Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

15/08/2020

Duyên

Lê Hữu Khóa

Duyên

(nhân học duyên)

duyen01

Người đâu gặp gỡ làm chi

Trăm năm hỏi có duyên gì hay không.

Chỉ một lần gặp gỡ mà có thể đã thay đời đổi kiếp một nhân số, người Việt tin trong của nhân số, có lõi số phần, được làm nên bởi nhân duyên, mà duyên tới từ một người thường là xa lạ. Kẻ xa người lạ này làm thay đổi mọi nhân sinh quan đang sẵn có, mọi thế gian quan đang vững chải, mọi vũ trụ quan đang cứng rễ, vậy mà chỉ một lần gặp gỡ với kẻ xa người lạ chuyện thay đời đổi kiếp như long trời lở đất đã đến, tưởng như đã làm thay hồn đổi xác, giờ đây những chuyện tưởng như vững vàng trong miên viễn đang bị xem lại, xét lại, tổ chức lại.

Duyên kiếp

duyen2

Một chủ đề chủ yếu như vậy mà chỉ có ca dao, ngạn ngữ, dân ca nói lên được, còn các chuyên ngành của khoa học xã hội và nhân văn lại hoàn toàn vắng mặt, từ lý thuyết tới phương pháp, mặc cho văn chương vận hành câu chuyện duyên khởi qua thi ca và tiểu thuyết. Một chủ đề chủ trọng như vậy, mà triết học, sử học, nhân học, xã hội học lại khơi khơi vắng bóng, lại tà tà biệt dạng. Phạm trù duyên lại là gốc, rễ, cội, nguồn của văn hóa Việt tộc, duyên mô tả câu chuyện biến thiên của thay đời đổi kiếp, theo chiều rộng và theo chiều cao, chưa hết duyên lột tả các công đoạn thay hồn đổi xác của nhân kiếp chỉ qua nhân tình, đây là chuyện vừa hay lại vừa sâu.

Phạm trù duyên phải được chú ý-lắng nghe ngay trong lý thuyết luận, phương pháp luận, khoa học luận của các chuyên ngành của khoa học xã hội và nhân văn. Nếu phạm trù duyên này cứ "biền biệt miệt đâu đâu", mà các chuyên gia của các chuyên ngành này không nhận ra, thì đây chính là lỗi của các chuyên gia trong các chuyên ngành này, chớ không phải lỗi của ai khác cả. Hóa ra ngay trong sinh hoạt của học thuật, trong đó có nghiên cứu cũng bị những bóng đêm che lấp mà không được đi tới nơi tới chốn : có khảo sát cũng bị những nếp gấp không được mở ra tới gốc tới ngọn : có điều tra cũng bị những thói quên không được ngó ngàng tới gốc, tới rễ : và có điền dã cũng bị những đãng trí không được sáng lên tới hoa tới trái trước phạm trù duyên.

Duyên là một chuỗi sự kiện làm nên "động đất", làm "đất trời của nội tâm" trong một cá nhân được hoặc bị nhận hậu quả ngay tức khắc, mà dư chấn của chuyện long trời lở đất này thì cá nhân phải nhận cả một nhân kiếp :

"Đi đâu cho thiếp theo cùng

Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam".

Sự dấn thân của sinh mạng chính là sự can đảm chấp nhận thử thách của đói nghèo, là sự cả quyết kham trọn thăng trầm của kiếp người chỉ vì tình yêu, mà thượng nguồn của tình yêu chính là duyên. Tầm vóc của tình yêu thật cao, sâu, xa, rộng, vì bản chất của duyên được xem là hay, đẹp, tốt, lành, nên duyên đã "thầm báo" cho cá nhân (có duyên biết yêu lại có duyên biết giữ tình yêu) là cá nhân đó phải trở thành chủ thể để tự quản lý thử thách, để tự quản trị thăng trầm trong cuộc đời của mình tự khi gặp duyên.

Không gian tri thức của ca dao, dân ca, ngạn ngữ của Việt tộc có bản lĩnh ẵm, bồng, bế, cõng được văn hóa Việt, văn minh Việt, văn hiến Việt. Nhưng tại đây, nhân học tri thức hay triết học phân tích phải đào tới nơi, xới tới chốn không gian tri thức của ca dao, dân ca, ngạn ngữ của Việt tộc, đã có người bạn song hành với mình là cả một không gian tri thức nhân gian của "tiếng lóng", sinh động trong ngữ vựng, náo động trong ngữ văn, chủ động trong ngữ pháp, biết làm rõ sự vận hành vô biên của phạm trù duyên, bằng cách nói của riêng nó : "có sức chơi, có sức chịu, có sức liệu mà chơi". Cụ thể là duyên báo hiệu ta phải chuẩn bị : sức chơi, sức chịu, sức liệu khi tình duyên bắt đầu.

Duyên khởi song lứa với duyên thầm, nên kẻ bị xem là vô duyên bị mất mát rất nhiều, thứ nhất là mất người đáng yêu, nếu gặp duyên lành thì người đáng yêu sẽ trở thành người đáng tin. Cái mất thứ hai là mất vận "thay đời đổi kiếp" theo hướng thăng hoa. Cái mất thứ ba là mất thế "thay hồn đổi xác". Cái mất thứ tư là mất dịp chuyển đổi nhân sinh quan. Cái mất thứ năm là mất lực tự sáng tạo ra một thế giới quan mới. Cái mất thứ sáu là mất thời để tự sáng tác ra một vũ trụ quan mới… và còn mất nhiều cái khác nữa.

Từ đây, phạm trù duyên vượt lên một nhân kiếp chỉ biết vị kỷ trong tính toán, chỉ biết ích kỷ trong toan tính (chắc chắn đây là chân dung xã hội của các nhân dạng vô duyên). Phạm trù duyên đi trên lưng chuyện chén cơm manh áo, tri thức duyên đi trên vai chuyện giá áo túi cơm, nhận thức duyên đi trên đầu chuyện cơm áo gạo tiền, chính đây là bản lĩnh của giải luận duyên, luôn biết diễn luận theo mô thức của cụ Tiên Điền Nguyễn Du : Những phường giá áo túi cơm xá gì ! trước hùng lực của duyên.

Khi bọn nịnh thần ký sinh trùng vây bủa quanh triều đình vì tham quyền để tiếp tục tham nhũng (bọn này hiện đang đầy dẫy trong các cơ chế đặc quyền, đặc lợi của Đảng cộng sản Việt Nam hiện nay) : chúng gọi Từ Hải là "thảo khấu", cướp rừng, cướp núi. Nhưng khi Thúy Kiều thấy được nhân dạng của Từ Hải là : "Đầu đội trời, chân đạp đất" : khi Thúy Kiều thấy được nhân cách của Từ Hải là : "Gươm đàn nửa gánh, non sông một chèo" : thì cuộc động đất đã tới ngay dưới chân của Thúy Kiều. Công cuộc thay đời đổi kiếp đã hành tác ngay trong nhân kiếp của Thúy Kiều, để các công đoạn thay hồn đổi xác được bằng đầu, bằng hành động cụ thể là : "Đi đâu cho thiếp theo cùng".

Duyên phận

duyen3

Nếu chúng ta yêu cầu nhân học tri thức hay triết học phân tích phải đào tới nơi, xới tới chốn, thì chúng ta phải yêu cầu các chuyên ngành của khoa học xã hội và nhân văn phải nghiên cứu tới nơi tới chốn câu :

"Đi đâu cho thiếp theo cùng

Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp cam".

Đây là một tuyên bố dấn thân của phụ nữ, vậy thì tại sao trong nam giới không có được một tuyên bố dấn thân nào tương tự với tầm vóc, ngang hàng với bản lĩnh của câu này ? Đây lại là dịp để đào sâu hơn nữa để xác chứng phạm trù duyên cũng là một thái độ sống biết dựa vào quyết đoán của niềm tin. Nên duyên nhờm tởm bọn đàn ông "năm thê, bảy thiếp" : nên duyên lợm giọng trước bọn đàn ông "anh mê vợ bé bỏ bề con thơ" : nên duyên buồn nôn trước bọn đàn ông kiểu "Thúc sinh quen thói bốc trời".

Người Việt tin vào thuận duyên, người Việt không tin vào đa duyên, vì nếu nhiều về số lượng thì không còn là duyên : duyên cô đọng trong nội chất của hạnh ngộ : nơi mà, sơ ngộ khi gặp nhau lần đầu đã muốn tái ngộ, nên duyên đã dẫn dắt tao ngộ để thành hạnh ngộ. Để từ đây, hai nhân kiếp nhập lại thành một nhân kiếp, một nhân kiếp có nội lực chung để chia, có sung lực chia để chung. Trên thượng nguồn có thuận duyên, thì dưới hạ nguồn sẽ có hợp duyên, cụ thể là có đồng cam cộng khổ, trong gian nan nằm gai nếm mật, có chia sẻ gian truân hạt muối cắn làm đôi, để sau đó được có chia ngọt sẻ bùi giữa bình nguyên nhân thế.

Nhân kiếp không những mang hiệu quả cùng hậu quả của nhân duyên, mà chính nhân duyên sẽ làm thay đổi nhân thế ngay từ bên trong, nếu thế thái nhân tình được thay đổi thì chính bản thân nhân loại đang thay đổi. Xa hơn nữa nhân duyên còn biết làm thay hình đổi dạng nhân tính, nhân duyên còn biết làm thay thời đổi thế nhân lý trong cách tính toán về hiện tại, trong các toan tính về tương lai, khi cá nhân được gặp duyên.

Kẻ nổi loạn nhất trong triết học của thế kỷ thứ XX chính là Foucault, dùng triết để chống lại mọi bất công, nhất là những bất công tới từ sức hủ hóa của đám người bảo thủ luôn muốn bảo lưu các quyền lợi của họ. Khi phải nhận định về các triết gia của trào lưu ánh sáng trong thế kỷ thứ XVIII đã gầy dựng nên các phạm trù tư tưởng quyết định cho các cơ chế về tự do, công bằng, dân chủ, nhân quyền, đa nguyên, tam quyền phân lập như Montesquieu, Rousseau, Voltaire… Thì từ thời đại ánh sáng tư tưởng này, Foucault ngừng lại và chiêm nghiệm thật kỹ chủ thuyết chính quyền tự quản của cá thể do Kant đề nghị. Nơi đây, mỗi cá thể đều có thể là một chủ thể sáng suốt của cả một tam quyền phân lập ngay trong cuộc đời của mình, để có hành động sáng tạo như một hành pháp thông minh, để có hành tác sáng suốt như một lập pháp trong sáng, để có hành vi tỉnh táo như một tư pháp bình tĩnh.

Nhưng chủ thuyết chính quyền tự quản của cá thể dính dáng gì tới câu chuyện duyên khởi, liên can gì tới phạm trù duyên ? Có chứ ! Vì khi một cá nhân có quyết định vì có quyết đoán dấn thân vì tha nhân, chính là kẻ xa người lạ đang hiện diện trong trực diện với tôi đây, thì tha nhân này sẽ được tôi trao gởi niềm tin. Một niềm tin đơn phương, một chiều, không hề vụ lợi, đúng nghĩa một niềm tin vô điều kiện, nơi mà hậu quả và hiệu quả chỉ là một. Và sơ ngộ này, nếu cái tôi muốn tái ngộ vì tin ở hạnh ngộ, thì cái tôi phải nhận đầy đủ vai trò của chủ thể là có bổn phận với cuộc đời mình trước khi dấn thân.

Khi chủ thể này nhập nội vào chung kiếp, nhập sâu vào chia kiếp với tha nhân, với kẻ xa người lạ này, thì cái tôi phải kham trọn vẹn trách nhiệm của chủ thể là có một chuyện long trời lở đất vừa xẩy ra trong sơ ngộ. Để kết cuộc là sẽ có thay thời đổi thế trong tái ngộ, rồi sẽ đến thay đời đổi kiếp ngay trong nhân kiếp của chính mình,

Vì thế các cuộc gặp gỡ không chỉ là những sự cố trong nhân thế, mà còn là những biến cố trong nhân kiếp, và cả nhân loại cũng phải suy nghĩ kỹ về nhân duyên khi nhân loại phải gặp gỡ không những các cá nhân, các tập thể, các cộng đồng cùng với các bè nhóm, các đảng phái của họ luôn mang theo những ý thức hệ cuồng tín để được cuồng quyền trong cực quyền. Chính đám người này đã đặt nhân kiếp của nhân loại vào một quỹ đạo khác. Chắc chắn đây không phải là duyên lành, mà là họa xấu.

duyên là cõi hay, đẹp, tốt, lành, ngược lại hẳn với họa luôn mang theo những hệ lụy xấu, tồi, tục, dở : vì đám cuồng tín muốn được hưởng cuồng quyền luôn có ý niệm thâm, ý muốn độc, ý định ác, ý đồ hiểm. Duyên xa lạ với mọi con tính thâm, độc, ác, hiểm. Duyên trong từ nguồn tới giòng. Duyên sạch từ trong ra ngoài. Duyên sáng từ gốc tới ngọn. Duyên có nội chất trong suốt, sạch sẽ, sáng tỏ, nên duyên mới làm đời rực lên và người phải mở mắt lớn mà tươi cười để nhận (diện) duyên.

Độ duyên

duyen4

Thời khắc của duyên luôn đi xa hơn một cá nhân mà ta muốn trao thân gởi phận,duyên định vị cho một thời gian, cho một không gian mà từ khi gặp duyên-hiểu duyên-nhận duyên, ta sẽ nhận ra thời điểm và địa lý của bước khởi hành trong sự vận hành thay đời đổi kiếp : một cánh cửa đã mở ra để ta thấy được một chân trời mới. Một chân trời mà ta sẽ đi tới bằng sự dấn thân, có can đảm trong quả cảm, để không mất một dịp may, không lỡ một cơ may, mà ta nghĩ sẽ không thể có cơ hội thứ nhì ! Nhưng cùng lúc phải lượng duyên mà độ giữ tỉnh táo trong phán xét, để có sáng suốt trong hành động.

Thời khắc của duyên không sao toan tính toàn bộ được, kể cả ba người làm nên thân phận của ta là công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy, cả ba người kính yêu này cũng không chế tác được duyên cho ta từ đầu đến cuối. Họ tạo điều kiện thuận lợi để ta đón duyên, họ dựng bối cảnh thuận chiều để ta tiếp duyên, nhưng họ không sao sản xuất ra duyên được. Sự vận hành của duyên vẫn được kết tụ bằng tình cờ, duyên như hành giả chợt đến, chợp đi trong ngẫu nhiên, trong tình cờ, mà kẻ vô tình thường để sai sẩy đi cơ duyên, nên kẻ này mới bị đặt tên là kẻ vô duyên.

Tiềm năng làm nên hiệu năng gặp duyên-hiểu duyên-nhận duyên là sự nhạy cảm làm nên sự thông minh biết xúc cảm khi gặp duyên, biết xúc động khi thấy duyên khởi, biết vững chân để đón "động đất" trước khuôn mặt của tha nhân mang đầy đủ biểu hiện của duyên : biết vững tay để mở cửa mà đón kẻ xa người lạ này vào đời của mình với trọn vẹn ý nguyện nhờ duyên ta biết quê mình nơi đây. Bật lên một niềm tin về chuyện ăn đời ở kiếp với kẻ xa người lạ này, sẽ bắt đầu một câu chuyện thật hơn bất cứ chuyện thật nào trên đời này.

Nhưng khi hiện tượng luận nhân cách nghiên cứu về duyên phải biết đi xa và đi sâu hơn để nhận ra hiện tượng học nhân tính : khi ta gặp một kẻ lạ chưa hề quen mà ta đã yêu ngay, ta gặp một người xa chưa hề biết mà ta đã thương ngay. Vì trong cảm tính đã có nhân tính là người xa kẻ lạ này sẽ hợp tình-hợp tính. Vì đây là kẻ biết điều hay lẽ phải trong nhân đạo. Vì đây là người biết thương ta như thể thương thân trong nhân bản. Vì đây là tha nhân "có một không hai" sống trong mưa thuận gió hòa trong nhân vị của ta. Vì đây là kẻ biết đồng vợ đồng chồng trong nhân tâm trước mọi thử thách.

Câu chuyện duyên không còn là chuyện đam mê tức khắc, say mê tức thời mà là câu chuyện suy bụng ta ra bụng người được hiểu một cách tế nhị và sâu xa nhất. Vì sau nhân diện, nhân dạng, nhân cách của tha nhân, của kẻ xa người lạ này, ta đã thấy nhân đạo trong nhân loại, nhân bản trong nhân gian, nhân tâm trong nhân thế : từ đấy niềm tin sẽ trở thành vững tin.

Như vậy phạm trù duyên được hiện tượng luận biết thấy được khởi duyên để thấu sâu chuyện thay đời đổi kiếp của một cá nhân, rồi sẽ là của hai cá nhân biết hợp duyên gặp gỡ để tạo duyên chung sống. Chỉ một chữ duyên ta có thể học bài học thứ nhất về cuộc đời của cõi người là cuộc sống của chúng ta là sự kết tụ của bao lần gặp gỡ, nhưng không phải cuộc gặp gỡ nào cũng tạo nên được duyên.

gặp duyên-hiểu duyên-nhận duyên còn phải biết tiếp duyên-trao duyên-giữ duyên, vì có những lần gặp gỡ vô cùng vô duyên, Xuân Diệu đã trả giá về chuyện vô duyên trong vô cảm này : 

"Lòng ta là một cơn mưa lũ

Đã gặp lòng em là lá khoai

Mưa lũ tha hồ rơi giọt ngọc

Lá khoai không ướt tới da ngoài".

Trong bối cảnh vô duyên tới vô cùng tận này, thì ta phải phân tích cho tới nơi tới chốn thảm cảnh mất duyên này, và phạm trù duyên giờ đây là câu chuyện của mật độ (mật độ của xúc cảm), giờ đây là câu chuyện của cường độ (cường độ của xúc động). Và, mật độ cùng cường độ chính là câu chuyện của trình độ (trình độ cảm nhận tha nhân) : qua thử thách của duyên khi sơ ngộ với tha nhân chính là cơ hội độc nhất để thấy cho thấu cơ duyên.

Vì trong ngay biểu hiện của duyên, có câu chuyện so ra mới biết ngắn dài trong trình độ của mỗi cá nhân, vì kẻ có duyên thì nhìn xa trông rộng, đứa vô duyên thì bị nhân gian nguyền rủa là có mắt mà như mù. Trời ơi ! Thật vậy sao nhân kiếp tới từ duyên mà cũng bị đặt lên để cân, đo, đong, đếm sao ? Hóa ra hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng, lại là chuyện trình độ à !

Cơ duyên

duyen5

Đúng đây chính là chuyện trình độ, mà từ gia đình tới học đường, ta không hề được giảng, dạy, chỉ, bảo : từ cha mẹ tới thầy cô sao lại cứ để mặc ta với đời, với bao lầm lẫn lúc đầu tưởng là duyên, nhưng qua thử thách với lòng người nắng sớm chiều mưa, thì ta khám phá ra không phải là duyên, thậm chỉ còn có cả phản bội :

"Nắng ba năm ta không bỏ bạn

Mưa một ngày bạn đã bỏ ta".

Sư phụ của ta là cụ Tiên Điền Nguyễn Du còn nói một cách thâm sâu hơn, làm ta đau lòng hơn : 

"Trong khi chắp cánh liên cành

Mà lòng rẻ rúm đã giành một bên".

Nhưng chuyện đâu còn có đó, dù trầm trọng thế nào, ta cứ hạ hồi phân giải, và chữ duyên sẽ được ta xử lý trọn vẹn trăm bề, vì nếu là duyên thì phải nếu thương thì thương cho trót, nếu vót thì vót cho vuông. Hãy trở lại thượng nguồn của sơ duyên trong sơ ngộ buổi ban đầu gặp nhau ta tiếp nhận bao hiệu quả và hậu quả của duyên.

Thứ nhất là ta như được khai thị, lần đầu ta thật sự "mở mắt" trước tình duyên, ta như được trưởng thành để nhận ra tha nhân trước mắt ta là một kẻ xa người lạ, không những đáng được yêu mà còn được trao thân gởi phận dài lâu.

Thứ nhì là dàn nhún của duyên,duyên làm công việc khai tri để khai trí, ta phải sử dụng tâm lý học, phải vận dụng phân tâm học, có khi còn phải tận dụng luôn tâm thần học để hiệu sự vận hành sâu lắng của duyên như một dàn nhún sẽ đưa cá nhân gặp duyên vào một không gian khác : không gian của tin yêu.

Thứ ba là dàn phóng của duyên, một giàn phóng đưa kẻ gặp duyên vào một vũ trụ khác, một vũ trụ của "ta với người tuy hai mà một"Một vũ trụ mà cảm xúc thích toán cộng, xúc động thích toán nhân, và từ khi gặp duyên, người hưởng duyên không thích toán chia, mà thích tính toán chung, không ham toán trừ, mà yêu hợp toán để được hợp tính.

Thứ tư là tỉnh thức trước tình yêu, mà trước đó ta đang say ngủ trong thụ động của đoái hoài chờ duyên. Nhưng khi tha nhân trước mắt ta là một kẻ xa người lạ đột nhiên xuất hiện thì sự chớp mắt này là một biến động loại lớn nhất trong đời người, như Thanh Tâm Tuyền đã mô thức hóa được : "Đập vỡ hình hài mà tỉnh giấc".

Vì trước khi ta đột xuất gặp gỡ tha nhân đại diện cho duyên mới sẽ làm nên duyên lành, tạo ra đẹp duyên trong chuyện đôi lứa, thì ta đã có kiến thức về các tiêu chuẩn để phát họa ra chân dung của người có duyên được ta yêu, và ta đã có tri thức về các phạm trù đạo lý để minh họa ra chân tướng của người có duyên được ta thương, vì ta đã có ý thức về các kinh nghiệm để mô tả ra chân tính của người có duyên được ta trao đời gởi kiếp. Như vậy tỉnh thức là kết quả của quá trình kiến thức-tri thức-ý thức đã làm nên nhận thức tức khắc là tha nhân này mang nhân dạng của duyên. Thế ra chuyện tưởng tình cờ trong ngẫu nhiên không hề là chuyện đột biến trong bất cập, mà là chuyện đã được tiềm thức của phương trình kiến thức-tri thức-ý thức-nhận thức-tỉnh thức đã ít nhiều ở tư thế sẵn sàng đón, tiếp, nhận duyên một ngày kia sẽ tới.

Hãy tự nhìn lại cuộc đời của mỗi người trong chúng ta, cuộc đời là một chuỗi dài của những gặp gỡ, hết gặp gỡ này đến gặp gỡ khác, có những gặp gỡ này quan trọng hơn, thiết yếu hơn những gặp gỡ kia. Và có một cuộc gặp gỡ quan trọng nhất, thiết yếu nhất, mà ta phải đặt tên nó là : cơ duyên, sẽ quyết định cuộc đời, có khi còn là cả tương lai cùng giòng sinh mệnh của ta. Như vậy duyên là khởi sự từ một cuộc gặp gỡ, và cuộc gặp gỡ này tự nó sẽ vận hành bằng cảm xúc của ta để ta tự biết phải xoay chuyển cuộc sống của mình ngay bây giờ và ở đây, rồi chấp nhận xoay vần cùng duyên (mới) trong một cuộc đời từ đây đã mới hẳn lên.

Khi Descartes phân tích về quyền hạn của mỗi cá nhân trong tự đoán để tự quyết về cuộc sống của mình, trong quyết định để quyết đoán về cuộc đời của mình. Nơi mà mình vừa là luật sư, vừa là quan tòa, có toàn quyền tự trọng tài ngay trên nhân kiếp của mình, mà quyền tự trọng tài đúng nghĩa nhất là một thực quyền không bị một sức ép ngoại lai nào tác động tới, không bị một trở lực ngoại giới nào ảnh hưởng tới. Đây đúng là trường hợp khi mỗi người trong chúng ta gặp được duyên, nơi mà cơ duyên là một trận long trời lở đất, chuyện lạ là nó không làm cho ta sợ mà lại cho vui, sướng, hứng, mạnh lên để chuẩn bị thay đời đổi kiếp.

Phạm Duy thấu được trận long trời lở đất này : "Tình âm dương chan chứa xoay trong vòng tử sinh", đúng là có chuyện tử sinh sau khi gặp duyên, nhưng trong niềm tin vô biên về duyên : một duyên, hai nợ, ba tình, thì nội chất của chuyện tử sinh, bản chất của chuyện sống chết đã được thay đổi hoàn toàn rồi. Trước khi gặp duyên, thì chuyện tử sinh là chuyện lẻ loi trong cô đơn, chuyện sống chết là chuyện lủi thủi trong cô lẻ. Nhưng sau khi gặp duyên, như đã gặp người bạn đời, mà ta tin sẽ là người ăn đời ở kiếp với ta, thì chuyện tử sinh là chuyện sinh tử có nhau, chuyện sống chết là chuyện chết sống bên nhau.

Duyên phần

duyen6 (2)

Câu chuyện "người đâu gặp gỡ làm chi" chính là một chỉ báo sinh động để nói tới nơi tới chốn chư duyên vẫn có nội chất của sự ngẫu nhiên, ngẫu nhiên vì ta không dự liệu trước được, vì ta không tiên liệu trước được, ngẫu nhiên là ta đến ngạc nhiên. Như vậy, duyên mang nội chất của sự tình cờ, đột biến làm nên đột ngột, nên ta mới sực tỉnh mà tự hỏi (hỏi luôn trời, hỏi luôn đất) là : trăm năm hỏi có duyên gì hay không ?

Nhưng một cuộc gặp gỡ đang vận hành để trở thành duyên (thật) luôn mang tới nhiều câu hỏi, không những hỏi về tha nhân kia đang trở thành người yêu, người thương của ta là ai vậy ? Mà ta tự hỏi về số phận của chính mình sẽ ra sao ? Tương lai sẽ như thế nào ? Và nhân kiếp của mình trong vị lai mình có tiên liệu, tiên đoán được chăng ? Rồi nhiều câu hỏi khác nữa, và tất cả những câu hỏi này không hề dễ trả lời. Những câu hỏi về nhân lýnhân tính của tha nhân đang trở thành người yêu, người thương của ta là ai ? cũng là những câu hỏi về nhân tâmnhân ái của người ấy.

Những câu hỏi về số phận của chính mình sẽ ra sao ? cũng là những câu hỏi về nhân trinhân trí cho chính giá trị của mình. Những câu hỏi về tương lai sẽ như thế nào ? cũng là những câu hỏi về nhân đạonhân bản khi cùng nhau chung sống trong chúng kiếp. Khi xem kỹ lại những câu hỏi này ta thấy đây là những câu hỏi chí tình về nhân quyền của mỗi cá nhân trong nhân vị khi quyết định ăn đời ở kiếp với nhau. Tất cả những câu hỏi này khơi dậy một vấn đề lớn không chỉ của các cá nhân, mà của cả nhân loại vì phạm trù duyên chính là phạm trù của các thử thách về nhân phẩm, phải bảo vệ nhân phẩm của tha nhân, cùng lúc phải bảo trọng nhân phẩm của chính mình !

Aron là triết gia và là nhà xã hội học không bao giờ bị trào lưu thời đại làm cho mê hoặc như người bạn học sau đó là đối thủ của ông, chính là Sartre. Ông luôn cảnh giác xã hội phải cẩn trọng trước mọi chiêu dụ của các ý thức hệ cách mạng, kiểu cộng sản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa, để khi cách mạng thành công, thì chính các nhà cách mạng sẽ trở thành các tội phạm, cướp của giết người như ta đã thấy. Như ta đang chứng kiến trên dất Việt, nơi mà độc đảng toàn trị của Đảng cộng sản Việt Nam chỉ là một tập đoàn tội phạm với những tên tội đồ ngày ngày làm nên tội ác với danh nghĩa cách mạng. Khi Aron nghiên cứu xã hội học lịch sử để hiểu khoa học luận của xã hội học bối cảnh, nơi mà mỗi thời đại xã hội có cấu trúc tư tưởng riêng của nó, và cấu trúc tư tưởng này vừa làm nên lịch sử, vừa làm nên xã hội, lại vừa làm nên não trạng của những ai sống trong thời đại đó.

Nhưng câu chuyện cấu trúc tư tưởng trong một thời đại dính dáng gì, liên can gì tới câu chuyên duyên của người Việt ? Có chứ ! Khi thân phận người phụ nữ phải nhận chịu số kiếp cha mẹ đặt đâu con ngồi đó, thì người phụ nữ này khó gặp được duyên. Khi số phần người phụ nữ phải nhận chịu nhân kiếp trai năm thê bẩy thiếp, gái chính chuyên chỉ có một chồng, thì chữ duyên trong cuộc đời của người phụ nữ này đã bị bóp chết trong trứng nước.

Đây là bất công bộ ba, không sao tiếp tục chấp nhận được nữa trong một xã hội có văn minh nhân quyền, có văn hiến nhân phẩm, đó là ba bất công : bất công về đạo lý công bằng, bất công về pháp lý nhân quyền, bất công về đạo đức bình đẳng giữa nam và nữ. Khi Hồ Xuân Hương tuyên bố để tuyên chiến về cái bất công bộ ba rằng : "Chém cha cái kiếp lấy chồng chung !", là lúc bà phải tự chôn sống chữ duyên của chính mình. Mà chữ duyên luôn là chữ quý báu nhất của một cuộc sống có công bằng, một cuộc đời có công minh, một nhân kiếp có công lý.

Câu chuyện duyên định không hề là những mẫu chuyện kể trong mê tín, tả trong dị đoan, hoạt náo chốn hoang đường, mà phạm trù duyên tạo ra một không gian của ý thức, trong đó cá nhân đi tìm duyên, có nhận thức sâu sắc về sự xuất hiện của duyên. Đinh Hùng, đã thấy được tâm cảnh của kẻ chờ duyên :

"Chưa gặp em, tôi vẫn nghĩ rằng

Có nàng thiếu nữ đẹp như trăng",

nên thi sĩ đã thấu được tâm cảm của người gặp duyên : "Em chẳng tìm đâu cũng sẵn thơ". Câu chuyện duyên định này phải nhờ tới tâm lý học xã hội để giải thích rồi giải luận là khi ta gặp duyên là tha nhân hoàn toàn xa lạ với ta đang đứng trước mặt ta, thì bao tự hào về độc lập trong quyết định của ta như bị mất thăng bằng, thì bao tin tự để tự chủ trong hành động của ta như bị mất cân đối.

Ta chao đảo trong ngạc nhiên, ta "chưng hửng" trước sự cố tha nhân mà giờ đây đã là biến cố tình yêu, tạo nên nội cố tâm cảnh đang đánh thức mọi tình thương có trong ta. Mới gặp nhau, mà ta đã suy nghĩ bao chuyện cho tương lai, ta đã chăm lo bao chuyện cho mai hậu, nơi mà ta muốn nắm thật chặt hiện tại lẫn vị lai, vì ta đang lo sợ là nó sẽ vụt khỏi tầm tay của ta. Kẻ bàng quan thì đặt tên cho duyên là : "tiếng sét ái tình", nhưng người trong cuộc với duyên, thì sống từng giây, từng phút, từng giờ như một biến cố "kinh thiên độc địa". Kẻ gặp duyên trân mắt trước tha nhân duyên định, rồi trân mình trước bao viễn ảnh về ngày mai, ngày sau, ngày xa… Trịnh Công Sơn nhận ra được hệ lụy trân kiếp dài lâu khi ta gặp duyên : "Áo xưa dù nhầu cũng xin bạc đầu gọi mãi tên nhau".

Duyên thề

duyen7

Câu chuyện duyên thật là câu chuyện long trời lở đất, khi hai kẻ gặp duyên, rồi nhận ra tức khắc là họ đã yêu nhau, là câu chuyện bất ngờ của thời gian đã làm nên sự bất chợt ngay trong kiếp người. Ta tưởng chừng như cái vô định đang ở đâu đâu, tự nhiên trong thoáng chốc đã cố định ngay trong gặp gỡ, mà ta biết là ta đang gặp duyên. Trước khi gặp ta, tha nhân như đang trong vô định, còn ta thì cũng vô định trong lúc chờ duyên, nhưng hai vô định này, giờ đây đã cố định và sẽ định cư ngay trong cuộc đời ta. Duyên làm nên một ranh giới rành mạch ngay trong mọi cuộc gặp gỡ, một là nếu vô duyên, thì sơ ngộ và không bao giờ có tái ngộ, hai là nếu là hữu duyên thì ta chấp nhận ngay tao ngộ để biến duyên thành hạnh ngộ. Đây là tâm trạng của kẻ nhận ra duyên, như nhận ra chính giòng sinh mệnh của mình đang có một giòng sinh mệnh khác của tha nhân sẽ nhập giòng rồi cùng xuôi giòng về một hướng chung, để tới một chân trời chung.

Có câu chuyện của triết gia tài hoa của thế kỷ XVIII, chính là Kant, một học giả luôn giữ niềm tin với thượng đế, và vận dụng niềm tin này vào những công trình lý luận xuất sắc cho triết học. Khi ông nhận ra là trong cõi triết luôn có cốt lõi của siêu hình học, trong đó thượng đế, thần linh có chỗ đứng trung tâm trong tâm hồn để dựng nên bản thể học. Nơi đây, cái tôi có thể trao gởi niềm tin tới thượng đế, thần linh, để gầy dựng tâm hồn, tự đó tìm ra cõi vĩnh hằng, rồi nhận ra các giá trị tuyệt đối cho kiếp người.

Nhưng thế kỷ của Kant cũng là thế kỷ của tiến bộ khoa học kỹ thuật, đã có từ Galilée, Copernic tới Newton, thì các phạm trù siêu hình học mang tên thượng đế, thần linh, tâm hồn đã không còn chỗ đứng trung tâm, không mang trọn vẹn được nữa những giá trị tuyệt đối làm nên nhân sinh quan, thế giới quan, vũ trụ quan như con người dã tin bao lâu nay. Và khi lấy lý của sự thật được khoa học chứng minh để làm luận cho triết học thì chính Kant đã biến mọi giá trị siêu hình học từ thượng đế, thần linh tới tâm hồn, tín ngưỡng thành tro bụi !

Kant yêu cầu chúng ta khi xây dựng niềm tin thì nên xây dựng trên lý kiểm chứng được và luận xác minh được. Và chỉ có lý của thực hành với luận của thực tiễn đã được kinh nghiệm xác chứng, đã được kiến thức thể nghiệm, đã được ý thức tiếp nhận, thì niềm tin này mới giúp chúng ta quyết định trong quyết đoán, phán xét trong phán xử. Hệ thống lý luận triết học của Kant mang đến cho mỗi người Việt một phương cách "cân, đo, đong, đếm" về phạm trù vạn năng của duyên.

Tại sao lại xem phạm trù duyên là vạn năng ? Vì phạm trù này vận hành ngay trong nhân kiếp, vì phạm trù này hành tác ngay trong nhân tri, mà chính cá nhân phải là chủ thể về mọi quyết định và về mọi hành động của mình. Nhưng lại là loại chủ thể có nhận thức rõ ràng là mình "không nắm dao đằng chuôi", chủ thể nhưng không hoàn toàn chủ động, chủ thể có chủ đích là nhận tha nhân, kẻ xa người lạ kia sẽ ăn đời ở kiếp với mình, nhưng lại không thấy tường thấu tận tâm địa của tha nhân này.

tâm địa theo nghĩa tốt cũng như nghĩa xấu có thích hợp với tâm cảm của mình không ? Có hòa hợp với tâm tính của mình không ? Tâm địa của kẻ này và tâm cảm cùng tâm tính của kẻ kia sẽ làm nên tâm cảnh đồng vợ đồng chồng, hay sẽ cơm không lành, canh không ngọt. Một là thuận buồm xuôi gió, hai thì người lại sóng to gió lớn mỗi ngày, làm cho cuộc sống thường nhật thành dầu sôi lửa bỏng để rồi thảm họa sẽ tới là truy cùng diệt tận nhau, thì đây không hệ là thuận duyênnghịch duyên.

Khi không nắm được duyên trong lần gặp gỡ đầu tiên, ta sẽ hối tiếc mãi mãi, nơi đây chữ duyên đã bị chữ đi biến thành chia tay để biền biệt không sao gặp lại nhau nữa. Đoàn Phú Tứ, cảm nhận thấu đáo kẻ đang bị mất duyên, đuối hơi, đuối sức mà không sao giữ được duyên : 

"Đời vui nào có một

Đi ta đi thôi chàng ơi ".

Đã đi là không giữ được duyên, đã đi là chia tay, là xa tha nhân, là mất duyên, như mất cả hiện tại lẫn tương lai. Khi không giữ được duyên trong đời, thì thời gian qua mau, tuổi đời lấn tuổi thân hàng ngày, làm nên bao tủi thân cho kẻ mất duyên, và Hoàng Cầm, hoài duyên trong suốt nhân kiếp : "Nếu anh còn trẻ như năm cũ, quyết đón em về sống với anh". Chữ duyên song hành với chữ người, có sinh, lão, bịnh, tử, không sao hoài hoãn với ta được đâu.

Nghiệp duyên

duyen8

Nghề, nghệ, nghiệp, ba từ khác nghĩa, ba chữ tưởng là lạ nhau, không quen biết nhau, chẳng có duyên gì với nhau, nhưng tại sao nó lại có cùng vận điệu với nhau, như chung một nhịp thở, như quen một nhịp đời, như chung duyên để chia kiếp, chung kiếp để chia duyên, đây là câu chuyện phải suy nghĩ nhiều, suy nghĩ sâu.

Khi gặp được họa sư Nguyễn Gia Trí năm 1987 tại Sài Gòn, bác tâm sự một câu mà tôi nhớ mãi : "Đeo đuổi nghệ thuật, cũng là theo mãi một cái nghề, trong hội họa, tôi mê một màu trên sơn mài là màu cánh gián, cứ phải làm bao năm, làm hoài, bây giờ mới làm được, đeo đuổi nghệ thuật, theo mãi một cái nghề, để ngày hôm nay được có duyên với màu cánh gián trên bức sơn mài này".

Trong hai mươi năm của cuối thế kỷ XX tại Paris, tôi cũng thường được nghe điêu khắc gia Điềm Phùng Thị tâm sự về chữ duyên"Nghề chính của chị là nha sĩ, nhưng lần đầu gặp điêu khắc, cuộc đời và số phận của chị không rời điêu khắc nữa, sống chết với điêu khắc tới mãn kiếp, chị tin là chính điêu khắc chọn chị, đây không là duyên thì còn là gì nữa !".

Cũng lần gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, năm 1984 tại Sài Gòn, tôi được nghe thêm về chuyện duyên trong nghệ, nghề nghiệp : "Nghề mà đi làm xong thì được nghỉ ngơi, nghệ thuật thì sáng tác phải thành rồi mới được nghỉ ngơi theo đúng nghĩa nhất, còn nghiệp thì cứ phải sáng tác hoài, làm việc hoài. Có khi một ca khúc, từ âm điệu tới giai điệu tất cả coi như đã xong, nhưng chỉ có một ca từ không ổn, không xong, là phải không ngừng suy nghĩ tiếp, không nguôi nghĩ suy về nó. Cho tới khi tìm được nó sau nhiều ngày vật vã đi tìm, ca từ đúng xuất hiện, thì ta biết là ca khúc đã hoàn thành. Đây là niềm vui lớn vô cùng, vui không thể tả được, vui như có duyên gặp được người yêu xa lạ từ đâu tới".

Cũng những năm cuối thế kỷ XX từ Sài Gòn tới Paris, khi phải trả lời những câu hỏi tại sao vào đi vào nghệ thuật tạo hình, lý do và nguyên nhân gì là trở thành họa sĩ ? thì họa sĩ Nguyễn Trung vẫn chỉ một câu trở lời : "Vì tôi chỉ biết vẽ, không biết làm gì khác, vẽ hoài, vẽ suốt đời, chắc chỉ có duyên với hội họa".

Ngạn ngữ thương yêu của Việt tộc : "Nhờ duyên ta biết quê mình nơi đây !", chúng ta nên hiểu theo nghĩa rộng hơn : "Nhờ duyên ta biết nghề mình nơi đây !", rồi chúng ta sẽ thấy theo nghĩa cao hơn : "Nhờ duyên ta biết nghệ mình là đây !", nghệ đây là nghệ thuật, để kết cuộc chúng ta sẽ thấu theo nghĩa sâu hơn : "Nhờ duyên ta biết nghiệp mình chốn đây !".

Câu chuyện của chữ duyên là câu chuyện của kiếp người, tại đây các chuyên ngành của khoa học xã hội và nhân văn phải nhận ra là trong lần gặp gỡ nếu đúng là duyên thì có nhiều sự cố sẽ xẩy ra. Sự cố thứ nhất là sự ngạc nhiên khi khám phá ra tha nhân kẻ xa người lạ này chắc chắc là người ta sẽ yêu, sẽ thương. Sự cố thứ nhì là tấm lòng đang "đơn phương độc mã", bỗng nhiên bị vỡ tung, bao nhiêu rào cản, bao tường vách tự nhiên tan sụp chớp nhoáng, đẩy ta lại gần hơn, cận kề hơn với tha nhân xa lạ. Sự cố thứ ba là sự kiểm soát của gia đình, sự kiểm tra của xã hội, sự kiểm đoán của cộng đồng cũng tan theo mây khói. Ai truy bức ta kiểu kín cổng cao tường chỉ làm tăng cao thêm duyên định của ta, ai trù hãm ta kiểu ngăn sông cấm chợ chỉ làm tăng rộng thêm duyên số của ta : ai tù giam ta kiểu bế môn tỏa cảng chỉ làm tăng sâu thêm duyên kiếp của ta.

Tại đây, khi ngừng lại đúng khoảnh khắc lần đầu gặp duyên (gặp một người, một nghề, một nghệ, một nghiệp…), thời khắc lần đầu gặp tha nhân mà ta sẽ yêu, sẽ thương, sẽ trao đời gởi kiếp, ta thấy không chỉ một tiếng sét ái tình, mà thật ra là có nhiều chớp bể mưa nguồn ngay trong nhân kiếp của ta. Nhân diện của tha nhân được ta yêu đã làm ta mở rộng cửa nhân cảm của ta. Nhân dạng của tha nhân được ta yêu đã làm ta mở trọn cõi nhân tâm của ta. Nhân cách của tha nhân được ta yêu đã giúp ta vào sâu trong nhân tính của ta. Giờ đây nhân lý của ta phải được dắt dìu bằng nhân duyên, ta chấp nhận nhân lộ của thử thách, ta cam nhận nhân đạo của thăng trầm ngay trong nhân kiếp của ta.

Lượng duyên

Trong gặp gỡ để gặp duyên, ta thấy đây là một cuộc gặp gỡ với tha nhân xa lạ đúng là "mặt đối mặt" để "đưa đường dẫn lối" ta tới các câu trả lời là kẻ xa người lạ sẽ có chỗ đứng trong cuộc đời ta không ? Sẽ có ghế ngồi trong nhân kiếp ta không ? Không biết người này có xứng đáng được chỗ nằm cạnh ta không ? Cuộc gặp gỡ này không hề cuộc chơi, cuộc đùa, dù bên ngoài vẫn có tiếng đùa để làm ra tiếng cười, để tránh không khí căng thẳng. Nhưng đây là "cuộc đời sẽ thật", thật một cách sắc nhọn, làm ta khó thở ngay trong lồng ngực. Nên ta quyết định "nói gần nói xa không qua nói thật", ta quyết đoán để tự giới thiệu, ta chuẩn đoán trong xúc động khi ta hỏi bản lai diện mục của tha nhân trong cảm động, vì ta đã đưa ý thức cuộc đời cùng nhân thức cuộc sống vào trong "cuộc đời sẽ thật", trong đó nhân kiếp của ta tùy thuộc vào lần trực diện đầu tiên này.

Ta đừng ngần ngại mà không đi thêm bước nữa để vào sâu thượng nguồn của duyên là buổi gặp gỡ ban đầu, của những lần gặp gỡ đầu tiên sẽ làm nên bao kết cuộc khác nhau trong kiếp người. Khi ta chào và nói : "Rất vui được gặp anh", "Rất hân hạnh được biết em", mà tất cả ngôn ngữ trên thế giới này đều nói giống nhau, thì ngay sau phút giây gặp gỡ ban đầu chính là sự đối đầu, để đối sự làm lộ cho bằng được đối nhân sẽ làm nên hợp nhãn, hợp nhân sau này. Phương trình đối đầu-đối sự-đối nhân mang đầy ẩn số. Không hề là cuộc "chạm trán nẩy lửa", nhưng là một cuộc đối diện trong trực diện, với bao đợt sóng ngầm đang sung mãn ngay trong cảm xúc của ta, bắt buộc ta phải tự kiềm chế, vì ta luôn dặn lòng là lượng duyên mà độ, như Phật học đã đưa Phật tâm lên trình độ thượng đẳng giữa kiếp người, để ta phải luôn là ta, không để tha nhân xa lạ kia cướp hồn đoạt vía ta.

Trong cổ triết Âu châu, có trường hợp của Epicure luôn muốn đi sâu vào chuyện hưởng thụ để hiểu xa chuyện vui sướng trong cuộc sống, vì nếu trong cõi sống mà ta luôn được lời hứa về một thiên đường của cõi trời, cùng lúc lại bị lời đe dọa bởi địa ngục dưới lòng đất, mà ta không hề biết hư thực ra sao về lời hứa và lời đe. Vậy thì ta sao không hưởng thụ để có vui sướng ngay trong cuộc sống và nếu hưởng thụ lại mang tới khoái lạc cho ta, vậy tại sao không hưởng thụ, dại gì mà không hưởng thụ, khôn thì nên hưởng thụ ngay bây giờ và ở đây, khi còn sống để sau này không hối tiếc.

Câu chuyện duyên hình như đi xa hơn chuyện hưởng thụ, hình như đi sâu hơn chuyện vui sướng, nên có lẽ câu chuyện duyên cao hơn câu chuyện khoái lạc. Câu chuyện hưởng thụ biến tình yêu thành tình dục là câu chuyện sớm nở tối tàn, vì câu chuyện vui sướng trong khoái lạc vẫn là câu chuyện nắng sớm chiều mưa. Câu chuyện duyên muốn cái vững song lứa cùng cái bền, trong duyên đã mang nghĩa :

"Đường dài ngựa chạy biệt tăm

Người thương có nghĩa mấy năm cũng chờ".

Câu chuyện duyên chuyển cái bền sang cái dài, trong duyên sâu đã có nghĩa nặng :

"Sông dài cá lội biệt tăm

Người thương có nghĩa mấy năm cũng chờ".

Ngựa đường trườngcá sông dài giúp ta có nhận thức là câu chuyện duyên không những là hệ quả của vững, bền, lâu, dài, nên nó trái ngược với chuyện vui sướng trong hưởng thụ để tìm khoái lạc thường là loại pháo hoa ồn ào trong giây lát. Ngày gặp duyên thì ta "mừng quýnh", ngược hẳn lại với ngày ta nhận ra là ta đã "hết duyên" thì ta mang nỗi buồn mà không có nỗi buồn nào sánh kịp. Nên ngay đạo lý làm người ngày ngày xây dựng lên nhân cách của mỗi cá nhân, ta sống trong sự lo âu hồi hộp nếu ngày "tận duyên" xẩy ra thì ta sẽ ra sao ? Nếu ngày "tàn duyên" đến thì ta sẽ trở thành loại người nào vậy ? Duyên đến ta mừng khôn xiết, duyên đi ta khổ khôn tả. Hãy tự hỏi lại chính ta khi ta biết trở lại từng biến cố lớn trong đời ta, là tại sao ta lại hấp tấp tưởng là duyên ? Hay ngược lại, tại sao ta lại quá chậm chạm trước duyên ? Tựu chung là tai sao ta không có tỉnh táo trong sáng suốt để : lượng duyên mà độ, cụ thể là lượng tha nhân mà dấn thân.

Tô Thùy Yên, cảm phục người bạn đời của mình là Huỳnh Diệu Bích, trọn tình trong trọn duyên qua bao thăng trầm của kiếp người, qua bao thử thách của tình duyên, đây là nhân phẩm sinh tử cùng duyên : "Em đứng cho tàn như một nén nhang". Người bạn đời này xem duyên địnhduyên kiếp, xem duyên nguyện duyên thề, xem cơ duyên trong phút ban đầu là nhân duyên đến bạc đầu. Nên phạm trù đạo lý làm nên không gian đạo đức, thời gian luân lý của duyên đi trên lưng chuyện sướng vui trong chốc lát, đi trên vai chuyện hưởng thụ trong phút giây, đi trên đầu chuyện khoái lạc trong khoảnh khắc.

 

Trợ duyên

Được trợ duyên như được trợ lực để vượt thoát thử thách, vượt thắng thăng trầm, đạo Phật hiểu thấu phương trình trợ duyên để trợ lực. Khi một ai đó muốn đi tu không ăn chay ngay được, thì công cuộc trợ duyên bắt đầu là vừa cho ăn chay, vừa cho ăn mặn, để thong thả thích ứng rồi thư thả thích nghi, từ từ trong thư thái thích hợp hẳn với ăn chay, mà xa cõi sát sinh. Lỡ khi người mới tu này gặp tai nạn, cần đạm chất động vật để vết thương mau lành thì được lại cho ăn mặn để được chóng hồi phục.

Trong khu vực được mệnh danh là Tam giáo đồng nguyên, mà Việt Nam có ba láng giềng : Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc nơi mà ba hệ thống tư tưởng cận kề nhau, sống chung với nhau qua bao thế kỷ. Khổng học và Lão học tới từ Trung Quốc lại không đầu tư trí tuệ vào chữ duyên nhiều như Phật học tới từ khu vực có văn hóa ản hưởng Ấn Độ. Trong kinh Phật xuất hiện phạm trù xuất sắc về lý luận của chữ duyên : trùng trùng duyên khởi đã mài dũa trí tuệ của duyên thành một tuệ giác, làm nên gốc, rễ, cội, nguồn, của lập luận về giác ngộ.

Nếu trùng trùng duyên khởi là sự hạnh ngộ của tất cả các điều kiện thuận lợi để làm nên duyên, thì tại đây rác, bùn cũng mang trùng trùng lực khởi với nắng mưa để tạo ra sen, với hoa sen đẹp, hương sen thơm. Duyên khởi rồi thì nhân diện đẹp hơn, nhân dạng thanh cao hơn, nhân cách quý phái hơn, nên câu chuyện duyên là câu chuyện hay, đẹp, tốt, lành của nhân phẩm được rõ ra, sáng ra nhờ duyên.

Vạn Hạnh là minh sư dày minh trí đã trực tiếp hay gián tiếp dựng lên triều Lý, một triều đại sáng của Việt sử, chuyện thịnh suy của một triều đại, chuyện thăng trầm của một đất nước, cũng là chuyện vô thường trong Phật học, chữ duyên cũng có nhận kiếp vô thường như mọi kiếp khác, duyên không vĩnh hằng, như nhân kiếp không vĩnh viễn. Minh sư Vạn Hạnh tìm đường khuyên ta hãy nhìn xa trông rộng kiếp người, và rất tỉnh táo về lý luận lấy nhân tri để đánh thức nhân sinh : "Thân như bóng chớp có rồi không... Mặc kệ thịnh suy đừng sợ hãi...". Hãy giữ chữ duyên như giữ chữ lành, dù là chữ duyên lẫn chữ lành vô thường ngay trong nhân kiếp.

Tuệ Trung thượng sĩ là minh sư thứ hai, có vai trò tâm linh với các minh quân đời Trần, cũng căn dặn ta về câu chuyện vô thường trong chữ duyên, ngày ngày trong tâm cảnh của ta :

"Vạn pháp vô thường cả

Tâm ngờ tội liền sinh

Xưa nay không một vật

Chẳng hạt chẳng mầm xanh

Hằng ngày khi đối cảnh

Cảnh đều do tâm sinh

Tâm cảnh đều không tịch

Khắp chốn tự viên thành".

Duyên cùng một giòng sinh mệnh với vạn pháp vô thường cả, chữ duyên cùng tất cả chuyện trên đời này là câu chuyện của vô thường cả.

Ta đâu quên được trường hợp của minh quân Trần Thái Tông, bị "ép duyên" phải nhận chị dâu của mình làm vợ, để có con mà nối ngôi cho đời Trần. Một người bị"ép duyên" không bao giờ vui sướng, là người mang nỗi khổ niềm đau đến trọn kiếp. Nhưng Trần Thái Tông lại có đời sống tâm linh thật cao để xóa đi bao hậu quả của chuyện bị "ép duyên". Vua vận dụng một kỷ luật đạo đức cá nhân nghiêm túc, dựa vào Phật giáo để thiền định, nhưng cùng lúc ngài biết đào sâu-khơi rộng đạo vị của Phật giáo bằng chính sự tinh cần của mình, cõi tâm linh của ngài có giới luật, có thiền định, có trí tuệ, một rừng đầy hương :

"…Hương này trồng từ rừng giới luật

Tưới bằng nước thiền định

Chặt trong vườn trí tuệ

Đẽo bằng đạo giải thoát…".

Ta cũng không quên của Phật hoàng Trần Nhân Tông, cũng mang nỗi đau riêng khi tổ chức cuộc hôn nhân giữa Huyền Trân Công Chúa với Chế Mân, mà người đời xem như "nửa ép duyên""nửa xếp duyên" để hai quốc gia được sống trong hòa bình, gạt đi được chiến tranh, chết chóc. Đây là sự thông minh ở trên cao, trùm phủ xuống mọi định nghĩa về sự thông minh, đây là trí khôn của nhân lý và lý trí của nhân tri biết tìm về nhân nghĩa mỗi lần nhân thế xa nhân đạo. Và chỉ có Trần Nhân Tông mới có tầm vóc này để lập nên phái Trúc Lâm Yên Tử lấy Phật tại tâm để chế tác ra tâm tại thế !

Câu chuyện của duyên là câu chuyện trợ duyên để trợ lực, từ đây nhân thế không thiếu nhân từ, nhân gian không vắng nhân nghĩa, nhân sinh không trống nhân bản, nhân loại không rỗng nhân văn. Đây cũng là thảm bại của các lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam từ khi thành lập đảng cho tới ngày hôm nay, họ đã và đang đưa Việt tộc tới cõi suy đồi từ đạo lý tới linh hồn, vì họ vô minh, vô tri, vô giác, vô cảm, vô luân trước các phạm trù tiên quyết của nhân phẩm là nhân ái, nhân tâm, nhân từ, nhân bản, nhân nghĩa, nhân đạo, nhân vị, nhân văn.

Nghịch duyên

Câu chuyện duyên luôn khởi nguồn bằng một sự gặp gỡ, huyền lực của Việt ngữ có ngay trong hai từ gặp gỡ : gặp nhau nhưng phải biết gỡ, tháo gỡ những khúc mắc, nhau để giữ duyên, thảo gỡ các khúc mắc, để sơ ngộ phải là hạnh ngộ. Khi gặp một người mà chỉ vài chữ đã có không khí căng thẳng, chỉ vì câu mà đã có bối cảnh xung đột, chỉ mới vài lời mà hiềm khích đã tràn ngập biến hoạn cảnh thành họa cảnh. Câu chuyện càng kéo dài thì ngôn từ được vận dụng để giăng bẫy nhau, để truy bứt, rồi hãm hại nhau, đây chính là nghịch duyên. Trong nghịch duyên có bạo ngôn song hành cùng bạo ngữ, mở cửa cho bạo động, lót đường cho bạo hành.

Đây cũng là một trong những thảm bại mà Đảng cộng sản Việt Nam không sao vượt qua được. Vì hệ độc (độc đảng, độc quyền, độc tài, độc trị, độc tôn) của Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa các lãnh tụ và lãnh đạo của đảng này vào cái độc hại của độc thoại, một nan bịnh không biết đối thoại, để tạo duyên trong hệ đa (đa trí, đa tài, đa năng, đa dũng, đa hiệu, đa năng, đa đảng). Thảm bại mà Đảng cộng sản Việt Nam, độc lộ trong độc hại, không chấp nhận duyên tới từ đối thoại với tha nhân cũng là thảm kịch của Việt tộc đã giao vận mệnh đất nước và giống nòi trong con đường nghịch duyên để diệt duyên mà Đảng cộng sản Việt Nam đã vạch ra và đang đưa Việt tộc vào vô duyên với âm binh của âm lộ.

Duyên biết giữ sơ ngộ bằng ái ngữ, không có bạo ngữ. Duyên biết tạo tái ngộ bằng ái ngôn, không có bạo ngôn. Duyên tìm lành nên hoàn toàn trái ngược với bạo động, bạo hành, những ai phản ứng bằng phản xạ trên hệ bạo (bạo ngữ, bạo ngôn, bạo động, bạo hành) bằng bạo lực của bạo quyền kiểu công an trị thì làm sao có duyên mà mong gặp được duyên. Sống mà vắng duyên tới vô duyên là một thảm bại, thảm hại ngay trong nhân sinh, thảm trạng có ngay trong nhân thế, nên nhân bản chắc chắn sẽ thảm thiết. Đây thất bại của thất bại ngay trong nhân kiếp, vì từ khi lập đảng 1930 tới lúc cướp chính quyền 1945, và giữ độc quyền tới bây giờ, lịch sử của Đảng cộng sản Việt Nam là một chuỗi ngày dài thất bại, thảm bại trong vắng duyên nên thảm hại trong vô duyên với đồng bào, dân tộc, giống nòi, đất nước.

Câu chuyện duyên là câu chuyện mở lòng với người, mở cõi với đời, mở mà không ngăn, mở để được thấy cao, thấy sâu rồi cùng tha nhân đi xa, tới rộng. Còn chỉ biết độc đoán trong độc thoại, độc lộ trong độc hại, mà làm chuyện cả vú lấp miệng em, bằng hệ độc (độc đảng, độc quyền, độc tài, độc trị, độc tôn) thì "chơi với ai ?". Lại dọa tha nhân, đồng bào, dân tộc, giống nòi, đất nước bằng hệ bạo (bạo ngữ, bạo ngôn, bạo động, bạo hành, bạo lực, bạo quyền) thì "chơi với ai ?". Câu chuyện duyên đi vào chính trị để làm nên chính kiến, câu chuyện duyên không hề thu hẹp lại giữa hai cá nhân.

duyên là có bạn, có duyên là có tình, vì kẻ hiểu duyên là kẻ có tâm, đây là câu chuyện thâm sâu trong chính trị cũng như trong ngoại giao. Vì hiện nay, chính quyền của Đảng cộng sản Việt Nam là loại chính quyền không có bạn lành, không có láng giềng tốt, một loại chính quyền lẻ loi trong vắng duyên, cô lẻ trong vô duyên trên chính trường quốc tế. Đảng cộng sản Trung Quốc không hề là bạn lành, là láng giềng tốt, vì họ biết Đảng cộng sản Việt Nam phải dựa vào Đảng cộng sản Trung Quốc để sống còn bằng cơ chế, để sống sót bằng định chế, từ khi khối xã hội chủ nghĩa đã bị vỡ tung từ cuối thế kỷ qua.

Đảng cộng sản Trung Quốc ẵm, bồng, bế, cõng Đảng cộng sản Việt Nam trong âm lộ của âm binh để tránh né nhân đạo của nhân quyền trong thế giới của văn minh dân chủ. Ngày ngày Đảng cộng sản Trung Quốc dẵm, đạp, vùi, dìm Đảng cộng sản Việt Nam như loại đàn em ăn bám, một loại ký sinh trùng chỉ biết bòn rút tài nguyên của đất nước, tiền tài của dân tộc, luôn cúi đầu-khom lưng-khoanh tay-quỳ gối trước Tàu tặc gây ra bao Tàu họa lẫn Tàu nạn cho đất nước. Nên Đảng cộng sản Việt Nam làm sao có nhận thức về duyên. Bi kịch của Đảng cộng sản Việt Nam là không sao ra được quang lộ trước ánh sáng của sự thật, chân lý và lẽ phải để song hành cùng với đồng bào, dân tộc, giống nòi.

Tận duyên ?

Trong những biến cố lớn của đời người từ khi trưởng thành tới khi lìa đời, người Việt thường được nghe chữ duyên, có khi làm ta vui nếu "còn duyên", có khi làm buồn nếu "hết duyên". Và mỗi lần chúng ta được thân bằng quyến thuộc, từ bè bạn tới đồng nghiệp biết nói giúp ta chữ duyên, là ta hiểu một là để cổ vũ ta đi tới với một cơ may, một cơ duyên, với một người, với một quyết định trọng yếu. Hai là an ủi ta trước một việc không thành, thất bại trước mắt, thảm bại đang chờ ta, nhưng quanh ta người thân đầy đủ để trợ duyên cho ta qua khỏi cơn ngặt nghèo. Chúng ta lắng nghe chữ duyên, với với tâm trạng song hành cùng não trạng như đang đứng trước một sự an bày, một biến cố sẽ tạo ra một giòng sinh mệnh mới ngay trong cuộc đời của riêng ta.

Chữ duyên song cặp với ta trong tháng rộng năm dài, chữ duyên lại song lứa với ta trong ngày tàn tháng tận, chữ duyên trùm phủ lên nhân kiếp, như những biến cố tình cờ tự đâu tới mà xoay thời chuyển thế cả một nhân kiếp. Nên chữ duyên rộng hơn chuyện trai gái gặp nhau rồi thành vợ chồng, xa hơn chuyện yêu đương của lứa đôi, cao hơn chuyện tình yêu của đôi lứa đóng cửa để xây tháp ngà mà xa lánh hẳn cõi đời.

Chữ duyên khi xuất hiện giữa đời, thì nó có đường đi nẻo về giữa người và đời, nên chữ duyên có hành tác ung dung giữa cõi người và cõi đời. Chữ duyên vừa cao trong nhân vị, vừa sâu trong nhân tâm, nên chữ duyên kể rành về một tập thể, kể rõ về một cộng đồng, kể chi li về số phận của một dân tộc, và kể chì chiết về số phận của một giống nòi. Có những con dân Việt này đậm duyên với đất nước, có những con dân Việt kia thấm duyên với dân tộc, có những con dân Việt nọ thâm duyên với giống nòi.

Trong thi ca Việt, có trường hợp của thi sĩ Vũ Anh Khanh, khi quyết định chọn tự do và quyết định này dẫn tới là phải lội qua sông Bến Hải, vượt vĩ tuyến thứ 17, để vào miền Nam. Giòng sông đau thương, nơi chia cắt đất nước thủa nội chiến huynh đệ tương tàn (1954-1975), thì cũng tại nơi đây, thi sĩ đã bị bắn chết ngay trên giòng sông này bằng lằn đạn của những kẻ vỗ ngực là cách mạng nhưng luôn ngăn chặn chọn lựa tự do của tha nhân. Vũ Anh Khanh là một con người đã trả giá cho chọn lựa tự do của mình, và trong thế kỷ XX vừa qua có bao triệu người Việt đã có chọn lựa tự do trên đường vượt biên, vượt biển, cũng mất mạng, cũng bị cướp đi sinh mạng ngay trên biển khơi.

Khi tôi nghiên cứu, khảo sát qua điều tra và điền dã về những người Việt phải chọn hướng lưu vong, chịu kiếp lưu đầy xa đất nước, vắng dân tộc, biệt giống nòi, thì chữ duyên lại xuất hiện trong các lần phỏng vấn những Việt kiều này. Khi họ chọn con đường di tản để đi khuất khỏi quê cha đất mẹ : khi họ cúi đầu ra đi khỏi đất nước trước bạo quyền độc đảng công an trị : khi họ uất nghẹn rời xa đồng bào trước tà quyền tham nhũng trị : khi tủi nhục để lại sau lưng giống nòi trước ma quyền tham tham tiền trị : thì chữ duyên có mặt từ tâm trạng tới não trạng của họ.

Có không ít Việt kiều tự cảm nhận chuyện "hết duyên" với đất nước, "cạn duyên" với dân tộc, "tận duyên" với giống nòi. Một đi không trở lại là đây ! Nguyễn Anh Khanh đã có cảm nhận đau lòng này :

"Xa quê hương ai không từng bịn rịn

Rời quê hương mà đã mấy ai vui".

Đây là chuyện đau lòng thầm lặng, nhưng luôn sắc nhọn như dao bén trong tâm can mỗi Việt kiều, mà một chế độ độc đảng toàn trị, độc tài nhưng bất tài, độc trị nhưng hề biết quản trị đất nước, không sao hiểu được. Vì muốn hiểu được chữ duyên phải biết ăn ở có hậu, còn vô hậu vì vô học, lấy vô minh để tạo ra vô tri, dựng vô trí để dựng ra vô giác, để sinh ra quái thai là vô cảm [1] thì làm sao thấy để thấu được chữ duyên : vì cõi duyên hoàn toàn dị ứng với tất cả loại bại cảm này.

Nhưng huyền lực của duyên thật lạ, không vô minh, vô tri, vô trí, vô giác, vô cảm diệt được duyên giữa cõi người, chữ duyên luôn có mặt, mỗi người Việt cần duyên, gọi tên duyên, là duyên xuất hiện. Duyên xuất hiện ngay trong tiếng Việt, một tiếng mẹ đẻ mà chữ duyên ra thảnh thơi, vào thong thả, mà mỗi lần nhắc đến chữ duyên, thì thường là không khí vui hẳn lên : "Có duyên quá hà !", "Đẹp duyên chưa ?", "Hợp duyên không ?", "Xứng duyên là chắc rồi !"… Sao thật lạ và cũng thật hay là chữ duyên, không những báo cho ta các tín hiệu về duyên lành trong cõi người Việt, mà nó rất duyên dáng trong các câu chuyện của Việt kiều, các đứa con phải xa quê hương, sống biền biệt miệt phương trời.

Sung lực của duyên tạo dư chấn thật xa, bao năm qua Việt kiều xa xứ lẳng lặng gởi quà, gởi tiền… về qua các chương trình từ thiện, giúp những nạn nhân ngay trên quê nhà, từ trẻ mồ côi tới người tàn tật… Từ người sa cơ lỡ vận tới kẻ lầm đường lạc lối… giúp tất cả những ai "lỡ duyên", "vắng duyên", "cạn duyên", "tận duyên" giúp họ đứng dậy, thẳng lưng, đi tới mà nhận duyên mới. Nguồn nước ngầm tạo duyên mới này chính là các bà con Việt kiều đang sống xa đất nước bao châu lục, hằng nửa quả địa cầu. Không tận duyên mà ngược lại đang dậy duyên, có Việt kiều này gởi tiền để người tàn tật này mua xe lăn, có Việt kiều kia gởi trợ cấp để đứa trẻ mồ côi được đi học, mà thoát kiếp bụi đời [2].

Hùng lực của duyên tác động hàng ngày thật rộng trên đất Việt, có Việt kiều này gởi tiền về giúp Thôn nữ cá tím có vốn để làm ăn mà nuôi con. Có Việt kiều kia gởi tiền mua hàng trăm phần bắp rồi nhờ Cô Ba bắp nướng phân phối cho các đồng bào vô gia cư mỗi đêm phải ngủ bờ ngủ bụi trong màn trời chiếu đất giữa Sài Gòn. Có Việt kiều nọ gởi tiền nhờ cô Ba Chiến chủ quán cơm bình dân làm hàng trăm phần cơm từ thiện mà phân phát cho các đồng bào tàn tật, kẻ ăn xin, người bán vé số trên đường phố, trưa đến không có một hạt cơm trong bụng. Giờ thì yên tâm với các phần cơm : tất cả nhờ vào tiền từ một phương trời thật xa nào của Việt kiều gởi tới. Đây không phải là duyên giữa tình đồng bào thì còn là gì nữa ?

Người Việt có một ngành toán học sáng suốt để dạy nhau thành người trong cõi đời đầy bất trắc : một duyên-hai nợ-ba tình. Mà hiện nay trong bối cảnh hàng triệu triệu con dân Việt phải sống xa quê hương nhưng không bao giờ quên quê cha đất mẹ, bây giờ một duyên-hai nợ-ba tình đã trở thành một duyên đồng bào-hai nợ giống nòi-ba tình đất nước. Chỉ cần lên Youtube một vài giờ thì hàng trăm, hàng ngàn câu chuyện duyên đồng bào-nợ giống nòi-tình đất nước đủ, đầy, tràn, ngập những duyên Việt từ xa xôi đang về nối duyên ngay trên đất Việt. Không hề có chuyện cạn duyên với đồng bào, không hề có hết nợ với giống nòi, không hề có chuyện vơi tình với đất nước.

Khi bạo quyền độc đảng đang độc quyền trong toàn trị bằng công an trị cùng bọn tuyên huấn đang tuyên truyền về : "các lực lượng thù địch đang chống phá chính quyền cách mạng", cùng bọn bút nô, văn nô, ký nô có biết ngượng miệng, xấu hổ khi tự xem gương mỗi ngày không ? Đối với một ý thức hệ, đối với một chế độ, đối với một đảng cầm quyền, khi tới ngày xuống mồ mà không có dịp thấy-để-thấu chữ duyên là một thất bại về nhân bản, là một thảm bại về nhân vị, là một cuộc phá sản về nhân phẩm !

Nhân học trần duyên

Nếu cuộc đời của mỗi người trong chúng ta là một chuỗi dài của những gặp gỡ, hết gặp gỡ này đến gặp gỡ khác, tại sao khi ta được đi học từ nhỏ cho tới tuổi trưởng thành, thì ta chỉ được học phải có kiến thức để hành động, và phải hành động bằng kiến thức, để là những công dân có ý thức như những chủ thể hành động với đầy đủ tri thức. Tại sao ta không được học là giữa kiến thức và hành động là một không gian nhân sinh vô cùng sinh động của các cuộc gặp gỡ, mà mỗi cuộc gặp gỡ đều thay tri đổi trí của ta, làm ta khôn ra, giúp ta trưởng thành hơn.

Mà cho tới bây giờ các ngành khoa học xã hội và nhân văn vẫn vắng mặt chung quanh các cuộc gặp gỡ đã tác động thẳng lên cá nhân, làm các cá nhân này phải thay đổi liên tục nhân sinh quan, thế giới quan, vũ trụ quan của mình như "đi chợ", như "cơm bữa". Sáng ta rời nhà, cả ngày là bao cuộc gặp gỡ, tối về lại nhà thì não bộ đã thay đổi nhiều, không còn như sáng nữa, khoa học thần kinh, tri thức học đã kết luận đầy đủ trong khách quan về chuyện này. Nên chủ đề duyên này là sự lần mò về một nhân học gặp gỡ làm nên một nhân học duyên, nơi mà chữ duyên muốn làm cầu nối giữa kiến thức và hành động.

Phạm trù duyên không có mặt trong nhiều văn hóa, duyên cũng vắng mặt luôn trong nhiều văn minh của nhân loại, duyên lại biệt tăm luôn trong văn hiến của Âu châu. Lạ nhất là duyên còn biệt tích cả trong học thuật của cổ văn, cổ triết, cổ sử của châu lục này, cho tới giờ duyên vẫn không hề xuất đầu lộ diện trong khoa học xã hội nhân văn hiện đại. Nên văn hóa Việt đã thấy duyên để làm nên giáo dục Việt thấu duyên, thì đây đúng là cơ duyên cho văn hiến Việt.

Nếu nhân trí là không gian kiến thức của ta, thì nhân tri là không gian của sự hiểu biết khi ta vận dụng kiến thức vào cuộc sống, câu chuyện duyên thật sự không ngừng ở các cuộc gặp gỡ để người được gặp tình yêu, để tình yêu được nên tình nghĩa, theo nghĩa "bạn đời" của nhau. Mà "vũ lực" của duyên trùm phủ lên nhân trí lẫn nhân tri để giúp ta nối lại các nhân bản để các nhân vị được có cùng một nhân phẩm.

Xin kể câu chuyện thứ nhất của triết gia Foucault đã chọn xã hội học để được nghiên cứu bằng điều tra, khảo sát bằng điền dã, và vận dụng xã hội học như một vũ khí sắc nhọn để mở tung ra các đặc quyền của bọn bảo thủ, các đặc lợi của bọn thủ cựu : và triết học và xã hội học của ông đã mở ra một quỹ đạo mới cho học thuật. Một đất nước yêu nhân trí của học thuật, quý nhân tri của nghiên cứu là Nhật Bản, nơi mà các trí thức thông thái Nhật đã vận động được chính quyền lẫn giới dịch thuật cùng ngành xuất bản để dịch các tác phẩm của Foucault ra tiếng Nhật.

Khi giới trí thức Pháp đi làm điều tra cặn kẽ về chuyện này, thì họ khám phá ra là sau hơn nửa thế kỷ, không có quá 100 chuyên gia đọc và nghiên cứu về Foucault. Mội số người quá ít ỏi để phải vận động từ chính quyền tới giới dịch thuật cùng ngành xuất bản, đây có phải là chuyện tốn công, tốn của không ? Thưa rằng không ! Đây chính là chuyện duyên lành trong học thuật tạo nên duyên đẹp trong nghiên cứu, dịch thuật, ấn bản, phát hành… để một tư tưởng gia, một lý thuyết gia, một học giả gốc ngoại quốc lại có chỗ đứng ngay trong nền học thuật của Nhật Bản, và trên luận điểm giới thì trí thức Âu châu đã nghiêng mình trước tầm vóc tri thức của dân tộc Nhật.

Xin được kể luôn câu chuyện thứ hai, về các tư tưởng gia, các lý thuyết gia, các học giả lừng danh của thế giới luôn được Hoa Kỳ mời tới đất nước này để giảng dạy, các thầy tôi : Derrida, Ricœur, Serre… đã tới giảng dạy nhiều năm tại Hoa Kỳ, một dân tộc thông minh khi đối diện với nhân trí, một dân tộc thông thái khi trực diện với nhân tri. Các người thầy này không những được trải thảm đỏ để tới các đại học lớn của đất nước này, mà họ có rất đầy đủ và trọn vẹn các điều kiện nghiên cứu tốt nhất.

Nhân học trần gian

duyen9

Có các tư tưởng gia, các lý thuyết gia, các học giả vì đang tại chức không đi được qua xứ cờ hoa, thì chính giới trí thức tư vấn cho giới lãnh đạo giáo dục là mời họ qua làm việc luôn sau khi họ tới tuổi hưu trí, tức là lúc họ về hưu, thì các tư tưởng gia, các lý thuyết gia, các học giả có thể có cuộc đời học thuật, nghiên cứu, điều tra, điền dã thứ nhì ngay tại Hoa Kỳ. Đây chính là chuyện duyên hay trong học thuật tạo nên duyên tốt để bảo vệ chân tài, để các chân tài này tiếp tục tạo ra chân tướng, chân dung các thế hệ mai hậu cho Hoa Kỳ đây không phải duyên khôn tạo nên duyên dài hay sao ? Người khôn luôn cảm nhận sâu chữ duyên : 

"Người khôn chưa đắn đã đo

Chưa ra tới biển đã dò nông sâu".

Chữ duyên cần đất dụng võ đúng, chữ duyên cần tâm giữ võ trúng, đây không phải là định nghĩa thế nào là thông minh, thì còn là gì nữa đây ?

Xin nhân tiện kể luôn câu chuyện thứ ba, vì nói gần nói xa không qua nói thật, mà trong học thuật thì đừng lo sợ chuyện sự thật mất lòng. Hãy theo lời khuyên của Einstein : "Chúng ta chỉ thật sự thăng tiến trong học thuật và nghiên cứu, nếu chúng ta luôn thành thật với chính chúng ta", thành thật với nhân trí, thành khẩn với nhân trí, để luôn thành tâm với chính nhân phẩm của chúng ta. Câu chuyện thứ ba là của Việt Nam, bắt đầu từ ngày triết gia Trần Đức Thảo, khi trí thức thật sự khoa bản là Việt kiều tại Pháp theo lời kêu gọi của Hồ Chí Minh về lại đất nước để phục vụ dân tộc. Triết gia Trần Đức Thảo là học giả xuất sắc về hiện tượng học, và từ Sartre tới Derrida đều xác chứng được chỗ đứng của thầy Trần Đức Thảo trong nền học thuật Âu châu trước đệ nhị thế chiến. Nhưng khi về lại quê nhà, cuộc đời nghiên cứu của thầy đã bị bóp nghẹn cho tới ngộp trong bàn tay bạo quyền độc đảng toàn trị.

Triết gia Trần Đức Thảo còn bị đày ải bởi tà quyền độc đảng công an trị khủng bố thầy từ phong trào Nhân Văn Giai Phẩm cho tới sau ngày đất nước thống nhất. Trong hồi ký về mình, thầy kể lại có vài dịp gặp Hồ Chí Minh, nhưng nhân vật này luôn đứng xa "giả dạng" phớt lờ, mà thực tâm là tránh phải đối thoại với trí thức. Lịch sử của Đảng cộng sản Việt Nam là một bi hài kịch của một tập đoàn vô học trước nhân trí tạo ra vô hậu ngay trong nhân tri. Nếu nhân trí là không gian kiến thức, thì nó phải được song hành với bộ ba của cộng hòa (tự do-công bằng-bác ái) : nếu nhân tri là không gian nhận thức, thì nó song lứa với bộ ba của dân chủ (nhân quyền-đa nguyên-hợp tác).

Nên trí thức Việt hiện nay phải có đầy đủ ý thức là bạo quyền độc đảng công an trị luôn bóp chết ngay trong trứng nước kiến thức thật : tà quyền độc đảng tham nhũng trị luôn bóp chết nghẹn ngay trong sơ sinh tri thức thật. Cụ thể là truy, hủy, diệt, chôn cái duyên làm nên cái học thật trong đó bộ ba : hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức) song hành cùng hệ thông (thông minh, thông thạo, thông thái) và hệ sáng (sáng kiến, sáng tác, sáng tạo). Vì chính ba hệ này trực tiếp đe dọa bộ ba của Đảng cộng sản Việt Nam : hệ độc (độc đảng, độc tài, độc quyền, độc tôn, độc trị) cho ra hai đứa sinh đôi quái thai chống văn minh, phản văn hiến là hệ tham (tham quyền, tham ô, tham nhũng, tham tiền) cùng hệ bất (bất tài, bất lực, bất tín, bất lương).

Truy cùng diệt tận kiến thức thật, tri thức thật, trí thức thật là một quyết sách của Đảng cộng sản Việt Nam : diệt ngay duyên trong học thuật để tận diệt duyên ngay trong chữ nhân. Nơi mà nhân duyên đã bị bóp tắc thở ngay trong nhân trí, nhân tri, nhân lý, nhân tính để nhân đạo, nhân bản, nhân vị, nhân văn phải chết yểu, trước khi gặp gỡ được nhân quyền làm nên nhân phẩm. Đây là một tội ác "tày trời" trước tổ tiên Việt và giống nòi Việt, chính Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền hiện nay đã triệt, chôn, vùi lấp nhân duyên tạo ra ba hệ (thức, thông, sáng).

Đảng cộng sản Việt Nam lại luôn xảo ngôn rằng dân tộc Việt là một dân tộc thông minh, cần cù, cùng lúc tổ chức một hệ thống giáo dục giả với trường giả-học giả-thi giả-điểm giả-bằng giả, để chính lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam không đi học thật mà cũng có bằng. Khoe bằng tiến sĩ nhưng không biết chuyện gì đang xẩy ra trong chuyên ngành và chuyên khoa của mình, vỗ ngực là chuyên khoa nhưng không hề lao tri trong một viện nghiên cứu nào, tránh hội thảo, luồn hội nghị, lách hội luận về chính khu vực chuyên nghiệp được ghi trên bằng cấp của mình. Chữ duyên hoàn toàn xa lạ với các thứ đồ giả này.

Về phía dân thì để các con dân Việt có bằng cử nhân, cao học nếu muốn ở lại quê nhà thì phải thành thợ khuân vác, lái xe ôm : ngược lại muốn ra nước ngoài thì phải theo con đường xuất khẩu lao động, nhân kiếp nô lệ, trai lao nô, gái thì nô tỳ cho các nước láng giềng… Nhân duyên vì nhân tri luôn tìm hướng thăng hoa cùng nhân trí để đến những chân trời văn minh, đảng này kẻ nọ rắp tâm mà truy cùng diệt tận với mưu hèn kế bẩn để triệt nhân duyên vì nhân tri thì kẻ đó chính là tội đồ. Đây là loại tội phạm đưa đất nước tới lạc hậu, đưa đồng bào tới lạc đường theo ngược hướng văn minh, đưa giống nòi tới lạc lối theo nghịch hướng văn hiến.

Nhân học duyên

duyen10

Câu chuyện của chữ duyên, với sự thật là nhân duyênnhân tri đã bị diệt, bỗng nhiên trở nên trầm trọng ! Đúng đây là một chuyện rất trầm trọng, vì khi một độc đảng có tâm địa thâm, độc, ác, hiểm với các ý đồ xấu, tồi, tục, dở để truy diệt nhân trí, vùi dập nhân tri của ta, tức là độc đảng toàn quyền này đang chôn sống nhân quyền, đang chôn đứng nhân phẩm của ta. Chữ duyên là thượng nguồn nhân vị đúng có được cơ may của nhân trí cao để tạo ra cơ duyên cho nhân tri tốt, mà chế tác ra nhân bản lành cùng nhân văn đẹp. Tất cả mong cầu tại hạ nguồn trong cuộc sống để có nhân vị đúng, nhân tri tốt nhân trí cao, nhân tri tốt, nhân bản lành, nhân văn đẹp, đều bị một tập đoàn tội phạm thanh trừng rồi thủ tiêu ngay trong trứng nước. Một Việt tộcViệt sử đã chứng minh bằng duyên sử là một minh tộc - thông minh khi lập nước- và là dũng tộc - anh dũng khi giữ nước -, giờ đây đang bị triệt duyên như một dân tộc đang phải cam nhận kiếp tôi tớ, với Đảng cộng sản Việt Nam đã làm tôi đòi với Tàu tặc ngày ngày gây ra Tàu họa, Tàu hoạn, Tàu nạn…

Sau triết gia Trần Đức Thảo là hàng trăm, rồi hàng ngàn, và hằng trăm ngàn trí thức phải bỏ quê hương, xa dân tộc, rời giống nòi, nhận kiếp lưu vong để bảo vệ hệ thức (kiến thức, tri thức, trí thức, ý thức, nhận thức) của mình. Còn nếu muốn ở lại quê nhà với dân tộc thì phải chịu sự rình rập, khảo tra, ruồng rẫy, khủng bố của Đảng cộng sản Việt Nam, nếu muốn làm trí thức đúng tâm và đúng tầm. Còn nếu muốn sống yên thì phải cúi đầu-khoanh tay-khom lưng-quỳ gối trước bạo quyền độc đảng toàn trị.

Từ đây chữ duyên nhắn gởi rồi khuyên nhủ mỗi người con dân Việt phải biết bảo vệ cho bằng được bộ ba của cộng hòa (tự do-công bằng-bác ái), luôn được song lứa với bộ ba của dân chủ (nhân quyền-đa nguyên-hợp tác). Tất cả vì sự sống còn của hai hệ : hệ thông (thông minh, thông thạo, thông thái) và hệ sáng (sáng kiến, sáng tác, sáng tạo) đưa Việt tộc ra khỏi họa diệt vong, mà ngay trên thượng nguồn các tội đồ của độc đảng toàn trị đã rắc tâm diệt duyên của Việt tộc rồi.

Biết chuyện người, hiểu chuyện ta, phải hiểu sâu thêm chữ duyên đang bị lọc lừa, tra tấn trong mạo dạnh, giả nghĩa… Trong gần 40 năm đào tạo sinh viên cao học và tiến sĩ tại Âu châu và tại Việt Nam, có nhiều lần tôi phải nghe những câu đau lòng của các sinh viên mà gia đình và hoàn cảnh không còn cho phép tiếp tục chuyện học hành nữa. Có lúc thì : "Thưa thầy, vì gia đình của em đang trong hoàn cảnh thiếu thốn nên em không thể tiếp tục được chuyện học hành, con đường học của em bây giờ xem như hết duyên rồi thầy à !". Có bận thì : "Thầy ơi, bây giờ em phải bỏ dở chuyện học hành, là con lớn trong gia đình, em phải cáng đáng cho cả nhà, chuyện học của em coi như dứt duyên rồi thầy ơi !".

Mỗi lần được hoặc bị nghe những chuyện đau lòng như vậy, thì tôi giữ tỉnh táo trong sáng suốt mà phân giải rằng : "Đây không phải là câu chuyện duyên, mà đây là câu chuyện bất công trong một xã hội độc đảng toàn trị, con quan mới được làm quan. Em học giỏi phải có học bổng để đi du học, bây giờ thì thầy biết là học bổng của em đã bị đứa con của một tỉnh ủy cướp rồi, sự thật là độc quyền trong quyết định sinh ra độc tài trong trộm cướp, chớ chuyện này không hề là chuyện của duyên".

Nhiều khi tôi phải phân định thật rõ ranh giới giữa duyên và bạo quyền tới từ độc tài nhưng bất tài, lại luôn tìm cách diệt hiền tài : "Chuyện em phải bỏ học dù đang là học sinh xuất sắc, là câu chuyện bất công thâm đậm trong một cơ chế độc trị mà không biết quản trị. Nơi mà con ông cháu cha có được điều kiện trộm, cắp, cướp, giật của cha chú chúng đang là lãnh đạo trong bộ máy của Đảng cộng sản Việt Nam. Cả giòng, cả họ chúng lại luôn có ý đồ là thanh trừng mọi nguyên khí quốc gia là những người học giỏi như em. Đây là chuyện không sao chấp được, và nó phải chấm dứt càng sớm càng hay, và khi nó chấm dứt rồi, thì lúc đó duyên thật mới xuất hiện trong cuộc sống để trở thành duyên lành trong cuộc đời của mỗi chúng ta".

Nếu một ngày kia có một chuyên khoa nhân học duyên ra đời, thì kẻ hành tác như chuyên gia trong chuyên khoa này, khi nghiên cứu, điều tra, khảo sát về hệ lực (nội lực, sung lực, hùng lực, mãnh lực) của duyên, thì phải có nhận thức là duyên được vận hành như một cơ thể sống bằng hệ dưỡng (nuôi dưỡng, dinh dưỡng, phụ dưỡng, giáo dưỡng) để duyên không phải chịu họa cảnh yểu mệnh ngay trong trứng nước bởi bạo quyền công an trị, tà quyền tham quyền trị, ma quyền tham nhũng trị.

Khi mọi con dân Việt nghe, thấy, đọc và ngẫm về chữ duyên, thì mỗi người phải có nhận thức để luôn tỉnh thức về mưu sâu kế độc của độc đảng có tà quyền với khẩu phật tâm xà, miệng tuyên truyền nhưng dã tâm đã toan tính sâu để tính toán độc là diệt duyên ngay trong gốc, rễ, cội, nguồn của giòng sinh mệnh Việt.

Lê Hữu Khóa

(15/08/2020)

---------------------


lhk0 Lê Hữu Khóa

Giáo sư Đại học Lille

Giám đốc Anthropol-Asie

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Cố vấn Chương trình chống Kỳ thị của UNESCOLiên Hiệp Quốc

Cố vấn Trung tâm quốc tế giáo khoa Paris

Thành viên hội đồng khoa học Viện nghiên cứu Đông Nam Á

Hội viên danh dự ban Thuyết khác biệt, Học viện nghiên cứu thế giới.

Các công trình nghiên cứu việt nam học của giáo sư Lê Hữu Khóa, bạn đọc có thể đọc và tải qua Facebook VÙNG KHẢ LUẬN-trang thầy Khóa.

Quay lại trang chủ

Additional Info

  • Author: Lê Hữu Khóa
Read 1153 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)