Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Tư liệu

28/05/2021

Giải luận 5 : Trí thức

Lê Hữu Khóa

Trí thức

trithuc1

Ánh nhìn của tôi không của ai

Ánh nhìn của tôi không của ai !

Tôi nhìn tham quyền tôi thấy chất lạm quyền của nó.

Ánh nhìn của tôi không của ai !

Tôi nhìn bạo quyền tôi thấy lõi tà quyền của nó.

Ánh nhìn của tôi không của ai !

Tôi nhìn ma quyền tôi thấy cốt quỷ quyền của nó.

Ánh nhìn của tôi không của ai !

Tôi nhìn cực quyền tôi thấy rễ cuồng quyền của nó.

Ánh nhìn của tôi không của ai !

Không ai cướp được ánh nhìn của tôi !


Chữ thức

Trên chữ thức, trên đó ta nhận ra những định luận : Kiến thức có từ kinh nghiệm hoặc từ học tập, có từ ngoại cảnh hay có từ tư duy biết lý luận, có từ tập luyện tới tinh luyện, có từ môi trường tới sự xuất hiện của tha nhân…

Tri thức, là sự hiểu biết từ dữ kiện tới chứng từ, từ kinh nghiệm học tập tới trải nghiệm như khả năng biết xếp đặt theo thứ tự để tổ chức một trật tự cho kiến thức, mà từ xếp đặt tới xếp loại, tri thức còn là khả năng trật tự hóa những ưu tiên trước các thử thách của cuộc sống…

Trí thức, không phải là những kẻ có bằng cấp cao, có hiểu biết rộng, mà sung lực của tri thức biết nhận ra sự thật bằng khách quan của khoa học, lại biết nỗi khổ niềm đau của nhân sinh bằng đạo đức trọng sự thực, quý chân lý để thăng hoa lẽ phải.

Ý thức, mang lực tổng hợp của kiến thức lại có lực tổng kết của tri thức, lại có sự hiện diện của đạo lý biết nhận ra hay, đẹp, tốt, lành, lại được luân lý của bổn phận và trước nhiệm để nhận ra lẽ phải trước khi quyết định và hành động.

Nhận thức, là quá trình đưa kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức vào quỹ đạo của đạo lý, luân lý, đạo đức để luôn có tỉnh táo mà nhận ra sự thật, luôn có sáng suốt mà nhận ra lẽ phải, tự đó có một nhân sinh quan, một thế giới quan, một vũ trụ quan biết tôn trọng sự thật và lẽ phải.

Tỉnh thức, là khả năng nhận ra những sai lầm của tha nhân, mà cũng là kỹ năng nhận ra những lầm đường lạc lối của chính mình, để phải vận dụng lại kiến thức, tri thức, trí thức, để tận dụng trọn vẹn hơn ý thức, nhận thức để khỏi bị rơi vào lỗi, tội bị kết án bởi đạo lý, luật pháp đại diện cho lẽ phải và sự thật.

Ngậm oan uất rồi nuốt nước mắt

Hài kịch của Đảng cộng sản Việt Nam chính là bi kịch của trí thức Việt hiện nay trong nước, như cá nằm trên thớt, ngày ngày bị điếm nhục hóa bởi những lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, thấy lãnh đạo vô minh mà phải cúi đầu, thấy lãnh đạo vô tri mà phải khom lưng, thấy lãnh đạo vô trí mà phải khoanh tay, thấy lãnh đạo vô luân mà phải quỳ gối. Ngậm oan uất rồi nuốt nước mắt vào tim mà còn thấy tim đen bẩn bởi điếm ngôn xảo ngữ của lãnh đạo âm binh.

Vứt tâm an lạc

Thưa thiền sư, mỗi lần được gặp thiền sư, tôi xin gọi thiền sư là thầy, nhưng thú thật tôi không muốn thiền cùng thiền sư. Thiền sư cứ khuyên tôi : "tâm bình thì cảnh cũng bình", thưa là tâm của tôi không hề bình, vì đồng bào dân oan của ta đang màn trời chiếu đất. Thiền sư cứ dặn tôi : "tâm an thì cảnh an", thưa là tâm của tôi không an vì cảnh đồng bào của ta là đám trẻ bụi đời đang đầu đường xó chợ. Thiền sư cứ dạy tôi : "phải giữ tâm an lạc", xin tạ lỗi với thiền sư, là tôi đang muốn vứt tâm an lạc của tôi, để đồng hành với tâm loạn an của đồng bào của tôi là dân đen đang sống nay chết mai đây !

Không có tử thù

Chúng đã tra tấn mẹ tôi trong lao tù thế kỷ qua. Thế kỷ này, chúng đe dọa sẽ hãm hại rồi thủ tiêu tôi. Chúng xem nhân sinh là đối phương của chúng, chúng xem nhân gian là đối thủ của chúng, chúng xem nhân thế là đối nghịch của chúng, chúng xem nhân loại là tử thù của chúng. Tôi vừa báo cho chúng biết là tôi sống không có đối phương, tôi ăn không có đối thủ, tôi ngủ không có đối nghịch, tôi hít thở không có tử thù. Vì tôi thấy để thấu được những khoảng khắc nhân tính của chúng, khi chúng đút cháo cho những người mẹ già của chúng, khi chúng mua thuốc cho những người vợ của chúng, khi chúng vuốt tóc những đứa con thơ dại của chúng. Tôi báo cho chúng rõ là tôi đi lại thoải mái ngay trong nhân tính của chúng, nên tôi không bao giờ có đối phương, đối thủ, đối nghịch và tử thù gì cả !

trithuc2

Nhân đạo tự do

Tôi thú thật là không nhớ nhân diện của bạn, tôi chỉ nhớ ngôn ngữ của bạn đã giúp nhân diện của tôi ngẩng lên trời cao để không tiếp tục nhận nhân dạng của kẻ cúi đầu. Tôi thú thật là không nhớ nhân dạng của bạn, tôi chỉ nhớ ngôn từ của bạn đã nâng nhân cách của tôi mà xoay về phía chân trời để nhìn thật xa và không tiếp tục nhận nhân hành của kẻ chỉ biết khom lưng. Tôi thú thật là không nhớ nhân tình của bạn, tôi chỉ nhớ nhân tính của bạn đã vực nhân lý của tôi một kẻ chỉ biết quỳ gối trước bạo quyền, đã đẩy nhân tri của tôi vào nhân đạo tự do.

Nhân đạo bác ái

Tôi thú thật là không nhớ chức danh của bạn, tôi chỉ nhớ hành động của bạn đã giúp hành vi của tôi phải thẳng lưng đi tới để nhận nhân quyền. Tôi thú thật là không nhớ chức vụ của bạn, tôi chỉ nhớ hành tác của bạn đã nâng hành thái của tôi phải ngẩng đầu, mở mắt, vươn vai mà ôm lấy công bằng. Tôi thú thật là không nhớ chức năng của bạn, tôi chỉ nhớ nhân tri hành giả của bạn đã dìu nhân trí của tôi vào nhân đạo của bác ái, nơi có tha nhân là tri kỷ.

Nhân loại trong tôi

Sao lại cứ dặn dò tôi là phải hành động, tôi sẵn sàng hành động, tôi chỉ chờ một tiếng thơ đẹp để hành động. Tôi cũng đang chờ trời gởi tiếng của trời qua tiếng suối, tiếng sóng để hành động. Tôi cũng đang chờ đây tiếng nói của bạn là nạn nhân là lẽ phải không cần bạo động. Vì giết người là giết nhân loại đang ẩn náu trong tôi.

Khuyết tật ngày mai

Hãy cứ trao tặng tôi những tri thức sống để tôi có những kinh nghiệm sống mặc dầu tôi chưa sống. Nhưng đừng cấm tôi phải có trí thức mà tôi phải tự học về một sự tháo gỡ những tri thức của quá khứ đã bị rối bời, những kinh nghiệm tổ tiên đã bị siết cổ bởi bạo quyền. Tôi muốn gặp và học về tình yêu với người yêu vừa mới có mặt trên cõi đời này. Tôi muốn gặp và học về tình thương với những nạn nhân của tà quyền vừa bị tra tấn đêm qua. Tôi muốn gặp và học về tình nghĩa với những đứa trẻ sơ sinh vừa chào đời với bao khuyết tật sắp bị sinh ra ngày mai.

Tôi xin thú tội

Tôi xin thú tội là tôi đã tố cáo trước các chủ thể của Liên Hiệp Quốc : bạo quyền độc đảng công an trị đã biến những đứa con tin yêu của Việt tộc thành những tù nhân lương tâm. Tôi xin thú tội là tôi đã tố cáo trước các chủ thể của các hội đoàn nhân quyền của thế giới : tà quyền độc đảng tham nhũng trị đã biến đồng bào dân lành của tôi thành dân oan trong màn trời chiếu đất. Tôi xin thú tội là tôi có tố cáo trước các chủ thể dân chủ của nhân loại : ma quyền tham tiền thất nhân trị đã biến đồng bào dân đen của tôi trai thành lao nô, gái thành nô tỳ cho các nước láng giềng. Tôi luôn sẵn sàng xin thú tội để tiếp tục tố cáo bọn âm binh này !

Không cúi đầu !

Tôi từ chối chuẩn đoán về nhân cách con người khi họ phải sống trong địa ngục trần gian. Vì tôi biết dưới chín tầng địa ngục con người vẫn cúi đầu đi, cúi đầu ăn, kể cả cúi gục đầu khi ngủ, tồi tục nhất là họ cũng cúi đầu khi phải nhìn nhau. Trần gian không địa ngục là trần gian của nhân cách thì khi đi không cúi đầu, ăn không cúi đầu, ngủ thảnh thơi chẳng cần cúi đầu, thong dong nhất là con người không cúi đầu khi nhìn nhau, thong thả chào nhau, có khi còn thư thái gởi theo một nụ cười. Nên chỉ có một dấu hiệu khác biệt giữa địa ngục trần gian và trần gian của nhân vị là chấp nhận cúi đầu hoặc không chấp nhận cúi đầu. Chỉ khi không chấp nhận cúi đầu thì lưng sẽ thẳng, đi sẽ ngay, ăn sẽ vui, ngủ sẽ xuôi, nhìn sẽ trong, cười sẽ sáng... nhân cách thẳng, ngay, vui, xuôi, trong, sáng tạo ra nhân vị để trao cho ta : nhân phẩm.

Tôi phản động để hành động !

Khi đọc xong báo cáo điền dã của tôi về dân oan trong công trình Oan luận, một tên bút nô cho đảng cầm quyền, viết bài bêu riếu trên báo : tôi là tên phản động, vì tôi thấy được quá trình tại sao dân oan thành dân oán, tôi nói thẳng với nó là : Tôi phản động để hành động ! Khi đọc xong báo cáo khảo sát của tôi về trẻ bụi đời trong công trình Bụi luận, một trí thức sống nhờ bổng lộc của bạo quyền độc đảng rao tin đồn : tôi là tên phản động, vì tôi hiểu được quy trình bụi đời trong bụi kiếp của thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên hiện nay, tôi trả lời hắn là : Tôi phản động vì đã hành động ! Khi đọc xong báo cáo điều tra của tôi về các đồng bào vô gia cư trong công trình Khổ luận, một quan chức giầu có do nhờ tà quyền ngày đêm trộm, cắp, cướp, giựt, rống lên tin loạn : tôi là tên phản động, vì tôi thấu được hành trình từ màn trời chiếu đất tới đầu đường xó chợ của đồng bào tôi, tôi vạch mặt hắn và trả lời là : Tôi phản động để được hành động ! Khi đọc xong báo cáo nghiên cứu của tôi về ô nhiễm môi trường trong công trình Sinh luận, một lãnh đạo nhờ âm binh chống lưng để vơ vét thật nhiều, nó lấy cực quyền mà rống kiểu cuồng quyền : tôi là tên phản động, vì tôi rọi ánh sáng vào điếm lộ của nó đã biến quê hương gấm vóc của tổ tiên thành ổ rác, bùn nhơ cho Tàu tặc, Tàu nạn, Tàu họa, Tàu hoạn, Tàu tà, tôi lột trần chân tướng nó và nói là : Tôi phản động để luôn được hành động ! Tôi phản động để hành động chống bạo quyền công an trị, tà quyền tham quan trị, ma quyền tham tiền trị trong cực quyền.

trithuc3

Thức (tôi thức suốt…)

Tôi thức suốt với kiến thức về bạo quyền công an trị, giết người trong đồn công an, tra tấn tù nhân lương tâm đang bị bỏ tù vì yêu dân chủ, quý nhân quyền, trọng tự do.

Tôi thức suốt với tri thức về tà quyền tham nhũng trị, bọn cướp ngày là quan, một sớm một chiều biến dân lành thành dân oan, kêu oan trong màn trời chiếu đất, gào oán nơi đầu đường xó chợ.

Tôi thức suốt với ý thức về ma quyền tham tiền trị, làm sân sau để vơ vét của cải, thành trọc phú nhờ nạo vét tài nguyên của đất nước, buôn thần bán thánh với bọn ma tăng nơi cửa Phật, âm binh luồn nấp trong các biệt thự, biệt dinh, biệt phủ.

Tôi thức suốt với nhận thức về cuồng quyền cõng rắn cắn gà nhà từ Ải Nam Quan tới Bản Dốc, phản dân hại nước từ Hoàng Sa tới Trường Sa, mang voi dày mã tổ từ Bốc Xít Tây Nguyên tới Vũng Áng, Hà Tĩnh.

Tôi thức suốt để luôn tỉnh thức về Tàu phỉ, đại dịch với tâm địa của Tàu tặc chiếm đất, biển, đảo của Việt tộc ; Tàu họa với công nghệ tồi, nhiệt điện than ; Tàu họan với thực phẩm bẩn, hóa chất độc ; Tàu nạn buôn ma túy, giết người cướp nội tạng ; Tàu tà siết cổ Đảng cộng sản Việt Nam khi nội xâm tham quyền, tham quan đã chọn bụng của ngoại xâm làm địa đạo, để sẽ luồn trốn như ma bùn khi đất nước bị xâm lược.

Tôi thức suốt khi giống nòi bị đồng hóa trước ghềnh thác đang phân cực đất nước tôi, đang phân hóa đồng bào tôi, đang phân chia dòng sinh mệnh của gióng nòi tôi !

Tôi thức suốt…

Sự phong phú của số nhiều

Kẻ ác khi muốn hành tác ác để đưa cái ác vào cuộc sống thì nó thường có thói lấy hệ độc (độc quyền, độc tài, độc trị, độc tôn) bằng độc đoán để diệt cả hai hệ đa : hệ thứ nhất : đa diện, đa dạng, đa cách, đa pháp ; hệ thứ nhì : đa tài, đa trí, đa hiệu, đa năng. Nên khi chúng ta đấu tranh chống kẻ ác luôn độc hại trong độc đạo do nó chế ra, thì chúng ta đừng quên vận dụng hai hệ đa này, đây là sự phong phú của số nhiều làm nên nhiều thông minh, nhiều sáng tạo.

Số nhiều của đa nguyên trong muôn hình vạn trạng của hệ thông (thông minh, thông thạo, thông thái) biết mở ra nhiều chân trời, không những bảo đảm được đa sinh, đa sản của sức sống, cùng lúc lật măt nạ cái ác, để vạch mặt chỉ tên kẻ ác, để minh chứng rằng nhân sinh có nhiều đường đi nẻo về, chớ không phải chỉ có độc đạo trong độc trị, độc tài trong độc quyền, độc tôn trong độc đảng.

Đối thoại vì đa nguyên

Quá trình : đề nghị-đối thoại-quyết định-hành động trong đa nguyên để khơi dậy đa lực, đa tài, đa trí, đa năng, đa hiệu, tạo sinh lực cho đối thoại-đối trọng-đối lực-đối kháng, từ đó lấy cái đúng thuyết phục được cái sai, vì cái đa luôn khôn ngoan hơn cái độc, và khi dân chủ cô lập được độc tài, khi đa nguyên vô hiệu hóa được độc đảng, thì cái độc hại của độc trị sẽ không vận dụng được cái ác để gây ra tội ác. Không nên trông chờ hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn) chấp nhận chia lợi, chia quyền, cụ thể là chung-chia với hệ đa (đa nguyên, đa lực, đa tài, đa trí, đa năng, đa hiệu). Vì chung để chia, thì hệ độc sẽ mất hệ đặc (đặc quyền, đặc lợi, đặc ân)[1] của nó !

Chỉnh lý vì công lý

Tính duy lý khi con người đặt quyền lợi của mình trên quyền lợi của người khác, cụ thể là cá nhân chỉ thấy tư lợi của mình, nếu duy lý như vậy thì tự lợi của người này có thể gây nên thiệt hại cho người kia, thì đây chỉ là loại ích kỷ thô thiển. Nên từ đây, chỉnh lý luận phân tích các thỏa thuận giữa các duy lý khác nhau, đang xung đột nhau để tìm ra tính hợp lý được tập thể, cộng đồng, xã hội công nhận, từ đó định nghĩa lại quyền lợi của cá nhân, vẫn giữ tư lợi nhưng phải biết là tư lợi không được gây hậu quả xấu tới tha nhân. Khi có được thỏa hiệp về quyền lợi cá nhân làm nên tư lợi cho mọi cá thể, thì tính toàn lý sẽ xuất hiện để bảo đảm tự do cá nhân được có mặt và được tăng tư lợi trong cuộc sống ; mà không quên công bằng xã hội giữa các cá nhân, các tập thể, nơi mà công bằng luôn có chỗ dựa là công lý.

Tri thức luận vì lẽ phải

Trong tình hình của xã hội Việt Nam dưới bạo quyền độc đảng, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền thì tri thức luận là nguồn nước ngầm sẽ trở thành sóng thần trong tương lai để giúp mọi công dân của Việt tộc thay đổi não trạng sau bao năm làm nạn nhân của bộ máy tuyên truyền ngu dân trong mê lộ của dối trá, gian manh, lừa đảo. Tri thức luận đủ nội lực để xóa đi nguồn máy độc tài nhưng bất tài trong việc bảo vệ đất nước, đủ sung lực để loại bỏ bộ máy độc trị nhưng không biết quản trị để đưa dân tộc vào tiến bộ và văn minh. Tri thức luận biết phối hợp với tất cả các ngành khoa học xã hội nhân văn để giúp dân chủ trong đa nguyên lột mặt nạ bọn tổ chức học giả-thi giả-điểm giả-bằng giả, cùng lúc lột trần quá trình mua điểm-bán bằng trong tà lộ của mua chức chức-bán quyền, để vạch mặt chỉ tên bọn sâu dân mọt nước đang lẩn lút như âm binh trong ma lộ của buôn dân-bán nước cho Tàu tặc. Vì tri thức luận biết quản lý sự thật-chân lý-lẽ phải bằng hệ thức, nơi mà kiến thức là sung lực của tri thức, ý thức là hùng lực của nhận thức.

Lương tâm trí thức

Khẳng định sự thật là nhiệm vụ tiên quyết và vĩnh viễn của học thuật, và sự thật cao hơn cả, cao hơn vua, cao hơn mọi cơ chế, mọi quyền lực, mọi chính quyền. Chính sự thật sẽ làm nền cho sử học viết đúng, viết trúng, tức là viết thật. Viết thật hay nói thật có khi bị trù dập, bị vu cáo, bị hãm hại, bị ám sát, bị tử hình… Nhưng sự thật là sự thật phải được nói tới nơi, tới chốn, cụ thể nếu con người sống thật bằng sự thật thì phải biết chấp nhận cái chết cũng vì sự thật, như vậy sự thật là gốc của lòng tin biết dựa vào sự thật để nhận ra chân lý, vận dụng sự thật để làm nền cho lẽ phải. Lương tâm của trí thức là đây, lương tri của khoa học là đây, cả hai là hùng lực lương thiện của kẻ đi tìm sự thật. Sống chết với sự thật, nhưng cũng phải biết khiêm tốn trước sự thật ! Socrate khuyên con người khi đi tìm sự thật, phải đi tìm với chính nhân phẩm của mình, đi tìm là đi học, khiếm tốn để khiêm nhường với tâm thức : "Tôi biết là tôi không biết gì cả !".

Sự thật xóa sự ngờ vực

Trên thượng nguồn của học thuật là sự có mặt của thuyết duy lý để đi tìm cái sâu có trong cái lý để thấy được sự thật khi được tung ra như một loại ánh sáng có sức sáng vô song tới để khai phá ý chí của con người muốn biết tận gốc rễ của cái thật. Chính độ sáng mãnh liệt này làm ngời cái thật được hiện hữu tròn đầy rồi hiện hình trọn vẹn, thì cũng chính nó có lực tập hợp rất lớn, nó đưa cá nhân tới tập thể, đưa các cộng đồng riêng rẽ tới cùng, tới chung một số phận của một dân tộc sống để bảo vệ sự thật này. Và khi nó càng lớn với sự thỏa thuận làm nên sự đồng lòng của mọi người thì sức vận hành của nó trong xã hội con người sẽ rất mạnh. Sự thật xuất hiện để xóa đi sự ngờ vực, và sự thật đứng vững với chân lý của nó, vừa bằng lý thuyết luận, vừa bằng phương pháp luận của nó, làm nên khoa học luận về sự thật, giờ đã mang một giá trị tuyệt đối.

Tôn vinh cái đúng

Tự chủ xác nhận tự do là tôn vinh cái đúng, mong cầu cái đẹp, là trân quý cái cao, trong đó ham muốn cũng như đam mê không còn lẫn trốn trong ích kỷ, mà là động lực của đạo lý có nhân lý, động cơ của đạo đức có nhân phẩm. Một tự chủ muốn xác nhận tự do trong xã hội Việt Nam hiện nay là phải xác minh nguồn gốc của bất bình đẳng mang nội chất của bất công, tới từ một bạo quyền đang cai trị đồng bào, đất nước, xã hội, bằng độc trị qua độc đảng, mà không hề biết quản trị đất nước. Tự chủ vì nhân trí là khả năng biến nổi giận thành nổi dậy nhưng nổi giận mà đưa đến nổi loạn thì có thể giết chính nghĩa của tự do. Biết bảo vệ chính nghĩa của tự do là biết đấu tranh bền vững vì tự do, đây là sự trưởng thành sáng suốt và tỉnh táo của các phong trào dân chủ và nhân quyền của Việt Nam trong những năm qua. Chọn bất bạo động song hành cùng đấu tranh ôn hòa, chọn đối thoại để tranh luận, chọn đàm thoại để đàm phán, chính là nội chất thông minh của hành động tự do, vừa có chính nghĩa, vừa có lý trí, vừa có trí tuệ trao luận, vừa có tuệ giác truyền luận.

Tự trọng vì nhân phẩm để đề kháng

Có tự trọng vì nhân phẩm để đề kháng, có cá tính để đối kháng chống bất công, chống bạo quyền, đây là định nghĩa của cá tính, vừa là thượng nguồn, vừa là hạ nguồn của các định luận về tự trọng vì nhân phẩm với cá tính biết rời bỏ các biệt phủ, biệt dinh, biệt thự của các tham quan, khi thấy chúng mạ vàng nhà cửa của chúng, khi thấy chúng có nội thất được chế biến từ các gỗ quý của các rừng nguyên thủy, mà chúng đã trộm, cắp, cướp, giật được trên quê hương gấm vóc này. Chúng ta có quyền "lợm giọng đến buồn nôn" để rời bỏ các biệt phủ, biệt dinh, biệt thự của các tham quan này, không những để tự bảo vệ nhân phẩm của chúng ta, mà còn tỏ rõ thái độ là mạ vàng nhà cửa chính là vô minh vì vô học, tàn phá tài nguyên thiên nhiên đốn chặt gỗ quý, nạo vét đá quý chính là vô hậu vì vô tri.

Đấu tranh của kiếp người chống lại bạo quyền

Tự trọng luôn song hành cùng nhân phẩm. Tự trọng song lứa với nhân tính. Tự do song cặp với nhân cách để tiếp nhận đạo lý, đón nhận đạo đức, mà xây lên liêm chính, dựng lên liêm sỉ. Từ đó, cụ thể hóa dự phóng đẹp, để hiện thực hóa tương lai hay, để thể hiện hóa chuyện thay đời đổi kiếp ngay tự bây giờ bằng cách chuyển hóa não bộ, chuyển biến não trạng theo định hướng tốt, theo chân trời lành cho nhân sinh. Tự trọng vì nhân phẩm có mặt ngay trong hiện tại trong đấu tranh của kiếp người chống lại bạo quyền qua hệ thống bạo lực của nó.

Phương án của sự sống đúng : tự thoát để tự thắng

Tự trọng vì nhân phẩm là dàn nhún, dàn phóng để gởi đi những phương án của sự sống đúng vì tương lai tốt đẹp trong nhân cách biết bảo vệ nhân phẩm. Chuyển hóa não bộ tiến bộ, chuyển biến não trạng vì văn minh là biết gởi thông điệp tới tương lai, luôn nhắn tín hiệu tới mai hậu là : tự trọng vì nhân phẩm đã có mặt để giúp con người tự biết bảo vệ nhân vị. Tự biết khẳng định nhân phẩm của mình là một hành động thông minh biết vượt thoát các lo âu, sợ hãi tới từ đe dọa, tới từ trù dập của bạo quyền độc đảng toàn trị ; vì tự trọng vì nhân phẩm chính là gốc của sự thông minh biết tự thoát để tự thắng. Tự trọng vì nhân phẩm để tự thắng, là thông điệp đầy hùng lực của tự do, một tự do không để bạo quyền, bạo lực, bạo hành giết sự thông minh của nó vì dân chủ, diệt sự sáng tạo của nó vì nhân quyền.

Đa tri

Đa nguyên không phải là một hệ thống chính trị máy móc để các đa đảng có chỗ đứng ghế ngồi trong tam quyền phân lập, mà đa nguyên có thượng nguồn và hạ nguồn đều là đa tri. Nơi mà đa tri là sự hiểu biết trên nhiều phương diện, trên nhiều lãnh vực, trên nhiều sinh hoạt, trong đó sinh hoạt chính trị không hề là sinh hoạt độc nhất mà chỉ là một trong những sinh hoạt xã hội, nên xã hội dân sự sinh hoạt bằng đa tri. Nơi mà đa tri có thượng nguồn là đa phươngđa dạng, có hạ nguồn là đa năngđa hiệu. Nếu đa đảng là hùng lực của đa nguyên, thì đa tri là nội lực của đa kiến thức, sung lực của đa ý thức và là mãnh lực của đa nhận thức, toàn diện trên nhân sinh, chớ không hề tự giới hạn trong đa đảng của sinh hoạt chính trị. Các chủ thể Việt tộc yêu đa nguyên, quý dân chủ, trọng nhân quyền phải tâm niệm được điều này, khi nhận trách nhiệm mới với đất nước, bổn phận mới với dân tộc, nhiệm vụ mới với giống nòi vì một tương lai tiến bộ trên nhân lộ của văn minh.

trithuc4

Muốn bảo vệ tự do thì phải đứng lên !

Tự chủ là câu chuyện cẩn trọng trước nhân phẩm của chính mình, để tự chủ được chấp đôi, chấp lứa với nhân trí, không những vì nhân lý và còn vì nhân tính nữa. Nếu độc đảng dùng độc quyền qua độc trị trong độc tài để đàn áp, để bắt bớ, để bỏ tù, để tuyên án, để tra tấn, để hủy diệt các nhà hoạt động vì dân chủ, vì nhân quyền, rồi tiêu diệt quyền sử dụng tự do của họ ; nên tự chủ vì nhân phẩm khi muốn bảo vệ tự do thì phải đứng lên ! Nổi dậy chống lại tham quyền trong lạm quyền, đang ung thư hóa xã hội, đang đưa vi trùng độc hại của độc đảng trong độc tôn để gây trọng bịnh ngay trong đạo đức của Việt tộc, ngày ngày tìm cách siết cổ các hành vi chân chính, các hành động liêm chính của tự do tự chủ vì nhân phẩm. Nên tại sao ta phải cần chuyển hóa não bộ, chuyển biến não trạng càng sớm càng hay.

Đa

Đa, phải nằm lòng và thuộc lòng chữ đa như định nghĩa của thông minh, vì kẻ thực sự thông minh là kẻ hiểu chữ đa, để được đi trong đa chiều, để hiểu trong đa dạng. Tại dây, đa của các chủ thể luôn có tự do học hỏi trong đa kiến thức, để có đa tri thức, để thấy đa phương trong đa hướng, khi phải chọn chỉ một chân trời, trong đa tương lai. Một kẻ tự kiêu, tự đại trong độc đảng để độc tài, độc tôn để độc trị, độc quyền trong độc ác, gây bao độc hại từ đất nước tới dân tộc, kẻ đó không khôn ngoan, không thông minh, mà ngược lại là vô minh trong vô tri, vì vô giác trong vô cảm trước chữ đa. Ngay trong chữ đa, ta thấy đa tài, đa trí, đa hiệu, đa năng, đa lực làm nên đa đảng, thì ta phải thấy luôn đa phương pháp, đa tiếp cận, đa kỹ thuật làm nên đa ứng dụng trước các thử thách của nhân sinh, đa hội nhập trước các thăng trầm của nhân loại.

Nội

Nội, nội công làm nên nội lực, một sức mạnh bên trong tạo nên bản lĩnh có tự tin nên có tự chủ, làm nên tầm vóc biết đấu tranh vì tự do để bảo vệ cho bằng được công bằng và bác ái. Nội không phải của một cá thể ích kỷ để vụ lợi, cá nhân vị kỷ để trục lợi, mà là nội chất của một chủ thể có bổn phận với đồng bào, nhận trách nhiệm với đất nước. Mà không quên nhân loại, nơi mà tha nhân được đón, tiếp, nhận, giúp với tình động loại, trong sự thông minh biết tôn trọng lẫn nhau, đây là sự thông minh đi trên lưng cái cá nhân chủ nghĩa hạn hẹp, đi trên vai cái ích kỷ chủ nghĩa thấp hèn, đi trên đầu cái vụ lợi thui chột chỉ biết khai thác, bóc lột tha nhân.

Nuốt nước mắt vào tim mà còn thấy tim đen bẩn !

Hài kịch của Đảng cộng sản Việt Nam chính là bi kịch của trí thức Việt hiện nay trong nước, như cá nằm trên thớt, ngày ngày bị điếm nhục hóa bởi những lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, thấy lãnh đạo vô minh mà phải cúi đầu, thấy lãnh đạo vô tri mà phải khom lưng, thấy lãnh đạo vô trí mà phải khoanh tay, thấy lãnh đạo vô luân mà phải quỳ gối. Ngậm oan uất rồi nuốt nước mắt vào tim mà còn thấy tim đen bẩn bởi điếm ngôn xảo ngữ của lãnh đạo âm binh.

Ăn ở có nhân mười phần không khó

Câu chuyện cốt lõi vẫn là có-học-để-có-hậu, câu chuyện này hoàn toàn không hề là câu chuyện về bằng cấp, nơi mà học vị lẫn học hàm hiện nay đều bị giả hóa ở những mức độ khác nhau trong hệ thống giáo dục của hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc tôn, độc trị) có anh em sinh đôi với hệ tham (tham quyền, tham quan, tham ô, tham nhũng, tham tiền). Hệ thống giáo dục này đã và đang bị quá trình mua bằng bán cấp, giả hóa rồi tha hóa về mọi mặt, từ giáo lý, giáo luận, giáo dục tới giáo khoa, giáo trình, giáo án. Mua bằng bán cấp trong giáo dục để mua chức bán quyền ngoài xã hội từ gốc tới ngọn, cái giả đã thay thế cái thật với trường giả-học giả-thi giả-điểm giả-bằng giả. Nên câu chuyện gốc rễ vẫn là có-học-để-có-hậu, không hề là câu chuyện về bằng cấp có thể bị giả, nơi mà học vị có thể bị gian, học hàm có thể bị dối, ngược lại có-học-để-có-hậu là câu chuyện : học thật của ăn ở có nhân mười phần không khó ; học lực của đường mòn nhân nghĩa chằng mòn ; học thuật của sống lâu mới biết lòng người có nhân.

Ngu dân trị

Các hệ lụy mà Việt tộc đang phải gánh chịu hiện nay mà các lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam chính là chủ mưu trong quá trình vô học hóa toàn xã hội, họ cũng là đầu nậu một ý thức hệ dựa vào tuyên truyền trị, chính họ là đầu cơ bằng ngụy tạo qua các chính sách lấy ngu dân trị vừa làm phương tiện, vừa là cứu cánh. Hậu quả giờ đây đã rõ, từ một quê hương gấm vóc giờ đã thành một đất nước cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm từ nguồn nước tới không khí loại hàng đầu trên thế giới ; từ một dân tộc thông minh bây giờ đã thành lao nô cho các nước láng giềng, cho Tàu tặc không những cướp đất, biển, đảo, mà còn thao túng kinh tế Việt, giăng bẫy thương mại Việt và đang bóc lột nhân công Việt ngay trên đất Việt…

Phương trình sự thật – chân lý

Lý luận trong học thuật không có chỗ đứng ghế ngồi cho hệ độc (độc quyền, độc trị, độc tài, độc tôn, độc đảng) kiểu cả vú lập miệng em. Không gian của lý thuyết luận này có gốc, rễ, cội, nguồn của hệ đa của đa tài, đa dũng, đa năng, đa hiệu làm nên từ đa thức, đa tri, đa trí ; có chỗ dựa là đa nguyên. Chính đây mới là không gian của phương trình sự thật-chân lý : so ra mới biết ngắn dài. Nơi mà phản diện của hệ vô (vô minh, vô tri, vô giác, vô cảm, vô tâm) chính là hệ thức (kiến thức, tri thức, ý thức, nhận thức, tâm thức) có trí lực của hệ thông (thông minh, thông thạo, thông thái), có luận lực của hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng lập, sáng tạo).

Khoa học sử tính

Phân tích để giải thích các hậu quả, hậu nạn tới từ các chính sách tuyên truyền ngu dân mang thực chất vô học-vô hậu. Cấu trúc của khoa học luận này tuân thủ dữ kiện mang theo chứng từ, chứng tích, chứng nhân để lập lại sự thật, để dựng lại chân lý. Đó là khoa học sử tính, là công đoạn một, có quá trình sử luận, nơi mà các sự cốsự kiện mà người nghiên cứu định vị được không gian và thời gian. Nếu định vị được địa điểm và thời điểm của sử kiện thì sẽ định vị được kết quả, hậu quả, hiệu quả của sự kiện đã là sự cố hay đã là biến cố tác động lên sinh hoạt xã hội, quan hệ xã hội, đời sống xã hội, tổ chức xã hội, tới từ các chính sách tuyên truyền ngu dân mang thực chất vô học-vô hậu.

Khoa học bối cảnh

Khoa học bối cảnh, phân tích thực cảnh của một xã hội nơi mà sự cố đã thành biến cố, để phân loại các hoàn cảnh, tại đây hoạt cảnh xã hội bị đóng khung bởi các chính sách tuyên truyền ngu dân mang thực chất vô học-vô hậu ; từ đó phân giải toàn cảnh các chính sách của tuyên truyền trị, ngu dân trị mang thực chất vô học trị. Các chính sách tuyên truyền ngu dân của độc đảng toàn trị được "chống lưng" bởi một hệ thống công an trị, và "sân sau" của các chính sách này chính là tham nhũng trị ; được bảo kê kiểu "ô dù" giữa các bè, đám, nhóm, phái… với mưu hèn kế bẩn, mà tất cả đều bị chi phối bởi tham tiền trị.

Khoa học so sánh

Khoa học so sánh, nơi mà mọi dữ kiện trong cùng một bối cảnh, mọi chứng từ trong cùng một hoàn cảnh, mọi cá nhân trong cùng một hoạt cảnh, đều có thể so sánh được, ở cấp độ khác nhau từ địa phương tới trung ương, ở mức độ khác nhau từ quốc gia tới quốc tế, ở cường độ khác nhau từ kiến thức tới ý thức, ở trình độ khác nhau từ tri thức tới nhận thức… Cụ thể là đưa ra ánh sáng các chính sách tuyên truyền ngu dân gây nên hậu quả và hậu nạn vô học-vô hậu, rồi vận dụng so sánh để đo đạc cường độ, mật độ, mức độ của các chính sách tuyên truyền ngu dân này, để hiểu bản chất của nó qua chính trình độ của nó.

Khoa học tổng quan

Khoa học tổng quan, là công đoạn bốn, với đồ hình được phân định và phân giải vừa hợp lý, vừa chỉnh lý của khoa học sử tính, khoa học bối cảnh, khoa học so sánh, để có nhận định tổng thể, từ đây hình thành sự phân loại các thành phần bằng các khuynh hướng chung, các hành vi đa số, các hành tác thiểu số, các hành động đơn lẻ của bè, đám, đảng, nhóm, phái, qua quan hệ giữa quyền lực và quyền lợi, trong không gian của tuyên truyền trị, ngu dân trị, vô học trị gây nên hậu quả và hậu nạn vô học-vô hậu. Khi phân tích, phân định, phân loại, phân giải các chính sách tuyên truyền trị, ngu dân trị, vô học trị gây ra hậu quả và hậu nạn vô học-vô hậu, ngay trong hệ vô (vô minh, vô tri, vô giác, vô cảm, vô tâm) thì khoa học luận sẽ sử dụng hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) để thấy-cho-thấu từ nội dung tới nội hàm của hệ quả (kết quả, hệ quả, hậu quả) mà không quên nhân quả của câu chuyện vô học về tri thức làm ra vô hậu không tương lai. Tại đây, hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức) vừa là phương pháp luận nòng cốt, vừa là khoa học cốt lõi, để xây dựng lý thuyết luận chủ đạo.

Goddess eye and Color space background with stars.

Tri thức luận lịch sử

Tri thức luận lịch sử, với những kiến thức căn bản của thế kỷ XVIII làm nên ít nhất năm cuộc cách mạng : khoa học, kỹ thuật, tri thức, dân chủ, nhân quyền trong đó hai định luận về công bằngcông lý là những hằng số không chỉ có phương Tây, cụ thể là Tây Âu và Bắc Mỹ được thụ hưởng mà các hằng số này đã trở thành sở hữu của nhân loại, nếu nhân loại đó muốn nhân sinh sống bằng tiến bộ, muốn nhân thế sống trong văn minh. Hậu quả của vốn vô học trong não bộ lãnh đạo đã tạo ra quá trình vô học hóa ngay trong chính sách tuyên truyền ngu dân áp đặt lên hệ thống giáo dục quốc gia từ đó tạo ra bao thế hệ học sinh và sinh viên : vô kiến thức tiến bộ, vô tri thức văn minh. Rồi sau đó các học sinh và sinh viên này khi trưởng thành không hiểu được chức năng của tri thức để có được vai trò của các công dân biết đóng góp vào tiến bộ xã hội, vào văn minh của dân tộc.

Tri thức luận giáo dục

Tri thức luận giáo dục, từ khám phá tới ứng dụng vào đời sống, vào xã hội, vào định chế và vào cơ chế, thì các tiến bộ tạo nên đời sống văn minh tới từ năm cuộc cách mạng : khoa học, kỹ thuật, tri thức, dân chủ, nhân quyền biết bảo vệ và bảo đảm về công bằngcông lý, thì các tiến bộ và văn minh này phải được đưa vào hệ thống giáo dục. Một hệ thống giáo dục quốc gia, có giáo lý, giáo luận dựa trên tiến bộ, có giáo khoa, giáo án dựa trên văn minh đã có mặt trong giáo trình của trung học phổ thông dành cho học sinh tuổi thiếu niên tại các quốc gia có văn minh dân chủ, có văn hiến nhân quyền. Nếu hệ thống giáo dục quốc gia hiện nay tại Việt Nam không có giáo lý, giáo luận dựa trên tiến bộ, không có giáo khoa, giáo án dựa trên văn minh mà chỉ mượn hệ thống giáo dục để áp đặt tuyên truyền trị, ngu dân trị, vô học trị, thì sẽ không tránh khỏi hậu quả của vô học, sẽ không tránh được hệ quả và hệ lụy của vô hậu (vì vô tri thức nên vô tương lai).

Tri thức luận chính sách

Tri thức luận chính sách, của một chế độ độc đảng toàn trị vận dụng tuyên truyền trị, để độc đảng được độc quyền, độc trị, độc tài, độc tôn mà đi ngược lại văn minh dân chủ, có văn hiến nhân quyền, thì tuyên truyền trị là anh em sinh đôi với ngu dân trị. Mà hậu quả ngu dân trị trước hết là tự tha hóa dân tộc của mình, kế đó là tự nô lệ hóa cho ngoại bang, và cuối cùng là tự đồng hóa từ trí thức tới giống nòi, cụ thể là trao thân gởi phận cho ngoại bang. Nghịch lý của mọi chính sách tuyên truyền trị, ngu dân trị, vô học trị tới từ tập đoàn lãnh đạo chính là các tác giả của độc đảng, các tác nhân của toàn trị, thì chính các chính sách này tự vô học hóa từ não trạng tới não bộ của họ. Nhưng thảm họa thì thật lớn cho một dân tộc, cho một giống nòi, vì các chính sách tuyên truyền trị, ngu dân trị, vô học trị tiêu diệt các nguyên khí quốc gia, hủy triệt các hiền tài của dân tộc.

Tri thức luận trình độ

Tri thức luận trình độ, xác chứng mọi chính sách ngu dân luôn đi ngược lại với các chính sách vì dân, cụ thể là vì khoa học, kỹ thuật, tri thức, dân chủ, nhân quyền, công bằng, công lý là những quốc sách vì dân. Nhưng bản chất của các chính sách đều có cốt lõi của vấn đề : trình độ ! Có những chế độ độc tài nhưng được điểu khiển và điều hành bởi các minh vương, minh quân, mình chủ, minh chúa ; cũng như có các chế độ lạm dụng hình thức dân chủ của tam quyền phân lập nhưng bị tham nhũng thối nát hóa ngay từ bên trong. Các loại dân chủ hình thức để mạo danh tam quyền phân lập này đã để bất tài diệt thực tài, thì tiến bộ không tới với dân tộc, mà văn minh cũng không có mặt trong xã hội. Câu chuyện trình độ là câu chuyện cốt lõi để có nhận thức là trong toàn cầu hóa thông tin và truyền thông hiện nay thì quá trình khám phá khoa học, khai phá nhân quyền, khai thác sức mạnh của dân chủ đã là quá trình trực tuyến.

Tri thức luận xã hội

Tri thức luận xã hội, kiến thức của cá nhân có từ giáo dục gia đình, rồi giáo dục học đường, và sau đó là giáo dục xã hội, nơi mà sinh hoạt xã hội được trao cho các lãnh đạo có tri thức biết thừa nhận các công ích xã hội được đặt trên tự lợi cá nhân của mình. Từ tri thức tới ý thức, các lãnh đạo sẽ lần lượt nhận ra trong các quan hệ xã hội thì an sinh xã hội quan trọng hơn tính toán ích kỷ cá nhân trong quá trình sống chung để chung sống với tập thể, với cộng đồng. Chung là chia vì chia để chung, đây là căn bản để có đời sống xã hội, tại đây ý thức đã trở thành nhận thức bằng đạo lý xã hội, lấy công bằng làm cơ sở cho tổ chức xã hội, trong đó cá nhân là công dân có trách nhiệm với đất nước, có bổn phận với đồng bào. Chính công dân này chủ động để trở thành chủ thể biết vận dụng hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức) để đưa văn minh dân chủ và văn hiến nhân quyền song hành cùng các tiến bộ về khoa học, kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, giáo dục… vào xã hội.

Tri thức luận định chế

Tri thức luận định chế, một chế độ toàn trị dựa trên độc đảng bám độc quyền để độc trị bằng độc tôn qua tuyên truyền trị song hành cùng công an trị để tạo dựng một định chế với hệ thống giáo dục của ngu dân trị, tạo ra một hệ thống xã hội thất nhân bất đức thất tri bất thức. Định chế này bất chấp hậu quả và hậu nạn của vô học trong tri thức, vô hậu trong nhận thức, vì ý đồ đã thành mưu toan quyết định mọi chính sách của độc đảng toàn trị là : phát triển tuyền truyền trị, củng cố công an trị để thực hiện sâu đậm quyết sách ngu dân trị. Đây là một tà lộ trong ma nghiệp (đi dễ khó về, vì dễ chết khó sống) trước nhân loại văn minh, trước nhân sinh tiến bộ của thế giới hiện nay. Chỉ vì vốn vô học của lãnh đạo chính trị vừa là gốc, rễ, cội, nguồn của tuyên truyền trị, vừa là móng, nền, tường, mái của ngu dân trị để vô học hóa toàn xã hội, toàn dân tộc. Nên sinh lộ của Việt tộc là minh lộ của văn minh dân chủ, là nhân lộ của văn hiến nhân quyền, cả hai biết bảo đảm tự do, biết bảo vệ công bằng, biết bảo hành công lý. Vì đây là nhân đạo của nhân tri, nhân trí xây nên nhân bản và nhân văn để giữ nhân vị và nhân tâm mà phục vụ cho nhân phẩm.

Tri thức luận lãnh đạo

Tri thức luận lãnh đạo, là xới tới nơi trong phân tích để soi tới chốn trong giải thích về hệ vô thức (vô kiến thức, vô tri thức, vô trí thức, vô ý thức, vô nhận thức, vô tâm thức) có từ vốn vô học chính là điểm khởi hành của một tập đoàn lãnh đạo mang ý đồ độc quyền lãnh đạo bằng phương án vô học hóa toàn xã hội, toàn dân tộc. Với ý đồ độc quyền lãnh đạo bằng cách ngăn chặn một hệ thống giáo dục quốc gia dựa vào khai sáng nhân tri, nơi mà giáo lý, giáo luận dựa trên tiến bộ, có giáo khoa, giáo án dựa trên văn minh đã có mặt trong giáo trình của trung học phổ thông dành cho học sinh thiếu niên tại các quốc gia có văn minh dân chủ, có văn hiến nhân quyền. Ngược lại giáo trình của trung học phổ thông này hoàn toàn không được hiện diện trong hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay đang được điều khiển và điều hành bởi ngu dân trị có dây mơ rễ má tới từ vô học trị của các lãnh tụ và các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Cụ thể là lực lượng lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã và đang đưa dân tộc, giống nòi, xã hội, đất nước vào ma lộ của vô minh, khi họ đã chặn ngay thượng nguồn mọi ánh sáng tới từ khám phá về văn hiến nhân quyền, tới từ khai phá về văn minh dân chủ.

Tri thức luận tiến bộ

Tri thức luận tiến bộ, thấy để thấu vì phải thấy để tin là cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật, tri thức, dân chủ, nhân quyền, công bằng, công lý thực sự là những tiến bộ, không thể chối cải được, nên không thể không thừa nhận bởi mọi chính quyền, chính phủ có chính danh, vì có chính nghĩa do dân và vì dân. Mọi bạo quyền công an trị, mọi tà quyền tuyên truyền trị, mọi ma quyền ngu dân trị đều là bọn âm binh mang quỷ nghiệp trong điếm tri khi chúng đi ngược lại nhân lộ trong ánh sáng của văn minh dân chủ và văn hiến nhân quyền. Bọn âm binh này mới chính là bọn phản động, theo đúng ngữ vựng, ngữ văn, ngữ pháp của từ phản động được định nghĩa và định luận là : những cá nhân, bè nhóm, đảng phái, tập đoàn lãnh đạo đi ngược lại văn minh dân chủ ; đi trái chiều với tiến bộ khoa học biết bảo vệ nhân sinh ; đi nghịch hướng với văn minh nhân tri biết bảo vệ nhân quyền, đi ngược dòng tiến hóa của nhân loại.

Tri thức luận văn minh

Tri thức luận văn minh, khi tiến bộ song hành cùng văn minh là khi khám phá khoa học và ứng dụng kỹ thuật tạo ra phát triển sản xuất để tạo thăng tiến kinh tế. Thì cùng lúc các tiến bộ và văn minh này đã phát huy dân chủ và nhân quyền ; những tiến bộ và văn minh cũng là những công cuộc đấu tranh để bảo vệ công bằng chống bất bình đẳng, để bảo đảm công lý chống bất công. Mà bất bình đẳng và bất công tới từ các chính quyền mà thực chất là bạo quyền sử dụng tà quyền để tham quyền ; là ma quyền vận dụng lạm quyền để lộng quyền ; là điếm quyền tận dụng cực quyền để cuồng quyền. Loại chính quyền âm binh này ngày đêm rình rập dân chúng bằng công an trị, ra rả qua nhồi sọ bằng tuyên truyền trị, rà rỉ qua tẩy não bằng ngu dân trị, luồn lách bằng vô học trị qua mua bằng bán cấp (học giả-thi giả-điểm giả-bằng giả), để mua chức bán quyền (cao học gian, tiến sĩ giấy, học vị lừa, học hàm lận).

Tri thức luận dân chủ

Tri thức luận dân chủ, nơi đây tiến bộ và văn minh đã rõ nét trên nhiều lãnh vực, có hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức) để bảo vệ hệ thống giáo dục quốc gia, nơi mà giáo lý, giáo luận dựa trên tiến bộ của lý trí, có giáo khoa, giáo án dựa trên sự khai hóa của trí tuệ. Có hệ nhân (nhân lý, nhân tính, nhân tri, nhân trí, nhân bản, nhân văn, nhân tâm) biết bảo trị nhân vị, biết bảo đảm nhân quyền, và nhân phẩm luôn được bảo vệ bởi hệ công (công bằng, công lý, công tâm, công luật). Chính dân chủ với tự do đầu phiếu trong tự do ứng cử và bầu cử là nơi mà nguyên khí của quốc gia là các hiền tài của dân tộc được nhập nội vào hệ đa (đa tài, đa trí, đa lực, đa năng, đa hiệu) làm nên đa nguyên để đa đảng được hiện diện từ chính quyền tới chính phủ. Chính tri thức luận dân chủ là điểm khởi hành trên nhân lộ của khai sáng văn minh dân chủ, để xóa đi tuyên truyền trị, để khử đi ngu dân trị, để tẩy đi vô học trị, mang hậu quả và hậu nạn của vô hậu, vì vô tri thức nên vắng chân trời.

Tri thức luận nhân quyền

Tri thức luận nhân quyền, là công cuộc đấu tranh cho toàn bộ hệ nhân (nhân lý, nhân tính, nhân tri, nhân trí, nhân bản, nhân văn, nhân tâm, nhân vị, nhân đạo, nhân quyền, nhân phẩm). Tại đây, tri thức luận nhân quyền trực diện để chống lại tuyên truyền trị, mang chân dung của ngu dân trị, có chân tướng vô học trị, tới từ độc đảng trị là cha sinh mẹ đẻ của bạo quyền công an trị, được "chống lưng" bởi tà quyền tham nhũng trị, có "sân sau" của ma quyền tham tiền trị. Một bên là ánh sáng của nhân quyền biết tôn trọng dân chủ để tôn vinh công lý, để thăng hoa tự do công bằng và bác ái. Ánh sáng của cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái) và ánh sáng của nhân quyền (dân chủ, đa nguyên, văn minh) tạo nên hùng lực khai sáng nhân tri để khai hóa nhân trí, để lột mặt nạ tuyên truyền trị, ngu dân trị, vô học trị, để vạch mặt chỉ tên độc đảng trị, tham nhũng trị, tham tiền trị.

Bất tài vô tướng của quan hệ-tiền tệ-hậu duệ-đồ đệ

Thảm trạng của môi trường trí thức, sinh hoạt học thuật, quan hệ khoa học hiện nay tại Việt Nam trong tay độc đảng của vốn vô học và toàn trị bằng ngu dân trị thì những kẻ có quyền hành trong giáo dục, có quyền lực trong nghiên cứu là những kẻ học giả, học kém, học yếu. Mà chính những người thực tâm, thực tài trong nghiên cứu và học thuật đặt cho đám này là loại bất tài vô tướng, lọt vào chức quyền bằng tà lộ của quan hệ-tiền tệ-hậu duệ-đồ đệ, nơi mà trí tuệ không hề có chỗ đúng ghế ngồi. Chúng có mặt trong giáo dục, trong học thuật, trong nghiên cứu không phải để phát triển khoa học, để thăng hoa tri thức, mà chúng có mặt để chỉ làm chuyện thực thi tuyên truyền trị, ngu dân trị, vô học trị bằng cách hà hơi tiếp sức cho độc đảng trị, công an trị, tham nhũng trị trực tiếp tha hóa giáo lý, giáo luận, giáo luận để thối nát hóa giáo khoa, giáo trình, giáo án. Thực hành chuyên chính vô học với vốn vô học để vô học hóa cả một hệ thống giáo dục, học thuật, nghiên cứu phải lậm sâu vào hướng buôn bằng bán cấp, để phục vụ cho điếm lộ mua chức bán quyền bằng điếm thuật tham tiền trị. Thực hiện quá trình tha hóa giáo dục, học thuật, nghiên cứu để thay thế học thuật-học lực-học thật bằng học hành giả-học vị giả-học hàm giả ; biến hệ thống giáo dục quốc gia thành nơi buôn bằng bán cấp, với các lãnh đạo buôn gian bán lận từ học vị tới học hàm.

Hệ thống giáo dục của bất tài vô học

Hệ thống giáo dục quốc gia với bọn bất tài vô tướng vì là đám bất tài vô học có chức năng của tà quyền, có quyền năng của ma quyền, chúng làm một công ba việc cho chế độ chuyên chính vô học :củng cố độc quyền trong độc tài của Đảng cộng sản Việt Nam nơi mà quyền lực chính trị, quyền lợi xã hội và tư lợi kinh tế của tầng lớp lãnh đạo chỉ là một trong phản xạ tham quyền cố vị, với phản ứng cố đấm ăn xôi. Củng cố độc quyền cho độc trị của Đảng cộng sản Việt Nam, thì các lãnh đạo trong hệ thống giáo dục, học thuật, nghiên cứu trực tiếp củng cố đặc quyền, đặc lợi, đặc ân, đặc sủng của chúng, ngồi mát ăn bát vàng, được ban phát bởi Đảng cộng sản Việt Nam. Củng cố độc quyền cho độc trị của Đảng cộng sản Việt Nam, bằng bè phái lãnh đạo với giáo dục kém giáo lý, yếu giáo luận, tồi giáo khoa này luôn mang phản xạ thưa, bẩm, dạ, vâng, vì luôn có phản ứng cúi đầu-khom lưng-khoanh tay-quỳ gối trước bạo quyền độc đảng của các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

Vô tâm có cùng cha sinh mẹ đẻ với vô cảm

Vô tâm, xuất hiện khi lương tâm không có chỗ trong tâm cảm, để thấy cho thấu tâm cảnh khốn cùng của tha nhân, của đồng loại, sáng sớm còn là dân lành mà chiều tối đã thành dân oan, nạn nhân của bọn cướp ngày là quan, được bảo kê bởi bạo quyền công an trị, bởi tà quyền tham nhũng trị, bởi ma quyền tham tiền trị. Vô tâm có cùng cha sinh mẹ đẻ với vô cảm, có thân tộc là vô minh, mang huyết thống của vô tri, đây là loại người nhìn mà không thấy, và khi thấy rồi thì cũng không hiểu. Vì khi lương thiện vắng mặt trong lương tâm, thì lương tri đã biệt tăm biệt tích ngay trong tư duy của kẻ vô tâm, không có cảm tình của cảm tính thì sao có được cảm xúc tạo nên cảm động, mà biết thương cảm đồng bào, dân tộc, giống nòi. Khi vô tâm xuất hiện trong sinh hoạt xã hội, quan hệ xã hội, đời sống xã hội, tổ chức xã hội thì bạo quyền công an trị, thì tà quyền tham nhũng trị, thì ma quyền tham tiền trị đã lộng quyền trong lạm quyền rồi. Tại đây, nhân vị, nhân bản, nhân văn sẽ tan nát ; rồi nhân tri, nhân trí, nhân lý sẽ tan tành ; cuối cùng là nhân nghĩa, nhân đạo, nhân tâm, nhân từ sẽ vĩnh viễn tan biến !

trithuc6

Cân, đo, đong, đếm hệ

Hãy cân, đo, đong, đếm hệ vô (vô minh, vô tri, vô giác, vô cảm, vô tâm) bằng mô thức giải luận của các bậc đàn cha, đàn chú, đàn anh (Trần Đức Thảo, Nguyễn Khắc Viện, Trần Đại Nghĩa…) đã phải trả những giá rất đắt để rời không gian của hệ thức (kiến thức, tri thức, ý thức, nhận thức, tâm thức) tại phương Tây, vì đã nghe lời của Hồ Chí Minh là rời Pháp để về lại quê nhà mà "phục vụ cách mạng". Khi về tới nơi, khi khám phá ra chế độ độc đảng toàn trị của hệ vô (vô minh, vô tri, vô giác, vô cảm, vô tâm), thì họ đã cắn răng rồi thốt lên từ đáy lòng : "Cái đáng sợ của chuyên chính vô sản mà bản chất của nó chính là chuyên chính vô học !". Chuyên chính vô học là sợi chỉ đỏ để nhận ra tuyên truyền trị, ngu dân trị, vô học trị, phải nói ngay từ bây giờ một cách thật rõ ràng trong rành mạch là vô học không hề là chuyện được đi học, để có bằng cấp qua học vị rồi học hàm. Mà vô học ở đây là không được giáo dục một cách lớp lang thứ tự, không được giáo dưỡng suốt đời và suốt kiếp bằng hệ nhân (nhân tri, nhân trí, nhân tính, nhân lý, nhân bản, nhân văn, nhân vị, nhân nghĩa, nhân đạo, nhân tâm, nhân từ) để tiếp, nhận, trao, truyền hệ thức (kiến thức, tri thức, ý thức, nhận thức, tâm thức).

Chống vô tri bất kiến

Cả hai, hệ nhân và hệ thức, chính là hai đại diện của văn minh của cộng hòa có nền là tự do, công bằng, bác ái ; và văn hiến của nhân quyền có gốc là dân chủ, đa nguyên, đầu phiếu. Vô kiến chính là hậu quả của vô tri bất kiến, không có tri thức nên không có ý kiến trước hậu quả của ngu dân trị, không có chính kiến trước tà ngữ của tuyền truyền trị, vì không có chính kiến nên không có chính ngữ trước vô học trị. Trống ý kiến, vắng chính kiến vì ngay trên thượng nguồn của vô học trị đã rỗng chính trí, đã biệt chính tâm. Khi ta xếp đặt lại thứ tự của hành vi vô kiến theo hệ lụy vô tri nên vô kiến trong vô ngôn lẫn vô ngữ thì ta sẽ nhận ra chân dung của kẻ vô kiến, chân tướng của kẻ vô tri, chính là nạn nhân của ngu dân trị, của tuyên truyền trị, của vô học trị. Cụ thể là từ khi tấm bé còn đi tới ngày rời trường lớp tới khi rời đại học, thì các học sinh, các sinh viên phải học một giáo trình vô học trị : Tư tưởng Hồ Chí Minh là không phải là tư tưởng, vì nó trống nội dung, rỗng giá trị, vắng lý luận… Học tập đường lối và chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, nơi mà đường lối là ngu dân trị và chính sách là tuyên truyền trị trong độc ngôn của độc đảng vô học trị.

Ma trận liên hoàn của : ngu dân trị, tuyên truyền trị, vô học trị

Nhân tri vì trống vắng kiến thức thật, lạc nhân trí vì rỗng loát tri thức thật là thảm họa của nhiều thế hệ sinh ra và lớn lên trong chế độ độc tài toàn trị hiện nay. Các thế hệ này bị ma trận liên hoàn của : ngu dân trị, tuyền truyền trị, vô học trị được chủ xướng bởi độc đảng trị, trong một nhà tù vô hình được cai quản bởi công an trị. Các bạn sinh viên, học sinh hãy tâm niệm chỉ một thi từ của thi sĩ Tô Thùy Yên : "Hỡi ơi ! Hiền sĩ gặp ma trận !". Mà trong hậu đài là một tập đoàn tội phạm với vốn vô học nhưng lại biết mạo danh là "cách mạng", biết mạo ngữ là"chuyên chính vô sản", biết mạo ngôn là"xã hội chủ nghĩa" lại còn biết mạo dạng là"đầy tớ của nhân dân". Nhưng là một lũ buôn bằng bán cấp, một đám buôn chức bán quyền, một đảng luôn tìm mọi cách để giữ đặc quyền bằng tham nhũng trị, bám đặc lợi bằng tham tiền trị, mặc dầu chúng biết rất rõ là chế độ vô học hóa của chúng chế tác ra rất vô hậu ! Vì nó đang đưa nhân kiếp của Việt tộc xuống tầng đáy vực của hệ : vô minh, vô tri, vô giác, vô cảm, vô tâm vô học trong vô hậu.

Tàu tặc… Tàu gian… Tàu hoạn… Tàu nạn… Tàu tà

Vô hậu trước Tàu tặc đang cướp đất, biển đảo ; trước Tàu họa đang ô nhiễm hóa trầm trọng môi trường và môi sinh của Việt tộc, từ bô-xít Tây Nguyên tới Formosa tại Hà Tĩnh, cùng nhiều nhà máy nhiệt điện tha biến đất nước không những thành một ổ rác khổng lồ của Tàu gian mà biến các thành phố lớn trên đất Việt thành những thành phố ô nhiễm loại hàng đầu của thế giới. Với Tàu hoạn là thực phẩm bẩn cùng hóa chất độc ; với Tàu nạn là buôn ma túy, buôn người để buôn nội tạng ; song hành cùng Tàu tà ngày ngày tha hóa văn hóa, văn minh, văn hiến Việt ; trong hoạn cảnh của một tập đoàn vô kiến hèn với giặc trong vô hậu, và ác với dân trong vô học. Bi kịch của đất nước và là thảm kịch của Việt tộc hiện nay là phải "lảnh đủ" mọi hậu quả rồi "gánh trọn" mọi hậu nạn của một phương trình đầy ngập các ẩn số : Tàu tặc, Tàu họa, Tàu gian, Tàu hoạn, Tàu nạn, Tàu tà…

Thực tế phản giáo dục, nghịch giáo lý

Hãy phân tích các thực tế phản giáo dục, nghịch giáo lý, trái giáo luận hiện nay trong chế độ độc đảng trị sử dụng công an trị, vận dụng tham nhũng trị, tận dụng tham tiền trị, để thấy sự tha hóa đến cùng cực của hệ thống giáo dục hiện nay của Đảng cộng sản Việt Nam : học để vinh thân phì gia bằng hệ tham (tham quan, tham ô, tham nhũng, tham tiền), cụ thể là vào đại học của Bộ Công an thì điểm phải rất cao, so với điểm vào đại học Sư phạm thì chỉ cần loại điểm rất thấp. Vì vào đại học của Bộ Công an thì "mau giàu", "dễ giàu","mau ra tiền", "dễ kiếm tiền". Một loại tư duy đốn mạt phản giáo dục, một loại tư tưởng khốn kiếp phản giáo lý, mượn bằng cấp để phì mập bằng vật chất, đây không phải là vô học thì còn là gì nữa ?

Nội công của học thật, có nội lực của học lực, nội hàm của học thuật

Du học để tái sản xuất hệ con ông cháu cha, với hệ quả "con quan thì được làm quan", nhưng trong thực tế giáo dục của các quốc gia phương Tây có nội công của học thật, có nội lực của học lực, vì mang nội hàm của học thuật. Nên đa số loại con ông cháu cha không thành công trong đại học ; không thành đạt trong sinh hoạt trí thức, không thành tựu trong đại học hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng lập, sáng tạo) trong nghề, nghệ, nghiệp bằng tiêu chuẩn và tiêu chí của các quốc gia phương Tây. Thức khuya mới biết đêm dài là đây ! So ra mới biết ngắn dài là đây ! Lửa thử vàng, gian nan thử sức là đây ! Vì tại các quốc gia phương Tây thì vàng thau phân biệt, không hề lẫn lộn, tráo trá được.

Phương trình học thật-học lực-học thuật

Cụ thể là học thật thì phải học cho tới nơi tới chốn ; học lực chăm chỉ bằng văn ôn võ luyện ; học thuật thì kỹ lưỡng từ tôn sư trọng đạo tới tầm sư học đạo, thấy cho thấu điều hay lẽ phải từ giáo dục khoa học tới giáo lý đạo đức, tới giáo luận đạo lý. Phương trình học thật-học lực-học thuật không sao chấp nhận đội trời chung với học giả-thi giả-điểm giả-bằng giả. Người kiên nhẫn trong kiên cường vì biết kết quả tích cực của câu chuyện có công mài sắt có ngày nên kim. Thực hư trong khoa học cũng như trong học thật-học lực-học thuật không hề chấp nhận loại cá mè một lứa với kẻ ăn khôn ngồi rồi ; với đứa chờ sung rụng ; với đám ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau ; với phường dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm ; với lũ nhớt thây dầy cốt !

Con ông cháu cha : du học trong vong hồn

Chuyện gì đã xảy ra cho đại đa số con ông cháu cha đã và đang du học tại các quốc gia có văn minh khoa học, có văn hóa dân chủ, có văn hiến nhân quyền, mà khi còn ở Việt Nam đám này đã quen thói ăn trên ngồi trốc trong chế độ độc đảng trị song lứa với vô học trị, song cặp với ngu dân trị, song hành cùng tham nhũng trị, để khi phải va đầu chạm trán với có học thật-học lực-học thuật của phướng Tây thì họ khám ra là họ học không kịp giáo trình, theo không kịp giáo án, bám không kịp giáo lý, đeo không kịp giáo luận. Vì họ không hề có căn bản giáo dục từ ngay trung học phổ thông. Họ không hề có kiến thức về các khám phá khoa học căn bản, về các tư tưởng công bằng và tự do làm nên dân chủ và nhân quyền trong tổ chức chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục…

Trí lực, tâm lực xây dựng lý lực, luận lực

Đại đa số con ông cháu cha đã và đang du học tại các quốc gia có văn minh khoa học, có văn hóa dân chủ, có văn hiến nhân quyền thì họ khám phá ra là họ không có kiến thức phổ thông về các định chế văn minh được điều khiển và điều hành bằng tam quyền phân lập ; họ không có kiến thức phổ quát về các cơ chế từ tự do bầu cử tới tự do ứng cử trong đa đảng được bảo đảm bởi đa nguyên mang nội chất của đa tài, mang nội hàm của đa trí, mang nội lực của đa hiệu, đa năng… Họ khám phá ra là muốn giỏi ngoại ngữ, muốn nắm quốc ngữ nơi quốc gia mà họ đang du học, thì họ phải đầu tư trí lực, tâm lực, lý lực, luận lực để thấy văn hóa, thấu văn minh, hiểu văn hiến xứ người. Không có trí lực, tâm lực, lý lực, luận lực, nơi mà biếng nhát không quyết tâm làm nên biếng lười không quyết chí, nên họ dễ bỏ học, dễ bỏ cuộc, dễ làm ngơ và dễ viện cớ này, cớ nọ để không học tới nơi, thấu tới chốn, hiểu cho tới gốc, rễ, cội, nguồn của học thuật.

Học chăm bằng chí, hành bằng lực

họcchăm bằng chí, là hành bằng lực, mà lười thì làm sao có lực, mà lực ở đây là trí lực, tâm lực, thể lực trong nhân tri của thức khuya mới biết đêm dài của nhân trí. Vô trương bất tín, không thấy không tin, thấy rồi mới tin, chúng ta hãy vào những kinh nghiệm cụ thể của các sinh viên du học tới từ Việt Nam, khi tìm các giáo sư trách nhiệm công trình nghiên cứu hay các giáo sư chấp nhận hướng dẫn luận án tiến sĩ cho họ, mà các giáo sư này đại diện cho văn minh khoa học, văn hóa dân chủ, văn hiến nhân quyền, thì sau đó không lâu chính các giáo sư này tự khám phá ra là sinh viên du học tới từ Việt Nam không có kiến thức căn bản, không có tri thức lý luận, không có trí thức phân loại để phân giải nên không có lý trí phê bình để trí tuệ được thăng hoa. Các sinh viên du học tới từ Việt Nam, khi tìm các giáo sư trách nhiệm công trình nghiên cứu hay các giáo sư chấp nhận hướng dẫn luận án tiến sĩ cho họ, gốc người Việt trong ý đồ tư lợi "giữa đồng bào với nhau phải giúp đỡ nhau chốn xứ lạ quê người" ; bằng toan tính vụ lợi là "giữa đồng bào với nhau nên dễ nhờ vả". Dễ nhờ vả cụ thể là dễ lợi dụng, là dễ giật dây, là dễ dối trá để đánh lận con đen, đây là loại hoạn kịch giữa sinh viên du học tới từ Việt Nam gốc con ông cháu cha với các giáo sư gốc Việt được đào tạo tự đầu tới cuối nơi xứ Tây !

Vô học trị, tuyên truyền trị, ngu dân trị

Chế độ độc đảng toàn trị hiện nay của Đảng cộng sản Việt Nam với vốn vô học song cặp cùng vô học trị ; với tuyên truyền trị song lứa cùng ngu dân trị ; tất cả đều dưới trướng của tà tướng công an trị song hành cùng tham nhũng trị, thì đây là con đường nghịch chiều trái hướng với có họccó hậu, nên nó mới mang tên là vô họcvô hậu. Nếu các khám phá của các chuyên ngành khoa học thực nghiệm kể trên của nhân loại đã song hành cùng các khai sáng của các chuyên ngành khoa học nhân văn và xã hội không có đầy đủ trong giáo trình của trung học mà thay vào đó là một loại giáo trình buôn gian bán lận qua môn sử học, thay trắng đổi đen trong văn học ; thì tuyên truyền trị là một khuyết não của vô học sẽ tạo ra khuyết tật nặng nề của vô học trị trong vô hậu. Những tuyên truyền dựa trên hư cấu về : Lê Văn Tám, về Võ Thị Sáu, về Nguyễn Văn Bé… từ sử học tới văn học chỉ là loại âm kiến trong ma thức. Nơi mà sử học phải đóng vai phản diện để tuyên truyền trị ăn gian nói dối, nơi mà văn học phải cam nhận vai mồm loe mép giải để ngu dân trị múa gậy giữa vườn hoang.

Phương trình sự thật-chân lý-lẽ phải

Người cộng sản có phản xạ truy cùng diệt tận sự thật, chân lý, lẽ phải. Ngay trên thượng nguồn, họ thủ tiêu mọi thiện chí đối thoại, họ thanh trừng mọi thiện tâm đối luận, nên họ thường mất ăn mất ngủ một cách rất lạ lùng trước nội hàm của khoa học xã hội nhân văn là vinh danh để thăng hoa phương trình sự thật-chân lý-lẽ phải. Vì nếu công nhận phương trình sự thật-chân lý-lẽ phải thì phương trình phản diện độc đảng-chuyên chế-toàn trị của người cộng sản sẽ không sao tồn tại được ; vì chính phương trình sự thật-chân lý-lẽ phải là gốc, rễ, cội, nguồn của mọi cuộc đấu tranh vì công lý để bảo vệ công bằng.

Chiến lược thượng nguồn dài lâu

Định luận của thời gian sẽ giáo dục sự tỉnh táo, quỹ thời gian sẽ giáo dưỡng sự sáng suốt, chuyện chính không còn là chuyện kẻ thắng người bại, mà là chuyện thắng thua phải dựa trên sức thể nghiệm của thời gian trên ba phạm trù. Thứ nhất là sự thật được kiểm chứng từ dữ kiện tới chứng từ ; thứ hai là chân lý với phân tích khách quan trên mọi chứng từ để giải thích hợp lý, chỉnh lý, toàn lý về sự cố ; thứ ba là lẽ phải từ đạo lý hay, đẹp, tốt, lành tới luân lý được trải nghiệm bằng trách nhiệm với tha nhân, với đồng loại. Cả ba lập nên phương trình sự thật-chân lý-lẽ phải đây chính là chiến lược thượng nguồn dài lâu cùng thời gian để quyết định mọi chiến thuật hạ nguồn ngắn hạn biết dựa vào các khám phá tri thức mới, các khoa học kỹ thuật mới để tạo theo bàn đạp và làm dàn nhún cho các sách lược tức khắc kịp thời từ đối phó tới đối lực, từ đối trọng tới đối luận với đối phương.

Nhân quyền

Khám phá ra là chính trong quá trình dấn thân để đấu tranh chống bất công, một cá nhân không còn là một cá thể mà đã là chủ thể tiếp nhận nhân quyền của mình mở rộng bờ cõi của nhân tri, để đi cao, đi xa, đi rộng, đi sâu vào nhân trí, đây là một trong những định nghĩa thông thoáng nhất về : Tự do là gì ? Thông minh là gì ? Sáng tạo là gì ? Và càng đi cao, sâu, xa, rộng vào đấu tranh chống bất công, con người càng khám phá ra là tự do, thông minh, sáng tạo, không bị ngăn sông cấm chợ nên có chung một lãnh thổ, không bị bế môn tỏa cảng nên không có biên giới.

Một dạ một lòng

Qua sông thì phải lụy đò, là thái độ sống của một đa số trong nhân loại này, và ngạn ngữ này vẫn đúng trong các nước đã có truyền thống văn minh dân chủ lâu năm, đã có lịch sử văn hiến nhân quyền lâu đời, lại có đời sống xã hội phát triển cùng hệ thống giáo dục rất chỉnh chu trong giáo lý biết thăng hoa nhân tri. Tổ tiên Việt chẳng lầm khi phân biệt ra hai loại người : loại yếu vía thì thay đổi như nắng sớm chiều mưa, tự gục rục kiểu sớm nở tối tàn khi gặp thử thách quá lớn đã làm nên nỗi sợ của họ ; loại cứng vía thì một dạ một lòng trước thử thách, trước thời gian dũng cảm dấn thân. Nên người cứng vía ít khi chấp nhận ngồi cùng chiếu, ăn cùng mâm với kẻ yếu vía ;kẻ yếu vía đã bị người cứng vía xếp vào loại thay lòng đổi dạ, lại dễ rơi hoạn cảnh lừa thầy phản bạn, thuộc loại chân dung mềm vì yếu : "nắng ba năm ta không bỏ bạn, mưa một ngày bạn đã bỏ ta". Đây chính là chuyện đời mà cũng là chuyện người của lửa thử vàng gian nan thử sức, khi trực diện đấu tranh với bạo quyền, tà quyền, ma quyền.

Hiện tượng bạo động

Hiện tượng bạo động là một quá trình không ai chủ động được hoàn toàn, từ tác giả của bạo động tới nạn nhân của bạo động, chúng ta phải suy nghĩ tới nơi tới chốn về vòng xoắn đi lên nó luôn leo thang trong cuộc đấu giá bằng bạo lực. Kẻ gây ra bạo động sẽ bị trả lời, trả đũa, trả đòn bằng bạo lực, để rồi khi bạo lực leo thang mãi thì không ai kềm chế được, vì bạo lực này làm ra bạo lực kia, như cuộc đấu giá không biết ngưng, đánh người thì bị người đánh lại, hại người thì bị người hại lại, diệt người thì bị người diệt lại…

Trí lực

Trí lực được nuôi dưỡng và giáo dưỡng với thời gian, không bị già nua như tuổi đời lấn áp thể lực từng ngày, mà càng ngày trí lực này càng khỏe mạnh, càng dẻo dai, bền trước thử thách, vững trong thăng trầm. Nơi mà thời gian không những tạo kinh nghiệm cho cá nhân, mà còn xây kiến thức sống lâu mới biết lòng người có nhân. Sống lâu để lấy bình tĩnh mà tạo tỉnh táo, sống lâu để sáng suốt mà tiếp nhận tính kiên cường trong đấu tranh, chính là bản lĩnh của sức đề kháng, chính là nội công làm nên tầm vóc thức khuya mới biết đêm dài, vì chuyện đấu tranh cho sự thật, cho chân lý, cho lẽ phải là chuyện dài lâu. Từ khi tôi tìm được phạm trù lý luận trí niên, tôi nhận ra chuyện chiến thắng hay thất bại trong xung đột đạo lý, trong mâu thuẫn tri thức, trong kình chống giữa các nhận thức, giữa các chính kiến, giữa các đường lối, giữa các chính sách đều là chuyện phụ ! Thí dụ rõ nhất là chiến thắng quân sự bằng bạo lực của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1975, đây chỉ là một loại chiến thắng bất nhân thất đức, nên sau đó cho tới bây giờ thì chế độ độc đảng toàn trị của Đảng cộng sản Việt Nam đã thất bại đến thảm hại trên mọi lãnh vực từ kinh tế tới xã hội, từ văn hóa tới giáo dục, từ nghệ thuật tới sáng tạo, từ luân lý tập thể tới đạo đức cộng đồng… nên chiến thắng quân sự bằng bạo lực thì vô cùng : vô nghĩa !

trithuc7

Giáo lý ăn ở có hậu

Khi phương trình tác chiến của tri thức đã định hình qua : chiến lược thượng nguồn dài lâu-chiến thuật hạ nguồn ngắn hạn-sách lược tức khắc kịp thời thì trận chiến chỉ còn lại hai mặt trận trong giới trí thức bất bạo động là : mặt trận đạo lý luôn song hành cùng mặt trận khoa học. Mặt trận thứ nhất lấy đạo lý từ thái độ tới hành vi hay, đẹp, tốt, lành để xây luân lý của bổn phận với tập thể và trách nhiệm với cộng đồng, mà không quên đạo đức ăn hiền ở lành của tổ tiên, có trong giáo lý ăn ở có hậu. Mặt trận thứ nhì sử dụng khoa học để luôn giữ được tính khách quan, mà không quên khoa học xã hội và nhân văn là khoa học của bối cảnh chuyển hóa linh động, chớ không phải khoa học mô hình như khoa học toán ; cũng không phải là khoa học thực nghiệm bằng thí nghiệm như khoa học sinh, lý, hóa… Tất cả đều phải đi tới nơi về tới chốn cho đúng giờ hẹn với phương trình sự thật-chân lý-lẽ phải, để đào tới nơi, xới tới chốn.

Phương trình bối cảnh-hiện cảnh-thực cảnh

Khoa học xã hội và nhân văn là khoa học bối cảnh, thì hiện cảnh phải được phân tích hợp lý từ chỉ báo tới dữ kiện ; thì thực cảnh phải được giải thích chỉnh lý từ chứng từ tới chứng tích, mà không quên chứng nhân. Phân tích hợp lý song hành giải thích chỉnh lý là nền làm nên kết luận toàn lý từ lý luận tới lập luận, từ giải luận tới diễn luận. Chính phương trình bối cảnh-hiện cảnh-thực cảnh được kiểm soát và kiểm định bằng phương trình phân tích hợp lý-giải thích chỉnh lý-kết luận toàn lý sẽ quyết định tính thuyết phục của chuyện thắng thua trong xung đột, trong kình chống, trong mâu thuẫn, trong chiến tranh. Giờ đây, chuyện thắng thua giờ đã được chuyển sang chuyện thành bại, cụ thể là thành công hay thất bại chỉ trên hai mặt trận : mặt trận đạo lý và mặt trận khoa học. Nếu "bên thắng cuộc" vỗ ngực để ngạo nghễ mình là kẻ thắng, để sau đó bàng quan thiên hạ nhận ra là "bên thắng cuộc" này thất bại trên mọi phương diện khác của cuộc sống và sự sống, thì đây không phải là chiến thắng, mà thực sự là chiến bại, được làm rõ sau khi chiến cuộc chấm dứt, như sự thức tỉnh trước một thảm họa, hiện thân của thảm bại. Đây chính là thảm kịch của đường lối bạo quyền độc trị của Đảng cộng sản Việt Nam, nên cũng là bi kịch trong nhân kiếp của các lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam.

Tìm lối ra cho đối phương

Đảng cộng sản Việt Nam chỉ biết dùng bạo lực bằng bạo động thời chiến tranh, dùng bạo hành thời hòa bình bằng công an trị, đã tạo ra bao thảm trạng cho dân tộc, xã hội, đất nước, biến nhân kiếp việt tộc thành oan kiếp giữa nhân sinh. Đây đâu phải là chiến thắng, nó chính là chiến bại trong thảm bại. Hãy đặt chuyện thắng thua bằng mức thang của đạo lý bất bạo động, nơi mà chiến thắng cao nhất, đẹp nhất, tức là đúng nghĩa chiến thắng nhất là cùng chiến thắng với đối phương. Vô tình hay cố ý đã là đối thủ của mình, nhưng không bao giờ ta xem đối phương, đối thủ của mình là tử thù, không đội trời chung, trong một chết một sống với mình. Mà ngược lại phải tìm lối ra cho đối phương, đối thủ của mình, không những để cùng nhau sống sót sau xung đột, sau chiến sự mà còn cùng nhau sống còn trong một phương trình không hề có mặt của hệ bạo (bạo quyền, bạo lực, bạo động, bạo hành). Nếu lý trí biết vận dụng mưu trí để thắng đối phương, đối thủ của mình không bằng bạo lực của chiến tranh mà bằng mưu mẹo để đối phương tự rút lui, để đối thủ tự thoái lùi, thì đây chính là sự thông minh của mưu trí.

Mưu trí bất bạo động

Biết xây mưu trí bất bạo động, biết dựng mưu lược không bạo lực, thì đây chính là bản lai diện mạo của sự thông minh, không những biết vượt thoát hệ bạo (bạo quyền, bạo lực, bạo hành), mà còn biết vượt thắng hệ thù (hận thù, căm thù, tử thù, kẻ thù). Nói dễ làm khó, tức là phân tích dễ nhưng thực hiện khó, chính sự phẫn nộ của một tâm lý không biết tự kềm chế trước bất công, vì chính bất công làm tôi bất nhẫn, thoáng chốc nên ta trở nên bất hòa, vô tình tạo ra bất tuân với tập thể trong đó có nhiều người ăn hiền ở lành, với cộng đồng trong đó có nhiều người ăn ở có hậu. Như vậy là ta tự hại ta, tự ta thủ tiêu trí khôn của mình, không những tạo điều kiện cho địch thắng, mà ta còn mất đi các đồng minh của ta, giận mất khôn mà ! Hãy suy nghĩ về những hậu quả do sự phẫn nộ do chính mình làm ra, ngay khi mình có mọi lý do và lý luận để bảo vệ sự phẫn nộ này, nhưng lại quá mất bình tĩnh để chính nghĩa lẫn lộn với bạo ngữ, bạo ngôn. Hậu quả của sự phẫn nộ không sao lường hết được, vì nó đốt trí lực, nó diệt tâm lực, nó hủy thể lực của ta, nếu phản xạ và quyết tâm đấu tranh chống bất công là một chỉ báo của tâm thức về sự trưởng thành trong đạo lý, thì ngược lại sự phẫn nộ truy cùng diệt tận sự trưởng thành này.

Lý luận để lập luận

Tận dụng hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) để được đi sâu vào các hệ lụy mà cũng là hệ luận để nhận ra lý luận trên các kết quả của điền dã, điều tra, khảo sát, nghiên cứu để ra đường đi nẻo về của hệ độc (độc đảng, độc quyền, độc tài, độc trị, độc tôn) của Đảng cộng sản Việt Nam, chính là cha sinh mẹ đẻ của hệ tham (tham quyền, tham quan, tham ô, tham nhũng, tham tiền) ; hệ bất (bất tài, bất lực, bất tín, bất lương) ; hệ gian (gian dối, gian trá, gian xảo, gian manh) ; hệ vô (vô minh, vô tri, vô giác, vô cảm). Lập luận trên hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức) là gốc, rễ, cội, nguồn của hệ lương (lương thiện, lương tâm, lương tri) ; hệ tự (tự do, tự trọng, tự chủ, tự tin) ; hệ thông (thông minh, thông thạo, thông thái) ; hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng tạo) ; hệ chuyên (chuyên cần, chuyên môn, chuyên nghiệp) ; hệ tinh (tinh lực, tinh thông, tinh hoa) để thấy lối của Việt tộc qua các phạm trù của cộng hòa (tự do, công bằng, bác ái) trong không gian của đa nguyên có văn minh của dân chủ, có văn hiến của nhân quyền.

Giải luận để diễn luận

Giải luận trên các kết quả của điền dã, điều tra, khảo sát, nghiên cứu để nhận ra những thảm họa trên nhân kiếp của Việt tộc, tới từ bạo quyền độc đảng liên minh với tà quyền để tham quyền ; với ma quyền để lạm quyền, với quỷ quyền để lộng quyền. Đào càng sâu phân tích để được xới thật rộng giải thích : bạo quyền độc đảng sẽ thay hình đổi xác để thành cực quyền, một loại quyền lực tuyệt đối sẵn sàng khử trừ mọi đối trọng, đối kháng khác với nó. Bạo quyền độc đảng sẽ thay thân đổi dạng để thành cuồng quyền, loại quyền lực tuyệt đối sẵn sàng truy diệt mọi đối thoại, đối luận khác với nó. Diễn luận trên các kết quả của điền dã, điều tra, khảo sát, nghiên cứu trong học thuật về Việt Nam hiện nay về vấn đề quyền lực thì không thể bỏ qua các chỉ báo về : tà quyền, ma quyền, quỷ quyền, tham quyền, lạm quyền, lộng quyền cực quyền, cuồng quyền. Thảm kịch trên số phận của Việt tộc sẽ là bi nạn của giống nòi Việt, của các thế hệ mai hậu khi Việt tộc đã để bị tà quyền, ma quyền, quỷ quyền, tham quyền, lạm quyền, lộng quyền, cực quyền, cuồng quyền, cướp đi hệ nhân của mình, nơi mà nhân tính, nhân lý bị mất nhân tri, nhân trí, bị lạc nhân bản, nhân văn, bị xa nhân nghĩa, nhân đạo, bị xóa nhân tâm, nhân từ, tựu trung là bị tước đi nhân quyền !

Liên minh sử định-đức định-luật định

Hệ lụyhệ luận giúp người trí thức nhận ra một lý thuyết luận của liên minh : sử luận-triết luận-xã luận, để nhận ra ít nhất ba trở ngại của cuộc đấu tranh vì dân chủ và nhân quyền : sử tính, mang sự thật lịch sử đã bị thay trắng đổi đen bởi Đảng cộng sản Việt Nam ; đức tính, mang giáo lý của tổ tiên Việt đã bị vùi dập bởi Đảng cộng sản Việt Nam ; luật tính, mang công lý của luật pháp đã bị bóp nghẹt bởi Đảng cộng sản Việt Nam. Khi cả ba : sử tính, đức tính, luật tính bị loại ra khỏi không gian quyền lực của độc tài, thì khoa học xã hội và nhân văn phải nhận ra các chủ thể mới xuất hiện trong xã hội dân sự, có chủ đoán để chủ quyết, có chủ động để chủ luận về sử định, hiểu lịch sử và quyết định làm tốt hơn lịch sử ; đức định, hiểu đạo lý và quyết định làm tốt hơn giáo lý ; luật định hiểu công lý và quyết định làm tốt hơn công luật. Liên minh sử định-đức định-luật định, làm nên luân lý của dân chủ, thì các thuật ngữ : tà quyền, ma quyền, quỷ quyền không phải là những ngữ văn để chỉ trích, chê bai, thóa mạ, phỉ báng, mà chúng chính là những mô hình giải thích quyền lực của hệ bất (bất tín, bất trung, bất tài, bất nhân) diệt đạo lý, triệt pháp lý ; để từ đó chúng ta lập được mô thức giải luận để phân tích tham quyền, lạm quyền, lộng quyền, đây là các quyền lực chống hệ công (công lý, công luật, công pháp, công tâm). Nếu không giải luận rồi diễn luận tới nơi tới chốn quá trình từ mô hình giải thích tới mô thức giải luận, thì ta sẽ không thấy để thấu các thảm họa đã, đang, sẽ giăng bẫy Việt tộc trên nhân lộ của nhân phẩm.

Sự tôn trọng của đa lý

Nhân quyền là quá trình chỉnh lý đang đi tìm toàn lý, đây là khó khăn cụ thể mà cũng là thử thách vinh quang của thực thể nhân quyền. Vì toàn lý phải bắt đầu bằng sự tôn trọng của đa lý, mà trong đa lýđa trí, đa tài, đa dũng, đa năng, đa hiệu làm nên chân dung diện mạo của đa nguyên. Tại đây, Liên Hiệp Quốc định vị để đề nghị tôn trọng sự khác biệt, nhưng cẩn trọng trước sự phân biệt, tạo ra sự tách biệt. Vượt qua sự phân biệt để đi tìm những mẫu số chung, tạo điều kiện cho sự chung sống bằng sự tôn trọng lẫn nhau.Vượt thắng sự tách biệt để tìm ra nền tảng chung, tạo điều kiện cho sự chung sống bằng khả năng nhận ra những sự tương đương được mọi bên công nhận.

trithuc8

Nhân quyền không phải là một ý thức hệ

Khi phân tích các lập luận về nhân quyền không những qua lập luận của các tư tưởng gia, các triết gia, mà còn phải nhận ra các công trình nghiên cứu của chính trị học, nhân học, xã hội học đương đại, tại đây xuất hiện hai kết luận mới nhân quyền sẽ tự diệt khi nó tự biến thành một loại ý thức hệ độc đoán áp đặt lên xã hội, lên nhân loại, mà mọi người đã thấy sự thảm bại của ý thức hệ cộng sản, mà ngược lại nhân quyền phải luôn nắm trong quỹ đạo danh chính ngôn thuận của hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) vừa để bảo vệ tính chỉnh lý, vừa để bảo đảm tính phổ quát của nó. Nhân quyền sẽ tự hủy khi nó tự tương đối hóa nó, ép buộc nhân sinh phải nhắm mắt trước hủ tục, trá hình bằng tên gọi là văn hóa, kiểu đa thê, đa thiếp để không tôn trọng nam nữ bình quyền. Tồi tệ hơn là loại tự tuyên ngôn : "Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng ưu tú nhất và độc nhất lãnh đạo dân tộc, xã hội…", nơi mà độc đảng tự cho phép toàn trị mà không qua hệ đa (đa lý, đa trí, đa tài, đa dũng, đa năng, đa hiệu), để tránh né luôn hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận).

Không tự tương đối hóa, không tự thiêng liêng hóa

Không phải là ý thức hệ, cũng không tự tương đối hóa, tiến trình của nhân quyền cũng không được tự thiêng liêng hóa mình như đã thấy trong các sinh hoạt của tôn giáo ; trong đó thượng đế sáng tạo ra muôn loài và muôn loại phải có lòng tin tuyệt đối vào thượng đế. Không được tự dung hòa hóa mình trước các quyền lực kình chống nhau, vì có quyền lợi mâu thuẫn nhau, mà hậu quả là có kẻ thắng người bại, mà tất cả đều không nhận ra đạo lý nhân quyền là tôn trọng lẫn nhau để chung sống. Thuật ngữ nhân luận trở nên linh động khi ta nhận ra hệ luận của quyền làm người, được làm người mà không là nạn nhân cũng không là thủ phạm của bất cứ bất công nào, của bất cứ bất nhân thất đức nào,

Nhân quyền có nội chất và nhân phẩm

Nhân quyền có nội chất của nhân phẩm, khi nhân sinh biết gỡ ra ích kỷ, vị kỷ, tư lợi, tư hữu… giá trị của con người là vô giá nên nhân quyền hành tác trên cao, đi xa, nới rộng, đào sâu hơn các phạm trù bình thường nếu không nói là tầm thường của ích kỷ, vị kỷ, tư lợi, tư hữu… Nhân quyền là sức hút của hoài bão vì nhân lý, nhân tri, nhân trí, của hoài vọng vì nhân bản, nhân văn, nhân vị, tạo ra được sự thuyết phục tự đó tạo được sự đồng cảm, đồng lòng để các giá trị của nhân phẩm. Vẫn chưa trọn về diễn luận, nhân quyền còn cho xuất hiện hai phương án khác nhau từ nội dung tới thể hiện, vì nhân quyền tích cực của hội nhập để có một lý tưởng chung là bảo vệ nhân phẩm. Nhân quyền được thực hiện trong đòi hỏi công bằng, trong đấu tranh vì tự do, một nhân quyền có chân trời của công lý, khi con người biết trả lời là : có ! Nhân quyền tiêu cực là một nhân quyền khi nhân sinh đứng trước bất công, thì con người biết trả lời ngược lại là : không ! Vì bất công không chấp nhận được, vì nó bất nhân thất đức. Nhân quyền tiêu cực nơi mà ngữ pháp tiêu cực của phản ứng trả lời : không chính là một sung lực rất tích cực, vì không chấp nhận bất công, nên sẽ bất tuân trước bạo quyền, cụ thể là sẽ bất chấp tà quyền.

Hiểu được thì giải thích được

Khi chúng ta đủ tâm và đủ tầm để vận dụng quá trình nhận thức xã hội vào các công trình xây dựng xã hội vì nhân quyền, thì ta phải nhận định rõ là nhân quyền có mặt và có tiến bộ về nhận thức khi khoa học, kỹ thuật, học thuật, tư tưởng có mặt trong tiến bộ trong xã hội, trong nhân sinh. Nhân quyền có mặt như lý tưởng về văn minh vừa khả thi, vừa cao rộng, mang tầm vóc của một tổng thể của các lý tưởng chính trị, khoa học, xã hội, văn hóa… Nhân quyền hiện thân trong tư duy của con người không bằng ý thức hệ trừu tượng, cũng không bằng một ý đồ chính trị viễn vông ; nhân quyền là nhận thức, cụ thể là hiểu được thì giải thích được, giải thích được thì xem như đã hiểu rồi, nơi mà hiểu biết và giải thích không phải là hai động tác khác nhau, mà chỉ là một, một không gian và không có biên giới nên không cần trung gian để nối nhịp cầu giữa hiểu biết và giải thích. Hiểu được ngay thì giải thích được ngay, vì nhân quyền cư trú ngay trong quyền làm người, tức là quyền được sống yên mà không là nạn nhân hay thủ phạm phản nhân quyền. Và quyền này song hành cùng quyền mưu cầu hạnh phúc mà không một bạo quyền, tà quyền, ma quyền, cực quyền, cuồng quyền nào có quyền tước đoạt.

Quyền được làm người trong luật bảo vệ người

Sự khởi lực của tư duy dân chủ song hành cùng tư duy đa nguyên ; có động lực của quá trình nhận thức của xã hội, song đôi cùng công trình xây dựng xã hội ; có trí lực tiến bộ về nhận thức sánh bước cùng lý tưởng về văn minh. Như vậy, nhân quyền là một thực lực thường xuyên có mặt trong xã hội dân sự, nên khi ta đi tìm định đề để nhận ra định luận của nhân quyền. Nơi mà nhân quyền là quyền lợi lẫn quyền lực muốn làm người đúng nghĩa nhất với nhân phẩm. Nhân quyền còn là công bằng lẫn công lý muốn có công luật đúng nghĩa nhất với nhân vị. Quyền được làm người song lứa với luật bảo vệ người chính là chủ lực của nhân định. Khi nhận ra được hai mệnh đề trong cùng một mệnh để chung tên là nhân quyền, thì nhân quyền vừa là cơ hội đối thoại giữa các dân tộc khác nhau, giữa các văn hóa và văn minh khác nhau có thể đối luận được với nhau qua quyền được làm người, luật bảo vệ người. Nhân quyền còn là cơ hội tiến bộ của mọi dân tộc khác nhau, của mọi văn hóa và văn minh dù khác nhau nhưng biết lấy nhân vị, nhân bản, nhân văn làm nội lực cho nhân quyền. Nhân quyền mang hình ảnh của con người đi về phía cao của ánh sáng, đủ sức bước tới, bước lên, có tay trái cầm đèn soi đường, có tay phải cầm cán cân của công lý.

Pháp lý có tuệ giác

Pháp lý có tuệ giác, ngữ pháp của một phạm trù giải luận nơi mà lý luận của luật pháp nhập nội vào không gian của trí tuệlý trí được hướng dẫn bởi lý-lập-nên-luận, có tuệ giác đưa đường dẫn lối bởi tuệ-làm-ra-giác. Đây là một mô thức diễn luận của tri thứ Pháp lý tuệ giác, ngữ pháp của một phạm trù giải luận nơi mà lý luận của luật pháp nhập nội vào không gian của trí tuệlý trí được hướng dẫn bởi lý-lập-nên-luận, có tuệ giác đưa đường dẫn lối bởi tuệ-làm-ra-giác. Đây là một mô thức diễn luận của tri thức đã trở thành sự cảnh giác, được trợ lực bởi đạo lý tỉnh táo của nhân phẩm song hành cùng luân lý sáng suốt của nhân vị, cả hai làm nên đạo đức của nhân tâm, nhân từ, nhân nghĩa. Tại sao phải làm rõ phạm trù giải luận pháp lý tuệ giác ? Lý do chính đáng tới từ thực tế của bất công, khi tòa án không dụng công lý để bảo vệ công bằng, để nạn nhân của bất công phải lãnh chịu một bất công không chấp nhận được, đó là bất công tới từ tòa án là công cụ của bạo quyền, của tà quyền, của ma quyền. Vào đường cùng khi toà án chỉ là công cụ độc tài và độc quyền của độc đảng để nạn nhân của bất công phải gào lên : tòa án lương tâm sẽ xử chúng !

Tuệ giác có nội lực của lý trí, của trí tuệ biết bảo hành nhân tâm, nhân nghĩa

Nếu phạm trù tòa án lương tâm, chỉ có lương tâm làm quan tòa cho mỗi người, thì những kẻ lãnh đạo bạo quyền, hoạt náo tà quyền, điều hành ma quyền, chúng không hề có lương tâm, vì không biết lương trị là gì, chỉ vì không có lương thiện làm nên bởi nhân tâm, nhân từ, nhân nghĩa, nên chúng sẽ không biết gì về tòa án lương tâm. Trên lý luận về luân lý, thì đây là một loại bất công vừa về đạo lý vừa về pháp lý. Vì vậy, tòa án lương tâm phải được trợ lực bằng tuệ giác có nội lực của lý trí biết bảo vệ nhân tri, nhân trí ; có trí tuệ biết bảo trì nhân tính, nhân lý ; có tuệ giác biết bảo hành nhân tâm, nhân từ, nhân nghĩa. Tất cả hệ nhân (nhân tri, nhân trí, nhân tính, nhân lý, nhân tâm, nhân từ, nhân nghĩa) này là định hướng, làm nên đường đi nẻo về cho nhân thế và nhân loại biết sống có nhân phẩm. Sung lực của pháp lý trí tuệ là dùng hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) để bảo hộ cho hệ lương (lương tâm, lương tri, lương thiện) bằng hùng lực của hệ liêm (liêm chính, liêm khiết, liêm sỉ), cụ thể là biết khách quan hóa từ dữ kiện tới chứng từ, từ chứng tích tới chứng nhân, dùng trực luận để trao luận.

Nhân quyền : chân trời chung, chân trời mới

Chỉ báo làm nên chỉ số của pháp lý tuệ giác, phải có lý luận, song hành cùng bình luận sự kiện, dữ kiện ; lập luận, song đôi cùng phân tích thông tin, truyền thông ; giải luận, song cặp cùng giải thích sự cố, biến cố ; diễn luận song lứa cùng trao luận. Pháp lý tuệ giác, sẽ cao, sâu, xa, rộng hơn luật pháp hiện hành vì pháp lý tuệ giác luôn có chỗ dựa chắc, vững, bền, lâu của lý thuyết luận : khả năng vận dụng kiến thức mới để bồi đắp cho tri thức đang có. Với phương pháp luận phải là khả năng tận dụng mọi phương pháp để phương pháp này biết bổ sung cho phương pháp kia. Cùng khoa học luận chính là khả năng khách quan hóa các khám phá mới rồi phổ quát hóa bằng hệ thức (ý thức, kiến thức, tri thức, trí thức, nhận thức, tỉnh thức). Từ giá trị của tự do, của công bằng, nhân quyền đã ngự trị như pháp lý tuệ giác của những đòi hỏi chung vì nhân phẩm cho nhân vị. Câu hỏi cuối cùng khi ta nghiên cứu về nhân quyền chính là chân trời chung mà cũng là chân trời mới với các định đề, định luận vừa cũ, vừa mới, nhưng nhân quyền chính là kho tàng mà chúng ta luôn cần khai quật lên để thấy đựơc các giá trị nhân bản mới biết làm mới nhân quyền, có phải chăng đây chính là tuệ giác của nhân quyền ?

Đặc thù-đặc điểm-đặc tính của chủ thể

Chủ thể không chỉ là một cá nhân, nhận ra nhân diện đặc điểm của chủ thể không chỉ là một cá thể, nhận ra nhân dạng rất có đặc tính của chủ thể không chỉ là một công dân bình thường của chén cơm manh áo, tầm thường của giá áo túi cơm, mà chính cụ Tiên Điền đã mượn lời của Từ Hải để lập nên nhân cách của chủ thể chính là phản diện của loại người : "những phường giá áo túi cơm xá gì !". Chính liên kết của đặc thù-đặc điểm-đặc tính làm nên cá tính của chủ thể, rất nhiều với cá nhân, cá thể, công dân, ta sẽ thấy chủ thể cho xuất hiện trong hành động lẫn hành tác của mình ít nhất các hệ sau : hệ thông (thông minh, thông thạo, thông thái) ; hệ chuyên (chuyên cần, chuyên môn, chuyên nghiệp) ; hệ tinh (tinh lực, tinh thông, tinh hoa). Cả ba làm nên hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng tạo) chính là nội công, bản lĩnh, tầm vóc hay, đẹp, tốt, lành của chủ thể, biết chủ quyết trong đòi hỏi, biết chủ vị trong đấu tranh, biết chủ động trong đàm phán, nơi mà công bằng làm nên công lý vừa là động cơ vừa là mục đích của chủ thể. Nên đừng hàm hồ mong đợi là chủ thể sẽ nhắm mắt trước bạo quyền độc đảng, cúi đầu trước tà quyền tham quan, khoanh tay trước ma quyền tham tiền, quỳ gối trước cực quyền độc trị, khom lưng trước cuồng quyền độc tôn.

Thực thể nhân quyền : tự trọng để giữ gìn tự do

Thực thể nhân quyền luôn bị tấn công và công kích ngay bên trong hành tác của nó khi nó bảo vệ tuyệt đối tự do cá nhân, phạm trù nhân trọng được đề nghị trong tiểu luận này, đưa thuật ngữ nhân trọng vào ngữ pháp của tự trọng vì tự trọng giữ gìn tự do, nơi mà tự do tạo nên tự tin để đi tới tự chủ mà củng cố tự trọng, nếu tự do muốn bảo vệ tự trọng thì tự do phải biết tự giới hạn tự do của cá nhân trước tự do của tha nhân, của đồng loại. Tự trọng sẽ tự tan biến đi khi tự do tuyệt đối của một cá nhân đe dọa và trấn áp một tự do khác, tự do của tha nhân, tự do của của đồng loại ; tại đây tự do cá nhân sẽ tự cô lập mình vì chính nó đánh mất đi chính nghĩa của công bằng trước tha nhân, trước đồng loại.

Nhân trọng vì nhân quyền

Câu chuyện nhân trọng vì nhân quyền luôn là thử thách thường xuyên trong hành tác nhân quyền, nơi mà nó luôn gặp ít nhất ba trở lực đe dọa nhân phẩm ngay trong nhân quyền. Vì chủ nghĩa tự do cá nhân sinh ra chủ nghĩa ích kỷ của cá nhân, từ thái độ ai chết mặc ai tới cách hành xử bây chết mặc bây, đây chính là hiểm họa của nhân quyền chứ không phải chiến thắng của nhân quyền. Chủ nghĩa cạnh tranh kinh tế mà thực tế không những kẻ giàu ngày càng giàu hơn, người nghèo ngày càng nghèo hơn, với bất bình đẳng ngày càng nhiều, ngày càng sâu, mà còn có cả thảm trạng người bóc lột người. Chế độ nô lệ trong xã hội không còn nữa nhưng chế độ nô lệ trong lao động vẫn còn, với chủ bóc lột người làm công như súc vật, như máy móc, phải làm và chỉ làm mà không được nghỉ ngơi. Chủ nghĩa sở hữu tài sản, xuất hiện trong các quốc gia nơi mà chỉ có vài gia đình mà lại nắm trong tay đa số tài sản, tài nguyên, tài chính của một dân tộc ; nơi mà toàn cầu hóa hiện nay cũng là toàn cầu hóa của bất công về tài sản chung của nhân loại với khoảng trên dưới 30 gia đình đã giữ trong tay lượng tài sản hơn cả 3 tỷ cá nhân đang có mặt hiện nay trên thế giới. Thuật ngữ nhân trọng tại đây là đề nghị đôi, nơi mà nhân quyền phải song hành cùng nhân bản, nhân văn biết tự trọng, vì biết tôn trọng tha nhân và đồng loại. Và không quên nhân tri, nhân trí biết tự trọng, vì biết cẩn trọng bảo vệ tha nhân và đồng loại.

Dân chủ khử cuồng quyền

Khi dân chủ không chỉ là một thể chế lấy công lý để đảm bảo cho một chế độ vì tự do-công bằng-bác ái, mà còn là sinh hoạt dân chủ làm nên quan hệ dân chủ, với giáo dục dân chủ làm nên đời sống dân chủ. Muốn có tất cả thực tế này, thì sinh hoạt dân chủ luôn dựa vào thượng nguồn chính là tiền đề của dân chủ, đó là sự thật. Với sự thật từ dữ kiện tới chứng từ, từ giải thích tới giải luận để sự thật phải là chân lý, tức là gốc, rễ, cội, nguồn của mọi phân tích về cái thật của sự việc. Hãy định nghĩa sự thật : "sự thật là diễn biến của sự việc được mô tả trung tín từ quá khứ qua hiện tại cho tới tương lai". Sự thật luôn mang ít nhất ba nội chất : sử tính, đức tính luật tính. Chính sự thậtchân lý sẽ mở cửa cho lẽ phải xuất hiện, để sinh hoạt dân chủ luôn có hùng lực để chống mà loại đi cái nói sai của mỵ dân ; cái nói láo của đạo đức giả ; cái nói khoét của tuyên truyền. Mà tất cả ba : nói sai, nói láo, nói khoét đều có trong hệ độc (độc đảng, độc quyền, độc tài, độc trị, độc tôn) mà Việt tộc đã nghe quen tai, rền tai, điếc tai từ khi Đảng cộng sản Việt Nam nắm chính quyền. Thảm trạng của nói sai, nói láo, nói khoét không những là động cơ tuyên huấn của toàn trị mà còn là phản xạ của liên minh tham quyền-lạm quyền-lộng quyền mà sinh hoạt dân chủ quyết trừ khử cho bằng được ; nếu không nó sẽ vào quỹ đạo của cực quyền chính là cha sinh mẹ đẻ của cuồng quyền.

Mê thức của độc đảng, mê chấp của công an trị

Cực quyềncuồng quyền thì không đội trời chung với dân chủ, vì dân chủ lấy dân quyền để làm chủ quyềnnhân quyền ! Bi nạn độc đảng từ độc đoán đã bứng đi ba nội chất của sự thật : sử tính, đức tính luật tính, đã và đang đi trên lưng, trên vai, trên đầu của Việt tộc hiện nay là : nói sai của mỵ dân không bị xử, nói láo của đạo đức giả không bị phạt, nói khoét của tuyên truyền không bị án. Vì mê thức của độc đảng bằng công an trị làm nên độc quyền không có văn minh của nhân cách biết và phải từ chức khi nói sai, nói láo, nói khoét bị vạch mặt chỉ tên như trong sinh hoạt dân chủ. Cuộc đấu tranh cho dân chủ xuất hiện trên số phận của Việt tộc là cuộc đấu tranh gặp cũng ít nhất ba trở ngại : sử tính, mang sự thật lịch sử đã bị thay trắng đổi đen bởi Đảng cộng sản Việt Nam ; đức tính, mang giáo lý của tổ tiên Việt đã bị vùi dập bởi Đảng cộng sản Việt Nam ; luật tính, mang công lý của luật pháp đã bị bóp nghẹt bởi Đảng cộng sản Việt Nam. Khi cả ba : sử tính, đức tính, luật tính bị loại ra khỏi không gian quyền lực của độc tài, thì chính trị học và xã hội học đã có cùng một phân tích là : tính can đảm của nhân lý làm nên nhân phẩm sẽ đứng lên để lập lại : sử định, hiểu lịch sử và quyết định làm tốt hơn lịch sử ; đức định, hiểu đạo lý và quyết định làm tốt hơn giáo lý ; luật định hiểu công lý và quyết định làm tốt hơn công luật.

Chủ thể của sự thật

Liên minh sử định-đức định-luật định, làm nên luân lý của dân chủ, quyết định đúng tới tự quyết đoán đúng, với chủ thể can đảm bảo vệ sự thật để chủ động bằng nhân lý biết bảo vệ nhân phẩm. Mọi chọn lựa của can đảm có cái giá của nó, và cái giá của can đảm là chấp nhận hy sinh, với các hậu quả mà chủ thể của sự thật lường trước được là nói đúng sự thật để tố cáo độc tài là chấp nhận bị tra tấn bằng các ma thuật độc hại nhất. Nói đúng sự thật để luận tội độc trị là chấp nhận bị tù đày mà không được luật pháp bảo vệ. Nói đúng sự thật để buộc tội độc quyền là chấp nhận bị sát hại dưới nhiều hình thức. Với biệt danh "mưu hèn kế bẩn", cùng biệt hiệu "hèn với giặc, ác với dân" thì các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã sử dụng cả ba : tra tấn, tù đày, sát hại, đây cũng là ba thảm bại của người cộng sản từ gần một thế kỷ qua khi cướp được chính quyền đưa lịch sử Việt vào ma sử của tà quyền trong độc trị. Rồi dẫn nhân lý Việt vào tà lộ của vô minh trong độc tài, và đẩy nhân phẩm Việt vào quỷ thuật của thất đức trong độc đảng.

Quỷ lộ "ác với dân"

Quỷ lộ "ác với dân" của bạo quyền độc đảng luôn toan tính để tính toán trên ba hành vi vắng đạo lý, trống luật pháp để chống lại sự can đảm với ba hậu quả và hậu nạn : tính khuất phục của quần chúng để áp đặt tính thuần hóa không nhân lý ; tính khiếp phục của quần chúng để áp đặt tính huấn nhục không nhân tính ; tính vô cảm của quần chúng để áp đặt tính vô giác không nhân tri. Mỗi lần tính khuất phục, tính thuần hóa, tính khiếp phục, tính huấn nhục, tính vô cảm, tính vô giác xuất hiện thì nhân lý, nhân tính, nhân tri sẽ tiêu loãng rồi tiêu tán cùng nhân phẩm. Ngược lại, hành tác dân chủ từ định chế tới sinh hoạt luôn luôn bảo vệ, vinh danh, thăng hoa nhân lý, nhân tính, nhân tri để bảo đảm nhân bản, nhân văn, nhân tâm làm nền cho nhân vị để nhân phẩm nhìn thẳng, đứng thẳng, đi thẳng tới sự thật, chân lý để gặp lẽ phải. Chính dân chủ đã tạo tiền đề cho nhân phẩm nhận ra là nhắm mắt trong khuất phục, cúi đầu trong thuần hóa, khoanh tay trong khiếp phục, quỳ gối trong huấn nhục, để quỵ trong vô cảm, gục trong vô giác không phải là nhân lộ mà là súc đạo của vô tri. Nếu nhận súc đạo là đường đi nẻo về của mục súc không tri thức, thì không khác gì gỡ, tháo, bỏ, vứt đi nhân quyền ngay trong nhân sinh.

Mô thức giải luận cuồng quyền

Khi tính khuất phục, tính thuần hóa, tính khiếp phục, tính huấn nhục, tính vô cảm, tính vô giác đã nhắm mắt-cúi đầu-khoanh tay-quỳ gối trước bạo quyền độc tài thì các nhục tính này phải chấp nhận một loạt những hệ lụy khác : tạo quyền liên minh với tà quyền để tham quyền ; bạo quyền liên minh với ma quyền để lạm quyền ; bạo quyền liên minh với quỷ quyền để lộng quyền. Tại đây các thuật ngữ : tà quyền, ma quyền, quỷ quyền không phải là những ngữ văn để chỉ trích, chê bai, thóa mạ, phỉ báng, mà chúng chính là những mô hình giải thích quyền lực của hệ bất (bất tín, bất trung, bất tài, bất nhân) diệt đạo lý, triệt pháp lý ; để từ đó chúng ta lập được mô thức giải luận để phân tích tham quyền, lạm quyền, lộng quyền, đây là các quyền lực chống hệ công (công lý, công luật, công pháp, công tâm). Nếu không giải luận rồi diễn luận tới nơi tới chốn quá trình từ mô hình giải thích tới mô thức giải luận, thì ta sẽ không thấy để thấu là trong quyền lực có hệ lụy mà tâm lý học, phân tâm học, tâm thần học, đã giải thích là bạo quyền sẽ thay hình đổi xác để thành cực quyền, một loại quyền lực tuyệt đối sẵn sàng khử trừ mọi đối trọng, đối kháng khác với nó. Bạo quyền sẽ thay thân đổi dạng để thành cuồng quyền, loại quyền lực tuyệt đối sẵn sàng truy diệt mọi đối thoại, đối luận khác với nó.

Mô thức giải luận cực quyền

Cực quyền là chuyện có thật tại Việt Nam hiện nay, chỉ một nhúm nhỏ có cực quyền trong Thành ủy của thành Hồ, đã ký một quy hoạch mà ta có thể gọi là quỷ hoạch biến hơn chục ngàn dân tại Thủ Thiêm là dân lành một sớm một chiều thành dân oan từ hơn hai mươi năm qua. Cuồng quyền là chuyện có thật tại Việt Nam hiện nay, chỉ cũng một nhúm nhỏ chóp bu nắm cuồng quyền đã dùng ba ngàn công an để hành sát xã Đồng Tâm, để hành quyết cụ Lê Đình Kình, một đảng viên kỳ cựu của Đảng cộng sản Việt Nam rồi phanh thây mổ bụng cho quần chúng xem để gây sự khiếp phục rồi thuần hóa quần chúng bằng cực của cực đoan, cuồng của cuồng điên ; bất chấp đạo lý của nhân tính, bất tuân công lý của pháp luật. Từ khi Đảng cộng sản Việt Nam cướp được chính quyền 1945, tới thắng cuộc trong nội chiến huynh đệ tương tàn, thì cực quyềncuồng quyền là chuyện "cơm bữa" ngày ngày gieo lên lưng, lên đầu con dân Việt. Khi nghiên cứu về sự khác biệt giữa thể chế dân chủ và bạo quyền độc đảng, thì ta phải đặt trước ánh sáng của sự thật để vạch trần bóng tối của âm binh, tại đây bạo quyền độc đảng chính là cha sinh mẹ đẻ của tà quyền, ma quyền, quỷ quyền ; rồi của tham quyền, lạm quyền, lộng quyền cho tới cực quyền, cuồng quyền.

trithuc9

Giáo lý của tự do

Chính tự do được bảo vệ sự thật đã hình thành sinh hoạt dân chủ, mà dân chủ không chỉ là một thể chế, một chế độ mà trước hết nó là giáo lý của tự do làm nên giáo dục vì công bằng, giáo khoa vì bác ái. Cũng chính tự do được bảo vệ sự thật dựng lên nhân sinh quan sống với sự thật, tạo ra thế giới quan đấu tranh vì sự thật, chế tác ra vũ trụ quan luôn minh bạch trước sự thật, để mở đường cho lẽ phải chính là nhân lộ của nhân bản. Khi con người để đánh mất tự do được bảo vệ sự thật, con người sẽ đánh mất tiếp ít nhất ba loại tự do khác dựng lên nhân vị của con người : tự do được giải thích để giải luận sự thật, tự do được đối thoại để đối luận về sự thật, tự do ngôn ngữ để ngôn thuận trước sự thật. Khi mất ba tự do này, thì con người đã xa văn minh dân chủ, đã rời văn hiến nhân quyền. Khi để tuột mất ba tự do này, thì con người đã mất nhân vị, đã bị lùi thấp trong nhân tri, mà tổ tiên Việt đã phân tích rõ ràng để phân loại rành mạch đó là số phận của con sâu cái kiến, ngắn cổ bé họng, ít hơi ngắn tiếng… Đây là thảm họa của Việt tộc dưới bạo quyền độc đảng hiện nay.

Cuộc tranh đấu vì nhân tính

Cuộc đấu tranh vì dân chủ trước hết là cuộc tranh đấu vì nhân tính, nơi mà nhân quyền đã mở các chân trời để công dân thành chủ thể. Nơi mà chủ thế của sử tính, hiểu lịch sự để làm tốt hơn lịch sử ; chủ thế của đức tính, hiểu đạo đức để làm đẹp giáo lý ; chủ thế của luật tính, hiểu công bằng để giữ công lý. Sự kết hợp các khảo sát đã mở đường cho liên minh trong nghiên cứu của tất cả các ngành khoa học xã hội và nhân văn, để từ đó có đồng thuận trong phân tích và giải thích về hậu quả mất nhân tính trước độc tài của độc đảng sự tha hóa trong quyền lực đã biến bạo quyền khi trở thành tà quyền, ma quyền, quỷ quyền, đã đẩy nhân sinh vào lộ trình vô nhân tính ; bạo quyền khi trở thành tham quyền, lạm quyền, lộng quyền đã đẩy nhân loại vào lộ trình vô nhân bản ; bạo quyền khi trở thành cực quyền, cuồng quyền đã đẩy nhân thế vào lộ trình vô nhân văn.

Mất mát sinh lực giống nòi

Trong tư duy sâu lắng nhất của mọi công dân Việt, chúng ta phải trả lời các câu hỏi chúng ta đã : được gì ? mất gì ? ngay trong nhân kiếp hiện nay của chúng ta dưới độc quyền của Đảng cộng sản Việt Nam. Chúng ta tin và nghe lời các lãnh đạo cộng sản kháng chiến để giành lại độc lập cho dân tộc trong tay thực dân, đế quốc để bây giờ chính các lãnh đạo cộng sản đã nhận Tàu tặc đã cướp đất, biển, đảo của chúng ta, xem bọn Tàu tà này là bạn, là anh, là cha thì chúng ta được gì ? mất gì ? Chúng ta tin và nghe lời các lãnh đạo cộng sản khi thống nhất đất nước là sẽ xây dựng đất nước đẹp hơn 10 lần xưa, bây giờ đất nước là bãi rác của ô nhiễm hóa chất của Tàu họa, nhiễm ô bất nhân với môi trường, thất đức với môi sinh, từ boxite Tây Nguyên tới thảm họa Formosa, với nhiệt điện than của Tàu nạn trùm phủ lên số phận Việt, thì chúng ta được gì ? mất gì ?

Chúng ta tin và nghe lời các lãnh đạo cộng sản để đánh đổi cả tự do, để chọn an ninh xã hội kiểu công an trị, bây giờ chính công an tổ chức đánh bạc lận, cướp đất giết người, cướp của giữa ban ngày cùng với côn đồ, du đảng, lưu manh của xã hội đen, thì chúng ta được gì ? mất gì ?

Chân trời của dân chủ và nhân quyền

Chúng ta tin và nghe lời các lãnh đạo cộng sản để đánh đổi công bằng trong văn minh để cúi đầu trước tư bản đỏ, tư bản thân hữu, của loại tư bản man rợ của tiền tệ-quân hệ-hâu duệ với phản xạ cướp ngày là quan, đã biến hằng triệu dân lành thành dân oan, thì chúng ta được gì ? mất gì ? Chúng ta tin và nghe lời các lãnh đạo cộng sản để đánh đổi bác ái có trong dân chủ để nhận độc đảng trong độc quyền để độc tôn sau khi vơ vét bằng tham nhũng, sau khi nạo vét tới cùng tận tài nguyên đất nước bằng tham ô ; cùng lúc dùng xuất khẩu lao động để vơ vét tiếp, biến nhân kiếp lao động Việt thành lao nô, nô tỳ cho các quốc gia láng giềng thì chúng ta được gì ? mất gì ? Hãy trả lời cho rành mạch là : Nếu không có các giá trị nhân bản của cộng hòa là tự do, công bằng, bác ái thì nhân kiếp Việt còn giữ được nhân phẩm Việt trước nhân vị Việt không ? Nếu không có các giá trị nhân lý của dân chủ là đa nguyên trong nhân quyền nhân sinh Việt còn giữ được nhân trí Việt trước nhân tâm Việt không ? Hãy chọn các câu trả lời hợp với Nhân tâm Việt trong một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ ; nhân từ Việt trong bầu ơi thương lấy bì cùng ; nhân nghĩa Việt trong miếng khi đói bằng gói khi no. Mà các câu trả lời chỉnh lý trong toàn lý đã có mặt trong các chân trời của văn minh dân chủ văn hiến nhân quyền.

Lý tri tỉnh táo trong trí tuệ sáng suốt

Lý trí tỉnh táo làm nên trí tuệ sáng suốt, cả hai hợp lực để làm nên tuệ giác, sự giác ngộ của nhân tri, có cảnh giác của nhân trí về quyền làm người trong tự do, công bằng, bác ái. Liên minh của lý trí-trí tuệ-tuệ giác, không hề mơ hồ cũng không hề trừu tượng, cả ba có sức mạnh giúp ta nhận ra hai chuyện ngay trong đời sống ; Hiểu được thì giải thích được, giải thích được thì xem như đã hiểu rồi, nơi mà hiểu biết và giải thích không phải là hai hành tác khác nhau, mà chỉ là một, một không gian và không có biên giới nên không cần trung gian để nối nhịp cầu giữa hiểu biết và giải thích. Hiểu được ngay thì giải thích được ngay, ngay trong quyền làm người của mình, tức là quyền được sống yên mà không là nạn nhân hay thủ phạm phản nhân quyền. Chính quyền làm người này đưa chúng ta tới quyền mưu cầu hạnh phúc, mà không một bạo quyền, tà quyền, ma quyền, cực quyền, cuồng quyền nào được quyền tước đoạt.

Nhân quyền là tự truyện về mức độ làm nên trình độ

Quyền được làm người song lứa với luật bảo vệ người chính là chủ lực của tuệ giác. Khi nhận ra được hai mệnh đề trong cùng một mệnh để chung tên là nhân quyền. Thì nhân quyền vừa là cơ hội đối thoại giữa các dân tộc khác nhau, giữa các văn hóa và văn minh khác nhau có thể đối luận được với nhau qua quyền được làm người, luật bảo vệ người. Vừa là cơ hội tiến bộ của mọi dân tộc khác nhau, của mọi văn hóa và văn minh dù khác nhau, nhưng biết lấy nhân vị, nhân bản, nhân văn làm nội lực cho nhân quyền. Đây là hình ảnh của con người đi về phía cao của ánh sáng ; đủ sức bước tới, bước lên, có tay trái cầm đèn soi đường, có tay phải cầm cán cân của công lý. Câu chuyện nhân quyền là tự truyện về mức độ làm nên trình độ, khi ta có bác ái với lòng trắc ẩn chia ngọt sẻ bùi với tha nhân, chia sẻ niềm đau nỗi khổ với đồng bào, với đồng loại thì chữ nhân của nhân loại sẽ có được tầm vóc cao, kích thước rộng, nội công mạnh, bản lĩnh lớn hơn hẳn ích kỷ, vị kỷ, tư lợi, tư hữu… Vì kẻ chỉ biết ích kỷ, vị kỷ, tư lợi, tư hữu thì có thể làm người nhưng chưa chắc đã được thành nhân. nhân đây có gốc rễ, cội, nguồn của nhân tâm, nhân từ, nhân đạo, nhân nghĩa, nhân bản làm nên sung lực trong lý luận rồi hùng lực ngay trong đấu vì nhân quyền. Tại đây, nhân quyết là không gian tri thức trong đó có chủ quyết để chủ động đấu tranh vì công bằng mà chống bất công, nên nhân quyền vừa là hành động của hiện tại, vừa là hoài bão của tương lai, vừa là quy trình đấu tranh hằng ngày, vừa là chân trời trước mắt.

Ý thức của sáng kiến

Hệ sáng, đây là sung lực của thông minh, là cường lực của thông thái, để có sáng kiến tìm lối thoát ngu dân, để vượt thoát ngu dốt, rồi vượt thắng tà quyền chỉ biết lấy tuyên truyền một chiều để bịt mắt, bịt miệng, bịt tai nhân dân. Chính sáng kiến để cải tổ, cải cách dọn đường cho sáng chế, tức là những hành động phát minh cụ thể để thay đổi tức khắc đời sống đầy khuyết tật tới từ ngu dân hóa. Và, ý thức của sáng kiến kết hợp với hành động của sáng chế làm nên sáng tạo như sự thông minh được áp dụng vào thực tế để thay đời đổi kiếp vì biết diệt ngu dân. Chính phương trình sáng kiến-sáng lập-sáng tạo vừa là động cơ mà cũng vừa là bão táp quét chớp nhoáng mọi hệ lụy ra từ ngu dân, nơi mà tà quyền làm đui, què, câm, điếc nhân tính ; làm xấu, tồi, tục, dở nhân tri. Hệ công, trong đó tà quyền chôn sống công bằng, thủ tiêu công lý để siết cổ cho tới ngộp công pháp ; phương trình công bằng-công lý-công pháp là nền của công tâm để giữ lương tâm cho nhân loại luôn có nhân tri, là gốc của công minh để giữ lương tri cho nhân tính luôn có nhân trí. Sự kết hợp ở thế liên hoàn 5 hùng lực công bằng-công lý-công pháp-công minhcông tâm thường làm nên những trận đại hồng thủy mà không có một thành lũy tà quyền nào có thể đứng vững được.

Tri kiến biết giữ vững ý thức

Tri kiến là tri thức thực được xây dựng bằng kiến thức thật, nó vừa có thể lực của chứng minh, vừa có trí lực của xác chứng, có tâm lực trong mọi chứng từ. Nó giải thích và lột mặt nạ chớp nhoáng mọi ý đồ ngu dân hóa của tà quyền qua thông tin, dữ kiện, chứng nhân… Nên nó luôn mang theo trong sung lực của hiệu quả thực của giải phóng thật, tích cực thực của cách mạng thật, nó biết trần trụi hóa được tà quyền để phóng thích các nạn nhân của ngu dân. Khi tri kiến thành lý trí thì nó đã trở thành tư tưởng để con người kiểm định trong sáng suốt, kiểm tra trong tỉnh táo mọi hành động của mình, nơi đây tà quyền với trò ngu dân hóa của nó không có chỗ đứng lẫn chỗ ngồi trong tri kiến. Khi lý trí đúng được xây dựng bởi tri kiến thật, nó có khả năng dò xét tận tường các thông tin, phân định kỹ lưỡng vai trò của truyền thông để loại tuyên truyền một chiều kiểu lưỡi gỗ ra khỏi trí tuệ, để lý trí và trí kiến không bị ô nhiễm bởi ý đồ của tà quyền. Quan hệ giữa lý trí và não trạng rốt cuộc chỉ là một khi tri kiến và tuệ giác cùng nhau ngự trị để giữ vững ý thức luôn phải chỉnh lý qua tin tức chỉnh, qua truyền thông chỉnh, đây là quá trình kết hợp hài hòa lý trí-tri kiến-tuệ giác-ý thức để bảo đảm sự chỉnh lý trong mỗi hành động, để bảo trì cho mọi cá nhân, mọi tập thể, mọi cộng đồng sự hợp lý để sống cuộc sống đáng sống. Tri kiến mang bản lĩnh của tri thức, nội công của kiến thức, để bảo đảm từ phân tích tới quyết định, từ hành động tới phân xử, trong đó tri kiến luôn trực diện để đấu tranh trước mọi chính sách ngu dân hóa của tà quyền.

Lý trí học đường, trí tuệ xã hội

Khoa học giáo dục hiện đại đã đi xa, đi rất xa qua các nghiên cứu, điều tra, khảo sát để phân tích và giải thích : quy định của không gian giáo dục, quy luật của môi trường học đường có những đặc tính, đặc thù, đặc điểm riêng của nó. Không gian giáo dục là không gian xã hội với các thành phần xã hội, tại đây các thành phần xã hội này có cùng một điểm hội tụ : dụng đạo lý (chân, thiện, mỹ) để dựng ý thức về luân lý (bổn phận và trách nhiệm) cho công dân. Môi trường học đường là môi trường xã hội với các thành phần xã hội, tại đây các thành phần xã hội này có cùng một chân trời : dụng kiến thức để dựng tri thức. Mê tín và dị đoan của cuồng giáo, cực đoan và quá khích của ý thức hệ độc tôn không đường đi nẻo về trong môi trường này. Sự liên minh giữa sự hội tụ dụng đạo lý (chân, thiện, mỹ) để dựng ý thức về luân lý (bổn phận và trách nhiệm) của công dân, và chân trời dụng kiến thức để dựng tri thức làm nên : một không gian sáng, một môi trường sạch. Tại đây, mọi thành phần xã hội được làm thành viên của không gian sáng này, mọi thành viên khi được vào, được học tập trong môi trường sạch này, biết tôn vinh cái sáng của tri thức, biết vinh danh cái sạch của đạo lý.

Tôn vinh cái sáng của tri thức

Khi phân tích để có nhận thức tôn vinh cái sáng của tri thức, và vinh danh cái sạch của đạo lý, luôn tìm cách đi sâu thêm để phân tích không gian giáo dục và môi trường học đường. Xã hội học đường là xã hội hiện đại nhất, tại đây các khám phá khoa học, các khai phá kiến thức, các phương pháp khai trí mới nhất được giảng-dạy-tiếp-nhận sớm hơn sinh hoạt xã hội bên ngoài, nhanh hơn quan hệ xã hội bên ngoài. Xã hội học đường là xã hội khách quan nhất, tại đây tin tức phải được chiêm nghiệm như dữ kiện, để tìm ra chứng từ, mà mọi chứng từ đều phải được chứng minh qua thí nghiệm hoặc thể nghiệm để được phân tích khách quan, được giải thích khoa học, nơi đây mê tín không có chỗ đứng, nơi đây cuồng ý thức hệ không có ghế ngồi. Xã hội học đường là xã hội chỉnh lý nhất, tại đây lý luận phải sát lý, lập luận phải toàn lý, giải luận phải minh lý, nơi đây tin đồn không kiểm chứng được, định kiến không minh chứng được đều không có chỗ nương thân, nếu không có phương pháp giải lý khách quan minh bạch.

Nhận diện toàn lý về kiến thức

Khi nghiên cứu về các chính sách giáo dục, thì sử dụng cấu trúc luận để đưa vào giáo khoa, khi sử dụng tri thức luận để đưa vào cho giáo trình, khi sử dụng chức năng luận để đưa vào giáo án[2], thì nhận định không gian giáo dục trước hết là không gian của nhân tính, nó thẳng tay loại bỏ thú tính có trong bản năng đói ăn khát uống đưa tới ăn tươi nuốt sống dẫn tới ăn giựt uống trộm. Trong không gian này, từ học sinh tới sinh viên biết trên kính dưới nhường, biết bầu ơi thương lấy bí cùng, biết một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ. Không gian giáo dục trước hết là không gian của tri thức, nó xếp đặt chỉnh lý kiến thức để tạo ra cấu trúc hợp lý cho tri thức, xa hơn nữa nó nhận diện một cách toàn lý về thứ tự của các kiến thức, và dùng giáo khoa qua thời gian để đào tạo, để huấn nghiệp, để gầy dựng sự trưởng thành của tri thức, luôn song hành với sự trưởng thành của một công dân có trách nhiệm với dân tộc, có bổn phận với đất nước. Không gian giáo dục trước hết là không gian của phương pháp, nó dạy cách học, nó hướng dẫn cách biết, nó định hướng cách trao, nó quy định cách truyền, tất cả quy trình học-biết-trao-truyền toàn lý qua phương pháp : biết được thì hiểu được, qua phương pháp luận hiểu được thì giải thích được, mà giải thích được thì xem như đã hiểu rồi. Chính phương pháp cho phép sự qua lại toàn diện giữa hiểu biếtgiải thích, ranh giới của hiểu biết và giải thích sẽ được "xóa" đi, bằng vai trò và chức năng của phương pháp.

Đối thoại bằng đối luận

Hãy nhận ra được các luận kết sau đây cho không gian giáo dục, cho môi trường học đường trong hệ thống giáo dục là một định chế nhận nhiệm vụ đôi tổ chức có phương pháp từ giáo dục tới giáo khoa, từ giáo trình tới giáo án, nhiệm vụ đôi này là cặp bài trùng của mọi giáo luận : tri thức tuyền thống của tổ tiên song hành cùng tri thức khoa học đương đại và hiện đại. Hệ thống giáo dục là một định chế nhận đối thoại có đối trọng không những giữa các trường phái giáo khoa khác nhau trên giáo lộ đi tìm giáo khoa đa hiệu nhất, giáo trình hiệu quả nhất, giáo án hiệu năng nhất ; mà đây là nơi mà các phái bảo vệ truyền thống có thể đối thoại bằng lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận với các phái tôn vinh hiện đại hóa giáo dục dựa trên hiện đại hóa khoa học kỹ thuật đang hằng ngày làm thay đổi xã hội và nhân sinh. Hệ thống giáo dục là một định chế nhận nhân lý đúng (chỉnh lý, hợp lý, toàn lý) để chế tác ra nhân sinh quan đúng trong quan hệ giữa cá nhân, tập thể, cộng đồng và xã hội. Môt nhân sinh quan đúng sẽ tạo dựng lên một thế giới quan đúng trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia, các sắc tộc, các văn hóa, và một thế giới quan đúng sẽ gầy dựng được một vũ trụ quan đúng trong đó môi trường là môi sinh, mà con người phải sống chung trong sự tôn trọng các sinh vật khác, trong đó không những có động vật, có thực vật mà có sự sống của cả một hệ sinh thái luôn cần sự tôn trọng và che chở của con người.

Lý tính – lý tín – lý tin

Khi đi sâu vào các hệ thống giáo dục mà nhân loại đã trải nghiệm, chúng ta sẽ nhận ra các hằng số giáo dục sau đây, các hằng số này quyết định sự tồn tại và sau đó là sự phát triển của một nền giáo dục, luôn là chỗ dựa vững chắc cho đời sống xã hội, cho sinh hoạt xã hội, cho quan hệ xã hội của một quốc gia, của một dân tộc. Lý tính của giáo dục, lấy lý luận để lập luận, lấy cái để thắng vô minh, lấy cái lý để làm nên cái trí, trong đó lý trí vừa là não bộ, vừa là cột xương sống của trí tuệ. Lý tín của giáo dục, nơi mà đi học là đi để nhận các kiến thức trực tiếp mắt thấy tai nghe, để biết vô trương bất tín (không thấy không tin), thấy rồi mới tin, tức là tin có cơ sở qua thí nghiệm để xác chứng bằng minh chứng. Lý tin của giáo dục, nơi mà đi học là đi để nhận các kiến thức gián tiếp qua lịch sử, qua hồi ký, qua văn học, qua tư tưởng… đó là khi học sinh, sinh viên tiếp cận các chứng tích của tổ tiên, các tác phẩm văn học, triết học… của các tác giả có giá trị cho giáo khoa, giáo trình, giáo án.

Trung tâm giáo lý, ngã tư giáo luận

Khi giáo dục đưa quy trình học-biết-trao-truyền để định hướng giáo khoa, lập khung giáo trình, cấu trúc giáo án, thì trung tâm của giáo dục vẫn là giáo lý : lấy lý luận của đạo lý hay, đẹp, tốt, lành để định vị luân lý làm kim chỉ nam cho bổn phận và trách nhiệm của một công dân đối với dân tộc, đất nước, và ngày càng rộng hơn : đối với nhân loại, môi trường. Giáo lý là một tâm điểm của giáo dục với các giá trị luân lý làm nên cho thường thức công dân, trong đó tha nhân được tôn trọng trong đời sống xã hội, sinh hoạt xã hội, quan hệ xã hội. Với quyền công dân, trong đó có quyền lợi được hưởng các công sản, trong đó có quyền được giáo dục và thành công nghề nghiệp, kinh tế, xã hội qua một hệ thống giáo dục. Khi giá trị luân lý tạo dựng được sự hình thành của một công dân, có quyền công dân trong việc sử dụng mọi công sản, trong đó được hưởng một hệ thống giáo dục, trực tiếp giúp công dân đó trong việc tiến thân, thì hai phạm trù khác phải xuất hiện trong sự trưởng thành của một công dân qua hai đòi hỏi : đòi hỏi nhân quyền, cụ thể là tận hưởng một hệ thống giáo dục, trong một nhân sinhnhân tính, nhân lý, nhân tri, nhân trí ; trong một nhân loạinhân vị, nhân bản, nhân văn, nhân phẩm. Và đòi hỏi dân chủ, khi dân chủ trực tiếp chống được bất bình đẳng trong xã hội, chống được bất công trong giáo dục, để tạo ra những điều kiện thuận lợi, những cơ may cần có để mọi người đều có thể hưởng bốn giai đoạn của một đời người : thành công học đường-thành tài nghề nghiệp-thành đạt kinh tế-thành tựu xã hội.

Giáo dục tôn vinh hệ đa

Phải trở lại hiện trạng giáo dục Việt Nam hiện nay học giả-thi giả-bằng giả trong mua điểm-bán trường để mua bằng bán chức trong thực trạng mua chức bán quyền là thực tế của một hệ thống giáo dục bị ung thư toàn bộ, từ trí thức tới đạo lý, từ học tới biết, từ trao tới truyền. Buôn học vị để lận học hàm tức là gian trong học lực, cụ thể là hủy diệt từ thượng tầng giáo dục, giáo khoa tới hạ tầng giáo trình, giáo án ; trong khi nhiệm vụ của giáo dục là bảo đảm sự thật của kiến thức, chân lý của tri thức và lẽ phải của ý thức. Tại đây, lý do làm ra thảm họa giáo dục hiện nay chính là nguyên nhân tạo ra hoạn bịnh giáo dục trong một chế độ độc đảng công an trị, trá hình dưới ý thức hệ cộng sản nhưng luôn bị lũng đoạn bởi các nhóm lợi ích, mà thực chất là một tập đoàn tội phạm, có sinh hoạt bầy đàn như các nhóm mafia, lấy tham quan để tham ô, lấy tham chức vì tham nhũng, trong đó độc tài do độc đảng nhưng bất tài từ kinh tế tới văn hóa, từ quốc phòng tới giáo dục… lấy độc tôn để độc trị không ngần ngại diệt nhân tài, hủy nguyên khí của quốc gia ngay trong trứng nước của hệ thống giáo dục. Trong khi đó thực chất của giáo dục có kiến thức giáo dục tới từ đa tài, có tri thức giáo dục tới từ đa năng, có ý thức giáo dục tới tự đa trí.

Giáo dục tôn vinh hệ đa (đa tài, đa năng, đa trí, đa hiệu…), nên hệ độc (độc đảng, độc tài, độc tôn, độc trị) chỉ là quái thai sinh ra quái dạng đang sinh sôi nẩy nở trong hệ thống giáo dục, trong đó không gian giáo dục phải là môi trường sáng của trí tuệ, phải là môi trường lành của đạo lý.

Cùng hiểu để chung hiểu

Một ngày kia, khi tà lộ giáo dục hiện nay bị xóa đi, thì nhiệm vụ đầu tiên của các lãnh đạo giáo dục có lương tri (tri thức của lương tâm) phải đưa giáo dục nước nhà trở lại minh lộ của trí tuệ và đạo lý, để nhận ra học để hiểu nhưng muốn hiểu phải biết nhận, biết tiếp nhận kiến thức có giáo khoa nghiêm minh, có giáo trình nghiêm chỉnh, có giáo án nghiêm túc, cụ thể là học-tiếp-nhận-hiểu có phương pháp, có phân tích, có giải thích, có phê bình… Trao để truyền, mà thượng nguồn là mọi người đều phải học, vị học thật chính là học lực, nó quyết định học vị qua bằng cấp, học hàm qua định vị giáo dục, chính học lực làm rõ hai chuyện : chuyện thứ nhất, học lực là gốc của học vị, cội của học hàm ; và chuyện thứ hai, học lực không giả mạo được, vì nó có gốc, rễ, cội, nguồn từ kiến thức tới tri thức, nên nó không cho phép học giả, học tắt, học lóm, học vờ, học phớt. Hãy nhận diện rõ nhiệm vụ của giáo dục qua tổ chức của giáo khoa. Giáo dục có nhiệm vụ rõ ràng trong tổ chức giáo khoa, đó là sự tổ chức qua thời gian của giáo trình, qua diễn biến của giáo án về các kiến thức chung phải có của thầy cô khi truyền dạy tới học sinh, sinh viên, và các kiến thức này tới từ trải nghiệm, tức là tới từ : quá khứ, kinh nghiệm, lịch sử… Các kiến thức chung được sự cùng hiểu ; khi truyền đạt để trao truyền kiến thức thì sẽ có : sự chung hiểu, cả ba (kiến thức chung, sự cùng hiểu, sự chung hiểu) làm nên sự liên kết và liên minh giữa giáo dục, giáo khoa, giáo trình, giáo án.

Chuyển biến văn hóa chậm, chuyển biến xã hội nhanh

Các diễn biến của tri thức, không những tới tự khoa học, mà còn tới tự xã hội, tự truyền thông… nên liên kết rồi liên minh với xã hội học giáo dục là cần thiết. Giáo dục được tổ chức qua giáo khoa, giáo trình, giáo án đòi hỏi sự ổn định, tức là thời gian tính của đường dài trong thời gian để một học trò mẫu giáo, tiểu học trở thành học sinh của trung học rồi sinh viên của đại học. Nếu chọn giáo dục rất nhanh vì nhạy với các khám phá khoa học, kỹ thuật hiện đại, nhưng cùng lúc nó cần thời gian tính của trường kỳ để đào tạo có bài bản, chính vì lý do này mà nó sẽ không theo kịp của chuyến biến văn hóa qua các thế hệ ; và thế hệ các thiếu nhi, thiếu niên, thành niên của thế kỷ này khác khá nhiều với các thế kỷ trước. Chính các chuyến biến văn hóa của một sắc tộc, một quốc gia, một cộng đồng, một địa phương… lại luôn chậm hơn các chuyến biến xã hội, nơi mà đời sống xã hội luôn được truyền thông hiện đại hỗ trợ hay can thiệp ; nơi mà sinh hoạt xã hội luôn áp dụng các khoa học kỹ thuật hiện đại nhất để tăng hiệu quả, tăng năng suất ; nơi mà quan hệ xã hội giữa các thành phần xã hội luôn được định hướng bởi các phương án mới, hoặc bị điều khiển bởi sự xuất hiện của các lợi nhuận mới.

Các phong trào xã hội mới, các lực lượng xã hội mới

Các hệ thống giáo dục chuyển biến chậm hơn các chuyển biến văn hóa, chuyển biến văn hóa lại chuyển biến chậm hơn các chuyển biến xã hội, và chính các chuyển biến xã hội trong quá trình chuyển biến của nó, thì nó nhận ra là nó chuyển biến chậm hơn các phong trào xã hội mới. Và, các phong trào xã hội này có hùng lực để chế tác ra các lực lượng xã hội mới không những biết đòi hỏi tự do, công bằng, bác ái ; mà còn biết cổ vũ cho nhân quyền, dân chủ, đa nguyên, lại còn biết thực hiện các tổ chức nhân đạo, từ thiện rất mới về thông tin và truyền thông, lại còn biết cổ súy cho nhân loại và nhân sinh phải bảo vệ môi trường để gìn giữ môi sinh. Các nhận định trên giúp ta trở lại không gian giáo dục, môi trường học đường hiện nay của Việt Nam, với lãnh tụ độc đảng tại trung ương vô tri trước các diễn biến này có mặt trong các quốc gia văn minh, tiên tiến ; với các lãnh đạo của Bộ Giáo dục rất vô minh về các kinh nghiệm hay, đẹp, tốt, lành của giáo lý, luôn biết kết hợp rồi liên kết làm nên phương trình thông minh cho giáo khoa : hệ thống giáo dục-chuyển biến văn hóa-chuyển biến xã hội-chuyển biến qua các phong trào xã hội mới, các lực lượng xã hội mới. Nên hậu quả rất tai hại hiện nay của nền giáo dục Việt Nam hiện nay của độc đảng rất độc tài nhưng lại bất tài về giáo dục ; với các lãnh đạo của Bộ Giáo dục thích độc trị nhưng không biết quản trị phương trình này.

Nghiêm cẩn của giáo lý

Sự liên minh giữa khoa học giáo dục, xã hội học giáo dục và triết học chính trị giáo dục trong các hệ thống tổ chức giáo dục hiện đại, lại đi ngày càng xa qua các khảo sát, để được ra các nhận định mới, từ đó yêu cầu các chủ thể giáo dục (có trách nhiệm với học đường, có bổn phận với học sinh, lại có sáng kiến để có sáng tạo qua giáo khoa, giáo trình, giáo án). Khi khoa học kỹ thuật đưa tiến bộ vào xã hội, nó trực tiếp hay gián tiếp tạo ra tiện nghi vật chất, chính các tiện nghi này ngày càng nhiều sinh ra một loại xã hội tiêu thụ, trong đó có tâm lý hưởng thụ có thể lấn lướt việc học hành luôn đòi hỏi sự chăm chỉ, chuyên cần, kiên định (có công mài sắt có ngày nên kim), ngược lại với chuyện tận hưởng các tiện nghi (chờ sung rụng).

Khi thời gian bị trùm phủ bởi tiện nghi vật chất, được kích thích bởi tâm lý tiêu thụ dễ dãi và chớp nhoáng, thì chính các tiện nghi vật chất này vừa không khuyến khích chuyện chăm học, lại giới hạn quyết tâm tự học. Khi có thái độ tiêu thụ ngay trong các tiện nghi, với các thói quen chỉ biết tận hưởng các tiện nghi này, tại đây sẽ tạo ra bản năng "đói ăn, khát uống" sinh ra phản xạ "ăn ngay, uống liền", với thái độ thụ động của "ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau". Trong khi đó, đi học là "lội suối trèo đèo" để có kiến thức, "vượt rừng, thắng núi" dựng tri thức. Khi mang bản năng loại "ăn tươi nuốt sống" thì sẽ không có trí tuệ "nói uốn lưởi bảy lần", nếu chỉ biết "hưởng ngay, xài liền" thì sẽ mất cẩn trọng "bút sa gà chết", quên đi đi học là để thành người khôn : "Người khôn chưa đắn đã đo, chưa ra tới biển đã dò nông sâu".

Hiệu quả giáo dục qua đối thoại giữa các thê hệ

Khi khảo sát về các diễn biến không hay, không đẹp, không tốt, không lành này trong các hệ thống giáo dục đương đại và hiện đại, có nêu lên quá trình xấu, tồi, tục, dở của nó ; vì nó biến một xã hội tiêu thụ chiếm học đường trở thành một xã hội tiêu thụ mất học đường ! Chính tại đây, sinh ra một hiểm nạn cho giáo dục, là biến chúng ta ngày càng nghiêm khắc hóa giáo dục, để o ép hóa giáo trình, bằng cách cứng ngắc hóa sự phát triển của một đứa trẻ đang trưởng thành qua cuộc sống, đây là chuyện phản lại sự thông minh của học sinh đang đi tìm kiến thức, cụ thể là chúng ta chế ra để áp chế cách nghĩ là : trẻ con phải học (học sớm, học đầy, học nhiều, học hoài) cùng lúc đó chúng ta không cho phép chúng được sống chung để sống chia với thế giới người lớn những kinh nghiệm hay, đẹp, tốt, lành của các thế hệ đã trưởng thành, vì đây cũng là học và tại đây hiệu quả giáo dục sẽ rất cao qua đối thoại giữa các thế hệ, mà không hề có chuyện cả vú lấp miệng em. Chúng ta đặt thầy cô trên cao bằng quyền lực của giảng dạy, chúng ta để học sinh dưới quyền lực của giảng dạy một chiều, thầy cô nói một mình trong độc thoại, mà không có đối thoại để đối luận, phản biện để phản luận, để giúp cho kẻ ở trên cao là thầy cô, kẻ ở tận dưới là học sinh gần nhau hơn, qua đối thoại để trực luận, trực luận đúng để trao luận trúng.

Giáo dục mở, giáo dục rộng, giáo dục thông

Chúng ta được học sinh tới trường là để chỉ có học, cùng lúc chúng ta cô lập hóa học sinh, ra khỏi môi trường xã hội, mà trong sinh hoạt xã hội cũng có khoa học (các viện nghiên cứu), cũng có nghệ thuật (các bảo tàng viện), cũng có học thuật (các tác phẩm trong thư viện). Hãy mở (cửa) hệ thống giáo dục để mở (trí) các chủ thể giáo dục. Sự liên minh ở thế liên hoàn bằng chính sách giáo dục cụ thể giữa khoa học giáo dục, xã hội học giáo dục và triết học chính trị giáo dục, đề nghị giáo dục mở là đưa kiến thức học đường gặp giáo lý xã hội, tri thức khoa học, cả hai có hùng lực ngay trong sinh hoạt xã hội, đời sống xã hội, quan hệ xã hội. Giáo dục đóng cửa sẽ đưa học đường vào ngõ cụt. Giáo dục rộng luôn biết chuyển biến phản xạ khép, lấy hệ thông (sự thông thái của giáo khoa để làm nên sự thông suốt của giáo trình, dựng lên sự thông minh của giáo án). Giáo dục thông luôn biết áp dụng hệ thông (thông thái, thông suốt, thông minh) để chế tác ra hệ sáng (sáng kiến mở đường cho sáng tạo làm ra khám phá trong sáng chế).

trithuc10

Quá trình từ cá thể thành chủ thể

Nếu lấy ba phân tích trên : giáo dục mở, giáo dục rộng, giáo dục thông để đi tìm mô thức tổ chức thích hợp cho một hệ thống giáo dục, thì phải biết thực hiện ít nhất các chuyện sau học sinh dù ở bất cứ tuổi nào đều là một cá thể, mà học đường là nơi giáo dưỡng trí tự chủ, tâm tự tin, quyền tự do biết học để tự học. Học sinh lớn lên trong môi trường học đường, là lớn theo quá trình từ cá thể thành chủ thể : có bổn phận với đồng bào, đồng loại ; có trách nhiệm với quê hương, đất nước, lại có sáng tạo để nâng đạo lý hay, đẹp, tốt, lành cho nhân sinh, nhân thế. Học sinh trưởng thành trong môi trường học đường, trở thành sinh viên để trưởng thành trong xã hội, với vai trò của một công dân theo quá trình của chủ thể trí tuệ, có lý trí trong đề nghị, có chính tri trong quyết định, có tuệ giác trong hành động. Học đường không bao giờ cách biệt với xã hội, cũng như giáo dục không bao giờ xa biệt với giáo lý !

Thành công học đường – thành tài nghề nghiệp – thành đạt kinh tế - thành tựu xã hội

Nhiệm vụ của giáo dục vẫn là đầu câu chuyện : học chuyện gì ? Học những kiến thức cần thiết để có một cuộc sống tốt, để được sống trong một xã hội tốt, để được đòi hỏi đối xử tốt trong một chế độ tốt, với các cơ chế tốt của nó, tất cả có mặt để bảo vệ các công dân tốt. Học ra sao ? Muốn "được học" những chuyện mà chúng ta thích, chớ chúng ta không muốn "bị học" những chuyện mà chúng ta không thích, vì chúng ta không muốn làm nạn nhân của "ép học". Học để khai sáng trí tuệ qua đa diện, bằng đa dạng của tri thức, biết dựa vào đa trí, đa tài của nhân loại, và từ chối cái độc đảng, cái độc tôn, cái độc quyền trong cái độc đảng. Học để làm gì ? Cho phương trình thành công học đường-thành tài nghề nghiệp-thành đạt kinh tế-thành tựu xã hội đây không phải là chuyện ích kỷ của cá nhân, mà kết quả để nhận ra vai trò của chủ thể của giáo dục : có bổn phận với dân tộc, có trách nhiệm với đất nước, lại có thêm sáng tạo qua nghề-nghệ-nghiệp, để thay đời đổi kiếp theo hướng thăng hoa cho ta, vì đồng bào, vì đồng loại. Học cho ai ? Cho chủ thể giáo dục là chúng ta thật sự muốn có phương trình thành công học đường-thành tài nghề nghiệp-thành đạt kinh tế-thành tựu xã hội, để hội nhập vào nhân loại, nhân sinh, nhân thế, nhân kiếp bằng nhân lý, nhân tri, nhân trí, làm nên nhân bản, nhân văn, nhân vị, biết tôn vinh nhân đạo, nhân tính, nhân nghĩa, biết vinh danh nhân phẩm của chúng ta, cho đồng bào, cho đồng loại.

Môi trường giáo dục : khai sáng cá nhân

Thử thách lớn của các hệ thống giáo dục của các quốc gia có văn minh của dân chủ, có văn hiến của nhân quyền luôn định nghĩa không gian giáo dục và môi trường học đường là một hệ thống có hai chức năng : chức năng trao truyền kiến thức và chức năng khai phá sự thông minh của cá nhân được đi học. Hai chức năng này tới từ một lập luận trong quá trình của một cá nhân từ mẫu giáo là một thiếu nhi lần đầu rời gia đình cho tới khi học xong qua các đoạn đường tiểu học, trong học, đại học. Đây là quá trình không những đi tìm để tiếp nhận các kiến thức mà còn là sự tìm tòi để chiếm lãnh các phân tích, các giải thích, các phương pháp của tính khách quan. Chính tính khách quan này mang tới sung lực cho sức thuyết phục, vì biết dùng tin tức, dữ kiện, chứng từ để chứng minh rồi minh chứng một cách khách quan một kiến thức để được mọi người công nhận, đây là một trong những chức năng của giáo dục. Tính khách quan cô lập cuồng đạo có thể tạo ra mê tín ; tính khách quan vô hiệu hóa ý thức hệ làm nguồn gốc cho cực đoan, rồi độc đoán tạo ra độc tài, độc quyền, độc quyền, độc tôn làm ra thảm họa độc đảng. Khai phá sự thông minh của cá nhân là khai sáng cá nhân đó, mà bắt đầu là khai thị qua trao truyền kiến thức bằng học tập ; tức là giúp cá nhân đó rời cái tôi chật hẹp đang đóng cửa để nhập nội vào môi trường giáo dục có nhiệm vụ khai mở, nêu lên các kiến thức mới trước cá nhân đó, để chính cá nhân sử dụng để thay đổi chính mình.

Môi trường học đường song hành cùng các khám phá của khoa học

Hệ khai (khai phá, khai sáng, khai thị) luôn song hành cùng hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tỉnh thức) để đánh thức hệ thông (thông minh, thông thạo, thông thái). Nó hoàn toàn ngược lại với môi trường giáo dục hiện nay của Việt Nam, qua chuyện : mua điểm bán trường để mua bằng bán cấp để phục dịch cho chuyện mua chức bán quyền trong chuyện học giả-thi giả-điểm giả-bằng giả. , một không gian giáo dục bình thường của một quốc gia ổn định trong dân chủ, bền chắc với nhân quyền, thì hai hệ : hệ khai hệ thức là thượng nguồn của mọi định hướng giáo dục. Môi trường học đường khi song hành cùng các khám phá của khoa học của mọi chuyên ngành từ khoa học kỹ thuật tới thuật lý truyền thông, từ khoa học thực nghiệm tới khoa học xã hội và nhân văn, đưa chúng ta trở lại các quan niệm rất khác nhau, nhưng biết bổ sung cho nhau để kiến thức học đường luôn phục vụ cho kiến thức cá nhân của kẻ được đi học.

Cái lý của nhân tri

Khi được đi học qua trường lớp các kiến thức bằng sự thông minh của mình, thì tại đây con người đã hơn con vật, nhưng quan niệm này còn mơ hồ về xuất xứ của sự thông minh. Vì sự thông minh có xuất xứ trong các quá trình của tư tưởng, có chỗ dựa là trí tuệ, từ đó cho phép ra đời các khám phá, mà các khám phá này không hề liên tục, tức là không liên tiếp theo thứ tự của thời gian. Chúng luôn bị đứt đoạn trong các chuyên ngành, có ảnh hưởng trực tiếp tới giáo dục ; và cùng lúc thì những khám phá lớn của khoa học nhờ sự thông minh của một cá nhân đã làm thay đổi kiến thức của nhân sinh, sẽ tác động trực tiếp lên giáo khoa, giáo trình, giáo án. Vậy thì môi trường giáo dục là nơi ta thấy các quan niệm về sự thông minh luôn liên tục bị thay đổi, chỉ vì sự thông minh được hưởng các khám phá của khoa học trong nhận diện được các bối cảnh của nhân sinh đã tác động vào ngay trên trí tuệ của tri thức. Giáo dục là nhận lý tính (lấy cái chỉnh lý để đi tìm cái toàn lý, để hiểu luôn cái hợp lý) ông giúp ta hiểu thêm về quan hệ của một đứa trẻ mới được đi học, qua quan hệ với tha nhân, mà tha nhân trong môi trường học đường ở đây là thầy, cô và các bạn học khác. Chính cái lý của đứa trẻ mới rời môi trường gia đình để đi vào môi trường học đường là nơi mà cái lý của bản năng gặp được cái lý của nhân tri, mà nội dung của nhân tri là văn hóa làm nên văn minh với sự trợ lực của văn hiến ; để thay thế cái lý bản năng của cá thể đói ăn, khát uống bằng cái lý giáo dục của tập thể ăn xem nồi, ngồi xem hướng.

Học để học cái mình cần có

Khi là thiếu nhi được tiếp xúc với thầy cô cùng bè bạn trong môi trường giáo dục của học đường chính là kẻ đi học để học cách thích ứng vào một môi trường của nhân sinh. Và, đứa trẻ này biết biến sự thích ứng từ kiến thức có cội rễ là kinh nghiệm, mà kinh nghiệm giáo dục là thượng nguồn để chuẩn bị cho sự thích ứng vào xã hội sau này. Giáo dục như vậy là nơi vận dụng các sinh hoạt của kiến thức để hiểu và để tổ chức các kinh nghiệm mai sau của cá nhân trong nhân sinh, trong xã hội. Chính sự đúc kết kiến thức qua kinh nghiệm nhân sinh của một học sinh là quá trình giáo dục lấy kiến thức bên ngoài để thay đổi con người bên trong của học sinh. Quá trình thành nhân của kẻ đi học, tác giả này yêu cầu chúng ta suy nghĩ hệ : cái lợi của chuyện học, vì nếu học mà không thấy lợi cho chính mình thì sẽ tự đánh mất đi động cơ : ham học, chăm học, hiếu học. Vì học để học cái mình cần có, cái mình phải có, để chuẩn bị cho cái vị, cái thế mà mình muốn tới, muốn ngồi. Từ trẻ ở mẫu giáo, tiểu học tới lớn ở cấp trung học, đại học, chính nhận thức ra cái lợi của chuyện học làm tăng năng lực trong học tập, nâng năng lượng trong học hành, để họchành là ra năng khiếu của ham học, luôn được gia đình, xã hội, học đường bồi bổ và bồi dưỡng. Hệ năng (năng lực, năng lượng, năng khiếu) luôn được giáo dưỡng dài lâu để kẻ đi học thành người trưởng thành bằng chính đạo lý chuyên cần của mình.

"Chăm học" chủ đạo để chủ trì mà thăng hoa "bẩm sinh"

Cụ thể là đứa trẻ khi được đến trường, sẽ được thầy cô trao truyền kiến thức bằng ngôn ngữ, và đứa trẻ đó học ngữ vựng đúng, ngữ văn trúng để có ngữ pháp trọn vẹn và chính xác theo sự xếp đặt khách quan của lý trí, và vai trò của trường lớp từ giáo khoa tới giáo án là : học trúng để hiểu đúng một cách khách quan nhất ! Nhưng tại sao lại có đứa trẻ này lại "sáng dạ" hơn đứa trẻ kia ? Nhưng tại sao lại có học sinh này lại "học giỏi" hơn học sinh kia ? Nhưng tại sao lại có sinh viên này lại "học nhanh" hơn sinh viên kia ? Giáo dục là môi trường liên đới trong đó sự liên minh của giáo dục gia đình với giáo dục học đường tạo nên môi trường thuận lợi cho quá trình thành công trong giáo dục rồi thành người trong xã hội, tổ tiên Việt rất sáng suốt trong tỉnh táo để nhận ra phương trình này : công cha-nghĩa mẹ-ơn thầy. Giáo dục là môi trường liên đới các công đoạn của phương trình học thành tài để học làm người, và giáo dục khi tăng lực để tăng cấp cho năng lực để tạo ra năng hiệu của "sáng dạ", "học giỏi", "học nhanh", có công nhận chuyện "bẩm sinh", luôn chung lưng đấu cật với chuyện "chăm học". Nhưng chính chuyện "chăm học" là chủ đạo, vì nó là chủ trì để thăng hoa cái "bẩm sinh" qua thông minh của lý trí làm nên thành công của trí tuệ của kẻ được đi học. Nhiệm vụ của giáo dục phải là sự sáng suốt để dự đoán khả năng của học trò có trong tiềm năng của mọi cá nhân, để khai sáng rồi thăng hoa cái toàn năng trong chính học trò này.

Sự thông minh của kẻ được học

Giáo dục là nơi phát triển sự thông minh của kẻ được học, mà sự thông minh không hề là một mô hình độc tôn, một mô thức độc đoán, mà nó là một đồ hình linh động, trong đó khả năng của cá nhân được bản lính của cá tính đưa tới những chân trời mới của kiến thức để thấy-thâu-nhận-tiếp những kiến thức mới này, mà phục vụ cho tuệ giác của cá nhân đó ; mà tuệ giác là lý trí rộng của trí tuệ cao. Chưa đủ ! Sự thông minh của kẻ được học không bao giờ tìm độc đạo để bị rơi vào ngõ cụt, mà luôn tìm ngã tư, đường nhiều chiều, từ quốc lộ tới đại lộ, từ ngõ ngách tới đường cao tốc… để biết đường đi nẻo về của sự vận hành trí tuệ, của sự chiến biến của lý trí, làm nên tuệ giác tỉnh táo trong sáng suốt. Chưa xong ! Ngay trên ghế nhà trường, chỉ có kẻ dại mới chọn độc đạo dẫn tới độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn để làm nạn nhân mà phục dịch cho độc đảng ; còn người khôn thì chọn đa nhân để có đa dạngđa diện, từ đó đi trên đa lộ để thấy đa trí, nhận ra đa tài, hiểu được đa năng, để học được đa hiệu, mà có đa dụng luôn biết dựa vào đa nguyên. Chưa đầy ! Trong học đường, ngoài xã hội, sự thông minh của kẻ được học không chỉ có quốc nội, mà có luôn quốc ngoại từ mẫu giáo, không chỉ có quốc gia, mà có luôn quốc tế từ tiểu học tới trung học, để ngay trong đại học biết quốc tế hóa các tri thức mà tháo gỡ sự hạn hẹp của quốc nội, quốc gia, lại còn biết quốc gia hóa các kiến thức hay, đẹp, tốt, lành của tri thức cao, sâu, xa, rộng của quốc ngoại, quốc tế.

Một đồ hình lại biết tự biến hóa

Sự thông minh của kẻ được học mang nội chất của một đồ hình lại biết tự biến hóa để thành một mạng truyền tin và truyền thông linh hoạt, ngày càng rộng trong không gian kiến thức, ngày càng cao trong không gian tri thức. Sự thông minh này biết luân chuyển từ văn hóa này tới văn hóa kia, biết hành tác từ văn minh này tới văn minh kia, biết lấy văn hiến này để làm giàu văn hiến kia. Sự thông minh không chấp nhận chuyện "ngăn sông cấm chợ", nên chối từ chuyện "bế quan tỏa cảng", vì rất dị ứng với chuyện "kín cổng cao tường" để che phủ rồi dấu kín từ kiến thức tới tri thức. Chúng ta không sao định nghĩa đầy đủ thế nào là thông minh, nên không tù túng hóa sự thông minh để khuôn nó vào một định nghĩa, ỷ vào một mô hình, vì chính sự thông minh này biết sở hữu hóa sự thông minh kia, biết lấy cái thông của người làm ra cái minh của ta. Đây vừa là gốc rễ, vừa là động cơ của phương trình thành công học đường - thành tài nghề nghiệp - thành đạt kinh tế - thành tựu xã hội, cũng vừa là chức năng của giáo dục, vai trò của giáo khoa, nhiệm vụ của giáo trình, làm nên tầm vóc của giáo án, biết đào tạo học sinh qua chân dung mà tổ tiên Việt đã phát họa sẵn cho nghĩa vụ của giáo dưỡng :

Người khôn chưa đắn đã đo

Chưa ra tới biển đã dò nông sâu.

Tri thức của lý trí, luận thức của phương pháp

Quy trình giáo dục của học-biết-trao-truyền làm nên mục đích của giáo khoa, định hướng của giáo trình, hành động của giáo án, tất cả phải tôn trọng kẻ học, tức là học sinh không phải là đối tượng để được hoặc bị nhồi nhét kiến thức, mà phải là chủ thể tri thức, và muốn trở thành chủ thể của tri thức thì những kẻ lãnh đạo giáo dục phải rành mạch về nhận định để rõ ràng về nhận thức. Chủ thể tri thức phải là chủ thể lý trí, trong đó các giáo khoa chỉnh lý, các giáo trình thông lý, các giáo án hợp lý làm nên trí tuệ toàn lý của học sinh, nơi mà thầy cô trao truyền các bài học : nếu hiểu được thì giải thích được, nếu giải thích được thì xem như đã hiểu được rồi. Tại đây, không những mê tín, dị đoan không có chỗ đứng trong giáo dục, mà cả ý thức hệ chính trị cũng không có ghế ngồi trong giáo khoa, vì cả hai đều đưa học sinh xa rời chủ thể tri thức, để dần dà tiến gần tới cực đoan trong phán xét, quá khích trong phân tích, rồi rơi vào mù quáng trong hành động. Tri thức chọn đúng để giữ tỉnh thức !

Chủ thể tri thức, chủ thể lý trí, chủ thể phương pháp

Chủ thể tri thức phải là chủ thể phương pháp, học có phương pháp và hiểu theo phương pháp, ngược lại giáo điều vô điều kiện với với ý thức hệ, vì phương pháp trao thí nghiệm để thể nghiệm để tìm sự thật, đưa giải thích vào giải luận để nhận diện chân lý, đưa đạo lý hay, đẹp, tốt, lành vào luân lý và trách nhiệm để nhìn ra lẽ phải. Phương trình sự thật-chân lý-lẽ phải là gốc của mọi hệ thống giáo dục ; là rễ của mọi cấu trúc giáo khoa ; là cội của mọi kiến trúc giáo trình, là nguồn của mọi mô thức trong giáo án. Chủ thể tri thức được xây dựng trên chủ thể lý tríchủ thể phương pháp, thì mọi kiến thức được trao truyền trong giáo dục ; mọi tri thức được giáo dưỡng bởi giáo trình, mọi ý thức được nhận diện qua giáo án phải là thành quả của tri thức có phương pháp, trong đó có vai trò của phương pháp luận, lấy phương pháp này để củng cố phương pháp kia, lấy phương pháp mới để bồi đắp phương pháp cũ, lấy phương pháp sáng tạo để phục vụ kiến thức hàn lâm. Tại đây, có trao đổi nên có tranh cãi, có đối thoại nên có đối trọng, có trực diện nên có trực luận, mà tổ tiên ta đã dạy cho con cháu là : so ra mới biết ngắn dài. Tức là có phương pháp này hiệu quả hơn phương pháp kia, có phương pháp này đa năng hơn phương pháp kia, có phương pháp này cao, sâu, xa, rộng hơn phương pháp kia.

Chống cái vô họctiền tệ-quan hệ-hậu duệ

Khi đặt vấn đề giáo dục truyền thống lạc lõng hay hài hòa với giáo dục truyền thông, thì tại đây chính những kẻ lãnh đạo chính trị phải rõ ràng trong tri thức, rành mạch trong phương pháp về định hướng giáo dục, để đặt ra những ưu tiên cho kẻ lãnh đạo giáo dục (từ cấp bộ tới cấp trường) phải phối hợp được cả hai : giáo dục truyền thốnggiáo dục truyền thông trong quy trình học-biết-trao-truyền. Từ đó, có các quốc sách đầu tư vừa có tri thức và vừa có phương pháp vào hạ tầng tin học, tại đây khoa học truyền thông sẽ trở thành cốt, xương, gân, bắp giúp cho thượng tầng giáo khoa luôn có giáo trình mở, giáo án rộng trong một nền giáo dục từ chối đóng kín để phục vụ cho ý đồ của một ý thức hệ độc tài, mà chóng chày học sinh sẽ nhận ra là nó bất tài trong sự chuyển hóa thường xuyên của giáo dục, sự vận hành thường trực của giáo khoa. Câu chuyện giáo dục cao, giáo khoa sâu, giáo trình mở, giáo án rộng không hề lý thuyết hoặc trừu tượng, vì nó đã hiện diện tại các quốc gia Bắc Âu : Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, tại các quốc gia này họ tránh tuyệt đối thảm kịch giáo dục của Việt Nam hiện nay. Cụ thể là họ cấm toàn diện những kẻ vô tri lãnh đạo người có trí tri, mà hậu quả là kẻ có học phải làm nạn nhân của kẻ vô học, nơi mà tiền tệ-quan hệ-hậu duệ đang đè đầu cỡi cổ trí tuệ.

Lý trí tổ tiên, nhân vị dân tộc

Khi thế hệ trước giáo dưỡng thế hệ sau qua một hệ thống giáo dục trong đó kiến thức có chỗ đứng trong lý trí bằng phương pháp khách quan của khoa học, thì kiến thức đó không bao giờ lẻ loi trong độc thoại, cô đơn trên minh lộ của giáo dục. Kiến thức tới từ giáo khoa có đạo lý hay, đẹp, tốt, lành gầy dựng lên luân lý của bổn phận và trách nhiệm với dân tộc và đất nước, trong đó đạo đức đã làm nên công trạng và thành quả của tổ tiên chính là lý trí của cha ông, giờ đã thành bài học đúng cho con cháu. Chính học đường qua giáo dục sẽ giúp thế hệ con cháu đưa được kiến thức qua kinh nghiệm của tổ tiên vào đời sống xã hội, làm nên quan hệ xã hội lành, làm ra sinh hoạt xã hội tốt. Chớ không phải như hiện nay, bạo lực đã xuất hiện ngay trong học đường với thầy cô bạo hành học sinh, để trường học phải nhận luật nhân quả một cách thô bạo nhất là học sinh dùng bạo động để hành hung thầy cô. Một lực lượng lãnh đạo chính trị và giáo dục của một đất nước, của một dân tộc mà không ngăn được hệ bạo (bạo lực, bạo hành, bạo động), thì lực lượng này không có tương lai, tuổi thọ nó rất yểu, chắc chắn là nó sẽ : sống nay chết mai trong bạo phận của điếm giáo !

Trí tuệ làm nên bởi kiến thức của học thuật

Một nền giáo dục chính thống dứt khoát chối từ, loại bỏ, xua đẩy hệ bạo (bạo lực, bạo hành, bạo động), vì một nền giáo dục chính thống là một nền giáo dục chính tri có minh lực để gạt đi, đẩy ra, loại trừ cái tục : nói năng thô tục sinh ra đối xử tục tĩu, cái tục không hề có chỗ đứng, ghế ngồi trong giáo dục, và tổ tiên Việt rất rõ ràng trên chuyện này : đố tục giảng thanh. Phải luôn lấy thanh để trị tục ; tại đây trí tuệ làm nên bởi kiến thức của học thuật luôn biết chọn thanh để loại tục, và khử luôn hệ bạo (chính là tục của tục), vì cả hai cái bạo và cái tục nó thô bỉ hóa nhân cách, nó tồi tệ hóa nhân vị, nó âm binh hóa nhân phẩm. Tụcbạo không hề có một tấc đất trong môi trường giáo dục, vậy mà tại hệ thống giáo dục Việt Nam hiện nay, nó tràn lan từ mẫu giáo tới tiểu học, từ trung học tới đại học, có nhiều trường, lớp với nhiều cấp, bậc khác nhau : sâu bọ đã làm người, với bọn lãnh đạo giáo dục đang tha hóa trí tuệ và đạo đức của các con em học sinh chưa trưởng hành. Chúng không những là sâu bọ, mà còn là ký sinh trùng hút máu phụ huynh qua mua điểm bán trường, truy diệt nguyên khí của học sinh qua chuyện mua bằng bán cấp, để man trá trong chuyện mua chức bán quyền của một chế độ độc đảng trong mê lộ của độc tài nhưng hoàn toàn bất tài trong giáo dục.

Cội nguồn hệ lực (trí lực, tâm lực, thể lực)

Khi truyền thống lý trí tổ tiên tạo ra nhân vị của dân tộc, tức là nó tham dự rất tích cực và hiệu quả để chế tác nguyên khí quốc gia qua các thế hệ con cháu ; sự trao truyền của cha ông luôn là sự tiếp nối không ngừng nghỉ sinh lực của một giống nòi, làm nên sung lực của một quốc gia, trong đó dân tộc mang hùng lực lịch sử của độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, đã là chỗ dựa cho văn hiến trong quá khứ và sẽ là chỗ dựa cho văn minh trong tương lai. Giáo dục là không gian tái tạo để tái sản xuất hệ lực (sinh lực, sung lực, hùng lực) của một quốc gia, của một dân tộc bằng trí tuệ của giáo khoa, giáo trình, giáo án để phát huy toàn diện cho kẻ được học trong cội nguồn hệ lực (trí lực, tâm lực, thể lực), với trí sáng, tâm vững, thể mạnh, làm nên khí phách của một gióng nòi. Mà Nguyễn Du đã mô thức hóa được : sống là thể phách, còn là tinh anh, ở đây người ta thấy được thể phách qua truyền thống lý trí tổ tiên, và tinh anh trong nhân cách, trong phong cách, trong tư cách của các thế hệ con cháu.

Tầm sư học đạo vì biết tôn sư trọng đạo

Đậm phúc hay nhạt phúc còn tùy thuộc vào trò nữa, đó là chiều dài và chiều rộng trong sự thông minh của trò đã hiểu ra vai vóc và tầm cỡ của chuyện "tầm sư học đạo", vì trên thượng nguồn của giáo dục đã biết "tôn sư trọng đạo". Đây là câu chuyện đạo lý của tri thức, biết lấy kiến thức hay, đẹp, tốt, lành để xây dựng lên ý thức học thành tài để học thành người, dựng lên không gian của nhận thức, phải có văn hay chữ tốt, mà chữ hay có gốc, rễ, cội, nguồn của nó : muốn hay thì phải tìm người xưa. Khi không gian của thức (kiến thức, tri thức, ý thức, nhận thức) đã định hình, thì con đường học sẽ mở : muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học. Khi quy trình tiên học lễ hậu học văn đã được khẳng định, thì trò sẽ vào một quy trình văn ôn võ luyện, trong học hằng ngày có luyện thường xuyên, ngữ pháp Việt rành mạch, vì trong tập luyệntôi luyện. Trong quá trình ngày ngày tiếp cận với thầy, có bài học : muốn hay chữ phải tìm người xưa ; muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học giờ đã thành một, một của đường dài, một của nhìn xa trông rộng qua nghe lời thầy, nghe để học đúng và hiểu trúng, chớ không phải nghe một cách vô điều kiện.

Không gian của học là thanh thoát trong thanh tao

Nghe lời thầy từ tổng quan tới chi tiết, vì thầy sẽ kỹ lưỡng trong học ăn học nói học gói học mở, vì văn hay chữ tốt của thầy giờ đã là của trò, mà văn và chữ nầy đã đứng hẳn về phía thanh để chống tục. Vì không gian của học là thanh thoát trong thanh tao, nó ngược chiều với cách hành xử thô tục, nó ngược dòng với cách đối xử tục tĩu, kể cả khi phải đối diện với cái tục tằn, thì liên minh của thanh thoátthanh tao sẽ chế tác ra thanh nhã để luôn có hành tác : đố tục giảng thanh. Dù gặp một chữ, một câu, một thái độ, một hành động thấp tục tới đâu, thì trò sẽ làm theo thầy là trả lời bằng thanh để giảng thanh cho kẻ tục biết mà tự sửa rồi tự bỏ đi cái tục, để tự kiểm rồi tự nâng mình theo cái cao của cái thanh. Tự thủa xa xôi nào nơi mà chữ nghĩa cũng quý hiếm như tiền bạc, có lời khuyên như con dao hai lưỡi : "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy", là học chữ để thành người, những nếu học chữ để làm ra tiền, lời khuyên theo loại thực dụng chủ nghĩa này, đáng ngờ vì nó là con dao hai lưỡi, có thể vừa làm ra kết quả, vừa sinh ra hậu quả. Cái thời xưa đó có chữ để làm tiền, vì có chữ là được xem như có học, mà có học thì "không sao chết đói được", dạy học thì ra tiền, thời đó thực sự đã qua chưa ? Giờ đây hình như chữ nghĩa không còn là của riêng của kẻ dạy học, mà dạy trong phản xạ "giấu nghề", thì trò sẽ không học được trọn vẹn, đầy đủ.

Tiếng nói của thầy là lời tâm huyết

òng thành thật của thầy là sự thật của thầy trong quan hệ giáo lý làm nên giáo dục đặc sắc, dựng lên giáo khoa đặc thù, xây lên giáo trình đặc điểm, dựng nên giáo án đặc biệt mang cá tính, nội công, bản lĩnh, tầm vóc của thầy. Đây không phải là chuyện phô trương hiểu biết của thầy về kiến thức, mà đây là một tổng lực trong đó cá tính, nội công, bản lĩnh, tầm vóc của thầy đã thắp lên được ngọn lửa ngầm ngay trong trí lực và tâm lực của trò, mà những ngày tiếp nối sau này trong cuộc đời của trò, thì trò phải tự biết giữ lấy ngọn lửa ngầm cho trọn kiếp. Đây là quan hệ giữa người và người, mà giáo dục truyền thông qua internet khó mà thực hiện được, vì tiếng nói của thầy là lời tâm huyết trong một bối cảnh nhất định của không gian trao truyền song hành cùng với thời gian giảng dạy, mang đầy đủ nhân tính trong nhân tri, nhân đạo trong nhân trí, nhân lý trong nhân thế[3] Thầy đang đứng đó, thầy đang giảng đây, và trò nghe với chính tâm huyết của mình, mỗi lần trò rung động tới từ xúc động qua lời của thầy, tức là trò đang nhen nhúm mà tạo lực cho ngọn lửa ngầm mà trò mong được rực sáng mãi trong tâm lực, trí lực. Trong truyền thống xuất gia của Phật giáo có lễ truyền đăng (truyền đèn như truyền ánh sáng) giữa thầy và trò, như truyền cho nhau không những các tri thức cần có để làm người, mà còn truyền cho nhau tâm nguyện, có trong ý nguyện giờ đã thành ý lực là gốc của tâm lực, trí lực, làm nên vai vóc của trò, biết hành đạo vì biết hành thiện.

trithuc11

Tâm huyết của một người thầy

Diễn biến tâm lý giáo dục của trò mà chỉ có trò biết, từ nhen nhúm ngọn lửa tới lúc biến ngọn lửa bùng lên, có khi chỉ là khoảng khắc, có khi được nuôi dưỡng bao năm trường, đây có thể là một ngọn lửa lớn, cũng có thể là một ngọn lửa ngầm, tồn tại như một ẩn số của đời người, mà thi sĩ Tô Thùy Yên được vào phương trình ba sinh (quá khứ, hiện tại, vị lai) : "Nhen bùng ngọn lửa chưa tàn ba sinh". Khi người xưa tin rằng lời thầy giảng, dạy, khuyên, răn có khi là khuôn vàng, thước ngọc cho cả một kiếp người. Hãy tổng kết để giải luận về cuộc đời của kẻ đi học gặp được thầy, và những kẻ khác đi học hoài, học mãi, học liên tục mà không gặp được thầy. Nếu một người thầy đúng nghĩa là thầy, thì người thầy sẽ thực hiện học trình đố tục giảng thanh, với hiệu quả của : không thầy đố mày làm nên, mà giáo dục truyền thông hiện đại qua internet khó mà làm hơn thầy, chỉ vì không có đầy đủ tâm huyết của một người thầy. Chính tâm huyết của thầy (là của riêng thầy) nên thầy rất khác : kỹ thuật viên, giáo viên, giảng viên, giáo sư, họ làm việc với bổn phận và trách nhiệm, nhưng họ không có tâm huyết của thầy. Các kỹ thuật viên, giáo viên, giảng viên, giáo sư thường có tài năng của trí lực (nên mới được hành nghề trong hệ thống giáo dục) ; nhưng họ không có sung lực làm nên hùng lực của tâm lực, đây là một trong những định nghĩa thế nào là tâm huyết trong quá trình trao và truyền của thầy tới trò. Cụ Tiên Điền Nguyễn Du không lầm : Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài !

Học lực làm nên thực chất của học hành

Tâm huyết của thầy dẫn trò tới một không gian khác của quá trình học tập khi có thầy rồi thì trò không học mò nữa, mà là học hỏi, tức là vừa học, vừa hỏi, hỏi cho ra chuyện, hỏi để được học tới nơi tới chốn, hỏi để thầy và trò cùng ngộ ra là : so ra mới biết ngắn dài ; để cả hai (thầy và trò), cùng thăng tiến rồi thăng hoa theo học lực. Khi thầy không trả lời đầy đủ, trọn vẹn câu hỏi của trò, thì thầy phải tìm hiểu thêm, nghiên cứu thêm, tức là bản thân thầy cũng phải học hỏi thêm, để câu hỏi của trò có câu trả lời, có lối ra, có chân trời, tức là "có hậu", để cả hai, thầy và trò, tiếp tục song hành bền bỉ trên con đường học vấn. Học lực làm nên thực chất của học hành, nó không bị một bạo quyền lãnh đạo nào có thể bày vẻ ma trận của ngu dân qua tuyên truyền để truy diệt nó, như ta đang thấy trong thảm trạng giáo dục Việt Nam hiện nay, lấy độc đảng để độc tài nhưng bất tài trên mọi lãnh vực quản lý đất nước, nhất là trong giáo dục mà Việt tộc đang phải nhận lãnh một bi nạn là mái trường Việt đang ở đáy vực thẳm của phản giáo dục. Lấy mua điểm bán trường để mua bằng bán cấp, qua học giả-thi giả-điểm giả-bằng giả để mua chức bán quyền, mà học vị là tờ giấy trắng (trắng tri thức vì vắng kiến thức) và học hàm là tờ giấy đen (đen vì bẩn bùn gian lận, màu đen của âm binh man trá).

Thầy trò phải nhận diện ra nhau !

Dựng lên học lực, lấy chí bền của học chăm, trong tỉnh táo để suy ngẫm, sáng suốt để suy luận, luôn ngược lại với học gạo, học cuồng nghiệt trong vô minh, vì học mà không hiểu. Học thuộc lòng nhưng không có tấm lòng để hỏi, học mà không thấy thầy, không biết chuyện tầm sư học đạo. Thầy đang giảng trước mắt mà nhiều trò vẫn nhìn không ra, họ cứ tưởng là thầy ngồi cùng mâm, ăn cùng chiếu với các kỹ thuật viên, giáo viên, giảng viên, giáo sư… Họ tưởng ai cũng làm thầy được, ai đã dạy họ là thầy họ, họ lầm ! Muốn thấy được thầy, thì trò phải "sáng dạ", "sáng lòng", muốn thấy thầy trước hết phải thấy được một tấm lòng của thầy ! Tấm lòng của thầy lớn hơn điểm thi, cao hơn bằng cấp, rộng hơn học vị, xa hơn học hàm, tấm lòng này dường như ở cõi : sống lâu mới biết lòng người có nhân ! Nhìn mà không thấy, thì xem như "lỡ duyên" học tập với thầy. Thí dụ điển hình là diễn biến hàng năm trong các đại học : năm đầu đại học trong giảng đường có vài trăm sinh viên, tới cử nhân chỉ còn lại một trăm, tới cao học chỉ còn lại hai ba chục, tới tiến sĩ chỉ còn lại vỏn vẹn trên dưới mười sinh viên. Nếu người thầy đúng nghĩa là : thầy, thì thầy sẽ thấy trong vài sinh viên sẽ có kẻ mà chính mình là thầy sẽ đào tạo và "biến hóa" các sinh viên này thành thầy như mình, đây là lúc mà thầy trò phải nhận diện ra nhau !

Sự hội tụ của hai nhân kiếp

Thầy thấy trò không những có trí lực, lại có tâm lực, thấu đoản kỳ của kiến thức để chế tác ra trường kỳ của tri thức cho chính mình, và chính thầy sẽ giáo dưỡng để các trò này thành trí thức theo giáo lý hay, đẹp, tốt, lành nhất ! Trong không gian giáo dục thì sự gặp gỡ giữa thầy và trò là sự hội tụ của hai nhân kiếp, nếu tâm giao rồi đắc khí, thì hai nhân kiếp này có thể chỉ là một trong chia sẻ kiến thức, trong trao đổi tri thức. Hai kẻ : một bên là thầy, bên kia là trò, nhưng sẽ đồng hội đồng thuyền, lắm lúc đồng cam cộng khổ trên đường đời, trong và ngoài học đường, làm nên một nhân sinh quan chung chia được, dựng lên thế giới quan chia sẻ được, xây lên vũ trụ quan luân lưu được ; có lẽ đây là quan hệ loại đẹp nhất, cao nhất giữa người và người[4]. Nhưng thầy chỉ được danh hiệu : thầy khi do chính trò gọi là thầy, nếu thầy mà tự vỗ ngực là thầy, trong khi chính trò không công nhận mình là thầy, thì chữ thầy do chính thầy tự gọi không có nội dung, vì không có ý nghĩa, nhất là không mang một giá trị cao quý gì cả. Câu chuyện thầy-trò luôn có nội dung của quan hệ giáo dục, luôn có ý nghĩa của sinh hoạt giáo dục, luôn có giá trị của đời sống giáo dục. Chính phương trình quan hệ-sinh hoạt-đời sống được giáo lý Việt hiểu rất nghiêm minh : Nuôi con không dạy là cha có lỗi, dạy không nghiêm ấy tội của thầy, câu chuyện này có cha có lỗitội của thầy,tội thì nặng hơn lỗi, và lỗi thì ta có thể tha, được chớ tội thì thật khó tha.

Nội dung-ý nghĩa-giá trị của chữ thầy

Câu chuyện vừa hài kịch, vừa bi kịch của nền giáo dục Việt Nam hiện nay trong chế độ độc đảng gây ra bao độc hại trong giáo lý. Trước hết là hài kịch của trò man trá học giả-thi giả-điểm giả-bằng giả, để giả học vị rồi gian trong học hàm, ung thư hóa không gian giáo dục, hoạn bịnh hóa môi trường học đường, giờ lại được học trò gọi là "thầy" ! Nhưng vì học (giả) nên chưa bao giờ thực sự gặp thầy thật, được nghe thầy thật giảng, được chia sẻ từ kiến thức tới đạo lý, từ tri thức tới luân lý, từ nhận thức tới đạo đức với thầy thật, nên trọn kiếp chỉ là thầy giả (mạt giáo trong điếm nghiệp). Thầy giả thì cho tới hết nhân kiếp cũng không sao hiểu được phương trình nội dung-ý nghĩa-giá trị của chữ thầy, luôn song hành để song kiếp với quan hệ-sinh hoạt-đời sống của giáo dục thật. Bi kịch của giáo dục hiện nay của Việt Nam ngày càng tràn lan : với bạo lực học đường, với thầy cô bạo hành học trò, với học sinh bạo động với thầy cô, tất cả đều bị điếm nhục hóa khi học đường bị quan hệ man trá hóa đột nhập, với học sinh phải bán thân trong không gian giáo lý, với những tên thầy giả hãm hiếp học sinh… Với tên Bộ trưởng Bộ Giáo dục câm kiến thức, ngọng tri thức, chột ý thức, què nhận thức khi ra thông lệnh "Nếu bán dâm quá bốn lần, thì sẽ bị đuổi học !" (tà nghiệp trong điếm lộ).

Con đường của chính trí

Có thầy giỏi, cao giáo lý, mạnh học lực, rộng tri thức, sâu nhận thức thì trò đừng sợ bị : tẩu hỏa nhập ma ! Vì trong giáo lý của thầy có sự liêm chính ; trong giáo dục của thầy có cái chính thống, làm nên giáo khoa chính lý, dựng lên giáo trình chính quy, tạo ra giáo án chính xác. Nhưng đây là chuyện mà một giáo viên, giảng viên, giáo sư có thể làm được, còn hệ chính của thầy thì cao, sâu, xa, rộng hơn, nó nằm sâu trong thử thách của thức khuya mới biết đêm dài. Trên đường dài của học tập, trò đã nhận ra thầy là người hiếm hoi, có khi là người độc nhất đưa trò vào con đường của chính trí, đây là chuyện khó trong quan hệ thầy-trò ; từ khi trò nhận được trọn vẹn hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức). Và, cũng chính thầy là người sẽ trao hệ luận cho trò : lấy lý luận để lập luận, lấy giải luận để diễn luận ; rồi khi hệ luận xuất hiện, nó sẽ tạo sung lực cho hệ thông (thông minh, thông thạo, thông thái) có chỗ đứng ghế ngồi trong hệ giáo (giáo dục, giáo khoa, giáo trình, giáo án) của thầy ; từ đó tạo hùng lực cho hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng tạo) để thăng hoa cuộc đời của trò. Nên làm thầy đúng nghĩa không hề là chuyện dễ, chuyện này khó tột bậc, khó tới độ một người thầy không những được tất cả trò tôn vinh là thầy, được nhân loại vinh danh là thầy theo nghĩa đúng nhất, có thể chính người thầy trong nội tâm vẫn chưa tin là mình xứng đáng với danh nghĩa : thầy.

Chiều cao nhân cách của thầy

Câu chuyện thầy-trò trong không gian giáo dục, qua môi trường học đường, cùng một bài giảng, cùng một bài học, nhưng phong cách của thầy khác các giáo viên, giảng viên, giáo sư, mà trò đã gặp. Phong cách giáo khoa của thầy không chỉ là bề ngoài hình thức mà chính là tư cách của thầy, mà trò phải nhận ra là sự hội tụ giữa phong cáchtư cách chính là chiều cao nhân cách của thầy. Chúng ta là trò, chúng ta cảm phục bốn hệ trong nội công giảng dạy của thầy : hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức) ; hệ giáo (giáo dục, giáo khoa, giáo trình, giáo án) ; hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) ; hệ thông (thông minh, thông thạo, thông thái) ; hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng tạo).[5] Chúng ta từ khâm phục tới kính trọng phong cách, tư cách, nhân cách của thầy. Chính đây là hạnh ngộ trong quan hệ thầy-trò, luôn bắt đầu bằng niềm vui học, khi được song hành cùng thầy thì sẽ biến thành niềm tin học. Tin vào chuyện học như tin rằng chuyện thay đời đổi kiếp theo hướng thăng hoa cho chính mình là chuyện thật ! Mà thầy đang đứng, đang giảng trước mắt ta, và người thầy này vừa là một tấm gương học, vừa là một tấm gương đời, trong ý nghĩa hay, đẹp, tốt, lành nhất. Nên khi có thầy bên cạnh rồi thì đừng sợ : lầm đường lạc lối, mà hãy vui sướng lên, vì chuyện xuất quỷ nhập thần sẽ tới để thăng hoa trò.

Dòng suối nhỏ ham học thành con thác mạnh chăm học

Vì thầy biết nhóm lửa ngay trong sự thông minh của trò, thầy biết biến dòng suối nhỏ ham học thành con thác mạnh chăm học, rồi thầy cùng song hành với trò để đưa suối, thác này ra đại dương hiếu học của bể học, nơi mà trò sẽ vừa thành tài, vừa thành người.Trong những chặng đường của chuyện học, chúng ta hãy nhớ lại các bài giảng của thầy, không phải là những bài giảng của một kỹ thuật viên bị trùm phủ bởi cơm áo gạo tiền, một giáo viên bị vây bủa bởi chén cơm manh áo, một giảng viên bị trói buộc bởi giá áo túi cơm, lại không phải của một giáo sư mà người thầy thi ca tác giả chuyện Kiều, là Nguyễn Du đặt tên là "những phường giá áo túi cơm xá gì !". Trong các bài giảng của thầy (nếu thầy thực sự là thầy) thì ta cảm nhận từ phân tích tới giải thích, từ diễn đạt tới phê bình, xuất hiện sự cảm xúc của thầy, chính sự cảm xúc này biết đánh thức sự nhạy cảm trong thâm tâm của chính ta. Chúng ta mừng vui vì sự nhạy cảm này còn sống và sẽ mãi mãi sống còn trong ta, nó sống để chống lại vô cảm, sinh ra vô giác, con đẻ của vô tri có gốc, rễ, cội nguồn trong vô minh, làm ra hậu nạn của vô tâm, mà đáng sợ nhất là nó sẽ cho ra đời loài : vô nhân (bất nhân giữa nhân thế). Chúng ta đi học, muốn học, xin được gặp các người thầy biết bền gan vững trí chống lại hệ vô (vô cảm, vô giác, vô tri, vô minh, vô tâm, vô nhân) này.

Đánh thức sự xúc động về các nỗi khổ niềm đau của nhân sinh

Bi đát làm nên bi nạn của giáo dục hiện nay dưới chế độ độc đảng dùng độc quyền tuyên truyền ngu dân, để bỏ tù tri giác của công dân lẫn tuệ giác của học trò, nó dùng luôn độc đoán của độc tài mà áp đặt : chuyện này nhạy cảm đừng đụng vào, chuyện kia nhạy cảm đừng rờ vào… Kế đó, nó dùng độc trị rất độc hại là giết ngay trong trứng nước sự xúc động, lòng nhạy cảm của các học sinh, mà trong tương lai là những công dân. Chính sự xúc động, lòng nhạy cảm là thượng nguồn của mọi định nghĩa về : tự do ! Khi thầy đánh thức sự xúc động về các nỗi khổ niềm đau của nhân sinh, khi thầy giúp trò tỉnh thức để có ý thức rồi nhận thức ra lòng nhạy cảm về các hoạn nạn của đồng bào, của đất nước thì đây là tâm huyết của thầy sẽ làm nên : tâm lực của trò. Chuyện trao truyền trí lực qua hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức) không phải là chuyện khó trong giáo dục, chuyện khó là tạo ra tâm lực để trí lực được song hành với sự xúc động, lòng nhạy cảm. Vì tâm lực bảo vệ sự xúc cảm để trí lực dùng lý trí của trí tuệ mà tìm ra câu trả lời vừa đúng sự thật làm lên chân lý, vừa đúng giáo lý làm nên lẽ phải !

Chính tri, chính trí, chính tâm, chính khí, chính đạo

Khi độc đảng dùng hệ độc (độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn) để gây ra ung thư độc hại vừa trong não trạng, vừa trong nhân tâm của học sinh, sinh viên để ngầm ngầm tạo ra hệ vô (vô cảm, vô giác, vô tri, vô minh, vô tâm, vô nhân) này, thì tâm lực và trí lực của học sinh, sinh viên đang bị siết cho tới gục, cho tới ngộp, cho tới chết ! Nên tất cả những giáo viên, giảng viên, giáo sư vô tình hay cố ý tuyên truyền cho hệ này, họ không phải là thầy ! Vì họ không xứng đáng được làm thầy, vì họ không có nhân sinh quan của nhân tính, vì họ không đủ thế giới quan của nhân tâm, vì họ không đầy vũ trụ quan của nhân từ, để được gọi là thầy đâu ! Trong bài giảng của thầy, trong lời giảng của thầy có : chính tri, tri thức đúng làm nên hiểu biết trúng, chính trí, lý trí đúng làm nên trí tuệ trúng, chính tâm, nhân từ đúng làm nên nhân tâm trúng, chính khí, khí tiết đúng làm nên tâm huyết trúng, chính đạo, nhân đạo đúng làm nên nhân vị trúng[6].

Độc trị đã thành hoạn trị trong giáo dục

Nguyên khí của học đường làm nên không gian giáo dục tinh khiết thủa xa xưa nào của Việt tộc : bồi dưỡng nhân tài trong học thật, làm nên học lực thật ; kén chọn kẻ sĩ, qua thi thật, điểm thật làm nên bằng cấp thật ; đãi ngộ khoa bảng bằng học lực làm nên học vị, học hàm. Từ đây, xã hội nhân ra hiền tài ! hiền tài là nguyên khí quốc gia. Và xã hội này cũng công nhận hai thực tế của giáo dục : thứ nhất : học tài, thi vận ; và thứ nhì : học chẳng hay, thi may mà đỗ. Nhưng xã hội thủa xưa của Việt tộc lại đủ nội công để ngăn chuyện mua điểm-bán trường đang tràn lan trong xã hội hiện nay dưới sự lãnh đạo của độc tài nhưng bất tài trong giáo dục, xã hội thủa xưa đó biết chặn chuyện mua bằng-bán cấp đang đầy dẫy trong xã hội hiện nay dưới sự chỉ đạo của độc trị đã thành hoạn trị trong giáo dục. Và xã hội thủa xưa đó, dù là nạn nhân của phong kiến, dù là nạn nhân của thực dân, nhưng xã hội đó không là nạn nhân của ung thư đại tràng trong hệ thống giáo đục như hiện nay là mua chức-bán quyền. Xã hội thủa xưa đó của Việt tộc, biết dặn dò nhau, từ trong gia đình tới ngoài xã hội : người mà không học khác gì đi đêm. Xã hội thủa xưa đó của Việt tộc biết rành mạch cái tầm vóc của chuyện học như chuyện sinh tồn, chuyện sống còn của đời người : chẳng cày lấy đâu có thóc, chẳng học lấy đâu biết chữ.

Chiều sâu của giáo lý làm nên chiều cao của giáo dục

Từ đây xuất hiện từ chức năng tới vai trò, làm nên vai vóc giáo lý của người thầy : công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu. Thủa xưa, có kẻ khuyên người : muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy, đây vẫn là lời khuyên phiến diện vì khi được đi học, thì phải : hiếu học ; lấy chăm học để chế tác học lực của học thật, vì học giả như ta đang thấy hàng ngày trong xã hội Việt Nam hiện nay không hề có chỗ đứng, ghế ngồi trong xã hội học thật thủa xưa của Việt tộc. Câu chuyện học của xã hội thủa xưa có chiều sâu của giáo lý làm nên chiều cao của giáo dục : thờ thầy mới được làm thầy. Từ đây, sinh ra các đạo lý đẹp : về thăm thầy, các luân lý hay : về thăm trường. Rồi ngày vui lại là ngày thiêng liêng của Việt tộc qua ba ngày tết, thì trò biết mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy, như chúng ta biết giữ cho những người kính yêu này những ngày đầu năm thật đẹp, mà giá trị nhân bản của họ đã làm nên nhân tri cùng nhân lý để giữ cho nhân tính chúng ta không xa con đường nhân đạo của nhân nghĩa. Nếu thầy qua đời, cái ân giáo dưỡng đã thành cái nghĩa giáo dục : để tang thầy ba năm (tam tang), và khi ân nghĩa cùng hội tụ tại một nhân sinh quan của trò, thì trò có thể để tang trong lòng qua nhiều năm. Đây là chuyện tùy người, tùy trò, nhưng là chuyện đẹp của đời người, để hiểu cho rõ, để thấu cho sâu thế nào là công cha nghĩa mẹ ơn thầy.

Những người vừa hiền, vừa tài

Thầy qua đời rồi, nhưng giữa các môn sinh, có trí nhớ làm nên tri ức cho đời người là biết giỗ thầy, cùng nhau trở lại mái nhà của thầy để có "cái cớ đôi" về thăm thầy, rồi thăm trường luôn một thể. Ân nghĩa với thầy còn biết đi xa hơn nữa : xây mộ thầy. Vì ân nghĩa là chuyện đường dài, nó chính là đường đời, ngày xưa thủa xa Việt tộc còn có lễ tam sinh, cho nói kẻ ra đi và người ở lại. Nên người xưa chắc chắn là người vừa hiền, vừa khôn, nên họ lập ra ruộng môn sinh, giữa các trò, nếu có lời nhờ ruộng thì sẽ sử dụng vào việc giỗ thầy. Ân sâu nghĩa nặng với thầy, có trong giáo lý tái sản xuất đạo lý cho giáo dục : thờ thầy mới được làm thầy. Câu chuyện ân sâu nghĩa nặng với thầy là câu chuyện giữa những người vừa hiền, vừa tài, nên họ mới là hiền tài, mới là nguyên khí của quốc gia, thủa xưa họ đã lập ra hội đồng môn, lấy quan hệ đồng môn để làm nên đoàn kết qua tương trợ : quỹ đèn sách. Trên cõi đời này đầy chuyện nắng sớm mưa chiều, ngập chuyện vật đổi sao dời, mà một người học trò đi trọn cuộc đời thành tài, rồi thành người, vượt thoát thử thách, vượt thắng thăng trầm, nhờ đoàn kết với đồng môn, nhờ có tương trợ. Nên những cá nhân đồng môn này, nhờ có cùng một thầy, mà nay không sợ bị đuối trong cá nhân chủ nghĩa, không sợ bị chìm trong ích kỷ chủ nghĩa, không sợ bị ngộp trong cái tôi trung tâm ; chỉ thấy mình mà không thấy tha nhân. Để đến lúc bị đuối, bị chìm, bị ngộp thì mới thấy sự đoàn kết là con tàu đưa mình qua sóng gió, và tương trợ là cái phao mỗi lần mình bị đuối trong bể học, lạc lõng giữa bể đời.

Thầy của giáo lý, trò của giáo dưỡng

Trách nhiệm làm thầy trong môi trường lẳng lặng nuôi nấng một quan hệ bền bỉ của đời người, đó là quan hệ của thầy-trò. Và chính thánh Augustin đã thấu được là trách nhiệm làm thầy vừa là hằng số, lại vừa là ẩn số ! Tại sao vậy ? Vì giáo lý là hằng số, nhưng cũng là ẩn số, vì nó tùy thuộc vào nội công nhân tri, bản lĩnh nhân trí, tầm vóc nhân lý của từng người thầy. Khi là hằng số trong trách nhiệm làm thầy, thì thầy sẽ hổ trợ trò với tháng rộng năm dài ; nhưng khi là ẩn số trong trách nhiệm làm thầy, thì cả thầy lẫn trò đều có cùng một câu hỏi, một câu hỏi có khi làm "não lòng", có khi làm "đứt ruột" của người hiền trước kẻ bội tín : "Nắng ba năm ta không bỏ bạn, mưa một ngày bạn đã bỏ ta". Chữ bạn, có thể là thầy, có thể là trò, nhưng cái tồi của bội tín giờ đã làm ra cái nhục trong quan hệ giữa người với người, mà người đây không phải là người dưng, kẻ lạ, mà là thầy của giáo lý và trò của giáo dưỡng. Trong Việt sử có một người thầy rất lớn là Nguyễn Trãi đã đi trọn con đường chông gai của ra đời để đổi đời, rồi còn đi xa hơn nữa là độ đời để cứu đời, đã phò nhà Lê, đã tống cổ bọn Tầu tặc nhà Minh ra khỏi đất nước của Việt tộc, bắt chúng phải nhớ là đất Việt đã có chủ là người Việt. Sau ngày đất nước giành lại độc lập, người thầy Ức Trai này, mới khám phá ra là nhà Lê mà mình phò chỉ là loại : đồng thuyền (trong kháng chiến) chớ không bao giờ là đồng hội (trong quyền lực).

Tri sư của chủ thể thức

Không gian giáo dục dựng lên môi trường học đường mà trong đó hệ thống giáo dục từ đầu tới cuối không bao giờ rời kiến thức để dựng lên tri thức, rồi dùng tri thức để bồi đắp ý thức, chuẩn bị cho học sinh, sinh viên ra trường để ra đời với những nhận thức đầy đủ về bổn phận và trách nhiệm của công dân, luôn tỉnh thức để tự xây cho mình một chủ thể thức, có nhân quyền để bảo vệ nhân phẩm cho mình và cho người khác. Đây chính là sứ mệnh của thầy, mà trước hết thầy là một tri sư của chủ thể thức. Tha xưa, thầy là tri sư được hiểu như là người cha tinh thần biết đưa đường dn lối, biết hướng dn trò đến các chân trời, để từ đó trò biết lý thuyết, biết phương pháp để thăng hoa trong chính tương lai của mình. Thời nay, thực tế của cá nhân hóa giáo dục, một học trò có rất nhiều thầy, và có rất nhiều kiến thức tới từ mọi nơi, và khi tổng hợp sự đa nguyên của kiến thức thì chính cá nhân đó nhận ra là sự chủ động cá nhân biết đi tìm kiến thức đa dạng, đa diện, đa phương là chuyện cần thiết, nên chỉ có một người thầy thì không đủ. Tại đây, chân dung của học sinh, của sinh viên đã ngày ngày biến chuyển rồi thay đổi theo sự phát triển muôn chiều của khoa học k thuật, theo sự biến hóa muôn hướng của khoa học truyền thông. Sự hiện diện của mạng xã hội qua internet, một lúc có thể đóng vai trò của nhiều người thầy, qua các chuyên nghành, chuyên khoa, chuyên môn, chuyên gia khác nhau, đây chính là một cuộc cách mạng ngay trong não bộ của tri thức.

Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy, công cha cũng nặng, ơn thầy cũng sâu…

Nhưng cũng trong môi trường giáo dục gọi là hiện đại ngày nay, đã để lộ chân dung rồi hình tướng một cách học mới, học trò đến trường để "tiêu thụ kiến thức", và khi họ biết tiêu thụ kiến thức, thì đòi hỏi được "tiêu thụ bằng cấp". Từ nay, kiến thức là món hàng, bằng cấp là món đồ trong quan hệ "tiền trao cháo múc", có qua có lại, mà cuối cùng họ nghĩ là : "hai bên cùng có lợi", nên họ ngỡ ngàng khi nghe các giáo lý : công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy, rồi công cha cũng nặng, ơn thầy cũng sâu… Trong chân dung "tiêu thụ kiến thức", qua hình tướng "tiêu thụ bằng cấp", họ có thái độ "tiêu xài quan hệ thầy-trò", họ có hành vi "tiêu pha kiến thức của thầy", họ có động thái "tiêu hoang giáo lý của thầy"... Họ nhiều kiến thức kỹ thuật, nhưng họ thiếu kiến thức đạo lý, họ vắng tri thức luân lý, có khi họ lạ lẫm rồi lang thang cho tới lầm đường lạc lối trước đạo đức là cội rễ trong quan hệ thầy-trò. Họ chưa trưởng thành mà họ đã đi hoang. Họ chưa ra đời mà họ đã lầm đời ngay trên nhân sinh quan của cá nhân chủ nghĩa qua cách khai thác môi trường giáo dục để trục lợi.

Họ đã lạc đường ngay trên thế giới quan thực dụng chủ nghĩa, chỉ thấy học đường là công cụ, các thầy cô là dụng cụ, để họ thực hiện ý muốn cá nhân với ý đồ riêng tư nhất của họ. Họ đã sa lầy ngay trên vũ trụ quan ích kỷ chủ nghĩa khi xem giáo dục như hàng hóa, mà các thầy cô là các sản phẩm, cho họ xài để họ có bằng cấp, để họ được nhận học vị, để sau đó họ tính toán tới chuyện học hàm.

Trường học-luật học-thuật học : phi cá nhân hóa

Đặt những câu hỏi cần thiết để thực sự được trưởng thành : Đâu là đạo lý của kiến thức ? Đâu là đạo đức của tri thức ? Đâu là luân lý của quan hệ thầy-trò ? Nếu không có các câu trả lời xác đáng cho các câu hỏi này thì không bao giờ trưởng thành trong xã hội với trách nhiệm ích nước-lợi dân, vì chưa hề trả lời rõ ràng : Đâu là giáo lý của giáo dục ? Muốn có các câu trả lời chỉnh lý trước, rồi có toàn lý sau, thì họ phải trở lại thượng nguồn của giáo dục, trong đó quan hệ thầy-trò được xếp đặt trong không gian giáo dục, được liên kết ngay trong môi trường học đường, luôn mang một sức mạnh vô song, vì không ai đoán được kết quả làm nên hiệu quả của quan hệ này. Chỉ vì quan hệ thầy-trò vừa phi cá nhân hóa, vừa được cá nhân hóa. Tại đây, trường học-luật học-thuật học được phi cá nhân hóa, vì tất cả học trò đều phải học cùng một giáo trình, cùng một giáo án trong một hệ thống giáo dục. Nhưng trên thực tế, mỗi thầy cô đều có giáo khoa riêng biệt của mình, và chính giáo khoa làm nên giáo thuật của thầy cô, chính đây là điểm hẹn, nơi đến để học trò được khích hoạt mà tự tạo học lực riêng cho mình. Trò giỏi hiểu giáo trình, nắm giáo án, lại có trò giỏi hơn thấm giáo khoa của thầy, để thấu giáo lý của giáo dục qua giáo thuật của thầy ; từ đó xuất hiện chân dung người học trò xuất sắc nhận ra trong quan hệ thầy-trò ; đây chính là quan hệ nhân tri làm nên nhân trí.

Thầy có nhân bản sẽ tạo nên nhân phẩm cho trò

Trò chọn thầy bằng nhân trí của mình, trò bầu ra thầy bằng chính nhân tâm của mình, trò gạn lọc trong tất cả thầy để nhận ra một người thầy sẽ giúp trò có nhân vị vững vàng, vì trò vững tin thầy không những qua học vị, mà trước hết là thầy có nhân bản sẽ tạo nên nhân phẩm cho trò. Đây là câu chuyện trung tâm của đời người, vì nó nói lên hệ liêm (liêm khiết nhờ liêm chính nên tạo được liêm sỉ), và hệ liêm này đi trên lưng cái tôi ích kỷ, đi trên vai cái tôi thực dụng, đi trên đầu cái tôi trung tâm cứ có ảo tưởng mình là trung tâm của vũ trụ. Một người sinh viên chuẩn bị tiến sĩ, phải đi tìm một người thầy nhận làm giám đốc luận án để hướng dẫn tiến sĩ của mình, chỉ qua con tính thuận lợi trong cơ chế, để đi theo con bài thuận chiều qua quyền thế của người giám đốc luận án này ; nhưng trong thâm tâm của trò này, thì chưa chắc trò tôn vinh rồi tôn kính để xem người giám đốc luận án này là người thầy của mình.

trithuc12

Chủ thể : nhân chủ của nhân quyền

Chủ thể không chỉ là cá nhân hay cá thể, mà chủ thể khi hiểu đạo lý (hay, đẹp, tốt, lành) rồi, khi thấu luân lý (bổn phận và trách nhiệm) rồi, thì có tự do trong sáng kiến để cải thiện điều kiện làm người của mình. Chủ thể là tự do có thế đứng và thế đi, có hành động và hành tác trong thế thăng bằng của nhân quyềndân chủ (nhân quyền trong dân chủ, và dân chủ bằng nhân quyền). Ngữ pháp nhân chủ phải dựa trên chủ thể, có tự do trong sáng lập để gây dựng các phương án cho tương lai, vì muốn được thăng hoa trong cuộc sống, có tự do trong sáng tạo. Chủ thể sáng tạo không những để thành công trong học đường, thành quả trong nghề nghiệp, thành tựu trong xã hội, mà còn sáng tạo từ văn hóa qua nghệ thuật, từ lao động qua sáng tác ra nhân sinh quan, thế giới quan, vũ trụ quan cho riêng mình, để có tư duy riêng, để có tư tưởng riêng, mà không quên đồng loại, luôn song hành với mình trong cuộc sống. Chủ thể của hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức) trong "tổng thức" (ý thức, nhận thức, tâm thức), tại đây thức được sống và được tồn tại qua tỉnh thức trước điều kiện làm người của mình. Chủ thể được xây dựng qua nhân trí luôn là hành trình khám phá (đi một ngày đàng, học một sàng khôn), luôn là hành trình khai phá (thương người như thể thương thân), luôn là hành trình khai sáng vừa cho trí tuệ, vừa cho đạo đức (nắng ba năm ta không bỏ bạn, mưa một ngày bạn đã bỏ ta).

Chủ thể : phẩm chất của tự do

Chủ thể của hệ khai (khai phá-khai phá-khai sáng) vì được khai thị, mở mắt nhìn đời bằng ý thức được dựng nên từ tri thức, chính ý thức quyết định ba nền móng cho các định luận về chủ thể : ý thức của tư duy về tự do, ý thức của hành động về tự do, ý thức của đấu tranh vì tự do. Chủ thể phân biệt được các sinh hoạt xã hội rất khác biệt của chủ thể, trong đó nghề nghiệp khác chuyên môn, chức năng khác vai trò, thân phận khác số kiếp, vì cam phận chấp nhận trong thụ động của cá nhân là chịu nhắm mắt-khoanh tay-quỳ gối với vị thế của nạn nhân, nó hoàn toàn xa lạ với định vị của tự do là đòi hỏi, là đấu tranh, là chủ động để chống lại kiếp khuất phục trước các bất công. Chủ thể có ý thức là sự thông minh đề nghị chúng ta phải cân, đo, đong, đếm trong đời sống xã hội, trong sinh hoạt xã hội, trong quan hệ xã hội, bằng thực nghiệm (một duyên, hai nợ, ba tình), bằng khoa học (duy lý, chỉnh lý, hợp lý). Và, tự do bó buộc chúng ta phải tra, truy, xét, kiểm lại chính ý thức của chúng ta trước các bất công vẩn còn tồn tại trong xã hội, về các điều kiện làm người để thấy, hiểu, thấu, nhận phẩm chất của tự do. Chủ thể ngay trong nhân dạng từ hành vi tới ngôn ngữ, từ hành động tới xử thế, vì trong đối nhân xử thế ta thấy được những cá nhân nào đã có hoặc chưa là chủ thể. Chính nhân dạng là kết quả của nhân cách, dựng nên tư cách được để tạo ra phong cách cá nhân, tự lao động qua sáng tạo, từ hợp tác qua đấu tranh.

Chủ thể : mức độ và trình độ làm người

Chủ thể ngay trong ngôn ngữ, chính là mức độ và trình độ làm người, muốn hay không tiếp nhận nhân trí, để dùng tự do mà đòi hỏi nhân sinh phải có nhân tính. Đó là quá trình nhận thức về tự do của Thúy Kiều qua ý thức của Nguyễn Du, đi từ vô thức "Ngẫm hay muôn sự tại trời. Trời kia đã bắt làm người có thân", tới thụ động nhưng thách thức"Cũng đành nhắm mắt xuôi chân. Để xem con vận xoay vần tới đâu", và cuối cùng là tới nhận thức "Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều !". Chủ thể của nhân cách luôn mang cùng lúc ba nội hàm, gầy dựng nên nội chất, đúc kết ra nội dung của chủ thể : ý thức hiện hữu : có mặt trong cuộc sống, lấy tự do để định hướng nhân sinh quan ; ý thức chủ thể : có mặt giữa cuộc đời, lấy tự do để định vị thế giới quan ; ý thức lý tưởng có mặt trong thế sự với lý tưởng của đạo lý hay, đẹp, tốt, lành cho mình, cho mọi người, cho chuyện sống chung trong xã hội là chuyện mong muốn, chớ không phải là chuyện cam chịu. Chủ thể mang ý lực của tự do, được thực hiện cụ thể bởi hai tư duy : tự do biến ước nguyền thành hiện hữu, hiện diện, hiện tại ngay trong phương án xây dựng cuộc sống ; tự do biến dự phóng trở thành : dự đoán, dự tính, dự phòng ngay trong sinh hoạt thay đời, đổi kiếp vì mình, cho mình.

Chủ thể có cá tính

Chủ thể có cá tính, không những qua phẩm chất của cá nhân, đòi hỏi sống bằng chính nhân phẩm của mình, mà tự do còn chủ động để hành động một cách rất cụ thể qua sáng kiến trong cải cách, sáng lập ra các hội đoàn, sáng tạo ra các phương án phù hợp với mong muốn, với chờ đợi, với tâm nguyện : thay đời đổi kiếp, cho mình, cho thân quyến, cho đồng bào, cho đồng loại. Cá tính là kết quả, hậu quả, hiệu quả của tư duy, của hành vi trong hành tác cá nhân, giờ đã có nội lực của kiến thức, sung lực của ý thức, hùng lực của nhận thức để đòi hỏi, để đấu tranh. Có cá tính để đề kháng, có cá tính để đối kháng chống bất công, chống bạo quyền, đây là định nghĩa của cá tính, vừa là thượng nguồn, vừa là hạ nguồn của các định luận về chủ thể. Chủ thể là cá nhâncá tính, xuất-hiện-để-thể-hiện rồi khẳng định chuyện thay đời đổi kiếp là chuyện khả thi : làm được và phải làm ! Như vậy chủ thể biến số phận thành dự phóng, biến cá tính thành sung lực của tương lai, dẫn dắt tự chủ, chính chủ thể biến ảo thành thực (thực chất, thực tại, thực tế) qua thực tài của chủ thể, biết hành động theo kim chỉ nam của tự do, sống và hành động có trách nhiệm với cộng đồng, vừa có bổn phận với tập thể, vừa có đạo đức với dân tộc ; cùng lúc có sáng kiến theo dự phóng, có sáng lập cho tương lai, và có chương trình cụ thể qua sáng tạo, để chế tác ra các đạo lý hay, đẹp, tốt, lành.

Chủ thể mang cường lực của tự do

Chủ thể biết giải luận, mang khả năng của giải thích bằng kiến thức và tri thức các chuyện không thể chấp nhận được đang đe dọa nhân phẩm là : độc tài, tham nhũng, bất công, bạo động, tha hóa, đồi trụy… Chủ thể có năng lực giải trình, có chương trình hành động, vì có giáo trình đạo đức của chuyện "vì ta và vì người" ; tại đây tính hợp lý, tính chỉnh lý của chủ thể được xây dựng qua hệ luận (lý luận, lập luận, giải luận, diễn luận) để trao luận, trong các trao đổi gia các đối tác, từ tin tức tới truyền thông, từ dữ kiện tới chứng từ. Chủ thể còn có năng lượng của tự do tự giải thể qua đấu tranh để chuyển đổi các định chế, để biến đổi các cơ chế, để chuyển hóa các chế độ bất tín, bất tài. Từ đó, chủ thể nhân lên sung lực của mình qua đa tài để đa năng, đa nguyên để đa đảng, nhờ đa năng nên đa hiệu. Chủ thể mang tiềm lực của giải trừ qua quyết đoán để quyết tâm dẹp các tệ nạn xã hội, các tệ đoan của chế độ, chống lại chuyện lùi bước trước tha hóa, chống lại chuyện tự tha hóa, bởi một ý thức hệ, bởi một bạo quyền. Chủ thể, mang cường lực của tự do tự giải quyết các khó khăn, các trở lực, các ngõ cụt, các suy thoái phẩm chất trong xã hội, trong giáo dục, trong văn hóa, để cùng nhau đi về các chân trời đáng sống, sống mà không chán sống ! Chủ thể có mảnh lực của tự do tự giải phóng, bỏ kiếp quy phục cúi đầu, gạt phận khoanh tay quỳ gối, để khẳng định cuộc đời mới thẳng lưng để thẳng đầu, thẳng chân để thẳng thân, sống không những cho lành, cho tốt, mà còn muốn sống sao cho hay, sao cho đẹp.

Chủ thể : tự do chịu nhận kiếp người để tự đổi kiếp người

Chủ thể vượt lên thiên nhiên, vì tự do đã rời bản năng "đói ăn, khát uống", vì tự do từ chối kiếp "ăn tươi nuốt sống" để chọn cuộc sống : có hậu. Tự do vượt luôn qua thượng đế, vì tự do chịu nhận kiếp người để tự đổi kiếp người, để tự thăng hoa trong công bằng và bác ái qua đường đi nẻo về của tự do. Chủ thể biết tự cứu chống tha hóa, vì biết tự trọng đối với chính nhân phẩm của mình, trước một xã hội suy đồi từ đạo đức tới giáo dục, có thể dẫn tới sự suy vong của một dân tộc, thì chuyện tự do để tự cứu vừa vì tồn sinh của đất nước, vừa vì tiền đồ của tổ tiên. Chủ thể để chống diệt vong, trước mưu đồ xâm lăng của Tàu tặc, trước một Đảng cộng sản Việt Nam được xếp loại là "hèn với giặc, ác với dân". Chủ thể mang tính năng động để được nhập cuộc trên con đường đạo lý được chọn lựa bởi cá nhân, bởi tập thể, bởi cộng đồng, bởi dân tộc, bởi nhân loại. Nhưng đạo lý phải chỉnh lý và hợp lý để nhân đạo có sức mạnh của nhân lý. sáng suốt để có luận tỉnh táo, để mà đi về các chân trời hay, đẹp, tốt, lành. Chính lý luận thông minh vì lập luận thông thái của chủ thể mang tính tất yếu được chọn lựa bởi nhu cầu cần thiết, bởi mong muốn bức thiết, để cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc, nhân loại được sống tốt hơn trong nhân sinh, sống đẹp hơn trong nhân thế.

Chủ thể là biết đấu tranh bền vững vì tự do

Chủ thể dụng tự do để khẳng định quyền tham gia vào công cuộc chung đi tìm hạnh phúc, bằng thể lực, trí lực, tâm lực của chủ thể, đây là định nghĩa cụ thể và minh bạch của thế nào là chủ thể. Và, chủ thể luôn được xác thực vừa bằng ý chí, vừa bằng quyết tâm, biến chí nguyện đã thành nội lực, thành ý nguyền, thành sung lực, để hành động bằng hùng lực của nhận thức, chủ thể xác định để minh định bằng can đảm của dấn thân. Chủ thể dùng tự do để dắt tự chủ tới nổi dậy, với ý thức của kiềm chế nổi giận có thể đưa đến nổi loạn, từ đó giết chính nghĩa của chủ thể, vì biết bảo vệ chính nghĩa của chủ thể là biết đấu tranh bền vững vì tự do, đây là sự trưởng thành sáng suốt và tỉnh táo của các phong trào dân chủ và nhân quyền của Việt Nam trong những năm qua. Chọn bất bạo động song hành cùng đấu tranh ôn hòa, chọn đối thoại để tranh luận, chọn đàm thoại để đàm phán, là nội chất thông minh của chủ thể, vừa có chính nghĩa vừa có lý trí, vừa có trí tuệ trao luận vừa cho tuệ giác truyền luận. Chủ thể có tư duy để suy quyết khẳng định sự thông minh của nhân loại tới từ sức mạnh của lý trí tự do, được chế tác ra từ các trải nghiệm, các kinh nghiệm, các thử thách, các thăng trầm mà lý trí đã tiếp thu được sự thực để nắm chân lý, lấy biết lẽ phải.

Chủ thể biết thay đổi mình

Chính lý trí đã dắt tư duy, đã đưa suy quyết vào sung lực của chủ thể. Chủ thể mang sự sáng suốt là nếu muốn thay đổi thế giới, trước hết phải biết thay đổi mình, rời bỏ ích kỷ để tiếp nhận nhân từ, rời bỏ cái tôi tự cung tự cấp để đón nhận cái chung trong chuyện lợi ích chung, biết chia sẻ công bằng để sống chung trong công lý. Chủ thể đưa sự tỉnh táo phải rời cái tôi của ao nhà, nếu cần rời luôn cái ta của ao làng, để thấy được đại dương, cùng lúc hiểu được các quan hệ giứa các châu lục, để thấu sự vận hành của trái đất, của thế giới. Xa hơn nữa, là sự vận hành của vũ trụ, đó là tự do biết : đẩy cổng để ra đi, rời nhà để đi xa, xa làng để gặp các làng, các quốc gia, các châu lục khác, xa, lạ, để khai thị rồi khai minh cho chính mình bằng cách học tự do của thiên hạ để phát huy tự do cho chính mình. Chủ thể bó buộc các sinh hoạt chính trị phải được đúng hơn, tức là được đạo đức hóa hơn, để lãnh đạo chính trị phải làm việc trong luân lý của trách nhiệm và bổn phận và sống trong đạo lý đạo đức hay, đẹp, tốt, lành cùng với đồng bào mình. Từ đó quyền lực phải nhận trọng trách là phát huy chủ thể trong mọi công dân, nếu quyền lực không làm được chuyện này thì nó chỉ là tà quyền.

Chủ thể giải quyết để giải phóng kiếp nạn nhân

Chủ thể nhận rõ lịch sử của nhân loại, và sắc nhọn nhất là triết học cho ra đời phạm trù của tự do chính là thông minh của lý trí, tạo nên trí tuệ, thí dụ điển hình là ngay trên cổ sử và cổ triết của Hy Lạp là một xã hội có nô lệ và đã bóc lột nô lệ, nhưng thông minh của chủ thể đã biết chế tác ra tư duy tự chủ để làm nên các lý luận về tự do, mà còn sáng tạo ra cả một tư tưởng về dân chủ. Chủ thể nhận rõ trong hiện sử trong bây giờ và ở đây trong sinh hoạt chính trị với chuyện lạ là tự do trở nên sắc nhọn ngay trong các thể chế độc tài, ngay trong các chế độ toàn trị, mà không một ý đồ chính trị nào có thể giới hạn tự do của cá nhân, của tập thể, của cộng đồng, của dân tộc trên con đường đi tìm nhân phẩm. Chủ thể của hệ đạo, nơi mà đạo lý và đạo đức làm nền cho luân lý qua trách nhiệm và bổn phận với đồng loại, với tha nhân ; luôn để cá nhân được quyền chọn lựa. Từ đây, nền luân lýquyền chọn lựa được hội tụ, không hề rời nhau, vì nếu không có quyền chọn lựa thì sẽ không có luân lý. Vì chủ thể luôn mang hệ lý, có lý luận để chỉnh lý, có lập luận để hợp lý, có giải luận để diễn luận từ gốc tới nhọn, từ nguyên nhân tới hậu quả. Chủ thể giải quyết để giải phóng kiếp nạn nhân, phải xác minh luôn phương tiện của chủ thể qua các công cụ có chính nghĩa vì có nhân đạo. Cách nói "cứu cánh biện minh cho phương tiện" chỉ là cách nói của kẻ nếu không muốn tự sát thì chóng chầy cũng trở thành sát nhân.

Tự do sẽ làm trí tuệ cho hành động của chủ thể

Chủ thể mang có ý chí để quyết chí làm đời sống khá hơn, làm cuộc sống đáng sống hơn, nếu đạo lý và đạo đức làm nền cho luân lýkhuôn quyết tâm thành quyết chí trong hành động dài lâu và bền vững trong đấu tranh vì tự do, công bằng, bác ái. Chủ thể có luận phải dựa trên luân lý, có hành động cụ thể qua ý chí, khi định nghĩa về tự do sẽ làm trí tuệ cho hành động của chủ thể. Chính phương trình luận-luân lý-ý chí là gốc, rễ, cội, nguồn cho mọi hành động của chủ thể, được thể hiện không những trong thực tế hằng ngày còn là lý tưởng của chủ thể trong đấu tranh. Chủ thể có lý trí ý thức, trong đó nhân lý phát huy kiến thức, trong đó nhân tri biết dựa vào nhân trí để có sung lực bảo vệ tính tự chủ của cá nhân, của cộng đồng, của tập thể, của dân tộc… Tất cả quá trình này đều được nhận diện trong các phong trào đấu tranh của dân oan tới các phong trào đòi hỏi dân chủ và nhân quyền trước bạo quyền độc đảng. Chủ thể có lý trí để hiểu tình thương, hiểu từ nguồn gốc của tình thương đồng loại tới hiệu quả cùng hậu quả trong tình thương này, chính là năng lượng của lý và thức trước các điều kiện của nhân sinh (có khổ đau và có hạnh phúc), từ đó hiểu nội chất của hai thái cực này trong nhân thế để tạo hạnh phúc và xa rời khổ đau.

Chủ thể đạp lên sự thối nát

Chủ thể đưa lý trí lên hàng đầu, vào hạng ưu tiên để chọn lựa, để quyết định, để hành động, chủ thể chống lại sự vô cảm, chủ thể dẵm lên sự hèn nhát, vì chủ thể biết chống vô nhân. Chủ thể đạp lên sự thối nát, không chấp nhận một lực lượng công an, cảnh sát, lên hàng triệu người, mà xã hội đen giữa ngày thao túng dân lành, mà chính chính quyền qua hệ thống công an lại thông đồng, giao kết, và giựt dây xã hội đen để khủng bố dân oan, dân đen, dân lành. Chủ thể biết bảo vệ cá nhân, gia đình, dân tộc, nhân loại qua công bằng, công lý, công pháp, chính đây sự thông minh của chủ thể biết thăng hoa trong các phong trào xã hội đi tìm và sẵn sàng đấu tranh vì tự do. Chính các phong trào đấu tranh vì công bằng và công lý của dân oan ngày càng được dân tộc hóa và cả nước đều biết, chia sẻ, đồng cảm, song song với đấu tranh vì dân chủ của nhiều phong trào vì nhân quyền ngày càng được thế giới hóa được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức nhân đạo quốc tế, ngay cả Liên Hợp Quốc, và các châu lục đã có tự do. Điều phải nhận định về chính trị học và xã hội học là hành động tự do đấu tranh vì nhân quyền không bao giờ bị coi rẻ, xem thường, bỏ rơi, bỏ quên mà nó luôn được tôn vinh, và nó ngày càng được tôn vinh hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Chủ thể chống diệt vong

Chủ thể chống diệt vong, chống diệt chủng, trước họa xâm (xâm lấn, xâm lăng, xâm lược) trước hiểm họa hiện nay của Việt tộc với ý đồ của Tàu tặc, bằng thâm ý của Tàu tà. Mà man tính trong man rợ có từ tính toán tới hành động, cướp trắng trợn đảo biển Việt cùng lúc gây ô nhiễm qua công nghiệp đầy độc chất của chúng đang đầu tư và khai thác ồ ạt ngay trên lãnh thổ Việt, với sự thông đồng của các lãnh đạo đã bán nước để trục lợi. Chủ thể chống lại chuyện man tính trong man hoạt của Tà tặc có ngay trong mọi sinh hoạt đang gây ung thư hóa xã hội Việt : đầu độc dân ta qua thực phẩm, thao túng hàng ngày từ sản xuất tới tiêu thụ, từ kinh tế tới thương mại, tiêu diệt nông phẩm Việt để diệt nông dân Việt đang có trách nhiệm nuôi cả dân tộc. Chủ thể chống lại chuyện tiêu hủy công nhân Việt bằng bóc lột trực tiếp từ đồng lương tới điều kiện lao động nghiệt ngã ngay trong các xí nghiệp mà người Tàu được đóng vai chủ để bòn rút tài nguyên việt qua sức lao động Việt. Tự do qua tự chủ chống diệt vong, với các bước đầu tiên là chống kiếp nô lệ qua hệ thống biến con người Việt thành lao nô, nô tỳ trong quá trình ô nhục của chính sách xuất khẩu lao động. Chủ thể sáng suốt bảo vệ đồng bào, trong đó ta ngăn chặn ngay các tổ chức Tàu hoạn mang tất cả hệ quả của Tàu tặc, Tàu man để gây ra Tàu họa, Tàu nạn trong chuyện tổ chức bắt các trẻ em Việt để cướp nội tạng, buôn bán phụ nữ Việt qua con đường mãi dâm ngay trên lãnh thổ tàu để thỏa mãn man tính của một xã hội tật nguyền ngay trong tư duy bại hoại trong bất công trọng nam khinh nữ.

Chủ thể sử dụng tự do để tạo hạnh phúc

Chủ thể phải tự chủ đi tìm tri thức luận trong các quá trình sau đây : ý thức đi tìm lý trí khi đã từng là nạn nhân của vô minh ; tâm thức đi tìm nhân tri khi đã từng gánh chịu vô tri ; hận thức đi tìm công bằng khi đã từng cam chịu bất công. Chủ thể phải nhận ra các thử thách sau đây : vượt thoát hệ bạo (bạo quyền, bạo động, bạo hành) ; vượt khỏi hệ độc (độc tài, độc quyền, độc đảng) ; vượt thắng hệ tham (tham quyền, tham nhũng, tham ô). Chủ thể phân tích được các quá trình sau đây : khả năng thay đổi trực quan để có trực giác trước bạo quyền ; tiềm năng thay đổi hiện tại xấu để chuẩn bị tương lai tốt ; kỹ năng biết thắng cả ba hệ bạo, độc, tham vì nhân phẩm của mình, của đồng bào, của đồng loại. Chủ thể có nhận xét rất sâu sắc về sự thông minh nắm bắt được cái duyên của các chuyện hay, đẹp, tốt, lành, biến sơ ngộ thành hạnh ngộ, để tao ngộ với năng lực tái tạo lại điều kiện thuận lợi cho việc tái ngộ, bằng tiềm năng của hệ thức (kiến thức,trí thức, ý thức, nhận thức) đưa nhân tính về hướng nhân trí của hệ sáng (sáng kiến, sáng lập, sáng tạo). Chủ thể sử dụng sự thông minh để minh chứng được là hành động tự do tạo được khoái cảm trong hạnh phúc, khoái lạc vì có công bằng, và nếu xóa đi các khoái cảm, các khoái lạc này tức là đang xóa đi một phần lớn các động lực tự do làm cho động cơ tự chủ thành hành động cụ thể.

Chủ thể : ý thức đi tìm hạnh phúc khi đã từng chịu đựng khổ đau

Chủ thể vận dụng sự thông minh vì ý nguyện bên trong của nhân tính luôn mong muốn thay đổi kiếp người xấu của chính mình bằng ý muốn bên ngoài ngay trong quan hệ xã hội để có một xã hội đúng hơn, một cộng đồng tốt hơn, một tập thể hay hơn, một dân tộc giỏi hơn. Chủ thể làm rõ một mệnh đề : ý thức ham muốn được hưởng những chuyện đáng hưởng để có được một cuộc sống đáng sống vì được hưởng. Chủ thể sử dụng tự do, vận dụng tự chủ bằng tự lực trong quá trình khai thác hệ tưởng để minh bạch hóa : ý tưởng biến tự do bên trong thành hành động bên ngoài ; ý thức đi tìm hạnh phúc khi đã từng chịu đựng khổ đau, ý muốn sống trong công bằng vì đã là nạn nhân của bất công ; ý định biến hiện tại xấu thành tương lai tốt ; ý lực đưa hành động tự do của mình vào ngay đời sống xã hội. Chủ thể biết sáng tạo để tự hành động là chống lại bạo quyền đang đe dọa, khống chế, đàn áp tự do qua bạo lực có mặt trong cuộc sống, bằng chính tri thức của tự do không nhất thiết phải dùng bạo động để giành tự do, mà có thể xua đuổi, xóa bỏ các bạo lực chống lại tự do qua phương trình thông minh của đối thoại-đối chất-đối luận. Chủ thể chống bạo quyền phi nhân tính vừa tha hóa, vừa đồi trụy, lại vừa vô luân, vô nhân bằng bằng hành động tự do qua hành tác tự chủ bằng tiếng nói, bằng trần tình, bằng biểu tình, bằng đề đạt, bằng đàm phán… để xác nhận nhân quyền, quyền làm người với nhân tính của nhân đạo.

Chủ thể nuôi tự chủ bằng chủ lực của nhân nghĩa

Chủ thể chống lại bạo quyền bằng lý thuần chất của nhân phẩm vừa dựa trên nhân lý, vừa dựa trên nhân trí, làm nên phương trình hợp lý-chỉnh lý-thuần lý để tự do sánh đôi với công bằng, như tự do song hành đạo đức bảo đảm nhân tính. Một nhân tính không chấp nhận tà quyền, độc quyền, tham quyền. Chủ thể chống lại bạo quyền bằng tự chủ của lý chí, bằng quyết tâm với các lý luận nhân lý : tự do trong công bằng và bác ái, từ đó đấu tranh để xã hội công nhận đạo lý tự do-công bằng- bác ái vừa như nguyên tắc, vừa như khuôn mẫu cho mọi hành động xã hội, từ chính quyền tới cá nhân, từ tập thể tới cộng đồng… luôn biết lấy tự do làm động lực cho văn minh của dân tộc.. Chủ thể chống lại bạo quyền bằng tự do đến từ nhân lý, có ngay trong nhân tính, xuất hiện từ nhận thức về nhân phẩm, ở ngoài các quy luật nhân quả của hoàn cảnh, vì tự do đến từ tư duy của con người dựa trên nhân luận được hỗ trợ bởi đạo lý, đạo đức, của nhân đạo, tức là không phải chờ mình phải là nạn nhân của bạo quyền rồi mới đấu tranh cho tự do của mình. Chủ thể nuôi tự chủ bằng chủ lực của nhân nghĩa, biết rời bản năng ăn tươi nuốt sống tức là giết để ăn, để nuôi thân, để được tới bản thể ăn ở có hậu, có ngày mai được chung sống qua công bằng với đồng loại, như cá thể có thông minh tôn trọng nhân loại, trong hùng lực của chủ thể có trách nhiệm với cộng đồng, có bổn phận với đồng bào, đồng loại.

Chủ thể : sự vận hành của nhân trí

Chủ thể tôn vinh ý thức về phẩm chất con người : nhân phẩm, nên chủ thể chính là tự do đấu tranh vì phẩm chất đó.Chủ thể dựa vào giáo dục vừa để giáo dưỡng cá nhân, vừa để trao tuyền các nhân thứcnhân tri qua các thế hệ. Chủ thể sự dụng tự do thể hiện nguyện vọng sống trong hạnh phúc, với ý nguyền được sống chung với đồng bào, đồng loại trong liêm sỉ. Chủ thể chuyển hóa hoài bão tới phương án cụ thể để hoàn hảo hóa nhân lý cho thật chỉnh lý, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho hành động vì tự do. Chủ thể tôn trọng tự chọn, tự do chọn lựa, tự do từ chối áp đặt, tự do phản đối áp chế, vì đó là bản chất của bạo quyền. Chủ thể tôn trọng độc lập suy nghĩ, chống lại bạo quyền đã tước quyền tự do nhân luận, để độc quyền tư duy trong độc đoán của độc đảng. Chủ thể thấu hiểu sự vận hành của nhân trí, trong đó hậu quả (hay hiệu quả) của sự cố (hay biến cố) tạo ra tư duy của nhân lý dùng tự do để vượt thoát thử thách, vượt thắng thăng trầm qua đấu tranh vì tự do ; có ý thức về tính khả thi, đi từ năng lượng của cá nhân tới năng lực của tập thể, của cộng đồng, của dân tộc khi quyết đoán để quyết định thực tế hóa quyền tự do. Chủ thể hiểu hệ dự (dự tính, dự báo, dự đoán), để lý trí phân tích được tình hình cụ thể, để trí tuệ lập ra các cứu cánh mới và đúng, cùng lúc triển khai các phương tiện hợp nhân lý để giành tự do công khai đấu tranh vì hệ công (công bằng, công lý, công pháp) cho một công quyền có bản lĩnh của nhân lý, có tầm vóc nhân tri, có nội công nhân trí, để cuộc sống được tốt hơn, lành hơn, đẹp hơn, cao hơn.

Chủ thể cẩn trọng trước các giá trị đạo đức

Chủ thể có hệ công (công bằng, công lý, công pháp) vì biết và có : công bố một cách minh bạch nhất, vì thế nên tự do luôn ngược chiều với tà quyền ; công phu kỹ lưỡng trong chuẩn bị, kỹ càng trong thực hiện, không ăn xổi ở thìăn ở có hậu, vì thế nên tự do luôn là phản biện của bạo quyền ; công trình trong phát triển bền vững vì nhân phẩm dựa trên nhân nghĩa, xây dựng một tự do dày nhân thức. Phương trình công bố-công phu-công trình làm nên sự nghiệp của chủ thể. Chủ thể cẩn trọng, vì cẩn thận trong đấu tranh vì tự do, công bằng, bác ái : bắt đầu bằng sự cẩn trọng dựa trên phương tiện tốt và tránh được các hậu quả xấu, cùng lúc biết bảo vệ mọi giá trị của nhân tính. Chủ thể biết chọn lựa cứu cánh tốt với phương tiện tốt cùng lúc biết bảo vệ mọi giá trị của nhân phẩm. Chủ thể cẩn trọng với các giá trị tới đạo đức, tránh giết chóc, thảm sát, chiến tranh cùng lúc biết bảo vệ mọi giá trị của nhân đạo. Chủ thể phải lường trước được các hậu quả trước tính khả thi, để cân, đo, đong, đếm các hậu quả, vì chủ thể có trách nhiệm với tha nhân, trước khi hành động, ngay trên thượng nguồn chủ thể có đạo lý để luôn luôn phải bảo vệ lẽ phải. Chủ thể yêu cầu mọi kẻ đấu tranh vì tự do phải cẩn trọng vì tha nhân, vì cộng đồng, vì xã hội, vì đồng bào, vì đồng loại, chớ không phải cẩn trọng chỉ vì cá nhân mình.

Chủ thể chống vô cảm

Chủ thể chống vô cảm, nếu vô cảm là thờ ơ, lãnh đạm, tức là câm, mù, điếc trước các khổ đau, đánh mất đi mọi cảm xúc, thì chính vô cảm đã phản lại các giá trị đạo đức và phản lại cả sự thông minh của ý thức là nơi tiếp nhận kiến thức. Chủ thể trong cẩn trọng để tự tin chính là tự do trước khi chọn lựa, phải biết phân xử trước khi hành động, phải biết đánh giá các phương tiện và các hậu quả của nó.

Chủ thể kết hợp tất cả nội lực của nhân phẩm để chế tác ra tự tin kết tinh vì mọi tiềm lực của nhân lý. Tự do kết hợp tất cả sung lực của nhân tri để chế tác ra tự tin kết tinh mọi hùng lực lực của nhân trí, đó là chặn đường tiến hóa của nhân tính. Chủ thể ngăn chặn bạo quyền, tà quyền, cướp tự do của chúng ta, thì chúng ta phải bắt đầu bằng cách giới hạn cách sống, cách nói, cách làm của bạo quyền, tà quyền. Nếu không thì chính bạo quyền, tà quyền sẽ giới hạn tự do của chính chúng ta bằng cách : gây sợ hãi qua khủng bố, gây lo âu áp chế, gây tự kiểm duyệt, tự kiểm tra qua ý thức hệ của bạo quyền, tà quyền. Chủ thể biết công bằng, có liêm chính qua tất cả thỏa thuận trong xã hội, trong đó khi quyền lợi được tôn trọng ngay trong hợp tác giữa các bên : cá nhân, chính quyền, pháp luật, xã hội, và mọi công dân đều biết tuân thủ sự hợp tác này, thì đây chính là căn bản của tự do. Chủ thể bảo vệ dân chủ trực tiếp, trong đó mọi người được tự chọn, để tự quyết định cho chính mình, nơi mà bạo quyền, tà quyền không có mặt vì không có chỗ đứng, lẫn chỗ để ngồi.

Chủ thể luôn đi xa hơn tư lợi

Chủ thể biết hợp tác và hợp đồng dựa trên công lý của công bằng chính là tự do trong tự tin để tự chọn trong đa phương, đa hướng trong đa nguyên dựa trên dân chủ, nó ngược lại độc tài, bạo quyền chỉ biết đi một chiều. Chủ thể có cách nhìn, cách thấy, cách hiểu, cách nhận, cách xử lý tới từ tự tin dựa lên lòng tin về khả năng của tự do biết chống lại sự ngăn cấm, đàn áp, khống chế, khủng bố của bạo quyền, tà quyền. Chủ thể luôn đi xa hơn tư lợi, đi ngoài tư lợi, được thử thách trong đấu tranh vì tha nhân, vì đồng bào, đồng loại đang đau khổ trong bất công và bạo lực. Chủ thể có quyết đoán trong đấu tranh vì công bằng nên nó tốt, nó lành và chính sự tự tin của chủ thể xác chứng rằng công bằng là chuyện vừa đẹp, vừa hay. Chủ thể phân tích ý muốn vì tự do để tới tự do thực hiện hoài bão, đi từ đạo lý vì hoài bão tới đạo lý vì trách nhiệm. Chủ thể có nhận thức đôi (hoài bão-trách nhiệm), đây là quá trình hoàn thiện hóa xã hội, đạo đức hóa cộng đồng, luân lý hóa cá nhân, vì tự do có quyền hành động để hoàn thiện hóa thế giới, để chỉnh chu hóa thế gian. Chủ thể có đồ hình nghiên cứu về cứu cánh của nhân sinh phải thấy bốn loại cứu cánh : cứu cánh vì quyền lợi, trong đó có tư lợi và có công lợi ; cứu cánh vì giá trị, trong đó giá trị tâm linh mang nội chất thiêng liêng ; cứu cánh vì truyền thống của tổ tiên,vừa là trí tuệ, vừa là lý trí, cứu cánh vì tình cảm, trong đó cảm xúc có cái lý của tâm giao, đắc khí.

Chủ thể đứng lên để đứng cạnh tất cả những nạn nhân của bất công

Chủ thể tự tư duy để có hành động, để tác động thẳng trong xã hội, ngay trong cộng đồng, thẳng lên thế giới, mang ý chí đúng, mang hoài bảo đẹp, mang trách nhiệm cao. Trong ý chí được được biến thành tự hành động, thì sự thông minh của tự do là tự do cẩn trọng, tự do làm ra cuộc sống phải được xem là đáng sống, chớ chủ thể không phải chạy theo các hoài bão mộng tưởng cho một cuộc sống hão huyền. Chủ thể biết tự giải phóng trong thông minh của hành động, tức là không liều lĩnh chết người, vì tự do trong tàn phá, trong bạo ác chỉ là tự do của tự sát, vì nó không biết xây mà nó chỉ biết diệt. Chủ thể mang nội lực của sự cẩn trọng : từ đề nghị tới thảo luận, từ quyết định sáng suốt tới hành động tỉnh táo ; nên tự do giữa luôn có hai thực chất : can đảm và cẩn trọng. Chủ thể đứng lên để đứng cạnh tất cả các nạn nhân của bất công, của độc tài, của tham nhũng... đứng về phía đồng bào và đồng loại đang khổ đau trong một chế độ lấy bạo quyền, dùng bạo lực để hằng ngày bạo hành đồng bào mình. Chủ thể đứng cạnh tất cả các phụ lão, các trẻ thơ, các người tàn tật, các phụ nữ… hằng ngày là nạn nhân của một chế độ bỏ quên không những an sinh xã hội mà cả an toàn xã hội để bảo vệ kẻ yếu thế, kẻ mang tàn tật… Chủ thể đứng cạnh tất cả các phong trào đấu tranh liêm chính vì dân chủ, vì nhân quyền để bảo vệ cá nhân, gia đình, tập thể, cộng đồng, dân tộc, ít nhất là bắt buộc bạo quyền phải tôn trọng các quyền được ghi trong hiến pháp.

Chủ thể đứng cùng các phong trào yêu nước

Chủ thể đứng cùng các tù nhân lương tâm hoàn toàn vô tội đang trong vòng lao lý vừa vô nhân đạo, vừa vô nhân tính của bạo quyền vừa đang vùi dập nhân cách bất khuất của dân tộc, đang tha hóa phẩm chất của Việt tộc. Chủ thể đứng cạnh tất cả dân đendân oan trong cảnh màn trời chiếu đất, mất đất, mất nhà nạn nhân của các lãnh đạo ma đất đã cấu kết với bạn các nhà thầu ma xây cất, đang khổ nhục hóa các nạn nhân này ngay trên mảnh đất của họ. Chủ thể đứng cùng các phong trào yêu nước đang đấu tranh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, từ biển đảo tới đất liền, từ môi trường tới môi sinh, đang bị tiêu hủy hằng ngày bởi Tàu họa, thông đồng với các lãnh đạo đang bán nước. Chủ thể đứng cùng đa nguyên mở cửa cho đa tài, đa năng, đa hiệu, để chống độc tài, độc trị, độc quyền qua độc đảng, từ đó tạo dựng lên khối đại đoàn kết trong đa dạng tư duy, đa thể lý luận, có đa lực tiếp nhận văn minh của nhân loại. Chủ thể đứng lên quyết tâm giải phóng chính mình qua hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức,ý thức, nhận thức) cùng lúc giải phóng gia đình, thân tộc, tập thể, cộng đồng, dân tộc mình ra khỏi nhà tù ngu dân của độc đảng. Chủ thể đẩy cửa, đạp tường, phá rào, đạp nhà tan nhà tù của một chế độ sống nhờ công an trị, đã cai trị vô cùng tàn nhẫn lương tri của Việt tộc chỉ muốn sống với lương tâm của một dân tộc tốt.

Chủ thể phải chứng kiến cảnh xã hội bị mù lòa

Chủ thể quyết đoán trong hệ sáng (sáng kiến, sáng lập, sáng tạo) từ tư duy tới hành động, từ lao động qua nghề nghiệp tới mọi sinh hoạt trong xã hội, để khẳng định thông minh Việt đủ lực, đủ tầm, đủ sáng lòng, sáng dạ, sáng trí để được sống tự do trong văn minh như bất cứ dân tộc văn minh nào trên hành tinh này ! Chủ thể đứng cùng dân oan, và chứng kiến các lực lượng bạo quyền là công an, cảnh sát, hợp cùng các lực lượng tà quyền là côn đồ, du đảng của xã hội đen đánh đập, trấn án, bạo hành với dân oan là mỗi lần chúng ta thấy nhân phẩm của chính chúng ta bị xúc phạm. Chủ thể đứng cùng với các nạn nhân của cưỡng hiếp, của bạo dâm, có cả ấu dâm và chứng kiến thủ phạm được che đậy từ hành pháp tới tư pháp là mỗi lần chúng ta thấy nhân tính của chính chúng ta bị chà đạp. Chủ thể phải chứng kiến cảnh xã hội bị mù lòa vì tiền bạc, vật chất trong thực cảnh : con cái ruồng rẫy cha mẹ, anh chị em giết hại nhau để thấy nhân nghĩa của chính chúng ta bị thủ tiêu. Chủ thể phải chứng kiến các lãnh đạo tổ chức buôn thần bán thánh, các nhà sư giả tín để giả mạo qua cửa Phật để làm tiền, để trục lợi là chúng ta thấy nhân từ của chính chúng ta bị bóp chết. Chủ thể phải chứng kiến độc đảng khai thác độc tài để có độc quyền trong độc tribất tín sánh đôi cùng bất tài là chúng ta thấy nhân lý của chính chúng ta bị vùi dập.

Chủ thể đứng về phía đối kháng chống bất công

Chủ thể phải là nhân chứng về thực tế của mua bằng, bán cấp qua học giả-thi giả-bằng giả để sau đó là mua chức bán quyền để thấy nhân tri của chính chúng ta bị trừ diệt.

Chủ thể phải là nhân chứng về thực cảnh của các kẻ có thực tài của dân tộc phải bỏ nước ra đi, nguyên khí của quốc gia bị tráo lận qua quốc nạn tiền tệ-hậu duệ là chúng ta thấy nhân trí của chính chúng ta bị thắt cổ. Chủ thể phải chứng thực thảm trạng của độc đảng sinh ra độc quyền, để tham quyền đẻ ra tham nhũng trong toàn bộ lãnh đạo chối từ đối thoại để đối luận với trí thức là chúng ta thấy nhân vị của chính chúng ta bị thiêu hủy. Chủ thể phải là nhân chứng của bi kịch cả một dân tộc đang bị bần cùng hóa, cả một xã hội đang bị đồi trụy hóa, cả một đất nước đang bị đe dọa xâm lược bởi Tàu tặc, để thấy nhân sinh của chính chúng ta bị bức tử. Chủ thể không bao giờ rời quá trình hoàn thiện hóa cuộc sống, không hề xa quá trình cải thiện hóa nhân sinh, không hề bỏ quá trình nhâm phẩm hóa nhân loại. Chủ thể đứng về phía đối kháng chống bất công, là đứng về phía của kẻ yếm thế trước bạo quyền ; là đứng về phía của nạn nhân của độc tài, là đứng về phía nước mắt nạn nhân của tham nhũng. Chủ thể đặt quyền lực vào đúng chỗ nó để nó dùng công lý mà xử bất công giúp công dân có tự do trong tư duy để có tự do vận não các với hiểu biết về điều kiện sinh tử của nhân sinh, có thể bị hủy bất cứ lúc nào bởi bạo quyền, bạo lực, bạo chúa.

Chủ thể tiếp nhận chân lý của nạn nhân

Chủ thể có được sức tổng kết, lực tổng hợp để làm nên một tổng thể có mặt trong một xã hội không có nhân quyền và không có dân chủ, để đi ngược lại các ý định của bạo quyền, ý muốn của độc tài, ý đồ của tham nhũng. Chủ thể sống trong chủ động, chống lại bị động vì thụ động của cúi đầu, khoanh tay, quỳ gối trong khuất phục, trong tủi nhục, trong cam chịu ; vì chủ thể muốn sống trong dòng chảy của nhân tính, trong trào lưu của nhân phẩm, trong phong trào của nhân đạo. Chủ thể vượt khó khăn trong cuộc sống như vượt thắng chính mình, từ đó tự tin của tư duy làm sáng ra quá trình của tự do là phải trực diện để đấu tranh vì tự do. Chủ thể tự tin để đấu tranh, tự tin để tự giải phóng mình, vì mình vì tha nhân, vì đồng loại. Chủ thể đưa hiểu biết lịch sử vào tận điều kiện làm người hiện nay để trả lời câu hỏi là : ta đang có hay ta không có tự do ? Chủ thể lột mặt nạ độc tài để thấy rõ bản chất toàn trị của bạo quyền luôn muốn có độc quyền sinh sát trên tự do, bằng độc trị rất vô nhân vì rất vô lý. Chủ thể đi từ "không chấp nhận bạo quyền, bất công" đến "muốn có đấu tranh vì công bằng và công lý", đây chính là lộ trình liêm chính của tự do ! Chủ thể chấp nhận một chân lý của nạn nhân cùng đồng hội, đồng thuyền trong đấu tranh, tiếp nhận chân lý của nạn nhân, chính chân lý của nạn nhân là nền cho công cuộc đấu tranh của chủ thể.

Chủ thể tiếp nhận chân lý của đấu tranh

Chủ thể tiếp nhận chân lý của đấu tranh của tất cả nạn nhân cùng đồng cam, cộng khổ trước bạo quyền, vì chính bạo quyền là tác giả của mọi bất công qua tham nhũng, vừa đe dọa tài sản, vừa đe dọa nhân phẩm Việt của các nạn nhân không có quyền lực của tiền bạc, không có quyền lực của chính trị để tự bảo vệ mình, mà chỉ có quyền lực của chủ thể là phải đấu tranh vì công bằng và công lý. Chủ thể tiếp nhận một chân lý bình đẳng qua quan niệm về bình đẳng với mọi người, để có công bằng trong xã hội, để yêu cầu công lý dùng pháp lý để bảo vệ quyền bình đẳng bằng pháp luật vừa công minh, vừa liêm chính. Tự do trực diện đấu tranh với mọi bạo quyền, mọi tà quyền, mọi cường quyền bằng chính liêm sỉ của mình, đây là định nghĩa nguồn của nhân cách. Chủ thể đề nghị không nên hiểu tự do qua các định nghĩa khô cứng, mà phải thấy các đoạn đường của nó từ ý thức tự do tới hành động tự do, từ ý nghĩa của tự do tới kết quả đấu tranh vì tự do. Đó là tự do có ý thức chống lại cuộc sống bị vô nghĩa hóa bởi bạo quyền ; tự do đi tìm ý nghĩa cuộc sống bị khủng hoảng hóa bởi bất công ; tự do bảo vệ niềm tin của nhân phẩm bị suy đồi hóa bởi tham nhũng. Chủ thể tôn trọng ba quá trình của tự do : tự do yêu cầu công bằng phải vừa là đạo đức, vừa là định chế ; tự do biết nói đầy đủ sự thật để tìm cách giải quyết các bất công ; tự do là tự chọn lựa lịch sử cho chính mình trước áp lực của bạo quyền.

Chủ thể sáng tạo ngay trong hành động

Chủ thể có phương trình công bằng-sự thật-lịch sử tạo dựng ra phương trình của tự do là ý thức-ý nghĩa-ý muốn, thì tự do không hề vô trật tự, không hề bừa bãi trong ngôn ngữ, không hề hỗn loạn trong hành động. Chủ thể có nhận thức rất minh bạch, vì nó có tâm thức của trách nhiệm trong hai chiều : chủ thể của hàng dọc có đạo lý, luân lý làm nền đạo đức cho xã hội ; có hàng ngang vừa có ta, vừa có tha nhân sống chung cùng cơ chế. Chủ thể có đạo đức cho xã hội, biết sống chung cùng cơ chế, biết trừ bạo quyền, biết diệt bất công, biết loại tham nhũng, từ đó chủ thể có chuẩn mực để trả lời ba câu hỏi : tôi là ai ? Trước trách nhiệm gì ? Trước hành động gì ? Vì chủ thể biết đánh giá : cái này tốt hơn cái kia ! cái này cao hơn cái kia ! Vì chủ thể hiểu phương trình tuyên bố-trách nhiệm-hành động bằng nhân cách biết tự tôn trọng mình bằng nhân phẩm biết tự bảo vệ mình. Chủ thể thực hành ngay trong đời sống, quan hệ, sinh hoạt của xã hội, vì con người không chỉ có sáng tạo trong loại hình nghệ thuật, mà ta còn có tính sáng tạo ngay trong hành động của mình : sáng tạo ra hành động mới để vượt khó khăn ; sáng tạo ra hành động mới để tìm ra cách giải quyết mới ; sáng tạo ra hành động mới để tìm ra các kết quả mới. Sáng tạo ra các hành động mới chính là tính chủ động của chủ thể tự do đi ra ngoài và đi trên cao các trở lực chống lại tự do : sáng tạo ra hành động mới để thoát và thắng bạo quyền ; sáng tạo ra hành động mới để thoát và thắng độc tài ; sáng tạo ra hành động mới để thoát và thắng tham nhũng.

Chủ thể chống bất công để bảo vệ hoài bão vì công bằng

Chủ thể không rời ba trách nhiệm : trách nhiệm về hành động của chính mình trong xã hội ; trách nhiệm vai trò của mình trước tập thể, trước cộng đồng ; trách nhiệm về các chuyện bảo vệ kẻ yếu, dưới quyền chăm sóc của mình. Chủ thể làm sáng rỏ nguyên lý -cao và rộng- của trách nhiệm về các chuyện bảo vệ kẻ yếu, dưới quyền chăm sóc của mình, qua hành động của chủ thể đấu tranh vì tự do, từ đây tự do được hiểu qua công lợi và qua công sự : được sống trong các cơ chế tốt của một xã hội tốt. Chủ thể chống bất công để bảo vệ hoài bão vì công bằng, chủ thể lập phương trình công bằng-công lý-công pháp để thi hành quyền tự do. Chủ thể xuất hiện để bảo vệ Nhân phẩm mỗi lần Nhân phẩm bị bạo quyền vùi dập, đày đọa. Chủ thể xuất hiện để bảo vệ Nhân tính mỗi lần Nhân tính bị bất công biến thủ, gian lận. Chủ thể xuất hiện để bảo vệ Nhân đạo mỗi lần Nhân đạo bị độc tài cướp đường đi, nẻo về. Chủ thể xuất hiện để bảo vệ Nhân nghĩa mỗi lần Nhân nghĩa bị tham nhũng lũng đoạn, tha hóa. Chủ thể xuất hiện để bảo vệ Nhân lý mỗi lần Nhân lý bị ý thức hệ thao túng, vu khống. Chủ thể xuất hiện để bảo vệ Nhân tri mỗi lần Nhân tri bị bất tài ruồng rẫy, đào thải. Chủ thể xuất hiện để bảo vệ Nhân trí mỗi lần Nhân trí bị ngu dân trùm phủ, nhiễm ô. Chủ thể xuất hiện để bảo vệ Nhân luận mỗi lần Nhân luận bị toàn trị che lấp, xóa trắng. Chủ thể xuất hiện để bảo vệ Nhân loại mỗi lần Nhân loại bị lãnh đạo bị ám bởi ma quyền, quỷ lực !

Chủ thể đại diện cho ánh sáng của sự thật

Chủ thể đại diện cho ánh sáng của sự thật cho không còn là một cá nhân riêng rẽ, mà là một chủ thể có bốn năng lực trí thức sau đây : chủ thể nhận ra sự thật qua sự gỡ bỏ các trói buộc chống lại sự thật ; chủ thể nhận ra sự thật qua sự vén màn để trưng bày cái thật, chủ thể nhận ra sự thật qua chứng minh bằng dữ kiện ; chủ thể nhận ra sự thật qua xác chứng bằng chứng từ. Sau khi thực hiện được quá trình của bốn công đoạn này trên con đường đi tìm sự thật, tức là chủ thể đã tái tạo được vị trí nguyên thủy của sự thật là đưa sự thực trở về dạng trung thực ban đầu của nó, mà không còn bị các ám lực phản sự thực nào che, lấp, vùi, dìm được nữa. Hiếm có sự thật toàn diện trong một sự thật tuyệt đối ! Cụ thể là người ta khó biết hết sự thật về sự vật từ khi nó ra đời tới lúc nó chết, vì sự thực có thể vận hành vô hạn trong sự phát huy vô định của cuộc sống. Đây là phương pháp luận giúp con người tiếp cận đứng đắn với sự thật mang tính khách quan vô vụ lợi ; vì mỗi lần con người tự tin quá đáng là mình đã biết hết, biết toàn bộ, biết đầy đủ về một sự thật, thì chính sự diễn biến của bối cảnh, sự biến hóa của hoàn cảnh, sự thay đổi của thực cảnh đã đưa sự thật này vào một quỹ đạo khác rồi, để sự thật được sống còn như một sự thật, nên sự thật luôn cao, sâu, xa, rộng hơn trí tuệ thuần lý của con người.

Chủ thể vì cuộc sống đúng

Cuộc sống đúng, đúng với trọn ý nghĩa làm người, tức là sống trúng theo định nghĩa của chủ thể, biết bổn phận nhưng có sáng kiến để làm cuộc đời hay hơn, biết trách nhiệm nhưng có sáng tạo để làm cuộc sống đẹp hơn. Như vậy, định nghĩa về chủ thể đi xa hơn vì nhìn cao hơn ý niệm về công dân, suy tư rộng hơn vì lý luận sâu hơn định nghĩa về công dân, để có cuộc sống đúng, để thực hiện cho bằng được sống trúng, trúng với nhân phẩm, trúng với nhân bản, trúng với nhân vị. Vì thế sống trúng sẽ cao, sâu, xa, rộng hơn sống thật. Nhưng sống trúng luôn phải dựa lên sống thật, tức là không được nhượng bộ bạo quyền độc tài, tà quyền tham quan, ma quyền hối lộ, cụ thể là không nhượng bộ cái thâm, độc, ác, hiểm làm ra cái xấu, tồi, tục, dở đang đầu độc cuộc sống đúng. Nếu chủ thể biết lấy bổn phận, trách nhiệm để song hành cùng sáng kiến, sáng tạo, thì công dân Việt sẽ khai phá ra chủ thể Việt như một tác nhân chủ động khám phá ra là mình có tiềm năng thay đổi cuộc sống, có khả năng thăng hoa cuộc đời. Từ đó, chủ thể sẽ khám phá ra sung lực của tư duy, hùng lực của hành động, tức là khám phá ra là mình có thể làm được những việc, những chuyện mà mình không ngờ nổi để thăng hoa cuộc sống của mình, của đồng loại.

Chủ thể sống trúng để có cuộc sống đúng

Chủ thể dùng tự do của mình để sáng tạo, dùng tự chủ để hành động, dùng tự tin để bảo vệ nhân quyền, dùng tự trọng để bảo trì nhân cách. Chủ thể sống trúng để có cuộc sống đúng làm công dân có suy nghĩ đúng về đạo lý cao, sâu, xa, rộng, để loại ra cái ích kỷ trong nhà tù của tư lợi, có hành động đúng hay, đẹp, tốt, lành cho mình và cho tha nhân, cho đồng bào và cho đồng loại. Chủ thể gạt vị kỷ để đón vị tha, xóa cái tôi ở trên đẩy thiên hạ ở dưới, để được đồng hành cùng đồng loại, khử bất công chọn công bằng để nâng nui nhân phẩm ; khi chủ thể tự hỏi : Tôi là ai ? có thể làm được gì ? Mà câu trả lời là tôi sống không chỉ vì tôi mà tôi biết sống vì người. Và, câu trả lời đúng nhất vẫn là câu trả lời : có một cuộc sống đúng là cuộc sống có tôi và tha nhân, mà tôi biết song hành cùng người khác tôi. Chủ thể xây dựng không gian sống vững, thời gian sống bền. Chủ thể xây dựng cuộc sống từ đàng hoàn tới tử tế, hơn thế nữa chủ thể đi từ khả thi của tự do tới xóa đi cái gọi là bất khả thi qua tuyên truyền của bạo quyền độc tài, mọi giọng điệu bất khả thi đều tới từ độc tài lại bất tài, để che lấp sự bất tài của nó cùng lúc vô hiệu hóa các sáng tạo của đa tài, đa trí biết phục vụ đồng bào bằng đa lực, biết công hiến cho đất nước bằng đa năng qua đa nguyên.

Chủ thể Việt tìm mọi cách để nới rộng không gian sống đúng

Bạo quyền độc tài lại bất tài luôn sự dụng luận điệu "lực bất tòng tâm" trong loại lưỡi gỗ "cái khó bó cái khôn", nên câu chuyện bất khả thi trong tuyên truyền một chiều của nó không những giới hạn sự sáng tạo tới từ tự do của chủ thể, mà nó chóng chầy sẽ bào chữa cho bất bình đẳng để biện minh cho bất công do chính nó gây ra. Chưa hết, nó dùng tà quyền của tham quan để hợp thức hóa tham nhũng, nó chính thức hóa tham ô để nuôi nấng ma quyền hối lộ của nó ; chủ thể Việt sẽ xuất hiện với hai quyết tâm trong tư duy làm nên hai quyết đoán trong hành động là : dẹp hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn), để xóa luôn hệ tham (tham quan, tham nhũng, tham ô, tham tiền). Độc đảng tạo độc tài nhưng lại bất tài sinh ra ung thư độc trị mà không biết quản trị, vì thế chủ thể Việt phải là chủ thể của hệ thức (kiến thức, tri thức, ý thức, nhận thức) đây chính là cơ sở của hệ sáng (sáng kiến, sáng lập, sáng tạo) làm nên bản chất của chủ thể. Chủ thể Việt tìm mọi cách để nới rộng không gian sống đúng, trực tiếp đẩy lùi để loại, gạt, xóa, bỏ các vùng cấm của bạo quyền với giọng điệu của nó là bất khả thi, chủ thể biết chế tác ra một không gian tự do cao, sâu, xa, rộng, từ đó xem, xét, phán, xử các đặc quyền, đặc lợi, đặc khu của bạo quyền độc tài, mà bản chất là tà quyền lãnh đạo biến dân tộc thành công cụ, biến đất nước thành tài sản riêng để phục vụ tư lợi của nó.

Trở thành chủ thể Việt

Trở thành chủ thể Việt là thực hiện quyền công dân không những trong cộng hòa (công bằng, tự do, bác ái) ; không những trong dân chủnhân quyền, mà còn trong sáng tạo không ngừng, để khi có tự do rồi thì phải có tự do hơn, để khi có công bằng rồi thì phải có công bằng hơn, để khi có bác ái rồi thì phải có bác ái hơn. Chỉ có cách này chủ thể Việt mới bảo vệ được văn hóa quốc gia, văn hiến của tổ tiên, văn minh trong tiến bộ, chỉ có cách này chủ thể Việt mới tự giải phóng mình và dân tộc mình từ chính trị tới kinh tế, từ văn hóa tới giáo dục, từ an ninh tới quốc phòng… Hãy ngừng trông, chờ, mong, cậy vào độc tài lại bất tài, độc trị lại dốt quản trị. Hãy đi tới với hùng lực của chủ thể có nội lực của hệ thức (kiến thức, tri thức, ý thức, nhận thức), có sung lực của hệ sáng (sáng kiến, sáng chế, sáng tạo) để đưa Việt tộc ra khỏi cảnh nheo nhóc trong lạc hậu, để đưa đất nước Việt ra khỏi cảnh nhem nhuốc trong tàn tạ hiện nay. Chủ thể Việt trưởng thành qua đấu tranh khi song hành cùng xã hội dân sự, trải nghiệm với các kiến thức hàng ngày, hàng giờ được trao truyền qua mạng xã hội, quốc nội và quốc ngoại, trong bối cảnh toàn cầu hóa của tin tức trực quan, dử kiện trực diện, chứng từ trực tuyến. Chủ thể này sống để đón nhận các kinh nghiệm hay, đẹp, tốt, lành của nhân loại, dựa trên hệ nhân : nhân tri, nhân trí hướng dẫn nhân sinh, nhân thế ; có nhân tính, nhân đạo làm nền nhân bản, nhân văn, biết dựa trên nhân từ, nhân nghĩa để xây dựng nhân vị vững để bền.

Chủ thể Việt quyết đoán

Chủ thể đi tìm và phải tìm cho ra các điều kiện thuận lợi để thực hiện các ước vọng của mình lấy vị tha để đẩy lùi vị kỷ ; lấy điều kiện thuận duyên để hành tác với các hy vọng của mình là lấy tự do để xây dựng công bằng, đây là một trong các định nghĩa đúng thế nào để hiểu thế nào là một cuộc sống đúng. Nếu định nghĩa chính trị là sinh hoạt tranh giành quyền lực, dùng chính quyền để thể hiện quyền lực, thì chủ thể là lực đối trọng với quyền lực để bảo vệ tự do, đối trọng với chính quyền để thực hiện công bằng ; đối trọng bằng trực diện qua công luật vì công lý, đối trọng bằng trực lý qua công pháp dựa trên pháp quyền. Như vậy, chủ thể là công dân trọn vẹn của dân chủ, khi ta định nghĩa dân chủ là quyền lực của dân, dân làm chủ tức là dân chọn chính quyền để thể hiện quyền lực của dân, để thực hiện cộng hòa (công bằng, tự do, bác ái) và dân chủ để bảo vệ nhân quyền. Dân chủ không cần đầu môi chót lưỡi : "đảng và chính phủ là đầy tớ của dân", nhưng thực chất là đánh lận con đen với một tập đoàn lãnh đạo trong tội phạm dùng công an trị để trừng trị, bóc lột, tù đày dân chúng, nơi mà dân tộc khám phá ra mình là dân tớ chớ không hề là dân chủ.

Chủ thể Việt biết nói : Không !

Cụ thể chủ thể Việt không chấp nhận : một bộ trưởng bộ giáo dục không biết gì về giáo dục ngày ngày lũng đoạn để tha hóa hệ thống giáo dục ; không chấp nhận một bộ trưởng bộ y tế thông đồng với ma quyền buôn mạng người bằng cách bán thuốc ung thư giả ; không chấp nhận một bộ trưởng bộ giao thông vận tải nơi mà các lộ trình đều có thể trở thành tử lộ với con số tử vong của một quốc gia đang có chiến tranh, cùng lúc lập ra các trạm thâu phí để biển thủ cùng bọn ma quyền buôn đường qua thâu phí trái phép ; không chấp nhận một bộ trưởng bộ kế hoạch đầu tư để bọn Tàu tặc xâm lược đất nước ta qua đường đầu độc môi trường, hủy diệt môi sinh.... Tựu trung chủ thể Việt không chấp nhận một chính phủ vỗ ngực là "kiến tạo" mà không có một tư tưởng kiến tạo, một công trình kiến tạo, một tác phẩm kiến tạo cụ thể nào cả ! Với một thủ tướng không có bản lĩnh nhân tri, không có tầm vóc nhân văn, không có nội công nhân bản, song hành cùng một tổng bí thư kim chủ tịch nước mê sảng trong mê lộ của chuyên chính bằng bạo quyền, bất chấp nhân tâm của giống nòi trước Tàu họa, bất tuân nhân bản trước tiền đồ của tổ tiên, và hoàn toàn bất ngôn trước nhân nghĩa với đồng bào của mình.

Chủ thể Việt không để số phận Việt tộc bị giam trong lao tù độc đảng

Chủ thể Việt quyết đoán để quyết định rồi quyết tâm trong hành động năm việc sau : loại hệ độc (độc đảng, độc tài, độc trị, độc quyền, độc tôn), để xóa hệ tham (tham quan, tham nhũng, tham ô, tham tiền) vừa là tiền nạn, vừa là hậu nạn của phản dân hại nước. Khử bạo quyền độc tài để bứng tà quyền tham quan, phải đi cùng với hành tác trừ ma quyền buôn bằng bán chức, là thượng nguồn của mua chức bán quyền, mà hạ nguồn của chúng là buôn dân bán nước. Loại, xóa, khử, trừ mọi đặc quyền, đặc lợi, đặc ân chỉ có trong chuyên chính, chỉ tồn tại trong độc quyền của độc đảng, vào đảng để thăng quan tiến chức, để nhận bổng lộc cùng lúc vơ vét tiền của đồng bào, tài nguyên đất nước, và khi có biến loạn thì cao bay xa chạy với tiền tài của nhân dân. Chấm dứt tuyên truyền mà thâm ý là duy trì ngu dân, chấm dứt xảo ngôn để nâng nịnh đảng, chấm dứt loạn ngôn để mỵ dân trong hoang tưởng về một chủ nghĩa hư ảo ; tự đó lấy cuộc sống thật của dân tộc làm nền để xây dựng cuộc sống đúng cho mọi công dân Việt. Không tập trung quyền lực của chính quyền bằng chính phủ, mà tìm mọi cách để quyền lực được thực sự lan tỏa tới xã hội dân sự, tới tập thể, tới cộng đồng, để chuyện công thực sự là chuyện công, chớ không để số phận Việt tộc bị giam trong lao tù độc đảng theo kiểu mật nghị Thành Đô mà Đảng cộng sản Việt Nam đã ký với Đảng cộng sản Trung Quốc.

Chủ thể Việt đứng về phía nước mắt !

Chủ thể Việt phải dứt khoát từ tư duy tới hành động để loại năm hiểm họa này ra khỏi số kiếp của Việt tộc, chỉ vì năm tai biến này, năm hoạn nạn này, năm bi kịch này không thể chấp nhận được nữa ! Cái tốt là lõi của con người ; có tư lợi nhưng cũng có bản lĩnh lấy tư lợi để phục vụ tha nhân ; Jung đề nghị xem con người như sinh thể phiến diện (nhìn gần, quên xa) nhưng sống động từ tư duy tới hành động vì biết dùng tư lợi để phục vụ cho thân thuộc, vì cộng đồng. Từ đây chúng ta có thể tìm ra một luận điểm là con người có thể rời cái ích kỷ của tư lợi để khởi xướng, để thăng hoa trong quá trình sống cùngsống chung với nhân sinh. Nên khi định nghĩa thế nào là chủ thể, chúng ta không quên hai chỉ báo : khởi xướng trong tự do, thăng hoa vì tha nhân, tại đây không những sẽ không có kỳ thị giai cấp, không có phân biệt đối xử, mà hơn thế nữa chủ thể luôn đứng về phía nạn nhân để chống bất công, trực diện để đối kháng với bạo quyền để chống áp bức. Chủ thể đứng về phía nước mắt ! Khi dân oan khóc chủ thể thấm thấu được nước mắt của họ ; khi dân đen lầm than trong đói khổ chủ thể thấy chính nhân phẩm mình bị xúc phạm ; khi dân chúng nheo nhóc trong cùng cực, chủ thể thấy nhân vị mình đang bị xói mòn. Chủ thể thấy, hiểu, nhận, thấu nỗi khổ niềm đau của đồng bào.

Chủ thể Việt hành động cùng xã hội dân sự

Chủ thể biết rõ thế nào là công bằng để xây dựng hạnh phúc trong cuộc sống đúng, mà ca từ của Trịnh Công Sơn đã nói thật sâu trước các biến loạn của đất nước mà Việt tộc phải cam nhận bao điêu linh : "Xin cho tôi quên phận tù đày… Xin cho tôi xin lại cuộc đời… Xin cho tôi đến tận nụ cười…". Từ đây chủ thể sẽ không đơn độc, mà luôn hành động với ba nhân tố vĩ mô của một dân tộc, của một quốc gia. Chủ thể hành tác cùng phong trào quần chúng có mục tiêu của cộng hòa (công bằng, tự do, bác ái), có mục đích của dân chủ vì nhân quyền. Chủ thể tác động qua cơ chế pháp quyền để kiểm tra ngay trong quyền lực của chính quyền, vì có chủ thể biết rõ là kẻ có quyền luôn có khuynh hướng lạm quyền. Chủ thể hành động cùng xã hội dân sự đấu tranh chống áp bức tới từ bạo quyền lãnh đạo, từ tà quyền tham quan, từ ma quyền buôn đất bán người, nguyên nhân của mọi bất công. Như vậy, chủ thể không chờ đợi có một thể chế dân chủ mới có chủ thể, mà chính chủ thể tạo ra dân chủ, chính chủ thể chế tác ra cộng hòa

Chủ thể Việt hành động bằng lương tâm của mình trước họa xâm lược

Chủ thể Việt hành động bằng lương tâm của mình trước họa xâm lược như Quốc công Trần Hưng Đạo, đau đáu ngày không ăn, đêm không ngủ ; bằng lương tri của mình như Ức Trai Nguyễn Trãi : "Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, lấy trí nhân thay cường bạo". Chính nghĩa làm nên chủ thể, chủ thể làm nên chính thể cộng hòa trong dân chủ, nơi mà chủ thể vận động phong trào quần chúng, cơ chế pháp quyền, xã hội dân sự, để cấm đoán mọi bạo quyền gây ra nội chiến huynh đệ tương tàn, mà ngược lại phải có chính trị với chính quyền tập hợp được toàn dân trong hòa hợp và hòa giải để xóa đi mọi tị hiềm, mọi mê chấp. Cấm đoán mọi tà quyền tạo ra đặc quyền, đặc lợi cùng lúc vơ vét tài nguyên của đất nước, tiền tài của dân tộc, mượn vô sản để trục lợi, mượn cộng sản để tư lợi. Cấm đoán mọi ma quyền với tư bản đỏ chung chia cùng bạo quyền và tà quyền để bòn rút mọi sinh lực của đồng bào, mọi sinh khí của xã hội. Ba cấm đoán trên là kim chỉ nam của chủ thể Việt, tạo ra từ tổng thể của nhân trínhân tri dựa trên nhân tínhnhân bản ; đến từ nhân quyềnnhân vị có đường đi nẻo về của nhân đạonhân nghĩa, của "sống lâu mới biết lòng người có nhân", biết sống đúngsống trúng vì hiểu chữ nhân !

Chủ thể Việt thương đồng bào, quý đồng loại, trọng tha nhân

Chủ thể việt sẻ cụ thể yêu cầu, đấu tranh qua công pháp bằng phương pháp dân chủ hóa hiến pháp : Đảng cộng sản Việt Nam- Đảng cộng sản Việt Nam, không thể nào vĩnh viễn là lượng lực độc nhất lãnh đạo dân tộc Việt. Tất cả công dân hiện nay không đồng đồng ý với Đảng cộng sản Việt Nam đều được sống yên, sống đúng trên lãnh thổ Việt. Tất cả dân tộc Việt được quyền yêu cầu đa nguyên để phát huy đa tài, đa trí, đa lực, đa năng, đa hiệu để đưa xã hội vào tiến bộ, đưa dân tộc vào văn minh. Chủ thể Việt đã có mặt và đã hành động ngay trong xã hội Việt vì tiền đồ dân tộc có đồng bào miền Bắc đã tưởng niệm các chiến sĩ của Việt Nam cộng hòa đã tử thủ vì Hoàng Sa năm 1974 ; có đồng bào miền Nam đã tưởng niệm các chiến sỉ đã tử thủ vì Mạc Ga năm 1988 ; có các chiến sĩ của hai miền, có đồng bào hải ngoại đang viết-đúng-để-viết- rõ Việt sử là bạo quyền độc đảng khi đàn áp các cuộc tưởng niệm nầy chỉ là một chính quyền gián tiếp hay trực tiếp đóng vai trò Hán nô.

Chủ thể thương đồng bào, quý đồng loại, trọng tha nhân, vì chủ thể chấp nhận kẻ khác có mặt trong cuộc đời chung với mình, để cùng nhau xây dựng cuộc sống đúng. Chủ thể chấp nhận thử thách tự có trong sự khác biệt giữ cái tôi và tha nhân, chủ thể chấp nhận luôn sự thăng trầm trong kiếp người để chuyển hóa kiếp người, để tìm ra một định nghĩa thông minh về số kiếp của một người chính là : tự do của người đó ; tự do trong nhân quyền có nền là nhân phẩm.

Chủ thể Việt của lương tri

Chủ thể xây dựng cuộc sống đúng trong sự thăng hoa nhân tính, dựa vào nhân lýnhân tri để bảo vệ nhân vị, để tạo dựng một nhân loại biết sống trúng vì cuộc sống đúng. Từ đó, chủ thể trực diện để đối kháng chống bất bình đẳng để trực luận chống bất công ; chủ thể đối kháng trong không gian bạo quyền để đối diện với tà quyền theo chiều dài của thời gian, bất luận thời hạn. Chủ thể đứng về phía ánh sáng để soi sâu vào bóng đêm của tà quyền, nơi chui rúc những âm binh phản dân, hại nước, đứng về phía ánh sáng để vừa bảo vệ sự thật, vừa bảo vệ chân lý, vừa bảo vệ lẽ phải. Chính phương trình sự thật-chân lý-lẽ phải là phương châm của bốn công đoạn để hình thành chủ thể : đề nghị-đối thoại-quyết định-hành động đây chính là bản chất của dân chủ ; ngược hẳn với độc tài trong độc đảng là chuyên chính-bạo quyết-áp đặt-khống chế. Chủ thể luôn là nỗi lo của bạo quyền độc tài, nỗi sợ của tà quyền tham quan, nỗi "mất ăn, mất ngủ" của ma quyền buôn dân bán nước, chính vì vậy chúng ta rất dễ nhận ra các chủ thể, từng cá nhân một với lý lịch, diện mạo, danh tánh, đó chính là : các tù nhân lương tâm, đang chịu vào lao lý của một cơ chế âm binh. Khi chúng ta nhận ra các tù nhân lương tâm chính là các chủ thể thì chúng ta đã thấy được lương tâm chúng ta, đã có lương tri ngay trong chủ thể Việt.

Tự do : chủ lực của chủ thể

Tự do có trong nhân tính, từ khi con người phải tự gầy dựng cho mình một chương trình, một dự phóng, một tương lai nếu con người không dựa vào được thượng đế, thần linh hay tôn giáo hoặc dị đoan để trực tiếp gánh số kiếp của mình. Tự do hiện diện trong chất sống của một cá thể, luôn được củng cố bởi các phương án của cá thể đó trong suốt quá trình sinh tồn của mình : tự thân trong tự chọn để tự chủ trong tự tin là chỉ có mình mới nuôi, mới sống cho mình, nghĩa là chỉ có mình mới tự cứu mình được mà thôi.Tự do khi được định vị, định hình, định dạng qua ngữ vựng, ngữ văn, ngữ pháp : tự do là tự do, thì tự do không còn cần tới cách giải quyết siêu hình (học) là con người sinh ra và số phận của nó thuộc về hoặc nằm trong tay môt đấng tối cao là thượng đế sáng tạo ra cuộc sống và con người. Bản chất của tự do là vô thần, vì nội chất của tự do là vô thánh, nhưng tự do không vô đạo, nếu định nghĩa đạo là con đường, thì chính tự do là con đường để nhân sinh đi đúng vào hướng của nhân tính. Tự do là quyền phán đoán, phán đoán lịch sử để hiểu sử tính, để thấu sử luận để không lặp lại sai lầm về sử quan trong tương lai, phán đoán các chính quyền độc đảng làm chỗ dựa cho độc tài, độc trị, độc tôn, để chọn lựa và quyết định cuộc sống theo hướng đa tài dựa trên đa trí, đa năng, đa hiệu, có cơ sở trong đa nguyên để bảo đảm dân chủ vì nhân quyền của chúng ta.

Tự do cận kề nhân phẩm

Tự do có thể đi tìm sự thật từ chính trị qua kinh tế, từ tâm linh qua tôn giáo, từ dấn thân qua cách mạng, nhưng kẻ đòi tự do cho sự thật phải trả giá cho sự chọn lựa của mình, mỗi chuyện trên đời này qua chọn lựa của mỗi cá nhân đều có cái giá của nó, và tự do chân chính luôn đòi hỏi chuyện : đúng giá ! So với các giá trị mà mình muốn vương tới, đi tới. Tự do luôn có tri thức sống động để chống lại chuyện : quá giá phá giá ! Vì tự do luôn mang lý trí sinh động chống lại tham ô, tham nhũng của bọn tham quan, tham quyền sống nhờ quá giá phá giá, mà nội chất của bọn này là : cờ gian, bạc lận. Tự do cận kề nhân phẩm, khi nó nhận ra chính nhân phẩm hay, đẹp, tốt, lành sẽ cứu nhân thế còn nhiều điều xấu, tồi, tục, dở, khi chính tự do dùng nhân phẩm để xem, xét, khảo, tra nhân loại còn lắm chuyện thâm, độc, ác hiểm, trong đó nhân sinh vẫn còn là nạn nhân của nhân tình, khi nó đã mất nhân tính. Tự do song hành cùng nhân đạo, khi nó chọn đạo lý để giữ khoan dung, đạo đức để nắm rộng lượng, luân lý để nâng vị tha, khi cái bạo (bạo lực, bạo động, bạo hành) còn đang tung hoành bởi cái độc (độc tài, độc quyền, độc tôn, độc trị) qua độc đảng, đang ngày ngày làm kiệt quỵ sinh lực của hệ hiệu (hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả) vì cái độc này đã giết ngay trên thượng nguồn hệ sáng (sáng kiến, sáng lập, sáng tạo) chính là định nghĩa năng động nhất của tự do : tự do sáng tạo !

trithuc13

Tự do dẫn dắt dân chủ

Tự do luôn là tự do có điều kiện, điều kiện nhân phẩm dùng nhân lý, nhân tri, nhân trí để củng cố, để thăng hoa nhân nghĩa, nhân từ, nhân đạo, để đưa nhân tình, nhân thế, nhân loại vào đúng quỹ đạo của nhân quyền : sống chung vì đáng sống. Nếu tự do không có điều kiện sẽ là tự do trong tự sát, vì nó biến cuộc sống thành địa ngục, cuộc đời thành âm phủ. Tự do luôn là tự do có điều kiện vì nó muốn lánh địa ngục, xa âm phủ, vì nội chất của nó là sống hay, sống đẹp, sống tốt, sống lành, chớ không phải sống tồi, sống tục, sống dở, sống nhục. Tự do là cột của hệ cá (cá nhân, cá thể, cá tính), tại đây tự do nâng hệ tới hệ chủ (chủ động, chủ đạo, chủ quyền) để cá thể thực sự thành chủ thể, sống có trách nhiệm với tập thể, lao động có bổn phận với cộng đồng, tiến thân có đạo đức với xã hội, và chủ thể đó không ngừng có sáng kiến với dân tộc, có sáng tạo vì đất nước, chính tự do là định chất của mọi định nghĩa về chủ thể sáng tạo trong mọi xã hội văn minh, dân chủ, nhân quyền hiện nay. Tự do dẫn dắt dân chủ, chính tự do sẽ đưa đường dẫn lối nhân quyền, trong đó có tự do để tự chọn cho mình một tương lai, một chân trời không có tham quan bất tài, không có tham nhũng vô nhân, làm quỵ kiệt mọi tiềm năng phát triển của Việt tộc, đó là tự do diệt bọn "sâu dân, mọt nước".

Không có tự do sẽ không có một xã hội dân sự văn minh

Tự do là lực để chống hệ xâm (xâm lấn, xâm lược, xâm chiếm) của bọn lãnh đạo Bắc Kinh, chúng là : Tàu tặc, với ý đồ muôn thủa xâm lăng để đồng hóa Việt tộc. Chỉ có tự do bảo trì chủ quyền, tự do bảo đảm độc lập, tự do bảo quản đất nước của toàn dân, ta mới đi trên lưng bọn bán nước cho Tàu tặc đang lẩn lách trong giới lãnh đạo hiện nay. Chỉ có tự do của chính ta, ta mới đi trên vai bọn lãnh đạo "hèn với giặc, ác với dân", vì chúng đã vong thân đang chờ vong quốc. Tự do là rễ của hệ tự (tự tin, tự lập, tự chủ) không có tự do sẽ không có nhân quyền và dân chủ, cụ thể là sẽ không có công bằng và bác ái để có tam quyền phân lập : lập pháp, hành pháp, tư pháp, không có tự do sẽ không có một xã hội dân sự văn minh. Tự do là gốc của hệ công (công bằng, công lý, công pháp) trong đó công tâm không hề rời đạo lý và luân lý để tự do cá nhân không bị bóp, siết, ngăn, chặn bởi ích lỷ, tư lợi luôn là mối đe dọa trong đời sống cộng đồng, trong sinh hoạt tập thể. Tự do là cội của hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức), hợp lưu của ý thức, nhận thức, tâm thức, làm nội lực cho thăng hoa cá nhân, cho thăng tiến tập thể, cho thăng chất cộng đồng, không có tự do thì tập thể chỉ là khuôn khép, cộng đồng chỉ là khung kín, và xã hội chỉ là nhà tù không quản giáo.

Tự do làm chủ cuộc đời mình một cách liêm Minh nhất

Tự do là nguồn của hệ sáng (sáng kiến, sáng lập, sáng tạo) trong đó tự do sáng tạo của cá nhân là dàn phóng cho tự do tập thể, là dàn nhún cho tự do cộng đồng, để đưa xã hội vào quỹ đạo trong cá nhân làm động cơ cho dân tộc, là động lực cho đất nước. Tự do là nền của hệ văn (văn hóa, văn minh, văn hiến) trong đó có tự do sáng kiến của tập thể, có tự do sáng lập của cộng đồng, có tự do sáng tạo của cá nhân kích thích văn hóa mở cửa để đón các văn hóa khác, thôi thúc văn minh của một dân tộc hội nhập vào văn minh của thế giới, đón chào các văn hiến của láng giềng, cùng nhau xây dựng một nhân văn đáng sống cho nhân loại. Tự do là trụ của hệ nhân (nhân loại, nhân sinh, nhân tình) được tự do của nhân tri, nhân trí, nhân văn đưa tới những chân trời của nhân đạo, nhân bản, nhân tính, trong đó nhân quyền hỗ trợ cho nhân nghĩa có chỗ đứng xứng đáng trong nhân cách của mỗi cá nhân qua tự do. Tức là tự do làm người một cách liêm sỉ nhất, tự do làm chủ cuộc đời mình một cách liêm minh nhất. Tự do là cột của hệ cá (cá nhân, cá thể, cá tính), tại đây tự do nâng hệ tới hệ chủ (chủ động, chủ đạo, chủ quyền) để cá thể thực sự thành chủ thể, sống có trách nhiệm với tập thể, lao động có bổn phận với cộng đồng, tiến thân có đạo đức với xã hội, và chủ thể đó không ngừng có sáng kiến với dân tộc, có sáng tạo vì đất nước, chính tự do là định chất của mọi định nghĩa về chủ thể sáng tạo trong mọi xã hội văn minh, dân chủ, nhân quyền hiện nay.

Tự do của tri thức tạo nên ý thức

Tự do đón nhân tri như tự do đón nhận kinh nghiệm tới từ cuộc sống, biến kinh nghiệm thành kiến thức, rồi đưa đạo lý vào tri thức để có ý thức về cuộc đời, có nhận thức giữa sự sống và cái chết, từ đó chọn sự sống trong cái sống đúng rồi biến nó thành cái sống cho đáng. Tự do đón nhân tri như tự do chấp nhận thăng trầm, chấp nhận nghèo khổ nhưng luôn phấn đấu để vươn lên, cam chịu tiết kiệm để lập vốn, cáng đáng cần lao để phát triển, phát minh để làm cho bằng được chuyện thay đời đổi kiếp theo hướng đi lên. Tự do là vốn để chống hệ độc (độc đảng, độc tài, độc tôn, độc trị) đang truy diệt nội công Việt tộc, đang vùi lấp nội lực trí thức, đang thủ tiêu sung lực thanh niên, đang bóp nghẹt mãnh lực của toàn dân trên con đường phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật... Một hệ độc đang giết lần, giết mòn mọi sinh lực xã hội, biến thanh niên là nguyên khí của quốc gia thành các kẻ làm thuê, làm công với điều kiện lương bổng tồi, với bảo hiểm lao động tục. Tự do không trừu tượng, tự do có hai thế thăng bằng : thân thể và tư tưởng, trong thân thể có thể xác của cá nhânbản thể là sự trao truyền sự sống tới từ cha mẹ và tổ tiên, trong tư tưởng có tư duytư lợi, tư duy theo phương hướng của tri thức tạo nên ý thức, tư lợi theo định hướng phòng thân, thủ thân, lập thân.

Hiểu biết-chọn lựa-quyết định để hành động vì tự do

Tự do không mơ hồ, không tự sát, không ai chống một cá nhân được quyền tự sát, nhưng tự do của nhân sinh là để bảo vệ thân thể và tư tưởng, như bảo vệ hai thế thăng bằng khác : sự sốngsự tồn tại, chính cái quyền được sống là định nghĩa đầu tiên của tự do, chính cái quyền được tồn tại là định nghĩa thứ nhì của tự do. Cả hai định nghĩa này làm nên tính duy lý, hợp lý và chỉnh lý trong động cơ của tự do : hành động của tự do. Tự do được cụ thể hóa hóa qua hành động của tự do theo quá trình : hiểu biết-chọn lựa-quyết định để hành động vì tự do, tự do được sống, tự do được tồn tại trong cuộc sống, và vận dụng cuộc đời, xã hội, cộng đồng, tập thể, gia đình... để ngày ngày thực hiện tự do cao hơn, rộng hơn, sâu hơn, xa hơn. Tự do là lãnh thổ của nhân tính, luôn muốn nới rộng biên giới, cùng lúc nó muốn phá luôn các ngục tù ý thức hệ, các mô hình bảo thủ, các mô thức lỗi thời, để nhân tri nên cao nhân loại, để nhân trí đào sâu nhân tình.

Tự do có ý thức, không hề là loại tự do thụ động, "ba phải", "nửa vời", "lúc thế này, khi thế khác", mà chính ý thức của tự do sản sinh ra ý định thực hiện dự phóng, ý muốn tổ chức chương trình, để hình thành ý đồ phải thành công qua chiến lược lâu dài, chiến thuật ngắn hạn, kể cả sách lược được dựng nên qua mưu lược, tất cả tạo nên ý lực cho hệ quyết (quyết định, quyết đoán, quyết tâm).

Tự do giáo dưỡng dân chủ ngay trong đấu tranh cho công bằng xã hội

Tự do có ý thức, có dự phóng, có chương trình qua phương trình ý thức-ý định-ý muốn-ý đồ-ý lực là điều kiện, là tiền đề, là thượng lưu của tự do muốn thay đời đổi kiếp của Việt tộc. Vì có ý thức nên chúng ta thấy cái bất công của xã hội do lãnh đạo bất tài dựa độc tài của Đảng cộng sản Việt Nam với sự xuất hiện của dân đen, dân oan. Chính phương trình ý thức-ý định-ý muốn-ý đồ-ý lực này sẽ giúp Việt tộc đón nhận nhân tri để có nhân trí mà chống đối, mà đấu tranh, mà phấn đấu cho tương lai của đất nước ! Tự do giáo dưỡng dân chủ ngay trong đấu tranh cho công bằng xã hội, chống lại chuyện "con vua thì được làm vua", với bi hài kịch "thái tử đảng" sinh ra như những quái thai vô tài bất tướng nhưng được lãnh đạo theo kiểu cha truyền con nối của thể loại"con quan thì được làm quan", gây một thảm kịch cho cả dân tộc : "cả họ làm quan" qua gia đình, hậu duệ, thân tộc, họ hàng... với một cơ chế quái vật ma hình quỷ tướng làm trò hề cho các quốc gia dân chủ văn minh. Tự do giáo dưỡng dân chủ được chứng minh ngay trong lịch sử của Việt tộc là chuyện "con vua thì được làm vua, con sải nhà chùa thì quét lá đa" là vừa sai trái vừa vô minh, vì vừa bất công vừa vô nhân. Hãy nhớ lại trường hợp của Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) là con "sải nhà chùa" mà cũng là minh sư : Vạn Hạnh, đã lập ra triều Lý, sáng ngời trong Việt sử, một triều với các khai quốc công thần dụng nội lực văn hóa Việt để chế tác ra sung lực cho văn minh Việt, để gầy dựng nên hùng lực cho văn hiến Việt.

Tự do phải biết tự sinh

Tự do phải biết tự xây, khi đã tiếp nhận đạo lý, đón nhận đạo đức, thâu nhận luân lý, để xây lên liêm chính, để dựng lên liêm sỉ, bảo vệ nhân phẩm chống lại cường quyền, độc tài, tham nhũng. Từ đó, cụ thể hóa dự phóng đẹp, để hiện thực hóa tương lai hay, để thể hiện hóa chuyện thay đời đổi kiếp theo định hướng tốt, theo chân trời lành cho nhân sinh. Tự do tự xây, dựa trên ngữ pháp "xây để dựng tự do", vì không ai ban bố tự do cho ta, mà tự do có được qua ý thức không chấp nhận bất công, qua nhận thức không dung túng độc tài, qua tâm thức không nhượng bộ bạo quyền. Tự do phải biết tự sinh, có mặt ngay trong hiện tại để trong hiện sinh trong đấu tranh của kiếp người chống lại bạo quyền qua hệ thống bạo lực của nó. Cùng lúc tự do là dàn nhún, dàn phóng gởi phương án của sự sống đúng đến trúng tương lai tốt đẹp cho nhân sinh. Hơn thế nữa, tự do biết gởi thông điệp tới tương lai, luôn nhắn tín hiệu tới mai hậu là : tự do có mặt để giúp con người thăng hoa theo hướng chân-thiện-mỹ. Tự do tự sinh để gởi, gởi thông điệp, gởi luôn tín hiệu là tự do biết nổi giận vì đã chịu quá nhiều bức xúc tới từ bất tín, bất tài, bất trung, đã tạo ra bất công, sinh ra bất nhân, đang lũng đoạn luân lý Việt qua tham nhũng của tham quan. Chính tự do nổi giận chỉ là dòng lũ của thượng nguồn, sẽ tạo nên dòng thác của nổi loạn tại hạ lưu để chống độc tài, độc quyền, độc trị được chống lưng bởi độc đảng, để hình thành hợp lưu của bao dòng lũ, dòng thác tạo nên : nổi dậy !

trithuc14

Tự do là ý thức về nhân phẩm để giữ nhân tính

Tự do có năng động tính riêng của nó, vì tự do vừa biết phòng ngự trước các cái xấu, tồi, tục, dở, vừa biết phản công chống lại các cái thâm, độc, ác, hiểm. Một thông minh khác của tự do là vừa biết khẳng định nhân phẩm của mình, vừa biết vượt thoát các lo âu, sợ hãi tới từ đe dọa, tới từ bạo quyền ; cho nên tự do sống vì quá trình tự thoát để tự thắng. Tự do để tự thắng, là thông điệp đầy hùng lực của tự do : tự do không để bạo quyền, bạo lực, bạo hành giết sự thông minh của nó, sự sáng tạo của nó. Tự do để tự cứu để chống tận diệt môi trường, để bảo toàn môi sinh, như chính bảo vệ tính mạng của mình và của đồng bào, trước các cá nhân lãnh đạo giành giật quyền lực để dễ buôn dân, bán nước. Tự do để tự cứu trực diện để kình chống loại tự do vô nhân, vô đạo của bọn sâu dân mọt nước, khi chúng tự cho phép là chúng có quyền tự do vô biên, vô định, vô hạn để vơ vét từ tài nguyên của đất nước tới tiền tài của nhân dân. Loại tự do vô minh, vô tri này của chúng được dung dưỡng trong một chế độ độc đảng để độc quyền thâm thủng nguyên khí của quốc gia. Tự do cùng tự chủ nuôi nhân đức trong một không gian đức của chung sống trong công bằngbác ái trong đó tự do biết : nội lực của luân lý có ý thức về trách nhiệm và bổn phận, sung lực của đạo lý có ý thức về chuyện hay, đep, tốt, lành ; hùng lực của đạo đức : ý thức về nhân phẩm để giữ nhân tính.

Tự do cảm nhận bằng cảm xúc, nhưng được tồn tại bằng lý luận

Tự do trong một không gian đức của phương trình thấy-hiểu-thấu-nhận : tự do cùng tự chủ của phải hiểu cái tốt để phải làm ra cái tốt cho mình và cho đồng bào, đồng loại. Tự do cùng tự chủ phải thấu cái đức để tiếp nhận cái luận (lý luận, lập luận, diễn luận, giải luận) ; tự do cùng tự chủ phải tiếp thâu cái để đón tiếp cái thức (kiến thức, tri thức, ý thức). Tự do vì công lý của công bằng : tự do cùng tự chủ đề nghị cái lý phải đúng, đúng tự định nghĩa tới diễn đạt, cái đức phải tốt, tốt từ định đề tới áp dụng trong giáo dục, cái luật phải minh, trong nghĩa công minh cho toàn xã hội. Tự do cảm nhận bằng cảm xúc, nhưng được tồn tại bằng lý luận, được lâu dài bằng công pháp, nơi mà pháp luật phải công nhận tự do để xóa bất công, để trừ bạo động, để loại độc tài. Tự do cùng tự chủ công nhận công lý phải được phổ quát qua phong trào, qua đấu tranh, qua hội đoàn... Tự do là năng lực định nghĩa lại trách nhiệm để trách nhiệm có những công lý mới đúng hơn, trúng hơn trong không gian quyền hạn của trách nhiệm, trong đó trách nhiệm lãnh đạo phải liêm chính vì nó rộng hơn, nặng hơn trách nhiệm của công dân. Tự do không tự có để tự tồn, tự do có được trong tính tất yếu phải có câu trả lời, qua hành động thích hợp với luân lý của công bằng, với đạo lý của sự tôn trọng lẫn nhau. Tự do luôn là quá trình từ lý luận của tư duy tới lập luận cho hành động vì công lý, dùng lý trí tự kiểm soát hành vi, tự kiểm định hành động của mình qua trí tuệ và đạo lý, qua trí lực và luân lý.

Tự do là trách nhiệm của ý thức

Tự do có trong khả năng tự điều chế đam mê, cảm xúc, xúc động dẫn tới vô tri, thượng nguồn của vô trách nhiệm có lý trí của tự cân bằng các sinh hoạt xã hội, cộng đồng, tập thể theo quy luật công bằng, dựa trên công lý, được trợ lực bởi công tâm. Tự do biết tự giáo dục, qua kiến thức, qua tri thức để có ý thức biết tự giáo dưởng đạo lý, đạo đức, luân lý cho mình và cho người khác. Tự do biết quyền tự bảo vệ mình trước bạo quyền, bạo động, bạo lực, làm nguồn gốc của khổ đau, là nguyên nhân của nghèo đói. Tự do có quyền bảo vệ đồng bào và đồng loại trước độc tài, độc quyền, độc đảng, là gốc, rễ, cội nguồn của bất tín, bất tài, bất lương. Tự do có quyền tự đa năng hóa trong các sinh hoạt chính trị và xã hội, dựa trên đa tài, đa hiệu, đa năng của tha nhân, dựa trên đa nguyên, đa lý, đa đảng của nhân quyền và dân chủ. Tự do biết bảo vệ môi sinh, trong đó có quyền bảo toàn môi trường sống, như chính bảo quản để cuộc sống, chống ô nhiễm môi trường và chống ngay trên thượng nguồn các tà quyền, các công nghiệp ngày ngày gây thảm họa môi sinh, đe dọa cả nguồn sống lẫn sự sống của bao thế hệ. Tự do là trách nhiệm của ý thức, tự do vừa là cơn gió chắn đường chim bay, nhưng vừa là lực giúp chim bay, luôn mang ý thức không chấp nhận bất công, bằng chính ý thức của mình khi thấy trước mắt mình bạo quyền đẻ ra bất bình đẳng, và tà quyền làm tăng bất công hằng này qua bạo lực và qua tham nhũng.

Tự do thì khẳng định nội chất của sự sống là do con người quyết định

Tự do có được vì chính bất công, bạo quyền, độc tài vừa làm sáng định nghĩa, vừa làm sáng ý chí của tự do, chính tà quyền vô tình tạo điều kiện cho tự do ra giữa ánh sáng của nhân sinh, để phản diện rồi phản đề và cuối cùng là phản kháng chống bất công. Tự do luôn mang ba hành tác : tự do bên trong qua lý luận của tư duy, tự do thể hiện hành động ra bên ngoài, tự do bảo vệ tha nhân, như chính bảo vệ nhân tính của mình. Và khi tự do bị hiểu sai, rồi lạc hướng, khi tự do biến thành thảm họa cho mình và cho người khác, thì tự do phải luôn trở về với ba định hướng, dưới dạng ba câu hỏi : tự do muốn gì ? Tự do làm gì ? Tự do về chuyện gì, trong xã hội nào, trong bổi cảnh nào ? Từ đây, tự do luôn có ba thực chất để thể hiện mình : chủ thể, mong cầu và hành động. Khi cả ba vế này được minh bạch thì tự do phải : vượt thực tế, thực tại, thực cảnh ; vượt trở lực, khó khăn, thử thách ; vượt độc tài, bạo quyền, tham nhũng. Tự do thì khẳng định nội chất của sự sống là do con người quyết định, và chính con người hoàn toàn tự do để tìm đường đi nẻo về của nhân đạo, cũng chính con người phải vì nhân phẩm trước bạo quyền, độc tài, tham nhũng phải bảo vệ tự do của mình như bảo vệ con ngươi của mình để nhìn cho ra nhân tính. Tự do là sự phối hợp giữa tự tin của tư duy và độc lập lý luận, không thờ ơ trước bất công, mà chọn lựa hành động để thay đổi thực tế không được chính nghĩa của tự do chấp nhận nữa.

Tự do đi theo cái đúng, để làm nên cái tốt

Tự do trong tự tin là thử thách chống lại sự thờ ơ, lãnh đạm, vô cảm, có thể tới tự thái độ biếng lười của tư duy, chưa được trang bị ý chí làm thay đổi tình hình do bạo quyền làm ra. Tự do vừa là quyền hạn, vừa là khả năng của ta, để ảnh hưởng thẳng tới cuộc sống, nên tự do chỉ tùy thuộc ta ngay trong tính khả thi muốn thay đổi cuộc sống theo hướng thiện. Tự do đi theo cái đúng, để làm nên cái tốt, đó là khả năng của tự do chế tác ra các quy định mới thuận lợi cho công bằng và bác ái trong không gian chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục... Tự do trong không gian của đạo lý và luân lý, có khung đạo đức của xã hội, trong lòng tin trước pháp lý của pháp luật vì công lý của công bằng. Tự do chỉ của một người, một nhóm, một bè, một phái, một đảng là loại tự do sớm nở tối tàn trước nhân lý, chỉ là loại tự do sống nay chết mai trước nhân phẩm. Tự do chống bạo quyền, độc tài, tham nhũng được kiểm chứng qua các quá trình sau đây, nơi mà mỗi chuyên ngành của khoa học xã hội và nhân văn phân tích và giải thích được : tự do biết hét lên : không đúng ! Không chấp nhận được ! để chống bạo quyền, độc tài, tham nhũng… để đi tới tìm cái đúng, tìm cái chấp nhận được qua công bằng của công lý ; triết học luân lý và chính trị học gọi là lẽ phải của tự do.

Tự do đúng đưa công lý đúng tới với công bằng đúng

Tự do nổi lên trong nổi dậy giữa xã hội, cộng đồng, dân tộc khi nhân phẩm bị xúc phạm, tự do này đi từ nhân lý tới nhân trí ; tri thức luận và xã hội học chính trị đặt tên nó là : nhân tính của tự do. Tự do vượt khoảng cách, đã gây ra ngăn cách giữa người với người, dùng tự do để lập lại cầu nối, tạo ra phong trào, tái lập lại quan hệ xã hội để tìm sự chia sẻ, sự đồng cảm, từ đó chế tác ra đoàn kết và tương trợ giữa các nạn nhân của bạo quyền ; tâm lý học tri thức và sử học chính trị nêu tên nó là : lực bảo vệ quan hệ của nhân loại. Tự do gạn đục khơi trong, loại bỏ bạo động có thể hủy diệt quan hệ xã hội, từ đó tạo nên một trật tự mới có đạo lý cạnh lý trí, có công lý cùng công bằng để bạo vệ sự trường tồn của tự do, mà triết học phân tích và xã hội học giáo dục tặng nó tên : trí tuệ của nhân lý. Tự do đúng đưa công lý đúng với công bằng đúng tới đúng nơi để bảo vệ công dân trước bạo quyền, đưa pháp lý đúng tới pháp luật đúng, biết bảo vệ lẽ phải để bảo vệ nạn nhân của bạo quyền, độc tài, tham nhũng, mà luật học cùng giáo dục học gọi nó là : kiến thức của tự do. Tự do đúng đưa vào thảo luận để tìm ra cách giải quyết có đạo lý trước các khổ nạn của nhân sinh, chính đây là phẩm chất của đối thoại, chống phân biệt đối xử, chống chuyện loại trừ tha nhân bằng chủ quan của định kiến, và xã hội học đạo lý cùng chính trị đàm phán trao nó tên : dân chủ của truyền thông.

Tự do dám đẩy cửa, đạp tường, phá rào, chặt xiềng, phá tan nhà tù

Tự do dám đẩy cửa, đạp tường, phá rào, chặt xiềng, phá tan nhà tù có ngay trong tư duy của mỗi cá nhân, nhưng chính ý thức của tự do gầy dựng nên từ ý nghĩa của tự do này, sẽ chế tác ra dàn phóng cho chính nghĩa của tự do. Và tự do có ngay trong não bộ của cá nhân để dẫn tới hành động cụ thể vì công lý, ngay trong xã hội mà quần chúng đang bị lao lý hóa bằng bạo quyền, độc tài, tham nhũng. Tự do chặt xiềng, tự tin phá nhà tù, nhiều khi tới từ lý luận về nhân quả (nhân nào quả nấy, tức nước thì vỡ bờ), bạo quyền mà bạo ngược quá thì sẽ bị lật đổ, chính dân là kẻ đóng thuyền nhưng cũng chính họ là kẻ lật thuyền, để dìm tà quyền, ma quyền xuống đáy sông. Tại đây thì tự do cũng đủ nội lực, đủ nội công để khẳng định quyền sống như xác nhận chính bản lĩnh của lý trí biết tự tư duy để đấu tranh vì tự do, mà không cần phải là nạn nhân của bạo quyền, độc tài, tham nhũng.

Tự do có mặt trong quyền công dân của một xã hội có công lý vì công bằng

Tự do có mặt trong quyền công dân của một xã hội có công lý vì công bằng, lấy pháp lý để hỗ trợ pháp luật. Nhưng trong một chế độ mà bạo quyền, độc tài, tham nhũng không những đã áp đặt công an trị để đàn áp quần chúng, mà còn thao túng hiến pháp qua độc đảng, giật dây tư pháp qua độc trị ; thì tự do chủ quan bên trong của lý trí trong mỗi cá nhân phải được hình thành qua tự tin đẩy cửa, đạp tường, phá rào, chặt xiềng, phá tan nhà tù trong xã hội bên ngoài. Tự do hành động trong phương trình của lý trí-trí tuệ-ý chí để xử lý các trở lực đang che chắn cho bạo quyền, độc tài, tham nhũng. Tự do trong đấu tranh có thành công và có thất bại, nhưng ngay trong thảm bại, tự do không tuyệt vọng, vì chính nghĩa của tự do sẽ làm nội lực cho chính khí của tự do, cụ thể là không cúi đầu mà ngẩng đầu, không khoanh tay mà thẳng lưng, không quỳ gối mà thẳng bước đi về phía chân, thiện, mỹ. Phải đứng dậy với sung lực của đi tới, có hùng lực để leo dốc, có mảnh lực để nhảy vọt thẳng tới nhân phẩm, khi bạo quyền đang đe dọa nhân tính !

Lê Hữu Khóa

(28/04/2021)


[1] Lê Hữu Khóa, OAN LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

   Lê Hữu Khóa, BỤI LUẬN, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-Trang thầy Khóa.

[2] Các phương pháp tiếp cận căn bản của khoa học xã hội và nhân văn, Anthropol-Asie xuất bản, Facebook Vùng Khả luận (trang thầy khóa)

[3] Nhân Luận và Nhân Việt, facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa)

[4] Lê Hữu Khóa, Tri Luận, Anthropol-Asie, Facebook Vùng Khả Luận (trang thầy Khóa).

[5] Lê Hữu Khóa, Liens méthodologiques, parenté épistémologique entre les sciences sociales, Collection Sens &Preuves. Presse Universitaire du Septentrion.

[6] Lê Hữu Khóa, Anthropologie du Vietnam, Tome I, Anthropol-Asie, Ed. Les Indes Savantes.

---------------------

lhk0 Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille

Giám đốc Anthropol-Asie

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc

Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lê Hữu Khóa
Read 962 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)