Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Phần 7

Quyền

"Một quyền lực này thì không bao giờ yêu thích một quyền lực khác".

G. Flaubert

politique7

Thực quyền theo các tiêu chí trên làm nên được chính trị tỉnh-lãnh đạo thức, nếu các lãnh đạo hiện nay không hiểu các tiêu chí này thì nên : buông quyền ! rời quyền ! bỏ quyền !

Thực quyền

Thực quyền, không có công thức cũng không có mô hình, nên không có định nghĩa để áp dụng vào thực tế, nếu áp dụng quyền lực một cách máy móc thô bạo vào thực trạng của xã hội thì nó sẽ tạo ra phản quyền, như phản lực để chống lại áp chế, khống chế, để chống lại áp đặt dưới nhiều mức độ, dưới nhiều trình độ, qua trực diện hay phản diện với quyền lực.

Thực quyền luôn được quyết định qua 3T (trí năng-tài năng-khả năng) của lãnh đạo, trong đó trí năng mang thực lực của 3L (lý luận-lập luận-giãi luận) được vận dụng trong thực tế qua các chính sách. Tại đây, tài năng của lãnh đạo làm rõ một 3T trọng tâm khác (tri thức-ý thức-nhận thực) của quần chúng, tạo ra khả năng của lãnh đạo trong 3K (khai trí-khai lý-khai minh) cho nhân dân, để nhân dân ủng hộ cụ thể các chính sách của lãnh đạo.

Thực quyền luôn được hỗ trợ bởi 3N gốc rễ (nhân bản-nhân văn-nhân tính) trong giá trị 3V (văn hóa-văn minh-văn hiến) của một dân tộc, trong đó lãnh đạo phải biết vận dụng lý trí của một 3N của lý trí (nhân lý-nhân tri-nhân trí) luôn có mặt chỗ trung tâm trong các chính sách của lãnh đạo. Từ đó nhân dân sẽ thấy rõ 3N cốt lõi (nhân nghĩa-nhân đạo-nhân phẩm) có mặt từ lý thuyết luận tới phương pháp luận của lãnh đạo, mà nhân dân có quyền kiểm định qua kết quả và hậu quả của các chính sách này.

Thực quyền luôn nằm trong khung của 3C (bối cảnh-hoàn cảnh-thực cảnh) của một đất nước, của một dân tộc, có nền là 3T (tình hình-tình trạng-tình huống) của thời đại và thời cuộc. Trong đó, tình hình toàn cầu hóa hiện nay đang tạo các quyền lực mới tới từ khoa học kỹ thuật sinh ra một 3T mới (tin tức-thông tin-truyền thông) qua internet, qua mạng xã hội, đây vừa là thực quyền và vừa là thực chủ để khai mào dân chủ. Từ đây, tạo được tình trạng đa thông tin trong đa quyền lực, sinh ra những tình huống sinh động cho đa nguyên, linh động cho nhân quyền. Chính ba hùng lực của dân chủ-nhân quyền-đa nguyên tạo ra 3L (sung lực-nội lực-trí lực) cho nhân dân qua mạng xã hội.

Thực quyền sẽ biến độc quyền của 3Đ (độc tài-độc đoán-độc đảng) thành lỗi thời vì nó chỉ là "ma bùn" trong tà quyền, chỉ là "ma xó" trong bạo quyền, chỉ vì độc tôn đã vào "ma đạo" của độc hại, ngược lại nhân loại đang theo đa, để có đa (thực) quyền, để tạo ra đa lý, đa trí, đa tri, đa tài, đa năng, đa hiệu...

Thực quyền theo các tiêu chí trên làm nên được chính trị tỉnh-lãnh đạo thức, nếu các lãnh đạo hiện nay không hiểu các tiêu chí này thì nên : buông quyền ! rời quyền ! bỏ quyền !

Quyền để quyết

quyền để quyết : quyết đoán để quyết định. Quyết đoán bằng năng lực biết chủ động để khách quan hóa các kiến thức, tri thức, ý thức, nhận thức trong tỉnh táo để sáng suốt khi xây dựng quyết tâm, hoàn toàn ngược lại với độc đoán không nhận kiến thức để loại bỏ tư vấn, không nhận tri thức để trừ khử đối thoại.

Quyết đoán mở mọi cửa trước khi quyết, ngược lại với độc đoán đóng mọi cửa trước và sau khi quyết. Quyết đoán để đi về phía chân trời có mặt trời, trái hẳn với độc đoán, đã quyết trong cực đoan, với hành vi quá khích, nên "cắm đầu, cắm cổ" đi mà không tỉnh táo tìm phương hướng, đi mà không sáng suốt cùng với các kẻ đồng hành khác.

Quyết đoán trong quyết định là kết quả tích cực của hạ nguồn sau khi điều tra cơ bản đã kết luận tính khả thi của chính sách dựa trên tính thực thi của chương trình. Quá trình này trái ngược hẳn với phản xa tùy tiện và dễ dãi của "đồng tâm nhất trí", với "toàn thể giơ tay biểu hiện sự đồng tình", trong sự vô tri của lệ thuộc, tới từ vô minh vắng kiến thức sinh ra vô thức, luôn tìm cách khử ý thức.

Quyết đoán bằng quyết định để làm chính trị là nhận vai trò chủ thể 100%, làm lãnh đạo là nhận vai trò chủ thể hơn100%, vì định nghĩa của chủ thể là : tác nhân nhận trách nhiệm trước cộng đồng, nhận bổn phận trước tập thể qua tự do để xây dựng tự chủ cho chính mình, từ đó lấy sáng kiến để sáng tạo, dùng kết quả tích cực của sáng tạo của cá nhân mình để phục vụ cộng đồng, để thăng hoa tập thể.

Quyết đoán để quyết định tôn trọng quy trình thông minh của dân chủ : đề nghị-đối thoại-quyết định-hành động trong đó lý luận qua dữ kiện thắng các hành vi cực đoan, lập luận bằng chứng từ vượt các thái độ quá khích, giãi luận với minh chứng lấp các phản xạ bảo thụ, diễn luận dựa tri thức xóa các thói quen thủ cựu.

Những kẻ lãnh đạo "sống lâu lên lão làng" nhờ "cúi đầu, khoanh tay, quỳ gối" thì nên xem lại và nên rút lui sớm. Những kẻ "ăn cỗ đi trước, lội nước đi sau" dùng manh xảo "gà què ăn tựa cối xay" lại càng nên rời các ghế lãnh đạo càng sớm càng đỡ khổ dân. Nhất là bọn "cố đấm ăn xôi" trong manh trá "thượng đội hạ đạp", thì đừng cho chúng một chỗ đứng, chỗ ngồi nào cả trong lãnh đạo.

Quyền để hành

Quyền để hành để hành động qua chính sách, để hành xử theo đạo lý thương nước- yêu dân, theo luân lý vì dân-vì nước, trong đạo đức giữ nước-dựng nước, chớ không phải để lập ra độc đảng để độc tôn, độc tài, độc quyền, để sinh ra chuyên quyền để bám quyền, tham quyền, lạm quyền.

Quyền để hành có lý trí của biết thời để giữ thế, đưa quyền lực vào thực tiễn, chống lại tính sơ cứng của mọi ý thức hệ, với mục tiêu là làm thay đổi các quy luật cứng, các tiêu chí cằn, các chỉ tiêu bất di bất dịch không tạo được phát triển, không giải quyết được chuyện "cơm no, áo ấm", trong hoài bão "trong ấm, ngoài êm", với ý nguyện "dân giàu nước mạnh".

Quyền để hành để thay đổi nhân sinh quan hạn hẹp của nhân tình mù quáng theo nhân thế, để thế vào đó là nhân tình phải có nhân tính, dựa vào nhân tri để nâng nhân trí, từ đó có nhân văn, nhân bản qua nhân đạo và nhân nghĩa. Nhân vừa là thượng nguồn của quyền, vừa là hạ nguồn của hành, cũng vừa là cầu nối để liên kết giữa quyềnhành. Hệ nhân phải có mặt trong mọi tư duy, sinh hoạt, đời sống chính trị của lãnh đạo Quyền để hành để chuyển đổi thế giới quan của nhân dân, giúp dân chúng thấy được nhân dân trong nhân loại, trong tương quan sống còn giữa dân tộc và thế giới, trong đó chính trị tỉnh-lãnh đạo thức làm được chuyện giãi luận thương đồng bào thì phải thương đồng loại cùng trong hệ nhân với mình, biết đồng hội-đồng thuyền trong nhân chủng, thấu đồng cam-đồng khổ để bảo vệ nhân loài.

Quyền để hành để chuyển hóa vũ trụ quan của xa hội, trong đó môi trường là môi sinh, làm được chuyện môi giới để nhân dân dụng nhân lý-nhân tri-nhân trí bảo vệ 3S (chất sống-sự sống-quyền sống) của mọi sinh vật, trong đó con người biết chăm sóc, cứu vớt động vật, thực vật như chăm lo, cứu rỗi chính nhân loại trong vũ trụ quan nhân bản mà nhân dân nhận diện được trong mọi chính sách của chính quyền.

Quyền nâng dân

Quyền nâng dân là một thực tế trong các nước văn minh tức là các quốc gia hiện nay có nhân quyền nhờ dân chủ, thực tế này có được là nhờ chính thể của họ có chính quyền dùng quyền lực để nâng nhân dân của họ lên về mọi mặt, nhất là về nhân trinhân trí. Đây là mối lo, "mất ăn mất ngủ", của các chế độ độc tài hay độc đảng đang chứng kiến rất rõ mối quan hệ gắn bó giữa nhân quyền qua dân chủnhân tri qua nhân trí.

Quyền nâng dân không những nâng mực sống của nhân dân, mà hùng lực của nó tại quốc gia hiện nay có nhân quyền, dân chủ tức là có văn minh là chuyển hóa các cá nhân, trước hết thành các cá thể phải được chính quyền tôn trọng, để thực sự có vị, có thế, có lực của chủ thể. Định nghĩa của chủ thể là quyền giành tự do cho mình để lấy sáng kiến trong sinh hoạt xã hội. Trong đó sinh hoạt chính trị qua tuyển cử, đầu phiếu luôn làm tăng sức sáng tạo của chủ thể để càng ngày càng có nhiều tự do hơn, chính đây là sự khác biệt sâu xa giữa hai hệ : hệ độc (độc tài, độc đảng, độc quyền, độc tôn) và hệ đa (đa nguyên, đa trí, đa tài, đa năng, đa hiệu). Chính sự khác biệt sâu xa giữa hai hệ này đã biến thành sự mâu thuẫn, rồi trở thành xung đột, để xung kích lẫn nhau trong quan niệm cũng như trong chuyện thực thi quyền lực. Hệ độc thì tìm cách loại, tiêu, hủy, diệt sáng kiến và sáng tạo ; còn hệ đa nâng, cõng, đở, đấy sáng kiến và sáng tạo của cá nhân, không còn là những cá thể lẻ loi, mà thực sự là chủ thể có vị, có thế, có lực trong sinh hoạt xã hội cũng như trong sinh hoạt chính trị.

Quyền nâng dân là quyền nâng sáng kiến của cá nhân để cá nhân có cơ hội mà nâng tập thể, cộng đồng, dân tộc, là quyền nâng sáng tạo của chủ thể qua phát minh dùng thông minh của mình để đóng góp trực tiếp vào nguyện vọng "cơm no, áo ấm" cho dân tộc. Sức mạnh của chủ thể hiện diện luôn trong ý nguyện "nước giàu, dân mạnh", vì chính các chủ thể được chính quyền tạo điều kiện thuận lợi từ giáo dục tới xã hội để dễ dàng vào quy trình của khám phá, tạo ra các phát minh để đẩy mạnh phát triển, thực sự đóng góp vào chuyện "thay đời, đổi kiếp" của dân tộc theo hướng thăng hoa.

Quyền nâng dân cụ thể là để đảm bảo sáng kiến của chủ thể biết dụng tự do của mình để sáng tạo, từ đó nhận trách nhiệm trực tiếp với đất nước, từ đó nhận bổn phận tức khắc với dân tộc. Đây là nhiệm vụ của chính quyền, là "thiên vụ" của kẻ lãnh đạo, và nếu muốn lãnh đạo mà không có một ý niệm gì về chuyện dùng quyền lực của mình để nâng dân tộc mình lên thì đừng lãnh đạo ! Thì đừng chiếm chổ của người khác, nhất là khi họ là những chủ thể chính thống !

Quyền đẩy lòng tin dân chủ

Quyền đẩy lòng tin dân chủ khi mà lãnh đạo chính trị có quyền lực trong tay, chính là lòng tin vào nhân phẩm, nhân đạo, nhân nghĩa, làm nên nhân bản, nhân văn để bảo vệ nhân tình, nhân sinh bằng nhân trinhân trí. Chính lòng tin này bảo đảm tuổi thọ cho một chính quyền, tuổi trọng cho một chế độ, tuổi dầy cho chính trị tỉnh-lãnh đạo thức. Thức vì thông minh để hiểu thấu được cái cao, sâu, xa, rộng của lòng tin, cái hay, đẹp, tốt, lành, của dân chủ.

Quyền đẩy lòng tin dân chủ là một chỉ báo để nhận định chế độ độc (độc đảng, độc quyền, độc trị, độc tài, độc trị) hiện nay của Đảng cộng sản Việt Nam đang áp đặt lên số phận của Việt tộc là quái thai đối với hệ luận chính trị tỉnh-lãnh đạo thức. Cụ thể là hành vi "đảng cử, dân bầu", để dân chỉ có thể bầu cho đảng viên, với đại đa số dân biểu quốc hội đều là đảng viên, cùng lúc tổ chức mọi định chế và cơ chế từ hàng dọc tới hàng ngang đều là đảng viên, chia quyền lẫn nhau để chia chác với nhau qua độc quyền-lạm quyền-tham quyền, rồi đi thi thẳng vào hệ ma đạo tham quyền-tham nhũng-tham ô. Nội chất quái thai sinh ra các ung thư liên đới, trước nhất là ung thư này ăn mòn chất xám trong hệ của hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức,nhận thức), sau đó là ăn nạo hệ sáng (sáng kiến, sáng tạo), để cuối cùng là nạo rổng hệ phát (phát minh, phát tiển). Quái thai loạn trí song hành cùng nhiều ung thư loạn tuệ : số phận của Việt tộc thật bi đát ! Nhưng số kiếp Việt tộc có thật đáng bi quan hay không ?

Quyền đẩy lòng tin dân chủ để lập lại lòng tin dân tộc với chính trị, chính giới, qua chính tri, chính lý mà phải bắt đầu bằng sự xuất hiện của một người, một nhóm ngay trong nội bộ của Đảng cộng sản Việt Nam đại diện cho luân lý chính trị của tổ tiên, mà Việt tộc xếp vào hệ minh (minh đạo, minh vương, minh quân, minh chúa, minh chủ, minh sư...) để sáng tạo ra hoặc sáng tạo lại hệ đa (đa tri, đa trí, đa tài, đa năng, đa hiệu...) qua đa nguyên. Và, nhờ nó rút ra các nọc độc quá độc hại của hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc trị, độc tôn). Không có dân chủ nếu không có đa nguyên, trước hết là để bảo vệ nhân quyền qua hệ nhân (nhân phẩm, nhân đạo, nhân nghĩa, nhân bản, nhân văn, nhân tri, nhân trí). Không có dân chủ thi cũng đừng mong có công bằng để chống bất công, lại cũng đừng chờ có công pháp để bảo đảm tự do bác ái !

Quyền đẩy lòng tin dân chủ được thể hiện qua thành tâm của chính trị tỉnh-lãnh đạo thức, xem mỗi cá nhân Việt là một chủ thể Việt được tham gia trực tiếp vào vấn đề Việt, trước mắt là chủ quyền Việt trong đó có toàn vẹn lãnh thổ Việt với ít nhất ba đòi hỏi Việt : "cơm no, áo ấm", "trong ấm ngoài yên", dân giầu nước mạnh", ba đòi hỏi rất tối thiểu trong thông minh Việt, vì Việt tộc không vô minh !

Quyền tạo chủ thể

Quyền tạo chủ thể, là thử thách mà cũng là quyết tâm của các lãnh đạo các quốc gia văn minh hiện nay nhờ có dân chủ để bảo vệ nhân quyền, đây chính là liêm sỉ của kẻ lãnh đạo có lương tâm trong chính trị, thấy rõ qua lương tri các chính sách liêm chính, trong đó cá nhân, không những là cá thể phải được tôn trọng, mà chịnh trị tỉnh-lãnh đạo thức phải giúp họ chuyển hóa thành chủ thể. Và, cá tính của chủ thể là yêu dân chủ vì quý nhân quyền, trọng công bằng vì yêu bác ái, nâng niu tự do để sáng tạo trong tất cả sinh hoạt của xã hội, lấy phương hướng "nước giầu, dân mạnh" của dân tộc để định hướng "nhân loại thái hòa" cho thế giới. Chính quyền do Đảng cộng sản Việt Nam dẫn dắt chưa hề có hành động chính trị này, vì ngày ngày họ luôn tìm cách tiêu diệt tất cả các sáng kiến về phương trình chuyển tiếp cá nhân-cá thể-chủ thể. Chính quyền của Đảng cộng sản Việt Nam là chính quyền bị xếp vào "hạng tồi" trong bảng xếp hạng các chính quyền bảo vệ các chủ thể dân chủ.

Quyền tạo chủ thểthông minh lãnh đạo chính trị, nếu muốn có tuổi thọ cao trong chính trường, có tuổi trọng trong chính giới, có tuổi dày trong chính kiến, chính thông minh lãnh đạo chính trị này là năng lực chuyển một xã hội quần chúng bị tuyên truyền "đưa đường dẫn lối" trở thành xã hội chủ thể với các cá nhân cá tính tham gia vào việc "ích nước, lợi dân". Quyết tâm chuyển hóa một xã hội quần chúng qua một xã hội chủ thể mà mọi người dân đều có bổn phận và quyền lợi trực tiếp, có trách nhiệm và tư quyền tức khắc, dựa vào hiến pháp, phát luật, định chế, cơ chế... để chủ thể hóa cá nhân. Chính quyền do Đảng cộng sản Việt Nam dắt díu chưa hề có lập luận chính trị này, vì giờ họ luôn tìm mọi cách truy diệt tất cả các sáng tạo về quy trình chuyển tiếp chủ thể hóa cá nhân, với thực tâm cá nhân hóa các hành động dân chủ. Chính quyền của Đảng cộng sản Việt Nam là chính quyền bị xếp vào "hạng bét" trong bảng xếp hạng các chính quyền bảo vệ các hành động dân chủ.

Quyền yêu luật

Quyền yêu luật là nền của nhân quyền, gốc của dân chủ, rễ của công bằng, cội của công lý, và các chính quyền liêm khiết phải dùng quyền lực của mình để thực hiện được lòng tin vào luật của nhân dân, từ đó tạo ra hiến pháp, công pháp, có liêm chính trong sinh hoạt xã hội, có liêm minh trong hành động chính trị, để có liêm sỉ trong mọi chính sách của lãnh đạo. Hãy bắt đầu bằng cách tôn trọng luật từ chính các lãnh đạo để có giáo lý trong mọi hành tác lãnh đạo, vì mỗi sinh hoạt xã hội đều có nguồn máy tổ chức đặc trưng, có quy luật vận động và vận hành đặc thù. Tại đây, tất cả mọi sinh hoạt xã hội đều phải được pháp luật định vị qua "sân chơi, trò chơi, luật chơi" mà mọi thành viên của cộng đồng sinh hoạt đó công nhận và thừa nhận. Không có chuyện độc đảng để độc quyền, độc quyền để chuyên quyền, chuyên quyền để bám quyền, bám quyền để lạm quyền, từ đó lách luật, không lách luật được thì tráo luật, không tráo luật được thì xé luật. Đó là quá trình phạm luật, thường xuyên và thường trực của Đảng cộng sản Việt Nam từ khi thành lập đảng này, ngày càng khinh luật từ các năm qua, trắng trợn nhập nội vào tham nhũng, tham ô để vơ vét trong không gian bất chấp luật !

Quyền yêu luật trong phương trình nhân quyền-dân chủ-công bằng-công pháp, từ lãnh đạo chính trị cầm đầu chính quyền cho tới thường dân chính là cột xương sống của đạo lý dân tộc, luân lý xã hội, đạo đức chính trị, vì sao ? Vì tất cả các khúc mắc, các khó khăn, các ngõ cụt của một đất nước, nếu không giải quyết thỏa đáng bằng đạo lý dân tộc, luân lý xã hội, đạo đức chính trị, thì sẽ được xử lý qua pháp luật. Chính pháp luật là tác nhân chính để minh bạch hóa, liêm khiết hóa, trong sạch hóa mọi chính sách, chính thể trong sinh hoạt và hành động chính trị. Đó là cách lý giải trực luận để giải quyết dứt khoát nhiều khổ nạn của Việt tộc hiện nay, nơi mà bất công ngày ngày đào sâu, đạo rộng các hệ lụy bất bình đẳng trong xã hội Việt bây giờ.

Quyền yêu luậtquyền chủ thể hóa cá nhân song hành cùng tự do hóa chủ thể trong khung chung của luật pháp hóa xã hội, từ chính quyền tới dân chúng, từ lãnh đạo tới mọi cá nhân trong xã hội ; trong đó luật pháp hóa xã hội phải song đôi với luật pháp hóa chính quyền, nơi đây mọi lãnh đạo phải nhận, phải chịu, phải tuân luật pháp trong quy luật công bằng được bảo trì bởi công pháp là được bảo vệ mà cũng được xét xử qua luật pháp.

Quyền nhận thức sử tính

Quyền nhận thức sử tính của chính trị tỉnh-lãnh đạo thức là nhận thức lịch sử qua sử học, có nghiên cứu, có điều tra, có kiểm định, có sát quyết để sử liệu phải có đủ dữ kiện kiểm chứng thực được, để được thừa nhận là chứng từ để thành sử kiện, trong đó lãnh đạo sáng suốt nhờ tỉnh táo tìm ra được sử luận để hiểu được sử Việt, nhờ nắm được sử tính một cách khách quan. Trong sử này, có công trạng của các vì khai quốc công thần, nhưng cũng có bọn "sâu dân, mọc nước", chúng bán nước vì tư lợi, Việt tộc đã xếp chúng vào loại : "cõng rắn cắn gà nhà", "mang voi dầy mồ tổ", cha ông ta có công "dựng nước, giữ nước", riêng bọn nảy "bán nước như chơi", để dân tộc bị lâm vào nạn vong quốc "một sớm một chiều" cũng "như chơi" !

Quyền nhận thức sử tínhminh quyền của lãnh đạo, vì biết số kẻ "bán nước, buôn dân" không phải là hằng số mà là biến số tùy thuộc không những vào lòng yêu nước của mỗi con dân, nhất là của mỗi lãnh đạo, mà còn tùy thuộc vào 3C (bối cảnh-hoàn cảnh-thực cảnh) tạo ra tâm cảnh giữa quyền tư lợi trong đó hệ của đạo đức (luân lý, đạo lý) trong giáo dục, hệ này phải được giáo dưỡng qua một hệ khác của lý trí (lý luận, lập luận, diển luận, giãi luận) để làm tròn bổn phận của kẻ lãnh đạo, vì "quốc thái, dân an" trong việc giữ toàn vẹn lãnh thổ, giữ trọn vẹn cơ đồ của tổ tiên. Nếu chúng ta yêu quý, tôn vinh Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung... đã xử lý trọn vẹn hai hệ lý trên ; của đạo đức của lý trí, thì chúng ta cũng phải hiểu thật rõ, thật đúng, thật sâu về "bọn bán nước" qua 3T (tâm địa-tâm tà-tâm lý) của chúng, như Kiều Công Tiễn, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, mà không quên Hoàng Văn Hoan, ủy viên Bộ Chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam... nơi mà tướng Hoàng Trương Long thố lộ là "bọn bán nước" hiện nay trong bộ máy lãnh đạo là "từ trăm này sinh ra trăm kia !", chúng ngày càng nhiều hay ngày càng ít thì là hoàn toàn tùy thuộc vào khả năng của lãnh đạo hiện nay.

Quyền nhận thức sử tínhtrí quyền của lãnh đạo, luôn dựa trên kinh nghiệm của cha ông để"lột mặt nạ bọn bán nước buôn dân", dụng sử tính để hiểu sử xưa trong thông minh lãnh đạo để nắm sử nay, biết chuyển hóa thành chính quyền hiện đại để sử nay phải hay, đẹp, tốt, lành hơn sử xưa. Đó chính là sử luận để thấu hiểu sâu, xa, cao, rộng được sử Việt. Chính quyền hiện đại kiến thức sử tính, ý thức sử nay, có tri thức sử luận là chính quyền biết phối hợp tất cả ngành khoa học, từ khoa học kỹ thuật, thông tin, truyền thông cho tới khoa học xã hội và nhân văn, không những để hình sự hóa bọn bán nước mà còn tỉnh táo và sáng suốt để giúp các con dân không rơi vào vực thẳm bán nước, làm bụi đời rổng nhân phẩm, làm oan hồn trống nhân nghĩa !

Quyền chủ hóa nhân quyền

Quyền chủ hóa nhân quyền là lằn ranh phân chia làm ra mức phân định giữa một chính quyền vì văn minh của xã hội, vì phát triển của đất nước, vì đạo lý của dân tộc, luôn ngược lại với loại chính quyền lấy độc quyền để lạm quyền, lấy độc tài để diệt đa tài của nhân dân. Chính nhân quyền khi được tôn trọng sẽ có các cá nhân trở thành chủ thể lấy tự do của mình để sáng tạo ra các phát minh "ích nước, lợi dân", sẽ có các tập thể lấy tự chủ của mình để chế tác ra các sáng kiến mới vì "dân giàu, nước mạnh", sẽ có các cộng đồng lấy tự giác của mình để bảo trì các giá trị, các di sản, các đạo lý của tổ tiên qua "cha truyền, con nối" theo nghĩa đẹp.

Quyền chủ hóa nhân quyền, khi nhân tình được nhân tính nâng lên, khi nhân thế được nhân tri đẩy lên, khi nhân loại được nhân lý đề cao, thì chính nhân quyền này sẽ có nhân bản, nhân văn, tạo ra ý thức tập thể, sinh ra nhận thức cộng đồng, giúp chế tác ra tâm thức cá nhân, biết tôn trọng công lợi để bảo vệ tư lợi. Từ đây, lãnh đạo chính trị sẽ làm cầu nối để nhân quyền gặp được chủ quyền (cho dân, vì dân), trong đó nhân dân có quyền kiểm tra, giám sát, phê chuẩn các kết quả qua hiệu quảhậu quả của các chính sách, trực tiếp sử dụng chủ quyền của mình trong pháp luật để đầu phiếu, để tuyển cử, tạo ra tranh cử, để có được lãnh đạo thực tài và liêm chính trong sạch.

Quyền chủ hóa nhân quyền để văn minh hóa xã hội, văn hiến hóa dân tộc, mà cụ thể là có chính sách minh bạch để kẻ xấu không lấy được danh nghĩa của tôn giáo để "buôn thần, bán thánh", biến chuyện "xây chùa, lập miếu" thành chuyện làm thương mại, trong đó bọn "buôn chùa, bán Phật", được thu tiền trắng trợn qua xảo thuật : mua lộc, mua sớ... Chúng lại còn tổ chức với bọn tham những trong chính quyền địa phương để lập các trạm thu phí gần chùa ngay trên núi, trên đồi, đối với các con tin mê tín, dị đoan của chúng, thí thân đến các nơi này để thiêu tiền sẵn sàng thiêu thân để thiêu đạo, trực tiếp cho bọn ma giáo nhưng lại mặc áo cà sa bỏ túi bạc tỷ hàng tuần, hàng tháng.

Quyền chủ hóa nhân quyền lý trí, biết tách nếp sống văn minh ra khỏi thói quen mê tín, tách lý tính ra khỏi cuồng tín, chuyện tách ra để trực diện đấu tranh với cái xấu, tồi, tục, dở của ngu dân, lý trí này bắt buộc phải có trong tư duy của người lãnh đạo. Họ phải biết bảo vệ vốn liếng của tổ tiên mình, qua sự thật của lịch sử, qua chân lý của niềm tin, qua các giá trị đạo lý làm nên lẽ phải, để dân tộc được khai sáng và thực sự làm chủ lòng tin của mình, như làm chủ số phận của họ. Từ đó, biết khai thác sức mạnh của mình không để cái ma đạo của mê tín, dị đoan quyết định số kiếp họ. Quyền chủ hóa nhân quyền là vinh dự của các kẻ lãnh đạo biết trao, biết tặng, biết dâng lên cho tổ quốc mình, cho dân tộc mình quyền làm chủ chữ nhân qua chữ lý !

Quyền dân chủ hóa nhân tính

Quyền dân chủ hóa nhân tính trong nhân tình để nhân thế sống có nhân bản, đối xử với nhau có nhân văn, xử thế với nhau có nhân nghĩa, khi đó nhân tính này chắc chắn sẽ được bảo đảm không những bởi nhân đạonhân từ, mà còn được bảo hành bởi nhân lý, nhân tri, nhân trí. Cả hệ nhân này nằm gọn trong luật nhân quả chính trị, khi nhân của lãnh đạo sẽ sinh ra quả của chính sách, tạo ra hệ quả để nhân dân thấu rõ được các lãnh đạo có biết "ăn ở có hậu" hay không, vì "ăn ở không có hậu" sẽ bị "triệt hậu", sẽ thành "vô hậu", sẽ bị "người đời rủa trong truyền kiếp" !

Quyền dân chủ hóa nhân tính không phải chỉ là một tên gọi, một quyết tâm, một chính sách nhất thời, nó chính là nhân học nằm giữa trung tâm của chính trị học ; nơi mà lý thuyết luận nhân tâm của nó chính là phương pháp luận nhân trí của nó ; nơi mà khoa học luận nhân lý của nó chính là tri thức luận nhân nghĩa của nó. Nó không lý thuyết, nó chẳng mơ hồ, nó thoát mông lung, nó thắng xảo thuật trong hành động chính trị : vì nó là nó ! Vì nhân tính biết mình là ai ? Vì nhân tínhnhân tính. Nên nó không bao giờ sợ nhân thế, nó còn có sung lực làm nên nhân bản, có tiềm lực làm ra nhân văn, có mãnh lực tạo ra nhân từ. Vì nhân tính hiển hiện khuyên, dìu, dẫn, dắt, để nhân tình biết sống chung trong nhân loại.

Quyền dân chủ hóa nhân tính chống nghèo đói vì hạnh phúc "đủ ăn, đủ mặc" ; chống chiến tranh vì "quốc thái, dân an" ; chống thế chiến vì "nhân loại thái hòa" có trong , trong ngôn, trong từ của lãnh đạo các quốc gia văn minh vì dân chủ, khôn ngoan vì nhân quyền, thông minh nhờ nhân lý của nhân tính, mà chúng ta được nghe hàng ngày, hàng tháng, hàng năm trên diễn đàn của Liên Hiệp Quốc. Trong những lúc đó các lãnh đạo của các chế độ độc tài, độc đảng, độc quyền, độc tôn lấy tham quyền để đẻ ra quái thai tham quan, sinh ra bao ung thư tham nhũng, bao hoạn bịnh tham ô, thì chúng ta thấy chúng cúi đầu, lặng thinh... để nghe và... để nhục ! Các loại lãnh đạo này đừng tiếp tục "nhục nước, nhục dân" của họ trên chính trường quốc tế nữa !

*****************

Phần 8

Trị

"Tất cả các chế độ công sản hay cộng sản

đều thất bại trong lịch sử loài người

cũng chỉ vì chúng không tôn trọng tự do sáng tạo của cá nhân".

M.Gauchet

politique8

Các lãnh đạo chính trị từ trước đến nay của Đảng cộng sản Việt Nam đã và đang dựng lên qua tuyên truyền loại tự hào ảo này : xin ngừng lại ngay !

Tự... tại

(tự lập-tự chủ-tự cường)

Tự chủ nâng tự lập, tự lập tăng tự chủ, cả hai tương tác lẫn nhau, với thời gian, với thành công sẽ tạo ra tự cường, trong đó quyết tâm dứt khoát, thật mới và thật mạnh là : bỏ thói quen xin viện trợ, gạt thói xấu đi ăn xin quốc ngoại, giữ tự trọng để khi vào các đàm phán quốc tế không cúi đầu-khoanh tay-quỳ gối, mà ngược lại phải thẳng lưng-ngẩng đầu-mạnh bước. Đừng tự hào mình cần cù, thông minh, cùng lúc cứ ngửa tay đi xin của người, các đàn anh lãnh đạo hãy làm gương cho đàn con, đàn cháu, đàn em sẽ lãnh đạo đất nước này : bỏ xin để làm, làm để tự lực, tự lực để nắm tự chủ, để giữ tự lập, nhất là tự lực tự trọng ! Hãy học người, chứ đừng xin người, học để bằng người, xin người chỉ để người khinh ! Tự chủ mang theo ít nhất là sáu ý lực khi tạo dựng ra chính sách : tự chủ về sáng kiến, tự chủ về quyết định, tự chủ về phương tiện, tự chủ về mục đích, tự chủ về hành động, tự chủ về cách ứng dụng vào thực tế. Tại đây, viện trợ quốc tế về khoa học kỹ thuật để tăng sức tự chủ, viện trợ quốc ngoại về chất xám, về tư vấn để nâng lực tự lập, ta không tự chối, vì một chính sách chính trị đứng đắn luôn tạo ra tự cường, không lạc lối vào lệ thuộc, vì lệ thuộc bắt kẻ ăn xin phải đi ăn xin suốt kiếp !

Tự lập mang theo ít nhất là hai nội lực khi chế tác ra chính sách : sáng kiến sáng tạo, đây là chuyện rất cụ thể sáng kiến trong đề nghị sáng tạo ra sản phẩm, làm nên năng suất, hiệu suất để tăng sản xuất. Tại đây, kinh nghiệm quốc tế, tài năng của các nước văn minh, tiên tiến được vận dụng tích cực một cách có ý thức vào thực tế của xã hội nước nhà, vào thực tại của dân tộc, không viển vông để bị lạc lối, cũng không bừa bãi để bị "rút ruột" đầu tư lẫn nguyên liệu bởi bọn tham ô.

Tự cường khai thác tính chủ động tương tác của tự chủ nâng tự lập, tự lập tăng tự chủ, được phân tích qua một chuyên ngành mới là kinh tế tri thức dạy ta là sẽ có một phương trình mới sinh ra trong quá trình lãnh đạo : tự chủ về phương tiện phải đi đôi với tự chủ với thích ứng, cùng lúc tự lập về công cụ phải song hành với tự lập về sáng kiến, tất cả luôn bị thu gọn vào một hệ số mà kẻ lãnh đạo phải làm "đầu tầu" để nhân dân và quần chúng luôn đóng vai tích cực trong "hệ sáng tạo thường xuyên", để vượt qua khó khăn !

Nếu muốn làm lãnh đạo mà không ở thế, ở vị, ở vai, ở lực của "hệ sáng tạo thường xuyên" thì đừng nên lãnh đạo ! vì sẽ không có tự chủtự lập để tự cường, và sẽ đánh mất tự tin, từ đấy sẽ không còn là lãnh đạo chính trị mà chỉ là ăn xin, ăn mày, ăn bám, ăn mòn chính trị.

Tự... lên

(tự tin-tự tạo-tự trọng-tự hào)

Tự tin luôn là động cơ mà cũng là hằng số trong lãnh đạo, chính lãnh đạo tự tin trên đường lối của mình qua xây dựng qua chính sách, từ lý luận đến phương án, từ lập luận đến công trình, dựa trên giãi luận của tiềm lực của dân tộc, các tiềm năng của đất nước. Nhân dân tự tin vì lãnh đạo tự tin ! Và chính trị thức-lãnh đạo tỉnh là nội lực lãnh đạo luôn có một giáo khoa chính trị từ đề nghị đến đám phán, tự quyết định đến hành động, một giáo khoa chính trị tạo được niềm tin rộng rãi trong xã hội ; Nhật Bản đã làm được điều này ngay trong thảm bại của họ sau đệ nghị thế chiến.

Tự tạo, lấy tự tin làm nền, nhưng cũng lấy đạo lý lao động (thức khuya dậy sớm) làm gốc, lấy tự tin để tra sáng kiến tìm sáng tạo, nhưng cũng lấy đạo đức lao công (một nắng hai sương) làm cội. Có nền, có gốc, có cội vững và bền vì có rễ sâu, và mạnh của cần lao dựa trên cần kiệm (ăn bữa sáng lo bữa tối), biết chắt chiu để làm đại sự, cùng lúc biết học các kinh nghiệm hay, các gương sáng tài, các tri thức cao để : góp gió thành bão, Hàn Quốc đã làm được chuyện này, chỉ non nửa thế kỷ, khi biết học không những phương Tây, mà cận kề là Nhật Bản.

Tự trọng,gốc, rễ, cội, nguồn cho mọi ý chí đi lên của một dân tộc, mọi ý nguyện thăng hoa của một giống nòi, mà lãnh đạo chính trị biến thành ý lực trong chính sách của mình, rồi chế tác ra thành thực lực trong hành động lãnh đạo. Hãy gạt ra chiến thuật ngu dân biển người trong chiến tranh kiểu Trung Quốc, xua ra luôn kiểu giải thích thành công của Trung Quốc qua lao động với lương bổng rẻ... để thấy cái cao cũng là cái sâu của dân tộc này là họ có lòng tự trọng, quyết tâm thực hiện được những thành tựu, thành quả, thành đạt, thành công của hai quốc gia láng giềng là Nhật Bản và Hàn Quốc. Mà không quên vai trò lãnh đạo của Đặng Tử Bình vừa có sáng suốt để đưa Hán tộc thăng hoa qua bốn hiện đại, vừa tỉnh táo thay đổi triệt để chính trị quan khi tới thăm Hoa Kỳ lần đầu, trực diện để trực quan, từ đó có đủ sáng suốt và tỉnh táo để thay đời, đổi kiếp cho bằng được số phận của Trung Quốc.

Tự hào chỉ có khi có cơ sở của tự tin-tự tạo-tự trọng, cụ thể hóa qua cơ ngơi của thành tựu, thành quả, thành đạt, thành công qua nhiều sinh hoạt của xã hội, nếu không có hai cơ sở-cơ ngơi này thì tự hào cái gì ? Đó chỉ là tự hào liều-tự hào hảo-tự hào xuẩn vì nó bị dựng lên bởi tự hào rổng-tự hào trống-tự hào điêu !

Các lãnh đạo chính trị từ trước đến nay của Đảng cộng sản Việt Nam đã và đang dựng lên qua tuyên truyền loại tự hào ảo này : xin ngừng lại ngay ! Mà phải bắt đầu xem lại phương trình tự tin-tự tạo-tự trọng-tự hào ; tiếp theo là học gương sáng của : Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, và không quên đường đi nước bước của Đài Loan, Singapour trong thế kỷ qua, vì đây mới chính là chính trị quan tỉnh thức từ hệ tự.

Tạo

(sáng kiến-sáng tạo-sáng lập)

Tạo, qua các quá trình : chế tạo, sáng tạo trong tự tạo, được hiểu như khám phá, như phát minh, như sáng chế, và trong đó vai trò lãnh đạo có rất nhiều cửa ngỏ để vào nhiều hành động lãnh đạo, tạo ra sức bật cho xã hội, sức tăng trưởng cho kinh tế. Có sáng kiến trong đề nghị, trong đối thoại... để sáng tạo ra sản phẩm, công trình, từ đó sáng lập từ hạ tầng tới thượng tầng các quy trình, quy mô mới làm thay đổi bộ mặt xã hội, cùng lúc nâng mức sống của nhân dân.

Sáng tạo trong lãnh đạo chính trị khởi nguồn qua sáng kiến dưới dạng đề nghị các chính sách, và trong mọi chính sách có ít nhất là hai mức độ khác nhau dựa trên ba chỉ báo : sân chơi, trò chơi, luật chơi để quyết định hành động lãnh đạo. Thứ nhất là cải cách, trong đó lãnh đạo giữ sân chơi, trò chơi, mà chỉ đổi luật chơi cho hợp hơn, hay hơn, hiệu quả hơn. Thứ nhì là cách mạng, tại đây lãnh đạo xóa sân chơi, dẹp trò chơi, thay luật chơi, làm lại hết, có khi phải làm lại từ đầu, với tốn kém, với hao tổn, với hy sinh. Nếu không phân biệt được cải cách cách mạng qua mức độ đầu tư sức người, vốn liếng để phân định được biên giới giữa cải cách chỉ là thay đổi tường và vách mà vẫn giữ nền và móng. Ngược lại, cách mạngđổi đời (tuyệt đối trong biến đổi) theo nghĩa tích cực cho thành phần này và tiêu cực cho thành phần kia ; không biết phân biệt để hiểu phân định giữa cải cách cách mạng thì đừng nên lãnh đạo ! Nếu lãnh đạo trong vô tri thì chỉ gây ra đổ vỡ, chết chóc, suy vong đất nước, suy kiệt giống nòi.

Sáng tạo trong lãnh đạo chính trị có thể huy động qua công trình, tại đây điều tra cơ bản song hành cùng kiểm tra thống kê, để khi chính sách đi vào quy trình thì trên thượng nguồn vốn người sẽ đi cùng với vốn của, chất xám hài hòa cùng vật liệu, hậu cần trợ lực cho tiền phương, đây không những đúng chỉ trên mặt trận quân sự, ngoại giao mà đúng cả trên lĩnh vực kinh tế và sản xuất. Mỗi sáng tạo luôn có cái giá phải trả, mỗi giá đòi hỏi lãnh đạo phải sáng suốt trong đầu tư, phải tỉnh táo trong quyết định.

Sáng tạo trong lãnh đạo chính trị có thể thể hiện qua cải tổ, qua cải tiến, qua trùng tu, nơi đây thông minh của lãnh đạo chính trị là không "tham đó, bỏ đây", mù quáng vì tiên tiến mà quên cội nguồn, ngược lại biết đều chế để đều hòa giữa hiện đại và truyền thống. Đưa cái mới hay để hòa với cái cũ tốt, đưa cái đẹp mới khám phá để song hành cùng cái lành xưa đã có sẵn. Mọi chính sách đều bắt lãnh đạo trả một cái giá nào đó, trong đó thành công sẽ tạo uy tín cho lãnh đạo, thất bại sẽ hủy diệt niềm tin của nhân dân đối với lãnh đạo, vì chữ tin làm nên chữ tín.

Đồng

(Đồng cảm-đồng giao-đồng lòng = đồng hội, đồng thuyền)

Đồng bào, tiếng gọi thiêng liêng giữa người Việt với nhau, luôn mang theo ý thức của một dân tộc sinh ra trong cùng một bào thai, đây cũng là hằng số cơ may của các lãnh đạo chính trị trong lịch sử Việt, chỉ vì nó có hùng lực tập hợp tức khắc khối đại đoàn kết dân tộc mỗi khi đất nước bị ngoại xâm đe dọa, mỗi khi tiền đồ tổ tiên bị xâm phạm từ lãnh thổ tới văn hóa. Trong khi đó, các lãnh đạo Tầu thì gọi nhân dân họ là : thiên hạ, bá tánh... vừa xa lạ, vừa thờ ơ, so với từ đồng bào.

Đồng cảm, chính là thử thách thường xuyên của lãnh đạo chính trị, trước các thử thách của thời cuộc, trước các thăng trầm trong thời thế, nơi mà đồng bào nếu có lòng tin với chính giới, sẽ có sự đồng cảm với lãnh đạo, nếu những kẻ nầy có công tâm để bảo vệ sự liêm chính của họ, có công lý để bảo trì sự liêm sỉ của họ trong chính sách cũng như trong hành động chính trị hằng ngày của họ.

Đồng giao, biến niềm tin của nhân dân thành tâm giao với lãnh đạo chính trị, nếu họ biết yêu nước-thương dân, làm việc và hy sinh vì nước-vì dân. Đây là thất bại xem như lớn nhất của Đảng cộng sản Việt Nam trong gần một thế kỷ qua với hành vi độc đoán vì độc tài, độc tôn vì độc đảng, dùng chuyên chính để chuyên quyền, từ đó bạo lực đi đôi với tham ô, bạo quyền song hành cùng tham nhũng.

Đồng lòng, khi vận nước lâm nguy, lấy đồng tâm giữa nhân dân và lãnh đạo để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đây là tinh thể của chính trị, vì nó bất chấp mọi kẻ thù, dù lớn, mạnh cỡ nào. Nơi đây, Việt tộc đã có châm ngôn luân lý, ngạn ngữ đạo lý để sẵn sàng hành động : "cả nước một lòng", ngữ pháp của sung lực-nội công-bản lĩnh Việt tộc có thể đẩy lùi, đánh văng mọi ngoại xâm.

Đồng hội, đồng thuyền, chính là phương châm của lãnh đạo chính trị, nơi mà chính thể chính là chính nghĩa của chính sách cứu nước, giữ nước, làm thăng hoa dân tộc. Tình hình hiện nay của các lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, qua hối lộ đã vơ vét bao tiền của của nhân dân, một số đã có thẻ xanh, quốc tịch ngoại, sẵn sàng "cao chạy, xa bay" thì chắc chắn sẽ không có chuyện đồng hội, đồng thuyền, mà chỉ có chuyện mà Nguyễn Du đã có lần dặn con cháu nên cẩn trọng : "Trong khi chắp cánh liền cành, mà lòng rẻ rúng đã dành một bên".

Bọn lãnh đạo nào đã giựt của-vét tiền của dân, lén lút để có thẻ xanh, quốc tịch ngoại trong túi, nếu muốn hiểu chữ đồng, thì cũng chưa muộn, hãy ngồi thật yên để ngẫm giáo lý Việt dầy nhân tính, không oán thù, qua ái ngữ : "Nắng ba năm ta không bỏ bạn, mưa một ngày bạn đã bỏ ta".

Chí

(ý chí-quyết chí-bền chí)

"Có chí", là câu trả lời của Dala Lama, lãnh tụ tinh thần kháng chiến Tây Tạng, trả lời với các người Việt đã gặp được ngài và hỏi ý kiến ngài về tương lai đen tối đang bị Tầu tặc đe dọa, có thể sẽ chịu số phận mất nước như nhân dân của ông. Ngài trả lời là tin người Việt "có chí", đó chính là hằng số của Việt tộc, giữ cho bằng được độc lập tổ quốc Việt, ngài trả lời như vậy với tất cả sự sáng suốt của ngài. Ý chí, là gốc của chuyện "có chí", ngay trên thượng nguồn ý chí của một dân tộc được thấy qua chuyện quyết tâm của một giống nòi giữ cho bằng được đất nước của tổ tiên, như giữ bản sắc, văn hóa, văn minh, văn hiến của dân tộc như tin vào bản lĩnh của độc lập, nội công của chủ quyền, như giữ chính nhân phẩm của mình.

Quyết chí, mài thật sắc, dũa thật nhọn ý chí để nó vừa bén, vừa bền với thời gian, trong đó quyết tâm song hành cùng ý chí sẽ tạo ra bền lòng trước thử thách, chuyện này lại thấy rất rõ trong lịch sử của Việt tộc, sau một ngàn năm nô lệ, nhưng Ngô Quyền đã cởi trói, chặt xiềng nô lệ bằng một chiến thắng thật vẻ vang. Thấy rất rõ trong đời Trần, ba lần đánh quỵ sụp bọn hung hăng nhất là Nguyên Mông, thầy càng rõ hơn trong chuyện bền gan của Lê Lợi, Nguyễn Trãi trong trường kỳ kháng chiến tại Chí Linh.

Bền chí, nuôi quyết chí qua thời gian, làm nó vững bền trong không gian kháng chiến cũng như xây dựng, nơi mà lãnh đạo luôn có niềm tin vào Việt tộc luôn bền chí bền lòng trong khó khăn, bền tâm trước các thăng trầm, nếu không hiểu chữ chí trong hằng số Việt : thì đừng lãnh đạo ! Chính bọn "mang voi dày mồ tổ", chính kẻ "cõng rắn cắn gà nhà" đã không hiểu nên chúng chóng chầy cũng mang số phận ma bùn, ma xó, trước khi thành oan hồn trong cảnh "chết bờ, chết bụi", trong khi Việt tộc luôn tồn tại để giữ chủ quyền và độc lập của mình. Chí nguyện, là một ẩn số của thử thách hiện nay đối với các lãnh đạo trong thời gian tới, vì chính ý chí làm nên ý lực chế tác ra ý nguyện của nhân dân, nơi ý nguyền của Việt tộc chính là nhân phẩm Việt trong độc lập dân tộc với toàn vẹn lãnh thổ Việt. Nếu không hiểu phương trình ý chí-ý lực-ý nguyện-ý nguyền làm lên khối đại đoàn kết dân tộc, qua hội nghị Diên Hồng, qua bao lần quyết chí để quyết chiếnquyết thắng thì đừng lãnh đạo, lãnh đạo mà không có tư duy quyết chí-quyết chiến-quyết thắng thì chỉ làm nhục nước-hèn dân thôi !

Thành

(thành tựu-thành quả-thành đạt-thành công)

Thành tựu, trong cần mẫn trong lao động dẫn tới tích của-tụ vốn để nới ngõ-mở cửa cho xuất khẩu, để tìm thêm các thành tựu khác trong thương mại, mà luôn không quên là chúng ta có những hàng xóm đi buôn rất giỏi, quản lý xuất nhập khẩu rất tài, có tầm cỡ lớn không những trong Châu Á mà trên cả thế giới hiện nay : Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapour, mà không quên Thái Lan, Mã Lai, lại càng phải chú ý các bước tiến gần đây của Campuchia, Lào.

Khi nghiên cứu đặc biệt về thành tựu, các chuyên gia tìm ra được ít nhất là ba nguyên nhân : thành tựu trên vốn liếng sẵn có từ lâu (như nông nghiệp của Việt Nam), thành tựu trên sở trường vừa tới từ địa dư-đại lý-địa phận của một đất nước (như thuận lợi trong chuyên môn hóa trồng trọt và xuất khẩu cà phê của Việt Nam), nhưng yếu tố quan trọng hằng đầu vẫn là chính trị sáng-lãnh đạo thức để có được một chính trị quan thích ứng-thích nghi-thích hợp với tình hình hình của thế giới hiện nay.

Thành quả, là kết quả đạt được trong từng khu vực, vừa được so sánh từng ngành nghề, vừa được tổng kết của tất cả các sinh hoạt từ sản suất tới tiêu thụ, từ xuất khẩu qua nhập khẩu, từ kinh tế qua thương mại, tạo nên sức bật làm thăng hoa giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, trong đó thành tựu của sáng tạo trong khoa học kỹ thuật luôn được mở cửa bởi quyết tâm của các chính sách, được thăng tiến rồi thăng hoa nhờ quyết tâm của lãnh đạo chính trị. Nơi mà lãnh đạo chính trị giỏi biết khai thác thời thế mà không chịu đựng thời thế ; nơi mà lãnh đạo chính trị tài biết tạo ra thuận thời-mẩn thế ; nơi mà lãnh đạo chính trị lớn biết biến thất thế thành thuận kế, biết chuyển thất thời thành thuận mưu ; các minh vương, minh quân, minh sư của các đời Ngô, Đinh, Lý, Trần, Lê... đã có chiến tích, chiến công trước các tình huống rất xấu, rất nguy.

Thành đạt, dùng thành tựu cũ làm ra thành tựu mới, dùng thành quả xưa làm ra thành quả mới, hiệu quả năm nay hơn hiệu quả năm qua, tăng trưởng liên tục để không ngừng thăng tiến, những gì đã đạt được sẽ làm dàn phóng cho các thành đạt sắp tới. Đầu tư thì không "vung tay quá trán", sản xuất thì "leo thang-nâng cấp", trong xã hội có "trong ấm, ngoài êm".

Thành công chính là kết quả thật sự của phương trình tổng thể thành tựu-thành quả-thành đạt, không những làm gốc, rễ, cội, nguồn cho chuyện "ăn no-mặc ấm", có cùng lúc với "ăn chắc, mặc bền", mà lãnh đạo chính trị giỏi-tài-lớn không ngần ngại biến hoài bão "ăn ngon, mặc đẹp" thành hiện thực ! Đây chính là danh dự thành nhân của lãnh đạo chính trị !

Tranh

(tranh tài-tranh đua-tranh đấu)

Tranh tài luôn có trong quan hệ quốc tế, từ kinh tế, thương mại, xuất khẩu qua giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, nó trở thành nỗi bất hạnh của nhân loại trong tranh tài để chạy đua vũ trang, nhưng nó là cơ may cho các khám phá kỹ thuật, y học vừa bảo đảm tiện nghi, sức khỏe, vừa nâng tuổi thọ, vì trực tiếp phục vụ con người và đời sống. Các quốc gia có lãnh đạo chính trị cúi đầu, khoanh tay, quỳ gối trước hiện thực tranh tài quốc tế đều -trực tiếp hoặc gián tiếp- đưa dân tộc của mình vào hố sâu !

Tranh đua, theo nghĩa tranh tài thường xuyên vừa là động cơ chính, vừa là sự vận hành thường trực của toàn cầu hóa hiện nay, nơi đời sống xã hội thay đổi hằng ngày với mạng truyền thông toàn cầu, trực tiếp, tức khắc, tạo ra không khí, bối cảnh tranh đua từng ngày trong kinh tế, thương mại, xuất khẩu, khoa học, kỹ thuật, y tế, giáo dục, nghệ thuật… Tại đây, chính trị tỉnh-lãnh đạo thức phải có chính trị quan mở để học các phát minh hay, các nghệ thuật đẹp, các kinh tế tốt, các kỹ thuật lành. Nhưng không mở vô điều kiện, vô tội vạ, mở để chấp nhận tranh đua, để biết người, biết ta, không bị lỗi thời trong kiến thức, lạc đường trong tri thức, lầm hướng trong nhận thức.

Tranh đấu, không hề vắng mặt trong lãnh đạo chính trị, đấu tranh chống bất bình đẳng để chống bất công, để tìm tới công bằng. Tranh đấu vì "cơm no, áo ấm" để có "trong ấm, ngoài êm" là đấu tranh trực tiếp hay gián tiếp cho nhân quyền. Tranh đấu vì tự do để có dân chủ là đấu tranh mà không quên lấy đoàn kếttương trợ để phục vụ cho bác ái, có đạo lý "một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ", vì có đạo đức "bầu ơi thương lấy bí cùng". Tranh đấu chống vô cảm, vô giác để chống luôn vô tri, vô minh. Tranh đấu để giữ lương tâm, để vững lương tri, để làm người lương thiện !

Tranh tài-tranh đua-tranh đấu, hoàn toàn ngược lại với "tranh của" tới tự các động cơ xấu, tồi, tục, dở của lòng tham lam muốn lấy của người thân, người nhà, người dân ; lại khác hẳn với "tranh quyền" thường mang theo các ý đồ thâm, độc, ác, hiểm để truy diệt động chí, đồng đội, đồng đảng. Vì tranh tài-tranh đua-tranh đấu thăng hoa nhân trí, thăng tiến nhân tri, để phục vụ trực tiếp cho nhân bảnnhân văn ; trái ngược với "tranh của" làm thấp nhân nghĩa, với "tranh quyền" hạ thấp nhân đạo. Bi kịch của Việt tộc hiện nay mà nguyên nhân là sự độc đảng trong tranh quyền-tranh của, đã hủy diệt bao cơ hội tranh tài-tranh đua-tranh đấu của bao thế hệ không có cơ hội vận dụng tài năng, năng khiếu để so tài cùng láng giềng và thế giới !

Hiệu

(hiệu quả-hiệu năng-hiệu suất)

Hiệu quả tạo ra kết quả tích cực theo hướng đi lên trong chức năng, vài trò của lãnh đạo, đo lường được qua định chấtđịnh lượng trong công việc hằng ngày dựa trên các chỉ tiêu của chính sách được chính lãnh đạo đặt ra. Đo lường được qua quy trình làm ra các sản phẩm mới, đo lường được qua khả năng xử lý các công việc đã và đang bị tồn đọng từ bao lâu nay ; nhưng đo lường thông minh nhất về hiệu quả lãnh đạo là : nhờ sự sáng suốt của lãnh đạo mà tập thể tăng năng xuất, nhờ sự thông thái của lãnh đạo mà cộng đồng tăng sản xuất. Chính nhờ lãnh đạo giỏi mà dân tộc biết "thức khuya dậy sớm", nhận chuyện "một nắng, hai sương" với tất cả ý thức muốn đi lên, có lúc chấp nhận luôn chuyện "thắt lưng, buột bụng", để cùng với lãnh đạo làm được chuyện"ăn bữa sáng, lo bữa tối", với tất cả ý thức của "đồng hội, đồng thuyền" cùng lãnh đạo. Các láng giềng của Việt Nam : Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapour đã làm được các việc này với lòng quả cảm, với nhận thức của tự trọng của dân tộc họ.

Hiệu năng, mang mức độ đi lên, mang cường độ đi xa trong hiệu quả, tăng hiệu suất trong lao động, nâng sản suất đi lên, tại đây kẻ lãnh đạo và người dân không lãnh đạo khác nhau ở chỗ là làm lãnh đạo thì phải hiểu thời-biết thế, muốn thấu cả thời lẫn thế thì phải biết khai thác phương trình 3C (bối cảnh-hoàn cảnh-thực cảnh). Trong đó bối cảnh, bó buộc kẻ lãnh đạo phải nhận định sắc bén các dữ kiện của bây giờở đây để "cái khó (không) bó cái khôn", nếu lãnh đạo chính trị mà cứ ra rả nhắc đi nhắc lại như phản xạ"cái khó bó cái khôn" thì đừng lãnh đạo, để vai trò đó cho người khác làm ! Tiếp theo là hoàn cảnh, mang những biến số thời cuộc nơi mà chính trị, kinh tế, thương mại, giáo dục, văn hóa... mang những ẩn số riêng của mỗi khu vực, có cơ cấu riêng, có sự vận hành riêng, thậm chí có những tiến độ, khủng hoảng và suy thoái riêng của nó. Trên đây, định lượng trong kinh tế và thương mại được hiệu suất hóa dễ hơn trong giáo dục và văn hóa.

Từ đó lãnh đạo phải rành mạch là : đầu tư vào con người luôn là chiến lược dài hạn và hữu hiệu hơn là đầu tư vào máy móc, vào công cụ, vì chính con người sẽ đủ tâm, đủ lực để hiện đại hóa, để hiệu năng hóa máy móc và công cụ. Cuối cùng là thực cảnh, thực tế của xã hội, thực tại của dân tộc chính là hằng số cụ thể để lãnh đạo làm ra chính sách, tại đây "có thực (tế) với vực được đạo", chính phương trình thực cảnh (thực tế-thực tại) bó kẻ lãnh đạo phải tìm ra quỷ đạo thực dụng tích cực (ít tốn kếm nhất, ít chi tiêu nhất, ít hao tổn nhất, ít đau khổ nhất...).

Hiệu quả của thực dụng tích cực sẽ kết hợp với hiệu năng lãnh đạo một cách hữu hiệu nhất để tạo ra thành công cho lãnh đạo.

Chống... đứt ruột

Chống... đứt ruột là từ ngữ được sử dụng như châm ngôn của chính giới các nước văn minh, giữ được dân chủ vì nắm được nhân quyền, luôn dặn dò nhau khi làm lãnh đạo ; một ngữ pháp chính trị được dụng như phương châm lãnh đạo hàng ngày : quyết tâm không để mất tiền đồ mà tổ tiên, cụ thể là không để mất di sản lẫn văn hóa, không để mất chất xám trí thức lẫn hệ thống huấn luyện và đào tạo các thế hệ tương lai, với các hằng số chống đứt ruột như chống các ý đồ bành trướng xăm lăng muốn bứng gốc-nạo rễ vốn liếng của dân tộc mình, xin kể vài lãnh vực then chốt phải bảo vệ cho bằng được sau đây :

1. Không để đối phương mua bán hoặc thao túng hệ đào tạo chuyên môn, trong đó phải bảo vệ cho bằng được hệ thống đại học của nước nhà. Bi kịch hiện nay của trí thức và sinh viên Việt là chính quyền đang nhắm mắt để Trung Quốc mua các đại học dân lập của Việt Nam, hậu quả sẽ không lường hết được.

2. Không chấp nhận đối phương quậy nát rồi ô nhiễm môi trường của đất nước, vì môi trường của đất nước là môi sinh của dân tộc, chuyện sống còn của bao thế hệ là đây. Thảm kịch đã diễn ra với ô nhiễm môi trường trầm trọng gây ra bởi Formosa, ô nhiễm môi trường trầm trọng sẽ là ô nhiễm môi sinh trầm kha ; hậu nạn không ai thẩm định được, chưa kể oan nạn sẽ tiếp tục xẩy ra với cách khai thác bô-xít, cây rừng của Tầu trên Tây nguyên, cùng với bao nhà máy dầy độc chất rải đầy trên các vùng miền của đất nước.

3. Không cho ngoại xâm quyết định cơ sở hạ tầng của mình, từ quốc lộ tới đường cao tốc, từ nhà ga tới sân bay, từ đô thị hóa tới tổ chức giao thông không, thủy, bộ. Thảm kịch đang xảy ra trước mắt Việt tộc với bao doanh nghiệp và doanh nhân Trung Quốc đã thành đa số trong tất cả các đầu tư quốc tế tại Việt Nam, họ đang quyết định cơ sở hạ tầng của đất nước mà ý đồ xâm lược vừa lén lút, vừa quy mô, sẽ gây ra một loại ung thư địa dư kinh tế và quân sự, mà ta không sao trở tay đúng lúc khi âm mưu xâm lược thành hiện thực ngay trên cơ ngơi của ta.

Gây đứt ruột trong tâm địa của đối phương là làm hai chuyện cùng lúc : cắt ruột nạo ruột ; trước hết là cắt ruột để cắt toàn vẹn lãnh thổ của một dân tộc ; nạo ruột là đào cho rổng mọi tài nguyên, mọi tiềm năng của một đất nước.

Đảng cộng sản Việt Nam với các lãnh đạo hiện nay đã nghiên cứu đầy đủ về bài toán thâm, độc, ác, hiểm gây đứt ruột-cắt đứt ruột-nạo rổng ruột của Tầu tặc chưa ? Không tỉnh táo và không sáng suốt với 3 ẩn số ruột này thì đừng lãnh đạo !

Tam thuật lãnh đạo :

3Đ = đề nghị+đối thoại+đàm phán

3C = bối cảnh+hoàn cảnh+tâm cảnh

3Ư = thích ứng+linh ứng+diệu ứng.

Kỹ thuật lãnh đạo luôn được thao tác như nghệ thuật lãnh đạo trong chính trị cũng như trong quản lý, qua một quá trình hành xử với thái độ có văn minh, cùng các hành vi có văn hóa, thể hiện bằng hành động mang sự thông minh sắc sảo : sự thông minh biết tôn trọng lẫn nhau. Đây là một quá trình giáo dục mà các lãnh đạo độc (độc tài, độc quyền, độc tôn, độc đảng) phải học nhiều của các nước có nhân quyền, biết dân chủ, tổ chức theo đa (đa nguyên, đa tài, đa năng, đa hiệu).

3Đ = đề nghị+đối thoại+đàm phán, quá trình này đưa mọi sáng kiến, mọi sáng tạo vào khung các phướng án hướng về tập thể, trong đó đề nghị là khả năng làm sáng ý muốn, làm rõ ý định để khi vào đối thoại thì dữ kiện song hành cùng chứng từ, để lý luận trong đối thoại thành lập luận phục vụ tập thể. Và, khúc quanh là đàm phán -để đấu giá và trả giá- nơi làm rõ quyền lợi và quyền lực của mỗi bên, tạo tiền để cho giai đoạn tiên quyết là : quyết định tập thể, sẽ là gốc, cội, nền cho chung kết tức là hành động cụ thể của tập thể đó.

3C = bối cảnh+hoàn cảnh+tâm cảnh, là thượng nguồn của quá trình tạo ra 3Đ = đề nghị+đối thoại+đàm phán. Chính bối cảnh của môi trường thực tế điều kiện hóa mọi hoàn cảnh cụ thể của cả tập thể, bó kẻ lãnh đạo phải nắm tình hình thực tiễn để xây chính sách, tạo đề án, lập chương trình. Từ bối cảnh được nhận định tổng quan dựa trên hoàn cảnh được nhận thức bởi lãnh đạo, thì chiến lược để thực hiện các phương án đã mang tính thực tiễn (bám thực tế, hiểu thực dụng để sáng tạo qua thực thi), trong đó sự sáng suốt của kẻ lãnh đạo là thấu suốt tâm cảnh của quần chúng, thấu đáo các diển biến tâm cảnh đó qua quá trình thực thi các chính sách.

3Ư = thích ứng+linh ứng+diệu ứng, là quá trình dùng tri thức lãnh đạo để vào thực hành lãnh đạo, khi biết thích ứng"cái khó bó cái khôn", thì không bó tay, vì làm lãnh đạo là để giúp tập thể vượt qua cái khó, nếu bó tay thì đừng lãnh đạo. Linh ứng, được cụ thể hóa bắng các hành động : linh động thích ứng, linh động xử lý, linh động giải quyết. Khi đó kẻ lãnh đạo đã biết "cởi trói, thoát rào" để tìm diệu ứng từ tất cả các đồng minh gần xa giúp cho đường lối lãnh đạo thăng hoa, hòa giải các khó khăn trong đó vai trò của tri thức luận (tìm tri thức mới để củng cố tri thức đã có) nơi mà khoa học, kỹ thuật, truyền thông… giúp kẻ lãnh đạo tiếp nhận linh diệu các tiềm năng mới vừa được tri thức mới khai thác để đưa vào thực tiễn của cuộc sống.

Hãy lãnh đạo với phản xạ tri thức đi tìm tri thức, để kiến thức vững đã có tạo nên kiến thức mới làm khôn lãnh đạo : khôn ra để khôn lên… Mỗi ngày lãnh đạo quần chúng mà không khôn ra để khôn lên thì nên từ chức, càng sớm càng đỡ làm khổ dân !

******************

Phần 9

Hành

Khác biệt sinh ra khoảng cách,

đừng sợ khoảng cách : chính khác biệt làm giầu kiến thức

và khoảng cách làm giầu cho đối thoại".

F. Jullien

politique9

Khi hành xử được dựa vào hành trang, thì hành trình của kẻ lãnh đạo chính là thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tâm thức), chính trị thức với lãnh đạo tỉnh !

Thức tỉnh ngược lại với ngu si, ngu muội, ngu mê, trong bi kịch vô tri, vô minh, vô giác, cội nguồn của bao bi nạn cho Việt tộc.

Hành

Hành vi của kẻ lãnh đạo phản ảnh ít nhất hai cốt lõi trong thực chất của con người lãnh đạo : khả năng lãnh đạođạo đức lãnh đạo, hai cốt lõi vượt xa và vượt ngoài các khẩu lệnh tuyên truyền : hồngchuyên, rổng về diễn luận và trống về giải luận. Khả năng lãnh đạo có nền là giáo (giáo dục, giáo khoa, giáo trình, giáo án), quyết định khả năng của học, nơi mà học vịhọc hàm luôn được căn cứ vào học lực, cấm tuyệt đối chuyện học giả, thi giả, bằng giả. Chính học lực, tức là học thật, thi thật, bằng thật, kết tinh ra phương trình học lực-học thật để bảo trì cho thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tâm thức).

Ở đây, tất cả đều thật về tiềm năng, đều thực về khả năng lãnh đạo, phương trình giáo-học-thức không có chỗ cho chuyện "đánh lận con đen". Chính liêm chính trong giáo-học-thức nên có liêm sỉ trong đạo đức lãnh đạo, nếu được làm việc trong các cơ chế công minh, trong một chế độ liêm minh, dụng công bằng qua công lý để thực hiện được chuyện so ra mới biết ngắn dài trong vai trò, chức năng lãnh đạo. Tại đây, phương trình gian lận quan hệ-tiền tệ-hậu duệ không hủy diệt được trí tuệ lãnh đạo. Nhân dân luôn có thẩm quyền để so sánh các khả năng giữa các lãnh đạo, và sau này lịch sử sẽ làm tiếp chuyện cân, đo, đong, đếm này khi các lãnh đạo rời cõi đời này.

Hành động của kẻ lãnh đạo nói lên cũng ít nhất ba chuyện : "biết người, biết ta", vì không hồ đồ trong phản xạ "suy bụng ta ra bụng người", lại càng cẩn trọng trong chuyện "được mắt ta ra mắt người", tựu trung là lãnh đạo sống với người (nhân tình, nhân thế, nhân loại), lãnh đạo vì người (nhân tính, nhân nghĩa, nhân đạo), bằng mong muốn phục vụ người (nhân tri, nhân trí, nhân văn), chớ không phải lãnh đạo vì mình, phục vụ lợi ít riêng tư của mình. Đây là thất bại lớn nhất của Đảng cộng sản Việt Nam (từ sau 1975 khi hòa bình được lập lại) đã tư hữu hóa quyền lực và quyền lợi công sức lao động của đồng bào và tài nguyên của đất nước để làm chuyện "đi buôn riêng", và khi đã biến công lợi thành tư lợi thì bị mù quáng hóa ngay trong việc tranh giành giữa các phe nhóm lãnh đạo, như các mafia đang trừ khử nhau, mà quên nhiệm vụ phải thăng hoa Việt tộc như bổn phận chính của mọi lãnh đạo.

Hành xử của lãnh đạo trong chuyện "đối nhân xử thế" qua việc "yêu nước thương dân", đòi hỏi phải tổ chức lại hành trang của lãnh đạo trong đó quy trình giáo (giáo dục, giáo khoa, giáo trình, giáo án), chế tác ra học, nơi mà học lực quyết định học vị và kiểm nhận học hàm, trong quá trình học thật. Khi hành xử được dựa vào hành trang, thì hành trình của kẻ lãnh đạo chính là thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức, tâm thức), chính trị thức với lãnh đạo tỉnh ! Thức tỉnh ngược lại với ngu si, ngu muội, ngu mê, trong bi kịch vô tri, vô minh, vô giác, cội nguồn của bao bi nạn cho Việt tộc.

Tốt

Tốt, là kết quả cụ thể của mọi hành động, tốt thiết thực là : khá hơn, tốt đi theo hướng tích cực : giỏi hơn. Tốt, luôn có bối cảnh của một thượng nguồn : một xã hội tốt là một xã hội có một định chế tốt, một định chế tốt là kết quả của một chính sách tốt, một chính sách tốt là hiệu quả của một chính trị tốt, một chính trị tốt tới từ lãnh đạo tốtgiỏi. Tốt, luôn có thực cảnh của một hạ nguồn : một xã hội tốt làm ra một đời sống tốt, với những cá nhân tốt, tập thể tốt, cộng đồng tốt. Thực trạng của xã hội của Việt Nam hiện nay là đời sống không tốt, xã hội không tốt, định chế không tốt, chính sách không tốt, chính trị không tốt, chắc chắn là lãnh đạo không tốtkhông giỏi !

Lao

Lao trong ngữ pháp luôn mang theo hai nội nghĩa, tích cực và tiêu cực, cả hai đều phải được các kẻ muốn lãnh đạo phải suy ngẫm, suy càng sâu thì nghĩ càng cao, vì nếu tích cực sẽ có hiệu quả tốt, nếu tiêu cực sẽ tạo hậu quả xấu.

Lao chỉ đạo lao động biết "thức khuya, dậy sớm", biến hiệu năng thành hiệu quả ; biết "một nắng hai sương", lấy hiệu quả làm hiệu lực ; biết "lấy công làm lời" lấy hiệu lực làm thực lực, thì liêm sỉ nghề nghiệp sẽ tới, lương tri công việc sẽ rõ, vì lương tâm lao động đã có. Câu chuyện này càng đúng hơn và rất dễ thấy trong giới lãnh đạo của các nước tiên tiến, văn minh, nơi mà dân chủ và nhân quyền hiển hiện trong : người thật, việc thật và lao động thật.

Tất cả hệ lao đều có thể so sánh được, và trong bối cảnh của chính trị nội đảng để nội quyền, nơi mà tiền tệhậu duệ tạo ra quen biết, quen biết tạo ra quái thai của nó là : quên việc ! Với người giả, việc giả, lao động giả, dẫn tới dối trá trong thống kê, dối gian trong tổng kết. Hiệu năng, hiệu quả, hiệu lực chế tác ra thực lực đã được khách quan hóa, với các chỉ báo chính xác về định chất và định lượng trong lao động hằng ngày của mỗi dân tộc.

Nếu lãnh đạo đã biết là Việt tộc cùng một nôi văn hóa, văn minh trong tam giáo đồng nguyên với Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, và họ đã đóng vai trò làm chủ từ lao động qua sáng tạo khoa học kỹ thuật, trong khi đó dân ta vẫn phải đi làm công, với quy chế lao động tồi, với điều kiện chuyên môn thấp, để nay trong nước và ngoài nước rơi vào cảnh lao nô.

Nếu lãnh đạo đã biết mà để dân mình tiếp tục sống trong sự khinh miệt này thì đừng lãnh đạo nữa ! Liêm sỉ lãnh đạo có trong sự tự trọng khi lãnh đạo, phải biết rút lui để nhường chỗ cho hiệu năng mới, hiệu quả mới, hiệu lực mới chế tác ra thực lực mới.

Lao trong lãnh đạo chính trị có đặc tính riêng là lao tâm vì dân tộc, vì đất nước, có luôn đặc thù riêng là lao trí vì tương lai của bao thế hệ trẻ, vì nhân trí, nhân tri phục vụ cho nhân lý, nhân sinh. Nó khác hẳn và không dính dáng gì tới lao nô là nhục hình, chướng kiếp của một số đồng bào mình không có lối ra trong một xã hội quá bất công hiện nay, với bọn tham quan "cướp ngày là quan", tham ô "ăn cổ đi trước, lội nước đi sau", tham nhũng "ngồi mát, ăn bát vàng". Chúng không hề biết mực thước của lao động, không hề có chuẩn mực của lao tâm, lao trí, chúng chỉ biết vơ vét rồi tẩu tán tiền của dân tộc, để khi luật pháp và công pháp vạch mặt chỉ tên chúng, thì chữ lao lúc đó đã trở thành lao lý !

Chủ

Chủ là nhiệm vụ thiêng liêng của mọi lãnh đạo chính trị, dù kẻ lãnh đạo mang bất cứ hình thức bề ngoài bằng một chế độ, bằng một ý thức hệ, bằng một tuyên truyền, bằng một khẩu lệnh.

Chủ qua tự chủ trước hết trên số phận dân tộc mình, bằng cách làm chủ vận mệnh đất nước mình, làm chủ trong lao động, làm chủ luôn trong sáng kiến lao động để biến sáng kiến thành sáng tạo, dụng sáng tạo để thay đời đổi kiếp mình, trước làm công sau làm chủ. Các láng giềng gần xa, cùng một nôi văn hóa, văn minh trong tam giáo đồng nguyên với Việt tộc, như Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đã thành công. Chúng ta tại sao không thành công ? Tại sao ta không làm được ? Trong đó câu trả lời có trong vị thế của lãnh đạo chính trị, với vai trò lãnh đạo chính trị phải được xem là tất yếu ! Chức năng lãnh đạo chính trị phải được xem là thiết yếu ! Trên đó tài năng lãnh đạo chính trị chính là giãi luận cho nhiều ẩn số. Ẩn số thứ nhất có trong định nghĩa về chủ thể cho mọi công dân, trong đó chủ thể có hoàn toàn tự chủ để thăng hoa tự do của mình, dùng tự do của mình để sinh hoạt trong xã hội.

Tự chủ ngay trong sáng kiến trước thể chế chính trị, có đầu phiếu thật, với ứng cử viên giỏi, từ đó làm cho cơ chế xã hội đi lên theo hướng bình đẳng và công bằng, không những qua các hội đoàn mà còn qua đa nguyên, trong đó đa tài, đa trí, đa hiệu được mọi định chế công nhận. Không có chủ thể thì chính lãnh đạo chính trị sẽ chột, què, ngọng, lãng. Ẩn số thứ nhì là nhận định về chủ quyền của dân tộc, của đất nước, trong quan hệ quốc tế, trước các cường quốc, trong đó đối xử tử tế với láng giềng, đối đáp chỉnh lý trước các ý đồ xấu của ngoại xâm.

Trong chủ quyềnchủ tri về chính lịch sử của mình nơi mà tổ tiên kiên cường không sợ và không chấp nhận bất cứ một cuộc ngoại xâm nào. Trong chủ quyềnchủ trí về chính dân tộc nơi mà bản sắc Việt tộc chính là nhân phẩm Việt tộc, không chấp nhận bị khống chế vì không muốn bị khuất phục, bị thuần hóa. Ẩn số thứ ba là tổng kết qua tổng lực của phương trình chủ thể-chủ quyền-chủ tri- chủ trí làm nên chủ lực trong lao động, trong đấu tranh, trong ngoại giao, trong quân sự, trong các đối nhân xử thế trong nhân sinh, trước nhân loại. Không có ý thức chủ thể để tự chủ, để làm chủ thì đừng lãnh đạo !

Giáo... thoại

Giáo thoại là giáo dục bằng đối thoại trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, trên đạo lý của công bằng giữa quyền lực của kẻ lãnh đạo và quyền lợi của người chấp nhận người khác lãnh đạo mình. Đối thoại này dựa trên giáo khoa của kẻ lãnh đạo : "nói có sách, mách có chứng", từ dữ kiện qua chứng từ, từ lý luận qua lập luận, làm ra giáo khoa của kẻ lãnh đạo chính trị có giáo án"ích nước, lợi dân", của kẻ lãnh đạo chính trị có giáo trình hoàn chỉnh trong chính lý "đầu xuôi, đuôi lọt", tất cả dựa trên giáo dục của kẻ lãnh đạo chính trị là "người khôn chưa đắn đã đo, chưa ra tới biển đã dò nông sâu".

Giáo thoại là lộ trình thông minh của mọi chính sách, trong đó mọi công đoạn quản lý được tổ chức theo phương trình giáo khoa-giáo án-giáo trình, nơi mà mọi giai đoạn giáo thoại, quần chúng thấy rõ mức độ của chính sách qua trình độ của kẻ lãnh đạo. Chính phương trình mức độ-trình độ xác nhận khả năng lãnh đạo của kẻ đang lãnh đạo, không có chuyện "lấy vải thưa che mắt thánh", mắt thánh đây là mắt của tổ tiên, mắt của dân tộc. Hành vi độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc tôn) với phản xạ "cả vú lập miệng em", chỉ là chuyện trống mức độ-thiếu trình độ ; ngược lại với giáo thoại tôn trọng phương trình tiềm năng-khả năng-kỹ năng lãnh đạo, mà quần chúng rất rõ khi phán đoán kẻ lãnh đạo : "so ra mới biết ngắn dài".

Ba phương trình song hành : phương trình giáo khoa-giáo án-giáo trình, phương trình mức độ-trình độ, phương trình tiềm năng-khả năng-kỹ năng lãnh đạo, đúc kết : nội công, bản lĩnh, tầm vóc của kẻ lãnh đạo ; làm gốc, làm nền cho giáo thoại, bảo đảm kết quả tích cực cho phương trình thứ tư đồng giao-đồng cảm-đồng tâm-đồng hành giữa lãnh đạo và quần chúng. Thật tiếc và thật lạ là bốn phương trình trên chưa bao giờ là phản xạ của các lãnh đạo (độc đảng) hiện nay khi ban hành các chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam ; cả bốn phương trình này cũng chẳng bao giờ vào giáo dục, giáo khoa, giáo án, giáo trình trong quy trình đào tạo lãnh đạo trong tổ chức và quản lý ; cả bốn phương trình này rốt cuộc sẽ không bao giờ trở thành : sự thông minh tôn trọng lẫn nhau giữa lãnh đạo và dân tộc !

Đối... nghịch

Đối đầu với thử thách, với thăng trầm trong lãnh đạo là chuyện "cơm bữa" trong chính trị, kể cả với những lực lượng có chính kiến khác ngược, chống, phản lại lãnh đạo cũng là chuyện "đi chợ" để nuôi thân, nuôi trí, nuôi tâm, nếu không chấp nhận chuyện đối đầu để hiểu thêm tình hình, để có nhận định tổng quan, để hiểu tâm lý và tính toán của các kẻ khác ta thì đừng nên lãnh đạo.

Đối đầu chính là trực diện với khó khăn để tìm đáp số, cũng là để "thử lửa" các lý lẽ của chính mình trước thực tế của vấn đề, thực chất của hoàn cảnh.

Đối phương, luôn có mặt trong đời sống chính trị, luôn hiện diện mỗi lần ban hành một chính sách, thường trực xuất hiện trong cuộc sống xã hội vì khác biệt, vì đối nghịch về quyền lợi và quyền lực với lãnh đạo chính trị đương nhiệm. Nhưng lãnh đạo chính trị mà khôn ngoan thì không bao giờ biến đối phương thành kẻ thù, tránh tối đa biến đối phương thành tử thù. Chỉ vì diệt, trừ, khử, giết đối phương chính là đang diệt, trừ, khử, giết thông minh của chính mình, vì đối phương thấy, hiểu, thấu, sống những dữ kiện, những kinh nghiệm, những vốn liếng mà lãnh đạo chính trị không có, không biết, không hiểu ; nếu không thấu chuyện phải học đối phương thì đừng lãnh đạo chính trị !

Đối lập, triệu tập đối kháng, mời gọi đối trọng để tạo ra cán cân lực lượng thuận lợi để đề kháng, để chống đối lãnh đạo chính trị, đây cũng là chuyện "cơm bữa", "đi chợ", "thử lửa", mà lãnh đạo chính trị phải công nhận để cẩn trọng hơn, để nhìn rộng hơn, để thấu suốt sau hơn. Tại đây, tuyên truyền một chiều, áp đặt ý thức hệ, thần thánh hóa cá nhân lãnh đạo chỉ là chuyện dìm dân trong ngu dân, xuẩn động trong bị động, lãnh đạo chính trị là phải nhận đa luận (lý luận, lập luận, giãi luận, diễn luận), cội nguồn của đa nguyên, cũng là gốc rễ của thông minh chính trị !

Đối... thoại

Đối kháng, sẽ có mặt trước, cùng lúc và sau khi ban hành một chính sách, rồi kéo dài theo năm tháng, nơi đây chữ nhẫn (nhẫn nại, nhẫn nhục, nhẫn nhịn) sẽ dạy cho lãnh đạo chính trị bài học "đá mòn nhưng dạ chẳng mòn" để cùng đối kháng hiểu ra chân lý : "có (sự) thực mới vực được đạo". Có chân lý, có sự thật mới có lẽ phải.

Đối trọng, qua lý luận về thực tế, qua lập luận bằng chứng từ, qua giãi luận bằng phương pháp, qua diễn luận bằng chính sách, có chiến thuật và chiến lược, cùng lúc lãnh đạo khôn là lãnh đạo luôn nghe, luôn nhận, luôn tiếp, luôn đón đối trọng như chào, nhận, đón, tiếp các phản biện khách quan, các phản đề có trách nhiệm vì có cùng một công lợi.

Đối tác, khác hẳn với đối phương, vì đối tác khai minh, ít nhất là hai cái minh mà lãnh đạo chính trị phải biết để nắm, phải nắm để hành động : liên minh tức khắc bây giờ và ở đây và nếu lãnh đạo chính trị mà khôn ngoan thì biến thành đồng minh rộng trong không gian, dài theo thời gian, để phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp các chính sách của lãnh đạo chính trị. Phương trình liên minh-đồng minh chính là phương pháp luận của "thêm bạn-bớt thù".

Đối thoại, chính là thực hành thông minh chính trị, nó tổng kết thông minh của đối phương, đối kháng, đối lập để mở cửa cho các phương trình chính trị mới, cởi mở hơn vì cao, sâu, xa, rộng hơn ý định-ý muốn-ý đồ ban đầu của lãnh đạo chính trị. Đối thoại chấp nhận đối đầu để nhận diện đối trọng, để hiểu thêm về đối kháng, để liên kết chặt chẽ hơn với đối tác. Đối thoại để xem lại bản lĩnh, tầm vóc chính trị của lãnh đạo có đủ lực hóa giải đối phương, đối kháng, đối lập hay không ? Đối thoại để xem lại tiềm năng, tiềm lực của lãnh đạo chính trị có đủ sức khai thác tối đa đối trọng, đối tác hay không ?

Phản... (không) động

Phản động, là loại ngữ vựng độc tài, ngữ văn độc đoán, ngữ pháp độc quyền, càng được lãnh đạo chính trị độc đảng lạm dụng như phản xạ để buộc tội cùng lúc lách tránh đối thoại để tìm ra đáp số ; như phản ứng để thóa mạ cùng lúc tránh né đàm phán để tìm ra cách giải quyết, đó là phản ngữ của kẻ lãnh đạo đuối lý, cạn luận. Nó là loại phản cảm trong bạo hành chính trị, nó được dùng rộng rãi qua tuyên truyền để gieo sợ hãi trong xã hội, cùng lúc để đe dọa quần chúng đang trên hai quỹ đạo thông minh : đa luận (lý luận, lập luận, giãi luận, diễn luận)đa nguyên (đa tài, đa năng, đa sắc, đa hiệu, đa trí). Lạm ngữ phản động chỉ nói lên chuyện chột, què, ngọng, điếc trong tư duy chính trị, chỉ khơi lên chuyện xấu, tồi, tục, dở trong hành động chính trị "cả vú lấp miệng em" của các kẻ lãnh đạo bất tài, vô trí.

Phản kháng là chuyện "thường tình" trong lãnh đạo chính trị, là chuyện "thường nhật" trong sinh hoạt chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục, kinh tế... không hiểu chuyện "thường tình"-"thường nhật" trong lãnh đạo chính trị thì đừng lãnh đạo ! Một chính sách khi ra đời, nếu nó có lợi cho đa số, thì chắc chắn nó có hại cho một thiểu số, và chính sự liêm minh của chính quyền, sự liêm chính của lãnh đạo là nguồn gốc làm nên giáo khoa chính trị để giải thích, để thuyết phục quần chúng. Bản lĩnh chính trị là phải liêm khiết hóa đối kháng, nội công chính khách là phải trong sạch hóa (mà không thanh lọc hóa) các lực lượng đối kháng qua 3Đ (đề nghị-đối thoại-đàm phán).

Phản bác, có thể là thượng nguồn, có thể là hạ nguồn của phản kháng, xuất hiện trước hoặc sau, có khi cùng lúc khi lãnh đạo chính trị ban hành một chính sách. Phản bác trong thông minh lãnh đạo chính trị, ngược lại với phỉ báng, trái chiều với thóa mạ, lại càng không "cùng mâm, cùng chiếu" với chụp mũ, vu khống, nếu phản bác công nhận hai quy trình tích cực của thông minh chính trị : đa luận (lý luận, lập luận, giãi luận, diễn luận)đa nguyên (đa tài, đa năng, đa sắc, đa hiệu, đa trí, được thực hiện và kiểm soát bằng 3Đ (đề nghị-đối thoại-đàm phán).

Phản (để)... tỉnh

Phản hồi, không những là khả năng trực diện với quần chúng đang bức xúc về chính sách hoặc đường lối của lãnh đạo chính trị, mà còn là năng lực của lãnh đạo chính trị biết phản hồi ngay, như một phản ứng nhanh nhẹn, bén nhạy trên chính đường lối lãnh đạo do mình đề ra.

Nếu phản hồi tổng kết được tất cả các phản kháng, thống hợp được tất cả các phản bác một cách tích cực qua 3Đ (đề nghị-đối thoại-đàm phán), sẽ tạo ra bản lĩnh thuyết minh, sẽ nâng lên tầm vóc thuyết phục của lãnh đạo chính trị. Muốn lãnh đạo chính trị mà không biết, không tạo ra được phản hồi, cứ để mặc các hồ sơ chất đống, cứ bỏ qua các vụ oan án, cứ nhắm mắt trước các đề nghị hoàn thiện của các chuyên gia, của quần chúng thì đừng lãnh đạo nữa ! Vì tránh né phản hồi thì chỉ "hao cơm, tốn của" của dân, chóng chầy trở thành "sâu dân, mọt nước", một loại ký sinh trùng chính trị "ăn đậu, ở nhờ" trong sinh hoạt chính trị. Nếu nhận ra mình là như loại "ăn trên, ngồi trốc" để "ăn bám, ăn hại" thì nên rút lui càng sớm càng hay, để chỗ cho người khác có lý lịch thông minh chính trị : đa luận (lý luận, lập luận, giãi luận, diễn luận)đa nguyên (đa tài, đa năng, đa sắc, đa hiệu, đa trí) thể hiện qua 3Đ (đề nghị-đối thoại-đàm phán) thay thế mình !

Phản biện, luôn tích cực nếu nó khách quan, khoa học, hợp lý, trọn tình, nó lại càng tích cực khi nó nêu được khuyết điểm, nhược điểm, nhất là khuyết tật của lãnh đạo chính trị, nó lại càng có ích khi chính kiến của nó thực sự hiệu quả chống lại tà kiến, được che phủ bởi tà ngữ của ma đạo lẫn xen vào sinh hoạt lãnh đạo để tha hóa, để biến chất, để lũng đoạn chính sách của lãnh đạo. Biết nhận, đón, tiếp, nghe tất cả các phản biện luôn là đức của chức, chính là đạo của trị, vì biết nghe nên biết trị !

Phản tỉnh, luôn là nhu cầu tư duy của lãnh đạo chính trị biết sửa sai, biết chỉnh cái xấu, tồi, tục, dở, để đưa cái hay, đẹp, tốt, lành vào chính sách (vì dân-vì nước), cùng lúc loại, khử, trừ, bỏ mọi cái thâm, độc, ác, hiểm của địch luôn tạo chiến trường đôi để làm ta suy kiệt sớm : "thù trong, giặc ngoài". Không giành thời gian đầy đủ cho phản tỉnh để tỉnh thức, lấy thức (kiến thức, tri thức, ý thức, nhận thức) để biết thao thức, thì đừng lãnh đạo ! Thao thứcđau đáu qua việc nước-việc dân. Nếu không biết phản tỉnh-tỉnh thức-thao thức thì nên chọn nghề khác mà làm, vì lãnh đạo chính trị vượt lên chuyện nghề, nó là nghề của thương dân-yêu nước, nó là nghiệp của vì dân-vì nước !

Kết

Kết quả, bằng hiệu quả, cùng lúc giới hạn tối đa các hậu quả, trong đó hiệu năng lãnh đạo chính là khả năng lãnh đạo, đây chính là mục đích của mọi hành động chính trị, nơi mà lãnh đạo chính trị phải cân, đo, đong, đếm tận tường khi thực hiện các chính sách, tại đây lãnh đạo chính trị luôn đóng vai trò trung tâm để đảm nhận các trách nhiệm chính thức. Làm sai thì phải xin lỗi và từ chức, hãy bỏ ngay loại văn hóa chính trị độc tài, vô trách nhiệm vì vô minh, vô tri vì không biết bổn phận với nước-với dân, chỉ xin lỗi mà không chịu từ chức, xin lỗi rồi làm tiếp mà không bị công lý qua công pháp, không bị tra, hỏi, vấn, xét bởi luật pháp, bởi tư pháp độc lập với hành pháp.

Kết nối ngược hẳn với kết nạp để tạo bè, lập đảng ; kết nối là khả năng của lãnh đạo chính trị biết tập hợp các sức mạnh đã có sẵn từ mọi nơi, biết tập trung các tiềm năng đã có rồi từ mọi phía, biết kết hợp để đưa tiềm năng, tiềm lực vào thực tế tổ chức và quản lý, để biến nó thành nội công, nội lực để tạo nên sức mạnh tổng hợp. Tại đây phải hiểu cho tường tận công lực của đa (đa tài, đa năng, đa sắc, đa hiệu, đa trí, đa nguyên). Nếu chưa tìm được đa thì phải tìm cho ra minh, với minh vương (Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tôn...), minh quân (Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo...), để tạo được một mặt trận rộng rãi như Việt tộc đã từng thấy qua Hội nghị Diên Hồng.

Kết đoàn, biến các sức mạnh rời rạc thành một sức mạnh đại thể, làm nên hiệu quả của kết tụ trong đó sức mạnh của một dân tộc là một khối hoàn chỉnh, vững chắc với thời gian, chính sức mạnh đoàn kết keo sơn tạo ra : kết chặt nhận thử thách để bảo vệ đất nước, nhận bổn phận và trách nhiệm đầy đủ, kể cả hy sinh để dân tộc được thăng hoa.

Kết lũy mang phẩm của chất, lực của lượng để kết tinh ra khối đại đoàn kết, nơi mà tất cả tinh hoa của dân tộc, tinh nhuệ của giống nòi làm nên thành quả lớn nhất trong lãnh đạo chính trị ! Đây là sức mạnh khai thị và khai minh trong lời trăn trối của Trần Hưng Đạo đã dặn dò Trần Anh Tông : "không sợ Nguyên Mông, vì nhân dân sẽ là "rễ sâu, gốc chắc" cho lãnh đạo !".

********************

Phần 10

Việt

"Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn,

Lấy trí nhân thay cường bạo".

Nguyễn Trãi

politique10

Muốn biết mình có phải là lãnh đạo chính trị Việt gốc hay không ? mình sẽ lãnh đạo một dân tộc nào ? Một dân tộc kiên cường, chớ không phải một dân tộc cúi đầu, khoanh tay, quỳ gối.

Việt gốc

(Ta là ai ?)

Muốn biết mình có phải là lãnh đạo chính trị Việt gốc hay không ? (theo nội dung yêu nước thương nòi, với ý nghĩa thiêng liêng nhất của định nghĩa "đồng bào", chớ không phải chỉ cần có quốc tịch Việt hay tổ tiên Việt là đủ), thì phải tự khẳng định rằng ít nhất ba việc mình chính là con dân của một dân tộc :

  • Không bao giờ khuất phục bất cứ ngoại xâm nào, tới từ bất cứ phương trời nào, dù chúng có to nhất, có giầu nhất.
  • Không bao giờ chịu phận mất nước, làm thân nô lệ, dù phải trả những giá rất đắt để giữ độc lập.
  • Nhận quyết tâm độc lập dân tộc như tiếp cùng lúc hai hệ vấn đề : một là bản sắc Việt tính bất di bất dịch, hai là về nhân phẩm Việt lực của mình.

Ba khẳng định chính kiến chính là ba xác nhận chính trị để kẻ lãnh đạo trước hết biết mình là ai ? Sau đó để biết mình sẽ lãnh đạo một dân tộc nào ? Một dân tộc kiên cường, chớ không phải một dân tộc cúi đầu, khoanh tay, quỳ gối. Như vậy, những kẻ không có, hoặc không muốn có ba chính kiến này thì đừng lãnh đạo chính trị, vì họ sẽ nhận thất bại và chóng chầy sẽ bị kết án là phản dân, hại nước !

Việt chính

(5C = chính đạo-chính nghĩa-chính lý-chính khí-chính ngôn)

Việt chính, ngược hẳn với Việt gian,chính đạo nhờ có chính nghĩa, có chính tâm song hành cùng chính lý, có chính khí nên có chính ngôn, trước sau như một, tuyệt đối trung thành với tổ quốc, muốn làm lãnh đạo thì sẵn sàng hy sinh vì dân tộc, chết vì nước. Chắc chắn không phải là loại lãnh đạo, vừa vơ vét, vừa có thẻ xanh, có quốc tịch ngoại quốc, để khi Tàu tặc tới, vật đổi sao dời trong thời cuộc lại bỏ chạy qua phương Tây, rồi lẩn lút như đám ma bùn, ma xó.

Vật đổi sao dời trong đời người là có thật, vật đổi sao dời lại càng đúng trong chính giới với "nắng sớm, mưa chiều", "sớm nở, tối tàn" ; trong đó nếu có bọn xấu thì chuyện "lừa thày, phản bạn" đối với chúng là chuyện "cơm bữa" ! Chúng đang là đám tham quan hiện nay đang làm giầu nhờ tham nhũng. Chúng sẵn sàng lúc chúng mượn giọng lưỡi cách mạng, để mạt sát các người yêu nước, các kẻ thương dân, không là bè đảng với chúng, chúng thóa mạ họ là : Việt gian.

Hãy dùng định nghĩa Việt chính để lật trần ngược ngữ Việt gian, cùng lúc lột mặt nạ bọn Việt gian hiện đại đang nghênh ngang trong vai trò lãnh đạo chính trị, đó là bọn luồn từ phương trình xoay quyền lực qua quyền lợi qua phương trình chuyển công lợi qua tư lợi, bằng cách khai thác tận tủy phương trình tham quan-tham quyền-tham ô-tham nhũng, biến không ít một bộ phận dân tộc thành dân đen, dân oan !

Việt rễ

("rễ sâu, gốc chắc" của niềm tin)

Rễ làm cội chắc, gốc vững, khi Trần Hưng Đạo bên giường bịnh vào giờ trăn trối mà Trần Anh Tông vẫn luôn lo lắng bọn quân Nguyên dù thua thảm bại ba lần trên đất nước Việt dưới triều Trần, nhưng vẫn không bỏ mộng xâm lược của chúng ; Hưng Đạo vương chỉ khuyên : nếu có dân là có "rễ sâu, gốc chắc" thì không có gì phải lo ! Bài học "rễ sâu, gốc chắc" này, Trần tướng quân dặn dò cho nhiều đời sau phải hiểu là dân tộc và lãnh đạo : một lòng trong quyết tâm, quyết chí, để quyết đoán và quyết định trước mọi thử thách, mọi thăng trầm đang đe dọa Việt tộc. Dân chúng và chính trị một lòng thì làm được chuyện "dời non, lấp bễ", cụ thể là "châu chấu đá xe" được lập đi lập lại nhiều lần trong Việt sử : nhỏ nhưng thắng được lớn, không sợ cường quốc và không sợ cường bạo, chỉ sợ là không có chính nghĩa. Sử liệu giờ đã thành sử luận, không hiểu được sử luận này thì đừng lãnh đạo chính trị !

"Rễ sâu, gốc chắc" từ chuyện cả nước một lòng có thượng nguồn là niềm tin, như đất nuôi rễ, như nền giữ gốc, tin vào chính, có chính nghĩa sẽ có chính tâm, có chính tâm sẽ có chính lý, có chính lý sẽ có chính ngôn, có chính ngôn sẽ có chính khí, tạo nên sung lực để vận động khí thế của dân tộc, trong chiến tranh cũng như trong phát triển.

Niềm tin hiện nay rõ ràng là không có, bề trên lãnh đạo độc quyền nên độc đoán, độc đảng nên độc tài, từ lộng quyền tới tham quyền, thì làm gì có chuyện một lòng, trong thực cảnh dân chúng một bộ phận lớn đang thành dân đen. Lãnh đạo biến quyền lực thành quyền lợi, cướp đất, đoạt nhà, biến một bộ phận không nhỏ dân tộc thành dân oan. Chuyện một lòng hiện nay là chuyện hão, chuyện mất lòng mới là chuyện thật. Mất lòng tin mất niềm tin, và mất luôn cả thông tin chân thật bởi một chế độ chỉ biết tuyên truyền một chiều, sợ đa tin như sợ đa luận ! Sợ chính luận như sợ chính nghĩa ! Không tạo được "rễ sâu, gốc chắc", vì không có ý thức chính trị về chuyện một lòng, vì không có tri thức lãnh đạo về chuyện niềm tin, thì đừng lãnh đạo chính trị, lãnh đạo thì chỉ làm khổ dân, chỉ làm tăng lượng dân đendân oan trong dân tộc như hiện nay.

Việt hiền minh

(3Thực = thực tại-thực cảnh-thực tế 3Thức = tri thức-ý thức-nhận thức)

Hiền minh, chọn hiền triết để lãnh đạo, chọn minh triết để quản lý, tạo ra chính sách không qua định kiến và chỉ đạo không bằng tà kiến. Có chính kiến (chính thống trong liêm chính), nhưng cũng có luôn trung dung để tránh cực đoan, có trung đạo để không sa vào quá khích.

Hiền minh có chính lý trong trung dung, có chính tâm trong trung đạo, loại được cực đoan, xóa được quá khích, nên tiếp nhận thực tế trong tỉnh táo, chọn ra đường lối đúng trong sáng suốt, luôn linh hoạt trong các biến đổi của tình hình. Biết chọn trung dung đa của đa chiều (ngã tư, ngã sáu, ngã bẩy...) chứ không ngu dại mà chọn độc của độc đạo, vì quá khích của độc đảng sinh ra cực đoan của độc quyền, dẫn tới thui chột của độc tài, và chóng chầy sẽ rơi vào : ngõ cụt !

Hiền minh, hiền ngoan nhưng luôn có thông minh, luôn hiểu sự thật qua nhiều nguồn, thấu chân lý qua nhiều gốc, nhận lẽ phải qua nhiều rễ, tiếp đón cuộc sống qua đa tri của đa trí, nên không tự sát trên độc lộ của độc đảng vì độc thân. Hiểu thực tại sâu xa của cuộc đời nhờ nắm được thực cảnh tức khắc bây giờ và ở đây, không bị ý thức hệ viển vông làm lầm đường lạc lối, luôn lấy thực tại-thực cảnh để hiểu thực tế, không bị ý thức hệ tung hỏa mù, không bị độc thị đầu độc độc não.

Hiền minh trong chính trị không phải là thái độ sinh hoạt hiền lành, phong cách làm việc ngoan ngoãn, mà cụ thể là sự tinh khôi trong khi dụng phương trình 3T (thực tại-thực cảnh-thực tế) để chống lại vô tri, vô minh, vô tri của 3Đ (độc tàiđộc thị đầu độc độc não). Lãnh đạo hiền minh thì nắm chắc 3 thực (thực tại-thực cảnh-thực tế) nhờ có 3 thức (tri thức-ý thức-nhận thức).

Hiền minh, không giả vờ thong dong, không đóng kịch ung dung, mà sáng suốt trong thư thái, tỉnh táo trong thư thả, nên khoan thai trong lãnh đạo vì nắm mỗi tay một phương trình : 3 thực (thực tại-thực cảnh-thực tế) song đôi cùng 3 thức (tri thức-ý thức-nhận thức).

Việt tri

(4T = tổng quát-tổng quan-tổng thể-tổng cộng)

Tri, nơi mà tri thức làm ra chính tri, nơi mà hiểu thấu có được nhờ hiểu đúng dữ kiện và hiểu trúng kiến thức, không có thái độ "ba phải", không có hành vi "chung chung", chắc chắn sẽ không có chuyện hiểu giả-giảng giả-dạy giả trong giáo dục chính trị cũng như trong truyền đạt khi lãnh đạo. Cái giả giết cái thực, truy diệt cả lẽ phải, thủ tiêu luôn niềm tin ; câu chuyện một bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ, đạo văn là chuyện giết chết kiến thức, truy diệt cả giáo lý, thủ tiêu luôn đạo đức ; một chuyện chỉ có thể xẩy ra trong một đất nước bị áp chế và bưng bít bởi độc đảng sinh ra quái thai độc quyền-chuyên quyền-tham quyền, đẻ ra loại ung thư thâm tối mua quyền bán chức, giữa các lực lượng tham quyền để tham nhũng.

Tri, có vai vóc của phân tích tổng quát, có tầm vóc của giải thích toàn bộ, chống cục bộ, nó chống lại chuyện lấy cây che rừng, lấy tay che mặt trời, lấy vải thưa che mắt thánh, trong lãnh đạo chính trị phải hiểu thánh đây chính là dân ! Phân tích tổng quát để có nhận định tổng quan, nơi mà quyết định chính trị để làm ra chính sách luôn là một lý luận tổng thể, nơi mà tổng cộng tri thức tới từ tổng công (tổng cộng của công mọi vốn liếng, tiềm lực, tài nguyên...) của dân tộc. Hiểu và thực phương trình 4T (tổng quát-tổng quan-tổng thể-tổng cộng) chính là tài trí của kẻ lãnh đạo.

Tri, có phân chia để phân tích, có phân tách ra để phân loại, nhưng không rơi vào cục bộ để bị rơi vào chia rẽ, chia năm sẻ bẩy sẽ diệt đoàn kết, chia bè sẻ phái thì sẽ giết tương trợ. Minh tri để minh trí, lấy cái công để điều chế cái riêng, luôn chống lại cái phiến diện, nhất là chống lại chuyện lấy riêng rẻ của tư lợi để điều hành cái tổng thể của đất nước, đây chính là lỗi lầm lịch sử của Đảng cộng sản Việt Nam. Khi họ đã chọn tư quyền chỉ cứu đảng mà không cứu nước, họ đã rơi vào cái bẫy của Hội nghị Thành Đô, 1991, nơi mà Đảng cộng sản Trung Quốc-Đảng cộng sản Trung Quốc chính là : kẻ cầm cần câu, kẻ móc lưỡi câu, kẻ đưa mồi câu, để Đảng cộng sản Việt Nam là cá đã cắn câu, để rồi một ngày nào đó Việt tộc sẽ như : cá nằm trên thớt !

Việt đẹp

(đẹp chống tục, chống ngu, chống nhảm)

Việt đẹp là một đất nước đẹp từ địa lý tới cảnh quan, là một dân tộc đẹp từ tâm hồn đau khổ vì chiến tranh tới đạo lý yêu hòa bình, nhưng không chấp nhận xâm lăng, không cúi đầu trước ngoại bang dù là cường quốc. Cái đẹp này người ta thấy trong lịch sử rồi nhận ra được trong văn hóa, để nhận rõ hơn văn minh Việt chính là nhân phẩm Việt, tạo nên bản sắc Việt : luôn bất khuất để giữ độc lập, không khuất phục trước mọi bạo quyền. Đây là chuyện phải rõ trong mọi tư duy bình thường cho mọi lãnh đạo chính trị.

Vậy mà, đầu năm nay 2018, nhân dân Việt "rùng mình" khi nghe thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ví đất nước Việt như một cô gái đẹp, với các từ ngữ của hình thể, không có lý luận nên chẳng có lập luận, tới từ một thủ tướng vô tri trong lập ngữ và vô minh lập ngôn. Chưa xong, dân Việt lại "rởn óc" khi nghe có một phó chủ tịch quốc hội, tiếp tục ví đất nước Việt như một cô gái đẹp, với các động từ (rờ, sờ, mó...) loại thô ngữ tục ngôn, tà lý với lời tồi, vô giác với hồn thiêng sông núi vì vô tri với tiền đồ tổ tiên của Việt tộc : thật là từ sỉ nhục qua điếm nhục ! Những kẻ lãnh đạo này, vô luận nên vô tri đã lăng nhục đất nước Việt !

Những loại lãnh đạo này vô minh, vô tri, vô giác, họ đã quên là tổ tiên dạy con cháu mỗi lần miệng ra lời, trước đó phải uốn lưỡi nhiều lần ; chúng không hề biết uốn lưỡi với mỹ ngữ, mà chỉ biết cong lưỡi để thô ngữ, tục ngôn. Nếu không được giáo dục về đạo lý hay, đẹp, tốt, lành, vì không được giáo dưỡng đàng hoàng từ gia đình tới học đường, vì không được giáo huấn tử tế từ học đường tới xã hội ; thì phải biết tự giáo dục, không khó, rất dễ, họ chỉ cần nghe thật kỹ ca từ các ca khúc tự tình dân tộc của Phạm Duy (tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời). Nghe thật rõ các ca từ về của đất nước Việt của Trịnh Công Sơn :

Rừng núi dang tay nối lại biển xa

Tay đi vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...

Bàn tay ta nắm nối trọn một vòng Việt Nam...

Biển xanh sống gấm nối liền một vòng tử sinh...

(Nối vòng tay lớn)

Nếu không hiểu hồn thiêng sông núi do tổ tiên để lại thì đừng lãnh đạo !

Việt hóa

(3H = hóa-hòa-hợp)

Hóa giải để hòa giải đã có nhiều lần trong Việt sử, từ minh quân tới minh chúa, từ Trần Nhân Tông qua nhiều nguồn xung đột nội chính, trước đại họa xâm lăng của Nguyên Mông, cho tới Quang Trung khi đã tống quân Thanh ra khỏi bờ cõi, lấy lại Thăng Long với những năm tháng dài chia rẽ thâm sâu của nội chiến Trịnh-Nguyễn. Đây là sự thông minh của kẻ lãnh đạo luôn lấy khối đại đoàn kết dân tộc làm nên sức mạnh cho chính lãnh đạo.

Hóa giải để hòa giải có bài học đầu tiên trong lãnh đạo qua đúc kết của thi hào Nguyễn Du : "phải dung kẻ dưới mới là lượng trên", mà trong tình hình của hơn 40 năm qua, từ khi hòa bình được lập lại, có thống nhất đất nước, 1975, vậy mà các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam không biết chuyển câu trên thành phương châm mới : phải hòa giải với kẻ bại để hóa giải mọi hậu quả của chiến tranh, để tạo được hòa hợp dân tộc.

Hóa giải để hòa giải luôn là cử chỉ đầu tiên đưa tay-dang tay-nối tay của kẻ thắng trước kẻ bại, không cần bắt đầu bằng xin lỗi, tha tội, mà qua thực tế của đất nước, bằng những hành động cụ thể của mọi người, mọi phía, cùng nhau xây dựng lại quê hương, cùng nhau đưa dân tộc đi lên, đẩy giống nòi thăng hoa với thế giới văn minh.

Hóa giải để hòa giải trong phương châm đa chiều để có đa trí, cùng lúc đa tri để tạo ra đa hiệu, dựa trên đa tài để có đa năng, lấy cái đa để xa cái độc hại của độc quyền qua độc đảng, đây chính là hành động thông minh của lãnh đạo chính trị, biết biến tiềm lực của mọi nơi thành hiệu lực tổng hợp từ mọi phía, tạo ra hiệu quả thống hợp từ mọi tiềm năng của mọi người, mọi tập thể, mọi cộng đồng.

Hóa giải để hòa giải có rễ trong hóa, trong hòa, trong hợp, trong đó hóa giải không những mọi hiềm khích mà luôn cả mọi oan khiên, hòa lấy hòa bình trước mắt chế tác ra thái bình bền vững ; hợp biến tổng hợp mọi tiềm năng để tạo ra thống hợp mọi hiệu năng, làm nên thành công của phương trình mà tất cả lãnh đạo đều phải biết : phương trình 3H (hóa-hòa-hợp).

Việt chung

(chung chống riêng, chống độc, chống đặc)

Ngày ngày sống cạnh nhau thì chưa chắc là sống chung, vì đã chung thì không có riêng, vì chungchia sẻ, chính ngữ pháp cộng sản, cũng từ đó mà ra, nhưng trong thực tế nó chỉ là một khẩu lịnh để tuyên truyền, để đưa đẩy quần chúng, dùng loại ý thức hệ để vận động cộng đồng, rồi dìu dắt quần chúng vào độc đạo của độc đảng, trong đó chuyện lãnh đạo "đánh lận con đen" sẽ bộc lộ rất rõ dưới ánh sáng của sự thật-chân lý-lẽ phải.

Thất bại luân lý, thảm bại đạo lý của người cộng sản là trong thực chất, khi cướp được chính quyền thì chính các đảng cộng sản luôn tạo ra sinh hoạt riêng, đời sống riêng, tổ chức riêng, cơ cấu riêng... chính những cái riêng này mới là thực chất để hiểu rõ bản chất : đứng riêng để đứng trên cái chung của dân tộc, đây là chuyện lừa đảo, dùng chuyên quyền để tham quyền, dụng tham quyền để tham nhũng. Vì cái riêng của họ, dẫn họ vào cái độc (độc đảng, độc quyền, độc tài, độc tôn, độc trị) tạo ra cái đặc (đặc quyền, đặc lợi), dành chỗ đặc biệt để "ăn trên ngồi trốc", để ăn riêng (ngon), ở riêng (rộng), đây là khởi điểm báo hiệu ngày tàn của một tập đoàn lãnh đạo (nếu không biết tự thay đổi).

Thất bại luân lý vì rỗng luân lý, là thảm bại đạo lý vì trống đạo lý, vì giọng lưỡi "là đày tớ cho nhân dân" chỉ là xảo ngữ, đã làm họ phải "tự lột mặt nạ" họ, khi họ tạo ra cái riêng thật ưu đãi cho chính họ. Khi họ lấy hằng trăm mẫu đất cạnh thủ đô Hà Nội, với kinh phí hàng ngàn tỷ đồng để xây nghĩa trang cho cán bộ cao cấp ! Một hành động bất chính trắng trợn : lấy tiền người sống để phục vụ cho họ, kể cả khi họ đã rời cõi đời này ! Nếu đúng "là đày tớ cho nhân dân" thì tại sao không lấy tiền này để lo cho dân đen, dân oan ?

Từ thất bại luân lý này qua thảm bại đạo lý kia, họ còn tự tạo ra đặc lợi riêng là buôn bán cả trên danh nghĩa của các liệt sĩ, bằng cách xây các tượng đài liệt sĩ, cũng hàng ngàn tỷ. Họ có thấy là người sống không có nhà phải vào ở trong nghĩa trang để sống, họ có thấy là các người dân nghèo đang ăn xin chung quanh các tượng đài liệt sĩ.

Thất bại luân lý trước mắt dẫn tới thảm bại đạo lý mai sau, chính cái riêng, cái độc, cái đặc đang nạo diệt cái chung ngay trong tư duy của lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, ngày ngày đưa họ xa cái đồng cam-cộng khổ, cái thương nước-trọng dân, cái vì dân-vì nước, họ làm lãnh đạo mà quên các phương châm này thì khoa học lãnh đạo có thể nhắc họ là : họ đang tự đào mồ mà chôn chính họ !

Việt tri

(cộng đồng tương trợ hữu cơ)

Cộng đồng tương trợ hữu cơ, nơi mà dân tộc là một cộng đồng khắng khít qua đoàn kết chặt chẽ để chế tác ra tương trợ sống trong một xã hội hữu cơ, không máy móc một cách thẳng thừng, trắng trợn kiểu "tiền trao cháo múc", lại còn được thô lỗ hóa qua đám từ của một xã hội loạn lạc luân lý như hiện nay : "ăn bánh trả tiền". Ngược lại hoàn toàn, cộng đồng tương trợ hữu cơ mang nội lực "một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ", có nội công "máu chảy, ruột mềm", có nội hành liên đới "bầu ơi thương lấy bí cùng". Đây là một đạo lý hữu cơ, không coi nhân dân là công cụ, không xem quần chúng là dụng cụ, mà là các chủ thể sống vì nhau, vì biết liên đới nhau, biết bảo vệ nhau, nơi mà trái tim đau, thì não cũng đau theo, nơi mà phổi khó thở thì tim cũng không dễ sống.

Cộng đồng tương trợ hữu cơ luôn là bài học đôi cho tất cả các lãnh đạo của các nước văn minh, tiên tiến, nơi mà luân lý cộng đồng, đạo lý tương trợ, đạo đức hữu cơ luôn mang theo hiệu quả sản xuất, hiệu năng quản lý, hiệu suất cho chính sách. Tương trợ để tăng hiệu quả chính là thông minh của chính giới.

Cộng đồng tương trợ hữu cơ đưa nhân thế vào nhân tính, đưa nhân tình vào nhân tính, nơi đây các phản xạ ích kỷ, tư lợi, cá nhân chủ nghĩa không bao giờ có được tầm vóc quốc gia, có vai vóc cộng đồng, có gân cốt của lãnh đạo cao minh vì biết lấy nhân nghĩa làm nhân tri. Cộng đồng tương trợ hữu cơ đang "dở sống, dở chết" trong xã hội Việt tộc do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo đang bị trật hướng, ngược chiều, với các nội tạng không có thực chất tương trợ hữu cơ, nơi đây mà não bộ lãnh đạo đang bị ung thư óc vì chuyên quyền-bạo quyền-tham quyền, sinh ra cùng với ung thư máu lây lan toàn cơ thể tham quyền-tham ô-tham nhũng, ngày ngày hủy diệt các kháng tố "thương người như thể thương thân" đưa tính mạng của Việt tộc tới nan bịnh, trọng bịnh, bạo bịnh...

Cộng đồng tương trợ hữu cơ sẽ có, nếu các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam biết chế tác, biết gầy dựng (như mọi lãnh đạo chính trị thông minh của các quốc gia văn minh đã thực hiện được) được ba định đề biến nó thành một chính sách hoàn chỉnh với ý chí chính trị kiên cường : dụng tự do để chế tác công bằng, dùng công bằng để gầy dựng bác ái. Nếu bác ái là tình thương đồng loại, nhất là tình thương dành cho đồng bào, thì chắc chắc bác ái là tiềm năng, động cơ, sung lực cho tương trợ.

Việt tâm

(hiện hữu tâm linh-tri thức)

Hiện hữu tâm linh-tri thức, là sự có mặt qua các giá trị tâm linh dựa trên một hệ thống tri thức vừa hợp lý vừa trọn vẹn, nơi mà nhân đạonhân tri là một tổng thể để đưa nhân tình vào quỹ đạo nhân nghĩa, đây là thử thách tinh thần lớn nhất của sinh hoạt chính trị, và nếu làm được thì sẽ là thành công đạo lý lớn nhất của kẻ lãnh đạo. Hiện nay, các diễn biến trong quyền lực chính trị thì ai cũng thấy là đang diễn biến hoàn toàn ngược lại, với các lãnh đạo đang thanh toán nhau qua ân oán giang hồ, đang thanh trừng nhau bằng luật rừng, theo phản xạ vô tri thắng làm vua, thua làm giặc, không có đạo đức sẽ không có hậu đây là chân lý khách quan và lịch sử của đạo đức học làm nền cho mọi hành động chính trị.

Chính cái bề trên không những bất tín-bội thề với dân tộc trong phương trình tự do-ấm no-hạnh phúc, mà lại lấy bạo quyền để chuyên quyền đã làm cho các giá trị tinh thần của dân tộc đã bị sa vào bùn bẩn, từ đó các thước đo luân lý cộng đồng, các khuôn mẫu đạo lý tập thể bị suy kiệt tới cùng tận, để trong xã hội hiện nay cái bạo động của cường quyền công an đánh giết quần chúng, làm chất xúc tác xấu cho chuyện phát triển bạo hành trong học đường, trong gia đình, bạo giới của nam đối với nữ. Cái độc (độc đảng, độc quyền, đôc tài, độc tôn, độc trị) luôn là ổ rắn cho chuyện phát triển cho cái bạo (bạo quyền, bạo động, bạo hành, bạo giới), liên minh giữa độc và bạo sinh ra lầm than trong nhân dân, làm đảo lộn mọi bậc thang tâm linh và tri thức có thể truy diệt được nếu lãnh đạo có bản lĩnh của minh quân, có tầm vóc của minh chúa, có nội công của minh chủ (trong lúc chờ đợi dân chủ rồi nhân quyền thực sự tới với Việt tộc). Chuyện này đã có trong Việt sử qua Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ, Trần Nhân Tông, Lê Thánh Tôn... biết lấy tâm linh để chỉ đạo, biết dụng tri thức để lãnh đạo. Các lãnh đạo hiện nay của Đảng cộng sản Việt Nam đừng ngụy biện là không có gương sáng, không có mô hình hay, không có khuôn mẫu đẹp để lãnh đạo, hãy học kỹ ba điều có thực trước mắt : học tổ tiên, học láng giềng đã thành công, học thế giới văn minh đang đặt tiền đề cho hiện hữu tâm linh-tri thức cho một nhân loại tốt lành giữa toàn cầu hóa hiện nay.

Lê Hữu Khóa

(25/01/2020)

-------------

suthat4  Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille, Giám đốc Anthropol-Asie,Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam ÁCố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO–Liên Hiệp Quốc,Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris.

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sưLê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa. 

Published in Tư liệu

Phần 4

Luận

"Quyền lực vận hành và

luân chuyển qua các quan hệ xã hội"

R.Boudon

politique4

Thực luận

Nhân dân không bắt các lãnh đạo hiện nay của Đảng cộng sản Việt Nam đi học lại, để xóa các hậu quả về tụt hậu kinh tế, tệ nạn xã hội, đồi trụy luân lý, suy kiệt chất xám... chúng ta chỉ yêu cầu các lãnh đạo này trở lại ngay tức khắc các bài học mà tổ tiên đã để lại cho con cháu, các bài học này rất dễ hiểu nên rất dễ học, dễ học nên rất dễ trao truyền, dễ trao truyền nên rất dễ đối thoại, dễ đối thoại nên rất có đồng thuận, đồng tâm :

Có thực mới vực được đạo, với thực của sự thực để nuôi chân lýlẽ phải và với thực như thực phẩm để nuôi dân, nuôi con cháu, với liên minh chặt chẽ của sự thực qua chính ngôn của lãnh đạo, với chân lý phục vụ cho công lý, với lẽ phải làm nền cho đạo lý hay, đẹp, tốt, lành.

Có chính sách đúng, với chính trị cao, được chỉ đạo bởi lãnh đạo giỏi, theo đúng bài học của tổ tiên : có tích mới dịch nên tuồng, dựa trên năng lực lãnh đạo (khôn cậy, khéo nhờ, khó chịu), lấy tự chủ để làm chủ (khôn làm cột cái, dại làm cột con), có định hướng chủ lực, biết thời hiểu thế, nắm kế thấu mưu, làm lớn thắng to, để sớm thăng hoa dân tộc (khôn làm lẻ, khéo làm mùa).

Trước mắt là loại ra cho bằng được bọn "sâu dân, mọt nước", hãy xếp loại chúng :

  • bọn cơ hội trên tài nguyên đất nước (thừa gió bẻ măng).
  • bọn đầu cơ trên tiềm năng dân tộc (thừa nước đục thả câu).
  • bọn đầu nậu trên tiền của nhân dân (mượn đầu heo nấu cháo).
  • bọn trục lợi túi tham không đáy (bắt cá hai tay).

Trước hiểm họa xâm lược của Tàu tặc, làm lãnh đạo phải nghiệm ngày đêm về hệ mất mà Việt ngữ đã rất rành mạch trong ngữ vựng, ngữ văn, ngữ pháp :

  • mất mát là thiệt thòi về tiềm năng, bị hao tổn tiềm lực...
  • mất thân là mất mạng, chết trong thất bại…
  • mất đời là mất cuộc sống, mất xã hội, mất văn hóa…
  • mất hết là mất tất cả, không còn gì cho hiện tại lẫn tương lai…
  • mất trọn là mất tất cả, kể cả gia đình, quyến thuộc, thống tộc, dân tộc…
  • mất trắng là mất tất cả, kể cả gốc, rễ, cội, nguồn…

Mất phải được liên tục suy nghĩ-suy tư-suy ngẫm bởi lãnh đạo, từ mức độ tới cường độ của quốc nạn sắp tới : vong quốc !

Cởi... bỏ

Trong tầm vóc toàn cầu với nhiều triệu môn sinh, thiền sư Thích Nhất Hạnh được các nhân vật lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, 2006-2007, hỏi ý kiến về tình hình cũng như về tương lai của dân tộc, của đất nước, thiền sư chỉ khuyên gẫy gọn một câu một câu là :"nên cởi bỏ ý thức hệ cộng sản cùng lúc giải thể Đảng cộng sản Việt Nam càng sớm càng hay !", các chủ thể trẻ mong muốn đóng góp với dân tộc, với đất nước trong vai trò lãnh đạo nên suy nghĩ thêm về lời khuyên này.

"Cởi bỏ ý thức hệ cộng sản cùng lúc giải thể Đảng cộng sản Việt Nam !" trước hết là khẳng định khả năng cởi bỏ cái độc hại của cái độc đảng, để cởi bỏ cái độc đoán tới từ cái độc quyền, để cởi bỏ cái độc tôn tới từ cái độc trị. Độc đảng luôn độc hại, vì nó làm mù quáng hóa kẻ lãnh đạo, tạo ra vô minh để đưa lãnh đạo tới vô tri, cuối cùng là vô giác trước nỗi khổ của dân tộc, niềm đau của giống nòi, với cái độc chỉ thấy nó mà không thấy nhân tình chung quanh để có nhân tính trong kiếp làm người !

Cởi bỏ, là sung lực của Phật giáo, nó không hề thụ động vì ươn hèn, quay lưng tránh bổn phận, tháo chạy bỏ trách nhiệm, ngược lại nó mang sự thông minh của giác ngộ, giúp kẻ đã mù, câm, điếctham, sân, si đã mang ma đạo vào nhân trí để gây đổ vỡ cho nhân tri phải cải tà quy chính.

Kéo dài độc đảng là kéo dài sự mê chấp trong tư duy để tiếp tục cái mê cung trong hành động chính trị quên đất nước, xua dân tộc để chạy theo phương hướng chuyên chính để chuyên quyền, một lộ trình vô định của vô tri. Cởi bỏ hệ mê (mê muội, mê si, mê chấp, mê cung) chính là sự sáng suốt trong lãnh đạo chính trị. Cởi bỏ cái để tìm cái giác để có cái ngộ là thử thách -chính thức và chính thống- của tập thể lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay nếu họ còn thiết tha với tiền đồ của Việt tộc !

Cởi... mở

Cởi mở trong lãnh đạo chính trị, không dựa trên một cá tính của một cá nhân lãnh đạo với phong thái thoải mái, không dựa trên tâm lý của một cá thể lãnh đạo với hành vi vui vẻ, mà nó chính là giáo dục chính trị sẽ biến thành phản xạ tích cực khi lãnh đạo. Cởi mở trong lãnh đạo chính trị là khả năng đón tiếp kiến thức mới, kinh nghiệm lành, phương án tốt, tư vấn hay, trong tư thế luôn luôn mong muốn học hỏi, biết nghe để biết đón, biết tiếp để biết nhận, biết nhận vì biết trao !

Cởi mở trong lãnh đạo chính trị vừa là nền trong đạo lý chính trị, luôn gần dân, không xa rời quần chúng, vừa là cầu nối để dân chúng được trao đổi về chính sách với lãnh đạo, được đối thoại với chính quyền, được thảo luận với chính phủ. Không mỵ dân, cũng không đạo đức giả, mà dựa vào khả năng lãnh đạo với lý luận về chính sách, với lập luận về đường lối luôn có giáo khoa chính trị, khi gặp nhân dân. Mở lý trí lãnh đạo để nhân dân có thể nói, tiếp, nghe, nhận chính kiến của mình mà không có chuyện "ăn trên, ngồi trốc" để áp đặt chuyện "cả vú lấp miệng em".

Cởi mở để tạo quan hệ với quần chúng, với nhân dân, và làm cho quan hệ này vững, bền một cách thường trực, một quan hệ không hề "vô thưởng, vô phạt", mà là một quan hệ ngày càng cao, sâu, xa, rộng, và luôn dựa trên chính giáo của hai bên, có nền là đạo lý hay, đẹp, tốt, lành của một dân tộc, với lộ trình hai chiều "trên nói dưới nghe""dưới nói trên nghe".

Khi xã hội học chính trị và khoa học chính trị đã cùng chia sẻ phân tích với tâm lý học là lãnh đạo cũng là người (là phàm nhân trước khi thành vĩ nhân nếu có thành quả lỗi lạc vì dân tộc), cũng luôn cần hai nhu cầu : cởi mở để có quan hệ giữa người và người, cởi mở để có sự thỏa mãn trong quan hệ xã hội. Nếu là lãnh đạo mà không có quan hệ với quần chúng bên ngoài thì rất đáng sợ ! Đây có thể là loại tâm thần lạc vào chính giới !

Chính có lãnh đạo chính trị hiện nay đang xa rời nhân dân, mặc cho dân đen lầm lũi, mặc cho dân oan lang thang, mà nên làm ngược lại để có tâm niệm chính trị : làm lãnh đạo không phải chỉ tạo ra của cải cho dân, mà còn phải tạo ra quan hệ bền, chắc, vững, lâu với dân !

Từ bất công tới oan khiên

Bất bình đẳng có mặt trong xã hội, nó tới từ nhiều nguyên do, nhưng không phải bất bình đẳng nào cũng mang tới bất công. Bất bình đẳng là hệ vấn đề của xã hội, bất công là phạm trù có trong xã hội, nhưng được phân giải qua hệ của công pháp, nền móng của pháp luật. Một trong những thất bại lớn của lãnh đạo chính trị là không giải quyết được bất công, mà lại còn gây ra oan khiên, ở đây bất công trở nên oan ức không chấp nhận được, biến nạn nhân của oan án thành kiếp oan khiên, đến chết cũng không yên, thành oan hồn giữa cõi dương của người sống. Nếu bị oan vì chính sách, thì chính kẻ lãnh đạo phải được mang ra xử thật công minh, đưa ra phân xử thật công bằng, không có chuyện đặc quyền dành cho lãnh đạo, không có chuyện làm lãnh đạo thì thoát được tòa án. Pháp luật sinh ra để xử mọi vụ án, và không chừa bất cứ lãnh đạo ở cấp nào trong chính quyền, cấp cao nào trong đảng !

Thử thách hàng đầu của lãnh đạo chính trị là dùng cái thực để làm nên cái tốt, ngày ngày xóa cái nghèo để tránh cái khổ cho dân. Để nhìn thấy được cái khổ trong cõi người thì không khó ! Tại đây, cái khổ được nhận diện qua sự sống còn, ngược lại sống thường là sống bình thường, bình an trong thoải mái, sống mà không phải đấu tranh từng ngày, từng giờ. Trong khi đó sống còn là phải đấu tranh để sống, muốn sống phải tranh sống, sống mà như "dở chết, dở sống", sống lay lất, cụ thể trước mắt chúng ta là trường hợp của dân đen, dân oan, nơi mà oan khiên xuất hiện rõ ràng trong cuộc sống, trong xã hội, nếu làm lãnh đạo mà nhắm mắt, không xử lý, không giải quyết thì không những đã có lỗi mà còn mang tội nữa !

Sống còn mang ba chỉ báo xã hội học : sống trong lo âu (ăn bữa sáng lo bữa tối), sống như nạn nhân (trên dao, dưới búa), sống trong sự đe dọa (sống nay, chết mai), khi ba chỉ báo này đã rõ không những trong dân đen, dân oan, mà ngày ngày gia tăng trong thường dân, cho đến dân thường cũng phải "mất ăn, mất ngủ". Trong đó trẻ con trên miền cao miền xa "ăn lá để sống", kẻ già trong thành thị "bới rác để sinh nhai" thì lãnh đạo chính trị đã bị thất bại nặng nề. Thất bại này thảm hại, vì nó sinh ra oan khiên. Tại đây, oan khiên đã biến thành chỉ báo khách quan của khoa học chính trị : bắt lãnh đạo phải thay đổi triệt để chính sách quản lý xã hội, và nếu thấy không thực hiện nổi cải cách tuyệt đối chống oan khiên, thì phải từ chức ngay để : cứu oan cho dân tộc !

Tùy thời tạo thế

Tùy thời tạo thế, được con cháu thấy rõ trong các chiến tích trong quân sự của cha ông (Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyển Trãi, Quang Trung…) qua các thành tích quản lý của tổ tiên (Lý, Trần, Lê…), trong đó lấy quy luật của thời gian (thời điểm, thời khắc, thời kỳ…) để lập nên thế (thế trận, thế tiến công, thế phản công…), hệ vấn đề này không những đúng trong quân sự mà cả trong tổ chức và quản lý.

Linh động thích ứng để linh động tìm lối đi, "thời bắt thế, theo thời phải thế" mang tính linh hoạt của hành động trước thời thế, thuận lợi hay bất lợi của nhân cảnh. Lý lịch của các lãnh tụ tài giỏi làm xuất hiện một ẩn số khác có lúc đi ngược với thời thế, đó là ý chí ; tại đây tiềm ẩn một ẩn số khác là năng lực của lãnh đạo là quá trình giải bày ý chí qua đề nghị-đàm phán-quyết định, khi thuyết phục các lãnh đạo khác. Tại đây, sự chuẩn bị kỹ lưỡng các phương án vừa đối phó, vừa đối trọng ngay trên thượng nguồn để dàn xếp chu đáo nội bộ trong đó có chuyện phải cân đối phương trình thời thế-ý chí, để duy tâm không "trùm phủ" lên duy lý. Muốn thành công thì lý trí lãnh tụ phải nhận được sự đồng tình của tất cả hoặc của đa số không những của các thành viên lãnh đạo, mà luôn cả các liên minh trong nội bộ ; từ đó ý chí cá nhân sẽ hình thành ra lý trí của tập thể.

Câu chuyện thượng nguồn để chuyển hóa thời thế-ý chí qua thực lực của ý chí-lý trí là quá trình vừa giải thích, vừa phạm trù hóa ý chí dựa trên tính hiệu quả, có cơ sở của điều tra sơ khởi, thực địa, làm sáng mối tương quan giữa sáng kiến của ý chítình huống tới từ thời thế. Trên thực tế lãnh đạo, phải nên phân biệt : ý chí thường thì dựa trên mô hình, còn hiệu quả thường dựa vào sự biến đổi của tình hình.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các lãnh đạo vừa có quá nhiều tin tức, dữ kiện, chứng từ luôn đa diện, đa chiều, để lấy những quyết định đúng (của chính trị tỉnh-lãnh đạo thức), cùng lúc có các chuyên nghành, với cái chuyên gia để có được những chỉ báo để dự đoán được những chỉ tiêu.

Kẻ lãnh đạo tài giỏi phải biết ít nhất các tiêu chuẩn chọn lựa tư vấn, càng rộng thì càng sâu, càng xa thì càng cao, không "yếu vía" sợ chuyện "lắm thầy nhiều ma", nếu kẻ lãnh đạo đó có bản lĩnh của lý luận, nội công của lập luận, tấm vóc của giải luận để nhận ra năng lực của các cố vấn, qua ít nhất ba khả năng phân tích và phân loại tình hình của họ :

  1. 1.Tính đa phương của bối cảnh.
  2. 2.Tính đa dạng của tình huống.
  3. 3.Tính biến động của thới thế.

Tùy kế lập mưu

Tùy kế lập mưu, khai thác thuận thời mẫn kế, nhưng cùng lúc tìm ra kế phải lập được mưu, trong chính trị cũng như trong ngoại giao, và kinh tế, thương mại cũng không nằm ngoài sự vận hành của mưu lược, khác chiến lược nhận định trên toàn bộ mang tính dài hạn, và chiến thuật có tìm hiệu quả trước mắt mang tính cụ thể của một tình huống. Mưu lược thì ngược lại được sử dụng song song với tính dài hạn của chiến lược, với tính ngắn hạn của chiến thuật, như đòn bẫy-cạm bẫy của tác giả tìm ra mưu lược đó, đòn bẫy cho chính mình được nhanh hơn, rộng hơn, cao hơn, dài hơn, ngược lại là cạm bẫy cho đối phương.

Tùy kế lập mưu nhận định mưu lược như là dàn phóng, dàn nhúng cho ta ; có lúc là giăng bẫy để đối thủ rơi vào vì thiếu cẩn trọng, vì chủ quan, vì vô minh trước địa dư, vì vô tri trước sự thông minh của ta… Và nếu làm được cả hai việc : đòn bẫy cạm bẫy trên một trận địa thì càng hay. Thí dụ không hề thiếu trong lịch sử chống ngoại xâm của Việt tộc, mà chỉ trong khung kinh nghiệm quân sự trên sông Bạch Đằng, cũng có thể giải thích trọn lý-đủ luận qua các chiến tích của Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo.

Tùy kế lập mưu quan trọng ngay trên thượng nguồn của kẻ sáng chế ra nó, và theo tri thức luận của khoa học chính trị, thì kẻ lãnh đạo chịu và nhận sự chi phối ít nhất ba yếu tố :

  • Mô hình hóa ý muốn-ý định-ý đồ của tác giả để đưa tính toán lý thuyết và thực hành cụ thể.
  • Đồ án hóa các phương trình để biến mọi ẩn số thành hằng số để đưa vào chương trình hành động
  • Hợp lý hóa ý chí của mình rồi biến chúng thành chỉ tiêu để thành công khi thực hiện mô hình và đồ án của mình.

Tùy kế lập mưu luôn theo quy luật nhân-thời-địa-thế, nhưng đây chỉ là nhận định ban đầu để phân tích tổng quát, kẻ lãnh đạo lập phương án hành động cụ thể phải suy nghiệm chính xác sự khác biệt (mà cũng là khoảng cách) giữa ý chí ở dạng mô hình lý thuyết và thực hành linh động trên một thực tế nhất định, trong đó có sự tôn trọng sức thông minh của đối phương, đối thủ, chỉ để tránh "thảm bại vì khinh địch".

Tùy kế lập mưu là sáng tạo của trí tuệ dũng lược, dựa trên sáng kiến của tuệ giác sáng suốt có gốc rễ của tài năng "biết nhìn xa trông rộng", đây chính là tiêu chí để chọn lãnh đạo tối cao, nếu không có "cốt cách" này thì đừng giành làm lãnh tụ !

Nội lý diễn biến thực tế

Nội lý diễn biến thực tế nhận định thực tế không theo mô hình mà theo quy luật biến đổi thường trực của nhân thế ; luôn được nhận ra từ tình huống, khi tình huống làm xoay chuyển môi trường hiện tại tạo ra thực trạng của xã hội, bất lợi hoặc thuận lợi cho dân tộc, cho đất nước ; làm lãnh đạo chính trị là nhận định, phân tích để điều tiết hoặc khai phá các thực trạng này.

Nội lý diễn biến thực tế được nhận diện qua biến đổi của thời thế, mở lối cho chính sách hoặc đóng cửa mọi sáng kiến ; làm lãnh đạo chính trị là thấy được, nhận ra nội lý diễn biến của tình hình, sẽ quyết định đúng hiệu quả của một chính sách, và nếu quyết định sai sẽ gây ra hậu quả cho xã hội, cho dân tộc.

Nội lý diễn biến thực tế, khi được lãnh đạo chính trị đánh giá qua nội lý diễn biến của tình hình, thì kẻ lãnh đạo giỏi biết khai thác tiềm năng xấu hoặc tốt của thực trạng ; còn kẻ lãnh đạo tài thì biết khai triển vốn có sẵn để kiếm lời trong thời thế mới ; riêng kẻ lãnh đạo lớn thì biết tìm cho ra các nội lực mới, các đồng minh mới, các liên minh mới, để củng cố thời-thế-vị của đất nước vì dân tộc.

Nội lý diễn biến thực tế trong tư duy của lãnh đạo chính trị chấp nhận chuyện "nắng sớm chiều mưa" trong so sánh lực lượng, bất lợi hay thuận lợi cho mình ; công nhận luôn chuyện "sớm nở, tối tàn" trong các liên minh giữa các đồng minh, bên này hay bên kia ; sẵn sàng đón nhận luôn chuyện "vật đổi, sao dời" không những giữa bạnthù, mà cả về chuyện bất biến giữa chung thủy và phản bội ngay trong nội bộ, làm được tất cả các chuyện này thì xem như "đắc đạo" trong quản lý phương trình lãnh đạo : nội lý diễn biến thực tế-nội lý biến thiên nhân tâm.

Nội lý diễn biến thực tế, khi đã làm sáng tỏ nội lý biến thiên nhân tâm, thì kẻ lãnh đạo giỏi biết khai thác tính hiệu năng cho nội lực của chính mình ; còn kẻ lãnh đạo tài thì biết khai triển tính hiệu quả cho nội công của chính mình trong thời thế mới ; và kẻ lãnh đạo lớn thì biết tìm tổng hợp của cả tính hiệu năng lẫn tính hiệu quả để hiệu lực hóa chế tác ra một tổng lực mới với kết quả hay, đẹp, tốt, lành nhất cho đất nước, cho dân tộc.

Nội lý diễn biến thực tế tạo ra nội lý biến đổi liên tục, hướng dẫn các kẻ lãnh đạo, giỏi, tài, lớn không bị :

  • nhốt tù trong mô hình chính trị của chính mình, thí dụ đau thương của cải cách ruộng đất (1954-1960), của tết Mậu Thân (1968).
  • còng tay trong phương án chính trị của chính mình, thí dụ bi thảm của cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn (1954-1975).

Các kinh nghiệm đau đớn này bắt Việt tộc phải trả những giá quá đắt !

Nhập lý vào thể lực môi trường

Nhập lý vào thể lực môi trường, có bước đầu tiên trong nhập lý vào nội lực của bối cảnh, trong đó bối cảnh của thực tế làm chuyển đối hệ ý (ý muốn-ý định-ý đồ), lãnh đạo chính trị tài ba sẽ chuyển hóa linh động hệ luận (lý luận, lập luận, giãi luận, diễn luận) của mình theo bối cảnh để biến bối cảnh thành thực lực của mình.

Nhập lý vào thể lực môi trường, có bước thứ hai là mô hình đôi, trong đó mô hình cứng mang ý chí của chính sách, mô hình mềm đưa thực tế của môi trường, của bối cảnh để làm tăng hiệu lực cho vốn đầu tư, trong đó sự phối hợp nhuần nhuyễn mô hình đôi (cứng và mềm) là khả năng và ý chí của lãnh đạo vừa biết cõng chính sách qua trở ngại, trở lực, vừa biết buông lỏng khi mô hình bóp ngộp thực lực trong thực tế. Nhập lý vào thể lực môi trường, có bước thứ ba là chiến lược đôi khi gặp nước chảy xiết, thì biết chọn nơi để làm đập nước để giữ nước, biết chọn chỗ thông nước để cho thoát nước ; trên cùng một dòng nước : hai chiến lược này không hề mâu thuẫn nhau, được xử theo lý luận đôi trong thông minh linh động để giải quyết.

Nhập lý vào thể lực môi trường, có bước thứ tư là nắm hai tay, tay phải là chính sách của hệ lý (lý trí, lẽ, luận), tay trái là chuyển biến khôn lường của hệ thực (thực tế-thực cảnh-thực tại). Nắm hai tay để giữ cả hai, sự liên kết phải-trái, vừa tạo ra tính nội kết, bảo đảm sự tương tác linh hoạt của cả hai, không tách biệt nên không sợ mâu thuẫn, không có xung đột nên không có bùng nổ, đe dọa tính thực tiễn của chính sách. Nhập lý vào thể lực môi trường, có bước thứ năm là tính hiệu quả đôi, lấy chính sách để kích thích tình hình phát triển theo hệ sáng (sáng tỏ-sáng kiến-sáng tạo) với hiệu quả có trong sự đồng tình và ủng hộ của tập thể, cộng đồng làm nên khối đại đoàn kết cho dân tộc. Song hành cùng với hệ khai (khai thị-khai minh-khai trí) để phục vụ cho khai thác mọi tiềm năng, tiềm lực, của môi trường qua hành động chính trị cụ thể. Nhập lý vào thể lực môi trường có bước thứ sáu là biến tình hình thực tế thành lực đẩy làm xoay chuyển môi trường ban đầu theo quỹ đạo của chính sách lãnh đạo trong đó hệ thực (thực tế-thực cảnh-thực tại) giờ đã nhận sự chi phối của hệ khai (khai thị-khai minh-khai trí), tạo ra thực tế mới : nhập lý vào sung lực khai phá qua hệ sáng (sáng tỏ-sáng kiến-sáng tạo), từ đây lãnh đạo mới thực sự có chiến-lược-thật-trong-tình-hình-thật.

Lý mục đích của luận phương tiện

Lý mục đích của luận phương tiện, không liên quan gì tới loại khẩu lệnh "lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện", sống sượng trong diễn luận, mù quáng trong giãi luận, loại khẩu lệnh này sẽ không có một cứu cánh nào có nhân lý, nhân tri, nhân nhân, nếu phương tiện của nó không tôn trọng nhân bản, nhân bản, nhân tính. Ngược lại, lý mục đích của luận phương tiện luôn được diễn biến trên quá trình nhận thức của hệ lương (lương thiện-lương tâm-lương tri), không ép ý đồ chính trị của lãnh đạo qua một ý thức hệ vô tri, vô cảm, vô nhân.

Lý mục đích của luận phương tiện, có thượng nguồn của nhân bản, nhân bản, nhân tính, sẽ hướng để tránh được các khuyết tật sinh ra trong tư duy trong lãnh đạo chính trị là :

  • Mô hình hóa một cách cứng ngắt các đồ án.
  • Kế hoạch hóa một cách thô thiển khi triển khai các phương án.
  • Duy tâm hóa một cách thiển cận các quá trình sử dụng phương tiện…

Lý mục đích của luận phương tiện, cũng có công cụ, kỹ thuật, đầu tư của phương tiện trong hạ nguồn để giữ cái lý trí của lý mục đích và cái hợp lý của luận phương tiện để đạt được :

  • Tính hợp lý của 3Đ (đề nghị-đối thoại-đàm phán)
  • Tính thực tế của 3S (sáng lý-sáng kiến-sáng tạo)
  • Tính khả thi của 3K (khai minh-khai trí-khai phá)

Lý mục đích của luận phương tiện luôn có sự phối hợp chặt chẽ của phương trình lý trí mục đích-hợp lý phương tiện, dựng lên tư duy hành luận của lãnh đạo trong hành động lãnh đạo qua 3B :

  • Bảo đảm khối đoàn kết dân tộc.
  • Bảo trì vốn liếng xã hội.
  • Bảo quản tiền đồ tổ tiên.

Lý mục đích của luận phương tiện luôn thường xuyên đánh giá để tìm hiểu thực chất để có thực lực trên 3T :

  • Tiềm năng thuận lợi của bối cảnh thực tại.
  • Tiềm lực của các liên minh mới xuất hiện trong thực cảnh.
  • Khả năng khai thác các đồng minh mới trong thực tế.

Lý mục đích của nhân trí, luận phương tiệnluận của nhân bản, không biết, không thấu, không hiểu thì tốt nhất là : đừng nên lãnh đạo !

Luận tạo lực trong thuận lý

Luận tạo lực trong thuận lý, luận mang của lý trí ra chống lại chuyện triển khai những phương án trước khi nắm tình hình, trước khi điều tra cơ bản, trước khi nghiên cứu thực địa để nắm 3T thứ nhất (thực trạng-thực cảnh-thực tế), của lý trí dụng để thấy rõ các trở ngại, các chướng ngại của 3T này.

Luận tạo lực trong thuận lý bắt đầu bằng chuẩn đoán theo các chỉ báo khách quan để đánh giá một 3T thứ hai (thực tại-thực lực-thực tiển), nơi mà lý thuyết xơ cứng sẽ lùi lại để các hành động cụ thể mang nội chất tích cực là hiểu vấn đề đêt vượt khó khăn, lấy sáng kiến để thoát các ngõ cụt, lấy sáng tạo để biến vượt thoát thành vượt thắng.

Luận tạo lực trong thuận lý sẽ cho xuất hiện một 3T thứ ba (thích ứng-thích nghi-thích hợp), trong đó nhập nội với 3T (thực trạng-thực cảnh-thực tế) để không bị bỏ rơi bởi hiện tại của bây giờở đây. Kế tiếp là thích nghi theo lời dạy của tổ tiên : "tùy cơ ứng biến" nhưng cùng lúc phải sáng tạo ra các thuận lý mới để xoay chuyển tình thế, cụ thể là chuyển hóa các so sánh lực lượng, biến bất lợi thành thuận lợi. Chính khả năng lãnh đạo biết sáng tạo ra các thuận lý mới, để đưa thích ứng thích nghi vào quy trình của thích hợp, hỗ trợ bởi các thuận lý mới, để không bi quan chịu đựng cảnh "thời bắt thế theo thời phải thế" ; từ đây biết biến vượt thoát thành vượt thắng để không mang theo tính thất thế tạo ra chủ bại của "qua sông thì phải lụy đò".

Luận tạo lực trong thuận lý, là tạo ra khả năng hội nhập của lãnh đạo trong phương trình 3N (nội chất-nội lực-nội công), trong đó nội chất chính là lý trí bảo vệ chuyện hay, đẹp, tốt, lành trong một chính sách sáng suốt, vì lãnh đạo có nội lực của 3L (lý luận-lập luận-giãi luận), để biến nó thành nội công của lãnh đạo. Nội công này sẽ làm nên bản lĩnh chính trị, tầm vóc của chính sách, nơi đây cũng là nơi để suy nghiệm bài học lãnh đạo của tổ tiên "so ra mới biết ngắn dài" để phân định hai loại lãnh đạo : hữu tài hay bất tài.

Luận tạo lực trong thuận lý, không hề là chuyện lý thuyết mơ hồ, tạo ra mờ ảo trong hành động chính trị, mà là khả năng quản lý và tổ chức 3L (sung lực-hùng lực-mảnh lực). Tại đây, sung lực tới từ tiềm năng của đất nước, tiềm lực của dân tộc để tạo ra hùng lực trong xã hội với nhân dân đã hiểu rõ 3T (tự tin-tự chủ-tự cường) chế tác ra mãnh lực chống ngoại xâm để bảo vệ bờ cõi, tạo nên sức bật trong việc xây dựng cho bằng được chuyện "dân giàu, nước mạnh".

Luận tạo lực trong thuận lý, chế tác ra tổng lực của "thuận lý luận", có thượng nguồn của lý trí, có trung nguồn của chỉ đạo linh động, có hạ nguồn trong tổng hợp 3T+3L+3N, để làm nên thành công của lãnh đạo. Và, kẻ lãnh đạo giỏi, người lãnh đạo tài phải biết vận hành trong mọi hành tác chính trị.

******************

Phần 5

Chính

"Quyền lực không sợ sự thực,

quyền lực chỉ sợ các phong trào xã hội dựa trên sự thật"

G. Deleuse

politique5

Chính quyền độc đã làm bao chuyện độc hại ngoài chuyện diệt dân chủ, tự do, đa nguyên, nó đã diệt tiềm năng, tiềm lực của khoa học xã hội và nhân văn, ngay trong trứng nước ! Nó đã bóp chết học thuật như bóp ngộp sức thông minh sắc nhọn của tri thức !

Chính quyền (không) độc

Chính quyền là quyền lực cao nhất và trùm phủ toàn sinh hoạt xã hội, có vai trò trị an song hành cùng quốc phòng, dụng giáo dục để bảo vệ đạo đức và lấy đạo đức để thi hành công lý qua pháp luật. Nhưng một chính quyền thông minh và sáng suốt không nằm ngoài hệ nhân : lấy nhân tính để dìu nhân tình, lấy nhân tri để dắt nhân thế, lấy nhân trí để dẫn nhân loại, đưa tất cả vào nhân đạo, để sống có nhân bản, đối xử có nhân văn, quan hệ có nhân nghĩa. Ước mơ mà Platon đặt tên là cộng đồng lý tưởng.

Chính quyền bảo đảm các định chế xã hội, được ghi trong hiến pháp, bảo hành luôn tất cả cơ chế trong xã hội, tự hành chính tới giáo dục, bảo trì từ ngân sách tới xuất khẩu, từ văn hóa tới luân lý... Chính quyền bảo đảm, bảo trì, bảo hành dường như tất cả mọi sinh hoạt xã hội, và xã hội học chính trị đặt ngược lại vấn đề : vậy ai sẽ bảo đảm, bảo trì, bảo hành chính quyền ? Trong các quốc gia có dân chủ, chính đầu phiếu qua bầu cử sẽ quyết định câu trả lời qua các chương trình, chính sách cả các đảng phái trên nguyên tắc của đa nguyên quyền chọn lựa lãnh đạo là tự do của người dân, chính đây là câu trả lời thông minh mà hiện nay không có câu trả lời nào thông minh hơn.

Tại một nước không chấp nhận dân chủ, chối gạt đầu phiếu liêm chính, xua mất bầu cử trong sạch, tìm cách tiêu diệt mọi mầm mống của hệ đa (đa nguyên, đa tài, đa năng, đa hiệu, đa diện...) thì cùng lúc chính quyền độc này (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc tôn, độc trị) tìm mọi cách để kiểm duyệt mọi sinh hoạt thông minh của tự do. Trong đó, tự do của khoa học xã hội và nhân văn, từ học thuật tới nghiên cứu, từ điều tra tới điền dả, để công bố các kết quả, từ đó giúp nhân dân nhận ra được thực chất của một chính quyền, trong đó chính trị học, kinh tế học, triết học, xã hội học... chính là những chỉ báo sắc nhọn để nhận ra một chính quyền, một thể chế có thông minh hay không ? Tại các quốc gia văn minh và tiến bộ, khoa học xã hội và nhân văn đóng vai trò khai thị-khai sáng-khai trí cho dân chúng, cho xã hội.

Thảm kịch hiện nay của Việt Nam, là chính quyền độc đã làm bao chuyện độc hại ngoài chuyện diệt dân chủ, tự do, đa nguyên, nó đã diệt tiềm năng, tiềm lực của khoa học xã hội và nhân văn, ngay trong trứng nước ! Nó đã bóp chết học thuật như bóp ngộp sức thông minh sắc nhọn của tri thức !

Chính quyền (không) gian

Nếu chính quyền bảo đảm các định chế xã hội, được ghi trong hiến pháp, bảo hành luôn tất cả cơ chế trong xã hội, tự hành chính tới giáo dục, bảo trì từ ngân sách tới xuất khẩu, từ văn hóa tới luân lý... Chính quyền bảo đảm, bảo trì, bảo hành dường như tất cả mọi sinh hoạt xã hội : thì cũng chính là chính quyền làm sản sinh ra các vấn đề xã hội mới. Và, nếu không giải quyết các vấn đề xã hội mới, thì chính chúng sẽ sinh đẻ ra các khó khăn xã hội mới, nếu khó khăn xã hội mới này không được giải quyết nhanh chóng, chính chúng sẽ tạo ra các tệ nạn xã hội mới, và nếu các tệ nạn xã hội này không được xử lý toàn bộ, chính chúng sẽ sinh bừa không những các bất công xã hội mới, kể cả các bạo động xã hội mới. Hegel định nghĩa một chính quyền chính thống luôn dụng lực của quyền vì lợi ích cho tập thể cho cộng đồng, cho dân tộc.

Tại sao lại xẩy ra chuyện một học trò chỉ mới 11 tuổi hỏi một bộ trưởng Bộ Giáo dục : "Tại sao chính quyền lại để nền giáo dục nước nhà hiện nay toe toét như vậy ?", ông bộ trưởng này đi, ông mới tới : Phùng Xuân Nhạ, giới học thuật điều tra ra ông "đạo văn", ông "biển lận" công trình của người khác, ông có chức giáo sư qua "mua quyền bán chức", để thành bộ trưởng gian vi giả (học giả-thi giả-bằng giả). Chỉ một năm 2017, Hội đồng chức danh giáo sư do ông này làm chủ tịch đã bầu qua con đường nghề lận-nghiệp gian-nghệ giả của ông hơn 1000 giáo sư và phó giáo sư, mà các tiêu chuẩn khoa học của một số không ít là rất mơ hồ vì mờ ảo. Giới đại học không biết họ có học lực hay không ? Có học vị học hàm lúc nào ? Tại sao họ hiện nay có học vị giáo sư trong khi họ không có quá trình giảng dạy trong đại học, không có công trình khoa học để công bố với giới học thuật quốc gia và quốc tế ? Trong số đó có bà bộ trưởng Bộ Y tế : Nguyễn Kim Tiến, không có quá trình giảng dạy, không có công trình khoa học, lại có lối quản lý "chết người" qua chuyện buôn thuốc chống ung thư giả. Việt tộc sẽ đi về đâu với các tác nhân chính quyền kiểu này ? Cái toe toét được nêu trong câu hỏi của một học trò chỉ mới 11 tuổi chỉ là hạ nguồn của tệ nạn do chính cơ chế gây ra, nhưng nếu muốn biết sự thật là phải đi trở ngược lên thượng nguồn của một định chế mà trong đó các chủ nhân chính quyền tự ý gian, dối, lừa, bịp bằng chính các xảo thuật, thủ đoạn nhớp nhúa : ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng "tổ chức (tự) phong" mình là tiến sĩ, song đó là giáo sư của một ngành không có trong bảng liệt kê của khoa học : ngành tổ chức đảng ! Cũng như chủ tịch nước Trần Đại Quang, cũng "tổ chức (tự) phong" mình là tiến sĩ, kế đó là giáo sư của một ngành không có trong bảng liệt kê của khoa học : khoa học an ninh (khoa học công an). Đây là chuyện đang làm trò cười trong giới học thuật chính thống, từ quốc gia ra quốc tế, mà kẻ làm học thuật tại ngoại quốc, hằng ngày thấy các đồng nghiệp phương Tây của mình mang ra làm trò cười cho chính giới trong các chính quyền của các nước dân chủ, đa nguyên, thì tự thấy đây chính là : quốc nhục !

Chính quyền (không) lận

Chính quyền Việt Nam hiện nay, mang thực chất của cường quyền, để lại từ khi có chuyên chính-chuyên quyền-lạm quyền, tức là từ khi có độc quyền của Đảng cộng sản Việt Nam, loại chính quyền nầy cho tự phép họ gian lận "nói một đằng, làm một nẻo", cùng với phản xạ "cả vú lấp miệng em". Nó hoàn toàn trái ngược lại với định nghĩa bình thường của chính quyền, mà theo tổ của ngành xã hội học Durkheim : "chính quyền đưa thực thể của tư duy vào hành động cụ thể trong thực tế xã hội, qua công cụ hợp lý của chính sách, để điều hành các định chế, các cơ chế vì lợi ích của toàn thể".

Vơ vét tiền của của đồng bào mình, đưa của cải -cắp và cướp- ra ngoài, không qua Trung Quốc cũng cộng sản như họ, mà qua phương Tây, cùng lúc đưa con cái du học và mua nhà về hướng Bắc Mỹ và Tây Âu, tìm cách "hạ cánh an toàn". Một loại tiếng lóng ôm quyền rất thô tục dựa trên cái vô đạo đức của các chủ nhân chính quyền (từ Bộ Chính trị tới Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam) giữ ghế ở trên để ăn cướp), cùng các tác nhân chính quyền (từ chính phủ tới các cấp của chính quyền địa phương) giữ chỗ ở dưới để ăn cắp. Tầm thường hóa chuyện trộm, cắp, cướp, giựt qua độc quyền-tham quyền-lộng quyền, loại chính quyền đó mang trong bản chất lãnh đạo của họ, mang trong tư duy lãnh đạo của họ : bạo quyền !

Trong đây có một bi kịch đang được ẩn giấu, đó chính là thực thể chính quyền Việt Nam nằm trong tay bạo quyền của Đảng cộng sản Việt Nam, từ đây tạo ra một quốc nạn đang chờ đón Việt tộc ! Ma quyền Tầu tặc đang trùm phủ lên tà quyền quốc nội. Vì Đảng cộng sản Trung Quốc-Đảng cộng sản Trung Quốc đang trùm phủ lên số phận của Đảng cộng sản Việt Nam, vì các chủ nhân chính quyền cùng các tác nhân chính quyền muốn giữ Đảng cộng sản Việt Nam để tiếp tục vơ vét thì phải dựa vào sự bao che của Đảng cộng sản Trung Quốc, mà Đảng cộng sản Trung Quốc thì không bao giờ rời bỏ ma đạo của họ là xâm lược-xâm lấn-xâm chiếm-xâm lăng đất nước Việt ! "Đi với ma mặc áo giấy" là bài học cẩn trọng mà tổ tiên để lại, và trong tình hình "chỉ mành treo chuông" hiện nay của kiếp Việt là chúng ta đang bị truy đuổi-truy lùng-truy quét-truy hại không phải bởi một con ma mà ít nhất là hai con ma : ma quyền Tầu tặc tà quyền quốc nội.

Chính quyền (không) bỏ gốc

Chính quyền (không) bỏ gốc trong một dân tộc biết thờ tổ tiên là một chính quyền biết quý trọng người tuổi trọng, vì họ là cầu nối giữa đạo lý tổ tiên và các thế hệ sinh sau đẻ muộn, họ nối tầm nhìn của kẻ xưa để nối tầm tay của thế giới khuất mặt và thể giới có mặt. Vậy mà, các người lớn tuổi không được bảo vệ, không được chăm sóc, không được tôn trọng như bao đời nay trong lịch sử của Việt tộc. Một số không nhỏ bị gia đình bỏ rơi, bị xã hội xem rẻ, bị chính quyền quên trong chính nhiệm vụ của chính quyền là phải bảo vệ những kẻ già yếu. Hãy tạm gạt qua câu "kính lão đắc thọ", biến chuyện nâng người lớn tuổi để tìm đường sống lâu trong lúc nhiều tuổi, mà hãy chỉ đối xử bình thường của kẻ biết ơn-mang ơn, không cần phải trả ơn, chỉ cần thành kính với họ trong gia đoạn lão-bịnh-tử.

Có không ít các người tuổi trọng mà không được quý trọng, chịu cảnh "tứ cố vô thân", ngày ngày "đầu đường, xó chợ", lang thang "cù bất, cù bơ", thấp bé như "bụi đời", lẻ loi như "oan hồn", thậm chí phải "ăn mày, ăn xin" để "sống vất vưởng qua ngày". Nếu một chính quyền mà để người dân tuổi trọng trong tình trạng như vậy thì chính quyền này có tội với họ, phải lãnh tội trước tổ tiên, phải chịu tội trước luân lý "thờ cha, kính mẹ" theo nghĩa rộng nhất và thật nhất !

Weber định nghĩa : "chính quyền như một tập thể nhân tri sống động có quyền lực trên một lãnh thổ, nhưng phải thực thi quyền lực đó qua các giá trị của nhân tính".nhân tính Việt chính là nhân nghĩa Việt (bầu ơi thương lấy bí cùng), chính là nhân bản Việt (một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ), chính là nhân đạo Việt (máu chảy, ruột mềm), chính là nhân văn Việt (máu chảy tới đâu, ruột đau tới đó). Tại đây, một chính quyền có nhân tri Việt phải hướng dẫn xã hội, phải dẫn dắt người trưởng thành, phải giáo dục thanh thiếu niên, phải giáo dưỡng thiếu nhi (chỉ trong hai từ) : có hậu ! Vì "ăn ở có hậu" mới có lối ra để thoát vô cảm ! Có nẻo đi vượt vô nhân ! Có đường để tránh vô hậu !

Chính quyền (không) phân nửa

Chính quyền (không) phân nửa là một chính quyền không quên một nửa bộ phận của dân tộc là : phụ nữ ! Thói quen "trọng nam khinh nữ" đã thô bỉ trong đấu tranh hiện nay của thế giới cho nam nữ bình quyền, tại Việt Nam nó lại càng bỉ ổi hơn trong thực tế xã hội nơi mà phụ nữ Việt còn bị hà hiếp (nạn nhân của hiếp đáp), có lúc bị cưỡng hiếp (nạn nhân của hiếp dâm), lúc thì ngoài xã hội, thậm chí có lúc là nạn nhân của chính các chủ nhân chính quyền ! Bi kịch mà cũng là hài kịch của Việt tộc, bi đát hơn thảm kịch, dài lâu sinh ra hoạn kịch, nơi mà tuyên truyền ngu dân bắt cả nước học tập theo gương đạo đức của Hồ Chí Minh, thì chính nhân vật này, được kể qua nhiều hồi ký của các kẻ thân cận với ông, từ Trần Đĩnh tới Nguyễn Thư Hiên... là một kẻ lận dâm với nhiều phụ nữ, mà nạn nhân đã bị mất mạng : bà Nông Thị Xuân, sau khi bị rơi vào tay của Trần Quốc Hoàn, bị ám sát, rồi trá hình qua một tai nạn, mà Đảng cộng sản Việt Nam vẫn còn bưng bít. Không ai trong chúng ta buộc tội sinh hoạt dục tính bình thường giữa nữ và nam, nhưng một chính quyền trong sạch phải kết tội thủ phạm khi dục tính đã thành thú tính, sẵn sàng đổi qua sát tính gây tử thương cho đồng loại !

Chuyện chính ở đây là vai trò bưng chải, gánh vác gia đình phụ nữ Việt, biết vùng dậy để thành công trong doanh trường, thành doanh nhân cáng đáng gia đình, doanh nghiệp, mà vẫn bị chèn ép ngay trên chính trường, vắng mặt trong lãnh đạo chính trị, với một thiểu số quá ít để làm theo đổi tình hình hiện nay : để bảo vệ phụ nữ. Một tình hình với một số không nhỏ nam giới hưởng thụ trong nhàn rỗi, từ nhậu nhẹt qua chơi bời, từ trác táng qua tha hóa, tiêu rỗi thời gian qua tiêu thụ bừa bãi trong một quá trình hèn nhục hóa nhân cách nam giới, một chính quyền mà nhắm mắt, quay lưng với các tệ nạn nam giới là một chính quyền có tội với dân tộc.

Tội của chính quyền hiện nay càng nhiều, càng sâu, khi họ để phụ nữ Việt phải đi làm nô tỳ, nô bộc, thậm chí "làm gái" trong nhiều nước láng giềng, mà số phận thua kẻ "đi ở đợ". Trong khi mọi người Việt đều biết không ai thấy những phụ nữ các nước láng giềng trên đất nước Việt, một chế độ mà để bao nhiêu trăm ngàn phụ nữ đi "làm vợ lẽ", "làm điếm", kẻ cả trẻ con. Vậy mà, trên mạng xã hội, cư dân mạng đều thấy bức ảnh một phụ nữ, ăn mặc hở hang, nhưng cầm trên tay biểu ngữ "bán thân không bán nước" ! Đây không những là sự thật về chính quyền hiện nay trong đó có một số không nhỏ lãnh đạo đang trong quy trình bán nước, mà biểu ngữ này còn nói lên một sự thật luân lý sâu xa hơn là phụ nữ phải bán thân thì : nhân cách-tư cách-phong cách của họ còn liêm chính-liêm khiết-liêm sỉ hơn bọn bán nước !

Chính quyền (không) chém ngọn

Chính quyền (không) chém ngọn là chính quyền biết bảo vệ : lộc, chồi, hoa, ngọn của cuộc sống, đó chính là trẻ thơ ! Chính là tương lai đang hiển hiện trước mặt chính quyền đang cầm quyền, phải giáo dục-giáo dưỡng chúng bằng giáo lý của nhân loại, của tổ tiên, trao truyền được nhân tri, nhân trí cho một nhân loại chưa trưởng thành đang chờ đón nhân nghĩa, nhân bản, nhân văn.

Chính quyền (không) chém ngọn là chính quyền không chấp nhận cảnh trẻ con phải ăn "cơm thiu, cháo hẩm", "ăn lá để no bụng" như một bầy trẻ có động thái thú tính trong giờ cơm tại các trường học vùng sâu-vùng xa, ngày ngày bẩn thỉu, rách rưới, cảm cúm, thất thểu, vượt suối, vượt đèo để đi học trong hiểm nạn.

Chính quyền (không) chém ngọn không thể để một số thầy giáo, cô giáo bạo động ngay trong lớp học, đánh đập các học sinh trước mắt bạn bè của chúng ; không trả bài được thì bị nhục mạ bằng những lời lẽ thô tục. Làm sao có thể dạy được học sinh yêu người, yêu đời bằng bạo lực. Chúng còn bị bạo hành bởi cha mẹ ngay trong gia đình, vùi dập chính các con mình bằng những cực hình mà chính họ thấy xảy ra ngoài đường, trong các đồn công an, trong phim ảnh, trong truyền hình...

Chính quyền (không) chém ngọn, là chính quyền có quyết tâm giới hạn tối đa nạn tự tử của thanh thiếu niên, mà bầy giờ một số em lại cho môi trường học đường để tự vận ; trong một xã hội với nhiều trẻ bị tâm thần mà không được chính quyền qua y tế chăm lo chữa trị, chăm sóc qua điều trị, để sau này sẽ thành loại người lớn nguy hiểm cho gia đình, hàng xóm, tập thể, cộng đồng.

Chính quyền (không) chém ngọn phải dứt khoát trừng trị và xóa cho sạch nạn "ấu dâm" đang lan tràn, đày đọa trẻ con suốt kiếp phải mang số phận địa ngục trần gian trước thế giới người lớn. Không có gì khó để trừng trị, cô lập, vô hiệu hóa các tội phạm này ; các chính quyền văn minh có nhiều phương sách hữu hiệu : cô lập trong các trung tâm điều trị, dùng y học hóa chất ngăn sinh lý tội phạm, dùng phân tâm học hỗ trợ bởi tâm thần học, tận dụng giáo dục tâm lý học từ trong gia đình tới học đường, từ hội đoàn tới pháp luật.

Câu hỏi của Chí Phèo : "Ai cho ta làm người lương thiện ?" mà một trong các câu trả lời đã có sẵn trong một chính quyền liêm minh, với một hệ thống giáo dục liêm chính, tạo điều kiện cho thầy cô liêm sỉ với giáo khoa-giáo trình-giáo án liêm khiết để giáo dưỡng trẻ thơ thành người lương thiện !

Chính quyền (không) xóa não

Chính quyền (không) xóa não là chính quyền biết trọng chất xám, nâng niu tri thức, quý trọng trí thức, vì quý yêu kiến thức, biết dụng không những khoa học kỹ thuật, mà khai thác sáng suốt các nghiên cứu, điều tra, điền dả của khoa học xã hội và nhân văn, nắm chắc các kết quả của học thuật để hiểu sâu nhân tình, hiểu rộng nhân loại, hiểu cao nhân thế, luôn đưa nhân tri vào nhân trí để nâng nhân bản.

Chính quyền (không) xóa não, là chính quyền biết khai thác sử học, để tra đúng sử liệu, tìm trúng sử luận, để hiểu sử tính của một dân tộc, sử địa của một đất nước, và không lập lại sai lầm của quá khứ, biết ưu điểm, trọng điểm của tổ tiên nhưng cũng thấu luôn yếu điểm, nhược điểm, khuyết điểm, kể cả khuyết tật của họ. Hiểu thấu lịch sử để làm khá hơn, tốt hơn, hay hơn, cùng lúc đặt Việt sử, vào sử quốc tế để so sánh từ đồng sử đến dị sử giữa người và ta, trong đó so sánh sắt se với láng giềng cùng nôi tam giáo đồng nguyên với ta. Đó là Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, cùng văn hóa với ta tại sao họ thành công làm chủ, còn ta thất bại (trong thảm hại) làm công, làm thợ cho họ thậm chí lao động trong vai nô tỳ, nô bộc cho họ ?

Chính quyền (không) xóa não là chính quyền biết đưa kiến thức của khoa học xã hội và nhân văn làm tri thức cho xã hội hiện tại, có kiến thức xã hội học rồi thì biết sáng lập ra nhân khẩu học để có các chỉ số, chỉ báo, chỉ tiêu trong định chất và định lượng từ sinh suất tới tử suất, từ tuổi thành hôn tới tuổi thọ của các cá nhân, của một dân tộc. Khi đã vững về kinh tế học thì biết sáng tạo ra kinh tế học xã hội để chuẩn đoán rồi để giới hạn ngay trên thượng nguồn chuyện bất bình đẳng (con vua thì được làm vua, con quan thì được làm quan) qua cải tổ giáo dục, chuyện bất công (cá lớn nuốt cá bé) để bảo quản được đạo đức của cha ông.

Chính quyền (không) xóa não là chính quyền biết đưa các khám phá của khoa học xã hội và nhân văn vào ngay trong công tác xã hội, từ thấu hiểu các nhu cầu xã hội tới xử lý các đòi hỏi xã hội, chính tri thức của các nghành này tạo điều kiện cho chính sách đúng hơn, lãnh đạo khôn ra, đây là chỉ báo để định nghĩa sự thông minh trong chính trị. Một chính quyền không liều lĩnh thiêu binh, qua một cuộc bạo chiến mang tên gọi là tổng tiến công tết Mậu Thân, năm 1968 làm thiệt mạng hàng trăm ngàn sinh linh, một cuộc nội chiến (1954-1975) làm mất mạng nhiều triệu động bào, để sau bao năm hòa bình rồi mà Việt tộc cứ tìm đường ra đi, ra nước ngoài như để tự cứu mình và người thân, bỏ lại con người Việt ngày càng sa sút, từ nhân phẩm tới nhân cách !

Chính quyền (không) xóa não là chính quyền biết khiêm tốn trước tri thức, luôn muốn học hỏi ; khiêm nhường với trí thức, luôn nhận các tư vấn đúng, các cố vấn giỏi ; luôn khiêm cung trước "điều hay, lẽ phải" của tổ tiên, xem chuyện cứu nước-giữ nước hơn chính sinh mạng của mình, nếu không nghĩ và không làm như vậy thì đừng lãnh đạo chính trị !

Chính quyền (không) xé lẻ

Chính quyền (không) xé lẻ là chính quyền dùng quyền lực của trí tuệ dân tộc, tài nguyên đất nước để chế tác ra hợp lực trong đó giáo dục phục vụ nhân tri và nhân trí, kinh tế phục vụ cho nhân sinh, văn hóa phục vụ cho nhân văn, đạo lý phục vụ cho nhân cách, lấy nhân nghĩa làm nhân bản. Ý nghĩa của hợp lực có trong kinh nghiệm dựng nước và giữ nước của tổ tiên qua thuật ngữ : cả nước-toàn dân. Đây chính là thành công của một chính quyền biến hợp lực thành tổng lực.

Chính quyền (không) xé lẻ là chính quyền dùng quyền lực của định chế và cơ chế để làm ra tổng lực cho cả một dân tộc, cho cả một đất nước, không xé lẻ để hưởng riêng, không xé lẻ để cộng sức. Không lòn lách qua lách luật, tránh luật, thậm chí xé luật để tham nhũng-tham ôtham quyềnlộng quyền. Bọn xé lẻ để đi đêm với đối phương, để xé lẻ để đi lén với kẻ thù không thể dung thân trong một chính quyền sạch !

Chính quyền (không) xé lẻ vì tư lợi của lãnh đạo, vì tranh quyền giữa các nhóm lợi ích, thanh trừng nhau trong bạo lực như các mafia, chỉ biết trộm, cắp, cướp, giựt với hành vi "ăn tươi, nuốt trọn", trong cách hành xử "thắng làm vua, thua làm giặc", thắng rồi thì "ăn trên, ngồi trốc", vừa vơ vét, vừa tính chuyện "cao bay, xa chạy" khi đất nước lâm nguy.

Chính quyền (không) xé lẻhợp lực thành tổng lực trong cộng củacộng sức, mà không quên cập nhật hóa các giá trị tâm linh của tổ tiên ; biết duy trì và trao truyền mọi giá trị luân lý và đạo lý qua giáo dục ; biết bảo quản rồi bảo hành mọi di sản vật thể và phi vật thể vì nhân dân, và vì nhân loại. Biết phổ biến hóa các khả năng, các tài năng của từng thành phần xã hội, các tiềm năng và tiềm lực của từng vùng miền, để "vốn liếng hóa" phương trình hợp lực-tổng lực trong các hành động cụ thể của lãnh đạo : lấy vốn cũ để tạo vốn mới !

Chính quyền (không) vùi tri

Tri thức để lãnh đạo chính trị không chỉ tới tự kiến thức khoa học, nó hằng ngày khai trí cho lãnh đạo nếu các lãnh đạo muốn khai minh qua khai thị khi trực diện với dân chúng với xã hội, chuyện chính của tri luôn là có chịu học, chịu hiểu, chịu thấu để chịu đổi, chịu thay, chịu chuyển hóa hay không thôi ! Tri thức về dân chúng với cuộc sống ngày càng nheo nhóc của họ, không biết các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam có ý thức, có nhận thực để chuyển thành tâm thứ hay không, khi xuất hiện một tâm lý mới của số đông dân ngày càng bị cái nghèo khó, bị cuộc sống hằng ngày truy bức quá đổi sinh ra tâm lý : "sợ tết !". Tại sao lại sợ tết một thời điểm vừa thiêng liêng, vừa thảnh thơi, phải vui vì là dịp rất vui của cả nước ? lý do chính vẫn là tài chính, kính tế, vật chất : "không có tiền ăn tết", "không đủ tiền nghĩ tết", "tết đến còn làm buồn hơn", "chỉ mong cho tết qua mau"... Tâm trạng này phải đánh thức tâm thức của lãnh đạo, họ phải thực sự phản tỉnh để thấy hiện trạng quần chúng : Tết làm gì cho khổ !

Việt tộc luôn biết "vui tết", thế mà các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam có thấy là trong lúc họ nhận quà cáp "ngập mặt", thì có các gia đình chỉ đủ sống nhưng mấy đêm "ba ngày tết" lẳng lặng tặng : "quà tết", "ẩm thực tết", "bánh trái tết"... đi cùng đường cuối phố, để phân phát cho các người dân không nhà, nằm la liệt thảm buồn giữa tết, đó là tình đồng bào trong một xã hội mà đạo đức dân tộc đang bị xuống dốc thảm hại, một xã hội bị một chính quyền bỏ rơi, bỏ đi, bỏ mặc ! Việt tộc không thiếu tình đồng bào, đối với các con dân biết đùm bọc nhau, các lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam có thấy là trong lúc họ vui chơi, chè chén trong dịp tết thì có bao thanh niên vào các xóm nghèo, lên tận vùng cao, vùng xa, vùng sâu để trao tặng quà tết cho các đồng bào trắng tay, trong túng thiếu : "không dám nghĩ tới tết". Nếu các lãnh đạo mà vui hưởng triệt để tết, nhờ bổng lộc qua quà cáp, thì chắc chắn là vô tri, khi bao đồng bào họ cúi đầu trong cảnh thiếu hụt-thiếu thốn : thiếu đói !

Việt tộc hiện nay thấy ngấy lên tới cổ, mỗi lần nghe các mỹ từ : an sinh xã hội, khi quà tặng của các đoàn từ thiện muốn trao tận tay cho các đồng bào nghèo các vùng cao, vùng xa, vùng sâu đã bị chính quyền địa phương với lực lượng công an của họ chặn ngay trước làng, trước thôn, trước cổng ; một đất nước mà làm một cử chỉ bình thường của thiện nguyện cũng bị chặn, cắp, cướp, giật ! Việt tộc hiện nay ngày càng thấy kiểu xảo ngôn : an sinh xã hội trở nên lố bịch với cảnh đồng bào nằm la liệt trong các bịnh viện, nơi mà các dịch vụ làm tiền bất chính trùm phủ lên họ, khi người nhà mang thức ăn được nấu kỹ lưỡng, vậy mà người bịnh không được hưởng, mà phải mua thức ăn của các dịch vụ làm tiền bất chính này, vì "lý do y tế"mà xuất xứ các thực phẩm này không biết từ đâu tới, có độc tố hay không ? Có an toàn hay không ? Chữ tri là hải đăng cho chữ nhân ! Phải thấy chữ tri trong nỗi khổ niềm đau của đồng bào để không vùi tri lãnh đạo !

Chính quyền (không) xiết tuệ

Chính quyền (không) xiết tuệ, nơi mà tuệ giác của dân tộc chính là trí tuệ của lãnh đạo ! Tuệ giác hiện nay của nhân dân nằm ngay trong nỗi khổ niềm đau của họ, vì hơn hết họ hiểu sự cùng quẩn của dân đen, sự oan ức của dân đen : tại sao trong dịp tết này, 2018, có hàng trăm dân oan vẫn ra Hà Nội, dù biết các cơ quan lãnh đạo đã đóng cửa nghĩ tết ! Họ nằm lăn lóc đường Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, với khí trời mùa đông miền Bắc, tại sao vậy ? Tại vì họ không còn đất, còn nhà, họ mất hết, họ tới thủ đô để kêu oan, để đòi công lý, mà lãnh đạo chính quyền phải trả lại công lý cho họ, đừng lẻo miệng là "đầy tớ của dân" nữa !

Lãnh đạo đừng lẻo lưỡi "phục vụ dân", hãy thật sự phục vụ nhân dân, bằng cách chống bất công, chống bạo quyền, hãy bảo vệ dân bằng tuệ giác của công bằng. Trí tuệ của lãnh đạo bắt đầu bằng trực diện để trực quan : các cơ quan có những tòa nhà đắt tiền, rộng lớn, cũng từ tiền thuế của dân mà ra ; chính các cơ quan đó, từ địa điểm của các hội tới các địa danh của của chính quyền, thì tất cả cửa nẻo đóng im ỉm ngay cả ngày hành chính bình thường, nơi mà chung quanh dân oan đứng, ngồi, nằm la liệt, họ đang : đi ăn xin công lý đấy ! Họ trực tuyến để trực diện với một chính quyền vô tuệ trước công pháp đấy ! Vì họ có kinh nghiệm với một chính quyền đi bắt cóc các nhà vận động dân chủ, tuyên bố xử họ công khai nhưng chặn dân đi dự ngay trước cổng toà, bỏ tù các nhà vận động dân chủ nhưng khi thả họ ra thì không có chứng thư giam giữ và phóng thích, cùng lúc chối leo lẻo trước quốc tế là Việt Nam không có tù nhân lương tâm. Một chính quyền bắt cóc dân-xử đóng cửa tòa-nhốt bừa bãi-thả thô tục đó là một chính quyền trí tuệ nhúng chàm.

Trí tuệ của lãnh đạo nằm ngay trong đạo lý của lãnh đạo : "đồng cam cộng khổ"với dân, nằm giữa đạo đức của lãnh đạo : "chia cơm xẻ áo" với dân ! Ngược lại cứ để nhân dân tự cứu đói nhau ; mặc thanh niên đi bảo vệ môi trường, môi sinh giữa khu Sơn Trà có động vật trong sổ đỏ, hàng ngày bị đe dọa bởi bọn tướng tá tham quan phá rừng để xây : biệt thự, dinh thự, biệt phủ, nhân cách bọn này không phải lãnh đạo, vì tư cách của chúng thua xa súc vật.Tuệ giác của lãnh đạo rất dễ thấy (nếu lãnh đạo muốn thấy, muốn thấu) qua chính bạo quyền, cho phép công an bạo động với thanh thiếu niên, khi bắt cô bé Cát Linh bị công an bắt, đánh đập, tra hỏi và khi mở cặp của cô học sinh này ra thì thấy toàn : hiến pháp ! Chính bọn công an vô tri, vô giác không sao hiểu nổi có một cô học sinh để dành tiền đi mua hiến pháp để tặng cho bạn bè, cho dân chúng, giúp họ hiểu công pháp, công lý hơn để họ tự bảo vệ họ, vì chính quyền không bảo vệ họ, mà ngược lại hằng ngày hiếp đáp họ.

******************

Phần 6

Thức

"Lịch sử là ác mộng, tôi sống để thức suốt…".

J. Joyce

politique6

Lãnh đạo mà vô thức thì sẽ đưa Việt tộc vào lộ trình vô định hướng vô minh !

Thức

Thức là hệ đào tạo chính trị tất yếu : lấy kiến thức để xây dựng tri thức, nhận trí thức để tạo ý thức, đón nhận thức để có tỉnh thức. Không thạo hệ dây chuyền : kiến thức-tri thức-trí thức-ý thức-nhận thức-tỉnh thức thì đừng lãnh đạo, lãnh đạo mà vô thức, thì dẫn tới vô minh, để rơi vào bẫy vô tri, chóng chầy sẽ rơi vào vô giác, gây họa cho dân tộc, tạo nạn cho giống nòi. Thức là hệ lãnh đạo chính trị vừa tỉnh để có tỉnh táo, vừa động để hành động đúng lúc hợp thời, đúng thế. Hãy xem lại quá trình đào tạo lãnh đạo tại các nước văn minh, nếu không nói là tân tiến, ở đó có kiến thức trước quần chúng để gầy dựng tri thức sớm làm nền cho mọi chính sách, tránh hẳn chuyện "sai một ly đi một dặm". Trong đó mọi chuẩn bị trên thượng nguồn phải có một hệ trí thức chỉnh chu làm gốc cho ý thức chu toàn, để không xẩy ra chuyện "sai con toán bán con trâu". Để khi hành động, thì được vũ trang bằng nhận thức chính xác về dữ kiện để có tỉnh thức sáng suốt, "người khôn chưa đắn đã đo, chưa ra tới biển đã dò nông sâu", trước khi nhập cuộc và biết chống chỏi trước mọi thử thách !

Một trong những thất bại to lớn của Đảng cộng sản Việt Nam, gây bao hậu nạn cho Việt tộc, là Đảng cộng sản Việt Nam không tin, không muốn, không đón, không trọng hệ thức (kiến thức-tri thức-trí thức-ý thức-nhận thức-tỉnh thức) trong lãnh đạo chính trị. Hệ thức để khai thị, khai sáng, khai tri, khai trí, mà các nước láng giềng cùng tam giáo đồng nguyên với Việt Nam đã thành công : Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Hệ thức luôn được mài thật sắc, dũa thật nhọn qua hệ học, học cho đến nơi, đến chốn để lấy sáng kiến trong thao tác, để thăng hoa qua sáng tạo trên mọi lãnh vực của tri thức, từ khoa học, kỹ thuật tới văn hóa, nghệ thuật...

Vấn nạn thì phải nhận ra hậu nạn : Đảng cộng sản Việt Nam đã tha hóa hệ giáo (giáo dục-giáo khoa-giáo án-giáo trình) đang đi ngược lại quy trình kiên cường giáo dưỡng để bền chí học tập, để xảy ra bao hiện trạng học giả-thi giả bằng giả. Lãnh đạo mà vô thức thì sẽ đưa Việt tộc vào lộ trình vô định hướng vô minh !

Lương

Lương hệ lụy nếu lãnh đạo chính trị vô tâm, là hệ thiện nếu những kẻ lãnh đạo chú tâm. Lương là hệ trình của lương thiện-lương tâm-lương tri, không có lương mà đòi lãnh đạo, thì không chóng thì chầy cũng thành kẻ bất lương ; từ sâu dân mọt nước sẽ tới buôn nước, bán dân.

Lương luôn hệ kiến thức đôi : kiến thức liêm chính về luân lý làm nền kiến thức sáng suốt về quản lý, trong đó bọn tham quan không có chỗ đứng để tham nhũng, không có chỗ ngồi để tham ô. Bọn này không sao hiểu được phương trình lương thiện-lương tâm-lương tri là một lý luận thông minh, một lập luận thông thái để kẻ cầm cương, nẩy mực sẽ là kẻ chủ động đưa giống nòi tới quốc thái, dân an. Vì với tư duy ích kỷ tối đa làm quan để vơ vét, làm lãnh đạo cào, nạo của cải nhân dân, nên chúng đã bị ung thư ngay trong não bộ và luôn nghĩ phương trình lương thiện-lương tâm-lương tri chỉ dành cho những ai ngây thơ, thật thà, thậm chí là ngu dại.

Lương thiện, lấy cái trong làm cái sáng, lấy cái thẳng làm cái ngay, công nào của nấy, ngược lại với bọn tham quan làm quan để tham nhũng, sẽ bị lột mặt nạ vì là bọn cướp ngày là quan (cắp của công-cướp của tư), giữa công và tư chúng chỉ thấy chúng, chuyện ai chết mặc ai trong phản xạ của chúng, chuyện cao chạy, xa bay khi đất nước bị ngoại xâm có trong vô tâm nên sống vô thức của chúng.

Lương tâm, lấy tâm nói thương, lấy thương làm thiện, biết nỗi khổ niềm đau của đồng bào nên có lương trong công, có tâm trong việc, nhất là việc nước, việc vì dân. Lương tâm của kẻ lãnh đạo có công tâm, biết công bằng (cả lý lẫn tình), công lý song hành cùng công pháp, luôn được giáo dưỡng qua nhân đạo trước mọi cảnh thương tâm của đồng bào, đồng loại.

Lương tri, tri thức của lương tâm, kiến thức của lương thiện, tỉnh táo trong lãnh đạo vì thương nước, trọng dân ; sáng suốt trong quản lý vì ăn ở có hậu với các thế hệ mai sau. Chuyện lạ là từ lối tuyên truyền một chiều nghe ra rả bao năm nay "học tập theo gương đạo đức của Hồ Chí Minh" cho tới cả một chiều dài lịch sử của Đảng cộng sản Việt Nam đã gần một thế kỷ : phương trình lương thiện-lương tâm-lương tri chưa bao giờ là chủ đề thảo luận của các lãnh đạo luôn dành độc quyền lãnh đạo đất nước này !

Sạch... trong

Sạch trong đào tạo lãnh đạo nơi mà học lực bảo trì cho học vị, bảo hành cho học hàm ; học trong nghĩa học tập trong tu thân, học hành trong tự rèn luyện, sạch ngược lại với bẩn, với hai loại ô nhiễm trong chính giới : bất tài, vô chí luồn lách qua cửa ngõ tham quan, tham nhũng.

Sạch trong quy trình gầy dựng chính sách, tại đây các thủ đoạn tham ô, tham nhũng bị chặn ngay thượng nguồn, nơi đây kẻ lãnh đạo đi từng bước từ chính sách tới quyết định, từ quyết định tới hành động, từ hành động tới thành quả, lấy cần mẫn để làm rõ bổn phận, lấy chí công để nhận trách nhiệm, lấy hy sinh để thao tác mọi hành vi lãnh đạo. Không hề có chuyện chia chác với nhau để trục lợi riêng.

Sạch trong tiến hành qua cơ chế, từ chỉ đạo qua hành chính, từ quản lý tổng quan tới hành động lãnh đạo cụ thể thường nhật, nơi đây cơ chế sạch để liêm chính hóa mọi thủ tục, để trong sạch hóa mọi tổ chức từ nhân lực tới đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nơi mà kết quả là hiệu quả lãnh đạo, không có chuyện tránh, né, lách, xé luật để đầu cơ, không có chuyện rút ruột vốn, tài nguyên, vật liệu để làm giầu riêng.

Sạch trong hành động chính trị thấy rất rõ trong phong cách lãnh đạo thanh bạch, chấp nhận thanh đạm vì dân tộc, nhận luôn cả thanh bần để tròn nhiệm vụ, để tròn nghĩa vụ với đất nước, lấy đồng lương nuôi cuộc sống cá nhân. Chuyện biệt dinh, biệt phủ là chuyện của bọn đầu cơ chính trị, đầu nậu chính sách, không hề là chuyện của kẻ lãnh đạo liêm sỉ, không hề là hành động lãnh đạo liêm chính.

Sạch... sáng

Sạch để trong chính trị, để sáng lãnh đạo ; sạch từ thượng nguồn trong quá trình đào tạo các cá thể lãnh đạo, sạch trong quy trình gầy dựng chính sách.

Sạch trong đánh giá thành quả và hậu quả phải rõ ngay từ đầu : thấy chuyện hay cho dân tộc, chuyện tốt cho giống nòi, chuyện lành cho xã hội, chuyện đẹp cho đất nước thì đầu tư, thì lập chính sách, thì hành động, trọn vẹn chí công vô tư. Thấy chuyện xấu cho dân tộc, chuyện tồi cho giống nòi, chuyện tục cho xã hội, chuyện dở cho đất nước, thì đừng đầu tư, thì đừng lập chính sách, thì đừng hành động, đánh giá thành quả và hậu quả là chuyện cân, đo, đong, đếm, hoàn toàn duy lý qua lý luận và lập luận có kiểm soát của tập thể, có đối thoại với cộng đồng, có sự đàm phán của nhiều chính kiến đóng vai trò khách quan hóa lãnh đạo chính trị.

Sạch từ đầu đến cuối để tách ra khỏi loại ngụy biện "đánh chuột tránh vỡ bình", mà ta chỉ thấy bạo động với đạo đức giả luôn đi đôi với thanh trừng nội bộ, một loại chính trị rừng, không trong và không sạch. Sạch để tránh loại xảo biện "đưa củi vào lò", một loại bạo hành chính trị luôn đi đôi với thanh lọc bè phái, của bạo lực "mạnh được, yếu thua", của loại bạo quyền "thắng làm vua, thua làm giặc".

Não... bộ

Não bộ dân tộc tùy thuộc phần lớn vào não trạng quần chúng, kết quả của hiện trạng xã hội, thực trạng của đất nước, trong đó bối cảnh chính trị, hoàn cảnh kinh tế, thực cảnh giáo dục, điều khiển từ tư duy tới phản xạ, từ phản ứng tới phản tỉnh của đại chúng đang sống và chia sẻ cùng một văn hóa, đây chính là mức độ văn minh, trình độ văn hiến của một giống nòi, chính đây là bổn phận và trách nhiệm của tất cả những ai muốn lãnh đạo chính trị có não bộ liêm khiết.

Độc đảng sinh đôi với độc tài, độc tôn song hành với độc trị, độc quyền chúng thân với độc đoán, tạo ra tuyên truyền một chiều, sinh ra tư duy ao tù ngay trong tư tưởng, ngay trong não trạng. Trong đó tự do không có dung thân, dân chủ không có chỗ đứng, nhân quyền không có chỗ dựa, từ đây sinh sản ra các loại não bộ lạ lùng, dị kỳ, quái gở mà kẻ lãnh đạo chính trị tỉnh táo, sáng suốt, phải phân tích tới tận gốc, rễ, cội, nguồn.

Những kẻ lãnh đạo chính trị có ý thức vì có tâm thức (thao thức với tiền đồ Việt tộc) phải chịu trách nhiệm về các loại quần chúng sau đây (vì họ chỉ là hậu quả của một loại giáo dục tha hóa một chiều này) :

Vô tri trước nỗi khổ niềm đau của đồng loại : "một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ".

Vô minh trước nỗi khó nghiệp quẩn của đồng bào : "máu chảy, ruột mềm".

Vô giác trước cảnh "ăn bờ, ở bụi" của dân đen, dân oan : "sống nay, chết mai" !

Vô tri, vô minh, vô giác trong xã hội, theo giáo lý của tổ tiên Việt tộc và cũng theo phân tích của chính trị học, của xã hội học, chắc chắn là tới từ bề trên : từ các lãnh đạo chính trị !

Não... trạng

Tại sao lại có một loại quần chúng thờ ơ với hiện trạng dân đen, dân oan, bị tước đoạt mọi quyền sống, quyền làm người, bụi đời ngay trên quê hương, làm oan hồn ngay trong xã hội mà họ đang sống ; trong khi đó loại quần chúng này lại lập tập hợp qua mạng xã hội để ủng hộ, lại còn xin : "ở tù thay cho Đinh La Thăng", một loại tham quan sống nhờ tham nhũng, cùng "cá mè một lứa" như bọn lãnh đạo mang tên này ra xử ! Tại sao lại có loại não trạng này của loại quần chúng này giữa Việt tộc ?

Tại sao lại có một loại quần chúng lãnh đạm với công cuộc đấu tranh liêm chính vì nhân quyền, liêm sỉ vì dân chủ của nhiều thành phần trong xã hội dân sự đang trực diện hằng ngày chống bất công, vì công bằng xã hội ; cùng lúc họ tham gia kịch liệt một cách lạ lẫm vào chuyện đời tư của các đại gia (thật ra chỉ là loại trọc phú, nhiều tiền bạc nhưng thiếu tri thức), của các giai nhân (thật ra chỉ có hình thể mà não bộ thì trống vắng) hai loại người này qua báo chí qua thể loại chuyện giật gân, mà họ không hề thắc mắc về đạo đức "một con ngựa đau, cả tàu không ăn cỏ", về luân lý "máu chảy, ruột mềm". Tại sao lại có loại não trạng này của loại quần chúng này giữa Việt tộc ?

Tại sao lại có một loại quần chúng quay lưng với một cuộc ô nhiễm tàn khốc tại miền Trung do Formosa gây ra, với hàng triệu đồng bào đang "dở chết, dở sống" tại các vùng biển đang chịu thảm họa môi trường này, ngay trên đất nước-đất sống của cả một giống nòi ; cùng lúc đó họ sôi nổi bàn tán về tiêu thụ, tận hưởng qua nhậu nhẹt hoang phí,với bao thanh niên suốt ngày la cà trong các quán cà phê, để thời gian trôi qua với bao chuyện ngẫu, mà không có tư duy biết tôn trọng tiền đồ của tổ tiên, không biết tự trọng trước nhân phẩm cá nhân mình, ngày ngày bị tha hóa, giờ giờ bị biến phẩm ; tại sao lại có loại não trạng này của loại quần chúng này giữa Việt tộc ?

Nếu muốn lãnh đạo chính trị mà không có các câu trả lời, để có các quyết sách hướng thiện, thăng đức quần chúng thì đừng lãnh đạo nữa !

Dính thân-dính đảng

Dính thân là thực trạng của vài trường hợp mà y khoa thông báo cho chúng ta qua các trường hợp sinh đôi hiếm hoi : hai đứa trẻ ra đời cùng một lúc, có phần lớn các nội tạng nhưng chỉ có một cột xương sống, hai cá thể nhưng phải chia cùng cuộc đời, cùng kiếp sống. Khi y khoa quyết định muốn cứu cả hai thì phải tách ra, để hai là hai, chớ không phải hai là một, tách ra để mỗi kẻ có kiếp riêng, có đời riêng, nếu không tách được thì đứa này có thể là họa của đứa kia. Cụ thể là đứa mạnh luôn làm khổ đứa yếu, đứa mạnh luôn lấy sức mạnh để khống chế, để áp đặt, để bạo hành, để bó buộc đứa yếu bắt làm theo ý muốn, ý định, ý đồ của đứa mạnh.

Dính đảng lại là chuyện có thật trong chuyện chung đời-cộng kiếp giữa hai đảng anh-em : đứa mạnh làm anh là Đảng cộng sản Trung Quốc-Đảng cộng sản Trung Quốc, đứa yếu làm em là Đảng cộng sản Việt Nam-Đảng cộng sản Việt Nam, từ khi hai đảng này ra đời, từ khi hai đảng này chọn quỹ đạo chuyên chính để thống trị qua cái độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc tôn), chọn chuyện ăn đời-ở kiếp với nhau, nhưng trên thực tế thì đây là chuyện vừa cưỡng hôn, vừa cưỡng thân. Một đại họa cho Việt tộc, mà muốn sống còn trong vai em-thế yếu thì phải tìm mọi cách để tách ra, thoát ra, càng sớm càng hay.

Đảng cộng sản Trung Quốc luôn can thiệp, luôn xen vào nội bộ, phân hóa các lãnh đạo, và trên thực tế là tổ chức nhân lực lãnh đạo cho Đảng cộng sản Việt Nam, đứa mạnh-đàn anh luôn tìm cách ở trên cao để chi phối, để quyết định số kiếp đứa yếu-đàn em, bằng những thủ đoạn xấu, tồi, tục, thấp ; bằng các xảo thuật độc, ác, thâm, hiểm. Lúc "chơi ngang" dùng ma đạo để cắt đôi đất nước Việt ngay hiệp định Genève 1954 ; lúc "chơi đểu" cướp biển, cướp đảo của Việt Nam ; chưa kể bao lần "chơi ngược" qua các chiều bài cố vấn quân sự kiểu "biển người" coi sinh mạng Việt như cỏ rác, và nhiều lần "chơi ác" đưa đẩy lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam vào con đường giết dân, qua cải cách ruộng đất. Hiện nay, thì bao vây kinh tế Việt, từ nhập khẩu hàng tàu tới gây ô nhiễm môi trường, hủy diệt môi sinh, giăng bẫy chính trị, tổ chức nội gián, giáo dưỡng bọn phản phúc buôn dân, bán nước, giết hại các lãnh đạo chân chính mưu cầu độc lập, tự chủ cho Việt tộc.

Hãy kết luận : dính thân mà yếu thì chỉ có chết ! Dính đảng mà hèn thì chỉ dẫn đến vong quốc, diệt nòi. Hãy quyết định không dính nữa ! Hãy quyết đoán là tách ra ! tách để sống, tách để giữ nhân phẩm, tách vì có nhân cách, tách một cách dứt khoát để Việt là Việt !

Chuyên... ngược

Đối với chính giới của các nước văn minh và đối với các chuyên gia về Việt Nam, thì lãnh đạo chính trị độc đảng, từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam, chỉ là một lực lượng luôn hiểu ngược nội hàm, nội chất, nội lực của từ chuyên.

Ngữ văn chuyên trong đào tạo lãnh đạo và quản lý trong các quốc gia văn minh có thượng nguồn qua ngữ pháp là chuyên ngành qua học lực quyết định học hàm và học vị của một lãnh đạo, từ đó có chuyên môn sắc nhọn trên một lãnh vực và được đồng nghiệp, đồng môn, đồng đảng công nhận là chuyên gia, được chấp nhận là chuyên nghiệp, tự rèn luyện tới điêu luyện.

Hệ chuyên ngành-chuyên môn-chuyên gia-chuyên nghiệp chính là hệ huấn luyện lãnh đạo hiện đại và ổn định, không qua hệ chuyên này mà muốn khơi khơi lãnh đạo thì rất đáng ngờ, vậy mà hệ chuyên không hề là ưu tiên trong phân công nhân sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.

Đảng cộng sản Việt Nam sinh ra trong nôi đấu tranh bằng bạo lực của giai cấp-bất chấp dân tộc, nên không chuyên nghiệpchuyên ngược, qua ngữ văn chuyên, bị thô bạo hóa qua ngữ pháp chuyên chính, để vào quỹ đạo bạo lực của chuyên quyền, mà quá trình tham quyền cố vị giờ đã sinh ra thảm họa mua quyền bán chức trong mọi tầng lớp lãnh đạo. Ngày ngày chuyện chuyên ngược sinh ra bao quái thai : quan hệ-tiền tệ-hậu duệ để truy diệt trí tuệ của chuyên.

Cái chuyên xuôi của hệ chuyên ngành-chuyên môn-chuyên gia-chuyên nghiệp bị gạt bỏ, tiêu hủy, loại trừ, và Đảng cộng sản Việt Nam đã chọn chuyên ngược qua chuyên chính để chuyên quyền : đây là tử lộ trước toàn cầu hóa hiện nay ! Tại đây chỉ có cái khôn xuôi mới có đất sống ! Còn cái ngu ngược thì sẽ chết "bất đắc kỳ tử" !

Chống... nô

Một lực lượng lãnh đạo có tư duy liêm chính, có chính sách liêm sỉ luôn là một lực lượng có quyết tâm chính trị, có quyết đoán chính sách, có quyết định hành động chống lại : nô (nô lệ, nô bộc, nô tỳ...), mà trước mắt là lao nô đang trùm phủ chúng ta.

Một lực lượng lãnh đạo có bản lĩnh chính trị, luôn lấy nhân cách tổ tiên đã chống ngoại xâm để chống lại kiếp phải làm nô lệ, dù là đã bị đô hộ hằng nghìn năm, dù phải can đảm lấy thân, dù phải quả cảm lấy mạng của chính mình để làm cho bằng được chuyện "Châu chấu đá xe", dù chúng là bất cứ loại thiên triều nào ! Dù chúng có mãnh lực quân sự tới đâu đi nữa, kể có bọn hung hãn nhất là Nguyên Mông, đã bị đời Trần của ta làm cho quỵ sụp tới ba lần.

là kiếp ngược lại với hai loại kiếp người, trong sáng vì trong sạch :

  • Kiếp tự : tự do để có tự quyết, có tự lập để có tự chủ, lấy tự lực tạo ra tự cường.
  • Kiếp chủ : chủ động để hành động, chủ tri của ý thức để tạo ra chủ lực cho tương lai, lấy chủ trí để thực thi chủ quyết.

Thấy người phải nghĩ tới ta, cụ thể là các nước láng giềng cùng nôi văn hóa tam giáo đồng nguyên với Việt tộc đã làm được chuyện hai kiếp (tựchủ) này : Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... Đây không hề là chuyện xa vời, viển vông, mà là chuyện quyết tâm trong chính trị, quyết chí trong lãnh đạo.

Trước mắt, là hãy tháo hai tròng lao nô đang nô lệ hóa bao thế hệ của Việt tộc :

  • Chống lại chính sách xuất khẩu lao động trá hình hiện nay, mà thực trạng là làm lao nô, với lương bổng của nô lệ, làm kiếp gái bán thân cho các nước láng giềng với kiếp nô tỳ vô cùng đốn mạt !
  • Chống lại chính sách mở cửa cho các doanh nghiệp ngoại quốc, nhất là các nước láng giềng sử dụng lao động Việt với lương rẻ, điều kiện lao động tồi, bảo hiểm lao động hèn ngay trên đất nước Việt đang bị ô nhục hóa !

Nếu các lãnh đạo hiện nay không làm ngay được chuyện này thì nên từ chức ngay, càng sớm càng tốt, để các kẻ có năng lực làm, để thế hệ sau có tiềm năng thực hiện xáo kiếp này, vì không có ai là kẻ lãnh đạo tối cần, vì không có ai là lãnh tụ tối thượng cả, vì như ông bà ta đã dặn dò con cháu : "vắng mợ, chợ vẫn đông" !

Sinh ly

Dân tộc Việt là một, văn hóa Việt là một, ngôn ngữ Việt là một : đây là một cơ may, một vốn vững, vì là một nội công để giữ vững độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của tổ tiên. Nhưng những kẻ lãnh đạo phải vận não nhìn thấu lịch sử Việt để thấy là có mầm sinh ly trong chiều dài lịch sử của Việt tộc, chỉ để ngăn mầm sinh ly này đe dọa khối đại đoàn kết cả nước.

Trong lịch-huyền-sử lập quốc, Lạc Long Quân và Âu Cơ, khi có trăm con, thì năm mươi phải lên núi, năm mươi phải xuống biển, đây là một cuộc sinh ly. Sinh ly có thật trong lịch sử Việt, hằn sâu trong tâm não Việt với hằng thế kỷ Trịnh-Nguyễn phân tranh, chia cắt đất nước, chia lìa dân tộc. Sinh ly hiển hiện ngay trong sử cận hiện đại với cuộc chiến Bắc-Nam, qua giọng lưỡi ý thức hệ, nhưng thật ra chỉ là một cuộc sinh ly trong huynh đệ tương tàn qua ba mươi năm tan nát đất nước. Lại thêm hơn bốn mươi năm hòa bình mà kẻ thắng không đủ bản lãnh để hòa hợp, hòa giải dân tộc, để sinh ly tiếp diễn với hàng triệu đồng bào thí thân vượt biển tìm tự do cho tới hàng triệu đồng bào sẽ gởi nắm xương tàn nơi xứ lạ quê người.

Tại sao sinh ly như một hằng số trong văn học, trong thi ca Việt, với bao tác giả, từ Nguyễn Anh Khanh tới Thâm Tâm : Tống biệt hành. Sinh ly có luôn trong tâm trạng của một thanh niên đã theo Việt Minh, đầy phân vân trước khi lại về thành, giữa lòng cuộc kháng chiến chống Pháp : "Lòng tôi sao vẫn còn biên giới ?" (Phạm Duy, Bên cầu biên giới).

Các kẻ muốn lãnh đạo chính trị phải có bản lĩnh và nội công để nhìn thấu được ẩn số sinh ly có trong tổng thể của dân tộc, vì hằng số sinh ly có lắm lần trong lịch sử dân tộc. Biết ẩn số, hiểu hằng số để không cho chúng xuất hiện một lần nữa trong tương lai, trong các thế hệ mai sau, đây là luân lý chính trị dẫn dắt chính sách chính trị.

Lê Hữu Khóa

(25/01/2020)

-------------

suthat4  Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille, Giám đốc Anthropol-Asie,Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam ÁCố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO–Liên Hiệp Quốc,Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris.

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sưLê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa. 

Published in Tư liệu

Phần 1

politique1

Chính luận đưa chính trị vào lý của luận để luận giúp lý cho lãnh đạo chính trị !

Nhân của chính luận

Thấy nước mắt nhân tình để tiếp nhân tâm.

Thấu xương máu nhân thế để nhận nhân nghĩa.

Thấm sinh linh nhân loại để đón nhân tính.

Muốn nhận chức năng, chức vụ, chức danh

lãnh đạo chính trị hiện nay trước Việt tộc :

Thì nên đứng ngay về phía dân đen, trắng tay vì nghèo khổ.

Thì nên đứng cùng phía với dân oan, mất trắng đất, lẫn nhà.

Thì nên đứng chung với công bằng, để có công tâm, để chống bất công.

Thì nên đứng sát phía dân chủ, để sống chết với nhân quyền !

Các vị đang lãnh đạo, đang thất bại trong việc thăng hoa Việt tộc,

xin quý vị xem lại, truy lại, soát lại, suy lại

quá trình đào tạo lãnh đạo tại các quốc gia tiên tiến,

xem lại giáo dục, truy lại giáo khoa, soát lại giáo trình, suy lại giáo án

về lãnh đạo, quản lý và tổ chức, nhất là đào tạo nhân sự trong lãnh đạo.

Chỉ vì nội dung trầm trọng của thất bại trong lãnh đạo chính trị là :

Việt tộc của quý vị phải bị rơi xuống vực !

Chính luận, trong tiểu luận này không phải là thể loại văn được gọi tên là chính luận, mà chính luận ở đây là lý luận chính trị, tạo cơ sở tư duy cho những ai có nguyện vọng hay có tham vọng làm chính trị, muốn lãnh đạo trong một đất nước như Việt Nam, chưa đón được dân chủ, nên chưa nhận được nhân quyền. Lý luận chính trị vừa qua lịch sử, vừa qua thực tế ; không quên kiến thức chính trị là nền chính kiến, nhất là không quên tri thức lãnh đạo làm gốc cho ý thức lãnh đạo.

Chính luận trong tiểu luận này đi tìm cội là chính lý, dựa trên nhân lý, khi quá trình tri thức lãnh đạo chính trị là quá trình lý luận trên thực tế của nhân sinh, là lập luận trên chính sách để phục vụ nhân dân, với năng lực diễn luận các quyết định chính trị trước nhân tri, với hiệu quả giãi luận các hành động lãnh đạo trước nhân trí. Nếu muốn làm chính trị mà không có gốc, rễ, cội, nguồn từ nhân ; lại vắng luôn năng lực và hiệu lực của luận, thì đừng làm chính trị, đừng làm lãnh đạo, vì sẽ làm trong vô tri, sẽ lãnh đạo trong vô minh, sẽ chỉ hại dân, diệt nước.

Chính luận trong tiểu luận này đi tìm gốc là chính tri, nơi mà kiến thức vừa là năng lượng chính trị, vừa là xương cốt của lãnh đạo, vì kiến thức là chất sống nuôi tri thức, tạo tầm vóc cho hiểu biết chính trị, dựng nên bản lĩnh của lãnh đạo từ rường cột là ý thức chính trị, là nhận thức lãnh đạo. Không quản lý nổi phương trình thức (kiến thức-tri thức-ý thức-nhận thức) này thì chỉ đưa dân tộc tới ngu dân, đưa giống nòi tới chướng nghiệp. Và thức luôn được đưa đường, dẫn lối bởi chính, ngược lại với tà, trái lại với ma, chống lại với gian. Chính tri làm thăng hoa chính nghĩa !

Chính luận trong tiểu luận này đi tìm rễ là chính tâm, tạo ra thành tâm để có thành ý, nơi mà sự thành thật làm vững, làm chắc sức hoàn chỉnh của ý thức. Chính ý thức ngay thật tạo nên tâm thức ngay thẳng với mọi người để có chỗ đứng chính thống trong lãnh đạo : nói thì giữ lấy lời, hứa thì phải làm, nơi mà chính tâm làm ra chính quả, vì lừa dân, dối nước thì sẽ không sao có hậu trong chính giới.

Chính luận trong tiểu luận này mang chính khí ; tới tự chính ngôn, nơi mà ý thức chính trị làm cột xuong sống cho luân lý lãnh đạo, có trách nhiệm với chính ngữ vì có bổn phận với chính nghĩa. Qua đó, chính nghĩa tạo hùng lực cho chính khí trong lãnh đạo chính trị, như vậy phải lấy phương trình chính (chính lý, chính tri, chính tâm) để quản lý xã hội, để quản trị cơ chế, để được đi trên chính đạo với chính trị đúng, song hành cùng lãnh đạo đúng.

Chính luận đưa chính trị vào của luận để luận giúp lý cho lãnh đạo chính trị !

Phương pháp luận so sánh & chính trị học phân tích

Tiểu luận này dựa vào cách quá trình phân tích dữ kiện chính trị và giải thích các sự kiện chính trị không những qua chính sách, mà còn qua hành động cụ thể, phối hợp với phân tích nội dung văn bản của chính sách cùng diễn văn của lãnh đạo, qua ngôn ngữ chính trị để giải luận tư duy lãnh đạo, từ đó tìm hiểu các diễn biến có trong ý định-ý muốn-ý đồ của lãnh đạo.

  • Phân tích chính sách : mức độ của một chính sách là trình độ của lãnh đạo trách nhiệm chính sách đó.
  • Phân tích hành động lãnh đạo : mức độ của hành động lãnh đạo là trình độ tư duy của lãnh đạo đó.
  • Phân tích tư duy của lãnh đạo : mức độ tư duy của lãnh đạo là trình độ lý luận để giải quyết các chủ trương của lãnh đạo đó.
  • Phân tích lý luận các chủ trương : mức độ lý luận để giải quyết các chủ trương của lãnh đạo là trình độ trí tuệ của các lãnh đạo đó.
  • Phân tích trí tuệ của lãnh đạo : mức độ trí tuệ của các lãnh đạo là trình độ các công trình ưu tiên của các lãnh đạo đó.
  • Phân tích các công trình ưu tiên : mức độ công trình ưu tiên của các lãnh đạo là trình độ sáng tạo các chính sách phát triển chiến lược.
  • Phân tích các chính sách phát triển chiến lược : mức độ sáng tạo các chính sách phát triển chiến lược là trình độ sáng tạo về phát triển bền vững.
  • Phân tích các chính sách phát triển bền vững : mức độ chính sách phát triển bền vững là trình độ về hiệu quả của các chính sách đó.

Nhân và loại

Có nhiều nhân loại sống cùng chung một nhân loại rộng lớn, mà nhiều nhân loại vì nhiều nhân tính khác nhau, có ít nhất là có hai nhân tính rất đậm nét trong nhân loại chung này :

  • Nhân tính thứ nhất có ý thức luân lý, như có kim chỉ nam trong nhân tình, thấy tốt thì làm, thấy xấu lánh xa, thấy gian thì loại, thấy tà thì xua, thấy ác thì khử. Ý thức luân lý có chỗ dựa là đạo lý (hay, đẹp, tốt, lành) để chế tác ra luân lý (nhận trách nhiệm để đảm bổn phận). Nếu muốn làm lãnh đạo chính trị thì ý thức luân lý phải sắc, kim chỉ nam này phải nhọn.
  • Nhân tính thứ nhì có ý thức duy lý, như có Bắc đẩu đưa đường, dẫn lối giữa đêm, lấy kiến thức của kinh nghiệm (từ lịch sử qua cuộc sống) thấy hợp lý trong thuận cảnh, lấy cụ thể làm thực tế, biến thực tế thành thực dụng. Nếu muốn làm lãnh đạo chính trị thì ý thức duy lý phải rõ, thấy thật rành Bắc đẩu trước mắt.

Nhận ra hai nhân tính ý thức luân lý ý thức duy lý còn phải đi tìm thêm các nhân tính khác, còn nếu không hiểu gì về hai nhân tính tối thiểu này thì tốt nhất đừng làm chính trị, đừng nhận trách nhiệm lãnh đạo.

Nhân và tính

Chữ nhân không phải là đơn thuần là một thuật ngữ, mà là một hệ thống tư tưởng có lý luận, mà kẻ lãnh đạo không biết hoặc không thấy thì sẽ lầm đường lạc lối trong quyết đoán làm gốc cho mọi quyết định, trong quyết sách làm nền cho mọi tổ chức và mọi quản lý. Không biết, không thấy, không nghe, tức là không có nhận thức về chữ nhân thì chỉ mang họa tới cho dân tộc, gây nạn cho giống nòi.

Nhân loại sống trong một bối cảnh lịch sử nhất định : nhân thế, trong những hoàn cảnh xã hội được quyết định từ kinh tế tới giáo dục, từ vật chất tới y tế… từ quan hệ xã hội tới đời sống xã hội : nhân sinh. Chính bối cảnh hoàn cảnh tạo ra tâm cảnh trong quần chúng đó là : nhân tình.

Nhân tính chỉ có khi một dân tộc xác định được các định hướng cộng đồng về đạo lý một nhân sinh quan hay, đẹp, tốt, lành : nhân đạo, từ đó nhận thức ra các bổn phận, các trách nhiệm để xây dựng một giống nòi ăn ở với nhau để sống có hậu : nhân nghĩa.

Nhân tính có hải đăng là nhân đạo, có dự phóng cho mai sau là nhân nghĩa, cả ba tạo ra thế chân kiềng bền vững cho nhân lý của một dân tộc, làm chủ đất nước của mình bằng nhân văn được thể hiện qua bốn hệ nhân trên.

Cả năm hệ nhân : nhân tính, nhân đạo, nhân nghĩa, nhân lý, nhân văn được trao truyền và lưu truyền qua nhân giáo, trong đó một nền giáo dục đúng đắn tùy thuộc vào môt chính quyền liêm chính, một chính phủ liêm sỉ để bảo đảm nhân trí cùng nhân trí qua giáo khoa, giáo trình, giáo án.

Chính nhân trí cùng nhân trí quyết định trình độ thăng tiến của một đất nước, thăng hoa của một dân tộc, mà ta thấy láng giềng cùng nôi tam giáo đồng nguyên như Việt Nam đã làm được : Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Chính ta không làm được lại tha hóa vào con đường phản nhân trí cùng nhân trí, tạo ra thảm họa học giả-thi giả-bằng giả, tới từ tham nhũng-tham ô-tham quan, tức là lãnh đạo chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam đang lầm đường lạc lối, đang hoàn toàn sai !

Nhân và văn

Đừng hiểu tùy tiện thuật ngữ văn trong cách làm từ hiện nay trong các miệng lưỡi của vài lãnh đạo : hàm nghĩa của văn mang ít nhất là ba biến số : văn hóa, văn minh, văn hiến.

Văn hóa, như sức sống vững bền qua nội lực một dân tộc biết biến nội công của tổ tiên mình trong quá khứ thành nội chất cho các sinh hoạt tập thể, cho đời sống cộng đồng trong hiện tại, lại có luôn nội tâm của một giống nòi biết giáo dưỡng con cháu, các thế hệ đời sau biết yêu, quý, thương văn hóa đó.

Văn minh, đòi hỏi nhân tri, luôn mở cửa mời nhân trí, học kiến thức để tự hữu hóa kiến thức, biến kiến thức thành tri thức được bảo vệ có hệ thống, có lý luận, có lập luận, có giãi luận, có diễn luận của trí thức. Vì có văn hóa chưa chắc có văn minh, vì văn minh tạo chỗ đứng nhân quyền và dân chủ, từ đó văn minh làm thăng hoa : công bằng qua tự do, để cùng nhau xây bác ái

Văn minh thấy rất rõ trong một xã hội biết tôn trọng người lớn tuổi, biết bảo trọng phụ nữ, biết bảo vệ thiếu nhi, biết bảo quản thanh thiếu niên trong một hệ thống giáo dục lấy đạo lý hay, đẹp, tốt, lành, làm nhân văn.

Văn hóa luân chuyển để thích ứng với đời sống hiện đại, văn minh mang sung lực hiện đại hóa văn hóa qua cải cách, qua canh tân, được hỗ trợ bởi khoa học hay, bởi kỹ thuật lành, bởi công nghiệp sạch. Như vây, có văn hóa, chưa chắc có văn minh, làm lãnh đạo chính trị phải đưa văn hóa về hướng văn minh để thăng hoa văn hóa, làm cho văn hóa hay, đẹp, tốt, lành hơn

Văn minh là chiều cao của văn hóa, đẩy văn hóa đi lên, thì văn hiến là bề dầy, là chiều sâu, là chính sử của văn hóa. Chính văn hiến tạo rễ sâu, gốc chắc cho văn minh nâng, đưa, đẩy văn hóa hướng tiến hóa.

Chuyện đáng buồn và đáng lo là các lãnh đạo tối cao của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay không xem, không hiểu, không thấu vì không đủ tầm, không đủ vóc để biến ba biến số : văn hóa, văn minh, văn hiến thành ba hằng số trong các chính sách của họ.

Nhân rộng... lý mở

Làm chính trị với chữ nhân rộng qua cái lý mở là một "nghề" rất khó, làm lãnh đạo chính trị với chữ nhân rộng nhất qua cái lý mở nhất, chắc chắn là một "nghề" khó nhất trên đời ! Vì phải nhận những trách nhiệm nặng, đón những bổn phận rộng, nâng cao đạo đức dân tộc, hiểu xa đạo lý nhân loại. Vậy, nên suy nghĩ kỹ, thật kỹ trước khi chọn "nghề" khó nhất này. Nhân rộng-lý mở vừa là luận thuyết sinh động của chính trị, vừa là thực hành thông minh của lãnh đạo.

Nhân rộng vì nhân vừa gần-vừa xa, nó gần có ngay trước mặt lãnh đạo chính trị. Đó là nhân dân, dân chúng, quần chúng : nghèo hay giầu, vui hay buồn, đau khổ hay hạnh phúc, nếu không trực diện để thấy, để hiểu, để thấu thì đừng đòi làm lãnh đạo chính trị. Còn dành làm để tham ô, trục lợi thì không phải làm chính trị mà là trộm, cắp, cướp, giựt bằng chính trị. Nhân xa vì nó bắt kẻ lãnh đạo phải "nhìn xa, trông rộng", đưa nhân tính vào nhân tình, đưa nhân thế vào nhân tâm, đưa nhân nghĩa vào nhân loại, qua con đường của nhân tri, bằng phương tiện của nhân trí. Nhân là phạm trù của tri thức, bó buộc kẻ lãnh đạo muốn trị (trị dân-trị nước) phải có tri, lấy tri để lập trí.

Lý mở vì mở ra bên ngoài mới tồn tại, mới sống còn, mới có khí trời để thở, mới có thực phẩm để ăn, nhất là có nhân tri của nhân loại bên ngoài để học, có nhân lý của nhân thế bên ngoài để khôn lên, có nhân trí bên ngoài để thông minh lên. Lý mở là lý biết đón, biết tiếp, biết nhận, biết mời : các kinh nghiệm hay, các kiến thức tốt, các bài học đẹp, các nhân thế lành để tạo ra tiềm năng, tiềm lực cho chính ta. Tất cả những lý đóng (đóng cửa, đóng biên giới, đóng lãnh thổ...)độc (độc tài, độc quyền, độc tôn, độc trị, độc đảng) đều đáng nghi ngờ, và nhân dân có quyền ngờ vực mọi lãnh đạo chính trị có ý đồ đóng vì độc.

Nhân rộng-lý mở là nơi hội tụ thông minh chính trị và minh triết lãnh đạo, vì nó được kết tinh bởi hai hùng lực chính trị mà kẻ làm lãnh đạo phải thông hiểu :

  • Lý tưởng chính trị càng rộng thì nhân dân càng khôn (từ khôn có sở hữu là nhân trí, tức là khôn ngoan chớ không phải khôn lanh), ở đây sau khi thành công về chuyện "cơm no, áo ấm" cho dân, thì phải đi tới hướng "dân giàu nước mạnh", lại còn phải đi thêm bước nữa "nhân loại thái hòa".
  • Vô hạn chính trị không bị khung trong một quốc gia, mà ngược lại muốn cho quốc gia đó tồn tại, có chỗ đứng xứng đáng trong quan hệ quốc tế, thì phải tìm liên minh, tìm đồng minh, tất cả trong quy luật vô hạn chính trị luôn "thêm bạn, bớt thù", luôn vô hạn học trong vô biên hiểu để luôn"học người để khôn ta".

Phương trình Nhân rộng-lý mở chính là thông minh chính trị-minh triết lãnh đạo.

Nhân nhập nhân

Nhân nhập nhân vừa là lương tri của chính trị, vừa là lương tâm của lãnh đạo, đây là quá trình nhập nội vào thực tế của nhân dân, thực cảnh của dân chúng, thực tại của quần chúng để thấy, để hiểu, để thấu các vấn đề, các khó khăn, các lầm than của dân tộc, và nếu chỉ ngồi trong bàn giấy, chỉ đóng cửa phòng để họp hành, thì "có mắt cũng như mù" trước hiện thực (bây giờ và ở đây) của xã hội.

Nhân nhập nhân trước hết là lấy nhân tính để nhập nội vào nhân tình ngay trong xã hội mà nhân dân đang sống, đang làm, đang ăn, đang ở, để thấy các trầm luân hằng ngày của nhân sinh, thấy dân đen nhọc nhằn như thế nào, hiểu dân oan tủi nhục ra sao, từ đó mới có ý thức chính trị để có nhận thức lãnh đạo qua chính sách. Chuyện giả vờ dựng kịch đầu năm : từ nguyên chủ tịch Trương Tấn Sang thủa nào tới đương kim chủ tịch Trần Đại Quang, giả bộ cầm cày lang thang cạnh các bờ ruộng với nông dân, mà thực sự thì không hề biết cày là gì ! Đây chuyện chính trị giả, lãnh đạo xạo !

Nhân nhập nhân sau đó là lấy nhân nghĩa để nhập sâu vào nhân thế ngay trong đau đáu "chén cơm manh áo" của nhân dân, ngay trong trằn trọc "cơm áo gạo tiền" của dân chúng, để thấy thật rõ các thiếu thốn hằng ngày trước các lo toan "ăn bữa sáng lo bữa tối", rồi từ đó mài dũa ý thức chính trị cho thật bén, thật sắc để phục vụ cho nhận thức lãnh đạo thật sâu, thật rộng. Chuyện giả vờ dựng kịch đi "ăn phở" với dân thường của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội An, vậy mà trước đó lại kéo hàng chục xe hộ tống qua phố cổ, nơi mà mọi người phải đi bộ, nơi mà Liên Hiệp Quốc qua Unesco muốn bảo tồn. Đây chỉ là trò chính trị thấp, của lãnh đạo tục !

Nhân nhập nhân tiếp theo là lấy nhân tâm để nhập cho thấm nhân sinh, qua thành tâm của lãnh đạo phải sống với dân để hiểu dân. Đây là chuyện không khó làm, ta đã thấy nhiều lần trong Việt sử, và có không biết bao nhiêu chuyện trong sử của thế giới là vua, quan, tướng "giả dân" để "đi vào dân", để "chia sẻ cùng dân". Từ đó, đặt ý thức chính trị vào chỗ trung tâm của não bộ lãnh đạo, để có chánh ngữ khi tuyên bố : "lấy dân làm gốc" ! Còn chuyện dành đứng hàng đầu trong các lễ hội, chọn ghế ngồi hàng trên trong các hội thảo, bám chỗ ưu tiên để vái lạy trong các chùa chiền chỉ là trò bịp trong chính trị, cho kịch rởm của lãnh đạo !

Nhân nhập nhân để nắm vững phương trình ý thức chính trị-nhận thức lãnh đạo, để hiểu chính nhân dân đưa đường dẫn lối cho chính sách, chính dân chúng soi sáng chính nghĩa của lãnh đạo.

*****************

Phần 2

Nhân… sinh… quan ?

"Con quan thì được làm quan", chỉ nói lên được một loại nhân sinh quan thô tục trong quá trình tái sản suất các bất công trong xã hội, không đủ liêm sỉ lẫn thông minh để tôn trọng hiền tài. Từ đó, đưa xã hội vào quỹ đạo thô bỉ của quy trình : "con vua thì được làm vua, con sải ở chùa thì quét lá đa", một xã hội không có một chân trời của công bằng, không có tương lai của công lý, mà thảm họa hiện nay Việt tộc đang lãnh chịu thực tế "thái tử đảng", trực tiếp hay gián tiếp vùi dập bao nguyên khí quốc gia, tới từ bao thế hệ thanh niên.

politique2"

Làm sao thanh thiếu niên chúng tôi có thể sống đúng, sống tốt trong một xã hội mọi chuyện đều xấu, giáo dục xấu, kinh tế xấu, với các lãnh đạo từ trên xuống dưới đều xấu...".

Đại nạn "thái tử đảng", được dọn đường bởi chuyên quyềntham quyền ngay từ thượng nguồn qua thanh lọc lý lịch gia đình, con cháu của những gia đình bị xem là địch, là ngụy, thì bị diệt lối thăng hoa ngay trong trứng nước. Chuyện "thái tử đảng", trong hệ quả "con quan thì được làm quan", con của bọn lãnh đạo vơ thì con cháu chúng tiếp tục được vét. Đây là hằng số bi đát của chế độ mà thế giới các nước dân chủ, có nhân quyền, lấy bình đẳng làm công lý đang vô cùng khinh miệt.

Muốn dẹp chuyện "thái tử đảng", muốn xóa chuyện "con quan thì được làm quan", muốn khử cho bằng được chuyện "con vua thì được làm vua, con sải ở chùa thì quét lá đa", thì rất dễ và đây là chuyện của lãnh đạo chính trị, có thể làm nhanh, làm gọn, làm triệt để bằng cách tổ chức lại :

  • Sân chơi là giáo (giáo dục, giáo khoa, giáo trình, giáo án).
  • Trò chơi là học (học lực quyết học vị, học hàm).
  • Luật chơi là chuyên (chuyên ngành, chuyên môn, chuyên nghiệp, chuyên gia).

Nhân không còn sinh "con quan thì được làm quan", qua chuyên quyềntham quyền mà được chính thực hóa bằng phương trình giáo-học-chuyên mới thật sự là nhân sinh quan thông minh và văn minh, vì nó biết dựa trên hệ mở của đa (đa năng, đa hiệu, đa tài, đa dạng) nhờ đa nguyên !

Nhân trong sống đủ

Sống đủ-đủ sống trong nhận định "cơm no, áo ấm" đã là chuyện rất rõ trong lãnh đạo chính trị, vì nó được định lượngđịnh chất bằng các chỉ báo khách quan, các tính toán khoa học, các phân tích thống kê : một người, một gia đình, một quốc gia với bao nhiêu dân, thì cần bao nhiêu thực phẩm, bao nhiêu năng lượng để lao động, để sống bình thường... Chỉ số thu nhập, trung bình sản suất, sức mua trong tiêu thụ cũng được định toán hóa, mô hình hóa, để phân loại một quốc gia là giàu và một số nước là nghèo, và ở giữa là các dân tộc được xem là đủ sống đủ-đủ sống.

Sống đủ-đủ sống phải được phân tích đầy đủ qua khác biệt vùng miền, nơi mà mọi người biết là trên đất Việt, nếu ở vùng sâu-vùng xa thì sống khó-khó sống, chính lãnh đạo phải hằng ngày đau đáu về chuyện sống khó-khó sống này, vì chóng chầy nó sinh ra một bi kịch khác : sống còn-còn sống, đây là nghịch cảnh vì nó nghịch chiều với sống đủ-đủ sống. Vì, sống còn là phải tranh sống hằng ngày để được sống, và còn sống nhưng biết phải đau đớn chấp nhận một quy luật vô cùng bất công là "sống nay, chết mai".

Nên, sống còn-còn sống hiện là thảm kịch của các bé vùng sâu-vùng xa phải ăn lá để sống còn ; và cha mẹ của các bé còn sống nhưng cuộc sống không có lối ra, cuộc đời trước mắt là ngõ cụt ! Sống còn-còn sống là sống thiếu, sống lây lất, sống vật vờ, đó là sống đói, sống khổ. Kể cả sống trong căm phẫn khi thấy các lãnh đạo từ trung ương tới địa phương dựng chuyện xây đài tưởng niệm hàng ngàn tỷ để chia chát, để vơ vét, để biển lận trong cảnh cùng quẩn của dân chúng vùng sâu-vùng xa, đó không những là trường hợp của Sơn La, mà cả của Cao Bằng, Yên Bái... Bọn này không phải lãnh đạo chính trị, chúng chính là bọn "hút máu, nạo tủy" của dân, lấy tiền thuế của dân để làm giàu qua đục khoét ngân sách nhà nước.

Làm lãnh đạo mà không thấy ba chuyện sống đủ-đủ sống khác nhau với sống khó-khó sống, càng khác hơn nữa sống còn-còn sống, vì ba hệ vấn đề khác nhau "một trời một vực", thì các lãnh đạo nầy đừng lãnh đạo nữa.

Sống đủ-đủ sống mà rơi vào sống khó-khó sống để nay mai sa vào sống còn-còn sống hiện đang là số phận ngặt nghèo của rất nhiều đồng bào ta, nhưng họ vẫn sáng suốt để nhận ra là các thiên tai (bão, lũ, lụt...) đi kèm với nhân tai (phá rừng, xã lũ, diệt môi trường...), khi người dân gọi đó là nhân tai thì các lãnh đạo chính trị phải hiểu là họ đang buộc tội lãnh đạo : "trời đánh dân" qua thiên tai thiên tai (bão, lũ, lụt...) trước hết là lỗi, là tội của lãnh đạo, trước đó đã để xẩy ra nhân tai vì lãnh đạo vô trách nhiệm !

Nhân trong sống đúng

Sống đúng là sống trong nhân phẩm, tạo ra nhân cách, dựng được phong cách của cá nhân trong xã hội, bảo vệ được tư cách biết dụng đạo lý hay, đẹp, tốt, lành, để đối nhân xử thế, qua luân lý của tổ tiên có trách nhiệm với giống nòi, có bổn phận với tổ quốc. Nhận chức trong lãnh đạo chính trị phải dựa trên đức của sống đúng trong nhân nghĩa, nhân đạo, nhân tâm để dụng trong nhân lý, nhân tri, nhân trí, để trị (quản lý, tổ chức) nhân thế, nhân tình, nhân loại. Làm lãnh đạo chính trị là hằng ngày học hệ nhân này, nói cho sâu là tu với nó, tu theo nghĩa tự rèn luyện-tự huấn luyện mình. Trong tôn giáo, ta thấy có kẻ tu được, có kẻ không tu được ; và kẻ tu trọn tức là kẻ tu đúng, thì ta xem như hộ có : chân tu ; trong chính trị ta thấy rất rõ chuyện này có kẻ làm chính trị được, làm trọn đời, làm cả kiếp, và khi rời khỏi cõi đời này, thì dân mang ra để thờ, đó là các lãnh đạo đắc đạo nhờ đã lãnh đạo với chữ : nhân !

Sống đúng còn là sống trong nhân văn, được hiểu theo nghĩa rộng là sống với văn hóa cao, xử thế với văn minh rộng, đối nhân trong văn hiến cao, trong đó lãnh đạo có trách nhiệm làm sáng văn hóa, có bổn phận dụng văn hiến 4000 năm của Việt tộc để đưa văn minh vào đời sống hằng ngày của nhân dân, để người dân sống văn minh trong mọi sinh hoạt xã hội.

Sống đúng cần có cơ sở của một xã hội tốt, qua các định chế tốt tổ chức được các cơ chế tốt, bảo đảm một đời sống thường ngày tốt. Các lãnh đạo phải lắng nghe các câu hỏi của thanh thiếu niên, hằng ngày trên truyền thông mạng xã hội, và phải trả lời các câu đó với hệ nhân một cách chính đáng nhất. Đó là trường hợp của Cát Linh, cô bé miền Trung của xứ Nghệ với câu hỏi : "Làm sao thanh thiếu niên chúng tôi có thể sống đúng, sống tốt trong một xã hội mọi chuyện đều xấu, giáo dục xấu, kinh tế xấu, với các lãnh đạo từ trên xuống dưới đều xấu...". Đó cũng là trường hợp của Lynn Nguyễn, du học sinh Việt tại Anh quốc : "Làm sao thanh thiếu niên chúng tôi có thể học đúng, hiểu đúng, khi lãnh đạo chính trị bưng bít từ tin tức tới đánh tráo lịch sử, mang phản xạ ăn gian nói dối để tuyên truyền, để lừa đảo dân !".

Sống đúng trước hết đối với lãnh đạo chính trị trước hết phải là sống thực, với sự thật làm nên chân lý, chế tác ra lẽ phải để trị (quản lý, tổ chức). Kế tiếp sống đúng đối với lãnh đạo chính là sống sạch, không tham quyền cố vị để trục lợi, nhận thanh bạch, không sợ thanh đạm, bất chấp thanh bần, như vậy mới gánh vác được đại sự !

Nhân trong sống vui

Sống vui hàng ngày để vui sống cả đời, là sự hiển hiện của hạnh phúc, khi sống đủ đã có và sống đúng đã thành, thì thực tế cả một dân tộc sống vui-vui sống chính là niềm vui cao đẹp nhất của lãnh đạo chính trị. Đây không phải là chuyện mơ mòng, mà là chuyện có thật, có thật và kéo dài hàng trăm năm qua hai đời Lý-Trần, mà Việt sử kể lại với thái hòa là thực cảnh nơi mà nhà cửa cứ để mở mà không lo sợ trộm cắp, với thái bình là bối cảnh mà cả nước chuộng thiền, yêu thiền, sống thiền. Có nhiều vua, lắm tướng đánh giặc giỏi, lãnh đạo tài, quản lý đúng, lại còn biết đi tu, trong hiện cảnh của một quốc gia biết "an nhiên, tự tại, với minh vương Lý Thái Tổ, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, với minh quân Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo.

Quy trình sống đủ-sống đúng-sống vui phải có trong giáo trình đào tạo lãnh đạo của đất nước, "cầm cương nẩy mực" vì đồng bào, nhận đối thoại thường xuyên với nhân dân, không chỉ vì mục đích kính tế, vật chất mà còn có giáo dục song hành cùng văn hiến, của một dân tộc tìm sự sung túc cùng lúc với các giá trị tâm linh. Không cần phải là nước giầu nhất, mạnh nhất để đạt được chuyện này. Đây chính là chuyện cứu cánh của lãnh đạo chính trị, đó là thực tế của ba quốc gia Bắc Âu nhỏ nhưng không nghèo, ít dân và rất quý dân : Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy. Họ làm đúng trong giáo dục mà không cần đầu tư nhiều tiền như Việt Nam hiện vào tượng đài liệt sĩ, vào nghĩa trang ưu tiên cho cán bộ cao cấp. Họ làm đúng trong kinh tế mà không bán đứng tài nguyên, thiêu hủy môi trường, vì họ biết sống đủ-sống đúng-sống vui và tin vào các giá trị của nhân phẩm. Nhân lý của họ là nhân trí, và nhân đạo của họ là nhân bản. Họ không phải là một trường hợp đơn lẻ, bây giờ lại có Cost Rica, rất nhỏ giữa các quốc gia rất lớn trong Châu Mỹ La tinh nhưng biết trọng môi trường như trọng nhân tính ; lại thêm Népal của Châu Á, biết lấy hạnh phúc của vui sống để làm kim chỉ nam cho mọi chính sách. Tất cả các quốc gia nhỏ này đều biết bảo vệ quê hương họ, bảo trị an ninh trật tự cho dân chúng họ, nhưng họ thật thông minh –nhờ lãnh đạo của họ rất thông minh- biết chọn sống đủ-sống đúng để sống vui, còn hơn là giầu mà ngu ! Lắm tiền nhưng thiếu lạc.

Nhân và quả

Nhân vừa là nguyên nhân, vừa là nhân loại, trong đó nguyên của hạt, của giống, khi gieo vào đất sống, cấy vào nhân sinh luôn theo quy luật "nhân nào quả nấy". Vì, quảkết quả, nếu hay, đẹp, tốt, lành thì là hiệu quả ; còn nếu xấu, tồi, tục, dở thì là hậu quả.

Quy luật "nhân nào quả nấy", được Phật giáo phân giải tận tường, Khổng giáoLão giáo không phân tích ngược lại hoặc khác đi ; trong khoa học xã hội và nhân văn đã dụng nó không những như lý thuyết luận mà còn như phương pháp luận để phân tích chính xác hơn quan hệ xã hội qua chính trị, giữa kẻ thống trịngười bị trị. Nhất là trong chính trị học, luôn lấy quy luật nhân quả làm cốt lõi để giải thích các phản xạ của quần chúng, các phản ứng của nhân chúng trong ngắn hại, trung hạn và dài hạn.

Quy luật "ác quả ác báo" tới để củng cố quy luật "nhân nào quả nấy", cùng lúc mài sắc nhọn hơn diễn luận của quy trình nhân quả, để báo động cho nhân sinh biết cái hậu quả của xấu, tồi, tục, dở đang biến thái qua hậu nạn tới từ thâm, độc, ác, hiểm. Nơi đây, hệ bạo (bạo quyền, bạo lực, bạo hành, bạo động, bạo chúa…) bó buộc các lãnh đạo phải nghiệm thêm cho thật tỉnh táo và sáng suốt thêm một vấn nạn khác, có nhân lý vì có nhân tri : "hại nhân, nhân hại", không biết các lãnh đạo hiện nay có đủ tuệ giác hay không để cụ thể hóa nó hơn nữa : "hại dân, dân hại"

*****************

Phần 3

"Quyền lực không những ở trên cao,

mà lan tỏa để ẩn náu trong mọi quan hệ xã hội"

M.Foucault

politique3

Lý tưởng chính trị vừa chính sách hóa được các phương án phục vụ nhân dân và đất nước, vừa mô hình hóa được các tổ chức cụ thể trong đầu tư và kiểm tra, vừa cụ thể hóa mọi sinh hoạt chính trị,

Luân và lý

Luân khung, là khuôn để định vị và định chất về trách nhiệm và bổn phận giữa cá nhân và tập thể, giữa cộng đồng và dân tộc, giữa công lý hành động ; thì luân cùng lúc là con đường và định hướng cho nhân tính, sống theo hướng nhân đạo. Như vậy, khi vào khung, vào khuôn là đã tìm ra được nhân tính, dựa vào nhân đạo, nên luân là đi vào nhân loại bằng con đường nhân nghĩa !

tới từ kinh nghiệm được chế tác thành kiến thức, tạo ra ý thức qua lý luận đi tìm sự thật, qua lập luận đi tìm chân lý, qua giải luận để có lẽ phải, thì lý không là khung, chẳng phải là khuôn, là một quy trình khám phá, vừa đòi hỏi thông minh, vừa đòi hỏi sáng tạo, vì khung chưa có và khuôn thì biệt dạng, nên lý là đi tìm nhân loại qua con đường của nhân trí !

Luân lý chính trị vừa là đi vào nhân loại vừa là đi tìm nhân loại để hiểu rõ hơn nhân tính, để thấu sâu hơn sự đa dạng của nhân sinh. Nếu không có nội lực đi vào nhân lý, thì không có luôn sung lực đi tìm nhân tri.

Không có đa nhân : nhân lý, nhân tri, nhân trí để phục vụ cho nhân tình, nhân thế, nhân loại đi vào quỹ đạo của nhân nghĩa, nhân văn, nhân bản, thì đừng lãnh đạo chính trị !

Lý tưởng chính trị

Lý tưởng chính trị vừa chính sách hóa được các phương án phục vụ nhân dân và đất nước, vừa mô hình hóa được các tổ chức cụ thể trong đầu tư và kiểm tra, vừa cụ thể hóa mọi sinh hoạt chính trị, nơi mà lãnh đạo chính trị dẫn dắt từ thượng nguồn tới hạ nguồn các quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu trong thực tế. Tại đây, sinh hoạt lãnh đạo chính trị là tổng kết tất cả các sinh hoạt của xã hội, từ nông nghiệp đến công nghiệp, từ kinh tế đến thương mại, từ giáo dục tới văn hóa… để tìm ra tổng lực làm cho được chuyện dân giầu nước mạnh.

Lý tưởng chính trị làm nên niềm tin chính trị, nếu quốc thái dân an theo hướng đi lên của dân tộc, giới hạn mọi hậu nạn, tăng trưởng mọi sản suất, làm giầu thực sự cho mọi tầng lớp có mặt trong xã hội, thì lý tưởng chính trị đã làm nên sức mạnh chính trị. Quá trình lý tưởng-niềm tin-sức mạnh, không chỉ quyết tâm chính trị, mà nó chính là thông minh chính trị, quá trình này chính là sung lực xuyên qua để nâng lên trình độ chính trị của dân chúng, cường độ nhận thức chính trị của nhân dân.

Lý tưởng chính trị trong năng lực của lãnh đạo chính trị mang luôn tiềm lực thay đổi nhân sinh quan của một dân tộc, lấy nhân tính để giáo dục nhân tình ; làm biến đổi thế giới quan của một giống nòi, lấy nhân tri để hiểu nhân loại ; làm chuyển đổi vũ trụ quan của quần chúng, hiểu môi trường chính là môi sinh cho nhân thế. Nếu phương trình nhân sinh quan-thế giới quan-vũ trụ quan được thăng hoa, thì đây chính là kết quả của tiến bộ, của văn minh, cũng là sự thành công cụ thể của lãnh đạo chính trị.

Lý tưởng chính trị biến cái tầm thường lập đi lập lại không có tiến bộ, đổi cái bình thường vô thưởng, vô phạt, thay cái tầm phào của sống lây lất, đưa tất cả vào quy trình hiện đại hóa có văn minh, cùng lúc giữ được các tuyền thống tốt lành, các di sản hay đẹp, đây chính là quá trình khai thị-khai minh-khai trí có trong bổn phận và trách nhiệm của lãnh đạo chính trị, nếu lãnh đạo liêm chính-liêm minh-liêm khiết.

Lý tưởng chính trị bắt đầu bằng liêm chính-liêm minh-liêm khiết để làm cho bằng được chuyện khai thi-khai minh-khai trí thì đây đúng là lãnh đạo lấy chân thật- chân tình-chân chính để chứng minh được là trong chính trị có chân tu : lấy chức để tạo đức, lấy đức để tạo phúc cho dân, lấy phúc tạo lợi cho nước.

Lý của (lãnh) đạo

Lý của lãnh đạo, hoàn toàn ngược lại với hiện thực của Việt Nam hiện nay, là một Đảng cộng sản Việt Nam lấy ghế để ngồi trên lợi ích của dân tộc, thấy mệnh nước lờ mờ, nhìn nhân dân mông lung, lại có những liên minh chằng chéo với ngoại bang xâm lược là Tầu tặc, các lãnh đạo chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam đang mất đi cái lý của lãnh đạo.

Lý của (lãnh) đạo bắt đầu bằng hành động luân lý, hành vi đạo lý nhận trách nhiệm bảo vệ đất nước, bảo bọc nhân dân, bài học nhập môn này trong lãnh đạo chính trị bắt đầu bằng ý lực như mãnh lực trở lại thượng nguồn của dân tộc, ngay trong lịch sử để thấy-và-lấy được những kinh nghiệm của tổ tiên, tài năng của cha ông trong việc dựng nước và giữ nước, chính trị không bao giờ rời lịch sử.

Lý của (lãnh) đạo trong bài học thứ hai nằm ngay trong thực tế, được xây dựng lên bởi nhiều thực tại, trong đó lãnh đạo chính trị phải làm được hai chuyện cùng một lúc, hai chuyện này gần như trái ngược nhau trong thực cảnh, để nắm rõ thực trạng của dân tộc. Một là giải quyết các bất công gây nên căng thẳng, hiềm khích, xung đột trong xã hội ; hai là lập ra chính sách cho tương lai có mục đích chính là bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, phát triển đất nước, với mục tiêu cao thượng là đưa xã hội về phía văn minh để thăng hoa dân tộc trên, chính trị không bao giờ rời xã hội.

Lý của (lãnh) đạo trong bài học thứ ba là tập hợp được tất cả tiềm năng của dân tộc, tài nguyên của đất nước trong một sung lực tổng thể để tạo được một ý lực trong chính sách bảo vệ và phát huy đất nước, nơi đây lý tưởng chính trị đi đôi với hành động lãnh đạo. Chính lãnh đạo sẽ biến sung lực thành hùng lực trong phát triển kinh tế và mãnh lực trong quyết tâm bảo vệ bờ cõi quê hương, chính trị không bao giờ rời nhân dân. Lý của (lãnh) đạo trong bài học thứ tư chọn phương hướng để làm định hướng, biết định hướng để thấu các ưu tiên ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, rồi xếp loại và xếp thứ tự các ưu tiên này qua các chính sách để quyết đoán đâu là ưu sách phải thực hiện cho bằng được để dân tộc được thay đời đổi kiếp theo chiều hướng hay, đẹp, tốt, lành, đưa nhân tính vào nhân tình, đưa nhân tri vào nhân loại, đưa nhân thế vào nhân nghĩa, đưa nhân phẩm vào nhân bản, chính trị không bao giờ rời nhân đạo

Lý của (lãnh) đạo trong bài học thứ năm là nắm thời giữ thế -tùy thời lập kế, tùy thế lập mưu- để chọn ra các chính sách nhiều hiệu quả, ít hậu quả, vắng bóng khổ đau, ngày càng đầy phúc lợi cho dân tộc, không bị xơ cứng trong ý thức hệ, không bị nhốt tù bởi các khẩu lịnh tuyền truyền xa thực tế, xa thời thế, chính trị không bao giờ rời thời cuộc. Lý của (lãnh) đạo trong bài học thứ sáu là biến tâm niệm quốc thái dân an thành tâm lực dân giầu nước mạnh, trong đó kẻ lãnh đạo giỏi là kẻ của bây giờ và tại đây, kẻ lãnh đạo tài là kẻ của hiện thực của thế giới hiện nay, kẻ lãnh đạo lớn là kẻ thấu nội cảnh và hiểu ngoại cảnh của đất nước mình, để dùng ngoại cảnh mà nâng nội cảnh.

Lý của ý

Nếu ý tưởng chính trị sinh ra từ lý tưởng lãnh đạo (quốc thái dân an để tiến tới dân giàu nước mạnh) thì ý tưởng chính trị sẽ làm nền cho sáng kiến trong quyết định, cho sáng tạo trong chính sách, từ đó thực tế hóa lý tưởng lãnh đạo. Từ đây nhân dân có thể đặt ra hai yêu cầu cho chính giới lãnh đạo, thứ nhất nếu không có ý tưởng chính trị để phục vụ cho lý tưởng lãnh đạo thì đừng lãnh đạo ! Thứ hai lý tưởng lãnh đạo luôn là ý lực lãnh đạo vượt kinh nghiệm của quá khứ, không lập đi lập lại cái cũ nếu cái cũ không làm dân tộc thăng hoa, đất nước giầu đẹp. Tới đây ta thấy hệ vấn đề lý tưởng lãnh đạo sẽ làm đầu tầu cho mọi sinh hoạt lãnh đạo chính trị, trong đó bọn tham quyền không có ghế ngồi, bọn tham ô không có chỗ đứng, bọn tham nhũng không có chỗ dựa.

Ý tưởng chính trị thể hiện lý tưởng lãnh đạo trong việc đi tìm quốc thái dân an rồi tiến tới dân giàu nước mạnh, thì đây là chuyện thực tiễn chớ không phải chuyện lý thuyết, chuyện thực tế chớ không phải chuyện trừu tượng, và bản lĩnh của lãnh đạo chính trị là đưa ý tưởng chính trị vào nhân sinh, đưa lý tưởng lãnh đạo vào nhân tình, để ý lực lãnh đạo biến thành thực lực chính trị, làm nên thực tế xã hội. Nếu không có lý tưởng lãnh đạo, thì sẽ không thấy, không hiểu, không thấu phương trình biến hóa của ý lực lãnh đạo-thực lực chính trị-thực tế xã hội, theo dân tộc theo hướng thăng hoa. Nếu không nhận ra phương trình này thì đừng lãnh đạo, hay để những kẻ có lý tưởng hơn mình thực hiện phương trình này, biến nó thành chương trình cụ thể trong lãnh đạo chính trị thay mình.Chính lý tưởng lãnh đạo dẫn dắt ý tưởng chính trị tạo ra đường lối chính thống cho mọi sinh hoạt chính trị, chế tác ra các quá trình tuyển chọn chương trình chính trị. Và, nếu lãnh đạo liêm chính với chính sách liêm minh thì lý tưởng lãnh đạo có mặt ngay trong hiến pháp, để điều hành tư pháp, điều chế hành pháp, điều động lập pháp.

Tại đây sân chơi-trò chơi-luật chơi chính trị được cổ vũ bởi lý tưởng dìu dắt ý tưởng, mà ta thấy rất rõ trong các nước dân chủ vì tiên tiến, văn minh vì tôn trọng nhân quyền. Hiện diện của lý tưởng lãnh đạo đưa đường dẫn lối ý tưởng chính trị không hề là chuyện mơ hồ, huyền hoặc trong chính giới, vì nó vừa là mục đích, vừa là động cơ để cải tổ chức các định chế dựa trên phương án lý tưởng lãnh đạo-ý tưởng chính trị. Trong đó ý tưởng chính trị làm gốc cho tư tưởng chính trị, dựa trên lý tưởng lãnh đạo vừa là bàn đạp, vừa là dàn phóng cho mọi chính sách. Trong đó có sự chấp nhận cạnh tranh giữa các ý tưởng chính trị, có sự chấp thuận đấu tranh giữa các lý tưởng lãnh đạo. Đây chính là nội công của sinh hoạt chính trị, nội lực của bản lĩnh lãnh đạo ; nhận cạnh tranh, nhận đấu tranh tới từ đối phương, đối thủ như nhận sự "bồi dưỡng chính trị" tới từ ngoại giới để thêm sức, thêm tài cho sung lực chính trị của mình.

Lý… chỉnh

Chỉnh chu trong hành động chính trị phải dựa vào sự chu đáo của lãnh đạo, trong đó liên tục chỉnh đốn hàng ngũ lãnh đạo, để có hiệu quả trong sinh hoạt chính trị, không ngừng cải tổ theo hướng tốt mà không cần phải dùng xương máu để làm cách mạng. Biết có công bằng qua công lý, để pháp lý có chỗ dựa là pháp luật, vừa nghiêm minh để chống tội ác, vừa biết khoan hồng để giáo dục dân chúng theo hướng tự giác, từ ý thức tới nhận thức.

Lý chỉnh chu nhờ luôn được chỉnh đốn bởi đạo lý hay, đẹp, tốt, lành, bởi luân lý vững chắc của tổ tiên biết nhận bổn phận và trách nhiệm với non sông, với giống nòi, đây là chuyện có thật và có độ dày (rất dày) trong Việt sử qua quyết tâm của Ngô Quyền, qua quyết đoán của Lý Thường Kiệt, qua hai đời thịnh trị Lý-Trần, qua đạo đức của Nguyễn Trãi, qua mãnh lực của Quang Trung.

Lý chính trị chỉnh chu (quốc thái dân an) luôn được bồi dưỡng bởi lý tưởng chính trị (dân giầu-nước mạnh) không hề là chuyện mơ tưởng chính trị, mơ hồ lãnh đạo, đó là những mô hình sáng, luôn được lau chùi để ngày càng sáng hơn, qua hành động chính trị cụ thể của lãnh đạo : làm chính trị thì đừng chọn cách đi đường mòn trên cái xấu, cái dở, để lập lại cái tồi, cái hèn, mà chọn cái sáng suốt khác để đi lên, trong cái tỉnh táo của lãnh đạo có lý tưởng đi xa vì có quyết tâm đi lên.

Lý chính trị chỉnh chu (quốc thái dân an) qua lý tưởng chính trị (dân giầu-nước mạnh) mang cách xử lý phương trình gần dân-xa thói, tức là luôn gần dân để hiểu mong cầu và đòi hỏi của dân, nhưng xa thói xấu, như xa các lệ tầm phào vì tầm thường trong nhân cách. Cụ thể là dân tình quý trọng các lãnh đạo liêm minh-liêm chính-liêm sỉ, chấp nhận thanh bạch-thanh đạm-thanh bần, và dân tình rất khinh thói khoe của hiện nay của các lãnh đạo xây biệt phủ, biệt dinh, biệt thự của các lãnh đạo thối nát. Cụ thể có ông lãnh đạo tối cao thủa nọ : cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh xây dựng nội thất mạ vàng, người ta khinh vì nó chỉ nói lên cái vô lý của vô minh, vô tri, vô giác của một lãnh đạo. Ta khinh bọn lãnh đạo sống để mạ vàng trong khi dân đen, dân oan ngày càng nhiều, chỉ vì ta thấy chúng ngày càng gần hệ bán nước-ngày càng xa hệ cứu nước !

Lý... trọn

Không trọn lý thì đừng mong trọn tình trong lãnh đạo chính trị trước nhân dân, vì đất nước, vì tiền đồ của tổ tiên ; những mơ hồ trong thuật ngữ : lãnh đạo vừa là kỹ thuật, vừa là nghệ thuật, đã biến thành sáo ngữ, vô thưởng vô phạt, nếu kẻ lãnh đạo không nhận ra nội chất của chính trị chính là nội lực của lãnh đạo, trong đó kết quả của chính sách được đo lường qua hiệu quả của kẻ lãnh đạo. Tại đây học cho kỹ để hành cho đúng là sinh hoạt thường nhất của lực lượng lãnh đạo, trong đó quá trình hành động chính trị được xếp đặt có thứ tự trong quá tình xây dựng chính sách :

Trọn cứu cánh trong lý giải các chính sách, ở đây mục đích chính sẽ lý giải mọi mục tiêu trong thực tế, ở đó chuyện ích nước-lợi dân, là chính, lấy công ích dẫn dắt tư lợi.

Trọn phương tiện, trong giải thích về các giai đoạn đầu tư, từ đây có tự lực để có tự cường, lấy tự chủ để vận động liên minh, kể cả viện trợ quốc tế.

Trọn lợi ích, trong lý giải các thành quả, bằng kết quả hay cho giống nòi, tốt cho dân tộc, đẹp cho văn hóa, lành cho xã hội. Các lợi ích luôn có tính hữu hiệu đẩy lùi được các chuyện xấu, tồi, tục, dở trong xã hội, trong dân chúng.

Trọn đầu tư, biết thuyết phục các chi phí của cả công trình, chống tham nhũng để chống đầu cơ, chống tham ô để chống trục lợi ; cô lập bọn "sâu dân mọt nước", vô hiệu hóa bọn "thừa nước đục thả câu", phong tỏa hóa bọn "mượn đầu heo nấu cháo", chúng sẽ không có chỗ ngồi trong đầu tư, vì chúng không có chỗ đứng trong chính sách.

Trọn thấu hậu quả với những phân tích về các hậu nạn có thể xẩy ra, hậu nạn luôn ở số nhiều về nhân lực cũng như về nhân phẩm, về tài nguyên cũng như về môi trường, về xã hội cũng như về văn hóa, về giáo dục cũng như về luân lý… nếu hậu quả lường được, mà lại nhiều hơn hiệu quả thì đừng ra chính sách, đừng bỏ sức để đầu tư.

Trọn tăng trưởng với các tính toán sinh lời trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, trong con tính : có rồi thì được quyền có thêm, có ít thì được quyền có nhiều hơn để nâng cao cuộc sống hằng ngày cho nhân dân, trong đó luân lý, đạo lý giáo dưỡng hệ thống giáo dục, lấy kinh tế phục vụ xã hội, lấy lợi nhuận phục vụ lao động, lấy sáng suốt để bảo vệ tài nguyên, lấy tỉnh táo để bảo tồn môi trường, lấy nhân trí để tăng trưởng nhân lý.

Lý gần, lý xa

Lý gần là lý gần với thực tế của nhân dân, trong đó chuyện chén cơm manh áo của dân chúng lãnh đạo phải hiểu, tại đây chuyện cơm áo gạo tiền của quần chúng lãnh đạo phải thấu, ở đây chuyện giá áo túi cơm của nhân dân lãnh đạo phải có sự đồng cảm, không xem thường chuyện thiếu thốn của dân tộc. Ý nguyện thành ý lực đủ ăn, đủ mặc chính là thao thức đau đáu hằng ngày của lãnh đạo chính trị.

Lý xa là chuyện xa nhưng làm được vì nó không xa vời, vì muốn làm lãnh đạo là muốn đưa dân tộc với tới được chuyện thay đời đổi kiếp theo hướng đi lên, bền và vững của dân giầu nước mạnh. Lý xa nhưng thực hiện được vì đã có trong vốn liếng văn hóa và giáo dục của tổ tiên : con hơn cha là nhà có phúc, không trên mức độ của vài cá nhân, của vài từng lớp lãnh đạo, mà trên cường độ của cả nước, của toàn dân, trong đó đại đa số được hưởng sống vui để vui sống, không sưu cao thuế nặng, không cường hào ác bá, cụ thể là không có dân đen, không còn dân oan.

Lý gần là lý gần kề với thực trạng của dân tộc, có đủ cơm ăn áo mặc, không phải đi làm lao nô ngay trên đất nước mình cho các doanh nghiệp ngoại quốc, không chịu cảnh nô tỳ cho các nước láng giềng, tuyệt đối không rơi vào cảnh nô lệ của họa tầu tặc. Lý gần vì lãnh đạo có thể làm được tức khắc qua quyết tâm chính trị biết dựa vào lý tưởng chính trị, mà không cần gọi tên qua xảo ngữ để lừa dân là lý tưởng cách mạng !

Lý xa là đưa nhân tri sáng, nhân trí cao vào nhân tình nghèo, vào nhân thế thấp, làm cho bằng được cuộc cách mạng nhân phẩm : quyết chí làm chủ và từ chối làm tớ, để thành công như các nước láng giềng cùng nôi văn minh trong tam giáo đồng nguyên như ta : Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Lấy sáng kiến trong giáo dục làm ra sáng tạo trong khoa học kỹ thuật ; chọn kiếp cao, bỏ kiếp thấp, cụ thể lấy tự chủ để có tự lập lập ra tự cường, tức là chọn tự trọng trước tổ tiên và con cháu, quyết không chọn điếm nhục với láng giềng, với thế giới !

Lý… không chấp nhận thực

Lý không chấp nhận thực (thực tế, thực cảnh, thực trạng) đặc thù của sinh hoạt chính trị không chấp nhận nghèo đói, là lý đặc trưng của chính giới không chấp nhận lạc hậu, làm nên lý đặc điểm của lãnh đạo chính trị, nơi mà lãnh đạo là để xóa nghèo nàn lạc hậu. Còn bọn lãnh đạo nào mà vỗ ngực là lãnh đạo chính trị mà nhắm mắt trước nghèo đói, khoanh tay trước lạc hậu, quỳ gối trước ngoại xâm, lại còn lẳng lặng vơ vét qua chuyên quyền-tham quyền-lạm quyền, gây ra tham nhũng-tham ô. Bọn này không phải làm chính trị, mà chúng chỉ mượn việc lãnh đạo tham quantham bòn rút, tham ăn vì "quen thói bốc trời", mà thi hào Nguyễn Du đã mô hình hóa được bọn tội phạm này.

Lý không chấp nhận thực tế tới từ bất bình đẳng tạo ra bất công, bất công tạo ra bất chấp luân lý, bất tuân đạo lý. Không chấp nhận bất bình đẳng tới từ "con sải nhà chùa thì quét lá đa", vì không chấp nhận bất công tới tự "con vua thì được làm vua", không nhượng bộ chuyện "con quan thì được làm quan", không công nhận hiện trạng thái tử đảng, mà nhân dân không thấy tài năng, cũng không thấy đạo đức của chúng.

Lý không chấp nhận thực cảnh tới từ bọn "cướp ngày là quan", chúng biến đồng bào mình một sớm một chiều thành dân đen, dân oan. Không chấp nhận bọn "đục nước béo cò", không tha thứ bọn "sâu dân, mọc nước", không lùi bước trước bọn "thừa gió bẻ măng", không khoan nhượng bọn "mượn đầu heo nấu cháo", từ "mua quyền bán chức" qua "buôn thần, bán thánh".

Lý không chấp nhận thực trạng tới từ bọn "đem voi dày mồ tổ", không nhắm mắt trước bọn con "cõng rắn cắn gà nhà", không quay lưng đối với bọn "buôn nước bán dân", không chấp nhận chúng vì chúng chỉ thấy chúng ! Cái ích kỷ của chúng sẽ đưa tới chuyện "ai chết mặc ai", nếu chúng nắm các chức lãnh đạo thì chúng sẽ làm chuyện bỏ đồng bào chúng "bây chết mặc bây" !

Nếu muốn làm lãnh đạo mà không tự rèn luyện hằng ngày các lý không chấp nhận thực (thực tế, thực cảnh, thực trạng) này, thì đừng lãnh đạo, vì lãnh đạo thì chỉ "khổ dân, nhục nước".

Lý chống hệ độc

Lý chống hệ độc là chống cặp bày trùng : hệ tư tưởng độc tôný thức hệ độc tài, trong đó hệ thống hóa tư tưởng tập thể sinh ra mô hình hóa tư duy cá nhân, công thức hóa sự đa dạng trong cuộc sống, biến cuộc đời thành độc điệu, rồi trơ trẽn trong đơn điệu. Tức là nhốt đa hiệu trong nhà tù độc trị, vò nát đa năng thành bột trong khuôn bánh cứng nhắc của mô hình độc tôn, nghèo nàn vì vắng đa phương, rỗng đa hướng.

Lý chống hệ tư tưởng độc tôný thức hệ độc tài là loại ra sự độc hại của cái độc quyền, vì khi nó độc tài thì nó sẽ diệt cái đa hiệu của đa tài, biến đa diện thành độc diện. Hệ độc chọn đóng cửa, ngăn biên giới, chặn tự do lưu thông, cấm tự ý truyền thông. Hệ độc chọn "ngăn sông cấm chợ", chọn "bế môn tỏa cảng", chọn "kín cổng, cao tường" để kiểm soát, kiểm tra, kiểm duyệt. Hệ độc cấm chuyện mở cửa, để nhân dân được nhân tri và nhân trí để chọn nhiều chân trời cao, sâu, xa, rộng cho các dự phóng hay, đẹp, tốt, lành. Hệ độc "không thích" nhân dân thoải mái chọn lựa.

Lý chống hệ tư tưởng độc tôný thức hệ độc tài để trực diện chống lại chế độ công an trị thường dùng bạo quyền để đàn áp dân, chống lại chế độ quân sự hóa xã hội, biến dân lành thành kẻ hung hăng gây chiến tranh, đi giết người cho mục đích độc ác của nó, mà không hề vì chuyện "ích nước,lợi dân".

Lý chống hệ tư tưởng độc tôný thức hệ độc tài, để trực tiếp chống bạo quyền, cội nguồn của bạo lực nơi mà kẻ thống trị có quyền sinh sát trên số phận kẻ bị trị, cho phép công an giết dân trong các đồn công an mà pháp luật hoàn toàn vắng mặt. Bạo quyền sinh ra bạo hành hằng ngày, xem chuyện "cá lớn nuốt cá bé" là bình thường, xem chuyện "trộm, cắp, cướp, giựt" nhà, đất, chùa, nhà thờ, của cải… của dân là chuyện "cơm bữa" của bọn cầm quyền để chà đạp nhân quyền.

Muốn làm lãnh đạo mà không tự trang bị cho mình hành trang chính trị của các cái lý chống hệ tư tưởng độc tôný thức hệ độc tài thì đừng lãnh đạo ! Nếu muốn làm lãnh đạo mà hùa với bạo quyền-bạo lực-bạo hành thì có ngày tay sẽ dính máu dân ! (rửa suốt kiếp cũng không sạch). 

Lý chống mộng

Nếu của lãnh đạo dựa trên đạo lý hay, đẹp, tốt, lành, có nền móng từ luân lý của trách nhiệm bảo vệ nhân dân, của bổn phận bảo toàn tổ quốc, thì cũng chưa đủ để thắng địch. Để lật ngược đối phương nhất là đối phương đó lớn và đông cả nước lẫn dân, như Tàu tặc hiện nay, chúng thật sự là tặc vì chúng đã cướp nước và áp đặt nền thống trị để đô hộ ta qua nhiều lần trong lịch sử, hiện nay chúng cũng đang cướp biển, cướp đảo của ta. Kẻ lãnh đạo giỏi là kẻ chuẩn đoán chính xác ý định của giặc (đi guốc trong bụng giặc), kẻ lãnh đạo tài là kẻ dự đoán đúng ý muốn của giặc (đi bộ trong não giặc), kẻ lãnh đạo lớn là kẻ nhập nội được vào ý đồ của giặc (đi dạo trong mơ của giặc). Trong đó kẻ lãnh đạo phải hiểu : ý định tới từ ảo tưởng của giặc, ý muốn tới từ mong muốn của giặc, ý đồ tới từ mưu đồ của giặc.

Phương trình ý định-ý muốn-ý đồ luôn mang theo các hằng số tâm lý của đối phương trong đó có ảo tưởng đưa tới mơ tưởng, dẫn tới mộng tưởng, chính vì là tưởng nên không thực (cho dù giặc muốn biến thành thật), cho nên suy bụng ta ra bụng người thì chưa đủ, phải biết : suy cho ra, cho đúng, cho trúng bụng dạ của giặc !

Tổ tiên ta đã làm được chuyện này ! Tàu tặc áp đặt hơn 1000 năm đô hộ và chắc mẩm đất nước Việt là của chúng, đang ngủ yên trên đất Việt, vậy mà Ngô Quyền một sớm, một chiều đã quật ngược chúng, bắt chúng phải cuốn chiếu quay về nước của chúng trong hoang mang. Chính Lý Thường Kiệt cũng làm chúng tan hoang trong ảo tưởng là dễ chiếm nước Việt, dễ nuốt Việt tộc, để khi xem lại manh giáp của chúng, để phải tỉnh khi biết là chúng còn toàn thây là may. Cũng chính ảo tưởng chủ quan về binh hùng tướng mạnh mà quân Nguyên Mông đã gặp ác mộng với ba lần quỵ gục trên đất nước Việt. Mơ tưởng chủ quan đến ngủ mê trong mộng tưởng của kẻ đi xâm chiếm như Tôn Sĩ Nghị khi thấy vào nước Việt dễ, vào Thăng Long như đi dạo, để đến lúc Quang Trung đánh thức chúng trong chiến thắng chớp nhoáng, tỉnh giấc trong kinh hoàng, vừa chạy, vừa hoảng mới biết tưởng không phải là thực !

Tình hình hiện nay là luân lý hóa quan hệ quốc tế, với công pháp quốc tế được bảo vệ bởi các nước văn minh vì có nhân quyền, các quốc gia tiến bộ vì có dân chủ, nên chuyện "Châu chấu đá xe" không còn là chuyện "đánh tay đôi" nữa ; mà nó đã trở thành chuyện liên minh quốc tế của liêm chính bảo đảm cho các lãnh đạo các nước nhỏ, nếu lãnh đạo các nước đó có liêm sỉ cứu nước-cứu dân.

Lê Hữu Khóa

(25/01/2020)

-------------

suthat4  Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille, Giám đốc Anthropol-Asie,Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam ÁCố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCO–Liên Hiệp Quốc,Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris.

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sưLê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa. 

Published in Tư liệu