Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

31/05/2017

Vận động chống xâm hại tình dục trẻ em

Thanh Trúc

Nơi Nào Bình Yên Cho Em là tập truyện viết cho trẻ bị xâm hại tình dục, được giới thiệu từng phần trên facebook và đang tạo sự chú ý không kém chiến dịch Đừng Nói Không Với Nạn Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em mà cô Sandy Ngọc Nguyễn đã tung lên mạng hơn tháng qua.

stop1

Pano giúp người dân nhận thức về Xâm hại tình dục trẻ em ở Hà Nội. AFP photo

Nếu Sandy Ngọc Nguyễn đã can đảm với Cát Hay Là Ngọc mô tả thân phận tủi nhục của một em gái bị lạm dụng tình dục, đã tích cực với chiến dịch Đừng Nói Không Với Nạn Xâm Hại Tình Dục Trẻ Em, thì Nơi Nào Bình Yên Cho Em là tiếng vọng, là lời đáp trả, là trách nhiệm của người lớn trong việc bảo vệ cũng như mang lại cho trẻ một cuộc sống bình yên, lành mạnh. Trách nhiệm không thể nêu ra rồi để đấy mà phải được gánh vác bởi nhiều người trong xã hội chứ không chỉ cha mẹ mà đủ.

Đó là lời bộc bạch của tác giả Nguyễn Thị Phượng, giáo viên đã về hưu, đang chấp bút tập truyện Nơi Nào Bình Yên Cho Em sẽ được chuyển thể thành phim truyện sau khi hoàn tất tháng tới. Từ Tiền Giang, bà Nguyễn Thị Phượng, chủ nhân cơ sở Tin Học Ngoại Ngữ mà bà đang giảng dạy cho biết :

Vấn đề xâm hại tình dục mà nó nỗi lên một lúc rồi lắng xuống thì đâu cũng lại vào đấy, cho nên thấy thông tin có nhóm trẻ làm được điều này thì tôi rất mừng. Các bạn trẻ đã nhìn thấy được rằng đây là điều nên làm thì lớp lớn tuổi như chúng tôi nên hỗ trợ các bạn, động viên các bạn, cố vấn các bạn đi sao cho đúng hướng. Một người có cuộc sống tốt đẹp, công việc tốt đẹp mà vẫn nghĩ đến sự bất hạnh của các em. Điều này làm tôi hạnh phúc và rất tin tưởng để cùng kết hợp với nhau làm nên một nơi bình yên cho các em, tôi chấp bút là vì thế.

Từ bao nhiêu năm nay tôi bức xúc về vấn để bạo hành và xâm hại tình dục trẻ em, năm nay thì nó lên đến cao trào và tôi không thể im lặng được nữa cho nên tôi đã viết. Với khả năng của mình tôi không biết làm được gì, tôi chỉ viết để nên lên tất cả những thảm trạng mà tôi nhìn thấy về nạn bạo hành và xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục.

Tác phẩm Nơi Nào Bình Yên Cho Em nhiều phần dựa vào bối cảnh thực tế ngoài đời, vào những thông tin và những số liệu đáng ngại về nạn xâm hại tình dục trẻ em mà báo chí phanh phui trong thời gian qua, chỉ khác phần kết là một lối thoát mà người thân của nạn nhân tìm ra cho trẻ, bà Nguyễn Thị Phượng nói tiếp.

Đó là chuyện một thiếu nữ nhà nghèo ở quê, lên thành phố kiếm việc mà chẳng may bị lạm dụng và xâm hại đến có thai. Cực chẳng đã mà cũng để bảo vệ danh dự cho gia đình, cô thuận làm vợ gã đàn ông đã cưỡng bức cô. Cái bất hạnh thứ hai là đứa con gái sanh ra từ tai nạn đáng buồn kia khi lớn lên cũng bị chính cha ruột và ông nội xâm hại trong những lúc mẹ không có nhà.

Đứa bé đáng thương không biết trông cậy vào ai đã tìm đường chạy về cầu cứu bà ngoại. Quyết tìm lại công đạo cho cháu, bà ngoại, một người rất giỏi võ, đã dùng roi trừng phạt hai gã đàn ông vô lại kia một cách đích đáng. Kịp đến lúc con gái bà, tức mẹ ruột cháu bé, khóc lóc van xin bà tha mạng cho họ thì bà buông roi với lời thề không bao giờ cho phép những chuyện đáng kinh tởm như vậy xảy ra cho bất kỳ em gái đáng thương nào nữa.

Bà ngoại đưa cháu lên thành phố, gặp lại một người bạn đồng môn đang làm quản lý một chung cư. Người này giúp điều kiện cho bà ngoại mở một lớp dạy võ cho thanh thiếu niên trong chung cư. Cũng từ đó câu lạc bộ Hãy Nói Không ra đời, trở thanh nơi chốn bình yên cho trẻ bị xâm hại được chữa lành vết thương tuổi thơ, cho em lớn lên và trưởng thành trong bình an để còn giúp đỡ những em nhỏ khác có thể rơi vào hoàn cảnh như mình. Bà Nguyễn Thị Phượng :

Và những đứa bé ở câu lạc bộ này có cuộc sống tươi đẹp hơn, không bao giờ sợ ai cả. Nội dung của tiểu thuyết này tôi đã gởi lên facebook, còn nói thêm ở đây là tiểu thuyết tâm lý tình cảm xã hội và gia đình. Phải dạy thế nào để các em thấy cái biểu hiện của họ, khi bị họ xâm hại thì phải làm sao, khi đã bị xâm hại rồi thì cuộc sống như thế nào. Tôi có đầy đủ tư liệu, những thông tin về xâm hại tình dục trẻ, tôi sẽ đưa vào tiểu thuyết và đưa vào phim ảnh. Với sự động viên và hợp tác của tất cả các bạn, cụ thể những bạn cùng nghề với tôi, những bạn là đạo diễn, những bạn là nhà văn. Dự kiến khoảng cuối tháng Bảy tiểu thuyết Nơi Nào Bình Yên Cho Em hoàn tất, sau đó thì tôi chuyển ngay thành kịch bản phim vì tôi có học về viết kich bản. Chắc chắn là tôi sẽ theo đuổi đến cùng, trước mắt là các bạn đã ủng hộ rồi.

Phải lên tiếng

VIETNAM-CHILDREN-ABUSE

Tiến sĩ Khuất Thu Hồng (giữa, cầm micro), phát biểu trong buổi hội thảo Im Lặng Hay Lên Tiếng về lạm dụng trẻ em ở Hà Nội hôm 14/3/2017. AFP photo

Một người đang đồng hành cùng tác giả Nguyễn Thị Phượng và tập truyện Nơi Nào Bình Yên Cho Em, nhà thơ Hoàng Kim Âu, một thành viên của Hội Văn Nghệ Tiền Giang trước đây, hiện đang ở Sài Gòn, nói rằng chủ đề xâm hại tình dục trẻ em rất đáng quan tâm nhưng rất khó khi thể hiện nó bằng văn học :

Cho nên tôi rất quan tâm và tôi ủng hộ cô Phượng làm việc này. Viết ra những điều tâm huyết của mình trên cơ sở những thông tin hiện thực thì tôi nghĩ ngững người quan tâm đến những vấn đề bức bối của xã hội cũng nên ủng hộ, và tôi là một trong những người nhỏ nhoi đó thôi. Nói thật mình cũng khá nhạy cảm, nếu đó là con gái của mình thì thế nào. Tôi nghĩ đây là vấn đề cần phải lên tiếng, cần phải có hành động cụ thể, tuy nhiên trong mảng văn học thì nó đòi hỏi cả tài năng, cho nên mình cứ động viên cô Phượng viết ra cái đã.

Vẫn theo ông Hoàng Kim Âu, một quyền sách, rồi một bộ phim như nhà giáo Nguyễn Thị Phượng đang nhắm tới, có sức mạnh gấp ngàn lần những lời hô hào chê chống :

Nếu nhìn vấn đề một cách bình tĩnh hơn thì quả thật hiện nay cũng có nhiều đoàn thể tham gia tuy nhiên nói thật là hiệu quả thì thấp. Nếu cô Phượng đánh động được dư luận và làm cho nhiều người quan tâm hơn thì điều đó là tốt. Nếu tràn ngập những thông tin như thế cũng khiến con người ta bị bức bối. Chuyện này có lẽ không thể nào chỉ bằng biện pháp hành chánh, không phải bằng luật phá mà có thể trị được vì những người đó khi họ hành động thì họ không hề quan tâm đến luật pháp.

Nhiệm vụ của người viết là phải nhìn vào thực tế khách quan rằng xâm hại tình dục trẻ em không phải bây giờ mới có, càng không phải là vấn nạn của riêng Việt Nam, nhà thơ Hoàng Kim Âu nhấn mạnh :

Xâm hại tình dục là một vấn nạn của loài người, nếu nhìn rộng ra thì các nước phát triển nó lại đi xa hơn, nó làm phim khiêu dâm trẻ em. Kể cả những người có học thức rồi giàu có họ vẫn phạm tội. Cho nên nói rằng nền giáo dục của ta khiếm khuyết hay đạo đức xã hội xuống cấp thì có lẽ cũng nên thận trọng một chút.

Chính vì nó là vấn đề của con người cho nên đấu tranh chống lại nó qả thật là gian nan. Tuy nhiên cũng cần nhìn về phía nạn nhân. Tất cả nạn nhân của tội phạm này đều là những người dễ bị tổn thương, những người thất thế, những người ít học, những người những người nghèo, cái đó đúng. Tất cả những cô bé bị xâm hại thì đều như thế. Gần đây lại có thông tin bị lạm dụng tình dục không phải chỉ là các bé gái mà cả các bé trai nữa. Cho nên nếu nhìn về những người phạm tội là một góc, và nhìn về những người phải hành động nhiều hơn. Tôi nghĩ đối với các bậc che mẹ thì tôi nghĩ ý thức bảo vệ con cái của họ là có vấn đề. Thực ra những người công khai nêu vấn đề này lên thì có rất nhiều góc khuất họ khó có thể đề cập. Cuộc đời có nhiều khi phải nhìn nó trần trụi như vậy thì mới có thể tác động nới có thể cải sửa được.

Xâm hại tình dục trẻ em là đề tài đang gây bức xúc trong xã hội mà chỉ báo chí đưa tin thôi thì không thể nào đủ, là nhận xét của họa sĩ Mai Trần, giám đốc công ty thiết kế truyền thông Rubik ở Hà Nội, cũng là người đang cổ vũ nhà giáo Nguyễn Thị Phượng hoàn tất tập truyện Nơi Nào Bình Yên Cho Em :

Chỉ có báo chí đưa tin chứ còn ít có người nào đứng ra để lên ý tưởng, để mà đau đáu viết thanh một cuốn tiểu thuyết như thế. Tôi cho rằng đấy là cái ý tưởng rất nhân văn, rất đạo đức và đáng khuyến khích trong xã hội này. Phải có những nhà văn, những con người cầm bút để viết và dùng ngòi bút của mình để có thể chuyển tải cái thông điệp, thậm chí một tiếng chuông cảnh tỉnh về vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em. Tôi rất háo hức chờ đợi tác phẩm này.

Tất cả mọi người chúng ta đều có phương tiện để chuyển tải môt cách rất tốt vấn đề đến xã hội đến người dân. Tôi nhất trí là những người có ảnh hưởng đến xã hội, những người nổi tiếng, những người của công chúng chẳng hạn có thể cùng nhau lên tiếng để nâng cao tinh thần phòng chống cái tệ nạn xã hội ấy.

Được biết họa sĩ Mai Trần, một người mê viết văn và thích làm thơ, sẽ giúp trang trí bìa sách Nơi Nào Bình Yên Cho Em của tác giả Nguyễn Thị Phượng bằng khả năng hội họa cũng như Graphic Design của mình.

Sau hết, đạo diễn Trần Vũ Huân sẽ là người tạo dựng cuốn phim Nơi Nào Bình Yên Cho Em của tác giả Nguyễn Thị Phượng trong những ngày tới.

Theo nhận định của bà Nguyễn Thủy Châu, cán bộ truyền thông đối ngoại của CWD Trung Tâm Phụ Nữ Và Phát Triển trực thuộc Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam ở Hà Nội, nơi có 2 Nhà Bình Yên cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực gia đình cũng như bị xâm hại tình dục :

Việt Nam vẫn chưa có những hỗ trợ cấp thiết cho tring chuyện xâm hại tình dục như thế này. I73 Việt Nam cứ 4 trẻ gái thì có 1 em bị xâm hại tình dục, cứ 6 trẻ trai thì có 1 trẻ bị xâm hại tình dục. Kẻ xâm hại tình dục trẻ em thường là người quen, người thân, 47% là người thân tring gia đùnh.

Còn theo chuyên gia Đỗ Thị Trang, cán bộ giám sát và đào tạo nâng cao năng lực trong Trung Tâm Phụ Nữ Và Phát Triển CWD :

Thực tế có 2 số liệu tôi muốn cung cấp, một là Quĩ Dân Số Liên Hiệp Quốc thống kê 93% thủ phạm xâm hại là người thân. Trong 93% ấy thì 47% tại Việt Nam người xâm hại tình dục là người nhà, là cha là mẹ mà vụ gần đây nhất là bố ruột và ông nội trực tiếp xâm hại đứa trẻ.

Số liệu thứ hai là số liệu thống kê tại Nhà Bình Yên thì cứ 15 đến 17 em gái trong đây thì có một em bị xâm hại tình dục, kể cả số liệu trung bình là thành thị hay nông thôn.

Câu chuyện về tệ nạn xâm hại tình dục trẻ em và những cố gắng khiêm tốn nhưng vô cùng cần thiết để chống lại tệ nạn xâm hại tình dục trẻ em, như trường hợp tập truyện Nơi Nào Bình Yên Cho Em mà cô giáo Nguyễn Thị Phượng đang viết.

Thanh Trúc, phóng viên RFA

Nguồn : RFA, 31/05/2017

Quay lại trang chủ
Read 994 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)