Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

14/08/2020

Triệt luận 4 : Chôn tâm hồn Việt…

Lê Hữu Khóa

triet01

Chôn tâm hồn Việt…

Chôn tâm hồn Việt là bạo sách của bạo quyền độc đảng bằng thâm ý tẩy xóa đi tâm linh Việt biết tạo ra văn minh Việt đã có trong nhân văn của dân tộc Việt ; là tà sách của tà quyền độc đảng bằng tà tri bứng nhổ đi linh hồn Việt đã có trong nhân vị của giống nòi Việt ; là ma sách của ma quyền độc đảng với ma trận chôn sống tâm linh Việt đã có trong nhân phẩm của văn hiến Việt biết ăn hiền ở lành, biết ăn ở có hậu.

Chôn tâm hồn Việt là phần IV của Triệt luận dựa trên sự khai phá về ba không gian kiến thức đã làm nên tiến trình của tri thứctrí thức, để xây dựng ý thức. Giúp mỗi cá nhận mỗi cộng đồng, mỗi tập thể, mỗi dân tộc có nhận thức về nguồn sống của dân tộc của mình, về giòng sinh mệnh của giống nòi của mình. Từ đó có tỉnh thức mà hình thành chủ thể thấy sự thật, thấu chân lý, hiểu lẽ phải, có sáng kiến trong hành vi, có sáng tạo trong hành động, chấp nhận vai trò công dân đấu tranh vì tự do, có chức năng nhân quyền mà đấu tranh vì công bằng.

triet02

 

Việt luận : sự thật Việt !

Khi triết học hình thành trên quê hương Hy Lạp của nó, thì nó đã có truyền thống được đặt tên là vương niệm của sự thật, khẳng định sự thật là nhiệm vụ tiên quyết và vĩnh viễn của triết học, và sự thật cao hơn cả, cao hơn vua, cao hơn mọi cơ chế, mọi quyền lực, mọi chính quyền. Chính sự thật sẽ làm nền cho sử học viết đúng, viết trúng, tức là viết thật. Viết thật hay nói thật có khi bị trù dập, bị vu cáo, bị hãm hại, bị ám sát, bị tử hình… Nhưng sự thật là sự thật phải được nói tới nơi, tới chốn, cụ thể nếu con người sống thật bằng sự thật thì phải biết chấp nhận cái chết cũng vì sự thật, như vậy sự thật là gốc của lòng tin biết dựa vào sự thật để nhận ra chân lý, vận dụng sự thật để nền cho lẽ phải. Lương tâm của trí thức là đây, lương tri của khoa học là đây, cả hai là hùng lực lương thiện của kẻ đi tìm sự thật.

Sống chết với sự thật, nhưng cũng phải biết khiêm tốn trước sự thật ! Socrate khuyên con người khi đi tìm sự thật, phải đi tìm với chính nhân phẩm của mình, đi tìm là đi học, khiếm tốn để khiêm nhường với tâm thức : "Tôi biết là tôi không biết gì cả !". Khiêm tốn rồi khiêm nhường để có thái độ khiêm cẩn trước con đường tìm đến sự thật, sẽ có chướng ngại vật vì sẽ có rào cản, sẽ có thử thách rồi sẽ có thăng trầm ; có quá trình của "lửa thử vàng, gian nan thử sức". Môn sinh của Socrate lại là sư tổ của triết học,

Platon mang tới cho chúng ta một định nghĩa : sự thật là sự định hình của chân lý, rồi nó trở thành bất di bất dịch, nó sẽ không thay đổi, sẽ không chuyển hóa, để được mọi người nhận như môt giá trị vừa hiển nhiên, vừa vĩnh hằng. Platon đưa ra hai chỉ báo để "đánh dấu" trên sự thật : sự thật là tri thức, tới từ kiến thức của con người về một chuyện thật, mà chuyện thật này đã tách rời được sự tưởng tượng, tức là đã ra khỏi ý tưởng tới từ cảm xúc chủ quan của cá nhân ; và sự thật đã hiện hữu với bằng logos : sự thông đạt của lý.

Khi nghiên cứu sự quan hệ giữa sự thậtlòng tin, cái thứ nhất thì mang lại chân lý, cái thứ hai có khi dẫn con người tới cuồng đạo, vào mê lộ của mê tín lại lấy sự mù quáng để nhấn chìm sự thật, triết gia này đề nghị các nội chất sau đây để ta nhận ra sự thật (mỗi định đề của tác giả này sẽ được minh chứng qua thí dụ về hiện tượng chùa Ba Vàng đang làm náo động du luận hiện nay). Sự thật xuất hiện như sự vén màn mà bóng tối không còn giúp gì được cho sự giả dối đang che lấp sự thật. Thí dụ rõ nhất hiện nay mà dân chúng thấy được là trong bóng tối của chùa Ba Vàng, Uông Bí, Quảng Ninh, mượn bề ngoài của Phật giáo để dựng nên một hệ thống tà đạo, do các chủ trì là những ma tăng, trong đó sự giả dối của "thỉnh oan gia tái chủ" lập nên mê lộ "rước vong", chỉ để lừa người mà làm tiền. Tại đây có hai xảo thuật nhập làm một, mà tổ tiên Việt đã dặn con cháu nên cẩn trọng với bọn âm binh vì chúng vừa "treo đầu dê, bán thịt chó", lại vừa "mượn đầu heo nấu cháo".

Khi sự thật tới như ánh sáng vừa lan tỏa, vừa xóa đi bóng tối, thì sự thật vén màn tới đâu là nhân gian khám phá cái thật tới đó, tại đây có quá trình của vén-lật-nhìn-thấy-hiểu, các đồng từ này chính là các chỉ báo khách quan để định nghĩa thế nào là khám phá sự thật. Và khi dân chúng hiểu chùa Ba Vàng là loại chùa giả vì nó có lãnh đạo là sư giả, không biết là Phật giáo phải dựa vào Phật học, trong đó kiến thức về kinh Phật, cũng như sự thực hành Phật pháp làm nên vũ trụ tri thức của đạo Phật, không hề có chuyện "thỉnh oan gia tái chủ" qua mê tín "rước vong".

Sự thật không những đứng giữa ánh sáng lại còn lan tỏa để nhập nội vào nhân thế, để đổi nhân sinh quan của nhân tình, mà còn đổi luôn thế giới quan của nhân loại, đưa con người tới nguyên nhân của sự thật. Nguyên nhân có khi nằm trong động cơ của kẻ nuôi dưỡng chuyện phản sự thật. Và trên thí dụ về chùa Ba Vàng, thì đúng là ổ buôn gian bán lận để đào tiền những ai đã là nạn nhân của mê tín qua chuyện "thỉnh oan gia tái chủ" rồi "rước vong" để trị bịnh. Vì là bọn buôn thần bán thánh không biết gì về y khoa, nên nguyên nhân do chúng mạo danh không đi cùng với hiệu quả của y khoa, những ai dùng mê tín để trị bịnh, thì không thể thế y khoa được, vì sẽ không có hiệu quả trị liệu của y khoa.

Sự thật tới có thể làm chúng ta sững sờ khi nó xuất hiện, nhưng khi sự thật đã tới như chân lý hiển nhiên, thì sự thật trao cho chúng ta những chìa khóa để mở cửa mọi nhà tù đang giam hãm ta, để giúp ta khám phá ra sự thật này. Các ma tăng lãnh đạo của chùa Ba Vàng không dám trả lời các thách thức của các Phật tử chân chính là từ các kinh của Phật tới các sinh hoạt Phật pháp hằng ngày trong lịch sử của Phật giáo không hề có kinh nghiệm "thỉnh oan gia tái chủ", "rước vong" ; thì bọn ma tăng này chỉ là âm binh, mà chúng không hề là Phật tử.

Sự thật xuất hiện để tách lòng tin có cơ sở ra khỏi sự mê tín không có cơ sở vì không được kiểm chứng qua một quy trình khách quan của tri thức ; như vậy sự kiểm chứng là cặp mắt của sự thật, làm nên quy luật vô trương bất tín (không thấy thì không tin). Và xa hơn nữa là khi ta nếu thấy rồi, tin rồi, thì phải để kẻ khác kiểm chứng để chuyện thấy và tin, để sự thật trở thành chuyện không chối cãi được. Khi kiểm chứng là "thỉnh oan gia tái chủ", "rước vong" không làm cho hết bịnh, lại có hậu quả ngược lại là tiền mất tật mang, thì ta phải thấy để tin là bọn ma tăng lãnh đạo chùa Ba Vàng chỉ là bọn đánh lận con đen, bằng đánh tráo khái niệm như đánh tráo sự thực, với ý đồ trục lợi chỉ vì tư lợi ham tiền của chúng.

Sự thật không đến thản nhiên rồi ra đi trong hồn nhiên, sự thật không chỉ bay lướt trên mặt đất mà nó yêu cầu ta phải đào thật sâu, bới thật rộng, cào thật xa để biết tại sao gốc, rễ, cội, nguồn của sự thật lại bị che lấp, và nó thường bị che lấp với các ý đồ của lòng tham không đáy. Và, lòng tham này tới từ một bọn bất lương, không lương thiện vì không có lương tri, mà lương tri chính là tri giác của lương tâm. Khi ta đặt câu hỏi : lấy tiền ở đâu ra để xây lên cơ ngơi của chùa Ba Vàng trên một khu đất rộng, với kiến trúc hoành tráng, với nội thất xa hoa ? Thì câu trả lời là có một bọn âm binh làm "sân sau" cho bọn ma tăng, để đầu tư vào chùa Ba Vàng, vừa để rửa tiền, vừa để làm tiền qua chuyện buôn thần bán thánh. Mượn chuyện xây chùa để kinh doanh bất chính qua mê tín thì không hề dính dáng gì đến hệ luận của Phật học : lấy lý luận của tri thức về nguồn cội khổ để lập luận về gốc rễ của khổ đau trong nhân thế, mà giải luận để vượt thoát đau khổ bằng đạo pháp, nên Phật học hoàn toàn ngược lại với mê tín, đi trên mê lộ, sống trong mê cung, vùng vẫy trong mê loạn.

Sư thật đưa ra phân tích sâu và rộng để giải thích cao và xa, nên sự thật không bị giới hạn bằng biên giới của không gian, không bị định hạn bởi thời gian, cụ thể là nó không sợ hãi và không tuân thủ bất cứ vùng cấm nào cả. Chùa Ba Vàng không nằm ngoài quy luật này của sự thật : nếu có "sân sau" bỏ tiền ra rồi giao cho bọn ma tăng buôn thần bán thánh, thì ai là đám "chống lưng" cho bọn "sân sau" này, cùng lúc làm "ô dù" cho bọn ma tăng kia ? Câu trả lời có trong đám lãnh đạo cao nhất từ các thành viên của Bộ Chính trị tới các nhân vật trong chính phủ hiện nay, hiện nay các giả thuyết cần được minh chứng trong những ngày tới là Phạm Minh Chính trong Bộ Chính trị đóng phần đầu tư và bao che, còn Nguyễn Xuân Phúc tham gia vào việc ủng hộ để tham dự vào việc chia chát.

Nếu là giả thuyết có cơ sở nơi mà dữ kiện phải được trở thành chứng từ, mà còn là lý luận của chứng từ được trở thành giải luận về nguyên nhân. Nên sự thật khách quan yêu cầu ta tiếp tục điều tra, khảo sát, nghiên cứu về hệ thống truyền thông quốc nội do Đảng cộng sản Việt Nam điều khiển : tại sao tự nhiên lại ào ra để nhảy vào các chuyện ma tăng dùng ma đạo để làm tiền, thì đây lại có giả thuyết khác là một cuộc thanh trừng lẫn nhau giữa các lãnh đạo chóp bu đang thanh toán nội bộ để giành chức qua giành quyền trong đại hội sắp tới của Đảng cộng sản Việt Nam, chỉ như vậy sự thật mới là sự thật trọn vẹn chớ không phải là loại sự thật chột, què, ngọng, điếc đã bị tà quyền vo tròn bóp méo.

Sự thật đến như một sự kiện nhưng tự nó sẽ thành sự cố để giải thích các biến cố đã, đang, sẽ xẩy ra khi sự thật xuất hiện với nguyên vẹn hình hài của nó. Và khi chủ thể khám phá ra sự thật nguyên vẹn này, thì chính chủ thể thường có nhận định là mình đã đi sau tới trễ đối với sự thật, chính cảm nhận này sẽ hướng dẫn chủ thể thực hiện thêm hai việc : thứ nhất là kiểm nghiệm lại mọi quá trình thực nghiệm (thật sự của sự thật) ; thứ hai là luôn đi thêm một bước hay nhiều bước nữa để được tiếp nhận sự thật đầy đủ mà không bị thiếu sót, để tiếp nhận sự thật được toàn diện, không bị phiến diện, như một sự thật tật nguyền.

triet03

Trong bóng tối của chùa Ba Vàng, Uông Bí, Quảng Ninh, mượn bề ngoài của Phật giáo để dựng nên một hệ thống tà đạo, do các chủ trì là những ma tăng, trong đó sự giả dối của "thỉnh oan gia tái chủ" lập nên mê lộ "rước vong", chỉ để lừa người mà làm tiền.

Câu chuyện của chùa Ba Vàng vẫn không dứt nếu ta không hiểu chuyện buôn thần bán thánh qua Phật giáo của bọn ma tăng hiện nay chính là câu chuyện rửa tiền bất chính qua chuyện xây chùa, để rồi được vơ vét nhiều hơn qua chuyện buôn chùa bán Phật của ba lực lượng đang liên kết để sống nhờ liên minh của chúng : bạo quyền lãnh đạo sống nhờ độc quyền qua độc đảng dụng độc tài để độc trị ; tà quyền tham quan sống nhờ tham ô qua con đường tham nhũng ; ma quyền buôn đất lậu đạo của bọn tư bản đỏ sống nhờ quan hệ-tiền tệ với bọn lãnh đạo.

Sự thật được khai sáng nhờ kiến thức, nhưng trước đó sự thật có thể bị vô thức của người trần mắt thịt vì đã quá cả tin vào chế độ đang quản lý sự thật, vào chính quyền đang quản trị sự thật ; tệ hơn nữa sự thật còn có thể bị vùi lấp bởi mê thức, tới từ hậu quả của tuyên truyền, từ hậu nạn của kiểu lưỡi gỗ chỉ biết nghĩ, biết nói một chiều làm ra đêm giữa ngày, để ma quyền dễ gạt đi mọi phản biện. Chính vô thức khi song hành cùng mê thức thì sự thật bị coi như một hiểm họa vì sự thật có thể đặt lại toàn bộ vấn đề về tổ chức xã hội, trong đó có tư lợi của kẻ đang là nạn nhân của vô thức hoặc mê thức.

Cụ thể là quan hệ xung đột giữa kiến thức, vô thứcmê thức là quan hệ trong đó quyền lợi đặt chủ thể của nhận thức vào sự tỉnh thức trước sự thật ; hoặc ngược lại loại bỏ ý thức tới từ kiến thức để bảo vệ tư lợi trong vô ý thức. Câu chuyện của chùa Ba Vàng đã và đang là sự dính líu qua biển lận của ít nhất ba lực lượng : bạo quyền lãnh đạo trong độc đảng, tà quyền tham quan, ma quyền tham tiền sống bất lương và làm giàu bất chính qua quá trình buôn bán bất nhân. Những bọn này sống như ký sinh trùng ăn trên rồi ăn sâu vào sinh lực của người lương thiện qua sự buôn bán giả dối của chúng. Cụ thể là khi đi học thì chúng buôn bằng bán cấp, khi ra đời thì chúng buôn chức bán quyền, khi cần tiền thì chúng buôn thần bán thánh ; và chúng sẽ buôn dân bán nước và khi đất nước bị sa bẫy vào quy trình của họa xâm lược của Tàu tặc thì chúng sẽ cao bay xa chạy như để tiếp tục lẩn trốn sự thật mà thôi.

Sự thật chỉ được biết qua kiến thức đã đưa nó ra ánh sáng, mà ngay trong kiến thức cũng có loại kiến thức bị giấu giếm, để chỉ được chia sẻ kín đáo trong bè đảng như trường hợp của ba lực lượng độc hại cho số phận Việt tộc hiện nay : bạo quyền lãnh đạo trong độc đảng, tà quyền tham quan, ma quyền tham đất, tất cả đều tham tiền ; và chính chúng là giặc nội xâm, trực tiếp hay gián tiếp mở cửa cho ngoại xâm Tàu tặc, vì chúng chỉ biết sống bất lương để làm giàu bất chính, loại này luôn "mất ăn, mất ngủ" vì sự thật sẽ tới để lột mặt nạ của chúng.

Chủ luận : chân lý của chủ thể

Sự thật là chân trời của chân lý, từ nghiên cứu qua điều tra, từ điền dả qua kiểm tra, từ so sánh qua tổng kết, nới mà mỗi khám phá, mỗi phát minh, mỗi kết quả đều có cái giá của nó, và sự thật chỉnh chu trong chân lý : "có thực mới vực được đạo", không phải là thực phẩm, mà là sự thực (sự thật) của hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức). Chính sự thựcgốc, rễ, cội, nguồn của khoa học, luôn chứng thực để chứng minh, và sự thựcnền, cột, trụ, móng cho chân lý được ra đời và được công nhận.

Sự thật vô điều kiện trước ánh sáng của chân lý, sự thật với sự thành thật học để hiểu, khi ta có thiện chí để học, có công cụ của tri thức đúng để tìm ra kiến thức mới và đúng về sự thật, thì sẽ hiểu mọi điều kiện cần thiết để nhìn, để thấy, để nhận và để hiểu ra sự thật. Cụ thể là ta phải biết tách chủ thể đi tìm sự thật và đối tượng đang ẩn chứa sự thật, thì từ đó chủ thể có thể tái tạo từ đầu tới cuối sự hình thành của đối tượng để thấy được sự thật, và sự thật sẽ luôn được mở ra cho ta nhận ra sự thật, và sự thật trao tặng cuộc sống sức mạnh của nó qua sự xuất hiện hiển nhiên của sự thật.

Nhưng sự thật của con người là biết vụ lợi để bảo vệ tư lợi của mình, nên sự thật trong xã hội xuất hiện với sự xung đột về quyền lợi, nơi mà mỗi tư lợi bám vào chỗ đứng của nó, cùng lúc muốn lớn ra và đe dọa các tư lợi khác. Chính sự xuất hiện của sự thật sẽ nói rõ sự xung đột đã có và sẽ tiếp diễn ngay trong sinh hoạt xã hội, nó đe dọa và nó thúc đẩy các lực lượng tốt trong xã hội liên kết để cùng nhau liên minh chống lại các lực lượng xấu chỉ biết bám vào tư lợi của mình mà "thí mạng" các lực lượng khác.

Sự thật có hành trình ngay trên lộ trình chân lý, chúng ta phải biết là lẽ phải không nằm trong ý thức hệ luôn lấy ý đồ để vo tròn bóp méo sự thật. Con người còn phải có đầy đủ ý thức để biết là lẽ phải tới cùng với chân lý qua sự thật của sự kiện, khi sự kiện đã trở thành sự cố với tất cả tin tức, dữ kiện, chứng từ để từ đó dựng lên chân lý. Chính sự cố làm lộ ra sự thật và không hề tùy thuộc vào nhận xét chủ quan là chuyện này không thể , chuyện kia không khả thi, chuyện nọ mang tính không thực tế, để làm thay đổi tình hình ; tất cả đều là một loại ngụy biện trá hình trước sự bất lực.

Trong khoa học cũng như trong chính trị, trong xã hội cũng như trong kinh tế… sự cố mang đến sự thật không kinh qua chuyện không thể có, không đi ngang qua chuyện không khả thi, không quá bộ qua chuyện không thực tế. Tính ngụy biện tạo ra tính bao biện để kẻ có ý đồ tồi muốn chặn phương trình sự thật-chân lý-lẽ phải, thì luôn luôn sử dụng gian lý để ngoa luận : không thể có vì không khả thi và không thực tế. Lịch sử con người thì dạy cho chúng ta rất rõ là : sự cố xuất hiện để nói rõ là sự thậtsự có ; và biến cố hiện lên để nói lớn là chân lý rất khả thi, và biến động sẽ tới để nói mạnh lên lẽ phải rất thực tế !

Sự thật mở cửa mời lẽ phải, từ đạo lý qua đạo đức, từ luân lý qua giáo dục, từ kinh nghiệm qua trải nghiệm, nhưng kẻ đòi tự do cho lẽ phải phải trả giá cho sự liêm chính của mình, mỗi hành vi liêm sỉ, mỗi hành động liêm minh, mỗi hành tác đều có cái giá của nó, và tự do chân chính luôn chu đáo trong chuyện : được mắt ta ra mắt người, trong đó tư lợi cá nhân không được thủ tiêu công lợi của tập thể. Chính lẽ phải đưa công bằng vào công lý, giao pháp lý cho pháp luật. Chính phương trình công bằng-công lý-pháp lý-pháp luật là phương pháp luận hỗ trợ cho định nghĩa về tự do để tự do này không được đập, phá, thiêu, hủy các tự do khác !

Sự thật biết đứng về phía nước mắt ! Sự thật trong mạng xã hội qua internet, trong đó các tin tức, các truyền thông, các sự cố ngoài vòng kiểm soát của chế độ độc đảng, của thể chế độc quyền, trước bị xem là ngoài lề, nhưng giờ đã trở thành chính thống,sự thật ngược lại với bưng bích, với tuyên truyền, với tráo luận, với giả dối. Trên mạng xã hội qua internet, lại còn đi xa hơn tin tức và truyền thông về sự thật của sự cố, mà nó còn là nơi hội tụ các đòi hỏi, các phong trào, các đấu tranh vì tự do, muốn tự do. Chính quyền độc đảng ngăn chặn nó, cấm đoán nó, truy hãm internet vì nó đứng chung không những phía sự thật, mà còn biết đúng về phía lẽ phải để bảo vệ các nạn nhân của bạo quyền : sự thật biết đứng về phía nước mắt !

Sự thật xuất hiện ngay trong hiện tượng, nơi mà cái thật được nhận ra qua trực quan, chính trực quan khi tổ chức lại lý trí, đã bắt đầu trao truyền cho ta một trí tuệ mới để ta tiếp cận ngày càng sát với sự thật. Sự thật là sự liên đới của các chủ quan để cùng công nhận là cái biết đã mở cửa cho cái thật xuất hiện, để sự thật tới như một chân lý có rễ sâu, gốc chắc mà không ai bứng được. Sự thật đã có từ lâu, đã có sẵn, đã có trước câu hỏi sự thật là gì ? Chính cái biết là chìa khóa để mở ra không gian của sự thật để cái thật được nhập nội vào cái biết. Khi chủ thể muốn tìm ra sự thật, thì chủ thể phải là chủ thể mở : mở để sống, mở để nhận, mở để biết, mở để đón sự thật, để được sống thật, sống đúng. Sự thật mang bản thể có trong cái thật, và cái thật không ở trong cái giới thiệu, cái tuyên truyền, nơi mà sự thật của bản thể chính là sự vận hành mà ta thấy-nhận-hiểu qua hiện tượng.

Sự thật có trong lý luận khách quan qua tổng hợp các chứng từ để xây dựng lên tri thức khách quan để đặt sự thật vào kiến thức khách quan để chân lý được khai sáng. Trong sinh hoạt xã hội, văn hóa, giáo dục, chính trị, kinh tế… kiến thức khách quan không như trong khoa học chính xác (toán), không như trong khoa học thực nghiệm (lý, hóa, sinh). Vì kiến thức khách quan trong sinh hoạt xã hội, văn hóa, giáo dục, chính trị, kinh tế… được giải thích qua ngôn ngữ bình thường hàng ngày, mà không qua công thức toán, không qua thí nghiệm làm nên kinh nghiệm cho kiến thức ; mà sự thật trong đời sống con người chỉ được giải thích bằng ngôn ngữ chính xác nhất : nói thật để nói đúng. Khi ta đi tìm sự thật thì đừng quên tính hỗ tương, như là lực bổ sung của hai loại người có hai vị trí rất khác nhau, đối diện nhau để bổ túc cho nhau trên lộ trình nhận ra sự thật.

Sự thật xuất hiện trong sự ngẫu nhiên, nhưng khi sự thật ra đời thì chính sự thật sẽ loại đi sự ngẫu nhiên, để trở thành sự thật của phổ quát, của vĩnh hằng, được chấp nhận mọi nơi, mọi hướng. Sự thật thường tới sau một sự cố, chính sự cố làm sự thật xuất hiện. Sự thật cần kiến thức khách quan để xây dựng lại quá trình làm nó xuất hiện. Sự thật hiện hình như sự tái tạo lại cái thật để chúng ta kiểm chứng được tính trung thực của nó. Sự thật khi thì cần các kiến thức qua thực nghiệm của khoa học, có khi thì nó cần đạo diễn, cần kịch bản để tổ chức lớp lang thứ tự các dữ kiện, các chứng từ làm nên nó, để xã hội, để truyền thông, để tòa án, để pháp luận kiểm tra mọi phần tử, mọi chi tiết đã làm nên sự thật.

Sự thật thường xuất hiện như là một sự cố ngoại lệ đã trở thành phổ quát qua quá trình sau đây mà con người sống lần lượt qua bốn kinh nghiệm ngay trong tư duy của con người. Sự thật tới từ sự ngẫu nhiên nhưng là sự có thể, nó đang xẩy ra, nó tới để xóa đi sự chủ quan tạm thời của con người, nó xuất hiện dẹp hẳn sự chủ quan để dựng lên sự khách quan. Sự thật mang thực chất đặc thù, ngược với thói quen, trái với phản xạ. Sự thật khi được công nhận sẽ trở thành phổ biến với kết quả tất nhiên của nó.

Sự thật của sự vận hành vừa ngầm vừa nhanh, nửa hữu hình nửa vô dạng của thân phận Việt hiện nay. Với Tàu tặc đã chiếm đất, đảo, biển của ta ; với Tàu họa đang ô nhiễm môi trường, đang hủy diệt môi sinh của ta ; với Tàu hoạn đang ngày ngày đầu độc dân tộc ta qua thực phẩm bẩn, hóa chất độc, kể cả đang tổ chức dày đặc trên quê hương ta một mạng lưới buôn ma túy để truy diệt các thế hệ trẻ của Việt tộc ; với Tàu nạn đang toàn bộ tự giật dây chính trị qua lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, thao túng qua kinh tế, biển lận qua thương mại, tha hóa qua giáo dục… Tất cả song hành cùng với các làn sóng di dân Tàu ào ạt vào đất Việt để định cư lâu dài, trong quỷ thuật trai Tàu lấy vợ Việt, sinh con lai Tàu theo cha, tạo ra một lực lượng lai đang lan tỏa sâu rộng ngay trong giống nòi Việt. Sự thật này đã cho ta nhìn thấy là số phận Việt đã là đang lâm vào tử lộ của diệt vong !

Sự thật khi nhận diện được thủ phạm trong bạo quyền qua độc tài, tham nhũng qua tham quan, nhận diện chân lý để chứng minh các phong trào dân oan là hậu quả của chuyện trộm, cắp, cướp, giật của bọn bạo quyền thông đồng với bọn thầu đất. Chính nạn nhân giờ đã trở thành chủ thể tự do dầy cá tính bảo vệ sự thật để bảo toàn chân lý, bảo hành lẽ phải. Phương trình sự thật-chân lý-lẽ phải là rễ của đạo lý, gốc của luân lý, cội của đạo đức, giờ đã đứng về phía nạn nhân, đã đứng về phía nước mắt, đã đứng về phía nhân quyền !

triet04

Chiến dịch đốt lò của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Đảng cộng sản Việt Nam, thực chất chỉ là chuyện tranh giành quyền lực để thu tóm quyền lợi giữa các nhóm lợi ích

Sự thật lột mặt nạ sự xảo trá, chẳng hạn như chuyện chống tham nhũng, được mệnh danh là chiến dịch đốt lò của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Đảng cộng sản Việt Nam, nhưng thực chất chỉ là chuyện tranh giành quyền lực để thu tóm quyền lợi giữa các nhóm lợi ích, mà thực chất chỉ là những mafia, sống theo phản xạ đám, đàn, bầy như âm binh, chọn lãnh địa đảng để thao túng toàn xã hội, bòn rút tới cạn kiệt tài lực của quốc gia, nguyên khí của Việt tộc. Chúng cướp quyền lực trước để cướp của dân sau, thanh trừng nhau trước trong nội bộ để dễ dàng thanh toán chuyện trộm, cắp, cướp, giật tài nguyên đất nước, tiền tài dân tộc, vốn liếng xã hội sau đó. Sự thật có mặt trong phân tích, trong giải thích, trong chứng minh là độc tài dựa độc đảng để có độc quyền, để tiếp tục được lạm quyền, tức là còn độc trị thì không sao diệt được tham nhũng.

Tuệ luận : công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy

Thầy-trò, là ngữ pháp mà tôi chọn để hiểu hai "ẩn số nhân kiếp" trong quan hệ giáo dục của một "phương trình nhân nghĩa" đầy nhân tri, vì dày nhân trí, mà giờ đây đã vượt lên hơn quan hệ bình thường của hai cá thể riêng biệt thầy và trò, của hai người đại diện cho hai thế hệ và hai vị thế khác nhau trong xã hội. Trong thầy nên hiểu là có , trong trò nên hiểu là có học sinh, nhất là sinh viên đi một đoạn đường dài trong đại học, trong trường đời khi nhận ra : gặp được một người thầy là gặp được một cơ duyên. Mà trò đã nhận thức đây chính là : cơ may, mà chỉ cần trò hiểu được cường độ và trình độ của một lần sơ ngộ này, để biến nó thành tương ngộ, nơi mà trò ý thức được giá trị thiêng liêng của hàm số hạnh ngộ, biết vận dụng sự thông minh của chính mình để biến tao ngộ phải là tái ngộ !

triet05

Ta cần thầy như cần một giá trị thiêng liêng, nhưng rất hữu hình, thầy có mặt khi ta cần thầy, thầy cùng ta song hành qua các gian nguy của nhân thế, qua các hiểm nạn nhân sinh, các thất bại lẫn thành công giữa nhân quần. Bia tiến sĩ ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Ảnh K.T

Câu chuyện cơ duyên bắt đầu nơi mà câu ca dao : "Nhờ duyên ta biết quê mình nơi đây", được trò sung sướng đổi lại là "nhờ trường mình biết quê thầy là đây" ;cơ may có trong "một ngày nên nghĩa, một chữ nên thầy", được trò vui sướng đổi lại là : "một ngày nên trí, một chữ nên tri". Đây là cơ hội để trò hiểu ra phương trình thành người : thành công học đường-thành tài nghề nghiệp-thành đạt kinh tế-thành tựu xã hội. Chính là sự thăng hoa cho nhân kiếp, từ đó thấu chiều cao của giáo lý : công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy. Mà công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy nếu ngẫm cho kỹ có thể viết là : công cha-nghĩa mẹ-ơn thầy, như sự liên kết làm nên liên minh đẹp nhất của một đời người, đã đưa đứa nhỏ từ mẫu giáo qua mọi chặn đường của học tập, giờ đã thành người, tức là thành nhân trong giáo lý hay, đẹp, tốt, lành của nhân phẩm !

Vì biết ơn cõng ân để ân bồng bế, chăm sóc, nâng niu ơn, vì nếu thấy được là thầy đã thực sự thay thế cha mẹ, đã lấy chính tâm huyết của thầy để lập nên công trình cho trò, giờ đây đã là công ơn. Thầy biết làm một số chuyện mà cha mẹ không làm được, là khi trò rời giáo dục gia đình để tiếp nhận giáo dục học đường qua thầy cô ; vì thầy song hành cùng trò tận dụng giáo dục học đường để tạo ra các điều kiện thuận lợi nhất cho trò thành công trong giáo dục xã hội. Vì giáo dục nhân tính cần cả ba : giáo dục gia đình, giáo dục học đường, giáo dục xã hội ;tính liên tục làm nên tình liên kết của ba giai đoạn giáo dục, đó là nền của giáo dục nhân tính, mà kết quả cuối một đời người là trò đã nhận ra đây chính là giáo dục nhân phẩm. Trong quá trình của ba giai đoạn giáo dục thì thầy luôn vừa là cầu nối, lại vừa là chỗ dựa từ nhân tri tới nhân trí, từ nhân lý tới nhân vị, đây là tâm giao của mọi tâm giao ! Vì đây là thâm giao của mọi thâm giao !

Chữ ơn thầy có nội lực, có sung lực, có hùng lực cõng, bồng, bế, nâng cả chữ công cha, lẫn nghĩa mẹ,"không thầy đố mày làm nên". Và giáo lý "không thầy đố mày làm nên" vẫn là giáo lý một chiều, vì còn có một chiều khác là "không thầy (thì) học bạn", nhưng học bạn và học thầy rất khác nhau, khác nhau từ cách tiếp nhận kiến thức tới cách xếp đặt tri thức, trong đó sự trải nghiệm của thầy bằng nhận thức qua kinh nghiệm của tri thức đã được cấu trúc hóa như kinh nghiệm trí thức, mà bạn bè khó trao cho nhau được, vì thầy đã trao cho trò một loại kinh nghiệm của ý thức của kẻ đi trước đã thành người.

Trong thói quen của ngôn ngữ Việt, ta có thể gọi tất cả các giáo viên, giảng viên, giáo sư là thầy, nhưng đúng nghĩa của kẻ được làm thầy là một chuyện vô cùng lạ của môi trường học đường, của không gian giáo dục, vì học đường có nhiều mức độ làm nên trình độ trao truyền từ người giảng dạy tới kẻ học tập. Một người giảng cho học trò các kỹ thuật sử dụng máy vi tính, có thể chỉ là một kỹ thuật viên. Một người giảng cho học trò các phương cách cộng, trừ, nhân, chia, có thể chỉ là một giáo viên. Một người giảng cho sinh viên các phương pháp phân tích và giải thích một sự kiện hay một sự cố, có thể chỉ là một giảng viên. Thậm chí một người giảng cho học trò không những phân tích và giải thích một sự kiện hay một sự cố, lại còn đi sâu vào đạo lý hay, đẹp, tốt, lành để trò hiểu thấu luân lý có trong bổn phận, có trong trách nhiệm của kẻ đi học, sau này sẽ thành công dân, người giảng dạy có thể chỉ là một giáo sư.

Tất cả các người giảng như kỹ thuật viên, giáo viên, giảng viên, giáo sư cũng có thể không được gọi để được xem là : thầy, vì đúng nghĩa kẻ làm thầy là : thầy biết biến trò trở thành thầy như thầy ! Câu chuyện thầy biết biến trò trở thành thầy như thầy ! Theo nghĩa là thầy giúp cho trò thành công, thầy còn giúp trò thăng hoa thật cao trên thành công đó, trong nhiều lĩnh vực chớ không phải chỉ thu gọn lại trong lĩnh vực giáo dục. Vì khi rời mái trường rồi vẫn có thể gặp lại thầy, vẫn có thể hỏi ý kiến của thầy khi trò gặp khó khăn, rơi vào ngõ cụt, thậm chí sau nhiều năm đã rời trường, với tuổi đời đã lớn, nhưng vẫn xin gặp thầy để được tham vấn, để có lối ra trước bao thử thách, trước các thăng trầm của đời người.

Có khi thầy kề cận trò cả đời của thầy, dù tuổi đời của thầy ngày càng cao, mà tuổi cao là tuổi trọng đối với người mà ta đã gọi là : thầy ! Ta cần thầy như cần một giá trị thiêng liêng, nhưng rất hữu hình, thầy có mặt khi ta cần thầy, thầy cùng ta song hành qua các gian nguy của nhân thế, qua các hiểm nạn nhân sinh, các thất bại lẫn thành công giữa nhân quần. Thầy đã mở đường, nên thầy sẽ tiếp tục che chở… Nên câu chuyện của các người giảng như kỹ thuật viên, giáo viên, giảng viên, giáo sư, có thể bắt đầu bằng hình tượng của trò là kẻ đang đứng nhìn về phía chân trời như đang đứng trước mặt chính tương lai của mình, nhưng muốn tới chân trời kia thì phải vượt biển, tức là vượt đại dương qua bao sóng gió, giông bão.

Khi trò lấy có nghề, biết nghệ để lập nghiệp ngay trong thăng trầm của kiếp người, thì các kỹ thuật viên, giáo viên, giảng viên, giáo sư thường không có mặt, đây không phải lỗi của họ, vì họ làm việc theo hợp đồng, công việc của họ được đo bằng lương bổng. Còn thầy thì khác, thầy sẽ có mặt trong khó khăn của ta, giúp ta không những vượt thoát các thử thách, mà còn vượt thắng các thăng trầm, vì thầy vừa là chiều cao, vừa là chiều sâu của "sống lâu mới biết lòng người có nhân". Thật đậm phúc khi ta có được một người thầy song hành cùng ta, thật nhạt phúc khi ta đi ngang cuộc đời này mà không gặp một người thầy nào cả !

Các người đã triệt

Chiều cao tâm linh Việt tộc của mô thức Trần Thái Tông

 

triet06

Đền Trần tại huyện Hưng Hà tỉnh Thái Bình.

Từ lãnh tụ thủa các người lập đảng rồi cướp chính quyền tới các lãnh đạo hiện nay của Đảng cộng sản Việt Nam, không có một tư liệu nào chứng minh được là các người đã học được và đã hiểu được chiều cao tâm linh của Trần Thái Tông. Vị vua đầu tiên này của nhà Trần, có lẽ là vị vua có cuộc sống tinh thần đau khổ nhất, vì là nạn nhân của cuộc "ép duyên" trong chủ đích của Thái sư Trần Thủ Độ để bảo vệ chuyện nối dòng cho nhà Trần, nên vua mang trong lòng hai nỗi đau quá lớn : phải rời bỏ hoàng hậu, vợ chính thức của mình, để nhận chị dâu làm vợ, khi người chị này đã mang thai.

Nhưng Trần Thái Tông cũng là một vị vua sáng suốt hàng đầu trong lịch sử của Việt tộc, một minh vương đã lèo lái dân tộc vượt mọi hiểm nạn của xâm lăng, trị vì ngôi vua với phong cách của minh sư có đầy đủ mọi giá trị tâm linh, nhờ tinh chuyên tu tập hằng ngày, không xuất gia nhưng đạo hạnh của ngài đã làm nên cõi tâm linh cao, sâu, xa, rộng cho Việt tộc, một cõi có một không hai không những trong Việt sử, mà cả cho sử nhân loại. Ngài có đời sống tâm linh thật cao, theo một kỷ luật đạo đức cá nhân nghiêm túc, dựa vào Phật giáo để thiền định, nhưng cùng lúc ngài biết đào sâu-khơi rộng đạo vị Phật giáo bằng chính sự tinh cần của mình, cõi tâm linh của ngài có giới luật, có thiền định, có trí tuệ, một rừng đầy hương :

"…Hương này trồng từ rừng giới luật

Tưới bằng nước thiền định

Chặt trong vườn trí tuệ

Đẽo bằng đạo giải thoát…".

Trong đau khổ, trong cuộc sống đầy thử thách, ngập thăng trầm, ngài giúp con dân Việt tộc có đời sống tâm linh vững để có tỉnh táo bền bỉ, để có sáng suốt cao rộng, không bị rơi vào bi kịch sống say chết mộng, tức là sống mà không thật sự được sống, và say rồi trong mê loạn thì cái chết tới lúc nào mà không biết. Sống say chết mộng chỉ vì không biết yêu cuộc đời nên không biết nâng niu cuộc sống, sống không đúng và không xứng đáng với các giá trị được trao tặng bởi sự sống, vì không biết cuộc đời chỉ là đoạn đời, cuộc sống qua mau với cái chết tới sớm, mà sống nay chết mai trong say loạn, trong mê mộng thì càng làm cuộc sống sớm tàn hơn.

Hình ảnh mà ngài đưa ra là hình ảnh của một ngư ông đang say sưa trong con thuyền của mình, giữa đêm trăng đẹp, trên dòng sống êm, nhưng thoáng chốc bão tố ập tới thuyền của ngư ông này đã vào cõi sóng, cõi của bão táp :

Một trận cuồng phong dậy đất bằng

Ngư ông say khướt thả thuyền ngang

Bốn phương mây kéo màu đen kịt

Một dải sông reo sóng dậy tràn

Sầm sập tóe tung mưa xối xả

Ỳ ầm chuyển động sống oan vang

Phút giây bụi cuốn chân trời tạnh

Canh vắng dòng sông bóng nguyệt tàn…

Thi từ của ngài cũng mở lối cho chúng ta ngay trong bài này : nếu chúng ta sáng suốt thì có thể vượt qua được giông tố, bão táp, vì cõi sóng sẽ qua, cõi bão sẽ tan, nếu chúng ta biết bảo vệ sự sống, gạt bỏ cái sống say chết mộng, bằng cái sống thật chết ngay.sống say chết mộng biến cuộc đời thành ảo ảnh, biến cuộc sống thành ảo mộng, biến giá trị sự sống thành sương sóng ; còn sống thật chết ngay là sống ngay thật trong tỉnh táo từng phút giây, từng sát na ; và chết đúng là đón nhận cái chết với đúng thời điểm của nó. Ngài viết về cái chết trong Phổ Thuyết Sắc Thân :

"Khi xưa tóc mượt má hồng, ngày nay tro xanh xương trắng

Khi xưa lệ tới mây ảm đạm, lúc gió sầu lay nguyệt mơ màng

Canh tàn thì quỷ khóc thần sầu, năm muộn thì trâu dày ngựa đạp

Đom đóm lập lèo trong cỏ biếc, côn trùng rền rỉ ngọn dương trơ

Bia đá một nửa phủ rêu xanh, tiều mục đạp ngang thành lối tắt…".

Đừng sống trong bất tịnh, đừng quên là cuộc sống nằm trong vô thường, học hai chữ vô thường thật sâu để hiểu thật xa, để sống thật chết ngay. Trần Thái Tông ngày ngày tinh luyện để sống cuộc đời của mình bằng các giá trị tâm linh cao, ngày ngày ngài đọc kinh Sám Hối, vì ai mà chẳng có lỗi với người thân, vì ai mà không nặng lỗi với đời. Nhưng trong nghi thức sám hối mỗi sáng tinh mơ, ngài có nhân sinh quan của mình, ngài biết đưa nó tới một thế giới quan rộng lượng để được sống với vũ trụ quan bao la ; trong nghi thức buổi sáng ngài có Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi, đặt tầm vóc tâm linh của mình vào vũ trụ thiên chân :

Ánh dương vừa mới hé

Mặt đất tối rạng dần

Ý xôn xao trỗi dậy

Hình tranh nhau phân vân

Đừng ôm xác chết nữa

Ngẩng đầu lên thiên chân

Siêng năng trong sáu niệm

Mới khế ngộ cơ thần.

Trong một xã hội Việt Nam hiện nay với một trăm triệu đồng bào sống trong vô cảmvô giác trước nỗi khổ của dân đen, dân oan, sống say trong vô minh để chết mộng trong vô tri, từ ô nhiễm môi trường tới thực phẩm bị đầu độc ; cả một dân tộc đang đánh mất định hướng tâm linh, lấy mê tín dị đoan làm loạn tâm, mà còn gọi đó là tâm linh. Riêng bạn, mỗi lần bạn bị lạc lõng giữa vô cảm, lạc loài trong vô giác, rơi sâu vào mê lộ của vô minh, chìm xuống đáy của vô tri, bạn hãy tự đánh thức mình và nhớ về một đấng minh vương-minh sư, thật sự là minh chủ tâm linh của Việt tộc là Trần Thái Tông bằng hình ảnh của một con người thật tỉnh thức : Đừng ôm xác chết nữa… để Ngẩng đầu lên thiên chân ! Cõi tâm linh của Trần Thái Tông không lý thuyết, không trừu tượng, nó mang những động thái thường nhật cụ thể, nhưng bản lĩnh tâm linh của nó thật cao, ngài có bài kệ Dâng hương :

Ngạt ngào trầm hương rừng Chính Định

Chiên Đàn vườn Tuệ đã vun trồng

Giới Đạo đẽo gọt lên hình núi

Đốt lại lò Tâm để hiến dâng.

Trong một xã hội Việt Nam hiện nay cũng đang bị lạc loài trước các giá trị tâm linh, rồi lạc hướng trong văn hóa, lạc đường trong văn minh, lạc cõi trước văn minh của nhân loại trong một thế giới vì nhân quyền ; vì nhân quyền này đang bị tước đoạt bởi bạo quyền độc đảng. Bạn hãy tự tạo cho bạn một cõi tâm linh để tự bảo vệ mình. Nhưng bằng vốn liếng gì ? Bằng phương pháp nào ? Câu trả lời đã có trong phương pháp luận của Trần Thái Tông : rừng Chính Định cận kề cùng vườn Tuệ để giữ lửa cho lò Tâm đã có trong bạn.

Lò Tâm có trong mỗi chúng ta, có trong tất cả các đứa con tin yêu của Việt tộc không chấp nhận bạo quyền, tà quyền, ma quyền chỉ vì nó không có chỗ đứng ghế ngồi trong cõi tâm linh của chúng ta. Minh vương mà cũng là minh sư, có bài kệ Dâng hoa, ngày ngày làm đẹp cuộc sống của mình, làm đẹp luôn cuộc đời của chúng sinh, qua nhân dạng minh chủ tâm linh của Trần Thái Tông :

Hoa nở sáng ngời trên đất Tâm

Hoa tiên rải xuống chẳng thơm bằng

Hái dâng từng đóa lên chư Phật

Gió nghiệp muôn đời thổi chẳng rung.

Phải sống trên đất Việt, đang phải nhận chịu bạo quyền độc đảng, tà quyền tham quan, ma quyền buôn thần bán thánh, bạn hãy dùng Hoa nở sáng ngời trên đất Tâm để tái tạo lại nhân tâm của bạn, vì đồng bào của bạn. Bạn hãy tin là hoa tâm của bạn do Trần Thái Tông trao tặng hơn hẳn : Hoa tiên rải xuống chẳng thơm bằng, để bạn có thể không những Hái dâng từng đóa lên chư Phật mà còn kính dâng tới bao anh hùng, bao công thần lập nước và giữ nước của Việt tộc. Và bạn tự tâm nguyện ngay trên đất Tâm Việt của bạn là không bạo quyền độc đảng, tà quyền tham quan, ma quyền buôn thần bán thánh, nào có thể buôn dân, bán nước được : nếu đời sống tâm linh của bạn đang đứng vững trên đất Tâm Việt. Qua nhân dạng minh quân-minh sư-minh chủ tâm linh của Trần Thái Tông : Việt tộc là một minh tộc !

Mà bi kịch của các người từ lãnh tụ thủa các người lập đảng rồi cướp chính quyền tới các lãnh đạo hiện nay của Đảng cộng sản Việt Nam là các người : không có kiến thức và tri thức để thành trí thức như Trần Thái Tông. Không có ý thức và nhận thức để có tỉnh thức như Trần Thái Tông. Không có tâm hồn yêu nước và linh hồn thương nòi để có tâm linh cao rộng như Trần Thái Tông.

Các người đã triệt

Nhân từ tính của mô thức Trần Nhân Tông

 

triet07

Hãy để ra vài phút trong ngày, vài giờ trong tuần, vài buổi trong tháng, để đọc, để hiểu, để thấu những gì mà Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói, đã viết, đã tâm sự tự tâm !  Ảnh minh họa Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông trên núi Yên Tử. 

Thảm kịch của các người từ lãnh tụ thủa các người lập đảng rồi cướp chính quyền tới các lãnh đạo hiện nay của Đảng cộng sản Việt Nam là các người không học được, không có được bản lĩnh tỉnh táo của nhân từ đã xây dựng được khối đoàn kết cho dân tộc trước họa xâm lược của Nguyên Mông, chính nội công sáng suốt của nhân từ đã làm được kỳ công điều binh, khiển tướng của ngài trong bối cảnh chỉ mành treo chuông của Việt tộc trước bọn ngoại xâm đầy tàn bạo, nhưng vẫn thua trận vì chúng không có nhân từ.

Câu chuyện nhân từ trong cuộc đời minh quân của ngài không phải là câu chuyện lòng trắc ẩn của Mạnh Tử, cũng không phải là lòng thương hại trong các đạo giáo ; mà nó là câu chuyện lấy nhân để cứu nhân. Đây là sự thông minh ở trên cao, trùm phủ xuống mọi định nghĩa về sự thông minh, đây là trí khôn của nhân lý và lý trí của nhân tri biết tìm về nhân nghĩa mỗi lần nhân thế xa nhân đạo. Và chỉ có ngài mới có tầm vóc này để lập nên phái Trúc Lâm Yên Tử lấy Phật tại tâm để chế tác ra tâm tại thế ! Thiếu nhân từ, vắng nhân nghĩa, trống nhân bản, rỗng nhân văn vừa là hằng số cũng vừa là ẩn số của các lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam từ khi thành lập đảng cho tới ngày hôm nay, họ đã và đang đưa Việt tộc tới cõi suy đồi từ đạo lý tới linh hồn.

Đây là thất bại lớn của các lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam, giữa các thất bại lớn khác về kinh tế, xã hội, dân chủ, nhân quyền... vì họ thành lập đảng, xây dựng đảng, chỉnh đốn đảng, bảo vệ đảng trên hành vi bạo ngược, với hành động bạo quyền, lấy bạo động để diệt nhân từ, lấy bạo hành đẩy nhân dân ngày càng xa, càng biệt nhân từ. Không có nhân từ, nên các lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam đâm ra nhố nhăng, kệch cỡm, trơ tráo...

Thí dụ điển hình là lòng nhân từ, các Phật tử vào mùa phóng sinh với lòng thành từ bi, yêu muôn loài như yêu chính mình. Phóng sinh để trả lại cuộc sống cho cuộc sống, trả lại tự do cho tự do ! Vậy mà các lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam cũng xen vào để "thả chim, thả cá", họ nhố nhăng, kệch cỡm, trơ tráo... vì là giả, dối, láo, xạo, không có lòng thành nhân từ thì phóng sinh chỉ là một màn kịch xấu, tồi, tục, dở. Muốn có lòng thành nhân từ rất dễ, các vị này hãy thả ngay !

Hãy "phóng thích" ngay ! Hãy trả tự do ngay cho các tù nhân lương tâm, đấu tranh vì nhân quyền, dân chủ, công bằng, tức là vì nhân từ cho toàn xã hội. Thật dễ không hề khó, nhất là đối với các lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam có quyền "sinh sát" với dân đen, dân oan, dân chúng... Thật quá dễ khi các vị chỉ để ra vài phút trong ngày, vài giờ trong tuần, vài buổi trong tháng, để đọc, để hiểu, để thấu những gì mà Phật hoàng Trần Nhân Tông đã nói, đã viết, đã tâm sự tự tâm !

Bi hài kịch của các người từ lãnh tụ thủa các người lập đảng rồi cướp chính quyền tới các lãnh đạo hiện nay của Đảng cộng sản Việt Nam là nhân dân không thấy nhân từ trong lời nói của các người, dân tộc không thấy nhân tâm trong lời nói của các người, chính các người đang tự triệt các người đấy !

Các người đã triệt

Nhân cách ngàn dặm của mô thức Huyền Trân công chúa

 

triet08

Đền Huyền trân công chúa tại ấp Ngũ Tây, phường An Tây, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Từ lãnh tụ thủa các người thời lập đảng rồi cướp chính quyền tới các lãnh đạo hiện nay của Đảng cộng sản Việt Nam, các người không biết tôn vinh nhân phẩm phụ nữ Việt nên các người sẽ không dựng nên được tri thức nhân cách ngàn dặm của Huyền Trân công chúa. Sử việt rất rõ là Công chúa nhận cuộc hôn với Chế Mân để hòa bình giữa Chàm tộc và Việt tộc, biến chuyện sống chung giữa hai dân tộc thành chuyện có thực, vì vậy nhân cách của công chúa là rất đẹp, vì nghĩa vụ này rất lớn. Cả Việt tộc phải biết mà tự hào đã nhờ có cha của công chúa là Phật hoàng Trần Nhân Tông biết "nhìn xa trông rộng", mà công chúa đã cụ thể hóa được lòng hiếu hòa của Việt tộc qua chuyện "đi làm dâu xa" với nỗi niềm dường như độc nhất trong Việt sử, mà nhạc sĩ Phạm Duy đã hát lên được : "Nước non ngàn dặm ra đi".

Những câu chữ dèm pha về số phận của công chúa : "Tiếc thay cây quế giữa rừng, để cho lũ mán, lũ mường nó leo" chỉ là loại ngữ văn kỳ thị chủng tộc, thấp vì vô minh, tồi vì vô tri, tục vì vô giác, những kẻ thích trích dẫn câu này, thường là những kẻ không có đạo lý của sứ mệnh, không có luân lý của bổn phận, không có luôn đạo đức của nghĩa vụ công dân, vì "sơn hà xã tắc". Họ càng thấp hơn khi họ nêu tấy lên chuyện tư tình của Công Chúa với công tướng Trần Khắc Chung, trên đường từ Chiêm về Việt, sau khi Chế Mân qua đời. Nhân cách cha của Công Chúa Phật hoàng Trần Nhân Tông rất cao, nhân cách của vua Chế Mân rất vững, nhân cách của Trần Khắc Chung rất rõ, vậy xin kết luận ngay nhân cách của Công Chúa phải : rất đẹp ! Nên những người đáng quý, đáng trọng này mới thương, mới yêu công chúa.

Thái Thanh hát Nước non ngàn dặm ra đi của Phạm Duy - Nguyễn Nguyễn Studio


Những kẻ nghi ngờ về nhân cách này họ rất bơ vơ, làm sao họ hiểu được "nỗi khổ, niềm đau" của công chúa, nhưng công chúa không hề bị chuyện xấu làm công chúa quỵ, gục, ngã. Công Chúa biết tìm cõi tu để trong tâm, sạch hồn trước những mất mát lớn : mất chồng, mất con, kể cả mất người yêu ; nhưng ngay trong cõi tu, Công Chúa vẫn giúp được dân lành qua bao chuyện công điền, cấy cầy... mà ngày nay dân địa phương (chung quanh ngôi chùa mà công chúa là chủ trì) vẫn khiêm cẩn thờ Công Chúa.

Soi xưa để thấy tỏ nay : bao nhiêu phụ nữ hiện nay đấu tranh vì nhân quyền, dân chủ, công bằng... tức là vì một Việt tộc sống có nhân cách, họ chịu cảnh ngục tù của những tù nhân lương tâm, cùng lúc bị bọn văn nô, bồi bút bôi nhọ, vu khống, chụp mũ, vấy bùn trên cái đẹp của nhân cách các phụ nữ Việt, biết nhận nghĩa-phận với Việt tộc.

Từ lãnh tụ thủa các người thời lập đảng rồi cướp chính quyền tới các lãnh đạo hiện nay của Đảng cộng sản Việt Nam, các người đã nuôi dưỡng bọn văn nô, bồi bút chỉ là ký sinh trùng trong dưới sự chỉ đạo của bạo quyền tuyên huấn, bạo hành công an... Chúng chỉ có thể lấy lại nhân cách của chúng khi nào chúng hiểu thế nào là đạo lý của sứ mệnh, luân lý của bổn phận, đạo đức của nghĩa vụ : "phải cứu nước, cứu dân". Nhất là loại lãnh đạo nam giới bất tài hiện nay ngày ngày hiếp đáp phụ nữ Việt, thì nên biết cúi đầu-khoanh tay-quỳ gối trước nhân cách lịch sử của tri thức nhân cách ngàn dặm của Huyền Trân công chúa.

Các người đã triệt

Mô thức vấn nạn Việt tộc của Tô Thùy Yên

 

triet09

Nhà thơ Tô Thùy Yên qua bút họa của Trần Thế Vĩnh

Các lãnh tụ thủa cướp chính quyền cũng như các lãnh đạo thủa độc quyền trong độc đảng toàn trị khi sao vào được cõi tâm linh của Tô Thùy Yên, vì họ chưa hiểu họ đã tìm cách bỏ tù rồi vùi dập thi sĩ này cho tới ngày ông phải lưu vong tận Mỹ quốc. Khi ông đề nghị các giá trị tâm linh, cõi này thường khởi cùng lúc cái mâu thuẫn giữa cái tắt của hoạn nạn khi cái mất mát đang đe dọa chúng ta, và cái tia hy vọng của một bình minh lạ, của rạng đông mới, để ta cảm nhận sâu xa là ta vẫn đang sống cùng mọi sự sống chung quanh ta. Câu chuyện của Tô Thùy Yên là thân phận ròng rã bao năm trời trong vòng lao lý từ các trại học tập tới các phòng giam biệt lập ngặt nghèo nhất, những năm tháng đó cái chết cứ ngày ngày thủ thỉ với sự sống là bạo quyền độc tài sẽ thắng nhân tính, để diệt nhân phẩm. Cho nên thân phận con người ngày ngày như que diêm luôn bị các cơn gió độc của tà quyền thích thổi cho tắt ! Bảo vệ nhân tính vì nhân phẩm là câu chuyện đi tìm một bình minh lạ.

Khi Ta bằng lòng phận que diêm tắt. Chỉ giận sao mồi lửa cháy suông… là kết quả của tư duy thấy rõ khi bình thường thì mạng sống con người phải được coi là vô giá, nhưng trước bọn bạo quyền bất nhân, tà quyền thất đức : sao giá của nó như diêm. Dù chấp nhận trả cái giá là mất mạng, nhưng tại sao lại phải chịu mất suông ? Chuyện mất suông là chuyện có thật khi con người phải sống chung, sống cùng với bọn âm binh của ma quyền. Nhưng bất cứ một sự ra đi nào của nhân tính (vì nhân phẩm) trước cái chết đã cận kề, thì con người nhận ra sự ra đi là để tìm một bình minh lạ, đây không phải là chuyện hoang đường mà là chuyện tìm con đường của ý thức, nó là hiện tượng luận của tri thức, nhận sự thật của cái chết trong liêm sỉ để thấy một loại bình minh lạ sẽ tới, để ra khỏi cái thấp của bạo quyền, cái tục của tà quyền, cái ma của âm binh : "...Ra đi như một bình minh lạTrên kỷ nguyên chưa kịp hiện hình…".

Giá trị tâm linh trên kỷ nguyên chưa kịp hiện hình đã được Tô Thùy Yên tạo ra theo con đường mà đã có lần Saint John Perse nghe được nó ngay trong tiếng nói vô cùng sống động giữa người và người, đầy nhân tính, dầy nhân cách : "S’en aller ! S’en aller ! Parole de vivant" (Đi ! Cứ đi ! Cùng tiếng nói của sự sống). Tiếng nói tạo dựng được sự sống, làm sự sống chuyển động một cách sống động để tự bảo vệ : đây chính là nhiệm vụ của các giá trị tâm linh ! Biết tái tạo lại rạng đông, biết chế tác ra các bình minh lạ, đó là tiếng nói của tâm linh không sợ cái chết !

Tô Thùy Yên dặn dò là cõi tâm linh trước cõi chết :

"…Sẽ lo chẳng những cho người sống

Lo cả cho người khuất mặt kia

Quen lạ bạn thù chung giấc ngủ

Chung lời thương tiếc khóc trên bia…".

Cõi tâm linh thường xuyên bị thử thách trước cõi chết, từ đó và tự nó định nghĩa được nhân phẩm sâu đậm trước các thăng trầm của nhân sinh, nơi mà nhân mạng phải đi qua những lằn ranh sinh tử. Tô Thùy Yên qua các lằn ranh sinh tử nhiều lần trong chiến tranh Bắc Nam huynh đệ tương tàn, trong những năm dài của các trại học tập, trong những ngày tháng ngục tù, nơi mà tử sinh sánh đôi song hành trên tử lộ. Tại đây, ông thấy rõ ràng tất cả các tín hiệu khi cái chết đến cận kề sự sống :

"…Côn trùng kiệt sức lìa hang ổ

Lên chết thiêu trên mặt đất hừng

Ác điểu ngày đêm gào xao xác

Cơ hồ cả thế giới lâm chung…".

Lâm chung là thời khắc mà cái chết đang tới, và sự sống phải lùi ra cho tử thần ngự trị trong ma quyền của nó. Cái chết áp đảo sự sống, như bạo lực đang thắng thế, bạo quyền đang kiêu căng, tà quyền đang ngạo mạn, để mặc cả nhân phẩm bằng nhân mạng. Lúc đó, các giá trị tâm linh sẽ xuất hiện để chỉ cho rõ cái lầm đường của bạo quyền bằng bạo động, phanh ra cái lạc lối của tà quyền đang áp đặt ngày tận thế :

"Cái chết tru rân giờ nguyệt tận…

Lăn địa cầu ra khỏi lối xưa…

Như tên phù thủy già điên loạn

Lịch sử lên cơn dữ bất thường…".

Nhưng từ đây, các giá trị tâm linh sẽ tìm mọi cái để sống sót, và sống sót để nói lên nỗi lo -lòng thao thức trong dạ đau đáu- của con người trước bạo quyền đang cướp đi sự sống ; các giá trị tâm linh sẽ tìm mọi cách để sống còn bằng nhân tâm, lẳng lặng chờ ngày tái tạo lại nhân phẩm. Nhưng cách lo toan (thao thức trong đau đáu) của nhân tâm qua các giá trị tâm linh cụ thể sẽ là gì ? Đó là tâm khoan dung làm nên trí khoan hồng, để lòng vị tha chế tác ra tâm tha thứ, từ đó sinh ly phải xuống ngôi để nhường nhân vị cho mọi hòa giải biết hóa giải mọi hận thù, để hòa hợp mà xóa đi mọi thù hằn. Nội công của các giá trị tâm linh chính là nội lực của hòa giải-hóa giải-hòa hợp !

Tô Thùy Yên vận dụng mô thức tâm linh của mình như một không gian biết tự vệ trước bạo quyền độc đảng toàn trị :

"…Ta khóc lẻ loi, cười một mình

Thu hình ẩn náu dưới tâm linh

Mắt chong kinh hãi đêm hư sử

Thân lõa lồ đau cháy khổ hình…".

Các giá trị tâm linh không phải là các lời "nói suông" để nạn nhân trong khốn khó được nghe cho "xuôi tai" mà tự an ủi trong khổ nạn ; các giá trị tâm linh là một hệ lý luận như một cầu nối, cho sự thật của dữ kiện tìm tới được chân lý của sự kiện, từ đó con người thấy ra lẽ phải của sự cố. Ngay trong các giá trị tâm linh người ta thấy rõ các sử liệu của tư liệu, sử luận của lập luận để nắm được sử học để biết đối nhân xử thế.

Biết thu hình ẩn náu dưới tâm linh để vượt hư sử (chính là ung thư của lịch sử) làm ra từ quái thai của bạo quyền, nơi mà các giá trị tâm linh phải đi trên lưng cái ác, cùng cái độc, cái thâm, cái hiểm ; phải đi trên vai cái bạo, phải đi trên đầu cái để vượt thắng cái diệt, cái hủy ngày ngày đe dọa sự sống. Kế đến là phải tổ chức lại cõi tâm linh, như cõi thiêng liêng nhất mà những cái xấu, tồi, tục, dở của ác, hiểm, thâm, độc không đột nhập vào được bằng những con đường tà bạo tới từ đứa ngu :

"…Ta nhặt từng trang sách rách toang

Đứa ngu đã xé vứt ra đường

Ta gom từng hạt cây luân lạc

Mong mỏi gầy lên một địa đàng…".

Trong từng trang sách không những có trí tuệ của nhân tính, mà còn chứa tuệ giác của nhân phẩm, mà tại đây hành động tâm linh là gom lại, thu lại, nhận lại để làm nên các giá trị của tâm linh, vì trong đó có giá trị của một địa đàng ! Tô Thùy Yên vận dụng mô thức tâm linh để được làm người trước bạo quyền độc đảng toàn trị : "Một thời thế ngã với từng xác thân… Làm người đã phải làm sao ?"

Các giá trị tâm linh luôn đi sâu vào cõi người đang vấn nạn, để đứng cạnh người gặp nạn và nâng người này dậy trong họa nạn, rồi tìm cách đưa con người này ra khỏi cõi nạn, khi con người đã thoát nạn, thì các giá trị tâm linh đã vỉnh viễn trở thành bạn đồng hành với kẻ đã thắng nạn. Và, cho tới ngày rời cõi đời này, mỗi lần gặp nạn, mỗi lần đứng trước họa nạn, con người này sẽ không còn cô đơn phải chống chỏi một thân một mình với hoạn nạn, mà đã có chiều cao tâm linh kề cận để có sáng suốt trong quyết định và các giá trị tâm linh trong hành động.

Mỗi lần cột xương sống của hình hài bị mềm ra và lệch đi, thì các giá trị tâm linh là những cây chống vô hình giúp hình hài đứng thẳng vì tư duy đã ngẩng đầu trong thử thách, tầm nhìn tâm linh đã vượt thắng các thăng trầm, và kẻ gặp nạn đã thấy lối ra bằng các chân trời của thiện, của mỹ. Tô Thùy Yên đã gặp họa nạn dưới bạo quyền độc tài, đã trải qua hoạn nạn trong tà quyền độc trị đã dựng lên nhà lao để nhốt tù các đứa con tin yêu của Việt tộc ; nên trong cõi nạn thi sĩ biết rõ bản lai diện mục của sự bất nhân, nó hoàn toàn ngược hướng trái chiều với các giá trị tâm linh :

"…Một lần núi đổ, sông dâng

Vắt cơm, hớp nước, âm phần là đây…

Thịt rơi xương rụng trùng trùng

Một thời thế ngã với từng xác thân…".

Khi ta nhớ lại để kể lại những mất mát của nhân tính, những thiệt thòi của nhân phẩm trước bạo lực trong lao lý, thì ta thấy ngày dài bất tận trước khổ hình mà bạo lực tạo ra, thấy thời gian bị lôi dài lê thê trên dốc thời gian để nhân đạo bị xói mòn. Thì đây, cũng chính là lúc khả năng tự tư duy của ta mời các giá trị tâm linh đến để chia sẻ vắt cơm, hớp nước, để nhìn tận mặt âm phần, để hiểu không gian của cõi nạn : thịt rơi xương rụng trùng trùng, để thấu giá trị của sự sống khi cõi sống bị đe dọa : một thời thế ngã với từng xác thân…

Trong cõi lao tù mà tên gọi là trại cải tạo, người tù phải tự sinh tồn bằng cách vào rừng hái rau hoang để nuôi thân, thì đó là lúc tri thức kêu gọi lịch sử trở về để nhận ra các giá trị tâm linh, sẽ an ủi người tù là cõi nạn, một cõi nạn luôn ẩn nấp trong cõi sinh :

Chiều ra đồng hái rau Hoang

Nghe sầu trong gió thổi tràn mặt ta

Ơn trời ơn nước bao la

Hái đi này những xót xa kiếp người

Cổ kim chung một mái trời

Kinh thi cũng có kiếp người hái rau.

Câu chuyện tâm linh thường có hai kịch bản, một kịch bản buồn (nghe sầu trong gió thổi tràn mặt ta) một kịch bản ơn (ơn trời ơn nước bao la) giúp con người có can đảm để gạt ra, nhổ đi, hái đi khổ nạn (hái đi này những xót xa kiếp người), để được thấy trước toàn cảnh của nhân sinh trong cái chung (cổ kim chung một mái trời) để nhận ra nhân kiếp (Kinh thi cũng có kiếp người hái rau).

Cấu kết để luận kết các giá trị tâm linh luôn là câu chuyện làm người (làm người đã phải làm sao ?), làm sao để thấy chiều cao của nhân phẩm, chiều sâu của nhân tâm, chiều rộng của nhân từ, và chiều dài của nhân đạo, chỉ một chuyện hái rau để sống còn, nhưng thi sĩ muốn đi xa hơn nữa trong chiều sâu của tâm linh : thấy câu chuyện làm người để nhận ra câu chuyện tội người :

" …Hái nhanh cho kịp trời chiều

Ấy mê, ấy tỉnh, cỏ nhiều hơn rau

Làm người đã phải làm sao ?

Thêm bề rau thấp, cỏ cao, tội người…".

Câu chuyện tội người đây là tội nghiệp người, tội nghiệp kiếp làm người, càng làm người càng thấy tội người tức là càng làm người càng thấy thương người, cho nên cột xương sống tinh anh của các giá trị tâm linh là câu chuyện thương người, thương đến xót xa, thương đến bầm gan, tím mật.

Tô Thùy Yên đã thấy lịch sử ngất lã trong tay bạo quyền vô minh : "Lịch sử dường như đã ngất lã/ Sau những liên hồi vật vã điên cuồng". Chính khi con người đã rã rời vì khổ nạn trong ngục tù của bạo quyền, ý thức rời trí tuệ, nhận thức mất tuệ giác, đây câu chuyện những ngày trong lao tù của Tô Thùy Yên của thế kỷ XX vừa qua, mà cũng là chuyện hằng ngày hiện nay của hàng trăm tù nhân lương tâm đang trong vòng lao lý bất nhân của bạo quyền độc đảng ; khi mà bi quan đã tràn lan, làm não bộ con người tưởng chừng như tất cả đều sụp đổ, xưa nay đều tiêu tán.

Khi con người bị vật vã, khi nhân sinh rơi trong điên cuồng, thì sự xuất hiện của các giá trị của tâm linh đến để vực dậy chiều cao của nhân phẩm, để đánh thức chiều sâu của nhân tâm, để khơi ra chiều rộng của nhân từ, và nối theo chiều dài của nhân đạo. Câu chuyện tâm linh là một chuỗi động lực của hệ dây chuyền : vực dậy-đánh thức-khơi ra-nối theo để tái tạo cõi sống cho nhân thế :

...Ta đứng lên

Đi tới, đi lui trăm lượt nghìn lần

Như một hồn ma cổ đại

Trong hầm mộ muôn đời…

Ta đứng lên !"

không chỉ vì chuyện sống còn, không chỉ vì muốn sống sót, mà Ta đứng lên ! nhân phẩm, vì chuyện mất nhân phẩm là chuyện : không chấp nhận được !

Tô Thùy Yên đã thấu bao khổ nạn của Việt tộc, mà mỗi công dân Việt phải là chủ thể để xóa giải oan kiếp của mình : "Khắc khoải chim kêu ngày khổ nạn… Khắc khoải chim kêu mùa xóa giải…". Khắc khoải là trạng từ mà cũng là động tự của người đã bị rơi vào cõi nạn, trong đó hoạn nạn mang mặt nạ của họa nạn xuất hiện để đe dọa sự sống, nơi mà hơi thở của kẻ rơi vào bi nạn giống như hơi thở của người lúc lâm chung, sẽ phải rời cuộc đời trước bao chuyện bất nhân thất đức của bạo quyền giờ đã thành tà quyền ngày ngày lòn lách như âm binh đe dọa nhân sinh, nên thi sĩ nghe rõ : "…Khắc khoải chim kêu ngày tận tuyệt…".

Ngày tận tuyệt có đầy đủ cảnh trí của đói, khát trong mệt lã, rã rời ; có cai tù tra tấn người tù, có bịnh tật đi cùng với các vết thương sau mỗi lần bị tra tấn ; có ý định của tự sát như để bảo vệ chính lương tâm của mình trước tên đạo diễn bạo quyền đang diễn tuồng ác nhân. Khắc khoải là trạng động từ ám ảnh người tù hằng giờ rồi kéo dài đăng đẳng cả kiếp người, khi con người sống mà không có lối ra cho nhân phẩm, mà nguyên nhân cốt lõi là bạo quyền không có nhân tâm để hiểu nhân từ, để thấu nhân đạo. Trong không gian và thời gian của khắc khoải, thi sĩ thấy chuyện bi thương của kiếp người qua một động tự thật mới : khuất giạt, một động từ mới trong tuyệt vọng : "…Khắc khoải chim kêu ngày khuất giạt…".

Khắc khoải dần dà trở thành bi trạng của một không gian có tiếng chim của miền thất vọng, tên nó là khổ nạn : "…Khắc khoải chim kêu ngày khổ nạn…". Đó cũng là lúc mà sức mạnh tâm linh đã tới để cứu kẻ trong khổ nạn, bằng một hành động qua một động từ vô cùng mới, rất mới trong hay, đẹp, tốt, lành, của nhân tri, đó là động từ xóa giải : "…Khắc khoải chim kêu mùa xóa giải…". Xóa đi hận thù có trong tâm địa của bạo quyền, xóa đi lòng tham có trong nội địa của tà quyền, xóa đi cõi hận có trong cõi não của ma quyền đang lủng đoạn lương tri của cả một dân tộc.

Nhưng sức mạnh tâm linh phải tiếp tục đi xa hơn, sâu hơn, dài hơn, cao hơn nữa để giải : để giải trừ mọi tham, sân, si ; để giải tán mọi bạo quyền, tà quyền, ma quyền mà cứu nguy cho nhân tâm ; để giải oan cho bao oan khiên mà dân tộc phải hứng chịu từ bao lâu nay. Từ đó, lấy nhân từ cùng nhân đạo làm nên nhân nghĩa để giải hòa mọi xung đột trong nhân thế, mọi hiềm khích trong nhân tình, mọi họa nạn trong nhân loại, và không quên cứu rỗi luôn cả linh hồn của những tội phạm đã dùng bạo quyền, tà quyền, ma quyền để gây bao tội ác.

Xin đừng quên sức mạnh của tâm linh là thực hiện được chuyện giải oan, giúp cái oan vượt lên cái oán, để đi về hướng của nhân tâm mà làm giàu cho nhân tri, làm cao thêm nhân lý ; vì cái oan chỉ là chuyện bể dâu của nhân thế, nó không phải là dấu chàm vĩnh viễn của nhân phẩm. Câu chuyện giải oan qua sức mạnh của tâm linh đi trên lưng, trên vai, trên đầu cái oán :

"Ta về như hạt sương trên cỏ

Kết tụ sầu nhân thế chuyển dời

Bé bỏng cũng thì sinh, dị, diệt

Tội tình chi lắm nữa, người ơi".

Kiếp nhân sinh như như hạt sương trên cỏ, nhưng có tầm vóc của một chiều cao tâm linh biết : kết tụ sầu nhân thế chuyển dời, để hiểu ra chuyện sinh, dị, diệt mà thấu được sinh trong nhân thế, nhưng dị như hoạn nạn, như bất công, như tội ác ngày ngày đe dọa nhân tính, thời cơ hội là diệt nhân phẩm để vùi nhân vị.

Kiếp người thật bé bỏng trong hoạn cảnh sinh, dị, diệt, với sự cảm nhận của tâm linh giúp nhân tâm làm được chuyện cân, đo, đong, đếm được tất cả các đọa đày mà nhân loại phải gánh chịu trên nhân lộ : tội tình chi lắm nữa, người ơi. Khi biết kêu lên, khi biết than ra, khi biết bộc lộ được câu : tội tình chi lắm nữa, người ơi, thì nhân tri đã mở cửa đón mời các giá trị tâm linh tới để xóa đi các tội tình trong kiếp người này.

Câu chuyện tâm linh là sự khởi hành đi tìm câu trả lời khi con người tự hỏi : ta là ai ? Mà sao ra nông nổi này trong hoàn cảnh của kẻ bị lâm nạn, với câu hỏi thứ hai : đây là đâu ? và mỗi lần sức mạnh tâm linh xuất hiện, nó giúp con người có được câu cả hai câu trả lời (là ai ? là đâu ?), để có đáp số trước các ẩn số của nhân thế, để thức tỉnh ngay trước mê lộ : "…Đây là đâu ? Tỉnh, tỉnh lại với đời !". Và khi con người đã mất các định hướng, trong hành trình vô định với bước vô minh :

"…Gối đầu lên một chỗ không lý

Ráp lại xương từng thỏi rã rời

Giờ này đã khuya khoắc thiên cổ

Chớp hiện mình soi dội lẻ loi…".

Sức mạnh tâm linh xuất hiện mang lại nhân tâm cho chỗ không lý ; mang lại nhân tính để giúp nhân dạng làm được chuyện ráp lại xương từng thỏi rã rời ; ngay trong thời gian của giờ này đã khuya khoắc thiên cổ ; ngay trong không gian nhỏ hẹp của chớp hiện mình soi dội lẻ loi, để tại đây nhân phẩm có đủ sức mạnh tâm linh mà soi sâu mọi chiều sâu của kiếp người :

Con chim bói cá trong tàn tối

Soi vĩnh hằng xanh rợn mặt hồ.

Tô Thùy Yên thấy để thấu xuyên suốt ba sinh :

"Trở trời ngồi lại cời than

Nhen bùng ngọn lửa chưa tàn ba sinh".

Cời là một động từ lạ trong Việt ngữ, cời là khơi lên, nhưng không phải là khuấy lên, nhẹ nhàng khơi dậy, chớ không phải hấp tấp quậy lên ; phải thư thái trong trầm lặng để cời, phải tỉnh tâm trong trầm tư để cời, một động tác của người thanh biết tư duy sâu đậm, chớ không phải của kẻ tục chỉ muốn tò mò để tọc mạch. Cời lên cái còn đang nhen nhúm, cời lại cái chất lửa đang bị đe dọa vùi lấp bởi cái tà ; cời để giữ lửa, giữ nhiệt, giữ chất sống, dù cuộc sống đang tàn tạ, nhưng nhất quyết không để chất sống có trong chất lửa của mỗi chúng ta bị vùi chôn bởi cái bạo trên trần thế này.

Cời than khéo léo sẽ gặp lại lửa hồng, nếu lửa hồng trở lại thì cuộc sống còn đây, và chất sống chính là lửa đã trở về làm ấm thân, ấm đời, ấm luôn cả ba sinh (quá khứ, hiện tại, vi lai), ấm cho bây giờ và ấm cho mai sau ; cời để tự sưởi thân, cời để hơ nóng không gian mà mình đang có mặt, cõi sinh mà mình đang trú, chốn đời mà mình đang sống. Các giá trị tâm linh nằm ngay trong quyền năng của nhân tính biết cời than, cời lửa trước nhân thế đang bị đe dọa bởi cái giá lạnh của vô cảm ; hãy tin là các giá trị tâm linh này có mặt ngay trong động thái qua đồng từ cời.

Như năng lực của nhân bản biết giữ lửa, cời lên và cời mãi như biết ôm ấp chất sống trước các cái bạo, cái tà làm nên cái tàn, cái tắt, đang rình rập để thổi tắt luôn một chút lửa còn trong thể lực ta, một thể lực được làm nên bởi trí lực cộng sức cùng tâm lực và khi cả ba lực này nhập một, ta tự cho phép ta gọi tên nó là : linh lực (sức mạnh của tâm linh), luôn muốn bảo vệ cái lửa như chất sống để đẩy xa cái lạnh, cái tàn của cái chết. Hãy giữ lửa, hãy cời than như cời thân, hãy cời lên bằng thể lực, trí lực tâm lực, để có tổng lực của linh lực, để vượt thoát mọi thăng trầm nhân thế, để vượt thắng của mọi mọi ám lộ của ba sinh.

Lê Hữu Khóa

(11/08/2020)

---------------------


lhk0 Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille

Giám đốc Anthropol-Asie

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc

Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lê Hữu Khóa
Read 975 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)