Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Tư liệu

11/11/2020

6. Những nguy cơ đe dọa sự tồn tại của Đảng cộng sản Việt Nam

Đan Tâm

19. Sự kiện bất ngờ Covid-19 xuất hiện đúng thời điểm của quy luật Thucydides 

Biện pháp nặng nề nhất nhằm nhằm chấm dứt sự phụ thuộc ‘chuỗi cung ứng’ vào Trung Quốc là "Buộc Đảng cộng sản Trung Quốc chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc cho phép virus lây lan khắp thế giới".

chuoicungung1

Một cảng container tại Việt Nam. (Ảnh : Igor Grochev / Shutterstock)

Tình hình thế giới đang có nhiều biến động mà nhiều người cho là bất ngờ. Nhưng sự bất ngờ ghê gớm nhất đang ở rất gần phía trước. Bởi lẽ khi tiến trình chuyển biến – theo quy luật tự nhiên – tiến tới giai đoạn quyết định thì tiềm năng khổng lồ của tiến trình sẽ tạo nên những sự kiện mà không ai có thể ngờ được. 

Những sự kiện này sẽ thay đổi rất nhiều thói quen cố hữu của con người và làm cho cấu trúc của xã hội nhân loại dịch chuyển cho phù hợp với tiến trình tự nhiên đó. Theo lịch sử, tất cả những chuyển đổi thời đại thế giới trước đây đều luôn có những sự kiện bất ngờ đi trước và tiến trình biến chuyển hiện nay cũng không khác mấy. 

Người ta có thể nhìn thấy được tiến trình phát triển theo quy luật phát triển xã hội nhưng sẽ còn rất lâu để hiểu được nguyên nhân hay nguồn gốc vì sao quy luật đó vận hành theo tiến trình như vậy. Trong tiến trình phát triển của xã hội nhân loại, đã có những sự kiện đột ngột xuất hiện làm thay đổi nhanh chóng tận gốc rễ các trạng thái cũ để thay đổi tâm lý sống của con người làm cho con người tự sáng lập ra một xu hướng mới để tạo bối cảnh phát triển mới. Xu hướng này sẽ biến đổi thế giới theo một tốc độ rất nhanh chóng trong thời hiện đại. 

Học thuyết Nhân mãn của Malthus đã phù hợp với đại dịch "Cái chết đen" ở Châu Âu vào thế kỷ 14, làm thay đổi xã hội Châu Âu bớt phần độc đoán, kết thúc chế độ nông nô và lao động cưỡng bức, và từ đó tăng hiệu suất lao động kéo theo sự hiệu quả của vận động xã hội. Sự kiện tiếp theo là nhờ khả năng cải thiện hiệu suất lao động ngày càng tốt hơn khi khoa học kỹ thuật (cơ khí) bùng nổ trong thế kỷ 18. 

Tuy vậy, hiệu quả của sự kiện nầy đã dẫn đến phong trào thuộc địa hóa rộng khắp mà đỉnh cao là chủ nghĩa diệt chủng của phát xít quân phiệt trong Thế Chiến I & II (1924-1945). Sau Thế chiến I & II thế giới đã phát triển nhanh và tốt đẹp hơn trước khá nhiều và bước vào trạng thái toàn cầu hóa từ 1990. 

Nhưng trạng thái toàn cầu hóa trong suốt 30 năm qua nầy đã đi tới đoạn cuối – giai đoạn với đủ thứ trục trặc làm cho hiệu quả vận động xã hội không đáp ứng được nhu cầu phát triển, buộc phải thay đổi rất nhiều cấu trúc xã hội để tiếp tục phát triển, vượt qua những bất ổn. 

Một sự kiện bất ngờ nữa là dịch bệnh Vũ Hán 2019 kéo theo phong trào bất tín nhiệm Trung Quốc trong năm 2020 nầy và làm tăng tốc sự thay đổi thế giới thành một nền "toàn cầu hóa mới". Sự phát sinh dịch bệnh nầy & sự bộc lộ rõ rệt những hành xử nguy hiểm của Đảng cộng sản Trung Quốc không phải là ngẫu nhiên, mà là kết quả thuần túy theo quy luật khoa học chính trị "thế giới phải thay đổi khi thế lực mạnh thứ hai – Trung Quốc – muốn đứng lên lật đổ trật tự thế giới đang do thế lực mạnh nhất – Mỹ – lãnh đạo". 

Thế giới cũng đang hợp lại để truy tìm nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán, một khi sự việc được làm rõ, các quan chức của Đảng cộng sản Trung Quốc sẽ phải đối mặt với các tội danh ‘tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người’. Dư luận quốc tế cũng đã nhắc đến đợt bùng phát virus thứ hai tại chợ bán buôn Tân Phát Địa ở Bắc Kinh. 

Các chuyên gia đều chế giễu Đảng cộng sản Trung Quốc bằng cách tuyên bố rằng, dịch bệnh nằm trong tầm kiểm soát và đã khống chế được, nhưng các khu vực có nguy cơ cao và trung bình ở Bắc Kinh vẫn không ngừng gia tăng và dịch bệnh đã lan ra 10 quận trong thành phố nầy. Gần đây, trình tự 3 bộ gen virus do chính phủ Trung Quốc công bố đều được phát hiện có mang chủng đột biến D614G. Về vấn đề này, kênh truyền thông đại lục Caixin đã trích dẫn quan điểm của các nhà nghiên cứu, cho rằng virus corona Vũ Hán đã bị đột biến. 

Tính đến tháng 5 năm nay, 70% số virus Corona mới đều là các chủng có chứa D614G, nó đã trở thành "chủng virus xu thế đột biến" trên toàn cầu. Đột biến D614G có thể làm khả năng lây nhiễm của virus tăng gấp đôi, hoặc cũng có thể làm tăng lượng virus trong cơ thể bệnh nhân và tăng nguy cơ tử vong. Lần này Bắc Kinh trở thành trung tâm của đợt bùng phát thứ hai, chính là hậu quả của việc Đảng cộng sản Trung Quốc gấp rút mở "Lưỡng hội" nhằm khoe khoang thành tích điều hành quốc gia và che giấu dịch bệnh. 

Dòng chảy thời đại đã và đang sử dụng chính sức mạnh của nước Mỹ để tăng tốc thế giới nhằm vượt qua những rào chắn độc tài toàn trị đang ngăn cản dòng chảy nầy từ nhiều năm qua. Nhờ vậy tổ chức WTO sẽ hiệu quả hơn vì chỉ có Mỹ mới đủ sức đơn phương tác động lên các định chế đa phương để đưa đến những sự cải tổ cần thiết làm cho những cấu trúc đa phương hiệu quả hơn, giúp thế giới vượt qua được những trục trặc nguy hiểm trong sự vận hành toàn cầu hóa cũ vốn đã bị Trung Quốc thao túng trong suốt thời gian 30 năm qua. 

Chưa nói đến những cáo buộc của Mỹ về việc Trung Quốc lợi dụng những yếu kém của tổ chức WTO để tạo lợi thế nguy hại, chỉ cần nhìn vào thực tế của việc thực hiện phương châm của Tổ chức thương mại lớn nhất thế giới này là mở ra cơ hội gia nhập thương mại toàn cầu cho các quốc gia để các quốc gia này thúc đẩy thịnh vượng, dân chủ, phát triển con người không chỉ cho chính mình mà cho cả thế giới, thì sẽ thấy sự thất bại đến mức thất vọng của WTO. 

Rất nhiều nước sau khi gia nhập WTO đã dùng nó để gia tăng quyền lực kinh tế cho chính quyền, từ đó củng cố vị thế chính trị của mình để thui chột sự phát triển dân chủ, thậm chí là xâm phạm Nhân quyền nặng nề hơn. Điển hình vẫn là Trung Quốc và những quốc gia ủng hộ đường lối chính trị độc đoán của Trung Quốc. Một định chế quốc tế khổng lồ mà chỉ có hiệu quả trên thực tế là làm gia tăng phát triển nghiêng lệch về phía kinh tế, không hoàn thành vai trò đối với dân chủ và con người thì nó không chỉ là thiếu hiệu quả mà còn nguy hiểm vì vô tình thúc đẩy cho chiến tranh. Mỹ đã rung lắc WTO rất dữ, đòi hỏi những cải tổ mạnh mẽ và cũng nhận được những sự ủng hộ quan trọng từ EU, G7. 

Nhưng tiến trình cải tổ này vẫn rất chậm chạp trước năm 2020. Ngày nay tốc độ này sẽ nhanh hơn nhờ nạn dịch Covid-19. Mỹ đã rút khỏi tổ chức Y Tế Quốc Tế WHO và ngừng tài trợ cho tổ chức này vì nghi rằng nó đang hỗ trợ sai trái cho Trung Quốc. Những bê bối của WHO sắp tới đây sẽ hiển lộ rõ ràng không thể chối cãi. 

Từ đó thế giới cũng dễ dàng thấy tính cấp thiết của việc cải tổ tận gốc không chỉ WHO mà cả WTO, loại trừ những cách can thiệp sai trái từ những quốc gia như Trung Quốc. Thẳng thắn mà nhìn nhận thì sẽ thấy rằng nhiều tổ chức quốc tế của Liên Hiệp Quốc chẳng làm được gì mấy so với tôn chỉ của mình. Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc chẳng hạn, khoảng 20 năm qua chẳng thúc đẩy được bao nhiêu sự tôn trọng Nhân quyền, hầu hết là thất bại ở những nơi có sự xâm phạm rõ rệt Nhân quyền. 

Nhiều năm qua Hội đồng này còn trở thành nơi của nhiều quốc gia xâm phạm Nhân quyền nặng nề nhảy vào để chứng minh thành tích "vì Nhân quyền" của mình, là nơi để các quốc gia và khu vực chia chác ghế với nhau theo nhiệm kỳ. Mỹ rút khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là một lời cảnh báo cần thiết. Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cũng sẽ phải cải tổ để có thể thực sự bảo vệ hiệu quả Nhân quyền cho thế giới. 

Những tổ chức khác có liên quan đến trách nhiệm hỗ trợ, thúc đẩy và bảo vệ Nhân quyền cũng sẽ phải thay đổi để đảm bảo hiệu quả trách nhiệm này. Sau đó là cả Liên Hiệp Quốc cũng phải được cải tổ. Những đóng góp to lớn của Liên Hiệp Quốc từ sau Thế chiến II thì không thể phủ nhận, nhưng nhiều cách vận hành của Tổ chức này đã quá lỗi thời, nhất là cơ chế quyết định của Hội đồng Bảo An với quyền phủ quyết của 5 nước thành viên thường trực và nguyên tắc "không can thiệp vào công việc nội bộ" ghi trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Sau cuộc chuyển đổi thời đại đang xảy ra hiện nay thì sự sụp đổ của những nhà nước độc tài không tôn trọng quyền con người sẽ hiện ra nhanh chóng. Hơn nữa, các thiết chế độc tài là nguồn gốc quan trọng của những yếu kém làm cho thế giới vận động trục trặc, kém hiệu quả trong hơn 30 năm qua (1990-2020). Covid-19 và Đảng cộng sản Trung Quốc là 2 tác nhân đang thay đổi cấu trúc và trật tự cũ đó. 

Trong tháng 8/2020 nầy truyền thông quốc tế có thêm sự kiện rò rỉ xác nhận Bắc Kinh đã sửa đổi & thanh lọc số liệu Coronavirus trong phòng thí nghiệm vi sinh học Vũ Hán (The Wuhan Institute of Virology) từ cuối năm 2019 để che giấu thế giới về dịch bệnh, gây cho hơn 1 triệu người chết trên toàn cầu trong số 25 triệu người nhiễm Covid-19 hiện tại, theo chuyên gia Robert Potter. 

Ông Robert Potter là chuyên gia an ninh mạng (The Sun – Sky News Australia) cho biết kết quả phân tích dữ liệu rò rỉ cho thấy "sự khác biệt to lớn" với dữ liệu được Trung Quốc cung cấp cho Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Nó cho thấy cơ sở dữ liệu này đã bị Đảng cộng sản Trung Quốc "thanh lọc" và thay đổi số liệu thực tế về Covid-19 tại Trung Quốc. Đây là cũng là kết luận của Giáo sư Christopher Balding từ Đại học Fulbright Việt Nam, khi cho biết vụ rò rỉ dữ liệu cho thấy Trung Quốc đang "ngụy tạo số liệu của chính họ". 

Hiện giờ, dịch bệnh đã lây nhiễm cho gần 25 triệu người và sát hại hơn 1 triệu người trên thế giới. Ông Potter còn cho biết các dữ liệu không ăn khớp lọt ra sau khi một chuỗi mật khẩu có liên kết với Viện Vi-rút học Vũ Hán (WIV) bị rò rỉ trên mạng, và giải thích rằng phần lớn cơ sở dữ liệu gồm 640.000 mục đăng nhập dường như đã bị xóa trước một ngày nhất định, và số ca nhiễm "qua từng ngày" đã bị bóp méo. 

Trong khi đó, Giáo sư Balding từ Đại học Fulbright Việt Nam cho rằng "Việc giả mạo số liệu phục vụ cho mục đích riêng cũng như các mục đích bên ngoài của Bắc Kinh". Ông Potter thừa nhận hiện có một nhóm đang nghiên cứu để tìm cách trích xuất "số liệu thực" từ độ sâu của cơ sở dữ liệu đã bị Trung Quốc thanh lọc. Ý đồ che giấu dịch bệnh, chậm công bố thông tin để đầu cơ vật tư y tế nhằm trục lợi, ngăn chặn WHO công bố đại dịch và cảnh báo đi lại, nhằm làm cho thế giới phải suy yếu trước "Trung Quốc mộng" của Trung Quốc. 

Và bây giờ Trung Quốc lại bất chấp Đại hội đồng y tế thế giới đã thông qua nghị quyết điều tra độc lập và toàn diện về dịch Covid-19 – nghị quyết được bảo trợ bởi EU và 100 nước khác – có lẽ Trung Quốc vẫn không nghĩ ra rằng từ cuộc điều tra này, cả thế giới sẽ dấy lên phong trào tìm hiểu và đào xới lên rất nhiều sự thật nguy hiểm khác về định chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc. 

Sự mê muội của "chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc" của Đảng cộng sản Trung Quốc và "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" của Đảng cộng sản Việt Nam là mảnh đất tốt cho các chính trị gia độc tài, giả dối, đạo đức giả, gieo rắc những thứ xấu xa làm cho thế giới gặp phải nhiều trục trặc và kém hiệu quả. Do đó chính nó sẽ phải bị thảm bại và bị loại trừ hầu hết sau năm bản lề đang chuyển đổi 2020 nầy, để nhân loại đi vào kỷ nguyên toàn cầu hóa mới hòa bình, thịnh vượng và dân chủ hơn so với thế giới toàn cầu hóa cũ trước năm 2020. 

Tốc độ thay đổi nhanh chóng của các bản lề thời đại trước đây là thập kỷ, nhưng trong thế giới hiện đại bây giờ thì chỉ khoảng một vài năm thôi. Covid-19 đã chứng minh một cách vững chắc rằng tính chất của toàn cầu hóa mới là khi vấn đề nảy sinh ở đầu này của bán cầu có thể tác động tức thì đến đầu kia của nửa bán cầu, tương tự như những tác nhân khoa học về khí hậu và môi trường sống. 

Chuyện giấu giếm sự thật về virus và xâm phạm nhân quyền đối với bác sĩ Lý Văn Lượng không thể xem là chuyện nội bộ của Trung Quốc được nữa. Nếu thế giới có những cơ chế để can thiệp nhằm đảm bảo thông tin và bảo vệ hiệu quả nhân quyền thì có lẽ đại dịch Covid-19 đã không xảy ra mà sẽ được cả thế giới chung tay dập tắt nó từ trong trứng nước. Hiện nay đại dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến khó lường cho đến khi có vắc-xin. 

Mặc dù mùa hè nắng nóng nhưng coronavirus không hề biến mất mà vẫn lây lan mạnh trong các cộng đồng dân cư. Tính đến hôm nay đã có gần 25 triệu người bị nhiễm bệnh trên toàn thế giới với hơn 1 triệu người tử vong. Mỹ vẫn đứng đầu với gần 5 triệu ca nhiễm và hơn 200.000 người chết. Nhiều chuyên gia cảnh báo một làn sóng lây nhiễm thứ hai sẽ xuất hiện với hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều so với hồi đầu năm. Thiệt hại mà Covid-19 gây ra cho thế giới là rất lớn và chưa dừng lại. 

Cuộc khủng hoảng Covid-19 này là vô cùng nghiêm trọng đối với thế giới, đặc biệt là các nước nhập khẩu nhiều hàng hóa từ Trung Quốc như Mỹ, Châu Âu (EU), Nhật… Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa trên thế giới sẽ giảm mạnh vì khó khăn kinh tế và sự thay đổi về tâm lý. Người dân sẽ sống chậm lại thay vì mua sắm và chi tiêu tràn lan như trước Covid-19. Các ngành nghề về dịch vụ sẽ rất khốn đốn. Hàng trăm triệu lao động trên khắp thế giới bị mất việc. 

Sẽ không có thuốc chữa cho nền kinh tế thế giới dù có bơm bao nhiêu tiền đi chăng nữa. Thế giới chỉ có thể hồi phục dần dần sau những cố gắng kiên trì trong nhiều năm. Hôm 23/08/ 2020, Tổng thống Trump & nhóm chuyên gia ủng hộ đưa ra một chương trình hoạt động hết sức ngặt nghèo cho Trung Quốc dưới tên "Fighting for You" nhằm chấm dứt sự phụ thuộc ‘chuỗi cung ứng’ vào Trung Quốc, bằng nhiều biện pháp. Nhưng biện pháp nặng nề nhất lại là "Buộc Đảng cộng sản Trung Quốc chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc cho phép virus lây lan khắp thế giới".

***********************

20. Đặc tính của Thế giới Toàn cầu hóa mới từ năm 2020

Các nước văn minh đang lấy "Hệ sinh thái Internet và Trí tuệ nhân tạo mới" cho công việc và cuộc sống làm phương tiện để thực hiện "Kinh tế Trọng tâm vì con người" chứ không phải vì sự tồn tại của thể chế hay đảng phái. 

chuoicungung2

Theo tác giả Đoàn Hưng Quốc của VNTB thì trong vòng 4 năm cuối 2015-2019 của kỷ nguyên toàn cấu hóa cũ, trào lưu dân tộc chủ nghĩa và dân túy cánh hữu đồng loạt nở rộ nắm các chính quyền dân cử từ Đông sang Tây, do bởi :

 1. Toàn cầu hóa cũ và điện toán hóa dây chuyền sản xuất đã tạo ra hố sâu giàu nghèo giữa một bên là giới trung lưu cấp thấp và công nhân thợ thuyền đánh mất công ăn việc làm khi công ăn việc làm được tự động hóa hay các nhà máy hãng xưởng di dời sang Á Châu. Và bên kia gồm những chuyên viên sống trong các đô thị lớn miền duyên hải cùng giới tinh hoa ưu tú (elite) hưởng lợi lộc nhờ vào kiến thức chuyên môn và thương mại toàn cầu. 

2. Trật tự thế giới tự do (liberal world order) do Mỹ lãnh đạo từ sau Chiến Tranh Lạnh bị hai lần tổn thương khi Hoa Kỳ sa lầy thảm hại trong cuộc chiến Việt Nam và cuộc chiến Iraq, rồi sau đó mô hình phát triển kiểu Mỹ (Washington consensus) làm bùng nổ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 do thiếu kiểm soát thị trường tự do.

Đương kiêm Tổng thống Mỹ, Donald Trump và một số đông dân chúng Mỹ ngày nay phản đối khuynh hướng quốc tế hóa (internationalism), chống lại việc Mỹ làm sen đầm quốc tế (interventionalism) trước đây, và chống các hợp tác quốc tế như NATO, WTO và TPP nếu bất lợi cho Hoa Kỳ. Trump cũng còn ủng hộ Brexit của Anh và cùng Đông Âu chống EU và Brussel độc đoán. Các phong trào dân túy ở Nam Âu giận dữ đòi tách ly ra khỏi khu vực Eurozone để không bị nước Đức chèn ép.

3. Đại chúng hóa thông tin nhờ điện thoại cầm tay và mạng xã hội đã làm thay đổi sinh hoạt của nhân loại. Những nước như Hoa Kỳ trước đây tự do nhưng sự chọn lựa được gạn lọc chỉ trong hai hay ba quan điểm bởi giới tinh hoa như chống hay theo Walter Cronkite (đài CBS) trong chiến tranh Việt Nam và chống hay ủng hộ Martin Luther King về phong trào Dân Quyền (Civil Rights). Ngày nay ai ghét Trump thì nghe CNN ; thân Trump cứ theo dõi Fox News ; không thích xem Tivi lại lấy tin tức từ Facebook hay YouTube ; không muốn đọc báo Mỹ cứ chọn The Economist (Anh) hay Sputnik News (Nga).

Nền dân chủ thật khó sinh hoạt trong khung cảnh ồn ào hỗn loạn (cacophony) khi đám đông tụ họp lại theo nền chính trị bản sắc (identity politics – bản sắc nơi đây không giới hạn vào màu da, giới tính mà gồm những người cùng chia xẻ một quan điểm bảo thủ hay cấp tiến) để loại trừ (cancel culture) lẫn nhau mà không thể nào đạt đến sự tương nhượng và đồng thuận.

Cách mạng công nghệ 4.0

Sự xuất hiện của cách mạng công nghiệp 4.0 và AI đang mở ra những khả năng phát triển hoàn toàn mới, cho phép giải quyết ngày càng hiệu quả hơn những mâu thuẫn hay những vấn đề (dù là do con người hay do thiên tai, hoặc do các yếu tố trong tự nhiên khác) đang thách thức cuộc sống của con người nói chung và của mỗi quốc gia nói riêng.

Trong thế giới hôm nay, một quốc gia có thể chế chính trị và có con người làm chủ được những tiến bộ và thành tựu mới này của văn minh nhân loại, sẽ luôn luôn giành được những thành tựu phát triển mới, sẽ có khả năng tốt hơn để thăng tiến và đồng thời có thể dấn thân cao hơn cho sự tiến bộ chung của cộng đồng các quốc gia.

Đảng cộng sản Việt Nam không có khả năng thích ứng với tiến bộ nầy, bằng chứng là 30 năm qua họ đã làm cho Việt Nam phát triển không bền vững (unsustainable development), nếu không muốn nói là "phát triển bệnh hoạn" (ill development). Chính vì lý do đó mà Đảng cộng sản Việt Nam phải chịu thêm nguy cơ tụt hậu nầy. 

Cấu trúc tổng thể và toàn diện cho quá trình toàn cầu hóa mới về kinh tế thế giới hiện nay đang đặt ra cho mọi quốc gia những thách thức hoàn toàn mới, đòi hỏi mỗi quốc gia và mọi công dân của nó phải thay đổi toàn diện để tạo ra cho mình khả năng thích nghi mới và khả năng phát triển mới trong thế giới thời hậu dịch bệnh Covid-19.

Hơn nữa, Thực tế này đòi hỏi mỗi quốc gia phải tăng cường hơn bao giờ hết sức mạnh nội trị làm nền tảng gốc trên cơ sở ra sức phát huy sức mạnh của thể chế chính trị dân chủ – và đặc biệt là phát huy vai trò con người của quốc gia mình, để quốc gia có đủ trí tuệ, khả năng, bản lĩnh và thực lực ứng phó có hiệu quả với mọi tác động của những yếu tố bên ngoài chẳng hạn như đại dịch Covid-19.

Vì vậy phát huy thể chế chính trị dân chủ để phát huy được ở mức cao nhất vai trò con người (bao gồm 2 vế là thực thi quyền con người – human right, và nâng cao quyền năng của con người – people empowerment) là con đường tạo ra sức mạnh cốt lõi của mỗi quốc gia, nhưng lại là nguy cơ lớn lao cho thể chế độc tài toàn trị xã hội chủ nghĩa.

Giới tinh hoa hồng hơn chuyên

Trách nhiệm nặng nề xây dựng nên một thể chế chính trị như vậy cho quốc gia trước hết đặt lên vai giới tinh hoa và giới trí thức của quốc gia, thông qua những cuộc vận động xã hội khai dân trí và những cải cách chính trị – kinh tế phù hợp. Trong toàn bộ quá trình vận động này, lấy phát triển kinh tế bền vững và những tiến bộ đạt được trong cải thiện và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của đông đảo các tầng lớp nhân dân làm động lực thực hiện công cuộc cải cách để phát triển.

Cụ thể hơn, đây là quá trình vận dụng những kiến thức và khả năng mới nhất của thành tựu văn minh nhân loại hôm nay cho xây dựng và phát triển hệ thống rường cột quốc gia – bao gồm kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự – thích nghi được và theo kịp những đòi hỏi mới của thế giới thời hậu đại dịch Covid-19. Lấy thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình làm nguyên tắc cho mọi hoạt động kinh tế, chính trị và xã hội của đời sống đất nước.

Quán tính của cộng sản nói chung và Đảng cộng sản Việt Nam nói riêng không đủ điều kiện trí tuệ, tầm nhìn, tư duy và nhân sự để thực hiện chiến lược nầy, bởi lẻ sách lược xã hội chủ nghĩa cứng ngắt và không thể thay đổi, kèm theo là việc Đảng cộng sản Việt Nam xem cải cách là chướng ngại của xã hội chủ nghĩa. Trong thế giới mở của thời đại thông tin hôm nay, các nước đang phát triển có nhiều điều kiện hơn bao giờ hết để thực hiện sự thay đổi mang tính đổi đời cho quốc gia mình, để tạo ra sức mạnh cốt lõi như vừa trình bầy trên.

Nhưng điều kiện đầu tiên là giới tinh hoa và trí thức của quốc gia phải ý thức được sức mạnh cốt lõi nhất thiết phải xây dựng này và có ý chí theo đuổi và thực hiện. Nhưng Đảng cộng sản Việt Nam lại không thể đáp ứng điều kiện nầy vì suốt 70 năm qua họ đã điều kiện hóa đảng viên và bộ máy công quyền thành tập đoàn "hồng hơn chuyên" !

Covid-19

Đại dịch Vũ Hán 2019 đã làm cho mặt nạ của Đảng cộng sản Trung Quốc rách nát và làm lộ ra rất nhiều yếu kém của tất cả mọi quốc gia, của những cách thức thế giới vận hành theo toàn cầu hóa cũ, của những định chế và tổ chức quốc tế vốn đã lỗi thời và kém hiệu quả trong một thế giới toàn ngày càng minh bạch và hổ tương nhau nhiều hơn. Minh chứng là virus Covid-19 (Sars-Cov-2) đã lan tỏa ra khắp thế giới trong thời gian cực ngắn từ một chấm nhỏ không được xử lý tốt ở Vũ Hán tại Trung Quốc.

Trong lịch sử mà con người ghi nhận được trên thế giới, chưa từng có một trận dịch nào hoặc sự lây lan vấn đề nào đó có tốc độ khủng khiếp như dịch Covid-19. Virus không quan tâm đến ý muốn chủ quan của con người, nó chỉ dựa vào thực tế môi trường liên kết của con người đã phẳng và ngày càng phẳng hơn để thúc đẩy sự tiến hóa hiệu quả cho chính con virus.

Đại dịch Covid-19 đã dạy cho các nhà lãnh đạo thế giới bài học về tinh thần hợp tác quốc tế để tránh những tai họa chung của loài người. Những trường hợp khẩn cấp xảy ra trên thế giới trong tương lai có thể được thu xếp, quản lý khéo léo, dễ dàng hơn cho mục tiêu toàn cầu hóa mới. Toàn cầu hóa mới là một xu thế theo quy luật phát triển xã hội tự nhiên nên sẽ không phụ thuộc vào ý muốn của người này người kia, quốc gia này hay quốc gia nọ.

Nước Mỹ đang đi đầu trong việc thúc đẩy những cách thức để giải quyết các trục trặc của thế giới, làm cho sự vận hành toàn cầu hóa mới tốt hơn 30 năm toàn cầu hóa cũ trước đây. Rút bớt chuỗi sản xuất ra khỏi Trung Quốc, chuyển đến Mỹ hoặc các nước khác là một cách đúng đắn và lành mạnh để làm cho thế giới toàn cầu hóa bớt lệ thuộc nguy hiểm vào Trung Quốc để chuỗi cung ứng của thế giới cân bằng và công bằng hơn.

Trung Quốc đã khai thác quá nhiều yếu kém của các định chế toàn cầu hóa cũ để tạo ra lợi thế cho mình và sử dụng lợi thế đó một cách nguy hiểm cho hòa bình thế giới, cho sự tôn trọng và bảo vệ Nhân quyền kể cả quyền con người cho nhân dân Trung Quốc. Tinh thần bài Trung đúng đắn là không phải nhằm vào người Trung Quốc hay nước Trung Quốc, mà là bài bác cách hành xử không thượng tôn trọng Nhân quyền, đạo đức giả, nói một đàng làm một nẻo, chủ nghĩa dân tộc cực đoan thúc đẩy tham vọng bá quyền, bắt nạt nước nhỏ, độc tài giả dối và bưng bít sự thật của Đảng cộng sản Trung Quốc – những thứ mà nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc không chỉ nuôi dưỡng trong nước mình mà còn nỗ lực "xuất khẩu" chúng ra khắp thế giới để có được một môi trường toàn cầu hóa theo ý muốn của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Đáng sợ là họ đã phần nào làm được như vậy nhờ vào tiềm lực kinh tế khổng lồ và từ sự lao động miệt mài của hơn 1 tỷ dân Trung Quốc mấy mươi năm qua. Các "giá trị" mà họ cổ súy không chỉ ảnh hưởng đến các nước nghèo, độc tài và tham nhũng mà còn len lỏi đến một số nơi ở Châu Âu và cả ở Mỹ.

Nếu không có sự đi đầu dũng cảm của Mỹ khi quay ngược chiều chính sách Nixon-Kissinger đối với Đảng cộng sản Trung Quốc kể từ năm 2020 nầy thì có lẽ sự lây lan của "dịch độc tài" đã lan rộng hơn rất nhiều do Đảng cộng sản Trung Quốc khai thác hệ thống toàn cầu hóa cũ. Giờ thì nạn dịch "xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc" này bị dịch Covid-19 giáng cho một đòn chí tử.

Cuộc điều tra quốc tế độc lập về Covid-19 sẽ còn mất nhiều thời gian, sẽ dẫn đến cáo buộc chính thức của nhiều chính phủ sẽ đủ để thế giới "giãn cách thương mại" với Trung Quốc, không chỉ cấp quốc gia mà cả ở cấp độ cá nhân. Người ta trên khắp thế giới sẽ giảm tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ Trung Quốc. Khi mức độ giảm chỉ cần đến 20% thôi thì người dân Trung Quốc sẽ có thái độ chống đối Đảng cộng sản Trung Quốc mạnh mẽ hơn. Đây là cách sử dụng phương tiện hòa bình để tháo ngòi nổ chiến tranh theo quy luật hòa bình. 

Đọ sức giữa tự do và độc tài

Một đặc tính nữa của kỷ nguyên toàn cầu hóa mới từ năm 2020 nầy là cuộc đọ sức giữa tự do và độc tài mà quân đội Mỹ đã sẵn sàng đọ sức giữa hai thể chế, theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Ngày 24/08/2020, trong một bài viết của mình đăng trên Wall Street Journal,

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper bày tỏ, thế giới đã bước vào kỷ nguyên mới của cuộc chạy đua vũ trang của hai thể chế, một bên là trật tự quốc tế tự do và cởi mở của phương Tây, một bên là thể chế độc tài của chính quyền đảng Cộng sản Trung Quốc (tiêu đề tiếng Anh : The Pentagon Is Prepared for China. The PLA serves Beijing’s authoritarian goals. The U.S. and our allies are ready to defend every front).

Ông Esper viết rằng, ngày 01/08/2020, khi Đảng cộng sản Trung Quốc kỷ niệm 93 năm ngày thành lập "giải phóng quân", ông Tập Cận Bình – Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, một lần nữa kêu gọi phát triển quân đội Đảng cộng sản Trung Quốc thành quân đội hàng đầu thế giới và có khả năng thúc đẩy hơn nữa các chương trình nghị sự của Đảng cộng sản Trung Quốc ở nước ngoài. Quân đội Đảng cộng sản Trung Quốc tuyên bố công khai rằng đến năm 2035 họ sẽ hoàn thành hiện đại hóa quân đội, đến năm 2049 xây dựng thành công quân đội đứng đầu thế giới.

Kế hoạch hiện đại hóa toàn diện của nó bao gồm một kho súng ống đạn dược cùng tên lửa đạn đạo lớn mạnh, một tập hợp các năng lực tác chiến điện tử, không gian và mạng lưới internet tiên tiến. Nó cũng bao gồm việc triển khai trí thông minh nhân tạo để tăng cường kiểm soát độc tài đối với người dân Trung Quốc. "Bài phát biểu của ông ấy (Tập Cận Bình) đã nhắc nhở chúng ta một cách rõ ràng rằng chúng ta đã bước vào một kỷ nguyên mới của cuộc cạnh tranh toàn cầu giữa một trật tự quốc tế tự do và cởi mở với thể chế độc tài của Bắc Kinh", ông Esper viết.

Bài báo nói rằng quân đội Đảng cộng sản Trung Quốc không phụng sự đất nước giống như quân đội Hoa Kỳ, càng không nói đến chuyện phục vụ Hiến pháp, mà nó chỉ chuyên phục vụ Đảng cộng sản Trung Quốc. Một đội quân hùng mạnh sẽ giúp Đảng cộng sản Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng đẩy hệ thống quốc tế ngả về phía Trung Quốc. Đó là một hệ thống quốc tế với các chính sách kinh tế và ngoại giao bất lợi đối với lợi ích của Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Mỹ.

Bài viết nói rằng, thế giới (phương Tây) phải bắt tay nghiên cứu về việc hiện đại hóa quân đội của Đảng cộng sản Trung Quốc và làm tốt công tác chuẩn bị ứng phó và kiềm chế nó — giống như Hoa Kỳ và phương Tây đã nghiên cứu và ứng phó với các lực lượng vũ trang của Liên Xô trong nửa sau của thế kỷ 20. Vì vậy, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ phải đưa ra phản ứng toàn diện với Đảng cộng sản Trung Quốc. Bài viết nói rằng việc Đảng cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh vào việc tiến hành nhồi sọ tư tưởng, hiện đại hóa và tăng cường kiểm soát đối với quân đội cho thấy rằng người lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc coi quân đội là cốt lõi để thực hiện mục tiêu của họ.

Mục tiêu quan trọng nhất trong số những mục tiêu này là định hình lại trật tự quốc tế, phá hoại các quy tắc đã được thừa nhận trên toàn cầu, đồng thời bình thường hóa chủ nghĩa độc tài, và giúp Đảng cộng sản Trung Quốc ép buộc các nước khác phải đáp ứng điều kiện của Trung Quốc và phá hoại chủ quyền của các nước khác. Những hành động này của Đảng cộng sản Trung Quốc đã thúc đẩy Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra phản ứng toàn diện và đẩy nhanh việc thực hiện "Báo cáo Chiến lược Quốc phòng".

"Báo cáo Chiến lược Quốc phòng" hướng dẫn Hoa Kỳ điều chỉnh và hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của mình, trong đó Đảng cộng sản Trung Quốc là mục tiêu chính trong cuộc chạy đua vũ trang của Hoa Kỳ. Ông Esper đã phân tích và trình bày 3 phương cách để quân đội Hoa Kỳ áp chế Đảng cộng sản Trung Quốc như sau :

- Trước hết là có một lực lượng có khả năng cạnh tranh, uy hiếp và giành chiến thắng trong tất cả các lĩnh vực trên biển, trên bộ, trên không cũng như trên tất cả không gian mạng. Ngũ Giác Đài hiện đang đầu tư vào các năng lực quy mô tiên tiến và các công nghệ thay đổi cuộc chơi, chẳng hạn như vũ khí siêu thanh, liên lạc 5G, phòng không và chống tên lửa tích hợp, và trí tuệ nhân tạo – tất cả đều vô cùng trọng yếu để Hoa Kỳ duy trì ưu thế của mình trong những thập kỷ tới.

- Thứ hai là mở rộng và củng cố mạng lưới đồng minh và đối tác làm ăn của Mỹ, điều này mang lại cho Mỹ một lợi thế mà các đối thủ không sao bằng được.

- Thứ ba là thiết lập một mạng lưới rộng lớn hơn gồm các đối tác có năng lực và cùng chí hướng. Ví dụ, Hoa Kỳ đã cung cấp khoảng 394 triệu đô-la Mỹ viện trợ để tăng cường khả năng hàng hải với các đồng minh và đối tác trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Cuối cùng, ông Esper nói rằng, trái ngược với chính quyền độc tại Trung Quốc, Hoa Kỳ ủng hộ một hệ thống toàn cầu tự do và cởi mở, trong đó tất cả các quốc gia có thể đạt được thịnh vượng dựa trên các giá trị chung cùng các quy tắc và chuẩn mực lâu đời. Cuối cùng, ông Esper đặc biệt kêu gọi các quốc gia coi trọng tự do, Nhân quyền và pháp trị, và cần phải gắn kết lại với nhau để đối đầu với các hành động gây hấn phá hoại chủ quyền của các quốc gia từ phía Đảng cộng sản Trung Quốc.

Thêm nữa, theo Reuters, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper hôm 26/08/2020 cho biết Hoa Kỳ có trách nhiệm với khu vực Thái Bình Dương và sẽ "không nhượng bộ một tấc" lãnh thổ nào của khu vực này cho quốc gia khác. Phát biểu trong chuyến thăm Hawaii, ông Esper nói rằng Trung Quốc đã không thực hiện những lời hứa tuân thủ luật pháp, quy tắc và chuẩn mực quốc tế, đồng thời muốn phô trương sức mạnh của mình ra toàn cầu.

"Để thúc đẩy chương trình nghị sự của Đảng cộng sản Trung Quốc, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tiếp tục tích cực theo đuổi kế hoạch hiện đại hóa để vươn tới quân đội đẳng cấp thế giới vào giữa thế kỷ này", ông Esper phát biểu. "Điều này chắc chắn sẽ liên quan đến hành vi khiêu khích của PLA ở Biển Đông, Hoa Đông và bất kỳ nơi nào khác mà chính phủ Trung Quốc cho là quan trọng đối với lợi ích của họ Mỹ có trách nhiệm dẫn đầu.

Chúng tôi là một quốc gia ở Thái Bình Dương, ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong một thời gian khá dài", ông Esper nói tiếp : "Chúng tôi sẽ không nhượng bộ ở khu vực này, kể cả một tấc đất, cho bất kỳ quốc gia nào khác nghĩ rằng thể chế chính trị của họ, quan điểm của họ về Nhân quyền, chủ quyền, tự do báo chí, tự do tôn giáo, tự do hội họp, tất cả những điều này ở một mức độ nào đó, vượt trội hơn cả những giá trị mà nhiều nước chúng tôi chia sẻ".

Như vậy thế giới toàn cầu hóa mới vẫn do Mỹ dẫn đầu nhưng với những đặc tính khác nhiều so với 30 năm toàn cầu hóa trước cột mốc 2020. Rõ ràng nhất là Trung Quốc không đủ trí lực và vật lực để ngoi lên làm chủ vận mệnh thế giới như Đảng cộng sản Trung Quốc mong muốn. Riêng Cộng hòa Nga thì kinh tế chỉ ngang hàng Tây Ban Nha nên khó có cơ hội nắm giữ vận mệnh của thế giới trong thế kỷ 21 nầy. Vì vậy địa vị lãnh đạo thế giới toàn cầu hóa mới sau 2020 không phải Mỹ thì còn nước nào khác nữa đâu.

Điều đáng tủi hổ là ở Việt Nam, Chính phủ và Đảng cộng sản Việt Nam vẫn bám lấy cương lĩnh của các đại hội Đảng cộng sản Việt Nam cũ rích và đang loay hoay làm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng kinh tế triết học Mác-Lê, trong khi các nước văn minh đang lấy "Hệ sinh thái Internet và Trí tuệ nhân tạo mới cho công việc và cuộc sống" làm phương tiện để thực hiện "Kinh tế trọng tâm vì con người". Xin nhấn mạnh "Vì con người" chứ không phải vì sự tồn tại của thể chế hay đảng phái.

***********************

21.Đặc tính của Thế giới Toàn cầu hóa mới hậu Covid-19 

Nguồn chính của xung đột trong thế giới mới sẽ không chỉ tập trung vào vấn đề hệ tư tưởng hay kinh tế mà còn có thêm vấn đề lạc hậu

chuoicungung3

Thế giới toàn cầu hóa mới từ nay đang cố gắng tiến đến tạo dựng bầu không khí cảm thông, trong đó tương lai và hạnh phúc con người trên toàn cầu phụ thuộc lẫn nhau, để các nước giàu sẵn lòng vui vẻ chia sớt và các nước nghèo bình tâm cố gắng hết sức, bắt kịp bước tiến chung. Khi xã hội phục sinh sau Covid-19, con người được nhân bản hóa nhiều hơn. Đông và Tây không đối kháng nhau và trở thành hai mặt của một nền văn minh mới.

Bỏ qua những tác hại thì thấy ngay chính Covid-19 là chất xúc tác và đẩy nhanh mọi chuyện lên cao trào có tính toàn cầu. Một đặc tính quan trọng của cao trào nầy là hệ thống năng lượng của thế kỷ 21 hứa hẹn sẽ tốt hơn thời đại dầu mỏ – tốt hơn cho sức khỏe con người, ổn định hơn về mặt chính trị và ít biến động hơn về kinh tế. Trung Quốc muốn làm cho sự thay đổi này có rủi ro lớn, mất trật tự và làm tăng thêm bất ổn chính trị và kinh tế tại các quốc gia dầu lửa và tập trung quyền kiểm soát chuỗi cung ứng xanh vào tay Trung Quốc.

Tuy nhiên Trung Quốc không đủ sức kèm hãm trào lưu năng lượng sạch nầy. Một bức tranh về hệ thống năng lượng mới đang xuất hiện. Với hành động táo bạo, điện tái tạo như năng lượng mặt trời và điện gió có thể tăng từ 5% nguồn cung hiện nay lên 30% vào năm 2035 và gần 50% vào năm 2050.

Bảo vệ nhân quyền

Trung Quốc là nước phản đối "can thiệp vào công việc nội bộ" dữ dội nhất nhưng cũng là chính phủ sử dụng việc can thiệp nội bộ các nước khác dữ dằn nhất. Nhưng họ thực hiện không công khai, tinh vi và ném đá giấu tay. Những gì trốn tránh sự minh bạch đều dẫn đến sai trái, thậm chí là tội ác.

Thế giới toàn cầu hóa phải thừa nhận can dự/can thiệp từ nước này vào nước kia là cần thiết và xây dựng luật cùng với các thiết chế quốc tế cần thiết để đảm bảo sự can dự là công khai, minh bạch và đảm bảo tiêu chuẩn và giới hạn sự can thiệp chỉ dựa trên nền tảng của việc thăng tiến Nhân quyền. Cơ chế xã hội khoa học đã nêu ra tiêu chuẩn và giới hạn không được vượt qua để bảo vệ và thúc đẩy Nhân quyền, can dự gì cũng phải bảo đảm bình đẳng – thuộc tính quan trọng nhất của Nhân quyền.

Hiến chương và Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc cần phải thay đổi để đảm bảo cho những quyết định can dự hiệu quả như trên. Nếu Liên Hiệp Quốc cứ tiếp tục như hiện nay thì Trung Quốc sẵn sàng phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào nhằm thúc đẩy, can dự để bảo vệ Nhân quyền mà bất lợi cho Trung Quốc. Trật tự mới của thế giới tới đây sẽ được xác lập dựa trên những cơ chế can dự mạnh mẽ. Cơ chế xã hội khoa học sẽ được áp dụng rộng rãi để can thiệp, giúp cho thế giới toàn cầu hóa mới vận động thuận quy luật.

Trong trật tự thế giới mới Mỹ vẫn giữ vai trò chủ đạo nhưng mức độ sẽ giảm hơn trước nhiều, tạo cơ hội cho các quốc gia và các "liên minh từng nhóm quốc gia" – chẳng hạn như ASEAN – vươn lên đóng góp nhiều hơn và dẫn dắt xu thế phát triển ổn định của thế giới. Đây là điều mà nước Mỹ muốn và được thể hiện qua chính sách Mỹ từ hơn 3 năm qua và đây là sự thay đổi lành mạnh và hợp quy luật của nước Mỹ.

Vì người Mỹ rất rõ ràng và thẳng thắn, nên quốc tế xem đây là một cơ hội cho toàn cầu hóa mới kể từ đại dịch Covid-19. Chừng nào mà Mỹ vẫn còn là thành trì của dân chủ và QUYỀN CON NGƯỜI thì vẫn chưa có sự thay đổi vai trò dẫn dắt chủ đạo trên thế giới. Covid-19 đã cho thấy tầm quan trọng của Nhân quyền hơn bao giờ hết. Virus đã bùng phát được vì Nhân quyền đã bị chà đạp, bị bịt miệng để phục vụ cho lợi ích nhỏ nhen của Đảng cộng sản Trung Quốc.

Chỉ một trục trặc trong bảo vệ Nhân quyền như vậy cũng đủ để tấn công đến lợi ích của hàng tỷ người trên thế giới. Sẽ phải có đến hàng chục triệu người nhiễm bệnh và cả triệu người chết vì nó. Lợi ích kinh tế thì tổn hại ghê gớm, không thể đo đếm hết được. Thực ra lâu nay, từ lúc toàn cầu hóa cũ trở nên sâu rộng, những tác hại của sự xâm phạm Nhân quyền xảy ra ở nước này lại tác động đến nước khác đã trở nên phổ biến. Nhưng ít người nhìn thấy được, và nó cũng dễ dàng bị lấp liếm bởi các chính phủ độc tài. Covid-19 đã giúp phơi bày vấn đề này một cách rõ ràng hơn.

Sẽ không chỉ là thiếu sót mà còn là sai lầm chiến lược khi chỉ nhìn đại dịch Covid-19 như một vấn đề y tế và tập trung mọi giá vào đó để chứng minh năng lực cầm quyền bất chấp cái giá xâm phạm nghiêm trọng Nhân quyền. Virus tấn công vào tất cả các nước, các thể chế khác nhau và cũng chẳng vì bất cứ ý thức hệ nào. Nó giúp các quốc gia bị nạn dịch nhìn nhận những yếu kém thực tế đã bộc lộ để điều chỉnh hệ thống pháp lý và đạo lý để bảo vệ Nhân quyền hiệu quả hơn.

Chẳng hạn những nơi nào con người tự do quá trớn thì cần có cách hạn chế bớt lại, cần có luật cho phép chính phủ thực hiện những giới hạn cần thiết trong tình trạng khẩn cấp đối phó với dịch bệnh. Cần nỗ lực tìm ra cách thức chống dịch để thế giới không bị hỗn loạn và tổn hại quá lớn như lần nầy.

Nhưng quan trọng nhất vẫn là phòng ngừa dịch bệnh, đảm bảo những cơ chế minh bạch thông tin toàn cầu và đặc biệt là làm sao bảo vệ được quyền ngôn luận cho từng cá nhân trên khắp thế giới không bị đe dọa, bịt miệng và trù dập khi nói ra sự thật. Covid-19 đã cho thấy tính cấp thiết của biện pháp phòng ngừa hiệu quả này. Lấy cớ "giữ ổn định, tránh gây hoang mang xã hội" mà lại tạo ra sự rối loạn và tang tóc như Covid-19 đang diễn ra tại Trung Quốc là một tội ác chống nhân loại.

Xâm phạm nghiêm trọng Nhân quyền hoặc cấm đoán tùy tiện không theo luật thì sẽ làm xói mòn niềm tin của con người vào luật pháp và sẽ nhận những hậu quả trái ngược với mong muốn. Chính quyền Trung Quốc đã phải nhận ngay gáo nước lạnh từ những cáo buộc về giả dối ngay trong lúc họ ra sức tự ca ngợi năng lực y tế và lãnh đạo vượt trội của mình. Nhưng nguy hại hơn, nếu không tìm ra kịp vaccine thì những xã hội bị cách ly độc đoán như ở Trung Quốc có thể sẽ lãnh những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng nếu xảy ra làn sóng Sars-Cov-2 thứ hai, thứ ba, hoặc là 1 biến thể mới nào đó của virus Corona.

Tốc độ ứng biến để tiến hóa của virus bây giờ là nhanh khủng khiếp so với trước đây. Tốc độ nghiên cứu vaccine không thể chạy kịp chúng. Những xã hội bị cách ly độc đoán sẽ không có khả năng miễn nhiễm cộng đồng – một cách tiêm ngừa tự nhiên rất hiệu quả. Có khi vaccine cho Sars-Cov-2 vừa tìm ra thì nó đã biến thể, tiến hóa sang chủng mới rồi. Vào thời gian này của Covid-19 – giai đoạn chuyển đổi bản lề thời đại chính là cơ hội dành cho những ai hướng theo tiến trình toàn cầu hóa mới để tiến tới thượng tôn Nhân quyền ngang bằng với nguyên lý "thượng tôn luật pháp" trong các xã hội dân chủ.

Những nhà độc tài chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc và Đảng cộng sản Việt Nam chưa ý thức rõ rệt tiến trình nầy, vì tiến trình nầy đang bước vào thời đại Nhân quyền mà họ luôn luôn dị ứng. Đặc trưng "Nhân quyền" của thời đại mới này ngày càng rõ nét. Sự kiện chấn động nhất thế giới ngay đầu năm Canh Tý chính là Covid-19 – tác nhân mạnh mẽ thúc đẩy thế giới dân chủ hơn dựa trên nền tảng thượng tôn Nhân quyền.

Còn nguy cơ thì sẽ dành cho những nhà lãnh đạo quốc gia nào ráng lội ngược lại dòng chảy này để chống lại Nhân quyền, với hậu quả đến mức có thể sụp đổ hoặc bị thế giới cô lập. Năng lượng nhân loại của dòng chảy nầy thúc đẩy chính sách thượng tôn Nhân quyền không chỉ thông qua lý cớ Covid-19, mà còn có lý cớ chuyển biến tâm lý toàn cầu. Trung Quốc càng hung hăng thì sẽ càng tạo tâm lý chính trị chính nghĩa cho Mỹ và thế giới hòa bình triển khai quân lực kiềm chế Trung Quốc.

Tâm lý chính trị chính nghĩa

Lợi dụng Covid-19 Trung Quốc rầm rộ triển khai quân lực ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan, nhất là thấy cơ hội tàu sân bay USS Theodore Rosevelt phải neo tại Guam để xử lý dịch Covid-19. Nhưng họ không ngờ Mỹ lại có thể linh hoạt và nhanh chóng triển khai hàng loạt máy bay, tàu chiến, tàu ngầm khác hoàn toàn lấn lướt tiềm lực của Trung Quốc.

Từ nay đến cuối năm Mỹ sẽ còn triển khai quân lực ghê gớm hơn nữa, theo kiểu "không cần xài tới", để làm lệch hẳn cán cân quân sự về phía Mỹ và đồng minh. Nhật, Úc, Ấn (Tứ giác an ninh cùng với Mỹ) ; Anh, Pháp, Úc và Indonesia đều sẽ phối hợp với Mỹ gia tăng quân lực. Thêm một thất bại trước thách thức của Mỹ ở Biển Đông và Eo biển Đài Loan nữa thì biến động chính trị ghê gớm có thể xảy ra ở Trung Quốc.

Cuối những năm 1980s ít ai ngờ được biến động chính trị long trời lở đất lại xảy ra ở Liên Xô vào đầu thập niên 1990s. Thúc đẩy chạy đua vũ trang để gia tăng sức mạnh cho mình đồng thời làm suy yếu và sụp đổ đối thủ là một chuyên môn mà chỉ có Mỹ làm được. Cách này vừa giúp duy trì hòa bình thế giới vừa làm lợi cho tiềm lực kinh tế, quốc phòng của Mỹ. Vì vậy mà dù bất cứ Tổng thống Mỹ nào cũng sẽ tiếp tục đường lối như vậy với Trung Quốc.

Không chỉ với Trung Quốc, cả ASEAN và những quốc gia thuộc khối này cũng sẽ phải thay đổi trước cơn sóng thần dòng chảy Nhân quyền của giai đoạn toàn cầu hóa mới nầy. Không chỉ bởi sức mạnh quân sự, kinh tế, chính trị của Mỹ đổ vào khu vực này mà sẽ còn những nguồn năng lượng khác của dòng chảy bất ngờ ập đến. Châu Á Thái Bình Dương là hướng chảy chính của dòng chảy và ASEAN lại là trung tâm chính mà dòng chảy đó đổ vào.

Điều kỳ lạ là dòng chảy sẽ không đổ vào chỗ có tự do mà nhắm thẳng vào chỗ thiếu tự do mà Hồng Kông, Thái Lan, Belarus đang là những dấu hiệu khởi đầu. Dòng chảy nầy sẽ là chuyện "bất ngờ ghê gớm nhất còn đang ở phía trước". Nhưng có lẽ nhìn vào thực tế, những gì đang được che đậy bên ngoài chắc nhiều người không khỏi lo lắng, nhưng sau bức màn đen tối là ánh sáng. Cuộc chuyển mình vĩ đại bứt phá từ trong bóng tối, vào những giờ phút đen tối nhất. Năng lực nắm bắt sự thật của người Việt cũng đã mạnh lên rồi, dù Đảng cộng sản Việt Nam muốn điều ngược lại. Dân trí đã thay đổi thì thượng tầng ắt đổi, không thì sẽ bị lật nhào.

Đứng trước giai đoạn chuyển đổi bản lề thời đại hiện nay, để tiến tới kỷ nguyên toàn cầu hóa mới, cả thế giới cũng cần được khai dân trí mới. Con người cần được hiểu về bản chất và sự vận hành trong thời đại Nhân quyền mới như thế nào, hành xử của mình ảnh hưởng đến chính mình và người khác ra sao, đạo lý gì, pháp lý gì là cần thiết để tự do và quyền của mình không tác động xấu đến mình và người khác, tương tự như hành xử về môi sinh trên tầm vóc vĩ mô.

Cơ chế xã hội khoa học vận hành như thế nào trong thời đại nầy cũng phải được quảng bá rộng rãi trên toàn cầu để khai dân trí. Ngay cả Mỹ cũng cần dấy lên những phong trào khai dân trí như vậy. Nước Mỹ trước 2020 mất quá nhiều thời gian công sức cho những tranh cãi ý thức hệ giữa Thuyết tiến hóa (đảng Dân chủ đại diện) và Thuyết kiến trúc (đảng Cộng hòa đại diện) không ích lợi gì nhiều cho nhân loại.

Nhưng hiện nay đang có một xu hướng thứ ba hình thành sẽ thống nhất được cả hai xu hướng (hai Thuyết nói trên) để tạo ra một tầm nhìn chung cho một giai đoạn mới sắp đến. Đó là khi con người được khai mở để nhận thức được những mối tương quan sâu xa giữa vũ trụ và loài người – thời tiết và khí hậu là một ví dụ đơn giản nhất.

Biến đổi khí hậu

Thêm một ví dụ nữa là hôm 03/09/2020, quan chức ngoại giao cấp cao Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương David Stilwell nói Trung Quốc đã "thao túng" dòng chảy sông Mekong 25 năm và gọi đây là thách thức ngay trước mắt cho ASEAN.

Phát biểu tại hội thảo trực tuyến do Viện Hòa bình Mỹ và Trường Chính sách công Lý Quang Diệu của Singapore đồng tổ chức hôm 03/09/2020, ông David Stilwell nói vấn đề dòng nước là một trong những "xu hướng đáng lo ngại" ở khu vực sông Mekong : "Một thách thức đặc biệt cấp bách là việc Trung Quốc thao túng dòng chảy của sông Mekong vì lợi nhuận của chính họ với cái giá phải trả rất lớn", Stilwell nói, đồng thời dẫn báo cáo gần đây "ghi lại rằng Trung Quốc đã thao túng dòng nước dọc sông Mekong trong 25 năm, với sự gián đoạn lớn nhất về dòng chảy tự nhiên trùng với quá trình xây dựng và vận hành đập lớn".

Theo trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, cuộc khủng hoảng đã "tàn phá mùa màng, đe dọa an ninh lương thực và lượng nước trong toàn khu vực". Hơn nữa, theo Giáo sư Paul Beckwith tiểu bang California của Mỹ có thể bị nhấn chìm do các cơn đại hồng thủy xảy ra bởi hiện tượng "Dòng sông Khí quyển" (Atmospheric Rivers). Cụ thể, "hiện tượng này đã từng xảy ra vào tháng 11/1861, khi trời bắt đầu mưa xối xả (torrential rain) trong vòng 45 ngày, nước dâng ngập tràn Central Valley, nhấn chìm các thành phố – ví dụ như Sacramento – dưới 4 – 6 mét nước lũ".

Quốc gia nào không chú trọng giáo dục khai dân trí về Nhân quyền phù hợp với dòng chảy thời đại mới kể từ 2020 thì sẽ đánh mất cơ hội, không có được lợi thế trong cuộc tranh đua tiến bộ toàn cầu sắp tới. Xu hướng thương mại toàn cầu cũng sẽ thay đổi nhiều trong vòng năm sáu năm tới.

Chuỗi cung ứng toàn cầu

Chuỗi cung ứng, lợi thế cạnh tranh sản xuất sẽ không còn là đột phá chiến lược để một quốc gia có thể tấn công bứt phá các quốc gia khác. Chuỗi cung ứng thương mại toàn cầu sẽ là đa phương hóa cấp toàn cầu và địa phương hóa ở cấp vùng. Kể từ tháng Tư/2020, chuỗi cung ứng sản phẩm thiết yếu toàn cầu đang tự thoát ra khỏi tình trạng độc cực khi nền sản xuất hàng hóa thiết yếu đang dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc để đến các nơi phát triển bền vững hơn.

Chỉ vài năm sau 2020, chuỗi sản xuất toàn cầu sẽ bắt đầu cân bằng hơn và ổn định. Hơn 3 năm qua, thương mại toàn cầu bị dao động dữ dội và được cho là do Mỹ châm ngòi. Nhưng thực ra thì chính phủ Mỹ chỉ là người thực hiện, sử dụng sức mạnh khổng lồ của dòng chảy thời đại thông qua các thiết chế dựa trên Nhân quyền của nhà nước Mỹ để thúc đẩy thương mại quốc tế đi đến một trạng thái mới phù hợp với thời đại toàn cầu hóa mới.

Sau những bỡ ngỡ nhân loại sẽ nhận ra và tuôn theo dòng thương mại mới của giai đoạn toàn cầu hóa mới nầy. Nó sẽ rất mới nên bây giờ hầu hết đều chưa nhìn thấy sự định hình của nó. Quốc gia nào hiểu được quy luật để nắm bắt được nó trước nhiều nước, rồi đi trước để mở đường đón dòng thương mại mới này thì quốc gia đó vượt lên tới mức ổn định và thịnh vượng, thay vì bấp bênh trong thể chế độc tài toàn trị như Trung Quốc hay Việt Nam.

Xã hội ổn định nhờ vào sự hài hòa của các thể chế chính trị và thể chế kinh tế mà chính trị là quyết định. Trung Quốc tốn rất nhiều công sức để đảm bảo kinh tế, xã hội không đi chệch hướng khỏi ý muốn của lãnh đạo. Nhưng tới đây sẽ thấy nỗ lực của họ vô vọng thế nào. Dòng thương mại mới sẽ đẩy nền kinh tế của họ đi xa khỏi định hướng chủ quan của họ, không chỉ là việc các chuỗi sản xuất bị rút ra khỏi Trung Quốc mà còn là sự đòi hỏi của dòng chảy thời đại buộc thương mại phải dung hợp và công bằng hơn.

Vì vậy mà những can thiệp định hướng bằng các quyết định chính trị độc đoán sẽ giảm dần sức mạnh, tiến tới bị loại bỏ. Sức kiềm chế xã hội theo một định hướng nào đó vì vậy sẽ bị phản tác dụng.

Thế giới đang thay đổi ngay từ nạn dịch Covid-19 và tới đây sẽ còn thay đổi mạnh hơn. Những khuôn mẫu cũ của giai đoạn toàn cầu hóa cũ sẽ không còn và nếu cố níu kéo chúng thì sẽ không đủ sức để theo kịp trào lưu hiện đại. Trào lưu hiện đại nầy đang tiến nhanh nhờ tốc độ Internet.

Đó là trào lưu mềm và là dòng chảy của các dòng tư tưởng đặc căn bản trên trách nhiệm hổ tương giữa quốc gia với quốc gia theo kết quả vận động tự do của con người dựa trên sự tôn trọng Nhân quyền. Dùng nguồn lực nhà nước để đảm bảo định hướng thì không chỉ thất bại mà còn đẩy quốc gia vào sụp đổ. Các nguồn lực đó chỉ nên dùng cho giáo dục khai dân trí để người dân hiểu được nền toàn cầu hóa mới, hiểu được dòng chảy thời đại dẫn đến chuẩn mực Nhân quyền cao cấp và cơ chế xã hội khoa học vận hành bởi Nhân quyền ra sao.

Nhân loại sẽ hiểu rõ hơn QUYỀN của mình là gì và phải tôn trọng QUYỀN của người khác như thế nào, thế giới đang ở đâu và sẽ đi về đâu, các giá trị nào là cần thiết để cá nhân và dân tộc vươn lên trên thế giới, các giá trị nào là cần giữ để khẳng định bản sắc dân tộc và giao hòa với thế giới. Từ trên nền tảng Nhân quyền như vậy, sự vận động tự do của người dân sẽ xác lập xu hướng phát triển. Xu hướng đó không chỉ hợp lòng dân mà còn thuận quy luật – thuận dòng chảy. Vì vậy mà dân tộc phát triển bền vững, rồi dần vươn lên góp phần phát triển thế giới.

Trật tự thế giới mới

Trật tự thế giới mới tới đây sẽ nhiều cực hơn. Nếu thượng tôn Nhân quyền, thuận dòng chảy thì sẽ nhanh chóng vươn lên và trở thành một trục của vùng Đông Nam Á, vì dòng chảy thời đại đang chảy từ Tây sang Đông. Hoa Kỳ xoay trục về Đông Nam Á là một sự kiện rõ rệt của dòng chảy nầy. Rất nhiều các giá trị giao thoa văn hóa Đông – Tây sẽ được xác lập. Nếu là một trục của Đông Nam Á, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội để lan tỏa, giao thoa giá trị tốt đẹp của mình ra thế giới cũng như để đào thải những giá trị đã lỗi thời như xã hội chủ nghĩa. Qua Covid-19 vừa rồi, thế giới cũng thấy được rõ hơn những giá trị văn hóa phương Đông thể hiện ở Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật giúp ứng phó tốt hơn với dịch bệnh so với văn hóa phương Tây.

Sẽ có nhiều văn hóa khác từ phương Đông sẽ nổi bật lên trong thời đại mới toàn cầu hóa mới, bao gồm nhiều văn hóa của Trung Hoa – không phải Trung Quốc. Nhưng chắc chắn những cái đó không bao gồm độc tài, giả dối hay cái hệ thống giám sát và chấm điểm tín nhiệm người dân của Trung Quốc. Chấm điểm tín nhiệm người dân như Trung Quốc đang làm là một con quái vật tạo nên định chuẩn đạo đức quốc gia, khống chế cả một dân tộc trong những khuôn mẫu chẳng khác gì các nhà tù khổng lồ.

Nước Anh sẽ trở thành một cực quan trọng trong trật tự thế giới toàn cầu hóa mới. Nhiều người cho rằng Brexit là một minh chứng cho sự thất bại của toàn cầu hóa cũ. Nó chỉ cho thấy những trục trặc trong vận hành toàn cầu hóa mà người ta phải giải quyết. Người Anh chọn cách giải quyết bằng ra đi. Đó là một quyết định dựa trên Nhân quyền nên đúng cách và sẽ đưa nước Anh lên một tầm mức mới.

Đây cũng là một minh chứng cho quy luật hòa bình và giá trị của thượng tôn Nhân quyền đối với hòa bình. Nếu còn ở vào nửa đầu của thế kỷ XX, những mâu thuẫn giữa Anh và các nước Châu Âu trong sự kiện Brexit thì chúng sẽ dẫn đến chiến tranh đẫm máu như cách mà Châu Âu vẫn dùng trước khi Thế chiến II kết thúc.

Hiện giờ người Anh đang thúc đẩy toàn cầu hóa mới còn mạnh hơn khi vẫn còn nằm trong EU. Họ đang muốn tham gia vào kinh tế sâu rộng hơn với Đông Á, và cũng đang can dự quân sự cùng Mỹ vào Biển Đông. Mọi người sẽ thấy tới đây Anh sẽ tăng cường vai trò chính trị như thế nào ở khu vực này. Châu Âu sẽ có 2 cực : EU và Anh, đều là những sức mạnh thúc đẩy Nhân quyền.

Thế giới sẽ dân chủ thêm một mức nữa, mạnh hơn nhiều sau chuyển đổi bản lề thời đại trong vài năm tới. Chắc chắn như vậy, nhưng mức độ tới đâu là tùy thuộc vào mức độ hành động của các nước đã phát triển và những công dân của thế giới toàn cầu hóa mới nầy.

Con người sẽ bớt đi một ít sự quan tâm của mình dành cho giải trí thể thao, nghệ thuật để quan tâm hơn đến y bác sĩ, những người làm y tế, giáo dục, Nhân quyền, bớt đi những hành động thường ngày làm tác hại đến môi trường sống, làm biến đổi khí hậu và gây dịch bệnh, quan tâm nhiều hơn việc bảo vệ sự thật và đời sống tinh thần.

Trong trật tự thế giới mới (về toàn cầu hóa mới kể từ 2020) do Mỹ lãnh đạo để tấn công toàn diện vào Đảng cộng sản Trung Quốc tương quan lực lượng rất cụ thể như sau :

– Hoa Kỳ, Anh, Châu Âu, Canada, Úc, Ấn, Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Singapore, Indonesia, Tân Tây Lan và Do Thái đang liên kết trong tinh thần đồng minh chiến lược toàn diện. 

– Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba, Lào, Campuchia là liên minh duy nhất của Đảng cộng sản Trung Quốc.

– Các quốc gia còn lại không đứng về phe nào và cũng không đáng kể.

– Đặc biệt là cộng sản Việt Nam đang giữ vai trò đu dây hình thức giữa Mỹ và Đảng cộng sản Trung Quốc, nhưng nội dung cốt lõi lại là tình đồng chí anh em 4 tốt 16 chữ vàng gắn bó với Đảng cộng sản Trung Quốc . 

Theo Samuel Phillips Huntington trong sách "The Clash of Civilisations" thì chính trị thế giới đang bước vào một giai đoạn mới. Sự cáo chung của lịch sử độc tài tòan trị là hiện thực đang hình thành. Theo ông, nguồn chính của xung đột trong thế giới mới sẽ không chỉ tập trung vào vấn đề hệ tư tưởng hay kinh tế mà còn có thêm vấn đề lạc hậu. "Tình huống do chủ nghĩa tư bản toàn cầu đem lại giúp giải thích một vài hiện tượng vốn đã trở nên rõ ràng trong hai hoặc ba thập kỷ vừa qua, đặc biệt là từ những năm 1980".

Sự di chuyển trên phạm vi toàn cầu của các dân tộc (và do đó, các nền văn hoá), sự suy yếu của các đường biên giới (giữa các xã hội cũng như giữa các phạm trù xã hội), sự gia tăng bất bình đảng trong lòng các xã hội và những bất đồng cục bộ, sự phân cực và sự đồng nhất hoá diễn ra đồng thời ở trong lòng các xã hội, sự xuyên thấm lẫn nhau của cái toàn cầu và cái địa phương, sự rối loạn của một thế giới được hình dung theo cái trật tự ba thế giới hoặc theo các tiêu chí quốc gia hay dân tộc, chính là những điểm đặc thù của nền toàn cầu hóa cũ.

Một số các hiện tượng đó cũng đã góp phần tạo ra một sự ló dạng của quá trình bình đẳng hoá các khác biệt cũng như tiến trình dân chủ hoá trong lòng và xuyên qua các xã hội.

Đan Tâm

Nguồn : VNTB, 04/11/2020

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Đan Tâm
Read 841 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)