Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Châu Á

14/02/2017

Chính quyền Trump chưa biết làm gì với Bắc Triều Tiên

tổng hợp

Mỹ khẳng định đủ khả năng ngăn chận tên lửa Bắc Triều Tiên (RFI, 14/02/2017)

Một ngày sau khi Bình Nhưỡng phóng thử tên lửa đạn đạo ra biển Nhật Bản, Lầu Năm Góc xác quyết là Hoa Kỳ và các đồng minh Châu Á có khả năng "bắn hạ" bất kỳ loại hỏa tiễn nào của Bắc Triều Tiên.

trieutien1

Tên lửa của Bắc Triều Tiên phóng ngày ngày 12/02/2017. ( Ảnh do hãng tin Bắc Triều Tiên KCNN phát hành) - KCNA/REUTERSrs

Hôm thứ Hai 13/02/2017, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ Jeff David thẩm định Bắc Triều Tiên không che dấu tham vọng đạt trình độ chế tạo tên lửa đạn đạo và Hoa Kỳ cũng có khả năng bắn hạ bất kỳ tên lửa nào.

Bình luận về vụ thử nghiệm của Bình Nhưỡng ngày Chủ Nhật vừa qua, phát ngôn viên bộ Quốc Phòng Mỹ cho biết là tên lửa được đặt trên dàn phóng di động nên dễ thực hiện một cách kín đáo. Tuy nhiên, Hoa Kỳ cùng các đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc, với hệ thống phòng chống tên lửa "tích hợp nhiều chức năng" đủ sức tự vệ và đập tan mối đe dọa này, theo phát ngôn viên Jeff David.

Theo AFP, hiện nay lá chắn chống tên lửa của Mỹ và hai đồng minh Nhật-Hàn tại Châu Á gồm có hệ thống AEGIS, tên lửa chống tên lửa Patriot và ra-đa cực mạnh . Washington và Seoul cũng bắt đầu kế hoạch bố trí hệ thống THAAD, chống tên lửa tầm trung-cao ở Hàn Quốc.

Truyền thông Hàn Quốc cho biết là sáng nay (14/02/2017), bộ Quốc Phòng ba nước Mỹ-Nhật-Hàn đã có một cuộc tham khảo trực tuyến tay ba, chia sẻ thông tin và hợp tác đối phó với Bình Nhưỡng. Tên lửa phóng ra biển Nhật Bản hôm Chủ nhật có tầm bay hơn 2000 km.

Tú Anh

*********************

Hội Đồng Bảo An lên án Bắc Triều Tiên thử tên lửa (RFI, 14/02/2017)

trieutien2

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley, trước các nhà báo, ngày 27/01/2017 - REUTERS/Mike Segar

Một ngày sau khi Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa đạn đạo, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, vào hôm qua, 13/02/2017, đã họp khẩn cấp theo đề nghị của Washington, Tokyo và Seoul.

Tất cả 15 thành viên Hội Đồng Bảo An, trong đó có Trung Quốc, đã nhất trí hoàn toàn thông qua văn kiện lên án vụ thử tên lửa của Bắc Triều Tiên là vi phạm các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, đồng thời đề nghị các nước thành viên tăng cường gấp bội nỗ lực thực thi triệt để các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng.

Thông tín viên RFI tại New York, Marie Bourreau gửi về bài tường trình :

Cho dù thông điệp của Hội Đồng Bảo An được nhất trí hoàn toàn, nhưng các nhà ngoại giao vẫn có những khác biệt về cách thức đòi áp dụng triệt để các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng vốn đã được thông qua.

Đại diện Mỹ Nikki Haley đã gửi một thông cáo ngắn gọn sau cuộc họp, trong đó bà khẳng định : Đã đến lúc phải quy trách nhiệm cho Bắc Triều Tiên không phải trên lời nói mà bằng hành động và Bình Nhưỡng cũng như các nước ủng hộ họ phải hiểu rằng các vụ thử như thế là không thể chấp nhận được. Đây là thông điệp rất rõ ràng gửi tới Bắc Kinh.

Trước đó trong ngày, Donald Trump đã hứa đáp trả mạnh mẽ vụ bắn thử tên lửa mới này của Bắc Triều Tiên. Đại sứ Nhật Bản, thì cam đoan là Tokyo không tìm kiếm giải pháp quân sự.

Bắc Kinh, đối tác thương mại chính của Bình Nhưỡng cũng chính thức lên án vụ bắn thử tên lửa đồng thời bày tỏ nguyện vọng không muốn làm trầm trọng thêm căng thăng trên bán đảo Triều Tiên.

Tới đây Liên Hiệp Quốc sẽ ra một báo cáo thẩm định liệu Trung Quốc có áp dụng thực sự các trừng phạt. Thái độ nhún nhường của Bắc Kinh hôm thứ Hai có thể là một tín hiệu tốt nhất từ trước tới nay.

Anh Vũ

****************************

Phản ứng của TT Trump về Bắc Hàn 'khó hiểu' (VOA, 14/02/2017)

trieutien3

Các nhà phân tích nói rằng v phóng tên la ca Bc Triu Tiên hi cui tun là một thách thc mà Bình Nhưỡng gi cho tân tng thng M.

Tổng thng Hoa Kỳ Donald Trump hôm Ch nht lên án v phóng tên la ca Bc Triu Tiên bng nhng ngôn t thn trng khiến dư lun không rõ tân tng thng M s theo đui chính sách nào để kìm chế chương trình ht nhân ca Bình Nhưỡng. T Seoul, thông tín viên Brian Padden ca đài VOA gi v bài tường trình.

Xuất hin cùng Th tướng Nht Bn Shinzo Abe -- người tuyên b hành đng phóng tên la ca Bc Triu Tiên là "hoàn toàn không th tha th" -- Tng thng Trump nói "Hoa Kỳ hu thun Nht Bn, đng minh ln ca M, 100 phn trăm".

Trong cuộc gp thượng đnh cuối tun, trong đó hai nhà lãnh đo đã đi chơi gôn vi nhau khu ngh mát Mar-a-Largo ca ông Trump Florida, Th tướng Abe đã mưu tìm và nhn được s đm bo ca Tng thng Trump rng Hoa Kỳ duy trì quan h đng minh quân s đã có t lâu nay vi Nht Bn.

Các nhà phân tích nói rằng v phóng tên la ca Bc Triu Tiên hi cui tun là mt thách thc mà Bình Nhưỡng gi cho tân tng thng M.

Ông Daniel Pinkston, giáo sư môn quan h quc tế ti Đi hc Troy Seoul, nói thông đip đó là : "Chúng tôi không chịu cưỡng ép, bt c v tn công nào nhm vào chúng tôi s nhn lãnh hu qu. Chúng tôi có cách ca chúng tôi đ đáp tr và trng pht li M và các đng minh ca M trong khu vc".

Kể t khi nhm chc tng thng, ông Trump và B trưởng Quc phòng Jim Mattis đã nhấn mnh rng Washington tiếp tc cam kết ng h các đng minh ca M Châu Á chng li mi đe da ht nhân đang ngày càng tăng ca Bc Triu Tiên. Chuyến công du nước ngoài đu tiên ca B trưởng Mattis là đến Á Châu.

Thiếu sót ngoi giao

Tuy nhiên những phát biu ca ông Trump v Trung Quc và các đng minh trong khu vc đã gây ra nhng ng vc rng tân chính quyn M có th s làm vic vi các nước khác đ tăng áp lc lên Bc Triu Tiên hu hiu hơn.

Cụ th là trong tuyên b mnh m ng h Nht Bn, ông Trump đã không đ cp đến Nam Triu Tiên.

Ông Bong Young-shik của khoa nghiên cu Bc Triu Tiên Vin Đi hc Yonsei ca Seoul nói : "Không đ cp đến Bc Triu Tiên trong phát biu v quan h đng minh này cho thy s tương phn vi chiến lược tái cân bng Châu Á-Thái Bình Dương ca chính quyn Obama, ct lõi ca chính sách mà đường li hu hiu nht đ đt đến mc tiêu tùy thuc vào kết cu vng mnh ca mi quan h đi tác an ninh tay ba gia M, Nht Bn và Nam Triu Tiên.

Ông Bong phân tích rằng cho dù nếu đó ch là mt thiếu sót ngoi giao ca tân chính quyn M, sơ sót đó đã khiến Seoul lo ngi rng Washington ưu tiên cho Tokyo, ngay vào thi đim mà căng thng gia Nht Bn và Nam Triu Tiên đang tăng cao liên quan đến nhng ti ác tàn bạo xy ra hi Thế chiến th II.

Không chọn hành đng quân s

Phản ng ca Tng thng Trump đã làm cho nhiu nước an tâm khi ông tc tc viết trên Twitter hi tháng 1 rng "Chuyn đó s không xy ra !" đ đáp li thông đip đu năm ca lãnh t Kim Jong-un rằng Bc Triu Tiên chun b phóng th phi đn đn đo liên lc đa.

Trong khi một s người bo th Washington đã gi ý rng chính quyn ca ông Trump nên cân nhc đến mt cuc tn công "ph đu" đ ngăn Bc Triu Tiên phóng th phi đn liên lc đa, v phóng th phi đn mi đây cho thy điu đó khó như thế nào. Tin nói phi đn được phóng đi t mt dàn phóng di đng có th di chuyn đ tránh b v tinh phát hin.

Bất c mt cuc tn công quân s nào ca M nhm vào Bc Triu Tiên s có th khích đng tr đũa đ máu và có th m ra xung đt ln hơn và thm chí mt cuc chiến ht nhân.

Ông Harry Kazianis, chuyên gia về quc phòng ca mt trung nghiên cu Washington, nói : "Hãy nhìn vào thc tế, Bc Triu Tiên có vũ khí ht nhân. Do đó s không có vic tiến quân vào để lt đ chế đ ging như Iraq".

Ông Kazianis nói rằng nhng chn la ca M dưới chính quyn ca ông Trump do vy s ging như nhng gì dưới chính quyn ca Tng thng Obama, đó là tăng cường răn đe quân s bng vũ khí quy ước đ t v và để đáp lại kh năng ht nhân đang tăng ca Bc Triu Tiên, và tăng áp lc lên chế đ Kim Jong-un bng nhng lnh chế tài và cô lp ngoi giao.

Washington và Seoul cam kết s nhanh chóng trin khai h thng phòng th phi đn THAAD đã khiến Trung Quc phn đi vì cho rằng h thng rada ti tân ca THAAD có th được dùng đ theo dõi các nước trong khu vc. Kế hoch này cũng gp phi s chng đi ngay bên trong Nam Triu Tiên.

Trung Quốc và các bin pháp chế tài

ng h ca Bc Kinh đi vi các bin pháp chế tài quốc tế là hết sc quan trng bi vì 90% lưu chuyn thương mi ca Bc Triu Tiên có đim đến là Trung Quc hoc thông qua Trung Quc. Thế nhưng Bc Kinh min cưỡng thc thi nghiêm ngt các bin pháp chế tài vì lo rng nó s gây ra tình trng bt n ln biên gii hoc dn đến vic Bc Triu Tiên sp đ, nơi được xem là khu vc trái đn đ ngăn s gia tăng nh hưởng ca ca M và Nam Triu Tiên.

Trong quá trình vận đng tranh c, ông Trump nói rng ông s yêu cu Bc Kinh kim soát Bc Triu Tiên. Đng trừng pht kinh tế lên Bình Nhưỡng, M có th tăng trng pht đi vi các doanh nghip ca Trung Quc làm ăn vi Bc Triu Tiên. Nhưng nhng hành đng như vy có th khiến Bc Kinh tr đũa kinh tế.

*********************

Trump có rất ít lựa chọn trước thách thức tên lửa Bắc Triều Tiên (RFI, 13/02/2017)

trieutien4

Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa Pukguksong-2. (Ảnh KCNA công bố ngày 13/02/2017) - KCNA/Handout via Reuters

Bắc Triều Tiên thử tên lửa lần đầu tiên kể từ khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Vụ thử xảy ra ngay sau khi tổng thống Mỹ tuyên bố liên minh với Nhật Bản là "trụ cột của hòa bình và ổn định trong vùng", ngày 11/02/2017, nhân chuyến công du Hoa Kỳ của ông Shinzo Abe.

Những phản ứng đầu tiên của ông Trump về vụ Bình Nhưỡng thử tên lửa được đánh giá là hết sức chừng mực. Theo các nhà quan sát, chính quyền Trump dường như không có nhiều lựa chọn trước Bắc Triều Tiên, vốn coi sở hữu vũ khí hạt nhân như điều kiện sống còn của chế độ, và trong lúc Trung Quốc không từ bỏ các hậu thuẫn dành cho đồng minh Đông Bắc Á.

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trước các nhà báo tại Florida, với sự có mặt của thủ tướng Nhật Shinzo Abe : "Tôi chỉ muốn tất cả mọi người biết và hiểu thực sự rằng Hoa Kỳ đứng sau Nhật Bản 100%". Giới chuyên gia so sánh với tuyên bố của ông Trump sau khi Iran thử tên lửa mới đây. Lần này, tổng thống Mỹ nói hết sức ngắn gọn, không hề trực tiếp nhắc đến Bình Nhưỡng, khác hẳn với trường hợp Teheran. Chính quyền Mỹ nhìn chung rất kiệm lời trước thách thức mới từ Bắc Triều Tiên.

Bà Bonnie Glaser, giám đốc dự án China Power, thuộc CISI – Trung Tâm Chiến Lược và Quốc Tế, một viện tư vấn có trụ sở tại Washington, được Reuters trích dẫn,cho rằng "các lựa chọn của ông Trump là rất giới hạn", cho dù trong quá trình tranh cử tổng thống, Donald Trump tuyên bố sẽ cứng rắn hơn với chế độ Bắc Triều Tiên.

Theo một giới chức chính quyền Mỹ, các chính sách với Bình Nhưỡng của tân tổng thống sẽ không khác biệt đáng kể với cuốn cẩm nang ứng xử, đã được hoạch định dưới thời Barack Obama. Chiến lược gia tăng trừng phạt, đồng thời mở cửa cho Bắc Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán sáu bên, trên thực tế đã không làm thay đổi được quyết tâm sở hữu tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Bình Nhưỡng, có khả năng tấn công Hoa Kỳ.

Vẫn theo Reuters, các cộng sự của tổng thống Mỹ tuyên bố Washington sẽ hoạch định một chiến lược cứng rắn hơn chính sách thời Obama, vốn được mệnh danh là "sự kiên nhẫn về chiến lược". Một quan chức Hoa Kỳ xin ẩn danh cho biết là chính quyền Trump đang chờ đợi Bình Nhưỡng "khiêu khích" như thế nào và sẽ xem xét một loạt các biện pháp đối phó. Nhìn chung các hành động cũng vẫn sẽ vừa đủ ở mức thể hiện là Mỹ rất cương quyết, nhưng tránh mọi động thái khiến căng thẳng leo thang.

Cụ thể là, để răn đe Bình Nhưỡng, Mỹ có thể tiếp tục xiết chặt các kiểm soát về tài chính theo nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, tăng cường hiện diện của hải quân và không quân, gia tăng tập trận phối hợp xung quanh vùng biển Triều Tiên, đẩy nhanh quá trình triển khai hệ thống lá chắn tên lửa mới THAAD tại Hàn Quốc, không kể đến việc tăng cường sức mạnh quân sự nói chung.

Chính quyền Trump vừa nhậm chức đang lúng túng trong hàng loạt vấn đề quốc tế. Tân ngoại trưởng Rex Tillerson mới tuyên thệ nhậm chức ngày 01/02, hiện chưa có người phó, cũng như một ê kíp cố vấn thực thụ. Một số người không loại trừ khả năng tổng thống Trump sẽ một lần nữa sử dụng Twitter để thể hiện lập trường mạnh mẽ làm bình phong, vào lúc chiến lược mới với Bắc Triều Tiên đang trong giai đoạn xây dựng.

Trung Quốc là một ẩn số chủ yếu trong vấn đề Bắc Triều Tiên. Rất nhiều chính trị gia cho rằng Bắc Kinh có vai trò quyết định trong các chính sách của cộng đồng quốc tế đối với Bình Nhưỡng, do mối quan hệ mật thiết về kinh tế và chính trị của Trung Quốc với đàn em Đông Bắc Á. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, cũng giống như tiền nhiệm Obama, tân tổng thống Mỹ rất ít có khả năng thuyết phục được Bắc Kinh xiết chặt gọng kìm với Bình Nhưỡng hơn nữa, bởi Trung Quốc sợ các ảnh hưởng dây chuyền nếu chế độ Bắc Triều Tiên sụp đổ (do cấm vận hoặc do bán đảo Triều Tiên thống nhất). Câu hỏi đặt ra là : Liệu tân chính quyền Trump có tính đến việc gia tăng các biện pháp trừng phạt nhắm vào các doanh nghiệp và cơ sở trợ giúp chương trình tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên, mà khá nhiều trong số đó nằm tại Trung Quốc ?

Trọng Thành

********************

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên "rất hài lòng" về vụ thử hỏa tiễn (RFI, 13/02/2017)

trieutien5

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un 'hài lòng' sau vụ thử hỏa tiễn Pukguksong-2. Ảnh công bố ngày 13/02/2017. KCNA/Handout via Reuters

Một ngày sau vụ thử tên lửa tầm trung, hôm nay 13/02/2017, hãng tin Bắc Triều Tiên KCNA thông báo vụ thử nghiệm "thành công" và lãnh đạo Kim Jong-un "rất hài lòng". Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc yêu cầu Hội Đồng Bảo An họp khẩn ngay trong hôm nay, để bàn về vấn đề này. Theo chuyên gia quân sự Hàn Quốc, công nghệ vừa được sử dụng khiến các vụ phóng hỏa tiễn từ Bắc Triều Tiên trong tương lai rất khó bị phát hiện.

Theo KCNA, lãnh đạo số một Bắc Triều Tiên "đã trực tiếp ra lệnh" tiến hành vụ thử "một tên lửa đất đối đất (…) Pukguksong-2", thuộc "hệ thống vũ khí chiến lược mới mang phong cách riêng của Bắc Triều Tiên". Ông Kim Jong-un "đã tỏ ra rất hài lòng về việc có được một phương tiện tấn công hạt nhân hùng hậu". Hãng thông tấn AFP cho hay, trong các bức ảnh được KCNA công bố, có cảnh tên lửa phóng lên trời, lãnh đạo Bắc Triều Tiên cười thỏa mãn trong không khí hồ hởi của hàng chục binh sĩ và chuyên gia cùng chứng kiến.

Đây là lần đầu tiên Bắc Triều Tiên nói đến tên lửa Pukguksong-2. Hồi tháng 8 năm ngoái, Bình Nhưỡng tuyên bố bắn thử tên lửa Pukguksong-1 từ một tàu ngầm. Theo một giới chức thuộc Bộ Tổng Tham Mưu của quân đội Hàn Quốc, Bắc Triều Tiên dường như đã sử dụng công nghệ "phóng lạnh" (cold eject), từng được dùng trong vụ thử tên lửa đạn đạo chiến lược (MSBS) hải-đối-địa hồi 2016. Công nghệ này có độ an toàn cao hơn và khó bị phát hiện hơn.

Ngay trong hôm qua, người phát ngôn của Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc thông báo "Mỹ, cùng với Nhật Bản và Hàn Quốc, đã yêu cầu tham vấn khẩn cấp về vụ Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên thử tên lửa ngày 12/02". Hội Đồng Bảo An sẽ họp vào chiều nay theo giờ địa phương, vào lúc 22 giờ, giờ quốc tế.

Như thường lệ, bộ Ngoại Giao Trung Quốc - quốc gia đồng minh trụ cột của Bắc Triều Tiên - ra tuyên bố phản đối vụ thử tên lửa, và kêu gọi kìm chế. Về phần mình, Nga bày tỏ quan ngại, và kêu gọi các bên bình tĩnh, tránh mọi hành động có thể làm căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên.

Trong những năm vừa qua, Liên Hiệp Quốc đã ra nhiều nghị quyết cấm Bắc Triều Tiên thử hạt nhân và tên lửa, nhưng không cản nổi tham vọng của Bình Nhưỡng. Hồi tháng 11/2016, Hội Đồng Bảo An ra thêm loạt trừng phạt thứ sáu kể từ năm 2006.

Theo Seoul, vụ bắn tên lửa hôm qua của Bắc Triều Tiên nhằm thử phản ứng của tân tổng thống Donald Trump. Đây là vụ thử đầu tiên kể từ khi ông Trump chính thức nhậm chức ngày 20/01/2017.

Trọng Thành

Quay lại trang chủ
Read 749 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)