Thông Luận

Cơ quan ngôn luận của Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

Published in

Văn hóa

13/08/2018

"Văn hóa" lừa mị ?

Dân Oan

Ở bài ký sự : Văn hóa bạo lực’ vừa rồi, có người nói rằng xã hội bây giờ làm gì có văn hóa mà gọi như vậy. Quả là rất đúng.

vanhoa1

Để có được hành động bạo lực cách mạng như một hành động chính nghĩa, lôi kéo được người tham gia, không gì hơn bằng tuyên truyền phỉnh dụ.

Cũng xin nhắc lại, do tôi thấy cụm từ "văn hóa" được sử dụng mọi lúc mọi nơi, mà không hiểu rõ nên lân la tìm hiểu, và dần được biết toàn là những điều đi ngược lại với khái niệm tốt đẹp của nó, ngay cả môi trường văn hóa, cán bộ văn hóa cũng chỉ là cái gọi là....

Bởi vậy, từ nay xin để nó vào ngoặc kép cho đúng với bản chất.

Xin quay trở lại vấn đề chính đã nêu ở tựa bài.

Chủ trương hành động bạo lực cách mạng của chế độ không phải ai ai cũng chấp nhận, nếu không muốn nói rằng rất nhiều người phản đối.

Cho nên, để có được hành động bạo lực cách mạng như một hành động chính nghĩa, lôi kéo được người tham gia, không gì hơn bằng tuyên truyền phỉnh dụ. Tuyên truyền phỉnh dụ là chủ trương quan trọng bật nhất của chế độ, nó song hành với hành động. Vì vậy, Ban tuyên giáo Trung ương (tiền thân là Ban Tuyên truyền và Cổ động, sau đó nhiều lần chia tách, hợp nhất từ : Ban Tuyên huấn, Ban Văn giáo, Ban Tuyên huấn văn giáo, Ban Khoa giáo, Ban Tư tưởng - Văn hoá…) được thành lập ngay sau thành khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, cùng với các chức danh : chính trị viên, chính ủy... khi có quân đội. 

Cách thức tuyên truyền bằng lời nói trực diện, bằng báo đài, bằng báo cáo, bằng văn nghệ, bằng cổ động trực quang với pa nô, áp phích, biểu ngữ… Với những lời hứa hẹn mang lại tốt đẹp, đánh vào lòng tự hào tự tôn dân tộc, ca ngợi đường lối, ca ngợi chiến thắng, lên án thậm tệ địch thủ, đánh tráo khái niêm từ ngữ… và cả hư cấu những câu chuyện.

Những lúc rảnh rỗi, tôi thường đi đó đây, tới những nới "Bùn đen in dấu giày", những nơi ban đầu chỉ có những con đường mòn, về sau trở lại đã là những con đường cái quan, người ta nói ngày xưa chỉ là rừng rú bạt ngàn, không có đường xá gì cả. Nhà văn Lỗ Tấn nói "Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có con đường, người ta đi mãi mãi thành đường đó thôi", ông quả có con mắt tinh đời.

Tuyên giáo bắt chước sự tinh đời này. Tuyên truyền, tuyên truyền… và tuyên truyền. Độc quyền sự tuyên truyền. Cũng như sự bạo lực, ai đi chệch hướng sẽ bị loại trừ. 

Tuyên truyền sự thành công tốt đẹp của chế độ, thành công trên mọi lĩnh vực, ca ngợi sự thành công lên tận mây xanh. Thành công nghe ra rả bên tai, thành công bằng hình ảnh, bằng khẩu hiệu đập vào mắt mọi người hàng ngày. Thành công bằng những báo cáo láo, năm sau thằng công vượt bật hơn năm trước… Đặc biệt bằng lời ca tiếng hát hùng hồn cũng ra rả. Tuyên truyền sự tệ hại của địch thủ cũng tương tự. 

Thành công - đánh đâu thắng đó, thắng oai hùng vẻ vang. Thắng thực dân Pháp, thắng đế quốc "Mỹ - Ngụy", thắng "bè lũ tay sai", thắng phản loạn… chỉ có thắng không, chỉ có diệt hàng ngàn, hàng trăm ngàn, hàng triệu tên địch, cùng với triệt tiêu thiết bị, máy móc, vũ khí tối tân của địch. Ta thì tự cường, không có thua, không tổn thất, không nhờ vả ai cả, không Liên Xô, không Trung Quốc, họ chỉ là bạn bè, cùng giúp nhau mà thôi.

Thành công tiến lên xã hội chủ nghĩa vững mạnh. Đất nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa khắp nơi nơi, xây dựng nhà máy, công trình hoành tráng, ruộng đồng tươi tốt màu mỡ, bội thu quanh năm, điều tiết được thủy lợi, chống lại được cả Trời đất…

Tuyên truyền là vậy nhưng không thấy có thực tế. Không thấy "Xây cho nhà cao cao mãi", không thấy "Từ bao mái nhà đèn hoa sáng ngời", thấy dân tình vẫn đói kém, ruộng đồng cằn cỗi bỏ hoang, đất nước nghèo nàn lạc hậu…

Dân Oan

Nguồn : VNTB, 12/08/2018

Quay lại trang chủ
Read 890 times

Viết bình luận

Phải xác tín nội dung bài viết đáp ứng tất cả những yêu cầu của thông tin được đánh dấu bằng ký hiệu (*)