Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Bắc Triều Tiên : Trung Quốc sợ bị gạt ra ngoài lề

Trung Quốc lo sợ sẽ bị cho đứng ngoài lề trong hồ sơ Bắc Triều Tiên. Do không biết được ông Trump thực sự kiên quyết hay chỉ tung hỏa mù, trong hoang mang, Bắc Kinh đành phải cảnh giác. Việc tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ đơn phương hành động, cho dù không hoàn toàn chắc chắn, đã gây chuyển động nơi Trung Quốc, sau 25 năm hoàn toàn không động thủ.

bk1

Lực lượng đặc biệt Bắc Triều Tiên trong lễ duyệt binh kỷ niệm 105 năm ngày sinh Kim Nhật Thành ở Bình Nhưỡng, 15/04/2017. REUTERS/Damir Sagolj

Hôm nay nghỉ lễ Phục Sinh, đa số các báo Paris đều vắng bóng, chỉ có tờ Le Figaro xuất hiện trên quầy và Le Monde cuối tuần. "Một lễ Phục Sinh căng thẳng cho người Công giáo Trung Đông", tựa của Le Figaro, còn Le Monde quan tâm đến "Thế lưỡng nan của cử tri cánh tả"trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp lần này.

Liên quan đến Châu Á, trang mạng Libération đăng bài phỏng vấn ông François Godement, giám đốc chương trình Châu Á và Trung Quốc của Hội đồng Đối ngoại Châu Âu, nhận định về tình hình leo thang quân sự tại bán đảo Triều Tiên. Bài viết mang tựa đề "Bắc Kinh lo ngại bị đứng ngoài lề trong hồ sơ Bắc Triều Tiên".

Từ khi lên làm tổng thống cách đây ba tháng, Donald Trump đã kết thúc nhiều thập niên thận trọng trong quan hệ với Trung Quốc. Việc ông Trump đe dọa không cần đến Bắc Kinh để chấm dứt những khiêu khích của đồng minh Bình Nhưỡng và gởi hàng không mẫu hạm đến ngoài khơi bán đảo Triều Tiên, đã làm đảo lộn tương quan lực lượng trong khu vực.

Liệu Bắc Kinh có thay đổi thái độ từ khi ông Donald Trump lên cầm quyền hay không ?

Chuyên gia François Godement nhận định, trong lúc phương Tây liên tục chỉ trích hay chế nhạo ông Trump, và có thể là đánh giá thấp chính quyền Trump, thì Trung Quốc lại có cái nhìn thận trọng. Bắc Kinh coi đây là chuyện nghiêm túc, nên đã tạm thời dừng tay nghe ngóng động tĩnh và không hành động thái quá. Thái độ của Tập Cận Bình khi gặp gỡ tổng thống Mỹ ở Mar-a-Lago cho thấy rất rõ điều đó.

Trước khi dùng món tráng miệng, ông Trump báo cho ông Tập biết là vừa bắn hỏa tiễn vào Syria. Ông Tập im lặng mất 10 giây, suy nghĩ ít lâu rồi trả lời : "OK, đồng ý", cho dù Trung Quốc hết sức thân thiết với Nga. Từ khi tổng thống Mỹ tuyên bố : "Chúng tôi không còn trông cậy vào các ông để giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên, chúng tôi sẽ tự mình hành động", Bắc Kinh lo sợ sẽ bị cho đứng ngoài lề trong hố sơ này. Do không biết được ông Trump thực sự kiên quyết hay chỉ tung hỏa mù, trong hoang mang, Bắc Kinh đành phải cảnh giác.

Như vậy Bắc Kinh đã thay đổi chủ trương về Bắc Triều Tiên ?

Người ta nhận thấy việc Mỹ đe dọa hành động trực tiếp, cho dù không hoàn toàn khả tín, đã có thể gây chuyển động nơi Trung Quốc, sau 25 năm hoàn toàn không nhúc nhích. Cho dù không luôn phản ánh quan điểm của chính quyền, tờ Hoàn cầu Thời báo vốn hung hăng nhất, hôm thứ Tư trước đã hăm dọa cấm vận dầu lửa đối với Bắc Triều Tiên. Hôm trước đó, Reuters đưa tin những chuyến tàu chở than đá từ Bắc Triều Tiên bị Trung Quốc không cho cập cảng. Trong khi loan báo của Bắc Kinh vào tháng Hai ngưng nhập than đá từ nước này, với cái cớ là đã đủ quota, vẫn chưa có tác động.

Bắc Kinh có cảm giác được trấn an thêm khi tổng thống Mỹ rốt cuộc hồi tháng Hai đã chấp nhận nguyên tắc một nước Trung Hoa. Nhưng sau vụ oanh kích Syria và các tweet của ông Trump về Bắc Triều Tiên, sự lo ngại của Trung Quốc được diễn đạt qua chủ trương cứng rắn hơn đối với Bình Nhưỡng.

Có gì mới trong thái độ này ? 

Về phía Trung Quốc, họ đã tìm lại ý nghĩa một số ưu tiên : đối tác thương mại chủ chốt, nghiêm chỉnh nhất và nguy hiểm nhất chính là Hoa Kỳ.

Năm 2002, khi Mỹ muốn tấn công Irak, Giang Trạch Dân khi đó sắp trở thành người đứng đầu Trung Quốc, đã đến trang trại của ông George W.Bush. Theo một nhà quan sát thạo tin, thì trước đó ông Giang đã cam đoan với ông Bush là Trung Quốc sẽ không phủ quyết. Lần này, sự thận trọng cũng có vẻ thích hợp.

Điều gây ấn tượng nhất trong ba tháng gần đây là sự chừng mực của Bắc Kinh tại Biển Đông : không xây thêm đảo nhân tạo mới, không bồi đắp thêm, và còn áp dụng thỏa thuận cho đánh cá xung quanh bãi cạn Scarborough.

Bắc Kinh có thận trọng tương tự với các láng giềng trong khu vực hay không ? 

Đối với Nhật Bản, ngược lại người ta thấy các tàu Trung Quốc lại tiếp tục lảng vảng, kể cả các chiến hạm, xung quanh quần đảo Senkaku, và vô số vụ xâm nhập không phận. Đây là lời cảnh báo cho ông Shinzo Abe, đồng minh hàng đầu của ông Trump, và chứng tỏ sự quan ngại của Trung Quốc. Tương tự đối với các biện pháp trừng phạt kinh tế áp đặt lên Hàn Quốc do đã cho triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD của Mỹ.

Trung Quốc vừa cố gắng muốn trấn an, đồng thời cố hăm dọa các nước láng giềng yếu hơn đừng nên đi quá xa với chính quyền ông Trump.

Như vậy, bàn cờ đã bị vẽ lại ?

Không thể chối cãi rằng đã có những tiến triển và những hành động mạnh mẽ, cho dù vẫn còn dấu hỏi về tầm nhìn tổng quát của ông Donald Trump. Chính sách của ông, mà người ta chỉ có thể phỏng đoán vì khó thể diễn dịch từ các tweet, có vẻ mang tính thỏa hiệp hơn là khẳng định. Khi ông Trump nói với các lãnh đạo Trung Quốc là "các nhượng bộ trong hồ sơ Bắc Triều Tiên sẽ có ích trong hồ sơ thương mại", là ông muốn mặc cả.

Sự hài hòa trong chiến lược của chính quyền Trump và của tổng thống Donald Trump nói chung và về Châu Á nói riêng, vẫn chưa được chứng tỏ.

Chủ nghĩa "mác-xít cho em bé" của ứng viên cực tả Pháp

Về cuộc bầu cử tổng thống Pháp, nhà sử học Jean-Louis Margolin trên Le Monde nhấn mạnh đến "chủ nghĩa mác-xít dành cho các em bé" của lãnh đạo đảng Nước Pháp Bất Khuất, ông Jean-Luc Mélanchon.

Đối với ông Margolin, tài hùng biện của ứng cử viên cực tả Jean-Luc Mélanchon cần phải xếp sau chương trình ảo tưởng và nguy hiểm của ông này : ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, khỏi khu vực đồng euro và NATO. Như vậy nếu đắc cử, ông Mélenchon sẽ đảo ngược các đồng minh của Pháp.

Chương trình hành động của ông là sự phản ánh trung thành các chủ trương của ngành ngoại giao Nga. NATO bị mô tả là một tổ chức hiếu chiến, còn các nạn nhân của tham vọng Nga như Ukraine, Georgia, các nước vùng Baltic, Moldova bị làm ngơ. Ông còn nhập nhằng khi đòi thiết lập "một liên minh chống toàn cầu hóa với BRICS", trong khi khối này gồm những nước mà bất đồng nhiều hơn đồng thuận (Brazil, Russia, India, China, South Africa).

Còn về nạn khủng bố, Mélenchon thậm chí còn từ chối cả sự thật hiển nhiên là tính chất Hồi giáo. Ông nói : "Tôn giáo chỉ là cái cớ, và nhất thiết không phải là lý do để phản ứng". Theo ông Mélenchon thì phía sau nạn khủng bố là các Nhà nước thèm muốn dầu khí. Cuộc chiến Afghanistan năm 2001 là từ một dự án ống dẫn dầu chứ không phải do vụ tấn công vào tòa Tháp Đôi. Cuộc xung đột Syria phải được giải quyết bằng cách tính đến lợi ích kinh tế của các nước liên quan. Xu hướng kinh tế hóa sự kiện này còn đi kèm với một sự đảo ngược trách nhiệm : các mánh khóe của phương Tây, đặc biệt là của Mỹ, là nguồn gốc của chủ nghĩa khủng bố !

Nhà sử học Jean-Louis Margolin kết luận, ứng viên cực tả Mélenchon tuy về ngôn ngữ, phong cách ông có tài thu hút người nghe, nhưng nội dung những bài diễn văn của ông là điều mà nhà văn nổi tiếng George Orwell mô tả là một thứ "chủ nghĩa mác-xít dành cho các em bé".

Bóp nghẹt đối lập Thổ Nhĩ Kỳ, Erdogan chiến thắng sát nút

Nhìn sang Thổ Nhĩ Kỳ, Le Figaro nhận xét "Tổng thống Erdogan có được một chiến thắng sát nút". Cuộc bầu cử hôm qua đã mang lại cho ông Erdogan một chế độ dành cho tổng thống hầu hết quyền hành, mà ông đã mơ từ nhiều năm qua.

Kết quả suýt soát trên 51% đạt được là nhờ thành trì bảo thủ ở Anadolu và Hắc Hải, trong khi cử tri các thành phố lớn như Istanbul, Ankara và Izmir đều nói không. Trước khi công bố chính thức, Hội đồng bầu cử (YSK) còn phải xem xét hàng trăm trường hợp mà phe đối lập báo là gian lận, nhất là về quyết định vào giờ chót, chấp nhận nhiều lá phiếu không có đóng dấu.

Đối lập không chịu công nhận thất bại, vì trong suốt chiến dịch, xu hướng bỏ phiếu bác bỏ việc sửa đổi Hiến pháp vẫn cao hơn xu hướng chấp nhận. Bị các phương tiện truyền thông lớn làm ngơ - kể cả các đài truyền hình nhà nước ; không có nguồn tài trợ công ; bị quy là khủng bố, ly khai hay đảo chính ; trở nên vô hình dưới nhiều kilomet biểu ngữ ủng hộ bao vây không gian công cộng ; những người phản đối – tức là tất cả các đảng phái chính trị, ngoại trừ đảng AKP của ông Erdogan và đồng minh dân tộc chủ nghĩa cực đoan MHP – lâu nay vẫn tin rằng họ sẽ chiến thắng.

Đã hẳn là con số trên đây thấp hơn nhiều so với tỉ lệ 60% mà ông Erdogan hy vọng, nhưng điều này chẳng quan trọng với ông. Trong khi chờ đợi việc cải cách này có hiệu lực, Recep Tayyip Erdogan tiếp tục tận dụng mọi quyền hành mà ông đang có trong tay. Một giai đoạn mới đang mở ra giữa Châu Âu và Ankara : gần đây ông đã đe dọa Châu Âu "phải trả giá". Thổ Nhĩ Kỳ đang đóng vai trò quan trọng trong nhiều hồ sơ, từ Syria, khủng hoảng di dân cho đến thương lượng hòa bình về đảo Chyprus.

Não bộ quyết định trọng lượng con người

Về mặt sức khỏe, Le Figaro cho biết theo một nhà sinh thái thần kinh Mỹ, thì bộ óc quyết định trọng lượng của con người chứ không phải do ý muốn của chúng ta. Vì vậy các chế độ ăn kiêng không thể giúp giảm béo một cách lâu dài.

Nhà nghiên cứu Sandra Aamodt trong cuốn sách "Vì sao các chế độ ăn kiêng lại làm cho mập ra" ghi nhận ba điểm chính. Đó là con người không tự quyết định được trọng lượng của mình, ăn kiêng chỉ dẫn đến thất bại, và tốt nhất nên có hoạt động thể dục thể thao hàng ngày.

Bà giải thích, bộ óc ấn định trọng lượng cơ thể trên cơ sở di truyền và kinh nghiệm sống. Cũng giống như cơ thể cần một số giờ ngủ nhất định, bộ óc lưu giữ một số thông số trọng lượng ưu tiên. Hệ thống điều chỉnh này nằm tại "vùng dưới đồi" (hypothalamus), liên quan đến nhiều chức năng như phản ứng với nhiệt, cảm giác đói… Vùng này ghi nhận các dấu hiệu về lượng lipid tồn trữ, tỉ lệ đường trong máu, calori và phản ứng để duy trì một trọng lượng ổn định. Trọng lượng này dao động trong khoảng 5 kilogam.

Overbook : Delta Air Lines hào phóng hơn đối thủ United Airlines

Liên quan đến overbook hay surbooking, tức số vé bán ra nhiều hơn số chỗ trên máy bay, mà trường hợp một hành khách gốc Việt là ông David Dao (Đào Duy Anh) bị thô bạo lôi ra khỏi máy bay của United Airlines đã gây phẫn nộ trên toàn thế giới tuần qua ; phụ trang kinh tế của Le Figaro ghi nhận trong trường hợp này, hãng cạnh tranh là Delta Air Lines tỏ ra hào phóng hơn.

Những hành khách nào không gấp gáp có thể được bồi thường đến 10.000 đô la nếu chịu nhường chỗ khi bị overbook (trước đây Delta Air Lines chỉ đề nghị 1.350 đô la). Công ty hàng không mà cổ đông chính là tỉ phú Mỹ Warren Buffett hy vọng sẽ qua mặt đối thủ cạnh tranh United Airlines. Tuy nhiên tờ báo ghi chú là trong trường hợp chuyến bay Delta bị quá chỗ, tốt nhất nên thương lượng với người có trách nhiệm kiểm tra thẻ lên tàu, còn nhân viên mặt đất chỉ có thể thỏa thuận cao nhất là 2.000 đô la.

Thụy My

Published in Châu Á

Vụ sát hại anh của Kim Jong-un : Cảnh sát Malaysia bắt một người Bắc Triều Tiên (RFI, 18/02/2017)

kim1

Tin về cái chết của Kim Jong-nam trên báo chí Malaysia ngày 18/02/2017. Reuters

Hôm 18/02/2017, cảnh sát Malaysia thông báo vừa bắt giữ một người đàn ông Bắc Triều Tiên trong khuôn khổ cuộc điều tra về vụ sát hại Kim Jong-nam, người anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo chế độ Bình Nhưỡng Kim Jong-un.

Người bị bắt giữ tối hôm qua có mang giấy tờ cấp cho người lao động nước ngoài ở Malaysia, nhờ vậy cảnh sát biết được danh tính của ông ta là Ri Jong Chol, 46 tuổi. Như vậy là cho tới nay tổng cộng đã có 4 người, trong đó có một phụ nữ mang hộ chiếu Việt Nam với tên Doan Thi Huong, bị bắt giữ vì có liên quan đến vụ ám sát ông Kim Jong-nam hôm thứ hai vừa qua tại sân bay Kuala Lumpur, mà theo Seoul là do các điệp viên Bắc Triều Tiên tiến hành.

Các chuyên viên Malaysia hôm nay đã phân tích các mẫu lấy từ cơ thể của nạn nhân để xác định xem chất độc nào đã được phun lên người của ông ở sân bay Kuala Lumpur. Mặc dù phía Bình Nhưỡng không đồng ý, nhưng các bác sĩ pháp y của Malaysia đã tiến hành mỗ khám nghiệm tử thi của nạn nhân.

Vụ này đang gây căng thẳng quan hệ giữa Malaysia với Bắc Triều Tiên. Tối qua, ngay trước nhà xác nơi đang đặt thi hài của ông Kim Jong-nam, đại sứ Bắc Triều Tiên ở Malaysia Kang Chol đã tuyên bố nước ông sẽ bác bỏ các kết quả khám nghiệm tử thi, đồng thời cho biết đã yêu cầu cảnh sát Malaysia trao trả thi hài ông Kim Jong-nam, nhưng phía Malaysia vẫn từ chối.

Đây là phản ứng chính thức đầu tiên của phía Bình Nhưỡng kể từ vụ ám sát anh của lãnh đạo Kim Jong-un, tuy nhiên đại sứ Bắc Triều Tiên đã không xác nhận nạn nhân đúng là Kim Jong-nam, cũng như không nói gì về hoàn cảnh xảy ra cái chết của ông.

Lãnh đạo cảnh sát bang Selangor hôm qua cho biết là cho tới nay không có thân nhân nào đến xác nhận danh tính hoặc xin trao trả thi hài người quá cố và họ cần một mẫu ADN của một người trong gia đình để xác định danh tính của nạn nhân.

Một trong hai nữ nghi phạm bị bắt giữ trong vụ này là một cô gái Indonesia 25 tuổi. Theo lời lãnh đạo cảnh sát Indonesia, những người lạ mặt đã nói với cô này là muốn cô tham gia một trò chơi truyền hình theo kiểu "giấu camera", nên nhờ cô phun một chất lỏng vô hại vào người nạn nhân. Cô đã không ngờ là mình tham gia vào một vụ ám sát.

Thanh Phương

********************

Nghi phạm người Bắc Triều tiên bị bắt (RFA, 18/02/2017)

Malaysia bắt giữ nghi phạm người Bắc Triều tiên có liên can đến cái chết của Kim Jong-nam.

kim2

Kim Jong-nam là con trai cả của cố lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-il

Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin cảnh sát Malaysia cho biết ông Ri Jong-chol, sinh năm 1970 bị bắt vào tối hôm qua do tình nghi có liên hệ với các nghi phạm khác trong cái chết của Kim Jong-nam

Hai nghi phạm nữ, một một người Indonesia và một mang hộ chiếu Việt Nam đã bị bắt giữ trước đó, trong khi một người đàn ông Malaysia cũng đang bị giam giữ.

Kim Jong-nam là con trai cả của cố lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-il, đã lên tiếng công khai chống lại triều đại của em trai mình là Kim Jong-un.

Cơ quan tình báo Hàn Quốc báo cáo với các nhà lập pháp ở Seoul rằng Kim Jong-nam đang sống với người vợ thứ hai của ông tại Macau thuộc lãnh thổ Trung Quốc dưới sự bảo vệ nghiêm nhặt của tình báo Bắc Kinh

Ông Kim có mặt tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur trong khi chờ được chuyển sang một chuyến bay khác đến Macau thì bị giết.

Published in Châu Á

Mỹ khẳng định đủ khả năng ngăn chận tên lửa Bắc Triều Tiên (RFI, 14/02/2017)

Một ngày sau khi Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa đạn đạo ra biển Nhật Bản, Lầu Năm Góc xác quyết là Hoa Kỳ và các đồng minh Châu Á có khả năng "bắn hạ" bất kỳ loại hỏa tiễn nào của Bắc Triều Tiên.

trieutien1

Tên lửa của Bắc Triều Tiên phóng ngày ngày 12/02/2017. ( Ảnh do hãng tin Bắc Triều Tiên KCNN phát hành) - KCNA/REUTERSrs

Hôm thứ Hai 13/02/2017, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ Jeff David thẩm định Bắc Triều Tiên không che dấu tham vọng đạt trình độ chế tạo tên lửa đạn đạo và Hoa Kỳ cũng có khả năng bắn hạ bất kỳ tên lửa nào.

Bình luận về vụ thử nghiệm của Bình Nhưỡng ngày Chủ Nhật vừa qua, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết là tên lửa được đặt trên dàn phóng di động nên dễ thực hiện một cách kín đáo. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cùng các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc, với hệ thống phòng chống tên lửa "tích hợp nhiều chức năng" đủ sức tự vệ và đập tan mối đe dọa này, theo phát ngôn viên Jeff David.

Theo AFP, hiện nay lá chắn chống tên lửa của Mỹ và hai đồng minh Nhật-Hàn tại Châu Á gồm có hệ thống AEGIS, tên lửa chống tên lửa Patriot và ra-đa cực mạnh . Washington và Seoul cũng bắt đầu kế hoạch bố trí hệ thống THAAD, chống tên lửa tầm trung-cao ở Hàn Quốc.

Truyền thông Hàn Quốc cho biết là sáng nay (14/02/2017), bộ Quốc Phòng ba nước Mỹ-Nhật-Hàn đã có một cuộc tham khảo trực tuyến tay ba, chia sẻ thông tin và hợp tác đối phó với Bình Nhưỡng. Tên lửa phóng ra biển Nhật Bản hôm Chủ nhật có tầm bay hơn 2000 km.

Tú Anh

*********************

Hội Đồng Bảo An lên án Bắc Triều Tiên thử tên lửa (RFI, 14/02/2017)

trieutien2

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley, trước các nhà báo, ngày 27/01/2017 - REUTERS/Mike Segar

Một ngày sau khi Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa đạn đạo, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, vào hôm qua, 13/02/2017, đã họp khẩn cấp theo đề nghị của Washington, Tokyo và Seoul.

Tất cả 15 thành viên Hội Đồng Bảo An, trong đó có Trung Quốc, đã nhất trí hoàn toàn thông qua văn kiện lên án vụ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên là vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, đồng thời đề nghị các nước thành viên tăng cường gấp bội nỗ lực thực thi triệt để các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng.

Thông tín viên RFI tại New York, Marie Bourreau gửi về bài tường trình :

Cho dù thông điệp của Hội Đồng Bảo An được nhất trí hoàn toàn, nhưng các nhà ngoại giao vẫn có những khác biệt về cách thức đòi áp dụng triệt để các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng vốn đã được thông qua.

Đại diện Mỹ Nikki Haley đã gửi một thông cáo ngắn gọn sau cuộc họp, trong đó bà khẳng định : Đã đến lúc phải quy trách nhiệm cho Bắc Triều Tiên không phải trên lời nói mà bằng hành động và Bình Nhưỡng cũng như các nước ủng hộ họ phải hiểu rằng các vụ thử như thế là không thể chấp nhận được. Đây là thông điệp rất rõ ràng gửi tới Bắc Kinh.

Trước đó trong ngày, Donald Trump đã hứa đáp trả mạnh mẽ vụ bắn thử tên lửa mới này của Bắc Triều Tiên. Đại sứ Nhật Bản, thì cam đoan là Tokyo không tìm kiếm giải pháp quân sự.

Bắc Kinh, đối tác thương mại chính của Bình Nhưỡng cũng chính thức lên án vụ bắn thử tên lửa đồng thời bày tỏ nguyện vọng không muốn làm trầm trọng thêm căng thăng trên bán đảo Triều Tiên.

Tới đây Liên Hiệp Quốc sẽ ra một báo cáo thẩm định liệu Trung Quốc có áp dụng thực sự các trừng phạt. Thái độ nhún nhường của Bắc Kinh hôm thứ Hai có thể là một tín hiệu tốt nhất từ trước tới nay.

Anh Vũ

****************************

Phản ứng của TT Trump về Bắc Hàn 'khó hiểu' (VOA, 14/02/2017)

trieutien3

Các nhà phân tích nói rằng v phóng tên la ca Bc Triu Tiên hi cui tun là một thách thc mà Bình Nhưỡng gi cho tân tng thng M.

Tổng thng Hoa Kỳ Donald Trump hôm Ch nht lên án v phóng tên la ca Bc Triu Tiên bng nhng ngôn t thn trng khiến dư lun không rõ tân tng thng M s theo đui chính sách nào để kìm chế chương trình ht nhân ca Bình Nhưỡng. T Seoul, thông tín viên Brian Padden ca đài VOA gi v bài tường trình.

Xuất hin cùng Th tướng Nht Bn Shinzo Abe -- người tuyên b hành đng phóng tên la ca Bc Triu Tiên là "hoàn toàn không th tha th" -- Tng thng Trump nói "Hoa Kỳ hu thun Nht Bn, đng minh ln ca M, 100 phn trăm".

Trong cuộc gp thượng đnh cuối tun, trong đó hai nhà lãnh đo đã đi chơi gôn vi nhau khu ngh mát Mar-a-Largo ca ông Trump Florida, Th tướng Abe đã mưu tìm và nhn được s đm bo ca Tng thng Trump rng Hoa Kỳ duy trì quan h đng minh quân s đã có t lâu nay vi Nht Bn.

Các nhà phân tích nói rằng v phóng tên la ca Bc Triu Tiên hi cui tun là mt thách thc mà Bình Nhưỡng gi cho tân tng thng M.

Ông Daniel Pinkston, giáo sư môn quan h quc tế ti Đi hc Troy Seoul, nói thông đip đó là : "Chúng tôi không chịu cưỡng ép, bt c v tn công nào nhm vào chúng tôi s nhn lãnh hu qu. Chúng tôi có cách ca chúng tôi đ đáp tr và trng pht li M và các đng minh ca M trong khu vc".

Kể t khi nhm chc tng thng, ông Trump và B trưởng Quc phòng Jim Mattis đã nhấn mnh rng Washington tiếp tc cam kết ng h các đng minh ca M Châu Á chng li mi đe da ht nhân đang ngày càng tăng ca Bc Triu Tiên. Chuyến công du nước ngoài đu tiên ca B trưởng Mattis là đến Á Châu.

Thiếu sót ngoi giao

Tuy nhiên những phát biu ca ông Trump v Trung Quc và các đng minh trong khu vc đã gây ra nhng ng vc rng tân chính quyn M có th s làm vic vi các nước khác đ tăng áp lc lên Bc Triu Tiên hu hiu hơn.

Cụ th là trong tuyên b mnh m ng h Nht Bn, ông Trump đã không đ cp đến Nam Triu Tiên.

Ông Bong Young-shik của khoa nghiên cu Bc Triu Tiên Vin Đi hc Yonsei ca Seoul nói : "Không đ cp đến Bc Triu Tiên trong phát biu v quan h đng minh này cho thy s tương phn vi chiến lược tái cân bng Châu Á-Thái Bình Dương ca chính quyn Obama, ct lõi ca chính sách mà đường li hu hiu nht đ đt đến mc tiêu tùy thuc vào kết cu vng mnh ca mi quan h đi tác an ninh tay ba gia M, Nht Bn và Nam Triu Tiên.

Ông Bong phân tích rằng cho dù nếu đó ch là mt thiếu sót ngoi giao ca tân chính quyn M, sơ sót đó đã khiến Seoul lo ngi rng Washington ưu tiên cho Tokyo, ngay vào thi đim mà căng thng gia Nht Bn và Nam Triu Tiên đang tăng cao liên quan đến nhng ti ác tàn bạo xy ra hi Thế chiến th II.

Không chọn hành đng quân s

Phản ng ca Tng thng Trump đã làm cho nhiu nước an tâm khi ông tc tc viết trên Twitter hi tháng 1 rng "Chuyn đó s không xy ra !" đ đáp li thông đip đu năm ca lãnh t Kim Jong-un rằng Bc Triu Tiên chun b phóng th phi đn đn đo liên lc đa.

Trong khi một s người bo th Washington đã gi ý rng chính quyn ca ông Trump nên cân nhc đến mt cuc tn công "ph đu" đ ngăn Bc Triu Tiên phóng th phi đn liên lc đa, v phóng th phi đn mi đây cho thy điu đó khó như thế nào. Tin nói phi đn được phóng đi t mt dàn phóng di đng có th di chuyn đ tránh b v tinh phát hin.

Bất c mt cuc tn công quân s nào ca M nhm vào Bc Triu Tiên s có th khích đng tr đũa đ máu và có th m ra xung đt ln hơn và thm chí mt cuc chiến ht nhân.

Ông Harry Kazianis, chuyên gia về quc phòng ca mt trung nghiên cu Washington, nói : "Hãy nhìn vào thc tế, Bc Triu Tiên có vũ khí ht nhân. Do đó s không có vic tiến quân vào để lt đ chế đ ging như Iraq".

Ông Kazianis nói rằng nhng chn la ca M dưới chính quyn ca ông Trump do vy s ging như nhng gì dưới chính quyn ca Tng thng Obama, đó là tăng cường răn đe quân s bng vũ khí quy ước đ t v và để đáp lại kh năng ht nhân đang tăng ca Bc Triu Tiên, và tăng áp lc lên chế đ Kim Jong-un bng nhng lnh chế tài và cô lp ngoi giao.

Washington và Seoul cam kết s nhanh chóng trin khai h thng phòng th phi đn THAAD đã khiến Trung Quc phn đi vì cho rằng h thng rada ti tân ca THAAD có th được dùng đ theo dõi các nước trong khu vc. Kế hoch này cũng gp phi s chng đi ngay bên trong Nam Triu Tiên.

Trung Quốc và các bin pháp chế tài

ng h ca Bc Kinh đi vi các bin pháp chế tài quốc tế là hết sc quan trng bi vì 90% lưu chuyn thương mi ca Bc Triu Tiên có đim đến là Trung Quc hoc thông qua Trung Quc. Thế nhưng Bc Kinh min cưỡng thc thi nghiêm ngt các bin pháp chế tài vì lo rng nó s gây ra tình trng bt n ln biên gii hoc dn đến vic Bc Triu Tiên sp đ, nơi được xem là khu vc trái đn đ ngăn s gia tăng nh hưởng ca ca M và Nam Triu Tiên.

Trong quá trình vận đng tranh c, ông Trump nói rng ông s yêu cu Bc Kinh kim soát Bc Triu Tiên. Đng trừng pht kinh tế lên Bình Nhưỡng, M có th tăng trng pht đi vi các doanh nghip ca Trung Quc làm ăn vi Bc Triu Tiên. Nhưng nhng hành đng như vy có th khiến Bc Kinh tr đũa kinh tế.

*********************

Trump có rất ít lựa chọn trước thách thức tên lửa Bắc Triều Tiên (RFI, 13/02/2017)

trieutien4

Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa Pukguksong-2. (Ảnh KCNA công bố ngày 13/02/2017) - KCNA/Handout via Reuters

Bắc Triều Tiên thử tên lửa lần đầu tiên kể từ khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Vụ thử xảy ra ngay sau khi tổng thống Mỹ tuyên bố liên minh với Nhật Bản là "trụ cột của hòa bình và ổn định trong vùng", ngày 11/02/2017, nhân chuyến công du Hoa Kỳ của ông Shinzo Abe.

Những phản ứng đầu tiên của ông Trump về vụ Bình Nhưỡng thử tên lửa được đánh giá là hết sức chừng mực. Theo các nhà quan sát, chính quyền Trump dường như không có nhiều lựa chọn trước Bắc Triều Tiên, vốn coi sở hữu vũ khí hạt nhân như điều kiện sống còn của chế độ, và trong lúc Trung Quốc không từ bỏ các hậu thuẫn dành cho đồng minh Đông Bắc Á.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trước các nhà báo tại Florida, với sự có mặt của thủ tướng Nhật Shinzo Abe : "Tôi chỉ muốn tất cả mọi người biết và hiểu thực sự rằng Hoa Kỳ đứng sau Nhật Bản 100%". Giới chuyên gia so sánh với tuyên bố của ông Trump sau khi Iran thử tên lửa mới đây. Lần này, tổng thống Mỹ nói hết sức ngắn gọn, không hề trực tiếp nhắc đến Bình Nhưỡng, khác hẳn với trường hợp Teheran. Chính quyền Mỹ nhìn chung rất kiệm lời trước thách thức mới từ Bắc Triều Tiên.

Bà Bonnie Glaser, giám đốc dự án China Power, thuộc CISI – Trung Tâm Chiến Lược và Quốc Tế, một viện tư vấn có trụ sở tại Washington, được Reuters trích dẫn,cho rằng "các lựa chọn của ông Trump là rất giới hạn", cho dù trong quá trình tranh cử tổng thống, Donald Trump tuyên bố sẽ cứng rắn hơn với chế độ Bắc Triều Tiên.

Theo một giới chức chính quyền Mỹ, các chính sách với Bình Nhưỡng của tân tổng thống sẽ không khác biệt đáng kể với cuốn cẩm nang ứng xử, đã được hoạch định dưới thời Barack Obama. Chiến lược gia tăng trừng phạt, đồng thời mở cửa cho Bắc Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán sáu bên, trên thực tế đã không làm thay đổi được quyết tâm sở hữu tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Bình Nhưỡng, có khả năng tấn công Hoa Kỳ.

Vẫn theo Reuters, các cộng sự của tổng thống Mỹ tuyên bố Washington sẽ hoạch định một chiến lược cứng rắn hơn chính sách thời Obama, vốn được mệnh danh là "sự kiên nhẫn về chiến lược". Một quan chức Hoa Kỳ xin ẩn danh cho biết là chính quyền Trump đang chờ đợi Bình Nhưỡng "khiêu khích" như thế nào và sẽ xem xét một loạt các biện pháp đối phó. Nhìn chung các hành động cũng vẫn sẽ vừa đủ ở mức thể hiện là Mỹ rất cương quyết, nhưng tránh mọi động thái khiến căng thẳng leo thang.

Cụ thể là, để răn đe Bình Nhưỡng, Mỹ có thể tiếp tục xiết chặt các kiểm soát về tài chính theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, tăng cường hiện diện của hải quân và không quân, gia tăng tập trận phối hợp xung quanh vùng biển Triều Tiên, đẩy nhanh quá trình triển khai hệ thống lá chắn tên lửa mới THAAD tại Hàn Quốc, không kể đến việc tăng cường sức mạnh quân sự nói chung.

Chính quyền Trump vừa nhậm chức đang lúng túng trong hàng loạt vấn đề quốc tế. Tân ngoại trưởng Rex Tillerson mới tuyên thệ nhậm chức ngày 01/02, hiện chưa có người phó, cũng như một ê kíp cố vấn thực thụ. Một số người không loại trừ khả năng tổng thống Trump sẽ một lần nữa sử dụng Twitter để thể hiện lập trường mạnh mẽ làm bình phong, vào lúc chiến lược mới với Bắc Triều Tiên đang trong giai đoạn xây dựng.

Trung Quốc là một ẩn số chủ yếu trong vấn đề Bắc Triều Tiên. Rất nhiều chính trị gia cho rằng Bắc Kinh có vai trò quyết định trong các chính sách của cộng đồng quốc tế đối với Bình Nhưỡng, do mối quan hệ mật thiết về kinh tế và chính trị của Trung Quốc với đàn em Đông Bắc Á. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, cũng giống như tiền nhiệm Obama, tân tổng thống Mỹ rất ít có khả năng thuyết phục được Bắc Kinh xiết chặt gọng kìm với Bình Nhưỡng hơn nữa, bởi Trung Quốc sợ các ảnh hưởng dây chuyền nếu chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ (do cấm vận hoặc do bán đảo Triều Tiên thống nhất). Câu hỏi đặt ra là : Liệu tân chính quyền Trump có tính đến việc gia tăng các biện pháp trừng phạt nhắm vào các doanh nghiệp và cơ sở trợ giúp chương trình tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên, mà khá nhiều trong số đó nằm tại Trung Quốc ?

Trọng Thành

********************

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên "rất hài lòng" về vụ thử hỏa tiễn (RFI, 13/02/2017)

trieutien5

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un 'hài lòng' sau vụ thử hỏa tiễn Pukguksong-2. Ảnh công bố ngày 13/02/2017. KCNA/Handout via Reuters

Một ngày sau vụ thử tên lửa tầm trung, hôm nay 13/02/2017, hãng tin Bắc Triều Tiên KCNA thông báo vụ thử nghiệm "thành công" và lãnh đạo Kim Jong-un "rất hài lòng". Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc yêu cầu Hội Đồng Bảo An họp khẩn ngay trong hôm nay, để bàn về vấn đề này. Theo chuyên gia quân sự Hàn Quốc, công nghệ vừa được sử dụng khiến các vụ phóng hỏa tiễn từ Bắc Triều Tiên trong tương lai rất khó bị phát hiện.

Theo KCNA, lãnh đạo số một Bắc Triều Tiên "đã trực tiếp ra lệnh" tiến hành vụ thử "một tên lửa đất đối đất (…) Pukguksong-2", thuộc "hệ thống vũ khí chiến lược mới mang phong cách riêng của Bắc Triều Tiên". Ông Kim Jong-un "đã tỏ ra rất hài lòng về việc có được một phương tiện tấn công hạt nhân hùng hậu". Hãng thông tấn AFP cho hay, trong các bức ảnh được KCNA công bố, có cảnh tên lửa phóng lên trời, lãnh đạo Bắc Triều Tiên cười thỏa mãn trong không khí hồ hởi của hàng chục binh sĩ và chuyên gia cùng chứng kiến.

Đây là lần đầu tiên Bắc Triều Tiên nói đến tên lửa Pukguksong-2. Hồi tháng 8 năm ngoái, Bình Nhưỡng tuyên bố bắn thử tên lửa Pukguksong-1 từ một tàu ngầm. Theo một giới chức thuộc Bộ Tổng Tham Mưu của quân đội Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên dường như đã sử dụng công nghệ "phóng lạnh" (cold eject), từng được dùng trong vụ thử tên lửa đạn đạo chiến lược (MSBS) hải-đối-địa hồi 2016. Công nghệ này có độ an toàn cao hơn và khó bị phát hiện hơn.

Ngay trong hôm qua, người phát ngôn của Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc thông báo "Mỹ, cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc, đã yêu cầu tham vấn khẩn cấp về vụ Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên thử tên lửa ngày 12/02". Hội Đồng Bảo An sẽ họp vào chiều nay theo giờ địa phương, vào lúc 22 giờ, giờ quốc tế.

Như thường lệ, bộ Ngoại Giao Trung Quốc - quốc gia đồng minh trụ cột của Bắc Triều Tiên - ra tuyên bố phản đối vụ thử tên lửa, và kêu gọi kìm chế. Về phần mình, Nga bày tỏ quan ngại, và kêu gọi các bên bình tĩnh, tránh mọi hành động có thể làm căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.

Trong những năm vừa qua, Liên Hiệp Quốc đã ra nhiều nghị quyết cấm Bắc Triều Tiên thử hạt nhân và tên lửa, nhưng không cản nổi tham vọng của Bình Nhưỡng. Hồi tháng 11/2016, Hội Đồng Bảo An ra thêm loạt trừng phạt thứ sáu kể từ năm 2006.

Theo Seoul, vụ bắn tên lửa hôm qua của Bắc Triều Tiên nhằm thử phản ứng của tân tổng thống Donald Trump. Đây là vụ thử đầu tiên kể từ khi ông Trump chính thức nhậm chức ngày 20/01/2017.

Trọng Thành

Published in Châu Á

Kim Jong-nam từ "Tiểu tướng" đến đứa "con hoang" của chế độ Bình Nhưỡng (RFI, 15/02/2017)

Kim Jong-nam người anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Bắc Triều Tiên từng được mệnh danh là "Tiểu tướng" rồi nhanh chóng chuyển thành đứa "con hoang" của chế độ Bình nhưỡng. Sau nhiều năm sống lưu lạc ở nước ngoài cuối cùng ông đã bị sát hại ngay giữa phi trường quốc tế Kuala Lumpur ngày 14/02/2017. Nhìn lại cuộc đời chìm nổi của "thái tử" đỏ gia đình họ Kim.

jongnam1

Kim Jong-nam (phải) bị cảnh sát Nhật bắt giữ tại sân bay Narita, Tokyo Nhật Bản ngày 4/05/2001 vì dùng hộ chiếu giả. Kyodo/via REUTERS

Vụ sát hai người anh cùng cha khác mẹ của Kim Jong-un diễn ra nhanh chóng trong hoàn cảnh bí ẩn đang thu hút dư luận trên cả thế giới. Mọi nguyên nhân và cách thức hạ sát vị thái tử trong "triều đại" nhà Kim này vẫn còn phải chờ kết quả điều tra và khám nghiệm tử thi của chính quyền Malaysia.

Kim Jong-nam sinh năm 1971, kết quả của cuộc tình bí mật giữa cha ông là Kim Jong il và bà Sung Hae-rim, một nữ diễn viên sinh tại Hàn Quốc và đã chết trong một bệnh viện tâm thần tại Moskva. Song Hae-rim lớn hơn ông Kim Jong-il 4 đến 5 tuổi và đã kết hôn với một người đàn ông khác lúc bắt đầu mối quan hệ với ông Kim Jong-il. Ông Kim Jong-il đã giấu cha mình, cố chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành, chuyện ông có con với bà Song Hae-rim.

Thời điểm Kim Jong-nam ra đời, ông Kim Jong-il đã được nhắm lên nối nghiệp cha. Nếu mối quan hệ với bà Song bị bại lộ, con đường chính trị ông đang đi chắc chắn sẽ bị đổ vỡ. Thế nên, ngay từ bé, Kim Jong-nam đã bị đưa đến sống tại một địa điểm bí mật ở trung tâm Bình Nhưỡng, tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài.

Dù phải che dấu thân phận như vậy , nhưng vì là con trai của Kim Jong il, Kim Jong-nam vẫn được nuôi dạy trong nhung lụa như một thái tử. Ông được gửi đi du học tại Thụy Sĩ rồi Nga với hy vọng sẽ nối nghiệp cha. Kết thúc việc học hành, Kim Jong-nam trở về Bình Nhưỡng và được giao nhiệm vụ lãnh đạo chiến lược phát triển tin học cho Bắc Triều Tiên. Cuộc sống của Kim Jong-nam diễn ra êm đẹp ở trong nước, ông được mệnh danh là "Tiểu tướng" bởi đơn giản ông là con trai "Đại tướng lãnh tụ kinh yêu Kim Jong il", theo báo chí tại Seoul.

Cho đến đầu những năm 2000 cuộc đời của "Tiểu tướng" này bắt đầu rẽ sang ngả khác khi ông ta bị bắt giữ tại sân bay Tokyo cùng với hai người phụ nữ và một đứa trẻ vì tội dùng hộ chiếu giả Dominicana. Ông khai với chính quyền lý do dùng giấy tờ giả là muốn vào Nhật thăm công viên Disneyland. Sai lầm đó đã làm cho Kim Jong-nam bị mất lòng tin của cha.

Sau sự kiện đó, người ta thấy Kim Jong-nam cùng gia đình sống ở nước ngoài, khi thì Macao, lúc thì Singapore hay Trung Quốc. Ông cũng cho biết thường xuyên lui tới Bangkok, Moskva và nhiều nước Châu Âu khác.

Theo một số nhà quan sát về Triều Tiên thì không hẳn bị thất sủng nên Kim Jong-nam phải sống lưu lạc ở nước ngoài mà là khi đó ông đóng vai trò một doanh nhân làm kinh tài cho chế độ. Kim Jong-nam vẫn giữ liên hệ với bộ máy an ninh nội địa ở Bình Nhưỡng song song với hoạt động làm ăn tại nước ngoài.

Năm 2011, khi Kim Jong-il quan đời, người em cùng cha khác mẹ Jong-un bất ngờ được chọn làm người nối ngôi cha. Tuy nhiên ngày cả trước khi sự việc này diễn ra, Kim Jong-nam khẳng nhiều lần khẳng định không ham hố quyền lực. Ngay từ năm 2010, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình nhật Asahi TV ông cho biết không đồng tình với cách thức chuyển giao quyền lực cho thế hệ thứ 3 của gia đình. Năm 2011, Kim Jong-un lại một lần nữa khẳng định với báo chí Nhật là cha ông cũng không đồng tình với việc kế thừa quyền lực cho Kim Jong-un nhưng vì sự ổn định của đất nước nên ông buộc phải chọn.

Một năm sau khi Kim Jong–un lên nắm quyền, Kim Jong-nam đã có những tuyên bố tỏ nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của người em cùng cha khác mẹ còn rất trẻ này. Trong một lần trả lời báo Nhật, Tokyo Shimbun, qua thư điện tử Kim Jong-nam viết : "Tôi tự hỏi làm sao mà một người kế vị trẻ với chỉ 2 năm chuẩn bị lại có thể đảm nhiệm được quyền lực tuyệt đối". Ông ta còn nhận định : "Có thể giới ưu tú nắm quyền hiện nay muốn kế thừa quyền lực của cha tôi bằng cách đẩy Kim Jong-un lên đóng vai trò tượng trưng".

Ít ngày sau đó, một cuốn sách mang tiêu đề "Cha tôi Kim Jong-il và tôi", do các nhà báo Nhật chấp bút dựa trên những cuộc trao đổi với Kim Jong-nam. Trong cuốn sách đó, Kim Jong-nam nhấn mạnh là chế độ Bắc Triều Tiên đang phải đối mặt với sự lựa chọn lưỡng nan : " Không cải cách, kinh tế sẽ bị sụp đổ. Nhưng cải cách sẽ dẫn đến khủng hoảng, hồi kết của chế độ ".

Có thể với những tuyên bố mang hơi hướng chống chế độ như vậy, Kim Jong-nam đã tự biến mình trở thành một cái gai của chế độ ? Một thực tế mà Kim Jong-nam phải nhận thế là quyền lực của người em cùng cha khác mẹ ngày càng được củng cố sau các cuộc thanh toán hàng loạt đối thủ ở trong nước. Ở nước ngoài, Kim Jong-nam cũng đã trở thành một đối tượng nguy hiểm dưới con mặt của Kim Jong-un.

Bị truy lùng, Jong-nam đã cho xuất bản cuốn sách nói trên tại Nhật Bản với hy vọng dùng đó như là bùa hộ mệnh để bảo vệ mình trước người em đầy quyền lực. Theo nhà báo Nhật Yoji Gomi, người có mối quan hệ tin cậy với Kim Jong-nam, "bằng cách cho phép tôi xuất bản cuốn sách, ông ta muốn gửi tới chế độ Bình Nhưỡng một lời cảnh cáo rằng : Nếu các vị đụng đến tối, tôi sẽ phơi bày ra hết".

Hồi tháng 10 năm 2012, Viện Công tố Hàn Quốc đã công bố thông tin một gián điệp Bắc Triều Tiên bị bắt đã khai nhận tham gia chuẩn bị dàn dựng một vụ tai nạn giao thông tại Trung Quốc nhằm vào Kim Jong-nam. Kim Jong-nam dường như cũng đã cảm nhận thấy nguy hiểm sống bị nhân viên mật Bắc Triều Tiên săn đuổi. Có tin tình báo Hàn Quốc nói rằng Kim Jong-nam từng gửi một bức thư cho người em cùng cha khác mẹ xin để cho ông và gia đình được sống yên ổn ở nước ngoài. Trong thư Jong-nam giải thích rằng ông không có mấy sự ủng hộ ở Bắc Triều Tiên và ông không hề là mối đe dọa nào đối với quyền lực của người em hay chế độ.

Nhưng hy vọng được sống một cuộc sống lưu lạc bình thường với gia đình của Kim Jong-nam cuối cùng cũng không có được. Vụ ám sát ở Kuala Lumpur hôm qua mang bóng dáng của một vụ thanh toán đối thủ chính trị của chế độ Bình nhưỡng. Điều này đã được Quốc Hội Hàn Quốc khẳng định dựa trên các thông tin tình báo ngay sau cái chết của Kim Jong-nam.

Nếu sự việc được xác nhận chính xác thì đây sẽ là một bằng chứng mới cho thấy sự bạo tàn của chế độ cha truyền con nối ở Bình Nhưỡng. Nó làm người ta nhớ lại hồi tháng 12/2013 vụ Kim Jong-un ra lệnh hành hình ông chú rể Jang Song-thaek, người có thời được coi là nhân vật số 2 của chế độ và luôn kề cận bên Kim Jong-un trong những ngày đầu lên cầm quyền.

Theo nhật báo Le Figaro, vụ đầu độc Kim Jong-nam còn là một dấu hiệu cho thấy sự thất bại của Bắc Kinh. Từ lâu nay, các cơ quan mật của Trung Quốc vẫn kín đáo che chở cho "đứa con hoang" của chế độ Bình Nhưỡng nhằm giữ một quân bày chính trị phòng trường hợp "triều đình" ở Bình Nhưỡng có biến họ có thể sắp đặt một lãnh đạo theo ý của mình. Một nhà ngoại giao Hàn Quốc đã thổ lộ với Le Figaro rằng : "Người Trung Quốc cực kỳ thực dụng, họ nhìn vào tất cả các khả năng lựa chọn, và Kim Jong-nam là một trong số đó. Ngay cả người Mỹ cũng đã tính đến ông ta".

Nếu đây là một vụ thanh toán mầm mống hậu họa theo kiểu Bắc Triều Tiên thì cuộc truy sát chưa chắc đã kết thúc. Con trai của Kim Jong-nam là Kim Han-sol, từng theo học Khoa học Chính trị tại Pháp, cũng sẽ có thể rơi vào tầm ngắm. Trong suốt thời gian học tại Pháp, anh ta cũng đã được yêu cầu có sự bảo vệ đặc biệt của an ninh Pháp. Năm ngoái Han-sol đã trở về sống ở một nước Châu Á và chắc hẳn cũng khó mà thoát khỏi vòng quyền lực sinh sát của ông chú độc tài.

RFI tiếng Việt

******************

Vụ sát hại anh của Kim Jong-un : Malaysia bắt một phụ nữ mang hộ chiếu Việt Nam (RFI, 15/02/2017)

jongnam2

Người được cho là Kim Jong-nam (T) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-il. Toshifumi KITAMURA, Ed JONES / AFP

Ngày 15/02/2017, cảnh sát Malaysia vừa thông báo bắt giữ một phụ nữ mang hộ chiếu Việt Nam trong khuôn khổ cuộc điều tra về vụ sát hại Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, tại sân bay Kuala Lumpur. Trong khi đó, thi hài của nạn nhân sẽ được khám nghiệm hôm nay để làm sáng tỏ vụ ám sát bí ẩn này.

Theo cảnh sát Malaysia, phụ nữ nói trên mang hộ chiếu Việt Nam với tên Doan Thi Huong (Đoàn Thị Hương ?), sinh ngày 31/05/1988, đã bị bắt ngay tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur.

Ông Kim Jong-nam, 45 tuổi, trưởng nam của cố lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-il, hôm qua dường như đã bị hai phụ nữ giết hại bằng cách đầu độc. Một số phương tiện truyền thông ở Hàn Quốc thì cho rằng người anh cùng cha khác mẹ với Kim Jong-un đã bị đâm bằng kim tẩm thuốc độc, những báo khác thì nêu khả năng ông Kim Jong–nam bị xịt một chất lỏng vào mặt.

Trong khi đó, cảnh sát Malaysia đang tập trung xem xét những hình ảnh do camera giám sát ghi lại để tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra ở sân bay Kuala Lumpur sáng hôm qua. Theo lời chỉ huy cảnh sát hình sự bang Selangor, được tờ The Sun trích dẫn, ông Kim Jong-nam đã nói với tiếp tân của sân bay rằng ông vừa bị một người xịt một chất lỏng vào mặt. Khi được đưa vào trạm xá của sân bay, ông đã than nhức đầu và gần ngất xỉu. Tại trạm xá, người anh cùng cha khác mẹ với Kim Jong-un lên cơn đau tim và sau đó đã chết trên đường tới bệnh viện Putrajaya.

Hôm nay, thi hài của ông Kim Jong-nam được chuyển đến bệnh viện Kuala Lumpur, nơi mà các bác sĩ pháp y sẽ khám nghiệm tử thi để cố làm sáng tỏ vụ sát hại bí ẩn này.

Bộ Thống Nhất của Hàn Quốc đã xác nhận cái chết của ông Kim Jong-nam. Tổng thống lâm thời Hwang Kyo-ahn tuyên bố vụ sát hại Kim Jong-nam, nếu được xác nhận, là một ví dụ về "sự tàn bạo và bản chất phi nhân" của chế độ Bình Nhưỡng. Trong khi đó, sau khi gặp lãnh đạo cơ quan tình báo Hàn Quốc, các dân biểu nước này tiết lộ rằng vào năm 2012, Kim Jong-nam đã viết thư cho Kim Jong-un để xin người em cùng cha khác mẹ tha mạng cho ông và gia đình ông.

Cơ quan tình báo Hàn Quốc khẳng định chính hai nữ nhân viên tình báo của Bắc Triều Tiên đã sát hại ông Kim Jong-nam và đã tẫu thoát. Báo chí Nhật thì cho biết hai phụ nữ này có lẽ cũng đã chết. Nhưng cả hai thông tin nói trên đều chưa được xác nhận.

Thanh Phương

********************

Nghi phạm ám sát Kim Jong-nam là một phụ nữ Việt Nam ? (RFA, 15/02/2017)

jongnam3

Cảnh sát Malaysia cố gắng ngăn chặn các nhà báo tại khu vực giám định pháp y thi thể ông Kim Jong-nam hôm 15/2/2017. AFP photo

Cảnh sát Malaysia hôm nay cho bắt giữ một phụ nữ mang giấy tờ Việt Nam bị tình nghi dính líu đến vụ ám sát người anh em cùng cha khác mẹ với chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong-un.

Tin của cảnh sát Malaysia cho biết giấy tờ mà nghi phạm bị bắt giữ mang theo có tên Đoan Thi Huong, sinh năm 1988 tại Nam Định, Việt Nam.

Cảnh sát Trưởng Malaysia, Khalid Abu Bakar cho biết bà này bị bắt tại phi trường quốc tế Kuala Lumpur vào sáng hôm nay, 15 tháng 2 ở khu vực cổng lên máy bay giá rẻ ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur.

Theo ông Khalid, nghi phạm có lẽ bị phát hiện từ hình ảnh của camera an ninh tại sân bay và người này chỉ có một mình tại thời điểm bị bắt.

Trước đó, hãng thông tấn nhà nước Malaysia Bernama có đưa tin một phụ nữ từ Myanmar bị giữ tại sân bay. Tuy nhiên hiện chưa có thông tin nào cho thấy có sự liên quan giữa người này với nghi can mang giấy tờ Việt Nam hiện đang bị giam giữ hay không.

Kim Jong-nam, người anh cùng cha khác mẹ của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-un sinh năm 1971, bị ám sát hôm thứ Hai tại Malaysia và chết trên đường đến bệnh viện Putrajaya.

Cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết ông Kim Jong- nam từng sống tại Ma Cao dưới sự bảo trợ của Trung Quốc. Ở đó ông sống cùng người vợ thứ hai. Các luật sư còn cho biết thêm ông này còn có một bà vợ và một đứa con ở Bắc Kinh.

Ông Kim Jong-nam từng lên tiếng công khai chống lại tình trạng kiểm soát quyền lực của gia tộc họ Kim tại Bắc Hàn.

**********************

Truyền thông Hàn Quốc : Anh cùng cha khác mẹ với Kim Jong-un bị sát hại (RFI, 14/02/2017)

jongnam4

Kim Jong Nam lúc bị bắt ở Nhật năm 2001 vì sử dụng hộ chiếu giả. Reuters

Nhiều hãng truyền thông Hàn Quốc ngày 14/02/2017 đưa tin Kim Jong-nam, anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un, đã bị sát hại tại Malaysia.

Hãng tin Hàn Quốc Yonhap dẫn nguồn của chính quyền Seoul, theo đó Kim Jong-nam đã bị chết ngày hôm qua, ngoài ra không cho biết thêm chi tiết nào khác.

AFP cố gắng liên lạc với những nguồn tin chính thức tại Seoul để xác nhận nhưng không được.

Còn theo Reuters, kênh truyền hình Hàn Quốc TV Chosun, khẳng định, Kim Jong-nam đã bị hai người phụ nữ, có thể là mật vụ của Bắc Triều Tiên, đầu độc tại sân bay Kuala Lumpur. Hai phụ nữ này đã trốn thoát.

Cảnh sát trưởng sân bay quốc tế Kuala Lumpur xác nhận với Reuters có một người Bắc Triều Tiên, khoảng bốn chục tuổi đã bị chết trên đường cấp cứu từ sân bay đến bệnh viện, nhưng họ chưa rõ danh tính của nạn nhân.

Khi ông Kim Jong-il qua đời năm 2011, đã có nhiều đồn đoán Kim Jong-nam được kế thừa quyền lực của cha, thế nhưng, cuối cùng người em út Kim Jong-un đã được chọn.

Từ đó đến nay, Kim Jong-nam sống lưu vong ở nước ngoài, chủ yếu tại Macao. Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí Nhật, Kim Jong-nam đã tuyên bố phản đối cách thức nắm quyền lãnh đạo đất nước theo kiểu cha truyền con nối.

Năm 2012, tuần báo Nga Argumenty i Fakty loan tin, Kim Jong-nam gặp khó khăn về tiền bạc sau khi bị cắt nguồn tài trợ từ Bình Nhưỡng vì chỉ trích cách thức kế thừa quyền lực của chế độ Bắc Triều Tiên.

Trong quá khứ, nhiều lần có tin Kim Jong-nam bị mưu sát. Hồi tháng 12 năm 2012, Viện Công tố Hàn Quốc cho biết, một gián điệp Bắc Triều Tiên bị bắt, thừa nhận được giao nhiệm vụ tham gia dàn dựng một vụ tai nạn giao thông nhằm vào Kim Jong-nam hồi 2010.

Kim Jong-nam là con của Kim Jong-il với bà Sung Hae-rim, một nữ nghệ sĩ sinh tại Hàn Quốc và đã qua đời tại Moskva.

Anh Vũ

Published in Châu Á

Trump có rất ít lựa chọn trước thách thức tên lửa Bắc Triều Tiên (RFI, 13/02/2017)

Bắc Triều Tiên thử tên lửa lần đầu tiên kể từ khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Vụ thử xảy ra ngay sau khi tổng thống Mỹ tuyên bố liên minh với Nhật Bản là "trụ cột của hòa bình và ổn định trong vùng", ngày 11/02/2017, nhân chuyến công du Hoa Kỳ của ông Shinzo Abe.

bachan1

Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa Pukguksong-2. (Ảnh KCNA công bố ngày 13/02/2017) KCNA/Handout via Reuters

Những phản ứng đầu tiên của ông Trump về vụ Bình Nhưỡng thử tên lửa được đánh giá là hết sức chừng mực. Theo các nhà quan sát, chính quyền Trump dường như không có nhiều lựa chọn trước Bắc Triều Tiên, vốn coi sở hữu vũ khí hạt nhân như điều kiện sống còn của chế độ, và trong lúc Trung Quốc không từ bỏ các hậu thuẫn dành cho đồng minh Đông Bắc Á.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trước các nhà báo tại Florida, với sự có mặt của thủ tướng Nhật Shinzo Abe : "Tôi chỉ muốn tất cả mọi người biết và hiểu thực sự rằng Hoa Kỳ đứng sau Nhật Bản 100%". Giới chuyên gia so sánh với tuyên bố của ông Trump sau khi Iran thử tên lửa mới đây. Lần này, tổng thống Mỹ nói hết sức ngắn gọn, không hề trực tiếp nhắc đến Bình Nhưỡng, khác hẳn với trường hợp Teheran. Chính quyền Mỹ nhìn chung rất kiệm lời trước thách thức mới từ Bắc Triều Tiên.

Bà Bonnie Glaser, giám đốc dự án China Power, thuộc CISI – Trung Tâm Chiến Lược và Quốc Tế, một viện tư vấn có trụ sở tại Washington, được Reuters trích dẫn,cho rằng "các lựa chọn của ông Trump là rất giới hạn", cho dù trong quá trình tranh cử tổng thống, Donald Trump tuyên bố sẽ cứng rắn hơn với chế độ Bắc Triều Tiên.

Theo một giới chức chính quyền Mỹ, các chính sách với Bình Nhưỡng của tân tổng thống sẽ không khác biệt đáng kể với cuốn cẩm nang ứng xử, đã được hoạch định dưới thời Barack Obama. Chiến lược gia tăng trừng phạt, đồng thời mở cửa cho Bắc Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán sáu bên, trên thực tế đã không làm thay đổi được quyết tâm sở hữu tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Bình Nhưỡng, có khả năng tấn công Hoa Kỳ.

Play Video

Vẫn theo Reuters, các cộng sự của tổng thống Mỹ tuyên bố Washington sẽ hoạch định một chiến lược cứng rắn hơn chính sách thời Obama, vốn được mệnh danh là "sự kiên nhẫn về chiến lược". Một quan chức Hoa Kỳ xin ẩn danh cho biết là chính quyền Trump đang chờ đợi Bình Nhưỡng "khiêu khích" như thế nào và sẽ xem xét một loạt các biện pháp đối phó. Nhìn chung các hành động cũng vẫn sẽ vừa đủ ở mức thể hiện là Mỹ rất cương quyết, nhưng tránh mọi động thái khiến căng thẳng leo thang.

Cụ thể là, để răn đe Bình Nhưỡng, Mỹ có thể tiếp tục xiết chặt các kiểm soát về tài chính theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, tăng cường hiện diện của hải quân và không quân, gia tăng tập trận phối hợp xung quanh vùng biển Triều Tiên, đẩy nhanh quá trình triển khai hệ thống lá chắn tên lửa mới THAAD tại Hàn Quốc, không kể đến việc tăng cường sức mạnh quân sự nói chung.

Chính quyền Trump vừa nhậm chức đang lúng túng trong hàng loạt vấn đề quốc tế. Tân ngoại trưởng Rex Tillerson mới tuyên thệ nhậm chức ngày 01/02, hiện chưa có người phó, cũng như một ê kíp cố vấn thực thụ. Một số người không loại trừ khả năng tổng thống Trump sẽ một lần nữa sử dụng Twitter để thể hiện lập trường mạnh mẽ làm bình phong, vào lúc chiến lược mới với Bắc Triều Tiên đang trong giai đoạn xây dựng.

Trung Quốc là một ẩn số chủ yếu trong vấn đề Bắc Triều Tiên. Rất nhiều chính trị gia cho rằng Bắc Kinh có vai trò quyết định trong các chính sách của cộng đồng quốc tế đối với Bình Nhưỡng, do mối quan hệ mật thiết về kinh tế và chính trị của Trung Quốc với đàn em Đông Bắc Á. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, cũng giống như tiền nhiệm Obama, tân tổng thống Mỹ rất ít có khả năng thuyết phục được Bắc Kinh xiết chặt gọng kìm với Bình Nhưỡng hơn nữa, bởi Trung Quốc sợ các ảnh hưởng dây chuyền nếu chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ (do cấm vận hoặc do bán đảo Triều Tiên thống nhất). Câu hỏi đặt ra là : Liệu tân chính quyền Trump có tính đến việc gia tăng các biện pháp trừng phạt nhắm vào các doanh nghiệp và cơ sở trợ giúp chương trình tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên, mà khá nhiều trong số đó nằm tại Trung Quốc ?

Trọng Thành

**************************

Bắc Triều Tiên bắn tên lửa đầu tiên từ khi D. Trump đắc cử tổng thống (RFI, 12/02/2017)

bachan2

Tin Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa chiếm trang nhất truyền thông Hàn Quốc ngày 12/02/2017. REUTERS/Kim Hong-Ji

Sáng ngày 12/02/2017, Bắc Triều Tiên đã tiến hành bắn thử một tên lửa đạn đạo tầm trung . Đây là vụ thử tên lửa đầu tiên của Bình Nhưỡng kể từ khi Donald Trump được bầu làm tổng thống Mỹ và diễn ra đúng vào lúc thủ tướng Nhật Shinzo Abe đang ở thăm Hoa Kỳ. Ông Donald Trump ngay lập tức đã lên tiếng khẳng định quyết tâm hậu thuẫn Nhật Bản. Tuy nhiên tổng thống Mỹ không nhắc tới Hàn Quốc, một mục tiêu đe dọa trực tiếp của Bắc Triều Tiên đồng thời cũng là đồng minh thân cận của Mỹ.

Thông tín viên RFI tại Seoul, Frédéric Ojardias :

Tên lửa được phóng đi từ một căn cứ phía tây của Bắc Triều Tiên. Đầu đạn đã bay trên toàn bộ lãnh thổ Bắc Triều Tiên, qua hành trình dài 500 km trước khi rơi xuống biển, theo các thông tin từ phía Hàn Quốc.

Vụ bắn thử đầu tiên của năm này chắc hẳn với Bắc Triều Tiên là nhằm mục đích tuyên truyền nội bộ. Chế độ Bình Nhưỡng trong vài ngày tới kỷ niệm ngày sinh Kim Jong Il, cha của lãnh đạo đất nước hiện nay Kim Jong-un. Tuy nhiên vụ bắn thử lần này cũng là cách để Bình Nhưỡng thu hút sụ chú ý của Hoa Kỳ. 

Từ khi Donald Trump đắc cử tổng thống, Washington đang tiến hành xem xét lại chính sách với Bắc Triều Tiên. Thậm chí khả năng "đánh đòn phủ đầu" vào miền Bắc cũng đã được gợi lên. Hoa Kỳ đang chuẩn bị triển khai trong năm nay tại Hàn Quốc hệ thống lá chắn chống tên lửa rất hiện đại (THAAD).

Kim Jong-un nhắc lại sẽ không buông xuôi, lùi bước trước trừng phạt quốc tế. Năm ngoái các lệnh trừng phạt đã được tăng cường. Điều mà Bình Nhưỡng muốn đó là các cuộc đàm phán và được thừa nhận quy chế một cường quốc hạt nhân. 

Đây là điều mà các nước láng giềng của Bắc Triều Tiên không chấp nhận. Những nước này đang rất lo ngại về những tiến bộ mà chế độ Bình Nhưỡng đạt được trong thời gian gần đây về hạt nhân và tên lửa đạn đạo.

Mỹ, Nhật, Hàn đồng thanh lên án Bình Nhưỡng phóng tên lửa

Sự kiện Bình Nhưỡng phóng tên lửa ngay lúc thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe công du Hoa Kỳ hiển nhiên là một hành động khiêu khích nhắm vào Washington và Tokyo, và dĩ nhiên là vào Seoul. Phản ứng của ba nước do đó rất tức thời.

Phát biểu tại Palm Beach (Florida) trước báo giới cùng với thủ tướng Nhật Bản Abe, tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố : "Tôi chỉ muốn tất cả mọi người hiểu rõ rằng nước Mỹ sát cánh với Nhật Bản, đồng minh lớn của chúng ta, 100%". Ông Trump tuy nhiên đã không nói gì thêm.

Về phần mình, thủ tướng Nhật Abe cho rằng vụ Bình Nhưỡng phóng tên lửa là điều "tuyệt đối không thể chấp nhận được". Tại Tokyo, phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản Yoshihide Suga đã lên án một hành động "rõ ràng nhằm khiêu khích Nhật Bản và khu vực".

Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc cũng tố cáo một hành động "khiêu khích võ trang để trắc nghiệm phản ứng của tân chính quyền Donald Trump tại Hoa Kỳ". Văn phòng tổng thống Hàn Quốc đã khẩn cấp triệu tập một cuộc họp an ninh để xem xét cách thức phản ứng.

Trước mắt, quyền tổng thống Hàn Quốc Hwang Gyo-Ahn đã khẳng định rằng Bắc Triều Tiên sẽ phải chịu một "hình phạt tương xứng" với hành vi khiêu khích của họ.

Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Michael Flynn đã gọi điện cho đồng nhiệm Hàn Quốc Kim Kwan Jin, và hai bên đồng ý "tìm kiếm mọi phương thức" để kiềm chế hành động khiêu khích trong tương lai của Bắc Triều Tiên.

Trong khu vực, thủ tướng Úc Malcolm Turnbull cũng lên án một mối đe dọa đối với hòa bình và ổn định trong khu vực. Riêng Trung Quốc, đồng minh của Bắc Triều Tiên cho đến trưa nay chưa thấy có phản ứng. Các yêu cầu bình luận của truyền thông quốc tế gởi đến bộ Ngoại Giao Trung Quốc đều không được hồi âm.

Riêng về các biện pháp đáp trả cụ thể, phía chính quyền Mỹ đã bắn tin cho biết là Washington sẽ thận trọng, vừa cho thấy lập trường kiên quyết của Mỹ nhưng vừa tránh không cho căng thẳng leo thang.

Một quan chức Mỹ xin giấu tên cho biết là chính quyền Trump có thể nghĩ đến các biện pháp như thắt chặt hơn nữa trừng phạt thương mại, tăng cường sự hiện diện của Không Quân và Hải Quân tại Hàn Quốc và ở khu vực quanh bán đảo Triều Tiên, tăng tốc độ lắp đặt hệ thống lá chắn chống tên lửa THAAD tại Hàn Quốc.

RFI tiếng Việt 

Published in Châu Á

Bắc Triều Tiên cách chức Bộ trưởng An ninh, hành quyết nhiều sĩ quan (RFI, 03/02/2017)

Bình Nhưỡng lại tiến hành thêm một vụ thanh trừng. Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un đã cách chức đại tướng Kim Wong-hong, đưa nhân vật thân cận này đi lao động cải tạo và xử bắn nhiều sĩ quan tình báo. Tin này do Bộ Thống Nhất Hàn Quốc loan báo ngày 03/02/2017.

trieutien1

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un tại Bình Nhưỡng, tháng 01/2017.© KCNA/via Reuters

Bộ trưởng An ninh Quốc Gia Bắc Triều Tiên và cũng là cánh tay mặt của Kim Jong-un là nạn nhân mới trong chính sách thanh trừng đẫm máu. Phát ngôn viên Bộ Thống Nhất Hàn Quốc Jeong Joon Hee cho biết đại tướng Bắc Triều Tiên Kim Wong-hong bị mất chức Bộ trưởng An Ninh, bị giáng cấp xuống thiếu tướng và bị đưa đi cải tạo từ giữa tháng 01/2017 vì tội "lạm quyền". Một số sĩ quan và cán bộ của sở tình báo, thuộc quyền của Kim Wong-hong cũng bị hành quyết theo lệnh của Kim Jong-un.

Theo AFP, trong chế độ Bình Nhưỡng, Bộ An ninh là cơ quan cốt lõi có vai trò tình báo, theo dõi kềm kẹp dân chúng, trấn áp những người chống đối và quản lý các nhà tù chính trị.

Sự kiện Kim Wong-hong bị thanh trừng cho thấy chế độ Bắc Triều Tiên có nguy cơ bất ổn thêm, thành phần có ưu quyền hoang mang hơn vì không biết ngày mai số phận ra sao.

Đại tướng Kim Wong-hong nắm quyền trong suốt các đợt thanh trừng từ khi Kim Jong-un lên cầm quyền từ năm 2011. Bốn trong số năm tướng lãnh cao cấp nhất cha Kim Jong-un để lại cùng với hơn một trăm sĩ quan và đảng viên khác đã bị hành quyết. Đứng đầu Bộ An ninh và Tình báo từ năm 2012, Kim Wong-hong đóng vai trò then chốt trong vụ hành quyết Jang Song-thaek, chú dượng của lãnh đạo Kim Jong-un, và cũng là nhân vật số hai của chế độ vào năm 2013.

Theo AFP, trong diễn văn đầu năm 2017, Kim Jong-un "nhận lỗi" đã không phục vụ "nhân dân" một cách tốt đẹp. Rất có thể hàng loạt quan chức chính quyền sẽ bị đưa ra làm "vật tế thần" trong năm nay để nhà độc tài trẻ tuổi chạy tội, theo báo cáo của Viện Chiến Lược và An ninh Quốc Gia tại Seoul.

Tú Anh

***********************

Mỹ : Nếu tấn công hạt nhân, Bắc Triều Tiên sẽ bị giáng trả "vùi dập" (RFI, 03/02/2017)

trieutien2

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis. Mandel Ngan / AFP

Trong chuyến công du Seoul, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ hôm nay, 03/02/2017, có một tuyên bố mạnh mẽ để trấn an đồng minh Hàn Quốc : Hoa Kỳ sẽ có các phản ứng "hữu hiệu", nếu Bình Nhưỡng có động thái gây hấn. Lãnh đạo Bộ Quốc Phòng hai nước cũng nhất trí thúc đẩy chương trình lá chắn tên lửa THAAD, để đối phó với Bắc Triều Tiên.

Theo AFP, phát biểu với báo giới tại Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc, trước cuộc gặp đồng nhiệm Han Min-koo, Bộ trưởng Mỹ James Mattis nhấn mạnh : "Bất cứ cuộc tấn công nào nhắm vào Mỹ, hay các đồng minh sẽ bị đánh bại, và bất cứ hành động sử dụng vũ khí hạt nhân nào cũng sẽ bị giáng trả một cách hữu hiệu và áp đảo".

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ khẳng định : Bảo vệ đồng minh Seoul là "ưu tiên" của Washington, và Hoa Kỳ cam kết "triệt để hậu thuẫn" nền dân chủ Hàn Quốc.

Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis là lãnh đạo đầu tiên của chính quyền Trump công du nước ngoài. Theo giới quan sát, mục tiêu chủ yếu của chuyến đi này là nhằm trấn an các quốc gia Đông Bắc Á. Hàn Quốc lo ngại về tương lai của liên minh quân sự lâu đời với Hoa Kỳ, sau khi ông Donald Trump tuyên bố sẽ rút quân Mỹ khỏi bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản nếu các đối tác không tăng mạnh các đóng góp tài chính. Các phát biểu của Bộ trưởng James Mattis trong chuyến công du Hàn Quốc vừa qua được đánh giá là tiếp nối chính sách ngoại giao truyền thống của Mỹ với các đồng minh Châu Á.

Hôm 02/02/2017, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ và thủ tướng Hàn Quốc Hwang Kyo Ahn đã đồng ý thúc đẩy triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc, nhằm bảo vệ Hàn Quốc trước các đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Theo kế hoạch, dự án sẽ được hoàn thành trong năm 2017.

Theo các chuyên gia, trong thời gian gần đây, chế độ Kim Jong-un đã có những tiến Bộ đáng kể trong chương trình tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân, có thể tấn công đến Hoa Kỳ. Trong năm 2016, Bình Nhưỡng đã thử bom nguyên tử hai lần và thử tên lửa hàng chục lần. Trong một phát biểu đầu năm mới 2017, Kim Jong-un tuyên bố Bình Nhưỡng sắp thử tiếp hỏa tiễn xuyên lục địa.

Tháng 02/2016, sau khi Bình Nhưỡng thử nguyên tử, chính quyền Seoul đã chấp nhận kế hoạch triển khai THAAD trên lãnh thổ Hàn Quốc, tuy nhiên địa điểm cụ thể lắp đặt dự án này còn chưa được quyết định. Bắc Kinh - đồng minh số một của Bắc Triều Tiên - phản ứng rất mạnh với dự án hệ thống lá chắn tên lửa THAAD, với lý do hệ thống này có thể ảnh hưởng đến an ninh của Trung Quốc.

Trước khi rời Hàn Quốc tới Nhật Bản hôm nay, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã tới đặt hoa tại tượng đài chiến sĩ vô danh tại Seoul, và gặp gỡ hàng trăm cựu chiến binh Hàn Quốc, từng tham gia cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, cùng những người ủng hộ.

Tại Tokyo, ông James Mattis sẽ gặp thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và đồng nhiệm Tomomi Inada.

Trọng Thành

Published in Châu Á

Mỹ '100% sát cánh' Nhật, Hàn (VOA, 03/02/2017)

nhathan1

Bộ trưởng Quc phòng Hoa Kỳ James Mattis, trái, và Th tướng Nht Bn Shinzo Abe ti Văn phòng Th tướng Tokyo, 3/2/2017.

Bộ trưởng Quc phòng James Mattis trn an các nhà lãnh đo Nht Bn rng Tng thng Hoa Kỳ Donald Trump quyết tâm bo v Nht Bn, nước đng minh đã ký hip đnh quốc phòng vi M.

Ông Mattis tái khẳng đnh chính sách ca tân chính quyn M là "kiên cường" sát cánh vi Nht Bn. Lên tiếng ti mt cuc hp vi Th tướng Nht Bn Shinzo Abe, ông Mattis nói :

"Tôi muốn rng s không mt ai có th hiu lm là trong giai đoạn chuyn tiếp Washington, chúng tôi mnh m đng bên cnh, 100% sát cánh vi ông và vi nhân dân Nht Bn, thưa ông Th tướng".

Ông Abe ca ngợi chuyến đi thăm ca ông Mattis, được thc hin trước chuyến công du ca nhà lãnh đo Nht ti Washington vào tuần ti. Ông nói :

"Sự kin B trưởng Mattis chn Đông Á và Nht Bn là đim đến cho chuyến công du đu tiên ra nước ngoài ca ông, th hin tm quan trng mà chính ph M đt trên liên minh M-Nht".

Ông Mattis đáp chuyến bay ti Tokyo đ hp bàn vi Thủ tướng Abe, Ngoi trưởng Nht Bn Fumio Kishida, và v tương nhim, B trưởng Quc phòng Tomomi Inada, sau mt lot cuc gp g vi các quan chc chính ph Seoul.

Trước đó trong ngày th Sáu 3/2, ông Mattis tuyên b bt c cuc tn công ht nhân nào từ Bắc Hàn nhm vào Hoa Kỳ hoc bt c đng minh nào ca Hoa Kỳ s phi đi mt vi mt "phn ng áp đo và hiu qu".

Trao đ
i vi các nhà báo tháp tùng ông trên chuyến bay ti Hàn Quc, ông Mattis nói rng mt trong các đ tài mang ra tho lun trong chuyến đi ca ông là h thng phòng th tên la THAAD mà M và Hàn Quc mun trin khi trong năm nay, bt chp nhng chng đi ca Trung Quc.

Hoa Kỳ hiện có 28.500 binh sĩ trú đóng thường trc ti Hàn Quc, và 47.000 quân trú đóng ti Nht Bn.

Isabela Cocoli

*********************

Mỹ cam kết bảo vệ Hàn Quốc trước sự khiêu khích của Bắc Hàn (VOA, 03/02/2017)

nhathan2

Bộ trưởng Quc phòng M James Mattis (trái) bt tay Th tướng Hàn Quc Hwang Kyo-ahn trước cuc hp Seoul, Hàn Quc, 2/2/2017.

Bộ trưởng Quc phòng Hoa Kỳ James Mattis hôm thứ Năm 2/2 cho biết chính quyn Tng thng Trump quyết tâm cng c các quan h vi Hàn Quc đ đi mt vi nhng hành đng mà ông gi là "khiêu khích" ca Bc Hàn.

Ông Mattis nói :

"Ngay trong lúc này, chúng ta phải trc din vi mi đe dọa có thc mà đt nước quý v và đt nước chúng tôi đang đi mt, chúng tôi s k vai sát cánh vi quý v".

Ông Mattis đưa ra phát biu này trong khi đng bên Th tướng Hàn Quc Hwang Kyo-ahn vào lúc khi đu chuyến công du nước ngoài đu tiên ca ông trong cương v B trưởng Quc phòng M.

Thủ tướng Hwang nói ông trông đi s tiếp tc tham kho ý kiến ca liên minh Hoa Kỳ-Hàn Quc và s "đáp ng vn đ ht nhân ca Bc Hàn".

Trước khi đáp xung sân bay Hàn Quc, ông Mattis nói vi các phóng viên tháp tùng ông trên chuyến bay rng mt ch đ trong chuyến thăm ca ông s là h thng phòng th tên la THAAD mà M và Hàn Quc mun trin khai trong năm nay, bt chp nhng s chng đi ca Trung Quc.

Ông Mattis nói :

"Nếu không có nhng hành vi khiêu khích ca Bắc Hàn, chúng ta đã không cn ti lá chn tên la THAAD đây. Không có nước nào khác phi quan ngi v lá chn THAAD, ngoi tr Bc Triu Tiên, nếu h xúc tiến bt c hành đng hiếu chiến nào".

Chuyến công du nước ngoài đu tiên ca ông Mattis gm mt chng dng chân ti Nht Bn.

Published in Châu Á
Trang 12 đến 12