cho một dân tộc, cho một giống nòi, vì các chính sách tuyên truyền trị, ngu dân trị, vô học trị tiêu diệt các nguyên khí quốc gia, hủy triệt các hiền tài của dân tộc.

Tri thức luận trình độ, xác chứng mọi chính sách ngu dân luôn đi ngược lại với các chính sách vì dân, cụ thể là vì khoa học, kỹ thuật, tri thức, dân chủ, nhân quyền, công bằng, công lý là những quốc sách vì dân. Nhưng bản chất của các chính sách đều có cốt lõi của vần đề : trình độ ! Có những chế độ độc tài nhưng được điểu khiển và điều hành bởi các minh vương, minh quân, mình chủ, minh chúa ; cũng như có các chế độ lạm dụng hình thức dân chủ của tam quyền phân lập nhưng bị tham nhũng thối nát hóa ngay từ bên trong.

Các loại dân chủ hình thức để mạo danh tam quyền phân lập này đã để bất tài diệt thực tài, thì tiến bộ không tới với dân tộc, mà văn minh cũng không có mặt trong xã hội. Câu chuyện trình độ là câu chuyện cốt lõi để có nhận thức là trong toàn cầu hóa thông tin và truyền thông hiện nay thì quá trình khám phá khoa học, khai phá nhân quyền, khai thác sức mạnh của dân chủ đã là quá trình trực tuyến. Có tin tức tức khắc, có thông tin tức thì, có chứng từ, chứng tích, chứng nhân để chứng minh sự thật tức thời, đó là chân lý có mặt ngay bây giờ và ở đây. Nên tuyên truyền trị để ngu dân trị hoàn toàn bị phản tác dụng, vì sẽ bị vô hiệu hóa bởi tin tức tức khắc, thông tin tức thì, sự thật tức thời trong bối cảnh toàn cầu hóa truyền thông hiện nay. Vì vậy, tuyên truyền trị là bản lai diện mục của vô minh và vô tri ; và ngu dân trị là dị tướng làm nên dị dạng của vô giác và vô cảm ; tất cả làm nên vô tâm và vô trí của chế độ độc đảng toàn trị hiện nay do Đảng cộng sản Việt Nam điều hành và điều khiển.

Tri thức luận xã hội, kiến thức của cá nhân có từ giáo dục gia đình, rồi giáo dục học đường, và sau đó là giáo dục xã hội, nơi mà sinh hoạt xã hội được trao cho các lãnh đạo có tri thức biết thừa nhận các công ích xã hội được đặt trên tự lợi cá nhân của mình. Từ tri thức tới ý thức, các lãnh đạo sẽ lần lượt nhận ra trong các quan hệ xã hội thì an sinh xã hội quan trọng hơn tính toán ích kỷ cá nhân trong quá trình sống chung để chung sống với tập thể, với cộng đồng. Chung là chia vì chia để chung, đây là căn bản để có đời sống xã hội, tại đây ý thức đã trở thành nhận thức bằng đạo lý xã hội, lấy công bằng làm cơ sở cho tổ chức xã hội, trong đó cá nhân là công dân có trách nhiệm với đất nước, có bổn phận với đồng bào. Chính công dân này chủ động để trở thành chủ thể biết vận dụng hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức) để đưa văn minh dân chủ và văn hiến nhân quyền song hành cùng các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, giáo dục… vào xã hội.

Tri thức luận định chế, một chế độ toàn trị dựa trên độc đảng bám độc quyền để độc trị bằng độc tôn qua tuyên truyền trị song hành cùng công an trị để tạo dựng một định chế với hệ thống giáo dục của ngu dân trị, tạo ra một hệ thống xã hội thất nhân bất đức thất tri bất thức. Định chế này bất chấp hậu quả và hậu nạn của vô học trong tri thức, vô hậu trong nhận thức, vì ý đồ đã thành mưu toan quyết định mọi chính sách của độc đảng toàn trị là : phát triển tuyền truyền trị, củng cố công an trị để thực hiện sâu đậm quyết sách ngu dân trị. Đây là một tà lộ trong ma nghiệp (đi dễ khó về, vì dễ chết khó sống) trước nhân loại văn minh, trước nhân sinh tiến bộ của thế giới hiện nay. Chỉ vì vốn vô học của lãnh đạo chính trị vừa là gốc, rễ, cội, nguồn của tuyên truyền trị, vừa là móng, nền, tường, mái của ngu dân trị để vô học hóa toàn xã hội, toàn dân tộc. Nên sinh lộ của Việt tộc là minh lộ của văn minh dân chủ, là nhân lộ của văn hiến nhân quyền, cả hai biết bảo đảm tự do, biết bảo vệ công bằng, biết bảo hành công lý. Vì đây là nhân đạo của nhân tri, nhân trí xây nên nhân bản và nhân văn để giữ nhân vị và nhân tâm mà phục vụ cho nhân phẩm.

Tri thức luận lãnh đạo, là xới tới nơi trong phân tích để soi tới chốn trong giải thích về hệ vô thức (vô kiến thức, vô tri thức, vô trí thức, vô ý thức, vô nhận thức, vô tâm thức) có từ vốn vô học chính là điểm khởi hành của một tập đoàn lãnh đạo mang ý đồ độc quyền lãnh đạo bằng phương án vô học hóa toàn xã hội, toàn dân tộc. Với ý đồ độc quyền lãnh đạo bằng cách ngăn chặn một hệ thống giáo dục quốc gia dựa vào khai sáng nhân tri, nơi mà giáo lý, giáo luận dựa trên tiến bộ, có giáo khoa, giáo án dựa trên văn minh đã có mặt trong giáo trình của trung học phổ thông dành cho học sinh thiếu niên tại các quốc gia có văn minh dân chủ, có văn hiến nhân quyền.

Ngược lại giáo trình của trung học phổ thông này hoàn toàn không được hiện diện trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay đang được điều khiển và điều hành bởi ngu dân trị có dây mơ rễ má tới từ vô học trị của các lãnh tụ và các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Cụ thể là lực lượng lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã và đang đưa dân tộc, giống nòi, xã hội, đất nước vào ma lộ của vô minh, khi họ đã chặn ngay thượng nguồn mọi ánh sáng tới từ khám phá về văn hiến nhân quyền, tới từ khai phá về văn minh dân chủ.

Tri thức luận tiến bộ, thấy để thấu vì phải thấy để tin là cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, tri thức, dân chủ, nhân quyền, công bằng, công lý thực sự là những tiến bộ, không thể chối cải được, nên không thể không thừa nhận bởi mọi chính quyền, chính phủ có chính danh, vì có chính nghĩa do dân và vì dân. Mọi bạo quyền công an trị, mọi tà quyền tuyên truyền trị, mọi ma quyền ngu dân trị đều là bọn âm binh mang quỷ nghiệp trong điếm tri khi chúng đi ngược lại nhân lộ trong ánh sáng của văn minh dân chủ và văn hiến nhân quyền.

Bọn âm binh này mới chính là bọn phản động, theo đúng ngữ vựng, ngữ văn, ngữ pháp của từ phản động được định nghĩa và định luận là : những cá nhân, bè nhóm, đảng phái, tập đoàn lãnh đạo đi ngược lại văn minh dân chủ ; đi trái chiều với tiến bộ khoa học biết bảo vệ nhân sinh ; đi nghịch hướng với văn minh nhân tri biết bảo vệ nhân quyền, đi ngược dòng tiến hóa của nhân loại.

Tri thức luận văn minh, khi tiến bộ song hành cùng văn minh là khi khám phá khoa học và ứng dụng kỹ thuật tạo ra phát triển sản xuất để tạo thăng tiến kinh tế. Thì cùng lúc các tiến bộ và văn minh này đã phát huy dân chủ và nhân quyền ; những tiến bộ và văn minh cũng là những công cuộc đấu tranh để bảo vệ công bằng chống bất bình đẳng, để bảo đảm công lý chống bất công.

Mà bất bình đẳng và bất công tới từ các chính quyền mà thực chất là bạo quyền sử dụng tà quyền để tham quyền ; là ma quyền vận dụng lạm quyền để lộng quyền ; là điếm quyền tận dụng cực quyền để cuồng quyền. Loại chính quyền âm binh này ngày đêm rình rập dân chúng bằng công an trị, ra rả qua nhồi sọ bằng tuyên truyền trị, rà rỉ qua tẩy não bằng ngu dân trị, luồn lách bằng vô học trị qua mua bằng bán cấp (học giả-thi giả-điểm giả-bằng giả), để mua chức bán quyền (cao học gian, tiến sĩ giấy, học vị lừa, học hàm lận).

Tri thức luận dân chủ, nơi đây tiến bộ và văn minh đã rõ nét trên nhiều lãnh vực, có hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức) để bảo vệ hệ thống giáo dục quốc gia, nơi mà giáo lý, giáo luận dựa trên tiến bộ của lý trí, có giáo khoa, giáo án dựa trên sự khai hóa của trí tuệ. Có hệ nhân (nhân lý, nhân tính, nhân tri, nhân trí, nhân bản, nhân văn, nhân tâm) biết bảo trị nhân vị, biết bảo đảm nhân quyền, và nhân phẩm luôn được bảo vệ bởi hệ công (công bằng, công lý, công tâm, công luật).

Chính dân chủ với tự do đầu phiếu trong tự do ứng cử và bầu cử là nơi mà nguyên khí của quốc gia là các hiền tài của dân tộc được nhập nội vào hệ đa (đa tài, đa trí, đa lực, đa năng, đa hiệu) làm nên đa nguyên để đa đảng được hiện diện từ chính quyền tới chính phủ. Chính tri thức luận dân chủ là điểm khởi hành trên nhân lộ của khai sáng văn minh dân chủ, để xóa đi tuyên truyền trị, để khử đi ngu dân trị, để tẩy đi vô học trị, mang hậu quả và hậu nạn của vô hậu, vì vô tri thức nên vắng chân trời.

Tri thức luận nhân quyền, là công cuộc đấu tranh cho toàn bộ hệ nhân (nhân lý, nhân tính, nhân tri, nhân trí, nhân bản, nhân văn, nhân tâm, nhân vị, nhân đạo, nhân quyền, nhân phẩm). Tại đây, tri thức luận nhân quyền trực diện để chống lại tuyên truyền trị, mang chân dung của ngu dân trị, có chân tướng vô học trị, tới từ độc đảng trị là cha sinh mẹ đẻ của bạo quyền công an trị, được "chống lưng" bởi tà quyền tham nhũng trị, có "sân sau" của ma quyền tham tiền trị. Một bên là ánh sáng của nhân quyền biết tôn trọng dân chủ để tôn vinh công lý, để thăng hoa tự do công bằng và bác ái. Ánh sáng của cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái) và ánh sáng của nhân quyền (dân chủ, đa nguyên, văn minh) tạo nên hùng lực khai sáng nhân tri để khai hóa nhân trí, để lột mặt nạ tuyên truyền trị, ngu dân trị, vô học trị, để vạch mặt chỉ tên độc đảng trị, tham nhũng trị, tham tiền trị.

Bạo quyền độc đảng hiện nay đi ngược lại mọi tiến hóa của nhân loại vì nhân quyền, đi nghịch hướng với tự do vì công bằng ; đi trái chiều với dân chủ vì văn minh và tiến bộ. Mà thảm kịch là tuyên truyền trị, ngu dân trị, vô học trị đã và đang hủy diệt hệ thông (thông minh, thông thái, thông thạo) lẫn hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng lập, sáng tạo) của Việt tộc, một dân tộc không hề thua kém các dân tộc láng giềng cùng văn hóa tam giáo đồng nguyên với Việt Nam đó là : Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Nhưng giờ đây dưới sự lãnh đạo toàn trị trong ngu dân, độc đảng với vốn vô học đã biến thanh niên Việt thành lao nô, phụ nữ Việt thành nô tỳ trong các quốc gia láng giềng này. Hậu quả của vô học-vô hậu là : nô lệ, nô bộc, nô công, nô tỳ…

Hãy tổng kết lại các liên minh trong học thuật : phương pháp luận của hiện tượng học trực quan ; lý thuyết luận của hiện tượng học lý trí ; khoa học luận của hiện tượng học nhận thức.H ãy đúc kết lại các liên hiệp trong khảo sát. Khi đã có tổng kết lại các liên minh trong học thuật, đúc kết lại các liên hiệp trong khảo sát, liên kết lại các liên đới trong điều tra, thì đây là lúc áp dụng mô thức học thuật của cụ Tiên Điền Nguyễn Du là : "Phải lần cho tới tận nguồn lạch sông" để xới tới cội, bới tới nguồn của độc đảng trị, tham nhũng trị, tham tiền trị ; để đào tới gốc, tới rễ của tuyên truyền trị, ngu dân trị, vô học trị.

tao4

Công lý lao động luận

Nơi đây sẽ được trợ lực bởi : chính trị học, thấy quyền lực để thấu quyền lợi từ định chế độc tài tới cơ chế độc trị của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay, từ đó nhận ra sự đối kháng giữa hệ đa (đa đảng, đa tài, đa trí, đa hiệu, đa năng) luôn đối nghịch với hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn). Luật học, tại đây một xã hội bị luật rừng của kẻ mạnh thống trị với sự đồng loã của Đảng cộng sản Việt Nam, đã ngồi xổm rồi ngồi đè lên Hiến pháp, thì phạm trù luật học sẽ được truy xét bởi hệ công (công bằng, công tâm, công lý, công pháp) đối trọng để đấu tranh chống lại hệ bất (bất lương, bất tài, bất tín, bất trung, bất nhân). Tâm lý học, nghiên cứu hệ liêm (liêm khiết, liêm chính, liêm sỉ) từ đạo lý tổ tiên Việt tới luân lý cộng đồng Việt để đối lực với sự xuất hiện của hệ vô (vô cảm, vô giác, vô tri, vô minh) đang tràn lan trong một xã hội đang bị mất phương hướng từ đạo lý tới giáo lý.

Tri thức học, nhận ra được hệ thông (thông minh, thông thạo, thông thái) có trong hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng tạo) của Việt tộc đang bị bộ máy tuyền truyền độc đảng truy cùng diệt tận bởi ngu dân trị. Triết học, định vị hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức) trong giáo lý Việt, trong đạo đức Việt đang bị truy diệt bởi hệ thất (thất đức, thất tâm, thất nhân, thất tri) chính là hậu quả tới từ một chế độ độc đảng toàn trị không những bằng bạo quyền công an trị, mà còn bằng tà quyền tham nhũng trị, bằng ma quyền tham tiền trị. Xã hội học, phân tích sinh hoạt xã hội, quan hệ xã hội, đời sống xã hội để nhận ra là ngôn ngữ linh động biến thể, chủ động biến nghĩa để xã hội dân sự vận dụng được hệ lương (lương thiện, lương tâm, lương tri) để đối nghịch với hệ tham (tham quan, tham quyền, tham ô, tham nhũng).

Khi đã có liên minh giữa chính trị học, luật học, tâm lý học, tri thức học, triết học, xã hội học, thì dân tộc học ngôn ngữ, trong văn học và văn hóa nhân gian qua ca dao, châm ngôn, ngạn ngữ sẽ là đường đi nẻo về từ phân tích tới phân loại, từ giải thích tới giải luận để nhận ra nhân học Việt ngữ đã làm nên nhân học văn hiến Việt. Phạm trù công lý lao động để giải quyết không những công bằng phải có mặt trong xã hội, mà phải hiện diện ngay trong lao động. Tập-hợp bạo quyền, tà quyền, ma quyền với địa thế ngồi mát ăn bát vàng, với tư thế ăn cỗ đi trước lội nước đi sau ; từ mượn gió độc đảng mà bẻ măng trong thiên nhiên, cướp tài nguyên, với tục thế cốc mò cò ăn, chính là bất công của bất công, nên công lý bảo vệ nhân vị vì nhân phẩm trong lao động phải xuất hiện bằng công pháp biết làm ra công luật để xét và xử bọn cướp ngày là quan này.

Từ thảm cảnh của Việt Nam hiện nay, hãy phải nhìn rộng ra những tai họa trong suốt quá trình công nghiệp hóa của ba thế kỷ qua. Biến tổ chức lao động thành tổ chức xã hội, nơi mà con người luôn là công cụ của tổ chức chính trị với hệ ý (ý định, ý muốn, ý đồ) làm nên ý lực biến nhân lực thành công cụ mà không tôn trọng nhân phẩm của kẻ lao động. Đưa chủ thuyết Tylors nơi mà con người là công cụ của nhà máy vào ý đồ của Lenin là biến nhân lực của nguồn máy độc đảng thành công trường để áp đặt lên toàn xã hội với một kỷ luật quân sự toàn trị bất nhân thất đức.

Từ đây, chúng ta cũng không được quên những lầm đường lạc lối của chính các lý thuyết gia, các tư tưởng gia chính là các tác giả lớn trong hệ thống học thuật của khoa học xã hội và nhân văn khi họ nghiên cứu về quan hệ giữa con người, xã hội, và lao động : Tổ sư của xã hội học cận đại là Durkheim đề nghị khi nghiên cứu về quan hệ con người-xã hội-lao động, thì hãy xem con người là một vật thể (chose). Đại sư của xã hội học đương đại là Bourdieu đề nghị khi nghiên cứu về quan hệ con người-xã hội-lao động, thì hãy xem con người là một phân tử (particule) trong một không gian nam châm. Minh sư của nhân học cận đại và đương đại là Levi-Strausse đề nghị khi nghiên cứu về quan hệ con người-xã hội-lao động, thì hãy xem con người là côn trùng (insecte) trong một cấu trúc chung nơi mà cơ cấu quyết định cho số phận của cá nhân.

Khuyết điểm của các luận thuyết này làm nên khuyết tật của các chủ thuyết mà họ đề ra, nơi mà các lý thuyết gia, các tư tưởng gia này không những mượn hình tượng của vật thể vô tri kiểu Durkheim, của vật thể vô giác kiểu Bourdieu, của tiểu sinh vật vô cảm kiểu Levi-Strausse để làm biểu tượng mà dựng lên hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) không nhân lý cũng không nhân tính, không nhân bản cũng không nhân văn…. Khuyết điểm thành khuyết tật ngay trong hệ thức (ý thức, kiến thức, tri thức, trí thức, nhận thức, tỉnh thức) của các trí thức này tác động thẳng lên nhân trí, luôn yêu cầu chúng ta phải cẩn thận trong tri thức để cẩn trọng trong nhân tri.

Trong một thế chế thực sự dân chủ để bảo vệ nhân quyền, thì công lý lao động phải có mặt ngay trong công bằng lao động qua tổ chức trong lao động bằng hệ thức (ý thức, kiến thức, tri thức, trí thức, nhận thức, tỉnh thức). Tại đây, hành tác trong lao động bằng hệ tự (tự do, tự trọng, tự chủ, tự tin), có phân công trong lao động bằng hệ chuyên (chuyên khoa, chuyên ngành, chuyên môn, chuyên nghiệp), với thành quả trong lao động bằng hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng lập, sáng tạo).

Nhưng tri thức lao động làm nên thành quả lao động có hiệu quả kinh tế, được hỗ trợ bởi khoa học kỹ thuật, trong đó sáng tạo lao động có mặt trong thị trường qua cungcầu, ở ngoài phạm vi quyền lực của chính quyền và chính quyền chỉ có vai trò làm trọng tài khi bất công trong lao động xuất hiện. Khi chính quyền trở thành trọng tài thì chính quyền này phải được bảo chứng bởi luật lao động, được trợ lực bởi luật xã hội với các tiền đề : thành quả lao động không phải là hàng hóa với giá cả nhất định ; vai trò con người trong lao động không phải hàng hóa để trả giá, để mặc cả ; thị trường lao động không thuần túy là thị trường hàng hóa.

Công lý lao động trong điều kiện công nghiệp cơ giới hóa không còn là công lý lao động trong điều kiện công nghệ truyền thông hiện nay với khả năng vi tính biết có phản ứng phản hồi để thích ứng môi trường, bối cảnh, hiện trạng của xã hội. Kỷ nguyên công nghệ truyền thông có khả năng vi tính có phản ứng, biết phản hồi để thích ứng với nhiều hoàn cảnh, từ chứng khoán tới đầu tư, từ sản suất tới tiêu dùng bắt buộc chúng ta phải linh động trong chuyển luận về công lý lao động

Tại đây công lý lao động trong bối cảnh công nghệ truyền thông, cũng vẫn bị điều khiển bởi quyền lực của lượng, nơi mà số lượng đẩy lui chất lượng, để chất phải lùi để nhường chỗ cho lượng, từ đó ra đời xã hội tiêu thụ bằng sản suất bằng lượng. Nơi mà chỉ tiêu sản xuất quyết định cường độ lao động, tất cả phải phục tùng định lượng trong hiệu quả và kết quả lao động.

Chính sức ép của sản lượng, áp đặp lên hiệu quả, hiệu năng của lao động đã cho xuất hiện những hiện tượng trầm cảm, tự tử, với tầng số tai nạn lao động cao, theo cùng với những hậu quả về tâm lý, những hậu nạn về nhân phẩm. Chính tại đây, công lý lao động phải tiếp tục những phương án, phương pháp mới để bảo đảm lao động có nhân tính, để bảo hộ người lao động không là nạn nhân của tổ chức lao động, phân công lao động luôn dựa trên sản lượng lao động.

Bảo đảm lao động vừa bằng luật lao động vừa bằng luật xã hội, vừa bằng bảo hiểm lao động vừa bằng bảo hiểm xã hội. Công lý lao động phải biết tương đối hóa sản lượng, để vào thực chất của phẩm, để biết nhận ra tác phẩm của sáng tạo lao động, tự đó biết được hoài bão của nhân phẩm, hoài vọng của nhân tri, nơi mà nhân trí đã vượt thoát số lượng, để vượt.

tao6 (2)

Nhận thức luận

Từ xa xưa lắm, trước công nguyên, tổ sư của triết học là Platon đã kể về người thầy của mình là Socrate : "Giáo khoa của thầy luôn khích thích sự học hỏi, cụ thể là kích hoạt để trò đặt những câu hỏi ; thầy học nhiều vì thầy đã đi xa, không những bằng tri thức mà còn bằng kinh nghiệm của cá nhân thầy, kinh nghiệm sống làm nên tri thức sống muôn vẻ. Mỗi lần trò tiến thêm trên con đường kiến thức, trò lại gặp thầy trên con đường nhân trí ; chưa hết con đường kiến thức của thầy làm trò nhận ra là cả một sự khám phá những tri thức, luôn làm trò ngạc nhiên trong vui học…".

Đánh thức tri thức chính con đường học của Platon mà thầy Socrate đã vạch ra đã ít nhiều được tổ tiên Việt mô thức hóa rồi : học không mệt, dạy không nghỉ. Cha ông mình còn thêm vào : học không bao giờ muộn, mà từ gia đình tới hệ thống giáo dục phải làm rõ lên một giáo lý đã làm nên giáo dục Việt : cha muốn con hay, thầy mong trò khá. Đây là một ẩn số của nhân cách, sẽ làm nên phong cách của thầy, tạo ra tư cách của trò, đó là câu chuyên biết ơn-mang ơn-đền ơn của trò đối với thầy (mà thầy thì không bao giờ muốn trò trả ơn). Trò chỉ cần tiếp tục để tiếp nối trọng trách giáo dục bằng giáo lý của thầy là trao truyền ba hệ : hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức) ; hệ thông (thông minh, thông thạo, thông thái) ; hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng tạo), tới các trò của các thế hệ mới.

Cái thực giáo dưỡng cái đạo để làm người, để trò được thành tài rồi thành nhân là nhờ thầy, đây là phương trình đường dài của : có tích mới dịch nên tuồng, mà tích và tuồng luôn có chỗ dựa là sự thật-chân lý-lẽ phải. Tích lẫn tuồng luôn được đúc kết qua kết cấu, kết cuộc, kết luận… đó là con đường của kết quả của chuyện học, vì học là học phải tới nơi tới chốn, chớ không phải học trong biệt vô tăm tích. Học là để lại cái tăm của mình, lộ ra nhân diện, rồi nhân dạng, và nhân cách đây là hiệu quả của quan hệ thầy-trò, vì thầy luôn dặn trò nên cẩn trọng trước cái mất tăm mất tích, theo kiểu sông dài cá lội biệt tăm, thuộc loại đường dài ngựa chạy biệt tăm.

Sự thông minh của trò giúp trò nhận ra biên giới giữa nội dung giáo khoa và quyền năng của thầy, nhưng chính trò cũng biết phối hợp cả hai, liên minh với cả hai hiểu là trong một bài học có bài học của giáo án nằm trong giáo trình, và sâu xa trong bài học này có bài học của thầy, lúc kín đáo trao truyền, lúc tế nhị khuyên răn tới trò luôn "sáng dạ" để hiểu thầy, luôn "sáng lòng" để tâm giao đắc khí với thầy. Hiển hiện trong não bộ của trò, câu nói thẳng thắn của tổ tiên khi muốn tách người khôn ra khỏi kẻ dại : làm đầy tớ người khôn hơn làm thầy người dại, đây là lời minh chú của thầy, sẽ theo trò suốt kiếp học hành, luôn đi tìm sự thông minh qua sự thông thái của thầy, nhận ra sự thông minh của thầy qua sự thông thạo của tri thức. Thầy đánh thức hệ thức (kiến thức, tri thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức), rồi thầy vực dậy luôn cả hệ thông (thông minh, thông thái, thông thạo), mà thầy đâu cần nói nhiều : Khôn ngoan chẳng lo nói nhiều/ Người khôn mới nói nửa điều cũng khôn.

Đi tìm tri thức đúng lý giải và trúng trong kết quả là đi tìm thầy cao trong học thức, rộng trong học lực, sâu trong học hành, vì thầy đã đi thật xa trong học luyện. Nhưng mỗi người thầy có sự cẩn trọng riêng của mình khi hoàn thành một giáo án, có sự nghiêm cẩn khi cấu trúc một giáo trình, vì thầy hiểu hơn ai hết là : sai một ly di một dặm. Khi chấp bút cũng vậy, bút sa gà chết, và thầy biết hơn ai hết là có khi người cũng chết theo, và sự mạch lạc của thầy là đường đi nẻo về của giáo khoa nghiêm túc, nó ngược lại với các ý đồ xấu sinh ra từ thâm ý tồi :

Người khôn đón trước rào sau

Để cho người dại biết đâu mà mò.

Thầy không muốn làm loại người khôn có thâm ý, thầy gần với loại người khôn cẩn thận :

Chim khôn chưa bắt đã bay

Người khôn chưa nói dang tay đỡ lời.

Rồi thầy sẽ dạy cái khôn này cho trò, nếu trò hiểu tại sao thầy nghiêm cẩn trong tri thức, càng đi theo thầy qua tháng rộng, năm dài, thầy sẽ khuyên và luôn dặn là :

Người khôn chưa đắn đã đo

Chưa đi biển cả đã dò nông sâu.

Đây là câu chuyện rộng hơn không gian học đường, người ta còn nhớ sự cẩn trọng của thi hào Goethe, dãy ngân hà tinh sáng của thi ca tâm thức, nguồn suối vừa sâu, vừa mạnh của thi từ biết đánh thức trí năng, và ông nhìn hệ thống đại học thủa nào bằng sự nghi ngại qua câu hỏi : "Ai dạy được và ai không dạy được ?". Người dạy được là kẻ đưa được hệ thức (kiến thức, tri thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức) một cách trọn vẹn trong giáo khoa, một cách đầy đủ trong giáo trình, một cách toàn lý trong giáo án, nhưng vẫn chưa là thầy theo đúng trong sự chờ đợi của Goethe.

Đúng là bậc thầy, thì trò sẽ thấy các giá trị tâm linh của nhân sinh đã có mặt trong bài học dày giá trị nhân lý, nhân tính làm nên chiều cao của nhân phẩm, chiều sâu của nhân tâm. Nên thầy luôn dặn dò phải luôn tránh : Khôn ba năm, dại một giờ ! Khôn dại có lãnh thổ tách biệt nhau, nhờ sự sáng suốt của cái khôn luôn tỉnh táo trước ranh giới khôn dại : Trăm cái khôn dồn một cái dại. Mà trong đời sống hằng ngày thì : Thằng dại hại thằng khôn, nhưng thầy sẻ dạy trò là kẻ khôn thì không được khinh người, qua kiểu nói :

Rồng vàng tắm nước ao tù

Người khôn ở với người ngu bực mình.

tao00

Dân chủ luận

Không gian quyền lực của nhân bản dân chủ là một không gian trung tính, nếu cái gian của độc tài và cái đểu của tham nhũng "đột nhập" vào đây, nó sẽ bị lột mặt nạ không những bởi tư pháp, mà bị lột trần bởi các phong trào xã hội biết bảo vệ dân chủ để diệt cho bằng được độc tài, bảo vệ dân chủ để đốn tận gốc tham nhũng. Trong không gian trung tính này chính là kết quả chọn lựa của một quần chúng đi bầu chính bằng nhận thức của mình, nên họ là một cộng đồng hợp nhất, với sung lực tổng hợp dùng tự do bầu cử để bảo vệ công bằng trong xã hội cho dân tộc qua quyền lợi của đa số. Chính phương trình của không gian trung tính trong đó có cộng đồng hợp nhất, với sung lực tổng hợp qua quyền lợi của đa số thể hiện rõ ý chí của một dân tộc, lấy dân chủ làm nhân bản cho mình để tạo ra các phương án cho tương lai.

Không gian trung tính này rõ ràng trong chân chính, trong đó đa số có thể thành thiểu số, nếu đa số đó có một chính quyền bất tài và bất lực trước các đòi hỏi cụ thể của tự do, công bằng, bác ái. Và thiểu số có thể trở thành đa số khi nó đủ tài và đủ trí không những để bảo vệ cho tự do, công bằng, bác ái mà còn biết phát triển đất nước, phát huy văn minh vì dân tộc. Tại đây, dân chủ biết công nhận nguyên tắc thay thế quyền hạn của đại diện (principe du renversement de légitimité) để có chính quyền mới đủ tâm và đủ tầm hơn. Khi phân tích sâu vào nguyên tắc thay thế quyền hạn của đại diện này, ta sẽ thấy lộ ra quan hệ mật thiết giữa quyền lực và xã hội, qua quan hệ giữa chính quyền và dân tộc, tại đây một quyền lực được dựng lên bởi dân chủ phải lắng nghe và thông hiểu sự vận hành của xã hội mà nó đang quản lý. Xã hội này không còn là xã hội của "thưa, bẩm, dạ, vâng" trước bạo quyềnchỉ biết "cúi đầu tuân lịnh" trước tà quyền ; và xã hội này cũng không phải là một xã hội của một cộng đồng hủ lậu với "chiếu trên, chiếu dưới" trong phản xạ của "sống lâu lên lão làng". Mà nó là "xã hội của công dân" trong đó quyền lợi của cá nhân phải được tôn trọng và bảo vệ như quyền lợi của đảng phái, của hội đoàn, của phong trào, của cộng đồng… theo một nguyên tắc phổ quát công bằng (principe universaliste et égalitaire) cho mọi thực thể, dù là cá thể hay tập thể.

Không gian trung tính, không phải là một không gian "vô thưởng, vô phạt", nó trung tính nhưng rất trung tâm, nó trung tính chỉ vì nó không để các tín ngưỡng về thượng đế, về thần linh mê hoặc nó ; không cho mê tín, dị đoan đến để nhiễm ô nhân tính, một nhân tính lấy tự do và công bằng để thay thế độc tài và thần giáo. Không gian trung tính này mang đầy cá tính của nhân tính, biết bảo vệ nhân bản dân chủ bằng nhân tri dân chủ. Chính quyền có mặt qua một chính phủ được dân bầu, ngược với độc đảng dùng độc tài để độc trị, vì dân chủ loại độc chủ, mọi độc quyền muốn độc trị sẽ bị loại ngay trong không gian mà dân làm chủ này.

Chính quyền có mặt qua một chính phủ được dân bầu, phải bảo đảm được sự hội nhập của các cá nhân, tập thể, cộng đồng trong một đời sống xã hội lấy công bằng được công lý bảo đảm ; có những sinh hoạt xã hội lấy tự do để có tự lập trong các phong trào xã hội ; có quan hệ xã hội lấy công bằng và tự do để chế tác ra bác ái mà che chở cho nhau. Chính quyền có mặt qua một chính phủ được dân bầu, biết lịch sử của đất nước, hiểu sử tính của dân tộc, và dùng dân chủ để đưa đất nước vào quỷ đạo của phát triển, đưa dân tộc tới các chân trời của văn minh, vì biết tận dụng các tiến bộ của khoa học, kỹ thuật… Chính quyền có mặt qua một chính phủ được dân bầu, phát triển nhân trí để bảo vệ ngày càng sâu nhân phẩm của các thành viên trong cộng đồng dân tộc, trong đó nhân quyền là phẩm của nhân vị, luôn được tôn vinh qua không những qua nhân tính mà qua cả nhân lý và nhân tri.

Bản chất của chính quyền này được dân chủ cho phép đại diện dân tộc để đi tới tương lai qua các chương trình ứng cử chỉnh lý trong lý luận và toàn lý trong sử dụng các phương tiện để thành công trong các cứu cánh vì công bằng trong tiến bộ, vì tự do trong phát triển. Một chính quyền được dân bầu luôn có khả năng thống hợp (faculté synthétique) để giải quyết các mâu thuẫn, các xung đột giữa các quyền lợi khác nhau. Chính quyền được dân bầu này dựa vào không gian trung tính, không mê tín, không chuyên chính, mà luôn trung thành với nguyên tắc lấy dân chủ để bảo vệ nhân quyền. Walt Whitman đã thấy được khả năng thống hợp của không gian trung tính này, nó đã thống hợp được hai nhân tố rất khác biệt nhau để làm nên thể chế dân chủ ; Mỗi cá nhân bình thường nhưng là một cá thể rất cá biệt (la personne simple séparée, le Soi-même). Chính cá thể rất cá biệt này thể hiện mong muốn dân chủ của mình ngay trong quần chúng, nơi mà chữ dân chủ được hiểu là tập-hợp-qua-quần-chúng (en-masse)

Chính dân chủ đã chế tác ra, đã sáng lập nên một kỷ nguyên mà ngay trên thượng nguồn nơi mà mỗi cá nhân sống có ý nguyện được biến thành ý lực là muốn sống chung với nhau, mà không để thượng đế hoặc thần linh chỉ đường, không cho mê tín và dị đoan dẫn lối, và nhất là không cho độc đảng khống chế, để nó biến độc tài của nó thành độc tôn, rồi nó tự cho nó quyền độc trị. Vì dân chủ khẳng định đảng phái chỉ là một tập thể, chỉ có quyền như mọi tập thể khác dưới sự chỉ đạo của sân chơi-trò chơi-luật chơi của đa nguyên, là thắng thì không được làm vua mà chỉ làm đúng nhiệm kỳ ; mà thua cũng không được làm giặc vì tư pháp có mặt để xử giặc theo công pháp của công lý.

Khi nghiên cứu kỹ các xã hội dân chủ văn minh từ tổ chức thể chế tới sinh hoạt xã hội, từ quan hệ xã hội tới chỗ đứng của nhân quyền qua dân chủ làm nên nhân vị, ta sẽ thấy thảm kịch của Việt tộc hiện nay, và thảm kịch này trở thành hài kịch khi các lãnh đạo độc tài của Đảng cộng sản Việt Nam trả lời trước báo chí, trước các chính phủ của các quốc gia văn minh nhờ dân chủ trên chính trường quốc tế, như thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói trước cuộc họp báo tại quốc gia Áo, tháng 10 năm 2018 này là : "Việt Nam không có độc tài… Việt Nam là một đất nước dân chủ".

Đây là một loại xảo ngữ đã nhập hồn vào điêu ngôn của loại lãnh đạo này với thói quen man trá đã biến thành phản xạ điêu ngoa, chỉ có quái thai độc đảng mới sinh ra loại tuyên bố độc dại này trước quốc tế. Hôm đó, các chuyên gia cùng các ký giả họ chỉ biết ôm bụng cười thầm, và vì lịch sự nên họ không bật cười thành tiếng, cũng chỉ để giữ lịch thiệp tối thiểu với miệng mồm kẻ độc dại đã hóa thành độc hại, một cách lộ liễu trong ngây ngô.

Chuyên gia và ký giả cũng muốn giữ thể diện cho quốc gia Áo, nên họ không "quật lại để lột mặt nạ" tên thủ tướng vô nhân cách này. Và nếu họ muốn, họ chỉ bằng phân tích qua thống kê ; và hiện nay các chuyên gia đã định lượng hóa được các hành vi của một chính quyền có tôn trọng dân chủ hay không qua các số liệu chính trị, văn hóa, truyền thông, xã hội… để kết luận là một xã hội có dân chủ hay không ? Nơi mà dân chủ khi hội tụ cùng nhân quyền đã trở thành một chỉ báo trung tâm để mổ xẻ thực chất của một chế độ. Chỉ cần hôm đó, họ đưa ra vài dữ kiện định lượng làm nên độc chất độc tài của Đảng cộng sản Việt Nam ngay trên quê hương Việt Nam nơi mà các đứa con tin yêu của Việt tộc đấu tranh vì dân chủ để đòi hỏi nhân quyền thường xuyên bị khủng bố, bắt bớ, tra tấn, tù đày… với các án tù rất cao so với các tội hình sự khác.

Nơi mà ông thủ tướng "đầu khờ, miệng lanh" này tuyên bố qua xảo ngôn, điêu ngữ là "Việt Nam không có độc tài… Việt Nam là một đất nước dân chủ", thì cùng tuần lễ đó chính phủ dân chủ Mỹ đã can thiệp cho nữ tù nhân lương tâm đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được đi tỵ nạn cùng gia đình qua Mỹ. Chính cái độc dại để độc quyền trong độc hại vô cùng phản dân chủ đã làm nên tai họa không sao lường hết cho nòi giống Việt tộc, nơi mà con dân chưa bao giờ được làm công dân, được làm chủ thể dân chủ để quyết định số phận của mình. Nơi mà họ cứ phải tìm đường sống bằng cách : bỏ quê hương ! Để định cư tại các quốc gia thật sự dân chủ để sống, để lao động, để bảo vệ tương lai con cái của họ. Đây cũng chính là nền cho sử học sẽ trợ giúp cho tư pháp vì công lý của công pháp nếu sau này : có một tòa án lương tâm Việt để xử Đảng cộng sản Việt Nam !

Không gian trung tính, không hề mờ nhạt vô minh, tan loãng trong vô tri, mà ngược lại nó rất trung tâm trong phân xử nghiêm minh trước công pháp trên phạm trù của nhân quyền bằng dân chủ qua pháp quyền biết tôn trọng công bằng và tự do. Người ta có thể nhớ lại bài tham luận của Lamartine, ngày 25 tháng 2 năm 1848, để hiểu thêm về chân trời rất liêm sỉ vì rất liêm chính của dân chủ : "Chúng ta đã thành lập ra một cộng hòa của bình đẳng, nơi đây chỉ có một dân tộc, được ra đời từ tính nguyên tắc phổ quát cho mọi công dân, nơi mà luật pháp và công quyền đã hội tụ để bảo vệ bằng luật và bằng quyền cho mỗi cá nhân". Qua tuyên bố này, người ta sẽ nhận ra một nội lực của nhân bản dân chủ : mỗi cá nhân có đầy quyền làm người trong nhân quyền và có đủ quyền để bảo vệ tự do cho cá nhân mình, cùng lúc có gắn bó chặt chẽ với các cá nhân khác có cùng vai trò và chức năng công dân với mình.

Nền móng dân chủ không chỉ là cá nhân trong công dân, mà các tư tưởng gia của thế kỷ XVIII còn nhận ra gốc rễ của dân chủ là phục vụ chủ quyền của dân tộc (souveraineté du peuple), chủ quyền này vừa là tiềm năng, vừa là hiệu quả của dân chủ, vì chủ quyền của dân tộc không chỉ là chính trị qua chính quyền, qua chính phủ, qua định chế và cơ chế, mà nó bao trùm lên đời sống xã hội, sinh hoạt xã hội, nhất là quan hệ xã hội. Trong không gian trung tính của dân chủ, mọi ý đồ của hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn) không thể có chỗ đứng trong hành pháp, không thể có ghế ngồi trong lập pháp. Và sẽ không bao giờ có chuyện cũng trong tháng 10 năm 2018 này là ông tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, sau cái quy luật "đột tử" của Đảng cộng sản Việt Nam đối với ông chủ tịch nước Trần Đại Quang, để ông tổng bí thư này được kiêm luôn chức chủ tịch nước. 

Độc hại của độc đảng là nó luôn sinh ra các quái thai, từ nhân cách tới thể chế, bằng độc quyền vì tham quyền, không nhiệm kỳ vì không có dân bầu, một quái thai phản dân chủ luôn sinh ra hằng trăm quái thai ngày càng phản dân chủ hơn. Và, bi-hài-kịch chính là kẻ quái thai nhất là ông tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố qua xảo ngữ-điêu ngôn của ông là : "Việt Nam có dân chủ không đâu bằng !".

Không gian trung tính, vì không có thượng đế, không có thần linh, nhất là một không gian không để độc tài qua độc đảng xuất đầu lộ diện rồi làm mưa làm gió, vì không gian này biết tự trong sạch hóa, nó loại tham nhũng, nó xóa bất tài, vì nó biết độc đảng đẻ ra tham nhũng, và bất tài sinh ra bất lực trước các thử thách của phát triển, của tiến bộ, của văn minh. Chính cái độc tài của Đảng cộng sản Việt Nam song hành cùng cái bất tài của lãnh đạo, của cán bộ cũng vừa là đảng viên đã giải thích cái nghèo nàn, lạc hậu của một dân tộc, mà trong lịch sử trước đó không hề thua kém các dân tộc láng giềng, mà giờ đây phải đi làm lao nô, làm nô tì cho các nước lân cận trong tủi nhục.

Chính Đảng cộng sản Việt Nam bất tài và bất chính trong quản lý, nên nó bất tín với dân tộc, nên nó bất trung với tổ tiên, độc đảng phản dân chủ đã đưa Việt tộc tới một cuộc sống không nhân bản trong thể chế, không nhân văn trong văn hóa, ngày ngày xói mòn nhân phẩm Việt trong cái vô cảm ngay trong các quan hệ xã hội, vô tri ngay trong các sinh hoạt xã hội, vô giác ngay trong đời sống xã hội. Độc tài mà bất tài thì chắc chắn sẽ thất trách với tiền đồ của Việt tộc, trước Tàu tặc-Tàu nạn-Tầu họa-Tàu hoạn như hiện nay.

Bọn độc tài mà bất tài không bao giờ dám tổ chức hội thảo về dân chủ, không bao giờ dám tổ chức hội luận về nhân quyền, cho nên đừng trong chờ chúng tổ chức hội nghị về tự do đầu phiếu, tự do ứng cử, tự do trong tự quyết về số phận của công dân, của dân tộc, của đất nước. Tại đây, chuyện lẩn tránh và trốn né thảo luận để lý luận, lập luận để giải luận, tranh luận để trao luận là chuyện dể hiểu vì chúng luôn giấu diếm cái thô bỉ của độc tài, cái trơ trẻn của bất tài. Qua các cuộc nghiên cứu, điều tra, điền dả vào sâu các thể chế độc tài mà bất tài, các chuyên gia đã nhận ra là rất ít, rất hiếm các lãnh đạo của các quốc gia độc tài mà bất tài hiểu rành mạch về sinh hoạt xã hội, và đừng mong chờ chúng hiểu đầy đủ về sự thông minh của xã hội dân sự.

Chính xã hội dân sự là nơi tập trung các ý định, ý muốnlàm nên ý nguyện tạo nên ý lực trong đời sống xã hội, sinh hoạt xã hội, quan hệ xã hội. Vì chỉ có xã hội dân sự là đủ nhân bản dân chủ để làm rõ quốc gia là sở hữu của toàn dân, qua định chế dân chủ có ứng cử được hợp thức hóa bởi bầu cử. Chính quyền cũng là sở hữu của toàn dân, qua chính phủ được dân bầu, và dân kiểm tra qua pháp quyền. Chủ thể dân chủ định vị cho mọi công dân, vừa là chủ thể chính trị trong đầu phiếu, vừa là chủ thể của lịch sử qua các giai đoạn đoản kỳ, trung kỳ và trường kỳ của một dân tộc, lấy dân chủ làm nhân vị. Chính thể dân chủ tập hợp một dân tộc trong quy luật của một giai đoạn lịch sử dài, nơi mà công bằng, tự do, bác ái được hội tụ để hợp lực, lên đường để đưa một dân tộc tới bến bờ của bình đẳng trong tiến bộ, có nhân quyền trong văn minh của nhân bản.

Nhân bản dân chủ là hùng lực của lịch sử không những đã đưa thượng đế, thần linh, lẩn mê tín, dị đoan ra khỏi không gian của nhân quyền, mà nó loại cho bằng được cái độc tài màbất tài, cái tham quan để tham nhũng, chỉ vì tự do mà dân chủ đi tìm là tự do để tự quyếtsố phần của mình trong nhân thế, số phận của mình trong nhân sinh. Tự do để tự quyếtlàm nên cái tự tin trong tự chủ là nhân lý sẻ thắng bạo quyền, nhân đạo sẽ thắng tà quyền. Trong đó quốc gia vừa có đất nước, vừa có dân tộc, vừa có lịch sử, vừa có xã hội, vừa có công dân, vừa có phong trào, làm nên xã hội dân sự, được bảo vệ bởi không gian trung tính, bảo vệ được tính nhất thể của dân chủ trong tính hợp thể vì nhân quyền.

tao000

Đa nguyên luận

Dân chủ là một thể chế mà kẻ được trao quyền lực để thực hiện tam quyền phân lập thay thế nhân dân bầu ra mình trong nghị trường để bảo đảm các định đề của cộng hòa : tự do, công bằng, bác ái trên nền nhân quyền với ba hợp đồng ứng cử-bầu cử-thắng cử có thời hạn dưới sự kiểm tra của dân làm chủ. Trong chính sinh hoạt quyền lực, dân chủ tiếp thu sinh hoạt xã hội từ sản xuất tới tiêu thụ cùng lúc có năng lực hội nhập vào kinh tế thị trường, nếu kinh tế có đa năngđa hiệu về hàng hóa và trao đổi, thì quyền lực dân chủ cũng có đa tàiđa trí về tổ chức các sinh hoạt kinh tế và xã hội.

Ngay trong lý luận và thực hành, dân chủ dựa trên đa nguyên và không ngừng ở không gian giới hạn được khoanh vùng là đa đảng, mà đa nguyên chính là khả năng thích ứng, có từ đa lực sinh động của dân chủ trong đó vai trò của liên minh của các đảng phái với các công đoàn chỉ là một động lực, còn một động lực khác sâu rộng hơn đó là : xã hội dân sự. Sinh hoạt dân chủ là sinh hoạt hội trường trước khi là sinh hoạt nghị trường, trong hội trường của một tập thể, một cộng đồng, một quốc gia, giờ đã tới phạm vi của các châu lục tiến bộ, của toàn cầu hóa văn minh nơi mà con người có thể hội thoại đựơc qua hội đàm, hội luận, hội nghị, hội thảo…

Hội thoại chính là sự thông minh của đối thoại trong sinh hoạt dân chủ, có đối diện và có đối đáp vì có đối luận, nhưng không nhất thiết phải trở thành đối phương, không cần thiết phải là đối thủ, nên sinh hoạt dân chủ là sinh hoạt cẩn trọng để không biến đối phương, đối thủ thành kẻ thù, rồi thành tử thù. Trong độc đảng làm nên độc tài như tình hình của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay thì sự có mặt thường xuyên của thanh trừng để thanh toán nhau, để nắm độc quyền trên độc lộ để độc trị, nên nó chính là bộ máy sản xuất ra kẻ thù và luôn tái sản xuất quy luật tử thù. Hệ lụy của thanh trừng-thanh toán luôn có trong nội chất bất nhân thất đức của nó, vì nó bất chấp đạo lý tổ tiên Việt là phải ăn ở có hậu, tức là phải lấy nhân tâm để điều chế nhân tính, phải lấy nhân từ để điều khiển nhân lý, để nhân nghĩa mở cửa mà chỉ đường cho nhân đạo.

Dân chủ thì ngược lại, đó là khả năng chia sẻ nhân tâm nhân từ để tái tạo nhân nghĩanhân đạo. Chia sẻ nhân tâm nhân từ để tái tạo nhân nghĩanhân đạo, phải tuân theo ít nhất ba định đề của nhân sinh làm nên từ nhân trinhân trí : vai trò của luân lý biết tôn trọng nhau để bảo vệ công ích ; chức năng của kinh tế biết tổ chức sản suất để bảo đảm công bằng ; vị trí của lao động biết bảo vệ thành quả lao động bằng công minh.

Ba ba định đề này sẽ là tiền đề để phân định : "sân chơi", "trò chơi", "luật chơi" của dân chủ trên nền tảng của ba định luận về : công ích, công bằng, công minh. Chính các định đề, định luận này phải được xây dựng trên các quy luật được khách quan hóa trong sinh hoạt của dân chủ : tính vô vụ lợi của luật pháp, trong đó có luật lao động và luật xã hội ; tính toán khách quan dựa trên khoa học, giúp xã hội có thước đo chính xác ; tính đồng nhất của ngôn ngữ để thống nhất ngữ vựng, ngữ văn, ngữ pháp. Chính luân lý công ích, kinh tế công bằng, lao động công minh được trợ lực bằng luật pháp, khoa học trong ngôn ngữ thống nhất đã kiểm tra được ba hệ chủ yếu bảo đảm tính bền vững của một quốc gia, tính tiến bộ của một dân tộc : hệ lương (lương thiện, lương tâm, lương tri) trong đời sống xã hội ; hệ liêm (liêm khiết, liêm chính, liêm sỉ) trong quan hệ xã hội ; hệ sáng (sáng kiến, sáng lập, sáng tạo) trong sinh hoạt xã hội.

Khi nhận ra bộ ba : đời sống xã hội, quan hệ xã hội, sinh hoạt xã hội thì ta phải nhận ra : tổ chức lao động trong đời sống xã hội ; phân công lao động trong quan hệ xã hội ; hiệu quả lao động trong sinh hoạt xã hội. Phân tích này không hề trừu tượng, giải thích này không lý thuyết, nó cụ thể trong lịch sử cận đại của văn minh dân chủ, của văn hiến nhân quyền của Tây Âu và Bắc Mỹ. Phân tích này không hề mơ hồ, giải thích này không viễn vông, nó hiện hiện trong lịch sử hiện đại của văn minh dân chủ, của văn hiến nhân quyền của các láng giềng của Việt Nam : Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapour.

Chính luân lý công ích, kinh tế công bằng, lao động công minh được trợ lực bằng luật pháp, khoa học, kỹ thuật chính là tiền đề của tiến bộ làm nên từ văn minh dân chủ, văn hiến nhân quyền, mà tiền đề này đang bị thiêu rụi ngay trên thượng nguồn tại Việt Nam hiện nay trong hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn) đã sinh sản ra : hệ tham (tham quyền, tham quan, tham ô, tham nhũng) ; hệ bất (bất tài, bất lực, bất tín, bất lương) ; hệ gian (gian dối, gian trá, gian xảo, gian manh). Giữa dân chủ với độc tài, giữa nhân quyền với độc trị không hề là "cá mè một lứa" mà ngược lại là : "một trời một vực" !

Dân chủ bắt đầu bằng sự công nhận công bằng không những trên những chuyện đã có mà luôn cho những chuyện đang có trong hiện tại của dân tộc, và sẽ có trong tương lai của quốc gia, trong đó công bằng xã hội được bảo đảm bởi công lý làm nên công luật, tất cả được thảo luận bằng hội thoại qua đối thoại bằng luân lý với sự trợ lực của pháp luật. Khi hội thoại qua đối thoại, dân chủ chấp nhận và cho phát biểu để pháp triển sự khác biệt, tính đối kháng, tính nghịch lý để mở cửa rồi mở đường cho sự mâu thuẫn hoàn toàn chính danh vì chỉnh lý trong dân chủ để thực hiện đa nguyên, qua đa quyền lợi, đa giải đáp, đa chọn lựa… bằng quyết định bỏ phiếu, nơi mà thiểu số phục tùng đa số.

Tại đây, dân chủ có những định chế rõ ràng để thực hiện sức thông minh của nhân trí bằng sự tôn trọng lẫn nhau của nhân tri : Hội trường và nghị trường để hội tụ trong nghị luận các vấn đề không những phải làm trong hiện tại và cần làm trong tương lai. Hội trường và nghị trường để hội lý trên nền tảng của công bằng từ đề nghị tới thảo luận, từ quyết định tới hành động. Hội trường và nghị trường để hội luận trên sự phân biệt công ích và tư hữu, để phân loại quyền lợi và quyền hạn, để phân định lợi ích xã hội và tự do cá nhân.

Khi nghiên cứu về lịch sử của dân chủ có nguồn cội trên quê hương Hy Lạp là chiếc nôi của triết học về nhân quyền, có triết lý về nhân sinh, có triết luận về chính thể, thì hai chuyên gia về cổ sử, cổ triết của Hy Lạp đã giúp ta nhận ra tiến trình và tiến hóa của dân chủ. Vernant đã mô tả và giải thích sinh hoạt dân chủ bằng không gian dân chủ, nơi mà các nghị viên ngồi theo thế vòng tròn, có tâm điểm là nơi các nghị viên phải vào giữa mỗi khi muốn phát biểu, để lời nói của nghị viên được xem như công cộng giữa công chúng.

Và khi nghị viên trở lại chỗ ngồi của mình với vị thế ngoài trung tâm thì nghị viên đã trở lại tư thế cá nhân của mình. Détienne đã phân tích và phân giải sinh hoạt dân chủ bằng ngôn ngữ dân chủ nơi mà các nghị viên phát biểu không những bằng kinh nghiệm, bằng hiểu biết mà phải bằng truyền thông biết tuân thủ các phạm trù của hội thoại để tạo điều kiện cho đối thoại, để đa trí xuất hiện cùng đa lý, đa luận.

Kinh nghiệm dân chủ Hy Lạp trên cho ta thấy nội chất của dân chủ không phải là quyền mà là : lý luận để thuyết minh, lập luận để thuyết trình, giải luận để thuyết giảng, diễn luận để thuyết phục. Đây là cách xử lý hoàn toàn khác và ngược với hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn) lấy bạo làm quyền, gạt để giữ quyền, rồi lấy quyền triệt luận, cầm quyền này để diệt quyền kia, nên : cả vú lấp miệng em không có thảo luận, cá lớn nuốt cá bé không có hội luận, mạnh được yếu thua không có tụ luận.

Nên hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn) không có văn hóa của dân chủ qua thảo luận, văn minh của đa nguyên qua hội luận, văn hiến của nhân quyền qua tụ luận, vì bộ ba này của dân chủ biết chấp nhận nghịch lý vì biết tôn trọng đa lý. Khi ta nhận định dân chủ, đa nguyên, nhân quyền chính là văn hóa, văn minh, văn hiến thì ta sẽ hiểu vai trò của của bộ ba này trong giáo dục xã hội, trong giáo khoa quần chúng, trong giáo trình học đường để giáo dưỡng ngay từ tuổi nhỏ ba liên minh này : dân chủ, đa nguyên, nhân quyền chống bạo quyền, văn hóa, văn minh, văn hiến chống cuồng quyền, giáo dục, giáo khoa, giáo trình chống cực quyền.

Định chế dân chủ được xây dựng trong không gian một tập thể, một cộng đồng, một dân tộc không những có lịch sử với thời gian tính của nó mà có luôn sự phân loại để phân định rõ ràng ba có chế khác nhau trong sinh hoạt dân chủ : tập hợp chính trị là có chức năng giải quyết các vấn đề về công ích, tập hợp kinh tế là nơi đàm phán về các tư lợi cá nhân, tập hợp tôn giáo là nơi tín ngưỡng được tôn trọng nhưng phải ở ngoài tam quyền phân lập. Trong tiến trình hoàn thiện từ định chế tới các cơ chế của mình, sinh hoạt dân chủ luôn bị tác động, luôn gặp khó khăn, và luôn phải tìm cách vượt thoát hai trở ngại, vượt thắng hai loại lợi ích mâu thuẫn nhau, chống đối nhau : lợi ích tập thể mà các chuyên gia còn gọi tên là : lợi ích khách quan ; lợi ích cá thể mà các chuyên gia còn gọi tên là : lợi ích chủ quan.

Để dung hòa hai lợi ích này trong cùng một không gian dân chủ, để điều chế hai thực tế đối nghịch này trong cùng một không gian nhân quyền, thì sinh hoạt dân chủ đề nghị hai ưu tiên : ưu tiên cộng hòa trong tự do, công bằng, bác ái ; ưu tiên dân chủ trong đa nguyênnhân quyền. Chính sự tương tác giữa nhân quyềnđa nguyên là ưu tiên của mọi ưu tiên trong sinh hoạt dân chủ, để từ đây ra đời : định chế cho công dân, vì công dân, qua ba cơ chế : quyền được giáo dục và huấn nghiệp để thực hiện lợi ích đôi (lợi ích tập thể, lợi ích cá thể). Quyền được lao động và hành nghề mà không tạo ra bất công, không gây ra bóc lột. Quyền được bảo vệ sự thật vừa bằng chân lý của tri thức, vừa qua thảo luận với tha nhân, mà không sợ một bạo quyền nào truy diệt sự thật của mình khi sự thật được xã hội, quần chúng công nhận.

Tại đây, thảm họa sâu xa của Việt tộc từ khi Đảng cộng sản Việt Nam độc quyền trong độc đảng đã ngăn chặn và xóa bỏ ba tiến trình : cá nhân trở thành cá thể để nhận ra ba quyền : quyền được giáo dục và huấn nghiệp ; quyền được lao động và hành nghề ; quyền được bảo vệ sự thật. Cá thể trở thành công dân của cộng hòa trong tự do, công bằng, bác ái, của dân chủ trong đa nguyên nhân quyền. Công dân trở thành chủ thể trong chủ quyết về hiện tại, chủ đoán về tương lai, và chủ động mọi chọn lựa, mọi hành động để bảo đảm nhân quyền và nhân phẩm của mình. Hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn) khi tạo các trở lực để cá nhân, cá thể không thực sự trở thành công dân và chủ thể, thì ta phải nhận ra là hệ độc này vừa ngăn chặn tự do, công bằng, bác ái ; vừa ngăn cản dân chủ, đa nguyên, nhân quyền,nhân phẩm không hề là ưu tiên của nó.

Ngay trên thượng nguồn của dân chủ từ khi các lý thuyết gia đã phạm trù hóa định chế của nó để sinh hoạt dân chủ được vinh danh và thăng hoa trong xã hội, thì ta đã thấy vai trò của giáo dục trong phân tích của Montesquieu : giáo dục giúp cá nhân cởi bỏ được ích kỷ vụ lợi để nhận ra công ích tập thể. Giáo dục giúp cá thể yêu nước thương dân qua quý trọng lợi ích tập thể. Giáo dục giúp công nhân cởi bỏ được ích kỷ vụ lợi để nhận ra lợi ích chính trị là bảo đảm, bảo trì công ích tập thể. Giáo dục giúp công nhân làm rõ hoài bảo của nhân sinh muốn bảo vệ nhân phẩm của mình trong không gian chung của tập thể mà không quên không gian riêng của cá thể. Giáo dục giúp công nhân yêu nước thương dân bằng yêu luật trọng pháp trong đó công bằng là nền của công lý, công lý là mái nóc của công pháp.

Giáo dục về dân chủ phải đa dạng như sinh họat của nhân sinh, tại đây giáo dục về thể chế dân chủ qua định chế và qua cơ chế khác với giáo dục về sinh hoạt dân chủ qua đời sống kinh tế và quan hệ thương mại. Khi tách biệt được hai nội chất rất khác nhau của chúng, các chuyên gia về sinh hoạt dân chủ yêu cầu các chính quyền dân cử phải bảo vệ dân chủ, mà đạo lý đầu tiên là không để quyền lợi nhập vào quyền lực. Cụ thể các chính quyền này không thể để : những chủ nhân giàu đã nắm sức mạnh kinh tế, giờ lại nắm chính quyền ; những chủ thầu giàu trong thương mại, giờ lại nắm chính quyền ; những chủ đầu tư trong tài chính, giờ lại lại nắm chính quyền.

Vì khi quyền lợi đã nhập nội vào quyền lực, thì nó thí đi đạo lý của công bằng, thải đi đạo đức của giáo dục, có hai tư tưởng gia về sinh hoạt dân chủ đã phân tích sâu vào quá trình giáo dục về dân chủ. Rousseau đề nghị phải vô cùng cẩn trọng với cái giàu, và cái nhiều vì khi nó có mặt nó sẽ hủy cái tốt, diệt cái lành, cụ thể là xóa cái đức của dân chủ. Montesquieu đề nghị cũng phải cẩn trọng trước các lợi ích của cá thể bất chấp công ích xã hội, vì có sự xung đột giữa những cái ít, và cái nhỏ làm nên cái xấu, tạo ra cái tồi, để rồi diệt đi cái giáo của dân chủ.

Khi công nhận là có lòng tham không đáy của kẻ giàu, cùng lúc cũng thừa nhận là có cái tham không lường được của kẻ nghèo, thì giáo dục về dân chủ phải đi thêm một bước nữa để làm sáng tỏ một sức mạnh kinh tế có trong sinh hoạt dân chủ, đó là tự do thương mại. Nếu tự do thương mại là tự do trao đổi hàng hóa giữa các dân tộc, giữa các quốc gia, giữa các vùng miền, giữa các châu lục… thì động cơ của tự do thương mại rất tốt lành cho quan hệ quốc nội và quốc ngoại, cho quan hệ quốc tế, cho quan hệ liên vùng, liên châu lục. Nhưng nếu tự do thương mại là tự do mua gian bán lận, lại dựa trên sự bóc lột của kẻ giàu là chủ trên lưng, trên đầu kẻ nghèo là thợ với điều kiện lao động tồi, với lương bổng tục, thì phải kết án và đặc biệt cảnh giác về loại thương mại này, vì chính nó sẽ lén lút diệt dân chủ bằng bóng đêm bất công của nó.

Sự khác biệt sâu xa giữa các luận thuyết đã làm nên dân chủ cho Âu Châu từ thế kỷ thứ XVIII được gọi là thời đại của Ánh Sáng với các triết gia, tư tưởng gia, các chuyên gia với phân tích để phân loại của Khổng giáo. Tại Âu Châu, sinh hoạt dân chủ phân biệt rành mạch tự do thương mại qua hợp tác, hoàn toàn khác với tự do thương mại bằng bóc lột ; trong khi đó Khổng giáo áp đặt vị thứ xã hội : nhất sĩ, nhì nông, tam công, tứ thương, đã đẩy thương gia xuống đáy tổ chức xã hội, chỉ vì ngờ vực thương mại là sinh hoạt ăn không ngồi rồi trong mua gian bán lận, vì lấy buôn làm lãi mà không lấy công làm lời.

Lê Hữu Khóa

(31/08/2020)

 


[1] Tâm luận tìm sử luận, Anthropol-Asie xuất bản, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

---------------------


lhk0 Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille

Giám đốc Anthropol-Asie

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc

Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lê Hữu Khóa
Read 919 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)