Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Tư liệu

20/12/2021

NMĐRN 1.4 - Cuộc đời tưởng đẹp như bài thơ

Nguyễn Văn Huy & Phan Minh Hiển

Theo tiếng còi thúc quân, Tổ quốc kêu gọi đàn con lên đường bảo vệ đại nghĩa, năm 1960 tôi vào quân ngũ và gia nhập binh chủng Biệt Động Quân. Với tính tình bặt thiệp, nét mặt dễ coi, dáng người cao ráo trong bộ quân phục hoa rừng và chiếc mũ nâu, tôi được tuyển vào đơn vị khánh tiết, chuyên môn đi chào đón các ông lớn và mỗi ngày chỉ đứng thẳng, nghiêm chào, bồng súng, lau súng, giữ thẳng li quần, đánh bóng giày. Nhiều lúc đứng rụng cả chân, mỏi cả người để làm dàn chào cho các ông lớn, bà lớn đi qua. Cuộc đời quả thật đáng chán !

phebinh1

Lực lượng Biệt Đông Quân Việt Nam Cộng Hòa nghỉ ngơi sau một trận đánh gần Bưu Điện Chợ Lớn tháng 5 năm 1968 – Nguồn : https://www.hinhanhlichsu.org/

Đầu năm 1961, tôi cùng một số bạn bè rủ nhau xin chuyển sang đơn vị tác chiến "Thần Hổ", đơn vị "bách chiến bách thắng", luôn luôn noi gương truyền thống anh hùng áo vải Lam Sơn, góp phần cùng các binh chủng hải lục không quân Việt Nam Cộng Hòa viết lên những trang quân sử oai hùng trên bước đường trừ gian diệt bạo, mang lại no ấm và yên bình cho nhân dân. Cuộc đời lính chiến không gì hãnh diện cho bằng, ngày đêm ta ghì cò súng ngăn chặn cuộc xâm lăng của quân cộng sản từ phương Bắc tràn xuống.

Chúng tôi có mặt trên hầu hết các chiến trường, tham dự không biết bao nhiêu trận đánh kinh hồn bạt vía, từ vĩ tuyến 17 đến mũi Cà Mau, từ vùng núi đồi hiểm trở cao nguyên xuống tận đồng bằng sông Cửu Long sình lầy. Đơn vị "Thần Hổ" chúng tôi chưa thất bại trận nào. Những tháng năm trong quân ngũ, tôi đã ba lần bị thương nhẹ nên vẫn tiếp tục đi chiến đấu.

Một trong những trận đáng ghi nhớ nhất, đẫm máu nhất và cũng có thể nói là lịch sử nhất, đó trận đánh Tết Mậu Thân, năm 1968. Vào đúng lúc nhân dân đang cúng giao thừa, quân cộng sản lợi dụng thời cơ tràn vào các thành phố, chiếm giữ những cao ốc và cứ điểm quan trọng để tạo lợi thế chiến đấu. Chúng bắn phá khắp nơi, tiếng súng và tiếng đại pháo vang rền khắp trời. Tại Sài Gòn, quân đội Việt Nam Cộng Hòa phải đục tường, khoét vách tiến đánh cận chiến, giáp lá cà với quân giặc. Nhiều tên địch bị trúng đạn rớt từ sân thượng xuống đất như những bị thịt, nhiều tên khác chết gục mặt trên những ngã tư đèn xanh đèn đỏ hay dọc các bờ tường. Trận chiến tiếp diễn từ ngày mồng 1 đến ngày mồng 5 âm lịch, thây giặc nằm la liệt từ thành thị cho đến các vùng ngoại ô. Thảm bại nảo nề, đám tàn quân còn lại chạy sang Cambốt qua ngả Tây Ninh, quân đội Việt Nam Cộng Hòa đuổi theo, tiến vào các sào huyệt mật khu của chúng, phá hủy và đập tan những ổ kháng cự còn lại. Chống cự không lại, quân cộng sản rút về Hạ Lào.

Vào đầu hè năm 1972, một lần nữa quân cộng sản bất ngờ vượt sông Bến Hải tiến chiếm Cổ Thành Quảng Trị, nhưng rồi cũng bị quân lực Việt Nam Cộng Hòa đánh bật, xác giặc nằm phơi suốt dọc Đại Lộ Kinh Hoàng trên quốc lộ 1. Đơn vị "Thần Hổ" chúng tôi không những là một trong những đơn vị đầu tiên tái chiếm Cổ Thành mà còn kết hợp với các binh chủng Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến đẩy lùi địch quân ra khỏi Quảng Trị. Xét về tương quan lực lượng và tinh thần chiến đấu, quân cộng sản dưới cơ thấy rõ, họ tuy có chiếm thế thượng phong lúc ban đầu nhờ lợi dụng yếu tố bất ngờ, nhưng về lâu về dài cán cân nghiêng hẳn về phía quân lực Việt Nam Cộng Hòa.

Một hôm nọ, đơn vị chúng tôi được lệnh tiếp viện cho đơn vị bạn tại Chiến Khu Đ trong vùng rừng núi Tây Ninh. Tiểu đoàn tôi được trực thăng vận nhảy vào lòng địch và đổ bộ ngay trên đầu quân giặc, súng gắn lưỡi lê trong tư thế sẵn sàng đánh cận chiến. Chân vừa chạm đất, tôi lăn nhiều vòng nằm rạp mình xuống đám cỏ tranh nghe ngóng, định hướng bạn thù. Tiếng súng và tiếng lựu đạn nổ quanh vang rền, đạn bay cheo chéo trên đầu, khói lửa đen ngòm bốc lên mù mịt. Trong đầu tôi chỉ có một ý nghĩ : bình tĩnh. Những khoảnh khắc như lúc này, chỉ cần hớ hênh một chút là toi mạng ngay và nếu không bình tĩnh có thể lộn bạn ra thù, kinh nghiệm chiến trường dạy tôi như thế. Tôi im lặng bò tới các ổ kháng cự của địch, cẩn thận quan sát từng cọng cỏ, thấy gì khả nghi là bắn hoặc ném lựu đạn vào. Quân cộng sản chống trả mãnh liệt, nhưng sau một hồi bị hỏa lực như vũ bão của chúng tôi trút vào, tiếng súng địch quân im bặt. Đơn vị chúng tôi tiến vào lục soát và thu dọn chiến trường, cỏ cây nghiêng ngả, xác quân địch nằm ngỗn ngang. Chung quanh mùi tanh của máu, mùi khét của thịt hòa lẫn mùi thuốc súng bốc lên nồng nặc. Cũng may là tôi đã quen mùi chiến trận nên không bị lợm giọng.

Đang lúc đơn vị chúng tôi gọi điện về hậu cứ báo cáo tình hình và kêu trực thăng đến bốc thì bộ chỉ huy tiền phương quân địch từ xa ra lệnh tấn công. Chỉ trong tích tắc, đạn pháo quân địch ào ào chụp xuống. Đang rạp người nghe tiếng đề pa để tránh pháo, thì... "Ầm" ! Một tiếng khô khan nổ lên bên tai. Tôi bị hất văng lên khỏi mặt đất rồi ngã quỵ xuống, đồ đạc và súng đạn văng tứ tung.

Một cảm giác kỳ lạ, tôi thấy ran rát ở phần dưới háng. Tôi lật đật chống hai tay ngồi dậy, nhưng không được nữa. Tôi liền nhìn xuống hai chân. Chân phải của tôi đã bay đâu mất, chỉ còn lại mảnh vải quần rằn ri bê bết máu. Chân trái còn lại bị tê không còn cảm giác, tôi chỉ thấy máu chảy dầm dề, một vài mảnh thịt tím bầm cùng một khúc xương trắng lòi ra cùng mấy sợi gân đỏ lòm lòng thòng dính trong ống giày. Thật kỳ lạ, tôi nhìn vết thương một cách thản nhiên, không nghĩ đó là chân của mình và cũng không thấy đau đớn gì. Một vài giây sau, tôi mới hoàng hồn, bản năng sinh tồn nhắc nhở : "không nên để máu ra nhiều quá". Đạn pháo quân thù cứ nổ rền vang. Tôi vội vàng tháo lưỡi lê ra khỏi nòng súng, lạnh lùng cắt những sợi gân dính tòn ten ở chân trái, nhưng chúng dai quá cứa mãi không đứt. Có lẽ cánh tay của tôi trở nên quá yếu, bàn tay của tôi cứ run lên bần bật. Tôi lột nón sắt xuống làm thớt kê mới chặt đứt được mấy sợi gân dính bàn chân còn lại. Lúc đó toàn thân tôi như bị điện giựt, tôi choáng váng mặt mày. Một cái đau xé ruột xuyên ngang lồng ngực, toàn thân run rẩy. Phần dưới háng đau buốt khó chịu. Tôi sắp xỉu thì thấy anh y tá Cảnh bò lại chích cho tôi mũi thuốc cầm máu. Pháo quân thù tiếp tục nổ quanh, đầu óc tôi hoang mang.

Tôi nhắm mắt để cho anh Cảnh chính thuốc. Thấy kim đâm vào người một hồi mà sao không thấy bơm thuốc, tôi mệt mỏi quay đầu lại nhìn. Thật kinh hồn, anh Cảnh ụp mặt xuống đất chết từ hồi nào. Một mảnh pháo xuyên qua đầu anh, chiếc nón sắt văng qua một bên để lộ một lỗ hỗng đen ngòm cạnh màn tang to bằng ngón tay. Máu và óc cùng vài chùm tóc của anh Cảnh dính đầy bụng tôi. Tôi chỉ kịp tự bơm thuốc vào mình rồi ngất luôn. Cái chết trong lúc này nhẹ như áng mây.

Mười ngày sau tôi hồi tỉnh lại. Như một đứa bé mới sanh tôi không nhớ gì cả. Nhìn thấy ánh sáng lờ mờ trong khoảng tối, tôi cựa mình ngồi dậy nhưng sao ê ẩm, đau nhức cả người. Nghe tiếng động, một cô y tá mặc bộ đồ trắng bước tới.

- Anh tỉnh rồi à ?

Tôi lắc đầu không trả lời, môi miệng khô quá. Một lát lâu sau đó tôi mới định thần và hỏi :

- Đây là đâu vậy ?

- Phòng Hồi Sinh của Tổng Y Viện Cộng Hòa.

- Tại sao tôi ở đây ?

- Anh bị thương nhẹ, vài hôm nữa vết thương sẽ lành, anh được đi về.

- Làm ơn cho tôi xin ly nước. Khát quá - tôi thều thào trong cổ họng, cơn khát thật khó chịu.

Cô y tá lấy miếng bông gòn thấm nước để vào miệng tôi. Tôi bực quá la lên :

- Tôi xin một ly kia mà - tôi cự nự.

- Anh không nên uống nước nhiều - cô y tá hiền từ nhìn tôi. Vết thương của anh chưa lành hẳn. Uống nước nhiều máu sẽ chảy ra thêm. Để tôi chích cho anh mũi thuốc khỏe rồi cho anh uống nước sau.

Thực ra thì cô y tá đã chích cho tôi một mũi morphine, mắt tôi lờ đờ rồi ngủ luôn một giấc cho đến sáng hôm sau. Khi thức dậy tôi nhìn thấy hai tay tôi bị cột vào thành giường và cô y tá đẩy xe tới rửa vết thương. Lúc bấy giờ tôi mới biết mình bị cụt hai chân. Trời đất như quay cuồng, tôi bị hụt hẩng. Mắt tôi hoa lên, những vòng tròn trắng xóa quay nhanh đến chóng mặt. Tôi muốn khóc nhưng không còn nước mắt. Tôi muốn la nhưng tắt tiếng nói. Tôi im lặng nhìn người ta băng bó vết thương, thân thể đau đớn nhưng lòng dửng dưng. Đầu óc tôi trở nên trống rỗng. Thật ra tôi không biết phải nghĩ cái gì. Tất cả đều trở nên xa lạ. Đến 9 giờ sáng, bác sĩ đến khám bệnh nói :

- Cho anh ra Khu Hồi Sinh. Anh khỏe lại rồi. Thoải mái nghe.

Khi ra trại, bệnh viện cho tôi một chiếc xe lăn. Tôi được đưa vào trại điều dưỡng của tổng y viện. Buồn quá, đêm đêm tôi lăn xe ra sân cỏ ngồi đếm sao trời, hồi tưởng lại chuyện đã qua. Càng về khuya, tiếng ve sầu càng thảm não. Tôi nhớ lại một bài hát của Phạm Đình Chương có hai câu thơ : "Anh đi chiến dịch xa vời, nòng súng nhân đạo cứu người lầm than". Ôi, mỉa mai thay, vì nòng súng nhân đạo đó tôi lâm vào hoàn cảnh này. Gió cứ thổi, lá cứ rụng. Trời đang vào thu. Đời tôi như thân cây u ám kia. Từng niềm vui, từng mạch sống rơi rụng xuống đời, để rồi không còn gì nữa. Cuộc sống của tôi bị chặt đứt, còn làm được gì với thân hình què cụt này. Tiếng gà đâu đó gáy báo hiệu trời sáng, tôi lăn xe về phòng uống thuốc an thần để tìm giấc ngủ. a 

phebinh2

Những anh em thương phế binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong một hành lang thuộc Tổng Y Viện Cộng hòa trước tháng 4/1975 - Ảnh minh họa

* * *

Ngày qua ngày, tôi quen dần với nếp sống trong viện. Chung quanh tôi không thiếu gì những bạn đồng cảnh ngộ. Mỗi tuần đều có phái đoàn đến viếng thăm và tặng quà cho thương bệnh binh. Một hôm nọ, có phái đoàn của các bà Cao Văn Viên, Nguyễn Ngọc Lễ và ca sĩ Thẩm Thúy Hằng hướng dẫn các nữ sinh trường trung học Gia Long đến thăm và tặng quà cho anh em. Quà thường là bánh kẹo, sách báo và quí nhất là thuốc lá, đôi khi mỗi anh em còn nhận một lá thư an ủi và ngưỡng mộ của một nữ sinh vô danh gởi.

Đang nằm thoải mái trên giường bóc gỡ tờ giấy bao bọc gói quà mới nhận, trên miệng phì phèo điếu thuốc thơm Président, một cô nữ sinh cùng đi với phái đoàn buổi sáng trở lại phòng tôi. Lúc đó khoảng 11 giờ trưa. Nhìn thấy ba chữ "Nguyễn Thị Hiền" thêu trên áo dài trắng, tôi bạo dạn hỏi :

- Ủa, trưa rồi mà phái đoàn của cô Hiền chưa về sao ?

Cô nữ sinh giật mình, trố mắt nhìn tôi ngạc nhiên. Nhưng liền sau đó cô cúi xuống nhìn bản tên thêu trên áo dài trắng, e thẹn nói :

- Cái anh này tò mò quá. Phái đoàn đã về rồi, còn Hiền thì trở lại thăm anh lần nữa. Anh tên gì ?

- Tên tôi dán trên đầu giường đó. Còn bí danh của tôi thì cô y tá chưa ghi.

- Bí danh của anh là gì ?

- Hàn Mạc Tử ! - tôi khôi hài nói.

- Vậy ai là Mộng Cầm của anh vậy ? - Hiền nhanh nhẩu đối lại.

- Trời ơi, thời buổi này cụt què như tôi ai mà thèm làm Mộng Cầm.

- Biết đâu đó, nhiều khi anh đã có rồi mà anh không biết hay không muốn hiểu. Ở đời này có cái gì là tuyệt đối đâu. Khi có những người liều mình xả thân cho tổ quốc, cho dân chúng được bình yên thì những người đó phải được kính trọng. Chính vì muốn được sống trong cảnh tự do no ấm đó mà gia đình của Hiền đã di cư vào Nam. Còn chuyện Mộng Cầm thì Hiền chỉ nói đùa cho vui thôi, ai cũng có thể là Mộng Cầm hết nếu muốn.

Tôi chưng hửng, cô bé này coi vậy mà sâu sắc quá. Hiền nhìn tôi nói tiếp :

- Hiền nói chung chung tâm trạng của người phụ nữ vậy thôi, khi đặt đúng chỗ tình yêu đó không có giới hạn.

Im lặng. Tự nhiên lưỡi tôi cứng lại, đôi môi khép kín, nụ cười tắt hẳn. Mắt tôi hoa lên, hơi thở dồn dập. Tôi cúi đầu, mặc cảm. Tôi còn gì để đời kính trọng, một thân hình tàn phế. Đời chiến binh tàn tạ trong quân y viện còn gì để cho đời chú ý, trong mười hai con giáp tôi chẳng giống con nào. Tôi muốn tìm một câu trả lời thật cay cú để cho đỡ tức nhưng hàm răng trở nên nặng cứng, đôi môi se lại.

Để đánh tan không khí nặng nề đó, Hiền nói :

- Sao anh lặng thinh vậy ? Hay là anh kể chuyện chiến trường cho Hiền nghe với.

Được gãi đúng chỗ ngứa, tôi lấy lại bình tĩnh kể lại những kỷ niệm chiến trường. Đến 4 giờ chiều, Hiền từ giã ra về, tôi vui vẻ lăn xe ra tiễn chân đến tận cổng quân y viện. Bóng Hiền vừa khuất, tôi trở về với nỗi cô đơn thường nhật. Tôi gạt mọi giả thuyết ra khỏi trí óc, tôi không được phép nuôi dưỡng ảo vọng. Hiền đến thăm tôi vì muốn an ủi một thương bệnh binh, chỉ thế thôi. Có lẽ Hiền cũng đã từng làm như vậy đối với nhiều bạn đồng cảnh ngộ khác. Thôi quên đi, tôi dặn lòng mình. Và tôi cố gắng sống bình thường như mọi ngày trước đó. Mặc dù vậy hình ảnh, tiếng nói của cô nữ sinh Gia Long kia thỉnh thoảng vẫn hiện ra trong tâm tưởng tôi mỗi khi được ngồi một mình. Tôi có ý trông mong nhưng không nuôi hy vọng.

Chủ nhật tuần sau, Hiền đến thăm tôi và còn mang theo một gà men cơm cùng thức ăn. Thật là bất ngờ và cũng chưa bao giờ tôi được ăn một bữa ăn ngon như thế. Lòng tôi ấm lại lạ lùng, tôi có cảm tưởng như đang chạy nhảy như người bình thường. Ngoài sân tiếng chim nghe sao hay quá và tôi thấy mọi người đều tươi cười.

- Anh cứ ăn tự nhiên. Kể từ nay, anh đừng ăn cơm nhà thương ngày chủ nhật nữa, Hiền sẽ mang cơm cho anh.

- Cảm ơn Hiền có lòng tốt đối với tôi. Nhưng đường sá xa xôi quá mà Hiền đi như vậy rất tốn kém. Vả lại Hiền đâu có làm ra tiền và còn phải lo việc học hành nữa chứ.

- Tiền bạc anh đừng có lo. Mỗi tuần bố mẹ đều cho tiền túi, Hiền không mua sắm gì nên để dành nhiều lắm. Vả lại nhà Hiền ở bên kia cầu Chữ Y không xa bệnh viện là bao, Hiền đi bằng xe đạp đến thăm anh cho đỡ buồn vậy mà.

- Tôi còn phải nằm lại đây lâu lắm, chờ người ta giải phẫu gấp những mảnh đạn còn dính trong người. Thỉnh thoảng Hiền đến thăm là tôi vui rồi.

- À, còn gia đình anh ở đâu mà Hiền không thấy đến thăm anh.

- Cũng ở gần đây thôi, nhưng tôi không muốn báo cho gia đình hay chuyện không may này.

Sáu tháng trôi qua, Hiền đến thăm tôi đều đặn mỗi chủ nhật. Trong thời gian đó, người ta đã làm cho tôi hai khúc chân giả và tập cho tôi đi bằng hai nạng chống. Hiền có giúp tôi đi lại ngoài sân sau khi ăn uống. Chúng tôi trở nên thân thiết. Một vài anh em trong viện nhìn tôi ao ước, chuyện của tôi và Hiền là đề tài để anh em trong viện bàn tán. Tôi rất hãnh diện và chỉ biết hãnh diện. Từ đó tôi không còn tự nhiên khi tham gia những cuộc vui với anh em như trước nữa, tâm hồn tôi đang bay bổng tận nơi đâu ấy.

Nhưng niềm vui vừa chớm liền đã vụt tan, cuộc đời trong lúc khốn cùng nhất cũng không được yên. Lần này bố mẹ Hiền xuất hiện, tôi không trách cứ ai cả mà chì buồn cho thân phận. Ai có con gái mà không muốn nó tìm được người bạn đường xứng đáng. Một sáng chủ nhật, hai ông bà theo dõi con gái khi dẫn xe đạp ra khỏi nhà. Cả hai gọi xích lô bám sát theo sau mà Hiền không hay biết. Đến quán cơm gần quân y viện, Hiền dừng xe lại, vào mua cơm cùng thức ăn bỏ vào gà men, rồi đạp thẳng vào Tổng Y Viện Cộng Hòa thăm tôi. Bố mẹ của Hiền liền theo vào nhưng chỉ đứng núp ngoài cửa lén nhìn vào. Khám phá ra sự tình hai ông bà lẵng lặng ra về. Sáng hôm sau, hai ông bà trở lại và đến thẳng phòng tôi. Lúc đó tôi đã vào xe lăn ngồi, định ra sân cỏ ngồi hít gió trời thì hai ông bà bước vào. Cả hai đứng nhìn tôi chăm chăm, tôi đang bỡ ngỡ chưa biết là ai thì bố của Hiền lên tiếng trước :

- Chúng tôi là bố mẹ của Hiền, hôm nay đến đây để nói chuyện với cậu.

Tôi ngồi lặng người, không biết hôm qua Hiền đi về có gặp chuyện gì không may không. Đang còn thắc mắc lý do hiện diện của hai ông bà thì bố của Hiền nói tiếp :

- Ngày hôm qua chúng tôi kín đáo đi theo con gái và biết nó đã vào đây thăm cậu. Từ lâu rồi chúng tôi để ý cứ đến chủ nhật là nó vắng mặt cả ngày, hỏi mãi nó cứ nói quanh co. Cho đến hôm qua chúng tôi mới biết rõ ngọn ngành. Lẽ ra chúng tôi đã vào gặp cậu và con gái chúng tôi ngay lúc đó, nhưng vì phép lịch sự không làm kinh động nơi này nên chúng tôi đã tế nhị ra về. Hôm nay chúng tôi đến đây gặp cậu để yêu cầu cậu thông cảm và xa lánh con gái chúng tôi. Nó còn nhỏ lắm, hãy để yên cho nó học hành.

- Thưa bác, Hiền đến đây thăm cháu chỉ vì lòng nhân đạo thôi chứ không vì lý do gì khác - tôi ngạc nhiên đáp lại. Giữa cháu và Hiền đâu có chuyện gì xảy ra.

- Cậu thì nói như vậy chứ ngày hôm qua khi con gái chúng tôi về đến nhà, chúng tôi gạn hỏi thì nó thú nhận rằng nó đã thương cậu và xin chúng tôi rộng lòng thương cảm.

Nghe câu này, tôi như bị sét đánh ngang tai. Tôi ngẩn ngơ, bàng hoàng, tâm thần bấn loạn. Sau một hồi im lặng, tôi run run nói :

- Thưa hai bác, một ngày gần đây cháu sẽ xuất viện. Cháu xin hứa với hai bác là khi rời khỏi nơi đây suốt đời cháu sẽ không bao giờ gặp lại Hiền nữa. Vả lại cháu là người biết tự trọng, với tấm thân tàn phế này cháu cũng biết là không xứng đáng với Hiền đâu. Xin hai bác cứ an tâm.

Nói xong câu đó tôi nhìn thấy gương mặt của hai ông bà lộ vẻ mừng rỡ. Sau đó hai ông bà hỏi thăm tôi về ngày giờ và lý do bị thương tật, gia đình tôi phản ứng như thế nào rồi vui vẻ từ giả ra về.

Chủ nhật tuần sau, cũng là chủ nhật cuối cùng, Hiền đến phòng tôi như thường lệ, nét mặt đượm buồn, bước chân nặng nề, dáng đi chậm chạp. Hiền gượng gạo mở nắp gà men mời tôi ăn. Tôi ngốn nghiếng ăn hết cả cơm và thức ăn không nói lời nào. Thấy tôi ăn gần xong, Hiền vội nói :

- Lần này anh ăn hết gà men cơm như vậy tức là anh sắp bình phục rồi đó, Hiền mừng lắm.

- Tôi cố ăn cho hết để rồi...

Tôi giả bộ như đang nuốt cơm để ngưng nói tiếp, dò xét. Sau cùng tôi quyết định hỏi thêm :

- Hiền ơi, hai đứa mình đã quen biết nhau hơn nửa năm rồi. Ngoài tình bạn ra, Hiền có nghĩ gì khác hơn không ?

Hiền cúi đầu, nét mặt trở nên buồn bã, mắt nhìn xa xăm. Một lúc sau, thay vì trả lời Hiền vân vê tà áo, đọc hai câu thơ :

- "Y dài lối rẽ chia ba, sóng nước trào dâng rất đậm đà".

Tôi lúng túng không biết trả lời sao cho hợp ý câu thơ. Ý của Hiền muốn nói trong vế đầu là khi đến thăm tôi Hiền phải đi qua cầu Chữ Y, cầu Chữ Y rất dài và có ba ngã rẽ. Còn vế sau "sóng nước trào dâng rất đậm đà" thì tôi bí. Thật ra tôi cũng đoán là tình cảm của Hiền dành cho tôi rào rạc giống như sóng nước nhưng vì đã hứa với bố mẹ của Hiền, tôi phải giữ lời. Tôi làm bộ như không hiểu :

- Tôi không biết làm thơ. Vậy tôi đối lại bằng hai câu thơ mà tôi đã học lóm được không ?

- Anh cứ đối lại đi, nhưng phải phù hợp với ý của Hiền.

- "Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở, tình mất vui khi đã vẹn câu thề".

Nghe xong Hiền vội vã từ giã ra về, những giọt nước mắt chảy dài trên má.

Tôi gọi Hiền lại và xin mượn cái gà men, tôi giả vờ nói khi tối đến tôi hay đói bụng và sẽ nhờ anh em ra ngoài mua thức ăn giùm. Thật ra cái gà men này đối với tôi có một giá trị khác. Nó đã đến với tôi hơn nửa năm trời. Tôi giấu Hiền là ba hôm nữa là tôi sẽ xuất viện, tôi muốn đem cái gà men đó theo tôi suốt đời. Đối với tôi nó không những là một vật dụng thiết thân mà còn là một kỷ vật "thủy chung". Những khi buồn bã tôi sẽ mang nó ra nhìn, tôi muốn nó sẽ là người bạn đồng hành tri kỷ nhất suốt cuộc đời còn lại của tôi.

Ba ngày sau, một ngày thứ tư, tôi ra Hội Đồng Miễn Dịch để được cấp giấy chứng thương rồi sau đó đến Bộ Cựu Chiến Binh làm thủ tục ra trại an dưỡng Vũng Tàu. Trở về trại thu xếp đồ đạc và từ giã anh em. Ra khỏi cửa, tôi quyến luyến quay đầu nhìn lại lần cuối căn phòng đầy kỷ niệm đẹp.

Tôi được xe quân y viện đưa ra thẳng trại an dưỡng Vũng Tàu. Tại đây, mỗi buổi chiều tôi thường lăn xe ra bãi biển ngắm nhìn mây nước quên đi những tháng ngày buồn. Cảnh vật thật đẹp và bình yên. Xa xa là những cánh buồm thấp thoáng giữa biển trời bao la, tôi chỉ là một chấm nhỏ giữa thiên nhiên rộng lớn. Tôi thích nhìn những con dã tràng xe cát. Cuộc đời của chúng thật là phù du, tổ ấm vừa xây xong sóng biển liền phủ lấp. Cuộc đời của tôi không khác gì chúng, một hy vọng vừa lóe lên liền bị thực tại dập tắt. Nhiều du khách tò mò hỏi sao tôi cứ mãi nhìn những con vật đó, tôi làm bộ ú ớ ra dấu bảo họ để tôi yên. Người ta tưởng tôi điên. Thật ra tôi quá chán đời, không muốn trò chuyện với ai.

* * *

Một năm trời đã trôi qua. Cuộc đời của tôi không có gì thay đổi. Người ta gắn cho tôi chân gỗ để tập đi, nhưng tôi không tha thiết lắm. Thân hình dị hợm, đời tôi nát tan. Mỗi buổi chiều tôi vẫn thường ra bãi biển ngắm nhìn mây nước và những con dã tràng xe cát Biển Đông. Cảnh vật thật đẹp...

phebinh0

Tôi nhớ Hiền, nói chuyện với Hiền và mơ thấy Hiền. Nhớ quay quắc. Chiếc gà men không giúp tôi vơi bớt nỗi sầu, nhưng tôi vẫn thích ôm nó vào lòng, để tìm về khung trời kỷ niệm rồi ngủ thiếp. Tôi chỉ thức giấc và vội vã lăn xe về phòng khi tiếng đại thần chung từ các chùa trên núi vọng về. Nỗi buồn bã nhớ thương cứ tăng theo năm tháng. Đôi lúc nghe chim kêu gọi bạn, lòng thật tủi hổ. Tôi cứ lặp đi lặp lại điệp khúc "nhớ Hiền, nói chuyện với Hiền và mơ thấy Hiền"... lòng đầy phiền muộn.

Cứ đến mỗi ba tháng tôi đón xe về Sài Gòn lãnh tiền trợ cấp. Đây là lần thứ tư tôi về lại. Thường thì tôi dậy thật sớm để đón chuyến xe đầu tiên về Sài Gòn và đến ngân khố đường Trương Minh Giảng khoảng 8 giờ sáng. Lãnh tiền xong khoảng 10 giờ thì tôi đón xích lô ra chợ mua vài món đồ cần thiết cho tôi và cho bạn bè rồi ra bến xe về lại Vũng Tàu. Nhưng hôm nay đi gần tới Long Thành thì xe đò bị hư máy, phải đến gần trưa tôi mới đến được. Vừa bước xuống xích lô, tôi giật mình thấy Hiền đứng dựa lưng trước cửa cổng nhìn tôi chăm chăm. Tôi giả bộ như không quen biết, cúi đầu chống nạng vào. Tôi tin rằng Hiền sẽ không nhận ra tôi sau một năm trời xa cách. Da tôi xạm màu nắng cháy, thân hình tôi có mập hơn xưa, thêm vào đó tôi có để cặp ria mép.

- Anh ! - Hiền khẽ gọi.

Biết không tránh được, tôi cố dằng xúc động, nhìn Hiền không chớp mắt.

- Có phải là anh đó không ? - Hiền tiếp tục hỏi khẽ, giọng xa xăm. Đây là sự thật hay trong mơ, anh là ảo ảnh hay là hiện thực ?

Tôi giả bộ cúi xuống sửa lại ống quần, dựng lại chiếc nạng cho ngay ngắn, rồi thốt lên một câu vô duyên :

- Hiền mạnh khỏe chứ ?

Hiền lặng người nhìn tôi một lúc, nắm chặt lấy tay tôi, rồi dìu tôi vào cổng. Suốt đoạn đường ngắn ngủi, Hiền hỏi dồn về tôi, về cuộc sống của tôi. Tôi làm như vẻ lì đời, tỉnh bơ nói :

- Tôi vẫn bình thường. Mình nên tìm chỗ để ngồi nói chuyện cho thoải mái hơn.

Hai chúng tôi tìm được một chỗ khá yên tịnh giữa những tiếng ồn ào của những người vào lãnh tiền.

- Hiền vẫn đi học bình thường chứ ?

- Hiền đã nghỉ học từ ngày anh ra đi.

- Thôi dù sao thì chuyện cũ cũng qua rồi, quên nó thì hay hơn. Tôi cũng thành thật xin Hiền tha lỗi, tôi đã hứa với bố mẹ Hiền là khi rời khỏi bệnh viện tôi sẽ suốt đời không gặp lại Hiền nữa.

- Hiền đã biết chuyện đó rồi và cũng chính vì vậy đã bỏ học đi tìm anh từ hơn một năm nay. Hiện giờ anh ở đâu ?

- Là cánh chim giang hồ, nay đây mai đó, nơi nào cũng ở được - tôi đánh trống lãng vì không muốn để lộ nơi đang an dưỡng.

- Hỏi cho vui vậy thôi. Anh ở đâu Hiền cũng không cần biết. Chỉ biết anh còn sống, khỏe mạnh là Hiền vui rồi.

Nói chuyện suốt hai giờ liền, chúng tôi quên cả thời gian. Sực nhớ mình đến đây để lãnh tiền, tôi vội vàng đến ghi sê nạp sổ nhưng quá trễ. Nhân viên giữ quầy cho biết :

      - Ở đây ch thu s bui sáng mà thôi. Sáng mai mời anh đến lại.

Tôi cự nự vài câu rồi ra nói lại với Hiền.

- Hôm nay trễ rồi. Hiền về đi, sáng mai anh trở lại nộp sổ.

- Anh cho Hiền xem quyển sổ coi, anh lãnh bao nhiêu tiền trong ba tháng.

Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng đưa cho Hiền coi. Xem xong Hiền xếp lại và nói :

- Anh đã về đây ba lần rồi nhưng sao Hiền không gặp ? Thôi, để quyển sổ này cho Hiền giữ. Tám giờ sáng mai Hiền sẽ đến sớm nộp cho anh.

Không hiểu sao tôi lại đưa cho Hiền giữ quyển sổ cấp dưỡng rồi chia tay. Tôi đón xe lên Tổng Y Viện Cộng Hòa thăm một vài anh em và ngủ lại đó. Đúng tám giờ, Hiền đến và đưa tôi quyển sổ để nạp lãnh tiền. Sau đó hai chúng tôi ra ngoài cổng ăn sáng. Ăn xong tôi gọi xe xích lô và từ giã Hiền. Anh xích lô hỏi :

- Anh đi đâu ?

- Cứ chạy đi, tôi sẻ chỉ đường sau.

Hiền bụm miệng đứng cười. Hiền biết tôi muốn giấu nơi ở và tôi cũng ngây thơ không nghĩ rằng Hiền sẽ đạp xe chạy theo. Tôi nói anh đạp xích lô chạy về hướng bến xe Vũng Tàu. Xuống xe, tôi lật đật mua vé và lên xe đò đi ngay về Vũng Tàu. Trên suốt đường về, lòng vẫn còn xúc động. Tôi chẳng nhớ mình đã làm gì sau đó. Đang nghỉ ngơi suy tưởng lại chuyện vừa xảy ra, vào khoảng giữa chiều anh gác dan chạy vào nói tôi có người nhà đến thăm. "Ủa, tôi có cho gia đình hay biết chỗ này đâu mà đến thăm", tôi thầm hỏi. Chưa kịp thắc mắc xong, Hiền đã xuất hiện ngay trước phòng tôi. Nét mặt rạng rỡ, đôi mắt tò mò. Căn phòng của tôi tự nhiên quá hẹp để đón nhận hạnh phúc này.

- Hiền xuất hiện như một bóng ma làm tôi sợ quá nên chưa kịp ra đón - tôi nhìn Hiền nụ cười toe toét trên môi.

- Rất đúng. Hiền sống như một bóng ma từ khi vắng anh. Tìm anh mãi đến bây giờ mới bắt được.

Tôi chỉ biết mỉm cười, nhìn Hiền chăm chăm lòng vui khó tả.

- Cánh chim giang hồ làm tổ nơi đây à ? - không chờ tôi trả lời, Hiền nghiêm nét mặt hỏi sang chuyện khác. Ở đây có câu lc b không anh ?

Tưởng Hiền khát nước hay đói bụng, tôi xăng xít chỉ qua bên kia đường. Hiền liền bước sang mua về hai ly sữa tươi, đặt lên bàn nói :

- Anh uống đi cho khỏe rồi Hiền nói chuyện này cho anh nghe - nét mặt Hiền khẩn trương.

- Chuyện gì vậy ?

Hiền liền thọc tay vào túi quần lấy ra hai típ thuốc ngủ.

- Đây Hiền một típ, anh một típ. Anh không uống thì Hiền sẽ uống một mình.

Nói xong, Hiền đặt một típ lên bàn đẩy về phía tôi. Tôi chưa kịp phản ứng gì thì Hiền mở nắp đổ nguyên típ thuốc ngủ kia lên bàn tay rồi tay kia cầm ly sửa đưa lên miệng. Tôi kinh hoảng phóng mình tới đánh mạnh vào tay Hiền, những viên thuốc ngủ màu trắng văng tứ tung xuống nền gạch. Hiền bực mình dằn mạnh ly sửa xuống, gục mặt trên bàn khóc rấm rức. Tôi vội vàng thả nạng gỗ ra để hạ mình xuống lượm từng viên thuốc trắng bỏ vào típ, đây nắp cẩn thận rồi đem cả hai cất vào tủ khóa lại kỹ lưỡng. Tôi nói :

- Trên đời này tôi không thích bị làm áp lực, tôi là con người biết giữ tự trọng. Lần thứ nhất, ngoài chiến trường tôi đã cắt bỏ khúc chân trái vì không muốn bị vướng bận và cũng không muốn kêu la khi đồng đội đang trực diện với kẻ thù. Trước khi xuất viện cũng vậy, tôi không muốn làm phiền gia đình của Hiền nên đã hứa với bố mẹ của Hiền không liên lạc nữa. Tôi chấp nhận chịu đau nhưng quyết không để thua cuộc, nhưng có lẽ hôm nay tôi không còn giữ nổi lời hứa đó. Hiền đã thắng, tôi đã thua.

Nghe nói đến đây, Hiền nhìn tôi mỉm cười, quẹt nước mắt chạy đến ôm chầm lấy tôi. Tôi sung sướng ôm Hiền vào lòng và thay đổi luôn cách xưng hô :

- Thôi em đừng nghĩ đến cái chết nữa. Cuộc đời này hãy còn quá đẹp để sống. Em nghe kìa, ngoài kia tiếng chim gọi bạn. Ngày trước anh cũng thầm gọi tên em như vậy nhưng không dám mơ ước gì hơn, chỉ biết buồn tủi cho thân phận. Hôm nay có em bên cạnh, anh mừng hết lớn.

Hiền im lặng xiết chặt lấy thân tôi. Hai đứa ôm nhau một hồi lâu tôi mới giật mình lên tiếng :

- À, Hiền nè, có một vấn đề hơi tế nhị là trại an dưỡng này không cho phép phụ nữ vào thăm ở lại qua đêm. Trước đây có nhiều anh em dẫn về trại những phụ nữ không được tiếng tốt, từ đó trại hạn chế hẳn việc này. Bây giờ thì em cứ ở lại chơi với anh, khi tối đến anh sẽ dẫn em ra ngoài thuê phòng ở tạm.

Hiền ngoan ngoãn gật đầu, nét mặt vui sướng. Chúng tôi vui vẻ nói chuyện với nhau thật lâu, nói về chuyện đời, nỗi nhớ mong, nỗi khổ cực và cả chuyện tương lai. Hiền vui vẻ ngồi trong vòng tay của tôi, âu yếm sờ hàm râu lởm chởm của tôi chưa cạo và chỉ biết gật gù. Tôi sung sướng được vuốt và ngửi mái tóc đen huyền của Hiền. Thân hình của Hiền tựa sát vào người tôi khiến tôi có những cảm giác rạo rực. Thời gian trôi qua nhanh quá, chúng tôi dường như không thể rời nhau được nữa. Tôi chợt thắc mắc :

- Hiền ơi, em đi như thế này ở nhà bố mẹ em biết đâu mà tìm ?

- Anh hãy yên tâm, trước khi đi Hiền có về nhà viết thư để lại cho bố mẹ nói rằng Hiền đã gặp lại anh và cho biết sẽ đi theo anh nhưng chưa biết đi đâu, khi nào ổn định được chỗ ở em sẽ về cho bố mẹ biết.

- May quá, hiện nay chính phủ đang có chương trình cấp phát nhà ở cho thương phế binh. Anh tưởng mình sẽ ở vậy suốt cuộc đời nên không làm đơn, nay có em đây thì anh sẽ làm. Cũng báo cho em biết để mừng là chính phủ dành ưu tiên cho những người đang còn ở trong những trại an dưỡng như anh. Ngày mai anh sẽ làm đơn, khi được chấp thuận mình sẽ về đó ở thoải mái hơn.

Cuộc tình đầy gian nan và thử thách đến đây kết thúc. Một tương lai tươi đẹp mở ra, cho tôi và cho Hiền. Chúng tôi liên lạc với bố mẹ Hiền, hai ông bà lúc này cũng đã thay đổi, không những không chống việc Hiền dọn về ở với tôi trong một làng phế binh ở Thủ Đức mà còn giúp chúng tôi mua sắm những vật dụng cần thiết trong nhà, thỉnh thoảng hai ông bà còn đến thăm chúng tôi. Sau đó Hiền hối tôi phải liên lạc lại với gia đình, thông báo về hoàn cảnh thương tật và chuyện lập gia đình của tôi. Lúc đầu cha mẹ tôi khóc lóc thương tiếc cho thân phận tôi, sau thấy tôi có người vợ tận tình chăm sóc hai ông bà cũng yên lòng. Tôi chỉ tiếc là chưa báo hiếu được cha mẹ thì đã bị tàn tật.

Ăn ở với nhau được vài năm, chúng tôi sinh được hai mụn con, đứa đầu lòng là một bé gái, đẹp và hiền như mẹ của nó. Con cái chúng tôi ngày ngày cắp sách đến trường, học và chơi với những bạn đồng trang lứa, sống thật vô tư. Cuộc sống của chúng tôi không giàu nhưng cũng không nghèo, tôi phụ giúp vợ tôi mua bán ngoài chợ. Chúng tôi sống trong hạnh phúc, tin tưởng vào một ngày mai sáng lạn.

Ngoài đời cuộc chiến vẫn tiếp diễn. Tin tức chiến trường ngày càng bất lợi. Ban Mê Thuột thất thủ, Đà Nẵng bị bỏ rơi. Rồi Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Pleiku, Kontum, Tuy Hòa, Nha Trang, Phan Rang, Phan Thiết, Đà Lạt... Tôi bực mình vì mất khả năng chiến đấu, nếu không đã ra lại chiến trường cùng các bạn chiến binh bảo vệ đất nước thân yêu.

Thế là hết. Quân cộng sản đã tiến vào thủ đô. Ngày 30/4/1975, tổng thống đại tướng Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh yêu cầu anh em binh sĩ buông súng. Tủi nhục, ôi thật tủi nhục. Làm sao rửa được mối nhục này. Đồng đội của tôi biết bao nhiêu người đã xiết cò tự sát. Một số khác quyết chiến đến cùng, chết bờ chết bụi không có thân nhân.

Những ngày đầu dưới ách cộng sản, trời sầu đất thảm, mưa gió tơi bời. Tại một số nơi, dân chúng thiếu ăn kéo đến các kho dự trữ lấy gạo, nhiều người bị bắn chết xác nằm la liệt. Bất cứ hành động nào tình nghi đe dọa chính quyền mới đều bị tuyên án tử hình, nhiều án được thi hành vội vã ngay giữa đường phố hay bùng binh chợ.

phebinh3

Có một lần tại chợ Bình Tây, dưới chân tượng ông Quách Đàm, người cán bộ đầu đội nón cối, chân đi dép râu trắng, dáng người ốm đói dẫn tử tội ra giữa đám đông cho dân chúng nhìn. Tử tội tay chân bị trói ngoặc, đi đứng khó khăn, mắt thì bịt kín, miệng dán băng keo, trước ngực đeo bản án. Tay phải người cán bộ cầm khẩu K54 đã lên đạn sẵn, tay trái béo lỗ tai tử tội lên phía trên, rồi dí nóng súng vào phía sau lỗ tai bóp cò. Một tiếng "chát" vang lên, người tử tội ngã xuống. Thân hình co quắp, giật giật mấy cái rồi nằm im, óc và máu phun ra từ phía lỗ hỗng bên kia màng tai. Chưa hết, người cán bộ còn kê súng vào màn tang tử tội bắn phát "ân huệ", đầu tử tội bật sang một bên, da và vài mảnh sọ bung lên, óc và máu tuôn ra ri rỉ. Dân chúng sợ hãi bỏ đi không dám nhìn lại. Một toán bộ đội từ trên một chiếc xe Molotova đậu sẵn nơi đó, nhảy xuống kéo xác tử tội quăng lên xe chở đi đâu mất.

Trong thời quân quản, không một chợ nào, bùng binh nào, ngã năm ngã sáu nào không xảy ra những cảnh máu chảy đầu rơi.

* * *

Riêng về tập thể thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa, sự trả thù của chế độ mới không kém phần ác độc. Tất cả các làng phế binh tại các tỉnh thành đều bị giải tán, gia đình phế binh bị đuổi khẩn cấp ra khỏi nhà, mỗi người chỉ có một bộ đồ che thân, không một vật dụng nào được mang theo dù là một cái chén. Tại Sài Gòn, ban quân quản ra khẩu lệnh cho chính quyền địa phương giải tỏa bốn làng phế binh. Riêng làng phế binh Thủ Đức, lớn nhất, có bốn ngàn gia đình đang sinh sống trong đó có gia đình tôi, tất cả phải dọn đi trong vòng một tháng. Những gia đình nào không chịu đăng ký đi về quê hay vùng kinh tế mới, đám du kích "30" đến làm áp lực buộc phải dọn đi, cuối cùng chỉ còn khoảng một phần mười gia đình ở lại. Đối với những người này, chính quyền địa phương dùng mọi thủ đoạn để xiết bao tử, không cho làm bất cứ điều gì để rồi đói quá cũng phải dọn đi. Chế độ cộng sản muốn tiêu diệt luôn cả những người đã từng đối địch với họ, dù cho thân thể có bị tàn phế.

Lúc bấy giờ tôi chợt nhớ có một người bạn cùng đơn vị tên là Sum Ri, người Thượng, ở gần Tháp Chàm Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. Tôi cùng đứa con gái lớn tên Diệu Hiền đón xe lên nhà anh Sum Ri nhờ giúp tìm một miếng đất để trồng khoai bắp sinh sống, tránh cảnh áp bức tại Sài Gòn. Tôi ở nhà anh một đêm, nghe ngóng tình hình. Sáng hôm sau, anh Sum Ri dẫn chúng tôi đến một địa điểm cỏ cây um tùm, anh nói :

- Cách đây không xa có một cái đồn cũ của quân đội Việt Nam Cộng Hòa, đất ở đó tốt lắm.

Tôi cùng con gái đi với anh Sum Ri tới đó. Chúng tôi thấy một cái đồn nhỏ nằm trên ngọn đồi cô quạnh, cỏ hoang mọc lấp cả lối đi. Sau một hồi vạch cỏ tìm đường, cuối cùng anh Sum Ri cũng dìu tôi lên tới đỉnh đồi. Đến nơi mới thấy mái đồn đã bị đổ sụp, tường vách đen ngòm rêu phong bám đầy. Các vách tường lỗ chỗ ghim đầy vết đạn, có lẽ đồn đã bị sụp trong những ngày cuối của tháng 4/1975. Anh Sum Ri chỉ vào nói :

- Anh chỉ cần vào rừng đốn vài cây tre làm đòn dông thả ngang trên nóc rồi cắt cỏ tranh phơi khô lợp lại mái nhà là ở được rồi đó vì mấy vách tường còn nguyên vẹn.

Tôi mừng quá tiến tới nhìn vào. Thật là khủng khiếp. Một cảnh tượng ghê rợn hiện ra. Tôi thấy trên nền đất rêu đen mấy cái đầu lâu trắng hếu, bên cạnh là những mẫu xương trắng lòi ra dưới lớp áo quần mục nát bị cỏ che khuất nhiều phần. Mùi ẩm mốc bốc lên nồng nặc. Tôi rùn mình lùi lại. Anh Sum Ri im lặng. Con gái tôi mặt trắng bệt, thân hình rung lẩy bẩy. Một hồi sau nó mới nói nên lời.

- Về đi ba, con sợ quá !

Bên ngoài bầu trời nắng ấm, người tôi cứ thấy lạnh. Chim rừng tiếp tục ca hát líu lo, tôi sao chỉ nghe toàn lời ai oán. Hai chúng tôi lịm người đứng im. Một lúc sau định thần trở lại, tôi chắp hai tay cầu nguyện : "Lạy Thượng đế, xin Ngài che chở cho những linh hồn này, những người chiến sĩ vô danh không ai hay biết này". Nhìn anh Sum Ri, tôi chán nản :

- Đời là bễ khổ. Anh thấy không, những chiếc đầu lâu nằm ngổn ngang với lóng xương khô là hồn thiêng sông núi đó. Hận thù này bất diệt, bất khả tiêu. Thôi gặp Sum Ri lần này, tôi về lại Sài Gòn kể như mình vĩnh biệt. Cảm ơn Sum Ri đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi. Sống trong hang cọp, may rủi là định mệnh của con người không ai tránh khỏi, anh hãy cẩn thận.

- Anh về rồi họ đuổi nhà, gia đình anh ở đâu ?

- Kể từ nay, đời tôi kể như bèo dạt mây trôi, sống ở đâu cũng được, không có nơi nào nhứt định. Nhưng tôi quyết ở lại Sài Gòn.

Sau hai ngày đi tìm đất sống mới vô vọng, tôi cùng con gái đón xe về lại Sài Gòn. Đường dài và bụi bặm, con gái tôi dựa đầu nằm ngủ trên vai tôi. Nhìn cảnh vật hai bên đường, lòng tôi đau xót. Đất nước thật đẹp mà sao lại đào tạo ra một giống người độc ác, chỉ biết hung hăn giết hại đồng bào. Chúng tôi ngồi kế bên một bà cụ và anh bộ đội, cuộc đối thoại của hai người làm tôi chú ý.

- Ở ngoài Bắc gọi là kiểm kê, tịch thu, còn trong Nam gọi bằng gì hở cụ ? - anh bộ đội lễ phép hỏi.

- Ở trong Nam gọi là ăn cướp - bà cụ không ngần ngại trả lời và còn nói tiếp. Tao đã bỏ xứ chạy vào Nam mấy chục năm trời nhưng giờ đây lại gặp chúng mày nữa.

- Không đâu cụ ạ - anh bộ đội thật thà giải thích. Chúng cháu cũng chỉ là nạn nhân của chế độ mà thôi. Chúng cháu mặc bộ đồ này cũng tủi nhục lắm cụ ạ. Trên đường số 1 tiến về Sài Gòn, bộ đội chúng cháu khi lỡ đường khát nước vào nhà dân xin nước uống, họ bảo chúng cháu đứng ngoài sân chờ họ đem nước ra chứ không cho vào nhà. Thưa cụ, chính vì thế chúng cháu mới biết chế độ này không được lòng nhân dân. Rồi khi vào Nam thì sự thực không đúng như người ta đã bảo với chúng cháu. Nơi đây không bị kềm kẹp và cũng không bị thiếu đói. Mọi người còn tỏ ra yêu thích "Mỹ Ngụy" và chê cười chúng cháu là quê mùa.

Tôi đang buồn rã ruột nhưng khi nghe hai người đối thoại cũng phải phì cười. Về đến nhà, vợ con chạy ra mừng đón.

- Thế nào, ở trên đó có thể sống được không ? - vợ tôi hỏi.

- Ghê lắm má ơi - con gái tôi vội cướp lời. Bác Sum Ri dẫn ba đến chỗ gì mà con thấy hàng chục cái sọ người nằm ngổn ngang dưới đất. Thà ở lại đây chết sướng hơn. Con không đi nữa đâu.

- Thôi, mình cứ liều mạng ở lại đây - tôi an ủi vợ tôi. Bầu trời đã đen tối, đi đâu cũng chỉ là bóng tối mà thôi. Không làm gì có mặt trời ở giữa đêm. Nếu kẹt quá thì mình về lại nhà cha mẹ ăn nhờ ở đậu.

      au ba tháng cầm cự với những "hàng xóm" mới, toàn là bộ đội từ miền Bắc vào, gia đình chúng tôi cũng bị "mời" đi nơi khác. Cũng may lần này chúng tôi được mang theo tất cả đồ đạc. Cha mẹ của Hiền cũng tử tế, đã cho chúng tôi sang sẻ căn nhà chật hẹp trong một hẻm nhỏ ở đường Dương Bá Trạc, quận 6. Hiền sáng sớm ra chợ Rạch Ông buôn bán với mẹ già, còn tôi học thêm nghề vá bánh xe đạp và xe gắn máy, con cái chúng tôi cũng được cho ghi tên đi học lại.

Tháng ngày lại lặng lẽ trôi qua. Trên vùng kinh tế mới cuộc sống thiếu thốn trăm bề, dân chúng thiếu ăn, trẻ con không có trường học, bệnh tật không có thuốc chữa, mạng người như cỏ rác. Những người sống sót, không chịu đựng nổi cảnh rừng sâu nước độc và thiếu đói, đã lần lượt mò về thành phố. Mất nhà mất cửa, họ làm những túp liều tranh vách giấy sống tạm trong các nghĩa địa chung quanh thành phố và vùng ngoại ô, đời sống thật là lầm than. Trẻ em chực chờ ở các quán cơm xin thức ăn thừa, chút canh cặn khi khách vừa đi. Nhiều em đã bị "quản lý" chợ đánh đập tàn nhẫn, các em van khóc : "Bác ơi, đừng đánh tụi con nữa. Tụi con đói quá". Cha của các em phần lớn là thương phế binh còn khốn khổ hơn nhiều, thân xác đã mỏi mòn, tinh thần còn bị tủi nhục. Sống kiếp ăn xin, nào ai có hãnh diện gì.

Nhìn hoàn cảnh sinh sống của anh em phế binh tôi như người mất trí, đầu óc rối loạn. Cũng may nhờ có Hiền luôn ở bên cạnh giúp đỡ, an ủi.

- Mỗi ngày ra chợ buôn bán, em thấy đời sống anh em phế binh khổ sở quá. Anh thử nghiên cứu, suy nghĩ tìm ra một giải pháp nào có thể giúp anh em phế binh thoát cảnh sống lầm than, không phải đi ăn xin và sống trong danh dự xem. Em nghĩ nếu mọi người cùng suy nghĩ và tìm ra được giải pháp thì đó cũng là một cách đền bù sự hy sinh không riêng gì cho cá nhân anh mà còn cho cả tập thể phế binh.

- Trời ơi, đầu óc anh đang cơn điên loạn, còn tỉnh táo gì đâu mà nghiên với cứu.

- Thôi, anh đừng quá bi quan, dầu sao thì cũng còn có em đây. Em có sáng kiến này không biết có làm anh vừa lòng và có mang lại kết quả nào không. Em nhận thấy từ ngày thay đổi chế độ, dân chúng trở nên sùng đạo, không nhà nào không dùng nhang đèn cho những nhu cầu thường ngày. Nhiều người quá chán cuộc sống nên đi chùa, đi miếu và đi tu rất nhiều. Thờ cúng thì phải đốt nhang. Số lượng nhang đèn tiêu thụ rất là lớn, do đó phải có nơi sản xuất. Hiện nay, theo chỗ em biết, chỉ có các chùa mới làm nhang đèn. Vậy anh thử đi dò hỏi xem chùa nào sản xuất nhang, đến thương lượng với các thầy mua lại nhang đèn với giá sỉ rồi đem về đưa anh em phế binh đi bán lại thử xem. Em và mẹ em sẵn sàng xuất vốn trước, anh em phế binh chỉ cần trả lại vốn thôi, còn tiền lời để họ chi tiêu cho gia đình. Được như vậy, cuộc sống của anh em phế binh chúng ta bớt phần nhục nhã.

Trời ơi ! Vợ tôi, cô nữ sinh Nguyễn Thị Hiền ngày nào, thật là có lý. Ngày hôm sau, tôi chống nạng lộc cộc tìm đến các chùa sản xuất nhang, mua thử một ít về giao lại cho những anh em phế binh gần nơi cư ngụ mang đi bán. Cũng may số lượng nhang mang đi bán không nặng lắm nên anh em có thể mang đi xa để bán. Kết quả không ngờ, thành công tuyệt đối. Tôi cùng một vài anh em khác đi đến các chùa thương lượng các nhà sư bán nhang thiếu đem về cho anh em phế binh đi bán dạo kiếm sống.

Kể từ đó phong trào phế binh đi bán nhang tại thành phố Sài Gòn trở nên rầm rộ. Tôi rủ một vài anh em đón xe đi xuống các tỉnh để bán, tại đây chúng tôi gặp một số anh em phế binh khác cũng đang sống kiếp ăn xin. Chúng tôi họp lại và phổ biến ý kiến đi mua nhang ở các chùa về bán lại, anh em phế binh tại những nơi này hoan nghênh nhiệt liệt. Cũng nhờ đi bán nhang anh em chúng tôi cảm thấy cuộc sống đỡ tủi nhục bởi những tấm lòng bao dung của nhân dân. Tưởng đã bị đời từ lâu quên lãng, nhưng không. Bà con cô bác không những mua nhang đèn cho nhu cầu thường ngày mà còn khuyến khích, ủng hộ tinh thần chịu khó của anh em. Sự trao đổi giữa người và người trở nên bình đẳng.

* * *

Công việc tiến hành đều đặn, chỉ những anh em phế binh nào quá khó khăn mới tiếp tục ăn xin. Tôi muốn nhân dịp tìm hiểu thêm dân tình. Tôi thử trắc nghiệm hai nơi nổi tiếng là thành trì của "cách mạng", một là Bến Tre, "quê hương đồng khởi", và Củ Chi, "thành đồng đất thép".

Năm 1990, tôi rủ năm anh em đi xuống tỉnh Bến Tre bán nhang. Riêng tôi thì giả mặc quần áo bộ đội, đầu độ nón cối, hai khúc chân gỗ cho mang dép râu, lưng đeo bị nhang, chống nạng đi trước. Bốn anh em kia thì mặc đồ biệt động quân, nhảy dù, thủy quân lục chiến lục tục đi sau. Tôi đi từ sáng đến trưa mà chẳng bán được một thẻ nào hết, nhà nào tôi vào mời cũng lắc đầu từ chối và còn nhìn tôi với ánh mắt khó chịu như muốn xua đuổi. Tôi có cảm tưởng dân chúng tại "quê hương đồng khởi" này trở nên vô thần, không ai nghĩ đến chuyện thờ cúng. Buổi chiều họp nhau lại kiểm điểm thành tích, tôi mới thấy mình sai : chỉ có tôi chẳng bán được thẻ nhang nào, còn bốn anh em kia được dân chúng rủ nhau mua hết.

Lần thứ hai, tôi hướng dẫn năm anh em khác đi xuống bán nhang tại Củ Chi. Tôi cũng mặc lại bộ đồ bộ đội đi trước. Năm anh em kia mặc đồ các binh chủng cũ đi sau, mỗi người đi một nẻo. Tôi đi từ sáng đến trưa, nói khan cả cổ chỉ bán được bốn thẻ nhang. Đến một gốc cây trước căn nhà lợp ngói cổ, tôi ngồi xuống nghỉ mệt vì không còn đủ sức để đi tiếp. Một ông cụ trong bộ bà ba trắng, khoảng 80 hoặc 90 tuổi, từ bên trong chống gậy đi ra, nhìn tôi từ đầu đến chân rồi cất tiếng hỏi :

- Câu là thương binh mà cũng đi bán nhang nữa à ?

- Dạ để phụ giúp thêm cho gia đình nên con phải đi bán.

Thấy mặt tôi nhễ nhại mồ hôi, ông cụ mời :

- Mời cậu vào nhà uống nước.

Ông cụ đi trước, tôi ngồi dậy chống nạng theo sau. Vào nhà ông cụ chỉ cho tôi một ghế ngồi rồi hỏi :

- Chắc cậu cũng đi kháng chiến lâu năm rồi phải không ?

- Dạ cũng hơi lâu lâu - tôi ngập ngừng.

Ông cụ chỉ tay lên bàn thờ và nói :

- Con tôi cũng đi như cậu, bây giờ nó đã lên bàn thờ kia ngồi từ Tết Mậu Thân.

Thấy tôi không góp ý gì thêm, ông cụ nhìn tôi quan sát :

- Cậu đi từ bao lâu mà túi nhang còn nguyên vậy, chưa bán được gì sao ?

- Thưa cụ, con đi bán từ sáng sớm nhưng mời không ai mua.

- Nếu không ai mua thì tôi chỉ cho cậu một chỗ này đến đó thì bán hết liền.

- Bán ở đâu vậy cụ, nhờ cụ chỉ giùm - tôi mừng rỡ hỏi.

Ông cụ đột nhiên trở giọng, nhìn tôi trừng trừng quát lên :

- Mày đem ra gò mả mà bán, cứ một cái mả mày đốt một bó nhang rồi cặm xuống đó. Nếu họ mua chịu, bao giờ mày chết xuống dưới âm phủ họ sẽ trả cho. Tổ mẹ tụi mày. Cái thứ quân ăn cướp như mày mà cũng đi bán nhang, tao đã nuôi tụi mày hết nửa đời người, con tao chết không thằng nào nhớ tới, thân tao già không thằng nào tới hỏi thăm. Quân cách mạng như tụi mày là đồ vô ơn bạc nghĩa. Đúng là dưỡng hổ di họa.

Ông già đứng dậy, quăng cái ly xuống nền gạch bể tan, chỉ vào tôi thét lên :

- Đi ! Đi ra khỏi nhà tao ngay lập tức.

Sợ quá, tôi quơ cặp nạng khập khiểng đứng dậy lùi ra phía cửa. Ra khỏi nhà, tôi đi một mạch tới một gốc cây khác thở mệt nhọc. Thật là buồn. Những người đã hy sinh trong chiến đấu, dù ở bên này hay bên kia chiến tuyến đều bị những cấp lãnh đạo của họ bỏ rơi.

Tôi không trách cụ già đã chửi tôi, người cha nào mất con mà không đau đớn. Tội nghiệp cho những người đã hy sinh trong cuộc chiến vừa qua, trong đó có anh em chúng tôi và cả những người bên kia. Anh em chúng tôi thì không nói gì, miền Nam thua trận không ai chăm sóc chúng tôi thì còn giải thích được. Còn phe thắng trận thì không hiểu nổi. Chiếm xong miền Nam họ có dư quyền lực và tiền của để chăm sóc những gia đình "cách mạng" đã vì họ hy sinh, nhưng tất cả đều bị bỏ rơi. Điều này cho thấy sự giả dối của người cộng sản, chỉ những ai đã từng nghe theo sự tuyên truyền của phe cộng sản mới thấm thía sự lường gạt này. Tự nhiên tôi cảm thấy không có gì quan trọng trên đời này cả, tất cả chỉ là sự lường gạt. Lường gạt tình cảm và lường gạt cả mạng sống của người dân. Tôi và những bạn bè phế binh què cụt đang lang thang trên các đường phố bán nhang hay ăn xin trên các vỉa hè kia đều là nạn nhân của sự lường gạt đó.

Chán quá, tôi lột bỏ bộ đồ "ác ôn" kia ra và bỏ luôn bị nhang lại gốc cây, thay bộ quần áo dân sự rồi đi ra bến xe chờ "đồng đội". Ra tới bến xe khí trời trở nên nóng gắt, tôi cởi phăng những nút áo cho dễ thở, mặt đỏ gay, mồ hôi thấm ướt cả áo quần. Các anh em khác từ đằng xa tiến tới, người thì chống nạn, kẻ đi cà nhắc, cười nói huyên thuyên, nhìn họ tôi mỉm cười. Trong khốn khó, người ta dễ có những niềm vui thật bình thường như sung sướng được hít một không khí trong lành, uống một ly nước đá lạnh hay bán được một thẻ nhang. Đời lính tráng nhiều lúc cũng thật vô tư. Tất cả nhìn tôi cười toe toét :

- Bang chủ cái bang hôm nay bán hết sớm quá há. Ủa, cái b nhang ca bang ch đâu ri, b bán luôn ri h ?

- Bán cái con mẹ gì. Đ... mẹ, đi mệt đờ người, vừa ngồi nghỉ tạm dưới gốc cây thì một ông già mời vô uống nước. Tao tưởng trúng số. Nào ngờ gặp trúng ông già ó đâm, ổng tưởng tao là Việt Cộng nên chửi cho tao một trận, đuổi ra khỏi cửa. Buồn quá nên tao bỏ hết đi mình không ra đây.

- Ổng chửi Việt Cộng chứ có chửi anh đâu mà buồn.

- Biết rồi, nhưng kẹt một cái là tao không giải thích được thì kể như ổng đã chửi tao. Ổng có thằng con theo Việt Cộng bị chết năm Tết Mậu Thân, ổng tức vì thằng đó chết cho Việt Cộng mà khi chiếm quyền xong không thằng Việt Cộng nào mò tới thăm gia đình ổng. Thằng con bây giờ ngồi trên bàn thờ, hương tàn khói lạnh. Nói thì nói vậy thôi, cuộc thử nghiệm này như vậy là thành công, có thử lửa mới biết vàng thau. Chế độ này trước sau gì cũng tàn, mình ráng sống để mà xem chính nội bộ tụi nó sẽ tự làm thịt lẫn nhau cho mà coi. Thôi anh em mình về lại Sài Gòn.

* * *

Hơn tám ngàn ngày đã trôi qua, chúng tôi sống lê thê theo ngày tháng, lê bước chân trên khắp nẻo đường của đất nước, từ cố đô Huế cho đến tận mũi Cà Mau. Tôi thường đi bán ở những vùng duyên hải, với hy vọng có dịp nào đó "tìm đường" thoát thân. Có một lần đi ra mũi Né, khi xe đến eo biển thì dừng lại, nơi đây "lầu của nhà thơ Hàn Mạc Tử". Nhớ lại câu chuyện trao đổi với Hiền, người nữ sinh Gia Long cách đây hơn hai mươi năm, tôi quyết định ở tạm lại đây một buổi chiều.

Khoảng ba giờ chiều, trời mưa lất phất. Tôi bước vào quán cơm, ăn vội vã một món gì đó rồi đi vào núi ông Hoàng. Tôi muốn lên đó xem cảnh vật nhưng cụt hai chân thì làm sao leo núi. Ngồi suy nghĩ một lát, tôi đã có cách, phải lột hai chân giả ra rồi từ từ bò lên. Phải mất hai giờ tôi bò đến nơi, mồ hôi ướt đẫm. Nằm trên một bệ đá bên đường nghỉ một lát, tôi từ từ hồi sức, gắn lại chân giả và chống nạng đi về phía lầu ông Hoàng. Cảnh vật nơi đây xinh đẹp, cỏ cây hoa lá đủ màu đủ sắc.

Từ lầu ông Hoàng, tôi nhìn ra bãi biển, nhìn về phía xa xăm và không nghĩ được gì. Lạ thật, có những lúc cần phải mơ mông, tôi không thể mơ. Tôi cố hình dung cuộc sống tốt đẹp tại nơi xứ người nhưng đầu óc mù tối, chỉ thấy trời xanh mây nước chập chờn, chỉ nghe tiếng sóng vập vờ trên bãi cát. Tôi chỉ biết mỗi một điều là bên kia bờ đại dương, người ta được sống trong tự do, bình đẳng trong tình người, còn bên này là địa ngục trần gian, ít ra là đối với tôi. Đời tôi không có lối thoát, gia đình và con cái tôi không có ngày mai.

Tôi tự an ủi nhủ thầm có lẽ ngày xưa Hàn Mặc Tử cũng ra đây nhìn trời nhìn nước như tôi, ông có cái tài làm thơ, còn tôi chẳng có gì hết. Cả hai chúng tôi đều tật nguyền, nhưng tôi còn có vợ con, bạn bè bên cạnh, yêu thương và chia sẻ với tôi nỗi bất hạnh, còn ông thì sống cô đơn một mình, bị đời hắt hủi. Chính vì bị đời hắt hủi ông mới làm được những áng thơ hay, đóng góp cho văn học nước nhà. Đêm nay bầu trời lại có trăng, tôi nhớ lõm bõm vài câu thơ : "Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu, đợi gió đồng về để lã lơi..." hay "Không gian dầy dặc toàn trăng cả, tôi cũng trăng mà nàng cũng trăng, mỗi ảnh mỗi hình thêm phiếu diểu, nàng xa xôi quá nói nghe chăng ?".

Trăng của Hàn Mạc Tử là trăng thơ mộng, trăng của tôi ngày nay u ám, trăng không còn chiếu sáng vì bị đám mây "hồng" che khuất, che phủ cả đời tôi, che kín tương lai con cái chúng tôi. Tôi vô vọng như ông đã tuyệt vọng. Ngày xưa Hàn Mạc Tử rao bán trăng, ngày nay tôi rao bán nhang. Trăng của ông chẳng ai mua, nhang của tôi cũng không bán được. Một phút yếu lòng, tôi định gieo mình xuống núi, muốn được chết để không còn phải khổ. Hình ảnh của Hiền và đàn con hiện ra, tất cả nhìn tôi âu yếm, không nói gì. Một hơi ấm chợt dâng trong tôi, tôi cúi đầu hổ thẹn. Hàn Mạc Tử chỉ có một mình mà vẫn sống, vẫn làm thơ, còn tôi có cả một gia đình yêu thương, đùm bọc, tại sao lại muốn chết ? Không, tôi phải sống. Sống để nhìn sự biến chuyển của thời cuộc. Mệt quá, tôi ngủ thiếp đi và thức dậy trong nắng ấm và tiếng chim ca.

Sáng hôm sau tôi lần về phía chợ mũi Né bán hết những thẻ nhang trên vai và đón xe về Sài Gòn. Nằm nhà dưỡng sức một tuần, tôi tiếp tục vác bị đi về miền Tây bán nhang. Bắc Mỹ Thuận lúc nào cũng tấp nập người đi, đò qua sông Tiền Giang ngày đêm không ngừng nghỉ. Nơi đây trước kia cũng là địa bàn hoạt động của phe cộng sản, biết bao gia đình đã theo họ chống lại chính quyền miền Nam, giờ đây cũng đang khổ cực kiếm cơm kiếm áo như chúng tôi.

Ngày xưa người ta theo phe cộng sản chỉ vì ước mong xây dựng một chế độ đẹp hơn cái mà họ đang sống, nhưng tất cả đều lầm. Xã hội ngày nay là một xã hội không có tự do, nó là chế độ độc tài cộng sản. Hitler đã từng nói với Goebels, bộ trưởng thông tin, nói mãi một điều sai thì nó sẽ thành sự thật. Cộng sản nói mãi về cái xấu xã hội miền Nam, riết rồi nhân dân cũng tin và nghe theo họ. Khi biết rõ sự thật thì tất cả đều đã muộn.

Càng xuống đến miền tận cùng đất nước, mũi Cà Mau, đời sống càng cùng cực hơn. Nơi đây trước kia là chiến khu cộng sản, giờ đây cũng không thoát đai nạn, thậm chí còn nghèo khổ hơn những nơi khác. Bán nhang ở đây thật khó, không phải người dân không muốn mua nhưng vì không có tiền để mua. Ưu tư của họ là được sống sót qua cơn khó này, họ không còn trông mong gì nơi chính quyền này cả. Bán không được gì và muỗi nhiều quá, tôi ra đón xe về lại Sài Gòn. Tôi dừng lại ở chợ Mỹ Tho bán cho hết các thẻ nhang mới đón xe trở về. Đến thành phố trời đã 10 giờ tối, không còn xe về nhà nên tôi ngủ lại tại bến xe Chợ Lớn.

Đêm hôm đó là đêm kinh hoàng. Khoảng một giờ khuya, công an ùa vào bến xe bắt khoảng 350 người. Họ không cần hỏi giấy tờ gì cả, cứ thấy người ngủ bờ ngủ bụi là bắt. Thanh niên và phụ nữ sau đó bị đưa về trại giam Bố Lá lao động, người già cả và tàn tật thì đưa về "nhà nuôi Thị Nghè". Trong số đó có hai người vợ của phế binh mới chết nên phải vào bến xe làm nghề giác hơi cho khách để kiếm tiền nuôi con. Hai chị quả phụ này, người thứ nhất có ba đứa con nhỏ, có đứa mới sanh được hai tháng, hai đứa còn lại mới 7 và 8 tuổi ; chị thứ hai cũng có hai đứa con, một đứa 9 tuổi đứa kia 10. Công an bảo hai chị phải giao mấy đứa con cho "nhà nước" nuôi còn hai chị phải đi lao động, hai chị này nhất định không giao, cố ẵm con giữ chặt vào lòng. Toán công an nhào tới gỡ tay hai chị ra, giựt mấy đứa nhỏ đưa vội lên xe chở về "nhà nuôi" Gò Vấp. Hai chị bất lực chỉ biết khóc, chửi bới một hồi rồi cũng bị tống lên xe. Thấy cảnh bất công và đau lòng này, tôi liền ngồi dậy chống nạng bước ra chỉ chõ :

- Tụi mày là quỷ hay sao mà ác quá vậy ? Không biết thương người hả ? Tụi mày không thấy người ta là đàn bà có con mọn sao mà tàn nhẫn quá vậy ? Đúng là đồ súc vật !

Đám công an sừng sộ nhìn tôi, một thằng nhào tới đá vào hông tôi một cái, nhiều tên nhảy tới đánh hôi, tôi bị té sấp xuống đất. Không biết một thằng nào đó chạy tới cầm cây quất vào đầu tôi mấy cái, tét cả da đầu, máu tuôn xối xả. Tất cả những người bị bắt bị đưa về "nhà nuôi" Thị Nghè. Những anh em phế binh bị nhốt trong phòng giam tập thể. Còn tôi thì bị biệt giam, căn phòng nhỏ hẹp, chật chội và hôi thối. Tôi bị cụt hai chân mà còn phải khòm lưng để ngồi và nằm cũng khó khăn. Nói là nhà nuôi nhưng thực tế là nhà giam, chung quanh là hàng rào kẽm gai, có công an gác cửa. Mỗi ngày họ cho ăn hai chén cơm nhỏ và một ly nước uống. Sau hai tuần lễ biệt giam tôi bị kiệt sức, không còn ăn uống được gì nữa nên quản giáo mới đưa tôi ra phòng tập thể, tại đây tôi được anh em chăm sóc tôi nên từ từ tỉnh lại.

Khi vào phòng tập thể, tôi mới biết có khoảng hai trăm thương phế binh bị giam tại đây. Phòng giam quá nhỏ nếu nằm hết thì không có chỗ, do đó ngày cũng như đêm anh em thay phiên nhau đứng, nằm. Về thức ăn thì mỗi ngày quản giáo trại cho ăn cơm với khô mực sình thúi, đáng cho heo ăn, và ăn cũng chẳng no. Các anh em phải uống thêm nhiều nước để bớt đói, nhiều người đã chết vì bệnh kiết lị. Thêm vào đó, phòng giam quá hẹp và bít bùng, lỗ thông hơi quá nhỏ thiếu dưỡng khí, nên mỗi đêm có một vài người quá yếu sức bị chết ngộp. Xác những người bất hạnh được bó trong mảnh chiếu rồi chôn vội vàng ở phía sau trại.

Trường hợp bị bắt của mỗi anh em phế binh cũng rất khác nhau. Một anh kể rằng một đêm nọ ba anh em phế binh đang ngủ trong nghĩa địa Phú Lâm, trời mưa gió suốt đêm, tấm bạt nylon mong manh che không nổi sức gió, một anh đã chết vì lạnh. Sáng hôm sau, hai anh em còn lại ra phường báo cáo sự kiện rồi phường bắt đưa vào đây luôn. Một trường hợp tương tự do một anh khác kể lại là một sáng đang đi bán nhang cùng với một người bạn, anh này bị chóng mặt nên phải ngồi dựa gốc cây nghỉ và nói sẽ đi sau, anh kia đi bán đến 2 giờ chiều trở lại gốc cây tìm bạn, thấy bạn mình vẫn còn nằm ngủ, anh nắm vai lắc mạnh thì anh kia đã tắt thở từ hồi nào, xác cứng đờ. Anh ta vội vàng ra phường báo cáo thì bị người ta bắt đưa luôn vào đây, anh đã ở trại giam này hơn mười tháng nay.

* * *

Tôi bị giam tại đây đã năm tháng, gia đình tôi không có tin tức gì của tôi, tưởng tôi mất tích nên đã đi tìm khắp nơi, hỏi thăm các bạn bè không ai biết tôi ở đâu. Một hôm tôi nghĩ ra cách liên lạc với gia đình bằng cách nhờ một anh bạn cũng là phế binh có gia đình thăm nuôi mua cho một tờ giấy carô gói vào thức ăn cho anh, tôi xin tờ giấy đó để viết thư báo tin cho gia đình. Anh này nói :

- Ở đây họ cấm viết thư thì làm sao gia đình tôi đem viết vào được ?

- Khỏi cần có viết, anh cứ nói gia đình gói tờ giấy carô trắng vào thức ăn mang vào cho anh là được rồi. Chuyện viết cách nào thì anh khỏi lo.

Tuần sau, vợ anh bạn này đến thăm nuôi, có mua một ổ bánh mì gói giấy carô đem cho anh ta ăn và cho tôi tờ giấy đó. Nhận được giấy, tôi giấu trong lưng quần rồi xin đi vệ sinh, trong nhà cầu tôi lấy một cây kim chích vào ngón tay cho chảy máu rồi kim chấm vào máu đó viết vội vài chữ. Sau đó tôi xếp nhỏ tờ giấy lại, nhờ anh bạn kia đưa cho vợ mang về cho gia đình tôi. Tuần sau, vợ tôi vào thăm và mua cho tôi năm nải chuối cùng mấy cục đường táng, tôi chia cho anh em mỗi người một cục đường và một trái chuối cho đã thèm, có người đói quá ăn luôn cả vỏ chuối. Tuần lễ tiếp theo, vợ tôi vào làm giấy bảo lãnh nói rằng tôi đi mua bán làm ăn chứ không phải là thành phần "tệ nạn xã hội". Giám thị nhà giam nói với vợ tôi rằng không thể cho tôi về được vì tôi đã đánh công an "trọng thương" khi thi hành nhiệm vụ. Thật là láo lếu, chính công an đánh tôi trọng thương chứ tôi làm gì có sức đánh công an, họ đánh tôi tét đầu, tôi chỉ vết thẹo còn đỏ hỏn vừa mới lành cho vợ tôi coi. Vợ tôi chỉ biết buồn bã đi về.

Trở về trường hợp hai chị quả phụ phế binh. Hai chị bị ngất xỉu trên xe nhưng rồi cũng bị đưa về trại Ba Thôn, huyện Hóc Môn, đi lao động. Sau khi bị giam sáu tháng không biết vì tội gì, hai chị được thả về. Họ đến nhà nuôi Gò Vấp lãnh con thì người ta nói đứa nhỏ mới sanh bốn tháng đã chết cách đây hai tháng. Hai người chết lặng một hồi rồi lạnh lùng dẫn bốn đứa còn lại đi về, một đứa bị phong giựt bị liệt suốt đời. Họ không còn nước mắt để khóc.

Riêng về phần tôi, tôi bị giám thị trại giam Thị Nghè đưa về trại giam Sông Bé. Đây là một trại giam tù hình sự nằm giữa chốn rừng sâu, tất cả tù nhân tại đây đều phải đi lao động, cuốc đất trồng khoai, bất kể là người tàn phế hay già yếu. Tôi đi một vòng tìm hiểu thời gian giam giữ của những anh em ở đây. Người thì nói đã bị giam từ 8, 9 năm nay, người khác thì 10 năm, nhưng chưa thấy trại thả ai về hết, có người nằm lại mãi mãi. Anh em chỉ cho tôi nơi ở cuối cùng của những người xấu số, đó là những mô đất cỏ mọc xanh rì, trên đó có mấy cây cọc cắm để làm dấu. Thật là vô nhân đạo.

Tôi lo lắng lo cho thân mình. Không, tôi không muốn chấm dứt cuộc đời tôi tại nơi đây. Tôi đã không bỏ xác trên chiến trường thì không có lý do gì phải bỏ xác tại nơi đây. Nơi đây đúng là địa ngục, con người đối xử với con người thật là tàn độc. Nơi đây cũng có mây xanh, có tiếng chim hót nhưng không thể sánh với xã hội mà con người có được tự do. Mây nơi đây lạnh lùng, trời nơi đây lạnh lẻo, gió nơi đây độc địa. Đêm đêm lén nhìn ra lên trên trời, sao tôi chỉ thấy có một ngôi sao nhuộm màu máu đỏ. Ôi, ghê rợn. Không, tôi không thể bỏ xác tại nơi đây.

Loay hoay suy nghĩ lung tung, tôi cũng đã ở nơi đây hơn bốn tháng, sống sót trong những điều kiện này thật là khó. Thời gian đó cũng đủ cho tôi tìm đường thoát hiểm. Tôi quan sát tìm hiểu một số người, thật ra là muốn tìm bạn "đường rừng". Trong chế độ giam cầm của cộng sản, người ta thường dùng mồi nhữ là cơm gạo để mua chuộc những người nhẹ dạ làm ăng ten báo cáo ban quản giáo trại về những "âm mưu" trốn trại. Rất tiếc là cũng có nhiều người trong hoàn cảnh khốn cùng như nhau lại cam tâm làm những điều hèn hạ đó, nhưng phần lớn những thành phần này là đám thanh niên trẻ can tội hình sự, cướp của giết người. Họ được ban quản giáo trại ưu đãi giao cho những chức vụ trật tự trong các phòng giam và thường xuyên báo cáo lên ban quản giáo những người họ không ưa.

Sau một thời gian nghiên cứu, tôi tìm được Mạnh, một phế binh Biệt Kích Dù mù hai mắt, lớn con, khỏe mạnh. Tôi mở đầu câu chuyện.

- Tôi đến gặp anh để tìm cách trốn khỏi nơi này.

- Tôi thì mù hai mắt, anh thì cụt hai chân, làm sao trốn trại được. Nghe anh nói tôi cũng muốn lắm, nhưng sao giống chuyện thần thoại. Vả lại trại này ở sâu trong rừng, phải đi hơn 20 cây số mới ra đường lộ. Chưa phải hết, ra đến lộ còn phải qua ít nhứt ba trạm kiểm soát mới tới con lộ cái.

- Việc đó thì tôi đã biết rồi. Vấn đề tôi muốn đề cập với anh là mình phải quyết tâm, phải hy sinh nếu cần. Nếu anh đồng ý thì mình xúc tiến ngay.

- Tôi cũng có ý này từ lâu. Tôi cũng để ý tìm người để nói về chuyện này nhưng chưa dám thổ lộ cùng ai. Ỏ đây ăng ten nhiều lắm, tôi không tin ai cả. Tôi cũng đã chú ý tới anh nhưng chưa dám thố lộ. Bây giờ thì mình cùng chung ý hướng, tôi yên tâm. Nếu anh phản tôi mà báo cáo lên quản giáo trại thì tôi cũng đành cam chịu. Nhưng trong anh em mình ai mà làm vậy, mình tuy là phế binh nhưng cũng phải có tự hào chớ. Ai thèm cúi đầu trước kẻ thù. Tôi đồng ý. Anh biểu gì tôi cũng nghe.

- Tốt. Bây giờ tôi chỉ cần anh giúp tôi kiếm một sợi dây mây dài khoảng 20 mét và một cái hộp quẹt là đủ rồi.

- Hộp quẹt thì tôi có, nhưng sợi dây mây để làm gì ?

- Nơi này trước năm 1975 tôi thường đi hành quân qua đây, có sợi dây mới vượt qua suối được. Anh làm ở tổ đan mây, có thể giấu giếm mỗi ngày một ít rồi đan thành một sợi dây thừng. Anh ráng giấu một nơi nào đó, khi nào sợi dây đủ dài thì hai đứa mình chờ trời tối sẽ trốn trại ra đi. Anh còn khỏe mạnh có thể cỏng tôi, thân tôi nhẹ chắc anh không mệt lắm đâu. Còn tôi thì mắt sáng, làm bánh lái chỉ đường anh đi, tôi bẻ đầu anh đi hướng nào thì anh đi hướng đó. Nhớ là khi đi đường mình không được nói chuyện với nhau. Tai vách mạch rừng khó mà đề phòng. Anh có cần gì thì ra hiệu cho tôi, tôi cúi đầu xuống và anh nói nhỏ vào lỗ tai.

Thế là Mạnh đồng ý, chúng tôi lén lút chuẩn bị, không dám báo tin một người nào khác, sợ bị lộ. Một đêm nọ, sợi dây mây đã đủ dài để hai chúng tôi lén từ từ bò ra ngoài vòng rào, rồi anh Mạnh cỏng tôi đi. Hai chúng tôi đi trong im lặng. Đi được một ngày, đến chiều thì đói quá nên tôi nhổ trộm khoai mì rồi vào rừng sâu tìm củi nướng khoai. Tối hôm đó tôi bảo Mạnh leo lên cây ngủ vì đây là Chiến Khu Đ, cọp nhiều lắm. Chúng tôi tiếp tục đi, đi suốt hai tuần rồi mà vẫn chưa tìm được con lộ đất đỏ dẫn ra đường cái. Ngày đi đêm nghỉ, gặp gì ăn đó, củ rừng uống nước suối, bạ đâu ngủ đó. Một sáng nọ, chúng tôi gặp một ông già đang đánh xe bò chở cây trên một con đường đất trong rừng. Chúng tôi sửa lại áo quần ngay ngắn, giả bộ tới hỏi.

- Thưa bác, chúng cháu muốn ra đường lộ đón xe về Sài Gòn.

Ông già nhìn Mạnh cỏng tôi một cách thương hại rồi cũng chỉ đường.

- Các chú ở trong trại kia trốn ra phải không. Các chú đi lạc đường rồi, phải quành ngược lại. Cứ đi theo hướng Nam, khoảng 12 cây số nữa mới ra đến lộ. Cẩn thận đó nghe không.

Mừng quá, ông già còn móc trong bị cho hai chúng tôi mỗi người một khúc bánh chuối. Chúng tôi cảm ơn rối rít rồi quay trở lại, theo hướng mà ông già vừa chỉ. Chúng tôi đi cả ngày lẫn đêm, dưới ánh trăng và trong ánh nắng. Ngày hôm sau, khoảng 3 giờ chiều, nghe tiếng xe chạy chúng tôi tiến thẳng về hướng đó. Lúc này Mạnh đã yên tâm nên không còn dè dặt nói lớn tiếng :

- Anh bẻ lái cẩn thận một chút. Hồi hôm anh gấp quá bẻ bậy bạ làm tôi húc vào cành cây, đầu sưng mấy cục rồi nè.

Tôi ừ à cho qua chuyện, đầu óc chỉ nghĩ làm sao ra đến đường lộ đón xe về nhà mà không bị bắt trở lại. Chúng tôi ra được con lộ cái, nằm sát người xuống đám cỏ rậm bên bờ đường. Thỉnh thoảng nghe tiếng xe từ xa chạy tới, tôi ngóc đầu lên nhìn. Cuối cùng chúng tôi cũng đón được chiếc xe đò đang chạy tới. Gặp bà chủ xe tốt bụng, tôi kể lại chuyện "đường rừng" và hoàn cảnh chúng tôi, bà ta không những thông cảm mà còn dặn lơ xe ghé mua cho chúng tôi mỗi đứa một ổ bánh mì ở một chợ bên đường. Hành khách trên xe ai nghe cũng thương, mỗi người gom góp một ít tiền cho chúng tôi để khi về đến Sài Gòn có tiền đón xe về nhà. Chuyện kinh hoàng trong trại tù của tôi tới đây tạm chấm dứt.

* * *

Chiến hữu cùng các ân nhân ơi,

Con tàu định mệnh năm xưa đã lướt sóng vượt trùng dương, qua muôn trùng bất hạnh, đã đưa các chiến hữu cùng ân nhân đến bến bờ hạnh phúc. Cũng rất nhiều người không may đã để lại thân xác trong lòng biển cả. Thử thách nào trong đời ai cũng một lần đi qua, các chiến hữu cùng quí ân nhân đã may mắn vượt qua còn chúng tôi vẫn ì ạch ở lại. Tôi tin rằng các chiến hữu cùng quí ân nhân không quên quá khứ và nhất là không quên những đồng đội cũ chẳng may bị thương tật.

Anh em thương phế binh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chúng tôi, sống sót sau cơn đại họa, ngày đêm sống trong hang cọp, đối phó từng phút từng giây trước nanh vuốt của kẻ thù, cuộc sống không phải dễ dàng. Mong rằng các chiến hữu cùng quí ân nhân tiếp tục nới rộng vòng tay kéo chúng tôi ra khỏi hố sâu vực thẳm, nhất là giúp chúng tôi tìm lại một chút nhân phẩm trong cuộc sống. Cầu chúc các chiến hữu cùng quí ân nhân muôn vàn hạnh phúc.

Viết lại theo lời kể của Lưu Tử

Mục lục :

NMĐRN 1.0 - Lời tựa 

NMĐRN 1.1 - Có một niềm tin 

NMĐRN 1.2 - Những bóng ma trên hè phố 

NMĐRN 1.3 - Chúng tôi phải sống 

NMĐRN 1.4 - Cuộc đời tưởng đẹp như bài thơ

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Nguyễn Văn Huy, Phan Minh Hiển
Read 2177 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)