Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Tư liệu

17/08/2021

Dặm về… Kẻ ở… Mai chị về…

Lê Hữu Khóa

Kính tặng chị Bé Ký

Dặm_về.pdf

Hè năm 1987, tại nhà của hai họa sĩ Bé Ký-Hồ Thành Đức, bạn bè tụ họp khá đông, hơn 20 người, họa sĩ đa số, nhạc sĩ thiểu số, không có thi sĩ, nhưng không thể không có thi ca, nhất là dưới chế độ bạo quyền độc đảng công an trị, rình rập để vây bủa văn nghệ sĩ miền Nam, với mắt cú cùng nanh sói của nó.

damve

Theo thói quen của bạn bè mỗi lần được tụ họp thì bất cứ giá nào các bài thơ hay phải xuất hiện, và phải tìm cho ra một bạn tình nguyện đọc các bài thơ đó, tối hôm đó bài được chọn là bài : Kẻ ở (Mai chị về) được đồng loạt yêu cầu. Trước khi người đọc bài thơ này được đọc, thì bạn bè bàn tán rôm rả về bài này, không phải của bác Quang Dũng, bác ấy chỉ giữ hộ, rồi nhận nhiệm vụ công bố và trao truyền bài này tới những ai thích thơ, yêu thơ, quý thơ.

Có bạn còn xác chứng luôn là bài này tên là Dặm về, mà tác giả là Nguyễn Đình Tiên, viết vào mùa Thu 1945. Bạn bè thích bàn tán cho vui, nhưng khi bài này được đọc lên thì sự xúc động tập thể là chuyện hoàn toàn có thật, một cảm xúc được cảm nhận qua sự tập trung, sự yên lặng, tất cả lắng nghe với lòng trân quý :

Mai chị về, em gửi gì không ?

Mai chị về nhớ má em hồng

Đường đi không gió, lòng sao lạnh

Bụi vướng ngang đầu mong nhớ mong.

Bài thơ mang tên là Dặm về, hay Kẻ ở, rồi Mai chị về, cả ba tựa này đều hay và đều đẹp cả, nhưng thượng nguồn của bài thơ, khi bài thơ được xuất hành bằng một câu hỏi.

Và những ai yêu quý bài thơ này thì vừa muốn được trả lời thỏa đáng về các câu hỏi, lại vừa muốn là những câu hỏi này cứ là câu hỏi, không cần phải trả lời thẳng thừng : Mai chị về, câu hỏi là : Chị về đâu ? Về quê chồng ? Hay về lại quê của chị ? Chị về đâu mà nỗi buồn của chị đã định vị đến rợn người ngay những thi từ đầu tiên : lòng sao lạnh.

Hình ảnh thơ : Bụi vướng ngang đầu là một hình ảnh lạ trong thi ca của Việt Nam, lại rất thông minh để phục vụ tận tình cho nhạc tính thơ, chế tác ra nội chất thơ : mong nhớ mong.

Hai người thầy của thi ca Pháp trong thế kỷ thứ XX là Bonnefoy và Char, cứ lần tìm mãi câu trả lời là : hình ảnh thơnhạc tính thơ tạo nên nội chất thơ, hay ngược lại vậy, chính nội chất thơ dắt díu hình ảnh thơ, dắt dìu nhạc tính thơ. Và theo nhà triết học tài ba hiện nay của Pháp -và của thế giới- là Badiou, thì khi cả ba : hình ảnh thơ, nhạc tính thơ, nội chất thơ nhập nội lại với nhau thì tư tưởng thơ sẽ ra an nhiên tự tại mà ra đời, một loại tư tưởng có tự tin để diễn luận, có tự chủ để giải luận. Đây là đặc điểm của thi catriết học không có, vì triết học phải diễn luận rồi giải luận theo một hệ thống lý luận, theo một cấu trúc lập luận từ khái niệm tới lý thuyết ; thi ca thì không, cứ khơi khơi tự sinh rồi tự tồn, không cần hệ thống, chẳng qua cấu trúc.

Quê chị về xa tít dặm xa

Rừng thu chiều xao xác canh gà

Sương buông khắp lối đường muôn ngã

Ngựa lạc cành hoang, qua lướt qua.

Bài thơ này lại đưa ra một vấn đề khác, bắt người đọc phải nhìn-để-thấy, vẫn chưa xong, phải thấy-để-thấu cái xa tít (Quê chị về xa tít dặm xa).

Mann khi nhận giải Nobel về văn học, ông vẫn mang một nỗi buồn, và ông trách là dân tộc Đức của ông đã nhìn bọn diệt chủng Đức quốc xã của Hitler, một cách quá hời hợt. Bọn này đâu phải trên trời rơi xuống, rồi gây ra đệ Nhị thế chiến, mà trước đó chúng đã thắng cử trước 1939-1945, chúng cầm quyền vì dân Đức đã bỏ phiếu cho chúng. Nên chúng mới rảnh tay, gây thế chiến, tạo diệt chủng để truy cùng diệt tận người Do Thái, ông trách dân Đức của ông là : nhìn mà không thấy. Nói người phải nghĩ tới ta là Việt tộc hiện nay nhìn chế độ độc đảng toàn trị, thì có thấy đó chính là liên minh của mọi cái ác : bạo quyền công an trị, âm quyền thanh trừng trị, tà quyền tham nhũng trị, quỷ quyền tuyên truyền trị, ma quyền ngu dân trị…

Bạn có thể trách tôi sao đang bình thơ lại nói qua chuyện chính trị vậy ? Bạn ơi bài này, nếu được sáng tác năm 1945, thì lúc đó đã có các văn nghệ sĩ nhìn thấy được rồi bản chất thâm, độc, ác, hiểm của chuyên chính vô sản, mà thực chất là chuyên chính vô học. Lấy cái thâm bứng cái thức, lấy cái độc tẩy cái tri, lấy cái ác nhổ cái trí, lấy cái hiểm xóa cái giác.

Thanh Tâm Tuyền cùng các bạn văn nghệ sĩ của ông đã rời đám Việt Minh, vì thấy và thấu bản chất bạo động cách mạng chỉ là bạo lực công an trị. Trong những lần bạn bè gặp nhau sau những năm tháng địa ngục của các trại cải tạo (1975-1985), Thanh Tâm Tuyền thường đọc cho bạn bè nghe một bài thơ về nhận thức của trí thức và văn nghệ sĩ khi rời đám mang bản chất thâm, độc, ác, hiểm của chuyên chính vô học, và câu đầu tiên của bài thơ là : "Đã thấy bên sông màu thuyền thợ".

Cái ngày mà chuyên chính vô sản với màu thuyền thợ của nó, thì chỉ là cái vỏ vô sản bề ngoài, và thực chất của nó là chuyên chính vô học, cụ thể là vô minh trong vô tri, vô giác trong vô cảm, nói gần nói xa không qua nói thật là chúng lấy cái ngucái ác để diệt cái khôncái thức. Tôi có lạc đề không khi thi từ : "Đã thấy bên sông màu thuyền thợ" có cùng đường đi nẻo về với câu "Sương buông khắp lối đường muôn ngã". Rồi tác giả lại đưa luôn ra thuyết hậu quả trong hệ lụy của những ai bị lừa gạt trong kháng chiến, trong cách mạng, trong giải phóng : "Ngựa lạc cành hoang, qua lướt qua".

Tôi có giả thuyết này và tôi xin được bảo vệ nó, cụ thể là tác giả đã tiên tri trước được cái lầm đường lạc lối của cả một dân tộc, khi để cái ngucái ác diệt cái khôncái thức, và Việt tộc đã sa vào mê hồn trận vô định sương buông khắp lối trong vô minh đường muôn ngã. Nội lực tiên tri của thi ca là thượng nguồn để tư tưởng thi ca được định hình với tháng rộng năm dài.

Một công hai chuyện, phải trở lại thượng nguồn của cổ triết để xem-xét-xử lại cách nhận định của tổ triết là Platon, khi tổ muốn đuổi thi ca ra khỏi cộng hòa triết học của tổ. Chỉ vì theo viện dẫn của tổ thì thi ca có những lời hay ý đẹp để chiêu dụ, để mê hoặc, để tán tỉnh và thi ca không có lý nghiêm túc, cái luận nghiêm minh của triết học. Và với tháng rộng năm dài, thì Nietzsche đã xem-xét-xử lại câu chuyện này và tới kết luận ngượ lại là : thi ca không những là thượng nguồn của tư tưởng, mà còn là nguồn cơn củ nhiều sáng tạo trong triết học.

Ngựa chị dừng bên thác trong veo

Lòng chị buồn khi nắng qua đèo

Nơi đây, lá rạt vương chân ngựa

Hươu chạy theo đàn, theo ngó theo.

Cũng vẫn hình ảnh thơ tuyệt đẹp, nhạc tính thơ tinh tế, nội chất thơ làm nên nội lực thơ, đưa nội công thi từ vào nội kết :

Ngựa chị dừng bên thác trong veo

Lòng chị buồn khi nắng qua đèo.

Câu chuyện về hình ảnh thơ tuyệt đẹp, nhạc tính thơ tinh tế, nội chất làm nên nội lực có ngay trong mạch, trong luồng của bài thơ này. Nếu ta lý luận cấu trúc thơ làm nên tư tưởng thơ thì bây giờ ta phải chọn một lối đi khác để thấy một chân trời khác của thi ca là bài thơ có một hơi thở liên tục tạo ra thế liên hoàn của các thi từ, mà người đọc lẫn người nghe đều nhận ra cả bài thơ là một hơi thở trong suốt. Không một hình ảnh nào làm thi tứ bị đứt đoạn, không một nhạc tính nào làm bài thơ bị đứt khúc.

Hình như nhạc sĩ Cung Tiến đã cảm nhận sâu xa mạchluồn khi được liên hoàn thì sẽ tạo ra một hơi thở toàn vẹn, từ nội lực thi từ làm nên nội công thi tứ, để kiến trúc nội chất thi ca. Cung Tiến đã phổ nhạc bài thơ này và Cung Tiến đã thành công, thành công bằng lực hội tụ của thi ca và âm nhạc, trong một hơi thở, một mạch, một luồn. Năm 1995 tại Paris, cũng một công hai việc, nhân dịp tân gia, tôi mời Cung Tiến để giới thiệu nhạc sĩ với nhà nhân học G. Condominas, một chuyên gia của dân tộc học mà cũng là tổ về dân tộc chí các sắc tộc của Việt Nam, và Đông Nam Á.

Khi khách Tây ra về hết rồi sau bữa tiệc, thì Cung Tiến đã đọc bài thơ này, và nhạc sĩ đã trao được hơi thở của bài thơ này tới người nghe, nơi mà thi ca và âm nhạc không còn lãnh thổ rỏ ràng, không còn biên giới rành mạch nữa. Cung Tiến đã tạo được xúc cảm tới người nghe bằng giọng của người đã thấu đậm hơi thở của thi ca. Trong sinh hoạt văn nghệ của thế kỷ XX tại Việt Nam, khi được nghe Hoàng Cầm, Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền và Cung Tiến đọc thơ thì xúc cảm đã vượt qua để vượt xa khoái cảm.

Rừng đêm nhòa bóng nhớ hoang mang

Ngựa chị vừa qua thác sao vàng

Sao trôi đáy nước, rơi chân ngựa

Buồn dựng đôi mi, ngàn lại ngàn.

Thầy Bonnefoy cứ dặn đi dặn lại đám môn sinh chúng tôi tại Collège de France, cuối thế kỷ XX qua rằng thi ca trước hết là kinh nghiệm tri thức được thí nghiệm bởi tiếng người. Mà tiếng người đây chứa bao chuyện nhân tri giữa nhân gian, nhân trí giữa nhân thế, nhân tính giữa nhân lý... Mà trong tiếng người có hình ảnh thơ : Rừng đêm nhòa bóng nhớ hoang mang ; có luôn hành tác thơ : Ngựa chị vừa qua thác sao vàng ; có cả sự vận hành thơ : Sao trôi đáy nước, rơi chân ngựa ; để tất cả được hội tụ trong tình cảnh thơ : Buồn dựng đôi mi, ngàn lại ngàn. Liên hợp hình ảnh thơ-hành tác thơ-vận hành thơ để có tổng kết thơ bằng tình cảnh thơ, từ đó xây dựng tư tưởng thơ, đây là câu chuyện"động trời" của thi ca.

Người hiểu ra câu chuyện này không ai khác hơn là Bắc đẩu của triết học thế kỷ thứ XX :

Heidegger, Trường sơn của hiện tượng học, triết gia này đã đi tìm sự nghiệp thi ca của Hölderlin, để thấy cho thấu liên minh hình ảnh thơ-hành tác thơ-vận hành thơ-tình cảnh thơ đã làm nên tư tưởng thơ. Miệt mài trong kiên định, ông tìm luôn tới thi sĩ Celan, để xin được đối thoại về tính nội kết giữa thi ca và triết học. Ai cũng biết Heidegger đã từng ủng hộ rồi cổ súy cho Đức Quốc Xã, chính bọn này đã gây ra diệt chủng chống dân tộc Do thái của Celan. Một cuộc hội ngộ, không tạo được tái ngộ, nhưng đã mở đường cho hạnh ngộ giữa thi ca và triết học, để hậu thế thấy-cho-thấu là ý định "tống cổ" thi ca khỏi cộng hòa triết học của Platon là một ý đồ sai trật. Riêng Celan thì đã trao được tâm tư của mình về "tiếng người trong thi ca", luôn đẩy ngôn ngữ đến tận cùng giới hạn của ngôn ngữ để tạo ra cho bằng được tư tưởng thơ. Khi phải lưu vong vì là nạn nhân của Đức quốc xã gây thế chiến rồi gây diệt chủng dân tộc Do Thái của ông, cho tới ngày ông quyết định tự vẫn ông giữ cho bằng được "tiếng người trong thi ca". Vì thủa sinh thời người ta cứ hỏi thi sĩ là ông không có quê hương, vong quốc thì có vong thân, vong hồn không ? Ông có buồn không ? Ông có thấy mất mát nhiều không ? Ông thản nhiên trả lời : "Từ lâu rồi, quê hương của tôi chính là tiếng mẹ đẻ của tôi". Và Heidegger hiểu hơn ai hết là triết học luôn cần một hệ thống lý luận để lập luận, mà thi ca chỉ cần một bài thơ là có thể làm cho chúng ta thay đổi nhân sinh quan, chuyển đổi thế giới quan, chuyển hóa luôn vũ trụ quan. Chúng ta cứ yêu thương nhiều tiếng mẹ đẻ, vì thi ca của tiếng mẹ đẻ này trong tâm hồn của mọi con dân thuộc Việt tộc, của một giống nòi luôn có những bài thơ, như bài Dặm về (Kẻ ở hay Mai chị về), làm luân chuyển để thăng hoa : nhân sinh quan, thế giới quan, vũ trụ quan của chúng ta.

Lê Hữu Khóa

(18/08/2021)

damve3

 

Kẻ ở

(phiên bản 1)


Mai chị về em gửi gì không ?

Mai chị về nhớ má em hồng

Đường đi không gió lòng sao lạnh

Bụi vướng ngang đầu mong nhớ mong

Quê chị về xa mù dặm xa

Rừng thu chiều xao xác canh gà

Hoa rơi khắp lối, sương muôn ngã

Ngựa lạc rừng hoang qua lướt qua

Ngựa chị dừng bên thác trong veo

Lòng chị buồn khi nắng qua đèo

Nơi đây lá giạt vương chân ngựa

Hươu chạy quay đầu theo ngó theo

Rừng đêm nhòa bóng nhớ hoang mang

Ngựa chị dừng bên thác trăng vàng

Sao rơi đáy nước vương chân ngựa

Buồn dâng đôi mi hàng lại hàng.

 

Dặm về

(phiên bản 2)

Mai chị về, em gửi gì không ?

Mai chị về nhớ má em hồng

Đường đi không gió, lòng sao lạnh ?

Bụi vượt ngang đầu mong nhớ mong.


Quê chị về xa tít dặm xa

Rừng thu chiều xao xác canh gà

Sương buông khắp lối đường muôn ngả

Ngựa lạc cành hoang qua lướt qua.


Ngựa chị dừng bên thác trong veo

Lòng chị buồn khi nắng qua đèo

Nơi đây, lá rạt vương chân ngựa

Hươu chạy theo đàn, theo ngó theo.

Rừng đêm nhòa bóng nhớ hoang mang

Ngựa chị vừa qua thác trăng vàng

Sao trôi đáy nước, rơi chân ngựa

Buồn dựng đôi mi, ngàn lại ngàn.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lê Hữu Khóa
Read 1125 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)